BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH VÀ NHÂN VĂN
* * * *
NGUYỄN THỊ DUYÊN
ẨN DỤ TU TỪ TRONG MỘT s ố
TÁC PHẨM VÃN HỌC Được GIẢNG DẠY
Ở BẬC PHỔ THÔNG c ơ SỞ DƯỚI ÁNH SÁNG
CỦA KÝ HIỆU HỌC
-£003-
C h u y ên n g à n h : Lỷ lu ậ n n g ô n n g ữ
Mã sô
: 5 04 08
LUẬN ÁN THẠC s ĩ KHOA HỌC NGỮVẢN
V . UJl03
G iáo v i ê n h ư ớ n g d ẫ n :
G S.T S K h o a h ọ c N g u y ễ n L a i
Hà Nội - 2000
M Ụ C LỰ C
PHẦN MỚ ĐẦU
1. Lý do chọn đề t à i .......................................................................................
2. Đối lượng nghiên cứu, mục dích và nhiệm vụ của luận án...........
2.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu........................................
2.2. Mục đích - ý nghĩa của luận án..........................................................
2.3. Nhiệm vụ của luận án............................................................................
3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu................................
3.1. Phương pháp luận...................................................................................
3.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................
3.2.1. Phương pháp thống kê so sánh.......................................................
3.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp trên cơ sở liên ngành.......
khoa học: Ngôn ngữ học, Ký hiệu học, Thi pháp học
4. Lịch sử vấn đề..............................................................................................
5. Cấu trúc của luận án..................................................................................
CHUƠNG 1
NHŨNG LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC VỀ Ẩn dụ tu từ
1.1. Khái niệm về ẩn dụ.................................................................................
1.1.1. All dụ từ vựng là gì ? .........................................................................
1.1.2. Ân dụ tu từ.............................................................................................
1.2. An dụ tu từ dưới ánh sáng của Ký hiệu học.................................
1.2.1. Ký hiệu học...........................................................................................
1.2.2. An đụ tu từ dưới ánh sáng của Ký hiệu học...............................
1.3. An dụ tu từ dưới ánh sáng của Ngôn ngữ học..............................
1.3.1. Màu sắc tu từ và phương tiện tu từ................................................
1.3.2. An dụ tu từ là phương tiện tu từ ngữ nghĩa.................................
/?
1.4. An dự tu từ dưới ánh sáng của Thi pháp h ọ c .................................
1.4.1. Thi pháp học..........................................................................................
1.4.2. Ân dụ tu từ dưới ánh sáng của Thi pháp học..............................
CHUƠNG2
ẨN DỤ TU TỪTRONG CA DAO VÀ "TRUYỆN KIỀU"
2.1 .Phép ẩn dụ tu từ trong ca dao Việt N am ...........................................
2.1.1. Đặc diểm của ẩn dụ tu từ trong ca dao........................................
2.1.2. Phương thức triển khai hình tượng của ẩn dụ trong ca dao...
2.2. Ân dụ tu từ trong túc phẩm 'Truyện Kiều" của N guyên D u ..
2.2.1. Đặc điểm của ẩn dụ tu từ trong "Truyện Kiều".........................
2.2.2. Giá trị biểu hiện của ẩn dụ trong một số đoạn trích giảng....
văn "Truyện Kiều" ở lớp 9 phổ thông.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
P H Ầ N M Ở ĐẦU
1.
LỶ DO CHON DỂ TẢI:
Trong hoạt động dạy và học V f i n học trong' nhà trường từ
xưa đến nay, vấn để tiếp nhận hình tượng nghệ th u ậ t của tác
phẩm văn học là vấn để cốt tử nhất. Muôn tiếp nhận được hình
tượng nghệ th u ật của tác phẩm văn học chỉ có một con đường duy
nhất dứng là thông' qua ngôn ngữ của tác phẩm bởi v ì "Văn học là
hỉnh thức sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn từ" [V.I. Lê Nin].
Ngôn ngữ trong văn chương' có những dặc trưng riêng của
ngôn ngữ nghệ thuật. Nó là một mả phức tạp được cấu tạo nôn từ
ngôn ngữ tự nhiên. Chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ trong các
tác phẩm văn chương được thê hiện ở chỗ tín hiệu ngôn ngữ trỏ'
thành yếu tô" tạo nên hình tượng. Và muôn thực hiện dược chức
năng' thẩm mỹ, ngôn ngữ nghệ th u ật phải có những đặc trưng
như: Tính cấu trúc, tính hình tượng, tính cá thể hoá và tính cụ
thô hoá.
Đê có được những đặc tính trên, các tác giả văn chương luôn
phải tìm tòi, sáng tạo những phương tiện biểu cảm của ngôn ngữ
và những biện pháp tu từ đê tạo nghĩa hình tượng cho ngôn từ,
bởi vì: "N ghĩa hình tượng chỉ xuât hiện bằng con đường biểu
trưng hoá các tín hiệu ngôn ngữ, bằng biện pháp thay th ế lảm
thời về nghĩa đê làm cho cách diễn đạt thêm bóng bay và có hàm
ý sâu sắc" [4; 130]. Trong hệ thông các phương tiện biểu cảm của
ngôn từ, ẩn dụ tu từ lả một phương tiện biểu cảm đặc biệt, có ý
nghĩa quan trọng trong quá trình sáng tạo và tiếp nhận văn học.
An dụ là một hiện tượng ngôn ngữ được quan tâm nghiên
cứu trong nhiều the kỷ và từ nhiều góc độ khác nhau. Song đối
với giáo viên ngữ văn trong các nhà trường phô thông và các giáo
sinh khoa ngữ văn của các trường Cao đang sư phạm, việc nghiên
cứu- tìm hiểu để có một hộ thống kiến thức sâu rộng về ẩn clụ tu
từ không phải là clễ dàng, tíởi hiện tượng ngôn ngữ này có cơ sở lý
luận từ trong ký hiệu học, ngôn ngữ học và thi pháp học; và trong
thực tiễn, ẩn dụ tu từ còn mang đâu ấn văn hoá gắn liền với
truyền thông ngôn ngữ, tâm lý dân tộc và thòi dại của nhà văn.
Kê thừa các cách tiêp cận từ ký hiệu học, ngôn ngữ học, thi
pháp học, luận văn hệ thông hoá và phát triển thêm vê ẩn dụ tu
từ nhằm đạt tới mệt cách nhìn bao quát, đa chiều về hiện tượng
ngôn ngữ này. Luận văn cũng khảo sát các đặc trưng biểu hiện,
đặc trưng văn hoá của ẩn dụ tu từ trên tư liệu Ca dao Việt Nam
và tác phẩm "Truyện K iều" của Nguyễn Du để thấy được dấu ấn
tài năng của cá nhân nhà văn trong sáng tạo và sử dụng ẩn dụ tu
từ cùng giá trị biểu hiện của nó trong việc tạo hình tượng nghệ
th u ậ t văn chương.
2. Đ ổ ĩ TƯƠNG NGHIÊN c ứ u , MUC ĐÍCH VẢ NHĨẺM v u CỬA LUÂN ÁN
2.1: ĐỐI TƯƠNC; NC.HĨẺN CỨU VẢ PHAM Vĩ Tư L1ÉU.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ sở lý luận của ẩn dụ
từ góc độ ký hiệu học, ngôn ngữ học, thi pháp học và những đặc
điểm của ẩn dụ tu từ trong thi ca.
Luận án cũng giới hạn sự nghiên cứu vấn đề trong phạm vi
khảo cứu lý luận và khảo sát ẩn dụ trong ca dao người Việt và
tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. Đặt vấn để nghiên cứu
trong phạm vi khảo cứu lý luận về ẩn dụ bởi vì ẩn dụ là đối tượng
đã được các ngành: Ký hiệu học, Ngôn ngữ học, Thi pháp học xem
xét ở từng góc độ. Để có được nhận thức đầy đủ về diện mạo của
hiện tượng ngôn ngữ này, cần thiết phải khảo cứu toàn diện các
kết luận khoa học từ các ngành trên. Đặt vấn đề nghiên cứu ẩn
dụ trong phạm vi kho tàng Ca dao của người Việt và "Truyện
K iều" của thi hào Nguyễn Du vì thi ca chính là lãnh địa đắc dụng
nhất của ẩn dụ. Đây là lĩnh vực thể hiện tập trung nhất, sâu sắc
nhất tâm hồn, trí tuệ của dân tộc và cũng là nơi thể hiện rõ n hất
đặc điểm ngôn ngữ và tài năng sử dụng, sáng tạo ngôn ngữ của
nhà văn.
