Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc nâng cao năng lực cho cha mẹ về chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật trí tuệ ( ngiên cứu trường hợp tại trung tâm hy vọng hội cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ MÁT

VAI TRÕ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CHA, MẸ VỀ CHĂM SÓC
VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
(Nghiên cứu trường hợp tại trung tâm Hy Vọng - Hội Cứu trợ trẻ em
tàn tật thành phố Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ MÁT

VAI TRÕ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CHA, MẸ VỀ CHĂM SÓC
VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
(Nghiên cứu trường hợp tại trung tâm Hy Vọng - Hội Cứu trợ trẻ em
tàn tật thành phố Hà Nội)

Chuyên ngành:


Công tác xã hội

Mã số:

60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đình Tấn

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các tài liệu, trích dẫn, kết quả nêu trong đề tài luận văn tốt nghiệp đều có
nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam kết này.
Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2015
Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Mát

3


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luâ ̣n văn t ốt nghiệp ngành Công tác xã
hội với đề tài “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc nâng cao

năng lực cho cha, mẹ về chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật trí tuệ (
Nghiên cứu trường hợp tại trung tâm Hy Vọng – Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật
thành phố Hà Nội)” tôi đã nhận được sự động viên, quan tâm giúp đỡ nhiệt
tình của gia đình, thầy - cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể thầy, cô giáo Khoa Xã
hội học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia
Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh
nghiệm cũng như lòng yêu mến, tâm huyết với nghề nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn GS.TS Nguyễn Đình Tấn - người đã hướng dẫn
và chỉ bảo cho tôi rất tận tình, giúp tôi có nhiều kinh nghiệm quý báu trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại trung tâm Hy Vọng và
các bậc phụ huynh học sinh đã giúp tôi hoàn thành nghiên cứu của mình.
Mặc dù đã rất cố gắng và tâm huyết với đề tài, cộng với 6 năm kinh nghiệm
làm việc với trẻ khuyết tật; nhưng do kiến thức của bản thân về lĩnh vực nghiên
cứu chưa thực sự chuyên sâu, nên chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế. Vì
vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy, cô giáo để luận
văn của tôi khắc phục được những hạn chế và hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2014
Học viên thực hiện luận văn
Nguyễn Thị Mát


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 6
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 8
2.1. Trên thế giới ............................................................................................... 8
2.2. Tại Việt Nam ............................................................................................ 12

3. Ý nghĩa của nghiên cứu............................................................................... 18
3.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 13
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 13
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 19
4.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 19
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 15
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ................................................. 16
5.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 16
5.2. Khách thể nghiên cứu............................................................................... 16
5.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 16
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 17
6.1. Phương pháp luận..................................................................................... 17
6.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................... 18
6.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu ............................................. 18
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi ............................................... 19
6.2.3. Phương pháp quan sát .......................................................................... 19
6.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu................................................................. 20
6.2.5. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung ............................................... 21
7. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 21
8. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 21
9. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 22


NỘI DUNG..................................................................................................... 23
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ... 23
1.1. Các khái niệm liên quan ........................................................................... 23
1.1.1. Khái niệm vai trò .................................................................................. 23
1.1.2. Khái niệm trẻ em ................................................................................... 29
1.1.3. Khái niệm khuyết tật và khuyết tật trí tuệ ............................................. 29
1.1.4. Khái niệm công tác xã hội, công tác xã hội nhóm, công tác xã hội với

người khuyết tật ............................................................................................... 26
1.1.4.1. Công tác xã hội .................................................................................. 26
1.1.4.2. Công tác xã hội nhóm ........................................................................ 27
1.1.4.3. Công tác xã hội với người khuyết tật ................................................. 29
1.2. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ........................................... 30
1.2.1. Thuyết hệ thống ( system theory) .......................................................... 30
1.2.2. Thuyết trao đổi xã hội ........................................................................... 32
1.2.3. Thuyết nhu cầu ...................................................................................... 33
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 39
1.3.1 . Lịch sử hình thành trung tâm Hy Vọng – Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật
thành phố ( TETT TP) Hà Nội......................................................................... 39
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ: ........................................................................... 35
1.3.3. Các hoạt động của trung tâm Hy Vọng ................................................ 36
1.3.3.1. Công tác phát triển số lượng ............................................................. 36
1.3.3.2. Hoạt động chăm sóc, nuôi dạy và phục hồi chức năng cho trẻ ......... 36
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................................. 38
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC VÀ NHỮNG NHU CẦU CỦA
CHA, MẸ TRONG VIỆC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ EM KHUYẾT
TẬT TRÍ TUỆ TẠI TRUNG TÂM HY VỌNG ......................................... 44
2.1. Thực trạng năng lực của cha, mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ KTTT......... 44


2.2. Những khó khăn của cha, mẹ trong chăm sóc, giáo dục trẻ KTTT ......... 46
2.3. Những nhu cầu của cha, mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ KTT ...... 53
Tiểu kết chương 2........................................................................................... 61
Chƣơng 3. PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ
HỘI TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CHA, MẸ VỀ
CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ EM KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ TẠI
TRUNG TÂM HY VỌNG ............................................................................ 62
3.1. Phương pháp và kỹ năng tiếp cận trong CTXH được vận dụng khi làm

việc với nhóm cha, mẹ .................................................................................... 62
3.1.1. Phương pháp ......................................................................................... 62
3.1.1.1. Phương pháp CTXH cá nhân ............................................................. 62
3.1.1.2. Phương pháp công tác xã hội nhóm .................................................. 69
3.1.2. Kỹ năng ................................................................................................. 66
3.1.2.1. Kỹ năng lắng nghe ............................................................................. 66
3.1.2.2. Kỹ năng quan sát................................................................................ 68
3.1.2.3. Kỹ năng điều phối nhóm .................................................................... 69
3.1.2.4. Kỹ năng phỏng vấn............................................................................. 70
3.2. Vai trò của nhân viên CTXH trong việc trợ giúp cha, mẹ có con KTTT ...... 71
3.2.1. Hoạt động với vai trò là người tư vấn ( hỗ trợ tâm lý) ......................... 72
3.2.2. Hoạt động với vai trò trung gian, kết nối nguồn lực ............................ 77
3.2.3. Hoạt động với vai trò giáo dục, nâng cao nhận thức ........................... 82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 87
1. Kết luận ....................................................................................................... 87
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 92
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 96


