Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP đàm THOẠI TRONG dạy học TIẾNG VIỆT ở TRƯỜNG THCS (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.96 KB, 21 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐỌC LÀ

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

LLDH

Lí luận dạy học

PP

Phương pháp

PPDH

Phương pháp dạy học

PPĐT

Phương pháp đàm thoại

SGK



Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

THCS

Trung học cơ sở

TV

Tiếng Việt

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập của đất nước hiện nay, cùng với những đòi hỏi từ
thực tiễn giảng dạy thì vấn đề đổi mới PPDH không chỉ là quy luật mà còn là
nhu cầu của người học lẫn người dạy ở nước ta là vô cùng cấp thiết. Dạy học
văn trong nhà trường theo PP mới đem lại hiệu quả thiết thực, cũng là một thực
trạng sôi nổi của nước ta trong những năm gần đây.
Dạy học lấy HS làm vị trí trung tâm trong các giờ học là một PP mới, có
nhiều điểm tích cực đã được GV áp dụng phổ biến trong giảng dạy ở nhà
trường. Giảng dạy theo hướng đàm thoại là PP phát hiện chân lí bằng tranh luận.
Giờ học ở trên lớp phải là một cuộc đối thoại, đối thoại giữa thầy và trò, giữa
học trò với nhau. Giáo trình không phải là một tài liệu khoa học thuần tuý mà

phải là “kịch bản” cho cuộc đối thoại đó. Trong đó, có cả hoạt động của thầy và
hoạt động của trò, nhưng hoạt động của trò là trung tâm, HS là chủ thể tích
cựcchủ yếu, rèn luyện và phát triển khả năng giải quyết vấn đề một cách khoa
học, độc lập trong quá trình học tập. Thông qua đối thoại, người học giải quyết
một loạt nhiệm vụ đa dạng, phong phú từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
PP đàm thoại có thể làm nền tảng cơ bản để GV xây dựng những bài
giảng tích cực mang lại hiệu quả cao trong dạy học, đặc biệt là dạy học phân
môn TV.
Trong những năm gần đây hứng thú của các em HS đối với môn Văn
ngày một giảm. Điều này cũng gây cho GV không ít những khó khăn phải làm
thế nào, vận dụng PPDH ra sao để tiết học thêm sinh động, giúp HS có hứng thú
và say mê đóng góp ý kiến vào bài học chứ không mang đến cho HS sự tẻ nhạt,
nhàm chán là trăn trở của mỗi GV đứng lớp và các nhà giáo dục nói chung.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn
góp phần vào việc chỉ ra con đường, cách thức vận dụng PPĐT dạy học TV bài
Các phương châm hội thoại trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 THCS hiện
hành.
2


2. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Vận dụng PPĐT (vấn đáp) trong dạy học TV đã thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu từ trước tới nay.
Trong cuốn PP dạy học văn (tập 1) của giáo sư Phan Trọng Luận, ở
chương V của phần hai, tác giả đã nêu lên các PP tiếp cận phân tích giảng dạy
tác phẩm văn chương. PP bao giờ cũng gắn liền với người sử dụng PP, PP dù có
hay đến đâu nhưng GV không biết vận dụng đúng mục đích và thời điểm thích
hợp thì cũng không pháp huy được tính tích cực của PP đó. Tác giả đề cao
PPĐT: “Nếu đặc biệt chú ý đến nhiệm vụ phát triển năng lực trí tuệ, óc thông
minh sáng tạo của HS và cái đó là một yêu cầu rất cơ bản trong công tác giảng

