Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN 6 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.23 KB, 9 trang )

PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thạnh Lợi, ngày 25 tháng 08 năm 2015
KẾ HOẠCH
Về việc: đổi mới phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém môn Toán.
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường năm học 2015 – 2016.
Nay tôi xin xây dựng kế hoạch “đổi mới phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém
môn Toán” như sau:
I.Thực trạng:
1. Thuận lợi:
- BGH nhà trường luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém.
- Hầu hết cán bộ giáo viên nhà trường luôn nhiệt tình năng nổ trong công tác giảng
dạy.
- Cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn cao.
- Đa số phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến việc học của con em.
- Cơ sở vật chất của trường luôn đảm bảo cho công tác giảng dạy và bồi dưỡng học
sinh yếu kém.
2. Khó khăn:
- Do trường thuộc xã vùng sâu nên mọi phương pháp đổi mới giáo viên không thể nắm
bắt kịp thời.
- Một số phụ huynh học sinh vẫn chưa quan tâm đến tình trạng của con em mình.
- Thời gian bồi dưỡng học sinh yếu còn hạn chế.
- Thiết bị dạy học còn hạn hẹp nên công tác bồi dưỡng còn thiếu sót.
- Giáo viên đa phần là trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy.
II. Nội dung:
1. Kết quả của năm học trước:
Trong công tác giáo dục ở học kì I của năm học 2014 - 2015, chất lượng thi học kì


của môn Toán khối 6, 8a1 vẫn còn nhiều học sinh dưới điểm trung bình. Tuy nhiên
trong học kì II, giáo viên môn Toán không ngừng tăng cường dạy phụ đạo học sinh
yếu kém, tăng cường công tác ôn tập vào cuối năm nên chất lượng học kì II được nâng
lên đáng kể với kết quả như sau :
Họ tên GV

Số
lượng

Môn
dạy

Giỏi

Khá

TB

Y

K


S
L

Ngô Quốc Bảo

105


Toán

TL
%
30,
32
5

S
L
34

TL
%
32,
4

S
L

TL S
% L
33,
35
3
3

TL
%


S
L

TL
%

2,9

1

0,9

2. Chỉ tiêu của năm 2014 - 2015:
+ Chỉ tiêu điểm thi môn Toán:
Môn/lớp
Toán 6A1
Toán 6A2
Toán 8A1

Điểm thi từ trung bình trở lên
Học kì I
90%
90%
90%

Học kì II
90%
90%
90%


+ Chỉ tiêu điểm trung bình môn Toán:
Môn/lớp
Kết quả từ trung bình trở lên
Học kì I
Học kì II
Cả năm
Toán 6A1
90%
95%
98%
Toán 6A2
90%
95%
98%
Toán 8A1
90%
95%
98%

Ghi chú

3. Giải pháp:
3.1. Biện pháp 1: tạo sự hứng thú học toán cho học sinh kém toán qua tiết học
đồng loạt trên lớp
Học sinh kém toán đến lớp với nhiều lí do: có thể ham mê học tập, có thể
không, mọi người đi học thì mình cũng đi học, đi học theo yêu cầu của ông bà, cha
mẹ, thầy cô,…Đến lớp với tâm trạng chán chường, mệt mỏi, không hiểu bài dẫn đến
tình trạng chán học và không làm bài, rồi không thích điều gì đó trên lớp khiến cho
việc đến lớp như một cực hình đối với các em. Vì thế đầu tiên và quan trọng nhất là
phải tìm mọi cách, mọi dịp để xây dựng cho các em lòng tự tin ở khả năng của mình từ

