Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG nước mặt THÔN sản XUẤT CHẾ BIẾN DA THỤY ỨNG – THƯỜNG tín – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.85 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT THÔN SẢN
XUẤT CHẾ BIẾN DA THỤY ỨNG – THƯỜNG TÍN – HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn : Trịnh Thị Thủy
Nhóm 12

Lớp: ĐH2KM2

HÀ NỘI, 2015


Danh sách tham gia biên soạn
Nguyễn Thị Thùy Dung
Nguyễn Thùy Dương
Đào Ngọc Minh
Bùi Thị Phương (012)
Nguyễn Tài Tuấn
Đặng Anh Tiến


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Giá trị nghề chế biến da......................................................................................3
Bảng 3.1: Kết quả quan trắc nguồn nước mặt thôn Thụy Ứng..........................................5
Bảng 4.: Tỷ lệ các loại bệnh thôn Thụy Ứng....................................................................11


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.: Biểu đồ giá trị DO tại 5 điểm quan trắc (đơn vị: mg/l)...................................6
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ giá trị độ mặn Cl- tại 5 điểm quan trắc (đơn vị: mg/l).....................7
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ giá trị Cr(III) tại 5 điển quan trắc (đơn vị: mg/l).............................7
Biểu đồ 3.4: Biểu đồ giá trị Coliform tại 5 điển quan trắc (đơn vị: MPN/100ml)............8
Biểu đồ 3.5: Biểu đồ giá trị COD tại 5 điển quan trắc (đơn vị: mg/l)................................8
Biểu đồ 3.6: Biểu đồ giá trị BOD tại 5 điển quan trắc (đơn vị: mg/l)................................9

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Quy trình sản xuất...............................................................................................3


Mục Lục


LỜI NÓI ĐẦU
Thôn Thụy Ứng, xã Hòa Bình, Huyện Thường Tín vốn nổi tiếng với nghề chạm khắc
lược sừng từ rất lâu. Khoảng hơn chục năm trở lại đây, thôn phát triển thêm nghề sản
xuất, chế biến da động vật. Sự phát triển các ngành nghề đa dạng đã góp phần xóa đói
giảm nghèo ở thôn Thụy Ứng, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, tăng thu nhập,
nâng cao chất lượng cuộc sống... Tuy nhiên, trong thời gian qua, sự phát triển mạnh mẽ
của nghề sản xuất, chế biến da động vật chưa nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao
của các cấp chính quyền theo định hướng phát triển bền vững.
Nghề da ở Thụy Ứng mang nhiều tính tự phát, nhỏ lẻ, sử dụng các thiết bị thủ công,
đơn giản, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu không cao, mặt
bằng sản xuất hạn chế, ý thức người dân trong bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe còn
hạn chế. Dó đó, nghề da ở Thụy Ứng đã và đang tạo sức ép không nhỏ đến chất lượng
môi trường nói chung, môi trường nước mặt nói riêng và cộng đồng xung quanh.
Vì vậy, chúng tôi lựa chọn xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường nước mặt thôn
sản xuất chế biến da Thụy Ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín. Báo cáo trả lời những

câu hỏi: Hiện trạng môi trường nước mặt thôn Thụy Ứng ô nhiễm không? Tại sao lại ô
nhiễm? Tác động của việc ô nhiễm môi trường nước mặt gây ra với những đối tượng nào
và như thế nào? Chúng ta đã, đang và sẽ làm gì để bảo vệ môi trường nước mặt thôn
Thụy Ứng?


TRÍCH YẾU
Mục đích của báo cáo là phân tích hiện trạng môi trường nước mặt và những nguyên
nhân, những ảnh hưởng xấu của ô nhiễm môi trường nước mặt, dự báo xu hướng diễn
biến môi trường nước mặt thôn Thụy Ứng trong 10 năm tiếp theo, đồng thời làm rõ thực
trạng và những tồn tại trong công tác quản lý , từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi
trường nước mặt.
Báo cáo được xây dựng dựa trên mô hình D-P-S-I-R (động lực – áp lực – hiện trạng –
tác động – đáp ứng). Động lực là sự phát triển của hoạt động sản xuất, nhu cầu của thị
trường, trình độ văn hóa, nhận thức,... Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt được
đánh giá thông qua các thông số COD, BOD, Coliform, độ mặm, Cr(III),... Các áp lực
bao gồm đặc trưng thải lượng các chất gây ô nhiễm của nước thải từ quá rình sản xuất
chế biến da động vật. Tác động của vấn đề ô nhiễm được phân tích qua tỷ lệ cộng đồng
dan cư mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước mặt, các thiệt hại kinh tế,
xã hội nảy sinh ra do ô nhiễm môi trường nước mặt. Đáp ứng là các giải pháp tổng hợp
cải thiện chất lượng môi trường làng nghề như chính sách pháp luật, thể chế có liên quan
để đạt được các mục tiêu về bảo vệ môi trường, các hành động giảm thiểu, các hoạt động
nâng cao nhận thức, giáo dục, quản lý và kiểm soát môi trường nước mặt thôn Thụy Ứng.
Báo cáo tập trung vào hoạt động sản xuất sản xuất chế biến da động vật đã và đang
gây ô nhiễm môi trường nước mặt và tác động xấu tới sức khỏe cộng đồng.
Báo cáo gồm 6 chương:
-

