Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

BẢO HỘ TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.42 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Giảng viên: Thầy Châu Quốc An

ĐỀ TÀI: BẢO HỘ TÁC PHẨM VĂN HỌC
NGHỆ THUẬT DÂN GIAN THEO PHÁP
LUẬT QUỐC TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2016



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
QSHTT
TPVHNTDG
SHTT

Quyền sở hữu trí tuệ
Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
Sở hữu trí tuệ


LỜI MỞ ĐẦU
Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian được xem là “món ăn” tinh thần trong
cuộc sống hiện tại và tương lai. Vì vậy, các quốc gia cần bảo vệ, khuyến khích
việc giữ gìn, phát huy những giá trị của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.
Với các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
của tác giả đối với chúng là vô cùng quan trọng.
Trên thế giới, xã hội đã bắt đầu có một cách nhìn nghiêm túc và khoa học


hơn về quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả, cả về phía các tác giả,cơ quan bảo
hộ tác giả cũng như từ phía các công dân. Tuy nhiên, bảo hộ tác phẩm văn học
nghệ thuật dân gian là lĩnh vực mới và gây nhiều tranh cãi không chỉ ở Việt
Nam mà còn trên phạm vi quốc tế. Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối
với tácphẩm văn học nghệ thuật dân gian chưa được thực hiện một cách nghiêm
chỉnh và đồng bộ.
Bảo đảm thực hiện một cách nghiêm chỉnh, toàn diện và đồng bộ pháp luật
về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
trên thế giới là một vấn đề tất yếu khách quan. Pháp luật quốc tế về quyền sở
hữu trí tuệ đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian cần được thực hiện
đầy đủ và đúng đắn để ngăn ngừa và đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi
vi phạm đã và đang diễn ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả,bảo
đảm môi trường xã hội và môi trường pháp lý thuận lợi cho cộng đồng được thụ
hưởng những giá trị tinh thần và nhân văn cao đẹp kết tinh trong các tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian.
Nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian theo pháp luật quốc tế “ để nghiên cứu sâu hơn, rõ hơn nhằm
góp phần giải quyết những vấn đề hiện nay về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian hiện nay.
Đề tài có mục đích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian trên Thế giới hiện nay,
những quy định của pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền tác giả tác phẩm văn
học, nghệ thuật dân gian và thực tiễn trên thế giới và so sánh với thực tiễn ở
Việt Nam hiện nay.


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ TÁC
PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
1.1.1 Khái niệm quyền tác giả

Tác giả, với tư cách là chủ thể sáng tạo ra tác phẩm có quyền được hưởng
thành quả lao động sáng tạo của mình trong một khoảng thời gian nhất định.
Bảo hộ quyền tác giả sẽ khuyến khích sáng tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị phục
vụ công chúng và xã hội. Chính vì lẽ đó, Tiến sỹ Kamil Idris, Tổng giám đốc tổ
chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO đã phát đi thông điệp nhân ngày Sở hữu trí
tuệ thế giới năm 2007 (26/4) với tựa đề “Khuyến khích sáng tạo - khích lệ các
tài năng sáng tạo và đổi mới đang tạo dựng thế giới và tương lai của chúng ta đó là mục đích cuối cùng mà sở hữu trí tuệ đang phụng sự”.
Quyền tác giả hay tác quyền (tiếng Anh: copyright) là độc quyền của một
tác giả cho tác phẩm của người này. Đây được xem như là phần cốt lõi của pháp
luật nhằm trao cho các tác giả, nghệ sỹ và các nhà sáng tạo sự bảo hộ cho những
sáng tạo về văn học và nghệ thuật của họ (cũng còn được gọi là tác phẩm)
không bị vi phạm bản quyền. Ví dụ như các bài viết về khoa học hay văn học,
sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền
thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả
trong mối liên quan với tác phẩm này. Một phần người ta cũng nói đó là sở hữu
trí tuệ (intellectual property) và vì thế là đặt việc bảo vệ sở hữu vật chất và sở
hữu trí tuệ song đôi với nhau, thế nhưng khái niệm này đang được tranh cãi gay
gắt. Quyền tác giả không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi một tác phẩm
được ghi giữ lại ít nhất là một lần trên một phương tiện lưu trữ. Quyền tác giả
thông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao
của tác giả và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất.
Khái niệm quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả đã có từ rất lâu trên thế giới,
bắt đầu từ các nước phương Tây. Lịch sử bản quyền gắn với việc phát minh ra
kỹ thuật in ấn. Sau khi Johannes Gutenberg phát minh ra kỹ thuật và máy in mới


(khoảng giữa thế kỷ 15), các bản sao chép lại của một tác phẩm bắt đầu có thể
được sản xuất với số lượng lớn một cách dễ dàng hơn. Nhưng để đi đến các quy
định có tính pháp lý về quyền tác giả vẫn còn một chặng đường dài. Mãi tới
năm 1710, trong một bộ luật tại nước Anh, với Statue of Anne, lần đầu tiên

quyền độc quyền sao chép của tác giả mới được pháp luật công nhận. Tại Việt
Nam, khái niệm quyền tác giả tuy rất mới mẻ, song quyền này đã được ghi rõ
trong Hiến pháp: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát
minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê
bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo
hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp”.
Ở mỗi quốc gia, pháp luật về quyền tác giả trao cho các tác giả, nghệ sỹ và
các nhà sáng tạo (chẳng hạn nhạc sỹ, nhà văn công bố tiểu thuyết, người viết
phần mềm, nhà thiết kế trang web và các tác giả sáng tạo khác) sự bảo hộ pháp
lý. Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm
tối thiểu 50 năm sau đó. Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ công ước được phép
nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn.

1.1.2 Điều kiện bảo hộ quyền tác giả
Cần lưu ý rằng việc bảo hộ quyền tác giả mang tính chất lãnh thổ. Tác phẩm
chỉ được hưởng sự bảo hộ quyền tác giả nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp
lý được quy định bởi pháp luật về quyền tác giả của nước muốn bảo hộ tác
phẩm của mình. Vì vậy, mỗi nước có hệ thống bảo hộ quyền tác giả riêng biệt,
dựa trên một hay nhiều đạo luật quy định.
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật quy định điều
kiện để một tác phẩm được bảo hộ phải đảm bảo được định hình dưới một hình
thức nhất định. Điều 3 Công ước quy định rõ các nước thành viên tham gia nếu
theo luật pháp nước mình quy định "coi sự tuân thủ các thủ tục như lưu chiến,
đăng kí, thông báo như là một điều kiện bảo hộ theo Công ước". Các tác phẩm
được bảo hộ không phụ thuộc vào việc công bố hay chưa công bố nếu như quốc
gia có tác phẩm đó là thành viên của Công ước. Nếu là công dân hay cư dân của
một nước là thành viên Công ước Berne, hoặc đã công bố tác phẩm của mình tại
một trong số các nước thành viên của Công ước, thì tác phẩm sẽ tự động được
hưởng sự bảo hộ quyền tác giả theo quy định trong Công ước Berne.
Theo pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ quyền tác giả được quy định



trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2013 từ Điều 13 đến Điều 15. Theo đó, các tác
phẩm để được bảo hộ quyền tác giả phải đáp ứng các yếu tố:
Thứ nhất, tác phẩm phải là thành quả của quá trình lao động mang tính chất
sáng tạo và chủ thể của hoạt động sáng tạo này là các tác giả thông qua quá
trình lao động trí óc, kinh nghiệm và các yếu tố hỗ trợ khác. Vì vậy tác phẩm
hết sức phong phú vag đa dạng, chứa đựng những giá trị tinh thần và giá trị kinh
tế.
Thứ hai, tác phẩm được bảo hộ phải đảm bảo tính nguyên gốc, tức là phải do
tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ
bất kì một tác phẩm nào khác.
Mỗi quốc gia, ý nghĩa chính xác về tính nguyên gốc là khác nhau trong pháp
luaatjveef quyền tác giả. Việc xác định tác phẩm "gốc" trong từng lĩnh vực khoa
học, văn học, nghệ thuật dựa trên căn cứ thể hiện quá trình lao động sáng tạo
của tác giả.
Thứ ba tác phẩm chỉ được bảo hộ hình thức thể hiện dưới dạng văn bản hay
vật thể, chứ không bảo hộ nội dung ý tưởng.

1.1.3 Nội dung quyền tác giả
Liên minh châu Âu đã đưa ra nhiều chỉ thị để thống nhất quyền tác giả trong
toàn Liên minh châu Âu. Theo Chỉ thị phần mềm (91/259/EWG) ra đời vào năm
1991 thì các chương trình máy tính được bảo vệ như là các tác phẩm văn học
theo ý nghĩa về quyền tác giả. Trong năm 1993, thông qua Chỉ thị về hòa hợp
thời gian bảo vệ quyền tác giả và một số quyền bảo vệ có liên quan (còn gọi là
Chỉ thị về thời gian bảo vệ), thời gian bảo vệ của các tác phẩm văn học và nghệ
thuật được ấn định thống nhất là cho đến 70 năm sau khi tác giả qua đời. Các
quyền lợi của những nhà nghệ thuật biểu diễn chấm dứt 50 năm sau khi biểu
diễn.
Với Chỉ thị quyền tác giả của Liên minh châu Âu (Chỉ thị 2001/29/EG) các quy

định luật pháp châu Âu về quyền tác giả được nâng lên cùng với thời đại số và
các định ước quốc tế được thực hiện thông qua các hiệp định của Tổ chức Sở
hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
Theo quy định tại Điều 2 Công ước Berne về Bảo hộ quyền tác gải đối với


tác phẩm văn học, nghệ thuật, các đối tượng được bảo hộ bởi Công ước bao
gồm "tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ
biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, sách
pample và các bài viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các
tác phẩm cùng chủng loại; các tác phẩm kịch hay nhạc kịch, hoạt cảnh và kịch
câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnh trong đó có các
tác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trình điện
ảnh, các tác phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, bản khắc, thạch bản;
các tác phẩm nhiếp ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện
bằng một quy trình tương tự quy trình nhiếp ảnh; các tác phẩm mỹ thuật ứng
dụng, minh họa, địa đồ, đồ án, phác họa và các tác phẩm thể hiện không gian ba
chiều liên quan đến địa lý, địa hình, kiến trúc hay khoa học.
Nội dung quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, nằm đan
xen ở các quy định của Công ước. Theo Điều 6 của Công ước quyền nhân thân
độc lập với quyền kinh tế của tác giả và cả sau khi quyền này đã được chuyển
nhượng, tác giả vẫn giữ nguyên quyền được đòi thừa nhận mình là tác giả của
tác phẩm và phản đối bất kỳ sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi hoặc những vi
phạm khác đối với tác phẩm có thể làm phương hại đến danh dự và tiếng tăm
của tác giả. Việc quy định những quyền trên phụ thuộc vào pháp luật của từng
quốc gia thành viên.

1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC
PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN
1.2.1 Lịch sử phát triển của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ở một số


nước trên thế giới
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng
truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của
cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu
chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác.
Mỗi một dân tộc trên thế giới đều chứa đựng những nét văn hóa vô cũng
phong phú và đặc sắc, điển hình cho những nét văn hóa đó là các tác phẩm văn
học nghệ thuật dân gian mà chúng ta từng nghe đến như: Sử thi dân gian Nga
(Tráng sĩ ca), con vật tinh ranh của Châu Phi, thần thoại Hy Lạp...Qua các tác


phẩm văn học nghệ thuật dân gian hiện lên hình ảnh của các cộng đồng dân tộc,
phong tục tập quán, cách cư xử ứng xử...họ sống với nhau từ lâu đời và lưu
truyền qua nhiều thế hệ, đồng thời phát triển những nét văn hóa đó và cũng
thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian bộc lộ rõ nét đặc trưng văn
hóa của các nước trên thế giới, thể hiện tình yêu thiên nhiên yêu đất nước, tình
yêu giữa người với người. Đây là một phần thiết yếu và không thể thiếu trong
văn hóa và cuộc sống loài người. Nó rất quen thuộc với mỗi chúng ta qua lời kể
chuyện, những làn điều hay những tác phẩm nghệ thuật tranh vẽ hay điêu
khắc...của ông bà, cha mẹ.
Các nước phát triển trong đó có Việt Nam đã biết lợi dụng ưu thế của mình
về mặt văn hóa nghệ thuật để tác động vào sự phát triển kinh tế xã hội, đồng
thời có nhiều đổi mới trong chính sách phát triển các tác phẩm văn hoc nghệ
thuật dân gian.
Tác phẩm văn hoc nghệ thuật dân gian ra đời từ thời kì công xã nguyên
thủy, trải qua các thời kì phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp,
tiếp tục tồn tại cho đến thời đại ngày nay. Lịch sử phát triển của tác phẩm văn
hoc nghệ thuật dân gian về cơ bản cũng chính là lịch sử sáng tạo nghệ thuật của
nhân dân lao động. Trong quá trình sáng tạo đó, văn hoc nghệ thuật dân gian đã

