Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

quản lý nhà nước về đất đai ở xã lạc sơn đô lương – nghệ an, trong giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.91 KB, 33 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là điều kiện vật chất cần thiết để thực hiện
mọi quá trình sản xuất, vừa là chỗ dựa, địa bàn hoạt động cho tất cả các ngành, các
lĩnh vực đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp nó là tư liệu sản xuất chủ yếu. Con
người không tự tạo ra đất mà chỉ có thể sử dụng hợp lý thì mới bảo tồn được đất đai.
Đất đai có độ phì nhiêu nhân tạo, độ phì nhiêu tiềm tàng, độ phì nhiêu kinh tế,
Nếu sử dụng đúng mục đích thì đất đai mang lại lợi ích rất lớn, đồng thời độ phì nhiêu
đất trồng tăng lên, mọi loại đất có đặc điểm, vị trí tầm quan trọng riêng của nó. Nếu
con người của chúng ta sử dụng đất không đúng múc đích, không hợp lý, không bảo
vệ thì chỉ làm cho đất xấu đi, bị cằn cỗi và bạc màu hoá.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói
riêng đang bị thu hẹp do quả đất nóng lên làm băng tan, mực nước biển dâng lên đang
dần dần lấn vào đất liền mà Việt Nam chúng ta nằm vào vị trí bị ảnh hưởng lớn tới
vấn đề này. hơn nữa đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần do đất dành cho giao thông,
xây dựng kiến thiết hạ tầng, các công trình quốc gia như quốc lộ, Điện, thuỷ lợi
chuyển sang mục đích sự dụng khác như công nghiệp, các khu vui chơi giải trí, vần
đề đô thị hoá, do quá trình tăng nhanh dân số, mặt khác donhu cầu lương thực ngày
càng tăng mà diện tích thu hẹp lại nên con người phải tập trung khai thác tối đa thậm
chí khai thác sử dụng quá mức, đầu tư áp dụng các chất hoá học quá nhiều, trình độ
thâm canh chưa hợp lý làm cho độ phì nhiêu của đất này bị cạn kiệt về dinh dưỡng,
trở nên bạc màu, cằn cỗi, làm giảm năng lực sản xuất của đất. Điều đó làm ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng sản phẩm của nông nghiệp, nhiễm các chất độc hại trong các
chất hoá học quá nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người chúng ta. Không đảm
bảo theo xu hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững mà nhân loại đang hướng tới.
Hiện trạng việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp này ở xã lạc sơn - Đô
Lương – Nghệ An đang được Đảng, chính quyền quan tâm trong việc quản lý nâng
cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và nhân dân nhận thức được tầm quan trọng
1



trong việc khai thác, sử dụng đất nông nghiệp đang từng bước đầu tư thâm canh có
hiệu quả. Đặc biệt hiện nay đang chuyển dần theo xu thế áp dụng KHKT sinh học vào
sản xuất. Trên cơ sở đó nền sản xuất nông nghiệp ở địa phương đang phát triển tốt đã
góp phần chủ yếu vào nâng cao đời sống của nhân dân hiện nay.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu, kết quả đạt được trong thời gian qua và
hiện nay vẫn còn đang còn những vấn đề còn hạn chế trong việc quản lý và sử dụng
đất nông nghiệp cho nên gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc cơ cấu bố trí và đưa giống
cây con mới vào sản xuất, chăn nuôi, các công cụ cơ giới, các tiến bộ KHKT vào sản
xuất đó là:
- Chưa quy hoạch các vùng sản xuất rõ rệt về những điểm, vùng có lợi thế
trong sản xuất tập trung, các mô hình còn manh mún, nhỏ lẻ, tự phát của nhân dân
đang còn tập trung vào cây lúa kể cả các vùng trồng lúa khó khăn như thường xuyên
bị ngập úng hoặc hạn hán, không có tưới tiêu.
- Hệ thống kênh mương tưới tiêu, giao thông thuỷ lợi phụ vụ sản xuất chưa đáp
ứng yêu cầu sản xuất tập trung theo hướng CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.
- Tình hình người dân vẫn còn lạm dụng các chất hoá học vào sản xuất quá
nhiều làm cho đất này bị bạc màu giảm độ phì nhiêu.
- Việc chia ruộng đất cho nhân dân còn manh mún nhỏ lẻ
- Xuất phát từ những vấn đề trên, qua học tập và nghiêm cứu được các thầy cô
giáo ở trường đại học kinh tế Huế truyền thụ những kiến thức cơ bản từ kiến thức
thực tập địa phương, bản thân tôi chọn lựa đề tài nghiêm cứu đề tài “Quản lý nhà
nước về đất nông nghiệp trên địa bàn xã Lạc Sơn - Đô Lương – Nghệ An trong
giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp”.
- Đánh giá thực trạng quản lý và sự dụng đất đai ở xã Lạc sơn - Đô Lương –
Nghệ An, do điều kiện ở địa phương chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp nên bản
thân đi sâu vào nghiên cứu việc quản lý, sử dụng và các giải pháp về đất nông nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
2



- Phương pháp thống kê kinh tế
- phương pháp phân tích so sánh
- Phương pháp chuyên giao chuyên khảo
- Và một số phương pháp khác
- Phạm vi nghiên cứu đề tài.
Đề tài nghiên cứu về “Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở xã Lạc
sơn - Đô Lương – Nghệ An, trong giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp”.
Với điều kiện về thời gian có hạn, năng lực còn hạn chế nên chỉ đi sâu nghiên
cứu loại đất canh tác trên địa bàn xã trực tiếp điều tra 30 mẫu để phục vụ cho nghiên
cứu, đánh giá thực trạng.

3


PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm về đất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mối quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ
yếu và đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp, là một trong những yếu tố quan trọng
nhất của môi trường sống và là địa bàn phân bổ dân cư.
Đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các nagnhf như
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản hoặc sử dụng để nghiên cứu thí nghiệm
về nông nghiệp.
Trong nông nghiệp đặc biệt là các ngành trồng trọt, đất đai có vị trị hết sức
quan trọng. đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ dựa của lao động như ở các ngành
khác mà còn cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát triển của trồng trọt

tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển, với ý nghĩa đó trong nông nghiệp đất
đai ( hay ruộng đất) là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt là cơ sở tự nhiên sản sinh
của cải vật chất cho xã hội.
Trong khái niệm đất nông nghiệp người ta còn gọi là “ quỹ đất nông nghiệp
“Quỹ đất nông nghiệp là tổng thể về diện tích ruộng đất trên một vùng lãnh thổ theo
một ranh giới nhất định, nằm trong phạm vi một đơn vị sản xuất hộ gia đình doanh
nghiệp sản xuất nông nghiệp của một địa phương ( xã, huyện, tỉnh) hay cả nước.
Đối với mỗi đơn vị sản xuất, mỗi địa phương, quỹ đất nói chung, quỹ đất nông
nghiệp nói riêng đều có giới hạn về mặt diện tích. Đặc trưng này của các loại quỹ đất
được quy định bởi đặc điểm của đất đai. Trong đó đặc điểm có tính hữu hạn về số
lượng đất đai và tính vô hạn về sự sinh lời của đất đai chi phối một cách rõ rệt nhất.
Tuy nhiên trong các quỹ đất, quỹ đất tự nhiên mang tình bao trùm và được
phân thành các loại khác nhau, mỗi loại đất hình thành một quỹ riêng ( trong đó có
4


