Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Báo cáo thực tập: Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.35 KB, 22 trang )

Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

MỤC LỤC
3.2. Các đề xuất hoàn thiện……………………………………………………….22

LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua 4 năm học và rèn luyện tại trường Đại học công nghiệp Hà Nội, với
sự chỉ, giảng dạy nhiệt tình của thầy cô giáo trong nhà trường đã giúp cho em có
được toàn bộ những kiến thức về cơ sở nghành và kiến thức chuyên ngành. Đây
chính là nền tảng giúp em tự tin bước vào cuộc sống. Nhà trường đã tạo điều kiện
cho chúng em có 12 tuần để đi thực tập. Với mục đích là: Rèn luyện kỹ năng giao
tiếp xã hội, quan hệ với các đơn vị thực tập để thu thập dữ liệu phục vụ cho báo cáo
thực tập, ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được từ các học phần đã học vào
thực tế của các hoạt động của đơn vị thực tập nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã
học, đồng thời bước đầu phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Em xin trân thành cảm ơn
sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Bùi Thị Thu Loan, và toàn thể các cô, các chú, anh
chị trong công ty nói chung và trong phòng tổ chức hành chính nói riêng đã tạo điều
kiện giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
Bài báo cáo của em ngoài lời mở đầu và phần kết luận gồm có 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần gốm và xây dựng Đoàn Kết
Phần 2: Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần gốm và
xây dựng Đoàn Kết
Phần 3: Đánh giá chung và đề xuất
Trong quá trình viết còn nhiều sai sót kính mong thầy, cô và các bạn góp ý để
em hoàn thiện hơn bài báo cáo của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Bùi Thị Thu Loan, cùng toàn thể các cô
chú, anh chị trong công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết đã giúp đỡ em hoàn
thành bài báo cáo này.
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2012


Sinh viên
Nguyễn Vinh Thức
Nguyễn Vinh Thức

1

Báo cáo thực tập cơ sở nghành


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

PHẦN 1: CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển công ty
1.1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp
Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết là một doanh nghiệp cổ phần,
hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc UBND tỉnh Vĩnh Phúc quản lý. Công ty cổ phần
gốm và xây dựng Đoàn Kết được thành lập do chuyển từ xí nghiệp gạch ngói Đoàn
Kết vốn là doanh nghiệp nhà nước dưới sự cho phép của UBND tỉnh Vĩnh Phúc vào
tháng 10 năm 2003
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn
Kết là sản xuất gạch đặc, gạch rỗng, gạch men và gạch block.
Trụ sở của công ty đặt tại xã Đồng Văn – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc.
Đây là nơi sản xuất cũng là nơi giao dịch của công ty.
Công ty: Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết
Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Việt
Trụ sở công ty: xã Đồng Văn – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0211825006 ; 0211836837

Mã số thuế: 2500223488
1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết trước đây là một doanh nghiệp
nhà nước thuộc sở xây dựng Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1964 với tên gọi ban
đầu là: xí nghiệp gạch ngói Đoàn Kết. Mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp là sản
xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh. Đến năm 1996 công ty đổi
tên thành công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết với nghành nghề là sản xuất
kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu chịu lửa, thi công cơ giới, thi công xây dựng
các công trình dân dụng và công nghiệp.
Nguyễn Vinh Thức

2

Báo cáo thực tập cơ sở nghành


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

Năm 1997, được sự đồng ý của sở xây dựng Vĩnh Phúc công ty đã chủ động
mạnh dạn đầu tư vào chiều sâu đổi mới dây truyền công nghệ, thay thế máy móc
thiết bị thô sơ bằng thiết bị mới của UCRAINA, ITALIA, công ty thay thế dây
truyền sản xuất từ lò thủ công dán đoạn tuynel hiện đại và sử dụng với công suất 40
triệu viên/năm chất lượng của sản phẩm được nâng cao, mẫu mã phong phú và nhiều
chủng loại, việc đầu tư này là một bước ngoặt lớn của công ty tạo công ăn việc làm
cho 300 lao động, sản lượng sản xuất tăng hàng năm, đáp ứng nhu cầu thị yếu ngày
càng cao cuả người tiêu dùng.
Tiếp đến tháng 10 năm 2003 công ty được chuyển từ doanh nghiệp nhà nước
sang thành Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết theo quyết định 3745/QĐUBND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 6 tháng 10 năm 2003 của chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh

Phúc với tên gọi đầy đủ “ Công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết”.
Ban đầu khi công ty mới thành lập điều kiện sản xuất còn thô sơ, việc tổ chức
hoạt động của công ty chưa được thực sự ổn định còn nhiều hạn chế trong công tác
quản lý nên mức độ sản xuất của công ty chỉ ở mức nhất định trên đìa bàn nhỏ hẹp,
sản lượng sản xuất còn thấp, mấu mã chưa đẹp, chủng loại chưa phong phú, chất
lượng sản phẩm sản xuất chưa cao. Chính vì vậy công ty cổ phần gốm và xây dựng
Đoàn Kết đã chú trọng vào công nghệ hiện đại như: nhà kính phơi gạch và hệ lò
nung, hầm sấy tuynel liên hợp lên sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng vững chắc
trên thị trường hiện nay. Hi vọng công ty với sự cố gắng cải tiến kỹ thuật, sự mạnh
dạn đầu tư vào công nghệ thu hút nhân lực có tài sẽ đưa công ty phát triển ngày càng
có uy tín trên thị trường trong nước cũng như thị trường ngoài nước góp phần thực
hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Năm 2003 công ty đã đầu tư dây truyền công nghệ sản xuất sản phẩm chịu
lửa máy EG7 với công suất thiết kế 150 triệu viên/năm. Ngoài ra công ty còn đầu tư
xây dựng cơ bản như: nhà kho, sân chứa sản phẩm cùng với sự chuyển đổi từ doanh
nghiệp nhà nước sang thành công ty cổ phần và việc đầu tư lại dây chuyền sản xuất
công ty đã giảm bớt việc đi lại của công nhân. Mức thu nhập vẫn đảm bảo cho công
nhân bình quân từ 1.900.000 – 2.000.000 đ/tháng trở lên.
Nộp ngân sách đầy đủ cho nhà nước, thực hiện đúng chính sách với người lao
động. Mặt khác công ty cũng không ngừng việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho cán
bộ công nhân viên trong công ty.
Qua hơn 40 năm hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã liên tục hoàn
thành kế hoạch sản xuất, dây truyền công nghệ được thay đổi theo cơ chế thị trường
làm cho giá trị sản lượng của công ty có thế vững trên thị trường làm cho giá trị giá
trị sản lượng, đội ngũ cán bộ của công ty ngày càng lớn mạnh và không ngừng nâng
Nguyễn Vinh Thức

3

Báo cáo thực tập cơ sở nghành



Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

cao tay nghề, uy tín của công ty ngày càng được củng cố, góp phần tăng trưởng cơ
sở vật chất kỹ thuật, ổn định xã hội, thực hiện theo đúng phương châm của nhà nước
đề ra là công nghiệp hóa – hiện đại hóa địa phương

1.2.Chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần gốm và xây
dựng Đoàn Kết.
 Chức năng của công ty:
Thực hiện kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng với các quy
định hiện hành, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong và ngoài tỉnh.
 Nhiệm vụ của công ty:
- Hoàn thành các nhiệm vụ và chỉ tiêu đề ra, phát huy một cách hiệu quả
nguồn vốn và tài sản được Nhà nước và cổ đông giao cho quản lý
- Thực hiện đúng điều lệ hội đồng cổ đông, điều lệ của công ty và các nội
quy, quy chế của công ty.
- Mở rộng và liên kết với mọi thành phần kinh tế, phát huy tính ưu việt của
công ty cổ phần.
 Mặt hàng kinh doanh chính của công ty:
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn
Kết là sản xuất gạch đặc, gạch rỗng, ngói, gạch men và gạch block.

1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần gốm
và xây dựng Đoàn Kết
Việc tổ chức quản lý trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thiết và không thể
thiếu được, nó đảm bảo giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất của công ty nhắm nâng

cao chất lượng sản phẩm do đòi hỏi của cơ chế thị trường để hướng tới mục tiêu chất
lượng tiến độ và giá cả nhằm nâng cao sức cạnh tranh thì bắt buộc trong trong quản lý
điều hành các nhiệm vụ phải được triển khai nhanh các vấn đề nảy sinh được xử lý dứt
điểm.
Công ty đã sử dụng mô hình quản lý điều hành theo cơ chế trực tuyến, mô hình
này được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, gọn nhẹ, phối hợp với bộ phận cấp trên đảm
bảo cho các quyết định luôn kịp thời nhưng vẫn chính xác. Qua nhiều năm áp dụng mô
hình này đã làm cho công ty từng bước đi vào ổn định. Hiện nay công ty có tổ chức bộ
máy quản lý như sau

Nguyễn Vinh Thức

4

Báo cáo thực tập cơ sở nghành


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

Bảng1.3.1: Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Đại hội đồng cổ
đông

Hội đồng quản
trị

Giám đốc điều
hành


Phó giám đốc phụ trách
kỹ thuật và kinh doanh

P.tổ
chức
HC

Bảo
vệ

P.kế
hoạc
h vật


PX
1

P.tài
chính
kế
toán

P
X
2

Phó giám đốc phụ trách tổ
chức hành chính


P.kin
h
doan
h

Bộ
phận
XDC
B

Phân
xưởng
sản
xuất

Phân
xưởng
cơ điện

Bộ
phận
KTK
CS

Các
đại

BH


Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
 Hội đồng quản trị:
Nguyễn Vinh Thức

5

Báo cáo thực tập cơ sở nghành


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

Là cơ quan quản lý công ty có quyền nhân danh công ty quyết định mọi
vấn đề liên quan tới mục tiêu, quyền lợi của công ty


Giám đốc điều hành:

Có trách nhiệm điều hành quản lý mọi hoạt động trong công ty, thường xuyên
kiểm tra giám sát các hoạt động mua bán, các đơn hàng của khách hàng và đưa ra
những quyết định nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu đề ra của công ty. Đồng thời
là người chịu trách nhiệm cao nhất trước công ty và nhà nước về mọi hoạt động của
công ty.
 Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và kinh doanh:
Là người chịu trách nhiệm kỹ thuật trong quá trình sản xuất của công ty và
lên kế hoạch sản xuất.
 Phó giám đốc phụ trách tổ chức hành chính:
Có nhiệm vụ quản lý cán bộ công nhân viên và nghiên cứu thực hiện
các chính sách nhà nước ban hành bảo vệ quyền lợi cho người lao động, quản lý

