Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí sản xuất theo yếu tố” và “ tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo doanh nghiệp thành phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.47 KB, 50 trang )

ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ

LỜI MỞ ĐẦU
Duy trì, tồn tại và phát triển là vệc mà mọi doanh nghiệp luôn luôn đề cập và
hướng đến. Để làm được điều đó thì công tác phân tích hoạt động kinh tế là yêu cầu
cần thiết là rất quan trọng. Nắm được yêu cầu đó sự ra đời của bộ môn phân tích hoạt
động kinh tế là tất yếu xảy ra.
Qua môn học này giúp ta có thể đánh giá được kết quả hoạt động kinh tế, xác
định được các nhân tố ảnh hưởng , mức độ ảnh hưởng và hơn nữa là nguyên nhân gây
ra sự biến động đó của các nhân tố tới tổng thể nghiên cứu để từ đó đề ra các biện
pháp và phương hướng cụ thể hợp lý .
Để hiểu hơn về bộ môn cũng như kỹ thuật phân tích hoạt động kinh tế sau đây
em xin trình bày bài viết thiết kế môn học quả mình với nộ dung này đề cập tới “
Tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí sản xuất theo yếu tố” và “ Tình hình thực
hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo doanh nghiệp thành phần”. Đây là 2 vấn đề
quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất.. Thông qua việc đánh giá 2 chỉ tiêu trên
để có các biện pháp cũng như phương hướng thúc đẩy sản xuất theo hướng tích cực.

Sinh viên
Vũ Thị Xuân Trang

Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ

PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TÊ
I.Khái niệm mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế.
1.Khái niệm và mục đích phân tích hoạt động kinh tế.


1.1.Khái niệm
Phân tích hoạt động kinh tế là quá trình phân chia các hiện tượng và kết quả kinh
doanh thành nhiều bộ phận cấu thành rồi dùng các phương pháp liên hệ, so sánh đối
chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng vận động,phát triển của
hiện tượng.
1.2.Mục đích:
Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế nói riêng, mục đích của các hoạt động
khác của con người nói chung luôn có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó vừa làm kim
chỉ nam giúp định hướng hoạt động vừa là thước đo đánh giá kết quả hoạt động. Tuỳ
theo từng trường hợp cụ thể của phân tích mà xác định mục đích phân tích cụ thể.
Mục đích chung thường gặp ở các trường hợp phân tích gồm:
+ Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tich và tính toán mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố.
+ Xác định các nguyên nhân gây biến động các nhân tố, nghiên cứu phân tích tính
chất của nguyên nhân qua đó để nhận thức về năng lực và tiềm năng.
+ Đề xuất các biện pháp và phương hướng nhằm khai thác triệt để các khả năng
tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD.
+ Làm cơ sở cho việc xây dựng những kế hoạch sản xuất, xây dựng những chiến
lược kinh doanh, chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Tóm lại có thể phát biểu ngắn gọn mục đích của phân tích hoạt động kinh tế làm
nhằm xác định tiềm năng doanh nghiệp và đề xuất các biện pháp nhằm nâng khai
thác triệt để và hiệu quả các tiềm năng ấy trong thời gian tới.
2.Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế:
- Phân tích hoạt động kinh tế với một vị trí là công cụ quan trọng của nhận thức,
nó trở thành một công cụ quan trọng để quản lý khoa học có hiệu quả các hoạt động
kinh tế, giúp cho việc ra quyết định đúng đắn hơn.
- Phân tích hoạt động kinh tế là công cụ để đánh giá tiến trình thực hiện các định
hướng và chương trình dự kiến đề ra.
- Là cơ sở để doanh nghiệp tranh thủ các nguồn tài trợ, đầu tư bên ngoài.

Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ
- Chứng minh sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng doanh nghiệp khi tham
gia đấu thầu, xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, tham gia vào thị trường chứng khoán.
- Nó thể hiện chức năng tổ chức quản lý kinh tế của Nhà nước, đồng thời là cơ sở
phát hiện những thiếu sót, bất hợp lý của các chế độ chính sách và kiến nghị Nhà
nước hoàn chỉnh.
II.Các phương pháp kỹ thuật trong phân tích kinh tế.
1.Phương pháp so sánh
So sánh là các phương pháp giúp chỉ ra và củng cố nhận thức về kết cấu hiện
tượng nghiên cứu cũng như là phản ánh biến động của chúng.
Mọi tính toán trong phân tích chỉ phản ánh dấu hiệu của vấn đề mà chưa thể phản
ánh bản chất. Muốn đi sâu phân tích bản chất thì cần nghiên cứu cụ thể, định tính.
Trước hết, chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu muốn so sánh được phải đảm
bảo thống nhất về nội dung kinh tế phản ánh, về phương pháp tính toán, về đơn vị đo
lường. Nội dung kinh tế phản ánh của chỉ tiêu thường có tính ổn định và được qui
định thống nhất.Vì vậy, khi có sự thay đổi về nội dung phản ánh của chỉ tiêu, trước
khi so sánh, cần tính lại trị số gốc của chỉ tiêu theo nội dung mới, các kết quả so sánh
chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó đảm bảo điều kiện có thể so sánh được.
Để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu cụ thể của phân tích kinh doanh, các nhà
phân tích thường tiến hành so sánh bằng các cách cụ thể sau:
a,So sánh bằng số tuyệt đối
- Phương pháp so sánh này sẽ cho ta thấy quy mô( khối lượng, sản lượng, giá trị,
trị số…) của chỉ tiêu, nhân tố tăng hay giảm về số tuyệt đối giữa 2 kỳ.
Bản thân số tuyệt đối là con số dùng để phản ánh qui mô, do vậy, so sánh bằng số
tuyệt đối sẽ cho biết khối lượng, qui mô mà doanh nghiệp đạt được vượt hay giảm
của các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ phân tích với kỳ gốc biểu hiện bằng thước đo thích

hợp (giá trị, hiện vật hay thời gian ).
- Phương pháp xác định:
Mức biến động tuyệt đối ( chênh lệch ) : ∆y = y1 – y0
Trong đó : y1 là mức độ của chỉ tiêu kỳ nghiên cứu
y0 là mức độ của chỉ tiêu kỳ gốc.
Chênh lệch được ghi vào cột chênh lệch tuyệt đối trong bảng phân tích. Nó phản
ánh xu hướng biến động của chỉ tiêu, nhân tố.
b,So sánh bằng số tương đối .
* So sánh tương đối động thái.

Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ
Trong phân tích phương pháp này được thực hiện bằng cách: Lấy quy mô của chỉ
tiêu nghiên cứu kì nghiên cứu chia cho quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu kì gốc rồi
nhân với 100 phần %. Nó phản ánh xu hướng, tốc độ biến động của chỉ tiêu, nhân tố.
Công thức:
t =

y1
x100
y0
(%)

Trong đó: yo là trị số của đối tượng nghiên cứu ở kỳ gốc.
y1 là trị số của đối tượng nghiên cứu ở kỳ phân tích.
* So sánh tương đối nhằm xác định mức độ biến động tương đối
Trong một số trường hợp để phản ánh một cách cụ thể, sâu sắc hơn về biến động

của chỉ tiêu nhân tố,người ta sử dụng phương pháp này với công thức :
δy’= y1 – yo * k
Trong đó:
δy’: mức độ biến động tương đối của y.
K : chỉ số biến động của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô.
2. Phương pháp chi tiết
a,Phương pháp chi tiết theo thời gian.
- Nội dung : theo phương pháp này khi phân tích về một chỉ tiêu kinh tế nào đó
của doanh nghiệp trong một thời kỳ dài, người ta tiến hành chia chỉ tiêu ấy thành các
bộ phận chỉ tiêu theo thời gian( giai đoạn) để nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận: Có nhiều chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp được hình thành trên
cơ sở có sự tích lũy về lượng qua nhiều giai đoạn, thời gian khác nhau. Ở mỗi giai
đoạn khác nhau ấy có sự khác nhau về quy mô các yếu tố, điều kiện, năng lực… Đặc
biệt có sự khác nhau về sự tác động cũng như chủng loại các nguyên nhân có tính quy
luật, khách quan. Do vậy, cần chi tiết phân tích theo thời gian để nhận thức đầy đủ
hơn về chỉ tiêu, nhân tố.
- Mục đích: khi vận dụng phương pháp này vào phân tích ngoài những mục đích
chung của phân tích còn có các mục đích riêng, cụ thể như sau:
+ Đánh giá chung tình hình thực hiện chỉ tiêu qua các giai đoạn thời gian. Từ đó,
nhân thức về tính ổn định, chắc chắn trong việc thực hiện chỉ tiêu, sơ bộ nhận thức
được tính mùa vụ của sản xuất kinh doanh.
+ Phân tích chi tiết cho từng giai đoạn cụ thể, xác định các nguyên nhân cơ bản và
tính chất của chúng ở mỗi giai đoạn, qua đó nhận thức về thực trạng, tiềm năng.
+ Đề xuất các biện pháp cụ thể cho mỗi giai đoạn nhằm khai thác triệt để tiềm
năng doanh nghiệp trong mỗi giai đoạn theo hướng thích nghi tốt hơn với các quy
Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ

luật khách quan, tập trung cao độ nguồn lực của doanh nghiệp cho giai đoạn có tính
mùa vụ, tận dụng các giai đoạn ít căng thẳng để củng cố, nâng cao nguồn lực sản
xuất, kinh doanh.
Phương pháp chi tiết theo thời gian có tác dụng là : xác định thời điểm mà hiện
tượng kinh tế xảy ra tốt nhất , xấu nhất đồng thời xác định tiến độ phát triển, nhịp
điệu phát triển của hiện tượng kinh tế.
b) Phương pháp chi tiết theo không gian
Có những hiện tượng kinh tế xảy ra tại nhiều địa điểm khác nhau với những tính
chất và mức độ khác nhau , vì vậy ta phải chi tiết theo địa điểm .
Phương pháp này có tác dụng là :
- Xác định những đơn vị , cá nhân tiên tiến hoặc yếu kém .
- Xác định sự hợp lý hay không trong việc phân phối nhiệm vụ sản xuất giữa các
đơn vị hoặc cá nhân .
- Đánh giá tình hình hạch toán kinh doanh nội bộ.
- Khai thác các khả năng tiềm tàng về việc sử dụng vật tư , lao động , tiền vốn ,
đất đai …trong kinh doanh.
3. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
a,Phương pháp số chênh lệch.
Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan hệ
tích đơn thuần .
Có thể xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố qua việc dùng số chênh lệch
giữa giá trị kỳ nghiên cứu so với giá trị kỳ gốc của nhân tố đó nhân với nhân tố đứng
trước ở kỳ nghiên cứu và nhân tố đứng sau ở kỳ gốc.
Nội dung:
Bước 1: Xác lập công thức biểu thị mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích và các
nhân tố ảnh hưởng, sắp xếp các nhân tố theo đúng thứ tự, nhân tố số lượng đứng
trước, nhân tố chất lượng đứng sau hoặc theo mối quan hệ nhân quả - nhân tố nào có
trước đứng trước, nhân tố nào có sau đứng sau.
Bước 2: Xác định mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân
tích thông qua việc dùng dùng số chênh lệch giữa giá trị kỳ nghiên cứu so với giá trị

kỳ gốc của nhân tố đó nhân với nhân tố đứng trước ở kỳ nghiên cứu và nhân tố đứng
sau ở kỳ gốc.
Mức độ ảnh hưởng tương đốicủa nhân tố
Mức độ ảnh hưởng tương đối =
Giá trị chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc
Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ
Bước 3 : Mỗi lần chỉ thay thế giá trị của một nhân tố, có bao nhiêu nhân tố thay
thế bấy nhiêu lần, nhân tố nào thay thế rồi thì giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc, cuối cùng
tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố so với biến động của chỉ tiêu.
Khái quát :
Chỉ tiêu tổng thể : y
Chỉ tiêu cá thể : a , b, c
+ Phương trình kinh tế : y = abc
Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc : yo = aoboco
Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu : y1 = a1b1c1
+ Xác định đối tượng phân tích : ∆y = y1 – yo = a1b1c1 - aoboco
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích :
• Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất ( a ) đến y :
Ảnh hưởng tuyệt đối : ∆ya = ( a1 – ao )boco
Ảnh hưởng tương đối : δya = ( ∆ya.100 )/yo ( % )
• Ảnh hưởng của nhân tố thứ hai ( b ) đến y :
Ảnh hưởng tuyệt đối : ∆yb = a1( b1 – b0 )c0
Ảnh hưởng tương đối : δyb = ( ∆yb.100 )/y0 ( % )
• Ảnh hưởng của nhân tố thứ ba ( c ) đến y :
Ảnh hưởng tuyệt đối : ∆yc = a1b1( c1 – c0 )
Ảnh hưởng tương đối : δyc = ( ∆yc.100 )/y0 ( % )

Tổng ảnh hưởng của các nhân tố :
∆ya + ∆yb + ∆yc = ∆y
δya + δyb + δyc = δy = (∆y.100)/y0 ( % )
Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản ,tuy nhiên nhược điểm của
phương pháp này là khi xét ảnh hưởng của nhân tố nào thì chỉ thay thế nhân tố đó ,
các nhân tố còn lại giữ nguyên , do đó đã loại trừ hoàn toàn ảnh hưởng của các nhân
tố còn lại tới chỉ tiêu phân tích .
b,Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan hệ
tích, thương số hoặc kết hợp cả tích và thương.
Có thể xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố qua thay thế lần lượt và liên
tiếp các nhân tố để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, lấy kết
quả trừ đi chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố nghiên cứu, sẽ xác định mức độ
ảnh hưởng của nhân tố này. Tuy nhiên cần đặc biệt chú trọng đến trật tự sắp xếp các

Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ
nhân tố. Nhân tố số lượng đứng trước, nhân tố chất lượng đứng sau, các nhân tố liền
kề có quan hệ mật thiết với nhau, cùng phản ánh một nội dung kinh tế nhất định.
- Phương trình kinh tế : y = a.b.c
Trong đó : y : chỉ tiêu tổng thể.
a, b, c : chỉ tiêu cá biệt.
- Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc : y0=a0.b0.c0
- Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu : y1 = a1.b1.c1
- Đối tượng phân tích : ∆y = y1 - y0 = a1b1c1 - a0b0c0
Xét về mặt toán học thì cách tính và phương pháp thì phương pháp số chênh lệch
chỉ được xem là hệ quả của phương pháp thay thế liên hoàn thông qua các biến đổi

toán học đơn thuần bằng cách nhóm các số hạng giống nhau khi tính mức độ ảnh
hưởng nhân tố làm thừa số chung.Tuy nhiên, xét về góc độ ý nghĩa kinh tế, phạm vi
ứng dụng thì đây là 2 phương pháp độc lập với nhau.
Lập bảng phân tích

STT

Chỉ tiêu

Ký Đơn
hiệu vị

Kỳ
gốc

Kỳ
n/c

So
sánh

Chênh
lệch

MĐAH đến y
Tuyệt Tương
đối
đối
(đơn vị) (%)
δ ya

∆ ya

1

Nhân tố thứ nhất

A

a0

a1

δa

∆a

2

Nhân tố thứ hai

B

b0

b1

δb

∆b


∆y b

δ yb

3

Nhân tó thứ ba

C

c0

c1

δc

∆c

∆y c

δ yc

Y

y0

y1

δy


∆y

-

-

Chỉ tiêu phân tích

Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ

PHẦN II: PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU CHI PHÍ SẢN
XUẤT THEO YÊU TỐ
I.Mục đích, ý nghĩa
1.Ý nghĩa
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của tất cả lao động sống và lao động vật hóa mà
doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất, kinh doanh một khối lượng hàng hóa dịch vụ trong
kỳ.
Phân tích chi phí giúp doanh nghiệp nhận diện được các loại chi phí, những hoạt
động sinh ra chi phí và những nơi chịu chi phí…để trên cơ sở đó có những biện pháp
thiết thực quản lý và ứng xử với chi phí sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, phân tích chi
phí còn nhằm cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý chi phí, lập kế hoạch chi
phí, hạ giá thành sản phẩm.
2.Mục đích
- Đánh giá khái quát tình hình thực hiện các yếu tố chi phí và các nhân tố
- Phân tích chi tiết về từng loại chi phí có ảnh hưởng tới tổng chi phí