Chương I: Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thôn Thụy Ứng, xã
Hòa Bình, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội

Chương I: Sứp ép đối với môi trường nước mặt
Chương III: Hiện trạng môi trường nước mặt thôn Thụy Ứng
Chương IV: Tác động của ô nhiễm môi trường nước mặt
Chương V: Thực trạng quản lý môi trường nước mặt
Chương VI: Các thách thức trong bảo vệ môi trường, phương hướng và giải pháp
bảo vệ môi trường

Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt, Báo cáo sử dụng các quy chuẩn
sau đây:
-

QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
bảo vệ đời sống thủy sinh


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
THÔN THỤY ỨNG, XÃ HÒA BÌNH, HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lí
Thôn Thụy Ứng là một thôn nằm ở vị trí trung tâm của xã Hòa Bình, Huyện Thường
Tín, tỉnh Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 20km về phía Bắc, có ranh giới
như sau:
-

Phía Đông giáp thôn Văn Chai, xã Văn Phú.
Phía Nam giáp thôn Chát Cầu, xã Tiền Phong.
Phía Tây giáp thôn Dưỡng Hiễn, xã Hòa Bình.
Phía Bắc giáp thôn Quần Hiền, xã Hòa Bình.


Thôn Thụy Ứng nằm ở vị trí thuận lợi về lưu thông hàng hóa: nằm gần trung tâm
huyện Thường Tín, có đường Quốc lộ Trần Phú chạy qua, cách đường Quốc lộ 1A và ga
Thường Tín 4km về phía Đông nên có điều kiện để phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là
hành hóa tiểu thủ công nghiệp như da, hàng mỹ nghệ...
1.1.2. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, sông ngòi.
Điều kiện khí hậu: có khí hậu đặc trưng Đông Bắc Bộ vùng đồng bằng sông Hồng:
nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao; bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Khí hậu thay đổi rõ rệt giữa
bốn mùa nhưng nhìn chung có thể chia thành 2 mùa nóng và lạnh: mùa nóng bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 9, mua nhiều, nhiệt độ cao trung bình khoảng 28.4 oC, mùa lạnh bắt đầu
từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mưa ít, nhiệt độ trung bình khoảng 18.3oC.
Điều kiện thủy văn: thôn cách sông Hồng khoảng 10km về phía Đông, trong thôn
không có sông, chỉ có ao hồ.
Điều kiện thổ nhưỡng: địa hình bằng phẳng, chủ yếu là đất thịt nên phù hợp trồng rau
màu, có thể trồng lúa nhưng không khuyến khích.
1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Nền kinh tế của thôn phát triển theo chiều hướng tốt nhờ vào nghề truyền thống là
chạm khắc lược sừng, đồ thủ công mỹ nghệ từ sừng, đồng thời hơn chục năm trở lại đây
phát triển thêm nghề sản xuất các mặt hàng từ da động vật, ngoài ra thôn còn có hoạt
động sản xuất khác như làm nông, chăn nuôi, dịch vụ nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ
trong cơ cấu kinh tế.
7


Hai hoạt động sản xuất chính là chạm khắc lược sừng và sản xuất các mặt hàng từ da
có chiều hướng phát triển ngày càng tăng, nhất là sản xuất các mặt hàng về da. Từ 8 hộ
tham gia sản xuất năm 2008, đến nay đã có 20 hộ thu mua và sản xuất. Tuy quy mô hoạt
động hầu hết là hộ gia đình và quy trình sản xuất chủ yếu là thủ công và chỉ có 2 hộ bán
tự động nhưng không thể phủ nhận thu nhập của các hộ được cải thiện rõ rệt.

