Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

DO AN TK KHI CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP Kỹ Thuật Môi Trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.94 KB, 62 trang )

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH


Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.6: Đường hấp phụ đẳng nhiệt của benzene………………………………35


Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Môi trường và các vấn đề môi trường là đề tài được bàn luận một cách sâu sắc
trong kế hoạch phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nguồn gốc
của mọi sự biến đổi về môi trường là do các hoạt động về kinh tế - xã hội gây nên.
Các hoạt động này một mặt đã cải thiện chất lượng cuộc sống con người, mặt khác
lại mang lại hàng loạt các vấn đề như: khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô
nhiễm và suy thoái môi trường khắp nơi trên thế giới.
Ngành công nghiệp ngày càng phát triển kéo theo là sự gia tăng đáng kể lượng
rác thải. Chất thải rắn công nghiệp đặc biệt là chất thải công nghiệp nguy hại nếu
thải bỏ trực tiếp vào môi trường thì gây ra sự ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới
sức khỏe cộng đồng. Vì những tác động có hại của nó mà chất thải công nghiệp cần
phải được kiểm soát chặt chẽ để tránh những tác động có hại đến sức khỏe cộng


đồng và giảm rủi ro về môi trường. Xử lý chất thải rắn công nghiệp bằng phương
pháp đốt hiện nay đang là phương pháp được sử dụng rộng rãi trên thế giới và phù
hợp với điều kiện nước ta. Nhưng nó cũng để lại nhiều vấn đề cho môi trường, đặc
biệt là môi trường không khí. Do hạn hẹp về thời gian nên em lựa chọn đề tài ”
Thiết kế xử lý ô nhiễm không khí cho lò đốt chất thải rắn công nghiệp có t 0 =
3000C” là đề tài cho đồ án môn học của mình.

2. Mục tiêu đề tài
Thiết kế hệ thống xử lý ô nhiễm không khí cho lò đốt chất thải đảm bảo chất
lượng không khí đầu ra đạt quy chuẩn xả thải. QCVN 30:2010/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp.

3. Nội dung của đồ án
Thu thập số liệu, thông tin, đánh giá tổng quan về ngành công nghiệp, khả
năng gây ô nhiễm của chất thải rắn công nghiệp đến môi trường, ảnh hưởng của nó
đến sức khỏe con người và các phương pháp xử lý chất thải.
Lựa chọn công nghệ dây chuyền xử lý không khí, tính toán chi tiết và thiết kế các
hạng mục của hệ thống. Hạch toán kinh tế cho các công trình xử lý.


Trang 4
Đồ án môn học

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG
NGHIỆP & MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
CÔNG NGHIỆP, CƠ SỞ CỦA QUÁ TRÌNH ĐỐT
1. TỔNG QUAN
1.1.1. Tổng quan ngành sản xuất công nghiệp trên Thế Giới

1.1.1.1. Tầm quan trọng của ngành sản xuất công nghiệpError: Reference source
not found
Công nghiệp là một bộ phận của ngành kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa
vật chất mà sản phẩm được chế tạo, chế biến cho tiêu dùng, phục vụ hoạt động kinh
doanh tiếp theo. Đối với khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và một số nước ở Châu Á, công
nghiệp là ngành sản xuất hàng hóa vật chất, trở thành ngành đầu tàu của nền kinh tế.
Chỉ riêng đối với ngành sản xuất ô tô, việc gia tăng sản lượng của nó cho thấy
mức độ phát triển của ngành công nghiệp là rất nhanh.
Bảng 1-1: Tổng sản lượng ô tô của các quốc gia trên thế giới
Xếp

Nước/ khu vực

2007

Thế Giới
Khối EU
Nhật Bản
Mỹ
Trung Quốc
Đức

73 101 695
19 717 643
11 596 327
10 780 729
8 882 456
6 213 460

2005


2000

hạng

1
2
3
4

66 482 439
58 374 162
18 176 860
17 142 142
10 799 659
10 140 796
11 946 653
12 799 857
5 708 421
2 069 069
5 757 710
5 526 615
Nguồn: OICA năm 2008

Từ số liệu trên cho thấy: ngành sản xuất ô tô trên thế giới trong những năm
gần đây nhìn chung là tăng đều.
Trước những biến động của nền kinh tế thế giới, ngành công nghiệp đã chịu sự
tác động tương đối lớn. Tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của thế giới đang
giảm dần.



Trang 5
Đồ án môn học

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

Biểu đồ 1-1: Tỷ trong công nghiệp trong tổng GDP của thế giới qua các năm

Nguồn: VGP
 Xu hướng của công nghiệp thế giới

Tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP thế giới đã bắt đầu giảm trong vài năm
gần đây. Tại các nước phát triển, dịch vụ chiếm một tỷ trọng khá lớn. Tại châu Á tỷ
trọng công nghiệp/GDP gần như không có thay đổi. Tuy nhiên: Tại Nhật xu hướng
giảm đang diễn ra, nhưng ở Trung Quốc thì ngược lại- đang tăng, còn tại Ấn Độ và
Hàn Quốc bức tranh có rất ít thay đổi.
1.1.2. Tổng quan ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam[9]
1.1.2.1. Tầm quan trọng của ngành trong nền kinh tế quốc dân
Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân
bao gồm tất cả các ngành công nghiệp chuyên môn hóa, các xí nghiệp công nghiệp
thực hiện chức năng khai thác, chế biến, sửa chữa. Sản phẩm của công nghiệp là
toàn bộ công cụ lao động phần lớn đối tượng lao động và vật phẩm tiêu dùng nhằm
thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của xã hội.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu
năm 2013 ước tính tăng 4,90% so với cùng kỳ năm 2012 (quý 1 tăng 4,76%; quý 2
tăng 5,00%), trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,07%, đóng góp


Trang 6
Đồ án môn học


Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

0,40 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,18%, đóng góp 1,99
điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,92%, đóng góp 2,51 điểm phần trăm.

