Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

VAI TRÒ của NHÂN VIÊN CÔNG tác xã hội TRONG VIỆC hỗ TRỢ tâm lý CHO NGƯỜI mẹ có CON là TRẺ tự kỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.32 KB, 106 trang )

1

Trờng đại học s phạm hà nội
Khoa công tác xà hội
----------------

khóa luận tốt nghiệp
Đề tài:
Vai trò của nhân viên Công tác xà hội
trong việc hỗ trợ tâm lý cho ngời mẹ
có con là trẻ tự kỷ

Giảng viên hớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Mai Hơng
Sinh viên thực hiện
: Bùi Thị Liễu
Lớp
: K62B - CTXH

Hµ néi - 2016
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu phục vụ đề tài khóa luận
tốt nghiệp “Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ tâm lý cho
người mẹ có con là trẻ tự kỷ” bên cạnh sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ cũng như sự động viên tinh thần của gia
đình, thầy cơ, các cán bộ giáo viên đang làm việc tại trung tâm và bạn bè.

1


2


Để có thể hồn thành đề tài nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm ơn
thầy cô giáo bộ môn Công tác xã hội, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Th.S Nguyễn Thị Mai Hương
– giảng viên khoa Công tác xã hội, Cán bộ trực tiếp hướng dẫn khóa luận tốt
nghiệp - đã luôn quan tâm, lắng nghe ý kiến, ủng hộ, động viên, chỉ bảo tận tình
cho tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin cảm ơn đến các thầy cơ trong hội đồng chấm khóa luận đã có
những chỉ bảo kịp thời, góp ý cho bài khóa luận của tôi được tốt hơn.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến trung tâm Nắng Mai đã tạo
điều kiện thuận lợi cho đợt thực tập khóa luận tại trung tâm.
Với vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, khóa luận chắc chắn sẽ
cịn nhiều những hạn chế và thiếu sót. Kính mong Hội đồng khoa học, các thầy
cơ giáo và các bạn đóng góp ý kiến để tơi hồn thiện nghiên cứu của mình!
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2016
Tác giả khóa luận

Bùi Thị Liễu

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4

2

NỘI DUNG
Công tác xã hội

Không bao giờ
Nhân viên công tác xã hội
Rất thường xuyên

VIẾT TẮT
CTXH
KBG
NV CTXH
RTX


3

3

5

Số lượng

SL

6
7
8

Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Tỉ lệ phần trăm

TT

TX
%

9

Trẻ tự kỷ

TTK


4

MỤC LỤC

4


5

DANH MỤC BẢNG

5


6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ

6



7

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay cùng với sự phát triển xã hội, nhịp sống công nghiệp tại các
thành phố lớn ngày càng gấp gáp, hối hả đã góp phần khơng nhỏ trong việc tạo
ra những tác động đến cuộc sống gia đình và tâm lý con người. Nhất là đối với
trẻ thì tác động đó đưa đến những hậu quả đáng kể, ảnh hưởng đến sự phát triển
của trẻ và tạo ra những vấn đề đôi khi rất nghiêm trọng về thể chất và tâm lý.
Một trong những vấn đề đó chứng rối loạn tự kỷ đang xảy ra đối với trẻ em.
“Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển tồn tại suốt cuộc đời, thường xuất
hiện trong 3 năm đầu đời. Tự kỉ là rối loạn thần kinh gây ảnh hưởng đến chức
năng hoạt động của não bộ. Tự kỉ có thể xảy ra ở bất kì cá nhân nào khơng phân
biệt giới tính,chủng tộc hay điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm của tự kỉ là
những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngơn ngữ và phi ngơn ngữ và
có hành vi, sở thích, hoạt động mang tinh hạn hẹp, lặp đi lặp lại.[14,15]
Tự kỷ không chỉ để lại hậu quả nghiêm trọng đối với bản thân các em, mà
nó con để lại hậu quả lớn đối với gia đình trẻ đặc biệt là người mẹ có con là trẻ
tự kỷ.Trên thực tế có rất nhiều người mẹ khi nhận thấy con mình có những biểu
hiện rối loạn tự kỷ, người mẹ trở lên lo lắng, căng thẳng mâu thuẫn vợ chồng,
đơi phần cảm thấy tội lỗi dày vị bản thân đã gây ra căn bệnh này cho con mình
mà dẫn đến những rối loạn tâm lý. Chính vì vậy, để chăm sóc và ni dưỡng cho
trẻ tự kỷ đạt kết quả tốt thì việc hỗ trợ tâm lý cho người mẹ có con là trẻ tự kỷ
rất quan trọng.
Hiên nay, Công tác xã hội đã và đang phát triển mạnh mẽ tại tất cả các
quốc gia và đang đi sâu vào tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, vai trị
của nhân viên cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ tâm lý cho người mẹ có con là
trẻ tự kỷ là một lĩnh vực đang cần quan tâm. Tác nghiệp với nhóm đối tượng là
người mẹ có con là trẻ tự kỷ- người gặp khó khăn về tâm lý cần được hỗ trợ kịp

thời. Chính vì vậy, vai trị nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ tâm lý cho người
mẹ có con là trẻ tự kỷ ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết.


