Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.21 MB, 55 trang )

Chương 4
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Mục tiêu:

- Hiểu được nguyên nhân, vai trò cũng như ưu nhược điểm của các hình thức đầu tư
quốc tế; những đặc điểm của đầu tư quốc tế và ảnh hưởng của đầu tư quốc tế đến sự
phát triển kinh tế của Việt Nam.
- Có thể phân biệt được các hình thức đầu tư quốc tế và các loại hình doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
- C ó được sự nhìn nhận và có thái độ đúng đối với vấn đề đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam, từ đó góp phần vào việc thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của
Nhà nước.
Nội dung:

1. Đầu tư quốc tế là một quá trình trong đó có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang
quốc gia khác để thực hiện dự án đầu tư nhằm đưa lại lợi ích cho các bên tham gia.
2. Đầu tư quốc tế là một tất yếu khách quan do sự khác nhau về nhu cầu và khả
năng tích luỹ vốn giữa các quốc gia.
3. Đầu tư quốc tế có những tác động khác nhau đối với cả bên đi đấu tư và bên nhận
đầu tư. Việc nghiên cứu đặc điểm cơ bản của đầu tư quốc tê' hiện nay có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn quan trọng đối với mỗi quốc gia.
4. ở Việt Nam, hoạt động đầu tư nước ngoài đã có những đóng góp to lớn cho sự
nghiệp phát triển kinh tế. C á c hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm: Hợp đồng hợp
tác liên doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài,
doanh nghiệp cổ phần.

I. V A I T R Ò C Ủ A Đ Ẩ U T Ư Q U Ố C T Ê
1. Khái niệm và nguyên nhân của đầu tư q u ố c tế

85



1.1. Khái niệm
Đầu tư quốc tế là quá trình kinh tế trong đó các nhà đầu tư nước ngoài (tổ
chức hoặc các nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ một hình thức giá trị nào vào nước
tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch
vụ nhằm thu lợi nhuận. Như vậy, đầu tư quốc tế là hình thức di chuyển tư bản
từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kiếm lời.
Tư bản di chuyển được gọi là vốn đầu tư quốc tế, vốn đó có thể thuộc một
tổ chức tài chính quốc tế, thuộc một nhà nước hoặc của cá nhân.
Vốn đầu tư có thể là ở dạng tiền tệ, có thể là các tư liệu sản xuất hoặc là
sức lao động, công nghệ, bí quyết công nghệ, nhãn hiệu, biểu tượng, cổ phiếu...
1.2. Nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tê
Đầu tư quốc tế hình thành từ cuối thế kỷ 19 ở các nước tư bản chủ nghĩa và
ngày càng được mở rộng cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nguyên
nhân là do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất giữa các khu vực, giữa các
nước không đổng đều đã làm cho chi phí sản xuất hàng hoá của các khu vực,
các nước không giống nhau. Chính sự chênh lệch về giá cả sức lao động, tài
nguyên, vốn, vẻ khoa học kỹ thuật... giữa các nước đã thôi thúc các nhà tư bản
tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài để giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng
sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình và thu lợi nhuận. Chẳng hạn các nhà
đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, họ thường lựa chọn những ngành
sử dụng nhiều lao động như: lắp ráp hàng điện tử, ngành dệt may, chế biến thực
phẩm... để tận dụng giá nhân công rẻ nhằm tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá
của mình.
ở các nước công nghiệp phát triển, do nền kinh tế phát triển với tốc độ cao
dẫn đến hiện tượng thừa “tương đối” tư bản ở trong nước và việc đầu tư ở trong
nước ngày càng giảm hiệu quả do tỷ suất lợi nhuận (P’ = m/(c + v) có xu hướng
giảm dần. Trong khi đó đầu tư ra nước ngoài lại có khả năng đem lại hiệu quả
cao hon. Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ thì các công ty Mỹ đầu tư vào khu
vực châu Á - Thái Bình Dương có tỷ lệ lãi trung bình là 23%, cao gấp đôi tỷ lệ

lãi trung bình ở 24 nước công nghiệp phát triển trong cùng thời kỳ.
Do yêu cầu phát triển kinh tế nên nhu cầu về vốn của các nước trên thế
giới là rất lớn, trong khi đó khả năng tự thoả mãn nhu cầu vể vốn ở từng nước,
từng khu vực là có giới hạn. Ngược lại ở một số nước khác tiềm lực kinh tế rất
mạnh, lượng vốn tập trung rất lớn vì vậy việc gia tăng đầu tư quốc tế là tất

86


yếu nhằm giải quyết những mâu thuẫn đó. Chẳng hạn các nước chậm và đang
phát triển cần một số lượng vốn lớn để thực hiện quá trình công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nước, cũng như đầu tư vào hạ tầng cơ sở nhằm duy trì tốc độ
tăng trưởng kinh tế. Ví dụ để phục hồi kinh tế các nước SNG cần khoảng 100
tỷ USD.
Trong quá trình toàn cầu hoá, sự hợp tác và phân công lao động khu vực và
quốc tế ngày càng phát triển theo những xu hướng mới. Trong đó các nước đi
trước như Nhật Bản, các nước EU phải chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo
hướng tập trung vào những ngành công nghiệp kỹ thuật cao và chuyển dần các
ngành vốn có lợi thế trước kia như dệt may, lắp ráp, chế biến sang các nước
khác như Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và hiện nay là Việt Nam. Đây chính
là một động lực để kích thích đầu tư ra nước ngoài.
Hầu hết các nước công nghiệp phát triển đều có nguồn nguyên liệu khan
hiếm, nên các nước này đều phải nhập nguyên liệu để đảm bảo sản xuất trong
nước, làm cho giá thành sản phẩm tăng. Trong khi đó ở các nước chậm và đang
phát triển lại có nguồn nguyên liệu dồi dào chưa khai thác hết. Do đó đầu tư ra
nước ngoài nhằm giúp các chủ đầu tư nắm được lâu dài và ổn định nguồn cung
cấp nguyên liệu với giá rẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế với tốc độ
ngày càng cao.
Sự bất ổn định về an ninh quốc gia cũng là một nguyên nhân làm chfo các
chủ đầu tư và những người có tiền, đầu tư vốn ra nưóc ngoài nhằm bảo toàn

vốn, hạn chế được những rủi ro, những thiệt hại khi có biến cố chính trị ở
trong nước.
Sự ra đời và phát triển của những công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia
cũng là một nguyên nhân làm cho hoạt động đầu tư quốc tế trở nên sôi động, sự
dịch chuyển vốn giữa các nước, các khu vực diễn ra liên tục và ngày càng tăng.
2ẾVai trò của đẩu tư q u ốc tế

Nhìn lại quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới trong thời gian qua
chúng ta thấy đầu tư quốc tế có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển
của kinh tế và thương mại ở cả các nước đầu tư và nước nhận đầu tư.
2.1. Đối với nước chủ đầu tư
Đa phần các nước đi đầu tư là những nước có nền công nghiệp phát triển,
những nước này thừ a‘ tương đối” tư bản và tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm

87


sút, vì vậy đầu tư ra nước ngoài sẽ giúp họ sử dụng được lợi thế sản xuất của
nước tiếp nhận đầu tư để hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận trên cơ sở đó
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Thông qua việc đầu tư khai thác tài nguyên ở các nước chậm và đang phát
triển mà các nước chủ đầu tư tận dụng được các nguồn nguyên liệu để nhập
khẩu phục vụ sản xuất trong nước, giúp các nước này xây dựng được một thị
trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng phục vụ cho quá trình
phát triển kinh tế trong nước. Ví dụ nhờ đầu tư ra nước ngoài mà Mỹ nhập khẩu
ổn định toàn bộ phốt phát, thiếc, mangan...
Đầu tư quốc tế giúp các nước chủ đầu tư bành trướng sức mạnh kinh tế và
nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế. Thật vậy, thông qua đầu tư trực
tiếp mà các nước chủ đầu tư xây dựng được các nhà máy sản xuất và thị trường
tiêu thụ hàng hoá ở nước ngoài, từ đó giúp họ mở rộng được thị trường tiêu thụ,

tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch ở các nước và tăng sức cạnh tranh của
hàng hoá trên thị trường nước nhận đầu tư. Mặt khác, qua đầu tư gián tiếp như
viện trợ, cho vay vốn với quy mô lớn, lãi suất thấp mà các nước đế quốc thường
áp đật các điều kiện về chính trị và kinh tế nhằm trói buộc các nước đang phát
triển phụ thuộc vào họ.
Đầu tư vốn ra nước ngoài giúp các chủ đầu tư hạn chế được những rủi ro
có thể xảy ra khi có sự bất ổn định về tình hình kinh tế, chính trị ở trong nước.
Chẳng hạn như làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Hồng Kỏng, Ma Cao,
Đài Loan sang các nước công nghiệp phát triển để đề phòng có sự thay đổi lớn
về quản lý kinh doanh khi các nước này được trao trả cho Trung Quốc.
Đầu tư ra nước ngoài sẽ giúp thay đổi cơ cấu nền kinh tế trong nước
theo hướng hiệu quả hơn, thích nghi hơn với sự phân công lao động quốc tế và
khu vực.
Hiện nay đa phần các nước công nghiệp phát triển đều tập trung vào sản
xuất những mặt hàng cao cấp, những thiết bị quan trọng và những khâu kỹ
thuật cao đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, còn các công ty, chi nhánh cùa họ ở
nước ngoài sẽ hướng vào sản xuất những mặt hàng cần nhiều lao độns. kỹ thuật
vừa phải để cung cấp cho nhu cầu tại các nước nhận đầu tư và để xuất khẩu
sang các nước khác.
Việc đầu tư vốn ra nhiều nước sẽ giúp cho các công ty đa quốc gia có thể
tránh được mức thuế cao nhằm tối đa hoá lợi nhuận đầu tư. Chẳns han. các

88


công ty đa quốc gia có thể đặt các chi nhánh của mình tại các nước có mức
thuế thấp nhất, hoặc bằng cách sử dụng giao dịch chuyển giá và các công cụ
khác, công ty đa quốc gia có thể kê khai thu nhập ở nước có thuế suất thấp,
mật dù lợi nhuận thực tế thu được ở những nước có thuế suất cao. Để tránh
thuế thu nhập đánh lên lợi nhuận của công ty, công ty sẽ định mức giá cao

đối với những hàng hoá hay dịch vụ ở những nước có thuế suất thấp để cung
ứng cho những nước có thuế suất cao. Kết quả là các chi nhánh ở nước có
thuế suất thấp đạt được mức lợi nhuận cao và chi nhánh ở nước có thuế suất
cao thu được lợi nhuận thấp và cuối cùng số tiền thuế của nhà đầu tư phải trả
là thấp nhất.
2ẳ2. Đôi với các nước tiếp nhận đầu tư
Hiện nay dòng vốn đầu tư quốc tế chảy vào hai khu vực: Các nước công
nghiệp phát triển và các nước đang phát triển. Đối với cả hai khu vực thì vốn
đầu tư quốc tế đều có vai trò đặc biệt quan trọng.
2.2.1. Đối với các nước công nghiệp phát triển
Các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Tây Âu, đầu tư trực tiếp nước
ngoài có ý nghĩa quan trọng. Thông qua việc nghiên cứu hiện tượng Nhật Bản
đầu tư ồ ạt vào Mỹ trong vòng 20 năm 1971 - 1991, với số vốn đầu tư đạt tới
148,6 tỷ USD (chiếm 42,2% tổng số vốn đầu tư của Nhật ra nước ngoài). Các
chuyên gia kinh tế của Mỹ đã đánh giá những cái lợi do việc đầu tư đó đem
lại là:
- Sự ra đời các công ty, nhà máy của Nhật trên nước Mỹ đã giúp giải quyết
được những khó khăn về kinh tế - xã hội trong đất nước như nạn thất nghiệp,
lạm phát...
- Việc người Nhật mua lại những công ty, xí nghiệp làm ăn kém hiệu quả
có nguy cơ bị phá sản đã giúp Mỹ cải thiện được tình hình thực tế và đảm bảo
việc làm và thu nhập cho hàng vạn lao động.
- Góp phần tăng thu cho ngân sách dưới hình thức các loại thuế đầu tư từ
đó giúp cải thiện tình hình bội chi của ngân sách Mỹ.
- Sự phát triển của các công ty trên nước Mỹ đã tạo ra môi trường cạnh
tranh, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại Mỹ.
- Giúp các doanh nghiệp Mỹ học hỏi được những kinh nghiệm quản lý tiên
tiến của Nhật.

89



Do nhận thức được vai trò của đầu tư quốc tế đối với sự phát triển của nền
kinh tế Mỹ, vì vậy mặc dù là một nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới và đã
thu hút trên 30% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên thế giới,
chính phủ Mỹ vẫn không ngừng thực hiện chính sách “mở cửa đầu tư” và ngăn
chặn xu hướng rút vốn đầu tư nước ngoài ra khỏi Mỹ.
2ế2.2. Đối với các nước đang phát triển
Đầu tư quốc tế giải quyết vấn đề thiếu vốn cho các nước đang phát triển.
Thật vậy, trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, các nước đang phát triển đều
gặp phải một vấn đề nan giải là thiếu vốn đầu tư do tích luỹ nội bộ thấp hoặc
không có tích luỹ. Việc thiếu vốn đã gây rất nhiều khó khăn cho các nước này
trong đầu tư, phát triển kinh tế, cán cân thanh toán quốc tế thường xuyên bị
thiếu hụt, đất nước thiếu nhiều ngoại tệ để nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, máy
móc thiết bị phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trước tình
hình đó việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ giúp cho các nước này giải quyết
được những vấn đề nan giải trên. Chẳng hạn như các nước NICs ở châu Á trong
vòng 30 năm đã thu hút khoảng 50 tỷ USD từ nước ngoài. Số vốn này đã giúp
các nước này đầu tư phát triển kinh tế và trở thành những con rồng của châu Á.
Thông qua nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ giúp các nước có điểu kiện
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển kinh tế như mở rộng quy mô
của các đơn vị kinh tế, tạo ra các xí nghiệp mới do đó đã tạo ra công ăn việc
làm cho một số lượng lớn người lao động góp phần giảm nạn thất nghiệp, giảm
sức ép về việc làm đối với xã hội. Theo thống kê của Liên hợp quốc, số người
thất nghiệp và bán thất nghiệp ở các nước đang phát triển là khoảng từ 35 38% tổng số lao động, cho nên với sự ra đời của hàng vạn các xí nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động tại các nước đang phát triển giúp các
nước này giải quyết một phần nạn thất nghiệp. Ví dụ như ở Trung Quốc các
doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư nước ngoài đã tạo công ăn việc làm cho hàng
triệu lao động. Ở Việt Nam kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài cho đến nay,
các dự án đầu tư đã giải quyết việc làm cho khoảng gần 500.000 lao động.

