Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống hoa thược dược TDL03 tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

----------------------------

CHU THỊ MINH TÂM

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CHO GIỐNG HOA THƢỢC DƢỢC
TDL-03 TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - năm 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Trang phụ bìa

-----------------------------------

CHU THỊ MINH TÂM

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CHO GIỐNG HOA THƢỢC DƢỢC


TDL-03 TẠI THÁI NGUYÊN
Ngành : Khoa học cây trồng
Mã số : 60 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Thanh Vân

Thái Nguyên - năm 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố.
Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Chu Thị Minh Tâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn
nhận được sự quan tâm của cơ quan, nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đào Thanh Vân đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và hoàn thành công trình
nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện, hướng dẫn, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Chu Thị Minh Tâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

MỤC LỤC

Trang phụ bìa ..................................................................................................... i

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài .......................................................................... 2
2.1. Mục tiêu ................................................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu .................................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa trong học tập ............................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................................... 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chất kích thích sinh trưởng................... 3
1.1.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu giá thể ............................................................. 4
1.1.3. Cơ sở khoa học của nghiên cứu thời vụ ............................................................ 8
1.2. Giới thiệu chung về hoa thược dược ........................................................ 10
1.2.1. Nguồn gốc, phân bố...........................................................................................10
1.2.2. Phân loại .............................................................................................................10
1.2.3. Đặc điểm thực vật học.......................................................................................12
1.2.3.1. Đặc điểm thực vật...................................................................................... 12
1.2.3.2. Điều kiện sinh thái của cây thược dược ................................................... 13
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam ................. 13
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới..............................................13
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam ..............................................15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





v

1.3.3. Cơ cấu chủng loại hoa, cây cảnh ở Việt Nam.................................................16
1.3.4. Những vùng sản xuất hoa, cây cảnh chính ở Việt Nam.................................18
1.4. Tình hình nghiên cứu hoa thược dược trên thế giới và Việt Nam ........... 19
1.4.1. Tình hình nghiên cứu hoa thược dược trên thế giới .......................................19
1.4.2. Tình hình nghiên cứu hoa thược dược ở Việt Nam........................................20
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 23
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 23
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 23
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
2.4.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................................24
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .............................................................26
2.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa thược dược trong các thí nghiệm ......... 28
2.5.1. Thời vụ trồng......................................................................................................28
2.5.2. Giá thể trồng .......................................................................................................28
2.5.3. Chậu túi bầu nilon ...........................................................................................29
2.5.4. Chuẩn b dàn che ...............................................................................................29
2.5.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ..............................................................................29
2.5.6. Thu hoạch, bảo quản và sử dụng hoa chậu .....................................................30
2.5.7. Phòng trừ sâu bệnh ............................................................................................30
2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 31
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 31
3.1. Ảnh hưởng của một số chế phẩm kích thích ra rễ đến nhân giống hoa
thược dược TDL-03 ........................................................................................ 31
3.1.1 Ảnh hưởng của một số chế phẩm kích thích ra rễ đến tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ sống
của cành giâm ...............................................................................................................31

3.1.2. Ảnh hưởng của một số chế phẩm kích thích ra rễ đến động thái ra rễ và
chiều dài rễ của cành giâm ..........................................................................................34
3.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa
thược dược TDL-03 ........................................................................................ 36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ sống và các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển........................................................................................................................36
3.2.2. Ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng bật mầm ..............................................38
3.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và đường
kính tán ..........................................................................................................................40
3.2.4. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất hoa ......................................................43
3.2.5. Ảnh hưởng của thời vụ đến chất lượng hoa thược dược TDL-03 ................44
3.2.6. Ảnh hưởng của thời vụ đến sâu, bệnh hại hoa thược dược TDL-03 ............46
3.2.7. Hiệu quả kinh tế .................................................................................................47
3.3. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa thược
dược TDL-03 trong vụ Đông - Xuân năm 2013 - 2014 tại Thái Nguyên ............ 48
3.3.1. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tỷ lệ sống và các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển........................................................................................................................48
3.3.2. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến khả năng bật mầm.....................................50
3.3.3. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và
đường kính tán ..............................................................................................................53
3.3.4. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến năng suất, chất lượng hoa ........................56
3.3.5. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sâu, bệnh hại hoa ......................................59
3.3.6. Hiệu quả kinh tế .................................................................................................60

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 61
1. Kết luận ....................................................................................................... 61
2. Đề ngh ........................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
II. Tài liệu nước ngoài
III. Tài liệu nguồn Internet
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CCC

: Chiều cao cây

CT

: Công thức

CV%

: Hệ số biến động


ĐKT

: Đường kính tán

Đ/C

: Đối chứng

LSD0,05

: Sự sai khác ở mức nhỏ nhất 0,05

P

: Xác suất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tốc độ phát triển của ngành sản xuất hoa, cây cảnh
giai đoạn 2000-2011 .......................................................................... 16
Bảng 1.2: Cơ cấu số lượng, chủng loại hoa, cây cảnh ở Việt Nam ................ 17
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích ra rễ đến tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ
sống của cành giâm ........................................................................... 32

