BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CAO NGỌC BÁU
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG, AN NINH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN ThƠ
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
S K C0 0 4 3 6 7
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CAO NGỌC BÁU
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG, AN
NINH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC
MÃ SỐ: 601401
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CAO NGỌC BÁU
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG, AN
NINH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC
- MÃ SỐ: 601401
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG THỊ KIM OANH
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ & tên: Cao Ngọc Báu
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 17/7/1970
Nơi sinh: Hà Nội
Quê quán: Chương Mỹ - Hà Nội
Dân tộc: Kinh
Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Thượng tá, phó giám
đốc Trung tâm GDQP - AN, Trường Đại học Cần thơ.
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 09 dãy Sole, Đại học Cần Thơ khu I, đường
30/4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Điện thoại: 0978.37.39.39
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Cao Đẳng
- Hệ đào tạo: Chính qui.
Thời gian đào tạo từ 09/1991 đến 8/1995
- Nơi học (trường, thành phố): Học viện chính trị
- Ngành học: Chính trị
2. Đại học:
- Hệ đào tạo: Chính qui.
Thời gian đào tạo từ 09/2003 đến 8/2004
- Nơi học (trường, thành phố): Học viện chính trị
- Ngành học: Chính trị
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Thời gian
Nơi công tác
Công việc đảm nhiệm
9/2004 -
Lữ đoàn PB6, đóng quân
Trợ lý Tuyên huấn, lữ đoàn PB6,
03/2005
trên địa bàn tỉnh An Giang
quân khu 9
4/2005 -
Lữ đoàn PB6, đóng quân
Tiểu đoàn phó chính trị, tiểu đoàn
01/2007
trên địa bàn tỉnh An Giang
i
2, lữ đoàn PB6, quân khu 9
02/2007 -
Trường Đại học Cần Thơ
ii
Giảng viên, Trưởng bộ môn, Phó
giám đốc Trung tâm GDQP - AN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác
Cần Thơ, ngày … tháng 9 năm 2014
Người nghiên cứu
Cao Ngọc Báu
iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
1. TS. Dương Thị Kim Oanh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn.
2. Quý thầy cô giảng dạy lớp cao học khóa 12B và quý thầy cô Trường Đại học Sư
phạm kỹ thuật Tp.HCM là những người đã tận tình giảng dạy và truyền thụ những
kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt khóa đào tạo sau đại học.
3. Ban giám đốc và các đồng chí cán bộ giảng viên, công nhân viên Trung tâm
GDQP - AN Trường Đại học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực
hiện việc nghiên cứu của mình.
4. Gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cám ơn!
iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Giáo dục quốc phòng, an ninh ở các trường đại học, cao đẳng nói chung và
Trường đại học Cần Thơ nói riêng vẫn còn nhiều bất cập. Giảng viên truyền đạt cho
hết nội dung quy định trong chương trình và sách giáo khoa, cố gắng làm cho sinh
viên trong lớp hiểu và nhớ những điều thầy giảng, rất ít hoặc thiếu vắng các hình
thức tham quan, ít sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại trong giảng dạy và
học bộ môn này. Những phương pháp như vậy, chưa phát huy được hết tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên. Vì vậy, nhiều sinh viên ngại học, chán học,
dẫn đến yêu cầu và chất lượng dạy học của bộ môn chưa cao.
Xuất phát từ những yêu cầu và thực tiễn dạy học đó, người nghiên cứu chọn vấn
đề: “Vận dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Giáo
dục quốc phòng, an ninh tại Trường đại học Cần Thơ’’ làm đề tài nghiên cứu.
Quá trình thực hiện đề tài người nghiên cứu đã:
1. Tổng hợp cơ sở lý luận về dạy học nêu và giải quyết vấn đề; nghiên cứu về môn
học và đặc điểm tâm lý hoạt động của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ. Luận giải
trên phương diện lý luận về xây dựng và vận dụng dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
2. Khảo sát thực trạng dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh tại Trường Đại
học Cần Thơ Giúp cho các giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên có nhận thức đúng đắn và
cách nhìn tổng thể về lý thuyết cũng như thực tiễn dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an
ninhtại Trường Đại học Cần Thơ hiện nay.