Thông qua tiếp nhận đầu tư nước ngoài các nước đang phát triển có điều
kiện để tiếp thu được công nghệ tiên tiến, học tập được kinh nghiệm quản lý
của các nhà đầu tư nước ngoài. Ở các nước đang phát triển, công nghệ sản xuất
trong nước thường rất lạc hậu, năng suất lao động thấp, điều này đã hạn chế và
kìm hãm sự phát triển của họ. Hơn nữa do trình độ phát triển kinh tế xã hội

90


giáo dục ở trong nước rất thấp, ít có khả năng phát triển công nghệ mới, hiện
đại, tiên tiến. Mặt khác việc nhập khẩu công nghệ của các nước này cũng rất
ljạn chế do thiếu vốn ngoại tệ. Vì vậy hợp tác đầu tư quốc tế sẽ giúp cho các
nước tiếp nhận được những công nghệ hiện đại, tiên tiến phục vụ phát triển
kinh tế.
Đầu tư quốc tế góp phần thay đổi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, từng bước đưa nền kinh tế của các nước
đang phát triển tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và khu vực.
Mặc dù tỷ trọng của đầu tư trực tiếp trong tổng số vốn đầu tư ở một số nước
không cao, nhưng nó lại chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư vào tài sản cố định trong
một số ngành, một số lĩnh vực quan trọng, ở các nước mới tiến hành công
nghiệp hoá, đầu tư nước ngoài đã góp phần cải tiến cơ cấu kinh tế theo hướng có
lợi cho nền kinh tế và phù hợp với quá trình phân công lao động quốc tế.
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển góp
phần tạo ra môi trường cạnh tranh trong các nước đó. Đây là một động lực để
kích thích nền kinh tế phát triển cả về lượng lẫn về chất. Sự có mặt của các
công ty nước ngoài ở các nước đang phát triển với trình độ quản lý tiên tiến,
với kỹ thuật hiện đại sẽ cho phép họ sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng
cao, mẫu mã phong phú, đa dạng, giá thành hạ sẽ cạnh tranh khốc liệt với
hàng nội địa. Điều đó buộc các nhà sản xuất trong nước phải đổi mới công
nghệ, phải thay đổi phương pháp quản lý từ đó thúc đẩy sự phát triển của kinh

tế trong nước.
Hình thức đầu tư ưực tiếp nước ngoài sẽ tạo điều kiện để giúp các nước
đang phát triển có nguồn thu nhập để đầu tư và để trả nợ nên sẽ giúp những nước
này giảm được số nợ từ nước ngoài đang trở thành một gánh nặng đối với họ.
3. C á c hình thức đẩu tư

Đầu tư quốc tế được thực hiện chủ yếu dưới 3 hình thức. Đầu tư trực tiếp,
đầu tư gián tiếp và tín dụng quốc tế.
3ếl. Đầu tư trực tiếp

3.1.1. Khái niệm
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng
góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ cho phép
họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.

91


Theo Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19 tháne 3 nãm 2003 cùa
Chính phù vé sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định sỏ 24/2000/NĐCP ngày 31 tháng 7 nám 2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đáu tư nước
ngoài tại Việt Nam thì. "Các hoạt động đấu tư trực tiếp của nước ngoài tại
Việt Nam bao gồm các hoạt động đưa vón bằng tiên hoặc bất kỳ rủi sàn nào
khác của cáíữ nhủ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đê trực tiếp tiến hành
các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhàm thu lợi nhuận theo các hình thức
của Luật Đầu tư nước ngoài
3.1.2. Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp
- Các chủ đáu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu tuỳ theo
quy định cua luật đầu tư từng nước, ví dụ như Luật Đầu tư cùa Việt Nam quy
định “sô vốn đóng góp tối thiểu của phía nước ngoài phủi bàng 30% vón pháp
định của dự án” hoặc ở Mỹ việc bỏ vốn được coi là đầu tư trục tiếp nước ngoài

nếu người đầu tư nhận được từ 10% sở hữu của công ty. Như vậy, sự khác nhau
giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp trước hết là vấn đề kiểm soát vốn.
- Quyền điều hành và quản lý kinh doanh phụ thuộc vào mức eóp vốn của
chù đầu tư, nếu đóng góp 100% vốn thì xí nghiệp thuộc sở hữu cùa chù đầu tư
nước ngoài và họ có toàn quyền trong việc điều hành quản lý doanh nghiệp.
- Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quà hoạt
động sản xuất kinh doanh và tỷ lệ vốn mà họ đóng góp. Lãi và lỗ được chia
theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định sau khi đã nộp thuế lợi tức cho nước
chủ nhà.
3.1.3. Ưu điểm của hình thức đầu tư trực tiếp
* Vé phía chủ đầu tư nước ngoài:
- Đầu tư trực tiếp cho phép chủ đầu tư nước ngoài ở mức độ nhất định tham
dự vào quá trình điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (mức độ
tham gia điều hành phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn) nên họ trực tiếp tham 2Ìa kiểm
soát sự hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời đưa ra những quvết định có lợi
nhất nhãm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của họ. Chính vì lý do đó mà trong
điều kiện mỏi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định thì các chủ đầu tư nước
ngoài thích bỏ 100% vốn đầu tư.
- Giúp cho chu đầu tư nước nsoài dễ chiếm lĩnh thị trườna tiêu thu và
nsuổn cuno cấp nguyên liệu chù vếu của nước chù nhà, trên cơ sớ đó để phát
triển sản xuất, nãng cao hiệu quả sư dụng vốn đầu tư.

92


- Lợi dụng cơ chế quản lý thuế đối với hoạt động đầu tư ở các nước khác
nhau, mà các nhà đầu tư mở các công ty con ở các nưóc khác nhau để thực hiện
“chuyển giá” nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
- Giúp các nhà đầu tư khai thác lợi thế của các quốc gia khác nhau như vị
trí địa lý, tài nguyên, lao động... nhằm giảm chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận.

- Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước chủ nhà vì các chủ đầu
tư tiến hành sản xuất hàng hoá trực tiếp tại nước thi hành chính sách bảo hộ
mậu dịch.
* Về phía chủ nhà tiếp nhận đẩu tư:
- Đầu tư trực tiếp tăng cường khả năng khai thác vốn của từng chủ đầu tư
nước ngoài, từ đó giải quyết những khó khãn về vốn cho đất nước. Trong hình
thức đầu tư trực tiếp thì các nước chỉ quy định mức đóng góp tối thiểu mà
không quy định mức đóng góp tối đa của mỗi chủ đầu tư. Điều đó có ý nghĩa là
số vốn đóng góp của chủ đầu tư nước ngoài càng nhiều càng tốt, thậm chí mức
góp vốn càng cao thì càng được hưởng những chính sách ưu đãi về thuế của
nước chủ nhà.
- Giúp cho nước chủ nhà hoặc các doanh nghiệp góp vốn của nước chủ nhà
có điều kiện để tiếp thu được những công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản
lý kinh doanh của các công ty nước ngoài.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phép nước chủ nhà có điều kiện để
khai thác tốt nhất những lợi thế về tài nguyên, về lao động... để phát triển kinh tế.
- Đẩy nhanh quá trình hội nhập của nền kinh tế trong nước với nền kinh tế
thế giới vì chính đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhân tố tác động mạnh đến tiến
trình hoàn thiện thể chế, chính sách và môi trường đầu tư.
- Góp phần nâng cao mức sống của nhân dân nước tiếp nhận đầu tư. Do đầu
tư trực tiếp sẽ tạo nhiều việc làm tăng thu nhập cho người lao động. Mặt khác
đầu tư trực tiếp còn giúp nước chủ nhà trong việc đào tạo đội ngũ lao động có
trình độ và tay nghề cao.
3.1.4. Những hạn chê của đầu tư trực tiếp
Nếu nước nhận đầu tư có sự bất ổn định về kinh tế, chính trị thì chủ đầu tư
nước ngoài dễ bị mất vốn.
Hiện nay ở nhiều nước công nghiệp phát triển thường thực hiện sự kiểm
soát gắt gao đối với những dự án gây ô nhiễm môi trường nên xu thế hiện nay
là nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã và đang chuyển giao những công nghệ độc