đó cố gắng học tập, thích học môn toán
3.2. Biện pháp 2: giúp học sinh nắm bài ngay tại lớp
3.2.1. Giáo viên phải xem kỹ nội dung chương trình môn toán THCS, nội dung
từng bài dạy và mục tiêu của mỗi bài để tránh việc truyền đạt quá tải cho học sinh,
phối hợp nhịp nhàng giữa phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phát
huy tính tích cực, chủ động, kích thích sự hứng thú của học sinh, tránh sự đơn điệu, tẻ
nhạt ở mỗi tiết học, tổ chức các hoạt động trong từng bài để giúp các em tự mình tìm
tòi, chủ động phát hiện kiến thức mới, rèn thêm kỹ năng mới dựa trên các kiến thức và
kỹ năng các em đã có. Bằng những biện pháp phân hóa nội tại thích hợp, giáo viên


cần xác định với câu hỏi nào, phần việc nào, bài tập nào là dành cho đối tượng học
sinh này.
Ví dụ: Khi dạy: Phân số bằng nhau
Từ

1 2
= ở tiểu học. Ta có nhận xét: 1.6 = 2.3 = 6
3 6

Ta cũng có:

5
6
=
và nhận thấy: 5.12 = 10.6 = 60
10 12

Từ đó đưa đến định nghĩa:
Hai phân số


a
c

gọi là bằng nhau nếu a.d = b.c
b
d

Giáo viên nên giảng bài dụa vào những kiến thức cũ tạo tiền đề để học sinh
khắc sâu kiến thức tại lớp.
3.2.2. Trong tiết luyện tập cần chọn các bài toán phù hợp với đối tượng này.
Có thể cho các em giải quyết cả bài toán nếu bài toán đó đơn giản, hoặc làm một
công đoạn của bài.
3.2.3. Giáo viên cần giảng kĩ, phân tích rõ ngọn ngành vấn đề, sử dụng tối đa
các đồ dùng trực quan. Đối tượng học sinh này tiếp thu kiến thức chậm nên giáo viên
phải kiên trì, nhắc nhở thường xuyên.
Ví dụ:
Khi dạy về Tập hợp - phần tử của tập hợp, để giới thiệu 2 tập hợp
A ={1; 2; 3} và B = {a, b, c}. Ta có thể minh hoạ 2 tập hợp A và B bằng các vòng
kín:
1

2

b
c

3

a


Từ đó ta có thể giới thiệu cho học sinh các phẩn tử của các tập hợp trên
Để minh họa phần giao và hợp của hai tập hợp ta có thể minh họa bằng các
vòng kín như sau:


3.3. Biện pháp 3: giáo dục học sinh bằng tình thương
3.3.1. Học sinh THCS đang trong quá trình phát triển, hình thành nhân cách
nên việc sai sót, sai phạm là điều không thể tránh khỏi, nhất là đối tượng học sinh kém
toán. Lỗi học sinh thường mắc phải không phải do chủ định mà do bản tính hồn nhiên,
ham chơi. Vì vậy, khi học sinh làm bài không được hay làm sai thì giáo viên không
nên la mắng, đe dọa, phạt roi bằng bạo lực,…
3.3.2. Giáo viên sửa phạt chứ không phải xử phạt học sinh. Vì vậy, giáo viên
phải chú ý giúp học sinh nhận ra lỗi sai, tự nhận xét và đề ra hình phạt cho mình.
3.3.3. Giáo viên cần nắm được danh sách học sinh học kém môn toán trong lớp
để có sự quan tâm đặc biệt. Giáo viên có thể cho các em ngồi ở những vị trí thuận lợi
trong lớp để tiện hướng dẫn các em giải bài tập. Sự tận tình hướng dẫn các em vẽ
hình một bài toán hình học hay vận dụng một công thức để giải một bài tập đại số sẽ
giúp các em quý mến thầy cô hơn. Như vậy sẽ giúp học sinh cố gắng hơn trong học
tập.
3.3.4. Giáo viên cần thường xuyên khuyến khích các sinh yếu kém xung phong
lên bảng giải những bài tập vừa sức với mình, cho điểm khuyến khích những học sinh
này để khích lệ, giúp các em có được sự tự tin học tập môn toán và không còn sợ học
toán. Nếu lần đầu tiên học sinh làm bài không được thì giáo viên không nên cho điểm
thấp ngay mà cho cơ hội sau để tránh tạo tâm lý ức chế và càng thấy chán học môn
toán hơn.
3.4. biện pháp 4: một số biện pháp giúp đỡ riêng học sinh kém toán
Trong thực tế hiện nay vấn đề học sinh yếu kém các bộ môn rất nghiêm trọng vì
vậy bên cạnh nâng cao hiệu quả giờ dạy giáo viên vẫn cần có sự giúp đỡ, tách riêng
từng đối tượng, từng nhóm học sinh kém toán ngoài giờ chính khóa để cho đối tượng

