Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài thi tìm hiểu thân thế và sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.37 KB, 15 trang )

Bài Thi Tìm Hiểu Thân Thế Và Sự
Nghiệp – Nguyễn Du
Câu 1 : Nêu nhưng nét chính về thân thế , sự nghiệp của Đại thi hào
Nguyễn Du. Các yếu tố quê hương , gia đình , thời đại ảnh hưởng như
thế nào đến sự nghiệp sang tác của Nguyên Du .
Trả Lời :
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu
(1765), niên hiệu Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông. Nơi sinh là
phường Bích Câu, thành Thăng Long (Hà Nội). Lúc bấy giờ, cha là
Nguyễn Nghiễm đang làm tể tướng. Bốn năm trước, người anh cùng mẹ
Nguyễn Nễ cũng sinh tại đây. Mẹ đẻ của Nguyễn Du là Trần Thị Tần vợ
thứ ba của Nguyễn Nghiễm. Bà là con gái thứ ba của một vị quan nhỏ
coi việc sổ sách kế toán (chức Câu Kê) dưới trướng Nguyễn Nghiễm,
người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã
Hương Mặc, huyện Từ Sơn). Bà Trần Thị Tần sinh năm Canh Thân
(1740) và mất ngày mùng 6 tháng 7 năm Mậu Tuất (1778) thọ 39 tuổi.
Năm đó Nguyễn Du mới 13 tuổi. Bà Trần Thị Tần thuộc dòng dõi Trần
Phi Chiêu (1549 – 1623), ông đậu tiến sỹ năm Kỷ Sửu (1589) làm quan
đến chức thượng thư bộ Hộ, kiêm Đô Ngự Sử, tước Diên Quận công.
Bà là một phụ nữ nết na, thông minh, và xinh đẹp, lại sinh ra tại xứ Kinh
Bắc vùng quê quan họ. Điều đó ảnh hưởng tốt đến hồn thơ Nguyễn Du
từ những ngày còn bé.


Tượng Nguyễn Du
Theo tộc gia phả của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, lên 3 tuổi, Nguyễn Du
được tập ấm là Hoàng Tín Đại phu, xuất thân là Thành Môn Vệ Úy, tước
Thu Nhạc bá. Với cái hàm ấy, Nguyễn Du đã đứng trong hàng sĩ tịch
của triều đình nhà Lê, mặc dù chưa phải là một vị quan tại chức.
Nguyễn Du tướng mạo khôi ngô. Lên 6 tuổi bắt đầu đi học chữ Hán,
sách vở chỉ cần xem qua một lần là nhớ. Có lần Viện Quận công Hoàng


Ngũ Phúc đến dinh thự nhà Nguyễn Nghiễm ở phường Bích Câu chơi.
Trông thấy Nguyễn Du có tướng mạo phi thường, lấy làm quý mến bèn
tặng ông một thanh Bảo Kiếm.
Năm Tân Mão (1771), Nguyễn Nghiễm thôi chức tể tướng, về trí sĩ ở
quê nhà, Nguyễn Du theo cha về quê. Tại bến Giang Đình, ông được
chứng kiến cảnh vinh hoa của gia đình mình (sau này ông có nhắc lại
trong bài thơ Giang Đình hữu cảm). Năm Bính Thân (1776) Nguyễn
Nghiễm mất, lúc đó Nguyễn Du mới lên 11 tuổi. Trong hơn 10 năm ấy,
Nguyễn Du sống bên cạnh cha không nhiều. Năm 1778, bà Trần Thị Tần
lâm bệnh rồi mất. Nguyễn Du mồ côi cha mẹ.
Nguyễn Nghiễm có 8 bà vợ, ngoài hai bà ở quê là Đặng Thị Dương (mẹ
đẻ Nguyễn Khản) và Đặng Thị Tuyết (mẹ đẻ Nguyễn Điều). Các bà còn
lại đều quê ở ngoài Bắc. Bà Trần Thị Tần ít hơn Nguyễn Nghiễm 32 tuổi,
các bà khác còn trẻ hơn.
Cha mẹ mất, Nguyễn Du về sống với gia đình quan tể tướng tại Tiên
Điền. Thủa ấy, dinh cư nhà Nguyễn Nghiễm rất nguy nga, đồ sộ. Người
dân Nghi Xuân hồi đó làm thơ tả cảnh nhà ông như sau:


Trèo lên Hồng Lĩnh mà trông
Nhìn về đã thấy dinh ông rõ ràng
Lâu đài dãy dọc tòa ngang
Ông ngồi đọc sách nghiêm trang một mình
Thời gian này Nguyễn Du bước vào tuổi trưởng thành, việc ăn học đòi
hỏi ngày một nhiều. Sau khi Nguyễn Nghiễm mất, gia cảnh không còn
phong lưu như trước. Đời sống cùng việc học hành của Nguyễn Du
không được như khi còn cha mẹ. Tuy vậy với địa vị và danh tiếng của
gia tộc, Nguyễn Du vẫn là cậu Chiêu bảy được mọi người ngưỡng mộ.
Quãng thời gian này, ngoài việc học hành, những khi rỗi rãi, lễ tết,
Nguyễn Du thường cùng với bạn trai phường hát Tiên Điền vượt truông

Hống đò Cài vào Trường Lưu hát ví và xướng họa thơ phú. Qua những
lần đi hát, Nguyễn Du thực sự có cảm tình với o Uy, o Sạ. Đã có lần do
mối thâm tình này mà gây ra bất hòa với trai Trường Lưu. Những năm
sau này (sau 1786), khi từ Thái Bình về sống tại quê nhà, trở lại Trường
Lưu gặp lại người xưa, gặp lại cảm xúc thời trai trẻ, Nguyễn Du đã viết
bài Văn tế Trường Lưu Nhị Nữ nổi tiếng.