3. Cấu trúc nội dung môn học theo hướng giải quyết các tình huống có vấn đề,
xây dựng hệ thống các tình huống có vấn đề học phần 1: Đường lối quân sự và tổ
chức thực nghiệm tại Trường Đại học Cần Thơ.
Kết quả thực nghiệm của 4 bài: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân; Chiến
tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân Việt Nam và Nghệ thuật quân sự Việt Nam. Người nghiên cứu nhận
thấy việc vận dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề vào trong quá trình dạy học
v
đã đem lại hiệu quả rõ rệt và tương đối ổn định. Phương pháp này đã phát huy được
tính tích cực, sáng tạo của người học, góp phần nâng cao kết quả học tập môn Giáo
dục quốc phòng, an ninhvà năng lực giải quyết vấn đề của sinh viên tại Trường Đại
học Cần Thơ. Từ đây có thể khẳng định tính khả thi khi giảng viên lựa chọn và vận
dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng,
an ninh.
vi
ABSTRACT
National Defense Education and Security at universities and colleges in
general and at Can Tho University in particular remains problematic. Lecturers try
to communicate al the specified content in the program and textbooks, and try to
make the students understand and remember the lectures. There is little or no actual
visit, or they rarely use modern teaching facilities in this subject. Those methods
haven’t promoted all the activeness, voluntariness, creativeness of students.
Because of this reason, many students are tired of school and feel bored, which
leads to the low quality of the subject.
Derive from the need and that teaching practicality, the researcher implemented
the topic: “Wield Problem - solving method in teaching National Defense
Education and Security at Can Tho University” to do the research.
In the research process, the researcher has done:
1. Colligate the rationale for Problem-solving teaching; research the subject and
psychosocial activity characteristic of students at Can Tho University. Comment in
theoretical aspect about raising and wielding Problem - solving teaching method.
2. Survey the teaching situation of National Defense Education and Security at Can
Tho
University. Help the lectures, high - rankers and students to have proper
awareness of the theory and teaching practicality National Defense Education and
Securityat Can Tho University presently.
3. Arrange the content of this subject in the trend of problem - solving, raise the
problem - solving system in the first course: The course of military and
experimental organization at Can Tho University.
The experimental result of four lessons: Developing a national defense; People's
war to
defend Vietnam socialist; Construction of the People's Armed Forces
Vietnam and Vietnam Military Art. The researcher recognized that the wielding of
Problem - solving method in teaching became effective
and relatively stable. This method promoted learners’ activeness, creativeness,
contributed to the enhancement of students’ result in learning National Defense
vii
Education and Security and problem - solving capacity. The result could confirm
feasibility when lecturers choose and wield Problem - solving method in teaching
National Defense Education and Security.
