Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

BẢO HỘ QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.31 KB, 52 trang )

MỤC LỤC


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ
QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH.
I.
1.

Một số khái niệm chung về quyền liên quan.
Khái niệm.
Theo khoản 3 điều 4 luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009:
Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ

chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín
hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Quyền liên quan được bảo hộ theo hai phương diện:
Thứ nhất, dưới phương diện chủ quan đó là các quyền nhân thân, quyền tài sản của
các cá nhân, tổ chức thực hiện việc chuyển tải, truyền đạt tác phẩm tới công chúng thông
qua việc biểu diễn tác phẩm, sản xuất bản ghi âm, ghi hình và phát sóng tác phẩm (việc
phát sóng tác phẩm chỉ làm phát sinh quyền tài sản của tổ chức phát sóng nếu có).
Thứ hai, dưới phương diện khách quan đó là tổng hợp các quy định của pháp luật để
xác định và bảo vệ các quyền nhân thân và quyền tài sản của cá nhân, tổ chức đối với
cuộc biểu diễn tác phẩm, cá nhân, tổ chức sản xuất bản ghi âm, ghi hình, phát sóng tác
phẩm.
2.
2.1.

Chủ thể quyền liên quan.
Người biểu diễn.
Người biểu diễn là người thực hiện các hoạt động sáng tạo trong viêc thể hiện để đưa


các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học của các tác giả đến công chúng. Người
biểu diễn bao gồm các diễn viên, ca sĩ, vũ công, nhạc công và những người khác đóng vai
diễn, đọc, ngâm, trình bày hoặc các thể hiện khác tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa
học.


2.2.

Chủ sở hữu quyền liên quan.
Các tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và các điều kiện vật chất khác để thực hiện

cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn. Tương tự như vậy, nhà sản xuất bản
ghi âm là chủ sở hữu đối với bản ghi âm của mình, tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối
với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3.

Khách thể của quyền liên quan.
Các khách thể quyền biểu diễn là các cuộc biểu diễn tác phẩm của tác giả do người

biểu diễn thực hiện tại lãnh thổ quốc gia và nước ngoài. Khi đề cập tới việc xâm hại
quyền của người biểu diễn, chúng ta hiểu rằng các khách thể quyền bị khai thác, sử dụng
bất hợp pháp. Trường hợp cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình thì nó
được bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Nếu người biểu diễn đầu tư tài
chính và các điều kiện vật chất cho việc định hình bản ghi âm, ghi hình thì họ đồng thời
là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Nếu cuộc biểu diễn không được định hình trên bản
ghi âm, ghi hình mà được phát sóng thì nó được bảo hộ theo quyền của tổ chức phát
sóng.
Khách thể quyền của nhà sản sản xuất bản ghi âm là các bản ghi âm. Tại Việt Nam,
nó có thể bao gồm cả ghi hình, nên được gọi là bản ghi âm, ghi hình. Theo Công ước
Rome, quốc tịch là tiêu chí để xác định bản ghi âm của một nước thành viên. Tương tự

như vậy, định hình lần đầu cũng là tiêu chí để các quốc gia dành sự đối xử cho các nước
thành viên khác.
Khách thể quyền phát sóng là các chương trình phát sóng. Khi đề cập tới việc xâm
hại quyền của tổ chức phát sóng thì nó chính là hành vi sử dụng bất hợp pháp các khách
thể này.
4.
4.1.

Đối tượng bảo hộ của quyền liên quan.
Quyền của người biểu diễn.
Chủ thể biểu diễn là những người thực hiện các hoạt động biểu diễn. Trong trường

hợp họ đồng thời là người đầu tư tài chính, các điều kiện vật chất khác quyết định hình
thành cuộc biểu diễn thì họ là chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn và được hưởng


các quyền tài sản. Nếu họ không là người đầu tư tài chính và các điều kiện vật chất thì họ
chỉ được hưởng các quyền nhân thân.
Đối tượng bảo hộ quyền biểu diễn chính là các quyền nhân thân và quyền tài sản của
người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn.
Quyền nhân thân của người biểu diễn bao gồm quyền được giới thiệu tên khi biểu
diễn, ghi tên trên bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn
hình tượng biểu diễn, không cho người khác sữa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc bằng bất kì
hình thức nào gây phương hại tới danh dự, uy tín của người biểu diễn.
Người biểu diễn có các quyền độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực
hiện các quyền tài sản sau:
+ Quyền định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình.
+ Quyền sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định
hình trên bản ghi âm, ghi hình.
+ Quyền phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn

của mình chưa được định hình.
+ Quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao cuộc biểu diễn của
mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kì phượng tiện kĩ thuận
nào (trừ phát sóng) mà công chúng có thể tiếp cận được.
Trong trường hợp nhiều người tham gia biểu diễn, thì có thể chọn người đại diện
thực hiện các quyền trên.
Quyền nhân thân và quyền tài sản nêu trên chỉ thuộc về người biểu diễn khi họ
không gây phương hại đến quyền tác giả. Những tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các
quyền tài sản của người biểu diễn phải trả thù lao cho người biểu diễn theo quy định pháp
luật và theo thỏa thuận.


4.2.

Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm.
Đối tượng bảo hộ quyền ghi âm chính là các quyền độc quyền của nhà sản xuất bản

ghi âm, bao gồm:
+ Quyền sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm của mình.
+ Quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm của mình thông
qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kì phượng tiện kĩ thuận nào mà
công chúng có thể tiếp cận được.
4.3.

Quyền của tổ chức phát sóng.
Đối tượng bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng là các quyền độc quyền do tổ chức

phát sóng tự thực hiện hoặc cho tổ chức, cá nhân khác thực hiên. Các quyền này bao
gồm:
+ Quyền phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình.

+ Quyền phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình.
+ Quyền định hình chương trình phát sóng của mình.
+ Quyền sao chép chương trình phát sóng của mình.
Theo Công ước Rome, phát sóng là việc truyền bằng phương tiện vô tuyến âm thanh
hoặc những hình ảnh và âm thanh để công chúng có thể tiếp nhận được. Tuy nhiên, thuật
ngữ này đã được mở rộng tới các phương tiện hữu tuyến, mạng thông tin điện tử.
Tái phát sóng là việc phát sóng đồng thời bởi một tổ chức phát sóng một chương
trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác. Các đài truyền hình địa phương tiếp sóng
chương trình của VTV cũng được hiểu là tái phát sóng.
Tổ chức phát sóng được hưởng quyền lợi vật chất khi cho phép các tổ chức, cá nhân
sử dụng quyền tài sản của mình như việc cho phép tái phát sóng, phân phối chương trình
phát sóng đến công chúng, định hình và sao chép chương trình phát sóng.


II.

