Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Giải pháp tài chính chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu của công ty TNHH bánh kẹo thanh hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.26 KB, 71 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt nam đã trải qua một thời kỳ dài dưới chế độ
bao cấp (từ 1954 đến 1985), đây là chính là nhân tố kìm hãm sự phát
triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong giai đoạn này, thành phần của
nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh, các
hợp tác xã…hoạt động với nguồn vốn nhà nước. Dưới chế độ bao cấp
các doanh nghiệp này hoạt động thiếu tự chủ, dựa vào nguồn vốn của
nhà nước dẫn tới hiệu quả hoạt động không cao. Hoạt động kinh
doanh không phát triển thậm chí bị thua lỗ và trông chờ vào sự hỗ trợ
của nhà nước, hậu quả là nền kinh tế không phát triển, ngân sách
quốc gia liên tục bị thâm hụt. Trước tình hình trên, nhận biết được sự
cần thiết phải thay đổi tư duy kinh tế, thay đổi cơ chế quản lý, Đảng
và nhà nước ta chủ trương chuyển hướng sang chế độ quản lý kinh tế
theo cơ chế thị trường, xóa bỏ chế độ quan liêu bao cấp nhằm đưa
nền kinh tế từng bước đi lên.
Với chế độ quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường, các doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tự vận động, tổ chức sản
xuất kinh doanh có hiệu quả, tìm mọi biện pháp cạnh tranh để đứng
vững trên thị trường, nếu không thực hiện được, doanh nghiệp sẽ bị
đào thải. Đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của từng chủ
thể kinh tế nói riêng dẫn tới nền kinh tế nói chung cũng không ngừng
thay đổi theo hướng tích cực. Từ năm 1986 đến nay nền kinh tế nước
ta đã có những bước phát triển lớn mạnh không ngừng và có nhiều
thay đổi lớn đáng kể. Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế
(Asean, Apech…) và quan trọng nhất là sự kiện Việt Nam đàm phán
ra nhập WTO. Việc ra nhập WTO sẽ đem lại cho các doanh nghiệp
Việt Nam rất nhiều cơ hội, tuy nhiên cũng tạo ra không ít thách thức
lớn mà nếu như không vượt qua được nó sẽ là nguy cơ dẫn các doanh
nghiệp Việt Nam đến với bờ vực phá sản.




2

Công ty TNHH Bánh kẹo Thanh Hoa ra đời, tồn tại và phát
triển trong cơ chế thị trường, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt,
Công ty phải đối mặt với những thách thức riêng của ngành cũng như
những thách thức chung của nền kinh tế Việt Nam khi ra nhập WTO.
Do vậy, muốn tồn tại và phát triển, công ty Bánh kẹo Thanh Hoa
ngoài việc duy trì sản xuất và tiêu thụ như hiện tại cần phải có những
biện pháp mới đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu để có thể đạt được
mục tiêu đặt ra, duy trì và phát triển thị phần trong môi trường cạnh
tranh mới.
Sau một thời gian thực tế tại Công ty Bánh kẹo Thanh Hoa, em
nhận thấy nhiệm vụ quan trọng nhất của Công ty hiện nay là phải đưa
ra các biện pháp cụ thể hơn nữa để tăng sức cạnh tranh đối với các
sản phẩm bánh kẹo do công ty sản xuất; mở rộng tiêu thụ, đưa sản
phẩm của Công ty đến tay người tiêu dùng, củng cố vị trí của Công ty
Thanh Hoa trên thị trường và chiếm được lòng tin của người tiêu
dùng nhiều hơn nữa. Trước thực trạng của Công ty bánh kẹo Thanh
Hoa, với kiến thức của mình em quyết định chọn đề tài “ Giải pháp
tài chính chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng
doanh thu của Công ty TNHH Bánh kẹo Thanh Hoa” để làm chuyên
đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề này được xây dựng trên cơ sở
nguồn tư liệu thực tế của Công ty TNHH Bánh kẹo Thanh Hoa, sự
tổng hợp thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp. Chuyên đề bố cục
gồm hai chương:
Chương 1: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu
tiêu thụ sản phẩm tại công ty bánh kẹo Thanh Hoa.
Chương 2: Giải pháp tài chính chủ yếu nhằm đẩy mạnh công

tác tiêu thụ và tăng doanh thu tại Công ty bánh kẹo Thanh Hoa.
Qua chuyên đề này em muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc
đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh
thu của Công ty Bánh kẹo Thanh Hoa.


3

Em chân thành cảm ơn Công ty Bánh kẹo Thanh Hoa đã cung
cấp các số liệu về tình hình kinh doanh thực tế của Công ty; cảm ơn
Ban giám đốc, các thành viên trong Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em
hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Tài chính Trường Học viện Ngân hàng, đặc biệt là thầy giáo - Thạc sĩ Nguyễn
Xuân Quang đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thiện chuyên
đề của mình.
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt.
Chương 1:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ
DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY BÁNH KẸO THANH HOA
1.1.Khái quát chung về Công ty bánh kẹo Thanh Hoa.
1.1.1. Giới thiệu về Công ty.
- Tên đơn vị: Công ty TNHH Bánh kẹo Thanh Hoa.
- Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0102000263 do Sở
kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà nội cấp ngày 31/03/2000.
- Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất và kinh doanh bánh
kẹo.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH hai thành viên.
- Địa chỉ trụ sở: Thôn Kim Giang, phường Đại Kim, quận
Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.