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của một số chế phẩm kích thích ra rễ đến động thái ra rễ
và chiều dài rễ của cành giâm ........................................................... 34
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ sống và các giai đoạn ................. 37
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng bật mầm đối với hoa thược
dược TDL-03 ..................................................................................... 38
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và
đường kính tán đối với hoa thược TDL-03 ....................................... 41
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất hoa ..................................... 43
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng
hoa thược dược TDL-03 .................................................................... 45
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến mức độ sâu, .............................. 46
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu quả kinh tế
của hoa thược dược TDL-03 ............................................................. 47
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tỷ lệ sống
và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển đối với hoa thược TDL-03 . 49
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến khả năng bật mầm
của hoa thược dược TDL-03 ............................................................. 51
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái tăng trưởng.............. 54
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến năng suất hoa thược dược TDL-03 ... 56
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến
chất lượng hoa thược dược TDL-03 .................................................. 57
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tình hình sâu,........................... 59
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của loại giá thể đến hiệu quả kinh tế ......................... 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hoa là một sản phẩm đặc biệt, vừa mang lại giá tr tinh thần lại vừa
mang lại giá tr kinh tế cao. Hoa không chỉ làm tăng chất lượng cuộc sống, mà
còn đem lại cho con người những cảm xúc tuyệt vời mà các quà tặng khác
không có được.
Trong những năm gần đây, hoa là mặt hàng nông sản đã làm thay đổi
bộ mặt của nhiều vùng quê Việt Nam. Nhiều hộ gia đình đã giàu lên, nhờ
mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu từ cây trồng khác sang trồng hoa. Hoa không chỉ
là vẻ đẹp, là giá tr về thẩm mỹ mà còn có giá tr kinh tế cao. Hoa đã trở thành
một sản phẩm đặc biệt, có v trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Trên thế giới hiện có trên 200 loài hoa đang được sản xuất thương mại,
Tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu, của mỗi nước chọn trồng và phát
triển một số chủng loại hoa để mang lại nguồn thu cho ngành sản xuất,
thương mại của quốc gia. Khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu
tiêu dùng ngày càng lớn thì chất lượng sản phẩm càng đòi hỏi cao hơn. Từ
nhu cầu tiêu dùng liên tục được tăng cao, các nhà chọn tạo giống trên thế giới
đã không ngừng chọn tạo thành công các giống hoa có chất lượng và giá tr
nghệ thuật cao.
Hoa thược dược (Dahlia variablis Desf) có nguồn gốc từ Mêxicô nhập
nội vào Tây Ban Nha năm 1789, sau đó lan ra Châu Âu, qua Pháp, rồi vào
Việt Nam. Hiện nay hoa thược dược đã được trồng phổ biến trên thế giới:
Hoa Kỳ, Anh, Australia, Mêxicê, Tây Ban Nha và đặc biệt được chọn làm
quốc hoa của Mêxicô.
Thược dược cũng được người dân Việt Nam ưa chuộng và được trồng khá
phổ biến ở một số vùng chuyên canh. Một phần để chơi, thưởng thức, một phần
để phục vụ các vùng lễ hội, tết và dùng làm dược liệu. Tuy nhiên các giống
thược dược trồng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các giống hoa cũ, sử dụng với
mục đích cắt cành là chính, hoa thược dược được trồng chậu gần như chưa có.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

Nguyên nhân ở đây, một phần là do tập quán canh tác, tập quán chơi hoa thược
dược của người dân Việt Nam là hoa cắt cành, một phần chưa lựa chọn được
giống trồng chậu phù hợp, trong khi đó nhu cầu chơi hoa chậu đang có xu thế
tăng cao. Bên cạnh đó, một số biện pháp kỹ thuật cho hoa thược dược vẫn chưa
được nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất. Chính vì vậy đề tài “Nghiên cứu
một số biện pháp kỹ thuật cho giống hoa thược dược TDL-03 tại Thái
Nguyên” vừa có cơ sở khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
- Xác đ nh một số biện pháp kỹ thuật thích hợp trong nhân giống và
trồng hoa thược dược TDL-03 tại Thái Nguyên.
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trong nhân
giống hoa thược dược TDL-03.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển
của hoa thược dược TDL-03.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển của hoa
thược dược TDL-03.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập
Giúp cho học viên củng cố thêm kiến thức, vận dụng những kiến thức
khoa học vào thực tế sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn để sau khi ra
trường làm việc đạt hiệu quả cao.

3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Việc xác đ nh các biện pháp kỹ thuật trồng và thời vụ thích hợp cho
thược dược đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Kết quả của đề
tài sẽ giúp cho người dân có thể lựa chọn được thời vụ trồng và áp dụng các
biện pháp kỹ thuật thích hợp cho hoa thược dược TDL-03 trong vụ Đông Xuân nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chất kích thích sinh trưởng
* Sự cân bằng hoocmon trong cây
Ở thực vật bất cứ mọi hoạt động sinh trưởng và phát triển nào, đặc biệt
là các quá trình hình thành cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả... cũng như sự
chuyển qua các giai đoạn sinh trưởng của cây đều được điều chỉnh đồng thời
bởi qua nhiều loại hoocmon trong chúng. Chính vì vậy mà sự cân bằng giữa
các hoocmon có một ý nghĩa quyết đ nh. Nhìn chung có thể phân thành hai
loại cân bằng là sự cân bằng chung và sự cân bằng riêng giữa các hoocmon.
+ Sự cân bằng chung
Sự cân bằng chung được thiết lập dựa trên cơ sở hai nhóm
phytohoocmon có hoạt tính sinh lý trái ngược nhau: nhóm chất kích thích sinh
trưởng (KTST) và nhóm ức chế sinh trưởng. Sự cân bằng này xác đ nh trong
suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây.
Trong quá trình phát triển cá thể từ khi cây sinh ra cho đến khi cây chết
thì sự cân bằng trong chúng diễn ra theo quy luật ảnh hưởng các kích thích

giảm dần và ảnh hưởng các ức chế tăng dần.
+ Sự cân bằng riêng
Trong cây có vô số các quá trình phát sinh hình thái và hình thành cơ
quan khác nhau như rễ, thân, lá, hoa, quả, sự nảy mầm, sự chín… đều được
điều chỉnh bởi sự cân bằng của hai hay một vài hoocmon đặc hiệu.
- Tái sinh rễ hoặc chồi được điều chỉnh bằng tỷ lệ giữa auxin và
xytokinin trong mô. Nếu tỷ lệ này nghiêng về auxin thì rễ được hình thành
nhanh hơn và ngược lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

