Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đặc trưng cơ lý của bêtông đầm lại (Bêtông tái chấn động)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.51 KB, 12 trang )

1

NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ LÝ CỦA BÊ TÔNG ĐẦM LẠI
(BÊ TÔNG TÁI CHẤN ĐỘNG)
RESEARCH ON THE MECHANICAL PHYSICAL CHARACTERISTICS OF ROLLERCOMPACTED CONCRETE ( RE-VIBRANT CONCRETE)

Tóm Tắt: Trong thi công đổ bê tông cốt thép toàn khối, tỷ lệ X/N đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng đến một số đặc trưng cơ
lý quan trọng của bê tông, đó là: Tốc độ phát triển cường độ, cường độ, khả năng chống thấm của bê tông... Chính lượng nước thừa
trong bê tông khi quá trình thủy hóa xi măng kết thúc là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến các đặc trưng vừa nêu. Biện pháp thi
công đầm lại (tái chấn động) đã được đề cập trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995. Mục đích chính của phương pháp này là
đẩy lượng nước thừa ra khỏi bê tông, giảm lỗ rỗng và giảm các vết nứt sinh ra khi nước bay hơi. Nghiên cứu này sẽ thực hiện các thí
nghiệm nhằm xác định các đặc trưng cơ lý của bê tông tái chấn động so với bê tông thi công theo phương pháp thông thường.

Từ khóa - bê tông; bê tông đầm lại; đầm lại; tái chấn động; đặc trưng cơ lý
Abstract: In building the entire steel rob concrete, the rate of X/N is very important and it affects to some mechanical physical
characteristics of concrete. That is: intensity development speed, intensity, waterproof ability of concrete… That spare water amount in
concrete when the liquefaction process of cement finished is the significant cause affects to some characteristics above. The method of
building roller-compacted concrete is mentioned in the Viet Nam standard 4453:1995. The main purpose of this method is to get rid of
the spare water in concrete and it also decreases hollow holes and crevices when water evaporates. This research is carried out by
some experiments to definesome physical characteristics of the roller-compacted concrete in comparision with building concrete in the
normal method.
Key words - concrete; roller-compacted concrete; roller-compacted; re-vibrant concrete; mechanical physical characteristics


2

1. Đặt

vấn đề
Hiện nay bê tông và bê tông cốt thép đổ tại chỗ được sử dụng rộng rãi và chiếm tỷ
trọng lớn trong công tác xây dựng ở Việt Nam.


Trong quá trình thi công, chất lượng của bê tông chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố,
như phương pháp thi công, điều kiện môi trường, thời tiết...
Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng bê tông là tỷ lệ X/N.
Nước tham gia vào quá trình thủy hóa, nó giúp cho bê tông có một số tính công tác,
thuận tiện cho quá trình thi công đổ bê tông. Lượng nước thừa còn lại trong bê tông
sau quá trình ninh kết sẽ dần dần bốc hơi, để lại các lỗ rỗng trong bê tông. Chính sự
xuất hiện lỗ rỗng này làm giảm cường độ, giảm khả năng chống thấm của bê tông và
ảnh hưởng đến một số đặc trưng cơ lý khác của bê tông. Để khắc phục nhược điểm
này, ta có thể sử dụng phụ gia để giảm hàm lượng nước trong quá trình thi công. Tuy
nhiên,việc sử dụng phụ gia làm tăng chi phí và gây tốn kém cho quá trình thi công.
Dưới đây chúng tôi xin đề cập đến một biện pháp thi công đơn giản, dễ thi công, tốn
ít chi phí với mục đích làm giảm lượng nước thừa trong bê tông: Biện pháp thi công
đầm lại (tái chấn động). Với bê tông đầm lại, các đặc trưng cơ lý chính của nó là
cường độ, độ rỗng, khả năng chống thấm, mô đun đàn hồi sẽ được cải thiện hơn so
với bê tông thường như thế nào? Nội dung nghiên cứu dưới đây sẽ làm rõ.
2. Kết

quả nghiên cứu và khảo sát
2.1. Cường độ của bê tông
Theo [1] cường độ là một đặc trưng cơ bản, phản ánh khả năng của bê tông chống
lại sự phá hoại gây ra dưới tác dụng của tải trọng. Thường căn cứ vào cường độ để
phân biệt các loại bê tông.
Cường độ tiêu chuẩn là cường độ của bê tông khi mẫu được chế tạo và dưỡng hộ ở
điều kiện tiêu chuẩn và thử ở tuổi quy định.
Trong kết cấu xây dựng, bê tông có thể làm việc ở những trạng thái khác nhau:
Nén, kéo, uốn, trượt… Trong đó bê tông làm việc ở trạng thái nén là tốt nhất và đó
cũng là yếu tố đặc trưng nhất cho cường độ bê tông. Khả năng chịu kéo của bê tông
rất kém chỉ bằng 1/5 ÷ 1/10 khả năng chịu nén. Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ



3

của bê tông:
- Thành phần và cách chế tạo bê tông: Đây là nhân tố quyết định đến cường độ bê
tông.
- Chất lượng và số lượng xi măng.
- Độ cứng, độ sạch, cấp phối của cốt liệu.
- Tỉ lệ X/N.
- Chất lượng của việc trộn vữa bê tông, đầm và bảo dưỡng bê tông.
2.2. Tính thấm của bê tông
Theo [1] tính thấm của bê tông là sự di chuyển của nước qua các lổ rỗng nhỏ trong
bê tông, dưới áp lực thuỷ tĩnh, nước có thể thấm qua những lỗ rỗng mao quản.
Thực tế nước chỉ thấm qua những lỗ rỗng có đường kính lớn hơn 1μm, vì màng
nước hấp phụ trong các mao quản đã có chiều dày đến 0,5μm gây ảnh hưởng xấu đến
công trình xây dựng như:
- Nó có thể coi là một nguyên nhân của ăn mòn bê tông khi tiếp xúc với môi
trường nước có tính chất ăn mòn (nước mềm, nước khoáng, nước biển, nước thải sinh
hoạt và công nghiệp chứa các tác nhân ăn mòn). Nước thấm vào bê tông, phá hoại bê
tông từ trong ra ngoài và gây ăn mòn cốt thép rất nguy hiểm, như vậy tính chống
thấm liên quan với tính bền vững của bê tông và tính ổn định của công trình bê tông
cốt thép.
- Nếu thấm nhiều sẽ làm mất nước trong hồ chứa, kênh mương, bể nước.
- Gây thấm dột mái nhà, khu vệ sinh khi trời mưa, nước đọng khi sử dụng.
Dưới tác động của nước có khả năng xuyên thấm thì các công trình hay các kết cấu
bê tông bình thường không thể đạt được độ chống thấm cao. Trong quá trình trộn bê
tông luôn cần một lượng nước để tạo ra tính công tác. Khi quá trình thủy hóa kết
thúc, dưới tác động của các yếu tố bên ngoài: Nắng, gió…nước dư sẽ bay hơi thì các
lỗ hổng mà nó để lại làm cho bê tông bị thấm ướt.
Việc khống chế tỉ lệ X/N không vượt quá tỉ lệ X/N tối đa và lượng xi măng không
ít hơn lượng xi măng tối thiểu là một yếu tố để đảm bảo bê tông có khả năng chống

thấm theo yêu cầu.
Tính chống thấm của bê tông được xác định theo TCVN3116:1993 [10]
2.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ X/N đến tính chất của bê tông
2.3.1. Tính công tác
Nước là yếu tố quyết định tính công tác của hỗn hợp bê tông. Lượng nước nhào
trộn bao gồm nước để thủy hóa và tạo độ dẻo cho hồ xi măng, nước để bôi trơn cốt
liệu và nước tự do.
Khi lượng nước quá ít (tỷ lệ X/N cao), xi măng có thể không được thủy hóa hoàn
toàn.
Khi tăng lượng nước lên đến lượng vừa đủ (tỷ lệ X/N hợp lý), xuất hiện lượng


4

nước tự do, thì lượng nước này sẽ lấp đầy các lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu và làm cho
màng nước hấp phụ trên bề mặt hạt vật liệu dày thêm, tạo điều kiện thuận lợi cho các
hạt cốt liệu dịch chuyển. Khi đó, nội ma sát của hỡn hợp bê tơng giảm xuống, hỗn
hợp bê tơng có độ dẻo tốt và bê tơng có cường độ cao.
Khi tăng lượng nước lên q nhiều (tỷ lệ X/N thấp ) thì lượng nước tự do nhiều, độ
dẻo của hỗn hợp bê tơng cũng sẽ tăng lên nhưng khi nước bay hơi để lại nhiều lỗ rỗng
trong bê tơng, làm cường độ và khả năng chống thấm của bê tơng giảm xuống.[9]
2.3.2. Cường độ
Khi tỷ lệ X/N hợp lý thì đá xi măng có độ rỗng bé nhất nên cường độ bê tơng cao.
Khi tỷ lệ X/N q cao thì khơng đủ nước để xi măng thủy hóa hồn tồn nên
cường độ đá xi măng giảm. Mặt khác, hỗn hợp bê tơng có độ sụt bé gây khó khăn
trong q trình thi cơng.
Tỷ lệ X/N cao