a) Nghề lược sừng
Theo Niên biểu lịch sử Việt Nam 2000 năm, nghề làm lược sừng Thụy Ứng có từ thời
Vua Lê Trung Tông (1549 – 1556). Ban đầu, làng nghề Thụy Ứng chỉ làm lược sừng,
nhưng nay đã sản xuất trên 200 mặt hàng bằng sừng trâu, sừng bò với hàng nghìn chủng
loại khác nhau như: thìa, dĩa, muôi, bát, thắt lưng, các loại khung tranh, ảnh nghệ thuật…
và hoàn toàn chạm, khắc, mài thủ công. Hiện nay, các sản phẩm của làng nghề Thụy Ứng
đã hầu hết có mặt ở khắp các tỉnh, thành cả nước, nhất là trong các cửa hàng mỹ nghệ tại
các thành phố lớn, các mặt hàng này còn được xuất khẩu sang các quốc gia khác.
b) Nghề thuộc da
Bắt đầu xuất hơn hơn chục năm trở lại đây và đang ngày càng phát triển lớn hơn.
Nguyên liệu đầu vào da trâu, bò không rõ nguồn gốc xuất xứ chỉ biết nhập từ Trung Quốc
với giá thành tương đối rẻ. Chủ yếu da được mua về, trải qua các công đoạn ngâm, ướp
rồi được đem bán cho thương lái, một số hộ làm cả công đoạn thuộc da, sản phẩm của
làng nghề được vận chuyển đến các xưởng oto, nội thất da… ở những thành phố lớn để
tiêu thụ, đôi khi được xuất sang Thái Lan. Sản phẩm của làng nghề có chất lượng tốt nên
được bạn bè gần xa tin tưởng, tạo được nguồn thu nhập cao cho người dân trong làng.
1.2.2. Đặc điểm xã hội
Toàn thôn gồm 838 hộ, hơn 3000 nhân khẩu, 100% dân tộc kinh, nữ chiếm 49.7% (số
kiệu năm 2014). Trong đó có 85% số hộ sản xuất lược sừng, 20 hộ làm nghề thu mua da
và sản xuất các mặt hàng từ da động vật.
Thôn có nguồn lao động dồi dào sẵn có (khoảng 65% nhân khẩu), nam giới và hơn
một nửa nữ giới trong độ tuổi lao động tham gia hai hoạt động sản xuất chính, số nữ giới
còn lại và một số ít người lớn tuổi làm nông, chăn nuôi và buôn bán dịch vụ. Thu nhập
khoảng từ 5 đến 7 triệu/tháng/người.
Các dịch vụ như trường học và y tế thuộc xã Hòa Bình, không nằm trong phạm vi
thôn Thụy Ứng.

8



CHƯƠNG II: SỨC ÉP ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
2.1. Sức ép của hoạt động sản xuất và hoạt động sinh hoạt của người dân trong làng
nghề
Nền kinh tế cúa thôn Thụy Ứng phát triển mạnh với hướng ngày càng phát triển tiểu
thủ công nghiệp, nông nghiệp giảm dần.
Nghề chế biến da trâu bò đem đến cho thôn một nguồn thu nhập dồi dào, chiếm 30%
tổng doanh thu của thôn (mỹ nghệ 60%, 10% còn lại là làm nông, chăn nuôi và dịch vụ).
Giá trị của nghề chế biến da tăng dần theo từng năm được thể hiện như sau:
Bảng 2.1: Giá trị nghề chế biến da
Năm
2013
2014

Giá cố định (triệu đồng)
23734
28798

Giá hiện hành (triệu đồng)
41973
57596

Hiện nay, toàn thôn Thụy Ứng có 20 hộ làm nghề chế biến da trâu bò. Tất cả da,
đuôi trâu và bò đều được người dân thu mua về từ các vùng lân cận như thị trấn Tía,
Chương Dương... thậm chí còn được nhập từ Lào và Cam-pu-chia. Mỗi ngày, người dân
Thụy Ứng nhập về khoảng 10 đến 20 tấn da trâu, bò, lúc cao điểm nhất số lượng này lên
tới hơn 100 tấn. Cả thôn Thụy Ứng có 10 kho để chứa số da trâu, bò này. Trừ tất cả các
chi phí thì lãi thu được từ 2 đến 3 triệu với 1 tấn da. Qua nguồn thu nhập này đã xóa
nghèo cho hầu hết các hộ tham gia sản xuất trong thôn, giải quyết việc làm cho hơn 100
lao động.
Thu mua da trâu, bò

Ngâm, ướp
Thuộc da
Xử lý thô: loại bỏ da thừa, lông, mỡ, máu
Nước thải: chứa hàm lượng muối và vi khuẩn cao
Trung bình:
4 tấn muối/ngày
500 – 700 m3 nước/ngày

Quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình với trên dười 10 nhân công. Quy trình
sản xuất vẫn còn lạc hậu, chỉ có hai hộ là có các máy móc bán tự động. Quy trình sản
xuất chung như sau:

9


Hình 2.1: Quy trình sản xuất
Theo quan sát, công nhân xát muối vào những tấm da trâu, bò trải ngay trên nền nhà,
mùi hôi tanh nồng nặc bốc lên. Khi sơ chế xong, những tấm da này được rửa bằng muối,
nước muối lại được xả thẳng ra cống, ao hồ, đến mương tưới tiêu không qua bất kỳ một
hệ thống xử lý nào. Lượng nước thải sinh hoạt của người dân so với nước thải sản xuất là
không đáng kể.