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CTXH

: Công tác xã hội

CPTTT

: Chậm phát triển trí tuệ


KTTT

: Khuyết tật trí tuệ

NVXH

: Nhân viên xã hội

PHCN

: Phục hồi chức năng


DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
Số bảng

Nội dung

Trang

Bảng 1

Cơ cấu mẫu sử dụng trong phỏng vấn sâu

25

Bảng 2.1

Kết quả khảo sát về thời điểm phát hiện con KTTT


45

Bảng 2.2

Kết quả khảo sát về người phát hiện ra vấn đề khiếm
khuyết

46

Bảng 2.3

Những lo lắng hiện tại của cha, mẹ trẻ KTTT

54

Bảng 2.4

Những lo lắng về tương lai của cha mẹ có con KTTT

57


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam hiện nay, số lượng người khuyết tật đang gia tăng nhanh
chóng. Người khuyết tật có lẽ là người luôn gặp khó khăn ở một hoặc một
vài khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Nhà nước ta đã và đang có
những chính sách, những nỗ lực để giúp người khuyết tật được bình đẳng
hơn về cơ hội trong việc tiếp cận các dịch vụ như: y tế, giáo dục, việc làm;
cũng như hỗ trợ người khuyết tật nhận được các dịch vụ liên quan đến

khuyết tật của họ. Chúng ta đều biết rằng người khuyết tật là một trong
những nhóm xã hội yếu thế, dễ bị tổn thương và họ luôn cần được hỗ trợ để
có thể giảm bớt hoặc khắc phục, tiến tới loại bỏ vấn đề khuyết tật của
mình. Tiếp cận công tác xã hội trong hỗ trợ cho người khuyết tật hiện nay
đang được xem là một hoạt động phù hợp, hướng đến việc xây dựng một xã
hội hòa nhập và chấp nhận sự khác biệt.
Luật Người khuyết tật năm 2010 của Quốc hội cũng đã nêu rõ các
quyền của người khuyết tật (Khoản 1 – Điều 4). Đồng thời, chúng ta đều nhận
thấy người khuyết tật cũng như những cá nhân khác trong xã hội, họ cũng có
những nhu cầu trong các lĩnh vực của đời sống cần được đáp ứng: việc làm, y
tế, giáo dục, cơ hội tiếp cận…
Để hoạt động trợ giúp cho người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết
tật trí tuệ nói riêng đạt hiệu quả, cần huy động sự nỗ lực từ nhiều phía, trong
đó yếu tố gia đình đóng vai trò quan trọng. Bởi gia đình là nơi có nhiều thời
gian và điều kiện tiếp xúc, hỗ trợ và giáo dục trẻ. Nếu gia đình có nhận thức
đúng đắn về vấn đề trẻ đang gặp phải, có những kiến thức hiểu biết nhất định
thì điều này sẽ là một yếu tố thuận lợi giúp trẻ được can thiệp kịp thời, đúng
mức độ bệnh, đúng tình trạng bệnh và phù hợp với khả năng của trẻ.
1


Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của đại đa số các bậc phụ huynh
có con bị khuyết tật trí tuệ thì một bộ phận không nhỏ cha, mẹ của trẻ vẫn còn
những hạn chế nhất định trong nhận thức, điều này gây cản trở trong quá trình
trợ giúp cho trẻ, bởi khi nhận thức của cha, mẹ hạn chế hoặc nhận thức chưa
đúng, chưa đủ sẽ rất khó khăn trong việc chăm sóc, giáo dục và tiếp cận các
nguồn lực. Vì vậy, gia đình cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các
tổ chức xã hội khác, cùng chung tay góp sức trong việc hỗ trợ cho trẻ, nhằm
mang lại sự chuyển biến tích cực cho trẻ em khuyết tật trí tuệ, giảm bớt những
thiệt thòi và tăng thêm cơ hội cho các em.

Muốn thực hiện tốt các hoạt động trên cần có sự đóng góp không nhỏ
của đội ngũ những người làm công tác xã hội – những người với vai trò trợ
giúp cho nhóm đối tượng yếu thế, bị tổn thương. Tuy nhiên, công tác xã hội
vẫn còn là một nghề mới mẻ ở Việt Nam, điều đó đặt ra những thách thức đối
với những nhân viên làm việc trong lĩnh vực này. Những nhân viên công tác
xã hội được đào tạo với đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp, họ sẽ
làm gì để phát huy hết vai trò của mình trong việc trợ giúp cho nhóm trẻ em
thiệt thòi?
Là một nhân viên xã hội làm việc trong lĩnh vực trẻ em khuyết tật, tôi
có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các em cũng như gia đình của các em, hiểu
được những khó khăn mà các gia đình trẻ khuyết tật đang gặp phải. Tôi hiểu
hơn hết một điều rằng, để trợ giúp cho trẻ em khuyết tật rất cần huy động
nguồn lực từ chính gia đình các em, những thành viên hàng ngày tiếp xúc,
chăm sóc và nuôi dạy các em. Vì vậy, cần cung cấp cho gia đình trẻ khuyết tật
những kiến thức, kỹ năng trong việc chăm sóc, giáo dục cũng như kết nối các
nguồn lực nhằm mang tới sự trợ giúp tốt nhất cho nhóm trẻ em có nhu cầu đặc
biệt này.
2


