Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất kháng huyết thanh phục vụ công tác giám định sinh học pháp lý tại viện khoa học hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

LÊ THU TRANG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT
KHÁNG HUYẾT THANH PHỤC VỤ CÔNG TÁC
GIÁM ĐỊNH SINH HỌC PHÁP LÝ TẠI VIỆN
KHOA HỌC HÌNH SỰ - BỘ CÔNG AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

HÀ NỘI - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

Đề tài :



NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT
KHÁNG HUYẾT THANH PHỤC VỤ CÔNG TÁC
GIÁM ĐỊNH SINH HỌC PHÁP LÝ TẠI VIỆN
KHOA HỌC HÌNH SỰ - BỘ CÔNG AN

Học viên:

Lê Thu Trang

Chuyên ngành:

Sinh học thực nghiệm

Mã số:

60 42 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Văn Hà

HÀ NỘI - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>
HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Đại tá, PSG. TS. Nguyễn Văn Hà – Phó
Giám đốc Trung tâm giám định sinh học Pháp lý – Viện Khoa học hình sự,

trong thời gian qua đã dìu dắt và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn
này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ Trung tâm giám định sinh
học Pháp lý – Viện Khoa học hình sự đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi
trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo của Viện Sinh
thái và tài nguyên sinh vật – Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam đã dạy dỗ tận
tình và tạo một môi trƣờng học tập lành mạnh cùng những điều kiện trang
thiết bị vật chất tốt nhất cho tôi học tập tốt.
Bên cạnh đó tôi xin tỏ lòng biết ơn và những lời cảm ơn chân thành
nhất đến gia đình, bạn bè, những ngƣời luôn chia sẻ, động viện và giúp tôi đạt
đƣợc kết quả học tập tốt cũng nhƣ hoàn thành tốt khóa luận này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Học viên

Lê Thu Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APC

Antigen presenting cell
(Tế bào trình diện kháng nguyên)

CD


Cluster of differentiation
(Danh pháp chỉ dấu ấn trên bề mặt bạch cầu và
tiểu cầu đƣợc xác định bởi kháng thể đơn dòng)

Ig

Immunoglobulin
(Globulin miễn dịch)

KN-KT

Kháng nguyên – Kháng thể

MHC

Major histocampatibility complex
(Các kháng nguyên phù hợp tổ chức)

NK

Natural killer
(Tế bào giết tự nhiên)

TCR

T cell receptor
(Thụ quan bề mặt tế bào T)

TH


Lympho T helper cell
(Tế bào lympho T hỗ trợ)

Tế bào B

Tiền thân của tế bào plasma sản xuất kháng thể

Tế bào T

Quần thể tế bào lympho biệt hóa trong tuyến ức

TC

Cytotoxic T cell
(Tế bào T gây độc tế bào)

TDTH

Delayed type hypensensitivity T cell
(Tế bào T gây quá mẫn muộn)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
I. Một số vấn đề cơ bản về miễn dịch học ............................................................. 3

1. Lịch sử phát triển của miễn dịch học ................................................................. 3
2. Các trạng thái miễn dịch .................................................................................... 4
2.1. Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu ........................................................................ 4
2.2. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu............................................................................ 4
3. Các phản ứng miễn dịch ..................................................................................... 5
3.1. Miễn dịch thể dịch. .......................................................................................... 5
3.2. Miễn dịch qua trung gian tế bào...................................................................... 6
4. Chất sinh miễn dịch và kháng nguyên ............................................................... 6
4.1. Chất sinh miễn dịch ......................................................................................... 6
4.2. Tính đặc hiệu của kháng nguyên..................................................................... 7
4.3. Các loại kháng nguyên .................................................................................... 8
4.4. Cách gây miễn dịch và đƣờng vào của kháng nguyên .................................... 8
5. Kháng thể ........................................................................................................... 9
5.1. Tính chất của kháng thể .................................................................................. 9
5.2. Các loại kháng thể ......................................................................................... 10
5.3. Cấu trúc của kháng thể miễn dịch ................................................................. 10
5.4. Cơ sở di truyền tính không đồng nhất ở các kháng thể ................................ 12
5.5. Cơ chế sinh tổng hợp kháng thể .................................................................... 13
5.6. Kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies) .............................................. 14
6. Phản ứng kháng nguyên – kháng thể ............................................................... 15
6.1. Phản ứng của kháng thể với các kháng nguyên hữu hình ............................. 15
6.2. Phản ứng với kháng nguyên hoà tan (phản ứng kết tủa Ouchterlony) ......... 16
7. Tình hình nghiên cứu kháng huyết thanh nƣớc ngoài và ở Việt Nam ............. 17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

7.1. Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài ................................................................. 17
7.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................ 18
II. Một số đặc điểm của thỏ .................................................................................. 19

