Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ,khả năng ảnh hưởng và biện pháp khắc phục trên một số mỏ phóng xạ vùng tam đường, phong thổ tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 54 trang )

MỤC LỤC
+

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Tại thị xã Lai Châu, huyện Phong Thổ và huyện Tam Đường có nhiều
vùng chưa được khảo sát môi trường phóng xạ chi tiết như: trên các mỏ đất
hiếm khu vực Đông Pao, Thèn Sin và các khu vực dân cư lân cận khu vực mỏ
chưa đo phổ gamma và lấy mẫu quặng, đá, đất phủ… theo mạng lưới nên chưa
thành lập được các bản đồ đẳng hàm lượng các nguyên tố phóng xạ. Tại các
khu vực dân cư kinh tế trọng điểm như thị xã Lai Châu, thị trấn Tam Đường,
thị trấn Mường So, Phong Thổ, cửa khẩu Ma Lù Thàng, các làng bản, khu vực
tái định cư như khu tái định cư xã Khổng Lào,… mạng lưới điều tra chưa đủ
dày, mới chỉ chú trọng khảo sát theo các hành trình mà chưa đi sâu điều tra
toàn diện các đối tượng địa chất có mặt trong vùng như các loại quặng, đá, các
nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, các vật liệu xây dựng, các loại cây trồng
vật nuôi, lương thực thực phẩm. Chưa điều tra đánh giá đầy đủ các nguồn
nước (nước ngầm, nước mặt) các loại sản phẩm chất thải, nước thải trong sản
xuất và dân dụng. Việc quan trắc môi trường mới chỉ tiến hành ở một số ít
trạm với thời gian quá ngắn (2 ngày). Tất cả những điều đó đòi hỏi phải tiến
hành kịp thời đề tài nghiên cứu nhằm khảo sát đánh giá chi tiết, xây dựng cơ
sở dữ liệu đầy đủ về hiện trạng môi trường phóng xạ đối với vùng nghiên cứu.
Từ đó có các giải pháp hợp lý, đầy đủ và kịp thời nhằm phòng ngừa hạn chế
tác hại của bức xạ phóng xạ đối với môi trường và sức khoẻ con người phục
vụ công tác quy hoạch dân cư, phát triển bền vững nền kinh tế.
Chính vì vậy đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ,khả
năng ảnh hưởng và biện pháp khắc phục trên một số mỏ phóng xạ vùng


Tam Đường, Phong Thổ tỉnh Lai Châu” có tính cấp thiết.
2. Mục tiêu của đề tài

Trên cơ sở kế thừa các kết quả đã thu hoạch được, cần khảo sát, đánh
giá hiện trạng bức xạ tự nhiên và xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường phóng
xạ trên một số vùng trọng điểm của tỉnh Lai Châu một cách toàn diện và đủ
chi tiết nhằm giải quyết triệt để 4 nhiệm vụ cấp bách được đặt ra.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Phục vụ quy hoạch dân cư, phát triển kinh tế của các khu dân cư, kinh
tế trọng điểm: Thị xã Lai Châu, thị trấn Tam Đường, Phong Thổ, Mường So,
cửa khẩu Ma Lù Thàng, khu tái định cư xã Khổng Lào.
2


Điều tra đánh giá các nguồn nước (nước mặt, nuớc ngầm) xác định mức
độ ô nhiễm phóng xạ các nguồn nước, phục vụ công tác quy hoạch khai thác
sử dụng các nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất.
Nghiên cứu yếu tố địa hình, địa mạo, thời tiết, khí hậu (hướng núi,
hướng gió) quy luật biến thiên nồng độ khí phóng xạ theo thời gian, thời tiết
(thay đổi theo mùa: mùa mưa, mùa khô, theo ngày đêm, ngày nắng, ngày mưa)
phục vụ quy hoạch và thiết kế các công trình dân cư, công sở, xuởng sản xuất
nhằm giảm thiểu tác hại của ô nhiễm phóng xạ, đặc biệt là ô nhiễm khí phóng
xạ.
Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác tài nguyên nhất là khai thác các
mỏ quặng, các loại vật liệu có chứa chất phóng xạ đối với môi trường. Đánh
giá hiện trạng môi trường phóng xạ mỏ đất hiếm phóng xạ Nậm Xe và đưa ra
dự báo mức độ ô nhiễm môi trường khi mỏ được khai thác. Điều tra môi
trường phóng xạ tại mỏ quặng đồng, thiếc.

3



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu môi trường phóng xạ

Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên Thế Giới

1.1.

Sau khi phát minh ra hiện tượng phóng xạ (Becquerel -1896) người ta
cũng xác định được các bằng chứng về tác hại của các bức xạ đối với con
người khi làm việc với các chất phóng xạ. Chính v́ vậy nhất thiết phải bảo vệ
và xác định các điều kiện an toàn cho những người trực tiếp làm việc hoặc có
tiếp xúc ngẫu nhiễn với các bức xạ ion hóa. Từ đầu thế kỉ XX nhiều tổ chức
quốc tế về an toàn bức xạ được thành lập. Uỷ ban quốc tế về an toàn bức xạ
(ICRP) đã được thành lập vào năm 1928 nhằm mục đích xây dựng các nguyên
tắc cơ bản và đưa ra các khuyến cáo về các vấn đề bảo vệ an toàn bức xạ.
Năm 1990 một bước tiến quan trọng nhằm đi tới sự thống nhất quốc tế
về an toàn bức xạ đã được xúc tiến: Thành lập Uỷ ban hỗn hợp giữa các tổ
chức quốc tế về An toàn Bức xạ (IACRS) với sự tham gia của các tổ chức sau:
Uỷ ban khối cộng đồng chung Châu Âu (CEC), Hội đồng tương trợ kinh tế
(CMEA), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới (FAO), Cơ quan năng
lượng Nguyên tử Quốc Tế (IAEA), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Cơ quan
năng lượng Hạt nhân của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD/NEA), Uỷ
ban khoa học của Liên Hợp Quốc về những ảnh hưởng của bức xạ nguyên tử
(UNSCEAR) và tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Các nước như Mỹ, Pháp, Liên Xô, trước kia, Cộng Hòa Liên Bang Nga
ngày nay, Trung Quốc, đều đề ra các tiêu chuẩn an toàn bức xạ, nghiên cứu
các phương pháp và thiết bị điều tra đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ.
-


