tr−êng ®¹i häc n«ng l©m
CHÁNG VĂN CƯỜNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI
CÂY SA MỘC DẦU (CUNNINGHAMIA KONISHII HAYATA)TẠI
KHU BẢO TỒN TÂY CÔN LĨNH -TỈNH HÀ GIANG”
kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: Lâm nghiệp
: 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hồ Ngọc Sơn
Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, 2014
tr−êng ®¹i häc n«ng l©m
CHÁNG VĂN CƯỜNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI
CÂY SA MỘC DẦU (CUNNINGHAMIA KONISHII HAYATA)TẠI
KHU BẢO TỒN TÂY CÔN LĨNH -TỈNH HÀ GIANG”
kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: Lâm nghiệp
: 2010 - 2014
Thái Nguyên, 2014
CAM ĐOAN
Đây là công trình do tôi nghiên cứu, tôi xin cam đoan số liệu thu thập
nghiêm túc, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng có ai công bố.
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
SINH VIÊN
Cháng Văn Cường
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với mỗi sinh viên sau
quá trình học tập tại trường.Đây là thời gian để mỗi sinh viên làm quen, cọ xát
với những thực tế mà sau này mình ra trường sẽ làm,đồng thời qua thực tập
giúp cho sinh viên hệ thống lại những kiến thức đã học để áp dụng vào thực
tiễn nghiên cứu,từ đó nâng cao năng lực của bản thân nhằm phục vụ tốt cho
công việc.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của Khoa
Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc
dầu (Cunninghamia konishii Hayata)tại khu bảo tồn Tây Côn Lĩnh -tỉnh
Hà Giang”.
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận đượcsự giúp đỡ tận tình của các
thầy, cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp,đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn T. S Hồ
Ngọc Sơn.Cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của Hạt Kiểm Lâm huyện Hoàng Su Phì
và Hạt Kiểm lâm Rừng Đặc Dụng Tây Côn Lĩnh - tỉnh Hà Giang cùng các
bạn bè đồng nghiệp.Nhân dịp này,tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến tất
cả mọi người đã tận tình giúp đỡ tôi.
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành khóa luận,nhưng do thời gian
và kiến thức cá nhân còn nhiều hạn chế.Vì vậy,khóa luận không thể tránh
khỏi những sai sót.Tôi kính mong được sự hướng dẫn và đóng góp ý kiến
của các thầy,cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận của tôi được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Cháng Văn Cường
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài .......................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa học tập .................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học..................................................... 3
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................. 3
Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 4
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 4
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 8
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 10
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 10
2.3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................. 10
2.3.1.2. Địa hình ....................................................................................... 11
2.3.2. Khí hậu, thủy văn ............................................................................... 11
2.3.2.1. Khí hậu ........................................................................................ 11
2.3.2.2. Thủy văn. ..................................................................................... 12
2.3.3. Giao thông.......................................................................................... 12
2.3.4. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................. 12
2.3.5. Tài nguyên rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh ........... 13
2.3.5.1. Hệ thực vật .................................................................................. 13
2.3.5.2. Hệ động vật ................................................................................. 13
Phần 3:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 15
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 15
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ....................................................................... 15
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 15
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện ............................................................... 15
3.3. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................... 15
3.3.1. Xác định phân bố của SMD tại khu bảo tồn Tây Côn Lĩnh (theo địa
lý, độ cao) .................................................................................................... 15
3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm lâm học của SMD ........................................... 15
3.3.3. Nghiên cứu giá trị sử dụng Sa mộc dầu............................................. 15
3.3.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển SMD................................. 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 16
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 16
3.4.2. Công tác chuẩn bị .............................................................................. 16
3.4.3. Công tác ngoại nghiệp ....................................................................... 17
Phần 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 20
4.1. Đặc điểm phân bố của loài Sa mộc dầu ................................................... 20
4.1.1. Đặc điểm cấu trúc mật độ .................................................................. 20
4.1.2. Cấu trúc tổ thành ................................................................................ 21
4.1.3. Cấu trúc tầng thứ ............................................................................... 31
4.1.4. Mức độ thường gặp và mức độ thân thuộc ........................................ 31
4.2. Đặc điểm lâm học loài Sa mộc dầu. ......................................................... 32
4.2.1. Đặc điểm hình thái ............................................................................. 32