- Hiện tượng thế ngọn cũng được điều chỉnh bằng tỷ lệ auxin/xytokinin.
auxin làm tăng ưu thế ngọn còn xytokinin lại làm giảm ưu thế ngọn.
Tại bất cứ một thời điểm nào trong các quá trình đó cũng đều xác đ nh
được một sự cân bằng đặc hiệu giữa các hoocmon đó. Con người có thể điều
chỉnh các quan hệ cân bằng đó theo hướng có lợi cho con người (Hoàng Minh
Tấn, Nguyễn Quang Thạch, 1994) [12].
* Nguyên tắc sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng
Việc sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng thực vật trong nghề trồng
hoa cũng tuân theo các nguyên tắc chung như khi sử dụng chúng với các cây
trồng khác trong nông nghiệp là:
+ Nồng độ của các chất điều tiết sinh trưởng: thông thường, ở nhiệt độ
thấp chúng có tác dụng như kích thích xúc tiến nảy mầm, tăng chiều cao, kích
thích nảy mầm, tăng khối lượng… Ở nồng độ cao (hàng ngàn ppm) chúng ức
chế sinh trưởng ngọn hay toàn cây, gây rụng lá, xúc tiến ra hoa…

+ Chất điều tiết sinh trưởng thực vật không phải là chất dinh dưỡng nên
không thể thay thế cho phân bón. Vì vậy muốn đạt hiệu quả cao khi sử dụng
chất điều tiết sinh trưởng phải phối hợp với phân bón, đặc biệt các trường hợp
muốn làm tăng chiều cao và sinh khối của hoa.
+ Mặc dù việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng, thực vật với nghề
trồng hoa có nhiều lợi nhuận nhưng ảnh hưởng tiêu cực của chúng đối với đất
đai, nước và sức khỏe con người không phải là không có, nhất là khi sử dụng
nhiều và thường xuyên các chất điều tiết sinh trưởng. Do đó phải sử dụng
đúng nồng độ, thời điểm và phương pháp Nguyễn Xuân Linh, 2002) [5].
1.1.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu giá thể
Giá thể là loại có khả năng giữ nước tương đương với độ thoáng khí.
Khả năng giữ nước và độ thoáng khí của giá thể được quyết đ nh bởi những
khoảng trống khe, kẽ trong nó. Trong cát m n có những khoảng trống rất
nhỏ, không chứa được nhiều nước và oxi. Ngược lại sỏi thô tạo ra những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

khoảng trống khá lớn, nhiều không khí nhưng mất nước nhanh Berke.T.G.
(1997) [18]. Giá thể có những đặc điểm giữ nước cũng như thoáng khí, có pH
trung tính và có khả năng ổn đ nh pH, thấm nước dễ dàng, bền và có khả năng
tái sử dụng hoặc phân hủy ngoài môi trường, nhẹ và rẻ rất thông dụng. Giá
thể thì có nhiều loại như xơ dừa, trấu hun, mùn cưa, cát, sỏi vụn cỡ hạt đậu ,
đá trân châu… Có thể dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm từng
loại. Vì vậy, trồng cây trong giá thể, dinh dưỡng được cung cấp cho cây thông
qua phân bón trộn trong giá thể và bón thúc. Giá thể được để trong những
khay chậu. Khay chậu có thể là gỗ, đất nung, sành sứ,… tùy vào điều kiện mà

người trồng có thể chọn lựa và sử dụng theo sở thích của mình. Giá thể là
khái niệm dùng để chỉ tất cả các vật chất bao quanh bộ rễ của cây trồng. Việc
sử dụng các giá thể phù hợp có ý nghĩa đặc biệt đối với cây trồng. Giá thể
được sử dụng hiện nay gồm: Than củi, gạch nung, rêu, xơ dừa, rễ bèo tây, vỏ
cây, rễ dương xỉ, trấu hun, sỏi, đất, bã nấm....,
* Mùn xơ dừa: là giá thể tơi xốp, thoáng khí, dễ thấm nước, giữ ẩm
cao, không mang mầm bệnh, chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho đất, rẻ tiền, dễ
kiếm. Tuy nhiên cũng có nhược điểm thoát nước nhanh, chóng mục, vì vậy dễ
b sâu bệnh.
* Trấu hun: Rẻ, dễ làm, thoát nước, nhẹ dễ vận chuyển, cung cấp chất
khoáng, làm cứng cây. Tuy nhiên không có chất hữu cơ, kém dinh dưỡng, hấp
thụ nhiệt mạnh nên chỉ dùng cho giâm cây bằng hom và trồng cây giai đoạn đầu.
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, ở Liên Xô cũ đã tiến hành nghiên cứu
và ứng dụng kỹ thuật trồng cây con trong túi nilông trong nhà lưới có mái che
đã đạt được kết quả cao. Sau đó phương pháp này đã được phổ biến trong sản
xuất nông nghiệp. Phần cải tiến kỹ thuật vườn ươm, nó đã trở thành một nghề
kinh doanh, một số nông dân sản xuất cây con với số lượng lớn để bán cho
nông dân khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