Tỷ lệ X/N thấp
Cường độ


Cao

Thấp

Hình 1: Tỷ lệ X/N ảnh hưởng đến cường độ bê tơng
2.3.3. Tính chống thấm
Khi nước tự do bay hơi làm cho bê tơng xuất hiện hệ thống mao quản và lỗ rỗng,
làm cho tính thấm của bê tơng tăng lên.
Trong thực tế nước chỉ thấm qua những lỗ rỗng thơng nhau mà có đường kính lớn
hơn 1µm. Còn những lỗ nhỏ hơn hay bằng 1µm thì nước khơng thể thấm qua được
ngay dưới áp lực thủy tĩnh rất lớn, vì màng nước hấp phụ trên thành mao quản dày
đến 0.5µm, do đó nó thu hẹp diện tích và hầu như hồn tồn lấp kín các mao quản.
Để nâng cao khả năng chống thấm của bê tơng người ta nâng cao độ đặc chắc của
bê tơng, nghĩa là phải bảo đảm tỷ lệ X/N hợp lý nhất, tỷ lệ cát thích hợp, tăng mức độ
lèn chặt khi thi cơng, cũng như đảm bảo điều kiện dưỡng hộ tốt hoặc có thể dùng chất
phụ gia hoạt tính bề mặt.
2.4. Bê tơng đầm lại
Trong q trình ngưng kết của bê tơng, chỉ khoảng 40%-60% lượng nước (nước
trong hàm lượng X/N) tham gia vào q trình này. Sau khi bê tơng đã hình thành
cường độ, thì lượng nước còn lại khơng còn ý nghĩa trong bê tơng, nước này sẽ dần
dần bốc hơi, để lại lỗ rỗng trong bê tơng. Chính sự xuất hiện lỗ rỗng đã ảnh hưởng rất
lớn đến cường độ, khả năng chống thấm của bê tơng. Do vậy, sử dụng biện pháp đầm
lại là một trong những biện pháp hiệu quả để khắc phục những nhược điểm của
phương pháp đổ bê tơng thơng thường. Nội dung của phương pháp [6]: Bê tơng sau
khi được tạo hình xong, ban đầu xảy ra các phản ứng thủy hóa, dưới tác dụng của
nắng, gió…Lượng nước thừa trong bê tơng bị bay hơi. Trong khoảng thời gian từ
(1÷2)h tiến hành đầm lại nhằm ép lượng nước thừa trong bê tơng ra ngồi đồng thời
làm chặt mẫu và bịt kín các vết nứt do nước bay hơi nhanh gây ra.



5

pháp đầm lại
Đầm lại có thể được thực hiện bằng tay (đập bằng bàn xoa) hay bằng máy (máy
đầm mặt, đầm dùi, đầm rung).
a. Đầm lại bằng tay
Dùng bàn xoa gỗ, đầm gỗ loại nhẹ vỗ mạnh, đều mặt bê tông đã đầm lần trước rồi
xoa nhẵn mặt bê tông. Đầm lại bằng tay chỉ áp dụng đối với kết cấu bê tông có mặt
thoáng lớn với chiều dày bê tông không quá 120 mm.
b. Đầm lại bằng máy
- Kéo máy đầm mặt, đầm lại thứ tự lùi dần. Đầm xong dùng bàn xoa hoàn thiện bề
mặt tiếp theo.
- Khi dùng đầm cán xoa mặt thì thực hiện quy trình theo công năng sử dụng của
máy.
- Đầm mặt áp dụng đối với kết cấu có mặt thoáng lớn với chiều dày bê tông không
quá 200 mm.
- Đối với kết cấu có độ dày trên 200 mm như dầm, cọc bê tông cốt thép, bê tông
đường băng… có thể đầm lại bằng đầm dùi.
2.4.2. Thời điểm đầm lại
Thông thường bê tông được đầm lại sau khoảng từ 1h đến 2h khi bê tông chưa kết
thúc ninh kết (tức là chưa kết thúc giai đoạn co mềm), tùy theo thời tiết và thành phần
bê tông. Lúc này bê tông còn dẻo, nhưng trên mặt thì không còn nước tách ngưng
đọng.
Tại hiện trường có thể xác định thời điểm đầm lại như sau:
- Đối với đầm tay: Sau 1,5h thì ấn đầu ngón tay lên mặt bê tông tạo thành một vết
lõm. Nếu vết lõm còn dính và không có nước đọng thì là thời điểm thích hợp để đầm
lại. Nếu ấn xong, nước đọng ngay trong vết lõm thì còn sớm quá. Cứ khoảng từ 10
phút đến 15 phút lại ấn tay kiểm tra vết lõm một lần cho tới khi xác định được thời
điểm đầm lại. Nếu vết lõm khó ấn và khô thì là quá muộn, không được phép đầm lại

