Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh tại Công ty TNHH Funing Precision Component

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.47 KB, 28 trang )

Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị

Khoa quản lý kinh doanh

Lớp ĐH QTKD3_K3

1
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị

Khoa quản lý kinh doanh

Lớp ĐH QTKD3_K3

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên. Dù
có lý thuyết tốt nhưng bạn không thể thiếu thực hành các lý thuyết đó trong thực tế.
Qua đó sinh viên thu được nhiều kiến thức bổ ích từ hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Sinh viên có thể thấy được mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tế, có thể hiểu rõ hơn về
chuyên ngành mình học, hiểu được các yêu cầu của công việc. Từ đó có những định
hướng và kế hoạch cụ thể cho học tập.


Là một sinh viên khoa Quản lý kinh doanh, Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội.
Với những kiến thức đã học, em đã được tạo điều kiện thực tập cơ sở ngành tại Công
ty TNHH Funing Precision Component. Đã giúp em nhìn thấy được một cách tổng
quan hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển nhất
định phải có phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Để đứng vững và phát triển
trong điều kiện: có sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải nắm bắt được tâm lý, nhu
cầu của người tiêu dung với sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã phong
phú. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải giám sát tất cả các quy trình từ khâu mua hàng
đến khâu tiêu thụ hàng hóa để đảm bảo việc bảo toàn và tăng nhanh tốc độ luân
chuyển vốn, giữ uy tín với bạn hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp đảm bảo
có lợi nhuận để tích lũy mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian thực tập tại cơ sở, em xin cảm ơn sự giúp đỡ của Công ty TNHH
Funing Precision Component đã tạo điều kiện cho em thực tập lý thuyết vào thực tế,
đồng thời có thêm kỹ năng giao tiếp xã hội. Đặc biệt em xin cảm ơn cô Phùng Kim
Phượng đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thiện bài báo cáo nhưng em không tránh khỏi
thiếu sót. Em rất mong được cô góp ý giúp em hoàn thiện bài báo cáo này hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh Viên
Nguyễn Thị Thanh Hiền

2
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị

Khoa quản lý kinh doanh

Lớp ĐH QTKD3_K3

PHẦN 1
Tổng quan về công ty TNHH Funing Precision Component
1. 1 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp:
Tập đoàn Hồng Hải được thành lập năm 1974, có quy mô lớn nhất thế giới trong
lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, máy tính... Hiện tập đoàn có hơn 100 công ty chi
nhánh tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Các nước khu vực Đông Nam
Á, Châu Âu, Châu Mĩ với số lượng nhân viên lên tới 600 ngìn nhân viên. Tập đoàn
được xếp thứ 2 trong các doanh nghiệp có IT (công nghệ thông tin) cỡ lớn toàn cầu
đồng thời được xếp hạng thứ 154 trong Top 500 công ty lớn nhất trên thế giới (theo số
liệu thống kê năm 2007).
Từ năm 2007, Tập Đoàn có kế hoạch đầu tư trên 5 tỷ USD để xây dựng hệ thống
nhà máy tại 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Ngày 28/08/2007, Công ty TNHH
FUNING PRECISION COMPONENT được thành lập tại Bắc Ninh với diện tích đất :
115.449,8 m2 , và số lượng nhân viên khoảng 3000 người (năm 2011).
Tên công ty: Công ty TNHH Funing Precision Component
Địa chỉ: Lô C3 Khu công nghiệp Quế Võ - Xã Vân Dương - TP.
Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh
SĐT: 0241.3856888
Fax: 0241.3685655
Website: www.foxconn.com
Được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp
Tổng giám đốc : (Ông) Hồng Gia Tưởng

Giấy phép kinh doanh số 0120564318 do sở kế hoạch đầu tư TP.
Bắc Ninh- Tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 28/08/2007.
Là một Công ty mới được thành lập nhưng có cơ sở vững chắc là Tập Đoàn
Hồng Hải, Công ty TNHH FUNING PRECISION COMPONENT nhanh chóng phát
triển với các sản phẩm chính là lắp ráp các linh kiện điện tử, màn hình LCD, bản
mạch, màn hình điện thoại, màn hình máy tính... Các sản phẩm của công ty cung cấp
cho các doanh nghiệp khác trong cụm công nghiệp như Công ty Canon, Tenma,... để
tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh cung cấp ra thị trường. Với vị trí địa lý thuận lợi nằm
trên đường quốc lộ 18 và quốc lộ 1A đoạn Hà Nội - Lạng Sơn, nằm trong vùng trọng
điểm (giáp 3 tỉnh Quảng Ninh, TP. Hà Nội và Hải Phòng; nằm gần các trục lộ dẫn đến
cảng biển (Cái Lân - Quảng Ninh), cảng hàng không sân bay quốc tế Nội Bài và cảng
sông Cầu) thuận lợi trong việc vận chuyển NVL đến nơi sản xuất và từ nhà máy đến
các khách hàng.
Trong những năm hoạt động Công ty đã trải qua những biến động sôi nổi của thị
trường để có thể đứng vững trong sự vận động của nền kinh tế thị trường ngày một
phát triển:
Tháng 28/08/2007: Công ty TNHH FUNING PRECISION COMPONENT chính
thức được thành lập tại Lô C3 KCN Quế Võ - Xã Vân Dương - TP. Bắc Ninh - Tỉnh

3
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị


Khoa quản lý kinh doanh

Lớp ĐH QTKD3_K3

Bắc Ninh. Mở ra thời kì cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp để chứng tỏ khả
năng tồn tại của mình. Với mô hình Silicon Valley.
Năm 2008: Tập đoàn Hồng Hải đã đầu tư 80 triệu vốn đầu tư vào 2 dự án là sản
xuất kinh doanh các sản phẩm và linh kiện máy quay, thiết bị quang học, các sản
phẩm điện tử, màn hình máy vi tính máy in có công suất 61 triệu sản phẩm/năm và dự
án sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thiết kế các sản phẩm, linh kiện điện tử máy đúc
khuôn công suất 20,4 triệu sản phẩm/năm. Cuối năm 2008, do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế Công ty phải dừng 2 dự án trên lại và rút 300 kỹ sư về nước.
Tháng 2/2009: Công ty sa thải tới 917 công nhân do ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế.
Năm 2010, tăng hiệu suất làm việc, gia tăng sản xuất mở rộng quy mô. Thoát
khỏi tình trạng trì trệ trong 2 năm qua.

Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản:
Bảng 1.1: 1 số chỉ tiêu kinh tế cơ bản:
(Đơn vị tính: 1000 đồng)

ST
T

CHỈ TIÊU

Năm 2009

Năm 2010


Năm 2011

1.

Doanh thu hoạt động bán
hàng

40.150.050

46.953.000

50.251.900

2.

Lợi nhuận trước thuế

14.751.200

15.161.100

19.859.000

3.

Tổng vốn:
- Vốn cố định
- Vốn lưu động

45.680.000

28.680.000
17.000.000

58.965.850
40.145.290
18.820.560

59.297.788
47.097.988
12.199.800

4.

Số lượng công nhân viên
(người)
- Số lượng
- Trình độ

1183
Đại học :90
Cao đẳng: 120
Trung cấp:220
Công nhân: 753

2100
Đại học :150
Cao đẳng :180
Trung cấp: 200
Công nhân:1570


3000
Đại học : 130
Cao đẳng : 190
Trung cấp : 265
Công nhân:2415

5.

Thu nhập bình quân/
người/tháng

2.500.000

3.100.000

3.500.000

4
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị

Khoa quản lý kinh doanh


Lớp ĐH QTKD3_K3

1.2 Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của công ty:
Nhiệm vụ chính: Công ty chuyên sản xuất, lắp ráp các linh kiện điện tử (1 phần
bản mạch, màn hình máy tính, máy in, điện thoại,...) để xuất sang các công ty khác
trong toàn Khu Công Nghiệp Quế Võ, các khu công nghiệp khác để các doanh nghiệp
đó tiến hàng lắp ráp tiếp. Như xuất màn hình máy in sang Công ty Canon (chuyên lắp
ráp máy in) ; xuất màn hình điện thoại sang Công ty Sam Sung (thuộc khu công
nghiệp Yên Phong chuyên lắp điện thoại)....
Ngoài ra Công ty TNHH FUNING PRECISION COMPONENT còn thường
xuyên tổ chức các đợt đào tạo đưa công nhân viên sang học tập làm việc tại Trung
Quốc nhằm nâng cao tay nghề và chuyên môn của người lao động.
Nhiệm vụ xã hội: góp phần đóng góp vào sự phát triển của Huyện Quế võ nói
riêng và của toàn Tỉnh Bắc Ninh. Giải quyết vấn đề việc làm tại khu vực dân cư như
xã Phượng Mao, Nam Sơn, Vân Dương… giúp giảm các tệ nạn xã hội và tình trạng
thất nghiệp tại tỉnh và các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Hải Dương.

1.3 Cơ cấu bộ máy và tổ chức quản lý của doanh nghiệp:
Là một doanh nghiệp với quy mô tương đối lớn Công ty TNHH Funing Precision
Component có một cơ cấu tổ chức tương đối hoàn chỉnh.
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty

Tổng giám đốc

Phó GĐ sản xuất

Phó GĐ kinh doanh

Bộ phận chuyên môn


Phòng vận
chuyển

Phòng vật
tư, NVL

Phòng
nhân sự

Phòng
kế toán

Phòng
kĩ sư IT

Bộ phận
sản xuất

5
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị

Khoa quản lý kinh doanh


Lớp ĐH QTKD3_K3

*) Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
Công ty có một bộ máy hoàn chỉnh từ trên xuống dưới. Mỗi bộ phận chịu trách
nhiệm về nghĩa vụ và quyền hạn của mình đồng thời hỗ trợ lẫn nhau. Cụ thể nhiệm vụ
và quyền hạn của từng bộ phận được thể hiện:
- Tổng giám đốc: 1 người
* Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm điều hành và quản lý toàn công ty. Phối
hợp với Tập đoàn Hồng Hải trong phân phối vốn và nhân lực của công ty.
- Phó giám đốc: 2 người (1 PGĐ sản xuất và 1 PGĐ kinh doanh)
* Nhiệm vụ: +) PGĐ sản xuất : Phụ trách bộ phận sản xuất giúp Tổng
giám đốc điều hành công ty,giám sát bên sản xuất, kĩ thuật...
+) PGĐ kinh doanh: Phụ trách bên kinh doanh quản lý các
bộ phận vật tư vận chuyển phối hợp các bộ phận kế toán, nhân sự để kiểm soát chi phí,
nhân viên.
- Bộ phận văn phòng:
*Phòng vận chuyển: 50 nhân viên. Chuyên vận chuyển các nguyên vật liệu
đến công ty và vận chuyển các thành phẩm sang các công ty khác.
* Phòng vật tư, nguyên vật liệu: 30 nhân viên. Chuyên kiểm soát nguyên
vật liệu trong kho. Tổng hợp số lượng NVL hàng tháng, hàng quý. Đồng thời kiểm
soát việc mua sắm nguyên vật liệu và việc sử dụng vật tư trong quy trình sản xuất. Lập
kế hoạch sửa chữa kiểm tra định kì và luân phiên cho các thiết bị trong dây chuyền sản
xuất. Xây dựng các ca máy thực tế nhằm khai thác tối đa hiệu suất làm việc của các
máy trên các dây chuyền sản xuất tại các phân xưởng.
* Phòng nhân sự: 10 Nhân viên. Chuyên giám sát việc tuyển dụng nhân
viên. Lập các kế hoạch phân tích công việc,các bản mô tả công việc nhằm tuyển dụng
đạt hiệu quả, các chế độ lương thưởng, chế độ đãi ngộ nhân sự trong toàn công ty.
* Phòng kế toán: 10 nhân viên. Chịu trách nhiệm các công việc liên quan
đến kế toán liên quan đến cung ứng tài chính và trả lương cho người lao động.