đất nông nghiệp) Vì vậy quỹ đất nông nghiệp và một số quỹ đát chuyên dùng khác, có
sự biến động nhất định. Sự biến động của quỹ đất nông nghiệp sẽ diễn ra theo hai
hướng.
Một là: Do quá trình đô thị hoá, do phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng
nông thôn, do sự hình thành các trung tâm công nghiệp mới làm cho đất nông nghiệp
bị thu hẹp lại.
Hai là: Do sức ép về lao động và việc làm do nhu cầu nông sản ngày càng tăng
trong khi quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại, việc khai khẩn đất hoang hoá
đưa vào sản xuất nông nghiệp đã làm cho quỹ đất nông nghiệp tăng lên, đây là xu
hướng vận động được khuyến khích.
Tuy nhiên đối với quỹ đất nông nghiệp có xu hướng tăng lên ở thời gian đầu và
giảm dần trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của cơ chế
quản lý sử dụng đất đai đã tạo động lực cho người dân tích cực khai hoang, tăng vụ,
mở rộng diện tích…đưa đất đai vào sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay nhu cầu đất phục vụ cho mục đích phi nông nghiệp ngày càng tăng
làm cho đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
1.2. Độ phì của đất nông nghiệp.
Nó là khối lượng các chất dinh dưỡng, nươca có trong đất cũng như kết cấu đất
và các tính chất lý hoá, sinh vật học mà khi con khai thác có thể thu được lại một
khối sản phẩm nhất định theo những cách thức khai thác nhất định. Nó quyết định đặc
tính có khả năng tái tạo của đất. Đất cũng là đắc trưng cơ bản nhất. Dờu hiệu chất
lượng ruộng đất, nói một cách đầy đủ “ độ phì nhiêu của đất khả năng của đất có thể
cung cấp cho cây trồng về nước, thức ăn và khoáng và các yếu tố cần thiết để cây
trồng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường”.
Độ phì nhiêu của đất là một thuộc tính tự nhiên khách quan nhưng có cũng chịu
sự tác động của con người. Cùng với sự tác động của các yếu tố tự nhiên khách quan
và sự tác động tích cực hay tiêu cực, chính điều này đòi hỏi con người phải biết khai
thác, sử dụng đất một cách hợp lý, phù hợp với quy luật khách quan hạn chế khắc
5


phục những tác động xấu của tự nhiên để độ phì của ruộng đất tăng lên ,góp phần
tăng khối lượng nông sản phẩm phục vụ cho nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày
càng cao của con người .
Từ những đặc tính nêu trên người ta đã phân độ phì nhiêu của đất thành ba loại
như sau:
- Độ phì nhiêu tự nhiên của đất: là độ phì nhiêu được hình thành do quá trình
tác động của các yếu tố tự nhiên, chưa có sự tác động của con người, đây là thuộc tính
tự nhiên của đất, nó phụ thuộc kết cấu tự nhiên của đất nơi có hình thành.
- Độ phì nhiêu nhân tạo của đất là độ phì nhiêu được tạo ra do tác động của con
người trong quá trình sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng, khai thác độ phì nhiêu
tự nhiên thông qua các hoạt động như làm đất, cày xới bón phân tưới nước….Độ phì
nhiêu nhân tạo tăng hay giảm phụ thuộc rất lớn vào hình thức canh tác cũng như biện
pháp KHKT được ứng dụng trong sử dụng và cải tạo đất đai.

- Độ phì nhiêu tự nhiên của đất: là độ phì nhiêu mang lại lợi ích kinh tế cụ thể.
Nó là sự thống nhất giữa độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tao. Nó là cơ sở
quan trọng để đánh giá tính kinh tế của đất.
1.3. Tầm quan trọng của đất đai sản xuất nông nghiệp.
Đất đai là tư liệu sản xuất giữ vai trò quan trọng và chủ yếu khó có thể thay thế
được một cách đầy đủ, Bởi sản xuất nông nghiệp nó là tư liệu sản xuất chủ yếu. Nó có
khả năng tăng sức sản xuất lên nhiều lần khi được con người tác động sử dụng cải tạo
một cách hợp lý bằng các hoạt động như: cày xới, bón phân, làm cỏ, tưới nước và
trồng các loại cây thích hợp. Như vậy đất vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao
động.
II. Các nhận tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
2.1. Nhân tố tự nhiên
Đất đai là yếu tố vật chất của tự nhiên nên không thể tránh khỏi những tác động
của các yếu tố tự nhiên. Hơn nữa đất đai còn chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện

6


tự nhiên như: Thời tiết, khí hậu, vị trí, địa hình, thuỷ văn… những yếu tố này hình
thành nên cấu trúc đất đai, các thành phần chất lượng ở mỗi vùng đất.
- Những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi về độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, vị
trí, hệ thống tưới tiêu thích hợp, địa hình bằng phẳng thì sản lượng và năng xuất cây
trồng sẽ tăng lên. Đồng thời hiệu quả kinh tế từ việc sử dụng đất mang lại cao hơn do
nó cho phép sử dụng, khai thác một cách tối đa, chi phí đầu tư cho đất rất ít, ngươic
lại những vùng đất có yếu tố tự nhiên không thuận lợi thì sử dụng đất sẽ gặp nhiều
khó khăn về hiệu qủa sử dụng đất mang lại thấp.
Vì vậy trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp cần phải nắm vững các điều
kiện tự nhiên,vị trí đất đai để đưa khai thác một cách hợp lý hiệu quả từ việc bố trí
cây, con đến điều chỉnh mùa vụ theo thời tiết, khí hậu, xây dựng hệ thống tưới tiêu
làm hạn chế những tác động của thiên nhiên gây ra, góp phần nâng cao hiệu quả sử

dụng đất.
2.2. Nhân tố cao người.
Bằng sức lao động của mình con người đã khai hoang, phục hoá đất đai từ sản
phẩm tự nhiên hoang hoá vào sử dụng biến nó trở lại tư liệu sản xuất chủ yếu của
ngành sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chịu sự
ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố sức lao động của con người. Từ xa xưa trình độ sản xuất
của con người còn thấp kém chỉ lao động thô sơ để khai thác độ phì nhiêu tự nhiên
của đất đai là chính nên hiệu quả sử dụng đất đai thấp. Ngày nay với trình độ KHKT
gày càng phát triển con người áp dụng vào sản xuất nông nghiệp đưa trình độ thâm
canh ngày một cao và cho kết quả cao trong sản xuất nông nghiệp đồng thời người lao
động cũng biết tăng sức sản xuất từ biện pháp cải tạo, bồi dưỡng cho đất.
Người lao động ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất theo hai hướng đó là theo
hướng tích cực và tiêu cực.
Nếu con người biết khai thác, sử dụng hợp lý đầu tư thâm canh, bồi dưỡng cho
đất thì hiệu quả sử dụng đất ngày càng một hiệu quả cao hơn.