4.2.2. Đặc điểm vật hậu ............................................................................... 33
4.2.3. Đặc điểm sinh thái hoàn cảnh rừng nơi có Sa mộc dầu phân bố
tự
nhiên............................................................................................................. 33
4.2.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Sa mộc dầu tại khu bảo tồn Tây
Côn Lĩnh ...................................................................................................... 34
4.3. Giá trị sử dụng loài cây Sa mộc dầu ........................................................ 35
4.4. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Sa mộc dầu .......................... 35
4.4.1. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật ........................................................ 35
4.4.2. Nhóm các giải pháp về chính sách pháp luật .................................... 35
4.4.3. Giải pháp về kinh tế - xã hội.............................................................. 36
Phần 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 37
5.1. Kết luận .................................................................................................... 37
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 38
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 40
II. Tài liệu tiếng Anh ....................................................................................... 41
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
SMD : Sa mộc dầu
OTC : Ô tiêu chuẩn
D1.3
: Đường kính ngang ngực
Hvn
: Chiều cao vút ngọn
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 4.1: Khu vực phân bố của Sa mộc dầu tại khu bảo tồnTây Côn Lĩnh... 20
Bảng 4.2: Thống kê diện tích phân bố của loài cây Sa mộc dầu
ở
các khu vực ........................................................................................... 21
Bảng 4.3: Hệ số tổ thành tầng cây cao tại OTC 1 tuyến xã Túng Sán(Độ cao
900-1000m) ........................................................................................... 21
Bảng 4.4: Hệ số tổ thành tầng cây cao nơi có Sa mộc dầu phân bố tại OTC 2
tuyến xã Túng Sán (Độ cao 1000-1100m) ............................................ 22
Bảng 4.5: Hệ số tổ thành tầng cây cao nơi có Sa mộc dầu phân bố tại OTC 3
tuyến xã Túng Sán(Độ cao 1100-1200m) ............................................. 23
Bảng 4.6: Hệ số tổ thành tầng cây caotại OTC 4 tuyến xã Tả Sử Chóong (Độ
cao 900-1000m) .................................................................................... 24
Bảng 4.7: Hệ số tổ thành tầng cây cao nơi có Sa mộc dầu phân bố tại OTC 5
thuộc tuyến xã Tả Sử Chóong (Độ cao 1000-1100) ............................. 25
Bảng 4.8: Hệ số tổ thành tầng cây cao tại OTC 6 tuyến xã Tả Sử Chóong (Độ
cao 1100-1200m) .................................................................................. 26
Bảng 4.9: Hệ số tổ thành tầng cây cao nơi có Sa mộc dầu phân bố tại OTC 7
thuộc tuyến 3 xã Bản Nhùng (Độ cao 900-1000m) .............................. 27
Bảng 4.10: Hệ số tổ thành tầng cây cao tại OTC 8 tuyến xã Bản Nhùng (Độ
cao 1000-1100m) .................................................................................. 28
Bảng 4.11: Hệ số tổ thành tầng cây cao tại OTC 9 tuyến xã Bản Nhùng
(Độ cao 1100-1200m) ........................................................................... 29
Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả điều tra Sa mộc dầu theo tuyến tại khu vực
nghiên cứu ............................................................................................. 30
1
Phần1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng có vai trò rất quan trọng không những cung cấp hàng hóa, lâm
sản đặc sản quý cho con người mà còn có tác dụng bảo vệ đất đai, chống xói
mòn, duy trì nguồn nước, điều hòa dòng chảy, chống lũ lụt. Rừng còn có tác
dụng điều hòa khí hậu, nhiệt độ chống ô nhiễm môi trường, dự trữ tính đa
dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái và nhiều lợi ích văn hóa xã hội
khác. Tài nguyên rừng của nước ta hiện nay đang bị tàn phá nghiêm trọng gây
nên không ít những hiểm họa về đời sống và môi trường của chúng ta, nguyên
nhân chính là chặt phá và khai thác rừng không hợp lý làm cho diện tích rừng
bị giảm đi nhanh chóng, chất lượng bị suy thoái và tạo nên những vùng đất
trống đồi trọc ngày càng rộng lớn gây ra ô nhiễm nguồn nước, suy thoái môi
trường sinh thái.
Bảo vệ và phát triển rừng có vai trò rất quan trọng trong việc chống
biến đổi khí hậu và hạn chế các thiên tai của tự nhiên.Bên cạnh vấn đề trồng
rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Chúng ta cũng cần chú ý đến việc
bảo tồn, khai thác và phát triển các nguồn gen quý hiếm. Sa mộc dầu là nguồn
gen quý hiếm được phân hạng ở cấp VU A1adC1 trong Sách Đỏ Việt Nam
năm 2007 và xếp nhóm 2 trong danh lục thực vật rừng động vật rừng nguy
cấp quý hiếm của Nghị định số 32/2006/ND/CP của Chính phủ. Loài cây này
không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có giá trị kinh tế rất cao. Gỗ Sa
mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) là loại bền, ít mối mọt, có hoa vân,
màu sắc rất đẹp và rất được ưa dùng để làm các đồ thủ công mỹ nghệ, làm các
vật dụng trong gia đình, làm nhà nên đang là đối tượng bị khai thác mạnh và
đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên nếu không có biện pháp
2
bảo tồn kịp thời. Qua các kết quả điều tra, nghiên cứu về đa dạng thực vật đã
khẳng định, Sa mộc dầu có phân bố ở một số vùng thuộc khu bảo tồn Tây
Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, các thông tin, các dẫn liệu khoa học và
các nghiên cứu chuyên sâu về loài cây quý hiếm này chưa có nhiều. Để góp
phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát triển loài cây này, được sự nhất trí của
khoa Lâm nghiệp, ban giám hiệu nhà trường, thầy giáo hướng dẫn, tôi tiến
hành thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu
(Cunninghamia konishii Hayata) tại khu bảo tồn Tây Côn Lĩnh - tỉnh Hà Giang”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài Sa mộc dầu tại khu
bảo tồn Tây Côn Lĩnh làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp bảo tồn và
phát triển loài Sa mộc dầu.