dạy, chắc hẳn người GV sẽ dành cho PPĐT một vị trí xứng đáng trong quá
trình lên lớp”. Và cũng chính qua đàm thoại sẽ tạo được mối quan hệ thân thiết
giữa GV và HS.“Tính cách, phẩm chất trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, phong cách
người HS được bộc lộ rõ rệt ngay trong quá trình đàm thoại. Năng lực độc lập
làm việc, óc tìm tòi suy nghĩ, thói quen giao tiếp xã hội của HS được phát huy
một cách tích cực hơn, không khí thụ động của giờ học giảm bớt một cách rõ
rệt”. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến việc sử dụng câu hỏi phải vừa sức HS,
sự cân đối giữa loại câu hỏi cụ thể và loại câu hỏi tổng hợp gợi vấn đề. Đồng
thời GV phải biết tận dụng, kết hợp sức mạnh của các loại PP khác nhau trong
giảng dạy.
Trong cuốn Văn chương và PPgiảng dạy văn chương, ở phần 9 - Đặc
điểm của hệ PP hiện đại trong giảng dạy văn chương ở nhà trường phổ thông
trung học, tác giả Trịnh Xuân Vũ đã đề cập đến vấn đề sử dụng PPĐT để HS
trao đổi, giao tiếp với nhau và với GV. Trong mục II của phần này, tác giả có
trình bày về PP hiện đại sử dụng hình thức“ Giao tiếp, đối thoại, tranh luận” của
trò chứ không phải sử dụng hình thức “ Độc thoại ” của thầy. Trịnh Xuân Vũ
đặc biệt quan tâm đến sự phát triển tư duy của HS và tránh việc sử dụng cách
dạy độc thoại của thầy. Giao tiếp, đối thoại, tranh luận là mỗi cá thể trò có quyền
sử dụng “Cỗ xe ngôn ngữ ”, tiếng nói của mình để “ Chở” khái niệm vào trong
đầu óc. Ở phần 10 –PP Socrate, tác giả cho rằng PP này nhấn mạnh đến việc tư
3


duy của người học, đối thoại tranh luận“ Hỏi là dạy” . Sử dụng PPĐT trong dạy
học là tôn trọng sự đa dạng của các ý kiến, các giải pháp không giống nhau và
kể cả từng cá thể trò trong tinh thần thật sự bình đẳng, năng động, sáng tạo. GV
phải là người hiểu và nắm vững kiến thức thì mới có thể điều khiển lớp học và
giải quyết các vấn đề mà HS thắc mắc.
Tác giả Phan Trọng Ngọ trong cuốn Dạy học và PP dạy học trong nhà
trường đã nói đến các PP dạy học trong nhà trường hiện nay. Ở chương 6 Nhóm PP trao đổi, tác giả đã đề cập đến một số PP như: PP thảo luận trên lớp,

PP động não, PP seminar … đặc biệt nhấn mạnh tới PP vấn đáp và kĩ thuật đặt
câu hỏi. Phan Trọng Ngọ đã nêu ra những điểm mạnh và hạn chế của PP vấn
đáp, đồng thời tác giả cũng giới thiệu về các loại câu hỏi và kĩ thuật sử dụng câu
hỏi cho phù hợp trong giảng dạy: “Kĩ thuật đặt câu hỏi được sử dụng trong các
PPDH, đặc biệt trong PP vấn đáp - một PP dạy học được coi là tích cực”.
Như vậy vấn đề sử dụng PPDH trong dạy học Ngữ văn đã được quan tâm
nghiên cứu từ rất lâu.Song vấn đề vận dụng, thực hành PPDH đàm thoại trong
dạy học TV như thế nào thì chưa được phổ biến.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng cũng như cơ sở lí luận, tiểu luận vận
dụng PPĐT trong dạy học TV nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của
người học.
HS khi đến lớp sẽ trao đổi với GV và bạn học một cách tích cực và chủ
động hơn, tránh được tình trạng HS tiếp nhận văn bản thụ động, đáp ứng yêu
cầu giáo dục và đào tạo con người trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát
triển với tốc độ chưa từng có cùng với nền kinh tế tri thức.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nêu trên, tiểu luận cần đạt được những yêu
cầu sau:
- Khảo sát thực tiễn SGK, SGV Ngữ văn THCS.
4