tích lũy được vô số kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật tạo nên một truyền thống
nghệ thuật phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ của đông đảo quần chúng lao động.
Chính trong sinh hoạt thường ngày cũng như nhu cầu sáng tạo nghệ thuật của
nhân dân lao động đã làm nên những tác phẩm văn hoc nghệ thuật dân gian có
giá trị. Vì vậy cho tới ngày nay mỗi một tác phẩm văn hoc nghệ thuật dân gian
có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn hóa dân gian và trong hệ thống các
loại hình văn hoc nghệ thuật.
Sự ra đời và phát triển của tác phẩm văn hoc nghệ thuật dân gian ở mỗi
nước có sự khác nhau nên có thể phân chia qua các giai đoạn sau:
- Thời kì công xã nguyên thủy: giai đoạn này thành phần ngôn ngữ chưa phát
triển mà nếu có thì chỉ là yếu tố giao tiếp bằng hình thể như nhảy múa, âm nhạc
của người nguyên thủy. Sự ra đời của sáng tác truyền miệng đánh dấu sự ra đời
của loại hình nghệ thuật như thần thoại, cổ tích, bài hát, câu đố...Thời kì này
nghệ thuật không tồn tại dưới dạng độc lập mà gắn bó với thực tiễn của loài
người.
- Trong xã hội có giai cấp: nghệ thuật nói chung trở thành một lĩnh vực hoạt
động độc lập và được phân ra thành hai hình thức đặc trưng: văn học thành văn


và văn học dân gian
- Trong giai đoạn hiện nay: Những nước xóa bỏ sự đối kháng giai cấp đã tạo ra
điều kiện cần thiết để đông đảo quần chúng nắm được những thành tựu cao nhất
của nghệ thuật toàn nhân loại. Bất cứ thành viên nào trong xã hội nếu muốn và
có khả năng đều có thể trở thành nhà sáng tác nghệ thuật chuyên nghiệp.
1.2.2 Khái niệm tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
Văn học nghệ thuật dân gian là sáng tác nghệ thuật của các tầng lớp dân
chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử
cho tới ngày nay.
Ở Việt Nam, 3 thuật ngữ sau đây được xem là tương đương: Văn học dân
gian, sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân, folklore ngôn từ (folkore

văn học). Một số khái niệm xuất hiện trước những năm năm mươi như văn học
(văn chương) bình dân , văn học (văn chương) truyền khẩu (truyền miệng),văn
học (văn chương) đại chúng.
Thuật ngữ folklore do nhà nhân chủng học người Anh, ông William Thoms
dùng trong bài báo đăng trên tờ Athenaeum, ngày 22/8/1846, với ý nghĩa là
những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là di tích của nền văn hoá
tinh thần như phong tục , đạo đức, tín ngưỡng , những baì dân ca, những câu
chuyện kể của cộng đồng. Sau khi xuất hiện, thuật ngữ nầy được hiểu với ngiều
nghĩa rộng hẹp khác nhau, liên quan tới đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học.
Thuật ngữ này được dịch là văn hóa dân gian với những ý nghĩa sau : Nghĩa
rộng bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần do dân chúng sáng tạo (folk
culture). Theo cách hiểu nầy, văn hoá dân gian là đối tượng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học, kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đồng thời nó
cũng là đối tượng nghiên cứu của văn hoá học. Nghĩa hẹp những sáng tạo của
dân chúng mang tính nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, văn hóa dân gian gồm ba
thành tố : Nghệ thuật ngữ văn dân gian (tức văn học dân gian), nghệ thuật tạo
hình dân gian , nghệ thuật diễn xướng dân gian. Nghĩa chuyên biệt : folklore là
văn học dân gian, theo đó tác phẩm folklore là hình thức ngôn từ gắn với nhạc,
vũ, kịch ...do tập thể dân chúng sáng tác.Cũng có thể dùng thuật ngữ folklore
văn học để chỉ văn học dân gian đồng thời phân biệt nó với các đối tượng khác
cũng thuộc phạm trù folklore - văn hoá văn dân gian.


1.2.3 Các đặc trưng cơ bản của quyền tác giả đối với tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có 4 đặc trưng cơ bản: Tính nguyên
hợp, tính tập thể, tính truyền miệng và tính dị bản.Tính nguyên hợp của văn học
dân gian biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội
trong các thể loại. Văn học, nghệ thuật dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ

thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật truyện cổ tích khác
nhau, tồn taị dưới ba dạng: ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian), cố
định (tồn tại bằng văn tự) và hiện (tồn tại thông qua diễn xướng). Tính tập thể
của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian thể hiện ở chỗ chúng là kết quả của
sáng tác tập thể( một người khởi xướng và tác phẩm hình thành, sau đó tập thể
tiếp nhận và người khác lưu truyền và sáng tạo) . Tính truyền miệng của tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian do chúng được lưu truyền từ đời này qua đời
khác thông qua hình thức truyền miệng (kể chuyện). Tính dị bản của tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian là do sáng tác tập thể và nó không được cố định
trong một văn bản nên khi lưu truyền sang các vùng không gian khác nhau thì
nó dần dà thay đổi. Các đặc trưng trên có liên quan chặt chẽ với nhau tạo ra nét
đặc trưng của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian mang trong mình những giá trị to
lớn đối với con người: Giá trị thẩm mĩ, giá trị nhận thức và giá trị giáo dục. Mỗi
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành dựa trên kho mĩ từ của
các dân tộc trên thế giới, câu chữ đơn giản và dễ nhớ, rất nhiều các tác phẩm
văn học hiện đại đã sáng tác dựa trên các thể loại của tác phẩm văn học dân
gian, thể thơ Lục bát là một điển hình. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
hình thành là nơi quy tụ những bài học kinh nghiệm sống của các dân tộc,
những bài học rất gần gũi về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước,
tình yêu giữa người với người,..do đó, nó chứa đựng một giá trị giáo dục và giá
trị nhận thức vô cùng sâu sắc, mỗi tác phẩm là một bài học, một giá trị văn hóa
tinh túy của con người.
Nhìn chung, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là những sáng tạo tập
thể của các tầng lớp dân chúng trong các xã hội, thể hiện đời sống văn hóa, tinh
thần của các cộng đồng dân tộc trên thế giới. Chúng mang những đặc trưng
khác biệt và những giá trị to lớn như giá trị nhận thức, giá trị nghệ thuật và giá
trị giáo dục. Mỗi một cá nhân trong cộng đồng cần chung tay để bảo vệ những
tinh hoa văn hóa nhân loại.