nữa, đầm lại lúc này sẽ phá vỡ sự liên kết giữa các thành phần của bê tông.
- Đối với đầm máy: Khi mặt bê tông ráo nước, sờ mặt bê tông thấy còn mềm là
đầm được. Đầm thử nếu thấy nước nổi lên nhanh thì đợi thêm, cứ khoảng từ 10 phút
đến 15 phút thử lại máy một lần cho tới khi thấy dễ đầm, không nổi nước và bê tông
rung động đều là được.
Khi dùng máy đầm dùi thì thời điểm đầm lại là lúc ráo nước trên bề mặt bê tông,
sờ bê tông thấy còn mềm, đầm thử, rút dùi lên mà bê tông lấp đầy ngay lỗ dùi là
được.
Trong quá trình đầm lại bê tông cần chú ý không làm ảnh hưởng xấu đến phần bê
tông đã đầm lại trước đó.
Trên thực tế cho thấy rằng: Đầm lại bê tông có thể khắc phục các khuyết tật sinh ra
2.4.1. Phương


6

trước đó do bê tông bị mất nước, như nứt mặt, vi nứt, hình thành lỗ rỗng, thay đổi cấu
trúc. Đầm lại còn làm tăng độ chặt bê tông nên tăng cường độ và độ bền bê tông.
2.5. Khảo sát các đặc trưng cơ lý của bê tông đầm lại
Dựa trên những phân tích trên, tiếp theo đây, chúng tôi sẽ tiến hành thí nghiệm để
xác định các đặc trưng cơ lý của bê tông đầm lại so với bê tông thi công theo phương
pháp thông thường: Cường độ và độ chống thấm. Từ các kết quả của thí nghiệm, rút
ra được những ưu điểm của bê tông đầm lại so với bê tông thường và ứng dụng của
nó vào thực tiễn thi công công trình.
2.5.1. Nội dung thí nghiệm
a. Xác định thời gian ngưng kết của xi măng
- Xác định độ dẻo tiêu chuẩn của hồ XM theo TCVN 6017-1995[12]:
+ Phương pháp thí nghiệm: Dùng phương pháp thử dần bằng dụng cụ Vica
+ Dụng cụ thí nghiệm: Dụng cụ Vica với kim Vica Ф10 và hình côn Vica, cân
kỹ thuật chính xác đến 0.1g, chảo và bay để trộn hồ hoặc máy trộn, dao gạt, bàn giằn,