- Vận dụng PPĐT dạy đọc- hiểu TPVC trong nhà trường THCS.
- Đề xuất nội dung và PPDH theo hướng xây dựng hệ thống câu hỏi đàm
thoại trong dạy học Các phương châm hội thoại trong chương trình Ngữ Văn
lớp 9 THCS hiện hành.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: bài dạy TV trong chương trình Ngữ Văn THCS hiện hành.
- Giới hạn: Bài TV Các phương châm hội thoại trong chương trình Ngữ

Văn lớp 9 THCS hiện hành.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã phối hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu như sau:
- PP phân tích, so sánh: lựa chọn các tài liệu có liên quan để phân tích,
đánh giá, vận dụng vào bài viết, nhất là tìm hiểu sâu hơn về PPĐT, áp dụng
PPĐT vào việc dạy học TV bài Các phương châm hội thoại.
- PP nghiên cứu thực tiễn: nghiên cứu hệ thống câu hỏi SGK và gợi ý trả
lời của SGV.
- PP nghiên cứu lí thuyết: từ những tài liệu khoa học chuyên ngành và các
khoa học liên quan, xác lập những luận điểm cơ bản cho vấn đề vận dụng PPĐT
trong dạy học TV bàiCác phương châm hội thoại.
7. Cấu trúc tiểu luận
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương 2: Vận dụng phương pháp đàm thoại dạy học TV bài Các
phương châm hội thoại trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 THCS hiện hành.
Chương 3: Giáo án thử nghiệm.

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Những luận điểm cơ bản về phương pháp đàm thoại trong dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương
1.1.1. Quan điểm về phương pháp đàm thoại
Theo quan điểm truyền thống, khi nói đến nhà trường, người ta chỉ chú
trọng đến vai trò của người thầy. Thầy giáo là tất cả, là nguồn kiến thức. Do vậy
người GV thường che lấp tài liệu học tập, người học trở thành đối tượng, thành

khách thể của quá trình nhận thức, thành bình chứa để GV rót kiến thức. Vì thế,
tài liệu học tập dường như không được chú ý. Theo quan niệm này, PPDH theo
kiểu thông tin- tái hiện và diễn giải là PP chủ đạo. Trên lớp, thầy trở thành người
diễn thuyết, người thuyết giảng. Và như thế, người học trò được đào tạo trở nên
ít sáng tạo, trở nên thụ động trong công việc bởi trong nhà trường các em đã có
thói quen học vẹt.
Trong những năm gần đây, do yêu cầu mới mà xã hội đặt ra cho nhà trường,
buộc những người làm công tác nghiên cứu LLDH phải suy nghĩ, tìm tòi những
con đường, cách thức đổi mới PPDH, buộc người giáo viên phải thay đổi cách
dạy. Trong đổi mới PPDH đó, người GV phải coi HS là trung tâm. Và PPDH
đàm thoại (vấn đáp) là PP tối ưu để phát huy vai trò của HS trong giờ văn. Phát
huy được vai trò tích cực của HS thì mới tạo được bầu không khí văn chương
sôi nổi trong giờ dạy - học văn.
1.1.2. Khả năng vận dụng phương pháp đàm thoại dạy học tiếng Việt
PPĐT (vấn đáp) là PPDH tích cực, đáp ứng được nhiệm vụ dạy học trong
thời đại mới. Nếu vận dụng một cách linh hoạt sẽ mang lại hiệu quả trong quá
trình giảng dạy và tiếp thu kiến thức của HS.
1.1.3. Quy trình thực hiện phương pháp đàm thoại
Quy trình vận dụng PPĐT gồm các bước sau:
* Trước giờ học:
6


- Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và đối tượng dạy học. Xác định các
đơn vị kiến thức kĩ năng cơ bản trong bài học và tìm cách diễn đạt các nội dung
này dưới dạng câu hỏi gợi ý, dẫn dắt HS.
- Bước 2: Dự kiến nội dung các câu hỏi, hình thức hỏi, thời điểm đặt câu
hỏi, trình tự của các câu hỏi (câu hỏi trước phải làm nền cho các câu hỏi tiếp sau
hoặc định hướng suy nghĩ để HS giải quyết vấn đề). Dự kiến nội dung các câu
trả lời của HS, trong đó dự kiến những “lỗ hổng” về mặt kiến thức cũng như

những khó khăn, sai lầm phổ biến mà HS thường mắc phải.Dự kiến các câu
nhận xét hoặc trả lời của GV đối với HS.
- Bước 3: Dự kiến những câu hỏi phụ để tùy tình hình từng đối tượng cụ
thể mà tiếp tục gợi ý, dẫn dắt HS.
* Trong giờ học:
- Bước 4: GV sử dụng hệ thống câu hỏi dự kiến (phù hợp với trình độ
nhận thức của từng loại đối tượng HS) trong tiến trình bài dạy và chú ý thu thập
thông tin phản hồi từ phía HS.
* Sau giờ học:
GV chú ý rút kinh nghiệm về tính rõ ràng, chính xác và trật tự logic của
hệ thống câu hỏi đã sử dụng trong giờ dạy.
1.2. Những điểm cần chú ý khi vận dụng phương phápđàm thoại trong dạy
học tiếng Việt
Khi soạn các câu hỏi GV cần lưu ý các yêu cầu sau đây:
- Câu hỏi có nội dung chính xác, rõ ràng, sát với mục đích, yêu cầu của
bài học, không làm cho người học có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau.
- Câu hỏi phải sát với từng loại đối tượng HS, nghĩa là phải có nhiều câu
hỏi ở mức độ khác nhau, không quá dễ, cũng không quá khó. GV có kinh
nghiệm thường tỏ ra cho HS thấy các câu hỏi đều có tầm quan trọng và độ khó
như nhau (để HS yếu có thể trả lời được những câu hỏi vừa sức mà không có
cảm giác tự ti rằng mình chỉ có thể trả lời được những câu hỏi dễ và không quan
trọng).
7


- Cùng một nội dụng học tập, cùng một mục đích như nhau, GV có thể sử
dụng nhiều dạng câu hỏi với nhiều hình thức hỏi khác nhau.
- Bên cạnh những câu hỏi chính cần chuẩn bị những câu hỏi phụ (trên cơ
sở dự kiến các câu trả lời của HS, trong đó có thể có những câu trả lời sai) để
tùy tính hình thực tế mà gợi ý, dẫn dắt tiếp.

- Nên chú ý các câu hỏi mở để HS đưa ra nhiều phương án trả lời và phát
huy được tính tích cực, sáng tạo của HS.
- Câu hỏi được GV sử dụng với những mục đích khác nhau, ở những khâu
khác nhau của quá trình dạy học nhưng quan trọng nhất và cũng khó sử dụng
nhất là ở khâu nghiên cứu tài liệu mới. Trong khâu dạy bài mới, câu hỏi được sử
dụng trong những PP khác nhau nhưng quan trọng nhất là PP vấn đáp.
- Loại câu hỏi vấn đáp tái hiện thường được sử dụng khi:
+ HS chuẩn bị bài học
+ HS đang thực hành, luyện tập
+ HS đang ôn tập những tài liệu đã học
- Loại vấn đáp - giải thích minh họa được sử dụng trong các trường hợp
sau:
+ HS đã có những thông tin cơ bản - GV muốn HS sử dụng các thông tin
ấy trong những tình huống mới, phức tạp hơn.
+ HS tham gia giải quyết vấn đề đặt ra.
+ HS đang được cuốn hút vào cuộc thảo luận sôi nổi và sáng tạo.
- Loại vấn đáp tìm tòi dù được sử dụng riêng rẽ, cũng đã có tác dụng kích
thích suy nghĩ tích cực. Vấn đáp tìm tòi là PP đang cần được phát triển rộng rãi.
Muốn vậy, GV phải đầu tư vào việc nâng cao chất lượng các câu hỏi, giảm số
câu hỏi có yêu cầu thấp về mặt nhận thức (chỉ đòi hỏi tái hiện các kiến thức sự
kiện) tăng dần số câu hỏi có yêu cầu cao về mặt nhận thức (đòi hỏi sự thông
hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, vận dụng kiến thức đã học).
- Sự thành công của PP vấn đáp phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng được
hệ thống câu hỏi gợi mở thích hợp (tất nhiên còn phụ thuộc vào nghệ thuật giao
tiếp, ứng xử và dẫn dắt của GV).
8