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và phân tích những nguyên nhân
gây biến động đến từng loại chi phí, phát hiện ra những bất hợp lý trong công tác tổ
chức quản lý điều hành sản xuất
- Phát hiện những lãng phí trong quá trình sử dụng các yếu tố, các điều kiện của
sản xuất kinh doanh qua đó phát hiện tiềm năng của doanh nghiệp
- Đề xuất các biện pháp cần thiết để hạn chế , loại trừ những ảnh hưởng của những
nhân tố tiêu cực, động viên phát huy được ảnh hưởng của những nhân tố tích cực
nhằm khai thác triệt để những tiềm năng của doanh nghiệp trong quản lý, sử dụng
nguồn vật tư, lao động, tiền vốn để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm
- Làm cơ sở để xây dựng kế hoạch hạ giá thành sản phẩm để tính toán, xác định
các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong doanh nghiệp.
II.Phương trình kinh tế và đối tượng nghiên cứu
1.Phương trình kinh tế
ΣC = CNC + CNVLC + CNVLP + CCCDC + CKH + CNL + C
Trong đó:
ΣC là tổng chi phí sản xuất (10³ đồng)
CNC là chi phí nhân công trong kỳ (10³ đồng)
CNVLC là chi phí nguyên vật liệu chính (10³ đồng)
CNVLP là chi phí nguyên vật liệu phụ (10³ đồng)
Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ
CCCDC là chi phí công cụ dụng cụ (10³ đồng)
CKH là chi phí khấu hao tài sản cố định (10³ đồng)
CNL là chi phí nhiên liệu, điện (10³ đồng)
C là chi phí khác (10³ đồng)
2.Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích giữa kỳ

nghiên cứu với kỳ gốc.
Trong đây thì đối tượng nghiên cứu là chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu chi phí sản
xuất theo các chỉ tiêu theo yếu tố giữa kỳ nghiên cứu với kỳ gốc:
∆ΣC = ΣC1 – ΣC0
Trong đó :
ΣC1 : Chi phí sản xuất kỳ nghiên cứu
ΣC0: Chi phí sản xuất kỳ gốc
∆ΣC = 627.398.145 - 556.378.439 = 71.019.706 (10³ đồng)
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới ΣC : áp dụng phương pháp số chênh lệch
để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới ΣC.
III.Đánh giá chung.
Nhìn chung qua bảng phân tích “Tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí sản xuất kinh
doanh theo yếu tố” ta thấy tổng chi phí của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu tăng so với
kỳ gốc. Tuy nhiên, tốc độ tăng không lớn. Cụ thể, tổng chi phí ở kỳ gốc là
556.378.439.000 đ, kỳ nghiên cứu thì đạt 627.398.145.000 đ, tăng 12,76% tương
đương với 71.019.706.000 đ. Nguyên nhân làm tổng chi phí tăng lên đó là do tất cả
các yếu tố chi phí đều tăng.
Từ bảng, ta có thể thấy nhóm các yếu tố chi phí tăng bao gồm chi phí nhân công,
chi phí nguyên vật liệu chính, phụ, chi phí công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, chi phí
nhiên liệu, điện và các chi phí khác. Trong đó, các khoản chi phí công cụ dụng cụ
tăng nhiều nhất với quy mô đạt ở kỳ nghiên cứu là 30.742.509.000 đ tăng 39,89%
tương ứng với một lượng là 8.765.561.000 đ so với kỳ gốc, ảnh hưởng làm tăng
1,58% tổng chi phí. Tăng ít nhất là chi phí nhân công. Ở kỳ nghiên cứu khoản chi phí
này đạt 96.933.013.000 đ, tăng 6,49% tương ứng với một lượng là 5.909.501.000đ so
với kỳ gốc và chỉ làm ảnh hưởng tăng 1,06% tổng chi phí. Bên cạnh đó, nhóm yếu tố
chi phí giảm không có yếu tố nào.
Như vậy, dù tổng chi phí có tăng nhưng việc sản xuất kinh doanh vẫn đạt hiệu quả
vì tổng chi phí kỳ nghiên cứu chỉ tăng 12.76% so với kỳ gốc trong khi đó doanh thu
tăng những 18,50%. Vậy , tốc độ tăng chi phí chậm hơn tốc độ tăng doanh thu, điều
Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang

MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ
này chứng tỏ việc tổ chức sản xuất của doanh nghiệp đạt hiệu quả và có xu hướng mở
rộng quy mô sản xuất và tiết kiệm chi phí tối đa ở các bộ phận. Việc tăng chi phí sản
xuất cho thấy được dấu hiệu lạc quan trong việc sản xuất, nó là dấu hiệu tiền đề cho
việc tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
IV.Phân tích chi tiết
1.Yếu tố chi phí nhân công.
Qua bảng phân tích ta thấy, chi phí nhân công kỳ nghiên cứu có xu hướng tăng lên
so với kỳ gốc. Quy mô của chi phí này kỳ nghiên cứu là 96.933.013.000đ tăng lên so
với quy mô của kỳ gốc là 5.909.501.000đ tương ứng với tỷ lệ là 6,49% và có mức
ảnh hưởng tới tổng chi phí là 1,06%. Tỷ trọng của yếu tố này trong tổng chi phí của
doanh nghiệp có xu hướng giảm xuống ( từ 16,36% ở kỳ gốc giảm xuống 15,45% ở
kỳ nghiên cứu). Doanh nghiệp đã bội chi tuyệt đối 5.909.501.000đ và tiết kiệm tương
đối là 10.928.425.000đ tức là tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng của sản
lượng và doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí là rất tốt.
Biến động tăng trên có thể do các nguyên nhân chính sau:
1. Do doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất nên tuyển thêm lao động.
2. Thực hiện chính sách thưởng cho công nhân làm việc vượt định mức.
3. Tăng lương và các khoản phụ cấp cho công nhân.
4. Môi trường làm việc không tốt nên công ty tăng thêm các khoản phụ cấp cho
người lao động.
Xét nguyên nhân thứ nhất.
Trong kỳ do doanh nghiệp thực hiện chính sách mở rộng quy mô sản xuất nên đòi
hỏi một lượng lớn công nhân mới nên doanh nghiệp đã tiến hành tuyển thêm lao động
cho đơn vị. Chính công việc tuyển thêm lao động này đã làm cho công ty tốn thêm
các loại chi phí như chi phí tuyển dụng, chi phí đào tạo công nhân mới,chi phí lương,
bảo hiểm,... Tất cả các chi phí này đã làm tăng chi phí nhân công của doanh nghiệp

dẫn đến làm tăng tổng chi phí sản xuất của đơn vị. Bên cạnh việc tăng về chi phí thì
doanh nghiệp có thêm một lượng công nhân mới sẽ làm tăng khối lượng sản phẩm
sản xuất ra từ đó làm tăng doanh thu tiêu thụ, kịp thời gian bàn giao các đơn đặt hàng
lớn. Vì vậy sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như tăng uy tín cho công ty.
 Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
Biện pháp:
- Tiếp tục duy trì công tác tuyển lao động để đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực của đơnvị.
- Có thể tiến hành tuyển dụng theo phương pháp tuyển dụng nội bộ đối với những
nhu cầu nhân lực không lớn tránh tình trạng tuyển dụng ồ ạt làm lãng phí nhân lực và
chi phí của công ty.
Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ
Xét nguyên nhân thứ hai.
Trong kỳ doanh nghiệp tiến hành gia tăng sản xuất nên đã tiến hành chính sách trả
lương theo sản phẩm để khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao đông. Theo
chính sách này ngoài tiền lương cố định công nhân còn được hưởng 1% lương trên
tổng số sản phẩm vượt mức. Điều này đã khích lệ tinh thần làm việc của công nhân,
tăng năng suất lao động của họ đã làm tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra từ đó
làm tăng doanh thu tiêu thụ cho doanh nghiệp. Vì việc tăng chi phí trả lương này đã
làm tăng chi phí nhân công của doanh nghiệp dẫn đến tăng tổng chi phsi của đơn vị,
 Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
Biện pháp:
- Doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì chính sách trên để nâng cao tinh thần làm việc
của công nhân.
- Tuy chính sách trên đạt được hiệu quả tốt nhưng sức lao động của con người là
có hạn, bên cạnh đó việc tăng lương thưởng vượt định mức trong thời gian đầu thì
người lao động thi đua sản xuất để tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra nhưng về