đồng hồ bấm giây, ống đong 250ml
- Thử độ dẻo:
+ Hạ kim Vica xuống sát mặt hồ xi măng, thả cho bộ phận di động rơi tự do
trong. Đọc độ cắm sâu cách đáy hình côn của kim Vica(mm) khi kim ngừng lún hoặc
đọc tại thời điểm 30s sau khi thả kim tùy theo việc nào xảy ra sớm hơn.
+ Nếu kim Vica cách đáy hình côn từ 5÷7mm thì hồ xi măng đã đạt độ dẻo tiêu
chuẩn. Nếu không thì phải làm lại mẫu khác với lượng nước thay đổi cho phù hợp.
- Xác định thời gian ngưng kết của hồ XM theo TCVN 6017-1995 [12]
+ Phương pháp thí nghiệm: Đo thời gian ngưng kết khi kiểm tra độ ngưng kết
bằng dụng cụ Vica.
+ Dụng cụ thí nghiệm: Dụng cụ Vica với kim Vica Ф10 và hình côn Vica, cân
kỹ thuật chính xác đến 0.1g, chảo và bay để trộn hồ hoặc máy trộn, dao gạt, bàn giằn,
đồng hồ bấm giây, ống đong 250ml.
Sau khi tiến hành xong thí nghiệm, xác định được thời gian bắt đầu ngưng kết 140
phút. Khi đã xác định được thời gian bắt đầu của xi măng, có thể biết được thời gian
để tiến hành đầm lại cho bê tông.
b. Xác định cấp phối của bê tông
Vật liệu sử dụng cho thí nghiệm:
- Xi măng Sông Gianh PCB40 theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2683-1999 [14]
- Cát vàng Túy Loan – Hòa Vang, Đà Nẵng có M đl=2.6, γa=2.64 g/cm3, γxốp=1.48
g/cm3 đạt tiêu chuẩn Việt Nam 1770-1986.
- Đá dăm Phước Tường Đà Nẵng có kích thước D max=20mm, Dmin=5mm, độ rỗng
r=48.1%, γa=2.66 g/cm3, γxốp=1.42 g/cm3.


7

Bảng 1: Cấp phối cho 1m³ bê tông
Thành phần
bê tông


Xi
măng
(kg)

Cát
(kg)

Đá
(kg)

Nước
(l)

TP1- Cơ sở

353

636

1171

205

TP2- tăng
10% xi măng

388

614


1163

205

TP3-giảm
10% xi măng

317

629

1178

205

c. Đúc

mẫu
Thí nghiệm nghiên cứu được tiến hành với bê tông đổ bằng phương pháp thông
thường trên các mẫu bê tông có kích thước:
- Hình lập phương có a=15 cm
- Hình trụ có kích thước: D×h=15×15 cm.
Tiến hành đúc 48 mẫu hình lập phương để xác định cường độ và 12 mẫu trụ để xác
định khả năng chống thấm. Các mẫu được đúc trong phòng thí nghiệm. Quá trình
trộn, đầm trong cùng một khoảng thời gian và điều kiện môi trường.

Hình 2: Đúc mẫu hình lập phương

Hình 3: Đúc mẫu hình trụ

Đối với các mẫu đầm lại, sau khi đúc xong thì được chuyển ra vị trí thí nghiệm
ngoài trời nằng, và được tiến hành đầm lại sau thời gian là 100 phút tính từ thời điểm


8

bắt đầu trộn bê tông.
Các mẫu sau khi đầm lại tiếp tục để ngoài trời nắng từ 10-15 phút, sau đó chuyển
vào khu vực bảo dưỡng chung với mẫu thường.
Tất cả các mẫu đều được bảo dưỡng trong cùng một điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm.
[11]
d. Thí nghiệm xác định cường độ nén của bê tông theo TCVN 3118-1993
Tiến hành thí nghiệm xác định cường độ nén của các mẫu ở thời gian 3, 7, 14 và 28
ngày tuồi nhằm xác định R3, R7, R14, R28 tương ứng, Ứng với mỗi lần, nén 2 tổ hợp
mẫu, mỗi tổ hợp mẫu bao gồm 6 mẫu bê tông thường và 6 mẫu bê tông đầm lại.

Hình 4: Thí nghiệm nén mẫu
Các kết quả đo cho thấy vào thời điểm trưa (10h-13h), năng lượng mặt trời lớn nên
các mẫu thử nhanh khô hơn nên ta tiến hành đầm lại sớm hơn so với các mẫu thử vào
buổi chiều. Trong quá trình thí nghiệm có một số sai sót nên xuất hiện một số mẫu
nằm ngoài quy luật chung, vì vậy sẽ loại bỏ những mẫu này.
Kết quả thí nghiệm thể hiện trên hình 5:
Hình 5: Biểu đồ theo dõi sự phát triển cường độ theo thời gian của các mẫu
Qua các số liệu cho ta thấy có sự chênh lệch về cường độ giữa 2 loại mẫu: Mẫu
thường và mẫu đầm lại, mẫu đầm lại có cường độ lớn hơn so với mẫu thường.
Tốc độ phát triển cường độ của mẫu thường và mẫu đầm lại tăng nhanh trong 7
ngày đầu tiên, cường độ của bê tông đạt từ 50-70% R28, sau đó thì cường độ của mẫu
tăng chậm trong những ngày tiếp theo.
Tốc độ phát triển cường độ của loại mẫu đầm lại thời điểm 7 ngày đầu là nhanh
hơn so với mẫu thường và chậm dần trong những ngày tiếp theo, do đó giúp rút ngắn

