Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Lý luận chung
1. Các phương thức bổ trợ nguồn trong Luật quốc tế
Nguồn hỗ trợ đóng vai trò là phương tiện hỗ trợ cho nguồn cơ bản, là nguồn gốc
hình thành nguồn cơ bản, thông qua các phương tiện này người ta xây dựng các quy
phạm luật quốc tế nhanh chóng hơn. Nguồn hỗ trợ có vai trò trong việc giải thích,
hướng dẫn áp dụng pháp luật quốc tế trong từng trường hợp cụ thể. Góp phần làm sáng
tỏ các quy định của luật quốc tế, đồng thời tạo tiền đề quan trọng để các chủ thể luật
quốc tế có cơ hội tiếp cận và giải thích luật quốc tế theo một nghĩa chung thống nhất.
Ngoài hai loại nguồn chính của Luật quốc tế là Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế
còn có các phương tiện bổ trợ nguồn khác bao gồm các phán quyết của tòa án công lý
quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung, nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ,
hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia, các học thuyết của các học giả danh
tiếng về Luật quốc tế.
2. Lí luận về tổ chức quốc tế liên chính phủ
Tổ chức quốc tế liên chính phủ (viết tắt là IGO). Tổ chức quốc tế liên chính phủ
là thực thể liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập có chủ quyền (gọi tắt là các nước
thành viên), có tổ chức bộ máy hoạt động thường xuyên, có trụ sở đóng tại một quốc
gia, không phải là thực thể có quyền năng đứng trên chủ quyền các quốc gia thành
viên, hình thành trên cơ sở một hoặc một số điều ước quốc tế giữa các quốc gia và các
chủ thể khác của Luật quốc tế, phù hợp với Luật quốc tế, có quyền năng chủ thể riêng
biệt và một hệ thống cơ cấu tổ chức phù hợp để thực hiện các quyền năng đó theo đúng
mục đích và tôn chỉ của tổ chức. Tổ chức liên chính phủ cũng thường được gọi là các
tổ chức quốc tế, mặc dù thuật ngữ đó cũng có thể bao gồm các tổ chức phi chính phủ
quốc tế như các tổ chức phi lợi nhuận quốc tế (các tổ chức phi chính phủ) hoặc các tập
đoàn đa quốc gia. Vì vậy, Liên hợp quốc dùng từ "tổ chức liên chính phủ" khi nói về
loại hình tổ chức này để thay cho "tổ chức quốc tế" nhằm tránh nhầm lẫn.
Tổ chức liên chính phủ được lập ra nhằm duy trì hòa bình, giải quyết xung đột
và giúp quan hệ quốc tế tốt hơn, thúc đẩy hợp tác quốc tế về các vấn đề như bảo vệ
môi trường, vấn đề quyền con người, phát triển xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa), để làm
1
Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế
viện trợ nhân đạo hay phát triển kinh tế… Những ví dụ rộng rãi về loại hình tổ chức
này là Liên hiệp quốc và các cơ quan chuyên môn, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu
Âu (OSCE), Hội đồng châu Âu (EC), Liên minh châu Âu (EU-một ví dụ điển hình về
một Tổ chức siêu quốc gia), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Hải quan
Thế giới (WCO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế
(Interpol)…
Tổ chức liên chính phủ khác nhau trong các tiêu chí về chức năng, thành viên.
Họ có những mục tiêu và phạm vi khác nhau, thường được nêu trong Hiệp định hoặc
Điều lệ. Trong một số tổ chức quốc tế liên chính phủ còn chấp nhận tư cách thành viên
của các chủ thể khác của Luật quốc tế như vùng lãnh thổ hay tổ chức quốc tế liên
chính phủ. Ví dụ: Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Liên minh Châu Âu là thành viên
của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Mỗi tổ chức quốc tế liên chính phủ có các
quyền và nghĩa vụ riêng biệt, trong các quyền của tổ chức liên chính phủ được ghi
nhận có quyền tham gia vào quá trình xây dựng các nguyên tắc và quy phạm của Luật
quốc tế.
3. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ là nguồn bổ trợ của Luật
quốc tế
Thông thường các tổ chức quốc tế liên chính phủ ban hành hai loại nghị quyết:
Nghị quyết có tính quy phạm: là các nghị quyết quy định về mức độ đóng góp
của các quốc gia thành viên, về tổ chức và hoạt động của bộ máy, về thủ tục trong hoạt
động của từng tổ chức. Những quy định có tính bắt buộc đề cập đến trong chính điều lệ
(quy chế) của mỗi tổ chức quốc tế.
Như vậy, các nghị quyết loại này tạo ra quy phạm pháp lí đối với từng tổ chức
quốc tế nhất định và là nguồn của luật quốc tế, nhưng không phải là nguồn của luật
2
Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế
quốc tế chung mà là của luật tổ chức quốc tế. Chúng có giá trị pháp lí bắt buộc đối với
từng tổ chức quốc tế, với cơ quan và thành viên của nó.
Nghị quyết mang tính khuyến nghị: các nghị quyết – khuyến nghị của Đại hội
đồng Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế khác là văn kiện quốc tế, trong đó có các định
hướng, chủ trương, biện pháp giải quyết từng vấn đề nhất định mang tính thời sự của
đời sống quốc tế, hoặc tuyên bố về nguyên tắc giải quyết những vấn đề nào đó trong
quan hệ quốc tế.
