Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG nước lưu vực SÔNG cầu và các BIỆN PHÁP cải THIỆN CHẤT LƯỢNG nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.66 KB, 35 trang )

Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường

Mục Lục
LỜI

CẢM

ƠN

2
A.

GIỚI

THIỆU

VỀ

ĐƠN

VỊ

THỰC

TẬP

3
1.Vị


trí



chức

năng

3
2.

Nhiệm

vụ



quyền

hành

3
3.



cấu

tổ


chức

NHẬT



THỰC

TẬP

7
B.
9
C.ĐỀ
TÀI
THỰC
TẬP
.......................................................................................................................
11
I.

TỔNG

QUAN

VỀ

LVS

CẦU


11
II.SỨC

ÉP

LÊN

LVS

CẦU

13
III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LVS SÔNG CẦU
16

Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

1

Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường

1.


LVS

Hiện

trạng

môi

trường

Cầu

16
2.

Những

vấn

đề

tồn

tại

trong

công

tác


quản



19
IV.CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC LVS CẦU
1.

Biện

pháp

thể

Biện

pháp

kỹ

chế

21
2.

thuật

23
3.


Biện

pháp

kinh

tế

24
4.

Một

số

biện

pháp

khác

24
V.

KẾT

LUẬN




KIẾN

NGHỊ

27
TÀI

LIỆU

THAM

KHẢO

29

Lời cảm ơn

Sau ba năm học tập và trau dồi kiến thức dưới sự giảng dạy tận
tụy và nhiệt tình của tập thể các thầy cô giáo Trường Đại học Tài
Nguyên và Môi Trường Hà Nội, đã giúp em tiếp thu những kiến thức và
những kinh nghiệm quý báu cho công việc của mình sau này.
Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

2

Báo cáo thực tập tốt



Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường

Với mong muốn tạo điều kiện cho sinh viên được làm quen với
môi trường làm việc thực tế và bổ sung thêm kiến thức chuyên nghành.
Khoa Môi trường - trường Đại Học Tài nguyên &Môi trường Hà Nội đã
giới thiệu em về thực tập tại Cục Quản lý chất thải & Cải thiện môi
trường .
Đầu tiên em xin được gửi niềm tri ân tới các thầy cô giáo trong
khoa Môi trường- Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
đã giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình em học tập tại trường.
Để hoàn thành tốt quá trình thực tập, em xin gửi lời cám ơn
chân thành nhất tới ban lãnh đạo Cục Quản lý chất thải & Cải thiện môi
trường đặc biệt là các anh chị tại phòng Quản lý lưu vục sông và Vùng
ven biển đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong thời gian thực tập
vừa qua.
Dưới đây là bài báo cáo của em trong quá trình thực tập, do còn
thiếu kinh nghiệm nên đang còn nhiều thiếu sót. Mong các thầy cô giáo,
các anh chị ở Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường và các bạn
đóng góp ý kiến để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa cho em gửi lời cám ơn sâu sắc tới tất cả!
Chúc mọi người luôn mạnh khỏe và thành công!

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2012
Sinh viên : LÊ THỊ THÚY

A. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. Vị trí và chức năng
Tên gọi: Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường

Địa chỉ: Số 11 lô 13A – Trung hòa – Cầu Giấy – Hà Nội

Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

3

Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường

Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường là tổ chức trực
thuộc Tổng Cục Môi Trường – được thành lập theo quyết đinh số
132/2008/QĐ-TT ngày 30 tháng 09 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ . Với chức năng tham mưu, giúp Tổng cục môi trưởng quản lý nhà
nước về môi trường trong các lĩnh vực: quản lý chất thải, cải thiện môi
trường, bảo vệ môi trường lưu vực sông và vùng ven biển và xử lý cơ sở
gây ô nhiễm môi trường trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp
luật.
2. Nhiệm vụ và quyền hành
Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Trình Tổng cục trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cơ
chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu
quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, đề án, dự án
về quản lý chất thải, cải thiện môi trường, bảo vệ môi trường lưu vực
sông và vùng ven biển, xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường; hướng dẫn,

kiểm tra việc thực hiện và tổ chức thực hiện sau khi được ban hành, phê
duyệt.
- Giúp Tổng cục trưởng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục; trả
lời, giải đáp chính sách, pháp luật thuộc phạm vi và lĩnh vực quản lý theo
quy định của pháp luật.
- Tham gia lập quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc môi trường
quốc gia; tham giahướng dẫn, kiểm tra các bộ, ngành và địa phương
trong hoạt động quan trắc môi trường, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức
thực hiện việc xây dựng và quản lý khai thác sử dụng cơ sở vật chất,
trang thiết bị, số liệu quan trắc môi trường quốc gia.
- Về quản lý chất thải thông thường
Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường:
+ Điều tra, thống kê, dự báo về chất thải thông thường, các nguồn
thải và nguồn gây ô nhiễm khác trên phạm vi cả nước; đánh giá, dự báo
Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