4

Công ty Bánh kẹo Thanh Hoa tiền thân là Cơ sở Bánh kẹo
Thanh Hoa, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1993 với tổng số vốn là
30 triệu đồng và 15 lao động thường xuyên. Trong quá trình hoạt
động và phát triển từ năm 1993 đến năm 2000, nhờ có môi trường
kinh doanh thuận lợi (mức cung trên thị trường của mặt hàng công ty
sản xuất chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng) và
với sự khai thác tối đa các nguồn lực của Công ty như:
Tận dụng mặt bằng nhà ở cải tạo thành nhà xưởng.
Cải tạo máy móc thiết bị tạo ra sự đột phá Công nghệ sản xuất.
Có các định hướng mang tính chiến lược như: Đăng ký bản
quyền nhãn hiệu hàng hóa năm 1997, xây dựng thương hiệu, thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Luôn bám sát những thay đổi về chủ trương, chính sách của
Nhà nước để tránh bị động và có những thay đổi phù hợp với môi
trường mới. Cụ thể
là nghiên cứu dự thảo luật Doanh nghiệp năm 1998 cho đến Luật
Doanh nghiệp năm 2000. Kết quả là cơ sở bánh kẹo Thanh Hoa đã
trở thành Công ty TNHH Bánh kẹo Thanh Hoa khi Luật Doanh
nghiệp bắt đầu có hiệu lực.
Đến 31/03/2000, cơ sở Bánh kẹo Thanh Hoa trở thành Công ty
TNHH Bánh kẹo Thanh Hoa, mặt bằng sản xuất khá rộng với 400m2
nhà xưởng.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức:



5

Sơ đồ tổ chức quản lý Công ty Bánh kẹo Thanh Hoa thực hiện
như sau:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức.
Giám đốc

Phó Giám đốc
kinh doanh

Phó Giám đốc
Kỹ thuật
Các phòng ban

Phòng kế
toán

Phòng kế
hoạch vật


Phòng kĩ
thuật

Văn phòng

Các tổ sản xuất

Tổ nấu


Tổ gói máy

Nhà kho

Tổ gói tay

Tổ đóng túi

Văn phòng giới
thiệu sản phẩm

Nguồn: Văn phòng Công ty TNHH Bánh kẹo Thanh Hoa


6

Trong đó, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận như sau:
a. Ban Giám đốc: Bao gồm Giám đốc và hai phó Giám đốc, Ban
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên công ty về mọi
hoạt động của công ty, Ban giám đốc điều hành chung mọi hoạt động
kinh doanh của công ty.
* Giám đốc: Giám đốc có nhiệm vụ điều hành chung mọi hoạt động
của Công ty, quyết định tất cả các vấn đề của Công ty và là người
chịu mọi trách nhiệm pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty.
*Phó Giám đốc Kinh doanh: Chịu mọi trách nhiệm về việc lập kế
hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ cho Giám đốc về các
chiến lược thúc đẩy thương mại, xúc tiến bán hàng
* Phó Giám đốc Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất và

điều hành kế hoạch tác nghiệp của các phân xưởng
b. Các phòng ban:
* Phòng Kế toán:
Thực hiện các công tác kế toán tổng hợp, chi tiết.
Tham mưu cho Giám đốc các Công tác thống kê tài chính.
* Phòng Kế hoạch vật tư:
Đưa ra các kế hoạch tổng hợp ngắn hạn, dài hạn và các kế
hoạch tác nghiệp, điều độ sản xuất hàng ngày, các kế hoạch vật tư,
nguyên - nhiên liệu.
* Phòng Kỹ thuật:
Quản lý quy trình kỹ thuật, Công nghệ sản xuất.


7

Quản lý, xây dựng kế hoạch tu bổ, sửa chữa thiết bị.
Giải quyết các vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật cho Công nhân viên.
* Văn Phòng:
Thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tổ chức tuyển
dụng nhân
sự, chăm lo đời sống Công nhân viên. Phụ trách các vấn đề bảo hiểm,
an toàn
lao động, vệ sinh Công nghiệp của toàn Công ty.
c. Các phân xưởng sản xuất:
Quản lý thiết bị, công nghệ sản xuất.
Trực tiếp theo dõi nhân công sản xuất.
Thực hiện kế hoạch tác nghiệp.
Thu thập, ghi chép các số liệu ban đầu về chi phí sản xuất đầu
vào.

d. Hệ thống nhà kho, văn phòng trưng bày:
* Hệ thống nhà kho: Có chức năng cất giữ, bảo quản các loại nguyên
vật liệu, bao bì đóng gói, thành phẩm, sản phẩm.
* Phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm:Có chức năng giới thiệu các
sản phẩm mà Công ty sản xuất, đồng thời giao dịch và bán hàng cho
các khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty.
1.1.4. Cơ cấu sản xuất:
Công ty bánh kẹo Thanh Hoa có bốn tổ sản xuất gồm:


8

Tổ nấu: Sản xuất các loại phôi kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo gồm.
Tổ gói tay: Chuyên gói các sản phẩm bằng tay.
Tổ gói máy: Chuyên bao gói các sản phẩm bằng máy.
Tổ đóng túi: Hoàn thiện sản phẩm vào bao và đóng thing.
1.2. Môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
1.2.1. Môi trường xã hội.
Đây là yếu tố đầu tiên tạo nên thị trường mà Công ty cần phải
quan tâm. Hiện nay dân số thế giới tăng nhanh và Việt Nam là một
nước khu vực ở Châu á với dân số trên tám mươi triệu người, đứng
thứ hai trong khu vực Đông Nam á, đây là một thị trường hấp dẫn
cho các Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Thanh Hoa
nói riêng, đồng thời nó cũng là thị trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu
tư nước ngoài. Vì sản xuất sản phẩm là hàng lương thực sử dụng
hàng ngày (các loại bánh kẹo) nên Công ty Bánh kẹo Thanh Hoa có
được một
thuận lợi rất lớn cho việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
1.2.2. Môi trường kinh tế.
Nước ta trong giai đoạn hiện nay đang chủ trương đẩy mạnh

quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cố gắng đạt mức tăng
trưởng mạnh để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp.
Việt Nam nằm trong khu vực phát triển kinh tế sôi động nhất
hiện nay. Trong năm 2005 vừa qua, Việt Nam đạt tốc độ phát triển


9

kinh tế là 8,4%, đây là tốc độ phát triển khá cao. GDP đầu người của
Việt Nam hiện nay đạt 422,5USD/người/năm, điều đó cho thấy sức
mua và nhu cầu về các sản phẩm ngày càng biến đổi và yêu cầu về
sản phẩm của người dân ngày càng cao. Điều này đòi hỏi các Doanh
nghiệp nói chung và Công ty Bánh kẹo Thanh Hoa nói riêng phải
phát triển không ngừng để bắt kịp với tốc độ phát triển của đất nước,
bám sát thị trường để nắm bắt những nhu cầu nảy sinh và những yêu
cầu về sản phẩm ngày một nâng cao.
Việt Nam đang từng bước tiến tới hội nhập nền kinh tế Thế giới
với xu hướng toàn cầu hóa, các quan hệ kinh tế đa phương và song
phương đang từng bước được thiết lập. Việc Việt Nam gia nhập
WTO sẽ đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội
tham gia vào thị trường khu vực và thị trường thế giới. Tuy nhiên,
các doanh nghiệp Việt Nam cũng không tránh khỏi những khó khăn
và thách thức bởi “Luật chơi” cơ bản của WTO là “Cắt bỏ thuế quan,
xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan (như hạn ngạch, cấp phép Xuất
nhập khẩu), xóa bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường, tạo “sân chơi” bình
đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước (còn gọi là dành sự
đối xử Quốc gia), đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tài sản, trí tuệ
và bản quyền” Điều đó gây cho các doanh nghiệp Việt Nam một sức
ép hết sức to lớn, đó là bị các đối thủ có tiềm năng cạnh tranh trực
tiếp ngay tại thị trường nội địa, có khả năng bị mất thị phần ngay tại

trong nước do không đủ năng lực cạnh tranh, sự kém chuyên nghiệp
và nhạy bén trong công tác Marketing.


10

1.2.3. Môi trường tự nhiên.
Nguồn nguyên liệu tự nhiên cho sản phẩm của Công ty là
những nguyên
liệu sẵn có tại Việt Nam, nhờ lợi thế này, Công ty đã có được nguồn
nguyên liệu chất lượng cao, tuy nhiên, hiện nay giá của đường
(nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn để sản xuất bánh kẹo) tại Việt Nam
còn khá cao so với mặt bằng chung tại khu vực, đây cũng là yếu tố
làm giảm sức cạnh tranh của Công ty.
Yếu tố khí hậu cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
Công ty do vào mùa hè các sản phẩm bánh kẹo gây cảm giác khô
nóng khi sử dụng, vì vậy trong thời gian này việc tiêu thụ sản phẩm
gặp khá nhiều khó khăn. Nhưng bước vào mùa lạnh nhu cầu tăng
mạnh, lúc này việc đảm bảo cung ứng đủ yêu cầu của các đại lý lại là
vấn đề khó khăn mà Công ty gặp phải, đôi khi Công ty để xảy ra hiện
tượng thiếu hụt hàng hóa. Vì vậy, để đáp ứng kịp nhu cầu người tiêu
dùng, các đại lý phải tìm nguồn hàng khác dẫn đến Công ty mất một
phần thị trường vào tay các công ty khác.
Mặc dù Công ty bánh kẹo Thanh Hoa luôn có kế hoạch sản xuất
dự trữ sản phẩm cho mùa lạnh ngay trong thời gian nhu cầu còn thấp,
tuy nhiên bánh kẹo là mặt hàng thuộc lĩnh vực thực phẩm khó bảo
quản lâu dài trong điều kiện bình thường nên chi phí bảo quản cao
dẫn đến tăng giá thành và giảm sức cạnh tranh cho sản phẩm. Mặt