Biểu đồ 1-2: Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2013

Nguồn: Theo số liệu tổng cục thống kê
1.1.2.2. Sản lượng công nghiệp
Ngành công nghiệp đã có những bước tiến mới thoát khỏi khủng hoảng chung
của nền kinh tế trong thời gian gần đây.
So với cùng kỳ năm ngoái ngành khai thác tháng 5 tăng 5,9%. Công nghiệp
chế biến, chế tạo tăng 6,8%. Sản xuất và phân phối điện tăng 8,1%. Cung cấp nước,
xử lý nước tăng 9,3%.
Biểu đồ 1-3: Chỉ số sản xuất công nghiệp hàng tháng so với cùng kỳ năm ngoái


Trang 7
Đồ án môn học

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

Nguồn:Tổng cục thống kê
1.1.2.3. Xu hướng phát triển ngành sản xuất công nghiệp
Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, xu hướng để phát trển ngành
công nghiệp là: Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp theo hướng ưu tiên phát
triển các ngành công nghiệp mũi nhọn. Khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây
dựng. Phát triển các ngành công nghiệp thế mạnh có lợi thế so sánh ở địa phương
như: công nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm gắn với nguồn nguyên liệu tại

chỗ... Chú trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài để mở ra các ngành công nghiệp có
trình độ công nghệ cao như: điện, điện tử, tin học ít gây ô nhiễm môi trường.
Biểu đồ 1-4: Cơ cấu GDP 2010, mục tiêu 2015 và thực hiện tính đến 2012

Nguồn: Tổng cục thống kê
1.1.3. Định nghĩa và nguồn phát sinh của chất thải rắn công nghiệp
1.1.3.1. Định nghĩa
Chất thải rắn công nghiệp là những chất thải hay vật dụng do các khu công
nghiệp, nhà máy, xí nghiệp… thải ra ở thể rắn, có thể chứa các đặc tính nguy hại
đến môi trường, con người và sinh vật, gồm có chất thải thông thường và nguy hại.
[5]
1.1.3.2. Nguồn phát sinh CTRCN
Chất thải rắn công nghiệp đa dạng về thành phần, kích thước, không tập trung,
đa nguồn gốc.... Tùy từng các ngành công nghiệp khác nhau mà có lượng chất thải,


Trang 8
Đồ án môn học

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

thành phần chất thải khác nhau.Error: Reference source not foundError: Reference
source not found
Ngành chế biến gỗ: Chất thải bao gồm gỗ vụn, mạt cưa, dăm bào…
Ngành luyện kim – cơ khí: Chất thải chủ yếu là các kim loại phế thải, vụn sắt,
sắt thải phế liệu, xỉ kim loại…
Ngành giấy, bột giấy: Chất thải là các dung môi hữu cơ chứa clo ( cacbon
tetraclorit, metylen clorit, hỗn hợp dung môi thải chứa clo …), chất thải ăn
mòn( axit clohydric, axit nitric, axit sulfuric…).
Công nghệ thực phẩm, đồ hộp, thuốc lá: Có nhiều ngành công nghiệp và rác

thải chủ yếu là ( men, bã, chất hữu cơ, vải thuốc lá…).
Nhóm công nghệ dệt sợi – dệt – nhuộm: Thuốc nhuộm phân án, thuốc nhuộm
sufua, thuốc nhuộm hoàn nguyên, thuốc nhuộm hoạt tính….
Ngành công nghiệp hóa chất: Là nhóm ngành thải nhiều chất độc hại do sử
dụng các hóa chất trong công nghệ, gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Đó là hóa
chất còn dư thừa trong quá trình lọc, lắng, cặn bả, chai lọ vỡ, bùn cặn…
Bảng 1-2: Lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại một số tỉnh, TP (tấn/năm)
Tỉnh/Thành
phố

CN
điện,
điện tử

CN
cơ khí

CN

CN
nhẹ

CN
thực
phẩm

Các
ngành
khác


Tổng
cộng

Hà Nội

1.801

5.005

7.333

2.242

87

1.640

10.108

Hải Phòng

58

558

3.300

270

51


420

4.657

Đà nẵng

-

1.622

73

32

36

170

1.933

Quảng Ngãi

-

1.544

-

-


10

219

1.783

Đồng Nai

27

7.506

5.571

25.002

2.026

6.040

46.172

hóa
chất

Nguồn: Cục môi trường 1999


Trang 9

Đồ án môn học

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

Từ bảng trên cho thấy khu vực có lượng chất thải rắn phát sinh lớn nhất là
những thành phố lớn, tập trung đông dân cư sinh sống.
2. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG & SỨC KHỎE
1.2.1. Vấn đề môi trường[11] [10]
1.2.1.1. Môi trường đất
CTR công nghiệp tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm
tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựng như gạch, ngói, bê tong ... trong đất rất
khó bị phân huỷ. Chất thải kim loại nặng như chì, kẽm, đồng...thường có nhiều ở
các khu công nghiệp luyện kim, cơ khí. Các chất gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là
các chất tẩy rửa, phân bón.. Đất sẽ bị thay đổi cấu trúc, thành phần, tính chất dẫn
đến mất giá trị sử dụng.

Hình 1-1: Chất thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đất
1.3.1.2. Môi trường nước
Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất
này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô
nhiễm thường rất khó khắc phục vì vậy phải phòng tránh từ đầu. CTR không được
thu gom, thải vào kênh, rạch, hồ… gây ô nhiễm môi trường nước. Khi phân hủy
làm biến đổi màu của nước thành đen, có mùi khó chịu. Tại các bãi chôn lấp chất
thải, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm nguy hại đến môi trường…


Trang 10
Đồ án môn học

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường


Hình 1-2: Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải công nghiệp
1.2.1.3. Môi trường không khí
Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: Than,
dầu, khí đốt tạo ra: COx, SO2, NOx. Các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi,
quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các
hóa chất bay hơi, bụi. Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong
CTR gây ra các mùi khó chịu. Việc xử lý CTR không đúng kỹ thuật cũng góp phần
đáng kể gây ô nhiễm môi trường.

