Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CÂU hỏi ôn tập CUỐI kỳ môn lý LUẬN NHÀ nước và PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.65 KB, 5 trang )

CHƯƠNG 2: Phân biệt cơ quan nhà nước khác với các tổ chức khác trong xã hội có giai cấp:
Nhà nước:
- Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và
thực hiện các chức năng quản lý xã hội nhằm thực hiện và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã
hội có giai cấp đối kháng
- Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ
- Nhà nước thiết lập quyền lực công, mang tính chất chính trị giai cấp
- Nhà nước ban hành pháp luật và buộc mọi thành viên trong xã hội phải thực hiện
- Nhà nước quy định các loại thuế và thu thuế
- Nhà nước đại diện cho chủ quyền quốc gia
Các tổ chức xã hội ( đoàn, hội,…):
- Là tập hợp một giai cấp, tổ chức có cùng quan điểm cùng lập trường, cùng ngành nghề hoặc cùng giới
tính. Gia nhập một cách tự nguyện để thực hiện mục đích của mình.
- Không phân chia theo lãnh thổ hành chính, mà chỉ thành lập trong các đơn vị hành chính quốc gia
- Không thiết lập quyền lực công, chỉ có tính bắt buộc do ban lãnh đạo đứng đầu
- Đặt ra các điều lệ, quy định để áp dụng cho nội bộ tổ chức xã hội đó
- Đặt ra lệ phí, thu phí trong nội bộ tổ chức
- Không đại diện chủ quyền quốc gia, chỉ đại diện cho giới, tổ chức của mình.
* Nhà nước có 3 chức năng cơ bản và chỉ riêng Nhà nước mới có 3 chức năng này, đó là lập pháp,
hành pháp và tư pháp
• Lập pháp : tức là hoạt động xây dựng pháp luật, cụ thể là soạn thảo và ban hành các đạo luật
và những văn bản quy phạm pháp luật khác. Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật
dưới luật được gọi là lập quy.
• Hành pháp : tức là hoạt động thi hành, thực hiện pháp luật.
• Tư pháp : tức là hoạt động bảo vệ pháp luật.
* Nhà nước được tổ chức thành các cơ quan để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng Nhà nước. Tương
ứng với 3 loại chức năng Nhà nước nói trên có 3 loại cơ quan Nhà nước, đó là cơ quan lập pháp, cơ quan
hành pháp và cơ quan tư pháp:
• Cơ quan lập pháp là cơ quan quyền lực Nhà nước, bao gồm Quốc hội (hoặc Nghị viện) và
các hội đồng địa phương.
• Cơ quan hành pháp là cơ quan hành chính Nhà nước, bao gồm Chính phủ (hay Nội các), các


Bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các chính quyền địa phương.
• Cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan xét xử (các hệ thống tòa án ) và các cơ quan kiểm sát.
Các cơ quan Nhà nước có quyền lực Nhà nước, có nhiệm vụ, chức năng Nhà nước và thẩm
quyền theo quy định của pháp luật (nghĩa là chỉ được làm những việc luật cho phép), có hình
thức hoạt động theo quy định của pháp luật.
1. NT Tập quyền là gì? NT Phân quyền là gì?
Nguyên tắc tập quyền là tập trung toàn bộ quyền lực nhà nước vào tay một người hoặc một cơ quan nào
đó.
Phân quyền là cách tổ chức nhà nước mà quyền lực nhà nước được phân ra cho các nhánh khác nhau,
độc lập tương đối với nhau. Các nhánh này hợp tác, phối hợp, giám sát và kiềm chế lẫn nhau trong thực
hiện quyền lực nhà nước.
2. Ưu nhược điểm của NTTQ và NTPQ:
NTTQ: Ưu điểm:
+ Bảo đảm quyền lực thống nhất không bị phân tán.
+ Các hoạt động, đường lối, chính sách được thực hiện xuyên suốt từ Trung
ương đến địa phương, không có sự tranh giành quyền lực giữa các cơ quan.