11

khác, khi bảo quản sản phẩm dễ bị giảm dần chất lượng gây ảnh
hưởng đến uy tín của Công ty.
1.2.4. Môi trường Công nghệ.
Hiện nay dây chuyền sản xuất sản phẩm trong nước chủ yếu là
nhập khẩu hoặc là do quá trình chuyển giao Công nghệ từ phía nước
ngoài. Điều này tạo thuận lợi do Công ty Thanh Hoa có thể tiếp cận
với các Công nghệ hiện đại của thế giới, tuy nhiên, giá của các dây
chuyền này thường khá cao, do vậy Công ty sẽ gặp phải khó khăn về
giá thành sản phẩm khi khoản khấu hao hàng tháng cao dẫn đến giá
thành sản phẩm cũng tăng theo.

1.3. Các đặc điểm liên quan đến công tác sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm của Công ty Bánh kẹo Thanh Hoa.
1.3.1. Vốn và sử dụng vốn.
Ngày 1 tháng 7 năm 2000, Công ty Bánh kẹo Thanh Hoa chính
thức đi vào hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh với tổng số
vốn là 2 tỷ đồng, trong đó, 500 triệu là vốn cố định. Sau năm năm
hoạt động vốn của Công ty không ngừng tăng lên, tính đến thời điểm
năm 2005 số vốn của Công ty tăng lên 14 tỷ bao gồm vốn cố định là
6 tỷ đồng, vốn lưu động là 8 tỷ đồng (trong đó vốn lưu động tự có là
4 tỷ đồng).
Do đặc thù sản xuất theo thời vụ nên Công ty Thanh Hoa
thường xuyên phải huy động thêm vốn lưu động vào khoảng tháng 9,


12

tháng 10 âm lịch để mua nguyên vật liệu, tích trữ thành phẩm và đầu

tư mở rộng thị trường bán hàng. Thường thì vốn lưu động cần huy
động thêm vào dịp cuối năm tương đương với 30% vốn lưu động tự
có của Công ty.
1.3.2. Đặc điểm sản phẩm.
Công ty Bánh kẹo Thanh Hoa chuyên sản xuất các loại bánh
kẹo phục vụ chủ yếu cho tiêu dùng hàng ngày, trong các ngày hội,
ngày lễ, tết... Sản phẩm của Công ty thuộc lĩnh vực hàng thực phẩm
cho nên thường có tác động ngay tức thì đến phản ứng của người tiêu
dùng. Đồng thời, sản phẩm của Công ty là sản phẩm sử dụng một lần,
cho nên khi sử dụng sản phẩm lần đầu mà tạo cho người tiêu dùng
cảm giác hài lòng thì sẽ rất dễ dàng chiếm được vị trí trong người
tiêu dùng, tạo điều kiện để Công ty tiêu thụ dễ dàng hơn.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm nói chung, Công ty thực hiện
công tác tiêu chuẩn hóa bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật,
ngoài ra có các tiêu chuẩn lao động, tài chính, định mức chi phí sản
xuất, tiêu hao nguyên vật liệu, định mức sai hàng và tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm.
Các mặt hàng mà công ty đang sản xuất hiện nay là khá phong
phú. Công ty rất quan tâm đến chính sách đa dạng hóa sản phẩm, đưa
ra thị trường nhiều loại sản phẩm mới. Hiện tại Công ty có một danh
mục sản phẩm khá hấp dẫn gồm mười hai chủng loại chính chia ra
gần ba mươi loại khác nhau, trong đó có bốn loại sản phẩm chủ yếu
được khách hàng ưa chuộng là: kẹo vừng, kẹo lạc, bánh kem xốp,


13

bánh quy bơ. Công ty có điều kiện đa dạng hóa theo chiều rộng,
nhưng khả năng đa dạng hóa theo chiều sâu bị hạn chế. Trong khi xu
thế thị trường là chuyên sâu vào sản xuất sản phẩm kết hợp với đa

dạng hóa sản phẩm. Tuy nhiên dù đa dạng hóa theo chiều rộng hoặc
chiều sâu thì sản phẩm vẫn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn như:
hương vị thơm ngon, phù hợp với khẩu vị và thị hiếu, gắn với sức
khỏe người tiêu dùng, nhiều mẫu mã chủng loại… thì mới có thể đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng.
Ngoài các sản phẩm truyền thống là kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo
mềm được sản xuất trên dây chuyền trong nước thì các sản phẩm còn
lại của Công ty (các loại kẹo cứng khác, bánh...) đều được sản xuất
chủ yếu trên dây chuyền Công nghệ của Trung Quốc và Đài Loan với
trình độ Công nghệ khá hiện đại. Sản phẩm nói chung đều trải qua
nhiều giai đoạn, trình độ cơ khí tự động, cho năng suất tương đối cao
như dây chuyền sản xuất bánh kem xốp và các loại kẹo cứng khác.
Trong khi nhu cầu thị trường về sản phẩm kẹo lạc, kẹo vừng của
Công ty rất lớn thì hai sản phẩm này chưa được áp dụng Công nghệ
sản xuất hiện đại nhất hiện nay.
1.3.3. Đặc điểm đối thủ cạnh tranh.
Lượng bánh kẹo hàng năm ở Việt Nam do hai nguồn cung cấp
chủ yếu là bánh kẹo do các Doanh nghiệp sản xuất và bánh kẹo nhập
ngoại.
Thị trường bánh kẹo ngoại nhập với sự đa dạng về chủng loại,
phong phú về mẫu mã, ví dụ như sản phẩm bánh kẹo của Trung


