Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Quy hoạch phát triển nông lâm ngư nghiệp huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 71 trang )

Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

Phần mở đầu

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện Tân Thành được thành lập theo quyết định số 45/QĐ-CP ngày 02/6/1994
của Chính phủ. Qua 18 năm (1994 - 2012) xây dựng - phát triển từ 01 huyện nghèo, cơ
cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (bình quân GDP năm 1995 chỉ 78 USD/người và tỉ
trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 55,22% so với tổng sản phẩm), đến năm 2012
huyện Tân Thành đã trở thành địa phương có nền kinh tế phát triển (giá trị GDP bình
quân đầu người đạt 2.977 USD, gấp 1,96 lần cả nước, tổng thu ngân sách nhà nước
9.707,87 tỉ đồng, ước tính tỉ trọng GDP khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 93,0%,
giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 43.742,0 tỉ đồng và GDP khu vực nông lâm nghiệp –
thủy sản giảm còn 1,39%. Đối với ngành nông nghiệp qua 12 năm (2000 - 2012) triển
khai thực hiện quyết định của UBND huyện phê duyệt “Báo cáo rà soát, bổ sung quy
hoạch nông nghiệp - nông thôn huyện Tân Thành thời kỳ 2001 - 2010” trong bối cảnh có
nhiều khó khăn như: Diện tích đất nông nghiệp giảm 4.685,5 ha, địa bàn chăn nuôi bị thu
hẹp, môi trường nước sông Thị Vải ô nhiễm trầm trọng, quy hoạch - triển khai thực hiện
quy hoạch xây dựng các khu - cụm công nghiệp và đô thị tập trung đã ảnh hưởng trực
tiếp và gây trở ngại đối với ngành nông nghiệp, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng bởi thiên tai
- dịch bệnh,… Song, sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành vẫn phát triển và đạt một số
kết quả như sau:
- Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2011 đạt: 438,6 tỉ đồng (giá cố định 1994).
- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, tỉ trọng giá trị sản
xuất chăn nuôi năm 2011 chiếm 45,23% so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Loại hình tổ chức chăn nuôi trang trại được nhân rộng với tỉ lệ vật nuôi (gà, cút,
heo, bò sữa) ở loại hình kinh tế trang trại tăng dần qua các năm.
- Một số cây trồng chủ lực của ngành trồng trọt: Rau an toàn, hồ tiêu, cà phê được
chú trọng phát triển.
Bên cạnh các kết quả đáng ghi nhận kể trên, ngành nông nghiệp huyện Tân Thành
vẫn còn một số hạn chế - yếu kém như sau:


- Sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản thiếu ổn định qua các năm và kém bền
vững về kinh tế - xã hội.
- Mô hình nông nghiệp mới phù hợp với đô thị hóa chậm được hình thành. Đặc
biệt, quan hệ giữa nông lâm ngư nghiệp với các ngành kinh tế khác trong phân bố không
gian trên địa bàn huyện còn khá nhiều bất cập.
- Phần lớn các cây trồng có năng suất ở mức trung bình và thấp hơn so với mức
bình quân ở vùng Đông Nam bộ.
- Số lượng các loại vật nuôi (trâu, bò, heo, dê) năm 2012 thấp hơn so với các năm
trước đó.
- Chất lượng nông sản có được cải thiện nhưng vẫn chưa cao.
Báo cáo tổng hợp

Trang 1


Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

- Tình trạng trồng quảng canh cây lâu năm (điều,…) và có hiện tượng trồng sau đó
chặt bỏ gây lãng phí tài nguyên và vốn đầu tư; vẫn còn tình trạng đất sản xuất nông
nghiệp bị bỏ vụ hoặc bỏ hoang hóa.
Những hạn chế nêu trên có các nguyên nhân chủ quan và khách quan rất cần phân
tích rõ để có biện pháp khắc phục trong giai đoạn 2013 - 2020.
Hơn nữa, theo báo cáo rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn huyện
Tân Thành chỉ đến năm 2010; trong khi Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ XI đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển
sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020 và
các chiến lược phát triển lâm nghiệp, thủy sản của cả nước đến năm 2020, quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành các quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển nông lâm

ngư nghiệp, quy hoạch phát triển chăn nuôi, quy hoạch phát triển 5 ngành hàng (rau - hoa cây cảnh, hồ tiêu, điều, nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu) đến năm 2020. Trên địa bàn
huyện Tân Thành cũng đang lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đề án thành lập thị xã Phú Mỹ,…
Do vậy, để xây dựng ngành nông nghiệp huyện Tân Thành đến năm 2020 phát
triển bền vững, đảm bảo thống nhất với các quy hoạch có liên quan, đồng thời phát huy
kết quả ngành nông nghiệp đã đạt được, khắc phục các hạn chế, tiếp tục khai thác tài
nguyên phát triển các nông thủy sản chủ lực có lợi thế so sánh, gắn phát triển nông
nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Xây dựng ở huyện Tân Thành nền nông nghiệp sinh
thái đô thị - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào năm 2020 được xác định là việc
làm cấp thiết.
Báo cáo “Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành
đến năm 2020” đã được trình bày tại hội thảo lần I ngày 25/10/2013 và lần II ngày
29/11/2013 do UBND huyện tổ chức; tiếp thu các ý kiến tại hội nghị cơ quan Tư vấn đã
chỉnh lý, bổ sung hoàn chỉnh tài liệu, trình UBND huyện thẩm định và phê duyệt ; đến
ngày 01/04/2014 báo cáo “Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện
Tân Thành đến năm 2020” đã được UBND huyện Tân Thành ra quyết định phê duyệt.
II. CÁC VĂN BẢN LÀ CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH.
1. Các văn bản của Ban chấp hành Trung ương khoá IX, X, XI về chủ trương,
đường lối, định hướng phát triển nông nghiệp, nhất là Nghị Quyết số 26/NQTW Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
2. Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về phát triển Kinh
tế - xã hội vùng ĐNB đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
3. Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và
tầm nhìn đến 2030.
4. Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững.
Báo cáo tổng hợp


Trang 2


Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

5. Quyết định số 1113/QĐ-TTg ngày 09/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đô thị mới Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến
năm 2030.
6. Quyết định số 969/QĐ-BXD ngày 07/10/2013 của Bộ Xây dựng công nhận thị
trấn Phú Mỹ mở rộng đạt chuẩn đô thị loại IV.
7. Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020.
8. Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 07/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc chương trình
phát triển công nghệ cao quốc gia đến năm 2020.
9. Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ Tướng Chính Phủ về
việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời
kỳ 2006 - 2015 định hướng đến năm 2020.
10. Nghị quyết đại hội - đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Nghị quyết
đại hội - đại biểu huyện Tân Thành nhiệm kỳ 2011 - 2015.
11. Quyết định số 94/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp tỉnh đến năm 2020.
12. Quyết định số 1858/QĐ-UBND ngày 24/08/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
Tân Thành giai đoạn 2011 - 2020.
13. Quyết định số 258/QĐ-UBND-SNN ngày 25/01/2010 của chủ tịch UBND tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể phát triển ngành chăn
nuôi đến năm 2020.
14. Quyết định số 552/QĐ-UBND-SNN ngày 04/03/2010 của chủ tịch UBND tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt dự án quy hoạch vùng chăn nuôi, giết mổ, chế biến
và tiêu thụ gia cầm tập trung tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2008 - 2020.

15. Quyết định số 1814/QĐ-UBND ngày 04/9/2012 của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Mãng cầu đến năm 2020.
16. Quyết định số 1815/QĐ-UBND ngày 04/9/2012 của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Hồ tiêu đến năm 2020.
17. Quyết định số 1816/QĐ-UBND ngày 04/9/2012 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Nhãn xuồng cơm vàng đến năm 2020.
18. Quyết định số 1817/QĐ-UBND ngày 04/9/2012 của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Điều đến năm 2020.
19. Quyết định số 1906/QĐ-UBND ngày 12/9/2012 của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Rau, hoa, cây cảnh đến năm 2020.
20. Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 12/5/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa
- Vũng Tàu về xây dựng và phát triển đô thị mới Phú Mỹ.
21. Quyết định số 2793/QĐ-UBND ngày 23/10/2012 của UBND Huyện phê duyệt đề
cương và dự toán quy hoạch phát triển Nông nghiệp huyện Tân Thành đến năm 2020.
Báo cáo tổng hợp

Trang 3


Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

22. Quyết định số 10218/QĐ-UBND ngày 11/12/2012 của Ủy ban nhân dân huyện
Tân Thành phê duyệt đề cương dự toán điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp
huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020.
23. Dự thảo báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ngày 19/9/2013 của
Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
III. GIỚI HẠN ĐỐI TƯỢNG LẬP QUY HOẠCH.
- Đối tượng lập báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Tân
Thành gồm 05 lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi
trồng thủy sản nước ngọt, trong đó:
+ Xây dựng mới quy hoạch phát triển trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
+ Kế thừa 02 quy hoạch của 2 ngành:
• Quy hoạch nuôi trồng thủy sản (kế thừa quy hoạch tổng thể ngành thủy sản tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 do Phân viện Quy hoạch Thủy sản phía Nam, xây dựng
năm 2012).
• Quy hoạch lâm nghiệp (kế thừa quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu đến năm 2020 do Phân viện Điều tra quy hoạch Lâm nghiệp xây dựng năm
2013.
• Đồng thời, kế thừa các chỉ tiêu phân khai quy hoạch sử dụng đất huyện Tân
Thành đến năm 2020 và kế hoạch 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015).
IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN LẬP QUY HOẠCH.
- Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu khoa học về nông lâm nghiệp và
nuôi thủy sản, các kết quả điều tra nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2012 có liên quan đến quy hoạch nông nghiệp huyện Tân Thành.
- Kế thừa và phân tích mô hình nông nghiệp sinh thái đô thị, nhất là nông nghiệp
đô thị ứng dụng công nghệ cao của TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội,… vận dụng vào quá
trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Tân Thành.
- Tiếp cận hệ thống đa chiều (Sơ đồ 1 trang sau)

Báo cáo tổng hợp

Trang 4


Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

PHẦN THỨ NHẤT
Phân tích - đánh giá các nguồn lực liên quan đến
nông nghiệp huyện Tân Thành
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
1. Vị trí địa lý trong phát triển nông nghiệp (Hình 1).
- Huyện Tân Thành nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và ở khu vực
nhân thuộc địa bàn phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, đây là khu vực động lực phát
triển kinh tế của vùng KTTĐ phía Nam và cả nước.