Một số vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi
hình.
1.
Khái niệm về bản ghi âm, ghi hình và nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
1.1.
Khái niệm bản ghi âm, ghi hình.
Bản ghi âm là các bản lưu giữ âm thanh, là biểu hiện sự tái hiện các âm thanh của
buổi biểu diễn hoặc các âm thanh khác dưới dạng vật chất nhất định mà không bao gồm
việc ghi âm những tác phẩm văn học cũng như không bao gồm việc ghi hình nhằm giúp
con người có thể nhận biết được những âm thanh đó và có thể sao chép hoặc truyền đạt
những âm thanh này hay nói cách khác bản ghi âm là bất kỳ một bản định hình nào về
các âm thanh của cuộc biễu diễn hoặc các âm thanh khác dành riêng cho cơ quan thính
giác. Âm thanh các cuộc biễu diễn và các hình ảnh cùng dược định hình, vì vậy một số
quốc gia trong đó có Việt Nam gọi là “Bản ghi âm, ghi hình”. Tuy nhiên, bản ghi âm, ghi

hình này không bao gồm tác phẩm điện ảnh, hoặc tác phẩm được tạo ra tương tự như tác
phẩm điện ảnh.
1.2.

Khái niệm nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
Nhà sản xuất bản ghi âm là một cá nhân hoặc một pháp nhân đầu tiên định hình âm

thanh của cuộc biễu diễn hoặc các ghi âm khác. Họ là tổ chức thực hiện các hoạt động
sáng tạo của những người liên quan, đồng thời áp dụng những công nghệ phù hợp để
chuyển tải tác phẩm thuộc quyền tác giả đến công chúng thông qua việc sản xuất ra bản
ghi âm.
2.
2.1.

Khái quát về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
Khái niệm.
Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là tổng thể các quy phạm quy định và

bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình đối với các chương
trình ghi âm, ghi hình dựa trên tác phẩm gốc của chủ sở hữu quyền tác giả.
Mục đích của quyền nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là đảm bảo bù đắp cho các tác
giả, cho phép họ làm chủ và khai thác tác phẩm của mình, qua đó tạo điều kiện thuận lợi
cho hoat động sáng tạo tinh thần.


2.2.

Đặc điểm.
Cũng như các quyền liên quan khác, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có


hai đặc điểm sau:
Thứ nhất: Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình cũng được hình thành dựa
trên việc sử dụng môt tác phẩm gốc. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình tổ chức thu âm
buổi biểu diễn của các nghệ sỹ hoặc các âm thanh khác, nhưng các nghệ sỹ này lại phải
dùng những tác phẩm âm nhạc khác để trình diễn. Như vậy, xét cho đến cùng quyền của
nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình cũng được hình thành dựa trên việc sử dụng một tác
phẩm gốc. Do đó, chủ thể quyền nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình phải có nghĩa vụ tôn
trọng quyền nhân thân và quyền tài sản không chỉ của người biểu diễn mà cả của tác giả,
chủ sở hữu tác phẩm gốc.
Thứ hai: Chương trình ghi âm cũng phải có tính nguyên gốc nghĩa là do chính công
sức của nhà sản xuất bản ghi âm tạo ra và là bản ghi âm đầu tiên.
Để tạo ra những bản ghi âm, người sản xuất phải đầu tư công sức để tổ chức việc ghi
âm, phải bỏ ra một lượng tài chính không nhỏ để thực hiện công việc này. Nhà sản xuất
tuy không trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm nhưng lại có sáng tạo trong việc thể hiện tác
phẩm. Vì vậy, bảo hộ những nhà sản xuất chân chính, những người đã thực sự phải bỏ
công sức, tiền bạc ra trước các đối thủ cạnh tranh, chống các hành vi xâm phạm thành
quả của người khác bằng việc sao chép bất hợp pháp băng, đĩa ghi âm là điều tất yếu.
2.3.

Chủ thể quyền đối với bản ghi âm, ghi hình.
Chủ thể quyền đối với bản ghi âm, ghi hình là những cá nhân, tổ chức đầu tư tài

chính và các điều kiện vật chất khác quyết định việc hình thành bản ghi âm, ghi hình. Họ
là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình được hưởng các quyền tài sản đối với bản ghi
âm, ghi hình.
2.4.

Khách thể quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
Khách thể quyền của nhà sản xuất bản ghi âm là các bản ghi âm. Tại Việt Nam, nó có


thể bao gồm cả ghi hình nên được gọi là bản ghi âm, ghi hình. Theo công ước Rome,


quốc tịch là tiêu chí để xác định bản ghi âm của một nước thành viên. Tương tự như vậy,
định hình lần đầu cũng là tiêu chí để các quốc gia thành viên dành sự bảo hộ cho bản ghi
âm, ghi hình của các nước thành viên khác.
2.5.

Nội dung quyền đối với bản ghi âm, ghi hình.
Nội dung quyền đối với bản ghi âm chính là độc quyền hoặc cho phép người khác

thực hiện của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, bao gồm các quyền: sao chép trực tiếp
hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình; nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản
gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc
phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được,
chẳng hạn phân phối trên mạng thông tin điện tử.
Sao chép trực tiếp bản ghi âm, ghi hình là việc tạo ra các bản sao khác từ chính bản
ghi âm, ghi hình đó. Sao chép gián tiếp bản ghi âm, ghi hình là việc tạo ra các bản sao
khác không từ chính bản ghi âm, ghi hình đó như việc sao chép từ mạng thông tin điện
tử, chương trình phát sóng, dịch vụ mạng bưu chính viễn thông hoặc các hình thức tương
tự khác.
3.
3.1.

Bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
Khái niệm.
Bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là những cách thức, biện pháp

đựơc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng nhằm tạo ra hành lang pháp lý để bảo
vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình cũng như những chủ

thể có liên quan khác, chống lại bất kỳ sự vi phạm nào.
Nhà sản xuất bản ghi âm được bảo hộ quyền phải là tổ chức, cá nhân định hình lần
đầu âm thanh của buổi biểu diễn hoặc các âm thanh khác.
3.2.

Điều kiện bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
Theo Khoản 3 Điều 16 và Khoản 2, Khoản 4 Điều 17 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ

sung năm 2009 thì quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình sẽ được bảo hộ nếu
không gây phương hại đến quyền tác giả và đáp ứng được một trong những điều kiện sau:


-

Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là công dân có quốc
tịch Việt Nam hoặc bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất được bảo hộ theo các
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

-

Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc
các âm thanh, hình ảnh khác.