Mộ Cụ Nguyễn Du
Đất Trường Lưu ngoài hát phường vải có tiếng còn là chỗ thông gia với
họ Nguyễn Tiên Điền. Nguyễn Huy Tự tác giả Truyện Hoa Tiên là con rể
Nguyễn Khản (Lấy Nguyễn Thị Bành và Nguyễn Thị Thái). Nguyễn
Thiện cháu Nguyễn Du là người nhuận sắc cuốn Truyện Hoa Tiên. Vì


thế, Trường Lưu là nơi đi lại rất đỗi thân tình của Nguyễn Du. Năm Quý
Mão (1783), 19 tuổi, Nguyễn Du ra Sơn Nam ( Nam Định) dự kỳ thi
Hương và đậu Tam Trường (Tú tài). Cùng năm này, anh là Nguyễn Nễ
(con bà Trần Thị Tần) em là Nguyễn Nhưng (con bà Hồ Thị Ngạn), cháu
là Nguyễn Thiện (con Nguyễn Điều) thi đậu Tứ Trường (Cử nhân) ở
trường Phụng Thiên.
Sau sự kiện Kiêu binh nổi loạn (1872), dinh thự Nguyễn Khản tại
phường Bích Câu bị đốt cháy. Hoàn cảnh khó khăn, Nguyễn Khản đành
xin cho Nguyễn Du làm chức Chánh Phủ Hiệu tỉnh Thái Nguyên vào
năm 1786. Cũng trong năm này, Nguyễn Du cưới bà Đoàn Thị Huệ con
gái Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Tiến sĩ năm Nhâm Thân (1752) đang giữ
chức Ngự Sử tại triều, người xã An Hải, huyện Quỳnh Côi, Trấn Sơn
Nam (nay là tỉnh Thái Bình).
Năm Đinh Mùi (1787), Tây Sơn tiến quân ra Bắc lấy Bắc Hà. Lê Chiêu
Thống chạy sang Trung Quốc, Nguyễn Du chạy theo vua xong không
kịp, phải chạy về trốn ở quê vợ tại Thái Bình (ở nhờ nhà anh vợ Đoàn

Nguyễn Tuấn). Ông tập hợp hào mục để tính chuyện phục quốc nhưng
chí không thành.
Mười năm lưu lạc ăn nhờ ở đậu quê vợ là những năm tháng cô đơn
cùng cực của Nguyễn Du, đói không cơm ăn, rét không có áo mặc. Ông
gọi quãng thời gian này là “Mười năm gió bụi” (Thập tải phong trần).
Thường ngày ông làm thơ than thở cho cảnh ngộ của mình, chưa làm
nên danh vọng gì đã rơi vào cảnh cùng khổ.
Điều này khiến ông suy nghĩ nhiều về cuộc đời và thảm cảnh mà gia
đình ông phải gánh chịu. Cho nên mới 30 tuổi mà tóc đã bạc trắng, ông
đã giải bày nỗi niềm của mình trong bài U cư:
…Mười năm trọn quê người nấn

Nương quê người tóc đã điểm
sương
Những năm này, gia cảnh nhà vợ chẳng có gì khá giả. Đoàn Nguyễn
Thục đã mất, con trai lớn cũng mất, Nguyễn Du đành cõng người con
trai còn lại là Nguyễn Tứ về quê cha đất tổ ở Tiên Điền. Trở lại quê, nhà
cửa tan hoang, anh em lưu tán khắp nơi, ông đã phải thốt lên: “Hồng
Lĩnh vô gia huynh đệ tán” (trở về Hồng Lĩnh gia đình không còn anh em
lưu lạc khắp nơi).
Tuy vậy, ở Tiên Điền, lúc này bà con thân thuộc, con cháu thì nhiều.
Nguyễn Du được bà con gia tộc chia cho mảnh đất ở thôn Thuận Mỹ
làm nhà ở. Do được sinh ra và sống trong hoàn cảnh nhung lụa của một
gia đình quý tộc nên về quê Nguyễn Du chẳng biết làm gì ngoài đống
sách vở thánh hiền. Đêm nằm nghe tiếng gió Bắc thổi qua liếp cửa,
tiếng chuột chạy trên đống sách khiến ông càng thêm buồn. Để khuây


khỏa Nguyễn Du thường cùng trai làng Tiên Điền lên núi Hồng Lĩnh săn
hươu, nai, chồn, xạ hương…và xuống sống Lam bắt cá. Ông tự đặt cho

mình biệt hiệu “ Hồng Sơn liệp hộ” (Phường săn núi hồng) và “ Nam Hải
điếu đồ” (Nhà chài bể Nam).
Sống tại quê nhà nhưng lòng Nguyễn Du luôn nghĩ về những năm tháng
vàng son của gia tộc mình, nghĩ về nhà Lê. Ông tỏ ý trong các câu thơ:
Hán mất nhất thời vô nghĩa sĩ
Chu sơ tam kỉ hữu ngoan dân
(Buổi nhà Hán sắp mất không
còn có người nghĩa sĩ
Lúc nhà Chu mới dậy vẫn còn
dân ngoan cố)
Hay:

Đàn đắc Kỳ Sơn thánh nhân
xuất
Bá Di truy tử bất thần Chu
(Dẫu có bậc thánh nhân ta đời
ở đất Kỳ Sơn
Nhưng ông Bá Di tuy đến chết
cũng chẳng chịu làm quan cho nhà Chu)
Mùa đông năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du toan trốn vào Gia Định
giúp Nguyễn Ánh. Việc bại lộ, tướng Tây Sơn là quận công Nguyễn Văn
Thận bắt giam. May nhờ Nguyễn Văn Thận là bạn thân của anh ruột
cùng mẹ là Nguyễn Nễ (hơn nữa cũng tiếc Nguyễn Du là người có tài)
nên không nỡ giết, chỉ giam vài tháng rồi cho về. Trong bài My trung
mạn hứng ông có ghi lại sự việc này:
Bốn bề giói bụi tình nhà việc nước mà rơi lệ
Mười tuần lao tù nỗi lòng thắc
thỏm cái sống chết
Tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802), Gia Long ra Bắc Hà có xuống chiếu
cho các quan chức cũ của nhà Lê phải ra yết kiến. Nhân dịp đó, Nguyễn

Du được vua truyền lệnh theo xa giá ra Bắc Thành và được dùng làm
quan. Tháng 8 năm ấy được bổ làm tri huyện Phù Dung (thuộc Khoái
Châu, Sơn Nam). Tháng 11 bổ làm tri phủ Thường Tín.
Mùa đông năm Quý Hợi (1803) sứ nhà Thanh phong sắc cho vua Gia
Long. Nguyễn Du được cử cùng Tri phủ Thượng Hồng là Lý Trần
Chuyên; tri phủ Thiên Trường là Ngô Nguyễn Viên và tri phủ Tiên Hưng
là Trần Lân đi Trấn Nam Quan (Hữu Nghị quan ngày nay) nghênh tiếp
sứ thần.
Mùa thu năm Giáp Tý (1804) Nguyễn Du lấy cớ bị bệnh xin từ chức về
quê. Con đường làm quan với nhà Nguyễn đang hanh thông, nhưng ông
vẫn thấy không mặn mà với triều đại này.


Trong bài thơ Hỷ Thúc phụ Thường Tín giải quan quy Nguyễn Hành có ý
khen chú mình là người có dũng khí:
Thanh bình hà sự cố từ quan.
Dũng thoái như kim ý sở an.
Liệt tước dĩ tàng thiên hạ đắc.
Lệnh danh ưng vị ngã gia
hoàn.
Nghĩa là:
Đang buổi thanh bình cớ sao
chú lại cáo quan mà về
Chú mạnh mẽ rút lui lúc này là
do ý muốn
Chú đã có một chức tước trong
thiên hạ.
Thì chú cần phải giữ trọn danh
tiết cho nhà ta.
Về quê chưa được bao lâu thì vua Gia Long có chỉ gọi ông vào Kinh Đô.

Mùa xuân năm Ất Sửu (1805) được thăng Đông Các đại học sĩ, tước Du
Đức hầu. Đây là một ân sủng lớn mà triều đình giành cho Nguyễn Du.
Bởi Nguyễn Du chỉ đỗ Tam Trường (Tú tài) mà thời đó phải đỗ Hương
cống (Cử nhân) thì mới được bổ làm quan. Sở dĩ triều đình nhà Nguyễn
phong đặc cách cho Nguyễn Du như vậy vì: trước hết Nguyễn Du là một
người có tài, hơn nữa ông lại xuất thân trong một gia đình khoa bảng lỗi
lạc, một thời gian dài là dường cột của triều đình nhà Lê. Trọng dụng
những người như Nguyễn Du có thể tranh thủ được sĩ phu Bắc Hà.
Tuy ra làm quan to với nhà Nguyễn, nhưng Nguyễn Du chẳng lấy làm
vui mà lại thêm buồn. Buồn vì thời thế đã thay đổi, lại buồn cho thân
phận mình. “Nghĩ mình phận chẳng ra gì”. Những đêm mưa rả rích ở xứ
Huế, một mình nhìn về phía Bắc Đào Ngang lòng càng thêm đau xót.
Nhà nghèo lại đông con, phải chịu cảnh đói rách:
Thập khẩu đề cơ Hoành Lĩnh
bắc
(Mười miệng đói đang kêu ở
Đèo Ngang)
Tháng 9 năm Đinh Mão (1807), được bổ chức giám khảo trường thi
Hương ở Hải Dương. Xong việc, ông xin nghỉ về quê, được vua chấp
thuận. Đến mùa Hạ năm Kỷ Tị (1809) vua lại có chỉ bổ ông giữ chức Cai
Bạ tỉnh Quảng Bình.
Ông lại buồn thêm cho cảnh cá chậu chim lồng của mình. Lòng luôn
hướng núi Hồng, nhớ những buổi đi săn nai, săn hươu, càng muốn