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Xác định được phân bố, nghiên cứu được đặc điểm lâm học của cây
SMD tại khu bảo tồn Tây Côn Lĩnh.
- Phân tích được những khó khăn và thuận lợi trong quá trình bảo vệ và
phát triển loài Sa mộc dầu tại khu bảo tồn Tây Côn Lĩnh.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển SMD
+ Các giải pháp kỹ thuật
+ Các giải pháp về kinh tế, xã hội và chính sách của nhà nước.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài
1.4.1. Ý nghĩa học tập
- Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa to lớn trong việc áp dụng lý thuyết
đã học vào thực tiễn, đây là một phương pháp hệ thống củng cố những kiến
thức đã học trong mấy năm qua.
3
- Củng cố được kiến thức cơ sở cũng như chuyên ngành, sau này có
điều kiện tốt hơn để phục vụ công tác phát triển ngành lâm nghiệp nước nhà.
- Giúp cho sinh viên bước đầu làm quen,hiểu thêm về kiến thức phục
cho công tác điều tra ngoài thực tế,vận dụng cả lý thuyết và thực hành nhằm
đạt kết quả và chất lượng cao trong quá trình học tập tại nhà trường.
- Qua nghiên cứu đề tài để làm tiền đề cho mỗi sinh viên sau khi ra
trường nắm được một số kiến thức vững vàng bước sang giai đoạn phục vụ
Đảng,Nhà nước trên các cương vị khác nhau.
1.4.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc, làm quen với thực tế công
tác nghiên cứu khoa học.
- Góp phần hoàn chỉnh dữ liệu khoa học về việc nghiên cứu chuyên sâu
loài cây quý hiếm SMD.
- Qua kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học để lựa chọn các giải pháp
bảo tồn và phát triển loài SMD.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn.
- Trên cơ sở việc nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của SMD
xác lập cụ thể các tiểu khu có SMD phân bố và giao cho các trạm quản lý bảo
vệ rừng tại khu bảo tồn Tây Côn Lĩnh. Từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn và
phát triển loài cây SMD.
4
Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu khai thác và sử dụng bền vững nguồn gen thực vật là cơ sở
quan trọng nhằm nâng cao năng suất nông lâm nghiệp, góp phần đảm bảo an
ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo. Đa dạng di truyền hay biến dị di
truyền là cơ sở quan trọng của việc cải tạo giống cây trồng, nâng cao năng
suất chất lượng cây trồng. Tuy nhiên, nhiều nguồn gen thực vật quan trọng
cho sự phát triển cho ngành nông lâm nghiệp trong tương lại đang bị đe dọa
tuyệt chủng ở các cấp độ khác nhau. Báo cáo về tình trạng lưu giữ nguồn gen
trên thế giới của tổ chức FAO (1996) tổng hợp từ các báo cáo quốc gia thành
viên cho thấy tình hình suy thoái nguồn gen diễn ra rất nghiêm trọng trên toàn
thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển. Quá trình xói mòn di truyền
đang diễn ra rất nghiêm trọng. Điều đáng quan tâm đó là việc mất mát nguồn
gen không thể phục hồi được do sự suy giảm, sự tuyệt chủng của nhiều loài
thực vật. Xuất phát từ thực tế đó mà Kế hoạch Hành động Toàn cầu đầu tiên
về bảo tồn, sử dụng và phát triển bên vững nguồn gen cây rừng đã được Ủy
ban Tài nguyên Di truyền Nông nghiệp và lương thực của FAO chấp thuận
vào tháng 4 năm 2013. Các lĩnh vực ưu tiên chính của Hành động bao gồm:
Cải thiện giá trị và tiếp cận các thông tin về nguồn gen cây rừng: Phát triển
chiến lược bảo tồn trên toàn thế giới; sử dụng phát triển và quản lý bền vững
nguồn gen cây rừng; thiết lập và xem xét các khuôn khổ pháp lý và các chính
sách có liên quan đến quản lý bền vững nguồn gen cây rừng, và tăng cường
năng lực thể chế và con người.