viii
MỤC LỤC
TỰA
TRANG
Lý lịch cá nhân
i
Lời cam đoan
ii
Lời cảm ơn
iii
Tóm tắt
iv
Mục lục
viii
Danh sách các chữ viết tắt
xi
Danh sách các bảng
xii
Danh sách hình, sơ đồ và biểu đồ
xiii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3
4. Đối tượng nghiên cứu
3
5. Khách thể nghiên cứu
3
6. Giả thuyết nghiên cứu
3
7. Phạm vi nghiên cứu
3
8. Phương pháp nghiên cứu
4
9. Những giá trị đóng góp của đề tài
5
10. Cấu trúc của luận văn
5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC NÊU VÀ GQVĐ
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu DH nêu và GQVĐ trên thế giới và
7
tại Việt Nam
1.1.1.Trên thế giới
7
1.1.2.Tại Việt Nam
11
1.2. Các khái niệm cơ bản
16
1.2.1. Vấn đề
16
ix
1.2.2. Tình huống
17
1.2.3. Tình huống có vấn đề
18
1.2.4. Tình huống dạy học
19
1.2.5. Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
20
1.2.6. Môn học GDQP - AN
22
1.3. Các vấn đề lý luận về dạy học nêu và GQVĐ
23
1.3.1. Cơ sở khoa học dạy học nêu và GQVĐ
23
1.3.1.1. Cơ sở triết học
23
1.3.1.2. Cơ sở tâm lý học
24
1.3.1.3. Cơ sở giáo dục học
25
1.3.2. Bản chất của dạy học nêu và GQVĐ
26
1.3.3. Cách thức tạo tình huống có vấn đề trong dạy học
27
1.3.4. Các mức độ của dạy học nêu và GQVĐ
28
1.3.5. Quy trình dạy học nêu và GQVĐ
34
* Kết luận chương 1
37
Chương 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN GDQP - AN TẠI
TRƯỜNG ĐHCT
2.1. Khái quát về Trung tâm GDQP - AN Trường ĐHCT
38
2.2. Chương trình môn học GDQP - AN
39
2.3. Thực trạng dạy học môn GDQP - AN tại Trường ĐHCT
42
2.3.1. Thực trạng hoạt động dạy
45
2.3.2. Thực trạng hoạt động học
50
*Kết luận chương 2
56
Chương 3. TỔ CHỨC DẠY HỌC NÊU VÀ GQVĐ MÔN GDQP
– AN TẠI TRƯỜNG ĐHCT
3.1. Các định hướng khoa học để tổ chức dạy học nêu và GQVĐ
57
môn GDQP - AN tại Trường ĐHCT
3.1.1. Định hướng nội dung
57
x
3.1.2. Định hướng phương pháp
57
3.1.3. Định hướng phương tiện
58
3.2. Cấu trúc nội dung môn học GDQP- AN theo hướng giải quyết
59
các tình huống có vấn đề tại Trường ĐHCT
3.3. Xây dựng các tình huống có vấn đề học phần 1, môn GDQP -
62
AN tại trường ĐHCT
3.4. Thiết kế giáo án dạy học nêu và GQVĐ môn GDQP - AN tại
71
Trường Đại học Cần Thơ
3.5. Thực nghiệm sư phạm
80
3.5.1. Mục đích thực nghiệm
80
3.5.2. Nội dung thực nghiệm
80
3.5.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm
80
3.5.4. Xây dựng bộ công cụ và chọn mẫu thực nghiệm
80
3.5.5. Thu thập, phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm
81
3.5.5.1. Kết quả thực nghiệm về mặt định tính
81
3.5.5.2. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng
84
* Kết luận chương 3
90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
95
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TT
Kí hiệu, chữ viết tắt
Viết đầy đủ
1
CTND
Chiến tranh nhân dân
2
ĐHCT
Đại học Cần Thơ
3
GDQP - AN
Giáo dục quốc phòng, an ninh
xi
4
GQVĐ
Giải quyết vấn đề
5
GV
Giảng viên
6
Nxb
Nhà xuất bản
7
LLVT
Lực lượng vũ trang
8
PPDH
Phương pháp dạy học
9
QPTD, ANND
Quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
10
SL
Số lượng
11
SV
Sinh viên
12
THCVĐ
Tình huống có vấn đề
13
THDH
Tình huống dạy học
14
TH
Tình huống
15
TL
Tỉ lệ
xii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
TRANG
Bảng 2.1: Mức độ tiêu chí lựa chọn phương pháp dạy học
43
Bảng 2.2: Mức độ sử dụng PPDH nội dung lý thuyết
43
Bảng 2.3: Mức độ sử dụng phương pháp dạy học thực hành
44
Bảng 2.4: Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học
45
Bảng 2.5: Mức độ sử dụng các phương tiện nào trong dạy học
47
Bảng 2.6: Mức độ sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá
48
Bảng 2.7: Mức độ nhận thức về vai trò môn học của sinh viên
50
Bảng 2.8: Mức độ thái độ của sinh viên đối với môn học
51
Bảng 2.9: Mức độ tích cực trong giờ học của sinh viên
52
Bảng 2.10: Mức độ thái độ và hành động của SV trong giờ học
53
Bảng 2.11: Mức độ nguyên nhân SV không thích học
54
Bảng 2.12: Mức độ biện pháp tăng tính tích cực sinh viên
55