93


hại sang các nước kém phát triển, vì vậy nếu nước chủ nhà khỏne có một quy
hoạch đầu tư cụ thể khoa học sẽ dẫn đến sự đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, tài
nguyên bị khai thác quá mức gây hại cho môi trường sinh thái.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể gây “tác động âm ” lên cán cân thương
mại và cán cân thanh toán. Do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng
cần phải nhập máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu để phục vụ sản xuất nên
đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhập siêu. Sự
“nhập siêu” trong cán cân thương mại của Việt Nam khoảng từ 3 - 5 tỷ USD
trong những năm qua cũng một phần do tác động của hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
Hoạt động đầu tư trực tiếp thúc đẩy quá trình phân hoá giàu nghèo và sự di
dân ồ ạt ra thành thị, các trung tâm đô thị lớn, gây ra sự xáo trộn xã hội, bất
bình đẳng giữa các vùng kinh tế, các ngành kinh tế và giữa các tầng lớp nhân
dân ngày càng gia tăng.
3.2. Đầu tư gián tiếp
3.2.1. Khái niệm
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư chuyển vốn vào một
quốc gia khác để mua cổ phiếu hoặc chứng khoán trên thị trường tài chính
nhằm thu lợi nhuận thông qua cổ tức hoặc lãi từ chứng khoán.
3.2.2. Đặc điểm của hình thức đầu tư gián tiếp
- Số vốn mà mỗi chủ đầu tư nước ngoài đầu tư vào từng dự án được khống
chế ở một mức độ nhất định tuỳ theo luật định của từng quốc gia. Thông
thường tỷ lệ vốn đầu tư được quy định từ dưới 10 - 25% số vốn pháp định.
- Các chủ đầu tư nước ngoài kiếm lợi nhuận qua cổ tức (thu nhập cổ phiếu
hoặc chứng khoán).
- Các chủ đầu tư nước ngoài không được phép trực tiếp điều hành hoại
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn m ua cổ phiếu (hoặc

chứng khoán).
- Nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh thông qua thị trường tài chính.
3.2.3. Ưu điểm của hình thức đầu tư gián tiếp
- Khi có sự cố xảy ra trong kinh doanh, đối với doanh nghiệp có vốn đầu ti
nước ngoài thì nhà đầu tư ít bị thiệt hại vì vốn đầu tư được phân tán trong sc
đông những người mua cổ phiếu hoặc trái phiếu.

94


- Bên tiếp nhận vốn đầu tư hoàn toàn được chủ động trong việc quản lý và
sử dụng vốn kinh doanh, do đó tạo sự chủ động, linh hoạt cũng như việc tập
trung vốn phục vụ cho ý đổ kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả.
- Khi tình hình tài chính, tiền tệ, chính trị của nước tiếp nhận đầu tư có sự
bất ổn, các nhà đầu tư có thể dễ dàng bán hoặc chuyển nhượng những chứng
khoán để hạn chế rủi ro. Đây là một ưu điểm nổi bật của đầu tư gián tiếp so với
đầu tư trực tiếp.
- Hình thức này tạo khả năng để thu hút vốn đầu tư từ những chủ đầu tư có
số vốn nhộ, từ mọi nguồn của thế giới.
3.2.4. Những hạn ch ế của đầu tư gián tiếp
- Có thể dẫn đến sự thao túng của các thế lực đầu cơ tiền tệ quốc tế nếu
việc quản lý và điều tiết thị trường chứng khoán thiếu chặt chẽ.
- Do chủ đầu tư nước ngoài không được tham gia trực tiếp vào việc quản lý
điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà phải phó thác đồng vốn
của mình cho những người khác mà nhiều khi những người đó lại ít có khả
năng và kinh nghiệm điều hành sản xuất kinh doanh, nên nó không hấp dẫn đối
với các chủ đầu tư. Vì vậy đa phần chủ đầu tư nước ngoài không thích hình
thức đầu tư gián tiếp.
- Đầu tư gián tiếp hạn chế khả năng tiếp thu kỹ thuật, công nghệ và kinh
nghiệm quản lý tiên tiến của các chủ đầu tư nước ngoài. Do đó, hiệu quả sử

dụng vốn thường không cao.
3.3. Khu chê xuất - một hình thức thu hút vốn đầu tư đặc biệt
3.3.1. Khái niệm khu chê xuất
Hiện nay có nhiều cách gọi khác nhau về khu chế xuất. Theo các chuyên
gia thì khu chế xuất truyền thống là dự án phát triển hoàn thiện của cảng tự do
và các khu vực mậu dịch tự do.
Cảng tự do là những cảng áp dụng quy chế thuế quan đặc biệt, các thương
nhân thông qua tàu biển có thể mang hàng hoá và tiền tệ vào cảng một cách tự
do không phải đóng thuế, chỉ khi nào chuyển hàng hoá vào nội địa mới phải
nộp thuế.
Khu vực mậu dịch tự do thường được xây dựng gần cảng, hàng hoá mang
vào khu vực mậu dịch một cách tự do không phải đóng thuế. Ở một số nước
như Malaysia, Indonesia... trước kia cũng xây dựng các khu kho quá cảnh có

95


mô hình gần gũi với cảng tự do. Tất cả những hàng hoá, nguyên liệu đưa vào
cảng để sơ chế, lắp ráp giản đơn, đóng gói sau đó tái xuất khẩu thì khống phải
chịu bất cứ một khoản thuế nào, chỉ khi đưa hàng hoá vào nội địa mới phải
đóng thuế nhập khẩu.
Theo Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UN1DO) thì: “Khu
chế xuất lù một khu vực tương đôi nhỏ, phản cách về địa lý trong một quốc gia
nhằm mục tiêu thu hút các xí nghiệp có vốn đấu tư nước ngoài hướỉìg về xuất
khẩu, bằng cách cung cấp cho các xí nghiệp những điều kiện về đầu tư và mậu
dịch thuận lợi đặc biệt so với nội địa. Đặc biệt, khu c h ế xuất cho nhập khẩu hàng
hoá dùng cho sản xuất hùng xuất khẩu được miễn thuế trên cơ sở kho quá cành".
Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì: “Khu c h ế xuất lù khu công
nghiệp chuyên sản xuất hùng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất
hùng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xúc định, do Chính

phủ thành lập hoặc cho phép thành lập".
Một hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà hiện nay đang được áp
dụng rộng rãi ở Trung Quốc, đó là đặc khu kinh tế. Mục tiêu hoạt động của đặc
khu kinh tế không hoàn toàn hướng về xuất khẩu, mà thực hiện mở cửa kinh tế
từng phần nhằm thu hút vốn và kỹ thuật của nước ngoài với những ưu đãi về
thuế, về giá thuê đất và nhân công rẻ. Đặc khu kinh tế không quy hoạch tách
rời khỏi phần nội địa bởi hàng rào che chắn, hàng hoá nhập vào hoặc xuất ra
khỏi đặc khu kinh tế không được miễn thuế hoàn toàn, trong các đặc khu kinh
tế có cả hoạt động của công nghiệp và nông nghiệp, có dân cư sinh sống. Sản
phẩm của các đặc khu kinh tế chẳng những phục vụ xuất khẩu m à phục vụ cả
nhu cầu của sản xuất và đời sống của thị trường nội địa.
Một khu chế xuất truyền thống có những đặc điểm sau:
- Là một khu đất thuộc lãnh thổ của một nước được quy hoạch tách riêng
ra, thường được ngăn cách bằng một hàng rào kiên cố để hoạt động cách biệt
với phần nội địa. Trong khu chế xuất không có dân cư sinh sống.
- Mục đích của khu chê xuất là thu hút các nhà sản xuất công nghiệp nước
ngoài và trong nước, định hướng hoạt động xuất khẩu bằng những biện pháp
đặc biệt ưu đãi về thuế quan, về các điều kiện mậu dịch và các loại thuế khác.
- Hàng hoá, tư liệu sản xuất nhập vào khu chế xuất để sản xuất hàng xuất
khẩu được miễn giảm thuế hải quan. Còn nếu hàng hoá nhập vào thị trường nội
địa từ khu chế xuất thì phải nộp thuế nhập khẩu.