lâu dài sẽ tạo cho công nhân tâm lý rằng đây là chế độ vốn có của doanh nghiệp thì
lúc đó chính sách này sẽ mất tác dụng. Do đó chính sách này không thể duy trì trong
thời gian dài nên doanh nghiệp cần có các phương án dự phòng.
Xét nguyên nhân thứ ba.
Trong kỳ vừa qua tiền lương của công nhân bậc cao nhất là 8,5 triệu/ tháng, còn
công nhân bậc thấp là 5,5 triệu/tháng. Số tiền này thực sự không cao nhất là trong
thời kỳ nền kinh tế đang lạm phát. Do đó công nhân sẽ gặp khó khăn trong việc chi
tiêu và không đảm bảo đời sống cho họ, đặc biệt đối với những công nhân bậc thấp
họ càng khó khăn hơn. Nên nhiều công nhân đã nghỉ việc để tìm kiếm những công
việc có mức lương cao hơn. Vì vậy doanh nghiệp đã thực hiện chính sách tăng lương
cho tất cả các công nhân để giữ được người lao động ở lại với doanh nghiệp. Chính
sách này đã làm tăng chi phí nhân công của doanh nghiệp dẫn đến tăng tổng chi phí
sản xuất của đơn vị. Nhưng bên cạnh đó nó giúp giữ được người lao động làm cho
quá trình sản xuất được diễn ra liên tục.
 Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
Biện pháp:
- Xây dựng một chế độ lương và phụ cấp phù hợp để đảm bảo cho đời sống vật
chất cũng như tinh thần của công nhân.
- Phải có những chính sách đãi ngộ tốt đối với những công nhân có thành tích cao
để giữ lại người tài cho doanh nghiệp.
Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ
- Ngoài những đãi ngộ về vật chất, doanh nghiệp cần có những chế độ đãi ngộ phi
vật chất như tuyên dương, tổ chức thi đấu thể thao giao lưu cho anh em công nhân,...
Xét nguyên nhân thứ tư.
Nhìn chung nhiệt độ tại các phân xưởng sản xuất đều tương đối cao, có những vị
trí nhiệt độ lên tới 390C. Mức độ ô nhiễm lớn do mật độ máy móc và công nhân cao,

đặc biệt nóng khi tại phân xưởng lợp mái tôn vào mùa hè. Mức độ thông thoáng kém
do thiết kế và lắp đặt hệ thống thông gió, quạt gió không hợp lý nên không khí bị tù
đọng không giải quyết được lượng nhiệt dư và khí CO 2. Bên cạnh đó với việc hoạt
động với số lượng máy móc nhiều nên tiếng ồn do các máy tạo ra là rất lớn. Đặc biệt
ở nơi sản xuất tập trung rất nhiều bụi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của
người lao động chính vì vậy doanh nghiệp đã quyết định tăng thêm các khoản phụ
cấp cho những công nhân làm việc trực tiếp ở môi trường này. Vì vậy đã làm tăng chi
phí nhân công của đơn vị hơn so với kỳ trước. Nhờ có chính sách này mà tinh thần
làm việc của công nhân tốt hơn, giữ được người lao động ở lại với doanh nghiệp để
quá trình sản xuất được diễn ra liên tục.
 Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
Biện pháp:
- Doanh nghiệp cần có các giải pháp tránh nóng và bụi ở các phân xưởng sản xuất.
- Doanh nghiệp nên áp dụng chế độ cho công nhân cứ làm việc 1 tiếng sẽ được
nghỉ 10 phút để đảm bảo năng suất lao động cho công nhân.
2.Yếu tố chi phí nguyên vật liệu chính
Từ bảng phân tích ta thấy, chi phí nguyên vật liệu chính ở kỳ nghiên cứu có xu
hướng tăng lên so với kỳ gốc. Quy mô của chi phí này kỳ nghiên cứu là
242.301.164.000đ tăng lên so với quy mô ờ kỳ gốc là 23.811.351.000đ tương ứng với
10,9% và mức ảnh hưởng tới tổng chi phí là 4,28%. Tỷ trọng của yếu tố này trong
tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp có xu hướng giảm (từ 39,27% xuống còn
38,62% ở kỳ nghiên cứu). Doanh nghiệp đã bội chi tuyệt đối là 23.811.351.000đ và
tiết kiệm tương đối là 16.605.846.000đ có nghĩa là tốc độ tăng chi phí chậm hơn tốc
độ tăng của sản lượng và tiết kiệm là tốt.
Biến động tăng trên có thể do các nguyên nhân chính sau:
1. Do đơn vị mở rộng quy mô sản xuất nên cần lượng lớn nguyên vật liệu để sản
xuất sản phẩm.
2. Tay nghề công nhân thấp, tiêu hao nhiều nguyên vật liệu.
3. Do đồng ngoại tệ tăng giá, làm tăng chi phí nhập khẩu những nguyên vật liệu
đầu vào từ nước ngoài.

4. Do thị trường nguyên vật liệu khan hiếm.
Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ
Xét nguyên nhân thứ nhất.
Trải qua một thời gian hoạt động, đơn vị đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, sản
phẩm được người tiêu dùng ưu chuộng. Vì vậy, công ty quyết định mở rộng quy mô
sản xuất, gia tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này đã kéo theo số
lượng nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm tăng mạnh, điều này khiến chi phí
nguyên vật liệu chính biến động tăng so với kỳ gốc. Tuy tăng về chi phí nhưng sản
lượng sản phẩm sản xuất ra tăng làm tăng doanh thu bán hàng của năm cũng tăng,
khiến lợi nhuận của công ty năm nay vẫn cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Về lâu dài,
việc mở rộng quy mô sản xuất giúp công ty có thể cung cấp sản phẩm đến nhiều thị
trường hơn, hoàn thành các đơn đặt hàng đúng thời hạn, tạo dựng được uy tín vững
mạnh cho doanh nghiệp.
 Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực
Biện pháp:
- Doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội, tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến sản
phẩm và sản xuất thêm các loại sản phẩm mới để có thể thu hút người tiêu dùng.
- Tìm thêm nhiều nhà cung cấp đảm bảo chất lượng để quá trình sản xuất được
diễn ra liên tục.
- Doanh nghiệp cũng cần chú ý đến nhu cầu thị trường, tránh sản xuất quá nhiều
làm sản phẩm bị bão hòa, không thể tiêu thụ, gây ứ đọng hàng trong quá trình đưa sản
phẩm ra thị trường.
Xét nguyên nhân thứ hai
Do trong kỳ đơn vị đã tiến hành mở rộng quy mô sản xuất nên đã tuyển thêm một
lượng lớn công nhân mới. Vì là lao động mới nên tay nghề còn chưa cao, điều này đã
làm tiêu hao lượng nguyên vật liệu không đáng có. Những công nhân trong quá trình

sản xuất do chưa thạo việc nên mắc nhiều sai lầm đã làm ra nhiều sản phẩm hỏng
phải bỏ đi gây lãng phí nguyên vật liệu. Vì vậy đã làm chi phí nguyên vật liệu tăng so
với kỳ gốc. Điều này đã làm tổng chi phí không hợp lý tăng dẫn đến lợi nhuận của
công ty sẽ giảm.
 Đây là nguyên nhân chủ quan, tiêu cực
Biện pháp:
- Doanh nghiệp mở các khóa đào tạo cho công nhân trước khi đưa vào quy trình
sản xuất.
- Tổ chức giám sát quá trình sản xuất cẩn thận.
- Phân bổ lao động hợp lý, đưa người lao động vào những bộ phận phù hợp với sở
trường của họ, tránh gây lãng phí nguồn nhân lực.
Xét nguyên nhân thứ ba
Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ
Trong các nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp có một số nguyên
vật liệu chính phải nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Vào giai đoạn này nền kinh tế
thế giới đang khủng hoảng đã dẫn đến đồng ngoại tệ tăng giá. Điều này đã làm cho
công ty phải nhập khẩu nguyên vật liệu với giá đắt hơn. Vì vậy đã làm cho chi phí
nguyên vật liệu tăng hơn so với kỳ gốc. Do vậy dẫn đến tổng chi phí sản xuất của đơn
vị cũng tăng làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.
 Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực.
Xét nguyên nhân thứ tư.
Trên thị trường đang khan hiếm nguyên vật liệu, nhà cung cấp ít mà người mua thì
nhiều. Vì vậy các nhà cung cấp đã tận dụng thời cơ đẩy giá nguyên vật liệu tăng cao.
Trong khi đó doanh nghiệp đang cần gấp nguyên vật liệu để đưa vào quá trình sản
xuất để đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng. Do vậy doanh nghiệp bắt buộc phải mua
nguyên vật liệu với giá cao, điều này làm cho chi phí nguyên vật liệu ở kỳ này tăng

