Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Thuyết minh nón lá Việt Nam lớp 9 bài mẫu 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.86 KB, 18 trang )

Thuyết minh về chiếc nón lá
Dàn bài
MB:
Cách 1:
– Chiếc nón lá rất thân thuộc với dân tộc ta
– Đi cùng tà áo dài, chiếc nón lá làm tăng thêm vẻ dịu dàng, duyên dáng cho người phụ nữ Việt
Nam.
Cách 2:
“Sao anh khơng về thăm q em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”
( Bài thơ đan nón – Nguyễn Khoa Điềm)
Đã từ lâu chiếc nón lá đã đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam và trở thành biểu tượng của người
phụ nữ Việt Nam. Vẻ thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ, cùng với tá áo dài bay trong gió đã
làm tơn lên vẻ đẹp của người con gái.
Cách 3:
“Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ
Tà áo dài trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ trong tay
Thầm bước lặng, những khi trời dịu nắng”
Ai đã từng qua miền Trung nắng lửa không thể khơng biết đến nón bài thơ xứ Huế. Chiếc nón lá ấy
đã trở thành biểu tượng văn hóa của một vùng đất nhiều truyền thống. Và cũng từ lâu, chiếc nón lá trở
thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với chiếc nón lá nhẹ
nhàng và tà áo dài tha thướt đã đi vào thơ ca, nhạc họa của biết bao thế hệ.
TB:
1/ Nguồn gốc:
Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống
đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên.
Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu
giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề chằm


nón vẫn được duy trì và tồn tại đến ngày nay. Ở Huế hiện nay có một số làng nghề chằm nón truyền thống
như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế),..Những làng
nghề này đã tạo ra các sản phẩm công phu cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch.
2/ Nguyên vật liệu, cách làm:
a/ Chọn lá, sấy lá, ủi lá:
Để làm được một chiếc nón lá đẹp, người làm nón phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá, phơi lá, chọn chỉ đến
độ tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ. Lá có thể dùng lá dừa hoặc lá cọ.
– Lá dừa: để có được lá dừa làm nón phải mua từ trong Nam. Lá chuyển về chỉ là lá thơ. Để lá có độ
bền về thời gian cũng như màu sắc phải chọn lọc, phân loại lá và đem xử lí qua lưu huỳnh. Dẫu chọn lá
có cơng phu nhưng nón làm bằng lá dừa vẫn khơng thể tinh xảo và đẹp bằng nón làm bằng lá cọ.
– Lá cọ: làm nón bằng lá cọ phải cơng phu hơn, lá phải non vừa độ, gân lá phải xanh, màu lá phải
trắng xanh. Nếu lá trắng và gân lá cũng trắng thì lá đã già làm nón khơng đẹp. Một chiếc nón đạt tiêu
chuẩn phải có màu trắng xanh với những gân lá vẫn còn màu xanh nhẹ, mặt lá phải bóng, khi nón đan lên
phải nổi những gân lá màu xanh đẹp mắt. Để đạt được tiêu chuẩn ấy thì phải tn thủ đúng qui trình. Sấy
khơ phải đúng kĩ thuật, sấy trên bếp than (không phơi nắng). Sau đó lại phải phơi sương tiếp từ 2 đến 4
giờ cho lá mềm. Rồi dùng một búi vải và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao
cho từng chiếc lá được phẳng. Mỗi chiếc lá đều được chọn lựa kĩ càng và cắt với cùng độ dài là 50cm (lá
cọ).
b/ Chuốc vành, lên khung lá, xếp nón:
Với cây mác sắt, người thợ làm nón (thường là đàn ơng làm ở khâu này) chuốt từng nan tre sao cho
trịn đều và có đường kính rất nhỏ, thường chỉ nhỉnh hơn đường kính que tăm một chút. Sau đó uốn
những nan tre này thành những vịng trịn thật trịn đều và bóng bẩy từ nhỏ đến lớn. Mỗi cái nón sẽ cần 16
1


nan tre uốn thành vòng tròn này đặt từ nhỏ đến lớn vào một cái khung bằng gỗ có hình chóp. Sau đó
người thợ sẽ xếp lá lên khung,người xếp lá phải khéo và đều tay không để các phiến lá chồng lên nhau
hay xơ lệch.
Kể về q trình làm nón lá mà khơng kể đến nón bài thơ xứ Huế là một thiếu xót. Đặc biệt nón bài
thơ của xứ Huế rất mỏng vì chỉ có hai lớp: lớp lá trong gồm 20 lá, lớp lá ngoài cùng gồm 30 lá và lớp bài

thơ được đặt nằm ở giữa. Khi xây lá lợp lá, người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng
lên nhau nhiều lớp hay xơ lệch để nón đạt được sự thanh và mỏng. Khi soi lên ánh nắng, ta đọc được bài
thơ, nhìn thấy rõ hình cầu Tràng Tiền hay chùa Thiên Mụ. Chính những chi tiết này đã tạo nên nét đặc
trưng cho nón bài thơ xứ Huế.
c/ Chằm nón:
Sau khi xếp lá cho đều và ngay ngắn lên vành, người ta bắt đầu chằm nón. Nón được chằm bằng sợi
nilơng dẻo, dai, săn chắc và phải có màu trắng trong suốt. Các lá nón khơng được xộc xệch, đường kim
mũi chỉ phải đều tăm tắp. Khi nón đã chằm hồn tất người ta đính thêm vào chớp nón một cái “xồi”
được làm bằng chỉ bóng láng để làm dun cho chiếc nón. Sau đó mới phủ lên nón lớp dầu nhiều lần,
phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền.
Ở vịng trịn lớn bằng nan tre dưới đáy hình chóp, khoảng nan thứ ba và thứ tư, người thợ sẽ dùng
chỉ kết đối xứng hai bên để buộc quai. Quai nón thường được làm bằng lụa, the, nhung,…với màu sắc
tươi tắn như tím, hồng đào, xanh thiên lí,..càng làm tăng thêm nét duyên cho người đội nón.
Chiếc nón đẹp khơng chỉ ở đường kim, mũi chỉ mà cịn ở dáng nón. Chiếc nón cịn đẹp bởi đây là
sản phẩm đặc trưng mang nét văn hóa truyền thống được tạo nên bởi đôi tay khéo léo của những người
thợ ở các làng nghề.
3/ Công dụng:
Từ làng Chuông ở Tây Hồ đến Ba Đồn những chiếc nón lá trải đi khắp nẻo đường và trở thành thân
quen trong đời sống thường nhật của người phụ nữ. Chiếc nón lá khơng chỉ là vật dụng thiết thân, người
bạn thủy chung với người lao động dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt
xua đi những giọt mồ hơi dưới nắng hè gay gắt mà cịn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ
nữ. Buổi tan trường, hình ảnh những cơ nữ sinh với tà áo trăng tinh khơi, nghiêng nghiêng dưới vành
nón lá là lúm đồng tiền làm duyên đã làm say lòng, là cảm hứng nghệ thuật của bao văn nhân, nghệ
sĩ,…
Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cơ gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện nét dịu
dàng, mềm mại kín đáo của người phụ nữ Việt Nam đã nhiều lần xuất hiện và đều nhận được những tràng
pháo tay tán thưởng của khán giả.
4/ Bảo quản:
Muốn nón lá được bền lâu chỉ nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa. Sau khi dùng nên cất vào chỗ
bóng râm, khơng phơi ngồi nắng sẽ làm cong vành, lá nón giịn và ố vàng làm làm mất tính thẩm mĩ và

giảm tuổi thọ của nón.
KB:
– Chiếc nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là một sản phẩm truyền thống và phổ biến trên
khắp mọi miền đất nước.
– Nhiều người Việt xa nước, nơi đất khách q người trơng thấy hình ảnh chiếc nón lá họ có cảm
giác quê hương đang hiện ra trước mắt.
Thuyết minh nón lá Việt Nam lớp 9 bài mẫu 1:
Một người Việt Nam xa xứ, là giáo sư đang giảng dạy ở Đại học Washington, Hoa Kỳ, đã có suy
nghĩ rất hay về chiếc nón lá : “Tơi đã đi khắp bốn phương trời, đã thấy nhiều kiểu nón, kiểu mũ của nhiều
đất nước và nhiều dân tộc thiểu số, nhưng chưa thấy chiếc nón nào gồm đủ các sắc thái bình dị, đoan
trang, yêu kiều, duyên dáng, đơn sơ và thực tiễn như chiếc nón lá Việt Nam” (Nguyễn Thị Hồng Tâm,
Tạp chí Thế giới, số 2, tháng 11-1995).
Đối với người dân Quảng Nam, nếu nón khơng làm bằng lá thì hai chữ nón và mũ lại được dùng như
nhau, chẳng hạn : nón rơm – mũ rơm, hay nón nỉ – mũ nỉ.
Nón lá trơng thật giản dị, nhưng để tạo nên chiếc nón lá thì thật cơng phu và tỉ mỉ. Vật dụng làm nón
gồm : lá, chỉ và khung nón. Lá thì lấy từ hai loại cây giống như cây lá kè, có sứa nhỏ, mọc ở những vùng
đồi núi. Một loại có tên là lá tơi (tên chữ là du quy diệp). Một loại khác là lá nón hay lá bồng (tên chữ là
bồ quy diệp), mềm và mỏng hơn. Người dân quê Quảng Nam ngày trước thường dùng hai loại lá tơi và lá
2


nón trên đây, tùy theo chất lá : lá non mềm và mỏng thì dùng làm nón ; cịn lá già, dày và có gân cứng thì
dùng làm tơi, gọi là áo tơi, tức là cái áo đi mưa ngày trước.
Với loại lá non còn búp, chưa xòe ra hẳn, người ta phơi khô, nhưng không để cho khô quá, rồi đem
ủi cẩn thận. Người ta “ủi” bằng cách lấy giẻ nhúng nước, đem hơ trên lửa cho nóng trước khi chà nhẹ lên
lá, để “ủi” cho lá thẳng và những đường gân lá cũng bằng với mặt lá, đoạn đem treo lên từng chùm để giữ
lá cho thẳng.
Sợi chỉ khâu lá thường là sợi cước (người Huế thì lại dùng sợi chỉ đốc).
Khung nón thường là do những người thợ có tay nghề chun mơn làm sẵn, có 16 vành (cũng khác
với một loại nón Huế, nhất là dành cho các ni cơ đội, có đến 18 vành).