8

Xuất phát từ những lí do cụ thể trên tơi lựa chọn đề tài: “Vai trị của
nhân viên Cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ tâm lý cho người mẹ có con là trẻ
tự kỷ”. Đề tài của chúng tơi có mục đích hỗ trợ cho người mẹ có con là trẻ tự
kỷ có một trang thái sức khỏe tâm thần ổn định trong việc hỗ trợ con mình một
cách tốt nhất trong can thiệp. Đồng thời đề tài của tơi góp phần vào việc nâng
cao, củng cố phương pháp cho NVCTXH trong quá trình can thiệp với trẻ.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.Trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có nhiều quốc gia quan tâm đến vấn đề hỗ trợ trẻ tự
kỷ, có nhiều đề tài, chương trình hội thảo nghiên cứu về trẻ tự kỷ:
Năm 1943, Kanner ( Đại học John Hopkis- Hoa Kỳ) là người đầu tiên mơ
tả nhóm trẻ đặc biệt. Từ đó quan tâm của giới khoa học ngày càng tăng về vấn
đề này. Đã có nhiều học thuyết giải thuyết về căn nguyên của tự kỷ tình trạng
này mới được dần dần quan sát và mơ tả chi tiết. Sau đó, nhiều chương trình
nghiên cứu ra đời đã góp phần phát hiện sớm và cải thiện chất lượng cuộc sống
của trẻ tự kỷ.
Năm 1962 các cha mẹ và các nhà chuyên môn quan tâm đến vấn đề tự kỷ
đã thành lập hiệp hội tự nguyện đầu tiên ở nước Anh, y gọi là “ Hội tự kỷ Quốc
Gia”. Nhờ những cố gắng của hiệp hội này, cùng với tác dụng của phương tiên
truyền thơng chuẩn đốn sớm tự kỷ liên quan đến việc phát hiện của cha mẹ về
sự khác thường của trẻ, có thể kể đến các nghiên cứu của Bron- Cohen (2000)
và Siklos ( 2007), De Giacomo và Fomobonne (1988), Filipek( 2000), Conrod
và công sự (2004). Các nghiên cứu này đều chỉ ra việc cha mẹ có lo lắng đầu
tiên về trẻ là sự chậm phát triển ngôn ngữ và có bình thường trong quan hệ xã

hội.
Vera Fahlberg (1998) mơ tả tiến trình hình thành sự gắn bó vững chắc
như một chu kỳ tùy thuộc vào sự nhạy cảm của cha / mẹ với những dấu hiệu của
đứa trẻ khi trẻ thông tin các nhu cầu thể chất hay tâm lý. Các chu kỳ cho biết thế
nào là hình thức “đối thoại” sớm nhất, dẫn đến sự tương đồng giữa người lớn và


9

đứa trẻ. Sự bộc lộ nhu cầu và đáp ứng nhạy cảm, kế đó là sự giảm nhẹ căng
thẳng và nhờ vào sự lặp đi lặp lại theo thời gian của những chu kỳ như thế đã
dẫn đến sự cảm nhận của đứa trẻ về hình ảnh của cha/mẹ và xem cha/mẹ như
một nền tảng vững chắc, một người mà trẻ có thể dựa vào về mặt thể chất cũng
như tình cảm, một “cha mẹ đủ tốt” như Winnicott (1965) đã gọi. Quan sát những
mơ hình quan hệ này trong năm đầu tiên của cuộc sống của trẻ cho phép nhân
viên xã hội chú ý đến những trục trặc trong những giai đoạn ban đầu của sự phát
triển tình cảm, để hiểu được mối quan hệ cha / mẹ - đứa trẻ và nhận diện được
những nhu cầu của cha mẹ.
Nghiên cứu của Imamura (1965), tiếp đó của Larry và Harrison Covello
(1973) đã nghiên cứu cách thức tương tác giữa cha mẹ với trẻ dưới 6 tuổi. Chính
trong những nghiên cứu này, các nhà tâm lý học cho chúng ta hiểu rõ hơn về
mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và con cái mang tính cách chung nhất giúp
chúng ta hiểu được tầm quan trọng trong cách thức giáo dục của gia đình.
Ngồi ra, cũng cho chúng ta thấu hiểu được những trạng thái cảm xúc,nói cách
khác thì đó chính là những diễn biến về mặt tâm lý của cha mẹ trong q trình
chăm sóc- giáo dục con .
Đa phần các tác giả nghiên cứu về trẻ tự kỷ, thường tập trung vào các chủ
đề như nhu cầu về trị liệu cho trẻ, nhu cầu về việc giáo dục hòa nhập cho trẻ,
nhu cầu về phục hồi chức năng cho trẻ… các nghiên cứu về việc hỗ trợ tâm lý
cho người mẹ, gia đình trẻ tự kỷchưa được nghiên cứu và đề cập theo chiều

hướng cao hơn.
2.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, mặc dù tự kỷ được biết đến ở đầu thể kỷ XXI nhưng đứng
trước thực tế số trẻ tự kỷ được phát hiện ngày càng nhiều, nhu cầu giáo dục trị
liệu cho trẻ em ngày càng tăng lên, những nghiên cứu về hỗ trợ TTK được đề
cập và tiến hành.
Trước hết phải kể đến nghiên cứu của một số nhà chuyên môn như: Bước
đầu sử dụng phương pháp TEACCH trong can thiêp cho trẻ tự kỷ tại Hà


10

Nội;Tổng quan nghiên cứu về sử dụng phương pháp ABA trong can thiệp cho
trẻ tự kỷ và hướng vận dụng vào Việt Nam của tác giả Nguyễn Nữ Tâm An. Đỗ
Thị Thảo (2004) “Xây dựng kế hoạch hỗ trợ giáo viên và cha mẹ có con tự kỷ
trong chương trình can thiệp sớm tại Hà Nội”. Tác giả Võ Nguyễn Tinh Vân
người Úc gốc Việt đã xuất bản cuốn sách "Nuôi con bị Tự kỷ”, giúp hiểu rõ về
Tự kỷ ở trẻ em và giúp cho các phụ huynh biết cách chăm sóc, ni con Tự kỷ
cũng như cách trị liệu cho trẻ tự kỷ. Các tác giả Phạm Toàn, Lâm Hiếu Minh với
cuốn sách “Thấu hiểu và hỗ trợ trẻ tự kỷ”, đã đưa ra một số chia sẻ của phụ
huynh cũng như đưa ra một số biện pháp, phương pháp hỗ trợ trẻ tự kỷ.
Có rất nhiều nhà nghiên cứu về việc hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập, trị liêu..
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã đào sâu hơn nữa trong nghiên cứu khía
cạnh hỗ trợ cha mẹ trẻ tự kỷ. Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu đã được công bố
như luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Mai Hương “Nghiên cứu Stress ở những
bậc cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ” nghiên cứu một số vấn đề lý luận về
Stress và hội chứng tự kỷ, thực trạng về các vấn đề tâm lý ở các bậc cha mẹ có
con bị tự kỷ ở Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất một số liệu pháp tâm lý nhằm giảm
thiểu stress ở các bậc cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ. Trong cuộc sống, các
bậc cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ thường xuyên bị stress. Mức độ stress ở

các cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ là mức: căng thẳng có tỉ lệ cao nhất.
Stress ở các bậc cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ được biểu hiện ở những dấu
hiệu của thể chất và tâm lý được đánh giá qua dấu hiệu bên ngoài và sự cảm
nhận của mỗi người. Đây cũng là cơ sở cho việc nghiên cứu nhu cầu về can
thiệp và trị liệu tâm lý cho phụ huynh.
Các nghiên cứu ở mức độ luận văn tốt nghiệp về hỗ trợ gia đình trẻ tự kỷ
ở Việt Nam, như các nghiên cứu: Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Ngọc
-Khoa Cơng tác xã hội với đề tài: “Vận dụng phương pháp công tác xã hội đáp
ứng nhu cầu của cha mẹ trẻ tự kỷ tại trung tâm Đào tạo và phát triển giáo
dục đặc biệt- Trường Đại học Sư Phạm hà Nội”. Đề tài tìm hiểu thực trạng các
nhu cầu của cha mẹ trẻ kỷ, thực trạng đáp ứng các nhu cầu của cha mẹ trẻ tự kỷ


11

ở Trung tâm Đào tạo và Phát triển GDĐB, trường ĐHSP Hà Nội và vận dụng
phương pháp công tác xã hội nhóm trong việc đáp ứng nhu cầu cấp thiết nhất
của phụ huynh nhằm đưa ra được mơ hình trợ giúp tốt nhất cho cha mẹ trẻ tự kỷ
theo quan điểm của CTXH.
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu về: “Công tác xã hội trong việc trợ giúp
trẻ tự kỷ trên địa bàn Hà Nội” của sinh viên Nguyễn Thị Khuyên – Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đi sâu vào tìm hiểu về
hội chứng phổ tự kỷ và những khó khăn trong cuộc sống của trẻ và gia đình.
Qua đó nghiên cứu việc sử dụng các phương pháp tiếp cận của CTXH trên đối
tượng này đồng thời chỉ ra những ứng dụng mà CTXH có thể áp dụng trong việc
trợ giúp các em và những người liên quan. Với việc tham gia của những
NVCTXH trong quá trình trợ giúp sẽ phần nào giúp đỡ các cha mẹ và giáo viên
giảm bớt gánh nặng của mình, qua đó giúp những đứa trẻ tự kỷ có thể có được
một cuộc sống khơng khác biệt với mọi người, có cơ hội được học tập, phát triển
và hòa nhập cộng đồng như mong muốn của cha mẹ, người thân và toàn xã hội.

Đồng thời khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Nhung – Khoa Giáo dục
đặc Biệt – ĐH SP HN với đề tài: “Tìm hiểu diễn biến tâm lý của cha mẹ có con
mắc Hội chứng Tự kỉ” nhằm mục đích tìm hiểu những phản ứng của các cha
mẹ khi biết con mình bị Tự kỉ. Cha mẹ phải chịu đựng rất nhiều những trạng
thái cảm xúc phức tạp, thường được gọi là “những trận bão cảm xúc” và nó có
thể kéo dài trong nhiều năm, tồn tại và ảnh hưởng rất nhiều đến thể xác cũng
như tinh thần của họ.
Nhìn chúng tại Việt Nam có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về sóc giáo
dục cho trẻ tự kỷ rất đang ghi nhận. Bên cạnh đó, cũng có các cơng trình nghiên
cứu hỗ trợ cho phụ huynh trẻ tự kỷ vẫn đòn hỏi tính ứng dụng cao hơn nữa. Tuy
nhiên, vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu hỗ trợ cho người mẹ có con là trẻ
tự kỷ theo hướng CTXH nhằm nâng cao kỹ năng trong quá trình can thiệp cho
con mình.


12

Vì vậy, có thể khẳng định rằng đề tài này có những hướng đi mới so với
các nghiên cứu, đề tài trước đó.
3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
-Vai trò nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ tâm lý cho người mẹ
của trẻ tự kỷ.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 50 khách thể là người mẹ có con là trẻ tự
kỷ tại trung tâm Nắng Mai.
3.3. Pham vi nghiên cứu
3.3.1 Không gian nghiên cứu
Do điều kiện khách quan và chủ quan chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên
cứu như sau:

- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Chúng tơi chỉ tìm hiểu một số khó
khăn tâm lý ở người mẹ có con là TTK
- Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: chúng tôi chỉ nghiên cứu người mẹ ở
độ tuổi từ 25 – 35 tuổi có con là trẻ tự kỷ đang được can thiệp tại trung tâm
Nắng Mai.
3.3.2.Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 29/3 /2016
4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về khó khăn tâm lý của người mẹ có
con là trẻ tự kỷ
- Khảo sát, đánh giá thực trạng khó khăn tâm lý của người mẹ có con là
TTK gặp phải. Từ đó, chỉ ra vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc hỗ
trợ tâm lý người mẹ có con là trẻ tự kỷ, trợ giúp cho người mẹ có con là trẻ tự kỷ
có một trạng thái sức khỏe tâm thần ổn định, khỏe mạnh trong việc trợ giúp con
mình tốt nhất trong can thiệp.