Với tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, tôi đã lựa chọn hướng nghiên
cứu:“ Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc nâng cao năng lực cho
cha, mẹ về chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật trí tuệ ( Nghiên cứu trường
hợp tại Trung tâm Hy Vọng – Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố Hà Nội)”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành công tác xã hội.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
Ngược dòng lịch sử, dường như “trẻ khuyết tật” là một khái niệm được
nhiều người, nhiều nước quan tâm và ngày càng có nhiều nghiên cứu về vấn
đề này.

Từ thế kỷ 15 trở về trước, không có nhiều tư liệu về giáo dục trẻ khuyết
tật. Nhà triết học Aristos cho rằng: “Không có gì có thể tồn tại trong trí óc
con người nếu không được các giác quan tiếp nhận”. Do đó, trẻ khuyết tật
với những khiếm khuyết của mình không thể tiếp thu các kiến thức, kinh
nghiệm của lịch sử, xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những người cho
rằng việc giáo dục cho trẻ điếc ( trẻ khiếm thính) là có thể thực hiện được.
Thế kỷ 19 – 20, giáo dục cho trẻ khuyết tật được mở rộng hơn. Hệ
thống giáo dục trẻ khiếm thị gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của nhà giáo
dục Pháp - Gaiu. Sau đó là các nhà giáo dục khác: Lui Braille, Klein,
Arnitet…Thành công nhất là Lui Braille, ông đã đặt nền móng về nội dung,
phương pháp dạy học, hình thức giáo dục và kiểu chữ viết cho người khiếm
thị đến nay vẫn được toàn thế giới thừa nhận.
Trước những năm 70 của thế kỷ 20 là thời kỳ phát triển của mô hình
giáo dục chuyên biệt trẻ khuyết tật. Các ngành khoa học ngày càng phát triển
nên quan niệm của xã hội về người khuyết tật nói chung đã có sự thay đổi.
Người ta cho rằng, người khuyết tật nói chung cũng như trẻ em khuyết tật có
khă năng phục hồi các chức năng bị khiếm khuyết nếu được chữa trị, họ cũng
3


có nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại, có những khả năng nhất định để tham gia
vào đời sống xã hội. Những năm cuối thế kỷ 20 đến nay, vấn đề người khuyết
tật và trẻ em khuyết tật ngày càng được tât cả các quốc gia và cộng đồng
người trên thế giới quan tâm. Tuyên ngôn về quyền của người chậm phát triển
tinh thần đã được Liên hợp quốc thông qua ngày 21/12/1971; Tuyên ngôn về
người tàn tật ngày 9/12/1975. Hội nghị thế giới về trẻ em có nhu cầu giáo dục
đặc biệt được tổ chức tại Salamanca, Tây Ban Nha năm 1994 đã khẳng định
lại quyền được giáo dục của mọi cá nhân như đã nêu trong tuyên bố chung về
Quyền con người năm 1948.
Tư tưởng tiến bộ của nhân loại đối với trẻ khuyết tật đã được khẳng

định trong các điều, đặc biệt là điều 23 trong Công ước

quốc tế về Quyền

trẻ em. Trong phạm vi giáo dục, điều này được thể hiện thông qua việc xây
dựng các chiến lược nhằm tìm kiếm và mang lại sự bình đẳng về cơ hội. Kinh
nghiệm ở nhiều nước cho thấy, việc hòa nhập trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc
biệt được thực hiện thành công nhất trong các trường hòa nhập dành cho mọi
trẻ em trong cộng đồng. Các trường hòa nhập đã tạo ra môi trường thuận lợi
nhất cho trẻ khuyết tật có đủ cơ hội đạt tới sự bình đẳng và tham gia đầy đủ.
Hiệu quả giáo dục hòa nhập phụ thuộc vào sự cố gắng của giáo viên, cha mẹ
trẻ, cộng đồng và chính bản thân trẻ khuyết tật.
Như vậy, giai đoạn này cùng tồn tại 2 mô hình giáo dục chủ yếu cho trẻ
khuyết tật là mô hình giáo dục chuyên biệt và mô hình giáo dục hòa nhập.
Cùng với sự tiến bộ của nhân loại, mô hình giáo dục hòa nhập ngày càng tỏ rõ
tính ưu việt và dần thay thế mô hình giáo dục chuyên biệt. Các tổ chức quốc
tế như UNESCO, UNICEP… đã có những văn bản hướng dẫn các quốc gia
cách thức tổ chức, thực hiện mô hình giáo dục hòa nhập. Rất nhiều quốc gia
trên thế giới đã có những văn bản luật và dưới luật nhằm thực hiện một cách
hiệu quả, đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật.
4