7


Nếu con người chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, đặc điẻm của đất đai, sử dụng
lãnh phí, không hợp lý, sai mục đích, không đầu tư, chăm sóc, bồi dưỡng cho đất sẽ
dẫn đến đất bạc màu, dẫn đến hiệu qủa sử dụng đất thấp.
Trong nhân tố con người thể chế chính trị cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc khai
thác và sử dụng đất đai do cơ chế chính sách của nhà nước, và mỗi cơ chế chính sách
của mỗi quốc gia hay mỗi địa phương điều có hiệu quả sử dụng đất khác nhau.
Bên cạnh con người định hướng đầu tư vốn sử dụng cải tạo đất đai, xây dựng
cơ bản, giao thông thuỷ lợi, có ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng co hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp. Con người chú trọng đầu tư vào sử dụng cải tạo đất, xây dựng
các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ việc sử dụng, cải tạo đất tốt nhất thì hiệu quả sử
dụng được nâng lên rõ rệt.

III. Các chỉ tiêu nghiêm cứu đánh giá kết quả việc quản lý sử dụng đất
nông nghiệp.
3.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng đất
- Kết quả khai thác đất đai. Để đánh gia két quả khai thác đất nông nghiệp
người ta sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.
- Số diện tích đất đưa vào sản xuất nông nghiệp trong tổng quỹ đất có thể tham
gia vào sản xuất nông nghiệp.
- Hệ số sử dụng ruộng đất( H)
- Đây là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng đất cnah tác nó cho biết mức độ
vòng quay canh tác trong năm.
Tổng diện tích giao trồng
H=
Tổng diện tích đất canh tác
- Hao phí sức lao độn, vốn, vật liệu sản xuất cho đơn vị diện tích
- Giá trị sản lượng và giá trị sản phẩm hàng hoá trên một đơn vị diện tích canh
tác đơn vị diện tích gieo trồng.
+ Kết quả bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo đất đai
8


- Số diện tích đất hoang đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp
- Biến động chất lượng đất đai qua các chỉ tiêu và thành phần cơ giới, độ chua,
phèn, hàm lượng các chất dễ tiêu có trong đất.
- Có thể đánh giá qua sự biến động của hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả khai
thác đất đai qua nhiều năm, nếu các chỉ tiêu biến động theo chiều hướng tốt thì sẽ
phản ánh sự kết hợp giữa khai thác với bảo vệ bồi dưỡng và cải tạo đất.
3.2. Các chỉ tiêu phản náh hiệu quả sử dụng đất đai.
+ Năng xuất ruông đất. Về mặt lượng, năng suất ruộng đất, năng suất cây trồng
và giá trị sản lượng/ha cnah tác, ha gieo trồng đôi khi đồng nhất với nhau. Nhưng về
mặt chất mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nhất định của sử dụng đất nông nghiệp

năng suất ruộng đất phản ánh hiệu quả của sử dụng đất nông gnhiệp. Vì nó biểu hiện
mối tương quan giữa kết quả sử dụng đất với chi phí sản xuất xét trên khía cạnh đất
đai là tư liệu sản xuất vào hoạt động sản xuất đất nông nghiệp.
+ Năng xuất cây trồng cho từng loại cây trồng: là chỉ tiêu thế hiện lượng sản
phẩm chính của loại cây trồng ( i) 1 đơn vị diện tích ( ha) cây trồng trong đó 1 vị hay
1 năm.
Tổng sản lượng cây trồng
+ Năng suất cây trồng =
Tổng diện tích gieo trồng loại cây trồng
+ Lợi nhuận tính trên diện tích đơn vị diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác.

9


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở XÃ
LẠC SƠN – ĐÔ LƯƠNG
I. Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Lạc Sơn – Đô Lương
1.1. Vị trí địa lý
Lạc sơn là một xã nằm về phái Bắc Huyện Đô Lương cách thị trấn Đô Lương
khoảng 5 km và cách TP Vinh Tỉnh Nghệ An khoảng 60 Km về hướng Tây Nam.
+ Phía Đông : Giáp Thịnh sơn, Tân sơn
+ Phái Nam: Giáp xã Xuân sơn và Trung sơn
+ Phía Tây: Giáp xã Đà sơn
+ Phái Bắc: Giáp xã Yên sơn và Văn sơn
Có con đường đường 15A đi qua trên địabàn chạy theo hướng từ TP Vinh lên
trung tâm Thị Trần đô Lương và các huyện phía Tây Bắc của Tỉnh Nghệ An. Có tổng
diện tích đất tự nhiên : 493.79 ha.
1.2 Địa hình
Là một xã đồng bằng của Huyện đô Lương, có địa hình tương đối bằng phằng.

- Đất đai: được chia thành 2 loại đất chính
- Đất fe ra lit phát triển trên phiếu sét với diện tích 16,5ha, chiếm 3,34%.
- Đất phù sa cổ: 477,29ha, chiếm 96,66ha
- độ dốc:
+ Từ 0 – 80: : Có diện tích 486,64ha, chiếm 98,55%
+ Từ 9 – 15 0: Có diện tích 7,15 ha, chiếm 1,45%
1.3. Khí hậu thời tiết.
Lạc sơn mang đặc trưng chung của khí hậu Bắc Trung bộ chịu ảnh hưởng khí
hậu nhiệt đới gió mùa: Mùa nóng từ tháng 04 đến tháng 10 trong năm. Mùa lạnh từ
tháng 11 đến tháng 03 năm sau. Lượng mưa bình quân cả năm đạt 1700 – 1800mm,
tuy nhiên lượng mưa phân bổ không đồng đều trong năm mưa chủ yếu tập trung vào
các tháng 8,9,10.
10


- Độ ẩm bình quân từ 75 – 85%
- Lượng bốc hơi từ 60 – 140 mm
Với đặc trưng thời tiết khí hậu trên, nói chung thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi
sinh trưởng và phát triển quanh năm. Tuy nhiên cần bố trí mùa vụ hợp lý nhằm né
tránh thiên tai, tăng cường công tác sử dụng đất hợp lý có hiệu quả cao, không ngừng
nâng cao độ phì nhiêu của đất ngày một tốt hơn.
1.4. Thuỷ văn, nguồn nước,
Toàn xã có hệ thống kênh mương tưới tiêu tương đối hoàn chỉnh. Nguồn nước
phục vụ sản xuất được lấy từ kênh mương của xã và có kênh tiêu N25 của Huyện.
Trên địa bàn xã có 1 hồ nước giữ trữ lượng nước tương đối lớn có chiều 600m, chiều
rộng 300m, độ sâu từ 1,5m – 2 m và có 3 trmạbơm. Nói chung nguồn nước được đảm
bảo đủ nhu cầu cấp nước tưới cho lúa và hoa màu.
Nguồn nước ngầm: Qua giám sát các giếng khơi nhìn chung nguồn nước cơ
bản đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt đời sống dân cư. Mức nước trung bình từ 3 – 4m,
thấp nhất 5m, cao nhất là 2 m, lượng nước dồi dào, chất lượng nước tốt, kể cả mùa

hạn lớn.
1.5. Quy hoạch đất đai của xã.
Tổng diện tích đất tự nhiên: 493,79ha
- Đất nông nghiệp: 365,1ha chiếm 74% trong đó
- Đất sản xuất nông nghiệp: 339,39ha
- Đất lâm nghiệp: 6,53 ha
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 19,18ha
- Đất phi nông nghiêp: 121,38ha chiếm 24,5%
- Đất chưa sử dụng 7,31ha chiếm 1,5%
Trong đó:
- Đất bằng chưa sử dụng: 7,31ha chiếm 1,5%
- Tổng quỹ đất của xã đã đưa vào sử dụng là 98,5%
1.6. Dân số lao động:
11