- Địa giới hành chính của huyện Tân Thành:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai;
+ Phía Nam giáp TP. Bà Rịa và TP. Vũng Tàu;
+ Phía Đông giáp huyện Châu Đức;
+ Phía Tây giáp TP. Hồ Chí Minh.
- Huyện Tân Thành ở vị trí cửa ngõ phía Tây của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông
qua Quốc lộ 51, trục đường giao thông huyết mạch nối huyện Tân Thành với các tỉnh –
TP của vùng Đông Nam bộ, hệ thống các cảng trên sông Thị Vải, trong đó có cảng nước
sâu Cái Mép là dịch vụ vận tải biển đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế biển Việt Nam mở cửa hội nhập với thế giới.
- Kết hợp giữa phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam với các nguồn lực, nhất là tài nguyên thiên nhiên - nguồn nhân lực - điều kiện
tự nhiên của huyện Tân Thành cho thấy những lợi thế của ngành nông nghiệp địa phương
như sau:
+ Huyện Tân Thành ở ngay trong thị trường có nhu cầu tiêu thụ hàng nông thủy
sản lớn nhất cả nước. Đây là điều kiện rất quan trọng khi chọn cây trồng, vật nuôi sản
xuất phải phù hợp với thị trường và sản phẩm hàng hóa phải có chất lượng cao.
+ Sản phẩm công nghiệp là đầu vào của sản xuất nông thủy sản (phân bón, thức ăn
chăn nuôi, thức ăn thủy sản,…) và đầu ra là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông
thủy sản (chế biến thức ăn chăn nuôi, ép dầu, hạt điều,…) hoặc xuất khẩu cao su, hồ tiêu
khá thuận lợi do ở gần các nhà máy chế biến và các doanh nghiệp xuất khẩu quy mô lớn
và vừa đảm nhận.
+ Huyện Tân Thành ở gần các viện, trường, trung tâm đào tạo nhân lực và nghiên
cứu ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp (khu nông nghiệp công nghệ cao TP. Hồ Chí
Minh, Trung tâm công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai,…) nên có điều kiện đào tạo lao
động, tham quan học tập và hợp đồng chuyển giao các công nghệ mới - công nghệ cao,…
vào phát triển nền nông nghiệp sinh thái đô thị trong tương lai.
Báo cáo tổng hợp

Trang 5



Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

Song, vị trí địa lý kinh tế cũng có một số hạn chế đối với sản xuất ngành nông
nghiệp huyện Tân Thành, đó là:
+ Nông nghiệp luôn phải chịu áp lực rất lớn do chủ trương ưu tiên phát triển công
nghiệp và đô thị hóa gây ra (lao động nông nghiệp bị già hóa, giá thuê nhân công cao, ô
nhiễm môi trường nếu không kiểm soát tốt).
+ Trên thực tế đã xảy ra việc thu hồi đất nông nghiệp xây dựng cụm công nghiệp,
mở rộng đô thị, hoặc tình trạng đầu cơ đất nhưng thiếu nguồn lực đầu tư dẫn đến đất sản
xuất nông nghiệp sau thu hồi bị bỏ hoang hóa gây lãng phí rất lớn.
+ Đặc biệt, quan điểm xem nhẹ nông nghiệp do tỉ lệ đóng góp của ngành vào tổng
sản phẩm ít hoặc lợi ích kinh tế thấp của các cơ quan thuộc hệ thống chính trị và việc
trồng quảng canh cây trồng nhằm giữ đất chờ chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi
nông nghiệp.
+ Để xây dựng nền nông nghiệp đô thị như ở các nước công nghiệp phát triển trên
thế giới hay đang triển khai ở TP. Hồ Chí Minh cần phải đổi mới tư duy và nhận thức,
cách làm, cơ chế chính sách và yêu cầu vốn đầu tư lớn – công nghệ hiện đại. Điều này ở
huyện Tân Thành hiện đang còn thiếu.
2. Khi hậu thời tiết (phụ biểu 1).
- Khí hậu của huyện Tân Thành mang đặc trưng nhiệt đới cận xích đạo gió mùa có
nhiệt độ cao đều quanh năm (trung bình 26,3 oC), tổng tích ôn lớn (9.599oC/năm), nắng
nhiều (2.696 giờ/năm), một năm có 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Với các trị số khí hậu thời
tiết kể trên nếu chủ động nước, có giống tốt, phân bón, lao động,… cho phép phát triển
trồng trọt theo hướng thâm canh, tăng vụ, nhất là với các cây trồng nhiệt đới điển hình
như hồ tiêu, cao su, điều, xoài, bắp, mía, các loại rau nhiệt đới, hoa,…
- Phân bố mưa theo mùa là một đặc điểm cần lưu ý khi trồng trọt nhờ nước mưa:
Bảng 1: Lượng mưa, phân bố mưa ở các trạm liên quan huyện Tân Thành
Trạm

Long Thành

Trạm
Bình Ba

Trạm
Bà Rịa

1. Ngày kết thúc mùa khô thực sự

20/IV

30/IV

05/V

2. Ngày bắt đầu mùa mưa thực sự

17/V

16/V

24/V

3. Ngày kết thúc mùa mưa thực sự

26/X

28/X


13/X

4. Ngày bắt đầu mùa khô thực sự

29/XI

21/XI

05/XI

5. Số ngày chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa (ngày)

27

16

19

6. Số ngày trong mùa mưa thực sự (ngày)

162

165

142

7. Số ngày chuyển tiếp từ mùa mưa sang mùa khô (ngày)

34


24

23

8. Số ngày trong mùa khô thực sự (ngày)

142

160

181

9. Tổng lượng mưa trong mùa mưa thực sự (mm)

1679

1805

1163

10. Tổng số ngày có mưa trong mùa mưa thực sự (ngày)

106

106

70

Chỉ tiêu


Nguồn: Trung tâm Khí tượng - Thủy văn Nam bộ
Khu vực ở phía Bắc huyện Tân Thành có số ngày trong mùa mưa thực sự nhiều
hơn số ngày trong mùa khô thực sự từ 5 - 20 ngày, nhưng tổng thời gian trong mùa mưa
thực sự cũng chỉ có 162 - 165 ngày; phía Nam của huyện có lượng mưa ít và số ngày
trong mùa mưa thực sự chỉ có 142 ngày. Mặt khác, lượng mưa tập trung trong mùa mưa
Báo cáo tổng hợp

Trang 6


Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

chiếm từ 85 - 93% nên chỉ các đất có nguồn gốc bazan, do giữ ẩm tốt mới có thể tận dụng
nước mưa để canh tác 2 vụ cây ngắn ngày tương đối an toàn (ngô, đậu,…); các loại đất
có thành phần cơ giới nhẹ, nếu không có nguồn nước tưới bổ sung thì chỉ có thể canh tác
một vụ/năm và dễ gặp hạn ngay trong mùa mưa.
- Các hiện tượng và giá trị thời tiết cực đoan kể từ năm 2000 đến 2013 xảy ra với
tần suất ngắn hơn và diễn biến bất thường là bão (2 trận bão năm 2006 và năm 2012),
mưa trái vụ, sương mù, dông lốc ảnh hưởng thiệt hại đáng kể đến sản xuất nông nghiệp
và nuôi thủy sản.
3. Địa hình.
- Huyện Tân Thành có kiểu địa hình chính là đồng bằng, đồi bằng lượng sóng và
đồi núi.
+ Địa hình đồng bằng: Phân bố tập trung ở khu vực kẹp giữa sông Thị Vải và quốc
lộ 51 thuộc các xã Mỹ Xuân, Thị trấn Phú Mỹ, xã Phước Hòa, xã Tân Hòa, Tân Hải và
một phần sông Dinh thuộc xã Châu Pha. Thực tế, địa hình đồng bằng sông Thị Vải sử
dụng vào mục đích phi nông nghiệp và trồng rừng ngập mặn, chỉ có đồng bằng xã Châu
Pha là sản xuất lúa, rau, đậu, bắp.
+ Địa hình núi: Gồm núi Dinh, núi Thị Vải với diện tích tự nhiên 4.853 ha, độ dốc
>8 , tầng đất canh tác mỏng, đá lộ đầu nhiều nên sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.

o

+ Địa hình đồi bằng lượn sóng: Phân bố tập trung ở các xã Sông Xoài, Hắc Dịch,
Tóc Tiên, phía Tây xã Mỹ Xuân. Đây là khu vực đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu của
huyện Tân Thành.
Nhìn chung, địa hình của huyện Tân Thành bị chia cắt khá mạnh nên gây khó
khăn cho việc cải tạo mặt bằng đồng ruộng, áp dụng cơ giới sản xuất nông nghiệp, xây
dựng hệ thống kênh mương cấp nước tưới cho cây trồng.
4. Tài nguyên đất.
- Theo phân loại đất phát sinh huyện Tân Thành có 9 nhóm đất và 14 loại đất (đơn
vị chú giải bản đồ đất tỉ lệ 1/25.000) được trình bày chi tiết ở phụ biểu 2.
- Nhóm đất có diện tích lớn nhất là đất xám (9.474,4 ha, chiếm 28,01% DTTN),
đất phèn (8.200,0 ha, chiếm 24,24% DTTN), nhóm đất đỏ vàng (7.627,7 ha, chiếm
25,55% DTTN) và ít nhất là nhóm đất cát 106,0 ha.
- Tổng diện tích đất xấu (do thành phần cơ giới hoặc hàm lượng dinh dưỡng có
trong đất) là 25.838,38 ha, chiếm 76,39 % DTTN. Đây được xem là hạn chế lớn đối với
ngành trồng trọt huyện Tân Thành và lý giải tại sao phần lớn năng suất cây trồng ở mức
thấp. Đất tốt (gồm đất phù sa 630,57 ha, đất đen 375,08 ha, đất đỏ bazan 4.262,53 ha) có
tổng diện tích 5.268,18 ha, chiếm 15,57% DTTN tập trung khai thác trồng cà phê, hồ
tiêu, cao su, cây ăn quả và trồng lúa và rau thực phẩm.
- Phân bố các nhóm đất theo xã (TT) trình bày ở phụ biểu 3:
+ Đất cát chỉ có ở xã Tân Hải
+ Đất phù sa phân bố ở xã Châu Pha
+ Đất phèn, đất mặn ở xã Tân Hòa, Tân Hải, Mỹ Xuân, Phước Hòa và Thị trấn
Phú Mỹ.
Báo cáo tổng hợp

Trang 7



Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

+ Đất xám phân bố các xã, thị trấn xã Sông Xoài.
+ Đất đỏ vàng có ở tất cả các xã thị trấn song tập trung ở xã Sông Xoài, Hắc Dịch.
+ Đất xói mòn trơ sỏi đá phân bố ở 4 xã và thị trấn Phú Mỹ nhưng tập trung ở xã
Tân Hòa, Phước Hòa, Châu Pha.
- Về tính chất lý hóa học đất (phụ biểu 4):
+ Đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng gồm: đất cát, đất xám, đất nâu
vàng và đất trơ sỏi đá. Đất có tỉ lệ cát cao từ 40,0 đến 70,0%, kết cấu rời rạc, dễ mất
nước, giữ phân kém, đồng thời tỉ lệ mùn tổng số thấp: 0,8 - 1,5%, đạm tổng số nghèo:
0,07 - 0,11%, nghèo lân (0,12 - 0,23%), kali tổng số chỉ có 0,021 - 0,033%. Đây được
xem là điểm hạn chế thứ hai trong nghiên cứu đất phát triển nông nghiệp của huyện Tân
Thành, bởi cần đầu tư nhiều phân bón, bón làm nhiều lần và thường bị hao hụt do phân
dễ bị hòa tan mất đi theo nước,…
+ Đất có thành phần cơ giới nặng, dinh dưỡng trung bình có đất đỏ bazan, dốc tụ,
phù sa. Tỉ lệ sét vật lý 38,0 - 45,0% kết cấu viên cục, giữ nước và phân tốt. Mùn tổng số
1,5 - 2,5%, đạm tổng số 0,12 - 0,24%, lân tổng số 0,23 - 0,38%, kali 0,028 - 0,041%,… Ở
đất bazan sử dụng trồng cây ăn trái đặc sản, cà phê, cao su, tiêu,… và vùng lúa trồng ở
đất phù sa.
+ Đất có thành phần cơ giới nặng, có nồng độ các độc tố cao là đất mặn (Cl >4‰), đất phèn (SO4-2 > 0,02%, Fe+3 và Al+3 cao), rất dễ gây độc cho cây trồng khi bị
mặn xâm nhập hoặc gặp hạn do thiếu nước.
Tóm lại, tài nguyên đất huyện Tân Thành xét ở góc độ sử dụng cho nông nghiệp
được xem là có nhiều hạn chế. Diện tích đất có vấn đề (đất xấu) chiếm 76,39% (trong đó
11.415,0 ha rất ít có khả năng canh tác nông nghiệp). Ở các loại đất nghèo dinh dưỡng,
nồng độ độc tố Cl-, SO4-2 cao, đầu tư cải tạo đất tốn kém, chi phí sản xuất cao, năng suất
cây trồng thấp, giá thành cao,… Do vậy, khi bố trí cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp phải
lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp với từng loại đất. Phân bố ở nội thị hoặc ven đô thị
thuộc TX. Phú Mỹ trong tương lai.
5. Nguồn nước và chế độ thủy văn.
5.1. Nguồn nước mặt.