Sau khi nan tre mềm và nhỏ được vót trịn và ghép uốn thành vành để bắt vành và đặt vô khung (ở
vùng quê Quảng Nam thường gọi là khuôn), người làm nón xếp hai, ba lớp lá đã được ủi sẵn lên khung.
Lá mỏng lợp ra ngoài, lá dày lợp bên trong. Muốn nón đội chắc và bền, thì lợp tồn lá dày. Những chiếc
nón lá người đi cày ở quê ta ngày trước thường đội là loại nón lợp lá dày này. Vành nón cũng phải chuốt
mỏng hơn, để nón đội được nhẹ nhàng, trang nhã. Giai đoạn chót là chằm nón : dùng chỉ cước khâu lại
các lớp lá vô vành. Đến vành cuối cùng là vành lớn nhất thì người chằm nón dùng một vành tre to, kèm
theo vành tre nhỏ, để kẹp lá vào giữa cho chắc, cho lá khỏi tụt ra và xơ rách. Việc may hay viền vành nón
cuối cùng này, người làm nón gọi là nút vành. Phải may cẩn thận một mũi dài, hai mũi ngắn, thật đều, mà
người trong nghề gọi là kiểu may một mẹ hai con; một cách gọi khá lạ tai, nhất là với các bạn trẻ ngày
nay.
Chiếc nón lá ngày trước, ngồi để che nắng che mưa, cịn là vật trang sức rất có dun, mang nét trữ
tình thầm kín của người con gái Việt Nam. Và có lẽ khơng ở nơi đâu có nhiều nữ sinh dun dáng với
mái tóc đen dài óng ả phủ kín bờ vai, với tà áo dài trắng tha thướt và chiếc nón bài thơ e ấp như ở Huế.
Mỗi buổi tan trường, các cô nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa, với cả rừng nón nhấp nhơ, làm đẹp các ngả
đường và tạo nét đẹp lãng mạn trên vai cầu Trường Tiền bắc qua dịng sơng Hương xanh biếc. Những cơ
gái Huế thường thẹn thùng kéo nón che nghiêng ấy đã khiến bao tâm hồn phải bâng khuâng : “Sao em
biết anh nhìn mà nghiêng nón ?/Chiều mùa thu mây che có nắng đâu” (Trần Quang Long). Và ngay cả
nhân vật trữ tình trong ca dao cũng đã từng phải say lịng : “Chén tình là chén say sưa,/Nón tình em đội
nắng mưa lên đầu”. Vì bởi đó là những buổi đất trời bâng khuâng mà lòng phải tự hỏi lòng : “Tình u
cịn nép sau vầng trán./Lịng nắng vàng hanh hay sắp mưa ?” (T.H.D.V).
Đối với người dân quê Quảng Nam, chiếc nón lá màu ngà có biết bao cơng dụng. Ngồi việc dùng
nón thường xun để che mưa, che nắng, bác nông dân hay bà mẹ quê, mỗi khi lỡ đường, khát nước, chỉ
việc ghé xuống sơng dùng nón múc nước uống, giản tiện vô cùng. Giải cơn khát xong, nón lại được phe
phẩy quạt để tìm chút hơi mát, nhất là khi phải đi đường xa trong những ngày mùa hè nóng nực. Bên một
cánh đồng, em bé chăn trâu nằm dưới gốc cây, cả bác thợ cày cũng vậy, dùng nón che mặt, để vừa tránh
nắng, vừa ngăn ruồi muỗi khỏi quấy rầy giấc ngủ trưa hiền hòa…
Chiếc nón lá Việt Nam, đâu chỉ là vật tiện dụng mà cịn là nét đẹp thầm kín của văn hóa Việt Nam,
sẽ cịn tồn tại mãi, tơi chắc thế, dù cuộc sống có đổi thay, hiện đại đến đâu chăng nữa.
Việt Nam là một vùng nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều. Vì vậy chiếu nón đội đầu là vật khơng thể thiếu
được để che nắng che mưa.

Nón Việt Nam có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống
đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng ào Thịnh vào 2.500-3.000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong
đời sống hàng ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu
thuyết.
Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón cũng có nhiều biến đổi về kiểu dáng và chất liệu. Lúc
đầu khi chưa có dụng cụ để khâu thắt, nón được tết đan. Cịn loại nón khâu như ngày nay xuất hiện phải
nhờ đến sự ra đời của chiếc kim, tức là vào thời kỳ người ta chế luyện được sắt (khoảng thế kỷ thứ 3
trước
công
nguyên).
Theo lời các cụ, trước kia người ta phân thành 3 loại nón cổ có tên gọi nón mười (hay nón ba tầm), nón
nhỡ và nón đầu. Nhìn chung nón cổ vành rộng, trịn, phẳng như cái mâm. Ở vành ngồi cùng có đường
viền quanh làm cho nón có hình dáng giống như cái chiêng. Giữa lịng có đính một vịng nhỏ đan bằng
giang vừa đủ ơm khít đầu người đội. Nón ba tầm có vành rộng nhất. Phụ nữ thời xưa thường đội nón này
đi chơi hội hay lên chùa. Nón đấu là loại nhỏ nhất và đường viền thành vòng quanh cũng thấp nhất. Trước
kia người ta cịn phân loại nón theo đẳng cấp của người chủ sở hữu nón. Các loại nón dành cho ơng già,
có loại cho nhà giàu và hàng nhà quan, nón cho trẻ em, nón cho lính tráng, nón nhà sư…
3


Ở Việt Nam, cả hai miền Bắc, Trung, Nam đều có những vùng làm nón nổi tiếng và mỗi loại nón ở
từng địa phương đều mang sắc thái riêng. Nón Lai Châu của đồng bào Thái; nón Cao Bằng của đồng bào
Tày sơn đỏ; nón Thanh Hố có 16-20 vành; nón Ba ồn (Quảng Bình) mỏng nhẹ và giáng thanh thốt; nón
Gị Găng (Bình ịnh); nón Huế nhẹ nhàng, thanh mỏng nhờ lót bằng lá mỏng; nón làng Chng (Thanh
Oai, Hà Tây) là loại nón bền đẹp vào loại nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Ngun liệu làm nón khơng phức tạp. Ở nơi nào cũng vậy, muốn làm được một chiếc nón phải dùng
lá của một loại cọ nhỏ mọc hoang, dùng sợi nón – một loại sợi rất dai lấy từ bẹ cây móc (ngày nay người
ta thường dùng sợi chỉ nilon) và tre. Tàu lá nón khi đem về vẫn còn xanh răn reo, được đem là bằng cách
dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm dẻ vuốt cho phẳng. Lửa phải vừa độ, nếu nóng
q thì bị rịn, vàng cháy, nguội q lá chỉ phẳng lúc đầu, sau lại răn như cũ. Người ta đốt diêm sinh hơ

cho lá trắng ra, đồng thời tránh cho lá khỏi mốc.
Tre chọn ống dài vuốt nhọn, gác lên dàn bếp hong khói chống mối mọt, dùng làm vịng nón. Nón
Chng có 16 lớp vịng. Con số 16 là kết quả của sự nghiên cứu, lựa chọn qua nhiều năm, cho đến nay đã
trở thành một nguyên tắc không thay đổi. Chúng đã tạo cho những chiếc nón Chng có được dáng thanh
tú, khơng q cũn cỡn, khơng xùm xụp. Nhưng vẻ đẹp của chiếc nón chủ yếu nhờ vào đôi bàn tay khéo
léo của người thợ tạo nên. Người thợ khâu nón được ví như người thợ thêu. Vịng tre được đặt lên khn
sẵn, lá xếp lên khuôn xong là đến công việc của người khâu. Những mũi kim khâu được ước lượng mà
đều như đo. Những sợi móc dùng để khâu thường có độ dài, ngắn khác nhau. Muốn khâu cho liên tục thì
gần hết sợi nọ phải nối tiếp sợi kia. Và cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc được
dấu kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng. Sợi móc len theo từng
mũi kim qua 16 lớp vịng thì chiếc nón dun dáng đã thành hình.
Trong lúc khâu nón, các cơ gái làng Chng thường khơng qn tìm cách trang trí thêm cho chiếc
nón hấp dẫn. ơn giản nhất là họ dán vào lịng nón những hình hoa lá bằng giấy nhiều màu sắc thường
được in sẵn và bán ở các phiên chợ Chuông. Tinh tế hơn, các cô còn dùng chỉ màu khâu giăng mắc ở hai
điểm đối diện trong lịng nón để từ đó có thể buộc quai nón bằng những giải lụa mềm mại, đủ màu sắc,
làm tôn thêm vẻ đẹp khuôn mặt các cô gái dưới vành nón.
Các cơ gái Việt Nam chăm chút chiếc nón như một vật trang sức, đơi khi là vật để trao đổi tâm tư
tình cảm của riêng mình. Người ta gắn lên đỉnh của lịng nón một mảnh gương trịn nho nhỏ để các cơ gái
làm dun kín đáo. Cơng phu nhất là vừa vẽ chìm dưới lớp lá nón những hoa văn vui mắt, hay những
hình ảnh bụi tre, đồng lúa, những câu thơ trữ tình, phải soi lên nắng mới thấy được gọi là nón bài thơ.
Chiếc nón Việt Nam được làm ra để che mưa, che nắng. Nó là người bạn thuỷ chung của những con
người lao động một nắng hai sương. Nhưng công dụng của nó khơng dừng lại ở đấy, nó đã trở thành một
phần cuộc sống của người Việt Nam. Trên đường xa nắng gắt hay những phút nghỉ ngơi khi làm đồng,
ngồi bên rặng tre cơ gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Bên giếng nước trong, giữa cơn khát cháy
cổ, nón có thể trở thành chiếc cốc vại khổng lồ bất đắc dĩ, hay có thể thay chiếc chậu vục nước mà áp mặt
vào đó cho giải bớt nhiệt. Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái người Kinh với chiếc áo dài
duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của phụ nữ Việt Nam. Với khúc hát quan họ Bắc
Ninh, chàng trai và cô gái hát đối giao duyên, cô gái bao giờ cũng cầm trên tay chiếc nón ba tầm, nó giúp
cơ giấu khn mặt ửng hồng của mình khi chàng trai hát những lời bóng gió xa xơi về mối tình của
chàng, thảng hoặc khi cơ muốn kín đáo ngắm khn mặt bạn tình của mình mà khơng muốn để cho chàng

biết.
Nón chính là biểu tượng của Việt Nam, là đồ vật truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước.
Nếu ở một nơi xa xôi nào đó khơng phải trên đất Việt Nam, bạn bỗng thấy chiếc nón trắng, đó chính là tín
hiệu Việt Nam.
Thuyết minh nón lá Việt Nam lớp 9 bài mẫu 2:
A.Mở bài:
- Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam (Chiếc nón lá Việt Nam là một trong những vật dụng để che nắng
che mưa duyên dáng và tiện lợi trở thành vật làm duyên đáng yêu cho những cô thiếu nữ ngày xưa, nó
gắn bó với con người Việt Nam ta.)
B. Thân bài: (thuyết minh về chiếc nón lá)
- Hồn cảnh ra đời của chiếc nón lá: (có lẽ từ ngàn xưa, với cái nắng chói trang của khí hậu nhiệt đới
gió mùa, nắng lắm mưa nhiều tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu để che
nắng che mưa.dần dần nó được cải tiến thành những chiếc nón có hình dạng khác nhau.)
4


- Giới thiệu chất liệu và cách làm nón: (Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng
lá nón, chiếc nón được bàn tay khéo léocủa các nghệ nhân chuốt từng thanh tre tròn rồi uốn thành vịng
trịn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vanh nón, vành nón to hơn có đường kinh rộng
50cm, cái tiếp theo nhỏ dần có đến 16 cái vanh, cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp
nhau trên một cái khn hình chóp. Những chiếc lá nón được lấy về từ rừng đem phơi khơ cho trắng được
xếp tứng cái chồng khít lên nhau cất trong những túi ni lông cho đỡ mốc. Khi đem ra làm nón người phụ
nữ, thợ thủ cơng lấy từng chiếc lá, là cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim sâu chúng lại với
nhau chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khn nón. Lá nón mỏng và cũng chóng hư
khi gặp mưa nhiều nên các thợ thủ công nghĩ ngay ra tận dụng bẹ tre khô để là lớp giữa hai lớp lá nón làm
cho nón vừa cứng lại vừa bền. Khâu đoạn tiếp, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khn
với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Chỉ dùng để khâu cũng phải chọn rất kĩ lưỡng thì nó mới bền.
Thợ thủ công của chúng ta dùng chỉ bằng nhiều loại khác nhau nhưng chỉ phải dai mềm. Họ cần mẫn
khâu từng mũi kim thanh mỏng đều tăm thắp, dường như người khâu nón muốn gứi gắm trong chiếc non
đó bao ước mơ, ý nguyện của mình, cho nên họ nồng trong lớp lá nón những hình ảnh cơ thiếu nữ, những