được sống cảnh thanh nhàn nơi rừng núi. Vì thế, trong mười chín năm
làm quan cho triều Nguyễn, ông sống âm thầm, lặng lẽ, không tấu trình
điều gì, chỉ có vâng dạ. Đến nỗi vua Gia Long đã trách cứ Nguyễn Du:
“Nhà nước dùng người, cứ ai hiền tài thì dùng không phân biệt gì Nam
với Bắc cả. Nhà người đã làm quan đến chức á Khanh, biết việc gì phải

nói để tỏ cái chức trách của mình, có lễ đâu cứ rụt rè sợ hãi, chỉ vâng
vâng, dạ dạ hay sao?” (Đại Nam chính biên liệt truyện)
Những năm làm Cai Bạ tỉnh Quảng Bình, phàm những việc trong hạt
như: lính tráng, dân sự, kiện thưa, tiền nong, lương thực và các hạng
thuế, ông đều bàn bạc thương thuyết với các quan lưu thư ký mục để thi
hành. Nguyễn Du giữ chức Cai Bạ 4 năm, chính sự giản dị không cần
tiếng tăm nên được sỹ phu và nhân dân yêu mến. Năm 1811, nghe tin
trấn Nghệ An bị hạn hán mất mùa, dân đói kém, ông viết thư gửi Hiệp
Trấn Nghệ An Ngô Nhân Tĩnh xin miễn thuế cho dân Nghệ An năm đó
và làm thơ cảm tạ:
…Xa nhìn Hồng Lĩnh ngôi sao
đức
Nâng chén mừng quê khách
dặm ngàn
Cùng năm đó, xảy ra vụ án Đặng Trần Thương, Nguyễn Gia Cát và Vũ
Quý Đình làm 500 đạo sắc giả bán lấy tiền, càng làm cho Nguyễn Du
thêm chán cảnh quan trường, nơi đầy rẫy những kẻ xu thời trục lợi, chỉ
thích vơ vét tiền bạc. Đến tháng 9 năm Nhâm Thân (1812) ông xin tạm
nghỉ hai tháng về quê xây mộ cho anh là Nguyễn Nễ.
Tháng hai năm Quý Dậu (1813) có chỉ triệu ông về Kinh thăng hàm Cần
Chánh Đại học sĩ, rồi cử đi sứ Trung Quốc với tư cách là Tuế Cống
Chánh sứ. Hai phó sứ giúp việc là Thiêm Sự Bộ Lại Trần Văn Đại và
Nguyễn Văn Phong.
Trên đường đi sứ sang Trung Quốc, Nguyễn Du lại có dịp trở lại Thăng
Long. Bạn bè ở Thăng Long mở tiệc đưa tiễn ở dinh Tuyên phủ, có gọi
mấy chục nữ nhạc đến giúp vui. Trong đám nữ nhạc ông nhận ra một
người mà 20 năm trước, khi ông từ Thái Bình lên thăm anh là Nguyễn
Nễ đã hát cho quân Tây Sơn nghe. Bây giờ dung nhan tiều tụy, ông
chạnh lòng nghĩ đến việc thế sự đổi thay, buồn bã thốt lên: “Than ôi! Sao
người ấy đến nỗi thế? Tôi bồi hồi không yên, ngẩng lên cúi xuống, ngậm

ngùi cho cảnh xưa nay”. Lòng cảm thương vô hạn, ông đã gửi vào bài
thơ Long thành cầm giả ca.
Ông còn đau lòng hơn khi đi qua dinh thự nhà mình tại phường Bích
Câu. Nhà cũ không còn, Cung vua, phủ chúa đã thành đường cái quan.
Những cô gái quen đã đi lấy chồng, những bạn trai chơi thân ngày trước
thì nên ông, nên lão. Chứng kiến cảnh cũ, ông thương tiếc, đau xót cho
sự biến đổi của cuộc đời.


Ngày 6 tháng 2 năm 1813, đoàn sứ bộ qua ải Nam Quan, đến ngày 4
tháng 10 thì đến Bắc Kinh. Trong thời gian đi sứ, ngoài sứ mệnh bang
giao, mỗi khi đi qua đền chùa, các danh thắng nổi tiếng của Trung Quốc,
Nguyễn Du thường ghé thăm và làm thơ. Ông ca ngợi Hạng Vũ, Văn
Thiên Trường, Tỷ Can… qua sông Mịch La nơi Khuất Nguyên tự tử,
Nguyễn Du làm bài thơ Phản chiêu hồn khuyên Khuất Nguyên đừng
trở về dương gian xấu xa, đầy tội ác. Qua tượng vợ chồng Tần Cối, ông
chê trách Tần Cối nghe vợ giết trung thần làm Hán gian cho ngoại bang.
Đến thăm đền thờ Tiểu Thanh ở Hàng Châu, tỉnh Triết Giang, người con
gái tài sắc bạc mệnh, Nguyễn Du làm thơ khóc Tiểu Thanh, ngậm ngùi
nghĩ đến thân phận mình:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ thùy nhân khấp Tố
Như”
(Không biết ba trăm năm lẻ
nữa
Thiên hạ có ai khóc Tố Như
không)
Tháng 4 năm Giáp Tuất (1814) Nguyễn Du trở về nước và có tập thơ
Bắc hành tạp lục. Mùa hạ năm Ất Hợi (1815) Nguyễn Du được phong
chức Hữu Tam Tri Bộ Lễ, tước Du Đức hầu (do đó người xưa thường

gọi ông là Quan Tham Thúy Kiều)