Không giống như trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp, bảo hộ bản quyền nói
chung, bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình nói riêng phát sinh từ thời
điểm tác phẩm được hình thành dưới một hình thức nhất định mà không buộc phải đăng
ký, nộp lưu chiểu, nộp tiền hay những thủ tục tương tự, vì những thủ tục này không được
coi là điều kiện để được bảo hộ bản quyền. Tuy nhiên, để tránh những rắc rối về sau, để
có bằng chứng bác bỏ những hành vi xâm phạm của những đối tượng vi phạm bản quyền,
pháp luật các nước khuyến khích tác giả, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hìnnh tiến hành

đăng ký bản quyền đối với những tài sản trí tuệ của mình.
Cũng giống như quyền của tổ chức phát sóng, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm,
ghi hình là quyền tài sản. Điều này có sự khác biệt so với quyền của tác giả, của người
biểu diễn. Sự khác biệt đó có thể nói xuất phát từ sự đóng góp chất xám vào sản phẩm
của các nhóm quyền. Điều này không có nghĩa là thành quả của nhà sản xuất bản ghi âm
không có chất xám. Tất cả các đối tượng của quyền SHTT đều là những thành quả của
lao động trí tuệ sáng tạo. Tuy nhiên, đối với nhà sản xuất bản ghi âm thì thành quảấy chịu
tác động của hoạt động đầu tư về kinh tế, kỹ thuật nhiều hơn, đồng thời không để lại dấu
ấn cái tôi đậm nét như ở tác phẩm văn học nghệ thuật và chương trình biểu diễn. Quyền
được bảo hộ của nhà sản xuất bản ghi âm là quyền tài sản. Trong quyền tài sản này có
chứa giá trị phi vật chất. Đó chính là năng lực cạnh tranh của nhà sản xuất. Do là quyền
tài sản nên quyền này có thể được chuyển dịch cho người khác thông qua hợp đồng, thừa
kế hoặc thông qua việc thừa kế quyền. Cụ thể quy định tại Điều 45 Luật SHTT năm
2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009.


3.3.

Thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 34 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, ta thấy

thời hạn bảo hộ quyền nhà sản xuất bản ghi âm, theo luật Việt Nam là 50 năm tính từ năm
tiếp theo năm công bố lần đầu tiên bản ghi âm, hoặc 50 năm kể từ năm tiếp theo năm bản
ghi âm được định hình, nếu bản ghi âm chưa được công bố. Công ước Geneva và Công
ước Rome quy định thời hạn bảo hộ tối thiểu không ít hơn 20 năm, kể từ khi kết thúc năm
mà bản ghi âm được định hình lần đầu, hoặc của năm mà bản ghi âm được công bố lần
đầu. Thời gian kết thúc thời hạn bảo hộ kết thúc vào lúc 24 giờ ngày 31 tháng 12 năm
chấm dứt thời hạn bảo hộ.
3.4.
Quyền và nghĩa vụ của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.

3.4.1.
Nghĩa vụ của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
Để tạo ra các bản ghi âm, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình phải sử dụng tác phẩm
hoặc chương trình biểu diễn của người khác.Vì vậy, họ phải có nghĩa vụ với tác giả, hoặc
chủ sở hữu tác phẩm và người biểu diễn, bao gồm những nghĩa vụ sau:
Khi sử dụng tác phẩm chưa được công bố, người sản xuất bản ghi âm phải xin phép
tác giả, chủ sở hữu tác phẩm thông qua việc giao kết hợp đồng sử dụng tác phẩm. Khi sử
dụng tác phẩm, nhà sản xuất phải nêu tên thật hoặc bút danh của tác giả, trả thù lao cho
tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm, đảm bảo sự toàn vẹn nội dung của tác phẩm.
Đối với những tác phẩm đã được công bố, tổ chức, cá nhân sản xuất bản ghi âm
không phải xin phép tác giả nhưng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nói trên.
Khi sử dụng chương trình của người biểu diễn để sản xuất chương trình, nhà sản xuất
bản ghi âm, ghi hình phải giao kết hợp đồng với người biểu diễn và phải trả thù lao cho
họ. Nghĩa vụ này của nhà sản xuất chương trình ghi âm gắn liền với cả quyền của người
biểu diễn. Cũng như hợp đồng với tác giả trong trường hợp tác phẩm chưa được công bố,
việc giao kết hợp đồng với người biểu diễn là một hình thức xin phép chương trình biểu
diễn để ghi băng, ghi âm thanh và làm bản sao để phổ biến. Nghĩa vụ ký hợp đồng với
người biểu diễn gắn liền với nghĩa vụ trả thù lao cho họ, mức và cách thức trả thù lao
thường là do các bên thoả thuận.


Người sản xuất cũng có nghĩa vụ phải ghi tên thật (hoặc bút danh) của tác giả và tên
của người biểu diễn trên băng đĩa ghi âm không chỉ trên bản gốc mà còn cả trên các bản
sao từ bản gốc. Sẽ bị coi là vi phạm nghĩa vụ này, nếu nhà sản xuất không ghi tên hoặc
ghi sai tên tác giả, người biểu diễn. Trong trường hợp này, tác giả, người biểu diễn có
quyền yêu cầu người sản xuất phải cải chính công khai và có thể phải bồi thường thiệt
hại.
Bên cạnh nghĩa vụ ghi tên tác giả, người biểu diễn, người sản xuất còn có nghĩa vụ
đảm bảo sự toàn vẹn của tác phẩm, bảo đảm sự toàn vẹn của tác phẩm gốc và sự toàn vẹn
của hình tượng biểu diễn. Đối với tác phẩm gốc, nhà sản xuất không được sửa đổi, cắt

xén tác phẩm nếu không được tác giả đồng ý. Chẳng hạn nếu nhà sản xuất sử dụng một
phần ca khúc để sản xuất bản ghi âm liên khúc thì phải hỏi ý kiến của tác giả. Đối với
hình tượng biểu diễn cũng vậy, nhà sản xuất không được tiến hành các hành vi thay đổi,
xuyên tạc làm ảnh hưởng xấu tới danh dự, uy tín của người biểu diễn. Trường hợp nhà
sản xuất vi phạm nghĩa vụ đảm bảo sự toàn vẹn của tác phẩm, hình tượng người biểu
diễn, tác giả, người biểu diễn cũng có quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và bồi
thường thiệt hại.
3.4.2.
Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm.
Nhà sản xuất bản ghi âm có các quyền sau:
Thứ nhất, nhà sản xuất bản ghi âm được độc quyền cho phép hoặc không cho phép
làm bản sao của bản ghi âm và phát hành sản phẩm. Có nghĩa là chỉ họ mới được quyền
nhân bản và phân phối các bản gốc và bản sao của bản ghi âm, còn mọi hành vi nhân bản
và phân phối nếu không được sự đồng ý của nhà sản xuất đều bị coi là xâm phạm quyền.
Người sản xuất có thể tự mình thực hiện độc quyền hoặc cho người khác sử dụng độc
quyền đó thông qua các hợp đồng chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng. Như vậy, việc
sao toàn bộ hoặc phần chủ yếu của một băng, đĩa ghi âm bất kể trực tiếp hay gián tiếp từ
bản định hình âm gốc mà không được nhà sản xuất đồng ý đều bị coi là xâm phạm quyền.