4

Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường

tình trạng ô nhiễm, suy thoái và sức chịu tải của các thành phần môi
trường theo khu vực và vùng trên phạm vi cả nước; xây dựng cơ sở dữ
liệu quốc gia về chất thải thông thường;
+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc thu hồi, xử lý các sản phẩm

hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ và kiểm toán chất thải đối với các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật;
+ Lập, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt danh
mục công nghệ xử lý chất thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung cần được
khuyến khích chuyển giao, hạn chế chuyển giao hoặc cấm chuyển giao;
+ Tham gia rà soát, chuyển đổi và xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất thải thông thường; tổ chức thực hiện việc đăng ký quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải thông thường tại Bộ Khoa học và
Công nghệ sau khi được ban hành theo quy định của pháp luật;
+ Tham gia kiểm tra, xác nhận các cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu
chôn lấp chất thải rắn thông thường trước khi tiếp nhận chất thải và vận
hành tái chế, xử lý hoặc chôn lấp chất thải theo quy định của pháp luật;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án phân loại, thu
gom, vận chuyển, xử lý, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng và chôn lấp chất
thải thông thường theo quy định của pháp luật;
+ Chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về xã hội hóa
công tác bảo vệ môi trường; xây dựng và tổ chức thực hiện các mô hình
tự quản về quản lý chất thải và bảo vệ môi trường nơi công cộng.
- Về quản lý chất thải nguy hại
Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường:
+ Điều tra, thống kê, dự báo về chất thải nguy hại trên phạm vi cả
nước;
+ Tổ chức thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi giấy
phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;

Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

5


Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường

+ Chỉ đạo thực hiện việc quản lý chất thải nguy hại, điều kiện
hành nghề, giấy phép hành nghề và mã số quản lý chất thải nguy hại trên
phạm vi cả nước;
+ Chủ trì rà soát, chuyển đổi và xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất thải nguy hại, tổ chức thực hiện việc đăng ký
tại Bộ Khoa học và Công nghệ sau khi được ban hành theo quy định của
pháp luật; xây dựng và cập nhật danh mục chất thải nguy hại;
+ Tổ chức thẩm định hồ sơ và các thiết bị, công trình xử lý chất
thải nguy hại đối với các cơ sở hành nghề quản lý chất thải nguy hại
thuộc thẩm quyền cấp phép của Tổng cục trưởng;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án phân loại, thu
gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, giảm thiểu, tái chế và chôn lấp an toàn
đối với chất thải nguy hại;
+ Là đầu mối quốc gia thực hiện Công ước BASEL kiểm soát việc
vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và tiêu hủy chúng.
- Về cải thiện môi trường:
- Điều tra, đánh giá và dự báo tình trạng ô nhiễm, sức chịu tải của
môi trường, hệ sinh thái bị suy thoái và các điểm ô nhiễm tồn lưu trên cả
nước; đề xuất và tổ chức thực hiện cácphương án bảo vệ môi
trường, khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường theo quy định của pháp
luật;
+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc khắc phục ô nhiễm và phục
hồi môi trường trên phạm vi cả nước;

+ Xây dựng và trình ban hành các quy định, cơ chế, chính sách về
bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường, thuế môi trường
theo phân công của Tổng cục trưởng;
+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc ký quỹ và cải tạo, phục hồi
môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản và các loại
tài nguyên khác theo quy định của pháp luật;
Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

6

Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường

+ Xây dựng, tổ chức triển khai các chương trình hỗ trợ sản xuất
sạch hơn, khuyến khích sử dụng, tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với
môi trường và nhãn sinh thái, khuyến khích sử dụng năng lượng sạch và
năng luợng tái tạo;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án về cải thiện và
nâng cao chất lượng môi trường; cải tạo và phục hồi môi trường bị ô
nhiễm và hệ sinh thái bị suy thoái theo quy định của pháp luật.
- Về bảo vệ môi trường lưu vực sông, vùng ven biển:
+ Điều tra, đánh giá, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương
trình, dự án, đề án bảo vệ môi trường, khắc phục, cải tạo cảnh quan môi
trường lưu vực sông liên tỉnh, vùng ven biển bị ô nhiễm, suy thoái môi
trường theo quy định của pháp luật.