- Sông Thị Vải: Là sông nhánh thuộc hạ lưu sông Đồng Nai đổ ra biển Đông.
Đoạn sông Thị Vải thuộc huyện Tân Thành dài trên 30,0 km, rộng 200 - 400 m, sâu 5,0 20,0 m. Nước sông có độ mặn > 4 g/l suốt 12 tháng trong năm. Trước năm 2000, người
dân địa phương đào ao nuôi thủy sản nước lợ, nhưng sau năm 2000 nước sông Thị Vải bị
ô nhiễm ở mức cao nên không thể sử dụng nuôi thủy sản. Theo kết quả quan trắc chất
lượng nước của Tổng cục Môi trường, nước sông Thị Vải bị ô nhiễm rất cao, vì tiếp nhận
nước thải công nghiệp chưa qua xử lý của các khu, cụm và cơ sở công nghiệp mà điển
hình là Công ty Vedan. Trên thực tế, có 77 khu công nghiệp, cơ sở công nghiệp ở ven
sông Thị Vải, trong đó có 56 khu công nghiệp - cơ sở công nghiệp xả nước thải vượt tiêu
chuẩn ra sông Thị Vải với tổng lượng nước 33.000 m 3/ngày. Nồng độ kẽm vượt tiêu
chuẩn 3,9 - 5,3 lần, nồng độ Ni tơ Amonia vượt 8 - 15 lần, ô nhiễm vi sinh vật vượt 21 445 lần,… Do vậy, nước sông Thị Vải không thể sử dụng cho mục đích sản xuất nông
nghiệp và nuôi thủy sản.

Báo cáo tổng hợp

Trang 8


Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

- Sông Dinh: Diện tích lưu vực 305 km 2, đoạn sông Dinh là ranh giới huyện Tân
Thành dài 14,0 km. Đầu nguồn đã xây dựng Hồ Đá Đen với dung tích chứa 33,4 triệu m 3,
cấp nước tưới cho 2.773,0 ha và cấp nước sinh hoạt 102.400 m 3/ngày đêm, trong đó
huyện Tân Thành 444,0 ha (khu tưới Châu Pha, Sông Xoài).
- Các sông khác: Sông Cỏ Rang, Mỏ Nhát, Cá Lóc bị nhiễm mặn quanh năm và bị
ô nhiễm.
- Các suối: Suối Sao, suối Nhum, suối Ba Sinh, suối Ngọt, suối Nghệ, suối Rạch
Chanh, suối Giao Kèo, suối Châu Pha chỉ có dòng chảy trong mùa mưa nên ngành thủy
lợi địa phương đã xây dựng đập dâng lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Tính đến năm 2012, trên địa bàn huyện đã xây dựng 5 hồ chứa nước, 20 đập dâng,
tổng công suất thiết kế tưới 3.641,0 ha, công suất thực tế tưới ở huyện Tân Thành chỉ có

1.288,0 ha, chiếm 9,66% so với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đây là hạn chế
lớn thứ hai sau đất xấu đối với sản xuất nông nghiệp của huyện.
5.2. Nước ngầm.
Bảng 2: Diện tích chứa nước ngầm phân bố ở huyện Tân Thành
ST
T

1
2
3
4
5
6

Hạng mục

Diện tích chứa nước ngầm giàu và rất giàu
Diện tích chưa nước ngầm nghèo
Diện tích chứa nước ngầm nghèo
Diện tích chứa nước ngầm rất nghèo
Diện tích nước ngầm mặn, nhiễm mặn
Vùng không chứa nước ngầm

Lưu lượng
bình quân (m3/h)

>15,0
>7,0 - 15,0
2,0 - 7,0
<2,0


Diện tích
(ha)

5.212,0
6.740,0
4.046,0
2.440,0
8.376,0
3.502,0

Tỉ lệ
(%/DTTN)

16,01
19,94
11,97
7,22
24,79
10,36

Nguồn: Đoàn địa chất thủy văn 707
Nguồn nước ngầm mặn và nhiễm mặn phân bố ở phía Tây Quốc lộ 51 ở địa hình
thấp và đất mặn, đất phèn, vùng không chứa nước và vùng chứa nước ngầm rất nghèo
phân bố ở xung quanh núi Thị Vải, núi Dinh, núi Tóc Tiên, vùng nước ngầm giàu có ở
khu trung tâm thị trấn Phú Mỹ và Mỹ Xuân - Hắc Dịch, nước ngầm nghèo tập trung ở các
xã Sông Xoài, bắc xã Tóc Tiên, bắc xã Châu Pha,…
Trữ lượng nước khai thác an toàn (số lỗ khoan được bố trí trên 1 km 2) ở hệ tầng
chứa nước bazan (Hắc Dịch) là: 2,99 lỗ khoan/km 2 và hệ tầng Bà Miên (Mỹ Xuân Phước Hòa) là: 1,70 lỗ khoan/km2.
Đánh giá về nước ngầm cho thấy có đến 18.364,0 ha (chiếm 53,84% diện tích tự

nhiên) là nghèo đến rất nghèo hoặc nước bị nhiễm mặn. Nên đây cũng là một khó khăn
lớn đối với việc giải quyết nhu cầu dùng nước; song trên bản đồ phân bố nước ngầm từ
giàu đến trung bình lại khá trùng với đất sản xuất nông nghiệp nên có hi vọng kết hợp
khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt và tận dụng tưới cho một số cây như hồ tiêu, cây
ăn trái đặc sản hoặc vùng chuyên canh rau với quy mô vừa phải, nhằm sử dụng nước tiết
kiệm và kinh tế. Hơn nữa, nước ngầm là tài nguyên “vô cùng quý giá”, việc khai thác
phải đi đôi với việc quản lý bảo vệ một cách hữu hiệu tránh gây ô nhiễm và làm cạn kiệt
nước ngầm.
5.3. Chế độ thủy văn.
Báo cáo tổng hợp

Trang 9


Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

Các sông như: sông Thị Vải, sông Dinh, sông Cỏ Rang, sông Mỏ Nhát đều thông
ra biển (vịnh Gành Rái) nên chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của
biển Đông. Tại cầu sông Dinh (TP. Bà Rịa) mực nước trung bình năm là -12 cm, đỉnh
triều cực đại +172 cm, đỉnh triều cực tiểu -298 cm, biên độ triều lên đến 368 cm. Tại Thị
Vải, biên độ triều trung bình khoảng trên 281 cm, cực đại 415 cm và cực tiểu -143 cm.
Do ở gần biển nên cường độ truyền triều cao, tốc độ dòng chảy ngược khá mạnh,
do vậy có thể tận dụng thủy triều trong việc nuôi thủy sản, sản xuất diêm nghiệp cũng
như tiêu nước tự chảy cho các vùng đất ven sông.
6. Tài nguyên rừng.
Kết quả kiểm kê rừng của Hạt Kiểm lâm huyện Tân Thành đến 31/12/2012 như sau:
- Đất có rừng 4.457,1 ha, trong đó rừng tự nhiên 978,7 ha (rừng gỗ 174,5 ha, rừng
ngập mặn 804,2 ha), rừng trồng 3.478,4 ha.
- Trữ lượng rừng trồng khoảng 10.000 m3 bởi chủ yếu là rừng ở cấp tuổi I và II.
Tóm lại, tài nguyên rừng của huyện Tân Thành không lớn và trồng rừng với mục

đích phòng hộ là chính (rừng phòng hộ 4.812,63 ha, chiếm 99,17%).
7. Môi trường nước và nguồn lợi thủy sản.
7.1. Vùng nước ngọt.
- Môi trường nước của vùng ngọt ở Tân Thành có 5 hồ chứa là Đá Đen, Châu Pha,
Suối Đá, Nhà Bè, Hải Sơn và các ao nuôi của nông hộ biến động theo mùa, song chất
lượng nước tốt cho phép nuôi thả các loại thủy sản nước ngọt.
- Nguồn lợi thủy sản nước ngọt: Tại các thủy vực thuộc huyện Tân Thành đã xác
định được 94 loài cá các loại, 12 loài tôm nước ngọt thuộc họ Palaemonidae; song có sự
phân bố không đều tại các thủy vực.
Bảng 3: Động thực vật nổi và đáy ở các thủy vực ngước ngọt
Loại thức ăn
ĐVT
Trong mùa khô
1. Thực vật nổi
Loài
Loài
16
Số lượng
Cá thể/lít
100.000 - 380.000
2. Động vật nổi
Loài
Loài
17
Số lượng
Cá thể/lít
15.500 - 84.500
3. Động vật đáy
Loài
Loài

5
3
Số lượng
g/m
Không đáng kể
Nguồn: Phân viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản.