Độc quyền thứ hai của nhà sản xuất bản ghi âm chính là họ có quyền hưởng thù lao
khi bản ghi âm hoặc bản sao của họ được sử dụng vào mục đích thương mại. Nhà sản
xuất bản ghi âm đã đầu tư không ít công sức, kỹ thuật, tài chính để tạo ra các bản ghi âm,
lẽ đương nhiên họ phải được hưởng thành quả lao động, sáng tạo này. Họ có quyền cho
thuê, cho mượn hoặc bán bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm để sử dụng nhằm đạt được
mục đích thương mại. Thù lao nhận được sẽ là cơ sở kích thích họ tiếp tục đầu tư sáng
tạo ra các tác phẩm có giá trị và chất lượng cao hơn. Pháp luật của các nước quy định cả
người biểu diễn và nhà sản xuất băng, đĩa ghi âm đều được hưởng thù lao từ việc cho
người khác sử dụng thành quả của mình (bản ghi âm hoặc bản sao của bản ghi âm) để sử
dụng vào mục đích kinh doanh. Tỷ lệ phân chia do các bên thoả thuận, một số nước cũng

quy định các điều kiện phân chia nhưng thông thường là theo tỷ lệ 50/50.
Cụ thể, theo Điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, nhà
sản xuất bản ghi âm có các quyền sau:
- Nhà sản xuất bản ghi âm có độc quyền thực hiện các quyền:
+ Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm của mình;
+ Nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm của mình
thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bấy kỳ phương tiện kỹ thuật nào
mà công chúng có thể tiếp cận được.
- Nhà sản xuất bản ghi âm được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm của mình
được phân phối đên công chúng.
3.5.

Giới hạn quyền của nhà sản xuất bản ghi âm.
Về giới hạn quyền của nhà sản xuất bản ghi âm: tương tự như các giới hạn quyền của

người biểu diễn, khi các quốc gia đưa ra các quy định về luật quốc gia, phải đảm bảo thỏa
mãn các điều kiện, gồm: các giới hạn chỉ là những trường hợp đặc biệt được quy định cụ
thể trong luật, không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường và không gây phương hại
đến quyền của nhà sản xuất bản ghi âm. Có hai trường hợp về giới hạn quyền được quy


định tại luật Việt Nam. Trường hợp thứ nhất là việc sử dụng không cần phải xin phép,
không phải trả tiền nhuận bút, thù lao gồm việc tự sao chép một bản nhằm mục đích
giảng dạy của cá nhân, lưu trữ tại thư viện, trích dẫn hợp lí nhằm mục đích cung cấp
thông tin, giảng day. Trường hợp thứ hai là việc sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi
âm đã công bố nhằm mục đích thương mại, để phát sóng có tiền tài trợ, tiền quảng cáo
hoặc thu tiền dưới bất kì một hình thức nào, không phải xin phép nhưng phải trả tiền
nhuận bút, thù lao theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng. Trường hợp không thỏa thuận được
thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Những trường hợp trên được quy định cụ thể
tại Điều 32 và Điều 33 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Trường hợp sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm đã công bố nhằm mục đích
thương mại, để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kì hình thức
nào, không phải xin phép nhưng phải trả nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng, kể từ khi sử dụng
theo quy định của chính phủ. Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm đã công bố nhằm mục
đích thương mại trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép, nhưng
phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thỏa thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả,
người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng. Trường
hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của chính phủ hoặc khởi kiện ra
tòa.
3.6.

Một số hành vi xâm phạm đến quyền của nhà sản xuất bản ghi âm
Trong thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất đối với bản ghi âm, mọi hành vi sao

chép không được sự đồng ý của nhà sản xuất bản ghi âm đều được coi là hành vi xâm
phạm quyền. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng chủ sở hữu không lạm dụng những đặc quyền
dành cho họ nhằm tạo điều kiện phổ biến, sử dụng những sáng tạo nghệ thuật, pháp luật
các nước quy định một số hạn chế và ngoại lệ nhằm đảm bảo sự công bằng giữa quyền
lợi chính đáng của chủ sở hữu và người sử dụng. Theo đó, các bản ghi âm có thể được sử
dụng hạn chế (fair use). Điều này nhằm nhấn mạnh việc sao chép bản ghi âm hoàn toàn
không vì mục đích kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác


phẩm và không xâm phạm tới các quyền lợi khác của nhà sản xuất, việc sử dụng đó hoàn
toàn cho cá nhân để thưởng thức, để nghiên cứu thì không phải là hành vi xâm phạm
quyền của nhà sản xuất bản ghi âm.
Mặc dù vậy, trên thực tế việc quản lý vấn đề này gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều khi
người ta sao chép bản ghi âm với danh nghĩa sử dụng cá nhân nhưng thực chất là bán thu
tiền, sao chép lại băng, đĩa nhạc để phát ở nhà hàng, khách sạn hay tải nhạc điện thoại,

phục vụ cho khách. Những trường hợp đó thì không thể coi là dùng cho mục đích cá nhân
được.
Ngoài ngoại lệ trên, mọi hành vi sử dụng bản ghi âm mà không có sự thoả thuận đều
được coi là hành vi xâm phạm quyền của nhà sản xuất bản ghi âm.
Cụ thể, theo Khoản 1, 2, 3, 5, 8 Điều 35 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung
năm 2009 thì những hành vi có thể bị coi là xâm phạm quyền của nhà sản xuất bản ghi
âm là:
+ Chiếm đoạt quyền của nhà sản xuất bản ghi âm
+ Mạo danh nhà sản xuất bản ghi âm;
+ Công bố, sản xuất, phân phối bản ghi âm mà không được phép của nhà sản xuất
bản ghi âm;
+ Sao chép, trích ghép đối với bản ghi âm mà không được phép của nhà sản xuất bản
ghi âm;
+ Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không
được phép của nhà sản xuất bản ghi âm;
+ Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng bản ghi âm khi biết
hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã
bị thay đổi mà không được phép của nhà sản xuất bản ghi âm.