5
Các tài liệu nghiên cứu gần đây của Tổ chức Bảo tồn thế giới (IUCN)
cho thấy ở phạm vi toàn cầu có khoảng 13% số loài thực vật trên thế giới
đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đe dọa tiềm năng sử dụng của nhân
loại trong tương lai. Qua xem xét dữ liệu từ 189 quốc gia và vùng lãnh thổ,
mới đây các nhà khoa học Mỹ cho thấy có khoảng 22-47% số loài thực vật có
thể bị đe dọa, cao hơn nhiều so với dự đoán 13% của IUCN. Các số liệu công
bố năm 1998 cho thấy ở Hoa Kỳ, có tới 29% số loài thực vật (4.669 loài trong
tổng số 16.108 loài) đã được liệt kê vào danh sách bị đe dọa. Con số các loài
thực vật bị đe dọa ở Thổ Nhĩ Kỳ là 21,7%; Tây Ban Nha là 19,5%; Cu Ba
13,6%; Pê Ru 13,1%; Nhật Bản 12,7%; Ôxtrâylia là 14,4% và Braxin là 2,4%
(Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Xuân Liệu, 2006).
Các nghiên cứu ở Thái Lan, Philipin và Malaisia cho thấy nhiều giống
cây trồng địa phương đã và đang bị thay thế bằng những giống cây khác, cây
nhập nội. Báo cáo của FAO (1996) trích dẫn nghiên cứu ở Hàn Quốc cho thấy
74% giống của 14 loài cây trồng phổ biến trên trang trại 1985 thì đã bị thay
thế vào năm 1993. Tại Châu Phi thì việc suy thoái và phá hủy rừng là những
nguyên nhân chính của việc suy thoái nguồn gen. Báo cáo từ hầu hết các nước
Mỹ La tinh cũng cho thấy sự suy giảm nguồn gen của những loài cây lâm
nghiệp có giá trị kinh tế.
Đa dạng sinh học và giá trị văn hóa có sự liên hệ chặt chẽ với nhau.Đa
dạng sinh học có giá trị văn hóa, được thể hiện qua những kiến thức kinh
nghiệm sử dụng của, quản lý tài nguyên lâu đời của người dân.Công ước đa
dạng sinh học cũng đã đề cập tới vấn đề này. Do vậy, việc mất mát đa dạng
sinh học sẽ dẫn đến sự mất mát những kiến thức, kinh nghiệm của người dân
địa phương gắn với loài sinh vật đó. Hiện nay thì chưa có hệ thống theo dõi
giám sát sự suy giảm, mất mát nguồn gen cũng như những kiến thức bản địa
liên quan. Việc suy thoái nguồn gen sẽ làm suy giảm nguyên liệu di truyền
6
cho các thế hệ tương lai. Bên cạnh đó thì cánh cửa cho những lựa chọn tiến
hóa và phát triển của nhiều loài cũng sẽ đóng lại. Sự đơn điệu về gen là một
trong những thảm họa cho di truyền tiến hóa và phát triển.
Hiện nay nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã nhận ra tầm quan
trọng của việc điều tra đánh giá toàn diện các loài cây trồng, các loài hoang
dã, các hệ sinh thái và những kiến thức liên quan. Những điều tra như vậy sẽ
giúp xây dựng chiến lược quản lý, lưu giữ và đảm bảo sự cân bằng tối ưu giữa
lưu giữ nội vi (in situ conservation) việc thu thập mẫu cho lưu giữ ngoại vi
(ex situ). Bảo tồn nội vi và bảo tồn ngoại vi là hai phương thức duy trì bổ
sung hỗ trợ cho nhau. Lưu giữ nội vi là hình thức lý tưởng để bảo tồn nguồn
gen. Hình thức phổ biến và là việc hình thành các khu bảo vệ nguồn gen. Các
khu bảo vệ nguồn gen được coi là cái xương sống của bảo tồn đa dạng sinh
học. Nhờ nỗ lực của các quốc gia mà số khu bảo tồn trên toàn thế giới tăng
nhanh trong những năm gần đây. Theo báo cáo của Tổ chức bảo tồn quốc tế
(IUCN,2011) thì số khu bảo tồn trên toàn thế giới tính đến năm 2010 là
161.000 khu chiếm khoảng 15% diện tích bề mặt trái đất tăng hơn 160 lần so
với năm 1962, khoảng 1000 khu. Tuy nhiên, ngoại trừ một số loài cây rừng
thì nhiều loài cây trồng, cây hoang dại khác vẫn chưa được chú ý bảo tồn
đúng mức do nhiều lý do khác nhau. Ở nhiều nước thì người dân cũng tham
gia vào việc bảo tồn nguồn gen thông qua việc duy trì những giống địa
phương truyền thống. Tuy nhiên, các dự án tập trung chủ yếu duy trì các loài
cây nông nghiệp như lúa, ngô, rau, đậu, đỗ trên vườn, trang trại hộ gia đình,
chưa quan tâm đúng mức đến các loài cây Lâm nghiệp có giá trị kinh tế và
văn hóa.
Chỉ có một số ít loài cây trồng rừng được lưu giữ ngoại vi, chủ yếu
thông qua duy trì các bộ sưu tập sống hỗ trợ bởi các chương trình bảo tồn và
phát triển nguồn gen quốc tế. Trong các báo cáo thì hầu hết các quốc gia đều
7
chỉ rõ việc thiếu kiến thức về nguồn gen các loài thực vật bản địa, địa phương.