học sinh này theo kịp bạn bè, theo kịp yêu cầu chung của những tiết học trên lớp và có
thể hòa nhập vào việc dạy học trên lớp. Cụ thể, là trường THCS Thạnh Lợi trong năm
học 2013 – 2014 đã đẩy mạnh hơn công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém. Được sự chỉ
đạo của BGH trường công tác bồi dưỡng đả được đổi mới, chia học sinh thành những
nhóm nhỏ thực hiện bồi dưỡng có chất lượng hơn.
3.5. biện pháp 5: Tạo tiền đề xuất phát cho học sinh kém toán
3.5.1. Để cho một tiết học đạt hiệu quả, học sinh phải có những tiền đề nhất
định về kiến thức, kỹ năng. Nhưng các em yếu kém toán nhiều khi chưa có đủ những


tiền đề này. Cho nên giáo viên cần cho tái hiện lại những kiến thức, kỹ năng đó. Với
học sinh khá giỏi những kiến thức kỹ năng chỉ cần tái hiện một cách ẩn tàn ở những
lúc thích hợp trong mối liên quan với từng nội dung mới nhưng với học sinh kém toán
thì nên tách thành một khâu riêng, tái hiện một cách tường minh. Nếu cần thiết học
sinh có thể ôn lại những kỹ năng hoặc kiến thức cần phục vụ cho bài mới ở nhà. Qua
đó học sinh thấy được ý thức trách nhiệm của mình với bài học mới đồng thời là công
cụ, nền tảng cho việc tiếp cận bài học một cách hiệu quả nhất.
Ví dụ: Trước khi dạy bài “ước chung lớn nhất” (Toán 6- tập 1) giáo viên kiểm
tra xem các em đã thạo quy tắc “phân tích một số ra thừa số nguyên tố”, nếu chưa thì
giáo viên yêu cầu học sinh xem lại, hoặc giáo viên phải ôn lại ngay cho học sinh.
3.5.2. Giáo viên cần nắm kỹ nội dung, khối lượng kiến thức, kỹ năng cần thiết
huy động cho việc tiếp thu bài mới, xem đối tượng học sinh này thì yêu cầu đến mức
nào?
Ví dụ: khi dạy xong bài: “nhân hai lũy thừa cùng cơ số” cho học sinh làm bài 1
trước, nên gọi các em học sinh yếu kém vì đây là dạng bài dể.
Bài 1: Viết gọn các tích sau bằng cách dùng lũy thừa:
a. 5.5.5.5.5.5.5

b. 7.7.7.7


c. 6.6.6.4.4

d. 2.2.2.2.3.3.5

Sau đó ta cho học sinh làm bài 2, nâng dần tính khó của bài tập. Có thể gọi
một số học sinh khá hơn thực hiện.
Bài 2: Viết kết quả phép tính dưới dạng một lũy thừa:
a. 23.22.24

b. 3.35.39

c. 102.103.105

d. a3.a2.a5

3.6. Biện pháp 6: lấp “lổ hổng”, kiến thức, kỹ năng cho học sinh:
3.6.1. Như đã biết, kiến thức có nhiều “lổ hổng” là một bệnh phổ biến của học
sinh kém toán. Việc đảm bảo trình độ xuất phát cũng chính là nhằm lấp “lổ hổng” về
kiến thức và kỹ năng, nhưng chỉ để phục vụ cho nội dung sắp học. Khi dạy học trên
lớp, giáo viên phải quan tâm phát hiện những “lổ hổng” về kiến thức và kỹ năng của
học sinh. Có những “lổ hổng” có thể khắc phục ngay nhưng có thể có những “lổ
hổng” dù là điển hình với học sinh yếu kém, nhưng trên lớp không đủ thời gian khắc
phục nên giáo viên phải có kế hoạch tiếp tục giải quyết.