Theo số liệu thống kê đến nay xã Lạc sơn có 3818 khẩu, 997 hộ và 2.297 lao
động, được phân bổ trên 10 xóm, sống quần cư theo làng, lao động hầu hết có việc
làm ổn định bằng nghề nông, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.
Kết quả phân tầng xã hội năm 2009: Tổng số hộ 997 hộ
+ Hộ giàu: 31 hộ = 3,10%
+ Hộ khá: 510 hộ = 55,16%
+ Hộ TB: 31 hộ = 31,89%
+ Hộ nghèo : 98 hộ = 9,82%
Trong đó:
- Hộ nông nghiệp 891 chiếm 89,3% tổng số hộ trên địa bàn
- Hộ phi nông nghiệp: 106 hộ chiếm 10,7% tổng số hộ trên địa bàn
Qua đó chúng ta thấy Lạc sơn là một xã mà tỷ lệ hộ nông nghiệp chiếm phần
lớn. Cho nên trong chính sách PTKT của xã cần quan tâm lớn về sản xuất nông
nghiệp mà đặc biệt là quan tâm đến việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ngaỳ

một hiệu quả hơn.
1.7. Về kết cấu hạ tầng
a. Giao thông
Trên địa bàn xã lạc sơn hiện có 5km đường quốc lộ đi qua( đường 15A) toàn
bộ được rải nhựa cứng, có nền rộng 7m, đường cấp III theo tiêu chuẩn quy định.
- Đường liên xã dài 4km đã rải nhựa 3750m( 3,75km) có chất lượng tốt theo
tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn.
- Đường giao thông nội đồng toàn xã có 6,2Km, rộng trung bình 2,7m đã bê
tông hoá 1km.
Nhìn chung mạng lưới giao thông trên địa bàn phân bổ tương đối hợp lý hầu
hất các vùng đã có đường giao thông đi lại, chất lượng đường tương đối tốt, khá thuận
lợi cho việc giao thông, giao lưu và đi sản xuất của người dân trên địa bàn.
b. Thuỷ lợi. Lạc sơn chủ yếu sử dụng nguồn nước tưới từ kênh N25 của Huyện
và từ các hệ thống kênh mương tưới tiêu của xã, Tổng chiều dài kênh mương các loại
12


trên địa bàn xã là 18,092km. Trong đó đã bê tông hoá kênh mương được 8,7km, còn
lại là mương và kênh đất. Toàn xã có 3 trạm bơm và 01 con đập và có diện tích chiều
dài 600m, rộng 300m có mực nước sâu từ 1,5 – 2m, tổng công suất của 3 máy bơm
đạt 1,5m3/giây. đủ cấp nước tươi phục vụ sản xuất một cách chủ động.
c. Điện: Toàn xã có 4 trạm biến áp tổng công suất 750 KVA. 19km đường day
hạ thế đủ cấp điện sinh hoạt cho 100% hộ dân trên địa bàn xã và điện sản xuất cho
một số cơ sở kinh doanh, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
d. Giáo dục và đào tạo. Toàn xã có hệ thống trường học đủ 3 cấp, mầm non,
tiểu học và THCS. Hiện nay có 2 trường mần non và tiểu học đạt trường chuẩn quốc
gia, nhìn chung các cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học đã được nâng
cấp và xây dựng mới, các trang thiết bị mua sắm đầy đủ. Hàng năm có từ 10 – 15 em
đạt học sinh giỏi Tỉnh ở các cấp, từ 30 – 40 em đạt học sinh giỏi Huyện. Nhìn chung
ngành giáo dục xã Lạc sơn là một trong những đơn vị có thành tích hàng đầu của

Huyện Đô Lương.
e. Trạm y tế. Cả xã có 1 trạm y tế có quy mô 10 giường bệnh 4 phòng điều trị,
trong đó 1 phòng điều trị đông y, 1 phòng hộ sịnh, và 2 phòng điều trị, trạm có 1 Bác
sỹ, 2 y sỹ và 1 y tá hộ lý, có tủ thuốc đảm bảo cơ bản để chữa bệnh thông thường cho
nhân dân. Trạm được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2007. Công tác bảo
vệ chăm sóc sức khoẻ khám tiêm chủng mở rộng, y tế dự phòng, tham gia các chương
trình, y tế quốc gia, khám và chữa bệnh cho nhân dân trong xã ngày càng được quan
tâm đúng mức.
j. Văn hoá văn nghệ thể dục thể thao.
Toàn xã hăng hái thi đua xây dựng đời sống văn hoá tại cộng đồng dân cư.
Hiện tại có 10/10 trong toàn xã đã có nhà văn hoá của xóm là địa điểm sinh hoạt dân
cư, và các tổ chức đoàn thể, sinh hoạt VHVN – TDTT, có 1 sân bóng lớn tại trung
tâm công sở của xã là nơi diễn ra nhiều hoạt động phong trào lễ hộ của nhân dân toàn
xã.

13


Các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” “ Uống nước nhớ nguồn”. VHVN được
cấp uỷ Đảng, chính quyền các đoàn thể và quần chúng nhân dân quam tâm và duy trì
thường xuyên, hệ thống thông tin từ xã đến xóm đều hoạt động tốt, Phong trào TDTT
rèn luyện sức khoẻ ngày càng rộng khắp trong nhân dân.
1.8. Tình hình phát triển, Kinh tế xã hội – quốc phòng an ninh của xã.
1.8.1. Tốc độ phát triển kinh tế
Thực hiện đường lối đổi mới của đảng, nhà nước và mục tiêu công CNH –
HĐH nông thôn, Lạc sơn đã tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế xã
hội do vậy trong những năm qua nền kinh tế xã Lạc sơn đạt được kết quả đáng kích
lệ, Được như vậy là nhờ sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND –
UBND – UBMTTQ và các Ban ngành đoàn thể cấp Huyện đã ra sức đồng lòng nhất
trí cao của Đảng bộ và nhân dân xã nhà ra sức sáng tạo trong sản xuất, chăn nuôi phát

triển các ngành nghề, xây dựng cuộc sống nhằm tạo bước xoá đói giảm nghèo vươn
lên làm giàu, được chứng minh qua kết quả thực hiện các mục tiêu từ năm 2005 –
2007 không ngừng được tăng trưởng.
- Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 19,8% tổng giá trị
- Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 đạt 20,7% tổng giá trị
- Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 đạt 23,88% tổng giá trị( theo giá trị hiện
hành).
1.8.2. Cơ cấu kinh tế
Được biểu hiện qua bảng số liệu
Bảng 1: Nguồn từ UBND xã Lạc sơn Cơ cấu kinh tế qua các năm