96


- Các chủ đầu tư nước ngoài được ưu tiên vào hoạt động trong khu chế xuất.
“Doanh nghiệp ch ế xuất là một doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất
khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất
khẩu được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ về doanh
nghiệp c h ế x u ấ t (Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam)

Hiện nay, sức hấp dẫn của khu chế xuất truyền thống có xu hướng giảm
sút do các biện pháp bảo hộ mậu dịch của các nước đang giảm dần tác dụng
và hoạt động của khu chế xuất chuyển từ chủ yếu sản xuất hàng công nghiệp
phục vụ xuất khẩu sang khu trị giá gia tăng thực hiện các dịch vụ phục vụ cho
xuất khẩu.
3.3.2. Vai trò của kh u chê xuất
- Hoạt động của các khu chế xuất sẽ tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Bởi vì khu chế xuất thường tập trung nhiều lợi thế nhất của
nước chủ nhà, mặt khác vào hoạt động trong khu chế xuất được hưởng nhiều sự
ưu đãi về thuế, về chế độ khuyến khích đầu tư nên rất hấp dẫn các chủ đầu tư
bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tại khu chế xuất.
- Hoạt động của khu chế xuất tạo khả năng để tiếp nhận khoa học kỹ thuật
và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các chủ đầu tư nước ngoài.
- Tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, đổng thời cũng góp
phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động cho nước chủ nhà.
- Tăng kim ngạch xuất khẩu góp phần giải quyết sự mất cân đối trong cán
cân thương mại và cán cân thanh toán của quốc gia.
- Phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ xuất khẩu, biến khu chế xuất trở
thành cầu nối giữa kinh tế thị trường nội địa với thị trườn? thế giới, đẩy nhanh
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng, cải tạo và nâng cao chất
lượng hạ tầng cơ sỏ' trong khu chế xuất như hệ thống đường xá, cầu cống, điện
nước gây phán ứng dây chuyền kích thích các vùng và các ngành kinh tế cùng
phát triển.
Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu kinh tế thì chỉ có khoảng 20% số khu
chế xuất đang hoạt độns trên thế giới thành công. Nguyên nhân là do: Sự mất
ổn định về chính trị trong nước khiến cho các nhà đầu tư không yên tâm bỏ
vốn. Sự ra đời của quá nhiều khu chế xuất ở một nước và chính sách thu hút

7.GTQHKT-A


97


kém hấp dẫn, môi trường đầu tư không lý tưởng đã làm cho năng lực hoạt động
của các khu chế xuất thấp chỉ đạt xấp xỉ 50% công suất dự kiến. Cơ sở hạ tầng
của khu chế xuất yếu kém, thiếu đường giao thông, thiếu nhà ở cho cống nhân,
điện nước không cấp đủ... Chính sách khuyến khích đầu tư vào khu chế xuất
kém hấp dẫn, tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu do có quá nhiều luật lệ ở
địa phương chi phối gây phiền hà cho các nhà đầu tư... Việc lựa chọn địa điểm
để xây dựng khu chế xuất không đúng gây trở ngại cho việc chuyên chở hàng
hoá. Chất lượng lao động cung cấp cho khu chế xuất còn thấp, không đáp ứng
được nhu cầu sử dụng lao động của nhà đầu tư. Tệ nạn buôn lậu giữa khu chế
xuất với thị trường nội địa tràn lan, khó kiểm soát đã ảnh hưởng không tốt đến
môi trường đầu.tư...
IIếN H Ữ N G Đ Ặ C Đ IỂ M c ơ BẢN C Ủ A Đ Ẩ U T Ư Q U Ố C T Ê H IỆ N N A Y
1ẳC ó sự thay đổi của dòng chảy vốn đầu tư

Ngày nay dòng chảy của vốn đầu tư trực tiếp (FDI) chủ yếu là vào các nước
công nghiệp phát triển (OECD).
Đầu thế kỷ XX trên 70% vốn đầu tư trực tiếp được đổ vào các nước chậm
và đang phát triển để khai thác các tài nguyên của các nước này với tư cách là
các nước thuộc địa.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, khu vực Tây Âu bị tàn phá nặng nề trong
chiến tranh đang cần rất nhiều vốn để đầu tư tái thiết. Vì vậy khu vực này trở
thành nơi thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đấu tư trực tiếp. Thời kỳ này Tây Âu thu
hút đến 158 tỷ USD trong đó 1/2 là của Mỹ.
Từ những năm 60 trở lại đây có đến 70 - 80% nguồn vốn FDI là đầu tư vào
các nước công nghiệp phát triển.
Nám 1950 nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào các nước công nghiệp phát triển

chỉ chiếm khoảng 40% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của thế giới thì đến năm
1960 đã vào khoảng 66%; năm ,1970 là 67,6%; năm 1980 là 73,6%. Năm 1999
các nước công nghiệp phát triển chiếm 76,5% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của
thế giới, khoảng 865 tỷ USD. Trong khi các nước đang phát triển chiếm 3/4
dân số thế giới thì chỉ chiếm khoảng 23,5% vốn FDI đầu tư trên thế giới, thì chỉ
riêng Mỹ năm 2000 đã thu hút 200 tỷ USD vốn FDI. Bên cạnh đó EU cũng là
nơi thu hút nhiều vốn FDI của thế giới, khoảng 230 tỷ USD năm 1998 và 280
tỷ USD năm 1999.

98
7 GTQHKT-B


Sở dĩ dòng chảy của nguồn vốn đầu tư trực tiếp chủ yếu vào các nước công
nghiệp phát triển vì:
- Làn sóng hợp nhất, thôn tính các công ty diễn ra chủ yếu ở các nước công
nghiệp phát triển.
- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm xuất hiện nhiều ngành sản
xuất mới với quy mô ngày càng lớn, với những sản phẩm có hàm lượng khoa
học - công nghệ cao như ngành bán dẫn vi điện tử, ngành công nghệ sinh học,
sản xuất rôbốt... Những khoản lợi nhuận siêu ngạch thu được từ các ngành này
đã hấp dẫn các nhà đầu tư trên thế giới.
- Các nước công nghiệp phát triển có thị trường tiêu thụ rộng lớn, khả
năng thanh toán cao. Vì vậy đây chính là địa điểm lý tưởng cho các nhà đầu
tư quốc tế.
- Các nước công nghiệp phát triển có môi trường đầu tư thuận lợi và ổn
định, do những nước này luôn có một chế độ chính trị ổn định, hệ thống luật
pháp hoàn chỉnh, hệ thống cơ sở hạ tầng tốt và hiện đại, đội ngũ lao động có
trình độ kỹ thuật cao. Chính điều này đã tạo nên một sức hút mạnh mẽ đối với
nguồn vốn đầu tư nưộc ngoài. Trong khi đó ở các nước chậm và đang phát

triển, điều kiện chính trị và kinh tế thường thiếu ổn định, nội chiến, đảo chính,
lật đổ... thêm vào đó hạ tầng cơ sở yếu kém, hệ thống luật pháp chưa hoàn
chỉnh... đã cản trở dòng chảy của tư bản vào các nước này.
- Do chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước công nghiệp phát triển ngày
càng chặt chẽ và tinh vi, thậm chí là “siêu” bảo hộ. Điều này gây trở ngại lớn
cho hàng hoá xâm nhập vào thị trường những nước này nên các nước tư bản
khác phải đầu tư vào nước đó để tổ chức sản xuất và tiêu thụ tại chỗ những
hàng hoá bị hàng rào bảo hộ ngăn cản.
2.

C ó sự thay đổi lớn trong tương quan lực lượng của c á c chủ đầu

tư quốc tê

Đầu thế kỷ XX, những nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu vốn ra nước
ngoài là Anh, Pháp, Đức, Hà Lan. Anh và Pháp chủ yếu xuất khẩu vốn vào các
nước thuộc địa của họ.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 (1950 - 1980) Mỹ dẫn đầu thế giới về đầu tư
nước ngoài, sau đó là Anh, Pháp. Đầu tư của Mỹ chủ yếu vào các nước Tày Âu,
Nhật Bản và các nước đồng minh Đông - Nam Á và các nước châu Mỹ Latinh.