Ví dụ: khi dạy bài “phép cộng phân số” nếu học sinh không nhớ cách “Quy đồng
mẫu nhiều phân số” ta phải ôn lại cách quy đồng thì học sinh mới thực hiện được phép
cộng phân số có mẫu số khác nhau.
3.6.2. Giáo viên phải đi sâu tìm hiểu và nắm được những đặc điểm về mặt tư duy,
về phương pháp suy nghĩ của học sinh kém toán. Không đồng nhất các học sinh kém

toán với nhau và do đó phải đề ra nội dung và phương pháp bồi dưỡng khác nhau. Có
hai kiểu cơ bản, đối với học sinh kém toán thì cả hai thành phần trực quan- hình
tượng và từ- lôgic trong tư duy đều ở trình độ thấp, ở kiểu 1 thì những học sinh này có
thành phần từ- lôgic mạnh hơn, kiểu 2 thì có thành phần trực quan- hình tượng trội
hơn.
+ Đối với kiểu 1 thì con đường tốt nhất để hình thành các khái niệm toán học cho
học sinh kém toán loại này là thực hiện khái quát hóa trên cơ sở từ (lời nói), đi từ tư
duy đến hình tượng. Có nghĩa là giáo viên cần phân tích cặn kẽ các phát biểu bằng lời
giúp học sinh tìm thấy cái chung, cái khái quát trong cái riêng được diễn đạt trong
phát biểu bằng lời.
+ Đối với kiểu 2 thì giáo viên phải dùng con đường khái quát hóa trên cơ sở trực
quan, đi từ hình tượng đến tư duy. Có nghĩa là giáo viên phải biến thiên rộng rãi các
hình ảnh trực quan, giúp cho tư duy của học sinh thoát khỏi việc tri giác chỉ cái riêng
thông qua hình ảnh.
III. Thời gian thực hiện:
Từ ngày 01/09/2015 đến ngày 30/05/2016
IV. Kết quả đạt được:
Nếu thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra thì kết quả đạt được có thể là:
Trên cơ sở quan tâm, giúp đỡ nhiều đến đối tượng học sinh kém toán, các em đã
hoạt động tích cực hơn trong lớp, nắm được kiến thức cơ bản của bài học, có kỹ năng
biến đổi, chuyển hóa một số bài toán, tập trung, chú ý trong giờ học. Bước đầu giúp học
sinh nắm bài ngay tại lớp, luyện tập vừa sức học sinh.
V. Kiến nghị:
Thông qua quá trình giảng dạy, từ đó tôi cũng có ý kiến đề xuất là nhà trường
phải quan tâm nhiều hơn nữa đến đối tượng học sinh yếu kém, cụ thể ở đây là học sinh
kém toán. Cần thiết có sự khen thưởng nếu các em có được những tiến bộ trong học
tập cho dù đó là những tiến bộ nhỏ.


Qua kế hoạch này chắc chắn còn nhiều thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý

kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám
ơn.

Duyệt của BGH

Duyệt của TCM

Thạnh Lợi, ngày 01 tháng 09 năm 2015
Giáo viên đăng kí

Ngô Quốc Bảo


1. Sơ kết học kỳ I:
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
2. Giải pháp cho học kỳ II:
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
3. Kết quả cả năm:
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁP MƯỜI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THẠNH LỢI

KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI
Năm học: 2015 – 2016


Thạnh Lợi, tháng 9 năm 2015



×