Những năm gần đây, vấn đề người khuyết tật nói chung và vấn đề trẻ
em khuyết tật nói riêng đang ngày càng được các tổ chức, các quốc gia trên
thế giới đặc biệt quan tâm.
Theo báo cáo Tình hình trẻ em Thế giới hàng năm của tổ chức
UNICEP tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam ngày 30 tháng 5 năm 2013 nhấn
mạnh: Trẻ khuyết tật và cộng đồng sẽ được lợi nhiều hơn nếu xã hội quan tâm
tới những gì trẻ khuyết tật có thể đạt được thay vì tập trung chú ý vào những

khiếm khuyết của các em. Quan tâm tới những khả năng và tiềm năng của trẻ
khuyết tật sẽ tạo ra lợi ích cho toàn xã hội.
“ Nhìn vào khuyết tật của trẻ trước khi nhìn nhận trẻ không chỉ là hành
động không công bằng với trẻ mà còn làm mất đi những điều trẻ có thể mang
lại cho xã hội”, Ông Anthony Lake – Giám đốc điều hành UNICEP phát biểu.
“Sự mất mát của các em là mất mát chung của toàn xã hội; lợi ích của các em
cũng là lợi ích cho toàn xã hội”. Báo cáo chỉ ra những cách thức để hòa nhập
trẻ khuyết tật vào xã hội. Các nỗ lực hỗ trợ trẻ khuyết tật hòa nhập với xã hội sẽ
giúp đẩy lùi sự phân biệt đối xử đang gạt các em ra bên lề của xã hội.
Báo cáo tình hình trẻ em Thế giới năm 2013 với chủ đề trẻ em khuyết
tật cho biết: trẻ em khuyết tật là nhóm ít có khả năng được chăm sóc y tế hoặc
được đi học nhất. Trẻ em khuyết tật trở thành những người yếu thế nhất trên
thế giới .
Chúng ta đang có những tiến bộ tiến tới hòa nhập trẻ em khuyết tật,
mặc dù các tiến bộ chưa được đồng đều, báo cáo Tình hình Trẻ em Thế giới
2013 đưa ra chương trình cho những hành động tiếp theo. Báo cáo kêu gọi các
Chính phủ phê chuẩn và thực hiện Công ước về Quyền của Người khuyết tật
và Công ước Quyền Trẻ em, và có những hỗ trợ cho các gia đình để họ có thể
đáp ứng được các chi phí thường cao hơn mức bình thường trong chăm sóc
trẻ em khuyết tật.
5


Như vậy, Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc luôn quan tâm, có những chính
sách, những việc làm thiết thực để hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật. Đồng thời
UNICEP cũng kêu gọi các nước trên Thế giới hãy đồng hành cùng trẻ em
khuyết tật để mang lại xã hội hòa nhập và tiến bộ hơn.
Ở Vương quốc Anh, Italy, Tây Ban Nha việc hỗ trợ cho học sinh
khuyết tật, giáo viên dạy học hòa nhập và phụ huynh do Trung tâm nguồn
giáo viên cấp vùng (Teacher Regional Resource Center) đảm nhận. Tại các

trung tâm này, các giáo viên có trình độ chuyên môn đã được đào tạo được
phân công hỗ trợ một số trẻ khuyết tật có nhu cầu cao học hòa nhập. Nhiệm
vụ của giáo viên này là cùng với phụ huynh, giáo viên đứng lớp và các cán bộ
xã hội, y tế và tâm lý, xã hội xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ
khuyết tật, hỗ trợ giáo viên điều chỉnh chương trình, thiết kế và thực hiện các
bài học hòa nhập; trực tiếp rèn luyện các kỹ năng đặc thù cho trẻ khuyết tật
như: dạy ngôn ngữ ký hiệu, dạy đọc và viết chữ nổi, dạy các kỹ năng sống,…;
hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ con em ở nhà, tư vấn về hướng nghiệp dạy nghề
và các vấn đề tâm lý, xã hội đối với trẻ và thanh, thiếu niên khuyết tật. Những
công việc này được thực hiện tại trường, tại trung tâm và tại gia đình trẻ. Đặc
biệt, cho đến nay, ở Italy, song song với việc thành lập các trung tâm nguồn,
hầu hết các trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật đã chuyển sang mô
hình trung tâm trên; các trường có trẻ khuyết tật học hòa nhập đều có các
phòng chức năng hỗ trợ cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt.
Tại Vương quốc Thái Lan từ năm 2003 đến nay đã có 76 trung tâm hỗ
trợ giáo dục trẻ khuyết tật cấp quốc gia, vùng được thành lập trong toàn quốc,
trong khi đó chỉ có 43 trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật. Các trung
tâm này có nhiệm vụ: xác định khả năng và nhu cầu của trẻ từ đó có xác định
hỗ trợ cần thiết; xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật; bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các cấp từ mầm non đến
6


trung học; bồi dưỡng chuyên môn cho phụ huynh; trực tiếp tiến hành can
thiệp sớm theo cách trẻ khuyết tật cùng phụ huynh đến trung tâm trong thời
gian ngắn khoảng 1 tuần, sau đó trẻ về gia đình, tiếp tục học tập, tùy theo nhu
cầu mà trẻ có thể đến thường xuyên hoặc theo định kỳ tại trung tâm; tư vấn về
các vấn đề có liên quan đến trẻ và thanh thiếu niên khuyết tật; biên soạn các
công cụ xác định mức độ phát triển của trẻ và các mẫu cho công tác quản lý;
xây dựng các tài liệu dạy các kỹ năng đặc thù,… Một điểm đặc biệt là trung