hơn so với kỳ trước làm tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng dẫn đến lợi
nhuận của công ty giảm.
 Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực.
3.Yếu tố chi phí nguyên vật liệu phụ.
Từ bảng phân tích ta thấy, chi phí nguyên vật liệu phụ ở kỳ nghiên cứu có xu
hướng tăng so với kỳ gốc. Quy mô kỳ nghiên cứu của chi phí này là 56.528.573.000đ
tăng 5.119.205.000đ so với kỳ gốc, tương ứng với 9,96% và ảnh hường tới tổng chi
phí là 0,92%. Tỷ trọng của yếu tố chi phí này trong tổng chi phí có xu hướng giảm đi
(từ 9,24% ở kỳ gốc giảm còn 9,01% ở kỳ nghiên cứu). Và doanh nghiệp có mức bội
chi tuyệt đối là 5.119.205.000đ và tiết kiệm tương đối là 4.390.724.000đ. Như vậy,
việc doanh nghiệp tiết kiệm được là rất tốt.
Biến động tăng trên có thể do các nguyên nhân chính sau:
1. Doanh nghiệp tăng gia sản xuất nên nhu cầu về số lượng nguyên vật liệu phụ
tăng.
2. Do doanh nghiệp mua thêm nguyên vật liệu phụ về dự trữ.
3. Quản lý nguyên vật liệu không tốt.
4. Do bộ phận quản lý.
Xét nguyên nhân thứ nhất.
Trong kỳ doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất sản xuất nên cần sản xuất nhiều
sản phẩm kéo theo cần sử dụng một lượng lớn nguyên vật liệu phụ. Nhu cầu về
nguyên vật liệu phụ tăng làm cho chi phí nguyên vật liệu phụ cũng tăng theo. Vì vậy
đã làm tăng chi phí nguyên vật liệu kỳ này tăng cao hơn kỳ trước dẫn đến làm tăng
tổng chi phí sản xuất của đơn vị. Việc tăng về số lượng nguyên vật liệu phụ đầu vào
Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ
sẽ làm tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra từ đó dẫn đến làm tăng doanh thu tiêu
thụ sản phẩm của đơn vị.

 Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
Biện pháp: Tiếp tục duy trì tăng về số lượng nguyên vật liệu phụ đủ để đáp ứng
nhu cầu sản xuất của đơn vị.
Xét nguyên nhân thứ hai.
Do giá nguyên vật liệu phụ trong kỳ đang rẻ nên doanh nghiệp quyết định mua
thêm nguyên vật liệu về để dự trữ trong kho. Điều này đã làm tăng chi phí nguyên vật
liệu phụ trong kỳ tăng hơn so với kỳ trước. Việc dự trữ này giúp doanh nghiệp tận
dụng được giá nguyên vật liệu rẻ sẽ tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu cho kỳ sau
và quá trình sản xuất được diễn ra liên tục.
=> Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực
Biện pháp:
- Doanh nghiệp luôn khảo sát giá cả thị trường để tận dụng thời cơ.
- Doanh nghiệp cần chú ý chọn nơi cung cấp giá rẻ nhưng vẫn phải đảm bảo chất
lượng.
Xét nguyên nhân thứ ba.
Do nhà kho chứa nguyên vật liệu có một lỗ thủng trên mái từ lâu nhưng do thủ
kho tắc trách nên đã không phát hiện đến ngày 15/7/2014 trời mưa đã làm ướt một
lượng nguyên vật liệu phụ trị giá 50.000.000đ. Đến khi thủ kho phát hiện đã làm
hỏng 60% giá trị lô vật liệu này. Doanh nghiệp đã tiến hành mua lại số nguyên vật
liệu trên để cung cấp kịp thời nhu cầu vật liệu của bộ phận sản xuất. Sau đó doanh
nghiệp yêu cầu thủ kho bồi thường 40% giá trị tổn thất, phần còn lại doanh nghiệp
chịu. Sự việc này xảy ra đã làm tăng chi phí không đáng có của đơn vị dẫn đến tăng
chi phí nguyên vật liệu phụ ở kỳ này cao hơn kỳ gốc.
 Đây là yếu tố chủ quan, tiêu cực.
Biện pháp:
- Cần thường xuyên kiểm tra nơi bảo quản hàng hóa, nguyên vật liệu.
- Cần có biện pháp nhắc nhở, phê bình hay thậm trí là đuổi việc đối với những
hành vi gây ra lỗi lầm đặc biệt nghiêm trọng.
Xét nguyên nhân thứ tư.
Do bộ phận phụ trách mua nguyên vật liệu phụ đã đổi nhà cung cấp mua nguyên

vật liệu ở nhà cung cấp mới với giá thành rẻ hơn. Nhưng số nguyên vật liệu này có
chất lượng kém hơn nên đã làm tiêu hao một lượng lớn nguyên vật liệu và làm cho
quá trình sản xuất không ổn định. Điều này đã làm tăng chi phí nguyên vật liệu phụ
của doanh nghiệp cũng như tăng tổng chi phí sản xuất của đơn vị. Bên cạnh đó nó
Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ

1.
2.
3.
4.

còn làm tăng số lượng sản phẩm hỏng của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm giảm
đã ảnh hưởng đến uy tín của công ty từ đó làm giảm doanh số tiêu thụ của doanh
nghiệp.
=> Đây là nguyên nhân chủ quan, tiêu cực.
Biện pháp:
- Bộ phận quản lý phải tiến hành khảo sát thị trường để tìm ra nhà cung cấp đáng
tin cậy.
- Tránh tình trạng vì giá rẻ mà mua phải nguyên vật liệu kém chất lượng.
4.Yếu tố chi phí công cụ dụng cụ.
Từ bảng phân tích ta thấy, yếu tố chi phí công cụ dụng cụ của doanh nghiệp tăng
nhiều nhất trong kỳ nghiên cứu. Ở kỳ nghiên cứu có quy mô là 30.742.509.000 đ tăng
39,89% tương ứng với một lượng là 8.765.561.000 đ so với kỳ gốc,làm ảnh hưởng
tăng tổng chi phí 1,58%. Tỷ trọng của yếu tố này trong tổng chi phí có xu hướng tăng
(từ 3,95% lên 4,90% ở kỳ nghiên cứu). Ngoài ra mức bội chi tuyệt đối của yếu tố chi
phí này là 8.765.561.000đ và bội chi tương đối là 4.700.169.000đ. Như vậy với yếu

tố chi phí công cụ, dụng cụ doanh nghiệp lãng phí.
Biến động tăng trên có thể do các nguyên nhân chính sau:
Mua thêm công cụ, dụng cụ cho bộ phận sản xuất.
Mua thêm công cụ, dụng cụ để dự trữ.
Do công nhân đã làm hỏng công cụ, dụng cụ phải mua thêm để thay thế.
Giá công cụ, dụng cụ tăng cao.
Xét nguyên nhân thứ nhất.
Do doanh nghiệp tăng gia sản xuất nên nhu cầu về công cụ, dụng cụ của bộ phận
sản xuất tăng cao. Nên doanh nghiệp đã tiến hành mua thêm một lượng lớn công cụ
dụng cụ để cung cấp kịp thời cho quá trình sản xuất.Điều này đã làm cho chi phí
nguyên vật liệu tăng cao hơn so với kỳ trước nhưng cũng làm cho quá trình sản xuất
được diễn ra liên tục, tạo ra nhiều sản phẩm hơn cho doanh nghiệp.
 Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
Biện pháp: Doanh nghiệp cần chú trọng việc cung ứng công cụ dụng cụ kịp thời,
đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ nhu cầu sản xuất của bộ phận sản xuất.
Xét nguyên nhât thứ hai.
Từ đầu kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã xác định mục tiêu và chủ trương của
doanh nghiệp. Đó là sản xuất an toàn,hiệu quả và tiết kiệm. Dù vậy, để bộ máy sản
xuất luôn trong tình trạng đầy đủ và sẵn sàng sử dụng, doanh nghiệp đã mua thêm
một số công cụ dụng cụ mới để dự trữ. Việc này cũng là đề phòng việc thiếu công cụ
Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ
dụng cụ, tránh gây gián đoạn quá trình sản xuất giữa chừng. Điều này đã làm chi phí
công cụ dụng cụ của doanh nghiệp tăng lên không nhiều.
 Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
Biện pháp: Doanh nghiệp nên chú trọng khâu bảo quản, giữ gìn để số công cụ
dụng cụ mua mới này không bị hư hỏng và sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.