III. Tá chất (Adjuval) ........................................................................................... 21
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP SẢN XUẤT KHÁNG
HUYẾT THANH ................................................................................................. 23
I. Thiết bị và dụng cụ ........................................................................................... 23
1. Thiết bị ............................................................................................................. 23
2. Dụng cụ ............................................................................................................ 23
3. Hóa chất............................................................................................................ 24
II. Phƣơng pháp thu kháng nguyên gây đáp ứng miễn dịch trên thỏ ................... 24
III. Phƣơng pháp gây miễn dịch ........................................................................... 26
1. Kết hợp kháng nguyên - tá chất ....................................................................... 26
2. Phác đồ gây miễn dịch ..................................................................................... 26
IV. Phƣơng pháp lấy máu thỏ đã gây miễn dịch .................................................. 27
V. Phƣơng pháp tách kháng huyết thanh ............................................................. 27
VI. Phản ứng khuếch tán miễn dịch kép (Phƣơng pháp Ouchterlony) ................ 28
VII. Xác định thành phần cơ bản của kháng huyết thanh bằng phƣơng pháp
điện di miễn dịch. ................................................................................................. 30
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.......................................................... 32
I. Kết quả thử nghiệm liều tiêm kháng huyết thanh ............................................. 32
II. Kiểm tra tính đặc hiệu của kháng huyết thanh thu đƣợc ................................. 32
1. Kết quả mũi tiêm thứ 1.................................................................................... 32
2. Kết quả mũi tiêm thứ 2..................................................................................... 33
3. Kết quả mũi tiêm thứ 3..................................................................................... 34
4. Kết quả mũi tiêm thứ 4..................................................................................... 35
III. Xác định hiệu giá kháng huyết thanh ............................................................. 36
1. Pha loãng kháng nguyên .................................................................................. 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

2. Thực hiện phản ứng Ouchterlony .................................................................... 37

IV. Kết quả xác định thành phần cơ bản của kháng huyết thanh bằng phƣơng
pháp điện di miễn dịch. ........................................................................................ 40
V. Bảo quản kháng huyết thanh: .......................................................................... 41
VI. Bàn luận ......................................................................................................... 41
1. Diễn biến sinh lý thỏ ........................................................................................ 41
2. Chất lƣợng kháng huyết thanh ......................................................................... 42
3. Ứng dụng .......................................................................................................... 43
CHƢƠNG 4. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TỔNG QUÁT SẢN XUẤT KHÁNG
HUYẾT THANH ................................................................................................. 45
QUY TRÌNH CHI TIẾT SẢN XUẤT KHÁNG HUYẾT THANH .................... 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG
Bảng 3

....................... 32

Hình 3.1. Kết quả kháng huyết thanh ngƣời thu đƣợc sau 1 tuần tiêm mũi
thứ 1 ................................................................................................................. 33
Hình 3.2. Kết quả kháng huyết thanh ngƣời thu đƣợc sau 1 tuần tiêm mũi
thứ 2 ................................................................................................................. 34
Hình 3.3. Kết quả kháng huyết thanh ngƣời thu đƣợc sau 1 tuần tiêm mũi
thứ 3 ................................................................................................................. 35
Hình 3.4. Kết quả kháng huyết thanh ngƣời thu đƣợc sau 1 tuần tiêm mũi
thứ 4 ................................................................................................................. 36
Hình 3.5. Kháng huyết thanh ngƣời đạt hiệu giá 1/512 .................................. 38

Hình 3.6. Kháng huyết thanh chó đạt hiệu giá 1/512...................................... 38
Hình 3.7. Kháng huyết thanh lợn đạt hiệu giá 1/512 ...................................... 39
Hình 3.8. Kháng huyết thanh gia cầm đạt hiệu giá 1/512 ............................... 39
Hình 3.9. Kháng huyết thanh trâu bò đạt hiệu giá 1/1024 .............................. 40
Hình 3.10. Điện di đồ huyết thanh kháng protein huyết thanh ngƣời ........... 40
Hình 3.11. Sản phẩm kháng huyết thanh đóng lọ theo lô phục vụ công tác
giám định ......................................................................................................... 41
Hình 3.12. Hiệu giá kháng huyết thanh ngƣời do nƣớc ngoài cung cấp ........ 42
Hình 3.13. Hiệu giá kháng huyết thanh ngƣời do đề tài sản xuất .................. 42
Hình 3.14. Kháng huyết thanh miễn dịch xác định dấu vết máu ngƣời do nƣớc
ngoài sản xuất .................................................................................................. 42
Hình 3.15. Kháng huyết thanh miễn dịch xác định dấu vết máu ngƣời do đề
tài sản xuất ....................................................................................................... 43

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Do mặt trái của cơ chế thị trƣờng, trong những năm gần đây, tình hình tội
phạm có nhiều diễn biến phức tạp, số lƣợng các vụ phạm tội không ngừng gia
tăng đòi hỏi lực lƣợng công an nói chung và lực lƣợng kỹ thuật hình sự nói
riêng phải không ngừng nâng cao chất lƣợng công tác góp phần tích cực trong
công cuộc đấu tranh trấn áp tội phạm, giữ gìn trât tự an toàn xã hội. Trong
công tác giám định hình sự, đặc biệt là giám định sinh học pháp lý, việc xác
định rõ nguồn gốc các dấu vết, mẫu vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp
phần làm sáng tỏ vụ án cũng nhƣ truy tìm thủ phạm. Tuy nhiên trong thực tế,
khi mỗi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra thƣờng thu rất nhiều dấu vết, mẫu vật,
trong đó có không ít các dấu vết, mẫu vật không có nguồn gốc từ cơ thể ngƣời