Do đó việc điều tra, nghiên cứu phân loại các loại thực vật bản địa là rất cần
thiết, đặc biệt là những loài có giá trị về văn hóa với các cộng đồng địa
phương. Việc điều tra sẽ giúp đề ra các chiến lược bảo tồn nhằm ngăn chặn sự
tuyệt chủng của những loài đó, kéo theo sự mất đi các giá trị văn hóa tốt đẹp
của cộng đồng địa phương. Hiện nay các nước có nền lâm nghiệp tiên tiến
cũng tập trung bảo tồn nguồn gen cho một số cây trồng rừng chủ yếu. Ví dụ, ở
Châu Âu tập trung ở nhóm cây lá kim, ở Trung Cận Đông là nhóm Sồi giẻ
(Quercus). Ở các nước Bắc Âu, bảo tồn nguồn gen cũng chỉ tập trung ở một
số lá kim thuộc các chi Picea, Pinus, Psendotauga, Larix và một số loài cây lá
rộng thuộc chi Populus. Tại Thái Lan, quốc gia Châu Á gần Việt Nam, việc
bảo tồn nguồn gen tại chỗ cũng chỉ tập trung cho 5 loài cây ưu tiên là: Gỗ đỏ
(Aflezia xylocrpa), Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Sao đen (Hopea odorata),
Giáng hương quả to (Pterocarpus maorocarpa) và Tếch (Tectona grandis)
(Lê Trần Chấn, 2010).
Tại Đài Loan, Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) cũng được
coi là gỗ tốt nên bị khai thác trên quy mô lớn, kết quả là các quần thể hiện tại
bị chia cắt, nằm rải rác không tập trung. Nguồn gen Sa mộc dầu tại Đài Loan
đang được lưu giữ bảo tồn trong Ngân hàng hạt giống (Tree Seed Bank) cùng
với 152 loài thực vật khác (Huang et al., 2008). Bên canh đó nguồn gen Sa
mộc dầu còn được lưu tại một số Vườn thực vật ở Châu Âu. Tại Đài Loan,
sau nhiều thập kỷ khai thác cạn kiệt, từ năm 1950 chương trình trồng rừng
quy mô lớn được thực hiện đã góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen loài
này. Tại Đài Loan Sa mộc dầu phân bố ở độ cao 1300-2800m. Sinh trưởng tốt
nhất ở nhiệt độ trung bình năm 17-22oC và lượng mưa 2000-3500mm/năm.
Trên các điều kiện phù hợp cây có thể tăng 1m về chiều cao và 1cm đường
kính một năm. Nhằm nâng cao chất lượng gỗ và sinh trưởng thì nhiều chương
8
trình nghiên cứu, khảo nghiệm đã được thực hiện từ những năm 1970. Từ
những năm 1990 chính phủ đã đóng cửa rừng nhằm ngăn chặn suy giảm
nguồn gen lâm nghiệp đồng thời nâng cao giá trị giải trí của rừng (Chung et
al., 2009).
2.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tài nguyên rừng ở nước ta rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, do
nạn khai thác rừng bừa bãi cũng như khai hoang, trồng cây công nghiệp vượt
quá khả năng cho phép nên hiện nguồn tài nguyên thực vật ở nước ta bị suy
giảm nghiêm trọng, một số loài đã bị tuyệt chủng hoặc đang đứng trước nguy
cơ tuyệt chủng. Vì thế, bảo tồn nguồn và phát triển nguồn gen cây rừng là một
nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Bảo tồn nguồn gen cây rừng là lưu giữ các
nguồn gen cây rừng phong phú và đa dạng hiện có, làm nền tảng cho công tác
giống cây rừng ở nước ta. Vì thế nó vừa phục vụ cho công tác giống vừa gắn
liền với việc cung cấp giống trước mắt và lâu dài, đồng thời thiết thực phục
vụ các chương trình trồng rừng trong nước và trao đổi giống quốc tế.Mặt
khác, các hoạt động cải thiện giống cung cấp giống cũng đang làm phong phú
thêm hoạt động bảo tồn nguồn gen cây rừng ở nước ta. Khai thác và phát triển
nguồn gen sẽ vừa góp phần phát triển kinh tế xã hội vừa góp phần bảo tồn
nguồn gen.
Ở Việt Nam rừng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và
xóa đói giảm nghèo vùng miền núi, có 25 triệu người sống trong và gần rừng
chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam là
cơ quan đầu ngành trong nghiên cứu và phát triển nguồn gen ở Việt Nam với
nhiều chương trình dự án do chính phủ cũng như tổ chức quốc tế tài trợ trong
đó có CSIRO (Úc). Ví dụ dự án “Bảo tồn nguồn gen lâm nghiệp” do Viện
Khoa học lâm nghiệp thực hiện từ năm 2001-2005 với khoảng trên 100 loài
quan trọng trên diện tích khoảng 150ha tại Cầu Hai (Phú Thọ), Trảng Bom
9
(Đồng Nai), Lang Hanh (Lâm Đồng), Cúc Phương (Ninh Bình). Ngoài ra việc
bảo tồn ngoại vi các lâm phần giống cây rừng cũng được thực hiện với 9 loài
cây gỗ quan trọng như Lim xanh, Vối thuốc, Pơ mu, Trò chỉ, Sao với gần
10.000 cây cá thể từ hạt hoặc hom. Trong dự án “Đa dạng loài và bảo tồn
ngoại vi các loài tre ở Việt Nam” do Biodiversity International tài trợ từ năm
2003-2005 đã xác định được danh sách 216 loài tre và hạt trần bị đe dọa,
trong đó có Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) được xếp vào nhóm
bị đe dọa (VU A1cd) (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2008).