13

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những khái niệm, vấn đề lí luận về những khó khăm tâm
lý của người mẹ có con là trẻ tự kỷ gặp phải.
- Tìm hiểu thực trạng những khó khăn tâm lý của người mẹ có con là trẻ
tự kỷ gặp phải
- Đánh giá vai trò của NVCTXH trong việc hỗ trợ tâm lý cho người mẹ có
con là trẻ tự kỷ.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Phần lớn những người mẹ có con là trẻ tự kỷ thường rơi vào tình trạng
khủng hoảng tâm lý. Nếu được hỗ trợ từ NV CTXH một số liệu pháp can thiệp,

họ có thể giảm thiểu được phần nào căng thẳng, khủng hoảng tâm lý trong quá
trình chữa bệnh cho con mình.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu về đề tài, nhóm chúng tơi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu sau:
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu
- Mục đích: Tìm hiểu, thu thập, hệ thống, khái quát những vấn đề lý luận
liên quan đến đề tài.
- Nội dung: Tiến hành thu thập các thông tin có liên quan đến cơ sở lý
luận của đề tài và các thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng khó
khăn tâm lý của người mẹ có con là trẻ tự kỷ từ đó đưa ra vai trị nhân viên
CTXH trong việc hỗ trợ tâm lý cho người mẹ có con là trẻ tự kỷ
- Cách tiến hành: Thu thập và tiến hành tham khảo, nghiên cứu các tài
liệu, sách báo đề cập đến vấn đề tâm lý; các tài liệu nghiên cứu đánh giá về thực
trạng khó khăn tâm lý cùa người mẹ có con là trẻ tự kỷ, từ đó chỉ ra vai trị
NVCTXH trong việc hỗ trợ tâm lý cho người mẹ có con là trẻ tự kỷ; tham khảo
một số luận văn của những người đã từng nghiên cứu vấn đề liên quan đến đề tài
sau đó hệ thống hố thành cơ sở lý luận của đề tài.


14

6.2. Phương pháp quan sát
- Mục đích: Nhằm thu thập các thông tin cụ thể, khách quan liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.
- Nội dung: Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng khó khăn tâm lý của người
mẹ có con là TTK, vai trò NVCTXH trong việc hỗ trợ tâm lý cho người mẹ có
con là trẻ tự kỷ tại trung tâm Nắng Mai
- Cách tiến hành:
+ Khách thể quan sát: Những người mẹ của trẻ tự kỷ từ ( 25tuổi đến 35

tuổi) tại trung tâm Nắng Mai.
+ Phương tiện hỗ trợ: Máy ảnh…
+ Phương pháp quan sát sử dụng: Trong quá trình quan sát, tùy thuộc vào
tình huống quan sát có thể vận dụng linh hoạt các hình thức như: quan sát tham
dự, quan sát không tham dự, quan sát cơng khai, quan sát bí mật…
+ Cách tiến hành: Tiến hành quan sát những người mẹ có con là trẻ tự kỷ
đã lựa chọn để tiến hành nghiên cứu. Chú ý quan sát biểu hiện của những người
mẹ khi mới phát hiện con mình là trẻ tự kỷ, quan sát cách thức trợ giúp con
trong quá trình can thiệp, quan sát cách thức giữa các người mẹ trao đổi chia sẻ
về cách thức hỗ trợ con mình phát triển hơn. Quan sát thực tế biểu hiện, thái độ
của người mẹ khi có người khác nói về con mình là trẻ tự kỷ.
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
- Mục đích: Phỏng vấn sâu được sử dụng nhằm thu thập những ý kiến chủ
quan của những người mẹ có con là trẻ tự kỷ về khó khăn tâm lý trong giai đoạn
đầu phát hiện con là trẻ tự kỷ và trong quá trình can thiệp cho trẻ.
- Nội dung: Tìm hiểu về các phương pháp, cách thức trợ giúp của các
người mẹ đối với con mình và vai trị NVCTXH trong việc trợ giúp tâm lý cho
trẻ và người mẹ của trẻ tự kỷ; Tìm hiểu những khó khăn gây cản trở trong quá


15

trình trợ giúp trẻ và tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu muốn của những
người mẹ tại trung tâm Nắng Mai
- Cách tiến hành:
+ Số lượng đơn vị phỏng vấn: 10 phụ huynh nữ có con là trẻ tự kỷ
+ Đối tượng: là các phụ huynh nữ của trung tâm Nắng Mai. Là những đối
tượng gặp khó khăn về tâm lý trong quá trình can thiệp cho trẻ.
+ Cách tiến hành:
Sau khi đã lựa chọn được đối tượng sẽ tiến hành phỏng vấn và ghi chép

lại những thông tin thu thập được (trên cơ sở sự đồng ý của người được phỏng
vấn) dưới các hình thức: ghi âm, ghi chép nhanh bằng sổ tay cá nhân,...
Những thông tin thu thập được sẽ được tổng hợp và phân tích để thấy
được các quan điểm cá nhân về vấn đề nghiên cứu.
6.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng nhằm thu
thập các ý kiến tổng quan của sinh viên về vấn đề nghiên cứu.
- Nội dung: Trong bảng hỏi có nhiều nội dung khác nhau liên quan tới
thực trạng khó khăn tâm lý của người mẹ có con là trẻ tự kỷ và tìm hiểu những
mong muốn, nhu cầu của họ về vấn đề giải tỏa rối loạn tâm lý và cách thức can
thiệp tốt nhất cho trẻ tự kỷ.
- Cách tiến hành:
+ Số lượng mẫu: 50 mẫu
+ Cách chọn mẫu: Chọn mẫu tự nguyện
+ Cách tiến hành: Số mẫu sẽ được pháp cho trung tâm, sau đó sẽ phát
bảng hỏi với những đối tượng có nguyện vọng trả lời, cứ như vậy cho tới khi
phát hết số bảng hỏi dự kiến.
6.5. Phương pháp xử lý thông tin bằng thống kê toán học.