-

Bộ y tế Liên Xô đã xuất bản bộ “ Tiêu chuẩn an toàn bức xạ” HbP -69 (năm
1969), HbP - 76/87 (năm 1988) và “ Các nguyên tắc chủ yếu làm việc với các
chất phóng xạ và với các nguồn bức xạ ion hóa OCII - 72/87 (năm 1988).
Bộ Công nghiệp Trung Quốc đã xuất bản bộ : “Tiêu chuẩn bảo vệ an toàn
phóng xạ các sản phẩm vật liệu khoáng sản thiên nhiên: JC518 -93 (năm
1993).
Hàng năm các nước có hoạt động khai thác khoáng sản phóng xạ đều
phải có báo cáo gửi đến UNSCEAR theo các mẫu quy định và được cơ quan
này xuất bản và gửi đến các quốc gia thành viên (ví dụ IAEA- TECDOC1244, 2001…)

4


Năm 1996 dưới sự bảo trợ của FAO, IAEA, ILO, OECD/NEA, Tổ chức
y tế Liên Mỹ (PAHO), WHO, Cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế xuất
bản bộ “ Tiêu chuẩn quốc tế cơ bản về bảo vệ bức xạ ion hóa và an toàn đối
với nguồn bức xạ” nhằm đạt sự thống nhất quốc tế về các tiêu chuẩn bảo vệ
bức xạ và an toàn đối với các nguồn bức xạ.
Bản đồ môi trường phóng xạ nền (phông) được các nước như Nga, Mỹ,
Đức, Thụy Điển đặc biệt chú ý, cơ bản đã thành lập xuất bản ở tỷ lệ 1/50.000
toàn quốc (Liên Bang) và một số khu vực trọng điểm thành lập ở tỷ lệ
1/25.000 đến 1/2000 (khu vực các mỏ phóng xạ,đất hiếm, khu vực chứa các dị
thường phóng xạ, đá chứa các kim loại phóng xạ hàm lượng cao). Cục địa
chất Mỹ đã hoàn thành việc lập bản đồ phân bố nồng độ khí Radon toàn Liên
bang năm 1996 và cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ cung cấp mạng Internet.
Tổng quan về tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
• Giai đoạn trước năm 1980


1.2.

Ở nước ta từ năm 1955 các phương pháp phóng xạ đã được áp dụng
trong đo vẽ bản đồ địa chất, tìm kiếm các mỏ quặng có chứa các chất phóng
xạ.
Năm 1959 Đoàn Địa chất 16 đã tìm ra một số điểm quặng đất hiếm
Fluorit ở Đông Pao. Đây là lần đầu tiên các nhà địa chất phát hiện vùng mỏ
đất hiếm ở nước ta. Dưới sự chỉ đạo của Tổng cục địa chất một số công trình
nghiên cứu điều tra về đất hiếm và các nguyên tố phóng xạ đã được tiến hành.
Các công trình đó gồm: “Thăm dò tìm kiếm mỏ đất hiếm Nậm Xe” dưới sự
chủ biên của J. Vlasop được đoàn 16 thực hiện năm 1960; “ Khoáng sản kim
loại hiếm và kim loại phóng xạ Nậm Xe (Lai Châu)” của Nguyễn Cao Sơn
thực hiện năm 1961; từ 1971-1983, Đoàn địa chất 10 đã tiến hành thăm dò sơ
bộ nói trên cho thấy mỏ đất hiếm - Fluorit - barit Đông Pao - Lai Châu” của
các tác giả Nguyễn Ngọc An, Phạm Vũ Dương được thực hiện năm 1972. Các
kết quả điều tra thăm dò nói trên cho thấy mỏ đất hiếm có quy mô rất lớn với
hàm lượng tổng oxit đất hiếm từ vài phần nghìn đến 34% (trung bình 4-6%).
Các thân quặng đất hiếm ở Nậm Xe có chiều dài 200 đến 1000m, chiều dày
đạt 2,5m, hàm lượng tổng oxit đất hiếm dao động từ 0,8 đến 36,2% và hàm
lượng trung bình 10,6%. Các nguyên tố đất hiếm cộng sinh chặt chẽ với U, Th
và các nguyên tố phóng xạ khác nên phát hiện các dị thường gamma có kích
thước lớn trên khu mỏ. Tuy nhiên các công trình này chủ yếu nghiên cứu đánh
giá về triển vọng, tính trữ lượng quặng đất hiếm và phóng xạ, công tác nghiên
5


cứu về môi trường phóng xạ và ảnh hưởng của chúng đối với môi trường chưa
được nghiên cứu.



Giai đoạn sau năm 1980
Trong giai đoạn này các kỹ thuật hạt nhân đã được ứng dụng khá phổ
biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Y tế, công nghiệp, nông nghiệp, địa chất
dầu khí, địa chất thủy văn, công trình. Trong tìm kiếm thăm dò, khai thác, chế
biến sử dụng các loại khoáng chất và vật liệu có chứa phóng xạ và ứng dụng
các kỹ thuật hạt nhân, đồng thời với những lợi ích kinh tế xã hội to lớn không
thể phủ nhận, còn gây ra nguy cơ ô nhiễm phóng xạ. Chính vì vậy Đảng và
Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường nói chung và về vấn
đề an toàn phóng xạ nói riêng. Đã có nhiều văn bản pháp luật quy định về
công tác bản vệ an toàn môi trường phóng xạ như tháng 7/1996 Nhà nước đã
ban hành “Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ”, năm 1998 Chính Phủ đã
ban hành nghị định số 50/1998/ND-CP “ Quy định chi tiết về việc thi hành
Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ”. Vì lý do trên cả nước cũng như khu
vực đã triển khai nhiều công trình điều tra nghiên cứu về tài nguyên khoáng
sản phóng xạ và đánh giá mức độ ảnh hưởng của trường phóng xạ tới môi
trường xã hội.
Đã có nhiều công trình điều tra ở tỷ lệ lớn nhằm đánh giá trữ lượng
quặng phóng xạ tại vùng Phong Thổ:
- Nguyễn Ngọc An 1983 “Thăm dò mỏ đất hiếm Bắc Nậm Xe, Lai
Châu” công trình đã đánh giá được quy mô và cấp trữ lượng tới cấp C1+C2
với tổng trữ lượng của mỏ là gần 8 triệu tấn quặng tổng.
- Hồ Nhiệm 1984 “Tìm kiếm quặng phóng xạ, đất hiếm vùng Thèn Sin,
Tam Đường, Lai Châu” công trình đã tiến hành tìm kiếm quặng phóng xạ đất
hiếm trên diện tích 21 km2 ở tỷ lệ 1/10.000 kết quả cho they khoáng hóa trong
vùng chủ yếu là Thori và đất hiếm.
- Ninh Duy Huân 1996 “Kết quả khai thác khối 2A, Nam Nậm Xe (Lai
Châu)” Tác giả đã khái quát được toàn bộ cấu trúc địa chất thân quặng, tính
trữ lượng và đánh giá được mức độ tổn thất trong khai thác, công trình này
được tiến hành song song vơi việc tổ chức khai thác.