10


Nguồn nước mặt thôn Thụy Ứng hằng ngày phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải
từ quá trình sản xuất, chế biến da trâu, bò, lượng nước thải trung bình vào khoảng
1000m3/ngày, con số này tăng lên hàng năm do nghề ngày càng phát triển. Lượng nước
thải này chứa hàm lượng muối (15900 mg/l) và vi khuẩn cao (91500 MPN/100ml), có
mùi hôi thối, thậm chí chứa cả các hóa chất trong quá trình thuộc da như Cr(III). Nguồn

nước mặt thôn Thụy Ứng đứng trước nguy cơ ô nhiễm cao. Nguồn nước mặt ô nhiễm dẫn
đến không đủ nước sạch cấp cho sinh hoạt và sản xuất trong thôn, bệnh tật cũng theo đó
gia tăng, đồng thời, nước ngấm vào nguồn nước ngầm và đất gây nhiễm mặn.
Có thể thấy, song song với việc phát triển kinh tế thì vấn nạn ô nhiễm môi trường
nước mặt là đáng báo động. Hoạt động sản xuất trên thải ra một lượng lớn nước thải, chất
thải gây ô nhiễm môi trường khu vực và xung quanh. Mặt khác, vốn đầu tư ít nên việc
đầu tư xử lý ô nhiễm gần như là không có, cộng thêm việc sản xuất theo hộ gia đình nên
người dân càng không quan tâm đến vấn đề ô nhiễm. Người dân vừa là thủ phạm vừa là
nạn nhân của chính mình.
2.2 Sức ép từ vấn đề tăng dân số trong làng nghề.
Toàn thôn có 838 hộ, hơn 3000 nhân khẩu (số liệu năm 2014), tốc độ gia tăng dân số
khoảng 0.2%/năm. Thôn Thụy Ứng hầu như không có di dân.
Dân số phát tăng kéo theo tốc độ đô thị hóa tăng và phát triển kinh tế xã hội, điều này
sẽ tạo sức ép đối với môi trường. Môi trường nước mặt có khả năng chịu tải nhất định,
khi vướt quá khả năng chịu tải, khả năng tự làm sạch của thì môi trường nước mặt sẽ bị ô
nhiễm, đặc biệt môi trường nước mặt trong thôn chủ yếu là ao hồ và không phải tất cả ao
hồ nào cũng có sự lưu thông. Khi môi trường bị ô nhiễm thì nó sẽ tác động ngược lại đến
dân số (bệnh tật), kinh tế (thiếu nước sạch, không phát triển được các hoạt động sản xuất
như nuôi trồng thủy sản...).

11


CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT THÔN THỤY ỨNG
Nguồn nước mặt trong thôn chủ yếu là ao hồ, thôn không có sông chảy qua. Chính vì
thế, môi trường nước mặt càng phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ chính các hoạt động sản
xuất, sinh hoạt của người dân trong thôn.
Nước thải từ sản xuất và sinh hoạt thải thẳng ra ao hồ, cống rãnh mà không qua bất
kỳ khâu xử lý nào (nước thải sản xuất chủ yếu từ công đoạn tẩy rửa ban đầu do thôn hầu
hết chỉ sơ chế da, chỉ ít hộ làm thuộc da). Các chất thải từ quá trình sơ chế như: lông, da

thừa, máu, mỡ động vật cũng được đưa thẳng ra môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho
phân hủy yếm khí các chất hữu cơ sinh ra mùi hôi thối khó chịu.

12


Bảng 3.1: Kết quả quan trắc nguồn nước mặt thôn Thụy Ứng (nguồn: TTQT)
Đơn vị

QCVN
08/2008/BTNMT

M1

M2

M3

M4

M5

5,5 - 9

7.5

8.5

8.4


8.3

7.9

Cột B1
Ph
DO

mg/l

>4

2

2.8

3.7

1.8

1.7

COD

mg/l

30

49


53

39

44

56

BOD

mg/l

15

28

19

35

27

43

Tổng Fe

mg/l

1,5


5.5

6.7

4.8

5.2

4.9

Tổng N

mg/l

0,5

2.3

1.9

2.4

2.2

2.0

Cr3+

mg/l


0.5

0.5

0.4

0.6

0.5

0.4

Asen (As)

mg/l

0.05

0.15

0.21

0.23

0.17

0.16

mg/l


600

4590

2560

4900

3540

4760

7500

21000

2154
0

19980 24780 23690

Độ mặn
(tính theo Cl-)