+ Chủ trì xây dựng, trình ban hành và tổ chức quản lý ngưỡng chịu
tải của các dòng song, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường các lưu
vực sông;
+ Tổ chức điều tra, đánh giá và quản lý chất thải có nguồn gốc từ
các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt trên đất liền có
ảnh hướng tới các vùng cửa sông và ven biển, đề xuất các giải pháp bảo
vệ môi trường cho vùng cửa sông và ven biển.
+ Chủ trì và điều phối hoạt động phối hợp giữa các bộ, ngành và
địa phương giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường lưu vực sông,
vùng ven biển có tính liên ngành, liên tỉnh, liên quốc gia.
+ Thường trực các Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông liên
tỉnh, đầu mối quốc gia về bảo vệ môi trường các lưu vực sông liên quốc
gia;
+ Tham gia Chương trình hợp tác về quản lý môi trường các biển
Đông Á, nhóm công tác về biển và vùng bờ ASEAN và các vấn đề hợp
tác quốc tế lưu vực sông.
- Về xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường
Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

7

Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường

Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường:

+ Tham gia thực hiện việc lập danh mục và xử lý đối với các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.
+ Tham gia việc tổng hợp, lập danh mục và đề xuất biện pháp xử
lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có quy mô
vượt quá thẩm quyền hoặc khả năng xử lý của Bộ, ngành và địa phương.
+ Tham gia thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về quản lý
chất thải, cải thiện môi trường, bảo vệ môi trường lưu vực sông và vùng
ven biển và xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
- Tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế
hoạch cải cách hành chính của Tổng cục.
- Quản lý tài chính, tài sản thuộc Cục; thực hiện nhiệm vụ của đơn
vị dự toán cấp III trực thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động theo quy định.
- Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm
vụ được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.
3. Cơ cấu tổ chức:
a. Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường có Cục
trưởng và 2 Phó Cục trưởng.
Cục trưởng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của Cục theo
chức năng, nhiệm vụ được giao và theo phân công của Tổng cục trưởng;
chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ tổ
chức và hoạt động của Cục; xây dựng và ban hành quy chế làm việc, quy
định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị
Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp


8

Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường

trực thuộc Cục; ký các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ theo chức
năng, nhiệm vụ được giao và các văn bản khác theo phân cấp và ủy
quyền của Tổng cục trưởng.
Phó Cục trưởng giúp việc Cục trưởng, được Cục trưởng giao phụ
trách từng lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và
trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
b. Bộ máy giúp việc cho Cục trưởng:
- Văn phòng;
- Phòng Quản lý chất thải thông thường.
- Phòng Quản lý chất thải nguy hại.
- Phòng Cải thiện môi trường.
- Phòng Quản lý lưu vực sông và Vùng ven biển.

B. NHẬT KÝ THỰC TẬP

Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

9


Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội
Tuần

Khoa Môi Trường

Ngày

Công việc

26/3

Đến cục nhận công việc của đợt thực
tập mới.

29/3

Kiểm tra báo cáo đợt 1 và 2

2/4 - 5/4

Đọc Báo cáo môi trường Quốc gia
2010 và viêt báo cáo.

9/4 - 10/4

Kiểm tra và sắp xếp tài liệu


Tuần 1

Tuẩn 2

Tuần 3
12/4

16/4 - 18/4

Tìm hiểu về Dự án thành phần 5 “ Điều
tra, đánh giá tổng hợp mức độ tổn
thương tài nguyên môi trường ven biển
và đới ven biển Việt Nam, đề xuất các
giải pháp”.

20/4

Tham dự Nghiệm thu sản phẩm Dự án
thành phần 5 cấp cơ sở

23/4 - 26/4

Tìm và nghiên cứu một số tài liệu về
hiện trạng lưu vực sông và các vùng
ven biển

30/4 - 1/5

Nghỉ lễ


Tuần 4

Tuần 5

Tìm hiểu một số tài liệu về Lưu vực
sông

Tuần 6

Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

10

Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

3/4 - 4/4

Khoa Môi Trường

Viết đề cương cho báo cáo tốt nghiệp.