Hình 1-3: Ô nhiễm không khí từ các lò đốt chất thải công nghiệp
1.2.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe.
Môi trường bị ô nhiễm khiến cho sức khỏe con người không được đảm bảo.
Các chất thải công nghiệp có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực phẩm


Trang 11
Đồ án môn học

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn tại bền vững trong môi
trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô sinh, dị tật ở trẻ
sơ sinh, tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh.
Tro, xỉ bay theo khói bụi: Cản trở tầm nhìn người đi đường, ảnh hưởng đến cơ
thể con người thông qua bó hô hấp trên và bó hô hấp dưới…
Khí CO và CO2: CO2 tác động đáng kể đến hệ hô hấp, từ kích thích khó chịu
đến gây ngạt thở. CO phản ứng hóa học với hemoglobin trong máu tạo nên COHb
làm giảm khả năng hấp thụ oxi của cơ thể.
Khí NOX: Tiếp xúc với NO2 nồng độ trên 5ppm trong vòng 15 phút gây ho và

kích thích đường hô hấp, nồng độ trên 10ppm được liên hệ trực tiếp với bệnh phổi,
tim, gan.
Khí SO2 : Xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp, tiếp xúc với các
niêm mạc ướt hình thành axit H2SO4, H2SO3, rất độc với cơ thể.
Benzen: Nếu thường xuyên tiếp xúc với Benzen có thể gây độc mãn tín,
Benzen tích luỹ trong cơ thể có thể gây các biểu hiện sinh lý.
Hơi axit: Gây choáng, bỏng da, tổn thương da, cơ quan trên cơ thể…

3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CTRCN

Ngành sản xuất công nghiệp đã mang lại nhiều giá trị, góp phần tăng trưởng
kinh tế đất nước, là ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân,
đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhưng trong quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm,
chất thải của nó đã để lại nhiều vấn đề nghiêm trọng cho môi trường và sinh vật.
Trước tình hình đó cần có những biện pháp để xử lý chất thải:


Trang 12
Đồ án môn học

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

Hình 1-4: Các phương pháp xử lý CTR [6]
1.3.1. Phương pháp cơ học
Là khâu ban đầu không thể thiếu trong quy trình xử lý chất thải rắn. Các công
nghệ dùng để phân loại, xử lý cơ học chất thải gồm: cắt, nghiền, sàng, tuyển từ,
truyền khí nén.

 Giảm kích thước chất thải rắn
Phương pháp giảm kích thước được sử dụng để : Giảm kích thước của các

thành phần chất thải rắn. Giảm áp lực và nâng cao công suất của bãi chôn lấp CTR.
Giảm kích thước làm tăng hiệu suất lên

> 35%

, khối lượng chôn lấp sẽ được nén

chặt hơn, giảm chi phí vận chuyển, chôn lấp.

 Nén ép chất thải rắn.
Phương pháp nén chất thải rắn được sử dụng với mục đích gia tăng khối lượng
riêng của chất thải rắn, nhằm tăng tính hiệu quả của công tác lưu trữ và vận chuyển,
giảm thể tích và độ ẩm của chất thải rắn. Các kỹ thuật hiện nay đang áp dụng để nén
và tái sinh chất thải là đóng kiện, đóng gói, đóng khối hay ép thành dạng viên, ngoài
ra còn kết hợp nung dưới nhiệt độ cao sau đó nén để tăng hiệu quả.


Trang 13
Đồ án môn học

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

1.3.2. Phương pháp xử lý bằng nhiệt
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng cho một số loại rác nhất định không thể
xử lý bằng các phương pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hóa ở nhiệt độ cao với
sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó các rác thải độc hại được chuyển hóa
thành khí và các chất thải rắn khác không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc
không được làm sạch thoát ra ngoài không khí, chất thải rắn được chôn lấp. Việc xử
lý rác bằng phương pháp đốt sẽ làm giảm tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý
cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiên tiến còn có ý nghĩa cao bảo về môi trường.

đây là phương pháp xử lý rác tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ
sinh thì chi phí đốt một tấn rác cao hơn khoảng 10 lần.
1.3.3. Phương pháp chuyển hóa sinh học và hóa học

 Lên men kỵ khí
Là quá trình biến đổi sinh học dưới tác dụng của vi sinh vật trong điều kiện kỵ
khí, áp dụng đối với chất thải rắn có hàm lượng rắn từ

4 ÷ 8%

. Quá trình phân hủy

lên men kỵ khí được áp dụng rộng rãi trên thế giới. sản phẩm cuối cùng là khí
metan, khí CO2 và chất mùn ổn định dùng làm phân bón.

 Ủ sinh học (phân compost)
Ủ phân sinh học là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để thành các
chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học, tạo môi trường tối
ưu đối với quá trình.