Đất không phải là môi trường tốt cho cây con, cho thêm cát hoặc cát +
than bùn sẽ tạo ra một hỗn hợp rất tốt. Nhiều nơi đã và đang phát triển những
hỗn hợp đặc biệt mà có thể được sử dụng. Những hỗn hợp này không sử dụng
đất ruộng khi đất ruộng b ô nhiễm do sâu bệnh và do hoá chất. Sự khác nhau

của môi trường nhân tạo được thể hiện như sau:
Theo Lawtence, Neverell (1950) [23], cho biết ở Anh sử dụng hỗn hợp
đất + than bùn + cát thô (tính theo thể tích) có tỷ lệ 2:1:1 để gieo hạt, để trồng
cây là 7:3:2
Bunt (1965) [18] sử dụng hỗn hợp cho gieo hạt (theo thể tích 1 than bùn
rêu nước + 1 cát +2,4kg/m3 đá vôi nghiền và hỗn hợp trồng cây 3 than bùn rêu
nước + 1 cát + 1,8kg/m3 đá vôi nghiền đều cho thấy cây con mập và khoẻ.
Masstallerz (1977) [24] cho biết ở Mỹ đưa ra công thức phối trộn (tính
theo thể tích) thành phần hỗn hợp bầu bao gồm sét và mùn cát sét và mùn cát
có tỷ lệ 1:2:2; 1:1:1 hay 1:2:0 đều cho hiệu quả. Cho thêm 5,5 - 7,7g bột đá
vôi và 7,7 - 9,6g Superfosfat cho một đơn v thể tích.
Nghiên cứu thành phần giá thể cho cây con cà chua ở Philippin, Duna
(1997) [26] cho biết với một khay có kích thước 35 x 21 x 10 con có 72 lỗ
kích thước lỗ là 6 x 6cm) thì thành phần bầu có tỷ lệ đất, phân chuồng, trấu
hun, là 1:1:1 (theo thể tích) và 10g NPK (15:15:15).
Đối với cây ớt nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt là 2030oC.Số ngày trung bình sau khi gieo hạt cho tới khi cây mọc ở t0 đất khác
nhau là khác nhau. Sự nảy mầm của hạt có thể thay đổi phụ thuộc vào giống,
chất lượng hạt giống và hỗn hợp đất gieo trồng.
Theo Kaplina 1976 thì đối với cùng một loại cây nhưng với thành
phần giá thể khác nhau cho năng suất khác nhau: Để gieo hạt cải bắp cải xanh
nếu thành phần giá thể gồm 3 phần mùn + 1 phần đất đồi + 0,3 phân bò và
trong 1 kg hỗn hợp trên cho thêm 1g N, 4g P2O5, 1g K2O thì năng suất sớm
đạt 181,7 tạ/ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7


Nếu thành phần giá thể gồm than bùn 3 phần + mùn 1 phần + phân bò 1
phần và lượng chất khoảng như trên thì năng suất sớm đạt 170tạ/ha. Không
chỉ đối với cải bắp cải xanh mà đối với dưa chuột cũng thế. Nếu thành phần
giá thể cây con gồm 4 phần mùn + 1 phần đất đồi và trong 1kg hỗn hợp trên
cho thêm 1g N, 4g P2O5, 1g K2O thì năng suất sớm đạt 238 tạ/ha. Nếu thành
phần giá thể gồm 4 phần mùn + 1 phần đất trồng thì năng suất sớm đạt 189
tạ/ha.
Berke (1997) [18] cho biết ở trung tâm nghiên cứu phát triển rau châu Á
sử dụng khay có 70 lỗ để gieo cây con. Môi trường trong các khay là rêu than
bùn, đất đã được chuẩn b , hoặc hỗn hợp trong chậu được chuẩn b từ: Đất +
phân chuồng + trấu hun + chất khoáng và cát. Sử dụng hỗn hợp 70% rêu than
bùn và 30% chất khoáng thô. Nên tự chuẩn b hỗn hợp trong chậu sử dụng các
thành phần không thô nếu có thể nên khử trùng bằng nồi hấp hoặc lò nóng ở
nhiệt độ 120oC trong 2 giờ. Ngoài ra cho thêm một lượng phụ P2O5 và K2O vào
giúp cho sự phát triển của cây con.
Trung Tâm Nghiên cứu phát triển rau châu Á (AVRDC) (1992) [17]
khuyến cáo việc sử dụng rêu than bùn hoặc chất khoáng được coi như môi
trường tốt cho cây con.
Theo Northen (1974) [27] cho rằng, việc cấy cây phong lan con lấy ra từ
ống nghiệm nên dùng 3 phần vỏ cây thông xay nhuyễn + 1 phần cát hoặc 8 phần
Osmida xay nhuyễn + 1 phần than vụn. Giá thể này cho tỷ lệ sống của cây lan
con cao và cây sinh trưởng phát triển tốt. Có nhiều công trình nghiên cứu về
thành phần của giá thể ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng. Tuỳ từng loại cây
khác nhau mà giá thể có thành phần khác nhau. Tác giả Phạm Th Kim Thu và
Đặng Th Vân (1997) [15] cho biết nền đất + phân hữu cơ + cát đen tỷ lệ là 1:1:1
có phủ một lớp cát đen 2 cm lên trên là tốt nhất khi đưa chuối nuôi cấy mô ra
vườn ươm. Đối với cây con được gieo từ hạt khả năng thích ứng với môi trường
là cao hơn với cấy Invitro nhưng thời kỳ cây con ảnh hưởng đến sinh trưởng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