3.7.
Cơ chế bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm.
3.7.1.
Cơ chế bảo hộ quốc gia.
Đây là cơ chế bảo hộ theo đó một trong những quốc gia sẽ ban hành những quy định
đặc thù về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm và cũng chỉ áp dụng đối với các đối
tượng của quyền của nhà sản xuất trong nước giữa các chủ thể trong nước. Hay nói cách
khác, đây là các quan hệ pháp luật về SHTT thuần tuý trong nước và không có yếu tố
nước ngoài. Tuy nhiên, xuất phát từ những khác biệt về điều kiện kinh tế, xã hội, chính
trị, lịch sử… việc xây dựng các quy định trong lĩnh vực bảo hộ quyền của nhà sản xuất

bản ghi âm cũng có nhiều điểm khác. Theo đó, các quy định về quyền của nhà sản xuất
có thể được xây dựng tương đối đầy đủ, hệ thống trong những văn bản pháp luật chuyên
ngành như Luật SHTT, Luật Bản quyền, ví dụ như ở Cộng hoà Pháp, Hoà Kỳ, Trung
Quốc, Việt Nam… Nhưng ở một số quốc gia đặc biệt là ở những nước đang phát triển và
chậm phát triển, các quy định đặc thù này lại không được tập trung trong luật riêng về
SHTT mà lại nằm rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau như Luật Dân sự, Luật
Thương mại, Luật Hành chính hoặc các văn bản dưới luật khác.
Nhưng dù theo xu thế nào đi nữa, bằng việc xây dựng các quy phạm pháp luật, luật
quốc gia cũng đã trở thành công cụ hữu hiệu để bảo vệ các sản phẩm trí tuệ nói chung,
các bản ghi âm nói riêng, trước hết là tác phẩm của công dân nước sở tại. Tuy nhiên,
ngày nay với sự phát triển của các mối quan hệ xã hội, sự mở rộng ngày càng nhanh
trong việc giao lưu giữa các nền văn hoá trên thế giới, việc bảo hộ bản ghi âm chỉ trong
phạm vi quốc gia sẽ không thể được thực hiện hiệu quả. Thêm vào đó, xu thế toàn cầu
hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, khi thế giới chúng ta đang sống trở thành một thị
trường chung thì tất yếu phải cần đến những công cụ pháp lý hữu hiệu hơn để bảo vệ
thành quả sáng tạo của con người. Chính vì vậy cơ chế bảo hộ quốc gia sẽ luôn phải song
song tồn tại cùng cơ chế bảo hộ quốc tế.


3.7.2.
Cơ chế bảo hộ quốc tế.
Cơ chế bảo hộquốc tế là cơ chế bảo hộ không chỉ tuân theo các quy định của pháp
luật quốc gia mà việc bảo hộ còn được đảm bảo trên phạm vi quốc tế, thông qua các quy
định của các Điều ước quốc tế (ĐƯQT) song phương và đa phương.
Các ĐƯQT đa phương quan trọng để bảo hộquyền SHTT đã được ra đời từ thế kỷ
XIX. Cho đến nay, các ĐƯQT đa phương đã thực sự đóng góp vai trò quan trọng trong
việc bảo hộ quyền trên phạm vi quốc tế và được đông đảo các quốc gia gia nhập. Có thể
kể đến các ĐƯQT đa phương quan trọng trong lĩnh vực bảo hộ quyền của nhà sản xuất
bản ghi âm:
Công ước Rome 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức

phát sóng ;
Công ước Geneve về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm 29/10/1971;
Công ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm.
Các ĐƯQT song phương ra đời sớm hơn so với các ĐƯQT đa phương, khi các điều
ước đa phương chưa ra đời thì đây là hình thức được nhiều quốc gia áp dụng để bảo hộ
cho các nhà sản xuất là công dân nước mình khi tác phẩm của họ vượt ra ngoài biên giới
quốc gia. Hiện nay, tuy đã là thành viên của nhiều ĐƯQT đa phương về quyền của nhà
sản xuất bản ghi âm nhưng đại đa số các quốc gia vẫn rất coi trọng việc ký kết các ĐƯQT
song phương. Các thoả thuận quốc tế về quyền của nhà sản xuất giữa hai quốc gia thường
được ghi nhận trong các hiệp định về quyền tác giả hoặc các hiệp định thương mại giữa
các nước.
Nói tóm lại, các ĐƯQT cùng với pháp luật quốc gia giữ vai trò quan trọng trong
việc bảo hộ quyền SHTT trên phạm vi toàn cầu. Chúng không chỉ là công cụ pháp lý
quan trọng để bảo vệ những thành quả sáng tạo của con người mà còn giúp các tác giả,
chủ sở hữu quyền tác giả, những nghệ sỹ biểu diễn, các nhà sản xuất bản ghi âm, các tổ
chức phát sóng có khả năng thu hồi một cách có hiệu quả những chi phí đã bỏ ra để đầu


tư cho việc sáng tạo tác phẩm, giúp họ có thể tiếp tục tái đầu tư để tạo ra những tác phẩm
mới có chất lượng hơn. Đồng thời coi trọng bảo hộ quyền SHTT còn thúc đẩy sự phát
triển kinh tế đặc biệt là các ngành công nghiệp giải trí, tạo nên sự cân bằng giữa quyền lợi
của chủ sở hữu tài sản trí tuệ với nhu cầu của xã hội.

CHƯƠNG 2. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ QUYỀN CỦA
NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH THEO QUY ĐỊNH
CỦA CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ.
I.

Nội dung cơ bản về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm theo quy định
của pháp luật quốc tế.

Việc bảo hộ chặt chẽ quyền SHTT nói chung, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm nói

riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Nhưng mỗi quốc gia lại không thể tự mình tiến hành hoạt động bảo hộ các quyền này,
nên cần có sự liên kết chặt chẽ trên phạm vi quốc tế. Từ đó, các ĐƯQT về bảo hộ quyền
SHTT đã ra đời, trở thành công cụ đắc lực trong việc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể
liên quan. Trong xu thế hội nhập, để bảo vệ lợi ích của chính mình, để thúc đẩy phát triển
kinh tế, tăng cường giao lưu quốc tế, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các ĐƯQT
song phương và đa phương trong lĩnh vực này.