* Phòng kĩ sư IT, kiểm tra chất lượng: 15 nhân viên. Chịu trách nhiệm
trong tổ chức kiểm tra chất lượng các sản phẩm sản xuất ra. Phụ trách bên công nghệ
thông tin.
* Bộ phận sản xuất dây chuyền lắp ráp: 2700 nhân viên được chia thành
nhiều bộ phận tại các phân xưởng sản xuất. Chịu trách nhiệm sản xuất, lắp ráp các
thiết bị linh kiện điện tử đảm bảo có sản phẩm cung ứng cho các công ty, doanh
nghiệp khác.

6
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị

Khoa quản lý kinh doanh

Lớp ĐH QTKD3_K3

1.4 Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty:
Công ty có các nhóm sản phẩm chính là: các linh kiện điện tử, bản mạch máy
tính, màn hình LCD, màn hình máy tính, màn hình điện thoại...
Hình 1.2: quy trình lắp ráp bản mạch máy tính:

Bộ phận 1
Các linh kiện điện

tử

Lắp ráp các
chíp điện tử

Lắp ráp bản
mạch

Kiểm tra chất
lượng

Bộ phận Hàn
tay

Hàn máy

Kiểm tra sơ
bộ

Bộ phận 2

Đóng gói sản
phẩm

Kiểm tra lần
cuối.Thành phẩm
bản mạch hoàn
chỉnh

Dán nhãn


Bộ phận 3

Nhập
kho

Xuất
bán

Giải thích sở đồ:
Cả quá trình sản xuất được chia làm 3 bộ phận, mỗi bộ phận có trách nhiệm riêng góp
phần vào hoàn thiện cả về chất lượng lẫn kiểu dáng của sản phẩm
+) Bộ phận 1: Tiến hành lắp ráp các linh kiện điện tử tạo ra các bản mach cơ
bản ( sản phẩm thô) rồi chuyển sang bên hàn máy. Tại đây, sẽ tiến hành kiểm tra sơ bộ
về sản phẩm. Các sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được chuyển sang bộ phận 2.
+) Bộ phận 2: Các kĩ thuật viên tiến hành hàn tay, tạo sự hoàn chỉnh cho sản
phẩm bổ sung mối hàn mà máy không thể hàn được. Sản phẩm hoàn chỉnh được
chuyển sang kiểm tra chất lượng để tiến hành đóng gói sản phẩm.

7
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị


Khoa quản lý kinh doanh

Lớp ĐH QTKD3_K3

+) Bộ phận 3: Chịu trách nhiệm đóng bao bì, dán nhãn cho các sản phẩm. Và
tiến hành kiểm tra lần cuối cùng quy cách cũng như kiểu dáng của sản phẩm để đóng
gói hợp yêu cầu. Sản phẩm sẽ được chuyển sang các công ty khác hoặc nhập kho theo
yêu cầu.

1.5 Công tác Marketing và Tình hình tiêu thụ sản phẩm :
Bản chất của công tác Marketing là đưa ra các chiến lược, định vị thị trường,
đưa ra các chính sách tiêu thụ sản phẩm... Công ty TNHH Funing Precision
Component chuyên về sản xuất và lắp ráp các linh kiện điện tử, các thiết bị điện thoại,
máy in... Công ty lắp ráp 1 bộ phận và tiến hành chuyển giao cho các công ty khác
trong Khu công nghiệp Quế Võ, và các công ty có nhu cầu đặt hàng.
Công ty TNHH Funing Precision Component tiến hành sản xuất khi có các đơn
đặt hàng. Công ty vừa là nhà cung cấp vừa là khách hàng. Và khách hàng của công ty
là các công ty khác như Canon, Sam Sung,... Công ty đưa ra các chiến lược marketing
để tiêu thụ sản phẩm của mình : Công ty sử dụng chiến lược Marketing Mix.
1.5.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm:
Bảng 1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong 2 năm 2010, 2011
Đơn vị tính: 1000đ

STT Sản phẩm

Số lượng (nghìn Sản
phẩm)
Năm 2010

Đơn giá


Doanh thu

Năm 2011

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2010

Năm 2011

1.

Màn
hình 1.112
điện thoại

1.200

100

100,5

111.200

120.600

2.


Màn
máy in

hình 348

336

90,5

105

31.494

35.280

3.

Chíp
thoại

điện 1.250

1.300

250

260

312.500


338.000

4.

Bản mạch

3.820

291

300

758.055

1.146.000

5.

Mother board 670

810

409

478

274.030

387.180


......

.........

..........

..........

..........

...........

.........

..........

Tổng

50.203

62.135

2.605

46.953.000 50.251.900

(Nguồn dữ liệu : Trích tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2010, 2011)

Theo bảng ta thấy nhìn chung tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2011 so với năm

2010 đều tăng. Dẫn đến doanh thu tăng, nguyên nhân do cả 2 yếu tố là sản lượng và

8
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị

Khoa quản lý kinh doanh

Lớp ĐH QTKD3_K3

giá cả, trong đó nhân tố chủ yếu là số lượng. Chứng tỏ công ty đảm bảo được chỉ tiêu
sản xuất và tiêu thụ. Công ty cần phát huy điểm mạnh này. Xác định rõ nhu cầu để sản
xuất kịp tiến độ.
1.5.2 Chiến lược Marketing Mix:
a. Chính sách sản phẩm (product):
Là nhà cung cấp các thiết bị linh kiện điện tử, màn hình máy tính, máy in, thiết
bị điện thoại... trong khu vực cụm công nghiệp Quế Võ và các khu vực lân cận. Công
ty luôn chú trọng đến chất lượng của sản phẩm làm ra đảm bảo quy cách về chủng
loại và chất lượng theo yêu cầu của các đơn đặt hàng.
Đảm bảo giao hàng đúng số lượng và yêu cầu của các khách hàng. Có đội ngũ
nhân viên được đào tạo, thường xuyên tiếp xúc với các công nghệ làm việc mới. Đội
ngũ nhân viên được huấn luyện làm việc nghiêm túc để hạn chế tối đa các sai sót trong
quá trình sản xuất tạo niềm tin cho khách hàng.