Nghiên cứu trên tài liệu ca dao và thơ cổ điển sẽ cho phép
luận án nhìn vấn đề ẩn dụ trong tính hiện thực của nó và minh
chứng được luận điểm: Ấn dụ tu từ mang đậm dấu ấn văn hoá
của truyền thống và thời đại; trong sáng tạo nghệ thuật, tác giả
văn chương đã kế thừa truyền thống và phát huy sáng tạo để ẩn
dụ luôn mới mẻ và độc dáo trong sự biểu đạt hình tượng nghệ
thuật.
2.2: MUC ĐÍCH - Ỷ NGHĨA CỨA LUÂN ÁN.
Mục đích của luận án là khảo cứu để có được cái nhìn hệ
thông, bao quát toàn diện các phương diện của một hiện tượng
ngôn ngữ. Đó là cơ sở lý luận chung giúp cho người nghiên cứu và
sử dụng ngôn ngữ cỏ được khái niệm chính xác và thông n h ất về
2
ẩn dụ tu từ, phân biệt rõ ranh giới của các phương tiện tu từ ngữ
nghĩa: ẩn dụ, so sánh nghệ thuật, hoán dụ, nhờ cơ chế tạo nghĩa
đặc trưng của ẩn dụ. Khảo sát trên tư liệu thơ ca nhằm mục đích
làm sáng tỏ đặc điểm, cơ chế và giá trị của ẩn dụ trong sáng tạo
nghệ th u ậ t thơ ca. Hy vọng điều đó sẽ gợi mở và cung cấp một số
cơ sỏ có tính chất thao tác để tiếp cận,khai thác và tiếp nhận thơ
ca theo phương hướng đúng đắn nhất đó là khai thác văn bản
ngôn từ.
2.3: NHIÊM VU CỦA LUÂN ÁN.
Luận án xem xét ẩn dụ ở phương diện là ký hiệu ngôn ngữ.
Đặc điểm của loại ký hiệu này và cơ sở xác định tính thẩm mỹ
của nó nhằm làm sáng tỏ cơ chế chung của ẩn dụ tu từ. Trên
phương diện ngôn ngữ học, ẩn dụ được so sánh để phân biệt với
các phương tiện biểu cảm khác như so sánh tu từ, hoán dụ tu từ
là những phương tiện có cơ chế tạo nghĩa khác nhau. Đồng thời
cũng phân biệt các phương tiện cùng nhóm (cùng cơ chế tạo
nghĩa) như: ẩn dụ, nhân hoá, phúng dụ và tượng trưng, làm rõ
đặc trưng từ vựng học và phong cách học để có khái niệm đúng về
ẩn dụ từ vựng và ẩn dụ tu từ.
Trên phương diện thi pháp học, luận án xem xét ẩn dụ với
tư cách là chất liệu của thơ ca, nó có giá trị hình tượng và giá trị
biểu cảm cao và mang dấu ấn văn hoá của thời đại cùng dấu ấn
tài năng của nhà văn. Ẩn dụ trong thơ ca cũng chịu sự chi phối
của thi pháp học cho nên ẩn dụ trong ca dao khác với ẩn dụ trong
"Truyện K iều" của Nguyễn Du v.v... Luận án góp phần xem xét
những biểu hiện khác nhau ấy của ẩn dụ.
3. PHƯƠNG PHÁP LUÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .
3.1: PHƯƠNG PHÁP LUÂN.
Cơ sở phương pháp luận của luận án là cách nhìn vấn đé
theo quan điểm biện chứng và lịch sử.
Tiếp cận với ẩn dụ tu từ, luận án cố gắng khai thác cơ ch€
tạo nghĩa, quy luật chuyển nghĩa của ký hiệu ngôn ngữ đặc thì
này, cơ sở của quy ỉuật ấy chính là mối quan hệ thông n h ấ t giữ£
ngôn ngữ và tư duy. Ằn dụ được coi là phương tiện biểu cảm củi
ngôn ngữ nhưng nó luôn tồn tại cụ thể trong môi trường giao tiếĩ
cụ thể dó là mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và lời nói.
3
Với cái nhìn lịch sử, luận án sẽ xem xét ẩn dụ tu từ trong
lịch sử phát triển của ngôn ngữ học và trong lịch sử của thơ ca
nhằm rú t ra khái niệm chính xác về ẩn dụ tu từ và nhận ra đặc
trưng văn hoá dân tộc qua Ca dao và "Truyện K iều", thấy được sự
kế thừa và phát triển trong sáng tạo nghệ thuật, trong sử dụng
ngôn từ của các th ế hệ thi gia. Chính trong quá trình sáng tạo
ấy, ẩn dụ được khẳng định là phương tiện ngôn ngữ đặc biệt đối
với ngôn ngữ nghệ thuật.
3.2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .
Tìm hiểu về ẩn dụ tu từ, lý giải nó qua các sáng tạo văn
chương, luận án được thực hiện trên cơ sở tổng kết và kế thừa
thành tựu của các công trình nghiên cứu ngôn ngữ và văn học
của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại
học sư phạm, Viện Ngôn ngữ học, Viện Văn học, của các nhà
khoa học Nguyễn Lai, Hoàng T rinh, Đô Hữu Châu, Đ inh Trọng
Lạc, Đào Thản, Trần Đình sử , Hà M inh Đức, Hà Công Tài, Hữu
Đ ạ t...
Đồng thời luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau :
3.2.1: Phướng pháp th ố n g kê so sá n h .
Ngôn từ là phương tiện để nghệ sĩ thể hiện tư tưởng nghệ
th u ậ t của mình. Ngôn từ cũng là khâu đầu tiên đưa người đọc
thâm nhập vào th ế giới nghệ th u ật của tác phẩm. Trong các
phương tiện ngôn ngữ thì ẩn dụ tu từ là phương tiện ngữ nghĩa
có giá trị hình tượng và giá trị biểu cảm cao cho nên được sử
dụng rộng rãi trong các phong cách chức năng ngôn ngữ và đặc
biệt trong thi ca. Luận án sử cỉụng phương pháp thống kê các ẩn
dụ tu từ trong ca dao và thơ, so sánh với các phương tiện ngữ
nghĩa khác nhóm (so sánh, hoán dụ) và phần nào với các phương
tiện cùng' nhóm (nhân hoá, phúng dụ, tượng trưng) để làm sáng
tỏ những đặc trưng cơ bản của ẩn dụ như : Cơ chế tạo nghĩa, giá
trị biểu cảm, giá trị hình tượng, đặc trưng văn hoá... của phương
tiện ngôn ngũ này trong sáng tạo và tiếp nhận thơ ca.
3,2.2: P hướng pháp phân tích, tổ n g hớp trẽn cơ sỏ? liên
n gàn h k hoa hoc: N gôn n gữ hoc, ký h iẽ u hoc, thi
pháp hoc.
Ký hiệu học và Ngôn ngữ học là hai ngành khoa học cùng
nghiên cứu về ngôn ngữ vì vậy cùng xem xét>về vấn đề ẩn dụ, tuy
4
nhiên mỗi ngành có góc độ nghiên cứu riêng và mô tả ẩn dụ ở
những phương diện khác nhau. "Nếu Ngôn ngữ học nghiên cứu
ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp với những quy luật của
nó về m ặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, tu từ... thỉ Ký hiệu học
nghiên cứu ngôn ngữ như một hệ thống biểu hiện hay biểu trưng,
hệ thống tạo nghĩa trong giao tiếp xã hội thông qua các ký hiệu
với các chức năng và các hiện tượng chuyển hoá về hình thức và
chất thê của nó. Cụ thê hơn, nếu Ngôn ngữ học chủ yếu bóc tách
hai m ặt câu thành và tạo nghĩa của một ký hiệu ngôn ngữ th ì Ký
hiệu học chú ý đến sự kích thích, sự thông báo của ký hiệu bằng
sự gợi lên một vật kích thích tương ứng nhằm thông báo một cái
gì. Đó là hai hướng đi khác nhau về m ặt nghiên cứu phương thức
tạo nghĩa" [18; 29].
Từ luận điểm trên, luận án tiếp thu phương pháp của Ký
hiệu học và Ngôn ngữ học để làm rõ đặc trưng bản chất của ẩn
dụ tu từ.
