Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN NGỮ VĂN 8 HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.76 KB, 7 trang )

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH HKI LỚP 8 NAM HỌC 2015 - 2016
CHỦ ĐỀ: TRUYỆN KÍ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945.
(TÔI ĐI HỌC, TRONG LÒNG MẸ, TỨC NƯỚC VỠ BỜ, LÃO HẠC.)
I. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực HS:
1. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm, đặc điểm truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
- Biết nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của 4 văn bản: Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức
nước vỡ bờ, Lão Hạc.
b. Kĩ năng: Rèn luyện HS biết kể chuyện, viết đoạn văn.
- Biết cách đọc - hiểu các truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
- Nhận biết được đặc điểm của truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
- Vận dụng kiến thức tổng hợp để viết đoạn văn.
c. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, lí tưởng sống,
khao khát tự do, tầm quan trọng của việc học cho học sinh.
2. Mô tả các mức độ phát triển năng lực cho HS:
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Chủ đề
1. Truyện kí - Nhận diện - Hiểu được - Vận dụng hiểu - Vận dụng hiểu
Việt Nam giai được từng tác cuộc đời và sự biết về tác giả, biết về tác giả, tác
đoạn 1930-1945. giả, tác phẩm nghiệp, hoàn tác phẩm để so phẩm để so sánh
(Tôi đi học, (cuộc đời và sự cảnh sáng tác, sánh lý giải nội lý giải nội dung,
Trong lòng mẹ, nghiệp,
hoàn thể loại…của dung, nghệ thuật nghệ thuật của các
Tức nước vỡ bờ, cảnh sáng tác, từng văn bản. của các văn bản. văn bản.
Lão Hạc.)
thể loại…)


- Nhận biết nội - Thấy được - Đánh giá được - Viết được đoạn
dung, nghệ thuật và phân biệt ý nghĩa một số văn trình bày
của văn bản.
được tư tưởng hình ảnh, chi tiết được cảm nhận,
tình cảm của đặc sắc trong ấn tượng của cá
tác giả thể hiện văn bản.
nhân về giá trị nội
qua tác phẩm.
dung và giá trị
- Nhận biết lời - Chỉ ra được - Tóm tắt được nghệ thuật của
thoại của nhân nội dung ý văn bản.
văn bản.
vật.
nghĩa của các
- Liên hệ với
chi tiết, hình
những giá trị sống
ảnh nghệ thuật
hiện tại của bản
đặc sắc của
thân và những
mỗi tác phẩm.
người
xung
quanh.
II. Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực
*Câu hỏi nhận biết (4-5 câu)
Câu 1. Văn bản “Tôi đi học” là của tác giả nào?
A. Tô Hoài
B. Thạch Lam

C. Thanh Tịnh
D. Nguyên Hồng.

1


Đáp án:
- Mức tối đa: c
- Mức không đạt: các phương án khác, hoặc không có phương án.
Câu 2. Nhân vật chính của văn bản "Tức nước vỡ bờ" là ai?
A. Anh Dậu.
B. Chị Dậu
C. Người nhà lí trưởng.
D. Cai lệ
Đáp án:
- Mức tối đa: b
- Mức không đạt: các phương án khác, hoặc không có phương án.
Câu 3. Các tác phẩm Tôi đi học, Những ngày thơ ấu, Tắt đèn, Lão Hạc được sáng tác vào
thời kì nào?
A. 1900 - 1930 . B. 1930 – 1945.
C. 1945 - 1954 .
D. 1955 – 1975.
Đáp án:
- Mức tối đa: b
- Mức không đạt: các phương án khác, hoặc không có phương án.
Câu 4. Cụm từ "Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!” trích trong văn bản nào?
A. Tức nước vỡ bờ
B. Tôi đi học
C. Lão Hạc
D. Trong lòng mẹ