16

- Mục đích: Phương pháp này được sử dụng nhằm tổng hợp và xử lý
những thông tin đã thu thập được từ dạng tổng thể sang những thông tin cá biệt
phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Nội dung: Số liệu thu được sau điều tra chính thức được xử lý bằng
chương trình Microsoft Excel.
- Cách tiến hành: Mã hóa các thơng tin và tiến hành tính tốn.
6.6. Phương pháp Cơng tác xã hội nhóm
- Mục đích: Nhằm làm rõ vai trị của cơng tác xã hội nhóm trong việc trợ

giúp người mẹ có con là trẻ tự kỷ, xây dựng một nhóm người mẹ có con là trẻ tự
kỷ để trợ giúp trao đổi, kiến thức về “ tự kỷ”, cách thức giải tỏa tâm lý để can
thiệp tốt nhất cho con mình.
- Cách tiến hành: Tiến hành nghiên cứu thực trạng khó khăn tâm lý của
người mẹ có con là TTK gặp phải. Từ đó, làm rõ vai trị của nhân viên cơng tác
xã hội trong việc hỗ trợ tâm lý cho người mẹ có con là TTK.
7. Đóng góp của đề tài


Ý nghĩa về mặt lý luận.
Đề tài nghiên cứu áp dụng hệ thống lý thuyết và phương pháp Công tác xã
hội vào thực tiễn để hỗ trợ cho đối tượng – người mẹ có con là trẻ tự kỷ tại trung
tâm Nắng Mai đang gặp khó khăn tâm lý.Thơng qua nghiên cứu khó khăn tâm lý
của người mẹ có con là TTK gặp phải, từ đó tìm ra các biện pháp giải tỏa tâm lý
để hỗ trợ tốt nhất trong quá trình can thiệp cho con.



Ý nghĩa về mặt thực tiễn.
Đề tài mang tính thực tiễn và hiệu quả trợ giúp cao. Với những phương
pháp CTXH đặc thù, nhân viên CTXH sẽ thể hiện vai trị của mình trong việc hỗ
trợ người mẹ có con là trẻ tự kỷ khắc phục, cải thiện khó khăn tâm lý gặp phải,
nâng cao kiến thức, kỹ năng trog việc chăm sóc và ni dưỡng cho con mình để
đáp ứng những nhu cầu thực tiễn đề ra. Đồng thời đề tài cũng là cơ sở, tài liệu


17

hỗ trợ cung cấp cho trường học, cơ sở giáo dục đào tạo, trung tâm giáo dục đặc
biệt trong việc hỗ trợ can thiệp cho trẻ và mẹ một cách tốt nhất.

Đề tài nghiên cứu sẽ là tài liệu để học tập, tham khảo cho những ai quan
tâm đến vấn đề giúp đỡ hỗ trợ người mẹ của trẻ có trạng thái tâm lý ổn định
trong quá trình can thiệp cho con mình một cách tốt nhất, khắc phục tình trạng
rối loạn tâm lý của người mẹ. Đề tài cũng góp phần làm rõ hơn vai trị của nhân
viên Cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ tâm lý cho người mẹ của trẻ tự kỷ tại
trung tâm Nắng Mai.
8. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài nghiên cứu gồm có 3 phần: Mở đầu; Nội dung và Kết
luận. Trong đó phần Nội dung gồm có 3 chương:
Chương1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Thực trạng khó khăn tâm lý của người mẹ có con là trẻ tự kỷ
Chương 3: Vai trị của nhân viên Cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ tâm lý
cho người mẹ có con là trẻ tự kỷ.


18

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. 1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm Công tác xã hội và công tác xã hội nhóm


Khái niệm cơng tác xã hội
Xuất phát từ những cách thức khác nhau của sự giúp đỡ đối tượng có
hồn cảnh đặc biệt khó khăn, từ mục đích, phương pháp giải quyết các vấn đề xã
hội và từ quan niệm về Công tác xã hội đã dẫn đến nhiều định nghĩa về công tác
xã hội. Tuy những định nghĩa này không mâu thuẫn, đối lập nhau nhưng mỗi
định nghĩa thường chú trọng đến một mặt hoặc một khía cạnh, đặc trưng nào đó
của Cơng tác xã hội, chưa bao quát, chưa phản ánh đầy đủ bản chất của cơng tác

xã hội và do đó chưa có được một định nghĩa thống nhất.
Năm 1970, Hiệp hội Quốc gia các nhân viên xã hội – NASW ( Hoa Kỳ)
định nghĩa: Cơng tác xã hội là hoạt động mang tính chun mơn nhằm giúp đỡ
những cá nhân, các nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hoăc khôi phục năng lực
thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt
được những mục tiêu ấy.
Một định nghĩa khác về Công tác xã hội được nêu trong “ Foundationof
Social Work Practice” – Cơ sở thực hành công tác xã hội: Công tác xã hội là
một khoa học ứng dụng để giúp đỡ mội người vượt qua những khó khăn của họ
và đạt được một vị trí ở độ phù hợp trong xã hội. Công tác xã hội được coi như
một mơn khoa học vì nó dựa trên những luận chứng khoa học và những nghiên
cứu đã được chứng minh. Nó cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn
và xậy dựng những kỹ năng chun mơn hóa
Trong cuốn “ Social Work Defined” xuất bản năm 1979, tác giả
Crouch.R.C khái quát: Công tác xã hội là sự cố gắng hỗ trợ những người không
làm chủ các phương tiện sinh tồn biết tiếp cận được với chúng và đạt được mức
độ độc lập cao nhất có thể được.