Trong mùa mưa
14
120.000 - 560.000
23
6.000 - 271.000
6
2,75 - 61,5

7.2. Vùng nước lợ, mặn.
- Các thủy vực nước lợ dọc theo sông Thị Vải nước được thường xuyên trao đổi
nhờ chế độ bán nhật triều không đều. Những năm trước 2000 chất lượng nước khá tốt
đủ đảm bảo tiêu chuẩn nuôi tôm sú (P.monodon) và tôm thẻ (P.merguien sis,
P.indicus). Từ sau năm 2000, khi các khu, cụm công nghiệp từ tỉnh Đồng Nai xuống
đến huyện Tân Thành được xây dựng đã thu hút hàng trăm nhà máy, cộng với chuỗi
Báo cáo tổng hợp

Trang 10


Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

cảng Thị Vải đi vào hoạt động, chất lượng nước biến đổi theo xu hướng xấu, mức độ ô
nhiễm liên tục tăng do nước và rác thải công nghiệp còn chưa được kiểm soát chặt

chẽ, sản lượng thủy sản khai thác giảm và nuôi thủy sản gặp nhiều rủi ro. Việc nuôi
thủy sản chỉ có thể tiến hành trong một số tháng lưu lượng nước lớn và phải luôn kiểm
tra chất lượng nước khi đưa vào ao lắng trước khi đưa vào đầm nuôi.
- Các chỉ số môi trường nước: nhiệt độ dao động 27,5 - 31,0 oC, trung bình 29,0oC,
pHH2O 8,02 - 9,00, độ mặn 17 - 35,6 ppt, oxy hòa tan 5,02 - 7,84 mg/l.
- Thực vật nổi (Phytoplankton) mùa khô có 33 loài với số lượng dao động 160.000 580.000 cá thể/lít, mùa mưa gồm 21 loài với số lượng từ 80.000 đến 260.000 cá thể/lít.
Động vật nổi (Zoophonkton) mùa khô có 17 loài phân bố với số lượng 2.000 - 88.500 cá
thể/m3, mùa mưa 25 loài số cá thể từ 12.000 đến 52.000 cá thể/m3.
- Nguồn lợi thủy sản: Tại thủy vực nước lợ - mặn có 69 loài cá, trong đó 38 loài có
nguồn gốc từ biển và 31 loài các nước lợ (trong đó chỉ có 40 loài là có giá trị kinh tế), 17
loài tôm, 7 loài giáp xác,… nhưng nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt do nước bị ô
nhiễm trầm trọng, các loại thủy sản rất khó có thể sống được.
II. CÁC NGUỒN LỰC KINH TẾ - XÃ HỘI.
1. Đánh giá khái quát về kinh tế huyện Tân Thành từ năm 2005 đến 2012.
Bảng 4: Một số chỉ tiêu kinh tế chính của huyện Tân Thành
(phần do huyện quản lý)
Số
T
T
1
1.1

1.2

Hạng mục
2005
GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VA)
Giá so sánh 1994 (tỉ đồng)
Nông lâm thủy sản
Công nghiệp - Xây dựng

Thương mại - dịch vụ
Giá thực tế (tỉ đồng)
Nông lâm thủy sản
Công nghiệp - Xây dựng
Thương mại - dịch vụ

2

Tốc độ tăng bình quân
(%/năm)

Diễn biến qua các năm
2010

2011

2012

852,38
201,00
222,18
429,20

3.801,52
279,83
728,69
2.793,00

4.695,87
258,67

1.316,00
3.121,20

5.483,53
258,34
654,19
4.571,00

1.427,72
314,72
313,05
799,95

4.559,23
607,03
1.318,80
2.633,40

5.498,44
337,24
2.040,00
3.121,20

6.942,29
951,79
1.419,50
4.571,00

22,04
21,93

56,03

13,31
28,93
57,76

6,13
37,10
56,77

13,71
20,45
65,84

3.000,00
125,94

7.014,00
446,10

9.897,50
561,40

9.707,87
646,36

7,94
13,31

29,20

35,02

35,54
41,61

39,93
50,55

20062010

20112012

20062012

34,85

20,10

30,46

6,84

-3,92

3,65

26,81

-5,25


16,68

45,44

27,93

40,21

29,75

16,94

25,95

CƠ CẤU GIÁ TRỊ GIA TĂNG (%)

Nông lâm thủy sản
Công nghiệp - Xây dựng
Thương mại - dịch vụ
3

THU CHI NGÂN SÁCH (tỉ đồng)

4

Tổng thu ngân sách
Tổng chi ngân sách
THU NHẬP BÌNH QUÂN
(triệu đồng/người)
Giá so sánh

Giá hiện hành

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch và Chi cục Thống kê huyện Tân Thành
Báo cáo tổng hợp

Trang 11


Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

- Theo báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 –
2015, định hướng đến năm 2020, tổng sản phẩm GDP khu vực nông lâm nghiệp – thủy
sản năm 2010 là 288,0 tỉ đồng (giá 1994) và giá thực tế là 644,0 tỉ đồng, chiếm 1,39% so
với tổng GDP trên địa bàn huyện.
- Qua bảng 4 cho thấy:
+ Giá trị gia tăng (VA) từ năm 2006 đến 2012 tăng bình quân ở mức cao
30,45%/năm. Trong đó, khu vực thương mại - dịch vụ tăng rất cao 40,21%/năm và thấp
nhất là khu vực nông lâm thủy sản tăng 3,65%/năm.
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm,
khu vực thương mại - dịch vụ tăng (năm 2012 chiếm 65,84%).
+ Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2012 đạt 9.707,87 tỉ đồng, và chi ngân sách
646,36 tỉ đồng (nguồn thu ngân sách nhà nước lớn hơn so với nhiều tỉnh trong cả nước).
+ Thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể, đến năm 2012 đạt 39,93 triệu
đồng/người/năm, gấp 5,0 lần so với năm 2005.
+ GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 2.977 USD/người, gấp 1,96 lần bình
quân cả nước.
Đặc biệt, huyện Tân Thành ở vào vị trí “trọng điểm của trọng điểm” đối với tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu, vùng KTTĐPN và cả nước bởi có khá nhiều lĩnh vực xếp thứ nhất so
với các huyện của nước ta, như sau:
+ Có 10 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích 5.344,25 ha, 4 cụm công

nghiệp; đã lấp đầy 5 khu công nghiệp với diện tích đất cho thuê trên 80%.
+ Có 32 cảng biển và cảng nội địa đang triển khai với tổng số vốn đầu tư đăng ký
khoảng 103.146 tỉ đồng (5,42 tỉ USD). Đã có 14 cảng đang khai thác, 14 cảng đang xây
dựng,… cảng quốc tế Cái Mép quy hoạch cầu cảng dài 1.800 m có thể tiếp nhận tàu
100.000 DWT. Năm 2012 ước tính lượng hàng hóa qua cảng 16,2 triệu tấn. Khi hoàn
thành đi vào hoạt động sẽ tăng lên 143,45 triệu tấn/năm.
+ Trong các khu công nghiệp tập trung có 166 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn
đầu tư gần 10,0 tỉ USD. Trong đó có 117 dự án đã đi vào hoạt động với giá trị sản xuất
theo giá thực tế năm 2011 là 90.000 tỉ đồng.
+ Khu công nghiệp khí - điện - đạm Phú Mỹ có tổng mức đầu tư 6,0 tỉ USD với
nhà máy điện tổng công suất đến 3.900 MW (chiếm 40% công suất điện năng cả nước),
nhà máy đạm Phú Mỹ CSKT 800.000 tấn phân Urê và 20.000 tấn Amoniac/năm.
Công nghiệp và dịch vụ cảng là 2 ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tân Thành
đang trên đà phát triển, lớn mạnh toàn diện; góp phần hình thành đô thị Phú Mỹ và có tác
động mạnh đến việc chuyển dịch mô hình nông nghiệp hiện tại thành mô hình nông
nghiệp sinh thái đô thị ứng dụng công nghệ cao - phát triển bền vững trong tương lai gần.
2. Dân số - lao động.
2.1. Dân số.
- Huyện Tân Thành là huyện có tốc độ tăng dân số lớn nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu. Điều tra ngày 01/4/1999 dân số 88.083 người, đến năm 2012 tăng lên 141.312 người
Báo cáo tổng hợp

Trang 12


Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

(tăng +53.229 người) chủ yếu là tăng cơ học. Tốc độ tăng dân số bình quân 2006 - 2012
là 3,5%/năm.
- Năm 2012 dân số thị trấn Phú Mỹ 23.349 người, chiếm 16,52% và 9 xã là

119.963 người, chiếm 83,48%.
- Mật độ dân số bình quân năm 2012 là 406 người/km 2, song phân bố không đều
giữa các xã (thị trấn). Có 04 xã (Hắc Dịch, Châu Pha, Tân Hải, Mỹ Xuân) và thị trấn Phú
Mỹ có mật độ dân số cao hơn mức bình quân (419 - 736 người/km 2) và 5 xã (Tân Phước,
Tân Hòa, Sông Xoài, Phước Hòa, Tóc Tiên) mật độ dân số thấp hơn mức bình quân (402
- 183 người/km2) do trên địa bàn có một phần đất là núi Thị Vải, núi Tóc Tiên và vùng
địa hình thấp đất mặn phèn ven sông Thị Vải.
2.2. Số lượng và chất lượng lao động (phụ biểu 6).
- Theo số liệu thống kê năm 2012: Số người trong độ tuổi lao động của huyện Tân
Thành là 97.448 người, chiếm 70,95% dân số, lao động đang làm việc cho các ngành
kinh tế: 51.794 người. Đây là chỉ tiêu cho thấy lao động trẻ do di dân tìm việc là chính tại
các khu - cụm công nghiệp. Lao động nông lâm ngư nghiệp 19.102 người, chiếm 36,75%
so với lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.
- Chất lượng lao động (phụ biểu 7): Tổng số lao động đã qua đào tạo năm 2010 là
12.952 người, chiếm 14,43% so với lao động xã hội.
+ TT. Phú Mỹ có tỉ lệ lao động qua đào tạo cao nhất 3.610 người, chiếm 23,0%, xã
Hắc Dịch xếp thứ hai 1.485 người, chiếm 17,99% và TT. Mỹ Xuân 2.878 người, chiếm
16,0%,… ít nhất là xã Sông Xoài 216 người, chiếm 4,97%.
- Trình độ lao động qua đào tạo: Trong số 12.952 lao động qua đào tạo được phân
theo trình độ như sau:
+ Sơ cấp và CNKT: 3.097 người, chiếm 23,91%.
+ Trung cấp nghề hoặc TCCN: 4.753 người, chiếm 36,7%.
+ Cao đẳng nghề hoặc CĐCN: 1.824 người, chiếm 14,08%.
+ Đại học: 3.217 người, chiếm 24,84%.
+ Trên đại học: 61 người, chiếm 0,47%.
Song, tỉ lệ lao động nông lâm ngư nghiệp qua đào tạo thường rất thấp. Điều tra
ngày 01/7/2011, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ có 2,71% và 3 xã (Sông Xoài, Châu Pha,
Tóc Tiên) cũng không đạt tiêu chí 14 do tỉ lệ lao động đã qua đào tạo thấp hơn so với
quy định. Trên thực tế, lao động nông nghiệp chỉ được hướng dẫn kỹ thuật thông qua
các lớp khuyến nông ngắn hạn nên không được cấp bằng (ví dụ, năm 2012 theo báo cáo

của Phòng Nông nghiệp - PTNT, huyện Tân Thành đã tổ chức 20 lớp tập huấn, trong đó
11 lớp trồng trọt, 05 lớp chăn nuôi - thú y, 04 lớp thủy sản cho 700 lượt nông dân tham
dự), tổ chức cho 100 lượt nông dân tham quan học tập mô hình trồng bưởi an toàn theo
hướng VietGAP, trồng bắp năng suất cao, tổ chức 12 lớp bảo vệ thực vật cho 420 lượt
nông dân.
Do vậy, tuy tỉ lệ lao động nông nghiệp đã qua đào tạo còn chiếm tỉ lệ khá thấp
nhưng họ được hướng dẫn kỹ thuật qua các lớp khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ thực
vật,… nên việc tiếp cận kỹ thuật mới khá thuận lợi. Song, để hình thành nền nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao vẫn còn nhiều bất cập về chất lượng lao động.
Báo cáo tổng hợp