Bổ sung cho cách tiếp cận nêu trên là phương pháp của Thi
pháp học. Coi ẩn dụ tu từ là đối tượng của thi pháp học chất liệu,
Thi pháp học đã chỉ ra đặc điểm của ẩn dụ tu từ trong hoạt động
sáng tạo thơ ca. Ẩn dụ tu từ là chất liệu quan trọng của ca dao,
đồng thòi của thơ cổ điển. Ẩn dụ tu từ là một hình thể từ ngữ
trong hệ thông hình thể ngôn từ, nó chính là đốì tượng nghiên
cứu của thi pháp học chất liệu. Phương pháp của thi pháp học
giúp cho luận án cách tiếp cận ẩn dụ trong môi trưòng cụ thể của
nó là văn bản thơ ca, bằng phân tích và so sánh ẩn dụ trong tính
hiện thực của nó mà luận án làm rỗ được đặc trưng văn hoá và tư
duy của ẩn dụ tu từ, điểm cơ bản khiến cho ẩn dụ của ca dao
khác ẩn dụ của thơ cổ điển, ẩn dụ của mỗi tác giả cũng không
giống nhau - nó là biểu hiện cụ thể của mỗi tài năng nghệ thuật.
Nói tóm lại, luận án đã tiếp thu phương pháp của Ký hiệu
học, Ngôn ngữ học đê nghiên cứu ẩn dụ ở trạng th ái tĩnh và tiếp
thu phương pháp của Thi pháp học để nghiên cứu ẩn dụ ở trạng
thái động, trong môi trường sông của nó là thơ ca.
4. LICH SỬ VẤN ĐỂ:
Nghiên cứu ẩn dụ có một truyền thống nhiều th ế kỷ. Có thể
nói A-ri-xtốt - nhà triết học và mỹ học Hy Lạp (384-322,-CN) lồ
người đã đặt nền móng cho truyền thống này. Từ th ế kỷ IV trước
công nguyên, A-ri-xtỐt đã phát hiện ra cách sử dụng ngôn ngí
5
theo hình thể (Figura), đó là những cách thức, những hình thức
diễn đạt bóng bẩy, gợi cảm, có sức hấp dẫn và lôi cuốn trong khi
trình bày. Ông đã tổng kết một số hình thể như: So sánh
(Similis), ẩn dụ (metaphoria), hoán dụ (metonymia), tương phản
(antothelis), khoa trương (hyperbole) và đặc biệt chú ý đến ẩn clụ.
Trong cuổn "Thì học", ồ Chương 21, A-ri-xtỐt đã định nghĩa ẩn
dụ: ỉà một từ với một nghĩa nào dó khác nó, có thể chuyển nghĩa
này hoặc nghĩa khác, từ một loài sang một giổng hoặc từ một
giông sang một loài, hoặc từ một loài sang một loài khác hoặc
được dùng theo kiểu đồng dạng. Đến phần Tu từ học (Cuôn III,
Chương I -> XII) ông nêu tiếp: Ẩn dụ có nhiều loại rấ t quan trọng
trong cả thơ lẫn văn xuôi, nhưng trong thơ nhiều hơn. Ẩn dụ có
tính sáng sủa, clễ yêu và tác động mạnh. Ông cho rằng: Mọi từ
đều có thể dùng chung hoặc dùng làm ẩn dụ, hoặc clùng làm cái
tu sức, hoặc dùng' làm cái kích thích, hoặc dùng làm cái biến đôi.
Ẩn dụ là một sự chuyên dạng, ''một cái tên lạ" mà Arixtốt gọi là
"aliens" ( một cái tên thuộc về cái khác, một cái tên xa lạ, không
dùng' bình thường).
Có thể nói: phát hiện ra các Figura (cách tu từ) trong đó có
ẩn dụ là một đóng góp đáng kê cho Mỹ từ pháp cổ đại.
Thế kỷ sau Arixtốt, Xiceron (106-43, -CN) chú ý đến ẩn dụ
bởi sự hấp dẫn, duyên dáng, ông chú ý đến cấu tạo hình thức của
ẩn dụ: đó là phép so sánh bớt đi một từ.
T hế kỷ XVIIĩ, ẩn dụ tiếp tục được Đuymacxe (Pháp) nghiên
cứu sâu về tu từ học, tức là cách dùng để gây hứng thú. Quan
điểm này được tiếp nối ở th ế kỷ XIX bởi tác giả Phôngtaniê
(Pháp).
Thê kỷ XX, các nhà Ký hiệu học và Ngôn ngữ học có nhiều ý
kiến về ẩn dụ, đặc biệt là nhà Ngôn ngữ học - Ký hiệu học - Thi
pháp học người Mỹ Roman Gia kop sơn (ông vôn là một nhà Hình
thức luận Nga, thành lập nhóm Ngôn ngữ học P rah a năm 1926,
là cầu nối giữa Hình thức luận Nga với Cấu trúc luận hiện dại).
Theo ông, ẩn dụ- dó là kết quả của sự tương đồng giữa các sự vật,
hiện tượng; là hình ảnh ngôn từ mang tính chất nước đôi, tức là
cùng một lúc có hai nghĩa, vừa là cái này vừa là cái kia. Ẩn dụ
chính là ký hiệu này thay th ế ký hiệu khác và có thể viết một hệ
ngữ pháp về cách sắp xếp các ẩn dụ.
6
Bên cạnh R.Giakopson còn có các nhà khoa học khác cũng'
có bàn về ẩn dụ. Đó là Ghêra Ghê nét (Gerard Genette), Pôn Ri
cơ (Paul Ricoeur), Pôn Đơ Men (PauldeMan), Mac Blac (Max
Black) Giooc giơ Le Kop (Georges Le Koff), Mac Giôn-Xơn (Mark
Johnson). Theo Pôn Ri cơ trong cuốn "Quy tắc ẩn dụ" [dẫn theo
18; 62]: A-ri-xtốt đã có công nêu được quan hệ tu từ của sự hùng
biện, thuyết phục và quan hệ lôgíc về th ế khả năng của sự thuyết
phục. Tu từ và Thi pháp là hai thê giới biệt lập và ẩn dụ đều có
chân ở cả hai bên. Ẩn dụ có một cấu trúc nhưng hai chức năng.
Chức năng tu từ là đi tìm chứng cớ để thuyết phục khi tran h
luận, chức năng thi pháp là mô phỏng hành động thực. Theo ông,
hiện tượng chuyên nghĩa tập trung vào từ là chính mà không
phải là từ ngữ.
J.Le Kôp và Mác Giôn xơn (Mỹ) quan niệm : Ấn dụ thường
thấy trong ngôn ngữ tu từ, ngôn ngữ mỹ văn. Nhưng nó không
chỉ thuộc lĩnh vực sử dụng mà tồn tại ngay từ trong khái niệm và
cả trong hành động của con người trong cuộc sông. Ẩn dụ là cái
cấu trúc của cái ta cảm nhận, cái ta nghĩ và cái ta làm. Còn Mac
Blek khi bàn về ẩn dụ đã nhấn mạnh đến tác động qua lại giữa
hai mặt (mặt nổi và m ặt chìm) và cũng là hai sự vật cùng tồn tại
trong ẩn dụ.