hoặc cơ thể sinh vật khác, do đó để tiến hành giám định, các giám định viên
phải loại trừ những dấu vết mẫu vật không có nguồn gốc sinh vật đồng thời
phải xác định dấu vết, mẫu vật nào có nguồn gốc từ ngƣời, dấu vết nào có
nguồn gốc từ các động vật thƣờng gặp khác. Việc loại trừ cũng nhƣ khẳng
định nguồn gốc (loài) của các dấu vết, mẫu vật gửi giám định không chỉ ghóp
phần tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc mà còn là cơ sở để thực hiện các
bƣớc giám định tiếp theo nhƣ giám định nhóm máu, giám định gen (ADN).
Để xác định đƣợc nguồn gốc (loài) của các dấu vết, mẫu vật sinh học nhƣ dấu
vết máu, dấu vết lông tóc, dấu vết mô, tổ chức cơ thể, dấu vết nƣớc bọt,…
một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất, các phòng thí nghiệm sinh học hình
sự thƣờng sử dụng kháng huyết thanh loài. Từ trƣớc tới nay, kháng huyết
thanh loài chỉ có thể mua từ một số ít các công ty chuyên sản xuất kháng
huyết thanh để phục vụ công tác giám định, việc này làm cho công tác giám
định hoàn toàn bị động và tốn kém tiền của nhà nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Hàng năm, Trung tâm giám định sinh học pháp lý – Viện Khoa học hình
sự tiến hành giám định trên 500 vụ án với hàng nghìn mẫu vật có nguồn gốc
sinh vật khác nhau, trong đó, các dấu vết có nguồn gốc từ cơ thể ngƣời và
động vật chiếm tới 80% (khoảng 300 vụ). Để giải quyết các vụ án trên bắt
buộc phải sử dụng một lƣợng lớn kháng huyết thanh loài nhằm xác định
nguồn gốc của các dấu vết để lại tại hiện trƣờng, phục vụ cho các công tác
giám định tiếp theo
Để không bị động trong công tác, đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn đặt ra thì
phải chủ động sản xuất đƣợc kháng huyết thanh các loài khác nhau, do vậy
việc “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất kháng huyết thanh phục vụ cho
công tác giám định sinh học pháp lý” là hết sức cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn

cao, nó giúp cho cơ quan giám định tự sản xuất đƣợc kháng huyết thanh,
không thụ động chờ mua từ bên ngoài, góp phần thúc đẩy tiến độ giám định
và giải quyết các vụ án đƣợc nhanh chóng. Do điều kiện kinh phí hạn hẹp,
chúng tôi chỉ nghiên cứu quy trình sản xuất kháng huyết thanh đối với một số
loài có dấu vết thƣờng gặp trong các vụ án nhƣ ngƣời, chó, lợn, trâu bò và gia
cầm.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xây dựng quy trình chuẩn để sản xuất kháng huyết thanh phục vụ cho
công tác giám định sinh học tại viện Khoa học hình sự và các Phòng Kỹ thuật
hình sự của Công an các địa phƣơng trên cả nƣớc.
3. Nội dung nghiên cứu của đề tài và các vấn đề cần giải quyết
- Xây dựng quy trình sản suất kháng huyết thanh ngƣời, chó, lợn, trâu bò
và gia cầm.
- Thu nhận và xác định hiệu giá các loại kháng huyết thanh sản xuất đƣợc.
- Đóng gói và bảo quản kháng huyết thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. Một số vấn đề cơ bản về miễn dịch học
1. Lịch sử phát triển của miễn dịch học
Miễn dịch (immunity) là trạng thái bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các
yếu tố gây bệnh (các vi sinh vật và các độc tố của chúng, các phân tử lạ…)
khi chúng xâm nhập vào cơ thể [2].
Khái niệm miễn dịch đã có từ rất lâu đời, từ thời thƣợng cổ khi chƣa biết
gì về miễn dịch, con ngƣời đã biết áp dụng miễn dịch để chữa bệnh và ngăn
ngừa dịch bệnh. Từ miễn dịch (immunitas) có nguồn gốc từ từ tiếng Latinh,
các nhà y học đã nhận thấy ở một số ngƣời sau khi mắc một căn bệnh nào đó

(bệnh tả, bệnh sởi, thƣơng hàn, đậu mùa…) mà khỏi bệnh thì sẽ không bị mắc
bệnh lại nữa, vì vậy họ đã sử dụng từ “miễn dịch” để chỉ hiện tƣợng này.
Kể từ năm 1881, sau khi Louis Pasteur sản xuất đƣợc vaccin phòng bệnh
toi gà (tụ huyết trùng gia cầm) thì miễn dịch học mới đƣợc phát triển một
cách đáng kể và cũng ngay năm đó, một môn khoa học mới đƣợc ra đời, đó
chính là môn miễn dịch học (Immunology). Nhƣng lúc đó những hiểu biêt về
miễn dịch chỉ hạn chế ở khả năng miễn dịch (sức đề kháng) của cơ thể chống
lại các bệnh nhiễm trùng (vi sinh vật và độc tố của chúng). Đến năm 1900,
Lansteiner đã phát hiện ra kháng thể chống lại nhóm máu và sang lập nên
môn huyết học miễn dịch; Charles R. Richet (1902) phát hiện ra hiện tƣợng
phản vệ; Fiosinger (1905) phát hiện ra kháng thể chống lại tổ chức của chính
mình. Từ năm 1914 đến 1918, ngƣời ta phát hiện ra miễn dịch ghép và thải
ghép. Năm 1943, Lansteiner đã hệ thống lại và chia miễn dịch thành hai loại:
miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Năm 1958, Medewar đã tìm ra hiện
tƣợng dung nạp miễn dịch và khoảng 30 năm trở lại đây có rất nhiều công
trình về miễn dịch đã đƣợc nghiên cứu [2].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Miễn dịch có hai mặt, mặt có lợi là loại trừ đƣợc yếu tố lạ xâm nhập vào
cơ thể sinh vật, ngƣợc lại đôi khi nó làm xuất hiện các bệnh lý miễn dịch nhƣ:
dị ứng, sốc phản vệ, tự miễn, loại thải ghép…
Ngày nay miễn dịch học đã trở thành ngành khoa học phát triển cao và
chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong sinh học và y học. Lịch sử miễn
dịch học có thể chia làm năm thời kỳ:
- Thời kỳ phát hiện ra các vacxin.
- Thời kỳ huyết thanh học.
- Thời kỳ hóa miễn dịch: là sử dụng kỹ thuật hóa học vào việc phân tích