Nhược điểm: + Tập quyền dẫn đến chuyên chế, duy ý chí, độc tài.
+ Lạm dụng quyền lực, quan liêu
NTPQ: Ưu điểm:
+ Tránh được sự chuyên quyền, độc tài trong thực hiện quyền lực nhà nước.
+ Đưa xã hội loài người lên một bước mới trong quản lý.
Nhược điểm: + Dễ dẫn tới sự tranh chấp, kìm hãm lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước
nhằm giành quyền lợi nhiều hơn trong thực thi quyền lực nhà nước.
+ Giảm đồng bộ, thống nhất và gắn kết giữa các cơ quan nhà nước.
3. So sánh nguyên tắc tập quyền trong nhà nước xhcn và nguyên tắc phân quyền trong nhà nước
tư sản:
Tập quyền XHCN:
+ Quyền lực tập trung vào tay nhân dân thông qua Quốc Hội có sự phân công và phối hợp giữa các cơ

quan nhà
nước thực hiện các quyền ( Quyền lực tập trung thống nhất )
+ Quốc hội nắm quyền lực tối cao
+ Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội với nhiệm vụ hành pháp
+ Toà án là cơ quan chấp hành của quốc hội với nhiệm vụ tư pháp
Phân Quyền TBCN
+ Quyền lực được phân chia cho 3 cơ quan ( Quyền lực ngăn cản quyền lực )
+Quốc hội : Quyền Lập Pháp
+ Chính phủ : Quyền Hành Pháp
+ Toà Án : QuyềnTư Pháp
+ Tòa án tối cao thực hiện Quyền lực tư pháp căn cứ vào Hiến pháp, có hiệu lực đối với tất cả các vụ
việc trên phương diện luật pháp và công lý, ( công tố, bảo vệ hiến pháp )
Câu 5: Tại sao pháp luật mang tính giai cấp. Tính giai cấp được thể hiện như thế nào?
*Pháp luật mang tính giai cấp vì:
+Pháp luật do nhà nước đặt ra, Nhà nước là bộ máy nằm trong tay giai cấp thống trị, là công cụ duy trì
quyền thống trị, hướng tới bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
*Biểu hiện của tính giai cấp:
Pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị ( thông qua VBPL...)
Khi điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật bao giờ cũng điều chỉnh theo hướng có lợi cho giai cấp
thống trị nhằm bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp mình.
(+giáo trình trang 87)
Câu 6: Tại sao pháp luật mang tính xã hội? Tính xã hội được thể hiện như thế nào?
Pháp luật mang tính xã hội vì:
Pháp luật do Nhà nước đặt ra, Nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội.
Pháp luật ra đời do nhu cầu của xã hội, giúp Nhà nước quản lí, điều hành xã hội.
Biểu hiện của tính xã hội:
Là loại công cụ quan trọng nhất mà Nhà nước nào cũng sử dụng để thực hiện các chức năng của mình
nhằm duy trì trật tự xã hội.
Pháp luật phản ánh, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị song tùy thuộc hoàn cảnh lịch sử, dù ít hay
nhiều pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các giai cấp tầng lớp khác trong xã hội.

Ví dụ: Pháp luật tư sản giai đoạn đầu sau khi cách mạng tư sản thắng lợi, bên cạnh việc thể hiện ý chí
của giai cấp tư sản còn thể hiện nguyện vọng dân chủ và lợi ích của nhiều tầng lớp khác trong xã hội.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng vậy, bên cạnh việc thể hiện ý chí của giai cấp công nhân va nhân dân
lao động thì trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi thời kỳ lịch sử cũng phải tính đến ý chí và
lợi ích của các tầng lớp khác.


CHƯƠNG 6: So sánh sự giống va khác nhau giữa đạo đức và pháp luật?
* Giống nhau: Đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác đièu
chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.
* Khác nhau:
- Đạo đức:
+ Cơ sở hình thành: Từ thực tế cuộc sống, nhận thức của con người qua các thế hệ.
+ Tính chất: Không bắt buộc, tự nguyện.
+ Hình thức thể hiện: Qua các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ.
+ Phương thức bảo đảm thực hiện: Dựa vào sự tự giác, thông qua sự đánh giá khách quan của dư luận.
- Pháp luật:
+ Cơ sở hình thành: Do Nhà nước ban hành.
+ Tính chất: Bắt buộc.
+ Hình thức thể hiện: Qua các văn bản pháp luật.
+ Phương thức bảo đảm thực hiện: Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
Câu 9: Phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác?
Quy phạm pháp luật chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội phổ biến, quan trọng còn các quy phạm xã hội
khác (quy phạm tập quán, tôn giáo, điều lệ, đạo đức) thì điều chỉnh các quan hệ xã hội còn lại.
Quy phạm pháp luật có các đặc điểm mà các quy phạm xã hội khác không có:
+Tính bắt buộc và tính quy phạm phổ biến.
+Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
+Tính được bảo đảm được thực hiện bằng Nhà nước.
+Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.
CHƯƠNG 7: Câu 3: Tại sao Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật?

Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật vì:
- Nhà nước nắm trong tay quyền lực cả về kinh tế và chính trị có quyền ban hành pháp luật để quy định
quyền và ngĩa vụ pháp lí cho các chủ thể khác khi tham gia quan hệ pháp luật và chịu tác động của pháp
luật do mình đề ra.
- Tính chất đặc biệt được thể hiện ở chỗ:
+ Nhà nước chỉ tham gia vào một số quan hệ pháp luật nhất định, khi tham gia quan hệ pháp luật để thực
hiện những quyền và nghĩa vụ pháp lí của mình, Nhà nước thường sử dụng những phương pháp đặc biệt
hơn so với các chủ thể khác.
+Nhà nước tham gia với tư cách chủ thể vào các quan hệ pháp luật quan trọng như quan hệ pháp luật
hiến pháp, quan hệ pháp luật quốc tế, quan hệ pháp luật hình sự nhằm bảo vệ lợi ích cơ bản của xã hội.
Câu 4: Người đại diện của pháp nhân khi tham gia quan hệ pháp luật có phải là chủ thể của quan
hệ pháp luật đó không?
Người đại của pháp nhân khi tham gia quan hệ pháp luật không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật vì
đặc thù của pháp nhân bao giờ cũng tham gia quan hệ pháp luật thông qua người đại diện, có thể là
người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lí cho pháp nhân chứ
không phải cho người đại diện. Do đó, chủ thể trong quan hệ pháp luật bao giờ cũng là pháp nhân.
Câu 5: Tại sao khi tham gia quan hệ pháp luật chủ thể quan hệ pháp luật phải có năng lực hành
vi?
Khi tham gia quan hệ pháp luật chủ thể quan hệ pháp luật phải có năng lực hành vi vì:
Khi tham gia quan hệ pháp luật, chủ thể quan hệ pháp luật được hưởng quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp
lí do quy phạm pháp luật quy định.
Việc không thực hiện đúng hay đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lí phát sinh trong quan hệ pháp luật của


các chủ thể sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của nhà nước. Do đó, điều kiện để trở thành chủ thể quan hệ pháp
luật là phải có năng lực hành vi vì chủ thể có năng lực hành vi mới có khả năng nhận thức được và thực
hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lí của mình khi tham gia quan hệ pháp luật đồng thời gánh chịu
được những hậu quả do hành vi của mình gây ra.
Câu 8: Nêu mối quan hệ giữa quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội?
Quan hệ xã hội là quan hệ giữa con người với con người trong xã hội.

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật. Hay nói cách khác
quan hệ hệ pháp luật là hình thức pháp lí của các quan hệ xã hội khi được điều chỉnh bằng các quy phạm
pháp luật.

CHƯƠNG 8: Câu 1 : So sánh văn bản qui phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật?
Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản áp dụng pháp luật

Giống nhau
+ Đều là văn bản pháp luật do các cơ nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật ban hành.
+ Đều được nhà nước bảo đảm quyền thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước.
+ Được ban hành theo tình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
+ Đều có hiệu lực buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan
+ Đều được thể hiện dưới hình thức văn bản và dùng để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
Khác nhau
*Về chủ thể ban hành
Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ
hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình
chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành,
thức, trình tự, thủ tục luật định.
dựa trên các quy phạm pháp luật cụ thể để giải quyết
một vấn đề pháp lý cụ thể.
* Mục đích ban hành
Được dùng để ban hành, đề ra quy phạm mới hoặc
Được dùng để cá biệt hóa các quy phạm pháp luật
đình chỉ, sử đổi, bãi bỏ quy phạm hiện hành, hoặc
vào những trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ

thay đổi phạm vi hiệu lực của nó.
chức cụ thể.
Quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể
pháp luật hoặc những biện pháp trách nhiệm pháp lý
đối với người vi phạm được ấn định
* Nội dung ban hành
Chứa đựng các quy tắc xử sự chung được nhà nước
bảo đảm thực hiện, tức là các quy phạm pháp luật
nên không chỉ rõ chủ thể cụ thể cần áp dụng và
được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống,
được thực hiện trong mọi trường hợp khi có các sự
kiện pháp lý tương ứng với nó xảy ra cho đến khi
nó hết hiệu lực.
* Số lần áp dụng
Áp dụng cho nhiều lần trong cuộc sống cho đến khi
nó hết hiệu lực.
* Trình tự thủ tục ban hành
Được ban hành dưới hình thức văn bản nhằm thay
đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật và có hiệu lực bắt
buộc.