1.3. Khảo sát thực trạng dạy học TV bài Các phương châm hội thoại
trong chương trình Ngữ Văn THCS hiện hành

1.3.1. Khảo sát sách giáo khoa
Nội dung dạy học TV bài Các phương châm hội thoại trong SGK Ngữ
văn lớp 9, tập một chương trình hiện hành được sắp xếp theo trình tự: Mục tiêu
cần đạt, chuẩn bị, phương pháp, tiến trình dạy học (bao gồm hệ thống câu hỏi
hướng dẫn tìm hiểu bài TV), ghi nhớ, luyện tập. Trong phần hướng dẫn học bài
cũng đã chú ý đến việc xây dựng hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài, trong đó có 3 ví
dụ để giúp HS hiểu được nội dung của bài
1.3.2. Khảo sát sách giáo viên
SGV biên soạn nhằm mục đích giải thích ý đồ trong SGK nói chung cũng
như nội dung và PP soạn bài cụ thể. Nội dung chính của sách là chỉ rõ nội dung
bài học và những điểm cần lưu ý, cung cấp thông tin về tác phẩm, trả lời câu hỏi
trong SGK và những điểm chú ý khi dạy học. Về hệ thống câu hỏi trong SGV
chủ yếu vẫn dựa trên những câu hỏi trong SGK ít có những câu hỏi mở rộng,
sáng tạo thêm. Bởi vậy, GV cần đầu tư soạn thêm các câu hỏi cho phù hợp nội
dung bài học và đối tượng HS.
1.3.3. Khảo sát giáo án của giáo viên
Giáo án là tên gọi “bài” soạn giảng của GV. Đó là phương án giảng dạy
và giáo dục của bài học, là sự lựa chọn, đúc rút kiến thức. Bất cứ điều gì có mặt
trong giáo án đều mang tính định hướng và có mục đích rõ rệt kể cả những tiết
mục tưởng như máy móc cũ mòn. Vì vậy vai trò của giáo án là rất quan trọng
trong quá trình dạy học.
Hiện nay, vận dụng PPĐT vẫn là một PP tích cực được đưa vào nhà
trường phổ thông và trong giảng dạy, GV cũng đã biết cách vận dụng PPĐT
thông qua hệ thống đặt câu hỏi mới ngoài SGK phù hợp với nội dung bài học.
Tuy nhiên, không phải GV nào cũng áp dụng thành công và đạt hiệu quả. Bởi
vậy, việc xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học TV nhằm khai thác tối ưu khả năng
học tập của các em và đem lại hiệu quả cao trong dạy học là việc làm cần thiết.