Khách hàng mục tiêu là các công ty khác có nhu cầu lắp ráp các sản phẩm liên
quan đến các linh kiện điện tử, các thiết bị điện thoại, máy in...
b.Chính sách giá cả (price):
Giá cả là yếu tố duy nhất trong marketing tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp,
việc định giá ít nhiều phụ thuộc vào chi phí sản xuất. Và giá cả đưa ra không thể thấp
hơn mức tối thiểu và cao hơn mức chấp nhận của thị trường. Vì vậy, Công ty tiến hành
định giá 1 cách phù hợp nhất sao cho hạn chế việc thay đổi đột ngột giá cả. Do nguyên
vật liệu của công ty chủ yếu được nhập 100% từ nước ngoài,và công ty là đơn vị sản
xuất độc quyền các thiết bị linh kiện điện tử, các thiết bị máy tính, điện thoại,...trong
khu vực nên công ty định giá dựa theo chi phí sản xuất.
c. Chính sách phân phối (place):
Công ty sản xuất các thiết bị điện tử, các thiết bị máy tính, máy in, điện thoại...
tiến hành phân phối trực tiếp các sản phẩm tới khách hàng có nhu cầu, hoặc xuất khẩu
sang các nước theo đơn đặt hàng.
Hình 1.3: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty

Khách hàng
Công ty
Nhà xuất khẩu

Khách hàng

9
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền


Sinh viên: Nguyễn Thị

Khoa quản lý kinh doanh

Lớp ĐH QTKD3_K3

d. Chính sách xúc tiến bán hàng (promotion):
Không chỉ sản phẩm tốt, giá hấp dẫn mà còn phải có các chiến lược quảng cáo
phù hợp. Công ty quảng cáo thông qua catalog chi phí thấp mà do công ty là độc
quyền trong khu vực và sản phẩm chỉ sản xuất theo yêu cầu do vậy mà tiết kiệm chi
phí cho khâu quảng cáo. Công ty được Tập đoàn Hồng Hải là tập đoàn có uy tín toàn
cầu nên việc xúc tiến gặp thuận lợi. Tại trụ sở của công ty luôn có các băng zôn quảng
cáo cho hình ảnh của công ty.

1.6 Công tác quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp:
1.6.1 Vai trò của công tác quản lý tài sản cố định (TSCĐ) trong doanh nghiệp:
Là một công ty chuyên lắp ráp các thiết bị điện tử,các thiết bị máy tính, điện
thoại... các sản phẩm đòi hỏi đảm bảo chất lượng cao. Do đó, hệ thống cơ sở vật chất
trang thiết bị kỹ thuật của công ty là yếu tố quan trọng góp phần thành công cho quá
trình hoạt động của mình. Hơn thế nữa, trong điều kiện khoa học kĩ thuật trở thànhlực
lượng sản xuất trực tiếp, thể hiện trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và thế mạnh
của công ty. Vì vậy , TSCĐ cần được quản lý chặt chẽ phát huy hiệu quả làm việc cao
nhất trong quá trình sử dụng. Hiệu quả quản lý TSCĐ quyết định hiệu quả sử dụng vốn
và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Công ty TNHH Funing Precision Coponent
luôn chú trọng công tác quản lý, sử dụng đầy đủ, hợp lý hoá công suất của TSCĐ. Góp
phần trong công tác sản xuất và hạ giá thành sản phẩm thu hồi vốn đầu tư để tái sản
xuất, trang bị thêm và đổi mới không ngừng TSCĐ.
1.6.2 Công tác quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp:
Doanh nghiệp tính giá trị TSCĐ theo nguyên giá

Bảng 1.3: Bảng cân đối TSCĐ của công ty năm 2011
Đơn vị tính: 100.000đ

Stt

A

Loại TSCĐ
Dùng trong sản
xuất
cơ bản
Tổng số:

Tăng trong kỳ
Giảm trong kỳ
Loại
Loại
Loại
Loại cũ
Tổng
DN
hiện Tổng số không
bị
số
đã có đại hơn
cần dùng huỷ bỏ


cuối
năm


33220

1150

0

1150

2090

820

1270

3228
0

5000

0

0

0

0

0


0

5000


đầu
năm

Trong đó:
1.Nhà cửa

10
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị

Khoa quản lý kinh doanh

B

C

Lớp ĐH QTKD3_K3


2. Thiết bị sản xuất

8900

1150

0

1150

1100

500

600

8950

3. Thiết bị vận tải

6130

0

0

0

320


320

0

5810

4.Thiết bị động lực

5340

0

0

0

670

0

670

4670

5.MMTB

7850

0


0

0

0

0

0

7850

2350

850

850

0

560

0

560

2640

1240


0

0

0

200

200

0

1040

36810

2000

850

1150

2850

1020

1830

3596
0


Dùng trong sản
xuất
khác
Không dùng
trong
sản xuất
Tổng

1.6.3 Cấu thành số lượng máy móc - thiết bị (MM - TB) của công ty:
Bảng 1.4: số lượng MM - TB của công ty năm 2011 :

Số máy móc thiết bị hiện có
Số máy móc thiết bị đã lắp

Số MM - TB dùng
cho quản lý

Số MM - TB
thực tế làm
việc

Số MM - TB
sửa chữa theo
kế hoạch

Số MM - TB
dự phòng

Số MM TB bảo

dưỡng

Số MM - TB
ngừng việc

Máy
tính

Máy in

260

15

10

5

3

50

10

( nguồn dữ liệu TSCĐ năm 2011)

* Nhận xét: Là một công ty mới do đó, máy móc thiết bị, nhà xưởng được trang bị
mới hoàn toàn. Hầu hết máy móc thiết bị được nhập của Nhật, Đức, Trung Quốc, giá
trị sử dụng của máy vẫn ở mức 90%, ngoài ra Doanh nghiệp có lịch bảo dưỡng, kiểm
tra máy móc định kì để đảm bảo máy móc vận hành tốt, không ảnh hưởng đến quá

trình sản xuất đảm bảo tiến độ được giao.