đó hoa, có khi có cả bài thơ nữa cho nên chiếc nón lá cịn gọi là chiếc nón bài thơ là như vậy. Cơng đoạn
làm nón cũng thật là cơng phu địi hỏi người làm nón phải kiên trì nhẫn lại chăm chỉ mới có thể làm ra
những chiếc nón đẹp và bền. Chính vì lẽ đó mà du khách nước ngồi đến thăm Việt Nam khơng chỉ trầm
trồ khen ngợi những cô gái Việt Nam duyên dáng trong bộ áo dài cùng chiếc nón lá trên đầu che dấu nụ
cười đằm thắm bước đi uyển chuyển thướt tha Trong bộ đồng phục đó, nịn lá trở thành biểu tượng của
dân tộc, chẳng những thế mà hình ảnh cơ thơn nữ nở nụ cười tươi sau vành nón ơm bó lúa trên tay trở
thành bức tranh cổ động ngày mùa thắng lợi được vẻ khắp các thơn xóm và trên biển quảng cáo ở thành
thị.)
- Tác dụng của chiếc nón lá chiếc nón có nhiều loại, ngày xưa trong triều đình hình ảnh anh lính
qn cơ đội nón dấu, chiếc nón nhỏ vành chỉ che hết cái đầu, hình ảnh đó đã đi vào thơ ca đó sao :
“Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài...”
Hình ảnh đó được khắc rất rõ trong cỗ bài tam cúc mà các bạn vẫn chơi đấy. Còn ai đến vùng quê
Kinh bắc nghe nhưng cô gái nơi đây hát những nàn điệu dân ca quan họ hẳn khơng thể qn chiếc nón
quai thao rộng vành một loại nón cổ làm bằng lá già to gấp hai nón thường và trơng như cái thúng vì vậy
dân gian thường gọi là nón thúng quai thao. Ta cịn nhớ hình ảnh người nghệ sĩ hát quan họ với con mắt
lá dăm liếc dài sắc nhọn tình tứ cùng nụ cười duyện ẩn dấu sau vành nón quai thao đã làm nao lịng bao
khán giả và du khách nước ngồi. Nón quai thao trở thành điểm nhớ của quê hương quan họ thanh lịch từ
bao đời nay...
Không chỉ làm vật che nắng che mưa, chiếc nón lá Việt Nam tự nhiên đã đi vào huyền thoại là một
nét đẹp văn hoá, mang cái tâm hồn quê hương dân tộc, gợi cảm hứng cho thi ca: “Nón bài thơ, em đội nón
bài thơ xứ nghệ...”Chiếc nón lá chiếc nón bài thơ mảnh mai thanh thốt nhẹ nhàng như giọng nói ngọt
ngào của các cô gái xứ Huế thân thương đã trở thành dụng cụ biểu diễn nghệ thuật độc đáo, mang phong
cách dân tộc đậm đà.)
C. Kết bài: suy nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.( Nón lá xưa được sản xuất ở nhiều nơi như Hà Tây,
Bắc Ninh, Quảng Bình ,Nam Định Hải Dương...Nay cuộc sống thời hiện đại văn hoá phương Tây tràn
vào nước ta có rất nhiều nhà máy sản xuất ra biết bao mẫu mũ, ô, dù xinh đẹp và lộng lẫy, nhưng trên
khắp các nẻo đường nông thơn đến thành thi, hình ảnh chiếc nón lá vẫn xuất hiện, chứng tỏ sự trường tồn
của nó cùng thời gian, cả về giá tri sử dụng lẫn nét đẹp văn hoá thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt
Nam.)

Thuyết minh nón lá Việt Nam lớp 9 bài mẫu 3:
Chiếc nón lá là người bạn thủy chung, gần gũi của người phụ nữ Việt Nam . Chiếc nón đã được
chạm khắc trên những cổ vật như trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào 2500-3000 năm về
trước.
Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón cũng có nhiều biến đổi về kiểu dáng và chất liệu.
Lúc đầu khi chưa có dụng cụ để khâu thắt, nón được tết đan. Cịn loại nón khâu như ngày nay xuất hiện
phải nhờ đến sự ra đời của chiếc kim, tức là vào thời kỳ người ta chế luyện được sắt (khoảng thế kỷ thứ 3
trước Công nguyên).
Nguyên liệu làm nón khơng phức tạp. Ở nơi nào cũng vậy, muốn làm được một chiếc nón phải dùng
lá của một loại cọ nhỏ mọc hoang để lợp, dùng một loại sợi rất dai lấy từ bẹ cây móc (ngày nay người ta
5


thường dùng sợi chỉ nilon) để khâu và tre làm vành. Tàu lá nón khi đem về vẫn cịn xanh nhăn nheo, được
đem là bằng cách dùng một miếng sắt đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm giẻ vuốt cho phẳng. Lửa phải vừa độ,
nếu nóng q thì bị giịn, vàng cháy, nguội quá lá chỉ phẳng lúc đầu, sau lại nhăn như cũ. Người ta đốt
diêm sinh hơ cho lá trắng ra, đồng thời tránh cho lá khỏi mốc.
Tre chọn ống dài vuốt nhọn, gác lên dàn bếp hong khói chống mối mọt, dùng làm vịng nón. Nón
Chng (làng nón nổi tiếng Việt Nam ở làng Chng, huyện Thanh Oai – Hà Nội) có 16 lớp vịng. Con
số 16 là kết quả của sự nghiên cứu, lựa chọn qua nhiều năm, cho đến nay đã trở thành một nguyên tắc
khơng thay đổi. Nhưng vẻ đẹp của chiếc nón chủ yếu nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ tạo nên.
Những mũi kim khâu được ước lượng mà đều như đo. Những sợi móc dùng để khâu thường có độ dài,
ngắn khác nhau. Muốn khâu cho liên tục thì gần hết sợi nọ phải nối tiếp sợi kia. Và cái tài của người thợ
làng Chuông là các múi nối sợi móc được dấu kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những
mũi khâu mịn màng.
Các cơ gái Việt Nam chăm chút chiếc nón như một vật trang sức, đôi khi là vật để trao đổi tâm tư
tình cảm của riêng mình. Người ta gắn lên đỉnh của lịng nón một mảnh gương trịn nho nhỏ để các cơ gái
làm dun kín đáo. Cơng phu nhất là vừa vẽ chìm dưới lớp lá nón những hoa văn vui mắt, hay những
hình ảnh bụi tre, đồng lúa, những câu thơ trữ tình, phải soi lên nắng mới thấy được gọi là nón bài thơ.
Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cơ gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu

dàng, mềm mại và kín đáo của người phụ nữ Việt Nam .
Cùng với áo dài, áo cánh, váy lĩnh, yếm đào, thắt lưng bao… chiếc nón được coi là một thứ phục
trang truyền thống của phụ nữ Việt Nam . Nón có nhiều loại, nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành,
nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh mai hơn… tất cả đều để che chắn cho những con người sống trên
một dải đất nắng lắm mưa nhiều. Ngoài chức năng che nắng, che mưa, chiếc nón cịn hướng tới mục đích
làm đẹp cho con người và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt: đẹp một cách tế nhị, kín đáo.
Dưới vành nón, đơi mắt, nụ cười, má lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái
dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà khơng kém phần quyến rũ… Người ta đội nón làm
đồng, đi chợ, chơi hội.
Con người Việt Nam có tình cảm sâu sắc và gắn bó với chiếc nón lá giản dị dù gặp nó ở bất cứ đâu
trên trái đất này.
Nhận xét: Bài viết này mô tả khá cụ thể từ sự phát triển của chiếc nón, từ lúc ra đời cho đến nay.
Các làm nón và nguyên liệu làm nón bạn ấy cũng chỉ ra khá cụ thể, ngồi ra bạn cịn đưa ra được một số
hình ảnh người phụ nữ dùng chiếc nón để làm vật trang điểm, làm đẹp và đặc biệt nó làm cho người phụ
nữ Việt Nam thêm đẹp hơn. Đây là bài viết có độ dài trung bình và các bạn có thể tham khảo những tư
liệu trên để làm bài cho mình.
Đề 3: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
Dàn bài:
A.Mở bài:
- Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam (Chiếc nón lá Việt Nam là một trong những vật dụng để che nắng
che mưa duyên dáng và tiện lợi trở thành vật làm duyên đáng yêu cho những cô thiếu nữ ngày xưa, nó
gắn bó với con người Việt Nam ta.)
B. Thân bài: (thuyết minh về chiếc nón lá)
- Hồn cảnh ra đời của chiếc nón lá: (có lẽ từ ngàn xưa, với cái nắng chói trang của khí hậu nhiệt đới
gió mùa, nắng lắm mưa nhiều tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu để che
nắng che mưa.dần dần nó được cải tiến thành những chiếc nón có hình dạng khác nhau.)
- Giới thiệu chất liệu và cách làm nón: (Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng
lá nón, chiếc nón được bàn tay khéo léocủa các nghệ nhân chuốt từng thanh tre tròn rồi uốn thành vịng
trịn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vanh nón, vành nón to hơn có đường kinh rộng
50cm, cái tiếp theo nhỏ dần có đến 16 cái vanh, cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp

nhau trên một cái khn hình chóp. Những chiếc lá nón được lấy về từ rừng đem phơi khơ cho trắng được
xếp tứng cái chồng khít lên nhau cất trong những túi ni lông cho đỡ mốc. Khi đem ra làm nón người phụ
nữ, thợ thủ công lấy từng chiếc lá, là cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim sâu chúng lại với
nhau chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khn nón. Lá nón mỏng và cũng chóng hư
khi gặp mưa nhiều nên các thợ thủ cơng nghĩ ngay ra tận dụng bẹ tre khô để là lớp giữa hai lớp lá nón làm
cho nón vừa cứng lại vừa bền. Khâu đoạn tiếp, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khn
với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Chỉ dùng để khâu cũng phải chọn rất kĩ lưỡng thì nó mới bền.
6


Thợ thủ công của chúng ta dùng chỉ bằng nhiều loại khác nhau nhưng chỉ phải dai mềm. Họ cần mẫn
khâu từng mũi kim thanh mỏng đều tăm thắp, dường như người khâu nón muốn gứi gắm trong chiếc non
đó bao ước mơ, ý nguyện của mình, cho nên họ nồng trong lớp lá nón những hình ảnh cơ thiếu nữ, những
đó hoa, có khi có cả bài thơ nữa cho nên chiếc nón lá cịn gọi là chiếc nón bài thơ là như vậy. Cơng đoạn
làm nón cũng thật là cơng phu địi hỏi người làm nón phải kiên trì nhẫn lại chăm chỉ mới có thể làm ra
những chiếc nón đẹp và bền. Chính vì lẽ đó mà du khách nước ngồi đến thăm Việt Nam khơng chỉ trầm
trồ khen ngợi những cô gái Việt Nam duyên dáng trong bộ áo dài cùng chiếc nón lá trên đầu che dấu nụ
cười đằm thắm bước đi uyển chuyển thướt tha Trong bộ đồng phục đó, nịn lá trở thành biểu tượng của
dân tộc, chẳng những thế mà hình ảnh cơ thơn nữ nở nụ cười tươi sau vành nón ôm bó lúa trên tay trở
thành bức tranh cổ động ngày mùa thắng lợi được vẻ khắp các thơn xóm và trên biển quảng cáo ở thành
thị.)
- Tác dụng của chiếc nón lá:(chiếc nón có nhiều loại, ngày xưa trong triều đình hình ảnh anh lính qn cơ
đội nón dấu, chiếc nón nhỏ vành chỉ che hết cái đầu, hình ảnh đó đã đi vào thơ ca đó sao :
“Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài...”
Hình ảnh đó được khắc rất rõ trong cỗ bài tam cúc mà các bạn vẫn chơi đấy. Còn ai đến vùng quê
Kinh bắc nghe nhưng cô gái nơi đây hát những nàn điệu dân ca quan họ hẳn khơng thể qn chiếc nón
quai thao rộng vành một loại nón cổ làm bằng lá già to gấp hai nón thường và trơng như cái thúng vì vậy
dân gian thường gọi là nón thúng quai thao. Ta cịn nhớ hình ảnh người nghệ sĩ hát quan họ với con mắt
lá dăm liếc dài sắc nhọn tình tứ cùng nụ cười duyện ẩn dấu sau vành nón quai thao đã làm nao lịng bao