tâm xác định nhu cầu của trẻ khuyết tật và đưa ra các tư vấn hỗ trợ cần thiết
và có trách nhiệm cung cấp và giám sát việc sử dụng thẻ “Couple” có trị giá
tương đương 50 USD/năm cho mỗi trẻ khuyết tật.
2.2. Tại Việt Nam
Giống như bất cứ trẻ em nào, trẻ khuyết tật cũng có tiềm năng phát
triển trong cộng đồng và ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của mọi người
xung quanh mình. Khác biệt ở đây là xã hội có thể phải thích ứng để hiện thực
hóa tiềm năng đó của trẻ. Bằng việc ký Công ước về Quyền của Người khuyết
tật ( CRPD) ngày 22/11/2007, “Việt Nam đã đánh tín hiệu rằng nước mình
cam kết một xã hội thích ứng với nhu cầu của trẻ khuyết tật và Việt Nam đã
đạt những tiến bộ đầy ý nghĩa trong lĩnh vực này”. [ 19, tr 10]
Năm 1985, lần đầu tiên ý tưởng về giáo dục hòa nhập được thảo luận ở
Việt Nam tại một hội nghị do UNESCO tổ chức. Tuy nhiên, mãi đến năm
1990, giáo dục hòa nhập mới được Bộ giáo dục và Đào tạo, cụ thể là Trung
tâm nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật, Viện Khoa học Giáo dục, chuẩn bị và
triển khai với sự giúp đỡ của nhiều tổ chức quốc tế. Thực tế, giai đọan 1990 1995 là giai đoạn nghiên cứu, tìm tòi và thí điểm. Mô hình giáo dục hòa nhập
chỉ thực sự được hiểu và thực hiện theo đúng nghĩa của nó bắt đầu từ năm
1996. Điều này diễn ra đồng thời với tiến trình giáo dục hòa nhập ở Việt Nam
khi trách nhiệm giáo dục trẻ khuyết tật được chuyển từ Bộ Lao động 7


Thương binh - Xã hội sang Bộ Giáo dục và Đào tạo từ tháng 4 năm 1995. Trẻ
khuyết tật không chỉ được phục hồi chức năng mà còn được hưởng sự giáo
dục và có cơ hội hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng, xã hội.
Nghiên cứu “Ngân sách cho giáo dục hòa nhập của trẻ khuyết tật (
Phân tích trường hợp tại cấp huyện”) của Ngô Huy Đức (2003) tập trung vào
nhóm trẻ khuyết tật đang ở độ tuổi đi học của 3 xã thuộc huyện Vĩnh Tường,
tỉnh Vĩnh Phúc. Cuốn sách đã làm rõ các nguồn lực tài chính từ Chính phủ
được chi tiêu ( cả trực tiếp và gián tiếp) cho trẻ em, từ đó phân tích các khả
năng cải thiện tính hiệu quả của các chi tiêu đó. Nghiên cứu cũng tiến hành

khảo sát về việc sử dụng ngân sách và các nguồn lực tài chính cho trẻ khuyết
tật tại một số trường tiểu học có các lớp giáo dục hòa nhập. Nghiên cứu về
ngân sách nói chung và đặc biệt là ngân sách cho trẻ em nói riêng chưa được
chú ý nhiều ở nước ta, tác giả đã nghiên cứu một đề tài mới mẻ và được cho
là nhạy cảm. Kết quả nghiên cứu đã trình bày sáng tỏ vị trí của trẻ em, trẻ
khuyết tật trong quá trình hoạch định chính sách cũng như việc phân bổ các
nguồn lực ở nước ta.
Ba tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh, Hoàng Khánh Chi, Vũ Thị Hải Sâm
với nghiên cứu “ Vai trò của các bên liên quan trong việc xây dựng môi
trường hỗ trợ trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng”. Nghiên cứu phân tích nhận
thức của cộng đồng, cha mẹ trẻ khuyết tật về quyền và khả năng của trẻ
khuyết tật; vai trò của cộng đồng, cha mẹ trẻ khuyết tật; những khó khăn,
thuận lợi của các bên liên quan. Nghiên cứu này cũng là nghiên cứu rất có ý
nghĩa, cung cấp những thông tin quý giá cho đề tài nghiên cứu.
Nhóm tác giả: Trần Bá Lãm, Hoàng Cẩm Tú, Đinh Thị Bích Loan,
Hoàng Văn Thịnh nghiên cứu đề tài “ Giáo dục hòa nhập tại tỉnh Quảng Trị lịch sử và những bài học kinh nghiệm”. Đề tài mô tả lịch sử của công tác giáo
dục hòa nhập tại tỉnh Quảng Trị và rút ra những bài học kinh nghiệm liên
8


quan tới việc triển khai công tác này. Qua thực tế nghiên cứu tại tỉnh Quảng
Trị, các địa phương khác cũng có được những kiến thức, những tài liệu cơ bản
về thuận lợi và những rào cản trong giáo dục hòa nhập, từ đó áp dụng vào
việc triển khai tại cơ sở của mình được tốt hơn.
Bài báo đăng trên tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ, tập 15, số
X2 – 2012 với nhan đề “ Những khó khăn của gia đình có trẻ khuyết tật phát
triển và nhu cầu của họ đối với các dịch vụ xã hội tại thành phố Hồ Chí
Minh” do tác giả Đỗ Hạnh Nga ( Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại
học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh ( TP HCM)) cho rằng phụ huynh còn
thiếu hiểu biết về các dấu hiệu chậm phát triển của con, thiếu những nhân