Chuyển hóa hóa học.
Quá trình chuyển hóa hóa học bao gồm một loạt các phản ứng thủy phân được
sử dụng để tái sinh các hợp chất như là glucose và một loạt các phản ứng khác dùng
để tái sinh dầu tổng hợp, khí và axetat xenlulo. Kỹ thuật xử lý chất thải rắn bằng
phương pháp hóa học phổ biến nhất là phản ứng thủy phân xenlulo dưới tác dụng
của axit và quá trình biến đổi metan thành methanol.
1.3.4. Phương pháp chôn lấp
Là phương pháp được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng cho quá trình xử lý

rác thải. Ví dụ, Hoa kỳ có trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng phương
pháp này. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh được thiết kế để đổ bỏ chất thải rắn sao cho mức


Trang 14
Đồ án môn học

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

độ gây độc hại đến môi trường là nhỏ nhất. Tại đây chất thải rắn được đổ bỏ vào các
ô chôn lấp của bãi chôn lấp, sau đó được nén và bao phủ một lớp đất dày khoảng

1,5
cm (hay vật liệu bao phủ) ở cuối mỗi ngày.
1.3.5. Phương pháp khác
Ngoài những phương pháp đã nêu trên, còn có một só phương pháp để xử lý
CTR công nghiệp như: Trích ly, Hòa tan., Kết tinh, Tuyển chất thải rắn, Tái sử dụng
– Tái chế.
1.3.6. Cơ sở quá trình đốt[12] [12]
Phương pháp nhiệt với công nghệ đốt chất thải ngày càng được áp dụng rộng
rãi, phù hợp với Việt Nam nhờ ưu thế có thể giảm được từ 90 – 95% thể tích và
khối lượng chất thải, có thể tận dụng nhiệt, tiết kiệm được diện tích, giảm thiểu ô
nhiễm nước, mùi hôi so với biện pháp chôn lấp. Công nghệ này được quan tâm
ngày càng nhiều tại TP. Hồ Chí Minh, nơi có nguồn chất thải rắn, chất thải nguy hại
lớn nhất nước.

 Chất thải rắn từ khi nạp vào lò cho đến khi cháy được có thể xảy ra các giai đoạn
sau:
Sấy: Là quá trình nâng nhiệt độ chất thải từ nhiệt độ ban đầu đến khoảng
2000C, trong các khoảng nhiệt độ này độ ẩm vật lý trong chất thải được thoát ra, sau

đó là ẩm hóa học. Tốc độ sấy phụ thuộc vào kích thước, bề mặt tiếp xúc, độ xốp vật
rắn và nhiệt độ buồng đốt.
Nhiệt phân: Từ khoảng nhiệt độ 200 0C tới nhiệt độ bắt đầu cháy, xảy ra những
quá trình phân hủy chất rắn bằng nhiệt. Những chất hữu cơ có thể bị nhiệt phân
thành những chất phân tử lượng nhỏ hơn ở thể lỏng như axit, axeton… Một số chất
khí cũng được sinh ra từ quá trình nhiệt phân như CH4, H2, CO2, CO…
Quá tình cháy: Là phản ứng hóa học giữa oxy trong không khí, chất thải rắn
và thành phần cháy được sinh ra lượng nhiệt lớn và tạo ra ánh sáng. Tốc độ cháy
phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ chất cháy có trong nhiên liệu và chất thải rắn.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình cháy lớn hơn nhiều so với ảnh hưởng của
nồng độ chất cháy.


Trang 15
Đồ án môn học

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

Quá trình tạo xỉ: Sau khi cháy hết các chất cháy được còn lại những chất rắn
không cháy được sẽ tạo thành tro xỉ. Sự tạo thành tro xỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của
buồng đốt. Mỗi loại chất rắn không cháy có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Các chất
không cháy được và không nóng chảy tạo thành tro, còn xỉ là tro chảy tạo thành.
Thường người ta chọn nhiệt độ thải xỉ là 8500C.
1.3.6.1. Các phương pháp đốt
Có những phương pháp đố như: Đốt hở thủ công, Lò đốt một cấp (Single –
chamber incinerator), lò đốt nhiều cấp, lò đốt thùng quay, lò đốt nhiệt phân tĩnh, lò
đốt tầng sôi (tháp đốt tầng sôi / Fluid – Bed Furnace), Lò đốt nhiệt phân tĩnh…
Một số hình ảnh minh họa:



nh 1-5: Lò đốt một cấp

Hình 1-6: Hệ thống lò đốt thùng quay

 Những vấn đề phát sinh của phương pháp đốt
Phương pháp xử lý CTR công nghiệp bằng phương pháp đốt là một phương
pháp ưu Việt, có thể tận dụng nhiệt, tiết kiệm được diện tích, xử lý chất thải với
hiệu suất cao, là một phương pháp xử lý CTR hiệu quả. Nhưng thành phần khí thải
thải ra từ lò đốt lại rất phức tạp, lò đốt thải các khí HCl, bụi, SO 2, CO, benzen... nếu
không xử lý đúng kỹ thuật sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng tới đời
sống của các loài sinh vật, các công trình kiến trúc và sức khỏe con người gây ra
các bệnh về đường hô hấp, viêm phổi, ung thư...Việc kiểm soát, xây dựng các công
nghệ xử lý khí thải có vai trò quan trọng hướng tới phát triển một nền công nghiệp
bền vững. Khí thải thải ra ngoài của lò đốt phải tuân theo QCVN 30:2010/BTNMT
về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp.


Trang 16
Đồ án môn học

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

Thông số đầu vào Lò đốt chất thải công nghiệp với nhiệt độ khói ra 3000C

Bảng 1-3: Thông số thiết kế
Q phát
thải
(m3/h)
850


Bụi tổng
(mg/Nm3)

HCl
(mg/Nm3)

Benzen
(mg/Nm3)

CO
(mg/Nm3)

SO2
(mg/Nm3)

1150

300

210

1120

1150

Thông số đầu ra theo QCVN 30:2010/BTNMT
Bảng 1-4: Nồng độ C của bụi và một số chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối
đa cho phép trong khí thải công nghiệp
T
T

1
2
3
4
5

Thông số
Bụi tổng
Cacbon oxit, CO
Axit clohydric, HCl
Lưu huỳnh đioxit, SO2
Benzen

Nồng độ C (mg/Nm3)
150
300
50
300
Nguồn: QCVN 30:2010/BTNMT

(Dấu (-) không có trong quy chuẩn)

→ Từ thông số đầu vào và quy chuẩn đầu ra của khí thải ở hai bảng thông số trên, ta có
biểu đồ so sánh thể hiện sự vượt ngưỡng cho phép của thông số đầu vào.