Trên quan điểm Thi pháp học, trong công trình "Thi pháp
văn học Nga cổ" xuất bản ỏ Mát xcơ va năm 1967, Li-kha-sép đã
nghiên cứu ẩn dụ trong mục "Thi pháp của các biện pháp khoa
học". Tác giả quan niệm : Ẩn dụ trước hết phải là sự biểu hiện
bằng hình ảnh thực, hình ảnh của đòi sông dựa trên những quan
sát thực tế, khác với hình ảnh tượng trưng vôn th ấm nhuần tính
chất thần học trong văn học Nga cổ, tách ròi đời sống phong phú
sinh động. Trên phương hướng này tác giả đồng ý với nhà Thi
pháp học lịch sử và Hình thức luận Nga Vê-xe-lôp-xki là cần
nghiên cứu chúng trong hệ thông mỹ học cụ thể. Còn theo tác giả
Bakhtin, trong thi ca, ẩn dụ là phương tiện miêu tả nhưng khi đi
vào tiểu thuyết thì ẩn dụ thi ca lại trở thành đốì tượng miêu tả
dưới bàn tay sáng tạo hình tượng của nghệ sĩ. Trong các công
trình lý luận văn học của Timôíêép, Khráptrencô, ẩn dụ được
nghiên cứu theo qu:\n điểm ngôn ngũ trong tác phẩm văn học và
các phương thức tổ chức lòi văn nghệ thuật.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu Ngôn ngữ thường xem xét
ẩn dụ từ góc độ Từ vựng - ngũ nghĩa hoặc từ góc độ những phạm
7
trù phong cách học ngôn ngữ. Giáo sư Đỗ Hữu Châu nghiên cứu
ẩn dụ với tư cách là một ỊDhương thức chuyển nghĩa của từ, ẩn dụ
là một quy luật, một phương thức tạo nghĩa làm giàu vốn từ
tiếng Việt và đó là ẩn dụ từ vựng. Các nhà Việt ngữ học : Nguyễn
Lai, Cù Đình Tú, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà, Nguyễn
Thiện Giáp v.v... nghiên cứu ẩn dụ từ góc độ những phạm trù
phong cách học. Trong các giáo trình phong cách học, ẩn dụ được
coi là một phương tiện tu từ ngữ nghĩa hoặc biệp pháp tu từ theo
quan hệ liên tưởng ngữ nghĩa. Các tác giả đều cô" gắng miêu tả an
dụ ở các phương diện: Cấu tạo, giá trị nhận thức, giá trị hình
tượng và biểu cảm của ẩn dụ. Cách đánh giá nhìn chung là thông
nhất nhưng trong' các chi tiết, các tiêu chí phân biệt, các tác giả
cũng có điếm phản biệt. Chang hạn, một sô tác giả: Đinh Trọng
Lạc, Bùi Minh Toán, Nguyễn Thái Hoà chú ý phân biệt các
phương tiện tu từ với các biện pháp tu từ và xếp Ẩn dụ tu từ vào
nhóm các phương tiện tu từ ngữ nghĩa, thì tác giả Cù Đình Tú lại
không phân biệt phương tiện và biện pháp mà gọi chung là các
cách tu từ, tuy nhiên trong các cách tu từ, tác giả có phân định
dựa trên tiêu chí quan hệ ngôn ngữ cho nên có các cách tu từ theo
quan hệ liên tưởng và các cách tu từ theo quan hệ tồ’ hợp. Ẩn dụ
thuộc cách tu từ theo quan hệ liên tưởng. Có thể nói các nhà Việt
ngữ học đã nghiên cứu ẩn dụ tu từ từ góc độ Ngôn ngữ học, đã đi
đên khái niệm hoàn chỉnh vê hiện tượng ngôn ngữ này, đã chỉ ra
cơ chế tạo nghĩa, giá trị biêu dạt của nó trong giao tiếp của người
Việt. Ẩn dụ là một hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt và khá phổ biến
trong giao tiếp bằng Tiếng Việt.
Từ góc độ lý luận văn học, các nhà nghiên cứu: Hà Minh
Đức, Trần Đình sử, Phương' Lựu, Nguyễn Xuân Nam ... trong các
công trình lý luận văn học cũng đề cập đến ẩn dụ và nghiên cứu
nó với tư cách là một phương tiện chuyển nghĩa, một biện pháp
khai thác ngữ nghĩa, nhờ dó ngôn ngữ trong tác phẩm đã phong
phú lại càng giàn cỏ thêm. Ân clụ mang ý nghĩa cá thổ cao, gây ấn
tượng mạnh mẽ vì thô' trở th ành một trong những phương- tiện
cấu tạo nên hình tượng văn học.
Trên phương diện Thi pháp học, nhà nghiên cứu Hoàng
Trinh, Hà Công Tài nghiên cứu ấn dụ trong tư cách là một hình
thể từ ngữ trong hệ thông hình thể ngôn từ và ẩn dụ chính là
chất liệu của thi pháp học, là yếu tố thuộc về cấu trúc của chỉnh
thể nghệ thuật, trong chức năng xây (lựng hình tượng.
Luận án tiếp thu những ý kiến quý báu của các nhà khoa
học vê ẩn dụ tu từ đã dược trình bày ở trên, ngoài ra luận án tiếp
tục tìm hiểu những vấn đề sau của ẩn dụ:
Thứ nhất, những đặc điểm nào của ẩn dụ tu từ khiến cho nó
trở thàn h một phương tiện diễn cảm đặc biệt, được sử dụng trong
nhiều phong cách chức năng ngôn ngữ và nhất là trong thơ ca.
Cách nhận biết và phân tích ẩn dụ tu từ trong văn bản trữ tình.
Thứ hai, ẩn dụ trong ca dao có những đặc trưng' phân biệt
vói ẩn dụ trong thơ cổ điển bỏi ẩn dụ luôn thể hiện đặc trưng văn
hoá, những dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo.
5. CẤU TRÚC CỦA LUÂN ÁN
Luận án được chia thành các phần và chương mục như sau:
PH ẦN MỞ ĐẨU
1.
2.
3.
4.
5.
Lý do chọn đề tài.
Đôi tượng nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ của luận án.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
Lịch sử vấn đề.
Cấu trúc của luận án.
PH Ầ N NỘI DUN G
Chương 1: N hững luận điếm k hoa học về ẩn dụ tu từ.
1.1. Khái niệm về ẩn dụ.
1.2. Ân dụ tu từ dưới ánh sáng của K ý hiệu học.
- Khái niệm Ký hiệu học.
- Ẩn dụ tu từ là một ký hiệu đặc biệt.
- Ẩn dụ tu từ là một hình thê từ ngữ thuộc mã thẩm mỹ.
1.3. Ân dụ tu từ dưới ánh sáng của Ngôn ngữ học.
- Màu sắc tu từ, phương tiện tu từ.
- ií n dụ là phương tiện tu từ ngữ nghĩa có các đặc điểm sau:
+ Khái niệm.
+ Cơ chế chuyển nghĩa và việc phân loại ẩn dụ.
+ Những nhân tô" để nhận biết ẩn dụ.
+ Giá trị, tác dụng của ẩn đụ tu từ.
1.4. Ấn dụ tu từ dưới ánh sáng của Thi pháp học.
9
C h ư ơ n g 2: T ìm h iể u ẩ n d ụ t u từ t r o n g k h o t à n g ca d ao
người V iêt và t r o n g "T ruyện K iêu" c ủ a N g u v e n Du
2.1. Án dụ tu từ trong ca dao ngưìỉi Việt.
- Đặc diêm của ấn dụ tu từ trong ca dao.
- Phương thức triển khai hình tượng của ẩn dụ trong ca dao.
2.2. ân dụ tu từ trong "Truyện Kiêu " của Nguyễn Du.
- Đặc điểm của ấn dụ trong "Truyện Kiều"
- Giá trị biếu hiện của án dụ trong một sò đoạn trích gián
văn ''Truyện Kiểu" ó lớp 9 phố thông.
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
CHƯƠNG 1
NHỮNG LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC VỂ Ẩn d ụ t u t ừ
1.1. KHÁI NĨẺM ẨN DU.
Phạm trù ấn dụ dã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu
trong một truyền thông lâu đời. Đã có rấ t nhiều định nghĩa về
nó. Mỗi định nghĩa là biêu hiện một cách nhìn - một góc độ
nghiên cứu đôi với ấn dụ.
Nếu coi ẩn clụ là một hiện tượng ngôn ngữ thì ẩn dụ được
định nghĩa: "Phép ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của một
đối tượng nảy thay cho dôi tượng khác khi hai đôi tượng có một
nét nghĩa tương đồng nào dó" [911; 194]. Ẩn dụ là phương thức
chuyền nghĩa cố định hoặc chuyển nghĩa lâm thời, vì vậy có ẩn
dụ từ vựng và ẩn dụ tu từ.
1.1.1. Ẩn du từ vựng là gì ?
Là phương thúc chuyên nghĩa phổ biến trong tấ t cả các
ngôn ngữ trên th ế giới. Đó là cách lấy tên gọi của đối tượng này
để biểu thị đôi tượng kia, dựa trên cơ sở môi quan hệ liên tưởng
v ã nét tương' dồng giữa hai dôi tượng.
Ví dụ: Người Việt thường nói: một ý nghĩa sôi nổi, một trái
tim rực cháy, một thái độ lạnh lẽo, anh ở đầu sông, đêm qua tát
nước đầu đ in h , chân trời lui mãi v.v...
Phân tích cách nói trên, chúng ta thấy các từ ngữ dược
chuyến nghĩa là: Sôi nổi, rực cháy, lạnh lẽo, đầu sông, đầu dinh,
chân tròi.
+ "Sôi nôi" là từ vốn chỉ trạng thái nhiệt độ của sự vật đang
bốc cao (VD: nước í>ôi) nhưng trạng thái suy nghĩ của con người
cũng diễn ra ở nhiổu cấp độ khác nhau, có khi m ạnh mẽ khác
thường, vì vậy có thê dùng "sôi nôi" đê chỉ sự suy nghĩ ở trạng'
thái dó.