hành chính, giao dịch giấy tờ, công tác đối ngoại và bảo vệ nội bộ tài sản của công
ty, giám sát thực hiện nội quy, quy chế của công ty.
 Phòng kế hoạch vật tư:
Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu đảm bảo cho
quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục, lập kế hoạch sản xuất tiêu
thụ sản phẩm
 Phòng tài chính kế toán:
Có nhiệm vụ hoạch toán quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức chỉ đạo
thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định của nhà nước. Lập và thực hiện tốt kế
hoạch tài chính, tổ chức mạng lưới thống kê, hướng dẫn ghi chép số liệu thống kê
một cách đầy đủ và chính xác.
 Phòng kinh doanh:
Có nhiệm vụ tổng hợp cân đối và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh
doanh, phân chia kế hoạch theo từng quý, năm. Là phòng chịu trách nhiệm giao dịch
với khách hàng, kí kết hợp đồng kinh doanh theo qui định của pháp luật.
 Phòng tổ chức hành chính:
Có nhiệm vụ tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty như: Tuyển
dụng lao động, giao dịch tiếp khách, hội họp, tình hình tổ chức nhân sự của các phân
xưởng sản xuất, định mức tiền lương, các chế độ quyền lợi cho người lao động.

Nguyễn Vinh Thức

Phòng kỹ thuật – KCS:

6

Báo cáo thực tập cơ sở nghành


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội


Khoa: Quản lý kinh doanh

Chịu trách nhiệm quản lý tham mưu về chất lượng sản phẩm, kỹ thuật sản
xuất toàn công ty, quản lý toàn bộ hồ sơ máy móc thiết bị, xây dựng hệ thống quy
trình an toàn vận hành máy móc thiết bị, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế máy móc
thiết bị…


Hai phân xưởng sản xuất:

Có nhiệm vụ tổ chức sản xuất có hiệu quả đảm bảo chất lượng sản xuất, vệ
sinh an toàn lao động.


Đội ngũ bảo vệ:

Có trách nhiệm thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, tuần tra công tác
bảo vệ máy, kiểm tra sự ra vào của mọi đối tượng.
Mặc dù được chia thành các bộ phận như vậy nhưng giữa các phòng ban và
các phân xưởng luôn có mối quan hệ chặt chẽ, cùng bàn bạc, triển khai công việc, hỗ
trợ nhau làm việc khi có lệnh của giám đốc nhằm thực hiện mọi công việc nhanh gọn
hiệu quả

1.4.Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần gốm và
xây dựng Đoàn Kết
Công ty cổ phần gốm xây dựng Đoàn Kết được thành lập với mục đích chính
sản xuất các loại gạch xây dựng phục vụ cho nhu cầu xây dựng đất nước. Ngoài hai
sản phẩm chính là gạch đặc và gạch rỗng, ngói, công ty còn sản xuất cả gạch men,
gạch block. Với dây chuyền công nghệ tiên tiến, liên tục. Việc tổ chức của công ty

cũng phải bố trí chặt chẽ đồng bộ, liên tục để quá trình sản xuất không bị gián đoạn
ảnh hưởng tới dây truyền sản xuất của công ty và được khái quát trong sơ đồ dưới
đây:
Hình 1.4.2: Sơ đồ sản xuất của công ty:
Phân xưởng sản xuất

Tổ
than

Tổ cơ
khí

Nguyễn Vinh Thức

Tổ
máy

Tổ
phơi
đảo

Ca sản
xuất 1

Tổ đun
đốt

7

Ca sản

xuất 2

Tổ ra
goong

Tổ bốc
xếp

Báo cáo thực tập cơ sở nghành


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội



Khoa: Quản lý kinh doanh

Đặc điểm quy trình công nghệ:

Trong phạm vi chuyên đề này em xin trình bày quy trình công nghệ sản xuất
gạch, ngói:
Hình 1.4.3: Qui trình công nghệ sản gạch, ngói:

Kho nguyên
vật liệu

Ủi, đào

Hệ chế biến
loại hình


Gạch ngói
mộc

Nhà kính
phơi mộc

Sấy tuynel

Phân loại
sản phẩm

Kho thành
phẩm

Nguyễn Vinh Thức

8

Báo cáo thực tập cơ sở nghành


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội


Khoa: Quản lý kinh doanh

Nội dung cơ bản các bước công việc:

Công ty cổ phần gốm xây dựng Đoàn Kết chuyên sản xuất gạch ngói các loại

nên chủ yếu nguyên liệu là đất. Đất được khai thác hoặc mua lại của các cơ sở khai
thác đất khác. Đất được vận chuyển bằng ô tô tập kết về bãi chứa đất dự trữ để đáp
ứng nhu cầu trong năm sản xuất liên tục.
-

Gia công nguyên vật liệu và tạo sản phẩm:

+ Đất từ bãi tập kết được đưa về máy cấp liệu bằng máy ủi, máy cấp phải dải
đều nguyên liệu với số lượng phù hợp với nhu cầu sản xuất.
+ Than được trộn lẫn trực tiếp với đất trên băng tải sau đó khi ra khỏi máy cấp
liệu thùng, lượng than pha vào đất với tỷ lệ 110 – 120 kg / 1000 viên gạch xây đủ
tiêu chuẩn. Đất từ cấp liệu thùng qua băng tải số 1 lên máy nghiền xa luôn nghiền
phá vỡ cấu trúc của đất xét, phối liệu rơi xuống cấp liệu đĩa và được máy tiết liệu đá
qua băng tải 2 chuyển lên máy cán mịn để tiếp tục đập và nghiền, phá vỡ cấu trúc của
đất xét lần 2. Từ máy cán mịn băng tải 3 chuyển đổi phối liệu lên máy nhào trộn qua
lưới lọc 1 sẽ được đá vào máy nhào 2 trục của máy nhào đùn liên hợp. Tại đây phối
liệu được nhào trộn lần nữa để đảm bảo độ dẻo, độ đồng nhất trước khi đưa vào máy
đùn ép để tạo hình nhiều loại sản phẩm khác nhau theo các khuân được lắp đặt ở đầu
ép. Máy nhào đùn có nhiệm vụ hút không khí tạo mối trường chân không nên sản
xuất được các viên gạch có độ đặc chắc cao và độ cứng ban đầu để không bị biến
dạng trong quá trình vận chuyển, phơi sấy đồng thời tăng độ bền của sản phẩm sau
khi nung.
+ Phơi sấy bán thành phẩm: Gạch mộc tạo hình ra khỏi khuân ở đầu máy được
cắt thành viên bằng máy tự động theo kích thước khác nhau tùy theo từng loại sản
phẩm rồi được chuyển qua băng tải số 4 và bốc xếp xuống xe bánh hơi để vận chuyển
ra phơi, tại các thao tác bốc xếp đòi hỏi phải thật nhẹ nhàng, đúng qui định để tránh
sứt vỡ sản phẩm. Sau khi phơi sấy tự nhiên từ 10 – 12 ngày, độ ẩm của gạch mộc còn
khoảng 12 -14 % thì sẽ được tập kết ra bãi chứa mộc bằng các xe goong. Gạch mộc
sau khi sấy được đưa thẳng vào lò nung để thực hiện quá trình nung.
Nung sản phẩm: Lò nung tuynel ở công ty được bố trí liên hoàn với lò

sấy để khi gạch ra khỏi lò sấy sẽ đưa ngay vào lò nung với công nghệ máy móc hiện
đại, sự bố trí hợp lý năng lượng sử dụng được giảm tối đa về mọi chi phí lao động,
vật tư thiết bị bổ sung không đáng kể.
Phân loại sản phẩm: sau khi các goong gạch chín được đưa ra khỏi lò
nung nhờ kính đẩy thủy lực, xe điện và đưa tới bãi thành phẩm. Tại đây gạch được
gỡ ra và phân loại theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1450 – 86, sau đó được vận
Nguyễn Vinh Thức

9

Báo cáo thực tập cơ sở nghành


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

chuyển ra ngoài cổng kính xếp thành từng lô khác nhau để phân thành gạch A1, A2,
A3 trước khi đem tiêu thụ.
Với qui trình sả xuất gạch ngói tiên tiến của Ucraina, việc tổ chức sản xuất của
công ty theo qui trình khép kín, sản xuất hàng loạt, chu kì ngắn xen kẽ. Sản lượng
mỗi ngày sản xuất khoảng gần 400.000 gạch ngói các loại. Tính đến thời điểm này
tổng số cán bộ công nhân viên của nhà máy là 330 người, trong đó có 20 kỹ sư, 29
cán bộ kỹ thuật, số công nhân sản xuất hầu hết đã qua trường đào tạo, 100% công
nhân tại nhà máy được huấn luyện về quy trình công nghệ sản xuất.

Nguyễn Vinh Thức

10


Báo cáo thực tập cơ sở nghành


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

PHẦN 2: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM VÀ XÂY DỰNG
ĐOÀN KẾT
2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn
Kết:
2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Việc tổ chức quá trình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ sẽ làm cho hàng hóa dịch vụ
của doanh nghiệp lưu thông, không bị ứ đọng, giúp cho vòng quay của vốn lưu động
tăng nhanh, làm giảm chi phí tiêu thụ và do đó lợi nhuận thu được cao dẫn tới tăng
hiệu quả kinh doanh
Bảng 2..1.1.1: Số liệu về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 2 năm gần đây:

Stt

Chỉ tiêu

Đơn
vị
tính

1

Số lượng


viên

30.297.730

28.118.040

2

Tổng doanh
thu

Đồng

8,553,564,530

5,576,241,540

Năm 2011

Năm 2010

( Nguồn: Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2007-2011)

2.1.2.Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp:
Theo số liệu điều tra của sở Xây dựng Vĩnh Phúc, trên địa bàn tỉnh hiện có
908 cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công , mỗi năm cung cấp trên 500 triệu viên gạch,
trên 83 triệu viên ngói ra thị trường. Do đó công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn
Kết phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ trong và ngoài tỉnh. Nhưng do thị trường
tiêu thụ chính của công ty là trong tỉnh nên đối thủ cạnh tranh chính của công ty là

các cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công nắm trên địa bàn tỉnh. Do các cơ sở sản xuất
gạch ngói thủ công phân bổ trên 9 huyện thị của tỉnh nên làm cho khả năng tiêu thụ
của công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết cũng bị giảm do xa nơi tiêu thụ hơn
các cơ sở này. Tuy nhiên, giống như nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khác trong cả
nước, công nghệ sản xuất của đa số các cỏ sở sản xuất này còn lạc hậu, do vẫn sử
dụng lò gạch thủ công. Điều này đã dẫn đến mức tiêu hao năng lượng của các doanh
Nguyễn Vinh Thức

11

Báo cáo thực tập cơ sở nghành


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

nghiệp này tương đối lớn, giá thành sản xuất ở mức cao và sức cạnh tranh của các
doanh nghiệp này cũng bị hạn chế.