Tuần 7

Viêt báo cáo
14/5


Chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo

17/5

Xin giấy xác nhận thực tập ở cơ sở

Tuần 8

C. ĐỀ TÀI THỰC TẬP: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG NƯỚC LVS CẦU VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI
THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC
I. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG CẦU
Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

11

Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường

Lưu vực sông Cầu là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt
Nam, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng
như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực
của nó.
Sông Cầu bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn .Sông Cầu
chảy qua các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và

một phần Hà Nội ( huyện Sóc Sơn và Đông Anh). Sồng Cà Lồ chảy qua
tỉnh Vĩnh Phúc cũng hợp vào sông Cầu và tạo thành một nhánh của nó.
Sông Cầu có diện tích lưu vực khoảng 6.030 km2, với chiều dài
khoảng 290 km với các nhánh sông chính: Chu, Nghinh Tường ,Đu ,
Công, Cà Lồ, Ngũ Huyện Khuê. Độ cao bình quân lưu vực : 190m , độ
dốc bình quân 16,1%.Trong lưu vực sông Cầu có tới 26 phụ lưu cấp một
với tổng chiều dài 670 km và 41 phụ lưu cấp hai với tổng chiều dài 645
km và hàng trăm km sông cấp ba, bốn và các sông suối ngắn dưới 10 km.
Lưu vực sông Cầu nằm trong vùng mưa lớn (1.500-2.700 mm/năm) của
các tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên. Tổng lưu lượng nước hàng năm đạt
đến 4,5 tỷ m³.
Chế độ thủy văn của các sông trong LVS Cầu được chia làm 2
mùa:
Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và chiếm 70-80% tổng lưu
lượng dòng chảy trong năm.
Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, chỉ chiếm 20-30% tổng
lưu lượng dòng chảy của năm.
Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng trong năm chênh lệch
nhau tới 10 lần, mực nước cao và thấp nhất chênh nhau khá lớn, có thể
tới 5-6 m.Chiều rộng lưu vực trung bình: 31 km, mật độ lưới sông 0,95
km/km² .

Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

12

Báo cáo thực tập tốt



Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường

Dân số các tỉnh thuộc LVS Cầu: khoảng 6,72 triệu người.trong đó
dân số thành thị là 1.28 triệu người, chiếm 19,1% tổng dân số (trong khi
tỷ lệ chung của toàn quốc là 29,6%)

Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

13

Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường

Mật độ TB: Khoảng 648 người /km2 (cao gần 2,5 lần mật độ dân
số trung bình toàn quốc)

Dân số thành thị, nông thôn và mật độ dân số các tỉnh LVS Cầu
Nguồn: TCTK 2010
II. SỨC ÉP LÊN LVS CẦU
Lưu vực sông Cầu hiện nay đang chịu tác động mạnh mẽ của các
hoạt động KT - XH, nhất là của các khu công nghiệp, sản xuất làng nghề,
khu khai thác và chế biến, các tụ điểm dân cư... Sự ra đời và hoạt động
của hàng loạt các khu công nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố, các hoạt

động tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề, các xí nghiệp kinh tế
quốc phòng cùng với các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, canh
tác trên hành lang thoát lũ, chất thải bệnh viện, trường học... đã gây ra
nhiều áp lực tác động xấu đến môi trường nói chung và môi trường nước
nói riêng của lưu vực sông Cầu.
Trong định hướng phát triển kinh tế đến năm 2020, các tỉnh trong
LVS Cầu đều đặt mục tiêu tỷ trọng nghành Công nghiệp – Xây dựng
thêm trong cơ cấu kinh tế địa phương mình từ 1-14%
Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

14

Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường

Phát triển công nghiệp, xây dựng không đi kèm với các biện pháp
BVMT sẽ gây sức ép lớn lên môi trường LVS Cầu.

Năm

Công
nghiêpXây
dưng

Thương

maiDịch vụ

NôngLâmNgư
nghiệp

Bắc

2010

22.2

44,2

36,6

Cạn

2020

25,2

59,3

15,5

Thái
Nguyên

2010


45.0

38-39

16-17

2020

47-48

42-43

9-10

Vĩnh
Phúc

2010

58,5

27,2

14,3

Bắc
Ninh

2010
2020


56

Bắc
Giang

2010

35

Hải
Dương

2010

46

33

21

2020

47

37

16

2020


2020

93-95
53

7

31-32

49,2

35

15
5-6

34,5

30,5

37,1

13,7

Cơ cấu phát triển kinh tế các tỉnh LVS Cầu đến năm 2020
(Nguồn : TCMT tổng hợp, 2010)

Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp


15

Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường

Tính đến năm 2008, các tỉnh thuộc LVS Cầu có gần 10.000 doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc các loại hình sản xuất khác nhau ,
trong đó:
• Bắc Cạn:362 (4%)

• Bắc Giang: 1.600 (16%)

• Thái Nguyên: 1.633 (16%)

• Bắc Ninh: 2,162 (22%)

• Vĩnh Phúc: 1.501 (15%)

• Hải Dương : 2.741 (27%)