khán giả và du khách nước ngồi. Nón quai thao trở thành điểm nhớ của quê hương quan họ thanh lịch từ
bao
đời
nay...
Không chỉ làm vật che nắng che mưa, chiếc nón lá Việt Nam tự nhiên đã đi vào huyền thoại là một nét
đẹp văn hoá, mang cái tâm hồn quê hương dân tộc, gợi cảm hứng cho thi ca: “Nón bài thơ, em đội nón bài
thơ xứ nghệ...”Chiếc nón lá chiếc nón bài thơ mảnh mai thanh thốt nhẹ nhàng như giọng nói ngọt ngào
của các cơ gái xứ Huế thân thương đã trở thành dụng cụ biểu diễn nghệ thuật độc đáo, mang phong cách
dân
tộc
đậm
đà.)
C. Kết bài: suy nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.( Nón lá xưa được sản xuất ở nhiều nơi như Hà Tây, Bắc
Ninh, Quảng Bình ,Nam Định Hải Dương...Nay cuộc sống thời hiện đại văn hoá phương Tây tràn vào
nước ta có rất nhiều nhà máy sản xuất ra biết bao mẫu mũ, ô, dù xinh đẹp và lộng lẫy, nhưng trên khắp
các nẻo đường nơng thơn đến thành thi, hình ảnh chiếc nón lá vẫn xuất hiện, chứng tỏ sự trường tồn của
nó cùng thời gian, cả về giá tri sử dụng lẫn nét đẹp văn hoá thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam.)
Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam Đề bài: Em hãy thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
Mở bài:
Chiếc áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước.
Chiếc áo dài mang theo một bề dày lịch sử từ khi nó ra đời đến nay.
Thân bài:
1/ Lịch sử chiêc áo dài:
a/ Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 -1765). Do sự di cư của hàng
vạn người Minh Hương, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người
Việt
b/ Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lý do khác nhau: Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo dài giao
lãnh. Đó là loại áo giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai tà trước khơng buộc lại, mặc cùng váy
thâm
đen.

c/ Do việc đồng áng, chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân với hai tà trước vốn được thả tự do
nay cột lại cho gọn gàng, m ặc cùng váy xắn quai cồng tiện cho việc lao động. Đó là chiếc áo tứ thân
dành cho người phụ nữ lao động bình dân. Cịn áo tứ thân dành cho ph ụ nữ thuộc tầng lớp quí tộc, quan
lại thì lại khác: Ngồi cùng là chi ếc áo the thâm màu nâu non, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ
ba màu cánh sen. Khi mặc khơng cài kín cổ, để lộ ba màu áo. Bên trong mặc chiếc yếm đào đỏ thắm. Thắt
lưng lụa màu hồng đào hoặc màu thiên lý. Mặc với váy màu đen, đầu đội nón quai thao trơng rất dun
dáng.
Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam
Áo tứ thân không chỉ là một trang phục đẹp mà còn mang theo những ý nghĩa rất đặc biệt: Phía trước
có hai tà, phía sau có hai tà (vạt áo) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng và cha mẹ vợ). Một
7


vạt cụt có tác dụng như một cái yếm, nằm phía bên trong hai vạt lớn, tượng trưng cho cha mẹ ơm ấp đứa
con vào lịng. Năm hạt nút nằm cân xứng năm vị trí cố định, giữ cho nếp áo được ngay thẳng, kín đáo
tượng trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Hai vạt trước buộc lại tượng trưng cho
tình
chồng
vợ
quấn
quýt.
d/ Khi Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài lại một lần nữa thay đổi. Chiếc áo tứ thân được thay đổi thành
chiếc áo dài. Chiếc áo dài này do một họa sĩ tên Cát Tường (tiếng Pháp là Lemur) sáng tạo nên nó được
gọi là áo dài Lemur. Chiếc áo dài Lemur này mang nhiều nét Tây phương khơng phù hợp với văn hóa
Việt Nam nên không được mọi người ủng hộ.
e/ Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét c ứng c ỏi c ủa áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố
dân tộc từ áo từ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ơm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. Chiếc áo
dài này hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng.
h/ Chiếc áo dài ngày nay: Trải qua bao năm tháng, trước sự phát triển của xã hội chiếc áo dài ngày nay
dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động c ủa người

phụ nữ ngày nay.
2/ Cấu tạo:
a/ Các bộ phận:
– Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước c ổ. Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên
vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngay nay, kiểu c ổ áo dài được bi
ến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,.
– Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người
mặc, ở phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước) làm nổi bậc chiếc eo thon c ủa
người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo
dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hơng.
– Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua gối.
– Tay áo được tính từ vai, may ơm sát cánh tay, dài đến qua khỏi c ổ
tay.
– Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấm
gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là
màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tơng với màu của áo.
b/ Chất liệu vải và màu sắc của chiếc áo dài:
Chọn vải để may áo dài ta nên chọn vải mềm và có độ rũ cao. Ch ất liệu vải để may áo dài rất đa
dạng: nhung, voan, the, lụa,… màu sắc cũng rất phong phú. Chọn màu sắc để may áo dài tùy thuộc vào
tuổi tác và sở thích của người mặc.
3/ Công dụng:
Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa
dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như
các ngành nghề: tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, h ọc sinh,… Ngồi ra ta có
thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang,
thanh lịch.
4/ Bảo quản:
Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay
để tránh ẩm mốc, gi ặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc
màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền,

giữ được dáng áo và mình vải đẹp.
Chiếc áo dài may đẹp là đường chỉ phải sắc sảo, ôm sát, vừa vặn với người mặc.
Ở Nam bộ, chiếc áo dài được cách điệu thành áo bà ba mặc với quần đen ống rộng cũng rất đẹp.
Chiếc áo dài khi mặc thường được được đi kèm với chiếc nón lá đội đầu càng tơn vẻ dịu dàng nữ tính của
người phụ nữ Việt Nam.
Kết bài:
Dù hiện nay có nhiều mẫu thời trang ra đời rất đẹp và hiện đại nhưng vẫn khơng có mẫu trang phục
nào thay thế được chiếc áo dài – trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ta: dịu dàng, duyên
dáng nhưng cũng rất hợp mốt, hợp thời.
Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay nhất
8


Mời các bạn học sinh tham khảo dàn bài thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay nhất , hy vọng
với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình làm văn thể loại thuyết minh . Các bạn cũng có thể
tham khảo thêm bài văn giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam Lớp 8 tại đây để làm bài đươc tốt hơn .
1. MB: Giới thiệu chung.
- Là y phục riêng của người Việt nam. Chúng ta hãnh diện về chiếc áo dài và trân trọng nâng nó lên
hàng quốc phục hoặc gọi tên một cách hình ảnh là chiếc áo dài quê hương.
2.TB:
* Nguồn gốc:
- Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thuỷ ra đời từ bao giờ, hình dáng ban đầu của nó ra sao?
Trong cuốn sách Kể chuyện chín mùa, mười ba vua triều Nguyễn của ơng Tơn Thất Bình (Nhà xuất bản
Đà Nẵng, 1997) có ghi lại là chiếc áo dài được hình thành từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Như vậy,
chiếc áo dài được ra đời từ thế kỉ thứ 18. Tuy ban đầu cịn thơ sơ nhưng đã rất kín đáo.
* Chất liệu:
Có thể may bằng nhiều loại vải, thông dụng là gấm, lụa, the Các quan chức thì mới cho dùng xen
the, đoạn cịn gấm vóc và các thứ rồng phượng thì dành cho các vua, chúa, vương công.
Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam
* Kiểu dáng chiếc áo:

Theo Tơn Thất Bình đã dẫn ý kiến của Lê Q Đơn viết trong Phủ biên tạp lục để khẳng định rằng
chúa Nguyễn Phúc Khoát là người đầu tiên phác thảo ra hình hài chiếc áo dài Việt Nam .
Ngày xưa: Đối với người phụ nữ Việt Nam trước đây, trang phục dân tộc là chiếc áo tứ thân màu nâu
non đi chung với váy đen, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ, thêm vào đó là những chiếc thắt lưng màu
thiên lí hay màu đào.
-Lễ phục thì có những tấm áo mớ ba. Đó là loại áo dài gồm 3 chiếc: ngoài cùng là chiếc áo tứ thân
bằng vải the thâm màu nâu non hoặc tam giang; chiếc áo thứ hai có màu mỡ gà, chiếc thứ ba là màu cánh
sen. Khi mặc những chiếc áo dài này, các cô thường chỉ cài cúc cạnh sườn. Phần từ ngực áo đến cổ chỉ lật
chéo để lộ ba màu áo ra ngoài. Bên trong là chiếc yếm đào đỏ thắm, đầu đội nón quai thao trong rất duyên
dáng, kín đáo. Viên cố đạo người Italia tên là Bôri sống ở Việt Nam từ năm 1616 đến năm 1621 đã viết
một tập kí sự, trong đó ơng ghi những nhận xét về phụ nữ Việt Nam như sau: “Ao quần của họ có lẽ kín
đáo nhất vùng Đơng Nam Á”.
- Thường phục may áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống tay có thể rộng hẹp tuỳ ý. Ao thì từ hai bên nách
trở xuống phải khâu kín, khơng cho xẻ mở.
- Lễ phục thì may áo cổ đứng dài tay , vải xanh, chàm hoặc đen, trắng tuỳ nghi. Cổ áo có thể viền và
lót. Cũng kể từ thế kỉ 18, các phụ nữ biết thêu thùa hoa lá quanh cổ áo để tăng thêm vẻ đẹp, chất liệu vải
ngày càng tốt hơn.
Ngày nay: Chiếc áo dài được dần dần thay đổi và hoàn thiện hơn. Đầu thế kỉ 20, phụ nữ Việt Nam
chỉ mặc có một chiếc áo dài, bên trong là chiếc áo cộc và thay chiếc váy bằng chiếc quần dài. Tuỳ theo
lứa tuổi, chiều dài áo bng xuống dài ngắn khác nhau, lúc thì đến đầu lúc thì chấm bàn chân. Bà Trịnh
Thục Oanh, hiệu trưởng trường nữ Trung học Hà Nội, đã làm một cuộc cách mạng cho chiếc áo dài Việt
Nam . Bà thiết kế phần eo sao cho chiếc áo dài ôm sát đường cong mềm mại trên cơ thể người phụ nữ để
tạo nên một sức hấp dẫn mới mẻ, tràn đầy xuân sắc. Cho đến nay, chiếc áo dài truyền thống tương đối ổn
định.
* Ý nghĩa:
Giờ đây chiếc áo dài phụ nữ đã trở thành một tác phẩm mĩ thuật tuyệt vời. Đó là niềm tự hào của y
phục dân tộc. Năm 1970, tại hội chợ quốc tế O-sa-ka (Nhật Bản) chiếc áo dài của phụ nữ Việt nam đã
đoạt huy chương vàng về y phục dân tộc. Khách quốc tế trầm trồ và ngây ngất khi ngắm nhìn những vạt
áo dài lả lơi như những cánh bướm trước gió. Nó vừa kín đáo, vừa e ấp, vừa khêu gợi được những nét đẹp
kiều diễm, mảnh mai của người phụ nữ Việt Nam .