Biểu đồ 1-5: Biểu đồ thể hiện sự vượt ngưỡng cho phép của thông số đầu vào (so
sánh với quy chuẩn)

Những thông số đã cho đều vượt quá quy chuẩn quốc gia về khí thải lò đốt
công nghiệp. Bụi tổng vượt khoảng 7,7 lần, HCl vượt 6 lần. Khí CO vượt 3,7 lần và



Trang 17
Đồ án môn học

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

SO2 vượt quy chuẩn 3,8 lần. Riêng của Benzen thì hàm lượng khí thải ra ngoài môi
trường cho phép nằm trong khoảng từ 8,4 đến 60µg/m 3, cho thấy hàm lượng của
Benzen vượt so với giới hạn cho phép. Hậu quả mà nó để lại rất nghiêm trọng cho
môi trường và con người, ảnh hưởng của khí bụi đã nêu rõ ở phần “1.2.2. Ảnh
hưởng đến sức khỏe “. Để giảm mức tối đa tác hại của chúng đồng thời tăng hiệu
quả của phương pháp lò đốt, bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh vật điều tất yếu đề ra là
cần có những biện pháp phù hợp để xử lý ô nhiễm không khí. Việc lựa chon công
nghệ phù hợp có ý nghĩa quan trọng góp phần kiểm soát, xử lý ô nhiễm không khí.

CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN DÂY CHUYỀN XỬ LÝ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
& TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH
2.1: LỰA CHỌN DÂY CHUYỀN XỬ LÝ
2.1.1. Lý thuyết quá trình hình thành khói thải

 Để lựa chọn được phương pháp xử lý hiệu quả khói thải lò đốt CTR công nghiệp
cần nắm vững nguyên lý, nguồn gốc hình thành khói thải:Error: Reference source
not found
Tro, xỉ bay theo khói bụi: Tro, xỉ là những chất không cháy được trong chất
bụi bao gồm tro bay theo khói và một số chất chưa cháy hết do sự cháy không toàn
nhiên liệu cũng như chất thải. Bụi từ buồng đốt chủ yếu là bụi vô cơ kích cỡ nhỏ,
đường kính hạt bụi d<100 chiếm 90% thành phần về khối lượng.
Khí CO và CO2: Khi đốt cháy các chất hữu cơ, tùy theo lượng oxy sử dụng mà
có thể sinh ra CO hay CO 2. Khi cung cấp thiếu oxy quá trình chấy không hoàn toàn



Trang 18
Đồ án môn học

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

khi đó 2C + O2  2CO. Khi cung cấp đủ oxy, quá trình cháy hoàn toàn khi đó
sản phẩm cháy là CO2 (C + O2  CO2).
Khí NOX: Hai khí quan trọng nhất đó là NO, NO 2. Khí này được hình thành do
hai nguyên nhân: Phản ứng giữa oxy và nito trong không khí cấp vào buồng đốt.
Phản ứng giữa oxy và nito có trong nhiên liệu.
NOX dễ dàng tạo ra khi dư thừa oxy trong quá trình cháy. Ở nhiệt độ trên
5600C thì NO tạo ra là chủ yếu.
Khí SO2 : Khí này được tạo ra khi đốt chất thải và nhiên liệu chứa lưu huỳnh
CS2 + 3O2

CO2 + 2SO2 + Q

Dioxin và funran: Là những hợp chất có độc tính cao phát thải ở các lò đốt rác
thải nguy hại, dioxin và funran được tạo ra bởi hai nguyên nhân chính: Được tạo
thành từ quá trình đốt các hợp chất clorua thơm và từ quá trình đốt các hợp chất
clorua và hydrocacbon.
Benzen: là hợp chất hữu cơ có công thức hóa học C 6H6, là một hydrocacbon
thơm trong điều kiện bình thường là một chất lỏng không màu, mùi dịu ngọt dễ
chịu, dễ cháy, khi cháy tạo ra khí CO2 và nước, đặc biệt có sinh ra muội than.
Hơi axit: Khi đốt chất thải có chứa Cl, Br thì tạo ra khí HCl, HBr.
CHCL3 + O2  CO2 + HCl + CL2 + Q. Đốt chất thải chứa lưu huỳnh và
nito cũng tạo hơi axit tương tự.
2.1.2. Phương pháp xử lý bụi và khí thải


 Phương pháp xử lý bụiError: Reference source not found
Bụi là những hạt chất rắn có kích thước cũng như tỷ trọng khác nhau phân tán
trong không khí. Để xử lý lọc sạch bụi trước khi thải ra môi trường người ta đã
nghiên cứu và sử dụng nhiều cách khác nhau. Mỗi cách phù hợp với các loại bụi,
kích thước bụi khác nhau và có những ưu nhược điểm riêng.
Bảng 2-1: Dới hạn lọc và hiệu quả xử lý các phương pháp
STT

Thiết bị xử lý bụi

Kích thước hạt phù
hợp (µm)

Hiệu quả xử lý (%)


Trang 19
Đồ án môn học

1
2
3
4
5
6
7

Thùng lắng bụi
Cyclon hình nón

Cyclon tổ hợp
Lọc có vật đệm
Tháp lọc ướt
Lọc túi
Lọc tĩnh điện

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

2000-100
100-5
100-5
100-10
100-0,1
10-2
10-0,005

40-70
45-85
65-95
Đến 99
85-99
85-99,5
85-99

Nguồn: Giáo trình công nghệ môi trường

 Phương pháp tách bụi khô
- Buồng lắng
Cơ chế: Tách bụi bằng trọng lực
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: Buồng lắng là một không gian hình hộp có

tiết diện ngang lớn hơn nhiều lần so với cửa khí vào và ra. Khói thải khi đi vào
buồng lắng sẽ bị giảm vận tốc và thời gian lưu của khói thải trong buồng lắng tăng
lên. Nhờ vậy mà các hạt bụi trong khói thải có đủ thời gian lắng xuống đáy của
buồng lắng trọng lực.
Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, chi phí đầu tư thấp, có thể xây dựng bằng vật liệu
sẵn có. Chi phí năng lượng, vận hành, sửa chửa thấp, vận hành đơn giản, tổn thất áp
suất thấp, có thể làm việc ở nhiệt độ và áp suất khác nhau.
Nhược điểm: Chỉ tách được bụi khô, khó tách bụi ướt, di chuyển khó khăn.
Phạm vi ứng dụng: Thường được ứng dụng để tách bụi sơ bộ khi bụi có nồng
độ lớn, kích thước hạt bụi lớn. thường áp dụng cho bụi có đường kính d > 50.