Bảng 3.1: Mức độ hứng thú trong giờ học của sinh viên
81
Bảng 3.2: Mức độ tích cực trong giờ học của sinh viên
82
Bảng 3.3: Mức độ năng lực GQVĐ của sinh viên
84
Bảng 3.4: So sánh sự khác nhau về điểm thi của sinh viên hai…
86
Bảng 3.5: So sánh sự khác nhau về xếp loại của SV hai lớp…
88
xiii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
TÊN HÌNH
TRANG
Hình 2.1: Tỉ lệ sử dụng hình thức dạy học
46
Hình 2.2: Tỉ lệ sử dụng phương tiện dạy học
48
Hình 2.3: Tỉ lệ sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả…
49
Hình 2.4: Tỉ lệ hứng thú của sinh viên với môn học
52
Hình 3.1: So sánh mức độ năng lực GQVĐ của sinh viên
83
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quan hệ giữa THDH và THVĐ
20
Sơ đồ 1.2: Quy trình tổ chức dạy học nêu và GQVĐ
34
Sơ đồ 1.3.Mô hình dạy học nêu và giải quyết vấn đề 3 bước
35
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng tích luỹ điểm thi của sinh viên hai lớp thực
nghiệm và đối chứng
xiv
88
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội
hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục,
phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo
dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con
người Việt Nam" [10]. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định
hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất
lượng cao là một đột phá chiến lược" [5].
Để tạo ra lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4
BCHTW Đảng khoá VII đã chỉ rõ, hệ thống giáo dục phải: “…xác định lại mục tiêu, thiết
kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo’’ [8].
Đổi mới giáo dục mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học đã, đang và
luôn luôn là vấn đề chiến lược, vấn đề cấp bách, vấn đề thời sự nóng hổi không chỉ
đối với những người làm công tác giáo dục mà còn là trăn trở của toàn bộ hệ thống
chính trị.
Chủ trương đổi mới phương pháp dạy học đã được Đảng, Nhà nước và ngành
giáo dục đề ra từ rất sớm với mục đích là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào
tạo.
Như vậy, bên cạnh việc đổi mới nội dung dạy học thì nhiệm vụ đổi mới
phương pháp dạy học nhằm phát huy mạnh mẽ tính tích cực của người học là một
nhiệm vụ có ý nghĩa cực kỳ to lớn và luôn mang tính thời sự trong hoạt động giáo
dục và đào tạo nước nhà.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII đã
chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện thói quen nề nếp, sáng tạo của người học, đảm bảo điều kiện
và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, nhất là sinh viên đại học”[9].
1
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số:
711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) đã xác định:
“Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo
hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của
người học” [5].
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại đang diễn ra rất sôi
động ở tất cả các trường học trong đó có các trường đại học và cao đẳng, nó trở thành
một xu hướng và cũng là một yêu cầu tất yếu của việc đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trên thực tế, từ nhiều năm nay, việc đào tạo cơ bản, bồi dưỡng chuẩn hoá
giảng viên giáo dục Quốc phòng, an ninh của cả nước, trong đó có đội ngũ giảng
viên ở các Trung tâm giáo dục quốc phòng, an ninh đã được coi trọng. Điều này có
ý nghĩa rất quan trọng, góp phần từng bước nâng cao chất lượng đào tạo ở các bậc
đại học, cao đẳng về môn Giáo dục quốc phòng, an ninh, góp phần thực hiện mục
tiêu giáo dục toàn diện, qua đó tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng
phẩm chất đạo đức và rèn luyện năng lực thực tế để sẵn sàng thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Dạy và học
những gì trong môn học quan trọng này, dạy và học như thế nào để có chất lượng và
hiệu quả là điều cần phải có quan niệm thống nhất trong sự đa dạng sáng tạo về
phương pháp để đạt được chất lượng hiệu cao hơn.