TT Hạng mục ngành kinh tế

ĐVT

Thu nhập đạt
Năm
Năm

Năm

2007

2009

2008

14



1

Nông, lâm thuỷ sản

Tr.đ

14.169 14.865,5 17.977,2 +26,8%

2

Tiểu thủ công nghiệp

Tr.đ

1.956

2.410

3.040

+ 55,4%

3

Dịch vụ thương mại

Tr.đ

7.376


11.097

14.100

+ 91%

4

Thu nhập BQ/đầu người

Tr.đ

6,39

7,484

9,213

44,1%

Qua bảng số liệu ta thấy nền kinh tế xã Lạc sơn đang tập trung vào các ngành
nông nghiệp và đang có xu hướng chuyển dần sang tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
thươngmại, thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước, các ngành
nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo của điạ phương.
II. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Lạc sơn.
2.1. Tình hình quản lý đất đai.
Xác định tầm quan trọng của đất đai, tiếp thu quán triệt đất đai của nhà nước
ban hành Đảng bộ và nhân dân xã Lạc sơn quan tâm chấp hành triệt để việc quản lý
đất đai chặt chẽ.
- Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng đất của các hộ kể cả đất ở, đất canh tác.

- Nghiêm chỉnh chấp hành các văn bản hướng dẫn của cấp trên, thực hiện pháp
luật và quản lý hồ sơ, bản đồ cẩn thận, cập nhật số liệu kịp thời, chính xác.
Xã có một cán bộ địa chính dày dặn kinh nghiệm, trình độ năng lực quản lý
tham mưu kịp thời, chính xác cho Đảng uỷ, chính quyền quy hoạch kế hoạch và quản
lý sử dụng đất có hiệu qảu, kể cả việc giao ất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, việc xác định giá đất cho từng khu vực, từng vùng trên phạm vi toàn bộ xã đã
được tiến hành xây dựng giá đất hàng năm theo luật định và được UBND Tỉnh Nghệ
An phê duyệt.
- Xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất
- Việc đăng ký biến động đất đai, kiểm kê, kiểm tra thanh tra, sử dụng đất được
tiến hành thường xuyên đảm bảo dan chủ công khai.
- Đến nay đã hoàn thnàh việc giao đất, cấp giấy quyền sử dụng đất đến các đối
tượng sử dụng.
15


- Ranh giới hành chính theo nghị định 364/CP của chính phủ đã được xác dịnh
rõ với các xã liền kề, không xảy ra tình trạng tranh chấp đất đai.
- Công tác chuyển đổi ruộng đất đến nay cơ bản hoàn thành theo tinh thần chỉ
thị 02 Tỉnh uỷ Nghệ An về việc “ Dồn điền đổi thưả, tích tụ ruông đất”.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tích, kết quả đạt được vẫn còn một số thiếu
sót, tồn tại cần được khắc phục như: Công tác quản lý đất đai, đôi lúc còn thiếu chặt
chẽ, tình trạng lẫn chiếm đất đai của công, của một số gia đình, lẫn chiếm hành lang
an toàn giao thông, chưa được sử lý nghiêm, quy hoạch sử dụng đất chưa hợp lý,
chưa quan tâm nâng cao độ phì nhiêu cho đất, do việc thâm canh đầu tư thiếu đồng
bộ, chưa đồng đều.
2.2. Tình hình sử dụng đất đai.
Tính đến năm 2009 qua bảng số liệu ( bảng 4) cho ta thấy xã Lạc sơn có:
- Tổng diện tích đất tự nhiên : 493,79 ha trong đó:
+ Đất nông gnhiệp : 365,37 ha chiếm 70% diện tích đất tự nhiên

+ Đất phi nông nghiệp: 121,11 ha chiếm 24,5% diện tích đất tự nhiên
+ Đất chưa sử dụng: 7,31 ha chiếm 1,5% diện tích đất tự nhiên
Qua bảng số liệu cho ta thấy đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các
năm, năm 2007 giảm so với năm 2008 là 174 ha, tương ứng giảm 0,47%. Năm 2009
giảm so với năm 2006 0,27 ha tương ứng giảm 0,01 %.
2.2.1. Đất nông nghiệp.
Tổng diện tích đất nông nghiệp tính đến năm 2009: 365, 10 ha, chiếm 74%
diện tích đất tự nhiên trong đó
2.2.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp: 379,39 ha, chiếm 93,3% diện tích đất nông
nghiệp đượcc cấu sử dụng như sau:
- Đất trồng cây hàng năm: 330, 55ha
- Đất trồng cây lâu năm: 10,32 ha

16


a. Đất trồng cây hàng năm: Quỹ đất trồng cây hàng năm là 330,55 ha chiếm
96,97% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất trồng lúa với
264,57 ha ( chiếm 80% diện tích đất trồng cây hàng năm)
Nhìn chung điều kiện đất đai phù hợp sản xuất cây hoa màu lương thực (lúa,
ngô, rau màu…) thuỷ lợi tưới tiêu chủ động, nhân dân có ý thức và kinh nghiệm trong
việc đầu tư thâm canh. Những năm gần đây xã đã có chủ trương cơ cấu cây trồng vụ
đông vào sản xuất, đã đem lại hiệu quả lợi ích kinh tế cao, điển hình là cây ngô, khoai
lang, đậu bầu bí và rau các loại …việc ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết
hợp kinh nghiệm của nhân dân trong việc đầu tư thâm canh, chăm bón đã đưa năng
suất cây trồng lên nhanh.
b. Đất trồng cây lâu năm: Diện tích đất trồng cây lâu năm là 10,32 ha chiếm
3,03% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là đất vườn tạp của các hộ gia
đình. Hiện nay đất vườn tạp cũng đã từng bước cải tạo để trồng cây ăn quả… đem lại
hiệu quả kinh tế khá cao như các loại cây cam, bưởi, quýt, vải…

2.2.1.2. đất lâm nghiệp.
Đất lâm nghiệp có rừng diện tích 6,53ha chiếm 1,79% diện tích nông nghiệp
cây trồng chủ yếu là keo, bạch đàn. Hiện nay rừng đang phát triển tốt và gần đưa vào
khai thác.
2.2.1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản.
Đất nuôi trồng thuỷ sản có diện tích 19,18 ha, chiếm 4% diện tích đất nông
nghiệp, phát triển nuôi trồng thuỷ sản là một hướng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp
theo hướng hàng hoá, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích. Đất nuôi trồng thuỷ sản
đã và đang được đầu tư khá, kể cả diện tích ao hồ, cá xen lúa, kết hợp mô hình cá - vịt
– lơn rất hiệu quả.
2.2.2. Đất phi nông nghiệp
Diện tích 121,11 ha, chiếm 24,5% diện tích đất tự nhiên, được cơ cấu sử dụng
đất như sau:
- Đất ở :30,75ha, chiếm 25,2% diện tích đất phi nông nghiệp
17