9



CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI- DẠY
HỌC TIẾNG VIỆT BÀI CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9 THCS HIỆN HÀNH
2.1. Xác định mục tiêu và yêu cầu vận dụng phương pháp đàm thoại
dạy học TV bài Các phương châm hội thoại trong chương trình Ngữ Văn
lớp 9 THCS hiện hành.
- GV cần phải đặt câu hỏi cho toàn bộ lớp rồi mới chỉ định HS trả lời. Khi
một HS trả lời xong, cần yêu cầu những HS khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa
câu trả lời nhằm thu hút sự chú ý lắng nghe câu trả lời của bạn với tinh thần phê
phán. Qua đó, kích thích hoạt động chung của lớp.
- GV cần lắng nghe khi HS trả lời, nếu cần thiết đặt thêm câu hỏi phụ, câu
hỏi gợi mở dẫn dắt HS để trả lời câu hỏi chính được tốt hơn.
- Cần có thái độ bình tĩnh khi HS trả lời sai hoặc thiếu chính xác, tránh
thái độ nôn nóng, vội vàng cắt ngang ý của HS khi không thật cần thiết. Chú ý
uốn nắn, nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS, giúp HS hệ thống hóa tri thức tiếp
thu được trong quá trình đàm thoại.
- Không chỉ chú ý đến kết quả câu trả lời của HS mà còn chú ý cả đến
cách diễn đạt câu trả lời của HS có chính xác, rõ ràng, logic không. Đó là điều
kiện quan trọng để phát triển tư duy logic của HS.
- Cần chú ý sử dụng mọi biện pháp thúc đẩy HS mạnh dạn nêu thắc mắc
và khéo léo sử dụng thắc mắc đó để tạo tình huống vấn đề và thu hút toàn bộ lớp
tham gia thảo luận, tranh luận để giải quyết vấn đề đó. Như vậy, có thể góp phần
lấp lỗ hổng, chữa những sai lầm hoặc cách hiểu chưa chính xác nội dung học tập
của HS.
- Tạo ra không khí thoải mái trong lớp học để HS không quá lo ngại khi
trả lời, các HS kém không mặc cảm về trình độ của mình.
- Khuyến khích, động viên sự cố gắng của HS. Nếu GV tin ở sự cố gắng
của HS thì các em thêm nỗ lực phấn đấu, không nản chí.
- GV nên trân trọng mỗi tiến bộ nhỏ của HS, tuy nhiên cũng không nên

quá lạm dụng lời khen.
10


2.2. Định hướng câu hỏi dạy học TV bài Các phương châm hội thoại
- Câu hỏi nói chung phải căn cứ vào đặc điểm nội dung kiến thức, kết quả
cần đạt của bài học, phát huy được tính tích cực, chủ động tham gia tranh luận,
trao đổi, kích thích được óc tìm tòi của HS trong quá trình tìm hiểu TV bài Các
phương châm hội thoại.
- Câu hỏi phải đạt được mục đích kích thích sự khám phá, phát hiện, liên
hệ thực tế của HS đối yêu cầu giao tiếp của TV.
- Câu hỏi phải xác địnhđược mức độ HS từ dễ đến khó.
- Câu hỏi giúp HS phát hiện ra yêu cầu khi giao tiếp.
- Câu hỏi phải mã hóa lượng thông tin một cách đơn giản, phù hợp, sát
thực với nội dung cụ thể và tâm lí lứa tuổi, khai thác cách thức vận dụng, thực
hành một cách có hiệu quả.

11


CHƯƠNG 3: GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM
TIẾT 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức: Giúp HS
- Nắm được nội dung, phương châm về lượng và phương châm về chất.
2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và
phương châm về chất trong 1 tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động
giao tiếp.

3. Về thái độ
- Nghiêm túc học tập.
- Có ý thức vận dụng hợp lí những phương châm này trong giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn bài: giáo án, máy chiếu.
- Tìm ngữ liệu, đọc sách thiết kế.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Soạn bài (các câu hỏi hướng dẫn đọc - hiểu bài trong SGK).
C. PHƯƠNG PHÁP
Vận dụng linh hoạt, sáng tạo một số phương pháp dạy học sau: đàm thoại
(vấn đáp), thảo luận nhóm, phân tích cắt nghĩa, khái quát hóa .v.v..
12


D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ôn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS( vở soạn).
3. Bài mới:

Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:

Nội dung cần đạt

Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú
ý cho HS
Phương pháp: thuyết trình
Thời gian: 2 phút

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu

I.Phương châm về lượng

nội dung phương châm về lượng
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm, nội
dung phương châm về lượng
Phương pháp: Vấn đáp, minh họa,
phân tích cắt nghĩa
Thời gian: 15 phút
1. VD, nhận xét
a. VD1:
Đọc đoạn đối thoại mục I1 và trả lời

-…. “Ở dưới ao”

câu hỏi:

+ Có nội dung thông báo.