thời gian chờ tháo ván khuôn.
Cường độ ở tuổi 28 ngày của mẫu đầm lại là 450.8 (kG/cm2), của mẫu thường là
403.8 (kG/cm2), độ tăng cường độ: ∆R=47 (kG/cm2) xấp xỉ 1 mác. Qua đó cho thấy
hiệu quả của công tác đầm lại bê tông là rất cao.
Kết luận: Nhìn chung, qua kết quả thí nghiệm, cường độ của mẫu bê tông đầm lại
tăng nhanh rõ rệt so với mẫu thường, đặc biệt giai đoạn ban đầu. Kết quả này giúp
cho bê tông nhanh đạt tới cường độ nhất định để chịu được những tác động có hại của
môi trường xung quanh.
e. Thí nghiệm so sánh độ chống thấm của bê tông


9

Tiến hành thử thấm cho 2 tổ hợp mẫu hình trụ ở 28 ngày tuổi. Phương pháp xác
định độ chống thấm nước theo TCVN 3116-1993:
- Thiết bị thử: Máy thử chống thấm, bàn chải sắt, paraphin hoặc mỡ bi ô tô, tủ sấy
200ºC, giá ép mẫu.

Hình 6: Thí nghiệm chống thấm

- Chuẩn bị mẫu chống thấm theo TCVN 3105-1993.
- Tuổi mẫu thử: Trong thí nghiệm, chúng tôi thực hiện thử mẫu ở tuổi 28 ngày
tương ứng với tuổi của mẫu thử cường độ.
- Bảo quản mẫu: Trong thời gian chờ thử, mẫu được bảo dưỡng tương tự các mẫu
thử xác định cường độ chịu nén.
- Tiến hành thử:
+ Kẹp chặt 6 mẫu thử vào bàn máy bằng gioăng cao su và các bu lông hãm.
Bơm nước cho đầy các ống và khoang chứa, mở van xả hết không khí giữa các mẫu
thử và cột nước bơm. Sau đó đóng van xả khí.
+ Bơm nước tạo áp lực tăng dần từng cấp, mỗi cấp 2daN/cm². Thời gian giữ

mẫu ở mỗi cấp áp lực là 16 giờ.
Tiến hành tăng áp tới khi thấy trên mặt viên mẫu xuất hiện nước xuyên qua. Khi đó
khóa van và ngừng thử viên mẫu bị nước xuyên qua. Sau đó tiếp tục thử các viên còn
lại và ngừng thử toàn bộ khi 4 trong 6 viên đã bị nước thấm qua.
+ Độ chống thấm nước của bê tông được xác định bằng cấp áp lực nước tối đa
mà ở đó 4 trong 6 viên mẫu thử chưa bị thấm nước xuyên qua. Áp lực đó gọi là mức
chống thấm của bê tông ký hiệu bằng B2, B4, B6, B8, B10, B12.
Vì điều kiện phòng thí nghiệm nên ở đây chỉ tập trung để so sánh tốc độ thấm giữa
2 loại mẫu thử. Kết quả thể hiện trong hình 7 và bảng 2:


10

Hình 7: Đo mức thấm nước sau 48h, cấp áp lực P=1,6 Mpa
Bảng 2: Kết quả thí nghiệm so sánh khả năng chống thấm của các mẫu bê tông
Mức thấm nước tại thời điểm dừng thí nghiệm(13/5)
Loại mẫu

Ngày 11/05
8h-P1,6
MPa

Ngày 12/5

Ngày 13/5

16h-P1,6 MPa 8h-P1,6 MPa 16h-P1,6 MPa 8h-P1,6 MPa

Thường


-

-

-

-

13,5cm

Đầm lại

-

-

-

-

10cm

Kết luận: Kết quả cho thấy mẫu bê tông đầm lại có khả năng chống thấm tốt hơn
mẫu bê tông thường. Như vậy, việc đầm lại bê tông đã làm giảm lổ rỗng, tăng độ chặt
của bê tông giúp cho bê tông chống thấm tốt hơn.
3. Kết luận
Từ nghiên cứu lý thuyết kết hợp với làm thực nghiệm cho thấy việc sử dụng biện
pháp thi công đầm lại bê tông giúp cải thiện nhiều tính chất cơ lý của bê tông như
cường độ, khả năng chống, độ rỗng... một cách rõ rệt, đồng thời tận dụng nguồn năng
lượng của bức xạ mặt trời tăng nhanh quá trình đóng rắn của bê tông. Qua đó, làm