- Nguyễn Khắc Đồng 1992 “Tìm kiếm và tìm kiếm đánh giá quặng đất
hiếm - Fluorit - Barit khu mỏ Đông Pao, Phong Thổ, Lai Châu” các tác giả đã
tìm kiếm và đánh giá ở tỷ lệ 1/10.000 đến 1/2000 đặc biệt làm sáng tỏ tổ hợp
6


quặng trong khu vực là đất hiếm, Fluorit, barit, công trình cũng phân chia
được các loại quặng tự nhiên và các loại quặng công nghiệp.
Các công trình điều tra nghiên cứu và tổng hợp ở tỷ lệ nhỏ có liên quan
đến vùng nghiên cứu
- Nguyễn Văn Lịch 1986 “Tổng hợp tài liệu phóng xạ mặt đất
1:500.000 lãnh thổ Việt Nam”
- Nguyễn Tài Thinh 1994 “Thành lập bản đồ trường phóng xạ tự nhiên
Việt Nam tỷ lệ 1:500.000” trong đó có đề cập trong vùng Phong Thổ có nhiều
khu vực có xuất liều cao vượt giới hạn cho phép và khẳng định vùng ô nhiễm
môi trường phóng xạ.
- Nguyễn Văn Hoai 1990 “Đánh giá tiềm năng Urani và một số nguyên
liệu khoáng, phục vụ cho công nghiệp năng lượng nguyên tử trên lãnh thổ
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”
- Phạm Vũ Đương 1986 “Đánh giá triển vọng quặng phóng xạ dải
Thanh Sơn (Phú Thọ), Tứ Lệ (Sơn La), Phong Thổ (Lai Châu)”
- Nguyễn Quang Hưng 2003 “Báo cáo tổng quan về tiềm năng Urani ở
Việt Nam”
Sau năm 1980 đề tài cấp Nhà nước “Cơ sở khoa học của việc sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường” do cố giáo sư Nguyễn
Đình Tứ chủ trì có 4 đề tài nhánh liên quan đến môi trường xạ:
- Đề tài nhánh mã số 5202-01 : “Nghiên cứu ảnh hưởng của phóng xạ
đối với sức khỏe con người nhằm đề ra phương pháp điều trị” do GS.TS Viện
trưởng Lê Thế Trung, Viện Quân y 103 chủ trì.
- Đề tài nhánh mã số 5202-02 : “Nghiên cứu mức độ ô nhiễm xạ môi

trường không khí tại Việt Nam” do Viện Hóa học Quân sự Bộ tư lệnh Hóa học
chủ trì.
- Đề tài nhánh mã số 5202-03 “Nghiên cứu xác lập các vùng nhiễm xạ
và mức độ nhiễm xạ” do GS. TS Trương Biên Trường Đại học Tổng Hợp nay
là Đại học Khoa học Tự nhiên chủ trì.
Tại vùng Phong Thổ, ngoài các công trình trên còn có một số công
trình điều tra môi trường phóng xạ của Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Liên

7


đoàn Vật lý địa chất, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Viện Vật lý Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Hàng năm, Sở Khoa học Công Nghệ và môi trường tỉnh Lai Châu (từ
năm 2004 là sở Tài nguyên Môi trường) có các báo cáo hiện trạng môi trường
tỉnh Lai Châu, trong đó có đề cập đến ô nhiễm kim loại nặng, các nguyên tố
độc hại trong nước, đất và vỏ phong hóa. Về môi trường phóng xạ có những
đánh giá sơ lược và chưa được quan tâm đúng mức.
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
2.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ,khả năng ảnh hưởng và biện
pháp khắc phục trên một số mỏ phóng xạ vùng Tam Đường, Phong Thổ tỉnh
Lai Châu.

Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề được thực hiện tại địa bàn huyện Tam Đường và huyện Phong Thổ
tỉnh Lai Châu.
2.3.
Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp khảo sát và đo đạc trường phóng xạ tại thực địa
2.2.

Như trên đã nói tác dụng sinh học của bức xạ phóng xạ được đánh giá
bằng giá trị tổng liều tương đương bức xạ. Trong đó tổng liều tương đương
bức xạ bằng tổng liều chiếu ngoài và liều chiếu trong của các chất phóng xạ.
Liều chiếu ngoài gây ra bởi các nguồn chiếu bức xạ gamma ngoài, còn liều
chiếu trong gây ra bởi nguồn chiếu trong thong qua đường hô hấp và tiêu hóa.
Bởi vậy, hệ phương pháp được lựa chọn bao gồm các phương pháp đo theo lộ
trình và theo điểm, đồng thời đo dài ngày theo các trạm quan trắc để có đủ các
số liệu xác định liều chiếu tương đương. Không những thế được nguyên nhân
và đề xuất các biện pháp giảm nhẹ tác hại của ô nhiễm phóng xạ phải làm sang
tỏ bản chất và mối tương quan giữa các dị thường phóng xạ với các đối tượng
địa chất: các loại đá, quặng, môi trường địa hóa, các nguyên tố đi kèm, các
loại vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu chất thải có chứa các chất phóng xạ được
dùng trong sản xuất, xây dựng và các nhu cầu mọi mặt phục vụ đời sống nhân
dân. Do đó hệ phương pháp khảo sát phóng xạ không những phải đảm bảo đủ
để tính được giá trị tổng liều tương đương bức xạ mà còn phải xác định được
hàm lượng các nguyên tố phóng xạ tại hiện trường và trong các mẫu vật đã
được thu thập tại các địa điểm khảo sát. Các thiết bị Inspector (Mỹ), DKS-96P
(Nga), CPΠ 6801 dùng đo suất liều tương đương bức xạ và cường độ gamma;
8


GAD-6 (Canada) để đo phổ; RAD-7 (Mỹ), đo eman đều có độ nhạy và độ
chính xác thỏa mãn yêu cầu của đề tài đề ra.
Các thiết bị đo đạc các tham số môi trường phóng xạ như DKS 96, máy
phổ GS 512 đều đã được kiểm định đồng bộ máy. Công tác kiểm định và
chuẩn máy đo xạ, phổ theo đúng quy định hiện hành của Bộ Công nghiệp
trước đây và Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày nay (có chứng chỉ chuẩn máy

và kiểm định máy kèm theo).
Điểm mới của đề tài là khởi thảo phương pháp hệ khảo sát tách biệt
trường bức xạ tự nhiên ra khỏi các thành phần nhân tạo do tác động của con
người gây ra. Các tác động của con người làm biến đổi trường bức xạ phóng
xạ gồm các hoạt động sản xuất sinh hoạt phá huỷ, làm bóc mòn tầng đất phủ
mặt đất, khai thác thu gom, tuyển làm giàu, chế biến các loại quặng và các loại
vật liệu có chứa các chất phóng xạ. Các hoạt động đó làm lộ các đối tượng
chứa chất phóng xạ ra bề mặt mặt đất, làm lan truyền và tích tụ, tiếp cận các
chất phóng xạ vào các khu vực dân cư gây ô nhiễm phóng xạ ở các mức độ
khác nhau. Một số ví dụ điển hình về tác động của con người gây ô nhiễm
phóng xạ tại các khu vực thị trấn Mường So và thị xã Lai Châu là dân khai
thác đất sét có hoạt độ phóng xạ cao làm gạch xây nhà ở (sẽ được trình bày ở
phần sau).
2.3.2. Phương pháp đo suất liều tương đương và đo cường độ bức xạ gamma