99


Từ thập niên 70 trở lại đậy Nhật Bản nổi lẽn như một cường quốc đầu tư,
vượt qua cả Anh, Pháp và đe doạ vị trí dẫn đầu của Mỹ. Đặc biệt Nhật đã trở
thành một nhà đầu tư lớn nhất vào thị trường Mỹ và các công ty có vốn đầu tư
của Nhật Bản có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Mỹ.
Bước sang thập niên 90 tình hình đầu tư nước ngoài của các chủ đầu tư lớn
có sự thay đổi. Một số nước như: Mỹ, Anh, Canada, Italia, tăng mạnh đầu tư

hải ngoại, trong khi đó do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế kéo dài nên
đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước Nhật Bản, Pháp, Đức bị giảm mạnh.
Thời gian gần đây một hiện tượng gây sự chú ý trong lĩnh vực đầu tư quốc
tế là các nước công nghiệp mới (NICs) ở vùng châu Á - Thái Bình Dương đang
vươn lên và trở thành các thế lực đầu tư FDI mạnh như: Singapore, Hồng Kông,
Đài Loan, Hàn Quốc luôn vượt qua Nhật, Mỹ, EU và trở thành những chủ đầu
tư lớn nhất ở châu Á.
Hướng đầu tư chính lớn nhất ở các nước NICs là các nước ASEAN, sau đó
là Trung Quốc và hiện nay là Việt Nam. Ngoài ra các nước NICs cũng đầu tư
vào các nước công nghiệp phát triển như: Mỹ, E U .....
Sỡ dĩ các nước NICs gia tăng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vì:
- Sự mở cửa tương đối nhanh của các nước như Trung Quốc, Việt Nam,
Lào... đã thu hút các nước có trình độ công nghệ trung bình nhung thích hợp lại
ở cùng một khu vực. Hơn nữa các nước này có nguồn lao động nhiều và rẻ, có
những ưu đãi về pháp lý..., điẻu này có thể đem lại lợi nhuận cao cho các chủ
đầu tư nước ngoài.
- Chính sách thù địch của Mỹ đã ngăn cản các công ty của Mỹ và các nước
công nghiệp phát triển đầu tư trực tiếp vào những nước này.
- Sự chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các nước NICs và các nước
ASEAN tạo thuận lợi cho các nước NICs đầu tư vào ASEAN dưới hình thức
chuyển giao công nghệ.
3. C ó s ự thay đổi sâu s ắ c trong lĩnh vực đầu tư

Đầu thế kỷ XX các chủ đầu tư nước ngoài thường hướng vào các lĩnh vực
truyền thống như: khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp
bằng cách đầu tư vào đồn điền và các ngành công nghiệp chế biến nông sản.
Sở dĩ thời kỳ này các nhà đầu tư tập trung vốn vào lĩnh vực nêu trên vì ở
thời kỳ này việc đầu tư vốn của các nước công nghiệp phát triển chu yếu là vào

100



các nước thuộc địa nhằm khai thác tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế
của chính quốc. Để khai thác các nguồn tài nguyên, nhân lực của các nước
thuộc địa, xuất khẩu tư bản của các nước công nghiệp phát triển nhằm vào lĩnh
vực xây dựng kết cấu hạ tầng như xây dựng một số đô thị quan trọng, đường
sá... Đổng thời một số vốn được đầu tư vào xây dựng các đồn điền lớn sản xuất
các loại nông sản để xuất khẩu...
Ngày nay, bộ phận tư bản đầu tư vào các ngành thuộc kết cấu hạ tầng và
kinh tế trang trại đã giảm tương đối. Nguyên nhân cơ bản là do đầu tư vào các
công trình kết cấu hạ tầng đòi hỏi vốn lớn, khó quản lý khai thác, thời gian thu
hồi vốn thường kéo dài, lợi nhuận thấp nên không thu hút được đầu tư của tư
nhân. Còn đối với kinh tế trang trại thì do giá cho thuê đất cao, mặt khác do
chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước tư bản phát triển và trợ cấp giá quá
mức ở các nước đang phát triển đối với sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, tuy giá
rẻ nhưng các loại nông sản không tiêu thụ được ở thị trường lớn. Chỉ có một số
loại nguyên liệu như: cao su, dầu cọ, điều, tơ tằm... là thu hút được tư bản nước
ngoài đầu tư thông qua các dự án liên doanh chia sản phẩm hoặc vay vốn của
các ngân hàng tư nhân.
Trong khi vốn đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng và kinh tế trang trại
giảm sút thì nguồn vốn FDI đầu tư vào khai thác dầu mỏ và một số khoáng sản
tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là do lĩnh vực khai thác dầu mỏ có khả năng
thu hổi vốn rất nhanh, lợi nhuận cao và ổn định.
Nhu cầu sử dụng dầu khí là rất lớn, nhất là những nước công nghiệp phát
triển. Vì vậy, đầu tư vào khai thác dầu mỏ sẽ giúp cho các nước công nghiệp
phát triển có được nguồn cung ứng ổn định và nếu như có sự biến động liên
quan đến các nước có dầu thì sẽ làm cho giá dầu trên thế giới tăng mạnh, lợi
nhuận đem lại cho các nhà đầu tư càng lớn. Ví dụ như trong giai đoạn 2004 2005, giá dầu trên thế giới tăng mạnh và luôn ở mức cao đã đem về cho những
nước có dầu và chủ đầu tư những khoản lợi nhuận kếch xù.
Các nước đang phát triển có nguồn lợi về dầu mỏ nhưng do hạn chế về vốn

và kỹ thuật, không đủ sức để thăm dò và khai thác, thậm chí trong nhiều năm
không biết được tiềm năng và trữ lượng dầu của mình. Vì vậy’ các nước này
cần phải kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực thăm dò, khai
thác và chế biến dầu mỏ để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Về lĩnh vực đầu tư cũng có những thay đổi:

101


- Khi đầu tư vào các nước công nghiệp phát triển thì các chù đầu tư thường
tập trung vốn vào các lĩnh vực thương mại và tài chính, hoặc những ngành kỹ
thuật mới như công nghệ thông tin, thiết bị viễn thông, công nghệ sinh học, chế
tạo ô tô..., những lĩnh vực này có thị trường tiêu thụ rộng lớn, có khả năng thu
lợi nhuận cao.
- Khi đầu tư vào các nước đang phát triển thì các nhà đầu tư thường đầu tư
vào các dự án vừa và nhỏ, có khả năng thu hổi vốn nhanh để hạn chế rủi ro
trong đầu tư. Hoặc lựa chọn các lĩnh vực đầu tư cho phép họ tận dụng được triệt
để các điều kiện ưu đãi của các nước nhận đầu tư, hoặc các ngành có ngay thị
trường ở nước tiếp nhận đầu tư...
4. Những năm gần đây việc thu hút vốn FDI của c á c nư ớc đang
phát triển ở châu Á có xu hướng giảm sút

Trong giai đoạn từ 2000 đến nay tổng số vốn FDI đầu tư vào các nước đang
phát triển ở châu Á có xu hướng giảm sút. Nếu như năm 2000 số vốn FDI đầu
tư vào các nước đang phát triển ở châu Á là khoảng 145 tỷ USD thì năm 2001
chỉ còn khoảng 110 tỷ USD và năm 2002 khoảng 90 tỷ USD.
Tuy nhiên riêng Trung Quốc, Ân Độ, Malaysia lại nổi lên như những cường
quốc thu hút đầu tư FDI lớn của thế giới. Sở dĩ Trung Quốc thu hút được nhiều
vốn đầu tư với tốc độ ổn định (khoảng 50 tỷ USD tính đến năm 2002) là do:
Thứ nhất, Trung Quốc đã chính thức gia nhập WTO năm 2001. Thứ hai, môi

trường pháp lý của Trung Quốc ngày càng hoàn thiện đã giúp cải thiện và tăng
tính hấp dẫn của môi trường đầu tư nước ngoài. Thứ ba, Chính phủ Trung Quốc
đã dành cho các nhà đầu tư nước ngoài nhiều ưu đãi. Tất cả những điều đó đã
tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư, làm cho nguồn vốn FDI đổ vào Trung Quốc
gia tăng nhanh chóng.
III. ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
1. Vai trò của đầu tư q u ốc tế đối với cô n g c u ộ c phát triển kinh tế
của Việt Nam