Ở nước ta các chương trình trồng rừng trước đây, đặc biệt là Chương
trình 327 và chương trình 5 triệu ha đã có một số đề xuất danh mục các loài
cây trồng rừng áp dụng cho 9 vùng lâm nghiệp gồm: Tây Bắc, Đông Bắc,
Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ, và Tây Nam Bộ gồm 104 loài, trong đó có những
loài đáng chú ý như: Chò chỉ (Parashorea chinesis), Dầu rái (Diptericarpus
alatus), Giáng hương quả to (Pterocarpus maorocarpa), Gỗ đỏ (Aflezia
xylocrpa) (Lê Trần Chấn, 2010). Trong danh sách các loài cây trồng rừng có
nhiều loài thuộc nhóm đối tượng cần bảo tồn nguồn gen là các loài bản địa,
đặc biệt là các loài có nguycơ tuyệt chủng, được ghi vào sách đỏ Việt Nam.
Đó là những loài quý hiếm có giá trị khoa học, kinh tế cao như: Hoàng đàn
(Cupresus torulosa), Thông đỏ bắc (Taxus chinensis), Thông pà cò (Pinus
kwangtungensis) hay Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata).
Tại Nghệ An nghiên cứu đã được tiến hành để xác định toàn bộ khu
vực phân bố của loài Sa mộc dầu trong tỉnh và nghiên cứu các đặc điểm sinh
học và sinh thái của loài. Nghiên cứu tại Vườn Quốc Gia Pù Mát, Nghệ An
cho thấy tình hình tái sinh của Sa mộc dầu rất kém. Cây tái sinh chủ yếu xuất
hiện ở giai đoạn cây mạ và khi chuyển sang giai đoạn cây con thì ít bắt gặp, tỷ
lệ cây con có triển vọng thấp. Đây là một vấn đề và là một thách thức lớn
10
đang đạt ra trong công tác bảo tồn loài quý hiếm này. Quả Sa mộc dầu sau khi
chín thì hạt không được tách ra mà vẫn nằm nguyên ở trên nón. Nón rụng
xuống gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm cây tái sinh ngay trên nón.Hiện
tượng này hoàn toàn khác so với các loài thuộc ngành Hạt trần mà chúng ta đã
nghiên cứu và tìm hiểu. Qua đây chúng ta có thể giải thích được tại sao trong
tự nhiên thường thấy Sa mộc dầu tái sinh theo cụm hoặc theo đám (Nguyễn
Văn Sinh, 2009).
Tại Hà Giang, đầu năm 2006 tỉnh đã triển khai dự án “Bảo tồn và phát
triển nguồn gen quý hiếm, bảo vệ đa dạng sinh học ở xã Thài Phìn Tùng,
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang”, viết tắt là VN/02/2004, do Quỹ môi trường
toàn cầu (UNDP-GEF/SGP) tài trợ nhằm bảo tồn và phát triển 4 loài thực vật
hạt trần quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Đó là Thông tre lá ngắn
(Podocarpus pilgori), Thông đỏ bắc (Taxus chinensis), Dẻ tùng sọc nâu
(Amentotaxus hatuyenensis), và Hoàng đàn rủ (Cupressus funebris). Các loài
này nằm trong số 33 loài thuộc họ Thông của thế giới, được xác định là có giá
trị kinh tế và sinh thái đặc biệt cao, góp phần thiết thực cho công tác bảo tồn
và phát triển bốn loài hạt trần này ở Hà Giang và Việt Nam (Lê Trần Chấn và
cs, 2006).
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh có tọa độ địa lý:
- Từ 22039-22050 vĩ độ Bắc.
- Từ 104039-104059 kinh độ Đông.
Bao gồm 10 xã thuộc 3 huyện thị: xã Lao Chải, Xín Chải, Thanh Thủy,
Phương Tiến, Cao Bồ, Quảng Ngần, Thượng Sơn - huyện Vị Xuyên; xã
11
Phương Độ, Phương Thiện - thị xã Hà Giang và xã Túng Sán - huyện Hoàng
Su Phì.
Tổng diện tích khu bảo tồn là: 15.043 ha. Trong đó:
-Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 7.406 ha
-Phân khu phục hồi sinh thái: 7.173 ha
Khu vực có ranh giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp bản Nà Toong - xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên
- Phía Nam giáp thôn Bó Đướt - xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên
- Phía Đông giáp thôn Cao Bành- xã Phương Thiện, thị xã Hà Giang
- Phía Tây giáp xã Thèn Chu Phìn, huyện Hoàng Su Phì.