2.2. Công tác quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
2.2.1.Giá trị tài sản cố định
Bảng 2.2.1.2: Số liệu về giá trị tài sản cố định năm 2011
Đơn vị: Đồng

Tên tài sản

Giá trị

Nhà cửa vật kiến trúc


6.681.805.795

Máy móc thiết bị

6.456.249.332

Phương tiện vận tải

635.756.667

( Nguồn:Thống kê giá trị tài sản cố định)

2.2.2.Thống kê số lượng máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị của công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết gồm máy
cấp liệu, máy nhào đùn 2 trục, máy cán khô, máy cát mịn, máy nhào đùn liên hợp,
máy đùn cắt tự động, máy sấy liên hợp….
Bảng 2.2.2.3: Thống kê số lượng máy móc thiết bị tính tới 31/12/2011

Số máy móc - thiết bị hiện có
Số máy móc - thiết bị ( MMTB) đã lắp
Số MM - TB
thực tế làm
việc

Số MM - TB
sửa chữa
theo kế
hoạch


Số MM –
TB dự
phòng

Số MM
– TB
bảo
dưỡng

Số MM –
TB
ngừng
việc

Số MM –
TB chưa
lắp

15

4

6

2

1

2


( Nguồn: thống kê giá trị tài sản cố định)

Là một doanh nghiệp sản xuất, số lượng máy móc thiết bị, dây chuyền sản
xuất của công ty cổ phần gốm và xây dựng Đoàn Kết tương đối nhiều, để đảm bảo
sản xuất liên tục công ty luôn có những kế hoạch sát thực về số máy móc thiết bị làm
việc, số máy móc cần bảo dưỡng và số máy móc thiết bị dự trữ( MM – TB chưa lắp)

2.3. Công tác quản lý tiền lương của công ty gốm và xây dựng Đoàn
Kết
2.3.1. Cơ cấu lao động của công

Nguyễn Vinh Thức

12

Báo cáo thực tập cơ sở nghành


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

Bảng 2.3.1.4: Cơ cấu lao động công ty tính tới 31/12/2011

Số lượng

Loại lao động

Nam


Nữ

Phân theo quan hệ với quá trình
sản xuất

137

193

Lao động trực tiếp

123

182

Lao động gián tiếp

14

11

Phân theo trình độ học vấn

137

193

Đại học,cao đẳng trở lên

9


8

Trung cấp và tương đương

17

13

111

172

100

86

11

86

Stt
1

2

Công nhân kĩ thuật:
-Không có chứng chỉ
nghề
-Có chứng chỉ nghề

3

Tổng

330

(Nguồn: Báo cáo của phòng Tổ chức hành chính cuối năm 2011)

2.3.2. Tổng quĩ lương của công ty:
Tiền lương là đòn bẩy mạnh mẽ nhất đối với người lao động. Nếu được sử
dụng hợp lý, phù hợp với thực tế của từng đơn vị sản xuất kinh doanh sẽ góp phần
kích thích tăng năng suất lao động của mỗi người lao động, giúp cho cán bộ công
nhân viên ngày càng gắn bó hơn với công việc, tạo được niềm tin của mỗi cá nhân
đối với doanh nghiệp. Mặt khác, việc quản lý tiền lương đối với người lao động cũng
phải đảm bảo sự tương xứng với tiền lương, tiền thưởng, năng suất lao động, chất
lượng công việc của từng cá nhân, tránh tình trạng ganh đua, đố kỵ gây mất đoàn kết
trong doanh nghiệp.
Công ty gốm xây dựng Đoàn Kết xác định quỹ lương dựa trên sản lượng
sản xuất đạt được và đơn giá tiền lương.
Sau đây là cách xác định tổng quỹ lương tại công ty cổ phần gốm xây
dựng Đoàn Kết:
Quỹ lương từng bộ
phận sản xuất
Nguyễn Vinh Thức

=

sản lượng sản xuất

13


X

Đơn giá từng bộ phận

Báo cáo thực tập cơ sở nghành


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Quỹ lương của bộ phận
gián tiếp

Khoa: Quản lý kinh doanh

= Lương thời gian cấp bậc
của bộ phận gián tiếp

+

lương trách
nhiệm

Tổng quỹ lương = quỹ lương của bộ phận sản xuất + quỹ lương của bộ phận gián
tiếp + các khoản phụ cấp, trợ cấp ( BHXH, BHYT, KPCĐ…)
2.3.3. Các hình thức trả lương tại Công ty hiện nay:
Dựa vào đặc điểm của từng loại lao động, tính chất công việc của các
phòng ban, phân xưởng khác nhau. Công ty gốm xây dựng Đoàn Kết đã áp dụng 2
hình thức trả lương như sau:
- Hình thức trả lương theo thời gian

- Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh Công ty đã áp dụng như sau:
-Đối với bộ phận gián tiếp sản xuất như: Phòng tổ chức hành chính,
phòng kế toán, phòng kế hoạch vật tư, phòng kỹ thuật... được trả lương theo thời
gian.
-Đối với phân xưởng trực tiếp sản xuất như: Tổ ủi, tổ than, tổ
tạo hình, tổ phơi, tổ vận chuyển, tổ xếp goong …
a. Hình thức trả lương theo thời gian:
Hình thức này được áp dụng đối với các bộ phận công nhân viên làm việc ở
các phòng ban của Công ty hay các bộ phận quản lý của Công ty.
Là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc, kỹ thuật và
tháng lương của người lao động. Theo hình thức này tiền lương thời gian phải trả
được tính bằng: Thời gian làm việc nhân với mức lương thời gian.
Công thức tính lương thời gian được áp dụng như sau:
Lương tối thiêu x hệ số cấp bậc
Lương thời =
gian

x Số ngày đi làm thực tế
22( ngày)

Trong đó: lương tối thiểu nhà nước quy định là: 880. 000đ/ tháng.