Trang 13


Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

3. Công tác giảm nghèo - giải quyết việc làm.
Theo thống kê tỉ lệ hộ nghèo đến 31/12/2012 là 943 hộ, chiếm 7,22% (trong đó
348 hộ nghèo theo chuẩn quốc gia), giải quyết việc làm cho 2.258 lao động, đạt 100%
kế hoạch. Công tác giảm nghèo bền vững được hệ thống chính trị từ ấp, xã đến huyện
đều tập trung giải quyết khá căn cơ. Đây là chỉ tiêu đạt khi so sánh với tiêu chí của Bộ
Xây dựng trong báo cáo đề xuất thành lập thị xã Phú Mỹ.
4. Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp.
4.1. Hiện trạng các công trình thủy lợi.
Bảng 5: Hiện trạng các công trình thủy lợi huyện Tân Thành đến năm 2012
Số
T
T
I
1

2
3
4
5
II
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Tên công trình
HỒ CHỨA
Hồ Châu Pha
Hồ Suối Đá

Hồ Hải Sơn
Hồ Nhà Bè
Hồ Đá Đen
ĐẬP
Đập Tân Lễ A
Đập Tân Lễ B
Đập Tân Trung
Đập sông Giao Kèo
Đập Tập đoàn 4
Đập Rạch Chanh 1
Đập Rạch Chanh 2
Đập Ông Tĩnh
Đập 6 cửa
Đập Tây Phương
Đập Tân Sơn
Đập Tân Long
Đập Anh Đào
Đập Suối Đôi
Đập Tầm Phục 1
Đập Suối Lội
Đập Suối Sao
Đập Tầm Phục 2
Đập Mù U
Đập Suối Nhum
Tổng số

Địa điểm
(xã)

Flv

(km2)

Châu Pha

Phước Hòa
Sông Xoài

Châu Pha


Tóc Tiên
Sông Xoài
Tân Hòa

Tân Hải


Châu Pha

Mỹ Xuân
Tóc Tiên







35
7

5
149
55
58
7
30
7
2/9
5
2/8,5
2

6

12

Diện tích tưới (ha)
Thiết kế

Thực tế

2.773
530
150
70
120
1.903
868
100
80

80
60
58
50
50
50
50
50
40
35
30
30
25
20
20
20
20

420
80
150
70
120

3.641

868
100
80
80

60
58
50
50
50
50
50
40
35
30
30
25
20
20
20
20
1.288

Cấp nước
sinh hoạt
(m3/ngày)
103.200
800

102.400
10.000

Ghi chú

chưa làm kênh


Ngăn mặn

10.000
113.200

Nguồn: Chi Cục Quản lý Thủy nông.
Ghi chú: Hồ Đá Đen xây dựng tại xã Sông Xoài và huyện Châu Đức; diện tích lưu
vực 149 km2, diện tích tưới theo thiết kế 1.903 ha (trong đó huyện Tân Thành 444 ha,
nhưng chưa có kênh dẫn nước tưới).

Báo cáo tổng hợp

Trang 14


Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

- Trên địa bàn huyện đã xây dựng 05 hồ chứa, tổng công suất thiết kế tưới cho 2.773
ha (trong đó hồ Đá Đen có công suất thiết kế tưới lớn nhất: 1.903 ha, trong đó huyện Tân
Thành 444 ha nhưng chưa đầu tư xây dựng kênh dẫn nước). Tổng công suất thực tế tưới
cho 420 ha (đạt 48,28% CSTK và cấp nước sinh hoạt 103.200 m3/ngày đêm.
- Đến năm 2012 trên địa bàn huyện đã đầu tư xây dựng 20 đập, theo công suất
thiết kế tưới cho 868 ha.
Như vậy, tổng công suất thực tế tưới của 24 công trình thủy lợi (chưa kể hồ Đá
Đen) trên địa bàn huyện Tân Thành là 1.288 ha, chiếm 9,67% so với tổng diện tích đất
sản xuất nông nghiệp.
- Đầu tư kiên cố hóa kênh mương (phụ biểu 9): Tổng chiều dài kênh tưới 23,834
km, trong đó đã kiên cố hóa 20,184 km, đạt 84,67%. Hệ thống kênh kiên cố hóa tưới cho
lúa dài 17,612 km, tưới cho rau màu - cây công nghiệp là 2,572 km. Kết quả là giảm tỉ lệ

thất thoát nước, góp phần đảm bảo chất lượng nước và tăng tốc độ dòng chảy của nước
qua kênh từ đó hỗ trợ tích cực cho trồng trọt.
Vấn đề tồn tại là vùng hưởng lợi từ hồ Đá Đen tưới cho 444 ha cần sớm bố trí
vốn đầu tư xây dựng kênh mương để sử dụng đất và áp dụng kỹ thuật đạt hiệu quả
cao hơn, trong đó ưu tiên trồng rau an toàn là cây trồng chủ lực của trồng trọt huyện
Tân Thành.
4.2. Hiện trạng giao thông.
Đầu tư xây dựng đường giao thông ở huyện Tân Thành luôn được coi trọng bởi
giao thông là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội, đến năm 2012 trên địa bàn
huyện đã xây dựng các tuyến đường chính như sau:
Bảng 6: Một số thông tin về đường giao thông H. Tân Thành năm 2012.
Số
T
T

Tên tuyến đường

Năm
đưa vào
sử dụng

Chiều
dài
(km)

Kích thước (m)
Nền
đường

Mặt

đường

Kết cấu mặt
đường

1

Quốc lộ 51

2012

22

2

Đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao

1999

17

9

7



3

Đường Phú Mỹ - Tóc Tiên


1996

7,5

9

7



4

Đường Tóc Tiên - Hồng Bái

1996

10

9

7



5

Đường Châu Pha - Tóc Tiên - Hắc Dịch

2006


7,8

9

7



6

Đường Châu Pha - Bàu Phương - Hắc Dịch

2006

8,2

9

6

Rải nhựa

7

Đường Sông Xoài - Cù Bị

2006

5,8


9

7



8

Đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải

9

Đường thị trấn Phú Mỹ

10

Đường giao thông nông thôn

19,65

Bê tông nhựa

Bê tông nhựa

70
243,5

Nguồn: Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Thành giai
đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020.

- Các tuyến đường giao thông đã xây dựng đã đáp ứng khá tốt cho việc lưu
thông của các phương tiện vận tải, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội
địa phương.
Báo cáo tổng hợp

Trang 15


Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

- Đến năm 2012, đường ô tô đã đến 100% trung tâm xã, ấp của huyện. Song,
đường giao thông còn một số hạn chế như sau:
+ 3 xã xây dựng NTM (Sông Xoài, Châu Pha, Tóc Tiên) so sánh với tiêu chí số 2 giao thông vẫn chưa đạt.
+ Thiếu đường đồng ruộng, nhất là các cánh đồng trồng lúa - rau ở Châu Pha
4.3. Hiện trạng điện phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
Điện lưới trên địa bàn huyện Tân Thành khá hoàn chỉnh (1.200 km đường trung
thế và hạ thế, tổng công suất của 631 máy biến áp là 146.568 KVA. Điện lưới quốc gia đã
kéo về 100% số xã (TT), tỉ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 99,4%. Đây là mức cao nhất so với
cả nước.
Song, điện phục vụ công nghiệp, sinh hoạt là chính, điện phục vụ sản xuất nông
nghiệp còn hạn chế chủ yếu là cho các trang trại chăn nuôi, hệ thống điện 3 pha ở các
vùng trồng rau tập trung còn thiếu và máy nông nghiệp vận hành bằng động cơ điện còn
ít được trang bị.
4.4. Cơ giới hóa nông nghiệp.
Theo báo cáo của Chi Cục Thống kê huyện Tân Thành, trên địa bàn huyện có 24
máy kéo lớn (tổng công suất 3.479 CV), 104 máy kéo nhỏ (tổng công suất 895 CV), máy
bơm nước 5.611 cái (tổng công suất 52.262 CV), 19 máy tuốt lúa,…
Trang bị cơ giới hóa đảm nhận 98% khâu làm đất, chủ yếu phục vụ sản xuất lúa,
khoai mì, bắp,… Cơ giới hóa góp phần giảm nhẹ sức lao động, đảm bảo gieo trồng kịp
thời vụ, giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

5. Đánh giá tác động của công nghiệp - dịch vụ đối với nông nghiệp.
5.1. Tác động của công nghiệp.
- Các sản phẩm là đầu vào của sản xuất nông nghiệp gồm có: Phân U rê 807.013
tấn/năm, phân NPK (của HydroAgi) 20.586 tấn/năm, phân hỗn hợp NPK (Baconco)
183.456 tấn/năm,… hoàn toàn đáp ứng đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, kịp thời vụ
cho trồng trọt huyện Tân Thành.
- Các cơ sở công nghiệp tiêu thụ nông sản hàng hóa có 22 cơ sở xay xát gạo CSTK
63,5 tấn/giờ đảm bảo xay xát 100% sản lượng lúa sản xuất tại huyện Tân Thành, chế biến
điều CSTK 5.500 tấn hạt/năm.
Nói chung, công nghiệp trên địa bàn huyện Tân Thành ít tác động đến nông
nghiệp cả “đầu vào và đầu ra” của quá trình sản xuất - tiêu thụ nông thủy sản.
5.2. Tác động của dịch vụ - thương mại.
- Tác động khu vực dịch vụ - thương mại:
+ Theo báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
Tân Thành đã ghi nhận đến năm 2012 có 423 doanh nghiệp và 9.113 cơ sở hoạt động
trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ: tổng doanh thu ước thực hiện năm 2012 là 6.530 tỉ
đồng, trong đó thương mại 4.107 tỉ đồng.