Tính đến năm 2010 , các tỉnh thuộc LVS có 65 KCN đã được thành
lập, Trong đó có 30 KCN đã đi vào hoạt động ,chỉ có 15 KCN có hệ thống
xử lý nước thải tập trung. Tổng công suất xử lý nước thải của các KCN : trên
52.600m3/ngày đêm (Nguồn : điều tra của TT QTMT,12/2010)
Hoạt động khai thác khoáng sản tại các mỏ và các cơ sở khai thác và

chế biến khoáng sản rất phát triển tại các tỉnh thuộc LVS (đặc biệt là các tỉnh
ở thượng lưu như Bắc Kạn và Thái Nguyên) với tổng số khoảng 370 cơ sở,
trong đó (Bắc Kạn: trên 140; Thái Nguyên: trên 110; Vĩnh Phúc: trên 35;
Bắc Ninh: trên 10; Bắc Giang: trên 45; Hải Dương: trên 20)
Ngoài ra có khoảng 70 CCN, 69 làng nghề,các cơ sở sản xuất kinh
doang, dịch vụ điều tra được khoảng 3.000 cơ sở thuộc các loại hình: chế
biến thực phẩm; cơ khí chế tạo;kinh doanh xăng dầu; sắt thép; sản xuất giấy,
bao bì, đồ mĩ nghệ. Trong đó các tỉnh Thái Nguyên ,Bắc Ninh và Bắc Giang
chiếm tỉ lệ cao.
Các làng nghề với đặc điểm sản xuất phân tán, quy trình công nghệ
còn lạc hậu, hiệu suất chưa cao nhưng đi cùng với nhu cầu thị trường, các
hoạt động sản xuất có quy mô ngày càng gia tăng kéo theo nhu cầu sử dụng
nước và thải ra lượng nước ngày càng lớn là nguyên nhân gây ô nhiễm cục
bộ các đoạn sông (điển hình như các làng nghề của Bắc Ninh được xác định
là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cục bộ sông Ngũ Huyện Khuê.

Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

16

Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường

Theo dự án điều tra tình hình khai thác ,sử dụng tài nguyên nước và xả
nước thải vào nguồn nước LVS Cầu (Cục QLTNN) lượng nước cần sử dụng

của các ngành trong lưu vực khoảng 3,1 tỷ m3. Trong đó :


Nông nghiệp: 1,97 tỷ m3/năm



Công nghiệp: 0,51 tỷ m3/năm



Sinh hoạt:0,096 tỷ m3/năm



Thủy sản : 0,63 tỷ m3/năm

Trong đó, 70% nước sinh hoạt và công nghiệp được cung cấp từ sông
hoặc hồ chứa
Dân số các tỉnh thuộc lưu vực vào khoảng 6,72 triệu người. Trong đó,
dân số thành thị là 1,28 triệu người, chiếm 19,1 % tổng dân số (trong khi tỷ
lệ chung của toàn quốc là 29,6 %); Mật độ trung bình vào khoảng 648
người/km2, cao hơn gần 2,5 lần mật độ dân số trung bình toàn quốc.
Tốc độ đô thị hóa cao, mật độ dân số lớn, phần lớn các đô thị chưa có
hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải thải trực tiếp ra các nguồn tiếp
nhận như suối, sông, hồ,.. là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường nước sông Cầu.
Căn cứ hiện trạng ô nhiễm và tình hình phát triển hiện nay, cần có các
biện pháp tổng thể khắc phục tình trạng ô nhiễm cục bộ trên từng đoạn sông
để môi trường nước LVS Cầu đảm bảo chất lượng và đáp ứng các Quy chuẩn

môi trường.

III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LVS CẦU
1. Hiện trạng môi trường LVS Cầu ở một số tỉnh.
Đối với các LVS, ô nhiễm dã và đang xảy ra ở nhiều đoạn sông, chủ
yếu tập trung ở vùng trung lưu và hạ lưu. Có nơi ô nhiễm đã ở mức nghiêm

Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

17

Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường

trọng, điển hình là ô nhiễm nước ở môi trường nước tại khu vực hạ lưu của
các sông trong nội thành và thành thị.

