Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG VÀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THĂNG LONG
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và
khai thác khoáng sản Thăng Long
1.1.1 Sơ lược về Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng
Long
- Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN THĂNG LONG
- Loại hình doanh nghiệp : Công ty Cổ phần
- Địa chỉ: Số 129, đường Bắc Nam, Phường Gia Sàng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên.
- Điện thoại : 02803 657 669
- Fax : 02803 608 555
- Mã số thuế : 0200827394
- Số tài khoản: 102010000075454
- Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam
chi nhánh Thái Nguyên.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty: Giám đốc Nguyễn Huy Quý
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long được
thành lập theo đăng kí kinh doanh vào ngày 27/02/2009 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh
Thái Nguyên.
Công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh, rong các lĩnh vực: Khai thác, chế biến, mua
bán khoáng sản, thăm dò, tư vấn đầu tư khai thác mỏ và xây dựng các công trình
Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có quyền tự chủ
trong kinh doanh, có con dấu, biểu tượng, được mở tài khoản tiền Việt Nam và ngoại
tệ tại kho bạc nhà nước, các ngân hàng trong nước và ngoài nước theo quy định của
Pháp luật.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
1
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Với 5 năm hoạt động, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản
Thăng Long đã xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi về chuyên
môn, năng động, sáng tạo, cùng hệ thống thiết bị máy móc chuyên dùng hiện đại. Đủ
năng lực tiến hành mọi dự án thuộc lĩnh vực công ty hoạt động.
1.1.3 Quy mô hiện tại của công ty
Căn cứ vào quyết định số 10/ QĐ- HĐQT ngày 28/12/2008 của Hội đồng quản trị
về việc góp vốn thành lập Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản
Thăng Long .Cụ thể:
- Vốn điều lệ: 6.200.000.000 đồng ( Sáu tỷ hai trăm triệu đồng chẵn).
- Số cổ phần: 620.000 cổ phần ( Sáu trăm hai mươi nghìn cổ phần).
Vốn của công ty được chia thành vốn lưu động và vốn cố định:
- Vốn cố định chính là số tiền ứng trước mà công ty dùng để mua sắm, xây dựng
tài sản cố định.
- Vốn lưu động được công ty xử dụng để xoay vòng trong quá trình sản xuất
kinh doanh từ khâu dự trữ, khai sản xuất và lưu thông.
Công ty hiện có 370 lao động, là đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý, công nhân lành
nghề. Với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp sẽ luôn luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng
một cách kịp thời.
1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty
* Các lĩnh vực hoạt đông của doanh nghiệp
- Khai thác, chế biến, mua bán khoáng sản, quặng kim loại, sắt, đồng , thép,
vàng, bạc, chì, kẽm.
- Tư vấn, đầu tư khai thác mỏ
- Thăm dò khoáng sản
- Xây dựng các công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, điện năng.
* Hàng hóa dịch vụ chủ yếu mà doanh nghiệp hiện tại đang kinh doanh
- Bột vàng
- Quặng vàng
- Quặng sắt
1.3 Quy trình sản xuất của công ty
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
2
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Công ty áp dụng quy trình tuyển quặng của tập đoàn SSG, đây là một trong
những quy trình tiên tiến nhất hiện nay.
Sơ đồ 1.1: Quy trình tuyển quặng vàng
Tóm tắt quy trình như sau: Quặng khai thác từ hầm lò được vận chuyển về
xưởng tuyển. Tại đây quặng được đưa vào máy đập hàm, đập đến cỡ hạt ≤ 15 mm.
Sau đó được đưa vào máy nghiền bi cùng lúc với việc cung cấp vôi tạo độ pH thích
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
Quặng nguyên khai
Băng tải
Máy cấp liệu rung
Máy nghiền bi
Máy phân cấp hạt
Máy đập hàm
Hạt lớn
3
Tuần
hoàn
nước
Thùng khuấy trộn
Máy tuyển nổi
Tinh quặngBể chứa
Tuyển trọng lựcNấú luyện
Au Bể chứa nước thải Bể lắng cát Bể chứa
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
hợp cho quá trình tuyển nổi. Quặng được nghiền đến cấp hạt 200 mesh – 0.074mm
(đạt tỷ lệ đến 50-60%). Dung dịch bùn quặng sau khi qua máy nghiền bi được đưa
vào máy lắng phân cấp. Phần sản phẩm nặng trong đó hợp kim của vàng và chì được
tách ra từ máy phân cấp, tiếp tục được đưa qua tuyển trọng lực bằng bàn đãi lắc.
Quặng đuôi được loại bỏ và sản phẩm cát nặng thu được, sẽ được đưa vào nấu luyện
để thu hồi vàng.
Bùn khoáng và thuốc tuyển được cấp vào thùng khuấy, được khuấy mạnh với
tốc độ quay của bánh khuấy máy tuyển nổi. Nhanh chóng mở van cho không khí vào
máy và điều chỉnh lượng không khí đó, đồng thời điều chỉnh chiều cao mức nước
trong ngăn máy và tiến hành đo độ pH, nhiệt độ bùn quặng.
Sau một thời gian ngắn, lớp bọt bóng khoáng hóa sẽ hình thành trên mặt thoáng
của bùn quặng. Căn cứ thời gian tuyển định sẵn mà tiến hành gạt và thu hồi trong bể
chứa. Phần hỗn hợp bùn quặng nặng nằm dưới đáy được chuyển qua công đoạn
tuyển trọng lực để thu hồi bột vàng.
Kết thúc quá trình tuyển nổi ta thu hồi được hai dạng sản phẩm sau :
1. Bột vàng
2. Hỗn hợp tinh quặng chứa vàng.
Phần nước thải được tập hợp vào bể chứa nước thải, sau đó được lắng cát tại bể
lắng cát, nước trong sau khi lắng cát được tuần hoàn tái sử dụng thông qua bể chứa
nước trong.
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.4.1 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Hiện này, tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng
Long, bộ máy quản lý điều hành của công ty bao gồm : Giám đốc công ty, phó giám
đốc, kế toán trưởng và có 3 phòng ban, trưởng phó các đơn vị sản xuất thuộc công ty.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
4
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức quản lý của Công ty
1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
* Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi và nghĩa vụ của
công ty.