Đáp án:
- Mức tối đa: c
- Mức không đạt: các phương án khác, hoặc không có phương án.
Câu 5. Văn bản nào nói về “Tình mẫu tử”?
A. Tôi đi học
B. Tức nước vỡ bờ
C. Lão Hạc
D. Trong lòng mẹ
Đáp án :
- Mức tối đa: d
- Mức không đạt: các phương án khác,hoặc không có phương án.
Câu 6. Văn bản “Trong lòng mẹ” thuộc thể loại gì?
Đáp án :
A. Hồi kí
B. Tiểu thuyết
C. Truyện ngắn
D. Tùy bút
- Mức tối đa: a
- Mức không đạt: các phương án khác,hoặc không có phương án.
*Câu hỏi thông hiểu: (4-5 câu)
Câu 1. Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích ”Tức nước vỡ bờ”?
A. Đoạn trích có giá trị châm biếm sâu sắc.
B. Đoạn trích có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
C. Đây là đoạn trích có kịch tính cao.
B. Đây là đoạn trích thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của tác giả.
Đáp án:
- Mức tối đa: a
- Mức không đạt: các phương án khác,hoặc không có phương án.
Câu 2. Cụm từ "Trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi...” nói lên đặc điểm nào của bà cô bé Hồng?
A. Giả dối

B. Xấu xa
C. Độc ác
D. Hiền từ
Đáp án:
- Mức tối đa: a
- Mức không đạt: các phương án khác, hoặc không có phương án.

2


Câu 3. Nội dung được kể trong văn bản "Trong lòng mẹ" là gì?
A. Nỗi đau của chú bé Hồng trong cảnh ngộ mồ côi cha.
B. Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng dành cho mẹ của mình.
C. Tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.
D. Nỗi đau của bé Hồng trong cảnh ngộ mồ côi cha và tình yêu thương của chú dành
cho mẹ.
Đáp án:
- Mức tối đa: d
- Mức không đạt: các phương án khác, hoặc không có phương án.
Câu 4. Nêu ý nghĩa của đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ ” trích “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố ?
Đáp án:
Với cảm quan nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng
mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.
- Mức tối đa: Trả lời đầy đủ ý nghĩa.
- Mức chưa tối đa: HS nêu chưa đầy đủ ý như ở mức tối đa.
- Mức không đạt: Các phương án khác hoặc không có phương án.
Câu 5. Em hiểu thế nào là Hồi kí?
Đáp án:
Hồi kí là thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả
đồng thời là người kể, người tham gia cuộc chứng kiến.

- Mức tối đa: Trả lời đầy đủ ý trên.
- Mức chưa tối đa: HS nêu chưa đầy đủ ý như ở mức tối đa.
- Mức không đạt: Các phương án khác hoặc không có phương án.
*Câu hỏi vận dụng thấp:
Câu 1. Trình bày những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và nghệ thuật
của văn bản"Trong lòng mẹ" và "Tức nước vỡ bờ" ?
Đáp án:
+ Giống nhau:
- Thể loại: VBTS hiện đại. Thời gian ra đời: trước CM tháng tám (1930-1945)
- Đề tài, chủ đề: con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả...
- Giá trị tư tưởng: nhân đạo...
- Giá trị NT: bút pháp chân thực, ngôn ngữ giản dị...
+ Khác:
- Phương thức biểu đạt: "Trong lòng mẹ": Hồi kí; "Tức nước vỡ bờ": tiểu thuyết (TS)
- Đề tài, chủ đề: "Trong lòng mẹ": tình cảnh khốn khổ của đứa trẻ mồ côi, mẹ đi lấy
chồng ở xa.
"Tức nước vỡ bờ": Người nông dân cùng khổ, bị đè nén, áp bức đã uất ức vùng lên.
- Nội dung chủ yếu: Trong lòng mẹ": Nỗi đau xót, tủi hạn và tình thương mẹ... "Tức
nước vỡ bờ": Tố cáo xã hội bất nhân, ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ...
Câu 2. Tóm tắt nội dung văn bản “Tức nước vỡ bờ” của nhàn văn Ngô Tất Tố?
Đáp án:
- Hoàn cảnh nhà chị Dậu nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh …
Anh Dậu vừa ở đình về, bà hàng xóm cho ít gạo nấu cháo. Cháo chín chị Dậu vừa múc
bát cháo cho chồng ăn, anh Dậu chưa kịp ăn thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng tới xông
vào đòi đánh trói. Mặc dù chị Dậu đã hết lời văn xin cai lệ vẫn hành hạ anh Dậu. Chị Dậu