- Chiếc áo dài ngoài vẻ đẹp văn hố cịn có một ý nghĩa đạo lí. Người xưa dạy rằng: Hai tà áo (hai
vạt) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Cái yếm che trước ngực nằm giữa những chiếc áo ngồi tượng
trưng cho hình ảnh mẹ ơm ấp con vào lịng. Năm khuy cài nằm cân xứng trên năm vị trí cố định, giử cho
chiếc áo ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người là: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Khi mặc áo
dài tứ thân người ta thường buộc hai vạt trước lại với nhau cho chiếc áo cân đối tượng trưng cho tình
nghĩa vợ chồng chung thuỷ bên nhau.
3. Kết bài:
9


Ngày nay có nhiều kiểu áo thời trang của nước ngoài du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền
thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam .
- Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục. Đó là tâm hồn, cốt cách của người Việt gửi vào vẻ tha thướt,
quyến rũ của chiếc áo.
Đề bài:Thuyết minh về con trâu
Bài làm
Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam, với những khóm tre, với đồng ruộng và với
người nông dân chân lấm tay bùn. Từ bao đời nay, khi nhắc đến hình ảnh con trâu chúng ta lại nghĩ đến
vai trị to lớn của nó đối với nơng nghiệp Việt Nam, đó là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác
của con người Việt Nam.
Cha ông ta vẫn truyền tai nhau rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. ĐỐi với những người nông dân
quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì con trâu chính là gia tài đáng giá hơn cả.
Về nguồn gốc xuất xứ của trâu tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào
chính xác nói đến sự ra đời của trâu là như thế nào. Tùy vào điều kiện thiên nhiên địa lí mà trâu ở mỗi
vùng miền lại có những đặc tính sinh trưởng khác nhau. Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trâu
có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, hay cịn gọi là trâu đầm lầy.
Thuyết minh về con trâu-Văn lớp 8
Trâu có hai loại :trâu đực và trâu cái. Chúng có đặc tính giống nhau nhưng về hình dáng, kích thước
thì khác nhau một chút, tuy nhiên không đáng kể. Trâu đực thường to và cao hơn trâu cái, sừng to và dày
hơn, đôi chân chắc nịch, lúc chạy rất nhanh. Đầu của trâu đực nó hơn trâu cái một chút.

Tuy với những sự khác nhau như vậy nhưng đặc tính của trâu là hiền lành, chậm chạp, nặng nề. Mỗi
con trâu trưởng thành có khối lượng từ 200kg đến 500kg tùy vào sức khỏe của mỗi con. Một đặc điểm rất
dễ nhận dạng của trâu chính là khơng có hàm răng trên. TRâu thuộc động vật nhai lại, sức nhai của trâu
rất bền.
Sừng của trâu dài và cong cong, rất chắc chắn nhưng cấu tạo bên trong đều rỗng tuếch. Chân của
trâu rất chắc, ngắn, mập, lúc bước đi thường chệnh choạng ra hai bên. Sức chịu đựng của trâu rất dẻo dai,
nó có thể chở được rất nhiều đồ đạc. Tấm thân của trâu dường như rất chắc chắn, da của nó rất dai. Ngày
xưa cha ông ta vẫn làm áo bằng da trâu. Thường thì longo trâu thường có màu đen, nhưng có một số con
trâu có màu vàng nhạt, đó là do giống lai.
Trâu là người bạn thân thiết của nhà nông, từ công việc cày bừa, kéo lúa, kéo ngô, chở hoa màu…
đều đến “lượt” của nó. Sức trâu rất dẻo dai, nó có thể làm quần quật cả ngày khơng biết mệt. Nhưng sức
ăn của nó cũng rất nhiều, ăn cỏ, ăn cám…và đặc biệt khi uống nước thì trâu uống rất nhiều. Thời tiết thay
đổi cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trâu nên vào mùa hè người nông dân thường cho trâu ra ao
tắm tầm 30 phút hằng ngày, vào mùa đơng thì giữ ấm cho trâu bằng việc lót rơm rạ ở chuồng cho trâu
nằm. Trâu là động vật sinh con và nuôi con bằng sữa, mỗi năm nó sẽ sinh ra một con nghé con.
Đối với người nơng dân thì con trâu chính là cơ ngơi mà họ có nên việc chăm sóc, ni dưỡng và
bảo vệ là cực kì cần thiết. Người nơng dân nếu thiếu đi con trâu thì sẽ khơng làm được gì vì nó có sức
kéo, sức cày bừa, sinh đẻ…Bên cạnh đó trâu cịn là con vật linh thiêng trong các lễ hội chọi trâu lớn. Thịt
trâu ăn rất ngon, thơm và bổ dưỡng. Sừng trâu, da trâu còn dùng để làm các trang sức, quần áo cho con
người.
Đặc biệt sự xuất hiện của trâu trong Seagame 22 tại Việt Nam thực sự là biểu tượng, là niềm tự hào
của nhân dân việt nam. Nó mang ý nghĩa biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành của
người nơng dân. Một hình đáng đáng trân trọng.
Trâu cũng gắn liền với nhiều kỉ niệm tuổi thơ của trẻ em nông thôn, theo các em lớn lên từng ngày.
Thật vậy, mặc dù hiện nay xuất hiện nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại nhưng trâu vẫn ln
là hình ảnh khơng thế thay thế được của người nơng dân. Nó ln là người bạn đáng tin cậy và hiền lành
nhất. HĐề bài: Thuyết minh về con trâu làng quê Việt Nam Hướng dẫn làm bài Một số đoạn văn thuyết
minh về con trâu có kết hợp với yếu tố miêu tả. Đoạn 1 : Con trâu trên đồng ruộng. Đã bao đời nay, trâu
là con vật không thể thiếu được của người nông dân Việt Nam. Trên đồng ruộng, trâu lực lưỡng khỏe
mạnh kéo những đương cày thẳng tắp như kẻ chỉ. Lực kéo trung bình trên ruộng 70- 75 kg bằng 0,36 –

0.4 mã lực. Trâu loại A mỗi ngày cày 3 – 4 sào, loại B cày 2 – 3 sào và loại C cày 1,5 – 2 sào Bắc Bộ. Vì
vậy con trâu có ý nghĩa rất lớn đối với công việc đồng áng của người nông dân, câu tục ngữ : Con trâu là
đầu cơ nghiệp xuất phát từ thực tế đó. Mùa gặt, trầu cần cù siêng năng kéo những xe lúa vàng ươm nặng
trĩu về chất đầy kho. Những lúc mùa vã, trâu trong thả đứng gặm cỏ trên những bờ ruộng, trên lưng trâu
10


một vài chú cị trắng tinh nghịch sà xuống, đó là biểu tượng cho cảnh yên bình của làng quê. Đoạn 2. Con
trâu trong một số lễ hội. Một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc mà lễ hội chọi trâu,
thường được tổ thức vào đầu tháng tư hàng năm. "Dù ai buôn bán trăm bề Ngày ba tháng bốn thì về chọi
trâu" Trâu được chọn để chọi trường là trâu to độ 4 -5 tuổi vào lúc sung sức nhất, da bóng mượt, đi
cong vút, thân mình mở nang, lực lưỡng và thường là đi ngắn thì sức mới khỏe. Khắp làng trên xóm
dưới ai cũng chọn làng mình một con trâu to khỏe nhất, đẹp mã nhất để tham gia cuộc thi. Khi bắt đầu thi
đấu hai con trâu nhìn nhau hằn học rồi sau đó chúng lao vào nhau như hai võ sĩ quyền anh. Xung quanh
mọi người hò reo cổ vũ cho trâu của mình thật sơi nổi và hào hứng. Con trâu chiến thắng là con trâu húc
ngã đối phương hoặc làm cho đối phương bỏ chạy. Cổ động viên bên chú trâu chiến thắng vui sướng la
hét om sịm, khơng khí chọi trâu thật vui vẻ. Câu 3. Con trâu với tuổi thơ. Tuổi thở của trẻ em nông thôn
hầu như đều gắn bó với con trâu. Hằng ngày vào lúc chiều tà buông xuống, những chú mục đồng vừa đưa
trâu về làng vừa ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo. Cảnh bình yêu ấy đã làm tốn giấy mực của biết bao
thi sĩ. Những trưa hè nắng gắt cả lũ chơi trò đánh trận giả trên lưng trâu. Giữa đầm làng tiếng hò reo, cười
đùa vang động cả khơng gian. Những lúc rỗi rãi bày trị đua trâu, mỗi đứa chọn con trâu của mình rồi thúc
lưng trâu xem con nào chạy nhanh nhất. Trâu vốn chậm chạp thế nhưng lúc tham gia cuộc đua xem ra
cũng hăng lắm. Thích nhất là những buổi chiều đơng kiếm được củ khoai cả bọn thả trâu chụm lại với
nhau nướng khoai ăn. Có gì vui hơn thế ? Tham khảo bài làm của bạn Nguyễn Chí Thiện lớp 9A trường
THCS Trà Vinh Bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen
thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam. Vì thế, đơi khi con trâu đã trở thành người bạn tâm tình
của người nơng dân: “Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cất cày vốn nghiệp
nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản cơng...” Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc
nhóm trâu đầm lầy. Trâu rừng là tổ tiên của các loài trâu nhà, sinh ở vùng Đơng Nam Á nhiệt đới gió mùa
thấp ẩm, hiện còn tồn tại ở miền Trung nước ta. Khoảng 5- 6 ngàn năm trước, trâu đã thuần hóa cùng với

sự ra đời nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ đã biết săn bắt trâu, thần hóa chúng để giúp con người
trong việc cày cấy. Đố các bạn đây là trâu đực hay trâu cái @@ Trâu là động vật thuộc lớp thú, màu da
thường là màu đen với lớp lơng mao bao phủ tồn thân. Da trâu rất dày, có lơng tơ như chiếc áo chồng.
Thấp thống trong bộ áo đẹp đẽ là một làn da căng bóng mỡ. Trâu có một cái đi dài, thường xun phe
phẩy như cái quạt của con người để đuổi ruồi và muỗi. Hai tai dài cũng trợ giúp cho cái đuôi rất nhiều.
Tai trâu khá thính, nó giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Người nơng dân có thể
nhận biết sự lành, dữ ở loài trâu một phần nhờ đơi sừng trên đầu. Trâu có đơi sừng dài, uốn cong hình
lưỡi liềm, giúp trâu làm dáng và tự vệ chống lại kẻ thù. Trâu có một đặc điểm rất nổi bật là khơng có hàm
răng trên, có thể vì vậy mà trâu phải nhai lại thức ăn. Không như các động vật khác, trâu có một kiểu ngủ
rất đặc biệt.Hai chân trước của trâu gập vào trong, đầu ghé lên đó để ngủ. Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một
đến hai lứa, mỗi lứa một con. Trâu nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến vũ. Trâu con gọi là nghé, nghé sơ
sinh nặng khoảng 22-25kg. Khi mới sinh ra khoảng vài giờ đến một ngày, nghé có thể đứng thẳng, vài
hơm sau có thể mở mắt, đi lại theo mẹ.Nghé lớn rất nhanh, nghé chưa có sừng, lớn lên sừng mới nhú dần
ra nhưng các bộ phận bên ngồi chắc khác gì mẹ trâu. Trâu là một động vật rất có ích, là người bạn của
nơng dân,”Con trâu đi trước, cái cày đi sau”. Ngày xưa khơng có máy cày, trâu phải làm việc nặng nhọc,
Trên con đường làng sáng tinh mơ hay giữa trưa hè nắng lửa, trâu vẫn cần cù nhẫn nại, mải miết làm việc
cùng với người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo. Trâu không chỉ kéo cày giúp con người trồng lúa, trồng
hoa màu, mà cịn là gia sản của người nơng dân.Chẳng phải các cụ ta đã nói : “Con trâu là đầu cơ nghiệp”
đó sao? Thật vậy, trâu có tầm quan trọng không nhỏ trong đời sống người nông dân. Điều đó cũng đã đi
vào văn học dân gian với những câu ca dao quen thuộc: “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà Trong ba việc ấy thật
là khó thay”. Đến mỗi làng quê Việt, bạn cũng có thể được thưởng thức món thịt trâu xào sả ớt hay nấu
với lá lốt, lá trưng. Thịt trâu có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Đặc sản đấy! Trâu
cũng có thể cung cấp sữa cho con người. Mỗi con trâu có thể cho 400 – 500 lít sữa trong một chu kì vắt.
Da trâu tuy khơng tham gia vào việc làm ra những sản phẩm độc đáo như giày dép, túi xách như một số
lồi da khác vì đặc điểm da trâu cứng nhưng có thể làm mặt trống. Những chiếc trống gắn bó thân thiết
với học sinh, với nhà trường và các lễ hội. Sừng trâu cũng có thể làm tù và, đồ thủ cơng mĩ nghệ. Phân
trâu là phân bón rất tốt cho cây trồng. Khơng chỉ gắn bó với người nơng dân, trâu cịn góp phần tạo nên
những kỉ niệm đẹp tuổi thơ ở khắp mọi vùng quê đất Việt. Trâu là người bạn thân thiết với trẻ em nông
thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu. Nhà thơ Giang Nam trong bài “Quê hương” đã là người
trong cuộc để nói với lũ trẻ chăn trâu: "Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường, Yêu quê hương qua từng