Thành Thăng Long qua tranh vẽ
Mùa thu năm Kỷ Mão (1819) Nguyễn Du được cử làm Đề Điệu trường
thi Quảng Nam, ông dâng biểu xin nghỉ được nhà vua chuẩn y. Tháng 8
năm Canh Thìn (1820) vua Gia Long mất, Minh Mạng lên ngôi, có lệnh
sai Nguyễn Du đi làm Chánh sứ sang Trung Quốc cầu phong, nhưng
ông chưa kịp đo thì mất tại Kinh thành Huế vào ngà 10 tháng 8 niên hiệu
Minh Mạng năm đầu (dương lịch 16/9/1820) hưởng thọ 55 tuổi. Sách
Đại Nam chính biên liệt truyện chép: “Khi bệnh nặng không chịu uống
thuốc, bảo người nhà sờ tay chân, nói đã lạnh rồi, ông bảo tốt, nói xong
rồi mất không trăn trối lại điều gì về sau”. Nguyễn Du chết do dịch tả,
trận dịch này bắt đầu từ Xiêm La, Chân Lạp rồi lây sang nước ta. Sử
nhà Nguyễn chép: “Vào khoảng tháng 7, tháng 8, bệnh dịch phát sinh từ
các tỉnh Hà Tiên, Định Tường rồi lây lan ra khắp nước đến tận Bắc
Thành, người chết không biết bao nhiêu mà kể. Thành thị thôn quê đều
náo động”


Nguyễn Hành bấy giờ đang ở Bắc Thành được tin chú mất, làm thơ Văn
Thúc phụ Lễ Tham Tri phó âm cảm tác có câu thơ như sau:
Ngô môn hậu phúc công
xảo
hoàn
Dịch lệ hà năng tốc công
tử
(Phú dày nhà ta chú đã
giữ
trọn
vẹn

(Bệnh dịch sao có thể
làm chú chết nhanh như thế)

Câu 2 : Tóm tắc tác phẩm truyện Kiều khoảng 500 từ . Hãy trình bày
ngắn gọn về những giá trị đặc sắc vè nội dung và nghệ thuật của kiệt
tác này .
Trả Lời:
Cảnh vật đìu hiu, buồn bã, hoang sơ, các từ láy đầy tâm trạng trong đoạn thơ
nói về Kiều gặp mả Đạm Tiên sau đây, đã lột tả được tâm trạng của Kiều trong
ngày đầu tiên bước vào đời rất chi là trĩu nặng bất an, bồn chồn, lo lắng:
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước lần theo ngọn tiểu khê
Nhìn theo phong cảnh bốn bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Có cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nấm đất bên đàng
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”


Đoạn thơ như là lời dự báo cho Kiều và cho độc giả rằng: tương lai của
Kiều sẽ chìm nổi lênh đênh. Cũng qua đoạn thơ này ta thấy Nguyễn Du
bị ám ảnh rất nặng bởi “Tài mệnh tương đố”, và hay vận vào mình. Thì nàng
Kiều của Đại thi hào cũng vậy thôi, lúc nào cũng bồn chồn lo lắng, bất an, kể cả
khi vui nhất, hạnh phúc nhất: “Bây giờ rõ mặt đôi ta, biết đâu rồi nữa lại là chiêm
bao”; “Rồi đây bèo dạt mây tan, biết đâu hạc nội mây ngàn là đâu”; “ Đến bây giờ
mới thấy đây, mà lòng đã chắc những ngày một hai”.
Cảnh vật và các từ láy trong đoạn thơ nói về Mã Giám Sinh rước Kiều rồi
đẩy Kiều vào Lầu xanh, và việc Vương ông tiễn đưa con sau đây cũng nói lên
được tâm trạng của Kiều. Kiều buồn, buồn lắm, ê chề lắm! Buồn đến nỗi cỏ

cũng phải “rầu rầu” buồn theo, và sương cũng phải “đầm đầm” lệ sa cơ mà: “Trời
hôm mây gió tối rầm, rầu rầu ngọn cỏ đầm đầm cành sương”! Cuộc đời Kiều vì
thế mà cũng “khấp khểnh” như vó câu, “gập ghềnh” như bánh xe vậy: “Đoạn
trường thay lúc phân kì, vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh” ! Gió cũng phải
“đùng đùng” nổi giận vì thói tráo trở của Mã Giám Sinh cơ mà! Thì mới ngon ngọt
hứa với Vương ông như vầy mà đã nuốt lời trốn chạy rồi: “Mai sau dù có thế
nào, kìa gương nhựt nguyệt nọ dao quỷ thần; dùng đùng gió giục mây vần, một
xe trong cõi hồng trần như bay”. Và từ “thăm thẳm”, từ“đăm đăm” trong câu sau
đây, đã nói lên được sự xa cách mõi mòn thường trực chờ đợi,nhớ về gia đình
trong lòng Kiều sau này. Và đó cũng là tâm trạng dự báo của Vương ông trong
buổi tiễn đưa con.
Thủ pháp điệp từ ngữ của Đại thi hào cũng rất điêu luyện . Điệp từ ngữ
trong đoạn thơ sau đây đã lột tả được nỗi lòng nôn nóng tìm Kiều của KimTrọng:


“Hỏi ông ông mắc tụng đình, hỏi nàng nàng đã bán mình chuộc cha; hỏi nhà nhà
đã dời xa; hỏi Vương Quan với Vương bà Thuý Vân,đều là sa sút khó khăn, may
thuê viết mướn kiếm ăn lần hồi”. Hỏi, hỏi, hỏi, liên tục, dồn dập, chứng tỏ Kim
Trọng đang nóng lòng, sốt ruột đi tìm nà Kiều lắm! Thì đây: “Bao nhiêu của bấy
nhiêu đàng, còn tôi tôi quyết tìm nàng mới thôi”;”Rắp mong treo ấn từ quan, mấy
sông cũng lội mấy ngàn cũng qua; dấn mình trong áng can qua, vào sinh ra tử lọ
là thấy nhau”. Cũng do sức mạnh của điệp từ ngữ mà cơn ghen của Hoạn
nương được đẩy lên đến tột cùng, hậm hực, “ càng dập càng nồng”, và rất dữ
dội: “Làm cho nhìn chẳng được nhau, làm cho đày đoạ cất đầu chẳng lên; làm
cho trông thấy nhỡn tiền, cho người thăm ván bán thuyền biết tay; làm cho cho
mệt cho mê, làm cho đau đớn ê chề cho coi; bắt khoan bắt nhặt đến lời, mắt quỳ
tận mặt bắt mời tận tay”!
Thủ pháp tu từ thậm xưng, cường điệu cũng được Nguyễn Du khai thác,
huy động triệt để. Vui mừng thì thật là tột đỉnh vui mừng trong hợp hoan thế này:
“Xắn tay mở khoá động rào, rẽ mây trông tỏ lối vào thiên thai; mặt nhìn mặt càng

thêm tươi, bên lời vạn phúc bên lời hàn huyên”( Kiều qua nhà Kim); “Một nhà
sum họp trúc mai, càng sâu nghĩa biển càng dài tình sông; hương càng đượm
lửa càng nồng, càng sôi vẻ ngọc càng lồng màu sen”(Thúc Sinh đón Kiều về làm
thiếp); “Huệ lan sực nức một nhà, từng cay đắng lại mặn mà hơn xưa”(quan kết
duyên cho Thúc và Kiều); “Cùng nhau trông mặt cả cười, dan tay về chốn trướng
mai tự tình; vinh hoa bõ lúc phong trần, tình xuân càng lại thêm xuân một
ngày”(Khi Từ Hải đã tìm được công danh rồi về với Kiều); “Nỗi mừng biết lấy gì
cân, lời tan hợp chuyện xa gần thiếu đâu”(Kiều gặp lại gia đình); “Lời tan hợp nỗi
hàn huyên, chữ tình càng mặn chữ duyên càng nồng”(Thúc Sinh về với Hoạn
nương). Cái buồn và ê chề thì cũng thật là buồn và ê chề tận đáy thâm sâu thế
này: “Thẫn thờ gió trúc mưa mai, ngẩn ngơ trăm nỗi dùi mài một thân; ôm
lòng đòi đoạn xa gần, chẳng vò mà rối chẳng dần mà đau; Thiếp như con én
lạc đàn, phải cung rày đã sợ làn cây cong; cùng đường dù tính chữ tòng, biết
người biết mặt biết lòng làm sao” . Và cái khóc của Kim Trọng cũng thật là ghê
gớm quá thế này: “vật mình vẫy gió tuôn mưa, dầm dề giọt ngọc thẫ thờ hồn
mai”. Biện pháp thậm xưng, cường điệu có tác dụng gây ấn tượng mạnh, làm
tăng sức gợi tình gợi cảm chính là vì vậy !
Cánh xây dựng nhân vật của Đại thi hào rất toàn điện, nên hình dung
và đánh giá về nhân vật cũng rất toàn diện, khách quan. Ông xây dựng nhân vật
Kiều qua việc tả: chân dung, nội tâm, lời nói, việc làm, và qua đánh giá của tác
giả, cũng như qua đánh giá của các nhân vật khác. Bởi vậy, con người của Kiều
rất toàn diện như vầy: “Những người hiếu nghĩa xưa nay, trời làm chi đến lâu
ngày càng thương; người sao hiếu nghĩa đủ đàng, kiếp sao chọn những đoạn
tràng thế thôi”(nhận xét của Vãi Giác Duyên); ‘Thuý kiều sắc sảo khôn ngoan, vô
duyên là phận hồng nhan đã đành; lại mang lấy một chữ tình, khư khư mình
buộc lấy mình vào trong; xét trong duyên nghiệp Thuý Kiều, mắc điều tình ái
khỏi điều tà dâm; lấy tình thâm trả nghĩa thâm, bán mình đã động hiếu tâm đến
trời” (nhận xét của Sư Tam Hợp); “Chị sao phận mỏng đức dày, kiếp xưa đã