viên xã hội hỗ trợ họ trong việc phát hiện sớm, chẩn đoán, đánh giá khuyết tật
của con họ cũng như giúp phụ huynh tìm kiếm các dịch vụ xã hội. Kết quả thu
được từ việc lấy ý kiến của 105 phụ huynh có con khuyết tật đang học tại các
trường chuyên biệt tại TP HCM. Bằng việc phân tích một phần kết quả nghiên
cứu tại TP HCM ( nghiên cứu này được thực hiện bởi một nhóm các nhà
nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý, xã hội và giáo dục đặc biệt đến từ các
trường đại học ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam) thông qua kết quả khảo
sát nhu cầu của những gia đình có trẻ khuyết tật phát triển đối với các dịch vụ
xã hội. Những đánh giá quý báu này của tác giả đã giúp ích cho việc tìm kiếm
nguồn lực trợ giúp hay giúp xác định vai trò của công tác xã hội đối với người
khuyết tật và gia đình có người khuyết tật trong bối cảnh hiện nay.
Bài báo cũng nêu rõ: trong những năm gần đây, những nỗ lực của
Chính phủ và các tổ chức xã hội đã phần nào đáp ứng được nhu cầu cần được
chăm sóc và giáo dục của trẻ khuyết tật và hỗ trợ cho gia đình của trẻ khuyết
tật. Tuy nhiên, khoảng cách giữa nhu cầu của gia đình và những đáp ứng của
xã hội vẫn còn khá lớn, đòi hỏi sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội và cộng đồng
đối với người khuyết tật và gia đình họ nhằm nâng cao nhận thức của cộng
9


đồng trong việc phát hiện và chẩn đoán sớm những dấu hiệu chậm phát triển
ở trẻ sơ sinh và chẩn đoán, sàng lọc cho các bà mẹ mang thai.
Báo cáo về “ Trẻ khuyết tật và gia đình trẻ khuyết tật tại Đà Nẵng”
được thực hiện vào tháng 11/2009, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mô hình xã
hội về khuyết tật đề cao những giải pháp dựa trên gia đình và cộng đồng hơn
là cách chăm sóc y tế mà Việt Nam đã áp dụng trong một thời gian dài. Mặc
dù chúng ta nhận thấy sự biến đổi từ cách tiếp cận xã hội đang tiến triển trong
các tổ chức địa phương và cả nước, vẫn sẽ cần nhiều nỗ lực hơn nữa để hướng
tới tính nhất quán trong ứng dụng và duy trì mô hình này ở các cấp cơ sở,
cộng đồng và quan trọng hơn cả là chính gia đình của trẻ khuyết tật.

Việc nghiên cứu các vấn đề về khuyết tật trí tuệ đã được Đảng, nhà
nước và các nhà khoa học quan tâm và có những công trình cụ thể. Tuy nhiên
hầu hết là các nghiên cứu và thành tựu của y học và tâm lý học. Đảng và nhà
nước cũng đã có những chính sách, chương trình hỗ trợ cho gia đình và bản
thân những người bị KTTT. Bởi đây không chỉ là vấn đề của riêng các gia
đình có thành viên bị KTTT, của nhà nước hay của một cấp, một cơ quan nào
mà còn là sự quan tâm của toàn xã hội.
Về y học, những nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu tình trạng
bệnh lý, những vấn đề về sức khỏe cơ thể, sự khiếm khuyết các chức năng của
trẻ CPTTT. Đặc biệt y học đi sâu nghiên cứu nguyên nhân, biểu hiện của
bệnh, các hội chứng và bệnh lý có liên quan. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị
cho trẻ tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ của khiếm khuyết. Các thuốc thường
dùng là bổ thần kinh, bổ não, tăng cường ghi nhớ…
Về tâm lý học, các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu các tổn thương về
tâm lý của trẻ, của gia đình trẻ và các hệ thống có liên quan để có các phương
pháp làm giảm các tổn thương đó. Họ điều trị không dùng các phương pháp
như y học mà dựa vào các tổn thương về mặt tinh thần của người có khiếm
10


khuyết về trí tuệ, từ đó sử dụng kết hợp nhiều liệu pháp tâm lý để chữa trị về
mặt tinh thần, tâm lý cho bệnh nhân.
Các công trình nghiên cứu mang màu sắc công tác xã hội chủ yếu tập
trung vào những khiếm khuyết trong việc thực hiện các chức năng xã hội của
trẻ và xây dựng các phương pháp giáo dục đặc biệt nhằm can thiệp, giúp đỡ
các em. Ngoài ra, công tác xã hội còn kết hợp hỗ trợ và can thiệp với gia đình,
các mối quan hệ xung quanh trẻ và cả môi trường xã hội mà trẻ đang sống và
hoạt động.
Các tài liệu có thể kể đến là “ Bộ tài liệu PHCN dựa vào cộng đồng”
của Bộ y tế và sự tham gia cộng tác của nhiều chuyên gia trong và ngoài

nước. Bộ tài liệu bao gồm các hướng dẫn về quản lý, thực hiện, đào tạo cán
bộ, nhân lực, cộng tác viên cũng như những hướng dẫn về PHCN cho người
khuyết tật và gia đình. Trong 20 cuốn tài liệu hướng dẫn thực hành có cuốn “
Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ” ( PGS.TS Vũ Thị Bích
Hạnh chủ biên) bao gồm những kiến thức cơ bản nhất về khái niệm, triệu
chứng, cách phát hiện, các biện pháp chăm sóc và PHCN cho trẻ CPTTT.
Hơn nữa tài liệu cũng cung cấp một số thông tin cơ bản về những địa chỉ cung
cấp dịch vụ cần thiết mà các gia đình có thể tham khảo.
Bộ giáo dục còn có nghiên cứu “ Tài liệu giáo dục trẻ chậm phát triển trí
tuệ” cũng đưa ra những phương pháp giáo dục các kỹ năng cho trẻ CPTTT như:
kỹ năng vận động, kỹ năng học đường, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội…
Bài giảng “ Đại cương can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật trí tuệ”
của giảng viên Trần Thị Lệ Thu – Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội ( 2010)
cũng đã chỉ ra những nội dung cơ bản, cụ thể về những vấn đề liên quan
đến trẻ CPTTT.
Ngoài ra cũng có nhiều chương trình, dự án xây dựng và thực hiện
nhằm hỗ trợ cho nhóm đối tượng này như: dự án “ Xây dựng lớp học chậm
11