Tuy nhiên mức độ ô nhiễm còn phụ thuộc vào yếu tố thủy văn của
dòng chảy. Mức độ ô nhiễm cũng tăng cao vào mùa khô khi lưu lượng nước
đổ vào các sông giảm. Ngoài ra mức độ ô nhiễm còn phụ thuộc vào hiệu quả
kiểm soát các nguồn thải vào LVS nhưng hầu như các nguồn thải chưa được
kiểm soát làm cho vấn đề ô nhiễm nước mặt ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Cơ cấu kinh tế giữa các tỉnh trên lưu vực sông Cầu có sự khác biệt khá
lớn, do vậy lượng và loại nước thải tại các khu vực khác nhau trên lưu vực
sông Cầu cũng khác nhau. Trên địa bàn các tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang và các

vùng thuần nông khác, tác nhân gây ô nhiễm môi trường chủyếu là nước thải
sinh hoạt và nông nghiệp. Ngược lại, tại các huyện giáp sông Cầu thuộc các
tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh,Vĩnh Phúc (huyện Mê Linh), Hà Nội (huyện
Đông Anh),.. ô nhiếm nước chủ yếu do các hoạt động sản xuất nông nghiệp,
làng nghề và đô thị.
Do đặc thù chịu ảnh hưởng của hoạt động phát triển các ngành công
nghiệp nên trên lưu vực sông (LVS) Cầu có nhiều đoạn bị ô nhiễm nặng bởi
các chất gây ô nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lửng (SS) và cục bộ có những đoạn
có những dấu hiệu ô nhiệm dầu mỡ. Một số vị trí nồng độ ô nhiễm có xu
hướng giảm trong những năm gần đây. Tuy nhiên một số nơi khác có xu
hướng ngược lại. Mức độ ô nhiễm tăng về phía hạ nguồn.
Từ thượng nguồn sông Cầu tới đầu thị xã Bắc Kạn không chịu ảnh
hưởng của khu vực dân cư tập trung và công nghiệp, tập quán canh tác của
nhân dân miền núi ít sử dụng phân bón hoá chất nên nước vẫn giữ được các
đặc tính của nước sông đầu nguồn, không bị ô nhiễm.
Sông Cầu qua tỉnh Bắc Cạn, chất lượng nước đã bắt đầu xuất hiện dấu
hiệu ô nhiễm, đặc biệt khu vực cầu Phà và cầu Thác Riêng các thông số xâp
xỉ ngưỡng QCVN 08 : 2008 / BTNMT đối với các nguồn loại A1. Điển hình
giá trị BOD5 đã vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại A1.
Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

18

Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường


Giá trị cả BOD5 trên sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Bắc Cạn
Nguồn: TCMT,2011

Sông Cầu trước khi vào Tp.Thái Nguyên, chất lượng nước còn tương
đối tốt, giá trị các thông số COD và BOD5 còn nằm trong ngưỡng cho phép
QCVN 08:2008/BTNMT loại A1, riêng các thông số NH4+ Và TSS đã vượt
QCVN 08:2008/BTNMT loại A1 xấp xỉ loại B1.
Sông cầu khi chảy vào Tp.Thái Nguyên, mức độ ô nhiễm tăng đáng kể
do chịu tác động của các hoạt động sản xuất công nghiệp khai thác khoáng
sản. Tại các điểm đo trên đoạn sông chảy qua Tp.Thái Nguyên có giá trị
quan trắc các thông số đều vượt quá QCVN 08 : 2008 /BTNMT loại A1.

Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

19

Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường

Một số điểm có các thông số cao đột biến, thậm chí vượt QCVN
08:2008-B1 (NH4+ - cầu Trà Vườn; COD – Hoàng Văn Thụ và cầu Trà
Vườn)
.


Gía trị cuả BOD5 tại Sông Cầu đoạn qua Tp.Thái Nguyên
Nguồn: TCMT, 2011
Vùng hạ lưu sông Cầu (đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang)
mặc dù chịu ảnh hưởng do tiếp nhận nước của các sông Cà Lồ tại Bắc Giang
và sông Ngũ Huyện Khuê tại Bắc Ninh nhưng nhìn chung mức độ ô nhiễm
có xu hướng giảm qua các năm năm dưới ngưỡng cho phép của QCVN08 :
2008 / BTNMT loại A2. Một số thông số (COD, BOD5, NH4+) có xu hướng
tăng trong 2 năm gần đây.
2. Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý
a. Tồn tại về phát triển cơ sở hạ tầng

Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

20

Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường

- Do khi xây dựng công trình chưa chú ý nhiều đến đánh giá tác động
môi trường chi tiết qua các giai đoạn: Chọn vị trí công trình, thiết kế, thi
công và vận hành.
- Các công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước được xây dựng
chưa theo quy hoạch tổng thể thống nhất.
- Chưa tận dụng được hết được các chức năng của các công trình .