kháng nguyên, kháng thể.
- Thời kỳ của miễn dịch trung gian tế bào.
- Thời kỳ phát triển về quá trình điều hòa miễn dịch và sự hợp tác của các
tế bào trong đáp ứng miễn dịch [2].
2. Các trạng thái miễn dịch
Sự bảo vệ cơ thể do rất nhiều các phân tử và tế bào nằm rải rác khắp cơ thể
tham gia theo cơ chế bảo vệ không đặc hiệu và bảo vệ đặc hiệu hay đáp ứng
miễn dịch.
2.1. Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu
Tuyến phòng thủ đầu tiên ngăn cản sự xâm nhập của các vi sinh vật vào cơ
thể là các hang rào vật lý, hóa học và vi sinh vật học đƣợc gọi là bảo vệ không
đặc hiệu và hầu hết mang tính chất bẩm sinh để bổ sung cho hệ thống bảo vệ
đặc hiệu. Bảo vệ không đặc hiệu đóng vai trò rất quan trọng, chống nhiễm
trùng, ngăn cản và tiêu diệt vi sinh vật trƣớc khi chúng kịp nhân lên trong cơ
thể và nhờ nó mà hệ thống miễn dịch đặc hiệu có đủ thời gian hình thành
[2,4].
2.2. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
Miễn dịch đặc hiệu là đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với một tác nhân lạ nhất
định. Miễn dịch đặc hiệu có hai loại: miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

- Miễn dịch chủ động là khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, cơ thể
phản ứng và tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại kháng nguyên đó. Hệ thống
miễn dịch đặc hiệu chủ động có khả năng ghi nhớ “có thời hạn” tác nhân lạ và
hoạt động rất nhanh, mạnh khi tác nhân này xâm nhập lần tiếp theo.
- Miễn dịch thụ động là trong một số trƣờng hợp, cơ thể chƣa tạo đƣợc
kháng thể mà lại cần phải có ngay kháng thể đặc hiệu để chống lại kháng
nguyên xâm nhập, khi đó ngƣời ta phải lấy kháng thể đƣợc tạo sẵn từ việc gây

miễn dịch ở một cơ thể khác để tiêm vào tạo trạng thái miễn dịch thụ động
cho cơ thể. Ví dụ tiêm phòng bệnh uốn ván.
3. Các phản ứng miễn dịch

Có 2 dạng phản ứng miễn dịch: miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung
gian tế bào.
3.1. Miễn dịch thể dịch.
Miễn dịch thể dịch là phản ứng miễn dịch đặc hiệu mà kết quả là cơ thể tạo
ra các kháng thể để loại trừ ảnh hƣởng của kháng nguyên đối với cơ thể. Miễn
dịch thể dịch để chống lại các vi sinh vật sống bên ngoài còn miễn dịch tế bào
để chống lại các vi sinh vật sống bên trong tế bào của túc chủ. Miễn dịch dịch
thể đƣợc thực hiện bởi các protein đƣợc gọi là các kháng thể (antibody) do
các tế bào lympho B tạo ra. Các kháng thể đƣợc chế tiết vào hệ thống tuần
hoàn và vào các dịch tiết của các màng nhầy. Các kháng thể có vai trò trung
hoà và loại bỏ các vi sinh vật cùng các độc tố do chúng tạo ra xuất hiện trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

máu và trong các lumen của các cơ quan có màng nhầy che phủ nhƣ đƣờng
tiêu hoá và đƣờng hô hấp. Một trong số những chức năng quan trọng nhất của
kháng thể đó là ngăn chặn các vi sinh vật xuất hiện ở các màng nhầy cũng
nhƣ khi chúng còn đang ở trong máu, không cho chúng xâm nhập vào các tế
bào và mô liên kết. Bằng cách đó các kháng thể có thể ngăn ngừa đƣợc nhiễm
trùng ngay ở giai đoạn rất sớm không cho chúng xuất hiện [2].
3.2. Miễn dịch qua trung gian tế bào
Miễn dịch qua trung gian tế bào là phản ứng miễn dịch đặc hiệu mà kết
quả là hình thành các dòng limpho hoạt hoá có khả năng bất hoạt kháng
nguyên đƣợc thực hiện nhờ hai loại tế bào là tế bào T độc và tế bào Tc chứa
trên bề mặt CD8 nhận mặt kháng nguyên và gắn với phân tử MHC-I trên bề