1.3 CÔNG ƯỚC BERNE VÀ CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TÁC
GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN
Công ước Bern có nêu:"Trong trường hợp những tác phẩm không được xuất
bản và vô danh , nhưng tác giả là một dân tộc của một nước tham gia công ước
thì quốc gia đó có quyền chỉ định một cơ quan có thẩm quyền phù hợp để đại
diện bảo vệ và thực hiện các quyền của tác giả".
Năm 1967 Hội nghị Stockholm cho sửa đổi của Công ước Berne đã thực hiện
một nỗ lực để giới thiệu bảo hộ quyền tác giả văn học dân gian cũng ở cấp độ
quốc tế. Kết quả là, Điều 15 (4) của Stockholm (1967) và Paris (1971) Hành vi
của Công ước Berne có chứa quy định sau: (a) Trong trường hợp công trình
chưa được công bố danh tính của tác giả không biết, nhưng nơi có cơ sở để cho
rằng tác giả là công dân của một quốc gia của Liên minh, nó sẽ là một vấn đề
cho pháp luật tại nước đó để chỉ định cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm đại
diện cho tác giả và được quyền bảo vệ và thực thi quyền của mình trong các
nước thành viên Liên Hiệp (b) các nước của Liên minh mà làm cho chỉ định
theo các điều khoản của quy định này phải thông báo cho Tổng Giám đốc của
WIPO bằng văn bản tuyên bố đưa ra thông tin đầy đủ liên quan đến cơ quan
được chỉ định do đó Tổng giám đốc tại một lần thông báo cho tất cả các nước
khác của Liên minh. "
Vào thời điểm Hội nghị Stockholm tiến hành chỉnh lý Công ước Berne,
tháng 6 năm 1967, có một sự chuyển biến quan trọng đầu tiên từ phía các nước
đang phát triển trong nhận thức về hoàn cảnh đặc biệt của mình. Kể từ năm
1967 một số lượng lớn các quốc gia đang phát triển đã áp dụng Luật Bản Quyền
để bảo vệ tác phẩm văn học dân gian( điển hình là Châu Phi , nơi có hơn 30
quốc gia sử dụng Luật Bản quyền và tỏ ra có hiệu quả). Những nước đang phát
triển thực hiện các nỗ lực đầu tiên để điều chỉnh việc sử dụng các sáng tạo văn
hóa dân gian đã cố gắng để cung cấp sự bảo vệ trong khuôn khổ của pháp luật
bản quyền của họ (Tunisia, 1967 và 1994, Bolivia, năm 1968 và năm 1992;
Chile, năm 1970, Colombia, năm 1982 ; Congo, năm 1982, Madagascar, 1982,

Rwanda, 1983; Benin, 1984: Burkina Faso, 1984; Cộng hòa Trung Phi, 1985,
Ghana, năm 1985, Cộng hòa Dominican, 1986, Zaire, 1986, Indonesia năm
1987, Nigeria, năm 1988 và 1992 , Panama, 1994).
Trong quá trình chuẩn bị cho Hội nghị Stockholm, người ta đã đề xuất rằng
các vấn đề quan tâm của các nước đang phát triển có thể được đưa vào một nghị
định thư riêng. Việc thiết lập một chế độ bảo hộ đối với tác phẩm dân gian là
vấn đề được cân nhắc nhiều. Mặc dù Nghị định thư được thông qua một cách
miễn cưỡng trong phiên họp cuối cùng của Hội nghị Stockholm, nhưng nó cũng
đã không có hiệu lực bởi không đảm bảo số lượng phê chuẩn. Nghị định thư
này trở thành một Phụ lục của Công ước Paris, được thông qua bởi Hội nghị
Sửa đổi Công ước Paris năm 1971. Điều 9 Thỏa ước TRIPs buộc các quốc gia


thành viên WTO phải tuân thủ từ “Điều 1 đến Điều 21 Công ước Berne (1971)
và Phụ lục đính kèm”. Tháng 4 năm 1973, Chính phủ Bolivia đã gửi một Bản
ghi nhớ tới Tổng Giám đốc UNESCO yêu cầu tổ chức này xem xét soạn thảo
một văn bản pháp lý quốc tế về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian dưới hình thức một Nghị định thư kèm theo Công ước về quyền tác giả do
UNESCO điều hành. Năm 1975, Ban thư ký UNESCO đã tiến hành khảo sát
các ý kiến mong muốn có được sự bảo hộ đối với các hình thức văn hóa của
người bản địa trên bình diện quốc tế. Năm 1977, Tổng Giám đốc UNESCO đã
triệu tập một hội đồng các chuyên gia về bảo hộ pháp lý đối với tác phẩm dân
gian. Trong báo cáo năm 1977, Hội đồng đã kết luận rằng vấn đề này đòi hỏi
phải có sự khảo sát về xã hội học, tâm lý học, dân tộc học và lịch sử - chính trị
trên “cơ sở đa ngành trong khuôn khổ cách tiếp cận tổng thể và có tính lồng
ghép”. Theo nghị quyết được thông qua bởi Hội nghị toàn thể UNESCO tại
Belgrade, vào tháng 9 - tháng 10 năm 1980 và quyết định ban hành bởi Cơ quan
lãnh đạo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tháng 11 năm 1981, một Hội
đồng chuyên gia chính phủ về các khía cạnh sở hữu trí tuệ của việc bảo hộ tác
phẩm dân gian đã được triệu tập. Sau một loạt các cuộc họp, Hội đồng này đã

xây dựng nên Quy định mẫu của WIPO/UNESCO cho luật quốc gia về bảo hộ
tác phẩm dân gian chống lại việc khai thác bất hợp pháp và các hành vi gây tổn
hại khác, được thông qua bởi hai tổ chức này vào năm 1985. Hội nghị toàn thể
UNESCO trong phiên họp thứ 25 năm 1989 đã thông qua một Bản khuyến nghị
về bảo hộ văn hóa truyền thống và tác phẩm dân gian, đã đề xuất các biện pháp
cần triển khai ở cấp quốc gia nhằm xác định, gìn giữ, bảo hộ và truyền bá các
tác phẩm văn hóa của người bản địa.


Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN
HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN VÀ THỰC TIỄN
2.1 MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC
PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN TRÊN THẾ GIỚI THEO
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
Bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian của các quốc gia trên thế giới
nhằm nhiều mục đích khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã
hội của mỗi quốc gia. Nhìn chung các quốc gia trên thế giới khi bảo hộ tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian đều nhằm một số những mục đích cơ bản.
Thứ nhất, sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian vì mục đích
chung, không chỉ vì các mục đích vật chất, mà còn là sự ghi nhận về tư liệu và
tranh ảnh của các xã hội truyền thống nhằm duy trì những giá trị, những nét
đẹp truyền thống mà nó mang lại. Thứ hai, nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển
một cách lành mạnh do lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của việc phát triển kinh
tế và văn hoá nước ngoài tới sự toàn vẹn của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian. Thứ ba, vấn đề bồi thường cho sự chiếm đoạt và xâm hại văn hoá. Thứ tư,
đặt ra vấn đề vật chất khi thu phí sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về các mục đích bảo hộ chúng trên thế
giới.
Bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nhằm duy trì những giá trị