vậy đời này dễ ai; tâm thành đã thấu đến trời, bán mình là hiếu cứu người là
nhân; một niềm vì nước vì dân, âm công cất một đồng cân đã già”(đánh giá
của Đạm Tiên); “Thuý Kiều tài sắc ai bì, có nghề đàn lại giỏi nghề văn thơ; kiên
trinh chẳng phải gan vừa, liều mình thế ấy phải lừa thế kia; thoắt buôn về thoắt
bán đi, mây trôi bèo nỗi thiếu gì là nơi”(nhận xét của lại già họ Đô); “Thương vì
hạnh trọng vì tài, Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba”(Thúc ông thấy về Kiều);
“Liền tay trao lại Thúc Sinh, rằng tài nên trọng và tình nên thương; ví chăng có
số giàu sang, tài này dẫu cất nhà vàng cũng nên”(Hoạn Thư thấy về Kiều); “Như
nàng lấy hiếu làm trinh, bụi nào cho đục được mình ấy vay”(Kim Trọng nhận xét
về Kiều); "Quản gia có một mụ nào, thấy người thấy nết ra vào mà thương”(Mụ
quản gia thấy Kiều). . .
Bút pháp điển cố, ước lệ-tượng trưng cũng rất dào dạt trong Truyện Kiều.
Nhưng nó không phải là nghệ thuật đặc sắc của Truyện Kiều, vì xu thế chung về
nghệ thuật của thơ văn Trung dại là thế! Điển cố thì làm cho thơ văn hàm
súc, cô đọng hơn, chẳng hạn như: “Tình cờ chẳng hẹn mà nên, mạt cua
mướp đắng hai bên một phường”(nói về tích lừa đảo gặp lừa đảo, bịp bợm gặp
bịp bợm); “Sinh rằng. . ., mà lòng lại nhớ đến Bình Nguyên Quân”(nhớ đến tích
con người có lòng hào hiệp); “Dâng thư nđã thẹn nàng Oanh, lại thua ả Lý bán
mình hay sao”(nhớ đến tích nàng Thôi Oanh Oanh và nàng Lý có đức trung hiếu
vẹn toàn); “Sinh rằng nổi tiếng cầm đài, nước non luống những lắng tai Chung
Kỳ”(nhớ đến tích bạn tri âm giữa Chung Tử Kỳ và Bá Nha)

Đại diện cho cái đẹp, cho giá trị, phẩm chất theo ước lệ-tượng trưng trong
thơ văn Trung đại và trong Truyện Kiều thường là:tùng, cúc, trúc, mai, cọp gió,
rồng, mây, xuân, huyên, . . .: “Nghìn tầm nhờ bóng tùng quân, tuyết sương che
chở cho thân cát đằng;Sen tàn cúc lại nở hoa, sầu dài ngày ngắn đông đà sang
xuân;Mượn điều trúc viện thừa lương, dem về hãy dấu tạm nàng một nơi; Vật
mình vẫy gió tuôn mưa, dầm dề giọt ngọc thẩn thờ hồn mai; Trai anh hùng gái
thuyền quyên, phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng; Xót thay xuân cỗi
huyên già, tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi”; . .. Và đại diện cho cái ác, cái



xấu thường là:đứa, gã, bọn, hùm sói,. . .: “Nào ngờ gã Mã Giám Sinh, vốn là
một đứa phong tình đã quen; Còn đang suy trước nghĩ sau, mặt mo đã
thấy ở đâu dẫn vào;Sở Khanh lên tiếng rêu rao, nghe đồn rằng có con
nào ở đây;Gữa vòng gươm dựng giáo trần, kề lưng hùm sói làm thân tôi đòi; . ..”
Hoà quyện hài hoà với thể thơ Lục bát, Truyện Kiều cứ nghe êm êm, ngân
nga ngân nga, du dương du dương, lắng sâu lắng sâu trong lòng mãi mãi, và
như thấy bút đang muốn múa và mực đang muốn bay chính là vì vậy!
Câu 3 : Ngoài kiệt tác truyện Kiều , hay nêu tên và một số tác phẩm tiêu biểu của
Nguyễn Du mà bạn biết ?
Trả Lời :
Tác phẩm bằng chữ Hán
Những tác phẩm bằng chữ Hán của Nguyễn Du rất nhiều, nhưng mãi
đến năm 1959 mới được ba nhà nho là: Bùi Kỷ, Phan Võ và Nguyễn
Khắc Hanh sưu tầm, phiên dịch, chú thích và giới thiệu tập: Thơ chữ
Hán Nguyễn Du (Nhà xuất bản Văn hóa, 1959) chỉ gồm có 102 bài. Đến
năm 1965 Nhà xuất bản Văn học đã ra Thơ chữ Hán Nguyễn Du tập
mới do Lê Thước và Trương Chính sưu tầm, chú thích, phiên dịch, sắp
xếp, gồm 249 bài như sau:
• Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết
chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
• Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40
bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở
phía nam Hà Tĩnh.
• Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang
phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung
Quốc.
Tác phẩm bằng chữ Nôm
Những tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du gồm có:

• Đoạn trường tân thanh (Tiếng than van mới đau lòng đứt ruột.
Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm
3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác
phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc.
Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi
bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện,
một cô gái có tài sắc. Về thời điểm sáng tác, Từ điển văn học (bộ
mới) ghi: "Có thuyết cho rằng Nguyễn Du viết ra sau khi ông đi sứ
Trung Quốc (1814-1820), có thuyết cho nói ông viết trước khi đi
sứ, có thể vào khoảng thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (18041809). Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn" [10].
• Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn
tế mười loại chúng sinh), viết bằng thể thơ song thất lục bát hiện


chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện
hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên "Đông Dương
tuần báo" năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một
mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông
đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập
đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng
Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả
Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812).
Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ
chữ Nôm.
• Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát.
Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô
gái phường vải.
• Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để
bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác. [9]
Câu 4 : Hãy cho biêt sức lan tỏa của truyện Kiều trong đời sống xã hội từ trước

đến nay .
Trả Lời :
Truyện Kiều trở thành người bầu bạn tâm giao, là câu hát ru cho mẹ những
đêm khó ngủ. Nàng về thăm mẹ những đêm khuya, nhận được của người một
tình yêu sâu sắc. Mọi người yêu thích truyện kiều đến nôi ngay cả lúc nghỉ
ngươi họ vẫn thích đọc kiều. Bởi vì họ cảm thấy đồng cảm, thương yêu cho số
phận của người phụ nữ bị chà đạp phải chịu nhiều bất hạnh trong thơ.
Bài thơ Đọc Kiều của Nguyễn Khắc Kình kể lại tuổi thơ của ông gắn với
những câu chuyện Kiều mẹ kể. Khi lớn lên từ cảm xúc ngày xưa ấy, ông tìm đến
với Kiều mới hiểu thế nào kiếp khổ của cô gái hồng nhan: "Tuổi thơ, nghe mẹ
kể Truyện Kiều/ thương cảm tiếng tỳ bà nức nở/ thương tình phận cô kiều dở
dang/... lớn lên tôi đọc Truyện Kiều/ vẫn thơ ngọt chứa bao điều chua chát/...mẹ
thường dạy con cháu về đạo lí/ mẹ chẳng quên nhắc số phận cô Kiều...".
Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học Việt Nam, tự hào đứng cùng
những tác phẩm bất hủ của thế giới. Tác phẩm được bạn đọc trong và ngoài
nước yêu mến. Tác phẩm còn trở thành món ăn tinh thần gần gũi với đời sống
của người dân Việt Nam. Đặc biệt hơn, khi Truyện Kiều còn đi vào thế giới tâm
linh trở thành nơi để con người gửi gắm niềm tin về vận mệnh của mình. Truyện
Kiều biến thành một hình thức dân gian mang đậm tính chất tâm linh. Truyện
Kiều và Nguyễn Du là niềm tự hào của ngời dân Việt Nam.
Câu 5 : Cảm nhận của bạn về cuộc thi “Tìm hiểu về thân thế , sự nghiệp của
Đại Thi Hào Nguyễn Du và tác phẩm truyện kiều” cung như việc kỉ niện 250
năm ngày sinh và vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới – Đại thi hào Nguyễn
Du
Trả Lời:


Đại thi hào Nguyễn Du đi xa chúng ta đã được 2 thế kỉ nhưng di sản văn
chương ông để lại cho hầu thế hệ vẫn còn mãi mãi với thời gian ngày càng phát
huy giá trị . Các tác phẩm của ông như Nam trung tập ngâm , Thánh thiên thi

tập và đặc biệt là truyện Kiều vẫn là đè tài cảm hứng bất tận các thế hệ hôm nay
và mai sau . Hơn nữa 200 năm đã trôi qua nhà văn , nhà thơ , nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước đã khảng định và ngợi ca khô tiếc lời bước thiên tài sang
tác Ng.Du .
Thật sẽ không quá lời rằng Nguyễn Du là 1 bậc “Thánh Thi” . Dường như môi
bước đi là môi góc nhìn là có thể cầm nút viết lên bài thơ đầy cảm xúc như lời
đối thoại tâm tình với chính mình và thế giới bên ngoài lúc thì chữ Hán , lúc thì
chữ Nôm trước vô vàn chuyện cảnh chuyện người . Đọc truyện Kiều ta thấy xã
hội thấy đồng tiền và thấy 1 Nguyễn Du trong môi chữ ,từng ý .
Đúng vậy,chúng ta thật tự hào khi quê hương Hà Tĩnh mình đã sinh ra một Đại
thi hào – Danh nhân văn hóa thế giới Nguyên Du . Đẻ kỉ niện 250 năm ngày
sinh của Nguyên Du và vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới thi đua lập nhiều
thành tích chào mường ngày lễ lớn của cả nước,nâng cao ý chí của nhân dân ,
đặc biệt là các em học sinh về thân thế của Đại thi hào – Danh nhân văn hóa
Nguyên Du .Đay cũng là một nét văn hóa quan trọng có ý nghĩa sâu sắc nhằm
góp phần nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân .
**** Hết Bài ***



×