* Đối tượng áp dụng
Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành

Văn bản quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể, hoặc xác định biện pháp cưỡng chế đối với các
hành vi vi phạp pháp luật như bị phạt cảnh cáo, phạt
tiền (trong xử phạt hành chính), bị xử lý kỉ luật với
các biện pháp như khiển trách, cảnh cáo, hạ mức
lương, sa thải . . . Ngoài ra văn bản áp dụng pháp luật

còn quy định chủ thể thực hiện các tránh nhiệp pháp
lý như bồi thường thiệt hại, khắc phục các hậu quả do
hành vi vi phạm pháp luật gây ra.
Áp dụng một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể
trong những trường hợp xác định.
Được ban hành hợp pháp, nghĩa là nó phải được ban
hành đúng thẩm quyền, đúng tên gọi, đúng trình tự
và thủ tục do pháp luật quy định.
Nội dung của văn bản pháp luật phải rõ ràng, chính
xác đầy đủ.
Văn bản áp dụng pháp luật có tính chất cá biệt, thực


đối với mọi công dân, cơ quan, tổ chức trong phạm
vi lãnh thổ tương ứng thuộc quyền quản lý của cơ
quan ban hành, nhưng nhiều văn bản chỉ có hiệu
lực với những loại đối tượng nhất định.
* Sự xuất hiện
Là cơ sở để ban hành các văn bản áp dụng pháp
luật.
* Hình thức
Luật, văn bản dưới luật.
* Thực hiện
Chủ yếu thực hiện bằng các biện pháp như tuyên
truyền ,giáo dục ,thuyết phục ,các biện pháp bằng
tổ chức hành chính ,kinh tế ,chỉ trong các trường
hợp cần thiết thì thi hành bằng các biện pháp cưỡng
chế.

hiện một lần đối với các cá nhân, tổ chức liên quan.


Được ban hành trên cơ sở các văn bản quy phạm
pháp luật.
Bản án, quyết định , lệnh ,quy định …..
Được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà
nước.

Câu 3: Nhà nước không tồn tại trong mọi hình thái Kinh Tế- Xã Hội có giai cấp. Đúng or Sai? Vì
sao? Sai. Vì Nhà nước tồn tại trong mọi hình thái kinh tế xã hội có giai cấp vì khi đó tồn tại các mâu
thuẫn không thể điều hòa được giữa những giai cấp. Là điều kiện để Nhà nước ra đời và tồn tại.
Câu 9: Phân biệt quyền lực xã hội và quyền lực nhà nước?
Quyền lực Nhà nước được thực hiện bằng bộ máy nhà nước là các cơ quan, là công cụ của chính trị
Nhà nước thể hiện một cách tập trung quyền lực chính trị. Thông qua Nhà nước, quyền lực chính trị vốn
thuộc bộ phận dân cư trở thành 1 quyền lực công đối với toàn xã hội, vì Nhà nước là người đại diện
chính thức của toàn xã hội, nhân danh xã hội để điều hành, quản lý, sai khiến toàn xã hội. Tại nước ta
theo quy định của Hiến Pháp 1992 tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên
minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Nội dung thực hiện quyền lực của
mình thông qua Quốc Hội,hội đồng nhân dân các cấp và bằng các biện pháp dân chủ trực tiếp. Quyền
lực Nhà nước có những đặc điểm cơ bản sau:
Luôn gắn liền với chính quyền Nhà nước.
Được phân thành các quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp.
Do giai cấp hoặc liên minh các giai cấp thống trị xã hội tổ chức và thực hiện.
Được đảm bảo thực hiện bằng bộ máy cưỡng chế Nhà nước.
Quyền lực xã hội: khả năng chi phối và điều khiển xã hội được hình thành trên cơ sở các quy tắc đạo
đức, phong tục, tập quán, nghi lễ tôn giáo và thừa nhận quyền uy của người đứng đầu. Quyền lực xã hội
bao gồm nhiều loại hình (quyền lực nhà nước, quyền lực của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã
hội, tổ chức xã hội và các tập hợp quần chúng, quyền lực của cộng đồng dân cư của các tổ chức tôn
giáo, của dư luận xã hội).
Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Quyền lực Nhà nước và Quyền lực xã hội luôn luôn thống nhất với
nhau.

Câu 1: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước thừa nhận ( hay nhà nước đặt ra ).
Đúng or Sai? Giải thích? Đúng. Vì có 2 con đường hình thành pháp luật:
Nhà nước duy trì những phong tục tập quán sẵn có, bổ sung, sửa đổi nội dung cho phù hợp và nâng
chúng lên thành những quy tắc xử sự chung và bảo đảm cho chúng được thực hiện.
Nhà nước ban hành các quy tắc xử sự mới và bảo đảm cho chúng được thực hiện.



×