11
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị

Khoa quản lý kinh doanh

Lớp ĐH QTKD3_K3

1.7 Công tác quản lý lao động tiền lương trong doanh nghiệp:
1.7.1 Vai trò của công tác quản lý tiền lương:
Bất kỳ 1 công ty nào,tại bất kì quốc gia nào thì vấn đề tiền lương luôn là vấn đề
“nhạy cảm và nóng bỏng”. Nó hàm chứa trong đó nhiều mối quan hệ sản xuất và trao
đổi, giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa thu nhập và nâng cao mức sống. Bất kỳ người lao
động nào đi tìm việc thì mối quan tâm của họ đều là tiền lương và thu nhập.
Như vậy, công tác tổ chức quản lý tiền lương trong doanh nghiệp là 1 nhân tố
quan trọng trong kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức công tác, sử dụng tiền lương
giúp cho việc quản lý lao động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, thúc đẩy người lao
động hăng say làm việc, chấp hành tốt kỉ luật lao động nhằm nâng cao năng suất hiệu
quả công việc. Nếu tổ chức công tác lao động - tiền lương, quản lý tốt quỹ lương và
đảm bảo trả lương, trợ cấp, BHXH thì doanh nghiệp đó đã 1 phần hoàn thành được
nhiệm vụ của doanh nghiệp mình. Như vậy tiền lương ở các doanh nghiệp vừa đảm

bảo việc quản lý vốn, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh
nghiệp.
1.7.2 Cơ cấu lao động của công ty:
Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn và giới tính:
Bảng 1.5 Cơ cấu lao động năm 2009, 2010, 2011:

STT Nội dung

Năm 2010

Năm 2011

Số LĐ

Tỷ trọng Số LĐ
(%)

Tỷ trọng Số LĐ
(%)

Tỷ trọng
(%)

1183

100

2100

100


3000

100

Nữ

640

54,1

1300

61,91

1958

65,27

Nam

543

45,9

800

38,09

1042


34,73

Trình độ ĐH, CĐ

210

17,75

330

15,71

320

10,67

Trung cấp, phổ 973
thông,dạy nghề

82,25

1770

84,29

2680

89,33


1.

Tổng số LĐ

2.

Cơ cấu LĐ theo
giới tính

3.

Năm 2009

( Nguồn dữ liệu: trích báo cáo tình hình tài chính nhân sự của công ty)

Dựa vào số liệu thống kê ta có thể thấy tình hình biến động nguồn nhân lực của
công ty. Số lượng lao động tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước : năm 2010
tăng 917 người, năm 2011 tăng 900 người so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu do

12
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị


Khoa quản lý kinh doanh

Lớp ĐH QTKD3_K3

công ty liên tục mở rộng về quy mô và gia tăng sản xuất sau khi thoát khỏi tình trạng
trì trệ từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.
- Về cơ cấu LĐ theo giới: Công việc của công ty là lắp ráp nên công việc đòi hỏi phải
cẩn thận tỷ trọng LĐ là nữ luôn lớn hơn nam. Tỷ trọng này có thay đổi giữa các năm
nhưng không đáng kể. Năm 2010, tỷ trọng nữ giảm nhưng tỷ trọng nam lại tăng so với
năm 2009 (cụ thể: nữ giảm 7,81%, nam tăng : 7,81%). Nhưng sang năm 2011 thì tỷ
trọng nữ lại tăng lên do yêu cầu công việc (tỷ lệ nữ: 65,27% tăng 11,17% và tỷ lệ nam:
34,73 giảm 11,17% so với năm 2010).
- Về cơ cấu LĐ theo trình độ : tỷ trọng nhân viên có bằng ĐH, CĐ chiếm tỷ trọng thấp
hơn so với nhân viên có trình độ trung cấp, phổ thông. Thể hiện, công ty lựa chọn
những người có trình độ cao giữa vị trí quản lý các phòng ban, làm công tác hướng
dẫn cho nhân viên. Còn những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, lắp ráp
thì không cần bằng cấp, điều này giúp giảm thiểu chi phí thuê nhân công, giảm giá
thành sản phẩm. Cơ cấu theo trình độ có xu hướng giảm giữa các năm, công ty chú
trọng đến việc thu hút nguồn nhân lực ở địa phương và tạo công ăn việc làm cho người
lao động.
1.7.3 Cách quản lý lao động của công ty:
Để quản lý lao động một cách hiệu quả, công ty đã đề ra nội quy lao động và các
quy định về khen thưởng, xử phạt. Trong nội quy lao động có quy định rõ ràng về thời
gian lao động và thời gian nghỉ ngơi, các quy định về trật tự trong công ty, an toàn lao
động và vệ sinh nơi làm việc, bảo vệ tài sản nội bộ, các hình thức xử lý vi phạm về kỷ
luật lao động và trách nhiệm vật chất.
Thời gian lao động quy định của công ty là 8 giờ /1 ngày/ 1 ca. 3ca/ngày
Thông qua nhu cầu thực tế về tình hình lao động công ty có các chính sách tuyển
dụng phù hợp. Phòng nhân sự sẽ lập kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nộp lên giám đốc,
giám đốc xem xét và ký duyệt rồi gửi trả về phòng nhân sự. Khi đó phòng nhân sự sẽ

thực hiện tuyển dụng và đào tạo.
1.7.4 Tổng quỹ lương của công ty:
a) Quỹ tiền lương: Quỹ tiền lương của Công ty TNHH Funing Precision Component
bao gồm tiền lương chính và tiền lương làm thêm giờ.
Trong đó:
Quỹ lương chính cả kỳ = đơn giá tiền lương được duyệt x DT đạt được trong kỳ

b) Hình thức trả công lao động tại công ty TNHH Funing Precision Component

13
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị

Khoa quản lý kinh doanh

Lớp ĐH QTKD3_K3

Hiện nay, công ty áp dụng phương pháp tính lương theo thời gian và trả lương
theo tháng. Tiền lương được trả vào 10 hàng tháng và thanh toán qua thẻ tín dụng.
* Mức lương tháng = lương tối thiểu x (hệ số lương + phụ cấp) + Thưởng
Hàng tháng kế toán tổng hợp số ngày làm việc của lao động và số ngày nghỉ có
phép, không phép (quy định của công ty được nghỉ 2 thứ 7, 4 chủ nhật và các ngày lễ
tết theo quy định). Nếu công nhân nghỉ phép trong số ngày quy định thì vẫn được tính