Đầu tư quốc tế được thực hiện ở Việt Nam dưới hai hình thức cơ bản là:
Đầu tư trực tiếp và tín dụng quốc tế chủ yếu được thực hiện qua thu hút vốn
ODA. Qua 18 năm qua kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời ở Việt Nam
(12/1987 đến 2005) hoạt động đầu tư quốc tế đã có sự đóng góp to lớn cho sự
phát triển kinh tế, thể hiện:

102


l ẳl ẾĐầu tư quốc tê bổ sung nguồn vốn quan trọng cho công cuộc phát
triển kinh tế của Việt Nam
Để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, nhằm
thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế sớm đưa Việt Nam thoát ra khỏi tình
trạng nghèo nàn, lạc hậu và tiến tới trình độ phát triển kinh tế khu vực và thế
giới, thì đòi hỏi phải có một số lượng vốn rất lớn. Trong khi đó Việt Nam lại là
một nước nghèo, khả năng tích luỹ nội bộ còn rất thấp vì vậy nguồn vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam là một nguồn vốn rất quan trọng để giúp nước ta thực
hiện được mục tiêu nói trên.
Thật vậy, tính đến tháng 7/2005, Chính phủ Việt Nam đã cấp giấy phép
cho 6583 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 63,048 tỷ USD.
Nguồn vốn đầu tư này đã tạo ra một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh

tế. Các dự án đầu tư nước ngoài hiện nay chiếm khoảng 35% giá trị sản lượng
công nghiệp của Việt Nam. Khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 100% các dự án
khai thác dầu thô, sản xuất lắp ráp ốtô, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ,
thiết bị văn phòng, máy tính. Các dự án đầu tư nước ngoài chiếm 60% sản
lượng thép cán, 55% sản lượng sợi các loại phục vụ ngành công nghiệp dệt
may, 49% sản lượng da và giày dép; 76% sản lượng dụng cụ y tế chính xác,
33% sản lượng máy móc thiết bị điện, 28% sản lượng xi măng, 25% sản lượng
thực phẩm và đổ uống. Như vậy, đầu tư nước ngoài là nguồn vốn quan trọng
góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
1.2.
Các dự án đầu tư nước ngoài góp phần tăng thu cho ngân sách từ
đó cải thiện cán cân thanh toán quốc gia
Với hàng ngàn dự án đầu tư nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam, sự
đóng góp của khu vực này vào nền kinh tế Việt Nam ngày càng lớn. Tỷ trọng
của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP ngày càng tăng: năm 1993 là
3,3%; 1995 là 6,3%; 1998 là 10,1% và từ năm 2000 đến 2004 mỗi năm chiếm
khoảng trên 13%. Do đó, số đóng góp cho ngân sách nhà nước của khu vực
kinh tế này chiếm từ 6 - 7% nguồn thu ngân sách, nếu kể cả ngành dầu khí thì
chiếm khoảng gần 20% nguồn thu ngân sách.
Bên cạnh những đóng góp đáng kể cho ngân sách thì hoạt động xuất khẩu
của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng góp phần quan trọng vào việc cải
thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế của nước ta. Không kể
lĩnh vực dầu khí thì kim ngạch xuất khẩu của khu vực này thời kỳ 1991 - 1995

103


là trên 1,12 tỷ USD; thời kỳ 1996 - 2000 là 10,6 tỷ USD; nãm 2001 đat 3,67 tỷ
USD; 2002 là 4,5 tỷ USD. Sô ngoại tệ thu được từ xuất khẩu của khu vực kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài gia tăng đã phần nào giải quyết được tình trạng

nhập siêu của nền kinh tế.
1.3. Góp phần chuyên dịch cơ cấu kinh tê Việt Nam theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá
Nếu ở thời kỳ đầu (1988 - 1995) đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tập trung
chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản như: xây dựne khách sạn, khu
nghỉ mát, khu chế xuất, văn phòng cho thuê... thì đến giai đoạn hiện nay đầu tư
trực tiếp nước ngoài đã tập trung nhiều hơn vào các ngành sản xuất công
nghiệp và dịch vụ chiếm 53% số vốn đăng ký và 73% vốn thực hiện. Các dự án
đầu tư vào lĩnh vực bưu chính viễn thông, dịch vụ kỹ thuật đã tăne nhanh. Khu
vực đầu tư nước ngoài chiếm gần 35% sản lượng công nghiệp cùa Việt Nam
với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 20%. Điều đó đã góp phần quan trọng
vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá
và hiện đại hoá.
1.4. Góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ kỹ thuật và
công nghệ của Việt Nam
Cũng như các nước đang phát triển trên thế giới, các dự án đầu tư FDI có
vai trò quan trọng trong việc đưa những công nghệ mới, hiện đại vào Việt Nam,
nhất là trong các lĩnh vực dầu khí, bưu chính viễn thông, sản xuất vi mạch điện
tử, sản xuất máy tính, hoá chất, sản xuất ỏ tô... Các dự án đầu tư nước ngoài đã
góp phần rất lớn vào việc tăng khả năng cạnh tranh của công nghệ Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài ra việc sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến của khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài còn kích thích các doanh nghiệp trong nước phải đầu tư đổi mới
công nghệ để tạo được sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Đổnơ thời các
doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể học tập được tư duy quản lý và phương
thức kinh doanh tiên tiến của các doanh nghiệp nước ncoài.
l ể5. Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tẻ thị trường ở Việt Nam,
đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam với nền kinh té thế giới
Cho đến nay đã có hơn 70 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt
Nam, chính những dự án này có tác động lớn tới quá trình đổi mới cơ chế

chính sách quản lý kinh tế ở Việt Nam theo hướng hội nhập quốc tế. Hơn nữa

104


chính sự hoạt động của các dự án FDI đã có tác động tích cực đến việc xoá bỏ
sự bao vây cấm vận đối với Việt Nam và thúc đẩy tiến trình gia nhập ASEAN,
WTO cũng như ký kết hiệp định với các nước, trong đó có Hiệp định thương
mại Việt - Mỹ.
Ngoài ra, trên 50% giá trị sản phẩm của các dự án đầu tư nước ngoài được
xuất khẩu ra thị trường thế giới, góp phần nâng cao thị phần cũng như uy tín
của Việt Nam trên trường quốc tế.
1.6. Góp phần giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực và
nâng cao mức sông cho người lao động
Với hàng ngàn dự án đầu tư nước ngoài đang hoạt động một cách có hiệu
quả trên lãnh thổ Việt Nam đã tạo ra một số lượng lớn việc làm cho người dân
góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp hiện nay.
Mặt khác, với khoảng gần 500.000 lao động đang làm việc cho các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với mức thu nhập ổn định từ 76 - 80USD/tháng
đã góp phần ổn định và cải thiện đời sống cho một bộ phận lao động.
Hơn nữa, một số lượng không nhỏ các nhà quản lý kinh doanh và người lao
động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài được đào tạo ở trong và
ngoài nước, được tiếp cận với công nghệ cao và trình độ quản lý tiên tiến đã
góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động, làm cho môi trường đầu tư
của Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn.
Mặc dù khu vực đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế của Việt Nam và Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đến việc
hoàn thiện môi trường đầu tư để tăng tính hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư
FDI. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì tốc độ thu hút vốn
đầu tư nước ngoài của Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều so với yêu cầu của sự

phát triển kinh tế. Nguyên nhân cơ bản là do:
- So với các nước trong khu vực thì tính cạnh tranh của môi trường đầu tư ở
Việt Nam chưa cao do hệ thống luật pháp phục vụ cho phát triển kinh tế thị
trường còn thiếu, nhiều quy chế quản lý hoạt động đầu tư, trong đó có thuế hay
thay đổi, tính bình đẳng trong hoạt động đầu tư còn hạn chế, chi phí đầu vào
cao... làm cho giá thành sản phẩm sản xuất ở Việt Nam rất cao.
- Việc xây dựng các giải pháp ưu đãi và khuyến khích thực hiện các quy
hoạch thu hút vốn đầu tư nước ngoài chưa tốt dẫn đến sự mất cân đôi trong thu
hút vốn đầu tư theo nơành và theo vùng.