trang sách nhỏ. Ai bảo chăn trâu là khổ Tơi mơ màng nghe chim hót trên cao.” Trong lúc các chú trâu
11


thong thả gặm cỏ hay đầm mình trong dịng mương mát rượi, thì lũ trẻ bày trị chơi trận giả. Cũng có lúc
ta gặp cảnh thật n bình, n ả: các cậu bé, cô bé chăn trâu nằm nghỉ ngơi trên lưng trâu ngắm cảnh diều
sáo vi vu trên bầu trời. Hình ảnh tuyệt vời của trẻ thơ chăn trâu được các nghệ nhân đưa vào tranh Đơng
Hồ.Nhìn tranh, ta lại nhớ câu thơ của nhà vua Trần Nhân Tông trong “Thiên trường vãn vọng”: “Mục
đồng sáo vẳng, trâu về hết”. Và cũng có thể, trên cánh đồng lúa, ta cịn bắt gặp những em bé nơng thơn
vừa chăn trâu, vừa học bài.Thời thơ ấu ở làng quê thật đẹp biết bao! Ngày nay, khi nơng thơn đổi mới,
máy móc nhiều cũng là lúc trâu được nghỉ ngơi . Còn nhớ những ngày người nông dân phải kéo cày thay
trâu thì mới thấy cái giá trị khi có trâu. Trâu đã là biểu tượng của SEA Games 22 Đông Nam Á tổ chức tại
Việt Nam . Biểu tượng “trâu vàng” mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên là sự tôn vinh trâu Việt
Nam, tôn vinh người nông dân lao động.Trâu cịn là một vật linh thiêng vì nó là một trong mười hai con
giáp.Cứ mỗi năm vào mùa hè ở Đồ Sơn lại tổ chức hội chọi trâu để tìm con trâu khỏe nhất. Và trong
chúng ta rất ít người biết về sự tích sơng Kim Ngưu… Biết bao thế kỉ đã trơi qua, có lẽ từ khi nền văn
minh lúa nước của người Việt khởi nguồn thì lồi trâu cũng đã trở thành báu vật của người nông dân.
Trên nền bức tranh thiên nhiên của làng quê Việt, bên những cánh đồng xanh tốt, thẳng cánh cị bay, dưới
lũy tre làng ln có hình ảnh quen thuộc của con trâu hiện diện. Chúng ta chăm sóc và bảo vệ trâu chính
là ta đã giữ gìn một biểu tượng văn hóa truyền thống của người Việt. Các tìm kiếm liên quan đến
Thuyết minh về con trâu, thuyết minh về con trâu ở làng quê việt nam, dàn ý thuyết minh về con
trâu, thuyết minh về cây lúa, thuyết minh về cây chuối, thuyết minh về con trâu có biện pháp nghệ
thuật, thuyết minh về con trâu có sử dụng miêu tả, dàn bài thuyết minh về con trâu, thuyết minh về con
trâu lớp 9.
I – Mở bài:
- Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của lồi trâu:
- Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
- Là động vật thuộc lớp thú, lơng trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to;

mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
- Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
- Là tài sản quý giá của nhà nông.
- Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
- Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn
trâu:thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
"Ai bảo chăn trâu là khổ ?"
Tơi mơ màng nghe chim hót trên cao
- Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
C. Viết bài: Bài văn tham khảo:
Bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi
đối với người nông dân Việt Nam. Vì thế, đơi khi con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người
nơng dân:
12



“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cất cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản cơng...”
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu rừng là tổ tiên
của các loài trâu nhà, sinh ở vùng Đơng Nam Á nhiệt đới gió mùa thấp ẩm, hiện còn tồn tại ở miền Trung
nước ta. Khoảng 5- 6 ngàn năm trước, trâu đã thuần hóa cùng với sự ra đời nền văn minh lúa nước. Người
Việt cổ đã biết săn bắt trâu, thần hóa chúng để giúp con người trong việc cày cấy.
Trâu là động vật thuộc lớp thú, màu da thường là màu đen với lớp lơng mao bao phủ tồn thân. Da
trâu rất dày, có lơng tơ như chiếc áo chồng. Thấp thống trong bộ áo đẹp đẽ là một làn da căng bóng mỡ.
Trâu có một cái đi dài, thường xun phe phẩy như cái quạt của con người để đuổi ruồi và muỗi. Hai
tai dài cũng trợ giúp cho cái đuôi rất nhiều. Tai trâu khá thính, nó giúp trâu nghe ngóng được những tiếng
động xung quanh. Người nơng dân có thể nhận biết sự lành, dữ ở loài trâu một phần nhờ đơi sừng trên
đầu. Trâu có đơi sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu làm dáng và tự vệ chống lại kẻ thù. Trâu có
một đặc điểm rất nổi bật là khơng có hàm răng trên, có thể vì vậy mà trâu phải nhai lại thức ăn. Khơng
như các động vật khác, trâu có một kiểu ngủ rất đặc biệt.Hai chân trước của trâu gập vào trong, đầu ghé
lên đó để ngủ.
Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con. Trâu nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến vũ.
Trâu con gọi là nghé, nghé sơ sinh nặng khoảng 22-25kg. Khi mới sinh ra khoảng vài giờ đến một ngày,
nghé có thể đứng thẳng, vài hơm sau có thể mở mắt, đi lại theo mẹ.Nghé lớn rất nhanh, nghé chưa có
sừng, lớn lên sừng mới nhú dần ra nhưng các bộ phận bên ngồi chắc khác gì mẹ trâu.
Trâu là một động vật rất có ích, là người bạn của nơng dân,”Con trâu đi trước, cái cày đi sau”. Ngày
xưa khơng có máy cày, trâu phải làm việc nặng nhọc, Trên con đường làng sáng tinh mơ hay giữa trưa hè
nắng lửa, trâu vẫn cần cù nhẫn nại, mải miết làm việc cùng với người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
Trâu không chỉ kéo cày giúp con người trồng lúa, trồng hoa màu, mà cịn là gia sản của người nơng
dân.Chẳng phải các cụ ta đã nói : “Con trâu là đầu cơ nghiệp” đó sao? Thật vậy, trâu có tầm quan trọng
không nhỏ trong đời sống người nông dân. Điều đó cũng đã đi vào văn học dân gian với những câu ca
dao
quen
thuộc:

“Tậu
trâu,
cưới
vợ,
làm
nhà
Trong ba việc ấy thật là khó thay”.
Đến mỗi làng quê Việt, bạn cũng có thể được thưởng thức món thịt trâu xào sả ớt hay nấu với lá lốt,
lá trưng. Thịt trâu có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Đặc sản đấy! Trâu cũng có thể
cung cấp sữa cho con người. Mỗi con trâu có thể cho 400 – 500 lít sữa trong một chu kì vắt. Da trâu tuy
khơng tham gia vào việc làm ra những sản phẩm độc đáo như giày dép, túi xách như một số lồi da khác
vì đặc điểm da trâu cứng nhưng có thể làm mặt trống. Những chiếc trống gắn bó thân thiết với học sinh,
với nhà trường và các lễ hội. Sừng trâu cũng có thể làm tù và, đồ thủ cơng mĩ nghệ. Phân trâu là phân bón
rất tốt cho cây trồng.
Khơng chỉ gắn bó với người nơng dân, trâu cịn góp phần tạo nên những kỉ niệm đẹp tuổi thơ ở khắp
mọi vùng quê đất Việt. Trâu là người bạn thân thiết với trẻ em nông thôn một buổi đi học, một buổi đi
chăn trâu. Nhà thơ Giang Nam trong bài “Quê hương” đã là người trong cuộc để nói với lũ trẻ chăn trâu:
Thưở
cịn
thơ
ngày
hai
buổi
đến
trường,
u
q
hương
qua
từng

trang
sách
nhỏ.
Ai
bảo
chăn
trâu

khổ
Tơi

màng
nghe
chim
hót
trên
cao.”
Trong lúc các chú trâu thong thả gặm cỏ hay đầm mình trong dịng mương mát rượi, thì lũ trẻ bày trị chơi
trận giả. Cũng có lúc ta gặp cảnh thật yên bình, yên ả: các cậu bé, cô bé chăn trâu nằm nghỉ ngơi trên lưng
trâu ngắm cảnh diều sáo vi vu trên bầu trời. Hình ảnh tuyệt vời của trẻ thơ chăn trâu được các nghệ nhân
đưa vào tranh Đơng Hồ.Nhìn tranh, ta lại nhớ câu thơ của nhà vua Trần Nhân Tông trong “Thiên trường
vãn vọng”: “Mục đồng sáo vẳng, trâu về hết”. Và cũng có thể, trên cánh đồng lúa, ta cịn bắt gặp những
em bé nông thôn vừa chăn trâu, vừa học bài.Thời thơ ấu ở làng quê thật đẹp biết bao!
Ngày nay, khi nơng thơn đổi mới, máy móc nhiều cũng là lúc trâu được nghỉ ngơi . Còn nhớ những
ngày người nơng dân phải kéo cày thay trâu thì mới thấy cái giá trị khi có trâu. Trâu đã là biểu tượng của
SEA Games 22 Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam . Biểu tượng “trâu vàng” mặc quần áo cầu thủ đón các
vận động viên là sự tơn vinh trâu Việt Nam, tôn vinh người nông dân lao động.Trâu còn là một vật linh
13