+ "Rực cháy": Chi sự vật cháy ở giai doạn cực thịnh, tình cảm
của con người phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao trào cũng
như vậy nên có thê dùng "rực cháy" để biểu thị.
Đặc điểm của ẩn dụ từ vựng: là sự chuyên nghĩa mang tính
xã hội, ôn định và cố định. Những nghĩa chuyển này được cộng
11
đồng sử dụng ngôn ngữ thừa nhận và sử dụng như nhau. Chúng
được ghi trong' từ điển. Đó là trường hợp từ đa nghĩa.
Ví dụ: " đ ầ u " :
1. Phần trên cùng của cơ thê (trái ưới chân, đuôi).
2. Phần trên, phần ngọn của vật g ì dài (trái với cuối).
3. Trước nhất.
Cần lưu ý thêm rằng: ẩn dụ từ vựng là một phương thức
chuyển nghĩa của từ, nó tạo ra từ nhiều nghĩa và làm phong phú
thêm vốn từ của mỗi ngôn ngữ. Chẳng hạn, theo phép ẩn dụ,
Tiếng Việt có thể tạo ra những cặp danh từ (gồm một từ chỉ bộ
phận cơ thê động vật và một từ chỉ động vật) dùng để gọi tên, chỉ
loại hay miêu tả hình dáng, màu sắc của đồ vật như sau: Cánh
én, cánh gà (sân khấu), cánh phượng (trầu têm), cánh trả (màu
xanh), mũ lưỡi trai, m ắt cá chân, lưới m ắt cáo, chum da lươn
(màu), mũ tai mèo, đầu ruồi súng, màu lòng tôm, màu lông
chuột, đất gan gà, ngô răng ngựa v.v...
- Ẩn dụ từ vựng là phương thức chuyển nghĩa có tính chất
quốc tế, nó là quy luật chung của nhiều ngôn ngữ. Ví dụ: ẩn dụ
"cánh" chỉ "dơn vị chiến dấu bố trí ở hai bên" xuất hiện trong
tiếng Việt, trong tiếng Pháp, trong tiếng Anh và cả tiếng Nga.
Các từ cùng ý nghĩa biểu vật với "cánh" như "aile" của tiếng
Pháp, "Wing" của tiếng Anh và "YutÁUo" của tiếng Nga đều có cái
nghĩa phụ trên [3; 156]. Tuy nhiên, cũng bắt đầu từ nghĩa
chuyển này, tính dân tộc được thể hiện rõ nét vì vậy, có thể nói
ẩn dụ mang tính dân tộc đậm đà, nó mang đặc trưng văn hoá dân
tộc và phân biệt sự khác nhau giữa các ngôn ngữ.
Sở dĩ có ẩn dụ từ vựng là vì nguồn gốc của ẩn dụ ở ngay
trong tư duy và đòi sống của con người chứ không phải chỉ biểu
hiện ở trong ngôn ngữ. Đê chứng' minh cho quan điểm triết học
trên, hai nhà ngôn ngữ học G.le-cốp (Georges lekoff) và Mac Giôn
- xơn (Mark Johnson) [dẫn theo 18; 67] đã đưa ra một số ví dụ
sau.
*
Từ trong quan niệm, lý luận cũng được xem là những "công
trình xây dựng" cho nên chúng ta đã nói theo kiểu ẩn dụ:
- Đây có phải là nền tảng lý luận của anh không ?
- Chúng ta cần xây dựng một lập luận m ạnh về điểm này.
- Lập luận đã đổ’rồi.
- Chúng ta phải đặt một cái sườn của lý luận.
12
* Ý tưởng được quan niệm như thức ăn:
- Đây là thức ăn cho tư duy
- Anh ta là người ngốn nhiều sách
- Nó đọc nghiến ngấu cuốn sách.
* Ý tưởng được quan niệm như con người:
- Thuyết tương đối sinh ra một khối lượng lớn những tư
tưởng vật lý học.
- Ông là người cha của sinh vật học hiện đại.
- Tâm lý học về nhận thức còn trong thời kỳ thơ ấu.
* Ý tưởng được xem như cây cối.
- Tư tưởng của anh ta cuối cùng đã khai hoa kết quả (thực
hiện được)
- Anh ta có một trí tưởng tượng’ m àu mỡ.
- Anh ta có một trí tuệ khô cằn.
* Ý tưởng được xem như sản phẩm:
- Anh ta sản sinh ra những tư tưởng mói.
- Đây là một tư tưởng thể hiện, nó cần được làm cho tỉnh tế
hơn.
- Chúng ta đã tạo ra dược nhiều tư tưởng mới.
* Tình yêu được xem như sự điên loạn;
- Tôi p h á t điên lên vì cô ta.
- Anh ta thường xuyên p h á t khùng vì chị ấy.
- Cô ta lái tôi ra ngoài trí óc của tôi.
* Tình yêu như chiến tranh:
- Anh ta được biết đến nhờ sự chinh phục nh an h chóng của
mình
- Anh ta bỏ tron từ sau những cuộc tấn công của cô ta.
- Cô ta đuổi sát anh ta một cách kinh khủng.
* Cuộc sồng như một cái hộp, cái thùng:
- Tôi có một cuộc sống đầy ắp hạnh phúc.
- Cuộc sống đói với hắn ta là trông rỗng.
- Cuộc sông của hắn ta chứa chất toàn là những buồn
phiền.
13
Đó toàn là những thành ngữ, những công thức từ ngữ có
giá trị như một từ. Hai tác giả cho đó là "những từ ngữ gồm
những từ thông thưòng được cấu trúc hoá bởi khái niệm ẩn dụ".
Giáo sư Hoàng Trinh nhận xét: Quan niệm trên rấ t đúng và
rấ t bổ ích. Nó giúp cho ta thấy rõ thêm cội nguồn bản thể luận
của ẩn dụ và sự sáng' tạo tự thân, nguyên thuỷ của tư duy và trí
tuệ con người. Ẩn dụ thuộc ngôn từ nhưng tự gôc cũng nằm sẵn
trong tư duy và sự vận động của tư duy. Bởi vậy trong trường hợp
này nói ra là đã ẩn dụ không phải thông qua một sự tìm tòi. Con
người ta thường nói bằng ẩn dụ một cách không ý thức. Ngôn ngữ
tự nhiên, tự nó đã có sự giàu có này là vì như vậy,
vế^ẩ^dsriìÌPiv-ảĩĩh [18; 69].
Nói tóm lại, trong quan niệm về ẩn dụ cần phân biệt giữa
ẩn dụ từ vựng với ẩn dụ tu từ. Ấn dụ từ vựng là một phương thức
chuyến nghĩa, một quy luật tạo từ theo cơ chế ẩn dụ, quy luật
này phổ biến ở mọi ngôn ngữ nhưng những biểu hiện cụ thề của
nó, tức những ẩn dụ từ vựng cụ thể lại mang đậm bản sắc dân
tộc. Ẩn dụ từ vựng là cách tạo ra nghĩa ổn định, mang tính xã
hội. Nó làm giàu vốn từ vựng của một ngôn ngữ.
Ẩn dụ từ vựng không phải là dôi tượng khảo sát trong luận
văn này. Nó được xem xét đến đế phân biệt với ẩn dụ tu từ.
1.1.2. Ẩn dụ tu từ :
"Từ điển văn học" do nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất
bản năm 1983, trang 43 có định nghĩa : Ẩn dụ là một biện pháp
tu từ, nằm trong phạm trù so sánh, nhưng ở mức độ nghệ th u ậ t
cao hơn, không còn vê bị so sánh, chỉ còn vế đem ra so sánh, gây
một tác dụng liên tưởng kín đáo hơn. Ẩn dụ không mang chức
năng (lịnh danh, mà là biểu cảm.
" Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"
(C a d a o )
An dụ là nơi thử thách tài năng sử dụng' ngôn ngữ của nhà
văn. Ân dụ hay là một sự khám phá, nó thu h ú t người đọc chú ý
và liên tưởng đến những khía cạnh mới mẻ của đối tượng dược
biểu hiện:
" Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng dã có ai vào hay chưa"
(Ca dao)
"Thuyền, mận" là chỉ người con trai, "bến, đào" chỉ người
con gái. Cd sở tâm lý của ẩn dụ là sự liên tưởng và cho dù tinh
tế, kỳ diệu đên đâu cũng phải có căn cứ và có thể hiểu được, c ầ n
trán h lôi liên tưởng kỳ quặc, khó hiểu trong khuynh hướng văn
học tắc tị, bí hiểm. Có một loại ẩn dụ đặc biệt gọi là ẩn clụ bô
sung, thực hiện bằng sự chuyên dổi cảm giác, bởi vì " mùi hương,
màu sắc, âm thanh tương giao cùng nhau" (Bô-đơ-le):
"Này lắng nghe em khúc nhạc hường
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm"
(Xuân Diệu)
"Từ điển th u ật ngữ văn học" do Lê Bá Hán, T rần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi chủ biên, được Nhà xuất bản Giáo dục xuất
bản năm 1992, ở mục ẩn dụ, trang 9, coi ẩn dụ là một phương
thức tu từ. Công trình này nói đến ẩn dụ văn học (ẩn dụ tu từ),
nhấn mạnh các đặc điểm của nó, và như vậy là có sự phân biệt
vối ẩn dụ ngôn ngữ học (tức ẩn dụ từ vựng). Các tác giả định
nghĩa :"ẩn dụ là phương thức tu từ dựa trên cơ sở đồng n h ất hai
hiện tượng tương' tự, thê hiện cái này qua cái kia, mà bản thân
cái được nói tới thì giấu đi một cách kín đáo:
" Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"
( Ca dao)
"Gìn vàng giữ ngọc cho hay
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời"
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Thuyền và bến chỉ người con trai, C01Ì gái, người đi, người
đợi. Vàng, ngọc chỉ tình yêu. Nhưng ẩn dụ làm cho cái được nói
tới có thêm ý nghĩa bổ sung, nhấn mạnh, biêu hiện cảm xúc.
Thuyên là yếu tô" vô định, có thê ghé bến khác, còn bến thì không
di dịch. Vàng ngọc là thứ quí giá. Trong ẩn dụ văn học, sự chuyển
nghĩa không chỉ xảy ra trong từ mà cả trong câu, trong hình
tượng, quan hệ như trong câu ca dao trên đây. Ẩn dụ được thể
hiện nhiều trong th(i ca, thể hiện phong cách cá nhân và thời đại.
Có thể nói hai định nghĩa trên là sự xem xét, đánh giá ẩn
dụ từ góc độ văn học, thể hiện được những nét bản chất của ẩn
dụ tu từ.
1.2. ẨN DU TU TỬ D ư ớ ĩ ẢNH SÁNG CỬA KỶ HIỂU HOC:
1.2.1. Ký h iẻu h oc:
Ký hiệu học (Semiotics)*15 là "công cụ của các khoa học".
Ngày nay Ký hiệu học thâm nhập vào nhiều ngành khoa
học như Triết học, Ngôn ngữ học, Nghiên cứu văn học, Thi pháp
học, Xã hội học, Tâm lý học... đồng thòi nó cũng bổ sung cho mình
những kiến thức cần thiôt của nhiều ngành, đặc biệt là của Ngôn
ngữ học.
Ký hiệu học và Ngôn ngữ học đều có một đôi tượng chung là
ngôn ngữ con người. Nhưng nếu Ngôn ngữ học nghiên cứu ngôn
ngữ như một phương tiện giao tiếp với những quy luật của nó về
các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp... thì Ký hiệu học nghiên cứu
ngôn ngữ như một hộ thống biểu trung hay biểu hiện, hệ thông
tạo nghĩa trong’ giao tiếp xã hội thông qua các ký hiệu với các
chức năng và các hiện tượng’ chuyên hoá về hình thức và về chất
thê của nó.
Những thành tựu của Ngôn ngữ học đã được tiếp thu dể
vận dụng vào việc nghiên cứu hai mặt của ký hiệu (CBĐ và
CĐBĐ) và những liên hệ giữa chúng với nhau đê tạo ra nghĩa,
(lưới các hình thức khác nhau, tuỳ theo từng' loại ký hiệu.
Theo F.d.Xot xuya (f.d.Saussure), xốt về m ặt ngôn ngữ học
thì tín hiệu ngôn ngữ là một loại ký hiệu nhân tạo "kết liên
thành không phải một sự vật với một tên gọi mà là một khái
niệm với một hình ảnh - âm thanh" còn theo P.Ghi-rô
(P.Guiraud): "Ký hiệu là một vật kích thích (Stimuli) có khả năng
liên kết với một vật kích thích khác mà nó gợi lên trong dầu óc ta
để thông báo một cái gì" [dẫn theo 18; 29].
Nếu định nghĩa trên của Ngôn ngủ học chủ yếu tách hai
mặt cấu thành và tạo nghĩa của một Ký hiệu ngôn ngữ thì định
nghĩa của Ký hiệu học chú ý đến sự kích thích, sự thông báo của
Ký hiệu bằng sự gợi lỏn một vật kích thích tưdng ứng nhằm
thông báo một cái gi. Đó là hai hướng đi có nét phân biệt ngay từ
diêm xuất phát ban dầu của hai ngành khoa học trong việc
nghiên cứu các phương thức tạo nghĩa.
(1). Semiotics hay Semiotique. John Loch, nhà triết học Anh là người dầu
tiên đặt ra chữ Sem iotik trong triết học. Charles Sanđor Preirce ở Mỹ đặt ra
chữ semiotics trong lô gíc. học. F.d.Saussure đặt ra chữ Semiologie (từ Hyỉạp
Sctncion ỉà hý hiệu). Năm 1938, Charles Morris ồ Mỹ đặt ra chữ Semiotics
đ ế chỉ ký hiệu học.
16
Ký hiệu học đã nghicn cứu các mặt sau đây:
+ Đặc thù của một ký hiệu
+ Tính một nghĩa và tính da nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ :
nghĩa biểu thị và nghĩa mở rộng hay nội hàm.
+ Hình thức và chất thê của ký hiệu,
+ Các mã thẩm mỹ - hình thể từ ngữ.
1.2.2. Ẩn du tu từ dưởi ánh sán g của Ký h iêu hoe .
a. Ần dụ tu từ là một ký hiệu của hệ thống ngôn ngữ, nó cỏ
những đặc thù của một ký hiệu.
Một ký hiệu có hai mặt: Cái biếu đạt (Signifiant) và cái
được biếu dạt (Signifie') liên hệ với nhau qua một quan hệ vỏ
đoán. Ngôn ngữ bao gồm những tín hiệu mang ý nghĩa và chỉ ra
những sự vật ở bên ngoài. Trong' ký hiệu ngôn ngữ , CBĐ chính
là âm thanh ngôn ngữ và phía sau nó là một khái niệm; hai mặt
này dính liền nhau "có thể so sánh với một tờ giấy" (Xốt Xuya),
hễ có cái này là phải có cái kia, không thê tách rời. Một tiếng
động nào đó, không mang một khái niệm gì bên trong thì chỉ là
tiếng động. Một khái niệm nào đó mà không được hiện diện ra
ngoài bằng một âm, một CBĐ, thì đó chỉ là một sự im lặng. Như
vậy, nguyên tắc cơ bản rú t ra từ thực tiễn của một ký hiệu ngôn
ngữ là: một ký hiệu bao giờ cũng bao gồm hai vế, sinh ra cùng
một lúc, như hai mặt của một tò giấy.
CBĐ (âm thanh ngôn ngữ) và CĐBĐ (khái niệm) kết hợp
với nhau đã tạo thành một thực thê ngôn ngữ: ký hiệu, một từ.
Sự kết hợp này sẽ tạo ra cho từ một nghĩa. Ký hiệu học gọi sự kết
hợp đó là một "quá trình", tức là một liên hệ lại với nhau giữa hai
vế. Đó là "quá trình tạo nghĩa". CBĐ là m ặt vật chất của ký hiệu,
nghe được, nhìn được và CĐBĐ là m ặt tinh thần, im lặng ở bên
trong. CBĐ đóng vai trò biểu hiện, qua đó CĐBĐ bộc lộ ra ngoài.
Cả hai cái đểu không thô thiếu dế có thể tạo ra một nghĩa - tức
giá trị cơ bản của ký hiệu.
Có thể nói: Cơ chế hình thành ký hiệu là cơ chè hai mặt,
thông n hất cùng tồn tại.