MPN/

Coliform

100ml


Ghi chú: các điểm lấy mẫu nước mặt thôn Thụy Ứng
M1: Ao ngay đầu thôn
M2: Ao nhà bà Trần Thị Thưng

M4: Ao nhà ông Nguyễn Nhất Thắng

M3:Ao nhà ông Nguyễn Văn Lai

M5: Ao nhà ông Thịnh Văn Thuận

Từ bảng số liệu quan trắc trên, ta thấy, nước mặt tại thôn Thụy Ứng đều không đạt
tiêu chuẩn loại B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT: không đủ tiêu chuẩn để cấp nước với
mục đích sinh hoạt và tưới tiêu thủy lợi. Nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của người dân
thôn Thụy Ứng chủ yếu là nước mặt trong thôn, vậy chính người dân đang phải sử dụng
nguồn nước kém chất lượng do môi trường nước mặt bị ô nhiễm.
Đánh giá một số thông số đặc trưng: so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT
a. Thông số DO
Biểu đồ 3.: Biểu đồ giá trị DO tại 5 điểm quan trắc (đơn vị: mg/l)

13


Quy định DO tại Cột B1 (QCVN08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước mặt) là > 4mg/l. Số liệu quan trắc được cho thấy giá trị DO tại 5 điểm
lấy mẫu đều thấp hơn QC 1.1 đến 2.4 lần, cho thấy chất lượng nước mặt thôn Thụy Ứng
đang suy giảm nghiêm trọng.
So sánh với QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh: DO > 4mg/l. Cả 5 điểm đều có giá trị DO < 4mg/l
nên không đạt chất lượng bảo vệ đời sống thủy sinh.
b. Thông số Cl - (độ mặn)

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ giá trị độ mặn Cl- tại 5 điểm quan trắc (đơn vị: mg/l)
Tại cột B1 QCVN 08:2008/BTNMT, giá trị giới hạn Cl- là 600mg/l, giá trị quan trắc
các mẫu nước mặt đều lớn hơn từ 4 đến 8 lần. Điều này cho thấy, nước thải từ quá trình
tẩy rửa, ngâm, ủ da đã thải ra môi trường một lượng lượng lớn nước thải với hàm lượng
muối cao rất cao đã gây nhiễm mặm môi trường nước mặt của thôn.
Nước mặt bị nhiễm mặn dẫn đến nguồn nước ngầm cũng như đất cũng sẽ bị ảnh
hưởng không nhỏ. Theo quan sát và điều tra ý kiến người dân cho thấy, nguồn nước
ngầm khu vực thôn cũng đã bị ô nhiễm, muốn sử dụng được phải đào sâu từ 40m đến
50m.
c. Thông số Cr3+
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ giá trị Cr(III) tại 5 điển quan trắc (đơn vị: mg/l)
Trong ngành thuộc da, lượng nước thải bao giờ cũng chứa một lượng lớn Cr(III). Tuy
nhiên, do làng nghề chủ yếu là ngâm, ủ, sơ chế da động vật, rất ít hộ làm đến công đoạn
thuộc da nên lượng Cr(III) trong nước thải ở thôn không quá lớn, đồng nghĩa với nguồn
nước mặt không phải tiếp nhận quá nhiều Cr(III). Điều này được chứng minh ở bảng số
liệu quan trắc. Ở 5 điểm lấy mẫu, chỉ có điểm M3 – ao nhà ông Nguyễn Văn Lai là vượt
qua chuẩn 1.2 lần, còn 4 điểm còn lại đều nằm trong giá trị giới hạn cột B1 QCVN
08:2008/BTNMT.
d. Thông số khuẩn Coliform, COD, BOD.
Biểu đồ 3.4: Biểu đồ giá trị Coliform tại 5 điển quan trắc (đơn vị: MPN/100ml)

14


Biểu đồ 3.5: Biểu đồ giá trị COD tại 5 điển quan trắc (đơn vị: mg/l)
Biểu đồ 3.6: Biểu đồ giá trị BOD tại 5 điển quan trắc (đơn vị: mg/l)
Có thể dễ dàng thấy, cả 5 điểm quan lấy mẫu đều có giá trị lớn hơn khoảng 3 lần so
với giá trị giới hạn ở cột B1 QCVN 08:2008/BTNMT. Mặt khác, 2 thông số COD, BOD
cũng cho kết quả lớn hơn nhiều lần so với giá trị giới hạn ở cột B1 QCVN
08:2008/BTNMT. Chính vì thế, nguồn nước mặt thôn Thụy Ứng rất dễ bị phân hủy yếm

khí (COD, BOD cao sẽ làm giảm DO của nước, dẫn đến dẽ xảy ra phân hủy yếm khí ,
điều này sẽ làm hại các sinh vật trong nước và hệ sinh thái nước nói chung).
 Nhận xét: từ kết quả quan trắc và các đánh giá trên, ta dễ dàng nhận ra môi
trường nước mặt thôn Thụy Ứng đang bị suy giảm nghiêm trọng do chính các hoạt động
sản xuất của thôn, chủ yếu là từ quá trình tẩy rửa, ngâm, ủ da động vật đã đưa vào môi
trường một lượng nước thải lớn chứa hàm lượng muối, vi khuẩn và hàm lượng các chất
hữu cơ cao.