Nguyễn Vinh Thức

14

Báo cáo thực tập cơ sở nghành



Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

Cuối tháng trên cơ sở bảng chấm công, biết được số ngày thực tế của từng
người và hệ số lương cấp bậc của người đó theo nghị định 26/CP. Phòng tổ chức
hành chính gửi bảng chấm công của các bộ phận lên phòng kế toán tính lương cho
các phòng ban.
b. Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Đây là hình thức tiền lương tiên tiến nhất trong giai đoạn hiện nay, trả lương
cho người lao động theo kết quả lao động, sản phẩm lao vụ hoàn thành đảm bảo tiêu
chuẩn kỹ thuật, đảm bảo quyền phân phối theo lao động tính công bằng, hợp lý,
khuyến khích người lao động vì lợi ích của mình mà quan tâm đến lợi ích tập thể. Từ
đó đẩy mạnh hợp lý hoá sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, không ngừng
nâng cao năng suất lao động với mục tiêu chất lượng và sản lượng.
Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài liệu về hạch
toán kết quả lao động.
Công thức tính lương thời gian được áp dụng như sau
Lương tháng

=

Số lượng sản phẩm thực tế
hoàn thành trong tháng

X

Đơn giá khoán

Bảng 2.3.3.5: Tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công ty như sau:


Tên quỹ

% Quỹ
lương

Doanh nghiệp
tính vào chi
phí

Người lao động
nộp trừ vào
lương

1

Bảo hiểm xã hội

20

15

5

2

Bảo hiểm y tế

3


2

1

3

Kinh phí công đoàn

2

2

0

4

Tổng

25

19

6

Stt

( Nguồn: Báo cáo phòng kế toán)

Căn cứ vào lương thực tế, lương cấp bậc trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào
giá thành sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất là:

+ KPCĐ trích theo tỷ lệ 2% lương thực tế
+ BHXH trích 15 % lương cấp bậc
+ BHYT trích 2% lương cấp bậc
Nguyễn Vinh Thức

15

Báo cáo thực tập cơ sở nghành


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

2.4. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ta thấy, tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm qua có sự tăng lên về doanh thu.
Mặc dù chịu ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng của nền kinh tế thế giới nhưng giá trị
tổng sản lượng (Doanh thu) doanh nghiệp vẫn đạt được năm 2011 là :8.553.564.530
đồng, tăng 34,8% so với năm 2010. Điều này đã làm tăng 71.24 % lợi nhuận của
doanh nghiệp.
Bảng2.4.6: Tình hình tài chính của công ty qua 2 năm( 2010-2011)
Đơn vị tính: Đồng

CHỈ TIÊU

Mã số

1
1. Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ (10 = 01 02)
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
(50 = 30 + 40)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp

2

Thuyết
minh

3

01

VI.25

Nguyễn Vinh Thức

2011

2010

4

5

8,553,564,530 5,576,241,540

02

5,576,241,540

10

8,553,564,530 4,413,654,507

11

VI.27


20

4,511,113,383
4,042,451,147 1,162,587,033

21
22
23
24
25

VI.26
VI.28

30

738,198,942
433,808,458

160,549,840
502,292,085

2,870,443,747

499,745,108

2,870,443,747

499,745,108


502,327,655

139,929,000

2,368,116,092

359,816,108

31
32
40
50
51
52
60

VI.30
VI.30

16

Báo cáo thực tập cơ sở nghành


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
(60 = 50 – 51 - 52)
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)

Khoa: Quản lý kinh doanh


70

( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011)

a) Phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán
Hình 2.4.7:Các tỷ số về khả năng thanh toán
STT

Chỉ tiêu

1
2
3
4

TSLĐ & ĐTNH
Nợ ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tỷ số khả năng thanh toán chung( 4= 1/2)
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
( 5= (1-3)/2)

5

Đơn vị
tính
Đồng
Đồng
Đồng
Lần

Lần

Năm 2011

Năm 2010

3,140,456,040
4,674,194,133
3,804,128,353
0.67

633,094,248
5,252,374,820
2,388,293,079
0.12

-0.14

-0.33

Khả năng thanh toán của công ty là chưa tốt. Tý số khả năng thanh toán
chung <1 (KHH năm 2010= 0,67 và KHH năm 2009 = 0,12) doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn
trong thanh toán nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán của công ty năm 2010 tăng so
với khả năng thanh toán của công ty năm 2009, chứng tỏ công ty có tiến triển tốt.
Nhưng khả năng thanh toán nhanh của công ty rất thấp, khả năng thanh toán nhanh
năm 2010 = -0.14 và năm 2009 = -0.33. Chứng tỏ doanh nghiệp gặp khó khăn trong
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
b) Phân tích cơ cấu tài chính của công ty
Bảng 2.4.8: Các tỷ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư


STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Đơn
vị tính
TSLĐ & ĐTNH
Đồng
Tổng tài sản
Đồng
TSCĐ & ĐTDH
Đồng
Nguồn vốn chủ sở hữu
Đồng
Nợ dài hạn
Đồng
Tỷ số cơ cấu tài sản cố định( 6=1/2) Lần
Tỷ số tự tài trợ( 7= 4/2)
Lần
Tỷ số tài trợ dài hạn( 8= (4+5)/2 )
Lần
Chỉ tiêu

Năm 2010


Năm 2011

3,140,456,040
15,501,361,167
3,862,223,941
10,353,654,540
0
0.20
0.67
0.67

633,094,248
12,082,196,976
8,881,484,939
6,829,822,156
0
0.05
0.57
0.57

- Tỷ số cơ cấu TSCĐ và Tỷ số tài trợ dài hạn:TSCĐ&ĐTDH phản ánh sự
đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Nó cần tương xứng với nguồn vốn dài hạn. Tỷ
số cơ cấu TSCĐ < Tỷ số tài trợ dài hạn, ( năm 2010 tỷ số cơ cấu tài sản cố định
Nguyễn Vinh Thức