lương và tiền chuyên cần mỗi tháng = 200.000 x cấp bậc.
Những ngày lễ tết (tết âm lịch, quốc tế lao động 1/5, trung thu…) công ty có
chế độ khen thưởng thêm cho nhân viên tuỳ vào cấp bậc và hiệu suất làm việc. Tháng
6 hàng năm tổ chức cho nhân viên đi du lịch khuyến khích người lao động làm việc tốt
hơn. Có phần quà tết âm lịch, tết trung thu giúp người lao động cảm thấy được quan
tâm hơn.
- phương pháp tính lương cơ bản:
TLCBi = lương tối thiểu x Hi
Trong đó : TLCBi là tiền lương cơ bản cho công nhân i
Hi là hệ số lương của công nhân i
Theo quy định mức lương tối thiểu tại công ty hiện nay là 2.400.000. Công ty căn cứ
vào cấp bậc công ty tính hệ số lương cấp bậc theo hệ thống thang lương theo Nghị
định 97/2009/NĐ-CP; Nghị định 98/2009/NĐ-CP sửa đổi theo Nghị định số
205/2004/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ về chế độ tiền
lương trong các doanh nghiệp Nhà nước.
- Phương pháp tính lương phép:
TLPi = số ngày lễ, phép x ( TLCBi : 22)
Trong đó: TLPi: tiền lương phép của công nhân i
- Phương pháp tính phụ cấp:
PCi = Ni x Ti
Trong đó: PCi : là phụ cấp theo chế độ của công nhân i
Ni : là số ngày công thực tế phát sinh trợ cấp i của công nhân trong tháng
Ti: tiền phụ cấp theo quy định với mỗi ngày công
Năm 2011, Công ty áp dụng chế độ phụ cấp: với công nhân làm 8h/ngày 1 bữa
ăn trưa/ngày tương ứng với 25.000/ngày. Phụ cấp độc hại 5000đ/người/ca. Tuỳ từng
cấp bậc mà hệ số phụ cấp khác nhau. Ngoài ra công ty còn có chế độ phụ cấp cho

14
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị

Khoa quản lý kinh doanh

Lớp ĐH QTKD3_K3

những người có trách nhiệm như trưởng phòng 100.000đ/tháng, quản lý phân xưởng
80.000đ/tháng...
- phương pháp tính lương làm thêm giờ:
TLLTG = ∑ Tgi x T
Trong đó: ∑Tgi: là tổng thời gian làm thêm giờ
T: tiền lương bình quân làm thêm giờ ( Năm 2011,công ty quy định tiền
lương làm thêm giờ là 10.000đ/h)
- Các khoản trích theo lương:
Theo nghị định số 62/2009/NĐ-CP ban hành ngày 27/7/2009 (có hiệu lực thi hành từ
1/10/2009) của Thủ tướng Chính phủ quy định mức trích các khoản như sau:
- BHXH: Người LĐ đóng 6%

Người SDLĐ đóng 16%

- BHYT: Người LĐ đóng 1,5%

Người SDLĐ đóng 3%


- BHTN: Người LĐ đóng 1%

Người SDLĐ đóng 1%

- Kinh phí CĐ đóng 1% trên tổng quỹ lương
Khi công nhân, nhân viên của công ty ốm đau sẽ được trả bảo hiểm theo quy định.
Người nhận trợ cấp có trách nhiệm hoàn thiện thủ tục còn công ty có trách nhiệm giúp
nhân viên hoàn thiện và hướng dẫn nhân viên nhận được trợ cấp theo quy định.

1.8 Những vấn đề về tài chính doanh nghiệp:
1.8.1 Khái quát chung về tình hình tài chính của công ty:
Bảng phụ lục 1, phụ lục 2
1.8.2 Phân tích các tỷ số tài chính của công ty:
Đơn vị tính: 1000 đ
a) Các tỷ số về khả năng thanh toán:
- Tỷ số khả năng thanh toán chung =

= 1,33

- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh =

= 1,09

15
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị

Khoa quản lý kinh doanh

Lớp ĐH QTKD3_K3

Ta thấy tỷ số khả năng thanh toán chung là 1,33 >1 và tỷ số khả năng thanh
toán nhanh là 1,09 >1 như vậy chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán 1 cách
dễ dàng các khoản nợ ngắn hạn.
b)Các tỷ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
- Tỷ số cơ cấu tài sản lưu động =

= 0,25

- Tỷ số cơ cấu tài sản cố định =

= 0,69

- Tỷ số tự tài trợ ( tỷ số cơ cấu NVCSH) =

= 0,82

Dựa vào bảng cân đối kế toán và các tỷ số đã phân tích ta thấy TSCĐ và
nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tương đối lớn. Bên cạnh đó tỷ số tự tài trợ
của công ty là 0,82 > 0,5 cả 2 tỷ số khẳng định tình hình tài chính của công ty là vững
chắc.
c)Các tỷ số về khả năng hoạt động (hay sức hoạt động/ Sức sản xuất/ Năng
suất)

- Tỷ số vòng quay tài sản lưu động =

= 3,5

- Tỷ số vòng quay tổng tài sản =

= 0,85

- Tỷ số vòng quay hàng tồn kho =

= 17,87

Các tỷ số vòng quay của doanh nghiệp tương đối lớn thể hiện sự hoạt động
của doanh nghiệp ổn định và rất tốt. Tỷ số quay vòng hàng tồn kho 17,87 rất lớn thể
hiện doanh nghiệp có khả năng quay vòng hàng tồn kho nhanh, không xảy ra hàng sản
xuất ra bị ứ đọng trong kho. Ngoài ra, tỷ số quay vòng tài sản lưu động 3,5 lớn thể
hiện khả năng quay vòng tài sản lưu động tốt. Thể hiện doanh nghiệp thực sự có thế
mạnh về tài chính.
d)Các tỷ số về khả năng sinh lợi (sức sinh lời / Doanh lợi)

16
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị


Khoa quản lý kinh doanh

Lớp ĐH QTKD3_K3

- Doanh lợi tiêu thụ - ROS

=

= 0,29

- Doanh lợi vốn chủ - ROE

=

= 0,36

- Doanh lợi tổng tài sản - ROA =

= 0,25

Nhận thấy các tỷ số về khả năng sinh lời của công ty nhỏ như vậy đây là vấn
đề gây khó khăn cho công ty. Tỷ số khả năng sinh lời của tổng tài sản là tỷ số biểu
hiện quan trọng nhất đối với doanh nghiệp nhưng tỷ số này của công ty lại chưa cao
(0,25) doanh nghiệp cần khắc phục. Về tỷ số khả năng sinh lời của vốn chủ quan trọng
với các nhà đầu tư, Nếu công ty nâng được tỷ số này lên sẽ giúp thu hút thêm vốn đầu
tư. Giải quyết các vấn đề về vốn vay, và giảm thiểu các khoản nợ cho công ty.