- Đất chuyên dùng: 85,97 ha, chiếm 25,2% diện tích đất phi nông nghiệp
Trong đó:
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp : 0,76ha
+ Đất an ninh quốc phòng : 19,83ha
+ Đất có mục đích công cộng: 65,34ha
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 4,66 ha chiếm 3,85% diện tích đất phi nông
nghiệp.
2.2.3. đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng là 7,31 ha, chiếm 1,5% diện tích đất tự nhiên
2.3.Biến động sử dụng đất:
Biến động quỹ đất trên địa bàn xã Lạc sơn qua 3 năm 2007– 2009 cụ thể như
sau (đơn vị tính ha)
T


Loại đất

Năm 2007

T

Năm 2008

Cơ cấu %
Diện

đất

tích

nhiên

tự

Năm 2009


Diện tích

Cơ cấu

cấu %

Diện


%

đất

đất tự

tích

tự

2008/200

2009/200

I

Tổng dt đất tự nhiên

493,7

100

493,79

100

493,79

100


7
-0,5

8
- 0,07

1

đất nông nghiệp

9
367,1

74,34

367,11

74,34

367,11

74,34

-0,47

- 0,01

1.


đất sx nông nghiệp

1
347,1

70,3

347,15

70,3

347,15

70,3

-1,8

0,45

1
1.

đất lâm nghiệp

5
6,53

1,32

6,53


1,32

6,53

1,32

-

-

2
1.

đất nuôi trồng thuỷ sản

13,43

2,74

13,43

2,74

13,43

2,74

+ 33


+ 6,7

3
2

đất phi nông nghiệp

119,3

24,17

119,37

24,17

119,37

24,17

+ 1,45

-

2.

đất ở

7
28,74


5,82

28,74

5,82

28,74

5,82

+ 0,4

+ 0,06

1
2.

đất chuyên dùng

85,97

17,41

85,97

17,41

85,97

17,41


-

-

2
2.

đất phi nông nghiệp khác

4,66

0,94

4,66

0,94

4,66

0,94

-

-

3
3

đất chưa sử dụng


7,31

1,48

7,31

1,48

7,31

1,48

-

-

(Nguồn từ UBND xã Lạc sơn)

18


Qua bảng số liệu ( bảng 4) cho ta thấy xã Lạc sơn có tổng diện tích đất tự nhiên ổn
định là : 493,79 ha. được phân thành 3 loại đất là: Đất nông nghiệp, đất phi nông
nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất 365,10 ha
( năm 2007) tương ứng 73,93%, Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 24,52% tương ứng
121,11 ha, đất chưa sử dụng chỉ chiếm tỷ lệ 1,48% tương ứng 7,31 ha
+ Đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ, qua các năm do được chuyển sang
đất ở, năm 2008 chuyển sang cấp đất nhà ở là 1,74 ha, năm 2009 giảm so với năm
2008 là 0,27 ha

+ Trong nông nghiệp thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm
dần chuyển mục đích sử dụng từ đất sản xuất nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản.
Trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm bị giảm chủ yếu diện tích trồng lúa ở các
vùng xa, xấu, trồng lúa kém hiệu quả. Còn đất lâm nghiệp thì ổn định qua các năm vì
diện tích đất lâm nghiệp của xã Lạc sơn chủ yếu là mục đích trồng rừng phòng hộ.
+ Đất phi nông nghiệp: Ngược lại với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp có
xu hướng tăng nhẹ .Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1,74 ha. Năm 2009 tăng so
với năm 2008 là 0,27 ha.
Ngoài ra đất chưa sử dụng vẫn giữ nguyên và chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 7,31 ha
chiếm tỷ lệ 1,48% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Điều này cho ta thấy qua các
năm từ năm 2005 – 2007 xã không có biện pháp , chủ trương khai thác đưa vào sử
dụng nguồn đát chưa sử dụng này. Đâycùng là một tồn tại việc quản lý và sử dụng đất
đai củ chính quyền và người dân của xã Lạc sơn cần khắc phục và đưa vào sử dụng
diện tích này tránh lãng phí nguồn tài nguyên vô giá này.
III. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Lạc sơn
Qua bảng số liệu (bảng 5) cho ta thấy về cơ cấu rất đa dạng trong diện tích đất
nông nghiệp như sau.
Về cơ cấu cho từng mục đích sử dụng thì diện tích đất cây trồng hàng năm
chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng diện tích đất nông nghiệp trên ( 90%) đất trồng cây
lâu năm chỉ chiếm từ 2 – 5%, đất lâm nghiệp ổn định ở tỷ lệ 1,7%, đất nuôi trồng thuỷ
19


sản có chiều hướng tăng dẫn qua các năm biến động tăng dần từ 4% lên gần 6% năm
2007.
Về biến động cơ cấu năm 2007 so với năm 2009 đất nông nghiệp giảm, kéo
theo đó diện tích đất trồng cây hành năm giảm từ 90,46% năm 2008 xuống 90,16%
năm 2009 tương ứng với 1,37 ha. Trong đó đất trồng lá có xu hướng giảm từ 55,2%
năm 2008 xuống 52,04% năm 2009 tương ứng với 11,7ha do những vùng đất cao xa,
xấu khó tưới tiêu nước, không chủ động được nguồn nước nên chuyển sang cơ cấu 1

lúa, 1 màu tương ứng với việc đất lúa giảm thì đất 1 lúa, 1 màu tăng lên từ 25% năm
2007 lên 28% năm 2009 tương ứng với 11 ha chuyển từ 2 vụ lúa sang 1 lúa 1 màu.
Đất trồng cây lâu năm giảm do 1 số hộ gia đình chuyển mục đích trồng cây lâunăm
không có hiệu quả chuyển mục đích sang đào ao nuôi cá, diện tích đất nuôi trồng
thuỷ sản có xu hướng tăng dần từ 3,65% năm 2007 lên 5,25% năm 2009 .Một số diện
tích đất nông nghiệp, cơ cấu đất nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản, đất màu, đất
ở. Đất lâm nghiệp của xzã ổn đinh chủ yếu là 6,53 ha rừng phòng hộ.
Bình quân đất nông nghiệp trên khẩu nông nghiệp khoảng 1200 m 2 tương ứng
với 2 sào/khẩu. chỉ tiêu này cho thấy diện tích đất nông nghiệp là thấp.
Bình quân đất canh tác trên khẩu nông nghiệp chỉ có xấp xỉ 1000 m2 tương ứng
2 sào. Với quỹ diện tích đất nông nghiệp ít vậy mà xu thế có giảm dần qua các năm
và dự báo trong thời gian tiếp theo sẽ giảm mạnh donhu cầu cần ít đất ở tăng nhanh
do tăng nhanh dân số, chỉ tiêu của xã đang quy hoạch một vùng đất khu công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp ở vùng Lành Vành.Trước tình hình đó đòi hỏi việc quản lý và
sử dụng đất nông nghiệp phải hợp lý, khai thác có hiệu quả tăng giá trị diện tích đất
nông nghiệp.
IV. Tình hình sử dụng đất canh tác ở xã Lạc sơn
4.1. Quy mô, cơ cấu đát canh tác ở xã Lạc sơn
Lạc sơn là một xã đồng bằng của Huyện đô Lương. đất canh tác chiếm tỷ lệ cao
nhất trên 90% tổng quỹ đất nông nghiệp cơ cấu đất canh tác qua 3 năm từ 2007 –
2009 cụ thể như sau:
20