Đến nay, Việt Nam đã tham gia và ký kết hầu hết các ĐƯQT quan trọng về SHTT
như Công ước Rome 1961; Công ước Geneva 1971; Hiệp ước WPPT 1996. Đây là những
điều ước có nội dung đề cập trực tiếp đến quyền của nhà sản xuất bản ghi âm và bảo hộ
quyền của họ.
Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát
song được ký kết tại Rome ngày 26/10/1961. CƯ này, được coi là “CƯ tiên phong” trong
lĩnh vực bảo hộ quyền liên quan, bởi lẽ nó xuất hiện vào thời điểm có rất ít quốc gia ban
hành các nguyên tắc về bảo hộ những nghệ sĩ biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các
tổ chức phát sóng, trong khi Công ước Berne là nền tảng về bảo vệ bản quyền lại chưa có
những quy định cụ thể về các quyền này. Mười năm sau, một cam kết quốc tế khác riêng
trong lĩnh vực bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm đã ra đời tại Geneva – Công ước về bảo hộ
nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép trái phép bản ghi âm của họ được ký kết
ngày 29/10/1971. Công ước Geneva là một Hiệp ước đặc biệt bổ sung cho Công ước
Rome riêng trong lĩnh vực bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm. Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển của công nghệ số, sự gia tăng không ngừng của những hành vi vi phạm các quyền
liên quan trong những năm 1980, người ta thấy rằng, Công ước Rome, Công ước Geneva
không còn đủ nữa, cần phải những cam kết quốc tế phù hợp trong môi trường kỹ thuật số,
cần phải có những quy tắc mới cứng rắn hơn, có tính ràng buộc chặt chẽ hơn… Kết quả
là hiệp ước của WIPO về biểu diễn và sản xuất bản ghi âm (gọi tắt là Hiệp ước WPPT) đã

ra đời tại Geneva tháng 12 năm 1996. Hiệp ước WPPT có mối quan hệ nhất định với
Công ước Rome cũng như mối quan hệ giữa Hiệp định TRIPs và Công ước Rome, Hiệp
ước WPPT đã kế thừa một số qui định của Công ước Rome. Điều đó được thể hiện bằng
việc Hiệp ước này cũng tuyên bố rằng “không qui định nào trong Hiệp ước này làm tổn
hại đến những nghĩa vụ hiện tại mà các bên ký kết đã có với nhau theo Công ước quốc tế
bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tô chức phát sóng ký tại Rome”1
Có thể nói, ba điều ước trên là những cam kết khá đầy đủ điều chỉnh lĩnh vực bảo hộ
quyền của nhà sản xuất bản ghi âm. Song, cả ba lại chưa đề cập nhiều tới việc thực thi
1 Điều 1.3 Hiệp ước WPPT


các cam kết này như thế nào. TRIPs ra đời đã khắc phục những thiếu sót đó. Đây là Hiệp
định SHTT toàn diện nhất trên thế giới hiện nay. Không chỉ là tổng hợp của các Công
ước trước đó, Hiệp định TRIPs còn bổ sung một số lượng lớn các nghĩa vụ chưa được
quy định hoặc quy định chưa đầy đủ trong các Công ước, Hiệp ước đã ký trước đây.
Như vậy đáp ứng những thách thức của việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi
âm, các công ước quốc tế đã lần lượt ra đời. Vậy là thế giới đã có thêm nhiều công cụ đắc
lực để bảo vệ quyền này.
Nội dung cơ bản của các ĐƯQT trên được quy định như sau:
(1) Các nguyên tắc cơ bản
(2) Tiêu chuẩn bảo hộ, căn cứ xác lập quyền và thực hiện bảo hộ
(3) Nội dung quyền của nhà sản xuất bản ghi âm
(4) Các quy định về thực thi quyền
1.
1.1.

Các nguyên tắc cơ bản.
Nguyên tắc đối xử Quốc gia (National Treament - NT).
Công ước Berne coi đây là nền tảng của sở hữu trí tuệ. Nguyên tắc này qui định rằng


các thành viên không được đối xử với công dân của các Quốc gia thành viên khác kém
thuận lợi hơn công dân của chính nước mình, trừ một số trường hợp ngoại lệ cho phép.
Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 2.1 công ước Rome: “Trong công ước này, đối xử
Quốc gia được hiểu là sự đối xử theo luật Quốc gia của nước thành viên nơi có yêu cầu
Bảo hộ dành cho:..Các nhà sản xuất bản ghi âm là công dân của nước đó, đối với các
bản ghi âm được định hình lần đầu hoặc công bố lần đầu trên lãnh thổ Nướcđó…”. Kế
thừa nguyên tắc này, Điều 4 Hiệp ước WPPT qui định: “Những bên ký kết sẽ dành cho
công dân của các bên ký kết khác sự đối xử mà bên đó dành cho chính công dân của
nước mình đối với các quyền độc quyền được qui định cụ thể trong Hiệp ước này và đối
với quyền hưởng thù lao thoả đáng được quyết định tại Điều 15 của Hiệp uớc này.”.


Điều 4 Hiệp ước WPPT không trực tiếp đưa ra khái niệm công dân của các bên ký kết mà
dẫn chiếu đến các điều khoản khác.
Qui định về chế độ NT được đặt ra không chỉ nhằm bảo đảm quyền của người nước
ngoài được bảo hộ mà còn bảo đảm rằng họ không bị phân biệt đối xử theo bất kì cách
nào liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, bảo hộ quyền nhà sản xuất bản
ghi âm nói riêng. Liên quan đến chế độ NT, cả Công ước Rome và Hiệp ước WPPT đều
đặt ra những ngoại lệ nhất định. Công ước Rome yêu cầu “đối xử Quốc gia phải tuỳ
thuộc vào sự bảo hộ được cấp cụ thể và các hạn chế qui định cụ thể trong Công ước
này”2. Có nghĩa là ngoại trừ những quyền đã được Công ước đảm bảo tạo nên sự bảo hộ
tối thiểu, trong phạm vi các giới hạn bảo lưu và ngoại lệ được Công ước thừa nhận, nhà
sản xuất bản ghi âm cũng như những chủ thể của quyền liên quan khác sẽ được hưởng tại
những Quốc gia thành viên của Công ước những quyền giống như các quyền mà các
Quốc gia đó trao cho công dân của họ.
Hiệp ước WPPT cũng đưa ra ngoại lệ, theo đó các thành viên có thể dựa vào để miễn
trừ nghĩa vụ đối xử Quốc gia khi bên ký kết cố tình đưa ra tuyên bố rằng sẽ chỉ áp dụng
quyền được hưởng thù lao từ việc phát sóng và truyền đạt ra công chúng nhằm mục đích
thương mại của nhà sản xuất bản ghi âm trong một số trường hợp nhất định, hoặc tuyên
bố rằng nước mình sẽ khống chế việc áp dụng các qui định đó theo một số cách khác

hoặc có thể áp dụng tất cả các qui định này.
Công ước Geneva 1971 bảo hộ cho nhà sản xuất bản ghi âm trong việc chống lại
việc sao chép trái phép bản ghi âm của họ không đề cập tới nguyên tắc đối xử Quốc gia
nhưng lại khẳng định “mỗi Quốc gia ký kết sẽ bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm là công
dân của các Quốc gia ký kết khác chống lại việc làm bản sao mà không được sự đồng ý
của nhà sản xuất bản ghi âm đó và chống lại việc nhập khẩu các bản sao đó với điều
kiện là việc làm bản sao hoặc nhập khẩu đó là nhằm mục đích phân phối tới công chúng

2 Điều 2.2 Công ước Rome 1961.