Đây là phương pháp đo để xác định đặc trưng cường độ bức xạ gamma
sát mặt đất và suất liều chiếu ngoài nhằm xác định nguồn gây bức xạ và xác
định liều chiếu ngoài. Các thiết bị để đo là DKS-96P (Nga), CPΠ 68-01
(Nga). Các thiết bị được kiểm định và chuẩn, đáp ứng được yêu cầu về độ
nhạy và độ chính xác đề ra như đã trình bày ở trên.

9


- Đối với tỉ lệ 1:25.000: chúng tôi đo trên diện tích hai huyện Tam Đường
và Phong Thổ.
Hành trình đo đạc theo các đường mòn, bờ sông, bờ ruộng.
10



Khoảng cách đo trung bình giữa các điểm đo là 50-100m/điểm; mật độ
trung bình là 8-9điểm/km2.
Khối lượng đo hai vùng là 3000điểm, so với kế hoạch giao đạt 100%,
Diện tích đo là 800km2, so với kế hoạch giao đạt 100%.
Cách đo: Đo cường độ bức xạ gamma ngay trên mặt đất và đo tại độ
cao 1m. Đơn vị đo cường độ bức xạ gamma là µR/h, còn đối với suất liều
chiếu ngoài là µSv/h thời gian đo tại mỗi trạm 1phút/trạm.
- Đối với tỉ lệ 1/5.000: ở mức tỉ lệ lớn chỉ đo tại các vùng dân cư trọng
điểm, dân cư ven các mỏ như đã trình bày ở trên.
Khoảng cách đo 10-25m/điểm, mật độ đo 50điểm/km 2. Khối lượng đo
tổng cộng ở tỉ lệ /5.000 là 2000 điểm với diện tích đo 60km2 đạt 100
Cách đo tương tự như đo ở tỉ lệ 1/25.000.
Sai số đo: Chúng tôi đã tiến hành đo lặp kiểm tra 11% tổng số điểm
khảo sát, sai số phép đo δ=9,5% hoàn toàn nằm trong phạm vi cho phép và đủ
tin cậy đưa vào sử dụng.
Kết quả đo cho phép lập các bản đồ liều chiếu ngoài và cường độ bức
xạ tỉ lệ 1/50.000 cho toàn vùng và tỉ lệ 1:10.000; 1:5000 cho các khu vực khảo
sát chi tiết.
2.3.3.

Phương pháp đo phổ gamma và khối lượng
Đây là phương pháp xác định phổ của các nguyên tố phóng xạ tự nhiên
chủ yếu là U, Th, K nhằm xác định bản chất của trường phóng xạ. Chúng tôi
sử dụng các máy GAD-6 và GS 512 của Canada đầu thu nhấp nháy để đo bức
xạ gamma tự nhiên theo các mức năng lượng khác nhau để xác định riêng biệt
hàm lượng U, Th, K trong trầm tích, đất, đá. Các máy này có độ nhạy và độ tin
cậy cao đáp ứng được yêu cầu đề tài và được kiểm định như đã trình bày ở
trên.
Mạng lưới đo: ở tỷ lệ 1:25.000 cứ 5 điểm đo suất liều tương đương bức
xạ và cường độ bức xạ gamma đo 1 điểm phổ gamma, còn ở tỷ lệ 1:5.000 cứ

10 điểm đo suất liều gamma có 1 điểm đo phổ gamma .
Khối lượng đo vùng nghiên cứu là 1000 điểm, đạt 100% so với kế
hoạch giao.

11


Cách đo: Đầu thu của máy được đặt sát và vuông góc bề mặt đối tượng
khảo sát. Tại mỗi điểm đo đọc và ghi số điểm của cả 4 kênh (kênh tổng, kênh
U, kênh Th, kênh K), mỗi điểm đo đạc 3 lần rồi tính trung bình, thời gian đi
1,5phút /điểm.
Sai số: kênh U δU=13,3%, kênh Th δTh=13,4%, kênh K δK = 9% đều
nằm trong khoảng cho phép, đủ tin cậy để đưa vào sử dụng.
2.3.4.

Phương pháp đo radon trong không khí và khối lượng
Đo nồng độ Rn trong không khí nhằm mục đích xác định liều chiếu
trong qua đường hô hấp của môi trường phóng xạ.
Nồng độ Rn trong không khí dao động trong một khoảng rộng từ vài
chục mBq/l đến hàng trăm mBq/l. Vì thế chúng tôi phải chọn hai loại máy có
độ nhạy đáp ứng được yêu cầu là AB-5, RDA-200 của Canada để đo Rn trong
không khí vùng nghiên cứu. Các máy đo này đã được kiểm định và chuẩn như
đã trình bày ở trên.
a, Đo Rn trong không khí theo lộ trình
Đo radon được tiến hành đồng thời cùng các lộ trình địa chất môi
trường tổng hợp, đo trong, ngoài nhà ở các khu dân cư, các công trình công
cộng.
- Đo radon trong không khí: mỗi điểm đo đã tiến hành đo bơm lưu
thông không khí ở độ cao 1m. Khoảng cách điểm đo trong khu vực thị trấn, thị
xã dân cư gần mỏ 25-50m/điểm, khu vực dân cư, xa khu vực mỏ từ 100 đến

200m/điểm, mật độ tỉ lệ 1:25.000 1điểm/km 2 và tỉ lệ 1:5.000 là 6-7 điểm/km 2.
Kết quả được tổng hợp và xây dựng sơ đồ bản đồ liều chiếu trong, tác động
vào cơ thể qua đường hô hấp.
Khối lượng đo tổng cộng 600 điểm, trong đó tỉ lệ 1:25.000 là 400 điểm,
1:5.000 là 200 điểm.
Đo radon trong nhà và ngoài nhà đã chọn một số nhà đặc trưng trong
khu vực như: Nhà xây kiên cố cao tầng, nhà cấp 4… Tại mỗi nhà tiến hành đo
radon ở độ cao 1,0m trong nhà (kín gió) và ngoài nhà (thoáng khí). Kết quả
phân chia liều chiếu trong theo các loại nhà đặc trưng, đặc biệt chú ý đến mức
độ thoáng khí và khả năng thoát của khí radon từ nền đất vào trong nhà (loại
nhà và vật liệu làm nền).