Bảng 6: Biến động đất canh tác xã Lạc sơn qua 3 năm từ 2007 – 2009
TT

Loại đất

Năm 2007


Năm 2008

Năm 2009

So sánh
Tăng +

DT ha



DT ha

cấu



DT ha

Giảm -

cơ cấu

cấu

2007/2008

2008 /2009


-1,74

I

Tổng Dt đất nông nghiệp

367,11

100

365,37

100

365,10

100

-0,27

-

1.1

Tổng DT đấttrồng cây hàng năm

330,55

90,04


330,55

90,46

329,18

90,16

- 0,5

- 1,37

-

1.1.1

Ruộng lúa 2vụ

201,7

55

201,7

25,13

190

52,04


- 11,7

-

1.1.2

Ruộng 1 lúa, 1 màu

91,85

25

91,85

10,12

102,18

28

+ 10,33

+

1.1.3

đất chuyển màu

37


10

37

2,82

37

10,13

1.1.4

đất trồng cây hàng năm

II

Các chỉ tiêu bình quân

1

Bq đất lúa/hộ nông nghiệp(m2)

2266

2263,7

2127,6

- 136,1


-

2

Bq đất lúa/lao động nn ( m2)

1136,9

1136,9

1068

- 68,3

-

M2

%

- 2,3

- 0,1

( Nguồn : UBND xã Lạc sơn)

Qua bảng 6 chúng ta thấy: Tổng diện tích đất canh tác xã Lạc sơn chiếm phần
lớn tổng diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 90% trong tổng quỹ đất canh tác thì đất
2 lúa nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trên 60% diện tích đất canh tác còn lại là đất 1 lúa,
1 màu. Điều này cho ta thấy hầu hết đất đai xã Lạc sơn tập trung chủ yếu sản xuất

nông nghiệp mà mũi nhọn hàng đầu vẫn là cây lúa. Đây cũng là tập quán lâu đời nay
đến giờ, người dân Lạc sơn nói riêng Huyện Đô Lương nói chung chủ yếu tập trung
sản xuất nông nghiệp mà cây lúa vẫn là mũi nhọn số 1 cung cấp lương thực thực
phẩm cho nhân dân.
Về biến động diện tích trong quỹ đất canh tác hàng năm: đất canh tác có xu
hướng giảm xuống tương ứng với việc giảm quỹ đất nông nghiệp của xã cụ thể: Năm
2007 diện tích đất canh tác của xã là: 330,55 ha đến năm 2009 giảm xuống còn
329,18 ha tương ứng với tỷ lệ – 0,4%. Trong biến động đất canh tác bị giảm xuống
do chuyển đổi mục đích sử dụng đất chủ yếu sang mục đích sử dụng phi nông nghiệp
như cấp đất ở, đường giao thông, hoặc chuyển snag đào ao nuôi cá, Trong đất canh
tác biến động diện tích trồng lúa giảm xuống vào năm 2009 do chuyển sang một số
21


diện tích từ đất 2 lúa sang 1 lúa 1 màu do vùng đất này xa, xấu, khó chủ động tưới
tiêu, đất 2 lúa giảm 11,7 ha tương ứng 5,8%.
Biến động về mặt chỉ tiêu bình quân: Do biến động về đất canh tác trong những
năm qua bình quân đất /lao động nông, hộ nông nghiệp cùng giảm xuống theo tỷ lệ
giảm đất canh tác mặt khác có phần tăng dân số có ảnh hưởng đến tỷ lệ giảm chỉ tiêu
bình quân đối với đất canh tác và đất 2 lúa. Cụ thể: năm 2007 bình quân đất 2 lúa là
2266 m2 /hộ nông nghiệp và năm 2009 chỉ còn 2127,6 m2/ hộ giảm 136,1 ha tương
ứng với giảm 6%. Bình quân đất 2 lúa/ lao động nông nghiệp cũng giảm theo năm
2007 là 1136,9m2/lao động, năm 2009 chỉ còn 1068,6m2 giảm 68,3 m2/ lao động
tương ứng với 6%. Điều này cho ta thấy tốc độ giảm quỹ đất canh tác đặc biệt là trên
đất 2 lúa là rất nhanh. Đảng bộ, chính quyền cần phải quan tâm trong công tác quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất chính sách dân số, dân sinh của xã nhà để đảm bảo
nguồn an ninh lượng thực cho nhân dân xã lạc sơn.
4.2. Diện tích gieo trồng một số cây trồng chính ở xã Lạc sơn.
Bảng 7 : Biến động diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính ở xã Lạc sơn
TT


chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

I

Tổng Dt canh tác

330.55

100

330.55

100

1.

Diện tích gieo trồng

892.35

90

892.35

90


1.
1

Cây lương thực

494.4

81.2

724.4

81.2

Lúa

724.4

68.24

494.4

68.24

Ngô
Khoai lang
Cây công nghiệp

145
85

111

20
11.7
12.4

145
85.
111

Lạc
đậu
Cây thực phẩm

37
74
56.95

33.33
66.66
6.38

37.
74
56.95

1.
2

1.


Năm 2009

100

20
11.7
12.4

329.1
8
888.7
8
712.1
8
482.1
8
145
85
111

33.33
66.66
6.38

37
74
65.5

33.33

66.66
7.38

90
80.1
67.7
20.36
11.9
12.5

22


3

(Nguồn : UBND xã lạc sơn)
Qua bảng số liệu cho ta thấy: Trong tổng diện tích đất canh tác qua các năm thì
người dân vẫn giữ hệ số lần trồng trên đơn vị diện tích là 2,7 lần trồng/năm. đây là hệ
số lần trồng tương đối cao của Huyện nhà vì đơn vị Lạc sơn có thuận lợi về mặt tưới
tiêu của nước chủ động được bơm nước do nhà máy nước ở trạm thuỷ lợi Tây Bắc
Nghệ An và của xã nhà. Chỉ còn 1 số vùng diện tích xa, xấu ngập úng là không là
không khai thác hết 3 vụ tương đương với hệ số 0,3 hệ số lần trồng. Năm 2007 với
diện tích đất canh tác là 330.55 ha thì người dân xã Lạc sơn đã gieo trồng 892.35 ha.
Năm 2009 với diện tích đất canh tác có giảm xuống 329.18 ha .Nhân lực xã Lạc sơn
gieo trồng được 888.87 ha. Trong đó diện tích cơ cấu các loại cây tương đối ổn định
như: Lúa, khoai, ngô và cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực, thực phẩm có
tăng nhẹ do người dân tăng cây vụ đông như làm rau, bầu, bí dưa chuột trên diện tích
trồng cây vụ đông. đây đang là xu thế tăng cây lương thực ở vụ đông đang dần dần
thya thế cây khoai lang đến nay hiệu quả không cao.
Như vậy đát nông nghiệp xã đã tăng cường kai thác diện tích bằng tăng vụ và

thay đổi cơ cấu cây trồng. đây là kết quả sự nỗ lực chỉ đoạ của các cấp uỷ đảng.
4.3. Công thức luân canh một số cây trồng chủ yếu ở xã Lạc sơn.
Lạc sơn là xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, ngoài ra còn phụ
thuộc vào đặc trưng tự nhiên, KTXH và tập quán canh tác của người dân, qua điều tra
tìm hiểu xã có những công thức luân canh chính trên các vùng đất của xã như sau:
bảng số liệu 8:
Bảng số 8: Một số công thức luôn canh của xã Lạc sơn
TT