Điều quan trọng trong cơ chế trên là mối quan hệ giữa CBĐ
và CĐBĐ. Theo F.d.Xot Xuya (F.d.Saussu) và nhiều nhà ngôn
ngữ hoc, đó là một quan hộ võ đoán, tự phát, không có nguyên do
và chưa thể giải thích được. Đó là quaa hệ vồ đoán, tự tiện nhưng
,7
V-L2 'ỊM
không ai có thể tùy tiện sửa đổi. Như vậy là võ đoán nhũng ký
hiệu khi ra đời đã được cả một tập thê (cộng đồng sử dụng ngôn
ngữ) chấp nhận và sử dụng - như một "khê ước xã hội” bất khả
xâm phạm. Tính võ đoán của ký hiệu là một quy luật.
Tính võ đoán vất lợi hại bởi nó đã mở ra một th ế giới ngôn
ngữ đa dạng và phong phú. Lúc dầu ký hiệu là võ đoán, sự kết
hợp giữa CBĐ và CĐBĐ là không nguyên do. Nếu mọi ký hiệu
đều có nguyên do một CBĐ phải có một CĐBĐ tương ứng, có ]ý
do rõ ràng, minh bạch thì một từ chỉ có một nghĩa duy nhất và
chỉ dùng một lần do tính tấ t yếu kia quy định. Và như vậy., trong'
th ế giới khách quan có bao nhiêu sự vật, hiện tượng, bao nhiêu
mối quan hệ thì trong ngôn ngữ cũng phải có bấy nhiêu từ và vốn
từ của một ngôn ngữ sẽ là vô cùng, vô tận. Điều này là một trơ
ngại vô cùng lớn cho người sử dụng ngôn ngữ (vì con người ta sẽ
không thê nào học được clủ vốn từ dó). Nhưng do ký hiệu ngôn
ngũ mang tính võ đoán, không có tất yếu nào ràng buộc mổi liên
hệ giữa CBĐ và CĐBĐ cho nên những' ký hiệu đầu tiên không'
nguyên do đó sau này đã được vận dụng như những "nguyên do"
để tạo thêm ra các từ và các nghĩa tức là con người đã biết lợi
dụng những từ đã có, lồng vào đó nhiều khái niệm theo những
liên hệ nhất định.
Ví dụ: Các tên nhân vật trong tác phẩm văn học:
Chị Sứ - (Sứ : loài hoa ở miền Nam),
Chị Tư Hậu (nhân hậu).
Nhò vậy dã đáp ứng được nhu cầu tiết kiệm của tư duy và
của ngôn ngữ .
Vì những lý do trên, ký hiệu ngôn ngữ đã có đặc trưng phân
biệt với cắc ký hiệu thuộc hệ thông ký hiệu khác. Nếu ở các hệ
thông ký hiệu khác như hộ thông tín hiệu giao thông, hệ thống'
báo thời gian trong trường học v.v... mỗi ký hiệu chỉ gồm có một
hình thức (CBĐ) úng với một nội dung’ (CĐBĐ), chẳng hạn :
đèn đỏ = dừng lại, đèn xanh = đi tiêp, ba tiếng trống = vào giò
học, năm tiếng trông = hết giờ học v.v... thì ở ngôn ngữ, các ký
hiệu không chỉ có sự tương ứng 1 : 1 giữa CĐBĐ và CBĐ mà có
thê có các ký hiệu :một hình thức ngữ âm nhưng diễn đạt nhiêu
nội dung ngữ nghĩa. Vô sô" từ đã mang ít nhất là hai nghĩa chung
sông với nhau. Tuỳ vào ý định của người sử clụng và tùy vào văn
canh mà nghĩa nào của từ sẽ trỏ thành nghĩa chính. Đó là một sự
kỳ điệu của ký hiệu ngôn ngũ. Ví dụ trong Tiếng Việt: từ
"thuyền" được dùng với các nghĩa như sau: '
18
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lưốt giữa mây cao với biển bằng
(Huy Cạn)
"...Người đã đưa C011 thuyền cách mạng đến bến bờ
thắng lợi."
"...Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng' khăng đợi thuyền"
(Ca dao)
"Người giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: Thuyền qua không' buộc chặt"
(Xuân Diệu)
"Để lòng anh hoá bến
Nghe thuyền em ra đi"
(Chế Lan Viên)
Trong văn cảnh (1), "Thuyền” được dùng vối nghĩa chính, nghĩa
đen, nghĩa được ghi trong từ điển.
Trong văn cảnh (2), "Thuyền" được clùng với nghĩa phụ, nghĩa
phái sinh, chỉ sự nghiệp cách mạng do Bác
khỏi xướng, Đảng lãnh đạo nhân dân thực
hiện.
Trong văn cảnh (3), "Thuyên" đượcdùng đế chỉ người con trai.
Trong văn cảnh (4), "Thuyền" được dùng chỉ tình cảm của người
con trai, khách làng chơi đôi với người kỹ nữ.
Trong văn cảnh (5), "Thuyền" được dùng chỉ tình yêu của ngưòi
con gái đối với tình cảm của ngưòi con trai.
Nhà ngôn ngữ học A-len Tết (Allen Tate) gọi toàn thể nghía
của một từ là một sự "kéo co", một "độ giằng" (Tension), tức sự
cùng tồn tại nhiều nghĩa trong một từ.
Nói tóm lại, Kỷ hiệu học vận dụng nguyên lý của F.d.Xot
Xuya đã làm sáng tỏ những vấn đề sau:
(1) Nghĩa là vấn dề sông còn của ký hiệu,nhưng nghĩa đó luôn
được biểu đạt qua một hình thức của ký hiêu. Vì vậy, trong ký
hiệu: hình thức và nội dung có quan hệ chặt chẽ với nhau trong
tương quan CBĐ vồ CĐBĐ - một tương quan "như hai m ặt của
một tờ giấy" (F.cl.Xot Xuya). Trong ký hiệu ngôn ngữ , đó là tương
quan giữa hình ảnh - âm th anh (CBĐ) và khái niệm (CĐBĐ).
Các ký hiệu nói chung, mối tương quan này là một : một.
CBĐ
-> Hình thức
Ký hiệu
CĐBĐ
-> Nội dung
(2)
Trong ký hiệu ngôn ngữ, CBĐ là hình ảnh - âm thanh và
CĐBĐ là khái niệm, mối quan hệ giữa CBĐ và CĐBĐ là quan hệ
võ đoán, tự tiện, không có lý do. Quan hệ đó được cộng đồng sử
dụng ngôn ngữ lựa chọn, quy ước. Nó được hình thành trong lịch
sử giao tiếp. Vì vậy, ký hiệu ngôn ngữ có một đặc trưng khác với
các ký hiệu khác, đó là tính đa nghĩa của ký hiệu ngôn ngữ . Ký
hiệu ngôn ngữ có thê chuyển nghĩa bởi quan hệ liên tưởng hay tổ
hợp trong những văn cảnh giao tiếp cho phép. Cơ chế chuyển
nghĩa đó có thê mô hình hoá như sau:
/ CBĐ
A (.............ỉ............ .
CĐBĨ)
V.
A
►a
/ C B Đ '4
4.....— H A'
yCĐBĐy
CBĐ'
a
V ..
A'
A' là ký hiệu dôi, ký hiệu nội hàm. Đây chính là cơ chế sản
sinh ẩn dụ tu từ. Cơ chế này tạo nên kiến trúc của ẩn dụ tu từ, ta
có thể hình dung ẩn dụ tu từ là ký hiệu ngôn ngữ được hình thức
hoá như sau:
CBĐ
CĐBĐ
I
v CĐBĐ' /
Mô hình này là cơ sở để phân tích các ẩn dụ tu từ mà luận
án thông kê được trong chương sau.
Mô hình của ký hiệu được giải thích như sau:
Là ký hiôu ngôn ngữ bình thường nhưng trong hoàn cảnh
r n R n ■ s*a0 kiêp cụ thể này, ký hiệu này có ý nghĩa như là CBĐ'
của một ký hiệu ngôn ngữ khác, tức là CBĐ' trong kiến
trúc của ẩn dụ tu từ .
: Đây ]à quan hệ liên tưởng nét tương đồng giữa CBĐ' và
CĐBĐ', chúng vốn là hai yếu tô' khác loài, không cùng
phạm trù nhưng giữa chúng có nét giông nhau nào đó
khiên cho khi nói đên cái này, người ta nghĩ đến cái kia.
Chính ở điểm này, yếu tô" môi trường, tâm lý và văn hoá
cộng đồng có vai trò đặc biệt quy định sự chọn lựa CBĐ'
và CĐBEV.