14

Quốc, Thái Lan, Malaisia...Hàng ngoại tràn ngập thị trường Việt
Nam bằng nhiều con đường khác nhau, bánh kẹo ngoại nhập cạnh
tranh rất mạnh đối với thị trường cho người có thu nhập cao. Chính
điều này là một khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của các
Doanh nghiệp bánh kẹo trong nước, trong đó có Công ty Thanh Hoa.

Đồng thời cũng là rất khó khăn cho Công ty Bánh kẹo Thanh Hoa khi
muốn mở rộng thị trường sang khu vực thành thị – khu vực thị trường
người có thu nhập cao.
Tại Việt Nam hiện nay có khá nhiều công ty sản xuất bánh kẹo
với quy
mô lớn, thương hiệu nổi tiếng như: Công ty Bánh kẹo Hải Châu,
Công ty Bánh
kẹo Hải Hà, Hữu Nghị, Tràng An, Lam Sơn, Công ty Bánh kẹo Biên
Hòa, Công ty TNHH Kinh Đô...và nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo tư
nhân khác, mỗi Công ty sản xuất bánh kẹo nói trên đều có ưu thế
riêng. Do thị trường mục tiêu của Công ty Bánh kẹo Thanh Hoa là thị
trường của những người có thu nhập thấp và vừa, cho nên đối thủ
cạnh tranh chính của công ty là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các
công ty tư nhân.
1.3.4. Đặc điểm Khách hàng.
Đối tượng khách hàng là một trong những nhân tố quyết định
đến sự thành công hay thất bại của Công ty. Nếu sản phẩm của Công
ty đưa ra thị trường mà không có hoặc có ít nhu cầu thì giá có thấp
hơn các sản phẩm của các công ty khác cũng không thể tiêu thụ được.
Tương tự như vậy, nếu sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp,
nhưng giá lại quá cao, không phù hợp với thu nhập người tiêu dùng
thì nó sẽ không được thị trường chấp nhận.


15

Công ty bánh kẹo Thanh Hoa sản xuất các sản phẩm kẹo truyền
thống và chủ đạo là hai mặt hàng kẹo lạc và kẹo vừng. Sản phẩm của
Công ty có chất lượng khá tốt so với sản phẩm của các cơ sở sản xuất
tư nhân, các Công ty bánh kẹo nhỏ nhưng vẫn không bằng sản phẩm

của các nhà sản xuất lớn ở Hà nội cũng như các thành phố lớn trong
cả nước. Do vậy, Công ty đã xây dựng được đối tượng khách hàng
mục tiêu là khu vực thị trường nông thôn, các tỉnh xa thành phố - thị
trường có thu nhập phù hợp với sản phẩm của Công ty.
Nước ta là một nước có dân số trẻ mà mỗi nhóm dân số có mức
tiêu dùng khác nhau đối với sản phẩm của Công ty. Hơn nữa bánh
kẹo của Công ty là sản phẩm có độ ngọt và hương vị phù hợp với
nhiều lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ. Do vậy, kết cấu dân số trẻ tạo ra
nhu cầu lớn trong sử dụng các sản phẩm bánh kẹo của Công ty. Mặt
khác, thị trường nông thôn có thu nhập thấp ở nước ta rất rộng, do
vậy nếu Công ty biết khai thác triệt để thì sẽ có được lượng khách
hàng tiềm năng rất lớn.
1.4.Tình hình Công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ
tại Công ty Bánh kẹo Thanh Hoa.
1.4.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Bảng1.1: Kết quả tiêu thụ theo quý của Công ty trong ba
năm
(từ năm 2003 đến năm 2005).
Đơn
vị: tấn
Thời

Năm 2003
Sản

gian

xuất

Năm 2004


Năm 2005

Tiêu thụ Sản xuất Tiêu thụ Sản xuất Tiêu thụ


16

Quý I
10
14,9
12
24,42
13,5
29,02
Quý II 8,32
9
7,5
11,25
11,2
12
Quý III 26,6
13,5
34
17
38,2
19,51
Quý IV 25,8
32,6
35