12


Tổng số điểm đo kiểm tra 60 điểm, sai số tương đối δ=9,3% nằm trong
giới hạn cho phép và đảm bảo độ tin cậy để sử dụng.
b, Đo Rn trong không khí theo quan trắc
Nhằm phát hiện sự thay đổi nồng độ radon trong không khí theo thời
gian, theo mùa và từ đó đánh giá sự thay đổi nồng độ radon, thoron và phông
bức xạ tự nhiên trong vùng nghiên cứu.
Máy đo radon được dùng trong quan trắc RAD-7(Mỹ). Máy được chế
tạo tại Mỹ dùng xác định nồng độ Rn bằng đo phổ năng lượng tia alpha nên nó
có khả năng loại bỏ sự nhiễm bẩn do sự tích lũy các sản phẩm phóng xạ con
cháu ở thiết bị đo có đặc trưng kỹ thuật và độ nhạy đảm bảo xác định radon
trong nghiên cứu môi trường của khu vực và Thế Giới. Qui trình thu thập số
liệu, kiểm tra máy, kiểm chuẩn máy tuân thủ quy phạm kỹ thuật thăm dò
phóng xạ của Bộ Công nghiệp ban hành năm 1998.
Mạng lưới quan trắc: sau khi có kết quả sơ bộ khảo sát theo diện tích
toàn bộ vùng nghiên cứu. Căn cứ vào đặc điểm môi trường, đối tượng quặng,

đặc điểm địa hình, khí tượng thủy văn… Chúng tôi đã tiến hành quan trắc tại:
thị xã Lai Châu, thị trấn Bình Lư, thị trấn Mường So khu vực mỏ đất hiếm
Đông Pao, Thèn Sin. Quan trắc radon sử dụng máy RAD-7, quan trắc phông
bức xạ tự nhiên sử dụng máy DKS-96P. Trạm quan trắc được định vị bằng
máy GPS.
2.3.5.

Phương pháp lấy mẫu và khối lượng
a) Công tác lấy mẫu nước và khối lượng
Trong nghiên cứu môi trường cần phải xác định nồng độ của các chất
phóng xạ chủ yếu U, Th, 40K, Ra có trong nước để tính liều chiếu trong của
các chất phóng xạ trong xâm nhập cơ thể qua đường tiêu hóa.
Muốn vậy đã tiến hành lấy các loại mẫu nước sinh hoạt trên diện tích
nghiên cứu gồm: nước máy, giếng, ao, hồ, sông. Các mẫu nước được lấy với
thể tích 3 lít đựng trong can đã được súc rửa sạch. Các mẫu nước đã được axit
hóa 5%HCL chống kết tủa. Mẫu lấy đều được đánh số hiệu và ghi vào số mẫu:
loại mẫu lấy, vị trí lấy mẫu và số hiệu mẫu.
Số lượng lấy mẫu nước ở vùng nghiên cứu là: 30 mẫu, các mẫu nước
được gửi phân tích hàm lượng U, Th, K, Ra và xác định tổng hoạt độ alpha,
bêta.
13


b) Công tác lấy mẫu đất đá, trầm tích và khối lượng
Các mẫu đất, đá, bùn, vật liệu xây dựng, quặng, chất thải được lấy để
phân tích U, Th, K nhằm giải thích bản chất dị thường phóng xạ và nguồn gốc
gây ra ô nhiễm trong vùng nghiên cứu và được lấy ở những diện tích có suất
liều bức xạ gamma cao, các mẫu tại các vị trí có điều kiện địa hóa đặc biệt.
Trọng lượng mỗi mẫu lấy từ 100-300g.
Số lượng mẫu đất (mẫu rãnh điểm) trong vùng nghiên cứu là: 100 mẫu.

c) Mẫu thực vật
Mẫu thực vật: chúng tôi đã lấy các cây lương thực chủ yếu của địa
phương là lúa, ngô, sắn, chè. Số lượng mẫu lấy trong vùng là 30 mẫu.
2.3.5.1.

Phương pháp phân tích mẫu
Công tác phân tích mẫu được các cơ quan phân tích có uy tín của Việt
Nam thực hiện.
1. Phân tích xác định hàm lượng các nguyên tố phóng xạ bằng phương
pháp phổ gamma
Mẫu được phân tích trên hệ đo phổ gamma đa kênh.
Độ nhạy phân tích đối với U: 0,1ppm, Th: 0,1ppm, K: 0,1%.
Số lượng mẫu phân tích của vùng là 100 mẫu, so với kế hoạch giao đạt
100%.
Kết quả phân tích góp phần xác định các dị thường hàm lượng U, Th, K
trong thổ nhưỡng, trầm tích và so sánh các kết quả đo ngoài trời và kết quả đo
trong phòng.
2. Phân tích xác định hoạt độ phóng xạ α+β trong nước
Mẫu được phân tích Trung tâm xử lý Môi trường Bộ Tư lệnh Hoá học.
Độ nhạy đối với α: 0,005 Bq/l, đối với β: 0,01Bq/l.
Số lượng mẫu phân tích của vùng là 30 mẫu, so với kế hoạch giao đạt
100%.
Các kết quả phân tích hoạt độ α+β cho phép chúng ta xác định mức độ
ô nhiễm phóng xạ đối với môi trường nước sinh hoạt cho người và gia súc.

14


3. Phân tích xác định hàm lượng phóng xạ U, Th, K, Ra trong nước bằng
phương pháp hoá phóng xạ

Mẫu được phân tích bằng phương pháp hoá phóng xạ tại Xí nghiệp 156
- Liên đoàn Địa chất Xạ hiếm.
Số lượng mẫu phân tích của vùng là 30 mẫu, so với kế hoạch giao đạt
100%.
Kết quả phân tích hàm lượng U, Th, K, Ra trong nước đóng góp vào
việc xác định liều chiếu trong qua đường tiêu hóa.
4. Phân tích xác định hàm lượng U, Th, K, Ra trong mẫu thực vật
Mẫu được phân tích bằng phương pháp phổ gamma phông thấp tại
Trung tâm Công nghệ xử lý Môi trường Bộ Tư lệnh Hoá học.
Số lượng mẫu phân tích của vùng là 30 mẫu, so với kế hoạch giao đạt
100%.
Kết quả phân tích loại mẫu này đóng góp vào việc xác định liều chiếu
trong qua đường tiêu hóa.
Bảng 1: Bảng tổng hợp khối lượng công tác