phát triển trí tuệ trên địa bàn thành phố Hòa Bình” do cô giáo Lê Thị Chiến
làm chủ nhiệm; “ Kế hoạch xây dựng, thực hiện chương trình can thiệp sớm
năm 2010 – 2011 cho trẻ chậm phát triển trí tuệ” của sở Giáo dục và Đào tạo
tỉnh Lâm Đồng…
Có thể thấy tất cả những nghiên cứu kể trên dù mang tính lý thuyết hay
thực hành công tác xã hội nhưng cũng chưa đi sâu vào thực tiễn vai trò của
nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ KTTT cũng như gia đình
trẻ. Ở nước ta hiện nay cũng đã có nhiều bệnh viện, trung tâm thực hiện các
mô hình PHCN cho trẻ chậm phát triển: Bệnh viện Nhi trung ương, các
trường/ trung tâm chuyên biệt ( trường Xã Đàn, Ánh Sao, Nắng Mai, Hy

Vọng…), tuy nhiên nguồn nhân lực làm công tác xã hội còn thiếu, vai trò của
nhân viên công tác xã hội cũng chưa được phát huy một cách đúng mức và
hiệu quả.
Như vậy, chưa thấy nghiên cứu nào đề cập tới vai trò của nhân viên
công tác xã hội trong việc nâng cao năng lực cho cha, mẹ có con bị KTTT;
bao gồm các kiến thức, kỹ năng và các nguồn lực chủ yếu mà gia đình trẻ
còn thiếu, còn yếu nhằm tác động, hỗ trợ cho trẻ. Đó là việc tìm hiểu các
khó khăn mà các gia đình trẻ KTTT gặp phải trong quá trình chăm sóc và
giáo dục trẻ. Đặc biệt là chưa thấy nghiên cứu nào làm nổi bật vai trò của
nhân viên CTXH trong quá trình làm việc với cha, mẹ trẻ chứ không phải
là làm việc trực tiếp với trẻ.
Do đó, nghiên cứu về “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc
nâng cao năng lực cho cha, mẹ về chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật trí
tuệ” là một đề tài mới, hiện nay vẫn chưa có người nghiên cứu đề tài này.
Đây chính là tính mới mẻ của nghiên cứu. Thực tế phát triển của xã hội không
ngừng biến đổi và kéo theo các mô hình hỗ trợ cũng phải thay đổi cho phù
hợp. Vì vậy, việc tìm hiểu vai trò của nhân viên CTXH trong việc tác động
12


vào chính những người trực tiếp chăm sóc, nuôi dạy trẻ hàng ngày để tăng
cường năng lực cho họ hiện nay là rất cần thiết.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội
học, tâm lý học và công tác xã hội như: thuyết vai trò, thuyết học tập xã hội,
thuyết hệ thống, Thuyết nhu cầu của Maslow, thuyết hành vi… Nghiên cứu
các lý thuyết và vận dụng vào tiến trình trợ giúp cho cha, mẹ trẻ KTTT nhằm
nâng cao nhận thức, tăng cường kỹ năng và hành vi,… để hoạt động công tác
xã hội với trẻ em KTTT đạt hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hình thành những quan niệm khoa học
trong việc nhìn nhận và triển khai vai trò của nhân viên công tác xã hội trong
việc trợ giúp cho trẻ KTTT cũng như gia đình trẻ.
Nghiên cứu còn giúp xóa bỏ quan niệm sai lầm của đa số mọi người
trong việc suy nghĩ về sức khỏe tâm thần, coi những trẻ có vấn đề về sức khỏe
tâm thần, khiếm khuyết về trí tuệ là những người “ điên”, là “ không bình
thường”. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng có ý nghĩa trong việc mở ra
nhiều đối tượng can thiệp hơn cho ngành công tác xã hội ( trẻ khuyết tật và
gia đình trẻ).
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đối với trung tâm Hy Vọng: Nghiên cứu chỉ ra và làm rõ vai trò của
nhân viên công tác xã hội đang hoạt động tại đây; khẳng định và ghi nhận vai
trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp cho trẻ em khuyết tật trí
tuệ - nhóm trẻ chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Đồng thời, thông qua kết quả
nghiên cứu, trung tâm cũng có được cái nhìn tổng thể về những khó khăn
cũng như nhu cầu của gia đình trẻ khuyết tật; thấy được những mặt tích cực
và hạn chế trong triển khai hoạt động của trung tâm; giúp ban lãnh đạo, các
13


giáo viên trong trung tâm có những thay đổi về nhãn quan và nhìn nhận đúng
vai trò của nhân viên CTXH và tạo điều kiện cho nhân viên CTXH phát huy
tối đa vai trò của mình trong việc hỗ trợ cho trẻ khuyết tật trí tuệ và gia đình
trẻ. Kết quả nghiên cứu cũng chứng minh vai trò tham gia của nhân viên
CTXH trong mô hình trị liệu tại trường học. Từ đó ban lãnh đạo trung tâm có
định hướng thay đổi cơ cấu tổ chức mà cụ thể là tăng cường hệ thống nhân
viên CTXH tham gia vào hoạt động tại trung tâm.
Đối với gia đình trẻ: Nghiên cứu giúp cho cha, mẹ của trẻ nhận thức
được vai trò của mình trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật trí tuệ có cơ hội tiếp cận
các dịch vụ trợ giúp. Tăng cường sự hỗ trợ về mặt kiến thức, kỹ năng, các

phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật trí tuệ tại gia đình. Tạo
điều kiện cho các gia đình vận dụng những kiến thức, kỹ năng đó vào việc
giúp đỡ trẻ, giúp trẻ hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.
Đối với bản thân người thực hiện nghiên cứu: Qua quá trình nghiên
cứu, tìm hiểu thực tế nhà nghiên cứu có cơ hội áp dụng những lý thuyết và
phương pháp đã được học vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó nhận thức rõ hơn
vai trò của người nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp cho đối tượng.
Đồng thời giúp nhà nghiên cứu nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và có
thêm nhiều kinh nghiệm trong những nghiên cứu tiếp theo và trong quá trình
công tác của bản thân.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích cho những
người hoạt động trong lĩnh vực công tác xã hội với người khuyết tật, lĩnh vực
giáo dục đặc biệt và các gia đình có con bị khuyết tật trí tuệ.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng năng lực và những nhu cầu của cha, mẹ về chăm
sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật trí tuệ. Trên cơ sở đó làm rõ vai trò của nhân
14


viên công tác xã hội trong việc nâng cao năng lực cho cha, mẹ về chăm sóc và
giáo dục trẻ em khuyết tật trí tuệ.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài hướng tới thực hiện từng
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:
Tìm hiểu về vai trò của nhân viên công tác xã hội nói chung, vai trò của
nhân viên công tác xã hội trong việc nâng cao năng lực cho cha, mẹ về chăm
sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật trí tuệ nói riêng. Vận dụng những vai trò cụ
thể để hỗ trợ nhóm cha, mẹ nhằm nâng cao năng lực về kiến thức, kỹ năng và
các phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tìm hiểu, mô tả thực trạng trẻ em khuyết tật, trẻ khuyết tật trí tuệ tại địa
bàn nghiên cứu. Tiếp cận vấn đề trẻ em khuyết tật dưới góc độ quyền trẻ em
và nhu cầu của trẻ em; từ đó tìm hiểu những khó khăn mà các em gặp phải
trong quá trình hòa nhập cộng đồng để có biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Xác định vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc nâng cao
năng lực cho cha, mẹ về chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật trí tuệ.
Tìm hiểu lý luận và thực tiễn về nhận thức của của cha, mẹ trẻ trong
vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ tại gia đình. Vận dụng phương
pháp công tác xã hội cá nhân và nhóm nhằm nâng cao nhận thức cho nhóm
cha, mẹ, góp phần trợ giúp cho trẻ em khuyết tật trí tuệ - một trong những
nhóm người yếu thế trong xã hội. Từ đó thấy được tiềm năng phát triển vai trò
của nhân viên CTXH trong việc trị liệu cho trẻ và gia đình trẻ mà đội ngũ các
thầy, cô giáo ở trung tâm không thể đảm đương được. Đồng thời nghiên cứu
cũng đưa ra những đề xuất để phát triển đội ngũ nhân viên CTXH chuyên
nghiệp làm việc trong mô hình trị liệu tâm lý tại trung tâm Hy Vọng.
Tìm hiểu, đánh giá mức độ nhận thức, năng lực của cha, mẹ trẻ khuyết
tật trí tuệ; những khó khăn, thiếu hụt cần trợ giúp; xác định rõ nhu cầu của họ
để tiến hành các can thiệp, trợ giúp thiết thực, ý nghĩa.
15


Quy trình vận dụng công tác xã hội nhóm trong việc nâng cao năng lực
cho cha, mẹ có con bị khuyết tật trí tuệ. Bằng phương pháp thảo luận nhóm
tập trung, các buổi sinh hoạt nhóm nhằm tăng cường kiến thức, kỹ năng cho
cha, mẹ của trẻ.
Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị để các cấp, ban ngành, các tổ
chức liên quan và nhân viên công tác xã hội có biện pháp phù hợp nhằm nâng
cao hiệu quả của hoạt động trợ giúp cho nhóm trẻ em khuyết tật trí tuệ.
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc nâng cao năng lực cho
cha, mẹ về chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật trí tuệ; những chức năng,
nhiệm vụ, những công việc mà nhân viên xã hội tiến hành trong quá trình trợ
giúp cho nhóm trẻ em khuyết tật cũng như gia đình của trẻ khi làm việc tại
một cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Cha, mẹ có con bị khuyết tật trí tuệ; trẻ khuyết tật trí tuệ, các cán bộ,
giáo viên, nhân viên tại trung tâm Hy Vọng.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: năm 2014 ( Từ tháng 2/2014 đến tháng 11/ 2014)
Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Hy Vọng – Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật
thành phố Hà Nội.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu thực
trạng năng lực của cha, mẹ có con bị khuyết tật trí tuệ trong việc giáo dục và
chăm sóc trẻ; nhận thức của cha, mẹ trẻ và những khó khăn của họ; từ đó đề
xuất các hoạt động công tác xã hội nhóm với nhóm cha, mẹ nhằm tăng cường
kiến thức, nâng cao kỹ năng cho cha, mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục con
bị khuyết tật trí tuệ.
16


×