19

Theo Joanf Robertson – Chủ nhiễm khoa Công tác xã hội – Trường Đại
Học Wisconsin ( Hoa Kỳ): Công tác xã hội là một quá trình giải quyết các vấn
đề hợp lý nhằm thay đổi theo kế hoạch, hướng tới mục tiêu đã đề ra ở cấp cá
nhân, gia đình, nhóm, tổ chức, cộng đồng và chính sách xã hội.
Định nghĩa về Công tác xã hội của Philippin: Công tác xã hội là một nghề
chuyên môn, thông qua các dịch vụ xã hội nhằm phục hồi, tăng cường mối quan
hệ qua lại giữa cá nhân và mơi trường vì nền an sinh của cá nhân và toàn xã hội.
Trong “ Trung Quốc đại bách khoa toàn thư, xã hội học quyển”, các học
giả Trung Quốc đã đưa ra định nghĩa: công tác xã hội là một sự nghiệp và môn

khoa học chuyên ngành của nhà nước và xã hội để giải quyết và dự phòng
những vấn đề xã hội nảy sinh do thành viên xã hội thiếu khả năng thích ứng với
cuộc sống xã hội hay mất thăng bằng chức năng xã hội. tính năng của nó là điều
chỉnh quan hệ xã hội, cải thiện chế độ xã hội, đẩy mạnh xây dựng xã hội, thúc
đẩy sự phát triển ổn định của xã hội, thông qua phục vụ xã hội và quản lí xã hội.
Theo Từ điển bách khoa ngành công tác xã hội: công tác xã hội là một
khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra
những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hội.
Năm 2000, tại Đại hội montreal, Liên đồn cơng tác xã hội chuyên nghiệp
quốc tế (IFSW) đã phát triển định nghĩa Công tác xã hội theo hướng tiếp cận
mới: Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, thúc đẩy việc
giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự tăng quyền lực và
giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ thoải mái và dễ chịu.
Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội
can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân
quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề công tác xã hội.
Trong cuốn từ điển xã hội học của hai tác giả G.Endruweit và
G.Tromsmdoorff, nhà xuất bản thế giới, xuất bản năm 2001: CTXH là một dịch
vụ đã chun mơn hóa- một việc giúp đỡ có tính cá nhân- để giải quyết những
vấn đề xã hội đặc biệt.


20

Năm 2004, Liên đồn cơng tác xã hội chun nghiệp quốc tế họp ở
Canada đã thảo luận, bổ sung và đưa ra định nghĩa: CTXH là hoạt động chuyên
nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi của xã hội, bằng sự tham gia vào quá trình giải
quyết các vấn đề xã hội (vấn đề nảy sinh trong các mối quan hệ xã hội) vào quá
trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và
cộng đồng. Công tác xã hội đã giúp cho con người phát triển đầy đủ và hài hòa

hơn và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân.
Những năm gần đây, Công tác xã hội được tái khôi phục, phát triển ở Việt
Nam. Tiếp thu tri thức khoa học và thực tiễn công tác xã hội trên thế giới, kết hợp
hài hịa với nền tảng văn hóa, điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và thế giới
quan, phương pháp luận của Việt Nam, các nhà nghiên cứu lí luận và hoạt động
thực tiễn cơng tác xã hội đã xây dựng khái niệm tổng quát: Công tác xã hội là
ngành nghề chuyên nghiệp và hoạt động thực tiễn mang tính tổng hợp cao được
thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp chuyên môn đặc thù nhằm hỗ trợ
cá nhân, nhóm và cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội của họ- qua
đó CTXH theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc cho con người và tiến bộ xã hội.
Qua những định nghĩa trên, có thể thấy các nhà nghiên cứu lí luận và
thực tiễn về công tác xã hội đã luôn nỗ lực nghiên cứu, phân tích, khái quát,
bám sát sự vận động và phát triển của khoa học, nghề nghiệp chuyên môn để đi
đến một khái niệm khoa học bao quát, phản ánh bản chất, nội hàm và phạm vi
tác động của công tác xã hội. Tuy nhiên các định nghĩa đã nêu, hoặc là quá chú
trọng đến Công tác xã hội với tư cách là một khoa học; hoặc coi Công tác xã
hội là tiến trình giải quyết vấn đề xã hội nhằm trợ giúp đối tượng, là hoạt động
chuyên nghiệp của người làm cơng tác xã hội; có định nghĩa nhấn mạnh Công
tác xã hội như phương tiện (cẩm nang ) để đối tượng có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn, đối tượng có vấn đề xã hội sử dụng để tự giải quyết vấn đề của mình;
định nghĩa khác lại cho rằng Công tác hội vừa là một khoa học, vừa là sứ mện
của nhà nước…


21

Từ việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của Cơng tác xã hội
trên cả phương diện lí thuyết và thực hành, khoa học và nghề nghiệp chuyên
môn, tiếp thu các giá trị, phân tích các định nghĩa, các quan niệm của các học
giả, các tổ chức, hiệp hội chun nghành ở trong và ngồi nước, có thể đưa ra

một định nghĩa chung, khái quát về Công tác xã hội như sau:
Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp được thực hiện dựa trên nền
tảng khoa học chuyên nghành, nhằm hỗ trợ đối tượng có vấn đề xã hội (cá
nhân, nhóm, cộng đồng) giải quyết vấn đề gặp phải, cải thiện hồn cảnh, vươn
lên hịa nhập xã hội theo hướng tích cực, bền vững. [2;45,46]