2.3.1.2. Địa hình
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh nằm ở phía Tây của tỉnh Hà
Giang, đây là khu vực với nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, địa hình chia cắt
mạnh, hiểm trở. Dãy núi chạy dài từ Tây sang Đông, nổi tiếng với đỉnh Tây
Côn Lĩnh, có độ cao 2.428,5m, từ đây phát triển thành một dãy núi lớn khác
chạy xuống phía Nam. Đường phân thủy phía Tây đổ xuống sông Chảy, phía
Đông đổ xuống sông Lô.
Do địa hình hiểm trở cho nên vùng quy hoạch cho khu bảo tồn vẫn còn
giữ được một khu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới với diện tích
liền vùng khá lớn (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt với diện tích là 7.406 ha).
Là vùng núi cao, độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh cho nên tạo ra các tiểu
vùng có địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước tương đối đa dạng phong phú.
2.3.2.Khí hậu, thủy văn
2.3.2.1. Khí hậu
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió
mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu vùng núi cao phía Bắc Việt Nam.
- Mùa Hè có gió Đông Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.
12
- Mùa Đông có gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4năm sau.
Chế độ nhiệt: + Nhiệt độ trung bình năm: 22,6- 230C
+ Nhiệt độ trung bình cao nhất: 27,2- 27,50C
+ Nhiệt độ tối thấp trung bình: 1,50C
Các tháng 11, 12 đến 1,2 năm sau nhiệt độ xuống rất thấp, nhiều vùng
nhiệt độ xuống dưới 00C, nhiều năm xuất hiện băng, tuyết.
2.3.2.2. Thủy văn.
Các Suối ở phía Đông dãy Tây Côn Lĩnh như suối Thanh Thủy, suối
Sửu, suối Nậm Má... đều đổ ra sông Lô. Các suối phía Tây như suối Nậm
Khốc, suối Nậm Song đổ ra sông Chảy. Nhìn chung, các sông, suối đều dốc,
nhiều thác ghềnh do ảnh hưởng của địa hình. Một số suối đã và đang được
khảo sát, xây dựng thủy điện.
2.3.3. Giao thông
100% các xã đều có đường ô tô và điện lưới đến đến trung tâm xã, các
xã Thanh Thủy, Phương Tiến, Phương Độ, Phương Thiện, Quảng Ngần,
Thượng Sơn có đường nhựa đến UBND xã.
Mạng lưới giao thông lâm nghiệp chưa có, do đặc điểm của khu bảo tồn
là có độ cao lớn cho nên vào khu bảo tồn phải đi bộ.
2.3.4. Điều kiện kinh tế - xã hội
Các xã trong khu bảo tồn đều là những xã có điều kiện kinh tế xã hội
đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Giang, điều kiện địa hình hiểm trở.Cư dân sống
trong vùng thuộc 11 dân tộc. Đó là các dân tộc H’mông, Mường, Dao, Kinh,
Tày, Cờ lao, La Chí, Hán (Hoa), Giấy, Mường, Nùng. Tổng số nhân khẩu của
các xã trên 5.300 hộ và xấp xỉ 30.000 nhân khẩu, có những dân tộc có rất ít
người như dân tộc Cao Lan có 5 khẩu, La Chí 3 khẩu, Mường 2 Khẩu và dân
tộc Giấy có 1 khẩu. Các dân tộc chung sống với nhau rất hòa thuận và đoàn
kết, tuy nhiên mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, chính vì vậy mà họ
13
thường sống theo cộng đồng dân tộc riêng rẽ. Nhìn chung, các dân tộc phân
bố không đều, sống rải rác trên các sườn dốc, sườn núi. Người H’Mông sống
ở vùng cao nhất, thấp hơn là người Dao, thấp hơn nữa là người Tày,
Nùng.Người Kinh chủ yếu sống ở vùng thấp nhất và thuận tiện giao thông,
trung tâm xã, nơi thuận tiện giao thương hàng hóa.
2.3.5. Tài nguyên rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh
2.3.5.1. Hệ thực vật
Khu hệ thực vật ở đây có 796 loài thuộc 162 họ, trong đó 54 loài quý
hiếm, trong các loài quý hiếm có 49 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007)
chiếm khoảng 6,2% và chiếm khoảng 11,4% tổng số loài có tên trong Sách đỏ
Việt Nam. Trong đó có 3 loài thuộc cấp rất nguy hiểm (CR), 19 loài thuộc
nhóm nguy cấp (EN), 27 loài thuộc nhóm sẽ nguy cấp (VU). 4 loài nằm trong
Danh lục đỏ của IUCN (2007): 3 loài thuộc cấp ít nguy cấp (LR), 1 loài sẽ
nguy cấp (VU), chiếm khoảng 0,4% tổng số loài đã biết. 14 loài nằm trong
NĐ 32/2006 NĐ-CP chiếm khoảng 1,8% tổng số loài đã biết và chiếm khoảng
27% tổng số loài có tên trong NĐ 32/2006 NĐ-CP, trong đó 11 loài nằm ở
nhóm IA, 3 loài nằm ở nhóm IIA. 5 loài nằm trong phụ lục II của công ước
CITES 2008 chiếm khoảng 0,6% tổng số loài đã biết trong khu bảo tồn.