mà nó mang lại: Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian chứa đựng nhiều giá trị
to lớn đối với con người: giá trị giáo dục, giá trị nhận thức và giá trị thẩm mĩ.
Tác phẩm văn học dân gian là một kho kiến thức đồ sộ của các dân tộc trên thế
giới, nhìn vào một tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ta dễ dàng nhận thấy
lối suy nghĩ, nét văn hóa của dân tộc đó đồng thời một tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian còn có tác dụng giáo dục sâu sắc, hình thành tinh thần lạc quan,
nhiều phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu nước, tình yêu thiên nhiên, lòng vị
tha...Một tác phẩm dân gian được hình thành chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật
lớn lao, với văn phong dễ thuộc, dễ ghi nhớ, sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa,
ẩn dụ làm cho tác phẩm càng thêm độc đáo, người nghe dễ cảm nhận những tác
phẩm như những câu chuyện thần thoại Hy Lạp, các điệu múa, điệu hát của các
bộ lạc Châu Phi, Châu Mỹ,... Với những giá trị quý báu như thế nên tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian cần được bảo hộ. Bên cạnh đó bảo hộ tác phẩm


văn học, nghệ thuật dân gian nhằm duy trì những nét đẹp truyền thống và tinh
hoa của các dân tộc trên thế giới. Mỗi dân tộc trên thế giới có những nét văn hóa
đặc trưng khác nhau, chúng đươc lưu giữ trong các tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian nói riêng và các hình thức khác nói chung, thông qua một tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ta có thể thấy những phong tục, tập quán,
cách sống của mỗi dân tộc. Phần lớn những nét văn hóa đó được bộc lộ qua tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, nó là kết tinh của truyền thống văn hóa của
các dân tộc vì thế bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian cũng là bảo hộ
truyền thống văn hóa của các dân tộc. Chúng được thể hiện qua các trò chơi dân
gian, các phong tục tập quán, các nghi lễ truyền thống như phong tục cưới hỏi,
nghi lễ đón năm mới, đón Giáng sinh trên thế giới,...
Bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nhằm bảo đảm sự phát triển
một cách lành mạnh của chúng. Vì tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian mang
tính chất truyền miệng và dị bản, do đó phải bảo đảm chúng phát triển đúng và
duy trì được nét đẹp văn hóa mà chúng mang theo. Bảo hộ tác phẩm văn học,

nghệ thuật dân gian để giúp việc phát triển các tác phẩm này một cách toàn vẹn,
sao cho các hành động khai thác, chuyển thể các tác phẩm văn học dân gian
không làm ảnh hưởng, phương hại tới nét đẹp, bản sắc văn hóa mà nó mang
theo, nhưng cũng không được kìm hãm sự sáng tạo của bản thân những người
phát triển chúng.
Khi bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nghĩa là có một cơ chế
pháp luật để ngăn chặn các hành vi xâm phạm tới chúng. Ngày nay trước sức
mạnh của toàn cầu hóa, sự phát triển kinh tế ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại
của các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian do đó cần có một cơ chế để bảo
vệ chúng, tránh bị làm phương hại và mai một dưới những luồng ảnh hưởng của
kinh tế thị trường. Đồng thời thể hiện được sự quan tâm của chính quyền tới đời
sống xã hội, đời sống văn hoá của người dân, góp phần ổn định trật tự xã hội.
Việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian sẽ đề ra việc cấp phép sử
dụng, số tiền thu được từ việc cấp phép đó sẽ góp một phần vào việc tu bổ, phát
triển tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Bảo hộ tác phẩm văn học dân gian
sẽ tạo ra lợi ích cho cộng đồng lưu giữ chúng, khi có ai muốn khai thác một tác
phẩm văn học dân gian thì đồng nghĩa với việc họ phải bỏ ra một khoản phí để
sử dụng chúng góp phần vào sự duy trì sự tồn tại của tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian nói riêng và văn hóa truyền thống nói chung.


2.2 ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN
HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN
Theo Điều 3 công ước Berne có ghi nhận:
Điều 3
Tiêu chuẩn bảo hộ: 1. Quốc tịch của tác giả; nơi công bố tác phẩm; 2. Nơi
thường trú của tác giả; 3. Tác phẩm đã công bố; 4.Tác phẩm công bố đồng thời.
1. Được bảo hộ theo Công ước này:
a. Các tác giả là công dân của một trong những nước là thành viên của Liên
Hiệp cho các tác phẩm của họ dù đã công bố hay chưa;

b. Các tác giả không là công dân của một trong những nước là thành viên của
Liên Hiệp cho những tác phẩm họ công bố lần đầu tiên ở một trong những nước
là thành viên Liên Hiệp hay đồng thời công bố ở một nước trong và một nước
ngoài Liên Hiệp.
2. Các tác giả không là công dân của một nước thành viên Liên Hiệp nhưng có
nơi cư trú thường xuyên ở một trong những nước trên, cũng sẽ được Công ước
này coi như là tác giả công dân của nước thành viên đó.
3. "Tác phẩm đã công bố " là những tác phẩm đã được phát hành với sự đồng ý
của tác giả, không phân biệt phương pháp cấu tạo các bản sao, miễn là các bản
đó đủ để đáp ứng như cầu hợp lý của quần chúng, tuỳ theo bản chất của tác
phẩm. Không được coi là công bố: sự trình diễn một tác phẩm sân khấu, nhạc
kịch hay điện ảnh, hoà tấu một tác phẩm nhạc, đọc trước công chúng một tác
phẩm văn học, phát thanh hay truyền hình một tác phẩm văn học hay nghệ
thuật, triển lãm một tác phẩm nghệ thuật hay xây dựng một tác phẩm kiến trúc.
4. Được xem là công bố đồng thời ở nhiều nước: những tác phẩm được công bố
ở hai hay nhiều nước trong thời gian 30 ngày kể từ lần công bố đầu tiên.
Ngoài ra thì hiệp định TRIPS cũng thừa nhận tuân thủ các điều kiện này
theo Công ước Berne về điều kiện bảo hộ cho tác phẩm của các tác giả.


2.3 TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN - ĐỐI TƯỢNG
BẢO HỘ
Được ghi nhận ở Điều 2 công ước Berne:
Điều 2
(Tác phẩm được bảo hộ: 1. Tác phẩm văn học và nghệ thuật; 2. Khả năng yêu
cầu sự định hình; 3. Tác phẩm phái sinh; 4. Văn bản chính thức; 5. Sưu tập; 6.
Nghĩa vụ bảo hộ, chủ thể hưởng sự bảo hộ; 7. Tác phẩm mĩ thuật ứng dụng và
kiểu dáng công nghiệp; 8. Tin tức.)
1. Thuật ngữ "Các tác phẩm văn học và nghệ thuật" bao gồm tất cả các sản
phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện

theo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ và
các bản viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm
cùng loại; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch
câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnh trong đó có các
tác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trình điện
ảnh, các tác phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, bản khắc, thạch bản;
các tác phẩm nhiếp ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện
bằng một quy trình tương tự quy trình nhiếp ảnh; các tác phẩm mỹ thuật ứng
dụng, minh họa, địa đồ, đồ án, bản phác họa và các tác phẩm thể hiện không
gian ba chiều liên quan đến địa lý, địa hình, kiến trúc hay khoa học.
2. Tuy nhiên, luật pháp Quốc gia thành viên của Liên hiệp có thẩm quyền quyết
định không bảo hộ các tác phẩm nói chung hoặc những thể loại cụ thể nào đó,
trừ phi các tác phẩm ấy đã được ấn định bằng một hình thái vật chất.
3. Các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác từ
một tác phẩm văn học nghệ thuật đều được bảo hộ như các tác phẩm gốc mà
không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.
4. Luật pháp Quốc gia là thành viên Liên hiệp có thẩm quyền, quy định việc bảo
hộ đối với các văn bản chính thức của Nhà nước về lập pháp, hành pháp hay tư
pháp cũng như các bản dịch chính thức của các văn kiện đó.
5. Các tuyển tập các tác phẩm văn học nghệ thuật, chẳng hạn như các bộ bách
khoa từ điển và các hợp tuyển, nhờ phương pháp chọn lọc và kết cấu tư liệu mà
tạo thành một sáng tạo trí tuệ, cũng được bảo hộ như một tác phẩm mà không


phương hại đến quyền tác giả của các tác phẩm tạo nên các hợp tuyển này.
6. Các tác phẩm nói trong Điều 2 này được hưởng sự bảo hộ ở tất cả các nước
thành viên của Liên hiệp. Sự bảo hộ này dành cho tác giả và những người sở
hữu quyền tác giả.
7. Luật pháp Quốc gia là thành viên của Liên hiệp có quyền quy định lĩnh vực
áp dụng luật đối với các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, thiết kế công nghiệp và

các mô hình công nghiệp; quyết định những điều kiện để các tác phẩm này được
bảo hộ, miễn là phải phù hợp với Điều 7(4) của Công ước này. Những tác phẩm
nào chỉ được bảo hộ như một thiết kế và mô hình công nghiệp ở Quốc gia gốc,
thì cũng chỉ được hưởng quyền bảo hộ đặc biệt dành cho loại đó ở một Quốc gia
khác trong Liên hiệp. Tuy nhiên, nếu Quốc gia này không có sự bảo hộ đặc biệt
nói trên, thì các tác phẩm ấy sẽ được bảo hộ như những tác phẩm nghệ thuật
khác.
8. Việc bảo hộ theo Công ước này không áp dụng cho những tin tức thời sự hay
sự kiện, số liệu vụn vặt chỉ mang tính chất thông tin báo chí.
Công ước Berne liệt kê các tác phẩm được bảo hộ mang tính chất “mở” cho
các thể loại tác phẩm mới trong tương lai bên cạnh các thể loại tác phẩm hiện
có.“mọi sản phẩm trong lĩnh vực vănhọc, khoa học và nghệ thuật, không phân
biệt phương thức và hình thức thể hiện”Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả
được ghi nhận ở nhiều văn bản pháp luật quốc tế khác nhau, các điều ước quốc
tế này có thể bổ sung cho nhau về loại đối tượng được bảo hộ.
Về đối tượng được bảo hộ, theo ghi nhận tại Điều 9, Hiệp định TRIPs bảo
hộ tất cả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được vật chất hóa đã được
liệt kê tại Điều 2 của Công ước Berne ví dụ như: như sách các bài giảng, bài
phát biểu, bài thuyết giáo; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt
cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnh
trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương
tựquy trình điện ảnh, các tác phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu khắc..., có
thể bảo hộ một số tác phẩm là công văn của Nhà nước về hành pháp, tư pháp,
không bảo hộ đối với các tác phẩm mang tính chất thời sự thuần túy, mang tính
thông tin, báo chí và theo Điều 9.2của Hiệp định Trips, các ý tưởng, thủ tục và
phương thức điều hành hoặc khái niệm toán học khôngđược bảo hộ quyền tác
giả. Ngoài ra, Hiệp định TRIPS đã cóLuật SHTT Việt Nam lại quy định “đóng”
đối với những tác phẩm được nhà nước thông qua việc liệt kê cứng nhắc các thể
loại tác phẩm.Đối tượng được bảo hộ được quy định, liệt kê chính thức tại một



văn bản là luật SHTT 2009.Khoản 1 điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) quy
định: “Chương trình máy tính (CTMT) là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện
dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào
một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực
hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. CTMT được bảo hộ
như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy”,
đồng thời khoản 2 điều 59 Luật SHTT quy định loại trừ cấp bằng độc quyền
sáng chế (patent) sự bổ sung tác phẩm được bảo hộ cho Công Ước Berne đối
với phần mềm máy tính dù dưới dạng mã nguồn hay mã máy đều phải được bảo
hộ theo như tác phẩm văn học theo Công ước Berne ( Điều 10).
2.4 XÁC LẬP QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ
THUẬT DÂN GIAN
Trong Tư pháp quốc tế Việt Nam, các tác giả hoặc chủ sở hữu của tác phẩm có
thể thực hiện quyền của mình tại nhiều quốc gia thành viên của điều ước trong
công ước Berne. Đồng thời cùng với việc đăng ký quyền tác giả, việc yêu cầu
xử lý hành vi xâm phạm quyền lợi của tác giả có thể được tiến hành ở các cơ
quan nhà nước của nhiều quốc gia thành viên của Điều ước.
Về các quyền của tác giả đối với tác phẩm. Theo quy định của Công ước tác giả
được bảo hộ sẽ có quyền đối với việc dịch, sao chép tác phẩm trừ một số trường
hợp ngoại lệ đặc biệt các tác phẩm có thể được phép sao chép, miễn sao không
làm phương hại đến những quyền lợi hợp pháp của tác giả. Tác phẩm cũng có
thể được sử dụng tự do có mục đích một cách hợp pháp và phù hợp với thông lệ
đúng đắn như việc sử dụng tác phẩm để trích dẫn, minh họa phục vụ cho việc
giảng dạy. Các quy định này được ghi nhận cụ thể từ Điều 9 đến Điều 14 công
ước Berne.
2.5 NỘI DUNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN
HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN TRÊN THẾ GIỚI THEO PHÁP LUẬT
QUỐC TẾ
Hiệp định TRIPs(1994) và Công ước BERNE (1886) là hai trong số các

điều ước quốc tế đa phương có ghi nhận tổng thể nhất các điều khoản về vấn đề
bảo hộ quyền tác giả, trong đó Công ước BERNE là văn bản mang tính nền tảng
nhất về các vấn đề này còn Hiệp định TRIPs là một văn bản chuyên về nhóm
quyền về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.