- Cyclon
Cơ chế: tách bụi bằng lực ly tâm
Nguyên lý hoạt động: Dòng khí được đưa vào theo phương tiếp tuyến với thân
hình trụ của thiết bị nên sẽ chuyển động xoáy ốc trong thiết bị từ trên xuống. Do
chuyển động xoáy các hạt bụi chịu tác dụng của lực ly tâm làm cho chúng bị văng
về phía thành của hình trụ cyclon rồi chạm vào đó và được tách ra khỏi dòng khí.
Dưới tác dụng của trọng lực, các hạt bụi này sẽ rơi xuống đáy phểu thu bụi ở dưới
xyclon. Khi chạm vào đáy hình nón, dòng khí dội ngược trở lại nhưng vẩn giữ
nguyên được chuyển động xoáy ốc từ dưới lên và thoát ra ngoài.


Trang 20
Đồ án môn học

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

Ưu điểm: Gía đầu tư không lớn, cấu tạo đơn giản, dể vận hành. Chi phí sửa
chữa, bảo hành thấp. Có khả năng làm việc liên tục, có thể chế tạo bằng vật liệu
khác nhau tùy nhiệt độ, áp suất và độ ăn mòn.

Nhược điểm: Hiệu suất tách thấp đối vói bụi có d < 5, dễ bị mài mòn nếu bụi
có độ cứng cao, hiệu suất giảm nếu bụi có độ dính cao.
Phạm vi ứng dụng: Thường áp dụng cho bụi có đường kính d > 5, Các lĩnh
vực như xi măng, mỏ….

- Thiết bị lắng tĩnh điện – ESP
Cơ chế: Tách bụi bằng lịch tĩnh điện
Nguyên lý hoạt động: Thiết bị gồm 2 tấm đặt song song được nối với đất, bụi
sẽ lắng trên điện cực này. Giữa hai tấm của điện cực lắng là dây điện được nối với
cực âm của nguồn điện cao thế ( Thường là -40kw đến -60kw ) một chiều. Các dây
này gọi là điện cực quần. Dòng khí bụi được thổi vào không gian giữa hai điện cực
lắng. Tại đây hạt bụi được ion hóa và được tích điện âm. Dưới tác dụng của điện
trường mạnh, các hạt bụi sẽ chuyển động về phía điện cực lắng. Trên bề mặt điện
cực lắng, các hạt bụi này sẽ bị mất điện tích dính vào nhau tạo thành bánh bụi, còn
khí sạch thoát ra ngoài, sau thời gian bằng cách rung, lắc…bánh bụi sẽ được tách ra.
Ưu điểm: Hiệu suất tách bụi cao, tách được bụi có kích thước nhỏ ( 0,1 ) có
khả năng làm việc tốt trong giải nhiệt độ, áp suất rộng, làm việc với bụi khô và bụi
ướt.
Nhược điểm: Không thích hợp cho việc xử lý khí cháy nổ, chi phí đầu tư thiết
bị lớn, cấu tạo thiết bị phức tạp, quy mô lớn.
Phạm vi ứng dụng: Thường áp dụng cho bụi có đường kính d > 0,1, Các lĩnh
vực như xi măng, vật liệu xây dựng, phân bón…

 Phương pháp bụi ướt
Cơ chế: Tạo ra sự tiếp xúc giữa dòng bụi với chất lỏng, bụi trong dòng khí bị
chất lỏng giữ lại và được thải ra ngoài dưới dạng bụi cặn.

- Tháp rửa (tháp phun tia)
Nước được phun thành dòng nhỏ ngược chiều hay vuông góc vói dòng khí,
bụi. Do tiếp xúc, các hạt bụi sẽ dính với các giọt nước và sẽ lắng xuống đáy. Khí

sạch sẽ đi ra khỏi thiết bị. Vận tốc trong thiết bị khoảng 0,6 – 1,2 m/s, tháp có thể


Trang 21
Đồ án môn học

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

cấu tạo hình trụ hoặc hình hộp chữ nhật. Một bộ phận khử sương mù được đặt ở
cuối đường ra của dòng khí sạch để loại bỏ các giọt nước mang theo bởi dòng khí.
Ưu điểm: Đơn giản, giá thành thấp, hiệu suất ổn định
Nhược điểm: Hiệu suất thấp, tiêu hoa dung dịch hấp thụ

- Cyclon ướt
Có cấu tạo hình trụ, tận dụng được lực ly tâm của dòng khí vào thiết bị theo
phương tiếp tuyến gây ra. Dòng khí bụi được đưa vào phần dưới của thân hình trụ .
Nước được phun ra thành tia từ tâm ra ngoài đi qua dòng khí đang chuyển động
xoáy. Các giọt nước sẽ giữ các hạt bụi, nước chứa bụi này dưới tác dụng của lực ly
tâm sẽ văng ra phía ngoài và va chạm vào thành ướt của xyclon. Di chuyển xuống
đáy và bị loại bỏ.