mặt tế bào đích dẫn đến hiện tƣợng tan bào và tế bào TDTH tức tế bào CD4 khi
đƣợc kích thích bởi phức hệ kháng nguyên –MHC - II- sẽ tiết ra lymphokin.
Các tế bào T CD4 tham gia vào hai hoạt động chủ yếu:
- Thực hiện các phản ứng qua trung gian tế bào, chẳng hạn các lymphokin
giúp tiêu diệt thể lạ bằng cách tuyển mộ và hoạt hóa các tế bào lympho khác
và tăng cƣờng đáp ứng viêm [3].
- Hình thành và kiểm tra một đáp ứng miễn dịch, ví dụ tạo thành một số
lymphokin là chất tăng sinh và biệt hóa các tế bào B và T.
Các tế bào khác nhƣ NK, đại thực bào cũng có thể tham gia vào các cơ chế
bảo vệ qua trung gian tế bào [3].
4. Chất sinh miễn dịch và kháng nguyên
4.1. Chất sinh miễn dịch
Chất sinh miễn dịch là chất khi đƣa vào cơ thể động vật ở điều kiện thích
hợp có khả năng gây đáp ứng miễn dịch, còn kháng nguyên (antigen) là chất
có khả năng liên kết với kháng thể hoặc thụ thể đặc hiệu của tế bào lympho.
Tất cả các chất sinh miễn dịch đều là kháng nguyên, song một số chất đƣợc
coi là kháng nguyên nhƣng không gây đáp ứng miễn dịch. Ví dụ hapten là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

chất có trọng lƣợng phân tử thấp có thể gắn với kháng thể đặc hiệu nhƣng bản
thân nó không kích thích tạo kháng thể nên chƣa phải là kháng nguyên thực
thụ [2,4].
Điều kiện bắt buộc của chất sinh miễn dịch:
- Tính lạ.
- Trọng lƣợng phân tử đủ lớn.
- Cấu trúc phân tử phức tạp.
4.2. Tính đặc hiệu của kháng nguyên
Sự liên kết giữa kháng nguyên với kháng thể hay kháng nguyên với tế bào

lympho luôn mang tính đặc hiệu cao, tính đặc hiệu này tƣơng tự nhƣ giữa
enzyme và cơ chất, nghĩa là phải khớp với nhau nhƣ khóa với chìa (khóa nào
chìa ấy). Tuy nhiên không phải toàn bộ kháng nguyên tham gia vào kích thích
hệ thống miễn dịch mà chỉ có một phần nhất định của kháng nguyên gọi là
quyết đinh kháng nguyên hay epitop, mới liên kết với kháng thể hoặc tế bào
lympho. Quyết định kháng nguyên có 2 chức năng:
- Kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên xâm
nhập. Epitop chính là cấu trúc đặc trƣng, là “dấu vân tay” để tế bào có thẩm
quyền miễn dịch nhận diện kháng nguyên. Mỗi epitop chỉ kích thích tạo ra
một dòng kháng thể đặc hiệu với chính nó. Kháng nguyên có nhiều epitop
khác nhau đƣợc gọi là kháng nguyên đa giá và sẽ tạo ra nhiều dòng kháng thể
khác nhau.
- Epitop cũng là “ổ khoá” để gắn kết đặc hiệu với kháng thể (hoặc thụ thể
trên tế bào lympho T). Phần phân tử kháng thể gắn kết với epitop, tức là “chìa
khoá”, đựơc gọi là vị trí kết hợp kháng nguyên (paratop).
Một kháng nguyên protein phức tạp thƣờng có nhiều quyết định kháng
nguyên, trong đó có quyết định trội (luôn thể hiện trên bề mặt phân tử) và
quyết định không trội (bị che lấp hoặc ẩn trong phân tử kháng nguyên).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Tính đặc hiệu của kháng nguyên không tuyệt đối, trong thực tế hai kháng
nguyên khác nhau có thể cùng phản ứng với một kháng thể, gọi là phản ứng
chéo. Nhƣ vậy 2 kháng nguyên này phải có một hoặc vài quyết định kháng
nguyên giống hệt hoặc rất giống nhau [2].
4.3. Các loại kháng nguyên
Kháng nguyên trong tự nhiên rất đa dạng, tùy theo quan điểm và mức độ
quan tâm mà có sự phân loại khác nhau.

4.3.1. Phân loại theo cấu trúc hoá học
- Kháng nguyên protein.
- Kháng nguyên polysaccarit.
- Kháng nguyên lipit.
- Kháng nguyên axit nucleic.
4.3.2. Phân loại theo nguồn gốc
- Kháng nguyên cùng loài (alloantigen).
- Kháng nguyên khác loài (heteroantigen).
- Kháng nguyên đa loài (heterophil antigen, heterogenetic antigen).
- Còn có các loại kháng nguyên đặc hiệu mô, đặc hiệu từng cơ quan và
kháng nguyên xuất hiện khi cơ thể bị bệnh (kháng nguyên ung thƣ).
4.3.3. Phân loại theo trạng thái thể hiện
- Kháng nguyên hoà tan (soluble antigen).
- Kháng nguyên hữu hình (particular antigen).
4.4. Cách gây miễn dịch và đƣờng vào của kháng nguyên
Liều lƣợng và phƣơng thức thâm nhập của kháng nguyên vào cơ thể có
ảnh hƣởng lớn đến tính sinh miễn dịch của kháng nguyên. Liều lƣợng kháng
nguyên quá ít có thể không gây đƣợc đáp ứng miễn dịch, ngƣợc lại với liều
lƣợng quá lớn cũng có thể gây ra trạng thái tê liệt miễn dịch. Khi đƣợc một
lƣợng nhỏ kháng nguyên vào cơ thể và đƣa nhiều lần sẽ tạo đƣợc những đáp
ứng miễn dịch nhắc lại ở mức độ cao hơn và có tính bền vững, đó cũng chính
là nguyên tắc của việc tiêm vacxin phòng bệnh [8].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Có loại kháng nguyên nếu vào theo đƣờng tiêu hóa hoặc hô hấp sẽ không
gây đáp ứng miễn dịch, nhƣng nếu tiêm vào hệ tĩnh mạch, vào cơ, trong hoặc
dƣới da sẽ gây đáp ứng miễn dịch mạnh. Vị trí tiêm cũng ảnh hƣởng tới mức