Các quyền cơ bản của tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
được Công ước Berne bảo hộ bao gồm :quyền về tinh thần (Moral Rights),
quyền về kinh tế (Economics Rights) và quyền tiếp theo (Droit de suit)
* Các quyền về tinh thần theo Điều 6bis Công ước Berne thì đó là các quyền
phát sinh trên cơ sở quyền đứng tên tác giả độc lập với quyền kinh tế của tác giả
như: quyền phản đối bất kì sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi hoặc những vi
phạm khác đối với tác phẩm có thể làm phương hại đến danh dự, tiếng tăm của
tác giả sau khi quyền này được chuyển nhượng. Việc bảo hộ quyền tinh thần sau
khi tác giả chết được duy trì ít nhất cho đến khi chấm dứt các quyền về kinh tế
theo khoản 2 Điều này.
* Các quyền về kinh tế theo công ước Berne bao gồm: quyền dịch thuật (Điều
8), quyền về sao chép (Điều 9), quyền của tác giả đối với việc cho phép biểu
diễn công cộng và truyền phát việc biểu diễn đó tới công chúng (Điều 11),quyền
của tác giả cho phép phát sóng và truyền thông bằng phương tiện vô tuyến, ghi
âm, ghi hình tác phẩm (Điều 11bis), quyền của tác giả đối với các tác phẩm văn
học dân gian như: cho phép thuật lại, kể lại, truyền phát tới công chúng văn bản
của tác phẩm nguyên tác cũng như bản dịch (Điều 11ter), quyền phóng tác, cải
biên, chuyển thể (Điều 12).
* Ngoài ra Công ước Berne còn có quy định về quyền tiếp theo(Điều 14ter) ,
theo đó thì Đối với bản gốc các tác phẩm nghệ thuật dân gian và bản thảo gốc
của nhà văn và nhà soạn nhạc thì tác giả hoặc sau khi tác giả chết, những cá
nhân hoặc đoàn thể được sở hữu quyền tác giả theo luật pháp quốc gia được
hưởng quyền không được chuyển nhượng đối với lợi nhuận khi bán các tác
phẩm đó sau khi tác giả đã chuyển nhượng lần đầu. Trong pháp luật Việt Nam

chưa có quy định về quyền tiếp theo đối với các tác phẩm nghệ thuật dân gian
và bản thảo viết tay như trong Công ước Berne.
Như đã nêu trên Hiệp định TRIPs là một văn bản chuyên về nhóm các
quyền về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ,
Hiệp định TRIPs bảo hộ tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ, theo đó bảo hộ
quyền tác giả cũng thuộc phạm vi của Hiệp định. Hiệp định TRIPs bảo hộ tất cả
các quyền của tác giả trừ các quyền được cấp theo hoặc phát sinh trên các quyền
tinh thần được quy đinh tại Điều 6bis Công ước Berne . Đây là điểm khác biệt
về nội dung bảo hộ quyền của tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian nói riêng và các tác phẩm văn học, nghệ thuật nói chung giữa Hiệp định
TRIPs và Công ước Berne.


Trong pháp luật Việt Nam quy định cụ thể hơn về nội dung bảo hộ quyền tác
giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nói riêng và các tác phẩm văn
học, nghệ thuật nói chung, cụ thể là pháp luật Việt Nam phân chia quyền tác giả
thành quyền nhân thân và quyền tài sản. Đồng thời trong cả Luật dân sự 2005
và Luật sở hữu trí tuệ đều nêu rõ quyên nhân thân và quyền tài sản bao gồm
những quyền gì. Quy định như vậy nhằm tạo điều kiện đề tác giả, chủ sỡ hữu
bảo vệ quyền lợi hớp pháp của mình.
2.6 XÁC ĐỊNH HÀNH VI XÂM PHẠM
Quy định mẫu của WIPO/UNESCO có quy định có hai hành vi chủ yếu mà
các hình thức thể hiện dân gian cần được bảo hộ chống lại hai hành vi đó chính
là “khai thác bất hợp pháp” và “các hành vi gây tổn hại khác”.
“Khai thác bất hợp pháp” được hiểu trong Quy định mẫu đó là bất kỳ việc sử
dụng nào được thực hiện nhằm mục đích thu lợi ngoài phạm vi truyền thống hay
tập quán và không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền hoặc cộng đồng
liên quan tới nó. Nghĩa là việc sử dụng kể cả nhằm mục đích thu lợi trong phạm
vi truyền thống hoặc tập quán cũng không phải là đối trượng được phép. Mặt
khác, việc sử dụng, kể cả bởi các thành viên của cộng đồng nơi sự thể hiện dân

gian được phát triển và duy trì, cũng đòi hỏi phải được sự đồng ý nếu nó được
tiến hành ngoài phạm vi đó và với mục đích thu lợi nhuận.
Tuy nhiên, có bốn trường hợp đặc biệt không cần xin phép, kể cả khi việc
khai thác hình thức thể hiện dân gian được thực hiện để lấy tiền và ngoài phạm
vi truyền thống hay tập quán, đó là: sử dụng khai thác nhằm mục đich giáo dục;
sử dụng bằng cách minh họa trong bất kỳ tác phẩm gốc nào của một tác giả, với
điều kiện việc sử dụng đó thích hợp với thực tiễn hợp lý như được hiểu ở quốc
gia liên quan; vay mượn hình thức dân gian để sáng tạo nên tác phẩm gốc của
một tác giả; “ sử dụng ngẫu nhiên” bao gồm việc sử dụng để làm báo cáo về các
sự kiện hiện tại và sử dụng các hình ảnh nơi hình thức thể hiện dân gian được
đặt cố định tại một địa điểm công cộng.
Ngoài ra các hành vi sau đây theo quy định mẫu cũng cấu thành hành vi
xâm phạm: không tuân thủ yêu cần chỉ dẫn về nguồn; sử dụng không xin phép
các hình thức thể dân gian bắt buộc phải xin phép, tức là bao gồm cả việc sử
dụng vượt quá giới hạn hoặc trái với các điều kiện đã được cấp phép, sử dụng
nhằm mục đích công làm méo mó hình thức thể hiện dân gian với bất kỳ hình
thức trực tiếp hay gián tiếp nào gây tổn hại đến các lợi ích của công đồng liên


quan.Bên cạnh đó, việc lừa gạt công chúng bằng cách tạo ra ấn tượng rằng một
vật nào đó là hình thức thể hiện dân gian của một cộng đồng nhưng trên thực tế
là không phải cũng sẽ bị phạt. Tất cả hành vi xâm phạm này với điều kiện phải
là hành động cố ý.
2.7 THỰC THI BẢO HỘ VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ QUYỀN TÁC
GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN
2.7.1 Thực thi bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian
Theo Công ước Berne thì các tác giả và chủ sở hữu của tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian thuộc quốc gia thành viên của Điều ước có thể thực hiện
quyền của mình tại nhiều quốc gia thành viên của Điều ước. Đồng thời cùng với

việc đăng kí quyền tác giả thì việc xử lý hành vi xâm phạm quyền lợi của tác giả
có thể được tiến hành ở các cơ quan nhà nước của nhiều quốc gia thành viên của
Điều ước.
2.7.2 Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian
Quy định mẫu không khuyến nghị bất kỳ hình thức phạt đặc biệt nào đối với
các hành vi vi phạm đặc biệt mà chỉ giới hạn ở yêu cầu phải có biện pháp hình
sự, dành cho luật quốc gia việc xác định hình thức và mức phạt. Có hai hình
thức phạt chủ yếu là phạt tiền và phạt tù.
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
còn được quy định tại khoản 3 Điều 13 và Điều 16 Công ước Berne. Ngoài ra
tại Điều 15 Công ước này cũng có quy định về quyền thực thi quyền bảo hộ.