* Ban lãnh đạo công ty
- Giám đốc: Giám đốc công ty là người đại diện pháp nhân về mọi hoạt động và
quyền lợi, nghĩa vụ của công ty trước pháp luật nhà nước, được Hội đồng quản trị bổ
nhiệm và được giao quyền lãnh đạo, quản lý điều hành hoạt động của công ty đồng
thời chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên về những quyết
định của mình và mọi kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Trực tiếp chỉ đạo phòng tổ chức hành chính về công tác tiền lương, nhân sự.
+ Trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán tài vụ về công tác kế toán
+ Trực tiếp chỉ đạo phòng kế hoạch kỹ thuật về kế hoạch khai thác, thu mua.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ HOẠCH
KỸ THUẬT
PHÒNG KẾ TOÁN
TÀI VỤ
PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÌNH
ĐỘI KHAI
THÁC
ĐỘI XE ĐỘI SX 1 ĐỘI SX 1
5
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
+ Chỉ đạo công việc hành chính
- Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân công và
ủy quyền theo văn bản, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty.
Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước nhà nước và trước Giám đốc về những việc đã
được phân công phụ trách.
* Các phòng ban chức năng.
- Phòng tổ chức hành chính : có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc
công ty làm các công tác sản xuất và điều hành quản lý sản xuất kinh doanh cho phù
hợp với quá trình thực hiện nhiệm vụ từng thời kỳ.
Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và giám đốc điều hành về công tác
tổ chức nhân sự và tính chính xác trong quá trình thực hiện.
Soạn thảo các văn bản, quyết định, quy định trong phạm vi công việc được
giao.
Tổ chức thực hiện in ấn tài liệu, tiếp nhận, phân phối kịp thời văn bản, báo
chí hàng ngày, quản lý con dấu bản thảo, giữ gìn bí mật thông tin trong công tác tổ
chức sản xuất kinh doanh.
Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho các cuộc họp ở công ty. Có trách nhiệm
lưu giữ, bổ sung hồ sơ tài liệu và các văn bản hướng dẫn.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật : chủ động xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm như kế
hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư phù hợp với tiến độ sản xuất kinh doanh
của từng thời kỳ. Giám sát kỹ thuật các công trình thi công, lập phiếu giá thanh toán.
- Phòng kế toán tài vụ: Ghi chép đầy đủ các chứng từ ban đầu, cập nhập sổ sách
kế toán, phản ánh đầy đủ chung thực, chính xác và khách quan. Lập báo cáo tài chính
đúng thời hạn theo quy định của nhà nước, công bố, công khai kết quả sản xuất kinh
doanh, tài sản nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp.
- Các đội thi công : Tổ chức thi công các công trình theo đúng tiến độ, đúng thiết
kế kỹ thuật và dự toán được lập.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
6
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
PHẦN 2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC
KHOÁNG SÀN THĂNG LONG
2.1 Phân tích hoạt động Marketing của công ty
2.1.1 Tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty
Trong giai đoạn hiện nay, Marketing ngày càng trở nên quan trọng, nó giúp
doanh nghiệp mở rộng thị trường, đến gần hơn khách hàng và thúc đẩy nền kinh tế
phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của Marketing nên công ty luôn quan tâm
sát sao đến vấn đề Marketing của công ty.
* Thị trường tiêu thụ hàng hóa
Sản phẩm của công ty chủ yếu là những khoáng sản có giá trị cao như: bột vàng,
quặng vàng và quặng sắt, đó là những sản phẩm có tính đặc thù riêng nên khách hàng
của công ty chủ yếu là các công ty luyện vàng, các doanh nghiệp chuyên chế tác vàng,
công ty gang thép, công ty kim loại cả ở trong và ngoài nước.
Vì là một công ty mới ra nhập thị trường chưa lâu nên thị trường của công ty chủ
yếu là thị trường Thái Nguyên, Hà Nội, Lạng Sơn và một số tỉnh lân cận khác.
Bảng 2.1: Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm năm 2010. 2011 và 2012
ĐVT: Tỷ đồng
STT
Thị
trường
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch
2012/ 2010
Chênh lệch
2012/2011
Doanh
thu
Cơ
cấu
(%)
Doanh
thu
Cơ
cấu
(%)
Doanh
thu
Cơ
cấu
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
1 Thái
Nguyên
15,3 29,9 16,2 26,6 17,8 27,1 0,9 5,9 1,6 9,9
2 Hà Nội 25,2 45,9 30,6 50,2 35,8 54,5 0,9 3,6 5,2 17
3 Lạng
Sơn
5 9,1 6 9,8 7,1 10,8 1 20 2,1 35
4 Tỉnh
khác
9,4 17,2 8,1 13,3 5 7,6 (1,3) (13,8) (3,1) (38,3)
(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật)
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
7
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy, thị trường chủ yếu của công ty là thj trường Hà Nội và thị
trường Thái Nguyên.
- Năm 2010, doanh thu từ thị trường Thái Nguyên là 15,3 tỷ đồng tương ứng
29,9%, năm 2011 tăng lên ở mức 16,2 tỷ đồng tuy nhiên cơ cấu lại giảm xuống còn
26,2%. Năm 2012, doanh thu tăng lên 1,6 tỷ đồng là 17,8 tỷ đồng chiếm 27,1%.
- Tại thị trường Hà Nội, trong 3 năm qua cả doanh thu và cơ cấu đều tăng. Năm
2010, doanh thu là 25,2 tỷ đồng (45,9%), năm 2011, doanh thu là 30,6 tỷ đồng
(50,2%), năm 2012 doanh thu là 35,8 tỷ đồng (54,5%).
- Tại Lạng Sơn, qua 3 năm cả doanh thu và cơ cấu đều tăng. Điều đó cho thấy
công ty đang mở rộng thị trường lên Lạng Sơn.
- Các tỉnh khác: cả doanh thu và cơ cấu đều có xu hướng giảm xuống.
* Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty
Đặc điểm nổi bật của công ty là loại hàng hóa đặc biệt. Nó không giống những
loại hàng hóa khác được bày bán một cách rộng rãi trên thị trường bới nó là những sản
phẩm có đặc điểm kỹ thuật cao và có giá trị lớn.
Trong những năm gần đây việc tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng thu được
nhiều kết quả ta có thể thấy điều đó qua bảng báo cáo sau:
Bảng 2.2: Giá trị các sản phẩm tiêu thụ của công ty từ năm 2010 đến năm 2012
ĐVT: Tỷ đồng
Năm Tổng giá trị các sản phẩm
tiêu thụ
Chênh lệch (%)
2010 54,8 -
2011 60,9 11,14
2012 65,7 7,89
(Phòng : Kế hoạch -Kỹ thuật )
Nhận xét:
Qua bảng số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty từ 2010 trở lại đây, ta
thấy Công ty đang có sự phát triển mạnh mẽ cụ thể là: tổng giá trị sản phẩm thu được
năm 2011 tăng so với 2010 là 6,1 tỷ đồng tương ứng với 11,14 % . Năm 2012 tổng giá
trị sản phẩm bán được tăng 4.8 tỷ hay 7,89% so với năm 2011, và tăng 10.9 tỷ đồng
tương ứng 18,89 % so với năm 2010. Tổng giá trị sản phẩm bán được năm 2012 tăng ít
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
8
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
hơn so với năm 2011 song đó cũng là một kết quả tốt đẹp do sự cố gắng, nỗ lực của
toàn bộ các thành viên trong công ty. Kết quả trên cho thấy công ty đã biết tận dụng
tốt các cơ hội do nền kinh tế mang lại.
2.1.2 Giá cả sản phẩm
Đối với những sản phẩm công nghiệp , giá cả không phải là yêu tố hàng đầu
nhưng nó vẫn luôn là một yếu tố quan trọng trong việc cạnh tranh và thu hút khách
hàng. Tuy nhiên, vì sản phẩm của công ty có tính đặc thù riêng nên giá cả là một vấn
đề tương đối nhạy cảm. Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề, công ty đã đưa ra mức
giá phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Căn cứ để định giá sản phẩm của công ty:
- Giá của đối thủ cạnh tranh
- Giá thành sản xuất sản phẩm
- Các loại chi phí sản xuất sản phẩm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
- Căn cứ quy luật cung cầu, giá cả trên thị trường
- Căn cứ vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: đảm bảo hòa vốn, tăng tối
đa lợi nhuận trước mắt, thị phần hay chất lượng sản phẩm.
2.1.3 Hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp
Do những đặc tính đặc biệt của sản phẩm cũng như đặc thù của nghành sản xuất,
nên công ty đã sử dụng kênh phân phối trực tiếp.
Sơ đồ 2.1: Kênh phân phối sản phẩm của công ty
Các sản phẩm của công ty không được cung cấp tới các đại lý. Để đáp ứng nhu
cầu khách hàng công ty trực tiếp vận chuyển hàng hóa đến cho khách hàng hoặc khách
hàng sẽ nhận vận chuyển sản phẩm tùy theo sự thỏa thuận giữa 2 bên trong hợp đồng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
Công ty Cổ phần đầu tư xây
dựng và khai thác khoáng
sản Thăng Long
Khách hàng
9
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Vì vậy, sử dụng kênh phân phối trực tiếp công ty có thể đáp ứng nhanh chóng những
nhu cầu của khách hàng trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo tiến độ.
2.1.4 Các hình thức xúc tiến bán hàng mà doanh nghiệp đã áp dụng
Để có được những kết quả tốt trong sản xuất kinh doanh, công ty luôn đặt định
hướng phát triển lâu dài, chiếm lĩnh thị trường mở rộng sản xuất và tự chủ trong hoạt
động sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng. Bởi vậy công ty luôn chú trọng đến
hình thức quảng bá và đưa sản phẩm tới khách hàng. Doanh nghiệp áp dụng nhiều
hình thức xúc tiến bán hàng với các giải pháp tài chính như giảm giá với khách hàng
tiêu thụ khối lượng sản phẩm lớn, chiết khấu bán hàng và đa dạng hóa các hình thức
thanh toán. Một số hình thức xúc tiến bán hàng doanh nghiệp thường áp dụng như:
- Tham gia các hội chợ triển lãm chuyên nghành
- Quảng cáo qua truyển thanh, truyền hình
- Bán hàng trực tiếp.
2.1.5 Nhận xét tình hình Marketing của công ty
Hiện nay, công ty chưa có phòng Marketing, chưa có bộ phận chuyên trách mảng
Marketing của công ty. Vì vậy, công ty nên thiết lập nên phòng Marketing để thúc đấy
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2 Tình hình tiền lương lao động tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai
thác khoáng sản Thăng Long
2.2.1 Cơ cấu lao động
Do tính chất công việc cũng như hoạt động dặc thù của công ty do đó, tuy số
lượng lao động của công ty có biến động nhưng không lớn. Về số lượng lao động, tính
đến cuối năm 2012, công ty có tổng số lao động là 370 người. Cơ cấu lao động của
công ty được thể hiện qua bảng sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
10
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động năm 2010, 2011 và 2012
Tiêu chí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch
2013/2011
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
I. Phân
loại theo
giới tính
320 100 352 100 370 100 32 10 18 5.11
1. Nam 220 68,75 242 68,75 253 68,38 22 10 11 4.55
2. Nữ 100 31,25 110 31,25 117 31,62 10 10 7 6.36
II. Phân
loại theo
trình độ
lao động
320 100 352 100 370 100 32 10 18 5.11
1. Đại học 20 6,25 30 8,52 32 8,65 10 50 2 6.67
2. Cao
đẳng-
trung cấp
10 3,13 10 2,84 15 4,05 0 0 5 50
3. Công
nhân kỹ
thuật
160 50 174 49,43 180 48,65 14 8.75 6 3.45
4. Lao
động phổ
thông
130 40,63 138 39,2 143 38,65 8 6.15 5 3.62
III. Phân
loại theo
tính chất
lao động
320 100 352 100 370 100 32 10 18 5.11
1. Lao
động trực
tiếp
200 62,5 190 53,98 200 54,05 -10 -5 10 5.26
2. Lao
động gián
tiếp
120 37,5 162 46,02 170 45,95 42 35 8 4.94
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Nhận xét:
Qua bảng cơ cấu lao động của công ty ta thấy: Tổng số lao động tăng dần qua các
năm. Từ 320 lao đông năm 2010 tăng lên 352 lao động năm 2011 và 370 lao động năm
2012. Cơ cấu lao động có sự thay đổi không đáng kể.
- Theo giới tính: Tổng số lao động nam và lao động nữ tăng lên tương đối đồng
đều qua các năm. Do đặc thù của nghành sản xuất nên tổng số lao động nam chiếm tỷ
trọng cao hơn là hợp lý. Cụ thể, năm 2010, tổng số lao động nữ là 100 người chiếm
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
11
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
31,25%, lao động nam là 220 người chiếm 68,75%. Năm 2011, lao động nữ là 110
người, lao động nam là 242 người và tỷ lệ thì không thay đổi. Năm 2012, lao động nữ
là 117 người chiếm 31,62 , lao động nam là 223 người chiếm 68,38%.
- Theo trình độ lao động: Trình độ của nhân viên trong công ty đang ngày càng
được nâng cao. Thể hiện, lao động có trình độ đại học và cao đẳng - trung cấp qua 3
năm đều tăng lên. Lao đông có trình độ đại học tăng lên 10 người vào năm 2011 tương
ứng 5% và tăng nhẹ vào năm 2012 là từ 30 người năm 2011 lên 32 người tương ứng
tăng 6,67%. Số lao động có trình độ cao đẳng trung cấp năm 2011 không có sự thay
đổi so với 2010 vẫn là 10 người. Tuy nhiên năm 2012 đã tăng lên 50% tức là tăng lên
5 người là 15 người. Số lao động là công nhân kỹ thuật tăng 14 người vào năm 2011
tức tăng 8,75% so với 2010. Tăng lên 6 người (3,45%) vào năm 2012 thành 180 người.
Lao động phổ thông tăng 32 người từ năm 2010 tới 2011 và tăng lên 18 người từ năm
2011 tới 2012. Đây là những con số đáng khen ngợi bởi số lượng lao động có trình độ
ngày càng tăng lên đã phản ánh một phần chất lượng của công ty và sự thay đổi quy
mô của công ty.
- Theo cách phân loại theo cơ cấu lao động theo tính chất lao động: Số lao động
trực tiếp năm 2011 đãn giảm 10 người so với 2010 và năm 2012 lại tăng thêm 10
người so với 2011. Lao động gián tiếp qua các năm đều tăng, năm 2011 tăng 42 người
so với 2010 và năm 2012 tăng 8 người so với 2011. Điều này thể hiện công ty đã và
đang áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, năm 2012 do có sự mở rộng
quy mô nên cả lao động trực tiếp và gián tiệp đều tăng.
Qua bảng trên ta thấy được công ty đang chú trọng phát triển cả số lượng và chất
lượng lao động.
2.2.2 Phương pháp xây dựng định mức thời gian lao động
* Phương pháp xây dựng định mức thời gian lao động
Trong công ty hầu hết các sản phẩm, công việc đều được áp dụng định mức thời
gian để thực hiện. Để xác đinhu được mức thời gian cho một sản phẩm hoặc một công
việc công ty đã dựa trên định mức tiêu chuẩn nghành và của công ty trên cơ sở công
nghệ làm ra sản phẩm đó. Công nghệ sản xuất ra từng loại sản phẩm được các phòng
kỹ thuật công nghệ xác định và được ban hành trong công ty thực hiên. Để có định
mức thời gian cho một sản phẩm phải xác định được thời gian thực hiện từng công
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
12
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
đoạn của quá trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm đó. Các công đoạn nhỏ của quá
trình công nghệ được xác định thời gian thực hiện theo các tập hợp định mức tiêu
chuẩn của công ty.
Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long xác định
thời gian lao động theo quy định của nhà nước là 6 ngày/ tuần, 24 ngày/ tháng. Như vậy,
thời gian làm việc thực tế bình quân của một lao động trong 1 tháng của công ty là:
24 ngày/tháng x 8h /ngày= 192 h/ tháng.
* Tình hình sử dụng thời gian lao động
Theo tính chất công việc, tình hình sử dụng thời gian lao động của công ty được đánh
giá theo hai khối là khối lao động gián tiếp và khối lao động trực tiếp.
- Khối lao động gián tiếp: là những lao động không tham gia vào quá trình sản
xuất, nhưng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc vận hành và điều hòa sản xuất giúp
cho công ty hoạt động thông suốt, liên tục. Mỗi bộ phận của khối này được phân theo
nhiệm vụ, chức năng cụ thể.
- Khối lao động trực tiếp: Căn cứ vào nhiệm vụ của các đội, từ đó phân nhiệm vụ
cho các trưởng đội thực hiện công việc được giao.
2.2.3 Tình hình sử dụng lao động
Trong những năm qua, công ty đã thực hiện giảm biên chế, đào tạo nhan viên trong
công ty cũng như tuyển dụng nguồn nhân viên mới từ bên ngoài. Tuy nhiên, số lao động
đó biến động không đáng kể.