- Thiết bị rửa khí ventury
Ứng dụng hiệu ứng của ống tăng tốc Laval hay còn gọi là ống tăng tốc hỗn
hợp gồm hai đoạn ống được nối với nhau bằng một hình trujcos tiết diện ngang
nhỏ. Đoạn đầu là một hình côn có đường kính nhỏ dần, làm việc theo chế độ ống
tăng tốc có tiết diện nhỏ dần. ở đoạn thứ hai ống có tiết diện tăng dần, vẫn làm việc
theo chế độ ống tăng tốc nhưng có tiết diện tăng dần. Tại đoạn thu hẹp tiết diện
nước được cung cấp vào, do tốc độ dòng khí khá lớn nên nước được đánh tơi thành
các hạt sương rất mịn, mật độ cao và chiếm toàn bộ không gian của thiết bị.
Ưu điểm: Hiệu suất cao có thể đạt được trên 99%, lọc được cả khí độc.

Phạm vi ứng dụng: Dùng để tách bụi có kích thước nhỏ kết hợp với tách một
số khí công nghiệp và làm nguội khí.
NHẬN XÉT: Thiết bị lọc bụi bằng phương pháp ướt có nhiều ưu điểm hơn so
với thiết bị lọc bụi loại khô, hiệu suất xử lý của nó cao hơn. So với phương pháp lọc
bụi tĩnh điện thì thiết bị lọc bụi bằng phương pháp ướt có cấu tạo tương đối đơn
giản nhưng hiệu suất cao và rẻ tiền. Ngoài ra, người ta còn dùng các thiết bị loại ướt
để lọc sạch khí khói bụi, mù ( tới 90%). Nhưng phương pháp lọc bụi ướt cần phải
thu gom, xử lý nước thải.
→ Chọn thiết bị lọc bụi bằng phương pháp ướt.
 Phương pháp xử lý khí ô nhiễmError: Reference source not found
 Phương pháp hấp thụ
- Tháp hấp thụ phun kiểu thùng rỗng


Trang 22
Đồ án môn học

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

Nguyên lý làm việc: Trong tháp phun, chất lỏng được phun thành bụi mù
(sương) từ phía trên xuống, khí trong tháp phun đi từ dưới lên nhằm làm tăng diện
tích tiếp xúc và để nồng độ thực tế của chất cần hấp thụ trong pha khí giảm dần theo
chiều từ dưới đi lên và nồng độ chất bị hấp thụ trong pha lỏng được tăng dần từ trên
đi xuống.
Đặc điểm: Yêu cầu tốc độ dòng khí không được quá lớn (phải nhỏ hơn 1m/s)
để tránh hiện tượng chất lỏng bị cuốn theo khí ra ngoài. Thiết bị hấp thụ thùng rỗng
có ưu điểm là đơn giản, chi phí đầu tư thấp, lực cản thủy động nhỏ và có thể sử
dụng đối với khí thải có độ nhiễm bẩn cao, chất lỏng dùng để hấp thụ có thể quay
vòng cho tới khi hấp thụ nó mới thải cho nên tiết kiệm được chất hấp thụ. Tuy
nhiêm , nhược điểm của thiết bị thùng rỗng là khí thường phân bố không dều trong

toàn bộ tháp dẫn khí làm hiệu suất giảm.

- Tháp đệm
Cấu tạo: Được dùng phổ biến nhất. Trong tháp, người ta thường nhồi các vật
liệu đệm như ốc, sành sứ, lò so kim loại, vun than cốc... để làm tăng diện tích tiếp
xúc hai pha.
Nguyên lý làm việc: Chất lỏng được tưới trên bề mặt rỗng và chảy từ trên
xuống dưới tạo ra bề mặt ướt của lớp vật liệu đệm. Khí được dẫn từ dưới đi lên tiếp
xúc qua bề mặt ướt đó, các chất ô nhiễm bị hấp thụ lại, khí sạch dẫn ra ngoài.
Đặc điểm: Thiết bị này vận hành đơn giản nhưng hiệu quả xử lý cao.
Vật liệu đệm dễ bị tắc nghẽn do tích tụ cặn, do đó làm tăng trở lực quá trình
hấp thụ.

- Tháp hấp thụ sủi bọt (giống tháp sủi bọt trong xử lý bụi)
Thường được sử dụng trong trường hợp tải lượng cao, áp suất khí phải lớn và
quá trình hấp thụ có sự tỏa nhiệt, cần được làm lạnh. Hấp thụ kiểu sủi bọt có nhược
điểm lớn nhất là luôn có lớp bọt chiếm thể tích khá lớn trong thiết bị. Việc chuyển
của chất lỏng gặp phải trở lực lớn. Các nhà thiết kế đã có nhiều công trình làm giảm
bớt những nhược điểm trên để có thể sử dụng kiểu hấp thụ này trong công nghiệp vì
nó có hệ số chuyển khối rất cao. Chiều cao lớp chất lỏng tăng sẽ làm tăng khả năng
hấp thụ song đồng thời cũng tăng trở lực thiết bị. Vì vậy, thông thường người ta
không tăng lớp chất lỏng 50 mm.


Trang 23
Đồ án môn học

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

 Phương pháp hấp phụ

Nguyên tắc: chất khí bị hấp phụ lên trên bề mặt hoặc các mao quản của các
chất rắn. Hiệu quả của quá trình phụ thuộc vào điều kiện phản ứng và diện tích bề
mặt của chất rắn hấp phụ. Chất ô nhiễm sau khi được hấp phụ có thể được tách
riêng ra khỏi chất hấp phụ để tái sử dụng, hoặc có thể thay thế chất hấp phụ. Quá
trình hoàn nguyên chất hấp phụ thường được thực hiện bằng hơi nước ở nhiệt độ, áp
suất cao sau đó sấy khô.Chất hấp phụ thường có diện tích bề mặt lớn, nhiều mao
mạch. Có đặc điểm phù hợp để hấp phụ cả khí vô cơ lẫn hữu cơ. Một số chất hấp
phụ tổng hợp được chế tạo để hấp thụ một loại khí cụ thể, đòi hỏi nhiều nghiên cứu
và thực nghiệm.