Xét nguyên nhât thứ ba.
Do sự tắc trách, thiếu chuyên nghiệp của công nhân nên đã làm hỏng công cụ
dụng cụ trong quá trình sản xuất trị giá 8.500.000đ. Doanh nghiệp đã tiến hành mua
thêm công cụ dụng cụ mới để thay thế. Vì sự cố này đã làm cho quá trình sản xuất bị
gián đoạn 5 ngày để chờ công cụ dụng cụ mới. Doanh nghiệp yêu cầu công nhân phải
bồi thường 30% giá trị thiệt hại còn phần còn lại doanh nghiệp chịu. Ví vậy đã làm
chi phí công cụ dụng cụ tăng cao làm tăng tổng chi phí không hợp lý của doanh
nghiệp.
 Đây là nguyên nhân chủ quan, tiêu cực.
Biện pháp:
- Cần chú trọng hơn trong việc giám sát, quản lý công nhân trong quá trình làm
việc.
- Doanh nghiệp nên có lượng công cụ, dụng cụ dự trữ để quá trình sản xuất không
bị gián đoạn.
Xét nguyên nhât thứ tư.
Trong kỳ nghiên cứu, giá cả công cụ dụng cụ đột ngột tăng cao. Trong khi đó
doanh nghiệp đang cần mua thêm công cụ dụng cụ để quá trình sản xuất được tiếp tục
nên phải chấp nhận mua công cụ dụng cụ với giá cao. Điều này đã làm chi phí công
cụ dụng cụ của doanh nghiệp tăng cao hơn kỳ trước làm cho tổng chi phí của đơn vị
cũng tăng.
 Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực.
5.Yếu tố khấu hao TSCĐ.
Từ bảng phân tích ta thấy, yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ ở kỳ nghiên cứu có quy
mô là 64.308.310.000 đ tăng 13,65% tương ứng với 7.724.623.000đ so với kỳ gốc và
làm ảnh hưởng tăng 1,39% tổng chi phí. Tỷ trọng của yếu tố này trong tổng chi phí
cũng có xu hướng tăng (từ 10,17% lên 10,25% ở kỳ nghiên cứu. và mức bội chi tuyệt
đối là 7.724.623.000đ, mức tiết kiệm tương đối là 2.742.474.000đ. Vậy là doanh
nghiệp vẫn tiết kiệm được yếu tố chi phí này.
Biến động tăng trên có thể do các nguyên nhân chính sau:
1. Đem một máy móc thiết bị trong kho ra sử dụng.

2. Do doanh nghiệp nâng cấp TSCĐ.
Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ
3. Nhận một TSCĐ do đối tác góp vốn liên doanh đưa ngay vào sử dụng.
4. Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Xét nguyên nhân thứ nhất.
Ở kỳ trước doanh nghiệp có tiến hành mua một dây chuyền sản xuất nhưng chưa
sử dụng ngay đến kỳ này doanh nghiệp mang dây chuyền từ trong kho ra sử dụng.
Việc sử dụng thêm máy móc thiết bị chi phí khấu hao TSCĐ tăng lên nhưng cũng
làm tăng sản phẩm đầu ra cả về chất và lượng. Từ đó làm tăng doanh thu cho doanh
nghiệp.
 Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
Biện pháp: Cần chú ý đến nhu cầu sản xuất trước khi đưa tài sản ra sử dụng và cần
chú trọng đến công tác bảo dưỡng máy móc thiết bị.
Xét nguyên nhân thứ hai.
Trong kỳ doanh nghiệp đã tiến hành nâng cấp một số máy móc thiết bị. Việc nâng
cấp tài sản này đã làm tăng nguyên giá cũng như chi phí khấu hao TSCĐ. Nhờ việc
nâng cấp tài sản được sử dụng tối đa công suất máy móc, từ đó đã tạo ra được nhiều
sản phẩm hơn. Từ đó tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn cho công ty.
 Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
Biện pháp: Thường xuyên nâng cấp, bảo dưỡng máy móc thiết bị để có thể khai thác
tối đa năng suất của TSCĐ.
Xét nguyên nhân thứ ba.
Trong kỳ doanh nghiệp nhận được một TSCĐ trị giá 50.000.000đ do đối tác góp
vốn liên doanh và doanh nghiệp đã đưa ngay vào sử dụng. Việc đưa thêm một TCSĐ
vào quá trình sản xuất kinh doanh đã làm tăng chi phí khấu hao TSCĐ của công ty.
Từ đó tăng tổng chi phí của đơn vị. Bên cạnh việc tăng về chi phí thì việc đưa thêm

máy móc vào sử dụng đã làm tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra cho doanh nghiệp
từ đó dẫn đến tăng doanh thu tiêu thụ của công ty.
 Đây là nguyên nhân khách quan, tích cực.
Xét nguyên nhân thứ tư.
Trong kỳ nghiên cứu, xã hội ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng
tiến bộ nhanh chóng, máy móc đóng vai trò chủ đạo, giúp con người hầu hết các công
việc. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật từ kỳ trước tới kỳ này cũng khá xa. Vì doanh
nghiệp sử dụng rất nhiều máy móc thiết bị, dây chuyền hiện đại cùng với sự tiến bộ
của khoa học của kỹ thuật ngày một nhanh làm cho hao mòn vô hình diễn ra càng
nhanh. Điều này cũng làm cho chi phí khấu hao TSCĐ tăng lên.
 Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực.
6.Yếu tố nhiên liệu, điện.
Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ
Từ bảng phân tích ta thấy, chi phí nhiên liệu, điện của doanh nghiệp ở kỳ nghiên
cứu có quy mô là 40.278.961.000 đ, tăng 14,37% tương ứng với 5.060.206.000 đ so
với kỳ gốc, làm ảnh hưởng tới tổng chi phí là 0,91%. Tỷ trọng của yếu tố này cũng có
xu hướng tăng (từ 6,33% ở kỳ gốc lên 6,42% ở kỳ nghiên cứu. Mức bội chi tuyệt đối
của yếu tố này là 5.060.206.000đ và tiết kiệm tuyệt đối là 1.454.713.000đ.
Biến động tăng trên có thể do các nguyên nhân chính sau:
1. Do gia tăng sản xuất nên tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
2. Do có nhiều máy móc cũ kỹ nên tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn.
3. Nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn.
4. Giá cả xăng dầu tăng lên.
Xét nguyên nhân thứ nhất.
Trong kỳ nghiên cứu, khối lượng sản phẩm phải sản xuất tăng lên. Cũng như công
nhân phải tăng ca sản xuất, máy móc, công cụ cũng phải làm việc liên tục. Mà máy

móc làm việc thì phải cần có nhiên liệu,…Chính vì vậy, chi phí nhiên liệu trong kỳ
nghiên cứu của doanh nghiệp bị tăng lên.
Đây là một nguyên nhân chủ quan, tích cực.
Biện pháp: Doanh nghiệp cần tận dụng tối đa sức sản xuất của máy móc, khi chưa
dùng tới thì nên tắt máy để tránh lãng phí nhiên liệu.
Xét nguyên nhân thứ hai.
Do doanh nghiệp có nhiều máy móc cũ kỹ nên đã tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn.
Máy móc đã cũ nên năng suất cho ra sản phẩm cũng thấp hơn nhiều. Việc tiêu hao
nhiều nhiên liệu đã làm cho chi phí nhiên liệu, điện tăng cao hơn kỳ trước dẫn đến
tăng tổng chi phí của doanh nghiệp.
 Đây là nguyên nhân chủ quan, tiêu cực.
Biện pháp:
- Doanh nghiệp nên chú trọng hơn trong công tác bảo trì, bảo dưỡng máy móc
thiết bị.
- Đối với những máy móc quá cũ thì doanh nghiệp có thể tiến hành thanh lý tài
sản đó và đầu tư máy móc thiết bị mới để quá trình sản xuất luôn được diễn ra liên
tục.
Xét nguyên nhân thứ ba.
Trong kỳ doanh nghiệp nhận thêm được nhiều đơn đặt hàng nên công ty phải tiến
hành gia tăng sản xuất. Việc sản xuất nhiều hơn đã làm gia tăng lượng nhiên liệu và
điện sử dụng từ đó đã làm tăng chi phí nhiên liệu, điện. Bên cạnh việc tăng về chi phí
còn có tăng sản lượng sản phẩm sản xuất ra để kịp thời đáp ứng các đơn đặt hàng, tạo
dựng được uy tín của doanh nghiệp.
Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ
 Đây là nguyên nhân khách quan, tích cực.
Xét nguyên nhân thứ tư.