độ đáp ứng miễn dịch, nói chung càng tiêm gần các hạch của hệ thống
lympho, đáp ứng miễn dịch càng mạnh. Hầu hết các kháng nguyên hữu hình
(vi khuẩn, hồng cầu) khi tiêm tĩnh mạch, tiêm trong cơ hoặc dƣới da đều dễ
gây một đáp ứng miễn dịch mạnh, nhƣng với kháng nguyên hoà tan có thể cần
phải tiêm nhiều lần với liều lƣợng thích hợp và phải trộn với tá chất (adjuval)
để làm tăng khả năng thực bào của hệ thống lympho và gây phản ứng viêm tại
chỗ, điều đó sẽ làm tăng tính sinh miễn dịch của kháng nguyên.
- Khả năng đáp ứng của cơ thể
Đây là một yếu tố rất quan trọng, cùng một kháng nguyên nhƣng các cơ
thể khác nhau có mức độ đáp ứng miễn dịch khác nhau. Tính sinh miễn dịch
của kháng nguyên phụ thuộc khả năng đáp ứng của cơ thể nhận. Khả năng
đáp ứng của cơ thể nhận mang tính di truyền. Vì vậy cần có sự lụa chọn giống
động vật khi gây miễn dịch tạo kháng huyết thanh để đạt đƣợc hiệu quả cao.
5. Kháng thể
Kháng thể (antibody) là các globulin có trong huyết thanh của động vật có
khả năng liên kết đặc hiệu với kháng nguyên đã kích thích sinh ra nó. Kháng
thể theo định nghĩa trên đƣợc gọi là kháng thể miễn dịch (Immunoglobulin,
ký hiệu là Ig hay kháng thể đặc hiệu). Kháng thể chủ yếu đƣợc tìm thấy trong
huyết thanh của động vật, do vậy huyết thanh chứa kháng thể đặc hiệu kháng
nguyên đƣợc gọi là kháng huyết thanh [4,8].
5.1. Tính chất của kháng thể
- Bản chất kháng thể là protein nên các tác nhân lý, hóa nhƣ nhiệt độ, axit,
kiềm làm biến tính protein thì cũng có thể phân hủy kháng thể.
- Hoạt tính kháng thể phụ thuộc vào pH môi trƣờng và nhiều yếu tố khác.
Amonsulfat, natrisulfat, cồn ở 50C có thể làm kết tủa kháng thể nhƣng không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

làm mất tính chất của chúng, do đó ngƣời ta có thể sử dụng tính chất này để

tinh khiết kháng thể.
- Hai đặc tính sinh học quan trọng của kháng thể là khả năng phản ứng đặc
hiệu với kháng nguyên và khả năng biểu hiện nhƣ một kháng nguyên, tức là
kích thích sinh kháng thể chống lại chính nó. Kháng thể chống lại kháng thể
gọi là kháng kháng thể.
5.2. Các loại kháng thể
5.2.1. Phân loại theo nguồn gốc
- Kháng thể tự nhiên (natural antibody) là kháng thể có sẵn trong cơ thể từ
khi sinh ra, mà sự hình thành của nó không cần bất kì một kích thích miễn
dịch nào. Ví dụ: kháng thể α, β của hệ nhóm máu ABO ở ngƣời.
- Kháng thể miễn dịch (immune antibody) là loại kháng thể đƣợc hình
thành trong một đáp ứng miễn dịch khi có sự xâm nhập của một kháng
nguyên. Quá trình gây miễn dịch động vật chính là để tạo ra các kháng thể
miễn dịch.
5.2.2. Phân loại theo tính đặc hiệu
- Kháng thể đa loài (heterophil antibody).
- Kháng thể khác loài (heterophil antibody).
- Kháng thể đơn loài (isophil antibody).
- Kháng thể cùng loài (isoantibody).
- Kháng thể đa hoá trị.
- Kháng thể đơn hoá trị.
5.2.3. Phân loại theo trạng thái thể hiện
- Kháng thể dịch thể (humoral antibody).
- Kháng thể ái tế bào (cytophilic antibody).
5.3. Cấu trúc của kháng thể miễn dịch
Tất cả các kháng thể đều có cấu trúc giống nhau gồm một hay nhiều đơn vị
(monome) hợp thành. Mỗi đơn vị là một phân tử protein chứa 4 chuỗi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


polypeptide, hai chuỗi nhẹ (ngắn) ký hiệu là L và hai chuỗi nặng (dài) ký hiệu
là H đƣợc gắn với nhau bởi cầu disulfua (S-S). Trình tự axit amin ở kháng thể
giống hệt nhau theo từng đôi chuỗi nặng và từng đôi chuỗi nhẹ. Cả phân tử có
cấu tạo đối xứng.