Tình hình sử dụng lao động tính đến tháng 12 năm 2012
* Ban giám đốc:
- Giám đốc: 1 người
- Phó giám đốc: 3 người
* Phòng tổ chức hành chính: 10 người
- Trưởng phòng: 1 người
- Phó phòng: 2 người
- Nhân viên: 6 người
- Văn thư, tạp vụ: 1 người
* Phòng kế hoạch kỹ thuật : 15 người
- Trưởng phòng: 1 người
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
13
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
- Phó phòng: 2người
- Nhân viên: 10 người
- Văn thư, tạp vụ: 2 người
* Phòng kế toán tài vụ: 6 người
- Kế toán trưởng: 1 người
- Kế toán viên: 5 người
* Đội khai thác
- Tổ trưởng: 1 người
- Tổ phó: 4 người
- Nhân viên: 20 người
* Đội xe:
- Tổ trưởng: 1 người
- Tổ phó: 4 người
- Lái xe: 40 người
* Đội sản xuất : 250 người
* Bộ phận giúp việc, nhà ăn, bảo về: 15 người
2.2.3.1 Tuyển dụng nhân viên
Quản lý suy cho cùng là quản lý con người. Trong phạm vi một doanh nghiệp,
quản lý và sử dụng lao động được coi là một vấn đề quan trọng hàng đầu vì lao động
là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất. Mọi doanh nghiệp, tổ chức đều mong
muốn có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, giàu kinh nghiệm. Với đặc thù
ngành nghề kinh doanh và để tiếp tục đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt,
Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long luôn chú ý xây
dựng cho mình đội ngũ cán bộ có năng lực phẩm chất, khả năng lãnh đạo công ty và
đào tạo cán bộ công nhân lành nghề đê theo kịp tiến bộ khoa học- kỹ thuật của thế
giới.
Chính sách tuyển dụng của công ty:
- Cán bộ quản lý: Ưu tiên con em cán bộ công nhân viên của công ty, nhất là
những người có bằng cấp. trình độ. Cán bộ chủ chốt sẽ được đề bạt, thăng cấp từ chính
cán bộ trong công ty, còn nhân viên khác khi cần thiết sẽ tuyển thẳng từ nguồn bên
ngoài, ưu tiên người có kinh nghiệm.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
14
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: tổ chức tuyển dụng rỗng rãi, không cần
thiết phải là người có tay nghề cao, khi tuyển dụng sẽ được đào tạo thêm.
Công ty có một quy trình tuyển dụng đơn giản và dễ thực hiện:
Sơ đồ 2.2: Quy trình tuyển dụng của công ty
* Xác định nhu cầu :
- Yêu cầu do có sự thay đổi về tổ chức, nhân sự hoặc quy mô sản xuất phải tuyển
thêm lao động.
- Giám đốc, trưởng phòng nhân sự, những người quản lý trực tiếp các vị trí cần
tuyển là những người xác định nhu cầu tuyển dụng.
* Phân tích vị trí cần tuyển
Nội dung của việc phân tích các vị trí gồm:
Tên vị trí
Lịch sử vị trí hay lí do tuyển dụng
Nhiệm vụ tổng quát của vị trí
Trách nhiệm chủ yếu
Xác định vị trí trong sơ đồ tổ chức
Các mối liên hệ của vị trí
Các phương tiện làm việc và điều kiện lao động
Sự thay thế trong một số trường hợp vắng mặt
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
15
Xác định
nhu cầu
Phân tích
vị trí cần
tuyển
Xây
dựng
tiêu
chuẩn và
yêu cầu
Thông
báo
tuyển
dụng
Thu nhận
và
nghiên
cứu hồ
sơ
Tổ chức
thi tuyển
Đánh giá
và quyết
định
tuyển
dụng
Hòa nhập
người
mới vào
công ty
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Hậu quả khi làm việc có sai sót
Dự kiến tiêu chuẩn của người sẽ đảm nhận vị trí
* Xây dựng tiêu chuẩn và yêu cầu
Đối với những vị trí công việc khác nhau, công ty đặt ra nhưng tiêu chuẩn khác
nhau. Có rất nhiều tiêu chuẩn với từng loại công việc:
Trình độ học vấn: Đại học, cao đẳng, trung cấp nghề…
Trình độ chuyên môn
Kĩ năng và kinh nghiệm
Phẩm chất cá nhân: Tuổi,giới tính, ngoại hình, đầu óc tổ chức…
* Thông báo tuyển dụng
Phòng tổ chức hành chính sẽ tiến hành thông báo trên các báo ví dụ như: báo lao
động, báo mua bán, báo Thái Nguyên,… nhưng chủ yếu là thông báo rộng trong toàn
công ty và dán thông báo tại cổng công ty.
Nội dung của mỗi hồ sơ theo mỗi vị trí khác nhau. một hồ sơ nội dung gồm:
Số người và vị trí cần tuyển
Kinh nghiệm: với mỗi vị trí khác nhau thì đòi hỏi kinh nghiệm khác nhau.
Học vấn: trình độ trung cấp trở lên
Ngoài ra là các giấy tờ văn bằng khác…
Trong bảng thông báo còn ghi rõ thời gian bắt đầu nhận hồ sơ, hạn cuối nhận hồ
sơ, địa điểm nhận hồ sơ.
* Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ
Sau khi thông báo phòng tổ chức hành chính sẽ tiến hành thu nhận hồ sơ. Việc
thu nhận hồ sơ sẽ dừng khi đã thu nhận được đủ số hồ sơ như dự tính. Trong quá trình
thu nhận hồ sơ phòng sẽ xếp phân loại hồ sơ theo các vị trí mà ứng cử viên đăng ký.
Nội dung của mỗi hồ sơ theo mỗi vị trí khác nhau một hồ sơ nội dung gồm:
Đơn xin việc: trong mỗi đơn này có các phần: họ và tên, ngày tháng năm
sinh, trình độ, kinh nghiệm trước đây, do công ty thảo ra và các ứng cử viên
phải điền đầy đủ thông tin vào đó.
Ảnh và số CMND
Phiếu khám sức khoẻ
Các văn bằng, chứng chỉ photo công chứng
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
16
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Sơ yếu lí lịch cá nhân: Nêu tóm tắt lí lịch, hoàn cảnh cá nhân và gia đình.
Phòng tổ chức hành chính sẽ nghiên cứu các hồ sơ sau khi đã thu nhập và loại
dần các hồ sơ không đạt yêu cầu.
* Tổ chức thi tuyển
Công ty sẽ chia làm 2 đối tượng: Với những vị trí tuyển dụng là cấp lãnh đạo,
quản lý thì sẽ phỏng vấn qua 2 vòng còn với những vị trí như kế toán hay công nhân
lao động sẽ tiến hành phỏng vấn sơ bộ và thi tuyển.
Phỏng vấn sơ bộ
Đối với tất cả các hồ sơ được lọt vào vòng này. Trưởng phòng tổ chức hành chính
sẽ phỏng vấn tất cả người này và sẽ phân loại vào phỏng vấn sâu hay thi tuyển.