17

Báo cáo thực tập cơ sở nghành



Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

là 0.20 < tỷ số tài trợ dài hạn = 0.67, năm 2009 tỷ số cơ cấu tài sản cố định là
0.05 < 0.57) chứng tỏ tình hình tài chính của công ty trong hai năm qua là vững
chắc và công ty không phải sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn nào để tài trợ
cho tài sản của doanh nghiệp, cho ta thấy tình hình tài chính của công ty ngày
càng ổn định.
- Tỷ số tự tài trợ: Tỷ số tự tài trợ của công ty hai năm 2010 và 2011 đều
>0,5 (năm 2010 = 0,57 và năm 2011 = 0,67), cho thấy tình hình tài chính của
công ty là vững chắc, vì phần nợ nhỏ hơn nguồn vốn chủ sở hữu
c) Phân tích tỷ số về khả năng sinh lời
Bảng 2.4.9: Các tỷ số về khả năng sinh lời

STT

Chỉ tiêu

1
2

Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Doanh lợi tiêu thụ( ROS) ( 3 =
1/2)

3


Đơn
vị
Năm 2011
tính
Đồng 1833793563
Đồng 7895020560
Lần
0.23

Năm 2010
553209228
5726774396
0.1

Qua bảng trên ta thấy tỷ số về khả năng sinh lời của công ty qua 2 năm khá nhỏ,
chứng tỏ doanh nghiệp không thành công trong kinh doanh.Tỷ số về khả năng sinh lời
của doanh thu rất nhỏ( năm 2010 = 0.1 và năm 2011 = 0.23), đây là tỷ số phản ánh
mức sinh lời của doanh thu thuần. Tuy nhiên doanh lợi tiêu thụ năm 2011 lớn hơn
năm 2010, chứng tỏ công ty có chuyển biến tốt.

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN
CÁC VẤN ĐỀ CỦA DOANH NGHIỆP
Nguyễn Vinh Thức

18

Báo cáo thực tập cơ sở nghành


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội


Khoa: Quản lý kinh doanh

3.1. Những điểm mạnh và những vấn đề đã làm được của doanh
nghiệp
3.1.1. Thuận lợi
- Đã có nền tảng của đơn vị sản xuất công nghiệp truyền thống từ bộ máy quản
lý, cơ sở hạ tầng cũng như nề nếp quản lý của Công ty, được tiếp tục duy trì và từng
bước củng cố cho phù hợp với điều kiện hiện tại.
- Toàn thể CBCNV trong toàn Công ty luôn đoàn kết thống nhất một lòng, đa
số cán bộ quản lý đều tâm huyết, gắn bó lâu dài với Công ty tích cực học hỏi nâng cao
trình độ mọi mặt đây là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Được sự quan tâm giúp đỡ có hiệu quả của UBND tỉnh, các ngành các cấp đặc
biệt là Đảng uỷ khối DN.
3.1.2. Những thành tựu đã đạt được


Trong tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing

Trong năm 2010 tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing của
công ty đã được củng cố và hoàn thiện rất nhiều. Số lượng hợp đồng kí kết và đơn
đặt hàng năm 2010 đã tăng rất nhiều so với năm 2009. Trong năm 2010 công ty đã
rất thành công trong việc quảng bá sản phẩm, công ty đã cho các khách hàng và
người tiêu dùng thấy được các ưu điểm trong các sản phẩm mà mình cung cấp, tạo
sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Ngoài ra, công ty còn tạo được mối quan hệ tốt
đẹp với những khách hàng quen thuộc và những nhà cung ứng dịch vụ.


Trong công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ


Công ty đã có hệ thống kho tương đối tốt, vật tư đã được xếp gọn gàng phù
hợp với đặc điểm tính chất lý, hoá của từng loại vật tư. Khâu thu mua vật tư đảm cho
sản xuất về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, mẫu mã của công ty tương đối
tốt. Công ty đã phản ánh tôt việc xử lý vật tư, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời cho
sản xuất tránh tình trạng lãng phí hay thiếu vật tư. Công ty đã lựa chọn phương pháp
đánh giá vật tư phù hợp đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời đáp ứng
nhu cầu quản lý vật tư, phản ánh chính xác nguyên giá trị vật liệu xuất dùng để xác
định được chi phí nguyên vật liệu trong kế toán, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm.
 Trong công tác quản lý tài sản cố định
Về công tác quản lý tài sản cố định, công ty đã chủ động tìm giải pháp huy
động trang thiết bị và dây truyền sản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới cải tiến trang
thiết bị, dây truyền công nghệ. Công tác phân loại tài sản cố định cũng được quan tâm
nhằm đảm bảo cho việc quản lý theo dõi, hạch toán được thuận lợi kịp thời. Kế toán
Nguyễn Vinh Thức

19

Báo cáo thực tập cơ sở nghành


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

chi tiết TSCĐ tuy mới đang hình thành nhưng cũng theo sát chế độ chính sách và từng
bước hoàn thiện hơn.