Tuy nhiên, việc giảng dạy và học tập môn Giáo dục quốc phòng, an ninh ở
các trường đại học, cao đẳng nói chung và Trường đại học Cần Thơ nói riêng vẫn
còn nhiều bất cập. Giảng viên truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương
trình và sách giáo khoa, cố gắng làm cho sinh viên trong lớp hiểu và nhớ những
điều thầy giảng, rất ít hoặc thiếu vắng các hình thức tham quan, ít sử dụng các
phương pháp dạy học hiện đại trong giảng dạy và học bộ môn này. Những phương
pháp như vậy, chưa phát huy được hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh
viên. Vì vậy, nhiều sinh viên ngại học, chán học, dẫn đến yêu cầu và chất lượng dạy
học của bộ môn chưa cao.
2
Xuất phát từ những yêu cầu và thực tiễn dạy học đó, người nghiên cứu chọn vấn
đề:“Vận dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Giáo dục
quốc phòng, an ninh tạiTrường đại học Cần Thơ’’làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổ chức dạy học nêu và giải quyết vấn đề mônGDQP-ANtại Trường đại học
Cần Thơ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
-
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
-
Nghiên cứu thực trạng dạy học môn GDQP – ANtại Trường Đại học Cần
Thơ.
-
Tổ chức dạy học nêu và giải quyết vấn đề môn GDQP-AN tạiTrường Đại học
Cần Thơ.
4. Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
5. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn GDQP-AN tại Trường đại học Cần Thơ.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, môn họcGDQP-AN tại Trường Đại học Cần Thơ chủ yếu được
giảng dạy bằng phương pháp thuyết trình theo hình thức thông báo nên chưa phát
huy được tính tích cực học tập của sinh viên. Nếu áp dụng phương pháp dạy học
nêu và giải quyết vấn đề vào dạy học môn GDQP – ANnhư người nghiên cứu đã đề
xuất thì sinh viên sẽ hình thành được tính tích cực học tập và năng lực giải quyết
vấn đề, qua đó góp phần nâng cao kết quả môn học này tại Trường Đại học Cần
Thơ.
7. Phạm vi nghiên cứu
Môn học GDQP-ANcó 3 học phần với 150 tiết (08 TC). Đề tài chỉ tập trung
vận dụng phương pháp dạy học nêu và GQVĐ trong dạy học phần 1: Đường lối
quân sự của Đảng cộng sản Việt Nam, với 45 tiết (03 TC), thực nghiệm sư phạm
3
bốn bài: Xây dựng nền Quốc phòng toàn dân; Chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc
Việt Nam XHCN; Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và Nghệ thuật quân sự
Việt Nam (thời gian 28 tiết).
8. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu liên quan tới phương pháp dạy
học nói chung và phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề nói riêng; các thông
tư, quyết định liên quan tới Giáo dục quốc phòng, an ninh đã được xuất bản trên các ấn
phẩm trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động của giảng viên và sinh viên trong giờ học môn Giáo dục
quốc phòng, an ninh để tìm hiểu thực trạng dạy học và kết quả thực nghiệm sư phạm
môn học này khi sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
8.2.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt
động dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh tại Trường Đại học Cần Thơ và kết
quả thực nghiệm sư phạm khi sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn
đề.
Về bảng hỏi dành cho giảng viên nội dung của bảng hỏi đề cập tới các vấn đề
sau:
- Tiêu chí lựa chọn phương pháp dạy học
- Sử dụng phương pháp dạy học nội dung lý thuyết và nội dung thực hành
- Sử dụng hình thức tổ chức dạy học
- Sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả
- Sử dụng phương tiện trong dạy học
4