35,28
41,9
40,5
Tổng
70,72 70
88,5
87,95
104,8
101,03
Nguồn: Báo cáo Kết quả tiêu thụ các năm của Phòng Kinh
doanh.
Sản lượng tiêu thụ của Công ty Bánh kẹo Thanh Hoa liên tục
tăng qua các năm từ năm 2003 đến năm 2005 và có sự khác biệt giữa
các quý trong năm. Nhìn vào bảng trên ta thấy rõ tính mùa vụ của sản
phẩm bánh kẹo. Lượng tiêu thụ vào quý I, quýIV rất cao bởi đây là
thời gian tết và có nhiều hoạt động lễ hội, hơn nữa lại là mùa lạnh
nên nhu cầu về bánh kẹo tăng nhanh. Lượng tiêu thụ vào quý I, quý
III thấp do đây là thời gian nắng nóng, người tiêu dùng ít sử dụng các
loại bánh kẹo mà thay vào đó là sử dụng hoa quả và các loại nước
giải khát...
* Cụ thể Công tác sản xuất sản phẩm:
Qua số liệu trên ta thấy được tình hình sản xuất sơ bộ của Công
ty:
Quý II: Công ty sản xuất khối lượng sản phẩm ít nhất do thời
gian này là vào tháng 4, tháng5, tháng 6 dương lịch, tức khoảng
tháng 2, tháng3, tháng4 âm lịch. Đây là thời kỳ vừa trải qua tết âm
lịch nên nhu cầu tiêu dùng về bánh kẹo rất thấp. Do vậy, Công ty chỉ
sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng.



17

Quý III: Là khoảng thời gian từ tháng 7 đến hết tháng 9 dương
lịch. Giai đoạn này là thời điểm mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhu cầu
sử dụng sản phẩm bánh kẹo cũng không có mấy thay đổi so với Quý
II, tuy nhiên ngoài việc sản xuất theo đơn đặt hàng, Công ty phải tiến
hành sản xuất để dự trữ cho quý sau (Quý IV). Bởi trong Quý IV, tức
tháng 10, tháng 11, tháng 12 dương lịch là giai đoạn trời lạnh, có
nhiều lễ hội và cũng là khoảng thời gian người dân thường tổ chức
cưới hỏi, hơn nữa lại là thời điểm chuẩn bị bước vào tết âm lịch, do
vậy thời kỳ này nhu cầu về sản phẩm bánh kẹo là rất lớn. Nếu để Quý
IV khi nhu cầu sản phẩm tăng Công ty mới tăng sản xuất thì sẽ không
kịp hàng đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Do vậy mà
Công ty phải có kế hoạch sản xuất dự trữ từ Quý III.
Lượng sản phẩm sản xuất Quý I là không lớn mặc dù khối
lượng sản phẩm tiêu thụ được là khá nhiều là do trong quý này có
khoảng thời gian tháng 1, đầu tháng 2 là trùng với thời gian tết âm
lịch. Công ty chỉ tiến hành sản xuất nhiều vào đầu tháng 1, từ cuối
tháng 1 cho đến hết tết âm lịch, Công ty giảm hẳn khối lượng sản
xuất và chỉ tập trung tiêu thụ hết số lượng hàng còn lại được dự trữ
của Quý III và sản xuất ở Quý IV.
* Khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua 3 năm cụ thể như sau:
Năm 2003: Khối lượng sản phẩm sản xuất là 70.,72 tấn, tiêu thụ
được 70 tấn, tồn kho 0,72 tấn. Sản lượng tiêu thụ đạt 98,982% khối
lượng sản xuất.
Trong đó, tỉ trọng sản phẩm tiêu thụ từng quý trong năm là:


18


Quý I: (14,7/70)x100=21,286%.
Quý II: (9/70)x100=12,86%.
Quý III: (13,5/70)x100=19,28%.
Quý IV: (326/70)x100=46,574%.
Năm 2004: Khối lượng sản phẩm sản xuất là 88.5 tấn, tiêu thụ
được 87,95 tấn, tồn kho 0,55 tấn. Sản lượng tiêu thụ đạt 99,387%
khối lượng sản xuất.
Trong đó, tỉ trọng sản phẩm tiêu thụ từng quý trong năm là:
Quý I: (24,42/87,95)x100=27,76%, tăng 6.476% so với Quý I
năm 2003.
Quý II:(11,25/87,95)x100=12,79%, giảm 0,07% so với Quý II
năm 2003.
Quý III: (17/87,95)x100=19,33%, tăng 0,05% so với Quý III
năm 2003.
Quý IV: (35,28/87,95)x100=40,12% giảm 6,45% so với Quý IV
năm 2003.
Năm 2005: Khối lượng sản phẩm sản xuất là 104,8 tấn, tiêu thụ
được 101,03 tấn, tồn kho 1,77 tấn. Sản lượng tiêu thụ đạt 96,4% khối
lượng sản xuất, giảm 2,978% so với năm 2004.
Trong đó, tỉ trọng sản phẩm tiêu thụ từng quý trong năm là:
Quý I: (29,02/101,03)x100=28,72%, tăng 0,96% so với Quý I
năm 2004.
Quý II: (12/101,03)x100=11,88%, giảm 0,91% so với Quý II
năm 2004.


19

Quý III: (19,51/101,03)x100=19,31%, giảm 0,02% so với Quý
III năm 2004.