Tự bản thân, các nghị quyết này chỉ mang tính khuyến nghị mà không sinh ra
quy phạm pháp lý, không có hiệu lực pháp lí bắt buộc các quốc gia phải tuân theo, và
vì thế chúng không được coi là nguồn của Luật quốc tế. Tuy vậy, nhiều Nghị quyết của
Đại hội đồng Liên hợp quốc giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát
triển của quy phạm quốc tế, đồng thời được công nhận là phương tiện bổ trợ để xác
định quy phạm quốc tế.
Tính bổ trợ của loại nguồn này thể hiện ở chỗ nó có thể được các quốc gia thành
viên thừa nhận rộng rãi như tập quán quốc tế; hoặc trên cơ sở nghị quyết của tổ chức
quốc tế, các thành viên thỏa thuận kí kết điều ước quốc tế góp phần hình thành quy
phạm pháp luật quốc tế mới. Hiện nay, số lượng các tập quán quốc tế và điều ước quốc
tế được hình thành bằng con đường này ngày càng gia tăng làm cho quá trình xây dựng
quy phạm pháp luật quốc tế được rút ngằn lại.
II. Chứng minh nhận định:
1. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ có ý nghĩa quan trọng
trong quá trình hình thành cũng như viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước
Thứ nhất, quy phạm điều ước quốc tế hay còn gọi là quy phạm thành văn là
những quy phạm điều chỉnh quan hệ về kí kết và thực hiện điều ước quốc tế của các
chủ thể luật quốc tế. Nó là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các chủ thể của Luật
quốc tế và được ghi nhận trong những văn bản pháp lí nhất định. Ví dụ như các quy
3
Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế
phạm trong Công ước Viên năm 1961 về Quan hệ ngoại giao, Công ước Viên năm
1982 về Luật biển…
Vậy tại sao nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ lại có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình hình thành cũng như viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước.
Chúng ta hãy nghiên cứu dưới các góc độ sau:
1.1 Đối với quá trình hình thành quy phạm điều ước
Trước hết phải hiểu những nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ
được tuyên bố sau đó sẽ được quy định tại một văn bản pháp lý của quốc tế, từ đó làm
cơ sở để hình thành nguồn Luật quốc tế.
Ví dụ: Tuyên ngôn về quyền con người được thông qua trên cơ sở Nghị quyết số
217A (III) của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 10/12/1948. Đây chỉ là văn bản có
tính khuyến nghị của Liên hợp quốc nhưng có ý nghĩa chính trị pháp lí quan trọng.
Tuyên ngôn đã xác định một cách toàn diện các quyền và tự do cơ bản của con người
cần được tôn trọng.
Trên cơ sở Tuyên ngôn về quyền con người, hai điều ước quốc tế quan trọng đã
được các quốc gia thành viên Liên hợp quốc kí kết đó là Công ước về các quyền dân
sự, chính trị và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội năm 1996.
1.2 Đối với quá trình viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước
Đa số những quy phạm điều ước đã được ghi nhận và quy định đều được các
quốc gia thành viên viện dẫn áp dụng nhiều trong quan hệ quốc tế. Vẫn là ví dụ Tuyên
ngôn về quyền con người. Tuyên ngôn đã có uy tín rộng rãi và được viện dẫn nhiều
trong quan hệ quốc tế. “Tuyên ngôn nhân quyền” là văn bản quan trọng bậc nhất của
Liên Hợp Quốc, được dịch ra mọi thứ tiếng trên thế giới. Từ năm 1988, Việt Nam đã
long trọng ký kết sẽ nghiêm chỉnh thực thi bản Tuyên Ngôn lịch sử này. Ngoài ra các
Nghị quyết khác của Hội đồng bảo an, Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng được viện
4
Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế
dẫn áp dụng nhiều là Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1960 về trao trả
độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa được thông qua theo Nghị quyết số 2106
A (XX) ngày 21/12/1965 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lên án sự phân biệt chủng
tộc và chế độ A-pac-thai, sự kì thị sắc tộc hay tôn giáo, được đa số các quốc gia trên
thế giới ủng hộ và lấy đây làm khuôn mẫu trong việc viện dẫn áp dụng vào quan hệ
quốc tế.
2. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ có ý nghĩa quan trọng
trong quá trình hình thành cũng như viện dẫn áp dụng quy phạm tập quán
Quy phạm tập quán có thể hiểu là các quy phạm chứa đựng quy tắc xử sự chung
hình thành trong thực tiến quan hệ quốc tế và được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận
là luật. Chúng được hình thành và áp dụng dựa trên hai yếu tố cơ bản là yếu tố vật chất
và yếu tố tinh thần.
Nghị quyết của các tổ chức liên chính phủ có vai trò gì trong quá trình hình
thành cũng như viện dẫn áp dụng quy phạm tập quán:
2.1 Đối với quá trình hình thành quy phạm tập quán
Điểm mới trong quá trình hình thành quy phạm luật quốc tế từ nửa sau thế kỉ
XX là việc xuất hiện các quy phạm tập quán của luật quốc tế được hình thành từ nghị
quyết của tổ chức quốc tế, đặc biệt là tổ chức Liên hợp quốc. Thông thường nếu như
các nghị quyết của Liên hợp quốc trong nhiều năm đều tập trung thống nhất quyết định
về một vấn đề và tất cả các quốc gia đều hành động theo quy tắc này, khi ấy đã có thể
nói đến sự hình thành quy phạm mới của luật tập quán. Loại quy phạm này thường
được hình thành trong lĩnh vực duy trì hòa bình và an ninh quốc tế cũng như trong lĩnh
vực bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Trong thực tiễn có rất nhiều quy phạm tập quán hình thành từ con đường nghị
quyết của liên hợp quốc. Ví dụ, câu hỏi đặt ra là, những hành vi nào của một quốc gia
5