8

phát triển năng suất của cây sau này. Vì vậy, việc xác đ nh giá thể và hàm lượng
chất khoáng cho cây con trong bầu cũng rất quan trọng. Tác giả Trần Khắc Thi
(1980) [13] cho biết để trồng cây dựa trên diện tích dành cho cây vụ Đông, dùng
bầu đất để gieo cây con với thành phần vật liệu gồm: 60% mùn trấu hoặc rơm đã
mục + 20% bùn + 15% phân bắc mục và 5% cát (Tỷ lệ 3: 1: 0,75: 0,25). Có thể
trộn thêm phân hoá học với số lượng 1m3 hỗn hợp rắc 0,5kg đạm Sulfat và lân
+1,5kg Kali. Kết quả cho thấy gieo bầu đảm bảo mật độ cây (do tỷ lệ cây sống
cao); chất lượng cây con tốt hơn, tranh thủ được thời gian gieo sớm hơn từ 10-20
ngày; mỗi ha tiết kiệm được 120 - 150 công, giảm nhẹ công gieo và tưới nước.
1.1.3. Cơ sở khoa học của nghiên cứu thời vụ
“Nhất thì nhì thục”, “thì” ở đây có nghĩa là thời vụ [35]. Mỗi loại thực
vật đều có quy luật sinh hoạt riêng của mình. Sự sinh trưởng của bất kì hoa
màu nào cũng đều gắn chặt với nhiệt độ không khí nhất đ nh, nước và ánh
sáng mặt trời. Nếu trồng quá sớm hoặc quá muộn sẽ ảnh hưởng tới năng suất
cũng như chất lượng cây hoa. Ví dụ như: Lúa mì mùa đông ở miền bắc
(Trung Quốc hàng năm vào khoảng tháng chín, tháng mười là gieo giống,
đến tháng sáu năm sau mới thu hoạch, tổng cộng cần một thời gian hơn 200
ngày thì lúa mì chín. Nếu trồng muộn hơn, sản lượng sẽ b ảnh hưởng, thậm
chí không thu được hạt nào. Nếu trồng lúa mì mùa đông quá sớm, do nhiệt độ
không khí quá cao nên sẽ mọc mầm ra mạ sớm, kết cuộc sẽ b chết rét. Như
vậy, chỉ có cách theo đúng quy luật sống của thực vật, gieo trồng theo thời vụ
trong mùa nhất đ nh thì mới có thu hoạch hoa màu với sản lượng cao.
- Thời vụ trồng mía ở các tỉnh miền Bắc từ trước tới nay đều tập trung
vào vụ Đông Xuân. Tức là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường kết thúc
trong tháng 2. Mía thu hoạch 10 - 12 tháng tuổi. Ở thời vụ này cần chú ý tránh

tháng rét nhất không nên trồng thường là tháng giêng) vì nhiệt độ xuống thấp
mía mọc chậm và kém.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

Nguyễn Th Kim Lý (2001 [6] xác đ nh đúng thời điểm trồng cho các
giống hoa thích hợp để hoa có thể nở đúng vào d p cần dùng giá tr hoa cao và
lượng tiêu thụ hoa lớn hơn. Để có hoa cúc vào d p 20/11, ta có thể sử dụng
một số giống như Họa mi, Đồng Tiền trắng, Cao Bồi tím, Nhài hồng. Các
giống cúc này trồng vào thời điểm 5/7 hàng năm sẽ có hiệu quả kinh tế cao
gấp 5,68 lần so với đối chứng trồng 5/6. Để cúc ra hoa vào d p 8/3, ta có thể
sử dụng một số giống như Cao bồi, Đỏ Tổ ong, Nhài hồng, Tua vàng. Giống
có năng suất chất lượng hoa cao nhất là giống Tím xoáy (trồng vào 9/12 hàng
năm, hiệu quả kinh tế gấp 2,3 lần so với đối chứng trồng vào 9/11 . Để cúc ra
hoa vào d p tết Nguyên đán ta có thể trồng các giống CN97, Vàng Đài Loan,
Đỏ Ấn Độ, Cúc Gấm. Trong đó, hiệu quả kinh tế cao nhất là Vàng Đài Loan.
Nếu giống này trồng vào 10/10, hiệu quả sẽ gấp 3,17 lần so với đối chứng,
trồng vào 20/9.
Theo Đặng Tố Nga (2011) [8], Thời vụ trồng hoa cúc vàng Thược
Dược để thu hoạch vào d p 20/11 là 10/8-20/8 (TGST là 90-96 ngày) trong
điều kiện ánh sáng tự nhiên, trong đó thời vụ trồng 20/8 có hiệu quả kinh tế
cao nhất. Thời vụ trồng hoa cúc vàng Thược Dược để thu hoạch vào d p tết
Nguyên đán là 22/11 TGST là 8,3 ngày trong điều kiện chiếu sáng bổ sung
4h/đêm từ 22h đến 2h). Thời vụ này nở đúng vào d p Tết Nguyên đán nên
hiệu quả kinh tế cao nhất.

Cây trồng nói chung và cây hoa thược dược nói riêng ch u ảnh hưởng
rất lớn bởi điều kiện thời tiết, khí hậu cũng như đất đai. Tùy từng giống cụ thể
mà yêu cầu điều kiện sinh thái khác nhau. Do vậy, việc nghiên cứu xác đ nh
thời vụ thích hợp nhằm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất, để cây
trồng phát triển trong điều kiện thuận lợi nhất để phát huy hết tiềm năng của
giống là hết sức cần thiết.
Vì vậy, nghiên cứu và thực hiện chế độ thời vụ thích hợp đối với mỗi
loại cây trồng, loại giống, mỗi công thức luân canh trong từng vùng khí hậu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10