Trưởng phòng tổ chức hành chính sẽ loại bỏ dần các hồ sơ không đạt.
Nếu đã đầy đủ về số lượng thì phòng tổ chức hành chính sẽ thông báo ngày biết
kết quả và ngày giờ đến phỏng vấn lần 2 hay thi tuyển. Còn nếu không đủ hồ sơ thì
phải tổ chức chọn thêm hồ sơ để đủ về số lượng theo như kế hoạch tuyển dụng đã đề ra.
Phỏng vấn sâu
Khi đã có danh sách phỏng vấn hai lần danh sách này sẽ được đưa lên cho giám
đốc và phó giám đốc trực tiếp phỏng vấn. Giám đốc hay phó giám đốc sẽ có sẵn một
loạt các câu hỏi hay bài thi trắc nhiệm cho các ứng cử viên này. Qua quá trình này sẽ
chọn ra được những người có thiện chí với công ty, làm việc nhiệt tình và chất lượng
với công việc của công ty.
Thi tuyển
Công ty sẽ xây dựng lên một bài thi tuyển để có thể đánh giá thực chất và kiểm
tra kiến thức, tay nghề của ứng viên.
Bài thi vào vị trí kế toán sẽ thiên về kiến thức, kỹ năng làm việc của một người
kế toán.
Bài thi vào vị trí lao động sản xuất thường là bài thi thực hành, thi tay nghề về
ngành xây dựng. Qua hình thức này, công ty sẽ chọn ra người có năng lực thực sự.
Sau tất cả các bước trên, công ty sẽ thống nhất và đưa ra kết quả cho phòng tổ
chức hành chính. Nếu các ứng viên được giữ lại quá ít, không đủ yêu cầu của việc
tuyển dụng thì công ty sẽ nhận tiếp hồ sơ và bắt đầu thực hiện theo các quy trình trên.
* Đánh giá và quyết định tuyển dụng
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
17
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
- Đánh giá
Để đánh giá các ứng viên một cách toàn diện và chính xác nhất, mỗi ứng cử viên
sẽ được đánh giá trên 1 bảng đánh giá. Bảng đánh giá này sẽ là sự kết hợp cho điểm
theo các tiêu chí, chỉ tiêu ở các vòng phỏng vấn trước đó hay bài chấm điểm thi tuyển
để chọn ra số người có tổng số số điểm cao nhất, chính xác nhất để làm việc trong
công ty theo các vị đã tuyển.
Công ty sẽ thành lập hội đồng đánh giá gồm giám đốc hoặc phó giám đốc, trưởng
phòng tổ chức hành chính những người trực tiếp phỏng vấn ứng cử viên. Ngoài ra là
một số cán bộ chuyên môn đang phụ trách, lãnh đạo vị trí cần tuyển. Từ đó sẽ đưa ra
các thông tin, kết hợp lại và đánh giá lựa chọn để đưa ra quyết định tuyển dụng.
- Quyết định tuyển dụng
Quyết định tuyển dụng sẽ do Giám đốc và trưởng phòng tổ chức hành chính
quyết định dựa vào hồ sơ và bảng đánh giá tổng hợp cuối cùng của ứng cử viên.Thông
báo kết quả của công tác tuyển dụng tới người lao động và phòng tổ chức hành chính
sẽ sắp lịch cho các ứng cử viên mới đến thử việc tại các bộ phận của công ty, bản kế
hoạch đó sẽ được trình lên giám đốc và phải được giám đốc kí quyết định
* Hòa nhập người mới vào công ty
Đây được coi là giai đoạn thử việc của công ty, diễn ra trong 6 tháng và nhận
được lương thử việc của công ty.
Quá trình thử việc của công ty chia làm 2 giai đoạn với 2 mức lương khác nhau:
giai đoạn 1 khoảng 3 tháng đầu và ở giai đoạn 2 là 3 tháng sau với mức lương ở giai
đoạn 2 cao hơn giai đoạn 1 tùy vào vị trí công việc khác nhau mà mức lương mới của
người lao động mới cũng khác nhau.
Mỗi nhân viên khi làm thử việc tại công ty không có nghĩa là đã là nhân viên
chính thức mà qua thời gian thử việc, nếu không làm tốt rất có thể họ sẽ phải rời khỏi
công ty. Cho nên giai đoạn này rất quan trọng, họ phải nỗ lực, cố gắng hết sức để hoàn
thành công việc có chất lượng hiệu quả, họ luôn có tinh thần trách nhiệm cao.
Để đào tạo các nhân viên mới này tốt, công ty luôn tạo điều kiện cho họ làm việc
hòa nhập với không khí làm việc chung trong công ty:
Công ty luôn cử những người có kinh nghiệm làm việc tại công ty theo dõi,
hướng dẫn người mới làm việc của họ. Qua sự chỉ đạo hướng dẫn, tạo điều kiện từ
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
18
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
phía những người lao động trong công ty, người mới có thể hạn chế được các sai lầm
có thể gặp phải và tự tin hơn với những công việc khác được giao.
Sau khi kết thúc thời gian thử việc, trưởng phòng tổ chức hành chính sẽ cùng với
tổ trưởng, trưởng các bộ phận hay giám đốc quyết định tiếp nhận lao động chính thức
hay không tiếp nhận họ. Nếu tiếp nhận, người lao động sẽ tiếp tục làm việc tại công ty
với cương vị là một nhân viên chính thức. Còn trường hợp người mới không tiếp nhận
là nhân viên chính thức thì trưởng phòng tổ chức hành chính và cấp trên quản lý trực
tiếp người mới đó sẽ giải thích rõ những sai lầm của họ để thấy rõ được mình không
được nhận vì lí do gì. Và phòng tổ chức hành chính sẽ giữ lại hồ sơ và các tài liệu có
liên quan đến họ để khi cần hợp tác, công ty sẽ xem xét tới họ.
Nhờ quá trình làm việc tốt, các nhân viên được tiếp nhận chính thức sẽ được
thông báo và giám đốc hay người được giám đốc ủy quyền sẽ lập ra quyết định tiếp
nhận, điều động và quyết định lương cho nhân viên mới, kết thúc thời gian thử việc
của họ.