b. Tồn tại về quản lý và bảo vệ tài nguyên nước
- Phát triển tài nguyên nước mới chỉ chú ý đến khía cạnh khai thác tài
nguyên mà chưa chú ý đúng mức đến các tác động môi trường của các hoạt
động này.
- Công tác quản lý và bảo vệ môi trường hiện nay chưa có sự liên kết
chặt chẽ giữa các ngành chức năng và địa phương trên phạm vi lưu vực.
- Công tác tổ chức, quản lý khai thác và vận hành các công trình và hệ
thống công trình khai thác tài nguyên nước chưa chặt chẽ và hợp lý.
- Chưa có hệ thống giám sát chất lượng nước.
- Do điều kiện kinh tế nên mới chú trọng tập trung vào xây dựng cơ sở
hạ tầng mà chưa chú ý đến công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước, do vậy
đã có lúc xảy ra tranh chấp về nguồn nước, sử dụng quá mức dẫn đến nguồn
nước bị cạn kiệt, chất lượng bị suy thoái.
c. Tồn tại về năng lực cán bộ, trình độ khoa học kỹ thuật
- Kỹ thuật và công nghệ trong đo đạc số liệu khí tượng thuỷ văn không
đồng bộ, số liệu thiếu tính hệ thống nên gây khó khăn trong đánh giá chính
xác nguồn nước phục vụ công tác quản lý, điều hành và sử dụng nước.
- Các tiêu chuẩn và kiến thức khoa học tiên tiến trong bảo vệ nguồn
nước chưa đầy đủ.

Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

21

Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội


Khoa Môi Trường

- Đội ngũ cán bộ chuyên môn và trang thiết bị kiến thức, trang thiết bị
phục vụ cho việc kiểm soát môi trường còn hạn chế nên chưa đưa công tác
quản lý môi trường đi vào nề nếp.
- Công tác truyền thông nâng cao nhận thức về môi trường chưa
thường xuyên và sâu rộng đến toàn dân.

IV. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC LVS CẦU
1. Biện pháp thể chế
a. Cấp Trung ương
- Các cơ quan chức năng phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức
nâng cao năng lực quản lý đồng thời phải phân rõ chức năng , nhiệm vụ và
quyền hạn giữa các cán bộ, nghành có liên quan.
- Tập trung chỉ đạo giải quyết các vấn đề bức xúc nhằm ngăn chặn
việc gia tăng ô nhiễm.
- Đẩy mạnh việc đầu tư năng lực cơ sở vật chất, kỹ thuật về bảo vệ
môi trường phục vụ cho công tác quản lý.
- LVS phải được quản lý theo nguyên tác thống nhất không chia cắt
giũa các cấp hành chính đồng thơi phân rõ vai trò các cơ quan liên quan
trong việc quản lý môi trường LVS, chủ yếu giưa BTNMT và Bộ NN &
PTNT.
- Tổ chức các đoàn công tác của các Uỷ ban sông Cầu đi kiểm tra, đôn
đốc UBND và Sở TN&MT các tỉnh LVS việc triển khai thực hiện các đề án
và Hội nghị Uỷ ban BVMT LVS Cầu.

Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

22


Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường

- Xây dựng và triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc
tự động tại LVS Cầu . Tập trung chú ý quan trắc cá điểm giáp ranh giữa các
tỉnh trênLVS Cầu.
- Ở cấp liên vùng phải thành lập uỷ ban LVS.
- Thanh tra , kiểm tra, giám sát trên diện rộng, xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm pháp luật về BVMT trên địa bàn LVS Cầu, áp dụng có
hiệu quả các công cụ kinh tế và công cụ thông tin , truyền thông .
- Tổ chức các đợt tuyên truyền , nâng cao nhận thức cộng đông trong
việc BVMT LVS Cầu, tổ chức các đợt tập huấn , nâng cao nhận thức BVMT
LVS cho các cán bộ quản lý môi trưởng ở các Sở, Huyện, các tổ chức doanh
nghiệp và cộng đồng.

- BTN&MT tập tung xây dựng trang tin điện tử về BVMT LVS Cầu
để các cơ quan trung ương và các tỉnh LVS Cầu có thể thường xuyên cập
nhạt và trao đổi thong tin về các hoạt động BVMT LVS Cầu.
- BTN&MT chủ trì phối hợp với các Bộ, nghành và các tỉnh
thuộcLVS Cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thành quy hoạch BVMT LVS Cầu
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b. Cấp địa phương
- UBND các tỉnh thuộc LVS Cầu phải chỉ đạo Sỏ TN&MT phối hợp
với các Sở, ban, nghành có liên quan xây dựng, phê duyệ và bố trí kinh phí
thực hiện kế hoạch triển khai Đề án BVMT LVS Cầu trên địa bàn.