và chống lại việc phân phối các bản sao đó tới công chúng”3 và “Không được giải thích
Công ước này bằng bất kì cách thức nào để hạn chếảnh hưởng tới sự bảo hộ khác được
đảm bảo theo bất kì pháp luật Quốc gia hoặc thoả thuận Quốc tế nào”4. Điều đó có nghĩa
là, Công ước cũng đã xác định các hành vi bất hợp pháp mà các Quốc gia thành viên phải
quyết định biện pháp bảo hộ hữu hiệu để chống lại những hành vi đó đồng thời Công ước
cũng không hạn chế việc Bảo hộ đối với người nước ngoài theo pháp luật Quốc gia hoặc
theo các Hiệp ước Quốc tế.
Như vậy, có thể thấy dù được thừa nhận trực tiếp hoặc gián tiếp trong các ĐƯQT,
nguyên tắc đối xử Quốc gia vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc Bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ nói chung, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm nói riêng đặc biệt trong quá
trình thực thi và giải quyết tranh chấp liên quan trong lĩnh vực này. Bởi lẽ, sự phát triển
của các bản ghi âm, các đối tượng của bản quyền không còn hạn chế trong phạm vi lãnh
thổ mỗi Quốc gia cũng như những vi phạm trong lĩnh vực này đã vượt qua biên giới các
nước, đòi hỏi sự quan tâm hợp tác giải quyết chung của cộng đồng. Như vậy, việc áp
dụng nguyên tắc này sẽ đảm bảo sựổn định của các mối quan hệ quốc tế và góp phần tạo
nên một quá trình xử sự chung cho các quốc gia trên thế giới.
1.2.

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (Most Favoured nations – MFN).

Nguyên tắc này, được ghi nhận tại Điều 4 Hiệp định TRIPS: “Đối với việc Bảo hộ sở

hữu trí tuệ, bất kì một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào được một
Thành viên dành cho công dân của bất kì nước nào khác cũng phải được lập tức và vô
điều kiện dành cho công dân của tất cảcác thành viên khác.” Điều này có nghĩa là, nếu
hai hoặc nhiều nước Thành viên của TRIPs tham gia thỏa thuận có tiêu chuẩn bảo hộ cao
hơn tiêu chuẩn bảo hộ của TRIPs thì những nước này có nghĩa vụ phải dành sự ưu đãi và
đặc quyền đó cho công dân của tất cả các nước thành viên khác của TRIPs. Như vậy, nếu
như nguyên tắc NT đề cập tới sự bình đẳng trong đối xử giữa công dân của Quốc gia
mình với công dân của các thành viên khác thì nguyên tắc MFN lại qui định sự bình đẳng
3 Điều 2 Công ước Geneva 1971.
4 Điều 7.1 Công ước Genevs 1971.


trong đối xử của một Quốc gia đối với công dân của các thành viên khác nhau. Các nước
thành viên phải được hưởng sự đối xử thuận lợi nhất mà một nước thành viên có thể dành
cho một nước thứ ba khác, bất kể nước thứ ba đó có là thành viên của TRIPs hay không.
Nguyên tắc này tạo nên một sân chơi bình đẳng cho các Quốc gia, ngăn cấm sự phân biệt
đối xử giữa các Quốc gia thành viên. Một hành vi vi phạm của một Quốc gia bất kì được
miễn trừ trách nhiệm ở một Quốc gia thành viên của TRIPs thì cũng có những hành vi
tương tự của các Quốc gia thành viên khác cũng đương nhiên được hưởng miễn trừ trách
nhiệm trên lãnh thổ nước đó. Nguyên tắc này là một nhân tố mới trong khuôn khổ SHTT
quốc tế, từ trước tới nay chưa được quyết định trong phạm vi quyền SHTT ở cấp độ đa
phương. Lẽ dĩ nhiên nguyên tắc MFN được ghi nhận trong Công ước Rome, Công ước
Geneva và Hiệp ước WPPT. Tuy nhiên, nguyên tắc này trên thực tế lại được sử dụng rộng
rãi trong lĩnh vực thương mại quốc tế, được xem là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất và
là nguyên tắc nền tảng của GATT và WTO.
Cũng giống như chế độ NT, nguyên tắc này cũng có một số ngoại lệ. Những ngoại lệ
và miễn trừ này được quy định cụ thể tại Điều 4 Hiệp định TRIPs. Một quốc gia khi dành
sự ưu đãi, miễn trừ cho Quốc gia thành viên này sẽ không buộc phải trao những đặc

quyền này cho các thành viên khác khi: (i) sự ưu tiên đó được hình thành trên cơ sở các
thoả thuận Quốc tế về việc giúp đỡ trong tố tụng hoặc thực thi Luật nói chung chứ không
giới hạn riêng về Bảo hộ SHTT; (ii) sự đãi ngộ đó phù hợp với qui định của Công ước
Berne hay Công ước Rome theo đó sự đãi ngộ Quốc gia mà là sự đãi ngộ áp dụng tại một
nước khác; (iii) hoặc sự ưu tiên đó là đối với các quyền của những biểu diễn, người sản
xuất bản ghi âm và các tổ chức phát thanh truyền hình không phải do Hiệp định TRIPS
qui định; (iv) sự đãi ngộ đó dựa trên cơ sở các thoả ước Quốc tế trong lĩnh vực Bảo hộ Sở
hữu trí tuệ đã có hiệu lực trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực với điều kiện là các Thoả
ước đó phải được thông báo cho Hiệp định TRIPs và tạo nên sự phân biệt đối xử tuỳ tiện,
và bất hợp lý với các công dân của các nước thành viên khác.


1.3.

Một số nguyên tắc khác.
Ngoài hai nguyên tắc cơ bản có tính chất chỉ đạo và khái quát toàn bộ quá trình bảo

hộ của nhà sản xuất bản ghi âm, Công ước Rome, Công ước Geneva, Hiệp ước WPPT,
Hiệp định TRIPS còn qui định một số nguyên tắc khác như nguyên tắc Bảo hộ tối thiểu
và nguyên tắc về sự cân bằng lợi ích của chủ thể quyền và lợi ích công cộng.
Nguyên tắc bảo hộ tối thiểu.
Đây là nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ các vấn đề về SHTT nói chung, quyền của nhà
sản xuất bản ghi âm nói riêng. Theo nguyên tắc này, các ĐƯQT trên sẽ qui định việc Bảo
hộ của nhà sản xuất bản ghi âm (bao gồm các qui định về điều kiện bảo hộ, thực hiện bảo
hộ, các quyền được cấp cho nhà sản xuất, các bộ phận thực thi quyền của nhà sản xuất
bản ghi âm) ở mức độ tối thiểu, các Quốc gia thành viên chỉ có thể thực hiện việc bảo hộ
tại Quốc gia mình ở mức độ bằng hoặc lớn hơn “mức trần” đó và đương nhiên việc bảo
hộ đó không được mâu thuẫn với các Hiệp định và Công ước mà Quốc gia đó đã tham
gia. Chẳng hạn Công ước Rome qui định thực hiện bảo hộ tối thiểu đối với bản ghi âm là
20 năm kể từ khi kết thúc của năm mà việc định hình bản ghi âm được thực hiện. Như