17
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị

Khoa quản lý kinh doanh

Lớp ĐH QTKD3_K3

PHẦN 2
Đánh giá chung và các đề xuất về lựa chọn chuyên đề, đề tài tốt
nghiệp
2.1 Đánh giá chung:
Trong những năm, qua trải qua rất nhiều khó khăn đặc biệt là cuộc khủng
hoảng kinh tế cuối năm 2008 rất nhiều công ty phá sản, Công ty TNHH Funing
Precison Component đã phải nỗ lực rất nhiều để duy trì sự tồn tại và phát triển như
ngày nay.
2.1.1 Những điểm mạnh của công ty:
Các thiết bị linh kiện điện tử, máy tính, điện thoại, đồ gia dụng đang ngày một
cần thiết do đó công ty chuyên lắp ráp các thiết bị này là cần thiết và phù hợp với xu
hướng phát triển. Bên cạnh đó là công ty độc quyền trong Cụm Công Nghiệp về sản
xuất linh kiện điện tử do đó Công ty có những nền tảng để phát triển và mở rộng.
- Công tác tiêu thụ sản phẩm và marketing : là nhà lắp ráp linh kiện điện tử
và phân phối độc quyền tại Khu Công Nghiệp Quê Võ,và sản xuất theo đơn đặt hàng
nên việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn, và đảm bảo số lượng giữa sản xuất và tiêu
thụ. Đồng thời công tác Marketing cho hình ảnh của công ty cũng dễ dàng hơn do uy

tín của công ty gắn liền với uy tín của Tập Đoàn Hồng Hải. Và các sản phẩm sản xuất
ra luôn đảm bảo chất lượng, tạo niềm tin cho khách hàng thân thiết và thu hút khách
hàng mới. Mở rộng việc phân phối sản phẩm sang các cụm công nghiệp khác trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh khác.
- Công tác quản lý tiền lương, lao động: Công ty áp dụng tính lương theo thời
gian. Có chế độ lương thưởng phù hợp, thu hút và giữ chân người lao đông. Qua chế
độ lương thưởng phù hợp giúp nâng cao hiệu quả làm việc, và chất lượng công việc.
Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn đào tạo nguồn lao động có tay nghề phục vụ
cho nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp.
- Tài chính doanh nghiệp: tình hình tài chính của Công ty tương đối vững
chắc, thể hiện khả năng tồn tại giúp doanh nghiệp ổn định. Công ty làm ăn có lãi,
thanh toán đầy đủ các khoản vay ngắn hạn và dài hạn...

18
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị

Khoa quản lý kinh doanh

Lớp ĐH QTKD3_K3

-Tài sản cố định của doanh nghiệp: công ty có vốn đầu tư cho TSCĐ tương
đối lớn điều đó khẳng định sự ổn định, công ty luôn chú trọng đầu tư đổi mới trang

thiết bị. Đầu tư các máy móc thiết bị có công nghệ mới nâng cao năng suất lao động
và hiệu quả làm việc của người lao động. Máy móc thiết bị nhà xưởng có thời gian bảo
dưỡng thường xuyên nhằm đảm bảo chất lượng làm việc của từng bộ phận.
- Công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trong Doanh Nghiệp:
Công ty luôn đảm bảo lượng Nguyên vật liệu được cung cấp đầy đủ và kịp thời, không
để tồn kho quá nhiều hay tình trạng thiếu hụt bất kỳ thời điểm nào. Lập kế hoạch về
định mức vật tư rõ ràng tránh thiếu hụt, lãng phí vật tư trong quá trình sản xuất.
- Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Doanh Nghiệp tính
giá thành dựa vào chi phí sản xuất và phần trăm lợi nhuận cộng thêm. Chi phí được tập
hợp theo 8 khoản mục nên thuận lợi cho việc định giá thành sản phẩm.
2.1.2 Những hạn chế của Công ty:
- Do vừa phải khắc phục khó khăn sau khủng hoảng kinh tế, vừa phải gia tăng
sản xuất nên công ty chưa thực sự hoàn thiện được mọi công tác về sản xuất, lắp ráp.
- Nguồn nguyên liệu (các thiết bị, các linh kiện chủ yếu là nhập khẩu 100%),
chi phí sản xuất sẽ rất cao ảnh hưởng đến lợi nhuận đạt được. Công ty đang có kế
hoạch xây dựng xưởng sản xuất thiết bị để phục vụ cho 1 phần nhu cầu của công ty.
- Tuy công ty làm ăn có lãi nhưng số lãi không lớn dẫn đến các tỷ số tài chính
thể hiện khả năng sinh lợi chưa cao. Khả năng sinh lợi ROE, ROA chưa cao đây là mặt
hạn chế công ty cần khắc phục cải thiện lợi nhuận thực của mình.
- Việc đầu tư về tài sản cố định (MMTB, Nhà xưởng) của công ty tương đối
lớn dẫn đến tốn kém cho nguồn vốn vay ban đầu. MMTB được trang bị mới hoàn toàn
với công nghệ tiên tiến do đó người lao động gặp khó khăn trong khi mới làm việc. Vì
hầu hết người lao động ở trình độ phổ thông.
- Trong công tác quản lý lao động, tiền lương: hiện nay, tình trạng công nhân
bỏ việc rất nhiều mặc dù công việc không vất vả, lương không phải quá thấp. Khi làm
ca đêm có tình trạng người lao động trốn việc, làm việc qua loa không kiểm tra kĩ sản
phẩm dẫn đến lỗi sản phẩm tổn thất rất nhiều cho doanh nghiệp.