5.3.1. Chuỗi nhẹ: có trọng lƣợng phân tử 25.000, chứa khoảng 211 – 221
axit amin. Ở tất cả các lớp globulin miễn dịch đều có hai loại chuỗi nhẹ là
kappa (κ) hoặc lamda (λ). Mỗi phân tử Ig chỉ chứa hoặc hai chuỗi lamda hoặc
hai chuỗi kappa mà không chứa đồng thời cả hai loại chuỗi này. Mỗi chuỗi
nhẹ Ig chứa hai vùng axit amin: một vùng có trật tự axit amin có thể thay đổi
gọi là vùng biến đổi (ký hiệu VL), vùng còn lại có trật tự axit amin không thay
đổi gọi là vùng cố định (ký hiệu CL). Trật tự axit amin vùng cố định của chuỗi
nhẹ luôn giống nhau ở tất cả các lớp kháng thể, ngƣợc lại, trật tự axit amin
của vùng biến đổi luôn khác nhau kể cả ở các Ig do cùng một tế bào sinh ra.
5.3.2. Chuỗi nặng: có trọng lƣợng phân tử 50.000, chứa khoảng 450 axit
amin. Có 5 loại chuỗi nặng là γ, μ, α, δ và ε ứng với 5 lớp kháng thể là IgG,
IgM, IgA, IgD và IgE. Mỗi chuỗi nặng chứa 4 vùng axit amin: một vùng biến
đổi (ký hiệu VH) và ba vùng cố định (ký hiệu là CH1, CH2, CH3). Hai vùng
biến đổi của chuỗi nặng và chuỗi nhẹ nằm kề nhau tạo thành vị trí kết hợp kháng
nguyên hay paratop, do vậy đảm bảo tính đa dạng của phân tử kháng thể.
Vùng nằm giữa CH1 và CH2 của chuỗi nặng gọi là khớp nối , có tác dụng
nhƣ chiếc bản lề làm cho phân tử có cấu tạo hình chữ Y, nên có thể điều chỉnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

doãng ra hay khép lại giúp cho việc gắn phù hợp với hai quyết định kháng
nguyên. Đây là nơi dễ bị tác động của enzym phân giải protein.
5.3.3. Vùng gấp khúc: Các cầu nối disulfua vừa nối các chuỗi polypeptide

lại với nhau để tạo thành phân tử globulin miễn dịch, vừa nối các axit amin
nằm xa nhau trong cùng chuỗi để tạo nên những gấp khúc xoắn hoặc cuộn
hình cầu nằm trên các đoạn peptide vùng cố định hoặc vùng biến đổi. Mỗi
chuỗi nhẹ có hai gấp khúc và mỗi chuỗi nặng có bốn gấp khúc. Mỗi gấp khúc
có khoảng 60 axit amin.
5.4. Cơ sở di truyền tính không đồng nhất ở các kháng thể
Kháng thể là protein nên có tính sinh miễn dịch khi đƣợc đƣa vào cơ thể
khác gen cùng loài hay khác loài. Tính sinh miễn dịch là do sự khác biệt về
quyết định kháng nguyên trên các phân tử kháng thể. Sự khác biệt đó đƣợc
quyết định bởi bộ mã di truyền và thể hiện ở 3 mức:
- Khác biệt isotype: một số quyết định kháng nguyên có mặt trên tất cả các
chuỗi nặng của một lớp Ig hoặc trên tất cả các chuỗi lamda hoặc kappa trong
mọi cá thể của cùng một loài. Ví dụ: trên chuỗi gama của tất cả mọi ngƣời
đều có một số quyết định kháng nguyên nhƣ nhau nên kháng huyết thanh thỏ
sẽ chống lại tất cả các phân tử IgG của ngƣời. Đó là những quyết định kháng
nguyên đặc thù cho loài và các gene mã hoá cho các quyết định kháng nguyên
đó đều có ở các cá thể của cùng một loài [2].
- Khác biệt Alotype: một số quyết định kháng nguyên chỉ có ở chuỗi nặng
hoặc đôi khi là ở chuỗi nhẹ của một số cá thể cùng loài, các quyết định nhƣ
vậy gọi là quyết định alotype. Đó là sự khác biệt di truyền giữa các cá thể
trong cùng một loài do có sự khác biệt allen trong cùng một locus mã hoá cho
quyết định kháng nguyên đó. Quyết định alotype là quyết định kháng nguyên
đặc trƣng cho từng nhóm cá thể trong một loài.
- Khác biệt idiotype: loại quyết định kháng nguyên này tạo bởi cấu trúc
không gian đặc thù của các axit amin cấu tạo nên vị trí kết hợp với kháng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