15


CHƯƠNG IV: TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
4.1. Tác động đến kinh tế
Ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội làng nghề thuộc
da Thụy Ứng. Nguồn nước ở đây hầu hết đều đã bị ô nhiễm. Không đủ nước sạch để
cung cấp nước cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Người dân nơi đây phải mua
thêm nước sạch từ nơi khác để sử dụng với giá cao.
Nước sông, kênh mương là nguồn tưới tiêu chính cho hoạt động nông nghiệp. Khi hệ
thống nước này bị ô nhiễm cũng ảnh hưởng tới chất lượng và năng suất cây trồng. Ví dụ:
mía tuy phát triển tốt nhưng không tiêu thụ được do vị quá mặn không thể ăn đươc vì
nhiễm mặn từ nước trong đất và tưới tiêu, đất và nước mặn cũng đã làm chết 6 thửa
ruộng trồng lúa của thôn. Thiếu nước sạch làm ảnh hưởng đến công việc chăn nuôi. Ví dụ
như việc chăn nuôi vịt, cá trong ao, chúng uống phải nước mặn, có nhiều hóa chất gây
chết hàng loạt.

Thiệt hại về kinh tế của người dân do các khoản chi phí khám chữa bệnh do nguồn
nước ô nhiễm, tổn thất do người nhà đi chăm sóc người ốm.
Chi phí cho công tác khắc phục môi trường bị ô nhiễm. Ngoài ra nhiều hộ còn bị phạt
vì vi phạm xả thải quá nhiều chất ô nhiễm ra môi trường.
Phát sinh xung đột môi trường, xung đột giữa các hộ sản xuất xả thải ra môi trường –

tổ chức bảo vệ và cải tạo môi trường. Xung đột lợi ích chủ yếu do các doanh nghiệp vì
mục đích kinh doanh đã gây ô nhiễm môi trường, làm tổn hại kinh tế các đối tượng khác,
xung đột giữa các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường với cộng đồng do ô nhiễm ảnh
16


hưởng đến sinh hoạt và sức khỏa của cộng đồng, hoặc ảnh hưởng đến các hoặt động văn
hóa, du lịch và cảnh quan cũng là loại xung đột lợi ích phổ biến chủ yếu mang tính tự
phát.
4.2. Tác động đến sức khỏe con người
Môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Môi trường bị ô nhiễm
dẫn đến sức khỏe người dân địa phương ảnh hưởng theo, gây nhiều bệnh tật liên quan.
Hậu quả chung của ô nhiễm nước là tỉ lệ mắc các bệnh cấp và mãn tính liên quan đến
ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, các bệnh ngoài da,phụ khoa,ung thư… Tỉ lệ
người mắc bệnh ở làng nghề thường cao hơn so với các khu vực khác. Đặc biệt số lượng
người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng. Mặt khác, người lao động không dùng bất kỳ
một dụng cụ bảo hộ nào, họ tiếp xúc trực tiếp với da động vật trong suốt quá trình sản
xuất, điều này làm nguy cơ nhiễm dịch bệnh từ động vật đã giết mổ là rất cao.
Theo thống kê của xã Hòa Bình – Thường Tín – Hà Nội: tỷ lệ người dân làng nghề
Thụy Ứng mắc phải các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước:
Bảng 4.: Tỷ lệ các loại bệnh thôn Thụy Ứng
Loại bệnh

Tỷ lệ

Bệnh ngoài da

30%

Bệnh đường tiêu hóa


30%

Bệnh phụ khoa

20%

Bệnh về mắt

20%

4.3 Tác động đến cảnh quan và hệ sinh thái
Dọc con đường vào thôn Thụy Ứng mùi hôi đặc trưng của xác động vật phân hủy bốc
lên từ kho chứa da thuộc của các hộ nằm sát mặt đường khiến những người đi qua đều
gắng nín thở.
Tại nhiều hộ sản xuất, khoảng 20 tấn da trâu,bò xếp đống trên xi măng, mùi xác động
vật nồng nặc. Nước thải ra từ các đống da thuộc đen sì chảy thẳng ra các mương, cống
rãnh.
Rác thải,hóa chất…tràn ngập ao làng, sông suối, đồng ruộng không những gây mất
cảnh quan khu vực mà còn để lại những hệ lụy lâu dài.
17


Ô nhiễm nước còn gây đảo lộn hệ sinh thái nông nghiệp,sinh vật thủy sinh giảm
nhiều.