19
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị

Khoa quản lý kinh doanh

Lớp ĐH QTKD3_K3

2.2 Đề xuất đề tài và lý do chọn đề tài tốt nghiệp:
2.2.1: Đề tài: “ Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công
ty”
2.2.2: Lý do chọn đề tài:
Với bất kỳ một đất nước nào thì con người là nòng cốt làm nên sự phát triển
của quốc gia đó như câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Thu nhỏ lại trong
phạm vi một doanh nghiệp thì nguồn nhân lực là yếu tố trực tiếp góp phần vào sự tồn
tại, phát triển của doanh nghiệp đó. Muốn người lao động gắn bó lâu dài với doanh
nghiệp, phục vụ tốt doanh nghiệp vì mục tiêu chung của doanh nghiệp thì nhiệm vụ
của doanh nghiệp là tạo được niềm tin động lực cho người lao động. Đứng trước tình
trạng người lao động thường xuyên bỏ việc, không đi làm đúng giờ, gần đây có rất
nhiều công nhân xin nghỉ chỉ sau có một tháng làm việc. Do đó, em chon đề tài “ Hoàn
thiện công tác tạo động lực cho người lao động”. Nhằm đưa ra một số hướng giải
quyết khắc phục tình trạng bỏ việc, chán việc của người lao động.
Nước ta đang trong giai đoạn đổi mới cơ chế quản lý kinh tế thực tiễn đặt ra cho
mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường phải làm thế nào để sản
xuất kinh doanh có hiệu quả góp phần xây dựng nền kinh tế ổn định, nâng cao đời

sống vật chất tinh thần cho người lao động .
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và sự giúp đỡ của anh, chị trong công ty nhưng em
vẫn còn nhiều sai sót rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, đặc biệt là cô Phùng
Kim Phượng để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

20
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị

Khoa quản lý kinh doanh

Lớp ĐH QTKD3_K3

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Khoa Quản lý kinh doanh, Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội “ Tài liệu
hướng dẫn Thực tập tôt nghiệp”
[2] Thân Thanh sơn (chủ biên & các tác giả, Thống kê doanh nghiệp, ĐHCNHN:
Hà nội, 2010).
[3] Sách Quản trị nhân lực – Đại học kinh tế quốc dân
[3] Dữ liệu của Công ty TNHH Funing Precision Component (Bảng cân đối kế
toán năm 2011, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011).


21
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị

Khoa quản lý kinh doanh

Lớp ĐH QTKD3_K3

22
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị

Khoa quản lý kinh doanh

Lớp ĐH QTKD3_K3


PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Bảng cân đối kế toán năm 2011
Phụ lục 2 : Báo cáo kết quả kinh doanh 2011

23
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị

Khoa quản lý kinh doanh
Phụ lục 1:Bảng 1.6: Bảng cân đối kế toán năm 2011

Lớp ĐH QTKD3_K3

Bảng cân đối kế toán
Tại ngày 31/12/2011
Đơn vị tính: 1000đ
TÀI SẢN

Mẫu số: N01 - DN
Mã số

Thuyết
minh


Đầu năm

Cuối năm

A. Tài sản ngắn hạn (100= 100
110+130+140)

13.674.563

14.457.283

I. Tiền và các khoản tương 110
đương tiền

4.136.782

6.140.503

2.283.095

3.539.913

1.Tiền

111

V.01

2. Các khoản tương đương tiền


112

1.853.687

2.600.590

II. Các khoản phải thu

130

6.554.767

5.675.800

1. Phải thu khách hàng

131

3.765.091

2.980.400

2. Trả trước cho người bán

132

2.100.050

2.256.000


3. Các khoản phải thu khác

135

689.626

439.400

III. Hàng tồn kho

140

2.983.014

2.640.980

1. Hàng tồn kho

141

2.983.014

2.640.980

B. Tài sản dài hạn (200=220+ 200
250+260)

45.291.287


44.840.505

I.Tài sản cố định

220

36.810.000

35.960.000

1.Tài sản cố định hữu hình

221

33.186.780

32.247.720

V.02

V.03

V.04

- Nguyên giá

222

33.220.000


32.280.000

- GT hao mòn luỹ kế

223

(33.220)

(32.280)

2.Chi phí XD cơ bản dở dang

230

3.623.220

3.712.280

V.05

Bảng cân đối kế toán ( tiếp theo)
Tại ngày 31/12/2011

24
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Thanh Hiền

Sinh viên: Nguyễn Thị

Khoa quản lý kinh doanh

Lớp ĐH QTKD3_K3

Tài sản

Mã số

II. Các khoản đầu tư TC DH

250

1. Đầu tư dài hạn khác

258

III. Tài sản dài hạn khác

260

1. Chi phí trả trước dài hạn

261

Tổng tài sản(270=100+200)


270

NGUỒN VỐN

Mã số

Đầu năm

Cuối năm

5.421.950

5.421.950

5.421.950

5.421.950

3.059.337

3.458.555

3.059.337

3.458.555

58.965.850

59.297.788


Đầu năm

Cuối năm

(300= 300

17.951.505

18.236.751

I. Nợ ngắn hạn

310

10.256.080

10.835.771

1.Vay và nợ ngắn hạn

311

4.900.100

4.613.990

2. Phải trả người bán

312


3.124.980

2.571.511

3.Người mua trả tiền trước

313

2.231.000

3.650.270

II. Nợ dài hạn

330

7.695.425

7.400.980

1.Phải trả dài hạn người bán

331

-

-

2.Phải trả dài hạn nội bộ


332

-

-

3. Phải trả dài hạn khác

333

2.569.524

2.670.980

4.Vay và nợ dài hạn

334

5.125.901

4.730.000

41.014.345

41.061.037

41.014.345

41.061.037


A. Nợ phải
310+330)

B.Vốn
chủ
(400=410+430)

trả

sở

I. Vốn chủ sở hữu (CSH)

Thuyết
minh

V.13

V.14

Thuyết
minh

V.15

V.20

V.21

hữu 400

410

V.22

25
GVHD: TH.S PHÙNG KIM PHƯỢNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


×