3


xông vào đỡ bị cai lệ đánh, chị Túm cổ đẩy tên này ngã chỏng quèo. Người nhà lý trưởng

sấn sổ bước đến giơ gậy định đánh thì bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra
thềm..
- Mức tối đa: Học sinh nêu đảm bảo các nội dung chính trên (có thể dùng từ ngữ khác
mang ý nghĩa tương đương).
- Mức chưa tối đa: HS nêu chưa đầy đủ các ý trên mà chỉ nêu được một vài ý chính thì
tính các ý chính 0.5 điểm.
- Mức không đạt: Các phương án khác hoặc không nêu được ý nào về nội dung trên.
*Câu hỏi vận dụng cao:
Câu 1. Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu, cảm nhận về môi trường xanh, sạch ,đẹp của ngôi
trường mà em đang theo học.
Đáp án:
- Mức tối đa:
+ Hình thức : 1 đoạn văn ngắn , có tính thống nhất về chủ đề.
+ Nội dung : Cảm nhận về môi trường xanh, sạch ,đẹp của ngôi trường mà em đang
theo học. (Cho điểm theo mức độ cảm nhận của học sinh)
- Mức chưa tối đa:
+ HS viết chưa đủ các ý chính ( nêu ở nội dung mức đạt tối đa).
+ HS có lỗi sai về hình thức ( nêu ở nội dung mức đạt tối đa).
- Mức không đạt: HS không viết được đoạn văn hoặc viết đoạn văn không theo yêu cầu
của đề.
Câu 2: Hãy viết khoảng 20 dòng nói lên những cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về nhân vật
Lão Hạc (Truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao).
Đáp án:
- Mức tối đa:
* Hình thức: Đảm bảo các yêu cầu sau:
- Là đoạn văn trong giới hạn 20 dòng.
- Diễn đạt mạch lạc; từ, câu ngắn gọn, lưu loắt trôi chảy, trong sáng, ít lỗi chính tả…
* Nội dung đảm bảo các ý sau:
- Giới thiệu được nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.
- Nhấn mạnh, ngợi ca vẻ đẹp của người nông dân. Suy nghĩ của bản thân về nhân vật về

nhân vật Lão Hạc. Ví dụ :
+Người nông dân hiền lành, nhẫn nhục.
+Cuộc sống của họ nghèo khổ, bần cùng.
+Họ là những người giàu lòng yêu thương chồng con, giàu đức hi sinh.
+Họ luôn giữ vẻ đẹp tâm hồn.
- Mức chưa tối đa:
+ HS viết chưa đủ các ý chính ( nêu ở nội dung mức đạt tối đa).
+ HS có lỗi sai về hình thức ( nêu ở nội dung mức đạt tối đa).
- Mức không đạt: HS không viết được đoạn văn hoặc viết đoạn văn không theo yêu cầu của
đề.

4


LẬP MA TRẬN:
Mức độ
Truyện kí
Việt Nam
(19301945)
(Tôi đi học,
Trong lòng
mẹ,
Tức
nước
vỡ
bờ,
Lão
Hạc).