thiêng vì nó là một trong mười hai con giáp.Cứ mỗi năm vào mùa hè ở Đồ Sơn lại tổ chức hội chọi trâu
để tìm con trâu khỏe nhất. Và trong chúng ta rất ít người biết về sự tích sơng Kim Ngưu…
Biết bao thế kỉ đã trơi qua, có lẽ từ khi nền văn minh lúa nước của người Việt khởi nguồn thì lồi
trâu cũng đã trở thành báu vật của người nông dân. Trên nền bức tranh thiên nhiên của làng quê Việt, bên
những cánh đồng xanh tốt, thẳng cánh cị bay, dưới lũy tre làng ln có hình ảnh quen thuộc của con trâu
hiện diện. Chúng ta chăm sóc và bảo vệ trâu chính là ta đã giữ gìn một biểu tượng văn hóa truyền thống
của người Việt.
Thuyết minh về con Trâu làng quê Việt Nam
Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở việt nam thì khơng thể khơng bắt gặp những chú trâu đăng
cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con Trâu đã là người bạn thân thiết của người dân và đã
gắn bó lâu đời với nhau từ hang ngàn năm nay.Và đã được xem là biểu tượng của người nông dân Việt
Nam.
Con trâu đã là biểu tượng của sự hiền lành, chăm chỉ, cần mẫn từ hàng ngàn năm nay. Nếu bạn có q
hoặc đã từng về q thì bạn sẽ thường bắt gặp những con trâu đang cần mẫn kéo cày trên bờ ruộng. Giúp
xới tơi những thửa đất cho người nông dân gieo trồng dễ dàng hơn. Có thể nói con trâu là một người bạn
chuyên giúp cơng việc cho người nhân dân. Ngồi những việc cày bừa trâu có thể là một cơng cụ phương
tiện vì vậy có thể nói trâu là cơng cụ khơng thể thiếu của người nông dân.
Trâu bắt nguồn từ trâu rừng, vì sau nhiều thế kỉ con người và lồi vật đều được thuần hóa và trở thành
một lồi trâu hiền lành. Lơng trâu thường có màu xám đen, thân hình vạm vỡ. Với đơi sừng nhọn, uống
cong như hình một lưỡi liềm người ta sử dụng đơi sừng đó làm đồ trang sức. Trâu là lồi động vật thuộc
lớp có vú. Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, trâu đực trung bình cày bừa từ 3~4 sào cịn trâu cái có thể cày
bừa từ 2~3 sào, khơng những vậy trâu còn được coi là một tài sản quý của của nhà nơng.
Trong những thời đại trước trâu cịn dùng để kéo xe, chở hàng và có thể kéo tải trọng từ 400~500kg . Con
trâu cịn có thể kéo gỗ củi và hàng hóa. Trâu cung cấp cho ta rất nhiều sản lượng về lương thực và sữa.
Đem bán thịt trâu cũng thu được những khoản tiền đáng kể. Người ta thường trồng cây xen lẫn các cây ăn
quả, phân trâu ủ xanh là thuốc bón tốt nhất cho cây. Trâu chính là tài sản nên rất được người dân chăm
sóc
rất
chu
đáo.

Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa khơng
trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em
nông thôn, 1 thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu cịn có bao nhiêu là trị như đọc sách, thổi sáo... Những
đứa trẻ đó lớn dần lên , mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu .
Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lễ hội chọi trâu ở Hải
Phòng là nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hố với nhiều di tích lịch
sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi
trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hố,
tơn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá
khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong
15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hố, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch
hấp dẫn với mọi người. Ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng
cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hồng làng.
Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người
Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của
các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".
Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những "kháp đấu" giữa các "ông trâu". Mỗi
"ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình.
Như vậy các "kháp đấu" giữa những ơng trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể
hiện bản sắc văn hố. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định
14


hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một
vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn
liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn
hố
nơng
nghiệp
đồng

bằng
với
văn
hố

dân
ven
biển.
Con trâu đã gắn bó với người những người nơng dân việt nam .Nó khơng những mang lại cho những
người nhân dân việt nam về mặt vật chất mà còn mang lại cả về mặt tinh thần.Con trâu cịn gắn bó với
những lễ hội tiêu biểu của người dân việt nam .Nó đã là biểu tượng của của làng quê việt nam và Đất
nước
Việt
Nam
.
Thuyết minh về con Trâu làng quê Việt Nam số 2
Nhắc đến con trâu chúng ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ. Trên những
cánh đồng chúng ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày. Có thể nói con trâu gắn bó thân thiết với
người nơng dân VN: con trâu – là động vật nhai lai thuộc họ bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ
guốc chẵn, lớp thú có vú- lồi động vật này chủ yếu vào việc cày kéo.
Trâu VN có nguồn gốc từ trâu rừng thuần chủng, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lơng màu xám hoặc
xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp ngắn bụng to, mơng đốc, bầu vú nhơ, sừng có hình lưỡi liềm. Ngày xưa,
người ta phân biệt trâu lành hay trâu dữ là một phần nhờ vào đôi sừng trêm chỏm đầu: sừng dài, uốn cong
hình lưỡi liềm cùng cặp mắt to dữ thì phải coi chừng và có biện pháp thuần phục. Nếu trâu cái TB từ 350400 kg có tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt và hiền lành thì trâu đực nặng từ 400-450kg có tầm vóc lớn,
cân đối, dài địn trước cao sau thấp, tính khí hăng hái nhưng hiền lành.
Khơng chỉ có thế con trâu cịn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người VN . Hình ảnh con
trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay . Chính vì vậy nó là 1 phần ko thể
thíu của người nơng dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non , xanh mát và trên trời là những cánh
diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là 1 trong
những trò chơi của trẻ em nông thôn , 1 thú vui đầy lý thú . Trên lưng trâu cịn có bao nhiu là trị như đọc

sách , thổi sáo... Những đứa trẻ đó lớn dần lên , mỗi người mỗi khác nhưng sẽ không bao giờ quên được
những ngày thơ ấu:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,
Cái cày nối nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản cơng.
Ngồi ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lễ hội chọi trâu ở
Hải Phòng là nổi tiếng nhất. Hải Phịng là vùng đất có truyền thống văn hố với nhiều di tích lịch sử và
danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ
Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hố, tôn giáo,
nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ
hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội
quốc gia, bởi lễ hội này khơng chỉ có giá trị văn hố, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn
với mọi người.
Con trâu cũng có mặt trong lễ hội đình đám Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tục đâm
trâu ở Tây Nguyên, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:
"Dù ai bn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"
Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác
nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập
luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng. Khơng những thế để nói lên sự sung túc,
thành
cơng
của
nhà
nơng

câu:

"Ruộng
sâu,
trâu
nái".
Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người
Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến cơng ơn của
các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".Chọi trâu không chỉ đơn
thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân
15


đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe
giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng
làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng
liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hồ mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt,
gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đồn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định.
Con trâu được xem là một con vật linh thiêng bởi vì nó nằm trong mười hai con giáp mà người VN cũng
như người phương Đơng dùng để tính tuổi, tính năm. Ngồi ra, con trâu cịn được đưa vào nhiều bức
tranh của làng tranh Đông Hồ nổi tiếng như bức tranh “Trẻ em cưỡi trâu thổi sáo”. Và con trâu cũng đã
được xem là biểu tượng của Seagames 22. ĐNA tổ chức tại VN. Biểu tượng Trâu Vàng mặc quần áo cầu
thủ đón các vận động viên của các nước bạn vào ngày 25/12/2002 là sự tôn vinh con trâu VN người dân
VN.
Con vật thiêng này cũng là con vật đã in đậm vào kí ức tuổi thơ khi nhớ về làng quê. Nhà thơ Giang Nam
đã ghi nhận kí ức tuổi thơ khi nhớ về q hương:
“Thuở cịn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng như chim hót trên cao.”
Ngày nay, có rất nhiều máy móc hiện đại đã xuất hiện khắp nơi trên cánh đồng làng quê VN nhưng
con trâu vẫn là con vật gắn bó thân thiết với người nơng dân. Trâu ln là con vật không thể thiếu ở làng

quê Việt Nam - con vật linh thiêng trong sâu thẳm tâm hồn người dân Việt Nam. Con vật thiêng ấy sẽ mãi
mãi in đậm trang kí ức của người dân Việt, nhất là những người xa xứ.
Đề bài: Giới thiệu con trâu ở làng quê Việt Nam
Bài làm
Khắp các làng quê Việt Nam trong mỗi vụ mùa chúng ta lại thấy bóng dáng của những chú trâu
chăm chỉ làm việc trên những cánh đồng. Những con trâu đã giúp cho công việc cấy cầy ở mỗi vụ mùa
của các bác nông dân được dễ dàng hơn. Trâu không chỉ gánh vác một phần khơng nhỏ vào việc đồng áng
mà trâu cịn đem lại rất nhiều lợi ích về mặt vật chất và tinh thần cho người nông dân ở các làng quê Việt
Nam.
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hố thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lơng màu xám đen,
thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm. Có hai đai màu trắng dưới cổ và
chỗ đầu xương ức. Trâu cái nặng trung bình 350 – 400 kg (300 – 600kg) trâu đực: 400 – 450kg (350 –
700kg)…. Vậy vị trí và vai trị của con trâu đã được coi là thứ hàng đầu của cơ nghiệp, hồi đó người ta
chỉ cần xem nhà nào có nhiều trâu hay ít trâu là đủ để biết được gia cảnh của họ như thế nào. Đến tận bây
giờ con trâu cũng vẫn được coi là thứ q giá của người nơng dân. Nó đem lại nhiều lợi ích về mặt vật
chất. Chúng sinh trưởng rất nhanh, trâu 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu. Trong đàn trâu cái, trâu 4 tuổi đẻ lứa đầu
chiếm 45 – 47%. Trâu đẻ có mùa vụ. Tỉ lệ đẻ hằng năm ở vùng núi là 40 – 45%, ở đồng bằng là 20 –
25%. Một đời trâu cái thường cho 5-6 nghé, nghé sơ sinh nặng 22 – 25kg. Đôi răng cửa giữa cố định bắt
đầu mọc lúc 3 tuổi và trâu kết thúc sinh trưởng khi hết 6 tuổi (8 răng cửa). Do trâu sinh trưởng nhanh và
nhiều nên đem lại một phần lợi về kinh tế không nhỏ cho người nông dân. Một con trâu trưởng thành
khoảng 4-5 triệu đồng. Trâu khơng chỉ để bán mà nó cịn được ni để kéo cày: lực kéo trung bình trên
ruộng 70 – 75 kg bằng 0,36 – 0,40 mã lực. Trâu loại A một ngày cày 3-4 sào; loại B: 2 – 3 sào và loại C:
1,5 – 2 sào bắc bộ, kéo xe ở đường xấu tải trọng 400 – 500 kg, đường đồi núi thường một trâu kéo 0,5 –
l,3m3 với đoạn đường 3 – 5km. Bởi trâu có sức mạnh và rất chăm chỉ nên dùng trâu để chở hàng và chở
gỗ cùng đem lại rất nhiều nguồn lợi về kinh tế. Trâu cịn có khả năng cho thịt rất cao: trâu cái có tỉ lệ xẻ
thịt là 42%. Trâu thiến là 45% và trâu đực 2 tuổi là 48%. Khả năng cho sữa 400 – 500 lít sữa trong một
chu kì vắt. Mỡ sữa 9 – 10%. Đem bán thịt trâu cũng giúp cho người nông dân một khoản thu lớn. Người
nông dân thường trồng xen cả những cây ăn quả, thức bón tốt nhất cho cây là phân ủ xanh. Trâu có khả
năng cho phân cao: trong 24 giờ trâu 2 răng thải ra 10 kg phân, trâu 4 răng 12 kg và trâu trưởng thành 20
– 25kg. Chính vì khả năng cho phân cao như vậy nên người nông dân không phải mua phân bón và tiết

kiệm được một số tiền khơng nhỏ. Trâu còn dùng cung cấp nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ, thuộc da làm
trống… Con trâu gắn bó với đời sống tinh thần của người nông dân như thế nào? Ai đã từng sống ở nơng
thơn đều đã từng gắn bó một phần tuổi thơ của mình với những cánh đồng lộng gió, với những cánh diều
cao vút và đặc biệt là với những con trâu. Tôi tuy là người sống ở thị xã nhưng mỗi khi về quê vừa đến
đầu làng đi ngang qua cánh đồng tôi đã thấy những tiếng cười đùa vui vẻ của những đứa trẻ trong làng.
16