?Câu trả lời của Ba có đáp ứng điều

+ Không đáp ứng điều mà An muốn

mà An muốn biết không? Cần trả lời

biết vì “ bơi”: di chuyển trong nước

như thế nào?


hoặc trên mặt nước bằng cử động của
cơ thể. An muốn biết cụ thể địa điểm
bơi là ở sông, hồ nào?
( HS tự trả lời)

? Từ đó em rút ra nhận xét gì?

 Nói cho có nội dung.
13


b. VD2: Truyện “ Lợn cưới, áo mới”
? Kể lại truyện “Lợn cưới áo mới” và

- Gây cười: Các nhân vật nói nhiều hơn

cho biết vì sao truyện lại gây cười?

những gì cần nói.

? Hai nhân vật chỉ cần đối thoại như

- Bác có thấy (con lợn nào) chạy qua

thế nào?

đây không?
- ( Nãy giờ) tôi chẳng thấy con lợn
chạy qua đây cả.


? Từ đó em rút ra nhận xét gì?

 Trong giao tiếp, không nên nói ít
hoặc nhiều hơn những gì cần nói

GV: Hai nhận xét trên giúp chúng ta
tuân thủ đúng phương châm về lượng?

2. Ghi nhớ: Phương châm về lượng

Thế nào là phương châm về lượng.

Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung;
nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng
yêu cầu của giao tiếp, không thiếu,
không thừa.
điều mà mình không tin là đúng sự
thực.
* BT1.

Làm BT1 SGK

- Vận dụng phương châm lượng để
phân tích lỗi trong những câu sau:
a. Trâu là một loài gia súc (nuôi ở
nhà)
nhà súc vật
b. Én là một loài chim (có hai cánh)
Tất cả các loài chim đều có hai cánh.
 2 câu đều thừa từ  không đúng


Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu

phương châm về lượng.
II. Phương châm về chất

nội dung phương châm về chất

1.VD2 nhận xét

Mục tiêu: HS nắm được khái niệm, nội
dung phương châm về chất
14


Phương pháp: Phát vấn, minh họa,
phân tích cắt nghĩa
Thời gian: 15 phút
? Đọc truyện cười và cho biết truyện
phê phán điều gì?

-Truyện phê phán tính nói khoác.

? Trong giao tiếp có điều gì cần tránh

- Trong giao tiếp, không nên nói
nhữngđiều mà mình không tin là đúng

GV đưa ra ngữ liệu:


sự thực.

HS trong lớp chưa biết rõ A nghỉ học

- Trong giao tiếp, đừng nói những điều

vì sao, khi thầy hỏi, 2 bạn trả lời:

mà mình không có bằng chứng xác

B: - Thưa thầy bạn ý bị ốm.

thực.

C: - Thưa thầy hình như bạn ấy bị ốm.

+ Nếu nói điều mình phỏng đoán thì

Em đồng ý với cách trả lời nào? Tại

phải báo cho người nghe biết rằng tính

sao?

xác thực của điều đó chưa được kiểm
chứng( thêm từ ngữ: hình như, em nghĩ
là…)

? Thế nào là phương châm về chất?


2. Ghi nhớ: Phương châm về chất
- Khi giao tiếp, đừng nói những điều:
+ Mình không tin là đúng.

Hoạt động 3: Luyện tập

+ Không có bằng chứng xác thực.
III. Luyện tập

Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào
bài tập thực hành
Phương pháp: Phát vấn, giải thích,
thảo luận nhóm
Thời gian: 10 phút
? Chọn ngữ từ thích hợp điền vào chỗ

BT2

trống?
a.Nói có sách, mách có chứng.
15


b. Nói dối
c. Nói mò
d. Nói nhăng, nói cuội
e. Nói trạng
? Phân loại những cách nói tuân thủ

* Phương châm về chất.


hoặc không tuân thủ các phương châm

- Tuân thủ: a

hội đã học?
? Đọc truyện cười sau và cho biết

- Không tuân thủ: b, c, d, e.
BT3

phương châm hội thoại nào đã không

*Với các câu hỏi “Rồi có nuôi được

được tuân thủ?

không?” người nói đã không tuân thủ

( HS thảo luận nhóm)

phương châm về lượng( hỏi một điều
rất thừa).
BT4

? Vận dụng những phương châm hội

a.Phương châm về chất.

thoại đã học để giải thích vì sao người


b. Như tôi đã trình bày.

nói đôi khi phải dùng diễn đạt a, b?