2.2.3.2 Đào tạo nhân lực
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất
lượng các nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể
đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh.
Hiểu được tầm quan trọng của việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Công ty
Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long luôn quan tâm đến việc
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty, thường xuyên thực hiện đào tạo và
đào tạo lại nhân lực của công ty nhằm nâng cao hiệu quả lao động.
* Quy trình đào tạo mà công ty áp dụng gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đánh giá nhu cầu
Giai đoạn 2: Giai đoạn đào tạo
Giai đoạn 3: Giai đoạn đánh giá
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
19
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Sơ đồ 2.3: Quy trình đào tạo nhân lực của Công ty
Đánh giá nhu cầu đào tạo : Căn cứ vào mức độ phát triển và chính sách đào
tạo nguồn nhân lực của công ty đòi hỏi:
- Các kế hoạch mục tiêu chiến lược và tác nghiệp trong tương lai
- Các nhu cầu sắp tới về cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ và
công nhân kỹ thuật.
- Sự thay đổi về quy trình công nghệ, công nghệ và các trang thiết bị
- Các yêu cầu khác liên quan đến công ty.
Giai đoạn đào tạo: Căn cứ vào nhu cầu đào tạo và tính chất đào tạo, phòng Tổ
chức- hành chính sẽ tham mưu cho giám đốc về hình thức và phương pháp đào tạo, cụ
thể là xem xét các điều kiện của công ty để xác định nội dung đào tạo.
Đối tượng đào tạo: Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ và công
nhân kỹ thuật.
- Nội dung đào tạo: Phải gắn liền với công việc
- Phương pháp đào tạo: tự doanh nghiệp đào tạo hay liên kết với bên ngoài, đào
tạo mới hay đào tạo bổ xung
- Thời gian: Ngắn hạn hay dài hạn, tập chung hay không tập chung
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
20
Đánh giá nhu cầu đào tạo:
-Phân tích tổ chức
-Phân tích công việc
-Phân tích cá nhân
Xác định mục tiêu
đào tạo
Xây dựng các tiêu
chuẩn
Tiến hành đào tạo Đo lường với
tiêu chuẩn
Lựa chọn pp
đào tạo
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
- Các hoạt động của quá trình tham gia đào tạo để duy trì và không làm ảnh
hưởng tới hoạt động chung.
Giai đoạn đánh giá kết quả đào tạo
Sau khi đã hoàn thành quá trình đào tạo doanh nghiệp cần thực hiện công tác
đánh giá kết quả của quá trình đào tạo về các mặt như:
Trình độ của các nhân viên được đào tạo.
Hiệu quả công việc do đào tạo nhân lực đem lại.
Trình độ chung của nhân viên trong công ty.
So sánh chi phí của việc đào tạo với việc tuyển mới.
2.2.4 Năng suất lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả lao động có ích của con người,
được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc thời
gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Mức năng suất lao động được xác định bằng giá trị sản phẩm sản xuất hoặc tổng
doanh thu tiêu thụ trong một đơn vị lao động hao phí.
Năng suất lao động bình quân được tính theo công thức:
W=
L
Q
Trong đó: W là năng suất lao động bình quân năm
Q là tổng doanh thu hoặc tổng giá trị sản lượng hàng hóa
L là tổng số lao động bình quân năm
Bảng 2.4: Năng suất lao động năm 2010, 2011, 2012
ĐVT: 1000 đ
Chỉ
tiêu
ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh
2011/2010
So sánh 2012/
2011
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ
lệ
(%)
Doanh
thu
Nghìn
đồng
54.802.468 60.908.840 65.720.168 6.106.372 11,14 4.811.328 7.89
Lao
động
bình
quân
Người 320 352 370 32 10 18 5,11
Năng
suất
lao
động
Nghìn
đồng/
người
171.257,71 173.036,48 177.623,7 1.778,77 1,04 4.587,22 2,65
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
21
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Nhận xét:
Từ bảng năng suất lao động của công ty qua 3 năm 2010,2011 và 2012, ta thấy
năng suất lao động của công ty đều tăng. Năm 2011 tăng 1,04 % so với năm 2010 tương
ứng 1.117.770 đồng. Năm 2012 tăng lên 4.687.220 đồng, tương ứng 2,65% so với năm
2011. Điều này cho thấy việc tổ chức và sử dụng lao động của công ty tương đối tốt,
mang lại hiệu quả tương đối cao.
2.2.5 Các hình thức trả lương của công ty
* Tổng quỹ lương của công ty
Nguồn hình thành quỹ lương gồm:
- Quỹ tiền lương từ đơn giá được giao
- Quỹ tiền lương từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền
lương được giao.
- Quỹ tiền lương dự phòng năm trước chuyển sang các nguồn quỹ trả lương trên
gọi là tổng quỹ lương. Tổng quỹ lương được sử dụng:
+ Quỹ lương trả trực tiếp cho người lao động ít nhất bằng 76% tổng quỹ lương
+ Quỹ khen thưởng từ lương đối với người lao động có năng suất chất lượng, có
thành tích cao không quá 10% tổng quỹ lương.
+ Quỹ khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề
giỏi không quá 12% tổng quỹ lương.
Do hạch toán về chi phí tất cả đều đưa vào giá thành sản xuất cho nên tất cả thu
nhập đều đưa về quỹ tiền lương. Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng,
đơn giá tiền lương của hàng hóa, công ty xác định tổng quỹ tiền lương.
* Các hình thức trả lương của công ty
Việc áp dụng hình thức trả lương thích hợp cho từng doanh nghiệp có ý nghĩa rất
quan trọng, nó có tác dụng khuyến khích người lao động trong công tác, học tập, rèn
luyện để nâng cao tay nghề làm cho năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh
tăng lên, vì vậy, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long
rất chú trọng trong việc xây dựng hình thức trả lương cho nhân viên.
Công ty áp dụng hai phương pháp trả lương chủ yếu đó là:
- Trả lương theo thời gian: Đây là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian lao
động và cấp bậc để tính lương cho từng lao động. Hình thức này thường được áp dụng
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
22
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
chủ yếu cho lao động gián tiếp, còn lao động trực tiếp thường áp dụng đối với những bộ
phận không định mức được sản phẩm.