Trong công tác lao động tiền lương


Về công tác lao động tiền lương trong năm 2010 cũng được thực hiện tốt. Cơ
cấu lao động của doanh nghiệp theo trình độ học vấn và theo giới tính có cơ cấu phù
hợp. Những phương pháp và căn cứ xây dựng quĩ tiền lương của công ty là khoa học
và phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của công ty. Công ty đã có qui chế trả lương
rõ ràng cùng với việc xác định quĩ lương của từng bộ phận, giúp thuận lợi cho quá
trình xây dựng mức lương và thanh toán cho người lao động. Đối với các khoản trích
theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ đã kịp thời giúp đỡ người lao động những khi
ốm đau, làm cho người lao động yên tâm hơn… Giải quyết đời sống tinh thần cho
nhười lao động bằng những kì tham quan nghỉ mát… Việc tính và phân bổ tiền lương
và các khoản trích theo lương được thực hiện đúng và thực hiện chặt chẽ. Các chế độ
kế toán được áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm cửa công ty.


Tài chính của doanh nghiệp

Tình hình tài chính của công ty là vững chắc thông qua tỷ số tài sản cố định và
tỷ số tài trợ dài hạn.
Các tỷ số vòng quay đều lớn vì vậy khả năng luân chuyển tài sản và khả năng
hoạt động của công ty là cao
Các tỷ số về khả năng sinh lời đều lớn chứng tỏ doanh nghiệp đang thành công
trong kinh doanh.
3.1.3. Hạn chế
- Do khủng hoảng kinh tế, tình hình lạm phát tăng cao dẫn đến giá cả các mặt
hàng đặc biệt là nguyên liệu đầu vào tăng cao dẫn đến chi phí cho sản xuất tăng dẫn
đến kết quả SXKD đạt thấp.
- Do hậu quả công tác đầu tư vẫn còn tồn tại nhiều thiết bị không đồng bộ, lạc
hậu không dùng được buộc phải bán phế liệu để thu hồi vốn nên cũng ảnh hưởng đến
kết quả SXKD trong năm 2011.
- Biến động lao động vẫn ở mức cao, trình độ nhận thức của người lao động còn

thấp, chưa có tác phong công nghiệp nên năng suất lao động còn thấp so với trung
bình của ngành xây dựng. Lực lượng lao động trên 50% chưa học hết phổ thông nên
công tác phát triển Đảng găp nhiều khó khăn.
- Vĩnh Phúc trong những năm qua là một trong các tỉnh đứng đầu cả nước về
thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước nên thị trường lao động cạnh tranh ngày càng
gay ngắt. Lao động có tay nghề cao thường đến với các doanh nghiệp có vốn đầu tư
Nguyễn Vinh Thức

20

Báo cáo thực tập cơ sở nghành


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

nước ngoài có ưu thế về tài chính, cơ sở hạ tầng và chế độ tiền lương nên các doanh
nghiệp trong nước luôn trong tình trạng thiếu lao động có tay nghề. Thu nhập của
người lao động trong toàn Công ty đã được cải thiện xong cũng không theo kịp biến
động của thị trường, dẫn đến đời sống của cán bộ, công nhân lao động gặp nhiều khó
khăn.
- Tình hình tài chính của đơn vị còn nhiều khó khăn do hậu quả của việc đầu tư
ban đầu và lạm phát trong nước và trên thế giới. Cụ thể là:
+ Khả năng thanh toán của công ty chưa tốt là do công ty không có các khoản
đầu tư ngắn hạn và dài hạn
+ Phần nợ lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu

3.2. Đề xuất hoàn thiện
- Nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức Đảng cơ sở, mỗi cấp uỷ viên

phải là người có năng lực, có trình độ lãnh đạo, tổ chức thực hiện và quản lý kinh tế,
quản lý lao động. Đảng viên là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ học
vấn.
- Quán triệt các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung
dân chủ, nêu cao tinh thần phê và tự phê trong sinh hoạt Đảng.
- Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, văn hoá - văn nghệ, thể dục thể thao
góp phần tạo khí thế vui vẻ phấn khởi nâng cao năng suất lao động.
- Có kế hoạch cụ thể để đào tạo bồi dưỡng nguồn cán bộ, nguồn nhân lực và sử
dụng lao động một cách hợp lý. Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, tham
ô, tham nhũng, trục lợi cá nhân.
- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, đầu tư đổi mới công nghệ sản
xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm để nâng cao hiệu
quả hoạt động và từng bước khẳng định uy tín của DN trên thị trường.
- Mở rộng sản xuất, bảo đảm việc làm thường xuyên cho người lao động, đảm
bảo chế độ tiền lương, tiền thưởng, BHXH-BHYT, BHTN, phúc lợi xã hội đối với
người lao động.
- Tổ chức lại sản xuất, kinh doanh mặt khác phải tái cấu trúc nguồn vốn để cải
thiện tình hình tài chính.Để tăng lãi công ty cần giảm bớt chi nhánh, đại lý thiếu hiệu
quả. Tìm mọi cách đẩy mạnh doanh thu bằng tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, giảm
giá thành đầu vào… Từng bước đưa cấu trúc nguồn vốn dần trở lại cân bằng.
- Bộ phận tài chính của công ty phải thường xuyên theo dõi, báo cáo sự luân
chuyển của dòng tiền trong công ty, dự báo những khó khăn phát sinh và tham mưu
cho ban lãnh đạo công ty các phương án tránh rủi do tài chính. Dần dần, công ty phải
Nguyễn Vinh Thức

21

Báo cáo thực tập cơ sở nghành



Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

bổ sung vốn chủ sở hữu thông qua tìm kiếm cổ đông chiến lược để cân bằng vốn chủ
sử hữu và vốn nợ hoặc giảm dần các khoản nợ vay về giới hạn an toàn

Nguyễn Vinh Thức

22

Báo cáo thực tập cơ sở nghành



×