 Nói những điều mà người nói nghĩ

( HS thảo luận nhóm)

rằng người nghe đã biết rồi để diễn đạt
đỡ thừa.
 Phương châm về lượng.

Hoạt động 4. Củng cố
Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS
Phương pháp: Vấn đáp, khái quát hóa
Thời gian: 2 phút
? Nhắc lại nội dung phương châm về chất và phương châm về lượng? Lấy
ví dụ?
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
-Nắm được nội dung bài
16


-Làm BT5
-Sưu tầm các đoạn hội thoại vi phạm phương châm về chất và phương
châm về lượng.
-Chuẩn bị bài tiếp theo: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong
văn bản thuyết minh.


PHẦN KẾT LUẬN
Vận dụng PPĐT dạy học TV bài Các phương châm hội thoại nói riêng và
tất cả các TV trong chương trình Ngữ Văn THCS nói chung mang lại nhiều hiệu
quả trong học tập, đi sâu khám phá bài học. Hơn nữa, hình thành kĩ năng đặt câu
hỏi và ứng xử, giao tiếp, kích thích suy nghĩ, tư duy cho HS. Dẫn dắt theo PP
vấn đáp như trên rõ ràng mất nhiều thời gian hơn PP thuyết trình, giảng giải

17


nhưng kiến thức HS lĩnh hội được chắc chắn sẽ hơn nhiều. Bằng cách này HS sẽ
hiểu nội dung học tập hơn là học vẹt, học máy móc.
Ở đây, tiểu luận đã nêu nên các quan điểm, PP cơ bản về các vận dụng
PPĐT trong dạy học TV, thực trạng DH, nguyên nhân, hạn chế của việc vận
dụng các PPDH TV ở trường THCS với mong muốn sẽ được ứng dụng vào
trong giảng dạy một cách phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, nếu vận dụng PPĐT không khéo léo sẽ không mang lại hiệu
quả, mất thời gian, không gây hứng thú, đôi khi việc đặt câu hỏi không đúng lúc,
đúng chỗ sẽ làm tiết học trở thành cuộc đối thoại giữa GV và một số HS. Hơn
nữa quá trình soạn giáo án khi xây dựng đáp án cho những câu hỏi mở sẽ khó
hơn vì phương án trả lời của từng HS là không giống nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD&ĐT (2011), Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục
2. Bộ GD&ĐT (2004), Sách giáo viên Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục.

18



3. Bộ GD&ĐT (2009), Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9, tập 1, NXB Hà
Nội
4. Nguyễn Hồng Nhung, Vũ Thị Thịnh- Tài liệu hướng dẫn thảo luận, thực
hành và tự học học phần PPDHNV ở THCS 2. Tài liệu học tập( lưu hành nội
bộ), trường CĐSP BN.
5. Lê A, Nguyễn Hải Đạm, Hoàng Mai Thao, Lê Xuân Soạn- Phương
phápdạy học tiếng Việt. Giáo trình đào tạo giáo viên THCS.NXB ĐHSP, HN,
1998.

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
19


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................4
20


4. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................5
7. Cấu trúc tiểu luận............................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...........................................6
1.1. Những luận điểm cơ bản về phương pháp đàm thoại trong dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương..................................................................................6
1.1.1. Quan điểm về phương pháp đàm thoại...................................................6
1.1.2. Khả năng vận dụng phương pháp đàm thoại dạy học tiếng Việt.........6
1.1.3. Quy trình thực hiện phương pháp đàm thoại.........................................6
1.2. Những điểm cần chú ý khi vận dụng phương phápđàm thoại trong dạy
học tiếng Việt........................................................................................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................18

21



×