Chúng tụ tập thành một hội cùng cưỡi trâu thả diều, những cánh diều bay lên tận trời cao. Tuy cuộc sống
của bọn trẻ có khó khăn nhưng nhờ những con trâu cánh đồng và những con diều cũng đủ làm chúng rất
đỗi vui vẻ. Tuy cuộc sống của tôi có ổn định hơn những đứa trẻ ở làng quê những hiếm khi tơi có được
những giây phút vui vẻ đến như vậy. Cả tuổi thơ của chúng gắn liền với những tình cảm u q, gắn bó
với những con trâu. Khơng chỉ có gắn bó với tuổi thơ của trẻ em mà chúng cịn khơng thể thiếu trong các
lễ hội như lễ hội chọi trâu Đồ Sơn… Các làng quê vẫn còn những phong tục tập quán gắn với con trâu, ở
các dân tộc miền núi vẫn còn phong tục đua trâu. Người và trâu chiến thắng sẽ được chức vô địch. Trâu
rất vinh dự được làm biểu tượng cho SEA GAMES 22 tổ chức tại Việt Nam là ngày hội thể thao lớn của
khu vực.
Con trâu gắn bó với người nông dân Việt Nam với các làng quê. Bấy nhiêu đã đủ để mọi người hiểu
được tầm quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người nơng dân Việt Nam của con trâu. Nó
xứng đáng là biểu tượng tượng trưng cho làng quê Việt Nam và còn cả đất nước Việt Nam.
Bài làm 2
Đã từ lâu đời, trâu là lồi vật gắn bó, quen thuộc với đồng ruộng và người nơng dân Việt Nam. Hình
ảnh nhửng chú trâu thân thiện cũng vì thế đã đi vào ca dao, dân ca:
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
Trên khắp đất Việt ta khơng nơi nào là vắng bóng trâu, trên những đồng ruộng, đường làng. Trâu
nhiều vô kể, hàng đàn, hàng loại như trâu trắng, trâu đen… Đối với người nông dân, trâu là một tài sản vô
cùng quý giá và quan trọng, đặc biệt là người nông dân xưa. Trong xã hội cũ, trâu đối với người nông dân
là vật qúy, nó quyết định đến vị thế xã hội, sự giàu – nghèo của mỗi người. Và trâu còn được người nơng
dân Việt u q bởi những lợi ích nhiều mặt về vật chất và tinh thần. Những chú trâu lơng xám hoặc

xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mơng dốc, sừng hình lưỡi liềm và hai đai trắng ở cổ và
hai xương ức, chính là trâu Việt Nam. Chúng được thuần hoá từ trâu rừng với sức bền dai, thân hình vạm
vỡ. Những chú trâu này dã đem lại nhiều lợi ích vật chất cho người nơng dân Việt. Đó là làm cơng cụ lao
động đắc lực của người nơng dân. Lực kéo trung bình của trâu trên ruộng là khoảng 70 – 75kg (0,36 đến
0,4 mã lực). Trâu thường kéo một ngày 3-4 sào ruộng, đem lại rất nhiều thành phẩm. Khơng những thế,
chúng cịn là phương tiện vận chuyển hàng hố và thóc lúa. Trâu có thể kéo xe ở đường xấu tải trọng 400
– 500kg, đường tốt 700 – 800kg. Những chú trâu Việt vừa thân thiện vừa có lợi ích nhiều. Chính vì thế,
ơng bà ta xưa có câu Con trâu là đầu cơ nghiệp. Trong đời sống vật chất của người nơng dân khơng thể
thiếu những món ăn từ sữa và thịt trâu. Trâu có thể cung cấp một lượng thực phẩm dồi dào và lớn. Trâu
cái cho tỉ lệ thịt, xẻ 42%, trâu thiến là 45% và trâu đực hai tuổi là 48%. Ngồi ra trong một chu kì vắt sữa,
trâu có thể cho 400 – 500 lít sữa. Khả năng cho phân của trâu cũng rất lớn, nhờ có phân trâu mà đồng
ruộng, cây cối ở các làng quê thường xanh tốt. Có thể nói, những lợi ích từ trâu là vô cùng nhiều, thế nên
chúng luôn được người nông dân yêu quý và coi trọng. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, nhiều
người dân đã rất ưa dùng hàng mĩ nghệ. Và bạn có biết những đồ vật như lược, trống, quai cặp, giày dép
là làm từ đâu khơng? Chính là những ngun liệu từ trâu đấy các bạn. Sừng trâu được người thợ dùng làm
lược. Những chiếc lược giản dị và xinh xắn. Da trâu được dùng để thuộc trống. Ngay cả trống trường mà
ta thường nghe cũng có mặt làm bằng da trâu và còn nhiều hàng tiêu dùng khác nữa. Trâu như người bạn
thân gắn bó đối với đời sống tình cảm của người nông dân Việt Nam:
Trâu ơi ta bảo trâu này!
Trâu ăn no cỏ, trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Trâu đây, ta đấy, ai mà quản công.
Không chỉ vậy, những chú trâu cịn gắn bó rất thân thiết với tuổi thơ của trẻ em nông thôn. Mỗi bờ
cỏ, bãi đê đều in dấu chân trâu. Những ngày hè thanh bình, bỗng trên cao vút lên tiếng sáo diều của lũ trẻ
chăn trâu thì thật là thú vị. Các chú bé ngồi trên lưng trâu vừa cho trâu ăn vừa thả diều và thả hồn vào
tiếng sáo réo rắt trên khơng trung. Hay những buổi chiều, chơi trị trận giả. Ngồi trên lưng trâu, đứa nào
đứa nấy đều rất oai vệ và chú tâm để xông vào đối phương. Trâu là lồi vật gắn bó nhiều trong đời sống
làng quê và người dân Việt Nam. Từ xa xưa, hình ảnh những chú trâu đã được gắn với người nông dân bở
sự chăm chỉ, cần cù, hiền lành. Và cũng tù đó đến nay, trâu là lồi vật được gắn bó với những lễ hội và
phong tục tập quán Việt Nam. Những lễ hội như chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), ở các vùng Bắc Bộ diễn

ra vào ngày 10 tháng 8 hàng năm. Hay phong tục đâm trâu, giết trâu để cúng tổ tiên, thần thánh của các
dân tộc Tây Nguyên, dần tộc Thái. Trâu là loài vật gắn bó lâu đời với người nơng dân Việt, nó gắn bó
17


trong tình cảm, truyền thống, bản sắc của người Việt. Bóng dáng những chú trâu dường như đã in đậm
trong tâm trạng mỗi người đặc biệt là ở trẻ thơ. Cũng vì lẽ đó, mà bất kì ai có xuất thân từ làng quê khi đi
xa cũng không thể quên hình ảnh những chú trâu, những buổi chiều ngồi trên lưng trâu mà thả diều. Ngày
nay, tuy nhiều người biết trâu là động vật có ích, là cơng cụ lao động, nếu khơng có trâu thì người nơng
dân khơng thể làm được nhưng vẫn mổ và bán trâu. Hành vi này cần được ngăn chặn ngay để hình bóng
những chú trâu còn mãi với làng quê Việt Nam.
Trâu là động vật có ích và gắn bó nhiều với người nơng dân Việt. Sự nhiều về chủng loại và bản chất
đã giúp trâu mang lại nhiều lợi ích cả về tinh thần và vật chất cho người nông dân. Thế nên, chúng cần
được ni và chăm sóc, bảo vệ.
Bài làm 3
Con trâu ở làng quê Việt Nam là từ trâu rừng được thuần chủng về sống với người nông dân. Trâu có
hình dáng vạm vỡ, to, khoẻ có thể giúp nơng dân nhiều việc trong cả đời sống vật chất và tinh thần.
Từ xưa đến nay, trâu được coi như một tài sản quý giá trong mỗi gia đình. Ngày xưa, nhà nào có trâu
tức là gia đình đó có của ăn của để, hơn nữa trâu rất quý giá đối với người dân bởi nó cịn có thể có ích
cho những cơng việc khác. Nhờ có trâu mà người nơng dân xưa khơng phải tự mình cuốc từng nhát cuốc
trên đồng ruộng, không phải tốn nhiều công sức mà hiệu quả lao động vẫn rất cao. Đến bây giờ nông dàn
ở làng quê Việt Nam ta vẫn cùng trâu đi cày trên những cánh đồng, dù cho đất nước có hiện đại hơn là có
máy cày nhanh hơn ca dùng trâu nhưng nông dân vẫn chỉ dùng trâu để cày vì nó đã quen thuộc và gắn bó
với họ từ rất lâu đời. Trâu còn cung cấp thực phẩm thịt – đây cịn là một món ngon và đặc biệt mà nhiều
người ưa thích. Ta có thế chế biến thịt trâu bằng nhiều cách; mang lại nhiều chất dinh dưỡng cho con
người và các chất như nước, canxi, protêin… Sữa trâu cũng đem lại nhiều chất giúp cơ thể khỏe mạnh
như: gluxit, phốtpho, canxi, lipít. Những đơi sừng hình lưỡi liềm, to khỏe của trâu có thể mài dũa thành
đồ mĩ nghệ rất đẹp mắt, làm quà lưu niệm cho du khách nước ngoài và trong nước để nhớ về vùng quê
Việt Nam. Da trâu rất dai được làm mặt trống rất đẹp, khi đánh tiếng kêu to và thanh nghe rất hay. Trâu
thân thiết và đem lại lợi ích cho nơng dân và cịn có vai trị quan trọng trong đời sống vật chất. Không

những thế, người nông dân và con trâu gắn bó thân thiết với nhau như bạn tốt của nhau. Sáng sớm, trâu và
người nông dân ra đồng chịu cái nắng mùa hè, gió mưa thất thường để cày cấy đến tối mới về nhà. Bao
vất vả, cực khổ hay buồn vui, trâu như người bạn tốt luôn chia sẻ cùng người nông dân. Đối với trẻ em
chắc hẳn những kỉ niệm tuổi thơ cua ai đã từng lớn lên ở làng quê đều nhớ những buổi chiều thong thả
cưỡi trên lưng trâu thổi sáo thật là thích thú. Nhất là vào những ngày hè nóng bức cho trâu xuống tắm ở
hồ, lũ trẻ tha hồ nghịch, đến nỗi vừa cưỡi trên lưng trâu vừa té nước vào người nhau. Hay có lúc tất cả tập
trung lại rồi chia bè ra để chơi đánh trận giả trên lưng trâu, đúng là những kỉ niệm thật khó có thể qn
được. Những con trâu ăn cỏ bình thường trông rất hiền lành nhưng đến khi vào những ngày lễ hội thì trâu
lại thay đổi hồn tồn cái vẻ bình thường đó. Những lúc ấy những chú trâu trơng rất khoẻ mạnh, đôi sừng
trông thật oai hùng lúc nào cũng sẵn sàng khí thế chờ tới lượt mình. Một số nơi coi trâu là một biểu tượng
thiêng liêng thường được dâng cho thành hồng làng nơi đó. Trong các con vật, trâu là người thân thiết
gần gũi với người nơng dân Việt Nam vì vậy đã được chọn là biểu tượng cao quý cho Việt Nam ở SEA
Games 22.
Con trâu ở làng q Việt Nam có vai trị quan trọng trong đời sống vật chất và ý nghĩa to lớn ở đời
sống tinh thần của nông dân Việt Nam. Như người bạn tốt với nông dân và không thể thiếu được trong kỉ
niệm sâu sắc của trẻ em ở làng q Việt Nam mà chắc hẳn khơng ai có thể qn được kí ức tuổi thần tiên
đó.

18



×