Từ đầu kỳ nghiên cứu, tình hình giá cả của mặt hàng xăng dầu trên thế giới bắt
đầu có nhiều biến động. Mức giá xăng dầu không ổn định và luôn có chiều hướng
tăng lên do tình hình an ninh của những vùng đất có nhiều dầu không ổn định. Tình
hình xăng dầu trong nước cũng bị ảnh hưởng theo. Việc này đã làm không ít doanh
nghiệp trong nước trở nên khó khăn, doanh nghiệp cũng không tránh khỏi tình trạng
đó. Điều này làm cho yếu tố chi phí nhiên liệu, điện của doanh nghiệp trong kỳ tăng
lên.
 Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực.
7.Yếu tố chi phí khác.
Từ bảng phân tích ta thấy, chi phí khác của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu đạt
96.305.615.000đ. Khoản chi phí này tăng 17,91% tương ứng với 14.629.260.000 đ so
với kỳ gốc, làm ảnh hưởng tăng tổng chi phí là 2,63%.
Biến động tăng trên có thể do các nguyên nhân chính sau:
1. Tổ chức cho nhân viên công ty đi dã ngoại.
2. Chi nộp phạt do chậm nộp thuế.
3. Chi phí xử lý rác thải tăng do doanh nghiệp chưa đảm bảo các điều kiện theo
quy định của cơ quan Nhà nước.
4. Khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản khi công ty đem TSCĐ đi góp vốn liên
doanh.
Xét nguyên nhân thứ nhất.
Vào tháng 6, thời tiết nóng bức và có ít đơn đặt hàng nên công ty quyết định tổ
chức cho toàn thể nhân viên của công ty đi dã ngoại. Việc tổ chức này đã làm tăng
chi phí khác của đơn vị nhưng nó giúp cho giữa công nhân và quản lý có mối quan hệ
tốt hơn, tinh thần của người lao động thoải mái. Điều đó đã làm cho tinh thần làm
việc của mọi người tăng cao, làm tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra từ đó tăng
doanh thu tiêu thụ cho công ty.
 Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
Biện pháp: Tiếp tục duy trì chính sách này hàng năm để nâng cao tinh thần làm
việc và giữ được những nhân viên có năng lực cho công ty.
Xét nguyên nhân thứ hai

Do kế toán của đơn vị tắc trách nên đã quên không nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
của công ty. Do vậy, ngày 18/8 cơ quan thuế đã gửi thông báo yêu cầu công ty nộp
phạt do chậm nộp thuế số tiền là 50.000.000đ. Doanh nghiệp đã tiến hành nộp phạt
ngay quà tài khoản ngân hàng. Điều này đã làm tăng chi phí khác của công ty dẫn đến
Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ
tăng tổng chi phí sản xuất của đơn vị. Không những vậy nó còn ảnh hưởng đến uy tín
của doanh nghiệp trước cơ quan thuế và các bên đối tác.

Đây là nguyên nhân chủ quan, tiêu cực.
Biện pháp:
- Tiến hành các biện pháp phê bình, nhắc nhở hay trừ lương đối với hành vi sai sót
của kế toán. Thậm chí có thể đuổi việc đối với những hành vi sai sót đặc biệt nghiêm
trọng.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác kế toán làm việc cẩn thận hơn.
Xét nguyên nhân thứ ba.
Lượng rác thải từ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp quá nhiều trong khi đó
doanh nghiệp lại chưa quan tâm đúng mực đến quy trình xử lý rác thải. Do vậy vào
ngày 15/6/2014 các cơ quan bảo vệ môi trường của Nhà nước đã đến kiểm tra và yêu
cầu doanh nghiệp nộp phạt một khoản tiền không nhỏ là 5.000.000đ. Điều này đã làm
tăng chi phí khác của doanh nghiệp bên cạnh đó theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước
doanh nghiệp phải chi thêm chi phí để xử lý toàn bộ số rác thải trong vòng 1 tuần. Sự
việc này không chỉ làm tăng chi phí của đơn vị mà còn làm ảnh hưởng đến lòng tin
của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến doanh
thu tiêu thụ trong kỳ của công ty.

Đây là nguyên nhân chủ quan, tiêu cực.

Biện pháp:
- Tổ chức mua sắm và xây dựng hệ thống xử lý rác thải trong thời gian ngắn nhất.
- Chú trọng hơn nữa trong vấn đề bảo vệ môi trường, xây dựng một hình ảnh tốt
về vấn đề an toàn vệ sinh với người tiêu dùng.
Xét nguyên nhân thứ tư
Ngày 15/8/2014, đơn vị có đem một TSCĐ trị giá 80.000.000đ đi góp vốn liên
doanh nhưng bị hội đồng giao nhận đánh giá tài sản này trị giá 50.000.000đ. Do đó
vốn góp của công ty chỉ được chấp nhận là 50.000.000đ. Phần chênh lệch
30.000.000đ đó chính là chi phí mà công ty phải chịu, vì vậy đã làm tăng chi phí khác
của công ty so với kỳ gốc làm tổng chi phí của doanh nghiệp tăng.
 Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực.

TIỂU KÊT CHƯƠNG 1
I.Kết luận về chỉ tiêu chi phí sản xuất theo yếu tố.
Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ
Như vậy ,qua bảng phân tích “ Tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí sản xuất theo
yếu tố” và phần phân tích chi tiết, ta thấy rằng chi phí sản xuất của doanh nghiệp kỳ
nghiên cứu đã tăng nhẹ so với kỳ gốc. Mức tăng này đạt 112,76% tương đương với
tăng thêm 71.019.706.000 đồng . Điều này là do tất cả các yếu tố chi phí của doanh
nghiệp trong kỳ nghiên cứu đều tăng so với kỳ gốc. Trong đó, các khoản chi phí công
cụ dụng cụ tăng nhiều nhất 39,89% tương ứng với một lượng là 8.765.561.000 đ so
với kỳ gốc, làm ảnh hưởng tăng tới tổng chi phí là 1,58%. Tăng ít nhất là yếu tố chi
phí nhân công, khoản chi phí này chỉ tăng có 6,49% tương ứng 5.909.501.000 đ so
với kỳ nghiên cứu và chỉ làm tăng tổng chi phí 1,06%. Ngoài ra không có yếu tố chi
phí nào giảm trong kỳ nghiên cứu. Các yếu tố chi phí còn lại đều tăng ít, riêng chi phí
nguyên vật liệu chính là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các yếu tố chi phí của

doanh nghiệp thì tăng tương đối. Tất cả sự biến động tăng này đã làm tổng chi phí ở
kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc là 12,76% và có bội chi tuyệt đối là
71.019.706.000đ nhưng vẫn có tiết kiệm tương đối là 31.901.601.000đ.
Mặc dù mọi yếu tố chi phí của kỳ nghiên cứu đều tăng là một dấu hiệu không tốt
nhưng xét thấy doanh thu của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu tăng 18,50%, trong khi đó
chi phí tăng 12,76% . Như vậy tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn chi phí. Điều đó
chứng tỏ doanh nghiệp có xu hướng mở rộng sản xuất nhưng vẫn tiết kiệm và đã đạt
được những hiệu quả nhất định.
II.Chi phí sản xuất tăng chủ yếu do các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân chủ quan :
• Nguyên nhân chủ quan tích cực:
1. Do doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất nên tuyển thêm lao động.
2. Thực hiện chính sách thưởng cho công nhân làm việc vượt định mức.
3. Tăng lương và các khoản phụ cấp cho công nhân.
4. Môi trường làm việc không tốt nên công ty tăng thêm các khoản phụ cấp cho
người lao động.
5. Do đơn vị mở rộng quy mô sản xuất nên cần lượng lớn nguyên vật liệu để sản
xuất sản phẩm.
6. Doanh nghiệp tăng gia sản xuất nên nhu cầu về số lượng nguyên vật liệu phụ
tăng.
7. Do doanh nghiệp mua thêm nguyên vật liệu phụ về dự trữ.
8. Mua thêm công cụ, dụng cụ cho bộ phận sản xuất.
9. Mua thêm công cụ, dụng cụ để dự trữ.
10.Đem một máy móc thiết bị trong kho ra sử dụng.
11.Do doanh nghiệp nâng cấp TSCĐ.
12.Do gia tăng sản xuất nên tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723



ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ
13.Tổ chức cho nhân viên công ty đi dã ngoại.
• Nguyên nhân chủ quan tiêu cực:
14.Tay nghề công nhân thấp, tiêu hao nhiều nguyên vật liệu.
15.Quản lý nguyên vật liệu không tốt.
16.Do bộ phận quản lý.
17.Do công nhân đã làm hỏng công cụ, dụng cụ phải mua thêm để thay thế.
18.Do có nhiều máy móc cũ kỹ nên tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn.
19.Chi nộp phạt do chậm nộp thuế.
20.Chi phí xử lý rác thải tăng do doanh nghiệp chưa đảm bảo các điều kiện theo
quy định của cơ quan Nhà nước.
Nguyên nhân khách quan :
• Nguyên nhân khách quan tích cực:
21.Nhận một TSCĐ do đối tác góp vốn liên doanh đưa ngay vào sử dụng.
22.Nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn.
• Nguyên nhân khách quan tiêu cực:
23.Do đồng ngoại tệ tăng giá, làm tăng chi phí nhập khẩu những nguyên vật liệu
đầu vào từ nước ngoài.
24.Do thị trường nguyên vật liệu khan hiếm.
25.Giá công cụ, dụng cụ tăng cao.
26.Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
27.Giá cả xăng dầu tăng lên.
28.Khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản khi công ty đem TSCĐ đi góp vốn
liên doanh.
III.Một số biện pháp đề xuất
Để khai thác tốt các tiềm năng của doanh nghiệp trong thời gian tới, em xin đề
xuất một số biện pháp như sau:
Tiếp tục duy trì công tác tuyển lao động để đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực của đơn
vị.
- Có thể tiến hành tuyển dụng theo phương pháp tuyển dụng nội bộ đối với những

nhu cầu nhân lực không lớn tránh tình trạng tuyển dụng ồ ạt làm lãng phí nhân lực và
chi phí của công ty.
- Doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì chính sách trên để nâng cao tinh thần làm việc
của công nhân.
- Tuy chính sách trên đạt được hiệu quả tốt nhưng sức lao động của con người là
có hạn, bên cạnh đó việc tăng lương thưởng vượt định mức trong thời gian đầu thì
người lao động thi đua sản xuất để tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra nhưng về
Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ
lâu dài sẽ tạo cho công nhân tâm lý rằng đây là chế độ vốn có của doanh nghiệp thì
lúc đó chính sách này sẽ mất tác dụng. Do đó chính sách này không thể duy trì trong
thời gian dài nên doanh nghiệp cần có các phương án dự phòng.
- Xây dựng một chế độ lương và phụ cấp phù hợp để đảm bảo cho đời sống vật
chất cũng như tinh thần của công nhân.
- Phải có những chính sách đãi ngộ tốt đối với những công nhân có thành tích cao
để giữ lại người tài cho doanh nghiệp.
- Ngoài những đãi ngộ về vật chất, doanh nghiệp cần có những chế độ đãi ngộ phi
vật chất như tuyên dương, tổ chức thi đấu thể thao giao lưu cho anh em công nhân,...
- Doanh nghiệp cần có các giải pháp tránh nóng và bụi ở các phân xưởng sản xuất.
- Doanh nghiệp nên áp dụng chế độ cho công nhân cứ làm việc 1 tiếng sẽ được
nghỉ 10 phút để đảm bảo năng suất lao động cho công nhân.
- Doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội, tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến sản
phẩm và sản xuất thêm các loại sản phẩm mới để có thể thu hút người tiêu dùng.
- Tìm thêm nhiều nhà cung cấp đảm bảo chất lượng để quá trình sản xuất được
diễn ra liên tục.
- Doanh nghiệp cũng cần chú ý đến nhu cầu thị trường, tránh sản xuất quá nhiều
làm sản phẩm bị bão hòa, không thể tiêu thụ, gây ứ đọng hàng trong quá trình đưa sản

phẩm ra thị trường.
- Doanh nghiệp mở các khóa đào tạo cho công nhân trước khi đưa vào quy trình
sản xuất.
- Tổ chức giám sát quá trình sản xuất cẩn thận.
- Phân bổ lao động hợp lý, đưa người lao động vào những bộ phận phù hợp với sở
trường của họ, tránh gây lãng phí nguồn nhân lực.
- Tiếp tục duy trì tăng về số lượng nguyên vật liệu phụ đủ để đáp ứng nhu cầu sản
xuất của đơn vị.
- Doanh nghiệp luôn khảo sát giá cả thị trường để tận dụng thời cơ.
- Doanh nghiệp cần chú ý chọn nơi cung cấp giá rẻ nhưng vẫn phải đảm bảo chất
lượng.
- Cần thường xuyên kiểm tra nơi bảo quản hàng hóa, nguyên vật liệu.
- Cần có biện pháp nhắc nhở, phê bình hay thậm trí là đuổi việc đối với những
hành vi gây ra lỗi lầm đặc biệt nghiêm trọng.
- Bộ phận quản lý phải tiến hành khảo sát thị trường để tìm ra nhà cung cấp đáng
tin cậy.
- Tránh tình trạng vì giá rẻ mà mua phải nguyên vật liệu kém chất lượng.
- Doanh nghiệp cần chú trọng việc cung ứng công cụ dụng cụ kịp thời, đáp ứng
nhanh chóng và đầy đủ nhu cầu sản xuất của bộ phận sản xuất.
- Doanh nghiệp nên chú trọng khâu bảo quản, giữ gìn để số công cụ dụng cụ mua
mới này không bị hư hỏng và sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.
Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH TÊ
- Cần chú trọng hơn trong việc giám sát, quản lý công nhân trong quá trình làm
việc.
- Doanh nghiệp nên có lượng công cụ, dụng cụ dự trữ để quá trình sản xuất không
bị gián đoạn.

- Cần chú ý đến nhu cầu sản xuất trước khi đưa tài sản ra sử dụng và cần chú trọng
đến công tác bảo dưỡng máy móc thiết bị.
- Doanh nghiệp cần tận dụng tối đa sức sản xuất của máy móc, khi chưa dùng tới
thì nên tắt máy để tránh lãng phí nhiên liệu.
- Doanh nghiệp nên chú trọng hơn trong công tác bảo trì, bảo dưỡng máy móc
thiết bị.
- Thường xuyên nâng cấp, bảo dưỡng máy móc thiết bị để có thể khai thác tối đa
năng suất của TSCĐ.
- Đối với những máy móc quá cũ thì doanh nghiệp có thể tiến hành thanh lý tài
sản đó và đầu tư máy móc thiết bị mới để quá trình sản xuất luôn được diễn ra liên
tục.
- Tiếp tục duy trì chính sách này hàng năm để nâng cao tinh thần làm việc và giữ
được những nhân viên có năng lực cho công ty.
- Tiến hành các biện pháp phê bình, nhắc nhở hay trừ lương đối với hành vi sai sót
của kế toán. Thậm chí có thể đuổi việc đối với những hành vi sai sót đặc biệt nghiêm
trọng.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác kế toán làm việc cẩn thận hơn.
Tổ chức mua sắm và xây dựng hệ thống xử lý rác thải trong thời gian ngắn nhất.
- Chú trọng hơn nữa trong vấn đề bảo vệ môi trường, xây dựng một hình ảnh tốt
về vấn đề an toàn vệ sinh với người tiêu dùng.
IV.Phương hướng đề xuất
Ngoài các biện pháp đã nêu trên, để doanh nghiệp phát triển bền vững
và hiệu quả trong thời gian tới thì doanh nghiệp cũng cần:
- Cần mở các khóa huấn luyện nhằm nâng cao khả năng quản lý và sử dụng máy
móc thiết bị cho công nhân.
- Cần nâng cao ý thức làm việc của công nhân.
- Doanh nghiệp cần có những hoạt động như cử người đi học tập và làm quen với
khoa học kỹ thuật nhưng phải có sự tính toán hợp lý.
- Tính toán hợp lý các chi phí cho các yếu tố sản xuất sao cho phù hợp , tăng hiệu
quả sử dụng mà vẫn tiết kiệm.

- Tiếp tục đầu tư cho các sản phẩm hiện tại. Đồng thời nghiên cứu sản phẩm mới
để khi sản phẩm cũ bão hòa thì sẽ có sản phẩm mới tiếp tục tung ra thị trường
- Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất.

Sinh viên: Vũ Thị Xuân Trang
MSV: 46723


×