Kết luận: tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại làng nghề thuộc da Thụy Ứng –
Thường Tín – Hà Nội ngày càng nghiêm trọng. ảnh hưởng lớn đến kinh tế người dân nói
riêng và phát triển kinh tế địa phương địa phương nói chung. Đặc biệt là ảnh hưởng đến
sức khỏe của người dân trong khu vực. Độ tuổi nghỉ ngơi của họ chủ yếu là nằm trên

giường bệnh, thậm chí có nhiều người trẻ tuổi. Địa phương cần có chính sách và các biện
pháp khắc phục,cải tạo môi trường nhanh chóng.

18


CHƯƠNG V: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
5.1. Thuận lợi
Hiện nay, vấn đề môi trường nước mặt của thôn Thụy Ứng đã được chính quyền đại
phương và các cơ quan có thẩm quyền quan tâm nhiều hơn, Hệ thống văn bản pháp luật
về bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đã được
ban hành tương đối đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho việc quản lý và BVMT.
Xã Hòa Bình đã xây dựng các tổ chức đại diện cho người dân như Hiệp hội Nông
Dân, Hiệp hội các làng nghề, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên... Các chính sách, quy định
của Nhà nước về bảo vệ môi trường sẽ được phổ biến cho người dân thông qua các tổ
chức này.
Có thêm nhiều cơ hội đầu tư cho thôn từ các nguồn ngoài như của Nhà nước, các
doanh nghiệp muốn thu mua lại các cơ sở sản xuất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư
bảo vệ môi trường nhiều hơn.
5.2. Khó khăn
-

-

-

Tiến độ thực hiện các chính sách, quy định của Nhà nước chậm và quy định còn
chồng chéo về thẩm quyền và trách nhiệm trong công tác quản lý và điều hành.
Việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức, và có
nhiều cơ sở sản xuất chưa tuân thủ nghiêm và thực hiện đầy đủ các nội dung dã

cam kết.
Các hoạt động giám sát , quan trắc cảnh báo ô nhiễm môi trường chưa được thực
hiện một cách thường xuyên và có hệ thống và không có được sự hợp tác của
người dân (người dân thường cản trở cán bộ xuống thôn thực hiện các công tá
quan trắc đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt).
Về nguồn lực kinh phí dành cho công tác BVMT còn khá hạn chế.
Ngoài ra ý thức trách nhiệm của người dân đối với môi trường chưa cao, nhiều cơ
sở sản xuất đã sử dụng nguyên nhiên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại phục vụ cho lợi
ích về kinh tế là chính.

19


CHƯƠNG VI: CÁC THÁCH THỨC TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG
HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
6.1. Các thách thức về môi trường nước mặt
6.1.1. Hiện tại
-

Nhìn chung, môi trường nước mặt đang bị ô nhiễm ở mức báo động do chính các
hoạt động sản xuất của người dân gây ra.
Sản xuất với với dây chuyền lạc hậu, xả thải trực tiếp ra môi trường.
Người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Triển khai các thể chế, chính sách còn hạn chế về nhiều mặt

6.1.2. Tương lai (10 năm tới)
Định hướng phát triển: tiếp tục phát triển nghề chế biến da với sản lượng gấp 5 đến
10 lần so với hiện tại, tăng số hộ có khả năng thuộc da lên trên 10 hộ.
Thách thức kéo theo:
-


-

Lượng nước thải thải vào vào môi trường hàng ngày tăng từ 5 đến 10 lần so với
hiện tại đồng nghĩa với hàm lượng các thông số như độ mặn, Cr(III),... cũng tăng
lên.
Môi trường vốn dĩ đang chịu quá tải vẫn sẽ bị quá tải và còn nặng nề hơn sơ với
hiện tại.
Vấn nạn ô nhiễm môi trường nước mặt càng khó giải quyết hơn.
Nguy cơ ao, hồ trong và quanh thôn mất khả năng tự làm sạch là rất cao.
Người dân hoàn toàn không thể sử dụng nguồn nước mặt trong thôn được nữa.
Các tác động về kinh tế xã hội, sức khỏe và cảnh quan mạnh mẽ hơn và rất khó để
xử lý.