Canh tác

Tháng
12

1

Lúa – Lúa – ngô

1

2

3

4

5

6


7

8

9

10

Lúa đông Xuân

11
Lúa hè thu

Ngô đông

2

Lúa – Lúa - Khoai

Lúa đông Xuân

Lúa hè thu

Khoai đông

3

Lúa – lúa – rau màu ( cá)

Lúa đông Xuân


Lúa hè thu

Rau màu ( cá vụ 3)

23


4

Lạc - đậu – ngô

Lạc xuân

5

Khoai - Lúa

Khoai đông xuân

Đậu hè thu

Ngô thu đông
Lúa hè thu

Thứ nhất: Công thức luôn canh Đông xuân – Lúa hè thu, cây trồng vụ đông và
được nhân dân xã nhà khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả làm tăng thu nhập
đáng kể trên địa bàn một đơn vị diện tích.
Lúa đông xuân: được gieo trồng từ khoảng cuối tháng 1 đến tuần đầu của tháng
2 đối với vụ này cơ cấu chủ yếu giống lúa chủ lực là Lúa lai Trung Quốc có thời gian

khá dài hơn 4 tháng và lúa chất lượng cao AC5 đây cũng là giống lúa có thời gian
sinh trưởng khá dài tương đương với cây lúa lai. Vụ lúa Đông Xuân được gieo cấy
100% diện tích trên đất 2 lúa và có năng suất cao nhất vì đây là vụ chính của năm và
gặp thời tiết khá thuận lợi cho cây lúa phát triển và trổ bông, bình quân vụ lúa Đông
xuân có năng suất từ 6500 – 7000kg/ha.
Lúa hè thu: được gieo cấy ngay sau khi thu hoạch vụ lú Đông xuân. Thời gian
gieo bắt đầu từ 15/5 đến 25/5, thời gian cấy bắt đầu từ 5/6 đến 15/6 cơ cấu cấy vụnày
chủ yếu giống Khang Dân 18, giống này có khả năng chịu hạn tốt, có thời gian sinh
trưởng khá ngắn, thời gian thu hoạch khoảng cuối tháng 8. Vụ này thường gặp gió
bão khoảng tháng 8 do đó thường gặp thiên tai gây thiệt hại, năng suất vụ này khoảng
4500 – 5000kg.
Ngô đông, khoai đông, rau màu, cá vụ 3: đây là cơ cấu vụ đông được sản xuất
ngay sau khi thời gian thu hoạch vụ hè thu được sản xuất trên đất 2 lúa của xã, diện
tích sản xuất khoảng 70% trên đất 2 lúa cơ cấu chủ yếu là cây ngô đông, khoai đông,
bầu bí, rau maù, và một số vùng đất trũng chăn nuôi cá vụ 3. Thời gian bắt đầu từ
tháng 9 đến đầu tháng 12 thu hoạch.Trong các loại cây vụ đông thì cây ngô đông có
hiệu quả năng suất cao nhất từ 3500 – 4000 kg/ha. Ngô có giá trị tương đương với
lúa, tiếp đến là nuôi cá vụ 3 cho năng suất cao, và một số rau màu, bầu bí, dưa
chuột…Cây khoai lang có xu thế giảm dần do không có hiệu quả mà thay thế dần
bằng rau màu, bầu bí, và dưa chuột.
Thứ hai trên diện tích đất màu công thức luôn canh
24


Lạc xuân - đậu hè thu – Ngô đông, lạc đông
Lạc xuân: được trồng vào khoảng đầu tháng 1 đến đầu tháng 4 thu hoạch nó có
năng suất khoảng 3000 – 3500kg/ha.
Đậu xanh hè thu: Được gieo trồng ngay sau khi thu hoạch lạc thời gian từ tháng
5 thu hoạch đến hết tháng 7.
Ngô đông: Được gieo trồng từ khoảng đầu tháng 9 thu hoạch vào khoảng tháng

12 như vậy, các công thức luân canh của xã đang làm theo hướng sản xuất hàng hoá
theo nhu cầu thị trường đặc biệt là các loại cây ở vụ đông nó đa dạng hơn về cây
trồng, vật nuôi và có hiệu quả sử dụng trên đơn vị diện tích ngày một tăng, cây lúa
được sản xuất ở 2 vụ chính Đông xuân và hè thu, đang dần cơ cấu các loịa giống có
năng suất và chất lượng cao. Do việc khai thác sử dụng ngày càng cao nên xã cần có
chính sách khuyến nông nhân dân đầu tư đúng kỹ thuật luân canh để cải tạo, nâng cao
chất lượng của đất để đảm bảo bền vững trong việc sử dụng đất đai.
4.4. Hiệu quả sử dụng đất canh tác của các hộ điều tra.
4.4.1. Hiệu quả sản xuất một số cây trồng chính
Qua điều tra, nghiên cứu thu thập thông tin từ 30 hô ở các xóm: 5,8,9 của xã
Lạc sơn kết quả điều tra cho thấy
Số liệu điều tra được phản ánh qua bảng sau: Bảng 9:
TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Lúa

Ngô

Lạc

1
2
3

Tổng giá trị sản xuất
chiphí

Giá trị gia tăng

1000
1000
1000

2565
873.87
1691.13

1560
687.7
872.3

1198.31
411.33
786.98

( Nguồn số liệu điều tra hộ năm 2009)
Qua bảng điều tra ( bảng 9) các hộ nông sản xuất trên địa bàn xã Lạc sơn chủ
yếu trồng cây lương thực như lúa, ngô, và một số phần nhỏ diện tích đất màu là cây
lạc… kết quả sản xuất trước hết tổng giá trị sản xuất trong các loại cây chính của hộ
thì tổng giá trị sản xuất lúa là đất cao nhất là 2565 ( 1000đ/sào 500m2) tiếp đến là
cây ngô đạt 1560(1000 đ/sào 500m2). Và tiếp theo là cây lạc tổng giá trị sản xuất đạt
1198.31 (1000đ/sào 500m2), mức chi phí mua ngoài đó là lúa :7873.87 (1000đ/sào
25


×