Báo cáo tổng hợp

Trang 16


Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

+ Trên địa bàn huyện đã xây dựng 15 chợ loại III phân bố tại 10 xã - thị trấn, hệ
thống chợ cơ bản đáp ứng nhu cầu buôn bán và phục vụ hàng hóa tiêu dùng tại địa
phương, trong đó có các loại nông thủy sản.
- Dịch vụ phục vụ nông nghiệp:
+ Cửa hàng thuốc thú y: 13 hộ đăng ký kinh doanh phân bố ở 5 xã Châu Pha, Hắc

Dịch, Phước Hòa, Mỹ Xuân, Tóc Tiên.
+ Cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi: 25 cơ sở phân bổ ở 7 xã, trong đó tập trung
nhất là xã Châu Pha 10 cơ sở, Hắc Dịch 5 cơ sở.
+ Đại lý thuốc BVTV: 22 đại lý phân bố ở 7 xã Châu Pha, Hắc Dịch, Tân Hải, Tân
Hòa, Mỹ Xuân, Tân Phước, Sông Xoài.
+ Hộ kinh doanh giống cây trồng (hạt rau, lúa, bắp, giống cây ăn quả): 14 hộ phân
bố ở 5 xã Châu Pha, Tóc Tiên, Tân Hải, Tân Phước, Phước Hòa.
Nhìn chung, chủ trương thương mại hóa các hoạt động dịch vụ nông nghiệp đã
đáp ứng khá tốt yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương. Song, thanh tra
- kiểm tra của ngành chức năng kết hợp với Phòng Nông nghiệp - PTNT vẫn phát hiện
một số cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm và đã xử lý, riêng chất lượng cây giống lâu năm
(cây giống ca cao, cây giống các loại quả) không thể truy nguyên nguồn gốc cây đầu
dòng được ngành chức năng cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn.
6. Đánh giá thực trạng loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh nông nghiệp.
6.1. Kinh tế hộ (phụ biểu 10).
Thống kê ngày 01/7/2012 huyện Tân Thành có 9.187 hộ nông lâm ngư nghiệp,
chiếm 27,43% so với tổng số hộ. Trong đó, 7.982 hộ nông nghiệp, 1.175 hộ thủy sản, 30
hộ lâm nghiệp. Số hộ nông nghiệp tập trung ở các xã Hắc Dịch (2.464 hộ), Châu Pha
(1.878 hộ), Sông Xoài (1.110 hộ) và ít nhất là TT. Phú Mỹ 17 hộ. Hộ thủy sản phân bố
chủ yếu ở 2 xã Tân Hòa (691 hộ), Tân Hải (286 hộ). Thống kê theo nguồn thu nhập chính
từ nông lâm ngư nghiệp là 6.148 hộ.
Từ năm 1986 đến 2000 kinh tế hộ đã phát huy tốt vai trò trong phát triển sản xuất
nông nghiệp. Nhưng kể từ sau năm 2000, với chủ trương phát triển nông nghiệp theo
hướng hàng hóa lớn thì kinh tế hộ lại được coi là thách thức lớn bởi muốn có khối lượng
hàng hóa đủ lớn đạt chất lượng và có thể truy nguyên nguồn gốc thì kinh tế hộ khó có thể
đáp ứng.
Đối với huyện Tân Thành, kinh tế hộ đã và đang chiếm tỉ trọng lớn, nhất là trồng trọt,
thủy sản. Do vậy, cần nghiên cứu biện pháp hỗ trợ, khuyến khích, tuyên truyền vận động để
kinh tế hộ tham gia các loại hình kinh tế hợp tác hoặc kinh tế trang trại.
6.2. Kinh tế trang trại (phụ biểu 11, 12, 13, 15, 16, 17, 18).

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT, tính đến 31/12/2012 trên địa bàn
huyện có 119 trang trại chăn nuôi, trong đó: 43 trang trại chăn nuôi heo, 38 trang trại
chăn nuôi gia cầm, 17 trang trại nuôi bò sữa, 5 trang trại nuôi cút và 16 trang trại nuôi
chim yến (thống kê theo Thông tư liên tịch giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng Cục
Thống kê Việt Nam, chưa thống kê theo thông tư số 27/TT-BNNPTNT), số lượng vật
nuôi ở trang trại bò sữa chiếm 100%, cút 100%, chim yến 100%, 70% tổng đàn gia cầm
và 25% so với tổng đàn heo.
Báo cáo tổng hợp

Trang 17


Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

- Số lượng trang trại trồng trọt 24 với diện tích đất sản xuất nông nghiệp 146,4 ha,
tổng đầu tư 24,5 tỉ đồng, sử dụng 130 lao động, doanh thu bình quân năm 2012 là 32,0 tỉ
đồng. Loại cây trồng trang trại chọn phát triển là cây lâu năm (hồ tiêu, cà phê, bưởi da
xanh, thanh long,…).
Trong phát triển chăn nuôi, loại hình tổ chức kinh tế trang trại có vai trò quan
trọng vì đa số chủ trang trại có hiểu biết và kiến thức kỹ thuật về chăn nuôi, các cơ quan
quản lý nhà nước có thể giám sát. Đây là loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh trong
nông nghiệp được khuyến khích phát triển. Song, quá trình đô thị hóa đã ảnh hưởng đến
kinh tế trang trại với lí do nằm ngoài vùng quy hoạch cho phép phát triển chăn nuôi, bởi
trang trại thành lập trước khi quy hoạch theo thống kê có đến 16 trang trại chăn nuôi
heo nằm ngoài vùng quy hoạch. Vì vậy, khi xem xét xử lý cần hết sức linh hoạt nhằm
đảm bảo cho trang trại sản xuất - kinh doanh trong giới hạn thời gian nhất định.
6.3. Kinh tế hợp tác.
Đến ngày 31/12/2012, trên địa bàn huyện Tân Thành có các loại hình kinh tế hợp
tác như sau:
- 9 tổ sản xuất rau an toàn (xã Tân Hải 2 tổ, xã Châu Pha 7 tổ, có 6/9 tổ sản xuất

rau an toàn được cấp giấy chứng nhận RAT với 177 hộ/36,45 ha đất trồng rau an toàn)
- 01 tổ hợp tác bò sữa (xã Châu Pha).
- 03 hợp tác xã:
+ Hợp tác xã rau an toàn Phước Hải, xã Tân Hải với tổng số 24 xã viên đại hội
ngày 28/6/2012.
+ Hợp tác xã Bưởi da xanh Sông Xoài (Đại hội ngày 28/3/2013): Có 53 xã viên,
diện tích 39 ha.
+ Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Thành An xã Châu Pha (Đại hội ngày
10/5/2013): Có 35 xã viên, diện tích 8 ha.
Loại hình kinh tế hợp tác (tổ hợp tác, hợp tác xã) là xu thế tất yếu phải tiến tới
trong sản xuất - kinh doanh nông nghiệp. Với 10 tổ hợp tác và 3 hợp tác xã đang sản
xuất - kinh doanh có hiệu quả là sự nỗ lực đáng ghi nhận của hệ thống chính trị và
ngành nông nghiệp huyện Tân Thành. Đối tượng sản xuất - kinh doanh là rau an toàn,
bưởi da xanh là 2 nông sản chủ lực, khuyến khích ưu tiên phát triển của ngành trồng
trọt của huyện. Vấn đề lớn là số lượng tổ viên, xã viên và quy mô của các tổ, HTX
còn khiêm tốn, vì vậy rất cần được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ từ phía các cơ quan
quản lý nhà nước để củng cố phát triển mở rộng loại hình tổ chức kinh tế hợp tác trên
đị a bàn huyện Tân Thành.
7. Thực trạng các xã nông thôn mới (phụ biểu 42).
Ban chỉ đạo NTM tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chọn 3 xã Sông Xoài, Châu Pha, Tóc
Tiên để xây dựng NTM. Kết quả đến tháng 10/2013 thực trạng xây dựng nông thôn mới
của 3 xã so với với bộ tiêu chí quốc gia theo quyết định 491/QĐ-TTg và quyết định số
342/QĐ-TTg đạt được như sau:
- Xã Châu Pha đạt 19/19 tiêu chí.
- Xã Sông Xoài đạt 14/19 tiêu chí (còn 5 tiêu chí chưa đạt là: TC2, TC3, TC6, TC9
và TC17)
Báo cáo tổng hợp

Trang 18



Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

- Xã Tóc Tiên đạt 12/19 tiêu chí (còn 7 tiêu chí chưa đạt là: TC2, TC4, TC5, TC6,
TC10, TC15 và TC 17).





PHẦN THỨ HAI
Đánh giá thực trạng và các dự báo có liên quan đến
nông nghiệp huyện Tân Thành
I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP.
1. Diễn biến sử dụng đất nông nghiệp.
Kết quả kiểm kê, thống kê hiện trạng sử dụng đất huyện Tân Thành ngày
01/01/2000, 2005 và 2013 được tổng hợp trình bày ở bảng 7 và phụ biểu 19
Bảng 7: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Tân Thành qua các năm.
ĐVT: ha
Số
TT
I
1
1.1
1.2
1.3
2
II
1
2

III
IV
V

Hạng mục
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất có dùng chăn nuôi
Đất cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất có rừng sản xuất
Đất có rừng phòng hộ
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2013

23.925,43
16.047,84
4.648,34
2.437,94


23.403,86
15.357,65
3.763,97
1.540,33
166,24
2.057,40
11.593,68
6.727,72
40,12
6.687,60
1.048,33
269,66
0,50

19.239,95
13.323,69
2.908,01
848,29
28,81
2.030,91
10.415,68
4.852,75
40,12
4.812,63
436,32
125,85
501,34

2.210,40
11.399,50

5.630,29
521,29
5.109,00
1.929,59
317,71

So sánh tăng (+) giảm (-)
2013/2000
2013/2005
-4.685,48
-4.163,91
-2.724,15
-2.033,96
-1.740,33
-855,96
-1.589,65
-692,04
-137,43
-179,49
-26,49
-983,82
-1.178,00
-777,54
-1.874,97
-481,17
0,00
-296,37
-1.874,97
-1.493,27
-612,01

-191,86
-143,81
501,34
500,84

Nguồn: Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Qua 13 năm (2000 - 2013), đất nông nghiệp huyện Tân Thành đã có nhiều biến
động theo mục đích sử dụng như sau:
- Đất nông nghiệp và cơ cấu đất nông nghiệp giảm đáng kể khi so sánh năm 2013
với năm 2000 và 2005. Trong đó:
+ Đất nông nghiệp năm 2013 giảm còn 19.239,95 ha (giảm tuyệt đối so với năm
2000 là 4.685,48 ha và so với năm 2005 giảm 4.163,91 ha chuyển sang đất phi nông
nghiệp (chủ yếu là sử dụng vào mục đích xây dựng khu - cụm công nghiệp tập trung, xây
dựng cảng và hệ thống giao thông, khu dân cư đô thị,…).
+ Đất sản xuất nông nghiệp năm 2013: 13.323,69 ha, giảm 2.723,79 ha so với năm
2000 và giảm 2.033,96 ha so với năm 2005, riêng đất lúa giảm 1.587,65 ha so với năm
2000 và đất trồng cây lâu năm giảm 1.178,0 ha so với năm 2005.
Báo cáo tổng hợp