 Phương pháp đốt
Thường được áp dụng đối với CO và Hdrocacbon. Phương pháp được thực
hiện cần thỏa mãn hai điều kiện: khí đưa vào đủ năng lượng duy trì sự cháy và khí
thải ra không độc. Đối với khí đưa vào chưa đủ năng lượng phải có thêm năng
lượng bổ sung: Sử dụng chất xúc tác có hoạt tính (Pt, Pd), cung cấp nhiệt hoặc khí
gas, xáo trộn trong quá trình cháy để cung cấp đủ oxi, tăng thời gian cháy.
Phương pháp đốt khí thải được thực hiện bằng 3 cách: Sử dụng lò đốt, đốt trực
tiếp, cháy nhờ xúc tác
NHẬN XÉT: Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng. Phương
pháp hấp phụ đơn giản hơn nhưng hiệu suất xử lý không cao bằng phương pháp hấp
thụ. Để lựa chọn được phương pháp tối ưu, hiệu quả về mặt kỹ thuật lẫn kinh tế cần
dựa trên cơ sở lý thuyết xử lý khí độc hại:Error: Reference source not found
Xử lý khí SO2: Hấp thụ bằng nước, dung dịch sữa vôi, dung dịch MgO.
Xử lý NOx: Phương pháp khử ( khử xúc tác có chọn lọc, khử chọn lọc không
xúc tác ), phương pháp hấp thụ bằng H 2O, dd HNO3. Phương pháp hấp phụ bằng
than hoạt tính.
Xử lý hơi axit HCl, HF: Sử dụng thiết bị lọc ướt sử dụng dung môi là nước
hay sữa vôi.
Xử lý dioxin và furan: Khống chế nhiệt lò đốt khoảng 1100 0C – 12000C thời
gian lưu khí cháy trong lò đốt khoảng 1 – 2 giây để đảm bảo không phát sinh khí

độc. Có thể dùng than hoạt tính để hấp phụ.


Trang 24
Đồ án môn học

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

Xử lý benzen, khí thải độc hại: Cần áp dụng cả bốn quá trình sinh học. Lọc
sinh học, tháp lưới sinh học, lọc nhỏ giọt.

→ Chọn phương pháp hấp thụ để xử lý khí thải
2.1.3. Một số sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lò đốt rác thải công nghiệp

 Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải của công ty cổ phần xây dựng & môi trường Thái
Dương

Hình 2-1: Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải
Thuyết minh sơ đồ: Khói thải sau khi ra khỏi buồng đốt theo ống thải được
dẫn qua thiết bị lọc Cyclon để tách loại phần lớn tro bụi, muội than nhờ lực ly tâm
và trọng lực. Tro bụi và muội than có trọng lượng lớn hơn không khí được lắng ở
đáy cyclon. Nhờ quạt hút ly tâm vận chuyển không khí từ cyclon và thiết bị lọc ướt.
Tại đây tro bụi và muội than được lọc sạch triệt để. Sau đó khí thải được dẫn vào
tháp hấp thụ. Tháp hấp thụ được thiết kế nhằm hấp thụ các loại khí độc hại sinh ra
từ quá trình đốt cháy nhiên liệu như SOx, NO x … bằng dung dịch NaOH được cung
cấp từ hệ thống bơm định lượng. Tại tháp hấp thụ dung dịch hấp thu (xút) được
bơm liên tục từ đỉnh tháp xuống các lớp mâm tiếp xúc, khí thải chứa SOx, NOx
được dẫn từ dưới đi lên quá trình tiếp xúc giữa pha khí và pha nước giúp quá trình
hấp thụ được diễn ra dễ dàng. Khí đi ra khỏi thiết bị hấp thu là không khí sạch tiếp



Trang 25
Đồ án môn học

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

tục được đẩy vào ống khói và thải ra ngoài. Dung dịch hấp thu được bơm tuần hoàn
từ ngăn chứa vào thiết bị hấp thụ. Tro bụi và muội than được định kỳ thải bỏ.

 Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải của công ty cổ phần môi trường Việt Úc(V.A.E)

Hình 2-2: Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải
Thuyết minh sơ đồ: Khói thải sau khi ra khỏi buồng đốt theo ống thải được
dẫn qua thiết bị trao đổi nhiệt nhằm giảm nhiệt độ xuống dưới 200 0C để tránh sự
hình thành các độc chất. Dòng khí sau khi hạ nhiệt độ sẽ được dẫn qua thiết bị hấp
thụ, bên trong có các lớp đệm vòng sứ. Nhờ quá trình tiếp xúc giữa pha khí và pha
lỏng (dung dịch NaOH) các thành phần khí acid như: HCl, HF, CO X,SOx, NOx, bụi ..
sẽ được loại bỏ ra khỏi khí thải trước khi xả thải ra môi trường qua ống khói cao
20m. Phần dung dịch hấp thụ được tuần hoàn lại và được bổ sung NaOH thường
xuyên nhằm đảm bảo đúng nồng độ cho quá trình xử lý. Theo định kỳ phần dung
dịch sẽ được xả thải vào hệ thống xử lý nước thải và thay thế bằng dung dịch mới.
Nhiệt lượng sinh ra từ quá trình xử lý được tận dụng để sấy khô các loại chất thải và
bùn thải nhằm hạn chế việc phát thải nhiệt ra ngoài môi trường và tiết kiệm nhiên
liệu cho quá trình xử lý. Cặn tro sinh ra từ quá trình đốt sẽ được tiến hành hóa rắn
trước khi chôn lấp an toàn.
NHẬN XÉT: Quy trình thực hiện của 2 sơ đồ trên có những bước không
giống nhau, sử dụng thiết bị khác nhau và được bố trí phù hợp với mục đích của
từng sơ đồ. Nhưng những công nghệ này có điểm chung cho hệ thống xử lý khí thải



×