đất đai là vấn đề hết sức quan trọng. Việc xác đ nh thời vụ thích hợp cho
từng giống sẽ tận dụng được tối đa tiềm năng cho năng suất của giống. Cùng
một vùng sinh thái, cùng một giống và biện pháp kỹ thuật chăm sóc giống
nhau được so sánh qua những thời vụ gieo trồng khác nhau, lượng phân bón
khác nhau sẽ biểu hiện khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất
khác nhau.
1.2. Giới thiệu chung về hoa thƣợc dƣợc
1.2.1. Nguồn gốc, phân bố
Dahlia variablis Desf là tên khoa học dùng để gọi chung cho các nhóm
hoa thược dược. Nhóm hoa này thuộc họ hoa thược dược và hoa đồng tiền.
Thược dược có nguồn gốc từ Mêxicô và là quốc hoa của nước này. Nhân dân
ở đây gọi các cây này là cây Acocoti hay là Chichipati. Bắt đầu từ năm 1979,
thược dược được đưa đến trồng trong cung của các đời vua chúa tại Tây Ban
Nha. Do hoa thược dược có nhiều loại, đẹp, đa sắc màu và được nhiều du
khách biết đến nên bắt đầu từ năm 1804, hoa thược dược đã được nhân rộng

khắp các nước châu Âu, đặc biệt là Hà Lan. Từ đó đến nay hoa thược dược đã
được lai tạo ra nhiều nhóm có tên gọi, màu sắc hoa khác nhau và được trồng
rộng rãi khắp nơi trên thế giới, theo Nguyễn Th Kim Lý, (2009) [7].
Thược dược nhập nội vào Việt Nam đầu thế kỷ XX và càng ngày càng
được trồng rộng rãi, nhất là các thành phố, th xã, th trấn. Mùa hoa thược
dược đúng vào d p tết Nguyên đán nên có giá tr kinh tế cao.
1.2.2. Phân loại
Thược dược thuộc bộ Asterales, họ Asteraceae, chi Dahlia. Hiện nay
trên thế giới có khoảng 30 loài và trên 2000 giống Thược dược (Stafleu. F.A.
1976) với 5 nhóm hoa thược dược chính:
Theo một số tài liệu, Thược dược được phân thành các loại:
+ Thược dược xương rồng (Dahlia Caetus): cánh hoa cuộn tròn, dài
ống và chia ra từng cánh nhọn, hoa to rất đẹp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11

+ Thược dược cánh dẹt.
+ Thược dược lai (Dahlia Hybisty):
+ Thược dược tổ ong (Dahlia Ponyron): hoa dạng tròn rất đều đặn,
cánh hoa tạo thành những lỗ tổ ong.
+ Thược dược lùn (Dahlia variablis Desf): nhiều màu sắc sặc sỡ, có
khả năng chống ch u thời tiết bất thuận, cây khỏe trong 5 nhóm thược dược
thì nhóm thược dược lùn hiện nay được các nước trên thế giới chú trọng phát
triển, nhất là ở Hà Lan. Nhóm này hoa có nhiều màu sắc sặc sỡ, hoa kép hoặc
đơn, sinh trưởng và phát triển khỏe, khả năng ch u nhiệt tốt, có thể giữ giống
qua mùa hè mà các giống thược dược trước đây chưa hề có.

Cây thược dược ở nước ta có hai giống hoa đơn và hoa kép. Giống hoa
đơn chỉ có một vòng cánh, màu sắc cũng đẹp, song từ lâu ít thấy. Giống hoa
kép rất đẹp, nhiều hình dáng và màu sắc. Có giống cánh rối, cánh hoa như b
xé nhỏ, có giống cánh hoa xếp như tổ ong. Có giống màu tím, màu đỏ cờ,
màu đỏ tươi, màu nhung, tiết dê, huyết dụ, màu da cam, màu gạch cua, cánh
sen thẫm, cánh sen nhạt, trắng sữa, trắng trong, vàng đậm, vàng hoàng yến…
Hoa nở rực rỡ tuy nhiên lại không có mùi thơm. Đặc điểm riêng biệt là lá mọc
đối nhau, có rễ củ phình to chứa chất dự trữ, người không ăn được. Rễ ăn
ngang nên đòi hỏi đất tốt, độ pH trung tính. Tuy vậy, có nhiều giống đỏ cờ,
bón nhiều phân, cây tốt mập nhưng cho hoa kém, giống màu cánh sen, thiếu
phân bón hoặc ít không cho hoa và hay b bệnh. Cũng như hầu hết các cây
hoa khác, tỉ lệ N:P:K cân đối, bón thêm phân bắc sẽ cho màu hoa tươi đậm và
rực rỡ hơn theo Trần Khắc Thi (1980) [13]; [30].
Cũng như đa số các cây họ cúc, thược dược cũng đòi hỏi điều kiện
nhiệt độ thấp và ánh sáng ngày ngắn để ra hoa, nên thời vụ chủ yếu là vụ
Đông - Xuân. Thược dược cho hoa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Muốn
cho hoa nở đúng tết, người ta thường trồng cây con vào đầu tháng 10 âm l ch
rồi dựa vào các giống mà căn ngày bấm ngọn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

Thí dụ: giống cánh sen 45 - 47 ngày, giống trắng Hà Nội, trắng Hải
Phòng, màu da cam, màu gạch cua 50 - 52 ngày. Các giống đỏ, huyết dụ, tiết
dê 60 - 65 ngày. Giống có 2 màu đỏ, trắng thì dài hơn... Mỗi cây chỉ để 4 - 6
thân, còn tỉa bỏ hết các mầm nách, mầm gốc, cần hái bỏ hết chân lá vàng già,
rồi cắm cọc và buộc vòng giữ cây làm cho cành thẳng, khi cây có nụ, nếu căn

ngày chính xác, chỉ để một nụ lâu cho hoa to. Nếu không, cần để một nụ bên
thay thế nếu hoa trên nở sớm. Cũng có thể để mỗi bên kèm theo một nụ cho
đẹp. Mật độ trồng 40 x 45cm bổ hốc, bỏ phân lót trước. Khi bón thúc cần tùy
cây tốt, xấu mà bón. Chủ yếu là sau khi trồng 20 - 25 ngày cho cây phát
triển,sau đó nếu cần có thể bón 1 - 2 lần nữa và bón lần cuối vào lúc cây đã có
nụ để nuôi hoa. Nhổ cỏ, vun và tưới giữ cho đất luôn đủ ẩm, rất hạn chế xới
đất để tránh đứt rễ. Cần lưu ý thêm cách bấm ngọn, bấm một búp và một đôi
lá là bấm nông, một búp và 2 - 3 đôi lá trở lên là bấm sâu. Bấm nông, các
nhánh phát triển nhanh áp dụng vào những năm rét đậm. Cây có thể lâu cho
hoa, bấm nông sẽ mau cho hoa theo Lê Xuân Tảo (2004) [11].
1.2.3. Đặc điểm thực vật học
1.2.3.1. Đặc điểm thực vật
Theo Nguyễn Khắc Trung (2002) [16]. các đặc điểm thực vật chung của
cây hoa thược dược như sau:

- Rễ: Rễ thược dược thuộc loại rễ ăn ngang nổi, một số rễ phình to và
thường gọi là củ, chứa nhiều chất dự trữ, vì vậy kỹ thuật làm đất cần chú ý lên
vồng và vun gốc để tạo điều kiện cho rễ phát triển ngang.
- Thân: Thược dược thuộc thân thảo, mọng nước, yếu, có nhiều đốt,
trên các mấu đốt phát sinh cành, lá. Chiều cao thân tùy vào giống: có giống
cao 1,2 - 1,5m, có giống thấp 0,2 - 0,3m. Vì thân thược dược yếu cho nên đối
với những loại cây thân cao cần vun gốc, bảo vệ chống đổ.
- Lá: Lá mọc đối, lá kép, bản lá to, hình dạng biến đổi tùy giống. Cần
chú ý đặc điểm lá to này để phát huy khả năng quang hợp cho lá, nhằm tăng
năng suất, chất lượng cho cây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





13

- Hoa: Hoa tự hình đầu trạng, nghĩa là nhiều hoa nhỏ không cuống dính
trên một đế chung. Điều cần chú ý là bao phấn thường chín trước nhụy. Cho
nên bao hoa không thể tự thụ phấn được mà nhờ các tác nhân đưa phấn từ bao
này sang bao khác. Vận dụng đặc điểm này để lấy hạt gieo trồng sẽ có nhiều
giống có màu sắc, hình dáng khác nhau và lai tạo giống mới.
- Quả: Thuộc loại quả bế, khô, khi chín vỏ quả màu đen. Mỗi quả trung
bình có từ 40 - 60 hạt giống.
1.2.3.2. Điều kiện sinh thái của cây thược dược
Thược dược ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình không cao quá
30oC và không thấp dưới 10oC. Độ ẩm từ 60 - 70% là tốt nhất, từ 80% cây
mọc khỏe, lá nhiều, thân cành yếu, dễ đổ. Ở độ cao 800 - 1500m so với mặt
nước biển, thược dược phát triển tốt, màu sắc đậm đà.
Thược dược thuộc loại cây ưa sáng, ở nơi có đủ ánh sáng cây tốt, nhiều
hoa, hoa to, màu sắc hoa tươi, đậm đà hơn, củ dễ bảo quản hơn, qua mùa sau
củ ít b thối. Ở nơi thiếu ánh sáng cây b vống cao, yếu ớt, dễ b đổ, hoa nhỏ,
củ khó bảo quản, dễ b thối.
Về điều kiện đất đai: Thược dược có bộ rễ ăn ngang mạnh. Vì vậy đất
tốt là đất th t pha hoặc đất sét pha nhiều màu, độ pH 6 - 7 là thích hợp nhất.
Rễ dễ b thối nếu b ngâm trong nước, cho nên cần trồng ở chỗ đất cao, thoát
nước [32].
Tóm lại, về điều kiện sinh thái của cây thược dược cần chú ý: thời tiết
mát mẻ, nhiều ánh sáng, đất tốt, phân đủ, đất trồng thoát nước tốt
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới
Theo Tr nh Khắc Quang (2010) [9], hiện nay việc sản xuất hoa và cây
cảnh trên thế giới đang phát triển mạnh và mang tính thương mại cao, mang
nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế một số nước, đặc biệt là những nước đang
phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14

Theo báo cáo năm 2005 của FAO, giá tr sản lượng hoa cây cảnh của
toàn thế giới năm 1995 đạt 35 tỷ USD, đến năm 2004 tăng lên 56 tỷ USD,
(tốc độ tăng bình quân là 20% , trong đó giá tr xuất khẩu đạt 8,5 - 10 tỷ
USD/năm Tr nh Khắc Quang, 2010) [9].
Theo số liệu thống kê của FAO, hoa xuất khẩu chiếm hơn 13.362 tỷ
USD năm 2006, trong đó hoa cắt cành là 6,12 tỷ USD chiếm 45,9% hoa và
hoa trồng thảm là 5,79% tỷ USD chiếm 43,3% loại chỉ dùng lá để trang trí là
893 triệu USD chiếm 6,7% và các loại hoa khác là 559 triệu USD chiếm 4,1%
(Tr nh Khắc Quang, 2010) [9].
Những nước có ngành sản xuất hoa phát triển là Hà Lan, Pháp, Mỹ,
Colombia, Kenia... Một số nước đang có kế hoạch đầu tư phát triển mạnh mẽ,
đưa cây hoa lên thành một ngành kinh tế quan trọng như Trung Quốc, Đài
Loan, Hàn Quốc, Singapo, Israrel, Italia... (Tr nh Khắc Quang, 2010) [9].
Trong các nước châu Âu, Hà Lan có thể xem là nước đứng đầu trên thế
giới về sản xuất và xuất khẩu hoa phục vụ cho th trường tiêu thụ rộng lớn
gồm 80 nước trên thế giới bao gồm hoa cắt, hoa trồng thảm, trồng chậu và cây
trang trí. Trung bình mỗi năm Hà Lan cung cấp cho th trường 7 tỷ bó hoa
tươi và 600 triệu chậu hoa cảnh các loại và tổng kim ngạch xuất khẩu là 2 tỷ
USD/năm Tr nh khắc Quang, 2010) [9]. Tiếp đến là Mỹ, ngành trồng hoa có
thể xem là một phần quan trọng của nền kinh tế nước Mỹ, với kim ngạch xuất
khẩu là 10 tỷ USD, bao gồm hoa cắt, hoa trồng thảm, hoa trồng chậu và các loại lá
để trang trí. Ở các nước châu Á thì Nhật Bản là nước dẫn đầu về áp dụng thành
tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến để tạo ra các giống hoa cây cảnh có giá tr kinh tế