Quý IV: (40,5/101,03)x100=40,09% giảm 0,03% so với Quý IV
năm 2004.
Mặc dù khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế năm 2005 tăng so
với năm 2004, nhưng tỉ trọng sản phẩm tiêu thụ từng quý trong tổng
sản phẩm tiêu thụ trong cả năm giảm qua các quý.
1.4.2. Doanh thu tiêu thụ của Công ty.
Doanh thu bán hàng phản ánh quá trình tái sản xuất của Doanh
nghiệp, phản ánh trình độ chỉ đạo tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ
chức công tác tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của một doanh nghiệp. Do
vậy, khi Công ty Bánh kẹo Thanh Hoa có được doanh thu chứng tỏ
Công ty đã sản xuất, đã cung cấp được sản phẩm cho người tiêu dùng
và được người tiêu dùng thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
Ta có thể xem xét kết quả kinh doanh đạt được của Công ty
Bánh kẹo Thanh Hoa năm 2005 qua Báo cáo kết quả kinh doanh của
Công ty như sau:
Qua báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Bánh kẹo Thanh
Hoa năm
2005, ta thấy:
Năm 2005 so với năm 2004:
-Doanh thu thuần tăng 2.037.726.000 đồng tương đương
14,99%.


20

-Giá vốn hàng bán tăng 1.709.197.165 đồng tương đương
15,36%.
-Chi phí bán hàng tăng 89.029.710 đồng, tương đương 23,18%.
Lợi nhuận sau thuế tăng 93.294.562 đồng, tương đương 8,15%.
Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh của công ty.

Đơn vị: đồng.
T
T Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch TLệ tăng
Doanh
thu 13.596.330.00 15.634.056.0 2.037.726.0
1 thuần
0
00
00
0,14987324
Giá vốn hàng 11.129.267.85 12.838.465.01 1.709.197.1
2 bán
0
5
65
0,15357678
Chi phí bán
384.155.91
473.185.6
89.029.7
3 hàng
0
20
10
0,23175411
493.852.02
603.775.3

109.923.3
4 Chi phí quản lý 0
65
45
0,22258357
5 Lợi nhuận khác
-0
Lợi nhuận
1.589.054.22
1.718.630.0
129.575.7
6 trước thuế
0
00
80
0,08154271
Thuế TN phải
444.935.18
481.216.4
36.281.2
7 nộp
2
00
18
0,08154271
Lợi nhuận sau 1.144.119.03
1.237.413.6
93.294.5
8 thuế
8

00
62
0,08154271
Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh năm 2004, 2005.
Như vậy tốc độ tăng doanh thu thuần năm 2005 so với năm
2004 là gần 15% trong điều kiện tốc độ tăng giá vốn là 15,36%; tốc
độ tăng chi phí bán hàng là 23,18% và tốc độ tăng chi phí quản lý là
22,26%.


21

Để thấy được nguyên nhân của việc tốc độ tăng doanh thu thuần
chậm hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán, của chi phí bán hàng và
của chi phí quản lý doanh nghiệp, ta phân tích qua bảng so sánh sau
dựa vào số liệu Bảng 1.
Năm 2005 Cứ 100 đồng Doanh thu thuần về bán hàng thì chi
phí cho các
hạng mục như sau:
- Giá vốn hàng bán: 81,85 đồng.
- Chi phí bán hàng: 2,83 đồng.
- Chi phí QLDN: 3,63 đồng.
Năm 2005 Cứ 100 đồng Doanh thu thuần về bán hàng thì chi
phí cho các hạng mục như sau:
-Giá vốn hàng bán: 81,85 đồng.
-Chi phí bán hàng: 2,83 đồng.
-Chi phí QLDN: 3,63 đồng.
Bảng 1.3: Bảng tỷ lệ các khoản mục chi phí trên doanh thu.
Tỉ lệ so với chỉ tiêu doanh
TT Chỉ tiêu

1 Doanh thu thuần
Năm
13.596.330.000
Năm
15.634.056.000
2 Giá vốn hàng bán

Chênh lệch

thu
(%)
Năm 2004 (%)Năm 2005(%)
100
100
0
2004:
2005:
81,85

82,1

0,25


22

3 chi phí bán hàng
2,83
3,03
0,2

Chi phí Quản lý doanh
4
3,63
3,86
0,23
nghiệp
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004, 2005.
Cứ

100

đồng

thu

nhập

năm

2004

phải

chi

(82,1+3,03+3,86)=88,99 đồng thì 100 đồng thu nhập năm 2005 phải
chi ra một khoản là (81,85+2,83+3,63)=88,31 đồng. Hay để thu được
100 đồng thu nhập thì năm 2005 Công ty phải chi ra 1 khoản chi phí
ít hơn năm 2004 là (88,99-88,31)=0.68 đồng, tức là đã tiết kiệm được
0,68 đồng trên 100 đồng thu nhập.

Qua phân tích ta thấy cứ 100 đồng thu nhập thu được năm 2005
thì Công ty lại tiết kiệm được 0,68 đồng chi phí so với năm 2004 cho
thấy hiệu quả sử dụng vốn năm 2005 cao hơn năm 2004. Tuy nhiên,
tốc độ tăng doanh thu thuần năm 2005 lại thấp hơn tốc độ tăng giá
vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho
thấy công tác tiêu thụ của Công ty chưa được tốt, Công ty cần có biện
pháp cụ thể để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu nhiều
hơn nữa.
1.5. Đánh giá kết quả công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu
tiêu thụ. Những thành tựu đạt được và tồn tại cần khắc phục.
1.5.1. Những thành tựu đạt được trong công tác tiêu thụ.
Năm 2005 so với năm 2004, công tác tiêu thụ sản phẩm của
Công ty bánh kẹo Thanh Hoa đạt được kết quả đáng khích lệ, sản
lượng tiêu thụ thực tế đạt 101 tấn, tăng 13 tấn so với năm 2004,