Tổng

số
câu
Số điểm
Tỉ lệ

Vận dụng
Thông hiểu
Mức độ thấp
Mức độ thấp
- Hiểu đặc - Vận dụng hiểu - Vận dụng hiểu biết
điểm từng thể biết về tác giả, về tác giả, tác phẩm
loại.
tác phẩm để so để so sánh lý giải nội
sánh lý giải nội dung, nghệ thuật của
dung, nghệ thuật các văn bản.
- Thấy được của các văn bản.
và phân biệt - Đánh giá được - Viết được đoạn văn
được tư tưởng ý nghĩa một số trình bày được cảm
tình cảm của hình ảnh, chi tiết nhận, ấn tượng của cá
tác giả thể hiện đặc sắc trong nhân về giá trị nội
qua tác phẩm. văn bản.
dung và giá trị nghệ
- Nhận biết - Chỉ ra được - Tóm tắt được thuật của văn bản.
lời
thoại nội dung ý văn bản.
- Liên hệ với những
của nhân nghĩa của các
giá trị sống hiện tại
vật.
chi tiết, hình

của bản thân và
ảnh nghệ thuật
những người xung
đặc sắc của
quanh.
mỗi tác phẩm..
Nhận biết
Nhận
diện được
tác giả, tác
phẩm, thể
loại.
- Nhận biết
nội dung
của
văn
bản.

6
3
30%

2
4
40%

1
2
20%


1
1
10%

Tổng
số

10
10
100%

III/ Đề kiểm tra: ( 45 phút)
I/ Phần trắc nghiệm: (HS khoanh tròn phương án đúng nhất ở mỗi câu, mỗi câu đúng
đạt 0.5đ)
Câu 1. Văn bản “Tôi đi học” là của tác giả nào?
A. Tô Hoài
B. Thạch Lam
C. Thanh Tịnh
D. Nguyên Hồng.
Câu 2. Nhân vật chính của văn bản "Tức nước vỡ bờ" là ai?
A. Anh Dậu.
B. Chị Dậu
C. Người nhà lí trưởng.
D. Cai lệ
Câu 3. Các tác phẩm Tôi đi học, Những ngày thơ ấu, Tắt đèn, Lão Hạc được sáng tác vào
thời kì nào?
A. 1900 - 1930 .
B. 1930 – 1945.
C. 1945 - 1954 .
D. 1955 – 1975.

Câu 4. Cụm từ "Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!” trích trong văn bản nào?
A. Tức nước vỡ bờ
B. Tôi đi học
C. Lão Hạc
D. Trong lòng mẹ
Câu 5. Văn bản nào nói về “Tình mẫu tử”?
A. Tôi đi học
B. Tức nước vỡ bờ
C. Lão Hạc
D. Trong lòng mẹ

5


Câu 6. Văn bản “Trong lòng mẹ” thuộc thể loại gì?
Đáp án :
A. Hồi kí
B. Tiểu thuyết
C. Truyện ngắn
D. Tùy bút
II/ Phần tự luận:
Câu 1. Em hiểu thế nào là Hồi kí?
Câu 2. Nêu ý nghĩa của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố?
Câu 3. Trình bày những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và nghệ thuật
của văn bản"Trong lòng mẹ" và "Tức nước vỡ bờ" ?
Câu 4. Hãy viết khoảng 20 dòng nói lên những cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về nhân vật
Lão Hạc (Truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao).
IV/ Hướng dẫn chấm:
I/ Phần trắc ngiệm:
Câu 1. Văn bản “Tôi đi học” là của tác giả nào?