cao. Thế mạnh của nước này là các loại cây bonsai, nghệ thuật cắm hoa và lối
trang trí độc đáo cho các vườn hoa công viên.
Sau 2 thập kỷ phát triển, ngành sản xuất hoa của Trung Quốc đã trở
thành một ngành có điều kiện hứa hẹn bởi vì sản xuất hoa phát triển hàng
năm. Diện tích trồng hoa của Trung Quốc là 117.000 ha vào năm 2000, số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15

lượng hoa cắt cành được bán là 3,22 tỷ cành và hoa chậu, hoa thảm là 810
triệu cây. Trung Quốc đang phấn đấu đẩy nhanh ngành công nghiệp hoa phát
triển và sẽ trở thành một trong những nước dẫn đầu châu Á về sản xuất, tiêu
thụ và xuất khẩu hoa.
Do cây hoa mang lại lợi nhuận khá cao nên một số nước rất chú trọng
đầu tư, đặc biệt là công tác nghiên cứu ứng dụng những thành tựu tiên tiến
nhất của các ngành nghề khác có nhiều liên quan như: công nghệ sinh học, tin
học, tự động hóa, vật lý, hóa học, ngành công nghiệp làm nhà kính, nhà lưới,
ngành công nghiệp sản xuất giá thể, phân bón, thuốc trừ sâu...
Theo phân tích và dự báo của các chuyên gia kinh tế, ngành sản xuất
kinh doanh hoa trên thế giới còn tiếp tục phát triển và vẫn có tốc độ phát triển
cao (từ 12 - 15%) trong những năm tới.
Phát triển hoa và cây cảnh không chỉ đóng vai trò quan trọng là mang lại lợi
nhuận lớn cho nền kinh tế của đất nước mà còn góp phần đáng kể trong việc cải
tạo môi trường sống phục vụ cho nhu cầu thiết kế, xây dựng, trang trí công cộng
và làm cho con người trở nên gần gũi với thiên nhiên hơn.
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam
Nghề sản xuất hoa, cây cảnh ở Việt Nam có từ lâu đời, nhưng chỉ được

coi là một ngành kinh tế và có giá tr hàng hoá từ những năm 1980. Cũng
giống như trên thế giới, ngành kinh tế này có tốc độ phát triển khá nhanh,
theo Nguyễn Th Kim Lý, (2009) [7].
So với năm 2000, diện tích hoa, cây cảnh năm 2011 đã tăng 2,4 lần, giá
tr sản lượng tăng 7,2 lần đạt 6.800 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu xấp xỉ 50
triệu USD). Mức tăng giá tr thu nhập/ha là 3,0 lần đã có nhiều mô hình đạt
800 triệu đến 2,5 tỷ đồng/ha/năm . Tốc độ tăng trưởng này là rất cao so với
các ngành nông nghiệp khác.
Cũng theo kết quả điều tra, nhu cầu th trường hoa, cây cảnh của Việt
Nam trong giai đoạn 2000 - 2011 trung bình tăng 9%/năm. Mức độ tiêu dùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




16

hoa, cây cảnh trung bình của người dân đô th năm 2000 là 25.000đ/người/năm,
đến năm 2011 tăng lên 52.000đ/người/năm. Ở nông thôn, mức độ tiêu dùng
tương ứng chỉ bằng 20% so với đô th .
Bảng 1.1: Tốc độ phát triển của ngành sản xuất hoa, cây cảnh
giai đoạn 2000-2011
Năm 2000

Năm 2005

6.800

11.200


12.600

16.200

950.000

1.960.000

4.410.000

6.800.000

Giá tr thu nhập TB
Tr.đ/ha/năm

140

275

350

420

Mức tăng diện tích so
với 2000 (lần)

1,0

2,1


1,9

2,4

Mức tăng giá tr sản
lượng so với 2000 (lần)

1,0

2,0

4,6

7,2

Chỉ tiêu
Tổng diện tích (ha)
Giá tr sản lượng Tr.đ

Năm 2008 Năm 2011

(Số liệu thống kê và điều tra tổng hợp của Viện Nghiên cứu Rau quả năm 2012)
Sự tăng trưởng của ngành sản xuất hoa, cây cảnh luôn ổn đ nh trong
suốt 11 năm qua. Theo ước tính, có được kết quả trên là do sự đóng góp của
nhân tố xã hội (do thu nhập ngày càng cao, đời sống người dân ngày càng cải
thiện), chiếm 40%; sự đầu tư của Nhà nước về cơ sở hạ tầng và cơ chế chính
sách chiếm 15%; sự nỗ lực của người dân 25% và do kết quả đóng góp của
khoa học 20% (Tr nh Khắc Quang, 2013) [10].
1.3.3. Cơ cấu chủng loại hoa, cây cảnh ở Việt Nam
Trước năm 1995, Việt Nam chủ yếu sử dụng những loại hoa, cây cảnh

truyền thống, thông dụng như quất, đào, mai, hồng, cúc, layơn, huệ, thược
dược. Những năm gần đây, một số chủng loại hoa, cây cảnh cây cảnh mới,
cao cấp đã dần dần được chú trọng và đang có xu hướng tăng dần về số lượng
và giá tr .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×