vậy, kể từ khi gia nhập các thành viên Công ước này sẽ phải qui định thực hiện Bảo hộ
tối thiểu đối với bản ghi âm không dưới 20 năm thậm chí 50 năm hoặc nhiều hơn nữa.
Nguyên tắc về sự cân bằng lợi ích và lợi ích của xã hội, của Nhà nước.
Nguyên tắc này được ghi nhận ngay ở phần mở đầu của Hiệp ước WPPT: “Công
nhận nhu cầu duy trì sự cân bằng giữa các quyền của người biểu dễn, nhà sản xuất bản
ghi âm và lợi ích của đông đảo công chúng, đặc biệt là giáo dục, nghiên cứu và thu thập
thông tin”.
Cả Rome, Geneva và WPPT cùng qui định pháp luật Quốc gia có thể qui định những
hạn chế về bảo hộ những nhà sản xuất bản ghi âm tương tự như đã qui định trong pháp
luật Quốc gia mình đối với việc bảo hộ các tác giả của các tác phẩm văn học và nghệ
thuật. Bằng việc qui định những ngoại lệ, các Công ước đã phần nào hạn chế quyền của
các nhà sản xuất bản ghi âm cũng như quyền của các chủ thể có quyền khác, tạo điều


kiện phổ biến các giá trị nghệ thuật, phục vụ nghiên cứu và giảng dạy, ngăn ngừa sự lạm
dụng quyền SHTT bởi những người nắm quyền và ngăn chặn các hành vi cản trở hoạt
động thương mại bất hợp lý. Tuy nhiên, li – xăng (Chuyển quyền sử dụng đối tượng
SHCN) cưỡng bức chỉ có thể được qui định trong chừng mực phù hợp với Công ước. Có
nghĩa là các bên ký kết chỉqui định các hạn chế hoặc ngoại lệ đối với các quyền được qui
định trong các Công ước, Hiệp ước này trong một số trường hợp đặc biệt sao cho không
mâu thuẫn với việc khai thác bình thường bản ghi âm và không làm phương hại bất hợp
lý đến lợi ích chính đáng của nhà sản xuất bản ghi âm. Điều 7 Hiệp định TRIPs cũng đã
khẳng định nội dung này: “Việc bảo hộ và thực thi các quyền Sở hữu trí tuệ phải góp
phần vào thúc đẩy cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, góp phần đem lại lợi ích
chung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích Xã hội, lợi
ích kinh tế và tạo sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ” tạo sự cân bằng giữa lợi ích của
những chủ thể có quyền và lợi ích của cộng đồng.
Thật vậy, trên đây là những nguyên tắc cơ bản được Công ước Rome, Công ước
Geneva, Hiệp ước WPPT, Hiệp định TRIPs đề cập tới nhằm bảo hộ quyền của nhà sản
xuất bản ghi âm trong lĩnh vực SHTT. Thông qua những tư tưởng chỉ đạo có tính định

hướng này, các nước thành viên có thể chủ động hơn trong việc xúc tiến các hoạt động
thương mại có gắn kết với quyền SHTT cũng như hài hoà Pháp luật Quốc gia với các
cam kết quốc tế.
2.
Tiêu chuẩn bảo hộ, căn cứ xác lập quyền và thời hạn bảo hộ.
2.1.
Tiêu chuẩn bảo hộ.
Bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm không chỉ bảo vệ quyền của người định
hình bản ghi âm đó mà còn gián tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tác giả cũng như
những người biểu diễn các tác phẩm. Để được hưởng chế độ đối xử quốc gia của các
nước thành viên khác, nhà sản xuất của các bên ký kết phải đáp ứng các tiêu chuẩn về
bảo hộ theo các ĐƯQT. Điều 5.1 Công ước Rome quy định: “mỗi nước thành viên phải
dành sự đối xử quốc gia cho nhà sản xuất bản ghi âm nếu một trong các điều kiện sau
được đáp ứng:


-

Nhà sản xuất bản ghi âm mang quốc tịch của một nước thành viên khác (tiêu chí
quốc tịch);

-

Việc định hình âm lần đầu được thực hiện tại một nước thành viên khác (tiêu chí
về định hình).

-

Bản ghi âm được công bố lần đầu tại một nước thành viên khác (tiêu chí nơi công
bố).”


Như vậy, nguyên tắc đối xử quốc gia sẽ được trao cho nhà sản xuất bản ghi âm nếu
nhà sản xuất là công dân của một quốc gia thành viên khác, bản định hình âm đầu tiên
được thực hiện tại một nước thành viên khác hoặc bản ghi âm lần đầu tiên được công bố
tại một quốc gia thành viên khác.
Tiêu chuẩn bảo hộ trên cũng đã được Hiệp ước WPPT kế thừa tại Điều 3. Theo đó,
các bên ký kết sẽ dành sự bảo hộ được quy định theo Hiệp ước này cho những nhà sản
xuất bản ghi âm là công dân của các bên ký kết khác, những người đủ tiêu chuẩn bảo hộ
được Công ước Rome quy định.
Để được bảo hộ, Điều 7.4 Công ước Geneva quy định: “bất kỳ quốc gia ký kết nào
mà vào ngày 29/10/1971, chỉ dành sự bảo hộ đối với nhà sản xuất bản ghi âm trên cơ sở
ghi âm lần đầu có thể thông qua một thông báo nộp tới Tổng thư ký của WIPO tuyên bố
là quốc gia đó áp dụng tiêu chuẩn nơi ghi âm lần đầu này thay về áp dụng tiêu chuẩn
quốc tịch của nhà sản xuất bản ghi âm”. Với quy định này, Công ước Geneva chỉ yêu cầu
tiêu chuẩn về quốc tịch như một điều kiện để trao bảo hộ nhưng trong một số trường hợp
đặc biệt, họ cũng có thể trao sự bảo hộ chỉ dựa trên cơ sở nơi giới thiệu thực hiện bản
định hình âm đầu tiên thay vì áp dụng tiêu chuẩn quốc tịch.
Từ những quy định trên có thể thấy rằng Công ước Rome đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn
lựa chọn mở rộng khả năng được bảo hộ của các bản ghi âm hơn nhiều so với Công ước
Geneva.
Tuy nhiên, Điều 5.3 và Điều 17 Công ước Rome lại cho phép bảo lưu những tiêu
chuẩn lựa chọn này. Điều 5.3 quy định: “Bằng việc gửi thông báo đến Tổng thư ký Liên


×