105


- Chất lượng nguồn nhân lực tuy đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng
được nhu cầu của hoạt động đầu tư.
Trước tình hình đó để tăng cường thu hút vốn đầu tư cần phải thực hiện các
giải pháp sau: Một là, tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư để tãng tính cạnh
tranh. Hai là, tiến hành cải cách hành chính theo hướng đơn giản, minh bạch,
công khai, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư... Ba là, giảm các chi phí dịch vụ
đầu vào để giúp các doanh nghiệp giảm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản
phẩm. Bốn là, hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế vùng, kinh tế ngành và
xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư. Năm là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu
quả của công tác xúc tiến đầu tư, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh
giữa các ngành, các địa phương gây tổn thất chung cho nền kinh tế. Sáu là, đẩy
mạnh các nỗ lực ngoại giao, hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng mở cửa,
cải tiến thủ tục hành chính... Bảy là, quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư phát
triển nguồn nhân lực cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ tăng cường sức hấp dẫn đối với các
nhà đầu tư quốc tế, do đó số lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chắc
chắn sẽ gia tăng và sẽ có những đóng góp lớn cho sự phát triển của nền kinh

tế Việt Nam.
2ễ C á c hình thức đầu tư trực tiếp nưốc ngoài tại Việt Nam

Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì có 4 hình thức đầu tư trực
tiếp hợp tác kinh doanh.
2.1. Hợp đổng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoậc nhiều
bên để tiến hành đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, trong đó quy định trách
nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp
nhân mới.
Hình thức hợp tác kinh doanh có đặc điểm:
- Các bên hợp tác với nhau để tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hoá và
dịch vụ tại Việt Nam trên cơ sở lập văn bản hợp đồng đã ký kết trong đó quy
định rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia.
- Các bên tiến hành hoạt động kinh doanh mà không cần lập ra một pháp
nhân mới (không cho ra đời một công ty, xí nghiệp mới).
2.2. Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập trên cơ sờ sự góp
vốn của hai hay nhiều bên Việt Nam và nước ngoài. Hình thức này có đặc điểm:

106


- Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn
mang tư cách pháp nhân Việt Nam.
- Vốn pháp định của liên doanh ít nhất bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các
dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trổng rừng hoặc đầu tư vào những vùng kinh tế
khó khăn thì vốn pháp định có thể bằng 20% tổng số vốn nhưng phải được cơ
quan cấp giấy phép chấp nhận.
- Phần vốn đóng góp của phía nước ngoài phải lớn hơn 30% vốn pháp định.

Trường hợp đặc biệt có thể cho phép đến 20%.
- Thời gian đầu tư không quá 50 năm, trường họp đặc biệt có thể kéo dài
đến 70 năm.
- Tổng giám đốc điều hành liên doanh có thể là người nước ngoài và trong
trường hợp này phó tổng giám đốc thứ nhất là người Việt Nam, thường trú tại
Việt Nam.
- Hội đổng quản trị là cơ quan lãnh đạo của doanh nghiệp. Số thành viên
của Hội đồng quản trị do các bên quyết định, mỗi bên cử người của mình tham
gia vào hội đồng quản trị, ứng với phần vốn đóng góp trong vốn pháp định, bên
ít nhất là 2 người.
- Lãi và lỗ được chia cho các bên căn cứ vào tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định.
2.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền
sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt
Nam tự tổ chức quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh
doanh. Đặc điểm hình thức đầu tư này là:
- Doanh nghiệp thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có
tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được hợp tác với các doanh
nghiệp Việt Nam đê thành lập doanh nghiệp liên doanh.
2.4. Hình thức doanh nghiệp cổ phần
Theo Nghị định 38/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
15/4/2003 về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
sang mô hình công ty cổ phần, thì doanh nghiệp cổ phần là doanh nghiệp có
vốn điều lệ được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là “cổ phần” trong đó các
cổ đông sáng lập nước ngoài nắm giữ ít nhất 30% vốn điều lệ; được tổ chức

107



hoạt động theo hình thức công ty cổ phần; được hưởng các đảm bảo của nhà
nước Việt Nam và ưu đãi theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Để chuyển từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang doanh nghiệp cổ phần cần
có điều kiện sau: Một là, doanh nghiệp đã góp đủ vốn pháp định theo quy định
tại giấy phép đầu tư. Hai là, ít nhất đã chính thức hoạt động được 3 năm tại
Việt Nam và năm cuối trước khi chuyển đổi phải có lãi. Ba là, có hồ sơ đề nghị
chuyển đổi.
Như vậy sau gần 18 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã
cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty cổ phần tại Việt
Nam, việc đa dạng hoá các hình thức đầu tư góp phần nâng cao tính hấp dẫn
của môi trường đầu tư.

Câu hỏi thảo luận
1. Vì sao đầu tư quốc tế lại ngày càng phát triển và mở rộng?
2. Những ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài đến nền kinh tế Việt N am ?
3. Việt Nam cần phải làm gì để thu hút vốn đầu tư nước ngoài?

Câu hỏi ôn tập
1. Khái niệm, nguyên nhân của đầu tư quốc tế?
2. Phân tích vai trò của đầu tư quốc tế?
3. Trình bày các hình thức đầu tư quốc tế.

4. Trình bày các đặc điểm của đầu tư quốc.

10 8


Chương 5
LIÊN KẾT KINH TẾ
VÀ CÁC T ổ CHỨC KINH TẾ QUỐC TẾ

Mục tiêu:

- Biết được các hình thức liên kết kinh tế và tính tất yếu của việc hình thành các liên
kết kinh tế; một số các liên kết kinh tế và các tổ chức quốc tế tiêu biểu và mối quan hệ
của Việt Nam đối với các tổ chức đó.
- Thấy được những lợi ích mà Việt Nam có được cũng như những khó khăn của Việt
Nam khi tham gia vào cá c liên kết kinh tế và các tổ chức kinh tế quốc tế.
- Trên cơ sở nhận thức được những khó khăn của đất nước, bản thân cần nỗ lực trong
học tập để sau này có được những thành công trong kinh doanh.
Nội dung:

1. Sự hình thành các liên kết quốc tế là một tất yếu khách quan. Có những hình thức
khác nhau của liên kết kinh tế quốc tế. Sự ra đời của các liên kết kinh tế có những ảnh
hưởng nhất định đến quan hệ kinh tế thương mại giữa các nước và tiến trình toàn cầu hoá.
2. Sự hình thành các tổ chức kinh tế quốc tế đã thúc đẩy quá trình tự do hoá thương
mại và có vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của các quốc gia nói riêng
và nền kinh tế quốc tế nói chung.

Iề LIÊN KẾT KINH TẾ
1.

Khái niệm liên kết kinh tế và nguyên nhân hình thành liên kết

kinh tê

1.1. Khái niệm
Liên kêt kinh tê quốc tế là hình thức tổ chức kinh tế, trong đó một nhóm
các nước tiên hành thành lập một tổ hợp kinh tế quốc tế, nhằm tăng cường sự

109



×