cho bê tông nhanh chóng có cường độ để có thể chịu được những ảnh hưởng bất lợi
của thời tiết, rút ngắn thời gian thi công, nâng cao hiệu quả sử dụng ván khuôn. Kết
quả thí nghiệm cho thấy:
- Cường độ của bê tông đầm lại tăng nhanh trong những ngày đầu, và tăng nhanh
hơn so với bê tông thường. Quá trình này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp bê tông
nhanh đạt được cường độ, có khả năng chống lại những tác động của môi trường.
- Tốc độ tăng cường độ của bê tông đầm lại tăng rõ rệt so với bê tông thường, cụ
thể tăng từ 10-11% so với cường độ của bê tông thường.
- Cường độ của bê tông đầm lại cao hơn so với bê tông thường, cụ thể trong thí
nghiệm thì độ tăng cường độ ở tuổi 28 ngày là 47 kG/cm 2. Qua đó cho thấy hiệu quả
của việc đầm lại là rất đáng kể.
- Khả năng chống thấm của bê tông: Đầm lại bê tông giúp cải thiện đáng kể khả
năng chống thấm, giúp cho bê tông khi đạt cường độ quy định có khả năng chống
thấm tốt hơn so với bê tông thi công theo phương pháp thông thường.


11

Thi công đầm lại tiến hành đơn giản, sau khi đổ bê tông xong thì không cần phải
che chắn ngay, tận dụng nguồn năng lượng mặt trời làm bốc hơi nước trong bê tông
sau đó tiến hành đầm lại trước thời điểm bắt đầu ngưng kết.
Phương pháp thi công này áp dụng cho các kết cấu bê tông cốt thép thông
thường, có diện tích mặt thoáng lớn, được thi công trong điều kiện thông thường và
chịu tác dụng của điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm.

[1]
[2]

[3]


[4]
[5]
[6]

[7]

[8]

[9]

[10]
[11]
[12]

[13]
[14]
[15]

Tài liệu tham khảo
ĐH Bách Khoa Đà Nẵng , Giáo trình VLXD Khoa Vật liệu Xây Dựng.
Phan Quang Minh, Ngô Thế Phong, Nguyễn Đình Cống , Kết cấu BTCT - Cấu
kiện cơ bản, nhà xuất bản đại học Xây Dựng.
GS Nguyễn Tấn Quý, Nguyễn Thiện Ruệ , Giáo trình Công nghệ bê tông xi
măng, Nhà xuất bản Giáo Dục.
TCVN 9345-2012 Tiêu chuẩn kết cấu bê tông và BTCT.
Tài liệu kỹ thuật Xi măng và bê tông Holcim(Vietnam)
Nguyễn Văn Phiêu, Nguyễn Thiện Ruệ, Trần Ngọc Tính, Giáo trình Công nghệ
bê tông xi măng , Nhà xuất bản Giáo Dục.
Lê Khánh Toàn, Báo cáo” Sử dụng năng lượng Mặt Trời tăng nhanh quá trình
đóng rắn của bê tông đổ tại chổ” , ĐH Đà Nẵng.

Viện khoa họa công nghệ xây dựng (1999), Báo cáo tổng kết đề tài: Đặc điểm
công ngệ bê tông bơm trong điều kiện nóng ẩm Việt Nam, Hà Nội.
GS.TS. Phạm Duy Hữu, TS Ngô Xuân Quảng, Mai Đình Lộc, Giáo trình VLXD
Khoa Vật liệu Xây Dựng, nhà xuất bản Giao thông vận tải.
TCVN 3116-1993 Tiêu chuẩn xác định độ chống thấm.
TCVN 3118-1993 Tiêu chuẩn xác định cường độ bê tông.
TCVN 6017-1995 Tiêu chuẩn xác định độ dẻo và thời gian ngưng kết của hồ xi
măng.
TCVN 3105-1993 Tiêu chuẩn xác định độ sụt của bê tông.
TCVN 2683-1999 Tiêu chuẩn xác định cường độ xi măng thành phẩm
TCVN 4453:1995 – Bê tông cốt thép toàn khối – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm
thu




×