Khái niệm nhân viên công tác xã hội
Xuất phát từ nhiều cách quan niệm, cách hiểu về Công tác xã hội khác
nhau nên cũng có nhiều cách gọi khác nhau về người làm công tác xã hội.Sự đa
dạng trong các hoạt động xã hội là cơ sở dẫn đến sự phong phú của việc nhận
diện người làm công tác xã hội.Từ khi công tác xã hội chuyên nghiệp ra đời
người ta mới chú ý đến khái niệm nhân viên công tác xã hội.
Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới người làm công tác xã hội được gọi
với những gọi khác nhau như: nhân viên xã hội, cán sự xã hội, cán bộ xã hội,
nhân viên công tác xã hội, cán bộ làm công tác xã hội... Dù cách gọi tên như thế
nào thì người làm cơng tác xã hội chun nghiệp là người được đào tạo chuyên
nghiệp và trong quá trình thực hành tác nghiệp phải dựa trên nền tảng lý thuyết
hệ thống kiến thức khoa học được trang bị và sử dụng phương pháp, kỹ năng
chuyên nghiệp của nghề nghiệp chuyên môn công tác xã hội.
Ở Việt Nam, người làm công tác xã hội được biết đến phổ biến muộn hơn
( từ sau năm 2000) nhưng tương đối thống nhất với tên gọi nhân viên công tác
xã hội và được gọi tắt là nhân viên xã hội.
Nhân viên xã hội là những người có trình độ chun mơn, được trang bị
kiến thức, kĩ năng về công tác xã hội chuyên nghiệp và sử dụng kiến thức, kĩ
năng đó trong q trình tác nghiệp trợ giúp đối tượng (cá nhân, gia đình, nhóm,


22


cộng đồng) có vấn đề xã hội giải quyết vấn đề gặp phải, vươn lên trong cuộc
sống.[2;102]
NVXH là những người có trình độ chun mơn, được trang bị kiến thức,
kĩ năng về CTXH chuyên nghiệp và sử dụng kiến thức, kĩ năng đó trong q
trình tác nghiệp trợ giúp đối tượng (cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng) có vấn
đề xã hội giải quyết vấn đề gặp phải, vươn lên trong cuộc sống.
Trong hoạt động của mình, bên cạnh việc tác nghiệp và phát huy vai trị
chun mơn độc lập, NVXH còn làm cầu nối, khai thác, liên kết cơ quan, tổ
chức CTXH với các nguồn lực hỗ trợ khác nhằm giải quyết vấn đề của đối
tượng. Trong CTXH nhóm NVXH tác động vào các yếu tố của quá trình và
tham gia nhóm với tư cách là “thành viên tích cực” vào các hoạt động thành lập
nhóm, xác định mục tiêu hoạt động của nhóm, xây dựng chương trình sinh hoạt,
điều chỉnh và thúc đẩy hoạt động của nhóm. Mục đích hoạt động của CTXH
Nhóm là giúp nhóm phát huy, tăng cường khả năng hoạt động của nhóm. Do đó
trong đa số trường hợp, nhân viên xã hội chỉ đóng vai trò là “chất xúc tác” để
thúc đẩy hoạt động của nhóm chứ khơng nhất thiết phải là người lãnh đạo nhóm
(ngoại trừ những nhóm đặc thù). Là người phụ trách (tiếp cận trường hợp)
CTXH Nhóm, nhân viên xã hội phải luôn quán triệt và thực hiện nguyên tắc tôn
trọng quyền tự quyết, nguyên tắc cùng tham gia của mọi thành viên trong nhóm.
Những tiêu chuẩn đánh giá mức độ thành cơng trong CTXH Nhóm là sự lệ
thuộc của nhóm viên từng bước được khắc phục, tinh thần chủ động và khả năng
tự giải quyết vấn đề được nâng cao. Vai trò là chất xúc tác, “người đồng hành
tin cậy sáng suốt” của nhân viên xã hội được thể hiện ở tất cả các giai đoạn
trong tồn bộ q trình thực hiện hoạt động của nhóm.
Nhân viên cơng tác xã hội có từng nhiệm vụ thể hiện với từng nhóm đối
-

tượng cụ thể:
Hỗ trợ đối với trẻ em có nhu cầu và cần sự bảo vệ đặc biệt
Hỗ trợ, can thiệp vấn đề của đối tượng là gia đình có vấn đề xung đột, mâu


-

thuẫn và khủng hoảng.
Hỗ trợ trẻ em có vấn đề liên quan đến pháp luật,+ tư pháp vị thành niên.


23
-

Hỗ trợ giải quyết vấn đề gặp phải của đối tượng liên quan đến tham vấn – giáo

-

dục học đường.
Hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏa trong hệ thống cơ sở y tế.
Hỗ trợ các đối tượng thuộc bảo trợ xã hội như: người già cô đơn và trẻ em

-

không nơi nương tựa và người tàn tật.
Hỗ trợ giải quyết các vấn đề của cộng đồng. Nghiên cứu xã hội à hoạch định các



chính sách
Khái niệm Cơng tác xã hội nhóm
- Khái niệm nhóm xã hội: “ Nhóm là một thuật ngữ dùng để chỉ tập hợp
người có mối quan hệ tương tác đa chiều, hình thành trên cơ sở tự nguyện hoặc
sắp đặt, có chung mục đích, một hay nhiều mối quan tâm hoặc lợi ích ”. [3;59]

- Khái niệm CTXH Nhóm: “ CTXH nhóm là một phương pháp CTXH
nhằm tạo dựng và phát huy sự tương tác, chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm giữa
các thành viên, giúp củng cố, tăng cường các chức năng xã hội và khả năng giải
quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của nhóm. Thơng qua sinh hoạt nhóm, mỗi cá
nhân hòa nhập, phát huy tiềm năng, thay đổi thái độ, hành vi và khả năng
đương đầu với nan đề của cuộc sống, tự lực và hợp tác giải quyết vấn đề đặt ra
vì mục tiêu cải thiện hồn cảnh một cách tích cực ”.[3;59,60]



Mục đích của CTXH Nhóm:
Mục đích chung của CTXH nhóm là giúp cá nhân thuộc nhóm thỏa mãn
nhu cầu, giải quyết các vấn đề, tiến tới sự trợ giúp và đóng trọn vẹn vai trị xã
hội của mình .
Từ mục đích chung CTXH nhóm nhằm đạt các mục tiêu cụ thể:
- Khảo sát về các đặc điểm, giá trị và nhu cầu của các thành viên trong nhóm.
- Hỗ trợ cá nhân.
- Thay đổi hành vi và hoàn cảnh của cá nhân.
- Các mục tiêu khác như: giải trí, cung cấp thơng tin, thay đổi, cải thiện
mơi trường sống và làm việc.