- Trả lương theo khối lượng công việc thực hiện : Đơn giá tiền lương theo khối
lượng công việc thực hiện được xác định cụ thể cho từng loại công việc, từng khu vực
và được giao cho từng đơn vị bộ phận, nhóm, tổ thực hiện. Dựa vào mức giá quy định
cho từng công việc từ đó xác định khối lượng công việc tính ra được bao nhiêu tiền.
Phương pháp trả lương này sẽ khuyến khích người lao động hăng say lam việc, có mức
lương thỏa đáng với sức lực bỏ ra
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian là chủ yếu.
Thực lĩnh = Tiền lương + Tiền thưởng
Tiền lương = Lương cấp bậc+ lương lễ, phép+ Lương chức vụ, trách nhiệm
Trong đó:
Lương cấp bậc = Bậc lương * 830000
Lương lế, phép = (Bậc lương *830000)/ Số công chế độ *Số công lễ, phép thực tế.
Phụ cấp chức vụ, trách nhiệm= Hệ số chức vụ * 830000
Bảng 2.5: Tình hình tiền lương năm 2010, 2011 và 2012
ĐVT: nghìn đồng
Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu Nghìn đồng 54.802.468 60.908.840 65.720.168
Tốc độ tăng
doanh thu
% - 11,14 7,89
Quỹ lương Nghìn đồng 2.572.146,5 3.275.064,142 3.680.620,168
Số lao động
bình quân
Người 320 352 370
Năng suất lao
động binh quân
Nghìn
đồng/người/năm
171.257,713 173.036,477 177.622,075
Tốc độ tăng
NSLD
% - 1,038 2,65
Thu nhập bình
quân 1
CBCNV
Nghìn đồng 3.250 3.780 4.380
Tốc độ tăng thu
nhập bình quân
% - 15,05 15,87
(Nguồn : Phòng kế toán- tài vụ)
Nhận xét:
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
23
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Qua bảng trên ta thấy: Thu nhập bình quân của một cán bộ công nhân viên đều tăng.
Có được điều này là do:
- Doanh thu qua 3 năm đều tăng, năm 2011 tăng hơn so với 2010 11,14 % tức là
khoảng 5 tỷ đồng. Năm 2012 tăng hơn so với 2011 7,89%.
- Do tổng quỹ lương của công ty qua 3 năm tăng
- Do năng suất lao động bình quân tăng
Qua đó ta thấy, công ty đã chú trọng và quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên,
tuy nhiên mức tăng còn tương đối thấp, chỉ đảm bảo một phần nào đó cuộc sống của các bộ
công nhân viên, công ty nên quan tâm tới vấn đề này nhiều hơn nữa.
2.3 Tình hình chi phí giá thành của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác
khoáng sản Thăng Long
2.3.1 Phân loại chi phí
Chi phí sản xuất kinh doanh là những hao phí lao động xã hội được biều hiện bằng
tiền trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty phân loại chi phí theo khoản
mục chi phí bao gồm:
- Chí phí nguyên vật liêu trực tiếp: Các chi phí về các loại nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất
chế tạo ra sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp
phải trả và các khoản trích theo lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trực
tiếp sản xuất ra sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: Là chi phí có liên quan đến quản lý và phục vụ hoạt động
sản xuất của các phân xưởng. Lương và các khoản trích theo lương phải trả cho cán bộ
quản lý và các nhân viên phục vụ khác tại phân xưởng. Chi phí vật liệu dùng cho hoạt
động sản xuất chung của phân xưởng.
- Chi phí sử dụng tài sản cố định: Khấu hao tài sản cố định, sửa chữa lớn.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác: Chi phí hành chính, điện thoại, bảo hộ lao động, bảo hiểm
oto, xe máy, thuê đất
2.3.2 Giá thành kế hoạch
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
24
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng đối với các doanh nghiệp khai thác, giá
thành cao hay thấp, tăng hay giảm đồng nghĩa với việc lãng phí hay tiết kiệm chi phí
sản xuất. Giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở giá thành thực tế các kỳ trước và
những dự báo về chi phí sản xuất trong kỳ tiếp theo. Doanh nghiệp căn cứ vào mục tiêu
và giá thành kế hoạch để có những phương án sản xuất kinh doanh phù hợp.
* Căn cứ xác định giá thành:
- Căn cứ vào giá cả thị trường: Giá bán sản phẩm, giá cả đầu vào, vật tư để sản
xuất sản phẩm
- Căn cứ giá thành nguyên vật liệu ở từng thời kỳ khác nhau
- Căn cứ chi phí sản xuất từng thời kỳ.
- Căn cứ vào các chế độ chính sách, mức thuế đối với sản phẩm.
- Căn cứ khối lượng công tác để hoàn thành kế hoạch sản lượng
* Phương pháp xác định giá thành kế hoạch
Do đặc thù ngành sản xuất nên công ty xây dựng giá thành kế hoạch theo phương
pháp tập hợp chi phí, tuy nhiên không lập cho phần xây dựng cơ bản chỉ lập cho sản
xuất sản phẩm và sửa chữa lớn. Giá thành được tổng hợp từ tất cả các công đoạn để sản
xuất ra sản phẩm từ khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ. Công ty xây dưng giá
thành đến nhập kho công ty.
Zkh = CFVLTT + CFNCTT + CFSXC + CPNVL Phụ
Trong đó:
CFNVLTT = Sản lương kế hoạch x Tỷ lệ % nguyên vật liệu theo định mức
CFNCTT = Sản lượng kế hoạch x Đơn giá tiền lương định mức
CFSXC: Căn cứ vào chi phí sản xuất chung của năm trước để xây dựng chi phí
sản xuất chung cho năm sau.
Ví dụ giá thành kế hoạch của sản phẩm quặng sắt năm 2010 được tổng hợp từ tất
cả các công đoạn của quá trình sản xuất.
Bảng 2.6 : Giá thành kế hoạch của quặng sắt năm 2010
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Lớp K6QTDNCNA
25