Đáp án:
- Mức tối đa: c
- Mức không đạt: các phương án khác, hoặc không có phương án.
Câu 2. Nhân vật chính của văn bản "Tức nước vỡ bờ" là ai?
Đáp án:
- Mức tối đa: b
- Mức không đạt: các phương án khác, hoặc không có phương án.
Câu 3. Các tác phẩm Tôi đi học, Những ngày thơ ấu, Tắt đèn, Lão Hạc được sáng tác vào
thời kì nào?
Đáp án:
- Mức tối đa: b
- Mức không đạt: các phương án khác, hoặc không có phương án.
Câu 4. Cụm từ "Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!” trích trong văn bản nào?
Đáp án:
- Mức tối đa: c
- Mức không đạt: các phương án khác, hoặc không có phương án.
Câu 5. Văn bản nào nói về “Tình mẫu tử”?
- Mức tối đa: a
- Mức không đạt: các phương án khác,hoặc không có phương án.
Đáp án :
- Mức tối đa: d
- Mức không đạt: các phương án khác,hoặc không có phương án.
Câu 6. Văn bản “Trong lòng mẹ” thuộc thể loại gì?
- Mức tối đa: a
- Mức không đạt: các phương án khác,hoặc không có phương án.
II/ Phần tự luận:
Câu 1. Em hiểu thế nào là Hồi kí?
Đáp án:
Hồi kí là thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả
đồng thời là người kể, người tham gia cuộc chứng kiến.

- Mức tối đa: Trả lời đầy đủ ý trên.

6


- Mức chưa tối đa: HS nêu chưa đầy đủ ý như ở mức tối đa.
- Mức không đạt: Các phương án khác hoặc không có phương án.
Câu 2. Nêu ý nghĩa của đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ ” trích “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố ?
Đáp án:
Với cảm quan nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng
mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.
- Mức tối đa: Trả lời đầy đủ ý nghĩa.
- Mức chưa tối đa: HS nêu chưa đầy đủ ý như ở mức tối đa.
- Mức không đạt: Các phương án khác hoặc không có phương án.
Câu 3. Trình bày những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và nghệ thuật
của văn bản"Trong lòng mẹ" và "Tức nước vỡ bờ" ?
Đáp án:
+ Giống nhau:
- Thể loại: VBTS hiện đại. Thời gian ra đời: trước CM tháng tám (1930-1945)
- Đề tài, chủ đề: con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả...
- Giá trị tư tưởng: nhân đạo...
- Giá trị NT: bút pháp chân thực, ngôn ngữ giản dị...
+ Khác:
- Phương thức biểu đạt: "Trong lòng mẹ": Hồi kí; "Tức nước vỡ bờ": tiểu thuyết (TS)
- Đề tài, chủ đề: "Trong lòng mẹ": tình cảnh khốn khổ của đứa trẻ mồ côi, mẹ đi lấy
chồng ở xa.
"Tức nước vỡ bờ": Người nông dân cùng khổ, bị đè nén, áp bức đã uất ức vùng lên.
- Nội dung chủ yếu: Trong lòng mẹ": Nỗi đau xót, tủi hạn và tình thương mẹ... "Tức
nước vỡ bờ": Tố cáo xã hội bất nhân, ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ...
Câu 4: Hãy viết khoảng 20 dòng nói lên những cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về nhân vật

Lão Hạc (Truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao).
Đáp án:
- Mức tối đa:
* Hình thức: Đảm bảo các yêu cầu sau:
- Là đoạn văn trong giới hạn 20 dòng.
- Diễn đạt mạch lạc; từ, câu ngắn gọn, lưu loắt trôi chảy, trong sáng, ít lỗi chính tả…
* Nội dung đảm bảo các ý sau:
- Giới thiệu được nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.
- Nhấn mạnh, ngợi ca vẻ đẹp của người nông dân. Suy nghĩ của bản thân về nhân vật về
nhân vật Lão Hạc. Ví dụ :
+Người nông dân hiền lành, nhẫn nhục.
+Cuộc sống của họ nghèo khổ, bần cùng.
+Họ là những người giàu lòng yêu thương chồng con, giàu đức hi sinh.
+Họ luôn giữ vẻ đẹp tâm hồn.
- Mức chưa tối đa:
+ HS viết chưa đủ các ý chính ( nêu ở nội dung mức đạt tối đa).
+ HS có lỗi sai về hình thức ( nêu ở nội dung mức đạt tối đa).
- Mức không đạt: HS không viết được đoạn văn hoặc viết đoạn văn không theo yêu cầu của
đề.

7



×