Bối cảnh ứng dụng của CTXH Nhóm:
Phương pháp CTXH nhóm được vận dụng trong một số bối cảnh cụ thể sau:


24

- Một là, phương pháp CTXH nhóm được sử dụng để giải quyết vấn đề

khi có vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ giữa hai hay nhiều người.
- Hai là, phương pháp CTXH nhóm được sử dụng để tác động, trợ giúp
thay đổi hoàn cảnh khi một số người có vấn đề hoặc nhu cầu giống nhau trong
một cộng đồng hoặc một địa bàn.
- Ba là, phương pháp CTXH nhóm được sử dụng khi cần có sự trao đổi,
thảo luận và đi đến thống nhất hành động giải quyết một vấn đề nào đó, thực
hiện một mục tiêu nào đó của tập thể, đơn vị, tổ chức.


Các loại hình CTXH Nhóm:
Việc phân biệt các loại hình CTXH nhóm chỉ mang tính chất tương
đối.Trong thực tế, tác động của nhóm là rất lớn và cơ chế rất phức tạp. Do đó,
khi sử dụng một hoạt động nhóm, có thể hướng đến nhiều mục tiêu hoặc cũng
có thể dùng nhiều loại hình nhóm để đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó.
- CTXH nhóm chức năng giải trí
- CTXH nhóm giáo dục
- CTXH nhóm trị liệu
- CTXH nhóm tái tạo – tái tạo xã hội hóa cá nhân
- CTXH nhóm tự giúp
- CTXH nhóm nhiệm vụ




Đặc trưng của CTXH Nhóm:
Đặc trưng về đối tượng tác nghiệp
Đối tượng tác nghiệp của CTXH Nhóm là tồn nhóm.CTXH Nhóm thơng
qua tiến trình nhóm và các phương pháp, kĩ năng hoạt động tác động đến tồn
bộ thành viên của nhóm. Sự tác động này lấy tác động đồng thời là chủ yếu,
không phải tác động đơn lẻ trên từng đối tượng và với những cách thức khác

nhau cho vấn đề và nhu cầu giống nhau. Nó cũng khơng phải là sự tác động một
cách cơ học – phép cộng của những tác động lên từng cá nhân mà là sự tác động
của nhóm lên nhóm, lên từng thành viên nhằm đạt được sự thay đổi, cải thiện
hoàn cảnh, khả năng giải quyết vấn đề của cả nhóm và của từng thành viên.


25

Đối tượng tác động của CTXH Nhóm là các thành viên có hồn cảnh hay
nhu cầu và vấn đề giống nhau, là cơ sở thực hiện các mối quan hệ tương tác giữa
các thành viên nhằm giải quyết vấn đề của nhóm.
Như vậy, CTXH Nhóm tác động đến tồn bộ thành viên trong nhóm – lấy
đối tượng nhóm làm trung tâm, tiếp cận và thay đổi như một chỉnh thể mà khơng
phải là từng cá nhân đơn lẻ. Nhóm và ảnh hưởng của nhóm thơng qua tiến trình
hoạt động nhằm giải quyết vấn đề của cá nhân, đáp ứng nhu cầu của các nhân
với tư cách là thành viên – bộ phận của nhóm.


Đặc trưng về cơng cụ tác nghiệp trợ giúp
Trong CTXH Nhóm, cơng cụ tác nghiệp chủ yếu là mối quan hệ, sự tương
tác giữa các thành viên trong nhóm. Bằng trình độ, năng lực chun mơn của
mình, nhân viên xã hội thơng qua hoạt động nhóm, phát huy sự tác động qua lại
giữa các thành viên trong nhóm để phát hiện, củng cố, nâng cao, phát triển năng
lực của mỗi cá nhân. Quá trình giúp đỡ được hiểu là quá trình trợ giúp lẫn nhau
giữa các thành viên.
Nhân viên xã hội sử dụng các công cụ tác động là mối quan hệ, sự tương
tác giữa các thành viên, hoạt động sinh hoạt nhóm và bầu khơng khí nhóm. Cụ
thể là: Lấy hoạt động nhóm làm nơi thỏa mãn nhu cầu của các thành viên và
nhóm; Lấy sự tương tác nhóm và hoạt động nhóm để trị liệu và giải quyết các
vấn đề đặt ra của các thành viên; Mục đích chung phục vụ các mục đích riêng và

sự tác động trở lại; Lấy ảnh hưởng của nhóm để tạo sự thay đổi hành vi, thái độ,
nhận thức của mỗi thành viên.



Đặc trưng về vai trò và mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và đối tượng tác
nghiệp
Nhân viên xã hội đóng vai trị chủ yếu là người tổ chức, điều phối, hướng
dẫn, định hướng hoạt động của nhóm qua các giai đoạn và ở những mức độ, vai
trò cụ thể khác nhau. Ảnh hưởng của nhân viên xã hội trong hoạt động nhóm
chủ yếu mang tính gián tiếp thông qua việc tạo môi trường lành mạnh, thúc đẩy
sự tương tác dẫn đến sự thay đổi tích cực của cả nhóm và của mọi thành viên
trong việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ và vai trò của cá nhân trong nhóm cũng


×