- Phối hợp với các tỉnh trên LVS triển khai đồng bộ các nhiệm vụ
BVMT LVS Cầu theo các kết luận của Hội nghị của Uỷ ban BVMT LVS
Cầu.
- tăng cường thực thi pháp luật về BVMT.Thanh tra, kiểm tr, giám sát
chat lương môi trường lưu vực.

Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

23

Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường

- Tăng cường đầu tư, huy động và sử dụng hợp lý hiệu quả các nguồn
vốn khác nhau cho hoạt động BVMT. Làm rõ các mục chi, đảm bảo chi dung
và có hiệu quả các nguồn chi ngân sách hang năm cho sự nghiệp môi trường.
- Các địa phương phối hợp với Bộ TN&MT tăng cường công tác tuyên
truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng đối với việc BVMT LVS
Cầu nói riêng và BVMT nói chung.
- Thực thi các Luật và các văn bản pháp qui có liên quan đến bảo vệ
môi trường nước.
- Ban hành các quy định về - Ban hành các cơ chế chính sách và các
giải pháp đẩy mạnh công tác BVMT . Huy động sức mạnh tỏng hợp của
cộng đồng và các tổ chức xã hội trong sự nghiệp BVMT và PTBV.
- Thanh tra , kiểm tra giám sát chất lượng môi trường, áp dụng có hiệu

quả các công cụ kinh tế và công cụ thông tin, truyền thông.

2. Biện pháp kỹ thuật
a. Thực hiện quy hoạch chất lượng nước:
- Xác định mục đích sử dụng cho các sông, thậm chí cho từng đoạn
sông, dựa trên kết quả đánh giá các nguồn ô nhiễm, các loại sử dụng nước
hiện tại và tương lai đảm bảo công bằng giữa các hộ dùng nước ở thượng lưu
và hạ lưu.
- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nước thích hợp cho từng loại hình
sử dụng nước.
- Đề xuất biện pháp đạt được chất lượng nước theo tiêu chuẩn với mục
đích sử dụng.
- Xây dựng các trạm quan trắc môi trường nước;
- Xây dựng các dự án quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn lợi sông
Cầu.
b. Xây dựng công trình xử lý nước thải
Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp

24

Báo cáo thực tập tốt


Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Khoa Môi Trường

Xây dựng các công trình xử lý nước thải tập trung đảm bảo nước sau
khi được xử lý không gây ảnh hưởng tới môi trường nước LVS Cầu.

Ngoài việc áp dụng những công nghệ mới hiện đại để xử lý ước thải
có thể sử dụng các biện pháp cơ học,hóa lý và sinh học đơn giản để xư lý sơ
bộ nguồn nước. Những biện pháp này các hộ kinh doanh hay các cơ sở sản
xuất nhỏ cũng có thể áp dụng mà lại có hiệu quả.
c. thiết kế và xây dựng hệ thống giám sát chất lượng nước sông Cầu
Phương pháp sử dụng trong thiết kế hệ thống giám sát chất lượng
nước sông phải đảm bảo mục tiêu về kinh tế, kỹ thuật, có nghĩa các số liệu
chất lượng nước phải đại biểu cho khu vực trạm quan trắc khống chế, phải
đáp ứng yêu cầu đặt ra, tần suất lấy mẫu phải phù hợp , và chi phí hợp lý.
Đối với hệ thống giám sát cho mục đích quản lý chất lượng nguồn
nước cần đánh giá các vấn đề sau:
- Xu thế biến đổi của các chỉ tiêu chất lượng nước theo không gian và
thời gian.
- Biến đổi của các chỉ tiêu chất lượng nước qua các năm.
- Mức độ biến đổi của các chỉ tiêu chất lượng nước theo không gian
và thời gian.
Việc xác định các vấn đề cần đánh giá sẽ ảnh hưởng đến khối lượng
công việc thực hiện của hệ thống. Vì vậy tiêu chí thiết kế phải phù hợp nhất
để đạt mục tiêu đề ra.
3- Biện pháp kinh tế
Mục tiêu của công tác quản lý và bảo vệ chất lượng nước là nhằm
giảm ô nhiễm nguồn nước có tính đến chi phí xã hội phải chịu do ô nhiễm
nguồn nước, trên nguyên tắc "ai gây ô nhiễm người đó phải trả tiền".
Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động đến chi phí và lợi
ích trong lợi ích của các tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới các hành vi
ứng xử của các nhà sản xuất có lợi cho môi trường. Đồng thời, khuyến khích

Sv : Lê Thị Thúy – CD8KM4
nghiệp


25

Báo cáo thực tập tốt


×