23

tương ứng tăng 14,77%. Doanh thu tiêu thụ đạt 15.634.056.000 đồng,
tăng 2.037.726.000 đồng so với năm 2004, tương ứng tăng14,98%.
Có được kết quả như trên là do Công ty đã thực hiện tốt các
vấn đề liên quan đến công tác tiêu thụ. Cụ thể:
Về sản phẩm:
+Chất lượng sản phẩm: do có hệ thống kiểm tra chặt chẽ đầu
vào và đầu ra của các quá trình sản xuất, đã hạn chế nhiều những trục
trặc từ nguyên vật liệu của quá trình sản xuất, giảm tỉ lệ sai hỏng đối
với sản phẩm, đồng thời có tác dụng lớn trong việc đảm bảo sản
phẩm đến tay người tiêu dùng có chất lượng cao, cụ thể
+ Các chỉ tiêu lý hóa và vệ sinh của sản phẩm bánh kẹo nói
chung đều đạt các tiêu chuẩn đã đăng ký. So với thời kỳ trước thì tiêu

chuẩn hiện nay của Công ty được xây dựng chặt chẽ và hợp lý hơn
nhiều nên chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt. Đặc biệt mỗi
sản phẩm đều mang một đặc trưng riêng.
+ Giá trị dinh dưỡng: sản phẩm có độ dinh dưỡng cao, tiêu hóa
tốt, đủ chất đạm, không chứa độc tố ảnh hưởng đến đường tiêu hóa
và sức khỏe người tiêu dùng. Trước đây, sản phẩm kẹo mềm thường
rắn và chóng hồi, đến nay Công ty đã nghiên cứu đưa vào chất tạo
xốp kẹo, bảo quản tốt.
+ Chủng loại sản phẩm:
Năm 2005, do nắm bắt được nhu cầu của thị trường và để tăng
khả năng cạnh tranh, Công ty đã phát triển thêm một số loại kẹo khác
như: kẹo khoai


24

môn, kẹo nho, kẹo sữa bò, kẹo bắp...mẫu mã bao bì khá đẹp mắt.
Hiện nay, sản phẩm của Công ty tương đối đa dạng về chủng
loại, phong
phú về mẫu mã, bao bì...với trên 30 loại khác nhau, đáp ứng được
nhu cầu khác nhau của thị trường.
+ Công tác quản lý chất lượng:
Công tác quản lý chất lượng sản phẩm đã trở thành nề nếp, việc
kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện ở từng khâu trong quá
trình sản xuất.
Chất lượng kẹo của Công ty được công nhận thông qua một
trong các chứng chỉ mà Công ty đã đạt được:
+ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa do Cục Quản
lý chất lượng cấp ngày 27/11/1998.
+ Chứng nhận quyền sử dụng dấu hiệu hàng hóa Việt Nam chất

lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn do Công ty TNHH Hội chợ triển
lãm Bắc Hà cấp ngày 19/05/2003.
+ Giấy phép sử dụng mã số, mã vạch do Trung tâm tiêu chuẩn
chất lượng EAN-Việt Nam cấp ngày 17/11/2000.
+ Giấy chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm do Trung tâm
y tế dự phòng Hà nội chứng nhận ngày 04/11/2004.
+ Đăng ký cơ sở sản xuất an toàn phòng cháy chữa cháy.
+ Đầu tháng 10/2005, Công ty đã được cấp chứng chỉ ISO
9001, 2000.
Về thiết bị công nghệ:


25

Những năm gần đây Công ty đã đầu tư mua sắm máy móc thiết
bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, phù hợp với khả năng và tình hình
tài chính của Công ty.
Công ty đã nghiên cứu và tự chế tạo những bộ phận trên dây
chuyền Công nghệ sản xuất (dây chuyền sản xuất kẹo mềm), giảm
bớt được chi phí
nhưng vẫn đảm bảo được tốt yêu cầu Công nghệ.
Về thị trường tiêu thụ:
Thị trường tiêu thụ của Công ty đã được mở rộng, năm 2003
Công ty mới chỉ có 53 đại lý thuộc khu vực miền Bắc và miền Trung,
4 đại lý ở miền Nam, đến nay Công ty đã thiết lập được một mạng
lưới tiêu thụ rộng khắp. Công ty có 92 đại lý ở các tỉnh miền Bắc và
miền Trung, 13 đại lý ở Miền Nam. Đặc biệt, sản phẩm của Công ty
đã có mặt ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và miền Trung.
Giá cả sản phẩm:
Giá bán của Công ty tương đối thấp trên thị trường. So với các

đối thủ cạnh tranh thì giá bán của Công ty thường là bằng hoặc thấp
hơn. Do vậy, sản phẩm của Công ty có khả năng cạnh tranh về giá tại
khu vực thị trường người có thu nhập thấp.
1.5.2. Những tồn tại cần khắc phục liên quan đến công tác tiêu
thụ và nguyên nhân của tồn tại.
a. Những tồn tại cần khắc phục:


×