CĐBĐ' :Là yếu tô' được nói đến, là mục tiêu diễn đạt nhưng lại ẩn
đi dưới CBĐ'. Yếu tô' này được nhận ra nhờ
(quan hệ
liên tưởng nết tương đồng) ở trên. CĐBĐ' thường là yếu tô
thẩm mỹ và biểu cảm hơn. Con người sáng tạo và tiếp
nhận CĐBĐ' cũng nghệ sỹ hơn.
Mô hình này khái quát cho kiến trúc của ký hiệu ngôn ngữ
ẩn clụ tu từ.
Ví dụ: Câu thơ "Hai Kiều e lệ nép vào dưỏi hoa"{]) (câu 146.
"Truyện Kiểu" - Nguyễn Du). Trong văn cảnh này, từ "hoa" là
một ký hiệu ngôn ngữ bình thường, CBĐ = [hua1]. CĐBĐ = một
bộ phận của thực vật, sinh ra khi cây trưởng thành, thường có
màu sắc, hương vị, có chức năng thụ phấn, sinh h ạ t để duy trì nòi
giống' của loài.
Nhưng trong câu thơ sau: Nàng rằng: "Chút phận hoa rơi.
Nửa dời nếm trải mọi mùi dắng cay" (câu 3035- 3036. "Truyện
Kiều" - Nguyễn Du) thì từ "hoa" không phải là một ký hiệu ngôn
ngữ bình thường' nửa. Mặc dù CBĐ và CĐBĐ của ký hiệu này
vẫn giông như trường hợp (1) nhưng trong văn cảnh này
CBĐ/CĐBĐ đã trỏ thành CBĐ' dể diễn đạt một nội dung mới mà
ta ký hiệu là CĐBĐV CĐBĐ’ ở đây là: thân phận nàng Kiều từ
ngày bán mình chuộc cha, 15 năm lưu lạc nay đây mai đó, chịu
đựng bao nhiêu gian nan vất vả : gia đình li tán, tình yêu tan vỡ,
làm gái than h lâu, lảm nô tì, làm vợ lẽ, tu hành bất đắc chí ...
CĐBĐ' nà}7 được ẩn giấu dưới CBĐ’, nhờ sự liên tưởng' nét
giông nhau giữa CBĐ' (hoa) và CĐBĐ' (nàng Kiều) mà người dọc
nhận ra nghĩa hàm ẩn của từ "hoa" trong văn cảnh này. Nét
giông nhau đó là tính chất của hai đôi tượng: bông hoa lìa khỏi
cành thì rơi rụng xuống đất, bị gió mưa làm trôi dạt, vô định.
Ngưòi con gái như bông hoa, lìa xa gia đình cũng chịu kiếp trôi
dạt, vô định như hoa rơi. Mặt khác, trong hoàn cảnh giao tiếp cụ
thẻ: nàng Kiểu nói về mình trong ngày gặp lại gia đình, không có
ngôn từ nào giúp nàng nói dúng về thân phận mình bơn từ "hoa
rơi".
21
b. an dụ tu từ là một hình th ể từ ngữ thuộc mã thấm mỹ.
Ngoài ra, Ký hiệu học cũng coi ngôn ngữ là một hệ thông
tín hiệu có tính chất ước lệ, một bộ mã được xây dựng theo những
liên hệ và cấu trúc rất chặt chẽ, theo những luật lệ vô hình, được
'cam kết" một cách thống nhất tuyệt dối trong một cộng đồng
ngôn ngữ. Khi giao tiếp bằng nói, người ta rú t từ mã này những
tín hiệu cần thiêt và tố chức chúng thành những thông điệp Ký
hiệu học gọi đó là "mã hoá" (encoder). Khi nhận thông điệp, người
nhận "giải mã" (de'coder), tức chuyển dịch ngay mã sang nội
dung cụ thể. Trong dời sống xã hội, do có nhiều phạm vi giao
tiếp, con người cũng phải tạo ra nhiều loại mã. Các mã có thê
chia thành ba loại:
. Mã logic là loại mã có tính "khách quan, trí tuệ", tác động
vào sự thông hiểu là chính. Ví dụ: mã tín hiệu giao thông, các mã
khoa học (toán học, hoá học, vật lý...), các mã chiêm tinh, bói
toán, tướng sô (xem sao, xem mặt, xem bàn tay, tướng người để
đoán sô"phận).
. Mã xã hội: Là mã xuất hiện trong các liên hệ thông đạt,
cho biết. Ví dụ: Phù hiệu, biển (biển quảng cáo, biển báo hiệu),
những cử chỉ giao lưu, những động’ tác, giọng nói, cách ăn mặc,
các nghi lễ v.v...
. Mă thẩm mỹ: Là các loại mã mang tính "chủ quan, xúc
cảm", nhằm tác động vào tư tương, tình cảm, trí tuệ thông qua
những hứng thú. Ví dụ: Các nghệ th u ật (nhạc, hoạ, điện ảnh...),
văn hoá, văn học...
Mã thẩm mỹ Irong văn học bao ị>'ồm các hình thổ từ ngủ
(Figures du discours) được chia thành nhiều loại và đã trở thành
đôì tượng của cả ký hiịiU học và cả tu từ học [18; 57],
Vậy: Hình thể từ ngữ là gì?
Theo Phông- ta- ni-ê [dẫn theo 18; 59], hình
những nét, những hình thái hay những cách xếp
ngôn ngữ đi xa ít hoặc nhiều cách thể hiện giản
dụng, cách thế hiện giản đơn và thông: đụng tức
đen, nghĩa sát từ.
thể từ ngữ là
đặt... theo đó
đơn và thông
là theo nghĩa
Hình thể từ ngũ thay th ế một từ ngữ thông thường bằng
một từ ngữ khác, giúp người ta hình dung sự vật dưới một bộ mặt
mới, một màu vẽ mới tương ứng. Như vậy, trong các hình thể đều
có sự chuyên hoá về "không gian", chuyển hoá trên bề m ặt của
ngôn từ.
Các từ đều có một nghĩa gốc và một nghĩa đã được chuyển
hoá - thường gọi là nghĩa bóng. Nghĩa bóng là sự chuyên hoá từ
một nghĩa cụ thể đến một ghĩa trừu tượng, một nghĩa mang tính
tương đồng, tương ứng về hình thức, sắc thái với nghĩa đen.
Ví dụ: "một đường bóng đẹp" "một cú sút ác".
Như vậy: Hình thể từ ngữ là những phép chuyển nghĩa
đồng thời có sự thay đổi ngôn từ. Khi nói phép chuyển nghĩa tức
chủ yếu có sự thay đổi về nghĩa, còn khi nói hình thể chủ yếu là
sự thay đổi vể từ.
Trong mã thẩm mỹ có các hình thê từ ngữ sau:
(1) Chuyển nghĩa qua tính đồng dạng : Ẩn dụ tu từ
(2) Chuyên nghĩa qua tính tương ứng : Hoán dụ tu từ
(3) Chuyển nghĩa qua tính chất liên quan: Đề dụ.
Các hình thể từ ngữ trên được chia thành các tiểu loại nhỏ
hơn và trở thành dối tượng nghiên cứu của cả Ký hiệu học và cả
tu từ học. Gác hình thể ngôn ngữ không phải chỉ của ngôn ngữ
mà còn là sự biểu hiện của th ế giới nội tâm, của tình cảm. Một ví
dụ trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du về hình thể ẩn dụ tu từ :
Trước sau nào thấy bóng ngươi
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
Câu thơ trên nằm trong đoạn thơ miêu tả tâm trạng của
Kim Trọng sau khi về quê chịu tang chú, trở lại tìm Kiều thì gặp
cảnh nhà cửa tiêu điều, người xưa vắng bóng. Hình tượng hoa
đào tượng trưng cho mùa xuân, cho cuộc
sông, cho tình yêu,
nhưng trong đoạn thơ này, 11Ó dường như lạc lõng giữa cả một thê
giới hoang tàn cỏ câ}', lau lách. Nhưng chính bông hoa đào này đã
hoà nhập vào th ế giới này. Bỏi vì đây là bông hoa của một tâm
trạng tìm kiếm tuyệt vọng. Hoa đào ỉà hình bóng duy nh ất còn
lại của quá khứ: hoa đào năm ngoái - hoa đào với bóng dáng của
Thuý Kiều cùng cành kim thoa của nàng trong những ngày đầu
hội ngộ dẹp ctẽ xưa kia: ..." Dưói dào dường có bóng người thướt
tha... Trên đào nhác thấy một cành kim thoa...". Tình yêu thiết
th a của Kim Trọng, ước mong sôi nổi (lược gập lại người yêu cũng
23