2.3.5.2. Hệ động vật
Khu hệ thú:
Trong số 58 loài thú, đã xác định 20 loài thú quý hiếm (chiếm 34,5%).
Trong số này có 14 loài thú ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2007); 19 loài
được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); 17 loài ghi trong ND 32/2006/NĐCP (2006) của Chính Phủ và 15 loài ghi trong Danh mục các loài động vật,
thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của CITES (Công ước về buôn
bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã bị đe dọa).
Khu hệ chim:
14
Có 100 loài chim thuộc 33 họ, 12 bộ. Trong số này họ khướu có số
lượng loài nhiều nhất 26 loài (chiếm 26,3% tổng số loài), họ chim chích có 9
loài, họ chích chòevà họ cu cu 6 loài. Trong số loài ghi nhận được có 5 loài
được ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) bao gồm Gà lôi tía, Gà lôi
trắng, Hồng hoàng, Trèo cây lưng đen và Trèo cây mỏ vàng.
Khu hệ bò sát, ếch nhái:
Đã ghi nhận tổng số 55 loài thuộc 16 họ, 4 bộ bao gồm 25 loài bò sát
thuộc 8 họ, 2 bộ và 30 loài loài ếch nhái thuộc 8 họ, 2 bộ. Họ có số lượng loài
nhiều bao gồm họ Rắn nước (Colubridae: 10 loài), họ Ếch nhái (Ranidae: 7
loài); họ Ếch cây (Rhacophoridae: 7 loài), họ Ếch nhái chính thức
(Dicroglossidae: 5 loài) và họ Cóc bùn (Megophryidae: 5 loài). Trong đó có
11 loài quý hiếm (chiếm 20% tổng số loài ghi nhận được).
15
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Loài cây Sa mộc dầu (Cuninghamia konishii Hayata) hay còn gọi là Sa
mộc quế phong, Ngọc am, hay Sa mu dầu thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae).
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây SMD trong khu bảo tồn.
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện
Địa điểm nghiên cứu: Khu bảo tồn Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang
Thời gian nghiên cứu: Từ 31/12/2013- 20/4/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Xác định phân bố của SMD tại khu bảo tồn Tây Côn Lĩnh
3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm lâm học của SMD
- Đặc điểm hình thái và vật hậu: Thân, lá, hoa/nón quả.
- Đặc điểm sinh thái bao gồm hoàn cảnh rừng nơi SMD phân bố, đặc
điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi SMD phân bố (Mật độ, tổ thành, tầng
thứ, thường gặp).
- Đặc điểm tái sinh tự nhiên (Mật độ, cấu trúc tổ thành cây tái sinh, chất
lượng cây tái sinh, phân cấp theo chiều cao và cây có triển vọng, đặc điểm tái
sinh).
3.3.3. Nghiên cứu giá trị sử dụng Sa mộc dầu
Thuốc bổ, thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng…
3.3.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển SMD
Các giải pháp kỹ thuật, kinh tế xã hội, chính sách.
16
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp kế thừa:
+ Tham khảo kế thừa có chọn lọc các tài liệu có liên quan đến đề tài tại
phòng nông nghiệp phát triển nông thôn, ban quản lý khu bảo tồn, hạt kiểm
lâm huyện như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương cùng tài
liệu liên quan về vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước phục
vụ cho báo cáo.
+ Nghiên cứu các văn bản, chính sách có liên quan đến đề tài như: Luật
bảo vệ và phát triển rừng, luật đa dạng sinh học, các văn bản hướng dẫn của
tỉnh về bảo vệ và phát triển rừng.
+ Kế thừa các kết quả nghiên cứu tại địa phương có liên quan đến loài
cây Sa mộc dầu và công tác trồng rừng tại địa phương.
+ Xử lý số liệu điều tra:Thu thập xử lý chọn lọc tài liệu thu thập được
về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp điều tra /phỏng vấn:
+ Phỏng vấn cán bộ thuộc ban quản lý khu bảo tồn hay kiểm lâm phụ
trách khu bảo tồn cũng như kiểm lâm địa bàn, cán bộ phòng nông nghiệp phát
triển nông thôn.
+ Điều tra khảo sát địa hình lập địa nơi phân bố loài Sa mộc dầu
3.4.2.Công tác chuẩn bị
- Để tiến hành đề tài một cách thuận lợi thì công tác chuẩn bị là nhân tố
vô cùng quan trọng.
Công tác chuẩn bị:
+Ảnh tiêu bảncủa cây điều tra.
+Bản đồ địa hình xã.
+Địa bàn cầm tay.