2.8 THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI
TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
2.8.1 Thực hiện pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
nghệ thuật dân gian ở một số nước
Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian ở các nước Anh, Mỹ, Úc, Nhật bản đều xác định hành vi vi phạm quyền tác
giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là hành bị khai thác bất hợp
pháp bao gồm bất kỳ việc sử dụng nào được thực hiện nhằm mục đích thu lợi
nhuận, ngoài phạm vi truyền thống hay tập quán và không được sự đồng ý của
cơ quan có thẩm quyền hoặc cộng đồng liên quan tới nó. Ở các nước này thực
hiện pháp luật về quyền sở hữu trí truệ đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian thực chất là bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
2.8.2 Một số bài học kinh nghiệm
Thứ nhất, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là tài sản quý báu và là nét
riêng biệt của một quốc gia, cần được phát triển hơn nữa, chính vì thế khi xây

dựng hoàn thiện các quy định hệ thống văn bản pháp luật về quyền sở hữu trí
tuệ trong đó có chế định quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian.
Thứ hai, cần nội luật hóa các Điều ước quốc tế liên quan đến vàn hóa nghệ
thuật dân gian để có thể áp dụng các điều ước quốc tế một cách linh hoạt và phù
hợp với điều kiện của quốc gia.
Thứ ba, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vức quyền sỡ hữu trí tuế
nói chung và quyền sỡ hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
nói riêng.


Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN
TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT
DÂN GIAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Các văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt về QSHTT, quyền tác giả được
ngày càng được hoàn thiện chứng tỏ Nhà nước ngày càng quan tâm hơn về QSHTT
nói chung và QSHTT đối với TPVHNTDG nói riêng. Bằng chứng là vào năm
1986, Chính phủ ban hành Nghị định 142/CP. Năm 2005, Quốc hội ban hành Luật
SHTT. Phần thứ năm của lyaajt này qui định về bảo vệ QSHTT, quyền tác giả và
quyền liên quan. Năm 2009, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Việt Nam cũng ký một số hiệp định song phương về
vấn đề bảo hộ quyền tác giả và trở thành thành viên của một số công ước quốc tế
về quyền liên quan.
Nguyên tắc hiến định về bảo hộ QSHTT nói chung và QSHTT đối với các
TPVHNTDG đã được xác định ngày càng rõ hơn. Hiến pháp hiện hành đã khẳng
định một cách rất rõ ràng sự tôn trọng, bảo đảm thực hiện và bảo vệ QSHTT đối
với TPVHNTDG nói chung và TPVHNTDG nói riêng. Theo đó, tất cả mọi người

(công dân Việt Nam và nước ngoài) có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn
hóa, tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, dân tộc, có quyền sáng tạo
TPVHNTDG và được thụ hưởng và tiếp cận các lợi ích vật chất và tinh thần từ các
hoạt động sáng tạo đó. Đây là bước phát triển thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của các
nguyên tắc Hiến pháp Việt Nam về QSHTT đối với TPVHNTDG. Những nguyên
tắc này chính là nền tảng pháp lý vững chắc cho việc tiếp tục cụ thể hóa các quy
định liên quan đến QSHTT đối với TPVHNTDG một cách rõ ràng .
Các qui định về QSHTT đối với TPVHNTDG được qui định chi tiết và rõ ràng
hơn.
Về đối tượng của về QSHTT đối với TPVHNTDG: Điều 14 và Điều 23 Luật
SHTT năm 2005 đã có qui định về đối tượng và các hình thức thể hiện
TPVHNTDG được bảo hộ bao gồm 4 đối tượng cơ bản.
*

Về việc sử dụng TPVHNTDG: Pháp luật hiện hành về về QSHTT đối với
TPVHNTDG đã qui định về việc sử dụng TPVHNTDG: mục đích sử dụng, tố
*


chức, cá nhân sử dụng và việc sử dụng có ra ngoài khuôn khổ truyền thống và
phong tục hay không…
Luật SHTT cũng qui định khá cụ thể về các trường hợp sử dụng
TPVHNTDG không phải trả tiền và phải trả tiền.
- Luật SHTT qui định các hành vi bị xem là bất hợp pháp : sao chép , khai
thác lợi ích kinh tế bất hợp pháp và xâm hạo giá trị đích thực của TPVHNTDG .
- Về vấn đề cấp giấy phép TPVHNTDG: pháp luật qui định việc cấp phép,
chỉ định cơ quan có thẩm quyền hoặc do cộng đồng có liên quan thực hiện việc thụ
lý hồ sơ, xem xét cấp giấy bản quyền.
Từ đó, ta có thể thấy pháp luật Việt Nam đã khẳng định ngày càng sâu sắc tinh
thần tôn trọng và quyết tâm xây dựng, bảo vệ, duy trì các giá trị văn hóa truyền

thống tốt đẹp của dân tộc. Cụ thể là gần đây chính phủ đã ban hành Nghị định
62/CP về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và “Nghệ nhân ưu tú” trong
lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể .
3.2 MỘT SỐ BẤT CẬP, HẠN CHẾ TRONG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TÁC
GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như
một số mâu thuẫn giữa các qui định về QSHTT đối với TPVHNTDG Luật SHTT
hiện hành còn một số mâu thuẫn giữa các điều : Điều 14, Điều 23 và Điều 41 khi
đề cập về bảo hộ TPVHNTDG.
Trong phần nói về chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan , Luật SHTT không
đề cập đến cộng đồng , nghệ nhân , người sưu tầm là những chủ sở hữu quyền tác
giả.
Nhiều vấn đề liên quan đến QSHTT đối với TPVHNTDG chưa được qui định.
Trong các văn bản qui phạm pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG còn thiếu
qui định về người lưu trữ TPVHNTDG , về mối quan hệ giữa các tác giả gốc và tác
giả phái sinh… Luật không đề cập đến cộng đồng nghệ nhân , người sưu tầm là
những chủ sở hữu quyền tác giả , chỉ đề cập đến các chủ sở hữu quyền tác giả và
quyền liên quan khác.


×