6.2 Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt
-

-

Chính quyền địa phương thực hiện nghiêm chỉnh các luật về môi trường có giá trị
pháp lý cao nhất trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, có chế tài xử lý nghiêm các sai phạm,
cảnh báo người dân về tình hình ô nhiễm nước mặt,…
Cần quy hoạch lại làng nghề, tách riêng khu sản xuất và khu dân cư, xây dựng khu
xử lý nước thải tập trung trước khi xả thải ra môi trường. Xây dựng hệ thống thu
gom nước thải, chất thải, hạn chế nhiều nhất có thể các khả năng xả thải ra môi
trường, áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn...
Cần phải chú trọng các công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, của
từng người dân.


20


-

-

Hỗ trợ tài chính trong việc thay các phương thức sản xuất lạc hậu bằng áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần giảm thiểu lượng nước thải,
chất thải cũng như hóa chất sử dụng.
Thu hút nguồn kinh phí cho việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Cần phải có các công tác khắc phục hậu quả và những bất cập từ việc ô nhiễm môi
trường nước mặt: sử lý bằng các phương pháp dùng thực vật thủy sinh...
Cần có sự kết hợp sản xuất hàng hóa vs truyền bá văn hóa. xây dựng cảnh quan,
danh tiếng làng nghề.
Nâng cao ý thức người dân trong việc xử lý nước thải, chất thải trong quá trình sản
xuất…

21


KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Hiện nay, môi trường nước mặt thôn Thụy Ứng đang bị ô nhiễm nặng, các chỉ tiêu
như DO, COD, BOD, Cl-, Cr3+, khuẩn Coliform,... đều không vượt quá giới hạn giá trị bột
B1 QCVN 08:2008/BTNMT nhiều lần, ngoài ra còn có các thông số không đạt khác như
tổng Sắt, tổng Nitơ, Asen... Môi trường nước mặt ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
kinh tế, cảnh quan và đặc biệt là sức khỏe của chính người dân sống ở thôn Thụy Ứng.
Người dân vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của chính mình vì sản xuất, chế biến da
mà không có bất cứ một biện pháp xử lý nước thải nào trước khi đổ ra môi trường, không
sử dụng bất kì một dụng cụ bảo hộ lao động nào trong suốt quá trình sản xuất. Các loại

bệnh nghề nghiệp như: bệnh ngoài da, bệnh về mắt,... ngày càng nhiều, đặc biệt các
trường hợp ung thư gia tăng đáng kể.
Việc thực hiện các chính sánh, chủ trương bảo vệ môi trương hiện tại là không đem
lại hiệu quả cao do việc triển khai chậm chạp, các thủ tục rườm rà, thiếu sự đầu tư về cả
kinh phí lẫn quyết tâm của người dân cũng như chính quyền, cộng với việc người dân
chưa coi trọng việc bảo vệ môi trường và còn gây khó khăn cho các cán bộ điều tra.
Với kế hoạch phát triển kinh tế trong 10 năm tới thì vấn đề ô nhiễm càng nghiêm
trọng hơn nếu không có các biện pháp bảo về môi trường ngay bây giờ.
Vì vậy, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị giải pháp như sau:
- Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường: quy hoạch lại làng nghề, tách riêng khu
sản xuất và khu dân cư, xây dựng khu xử lý nước thải tập trung trước khi xả
thải ra môi trường. Xây dựng hệ thống thu gom nước thải, chất thải, hạn chế
nhiều nhất có thể các khả năng xả thải ra môi trường, áp dụng các biện pháp
sản xuất sạch hơn.
- Về mặt chính sách, thể chế: chính quyền địa phương thực hiện nghiêm chỉnh các
luật về môi trường có giá trị pháp lý cao nhất trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, có chế tài xử lý nghiêm các sai phạm,
cảnh báo người dân về tình hình ô nhiễm nước mặt.
- Về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường: kêu gọi các nhà đầu tư, doanh
nghiệp lớn hỗ trợ Hỗ trợ tài chính trong việc thay các phương thức sản xuất lạc
hậu bằng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần giảm thiểu
lượng nước thải, chất thải cũng như hóa chất sử dụng.
- Về nguồn lực, con người: nâng cao ý thức người dân trong việc xử lý nước thải,
chất thải trong quá trình sản xuất, cần có sự kết hợp sản xuất hàng hóa vs truyền
bá văn hóa. xây dựng cảnh quan, danh tiếng làng nghề.

22


DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
2. QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ
đời sống thủy sinh.
3. Thông tư 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường
và quản lý số liệu quan trắc môi trường.
4. Báo cáo môi trường quốc gia 2008 - Môi trường làng nghề Việt Nam – Bộ Tài nguyên
và Môi trường – Tổng cục Môi trường.
5. Niên giám thống kê 2 năm 2013 – 2014 huyện Thường Tín – Phòng Tài Nguyên và
Môi trường huyện Thường Tín.

23



×