Tỷ lệ
T
T

1
2

15

Tên công việc

Đơn
vị

Tổng


1:25.000

1:5.00
0

theo
đề
cương

thực
hiện

đạt
(%)

Diện tích

km2

800

60

860

860

100


Trắc địa (định vị
GPS)

điểm

3.000

2.000

5.000

5.000

100

Số điểm

điểm

3.000

2.000

5.000

5.000

100

Mật độ điểm


đ/km2

8-9

50

Khoảng cách các

m

50-100

10-25

Đo gamma môi
trường (suất liều
tương đương, suất
liều gamma)


điểm trên tuyến
Đo phổ gamma
3

Số điểm

điểm

600


400

Mật độ điểm

đ/km2

1,5-2

8-9

Khoảng cách các
điểm trên tuyến

m

100-200

25-50

1.000

1.000

100

600

600


100

4

4

100

Đo eman (đo nồng
radon trong không
khí)
4

5

Số điểm

điểm

400

200

Số điểm

đ/km2

~1

6-7


Khoảng cách các
điểm trên tuyến

m

100-200

25-50

Quan trắc môi trường
phóng xạ bằng RAD
7, RDA-200, DKS
96P

trạm

Lấy mẫu phân tích

6

Nước

mẫu

10

20

30


30

100

Mẫu rãnh điểm (đất +
vỏ phong hoá)

mẫu

50

50

100

100

100

10

20

30

30

100


Mẫu thực vật, lương
thực

16


Bảng 2: Bảng tính sai số các phương pháp khảo sát

TT

Phương pháp đo

Sai số tương đốiδ
(%)

Đơn
vị tính

Khối lượng
điểm đo kiểm
tra

Tỷ lệ
kiểm tra
(%)

Thực tế

Cho phép


1

Gamma môi
trường

mSv/h

550

11

9.5

< 10

2

Eman

Bq/m3

60

10

9.3

< 20

Urani


ppm

110

11

13.3

< 15

Thori

ppm

110

11

13.4

< 15

Kali

%

110

11


9.0

< 15

Phổ gamma
3

2.3.5.2.

Phương pháp xử lý tài liệu ðánh giá mức ðộ ô nhiễm phóng xạ

1. Tính các giá trị liều týõng ðýõng bức xạ
a) Tính liều chiếu ngoài (Hn) cho một năm
Liều chiếu ngoài được tính theo công thức sau:
Hn = D.N.Q
Trong đó: D là liều hấp thụ trong năm với
D = I.K.t
với:

I suất liều bức xạ đã trừ phông riêng của máy đo bức xạ (µR/h)
t thời gian chiếu xạ trong một năm là 8760 giờ (nhóm C)

K hệ số chuyển đổi liều chiếu sang liều hấp thụ. Đối với bức xạ gamma
trong không khí K=0,87.
Đối với bức xạ gamma Q=1, N=1.
Từ các hệ số đã nêu trên đối với bức xạ gamma ta có liều chiếu ngoài
tình theo công thức:
Hn(mSv/năm) = 7,6.10-2Iγ(µR/h)
b) Tính liều chiếu trong các chất phóng xạ xâm nhập qua đường tiêu hoá

Liều chiếu trong Hd do các bức xạ alpha, bêta, gamma của các nguyên
tố phóng xạ tự nhiên chủ yếu như urani, thori, kali và rađi có trong nước và
17


thức ăn (lương thực, thực phẩm, rau quả) xâm nhập vào cơ thể người qua
đường tiêu hoá. Liều chiếu trong Hd được thể hiện tổng quát theo biểu thức
sau:
Hd(mSv/năm) = HdU + HdTh + HdK + HdRa,
trong đó:

HdU - liều chiếu trong của nuclit 238U qua đường tiêu hoá,
HdTh - liều chiếu trong của nuclit 232Th qua đường tiêu hoá,

HdRa - liều chiếu trong của nuclit qua đường tiêu hoá,
HdK - liều chiếu trong của nuclit 40K qua đường tiêu hoá.
Hd của từng nuclit được tính theo biểu thức sau:
H d (mSv / nam) =

trong đó:

2.10 −8.F .E hd .Thd
m

 1 − e − λhd .t 
1 −

λhd 

,


F=c.V.f: tốc độ nuclitt xâm nhập vào cơ thể (Bq/ngày),
C - nồng độ nuclit tương ứng (Bq/m3),
V- tốc độ của nước vào cơ thể qua đường ăn uống (m3/ngày),
F - hệ số tỷ lệ nuclit xâm nhập vào cơ thể,
Thd - thời gian bán rã hiệu dụng (ngày) Thd = 0,693/λhd,
λhd - hằng số phân rã hiệu dụng của nuclit tương ứng: λhd = λR + λB,
λR - hằng số phân rã,
λB - hằng số sinh học,
Ehd – năng lượng hiệu dụng của nuclit tương ứng,
m - trọng lượng cơ quan xung yếu của cơ thể con người,
nuclit 226Ra, 232Th, 40K (tính cho xương m=7kg),
nuclit 238U (tính cho thân m=0,31kg),
t- thời gian xâm nhập của nuclit trong năm (365 ngày).

Ở đây lượng nước trung bình trong năm vào cơ thể qua đường ăn uống là
800 lít.
Từ đó tính được Hd theo công thức sau:

18


Hd(mSv/năm) = (6,2.10-6AK+2,8.10-4ARa+2,3.10-4ATh+4,4.10-5AU).md,
Trong đó: AK, ARa, ATh, AU - hoạt độ trong 1 lít nước (Bq/l) hoặc kg lương
thực (Bq/kg).
md: một năm người dân sử dụng 800lít nước và 650 kg lương thực,
thực phẩm.
c) Tính liều chiếu trong của các chất phóng xạ xâm nhập qua đường hô
hấp (Hp)
Các khí phóng xạ chủ yếu là radon được hít thở vào cơ thể người gây ra

liều chiếu trong qua đường hô hấp (Hp).
Các giá trị nồng độ khí radon sau khi đo được có thể dùng công thức tính
liều tương đương qua đường tiêu hoá để tính (Hp).
Tuy nhiên để đơn giản có thể tính liều chiếu trong (H p) theo công thức
tính của Ismal-Sulaiman và được rút gọn như sau:
Hp =

Trong đó:

A.B.t
(rem / nam)
1,81 .108
,

A - nồng độ radon trong không khí (pCi/l)
B-tốc độ thở trung bình (lit/h)

t(h)-thời gian hít thở không khí có nồng độ radon tương ứng
trong một năm (8760 giờ - nhóm C).
Để tính theo đơn vị mới ta có công thức sau:
Hp = 0,15.10-5.A.B.t (mSv/năm)
Từ đó Hp được tính theo công thức sau:
Hp (mSv/năm) = 0,0085NRn (Bq/m3).
Tổng liều tương đương bức xạ (HΣ) được tính theo công thức sau:
HΣ = Hn +Hp +H d

Tính toán và xây dựng bản đồ liều chiếu ngoài cho vùng nghiên cứu
Để xác định liều chiếu ngoài, đề tài đã sử dụng máy đo suất liều tương
đương bức xạ DKS-96P(do CHLB Nga sản xuất) và máy đo cường độ bức xạ
gamma CPΠ 68-01 do CHLB Nga sản xuất.