Trang 19


Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

+ Đất lâm nghiệp năm 2013 so với năm 2005 giảm 1.874,97 ha, trong đó 100% là
diện tích rừng phòng hộ ven sông Thị Vải.
+ Đất nuôi thủy sản năm 2013 so với năm 2000 giảm 1.493,57 ha chỉ còn 436,32
ha (2013).
Xu thế giảm đất nông nghiệp là tất yếu khách quan để xây dựng đô thị Phú Mỹ
theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt là bố trí lại không gian lãnh thổ nhằm

khai thác tiềm năng, tận dụng lợi thế, xây dựng huyện Tân Thành trở thành địa phương
trọng điểm về công nghiệp và dịch vụ cảng của Việt Nam.
2. Phân tích tài chính - kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
huyện Tân Thành năm 2012.
Kết quả điều tra nông hộ về tài chính kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp được xử lý tổng hợp trình bày ở bảng 8 trang sau và có nhận xét:
- Trồng chuyên canh 1 vụ, 2 vụ, 3 vụ lúa/năm có hiệu quả kinh tế thấp, trong đó
bình quân 1 năm trên 1 ha trồng 3 vụ lúa lãi trước thuế 11,47 triệu đồng, 2 vụ lúa 9,45
triệu đồng và 1 vụ lúa chỉ lãi 3,91 triệu đồng. Thu nhập của nông dân trồng lúa bình quân
1 vụ tương ứng với 3 vụ là 15,46 triệu đồng/ha, 2 vụ 13,21 triệu đồng/ha và 1 vụ chỉ là
6,51 triệu đồng/ha. Tỉ lệ lãi/chi phí ở mức thấp 25,37%, lý do đất ở huyện Tân Thành ít
thích nghi với trồng lúa và trồng lúa nhờ nước mưa nên hiệu quả của các biện pháp kỹ
thuật kém, năng suất thấp. Do vậy, nếu xét về hiệu quả kinh tế thì không nên tiếp tục
trồng lúa ở huyện Tân Thành.
- Luân canh lúa với cây trồng cạn (bắp, rau, dưa hấu). Hiệu quả kinh tế cao hơn so
với trồng chuyên canh lúa, nhưng chi phí sản xuất cao hơn (chi phí bình quân 46,23 95,59 triệu đồng/ha/năm) lợi nhuận thu được gấp 3,0 - 4,0 lần so với trồng chuyên canh
lúa, nhất là luân canh lúa với rau có tỉ lệ lãi/chi phí đạt 43,35%.
- Trồng chuyên canh rau màu có 11 loại hình sử dụng đất, trong đó trồng chuyên
canh rau 3 - 4 vụ/năm có tổng giá trị sản lượng 241,11 - 413,28 triệu đồng/ha/năm, chi
phí 148,52 - 285,8 triệu đồng/ha/năm và thu nhập 142,5 - 245,37 triệu đồng/năm. Rau là
cây trồng thế mạnh và là sản phẩm hàng hóa chủ lực của huyện Tân Thành; nên đã và
đang được ưu tiên đầu tư.
- Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, điều): Cây điều có hiệu
quả kinh tế thấp nhất, một năm chỉ cho thu nhập 12,75 triệu đồng, so với hồ tiêu chỉ bằng
11,65% và bằng 1/3 so với cao su,… Song, các cây hồ tiêu, cà phê chỉ trồng có hiệu quả
trên đất bazan có tưới thuộc 2 xã Hắc Dịch, Sông Xoài nên quy mô trồng cây công
nghiệp có tưới có giới hạn. Riêng cao su được trồng từ sau năm 2005 nên cần xem xét kĩ
lại bởi khi trở thành thị xã Phú Mỹ diện tích đất trồng cao su ở 5 phường nội thị sẽ
chuyển đổi thành đất chuyên dùng.
- Cây ăn quả (nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu, bưởi da xanh, xoài): Vườn cây ăn

quả hỗn hợp có mức lãi và thu nhập thấp hơn trồng chuyên canh nhãn xuồng, mãng cầu,
bưởi da xanh. Giá trị sản lượng của 3 cây chuyên canh đạt trên 90,0 - 96,0 triệu
đồng/ha/năm, thu nhập 48,9 - 51,68 triệu đồng/ha/năm. Do vậy, khi lập quy hoạch trồng
trọt chọn tập trung phát triển 3 cây ăn quả chủ lực là mãng cầu, nhãn và bưởi da xanh.
- Các mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp khác (chưa phổ biến rộng):

Báo cáo tổng hợp

Trang 20


Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

• Trồng hoa phong lan cắt cành có giá trị sản lượng 4,0 tỉ đồng/ha/năm song chi phí lên đến
3,2 tỉ đồng/ha, thu nhập bình quân 1,2 tỉ đồng/ha/năm.
• Trồng hoa cũng mang lại giá trị sản lượng cao 1,2 tỉ đồng/ha/năm, thu nhập bình quân
471,6 triệu đồng/ha/năm.
• Trồng cây cảnh có giá trị sản lượng 490 triệu đồng/ha/năm, chi phí 295,0 triệu
đồng/ha/năm, lãi 195,0 triệu đồng/ha/năm.
03 Mô hình sử dụng đất kể trên phù hợp với mô hình nông nghiệp đô thị sử dụng
ít đất, thu nhập cao; nhưng đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, ứng dụng kĩ thuật, công nghệ
cao mới thành công.
Qua phân tích các mô hình sử dụng đất đã định hướng cho việc chọn các loại hình
sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho đến năm 2020 là: Trồng chuyên canh rau an toàn,
luân canh lúa - rau, trồng hồ tiêu, cà phê, bưởi da xanh ở vùng sản xuất nông nghiệp
thuộc 5 xã ven đô thị (Châu Pha, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hòa, Tóc Tiên) và mô hình
vườn hỗn hợp sinh thái, hoa cây cảnh, cây xanh đô thị cho 5 phường nội thị (Phú Mỹ,
Hắc Dịch, Sông Xoài, Phước Hòa, Tân Phước).

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN 2012.

1. Vị trí vài trò của ngành nông nghiệp huyện Tân Thành.
- Ngành nông nghiệp trong tổng thể kinh tế - xã hội huyện Tân Thành:
+ Tổng lượng nước khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp chiếm 90%.
+ Lao động làm việc trong nông lâm nghiệp và thủy sản là 23.247 người, chiếm
25,37%.
+ Số hộ nông lâm nghiệp và thủy sản 9.187 hộ, chiếm 27,43%.
+ Nguồn thu nhập chính của nông hộ từ nông lâm nghiệp thủy sản 6.089 hộ,
chiếm 23,12%.
+ Tổng sản phẩm (GDP) ngành nông nghiệp chiếm 1,4% so với tổng GDP trên địa
bàn huyện.
Các chỉ tiêu trên cho thấy xét góc độ sử dụng các nguồn tài nguyên đất - nước,
lao động và mang lại thu nhập chính cho kinh tế hộ thì nông nghiệp huyện Tân Thành
giữ vai trò quan trọng. Với mức độ đóng góp 1,4% so với tổng giá trị GDP của huyện là
không đáng kể, song nông nghiệp - nông thôn huyện Tân Thành vẫn giữ vai trò không
thể thiếu trong cung cấp thực phẩm tươi sống cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân địa
phương, đảm bảo cân bằng sinh thái (rừng + cây lâu năm). Đặc biệt, sản xuất nông
nghiệp góp phần ổn định trật tự xã hội và giữ gìn an ninh quốc phòng tại địa phương.
- Nông nghiệp huyện Tân Thành trong nông nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bảng 9: Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành năm 2011
trong nông nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Chỉ tiêu
1. Giá trị sản xuất nông nghiệp
2. Tổng sản lượng rau thực phẩm
3. Tổng sản lượng cà phê
Báo cáo tổng hợp

ĐVT
Tỉ đồng
Tấn



Số lượng
447,85
62.609,00
2.481,00

Tỉ lệ %
so với tỉnh
20,00
46,67
21,42

Ghi chú
Xếp thứ 3
Xếp thứ 1
Xếp thứ 2
Trang 21


Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

4. Tổng sản lượng hồ tiêu
5. Tổng sản lượng hạt điều
6. Số lượng đàn heo
7. Số lượng đàn gà



Con



888,00
1.723,00
42.329,00
996.453,00

8,16
11,05
13,96
31,22

Xếp thứ 3
Xếp thứ 3
Xếp thứ 3
Xếp thứ 2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Qua bảng 9 cho thấy: Nông nghiệp huyện Tân Thành có đóng góp đáng kể đối với
ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về giá trị sản xuất nông nghiệp và sản lượng
rau, chăn nuôi gà và trồng cà phê, hồ tiêu,… Do vậy, rất cần được sự quan tâm chỉ đạo
phát triển sản xuất cũng như đầu tư của Sở Nông nghiệp - PTNT đối với cây trồng - vật
nuôi và hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
2. Đánh giá diễn biến giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
huyện Tân Thành.
Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Chi Cục Thống kê và
phòng Nông nghiệp - PTNT về giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản của huyện
Tân Thành từ năm 2005 đến 2012 được xử lý tổng hợp trình bày ở bảng 10.
Bảng 10: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Tốc độ tăng bình quân
%/năm


Diễn biến qua các năm
Số
TT

Hạng mục
20062010

20112012

20062012

2005

2010

2011

2012

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT

402,26

435,20

472,99

435,27


1,59

0,01

1,13

Nông nghiệp

363,47

406,37

438,60

399,30

2,26

-0,87

1,35

Trồng trọt

252,79

250,06

246,69


206,42

-0,22

-9,14

-2,85

Chăn nuôi

108,87

153,89

189,08

190,10

7,17

11,14

8,29

Dịch vụ nông nghiệp

1,81

2,42


2,83

2,78

5,98

7,18

6,32

1.2

Lâm nghiệp

9,25

2,01

1,97

1,93

-26,31

-2,01

-20,06

1.3


Ngư nghiệp

29,54

26,82

32,42

34,04

-1,91

12,66

2,05

Trong đó: Nuôi trồng thủy sản

16,44

15,26

15,26

20,05

-1,48

14,63


2,88

I
1.1

II

THEO GIÁ HIỆN HÀNH

628,71

1.517,54

1.989,14

1.601,67

2.1

Nông nghiệp

569,09

1.452,82

1.917,35

1.521,40

Trồng trọt


395,80

845,10

1.037,66

874,48

Chăn nuôi

170,46

598,99

867,21

637,09

2,83

8,73

12,48

9,83

Dịch vụ nông nghiệp
2.2


Lâm nghiệp

13,36

6,58

6,02

5,52

2.3

Ngư nghiệp

46,26

58,14

65,77

74,75

Trong đó: Nuôi trồng thủy sản

33,24

42,37

42,37


55,65

100,00

100,00

100,00

100,00

III

CƠ CẤU GTSX (%)

3.1

Nông nghiệp

90,52

95,74

96,39

94,99

Trồng trọt

62,95


55,69

52,17

54,60

Chăn nuôi

27,11

39,47

43,60

39,78

0,45

0,58

0,63

0,61

Dịch vụ nông nghiệp

Báo cáo tổng hợp

Trang 22



Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành
Tốc độ tăng bình quân
%/năm

Diễn biến qua các năm
Số
TT

Hạng mục
2005

2010

2011

2012

3.2

Lâm nghiệp

2,12

0,43

0,30

0,34


3.3

Ngư nghiệp

7,36

3,83

3,31

4,67

Trong đó: Nuôi trồng thủy sản

5,29

2,79

2,13

3,47

20062010

20112012

20062012

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Chi cục Thống kê H. Tân Thành
Nhận xét:

- Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (nông lâm nghiệp - thủy sản) từ năm
2005 đến 2012 (theo giá cố định 1994) có xu hướng tăng nhưng kém ổn định qua các
năm, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2012 là 1,13%/năm, trong đó sản xuất nông
nghiệp tăng 1,35%/năm, lâm nghiệp giảm 20,6%/năm, ngư nghiệp tăng 2,05%/năm. Tuy
tốc độ tăng toàn ngành 1,13%/năm, đây là kết quả đáng ghi nhận bởi đất nông nghiệp
năm 2012 so với năm 2005 giảm 4.163,91 ha.
- Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt liên tục giảm qua 5 năm (2006 - 2010),
giảm 0,22%/năm và 2 năm (2011, 2012) giảm 9,14%/năm nhưng chăn nuôi lại tăng liên
tục và bình quân 7 năm (2006 - 2012) đạt 8,29%/năm trong điều kiện dịch cúm gia cầm
H5N1, dịch heo tai xanh, giá thức ăn tăng cao và thị trường tiêu thụ luôn biến động bất
lợi đối với người nuôi.
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (giá hiện hành) năm 2012 đạt 1.521,4 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất trồng trọt – chăn nuôi và nuôi thủy sản bình quân trên 1 ha đất sản xuất
nông nghiệp và đất nuôi thủy sản năm 2012 ở Tân Thành đạt 113,9 triệu đồng/ha (trong
đó, trồng trọt 63,53 triệu đồng/ha, chăn nuôi 46,3 triệu đồng/ha và nuôi thủy sản 4,04
triệu đồng/ha).
- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chuyển dịch khá
mạnh, năm 2000 tỉ trọng 3 chuyên ngành là 90,52% - 2,12% - 7,36% thì đến 2012 là
94,99% - 0,34% - 4,67%. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò lớn nhất trong tổng thể
ngành nông nghiệp huyện Tân Thành.
- Cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ nông nghiệp chuyển dịch rất
mạnh, giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2005: 29,95% đến 2012 đã chiếm 41,88% (riêng năm
2011 chăn nuôi chiếm 45,23%) so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Qua số liệu bảng 10 cho thấy một số hạn chế:
+ Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá cố định 1994) giảm rất mạnh (giá trị sản xuất
lâm nghiệp năm 2005: 9,25 tỉ đồng, đến năm 2012 giảm còn 1,93 tỉ đồng (giảm tuyệt đối
7,32 tỉ đồng).
+ Giá trị sản xuất trồng trọt (giá cố định 1994) năm 2012 chỉ đạt 206,42 tỉ đồng,
giảm 46,37 tỉ đồng so với năm 2005.
+ Giá trị sản xuất thủy sản (giá cố định 1994) năm 2012: 26,82 tỉ đồng, so với năm

2005 giảm 2,72 tỉ đồng.
Diễn biến giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp, từng phân ngành (nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) và từng lĩnh vực (trồng trọt, chăn nuôi) qua 7 năm
(2005 - 2012) luôn kém ổn định do tác động của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất
phi nông nghiệp và tình trạng đầu cơ đất chờ chuyển mục đích sử dụng cộng với tỉ
Báo cáo tổng hợp

Trang 23


Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

trọng vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp quá ít trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên
địa bàn huyện Tân Thành. Hơn nữa, mô hình nông nghiệp như thế nào ở một huyện có
đến 10 khu công nghiệp, 2 cụm công nghiệp, chuỗi cảng trên sông Thị Vải và các khu
dân cư còn ít được các cơ quan địa phương quan tâm tới.
3. Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp Tân Thành 2005 đến 2012.
3.1. Thực trạng ngành trồng trọt (bảng 10 a trang sau và phụ biểu 22, 23).
- Đến năm 2013, ngành trồng trọt có giá trị sản xuất chiếm tỉ trọng lớn nhất trong
sản xuất nông nghiệp (chiếm 57,48%) cũng là ngành sử dụng nhiều đất (13.323,69 ha,
chiếm 69,2% đất sản xuất nông nghiệp) và tạo ra nhiều việc làm nhất cho lao động khu
vực nông thôn. Song, trước bối cảnh đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, tình trạng các
cá nhân - tổ chức được giao quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp luôn đặt trong thế
bị động bởi quy hoạch xây dựng 10 cụm công nghiệp (đến 2013 chỉ mới triển khai được
2 cụm), các dự án xây dựng khu dân cư đô thị và cơn sốt đầu cơ đất chờ chuyển mục
đích từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất ngành
trồng trọt (trồng quảng canh giữ đất, thậm chí đất sản xuất nông nghiệp bị bỏ vụ hoặc
để hoang hóa,…).
- Diễn biến diện tích các cây trồng từ năm 2005 đến 2012: So sánh diện tích trồng
cây hàng năm 2012 với 2005 xác nhận ngoại trừ rau thực phẩm còn lại tất cả các cây (lúa,

bắp, đậu, khoai mì, đậu nành, mía, khoai lang,…) đều giảm diện tích. Trong đó, lúa giảm
440,11 ha, khoai mì giảm 231,0 ha, đậu giảm 195,0 ha,… Chỉ có rau thực phẩm tăng
527,13 ha,… Đặc biệt, diện tích gieo trồng từng loại cây trồng 5 năm (2006 - 2010) và 2
năm (2011 - 2012) tăng giảm không ổn định, một số cây không còn trồng trên địa bàn
huyện Tân Thành như: bông vải, đậu nành.
- Diễn biến diện tích cây lâu năm:
+ Cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, ca cao, dừa). Diện tích
trồng cà phê liên tục giảm từ 1.354 ha (2005) còn 1.076 ha (2012), giảm tuyệt đối 278,0
ha. Diện tích điều, hồ tiêu, ca cao tăng giảm rất không ổn định. Diện tích điều năm 2006
tăng lên 3.034 ha (tăng 666 ha so với năm 2005) nhưng sau đó giảm xuống 2.168 ha
(2010) rồi lại tăng lên 2.611 ha (2012). Cây hồ tiêu năm 2006 đạt 664 ha, cao nhất trong
7 năm (2005 - 2012) nhưng sau đó giảm xuống 399 ha (2011) rồi lại tăng lên 417 ha
(2012). Riêng cây cao su tăng liên tục từ 25 ha (2005) lên 342 ha (2012) nhưng trồng cao
su phân tán ở 5 xã (Mỹ Xuân, Phước Hòa, Tóc Tiên, Hắc Dịch, Sông Xoài) nên rất khó
cho việc xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến. Trong số các cây công nghiệp lâu năm chỉ
có cà phê, hồ tiêu là có số lượng sản phẩm hàng hóa khá lớn và chiếm tỉ trọng đáng kể
trong ngành trồng trọt. Hai loại cây này phù hợp với sản xuất nông nghiệp ven đô thị của
thị xã Phú Mỹ nên cần tiếp tục duy trì đến năm 2020.
+ Diễn biến diện tích cây ăn quả: Giảm nhanh qua 7 năm (2005 - 2012), đến năm
2012 chỉ còn 1.300 ha, bằng 49,71% diện tích cây ăn quả năm 2005. Nguyên nhân
chính là một phần đất trồng cây ăn quả theo quy hoạch buộc phải chuyển sang đất phi
nông nghiệp và trước năm 2005 nông dân trồng các giống cây ăn quả chất lượng thấp
nên rất khó tiêu thụ, giá bán sản phẩm thấp và hiệu quả kinh tế không cao (cụ thể là
trồng nhãn long, xoài 3 mùa mưa, chôm chôm Java,…). Các loại cây ăn quả được chọn
ưu tiên tiếp tục mở rộng diện tích trồng là mãng cầu, nhãn xuồng cơm vàng, bưởi da
xanh, mít nghệ, mít Thái Lan,…
Báo cáo tổng hợp

Trang 24



Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành

- Diễn biến năng suất cây trồng:
+ Cây hàng năm: Các cây hàng năm đều có mức năng suất bình quân năm 2012 cao
hơn năm 2005 gồm: lúa (+1,03 tấn/ha), rau thực phẩm (+1,38 tấn/ha), bắp (+0,21 tấn/ha),
khoai lang (+4,86 tấn/ha), mía (+5,0 tấn/ha). Đây chính là xu hướng đầu tư thâm canh theo
chiều sâu, nhất là áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất. Song, mức năng suất các cây
trồng ở huyện Tân Thành thấp so với mức bình quân của vùng Đông Nam bộ và cả nước
(ngoại trừ rau đạt khá 21,06 tấn/ha) do đất sản xuất nghèo dinh dưỡng và phần lớn diện
tích cây trồng canh tác nhờ nước mưa.
+ Năng suất cây lâu năm: Chỉ có hồ tiêu đạt năng suất khá cao: 2,3 tấn/ha và khoai
mì 25,46 tấn/ha còn cao su chỉ có 1,64 tấn/ha, điều 0,87 tấn/ha đều thấp hơn so với cây
này được trồng ở vùng Đông Nam bộ.
- Sản lượng cây trồng: Diện tích trồng giảm nên sản lượng phần lớn các cây trồng
ở huyện Tân Thành đều giảm (ngoài trừ 05 cây: lúa, khoai mì, cao su, hồ tiêu, rau). Trong
đó, cà phê giảm 996,0 tấn, cỏ trồng giảm 10.916,0 tấn, trái cây giảm 2.670,0 tấn, khoai
lang giảm 137,9 tấn,… Đặc biệt, sản lượng rau thực phẩm năm 2009 đã đạt 70.620,0 tấn
nhưng đến năm 2012 giảm còn 59.809,0 tấn (giảm 10.811,0 tấn sau khi đã tăng 25.098
tấn kể từ năm 2005 đến 2009).
Tóm lại, 7 năm (2005 - 2012) ngành trồng trọt ở huyện Tân Thành luôn biến động
về diện tích và sản lượng cây trồng, năng suất bình quân chỉ ở mức trung bình thấp
(ngoại trừ hồ tiêu, khoai mì, rau). Nguyên nhân của các hạn chế ngành trồng trọt được
xác định như sau:
+ Nông hộ sản xuất tự phát còn khá phổ biến trong ngành trồng trọt.
+ Trồng trọt chịu tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa và xây dựng các khu cụm công nghiệp tập trung, trong đó có việc chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp
sang phi nông nghiệp với số lượng lớn.
+ Hệ thống chính trị, ngành nông nghiệp và nông hộ ở huyện Tân Thành còn tỏ ra
lúng túng, bị động và chưa có cơ chế chính sách mang tính đột phá trong việc phát triển
trồng trọt ở một địa phương đang diễn ra đô thị hóa - công nghiệp hóa trên diện rộng.

+ Phương thức canh tác trồng trọt truyền thống, nhất là dựa vào khai thác tài
nguyên có giới hạn là đất, nước, nhân lực tỏ ra không còn thích hợp với thực tế ở huyện
Tân Thành. Trong các mô hình nông nghiệp sinh thái đô thị, nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, tập trung phát triển cây trồng chủ lực chưa được coi trọng đúng mức, đồng thời
cũng rất thiếu các ý tưởng và nguồn lực để đổi mới ngành trồng trọt.
3.2. Thực trạng chăn nuôi huyện Tân Thành.
- Vị trí và xu hướng gia tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi
Kết quả đáng ghi nhận nhất của ngành nông nghiệp huyện Tân Thành trong thời
gian từ năm 2005 đến 2012 chính là chăn nuôi bởi giá trị sản xuất chăn nuôi liên tục tăng
ở mức khá cao (giá trị sản xuất bình quân tăng 8,29%/năm) và tỉ trọng giá trị sản xuất
chăn nuôi cũng tăng từ 29,25% (năm 2005) lên 41,88% (năm 2012).
- Diễn biến quy mô đàn vật nuôi (bảng 10 b trang sau và phụ biểu 23, 24)
+ Số lượng 4 loại vật nuôi (trâu, bò, heo, dê) năm 2012 thấp hơn so với 2005,
trong đó đàn trâu giảm 3,22%/năm do sức kéo của gia súc đã thay bằng máy làm đất vận chuyển; đàn bò giảm mạnh từ 10.472 con (2005) xuống chỉ còn 3.732 con (2012)
Báo cáo tổng hợp

Trang 25


×