19


Tại các điểm khảo sátdùng máy DKS-96P, giá trị liều chiếu ngoài được
tính theo công thức:
Hn(mSv/năm) = 10-3x(365x24)xH(µSv/h),
Hn(mSv/năm) = 8,76H(µSv/h),
Trong đó: H(µSv/h) là giá trị suất liều tương đương bức xạ (suất liều
chiếu ngoài) đo đựoc tại điểm khảo sát.
Giá trị suất liều chiếu ngoài trong vùng nhỏ nhất là 0,1µSv/h, giá trị lớn
nhất là 9,1µSv/h, trung bình là 1,4µSv/h. Bản đồ ðẳng trị liều chiếu ngoài
vùng nghiên cứu tỉ lệ 1:50.000 được thành lập trên cơ sở xử lý tổng hợp kết
quả đo suất liều chiếu ngoài năm 2007-2008 và các số liệu đo suất liều chiếu
ngoài, đo gamma đã thu thập được.
Bức tranh phân bố liều chiếu ngoài tương tự với bức tranh phân bố cường
độ gamma trong vùng.
Liều chiếu ngoài trong vùng biến thiên trong khoảng từ H n ~
1,0mSv/năm tới 10mSv/nãm và lớn hõn, trung bình Hn = 2mSv/năm.
- Khu vực có liều chiếu ngoài Hn < 1,5mSv/năm phân bố thành những
diện tích nhỏ nằm ở xung quanh thị trấn Tam Đường (Bình Lư), vùng phía
Ðông Bắc-Tây Nam thị xã Lai Châu, thị trấn Pa So và một vài diện tích nhỏ
rải rác trong vùng, liên quan chủ yếu đến trầm tích Đệ tứ và đá vôi sét, bột kết
thuộc hệ tầng Tân Lạc.
- Hầu hết diện tích trong vùng là khu vực có liều chiếu ngoài từ
1,5mSv/năm đến 2,3mSv/năm, liên quan chủ yếu đến các thành tạo thuộc các
hệ tầng Mường Trai, hệ tầng Suối Bàng, hệ tầng Đồng Giao, hệ tầng Nậm Mu.
- Khu vực dị thường liều chiếu ngoài từ H > 2,3mSv/năm đến H >
4mSv/năm và lớn hơn phân bố ở phía Tây Nam thị trấn Tam Đường, Ðông
Bắc thị trấn Mýờng So, Khổng Lào và một số diện tích hẹp ở xã Hoàng Thèn,

xã Thèn Sìn, phía Đông thị xã Lai Châu, Ðông Bắc, Tây Bắc thị trấn Tam
Ðýờng. Các khu vực dị thường liều chiếu ngoài kể trên có liên quan với đá
magma xâm nhập phức hệ Nậm Xe – Tam Đường, phức hệ Pusamcap. Riêng
dị thường kích thước tương đối lớn Tây Nam thị trấn Tam Ðýờng có liên quan
với mỏ đất hiếm Đông Pao, dị thýờng khu vực bản Màu, bản Mỏ. Dị thýờng
khu vực bản Màu, bản Mỏ liên quan với mỏ ðất hiếm Nậm Xe có biên ðộ cực
ðại ðạt tới Hn > 10mSv/năm và lớn hõn.
20


2. Tính toán và xây dựng bản ðồ liều chiếu trong cho vùng nghiên cứu
Tính liều chiếu trong do các chất phóng xạ xâm nhập qua đường tiêu hoá.
Như trên đã trình bày, liều chiếu trong qua đường tiêu hoá được tính theo
công thức sau: (công thức II.6).
Hd(mSv/năm) = (6,2.10-6AK + 2,8.10-4ARa + 2,3.10-4ATh + 4,4.105

ªU)md

Xử lý tổng hợp kết quả tính toán liều chiếu trong từ các mẫu nýớc ðýợc
ðýa ra trong bảng II.6; từ các mẫu thực phẩm, thực vật ðýợc ðýa ra trong bảng
II.7 có tương đối nhiều mẫu lương thực có hoạt độ phóng xạ vượt quá tiêu
chuẩn an toàn cho phép. Trong đó các loại lương thực bị ô nhiễm phóng xạ
chủ yếu tập trung tại các khu mỏ đất hiếm Nậm Xe, Đông Pao và tại một số
diện tích dị thường phóng xạ khu vực Thèn Sin-Chuyên Chà Chải. Một số loại
cây như sam, sắn, chè, dong riềng, đu đủ có hàm lượng chất phóng xạ rất cao
trong thân lá, củ, quả. Đó là do chúng cho có đặc tính hấp thụ chất phóng xạ
cao hơn so với các cây khác. Dễ dàng nhận thấy các chất phóng xạ tập trung
nhiều trong các loại củ như sắn, dong riềng. Chỉ có rất ít mẫu thóc, ngô phát
hiện có hàm lượng các chất phóng xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Các diện tích trên các khu mỏ đất hiếm và trên một số dị thường phóng

xạ có các loại lương thực bị nhiễm xạ đều đã được khoanh định để cảnh báo
và đề xuất giải pháp phòng ngừa nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người dân (xem
bản vẽ số 8).
Đặc điểm phân bố liều chiếu trong (xem bản vẽ số 6)
Liều chiếu trong gồm 2 thành phần: liều chiếu trong do các chất phóng
xạ xâm nhập qua đường hô hấp và liều chiếu trong do các chất phóng xạ xâm
nhập qua đường tiêu hoá. Bởi vậy việc phân tích quy luật phân bố liều chiếu
trong được thực hiện sau khi đã làm rõ quy luật phân bố nồng độ Rn trong
không khí và hàm lượng các chất phóng xạ trong nước, trong lương thực, thực
phẩm của vùng nghiên cứu.
Trên bản đồ đẳng trị liều chiếu trong tỉ lệ 1:50.000 thấy rõ giá trị liều
chiếu trong trong vùng biến thiên trong khoảng: H t<0,3mSv/năm đến
Ht>2,0mSv/năm, giá trị trung bình Ht = 0,55mSv/năm. Trên bản đồ có 2 cụm
dị thường liều chiếu trong có Ht>0,9mSv/năm liên quan với các mỏ ðất hiếm
phóng xạ Ðông Pao và Nậm Xe.
21


Dị thýờng liều chiếu trong Ht>0,9mSv/nãm trên khu mỏ Ðông Pao nằm
cách thị xã Lai Châu 8km về phía Ðông Nam gồm 3 diện tích dị thýờng tạo
thành một cụm. Các diện tích dị thýờng ðều có xu hýớng bao lấy các thân
quặng ðất hiếm. Hai diện tích nhỏ có dạng kéo dài theo phýõng Tây Bắc –
Ðông Nam bề rộng khoảng 700m ðến 1,5km, chiều dài 1,6km – 4km. Diện
tích dị thýờng có dạng týõng ðối ðẳng thýớc với các cạnh 3x4km (diện tích
khoảng 12km2).
Dị thýờng liều chiếu trong H t>0,9mSv/nãm trên khu mỏ Nậm Xe thuộc
các xã bản Màu, bản Mỏ. Dị thýờng có dạng kéo dài theo phýõng Tây Bắc –
Ðông Nam, bề rộng hõn 1km, chiều dài 6,5km. Phần trung tâm có một dải dị
thýờng biên ðộ Ht>2mSv/nãm dạng kéo dài, diện tích ~1,5km 2 nằm trùm lên
các thân quặng gốc và quặng phong hoá kéo dài tới bản Màu.


22


Bảng 4: Đặc trưng thống kê thành phần môi trường phóng xạ của mẫu nước theo phân vùng môi trường phóng xạ
Liều chiếu
trong
238
232
U
Th
Hd(mSv/năm)
min-max
min-max
min-max
TB
TB
TB
0,012÷0,207 0,049÷1,215 0,01÷0,227 *
0,074
0,276
0,054
0,030÷0,109 0,114÷0,324 0,027÷0,074
0,046
0,196
0,044

Hoạt độ phóng xạ (Bq/l)
T
T


1

2

3

Khu vực

Loại
mẫu

Đông Pao

Nước
mặt
Nước
ngầm

Nậm XePhong Thổ

Huyện Tam
Đường

40

Số lượng

43
8


Nước
mặt

7

Nước
ngầm

9

Nước
mặt
Nước
ngầm

K
min-max
TB

226

Ra
min-max
TB

0,012÷0,14
0,041
0,012÷0,047
0,03

0,040÷1,462
0,031÷0,078
*
0,051
0,087
0,016÷0,697 0,39÷1,754 *
0,208
0,873

0,010÷0,014
0,012

0

0,09÷0,328 *
0,181

0,011÷0,014
0,013

0

0,089÷0,397 *
0,197

44

0,004÷0,175
0,046


0,021÷0,490 0,049÷0,499
0,123
0,258

0,001÷0,121
*
0,045

8

0,035÷0,088
0,065

0,01÷0,100
0,039

0,008÷0,076
0,034

* Các giá trị vượt quá tiêu chuẩn an toàn phóng xạ cho phép
23

0,049÷0,324
0,189

Ghi chú

Mẫu nước có hoạt
độ phóng xạ cao
thuộc khu vực

Đông Pao –Chuyên
Chà Chải


Tổng hợp các kết quả phân tích mẫu nước cho thấy một số mẫu nước mặt khu mỏ Đông Pao, một số mẫu nước mặt
khu mỏ Nậm Xe và một số mẫu nước mặt khu vực Đông Phong – Thèn Sin và Chuyên Chà Chải có hoạt độ phóng xạ vượt
quá tiêu chuẩn an toàn phóng xạ cho phép. Đề tài đã tiến hành khoanh các vùng nước bị ô nhiễm phóng xạ và đề xuất giải
pháp phòng ngừa hợp lý (xem bản đồ số 8)
Bảng 5: Kết quả phân tích hoạt độ phóng xạ trong các mẫu lương thực vùng nghiên cứu
Hoạt độ phóng xạ (Bq/l)
T
T

1

2

Khu vực

Đông Pao

Nậm XePhong Thổ

24

Loại
mẫu

40


Số lượng

K

226

Ra

238

U

232

Th

min-max

min-max

min-max

min-max

TB

TB

TB


TB

Liều chiếu
trong
Hd(mSv/năm)
min-max
TB

Thóc

14

27,1÷54,5
35,09

0,23÷1,012
0,462

0,234÷1,032 *
0,472

0÷0,564
0,279

0,2÷0,58
0,288

Sắn

6


115,2÷161,0
135,65

0,366÷4,425
2,189

0,347÷4,514 *
2,232 *

0,153÷9,9 *
4,878 *

0,70÷2,288 *
1,735 *

Chè

3

49,3÷104,8
72,367

3,48÷10,54 *
6,207 *

Đu
đủ

2


288,63*÷297,57*
293,10*

0,87÷2,63
1,70

0,77*÷0,78*
0,78*

1,03÷2,51
1,77

1,89*÷2,49 *
2,19*

Dong
riềng

2

224,34*÷345,35*
284,85*

1,19÷2,49
1,84

0÷1,08
0,54


1,25÷2,80
2,02

2,21*÷2,22 *
2,22*

Ngô

4

101,44÷177,67

0,53÷0,83

0÷0,84*

0,01÷0,52

0,69÷1,09 *

3,549 *÷10,751 * 19,05*÷37,58 *
6,331*
26,038 *

4,07*÷8,04 *
5,493 *

Ghi
chú



hạt

3

Huyện Tam
Đường

131,53

0,72

0,40

0,27

0,88

0,36

0

0

0

Sắn

1


Thóc

6

43,93÷72,18
62,12

0,14÷0,65
0,34

0÷0,25
0,06

0,02÷0,38
0,19

0,29÷0,52
0,42

Thóc

9

20,5÷39,1
31,467

0,18÷0,667
0,362

0,184÷0,68

0,246

0÷0,445
0,271

0,14÷0,34
0,228

Ngô

7

39,7÷72,5
55,1

0,038÷0,193
0,128

0,039÷0,197
0,130

0,081÷0,351
0,205

0,22÷0,34
0,274

Sắn

6


93,5÷282,6
138,95

0,162÷31,65 *
6,726 *

0,165÷32,283 *
6,86 *

0,105÷18,95 *
3,808

0,45÷10,66 *
2,347 *

Chè

1

277 *

0,998

1,018 *

1,805

1,67 *


2

151,6÷153,8
152,7

18,329*÷26,622
*
22,476 *

18,695*÷27,155*
22,925 *

Sam

* Các giá trị vượt quá tiêu chuẩn an toàn phóng xạ cho phép

25

31,813*÷37,733
9,25*÷11,57 *
*
10,41 *
33,773 *


×