nguyên của từng loại phân tử kháng thể. Nói cách khác idiotype là quyết định

kháng nguyên đặc thù cho từng dòng kháng thể.
5.5. Cơ chế sinh tổng hợp kháng thể
Việc cơ thể sản sinh ra kháng thể khi có sự kích thích của kháng nguyên là
một quá trình phức tạp đòi hỏi sự tham gia của các tế bào, tế bào B, tế bào
trình diện kháng nguyên (APC, chẳng hạn đại thực bào) và phải có mối tƣơng
tác giữa các phân tử bề mặt của các tế bào khác nhau [2].
5.5.1. Quá trình xâm nhập của kháng nguyên
Dù thâm nhập bằng hình thức nào thì sau đó kháng nguyên cũng hiện diện
trong máu và hệ bạch huyết và đƣợc đƣa tới mọi nơi trong cơ thể và sẽ khu
trú chủ yếu ở hệ thống hạch lympho, lách và gan, nhƣng kháng thể chỉ đƣợc
tạo thành ở hạch lympho và lách, không tạo thành ở gan.
Sau khi kháng nguyên xâm nhập là thời kì tiềm ẩn, không có sự xuất hiện
của kháng thể nào. Thời kì này dao động trong khoảng một tuần, sau đó sẽ xuất
hiện kháng thể và nồng độ kháng thể tăng dần, đạt nồng độ tối đa sau khoảng
2- 3tuần, sau đó sẽ giảm xuống, có loại kháng thể giảm nhanh hoặc mất hẳn, có
loại kháng thể giảm chậm. Và tồn tại ở nồng độ thấp khá lâu, đây gọi là phản
ứng miễn dịch nguyên phát. Nếu kháng nguyên xâm nhập lần 2 hoặc các lần
tiếp sau thì đáp ứng tạo kháng thể sẽ diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn (nồng độ
kháng thể lớn hơn) và kháng thể sẽ tồn tại lâu hơn, đây là đáp ứng miễn dịch
thứ phát, có đáp ứng miễn dịch thứ phát là do hệ thống miễn dịch có một khả
năng đặc biệt gọi là trí nhớ miễn dịch [13].
5.5.2. Các tế bào có thẩm quyền miễn dịch
Hệ thống miễn dịch bao gồm nhiều cơ quan và nhiều loại tế bào phân bố
khắp cơ thể, hợp tác chặt chẽ với nhau trong đáp ứng miễn dịch, trong đó có
hai loại tế bào chính là tế bào lympho và đại thực bào.
- Tế bào lympho: Lympho phân bố khắp cơ thể, thƣờng xuyên lƣu thông
trong hệ tuần hoàn máu và bạch huyết. Có 2 loại lympho: lympho phụ thuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


tuyến ức (Thymus lympho- lympho T) và lympho tuỷ xƣơng (Bone marrow
lympho-lympho B). Cả 2 loại này đều hình thành từ một gốc chung là tế bào
nguồn trong tuỷ xƣơng. Hai loại tế bào này đóng vai trò chính trong 2 dạng
đáp ứng miễn dịch nhƣng có mối liên kết chặt chẽ với nhau trong tất cả các
đáp ứng miễn dịch.
- Đại thực bào: là loại tế bào có kích thƣớc lớn, gồm 2 loại: cƣ trú trong cơ
quan lympho và lƣu thông trong máu và bạch huyết. Đại thực bào có khả
năng bắt giữ, xử lí kháng nguyên, trình diện kháng nguyên cho các tế bào có
thẩm quyền miễn dịch khác. Thực bào là một trong những khởi động quan
trọng nhất của đáp ứng miễn dịch [4].
5.5.3. Sự hình thành kháng thể
Phần lớn các kháng nguyên chỉ có thể kích thích đáp ứng miễn dịch sau
khi bị thực bào. Các tế bào có khả năng thực bào sẽ bắt lấy kháng nguyên,
thực bào và sau đó sẽ trình diện kháng nguyên cho tế bào B, kích thích các tế
bào này biệt hoá, tăng sinh và tạo ra kháng thể. Hoặc kháng nguyên đƣợc
trình diện cho tế bào T, hoạt hoá tế bào này. Tế bào T kích thích tế bào B hoạt
hoá và tăng sinh thành một lƣợng lớn tế bào có vai trò sản xuất ra kháng thể
gọi là tế bào plasma và cũng tạo ra một dòng tế bào đặc biệt gọi là dòng tế
bào B nhớ. Tế bào plasma có đời sống ngắn (dƣới một tuần) nhƣng lại tiết ra
một lƣợng lớn kháng thể. Ngƣợc lại tế bào nhớ có đời sống dài và khi có dịp
gặp lại kháng nguyên đã kích thích lần đầu, chúng sẽ nhanh chóng biến thành
tế bào plasma để sản xuất kháng thể. Trí nhớ miễn dịch cũng là đáp ứng thứ
phát dẫn tới việc sản xuất kháng thể một cách nhanh chóng, kịp thời và số
lƣợng lớn khi có sự kích thích lặp lại của kháng nguyên.
5.6. Kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies)
Khi đƣa một hỗn hợp gồm n kháng nguyên vào cơ thể thì cơ thể sẽ tạo ra
hỗn hợp gồm n kháng thể. Ví dụ khi ta dùng huyết thanh ngƣời tiêm cho thỏ,
cơ thể thỏ sẽ tạo ra các kháng thể chống lại tất cả các thành phần protein có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

trong huyết thanh ngƣời, trƣớc hết là albumin và các lớp globulin, khoảng
trên dƣới 20 thành phần khác nhau. Để có đƣợc kháng thể đơn đặc hiệu, tức là
kháng thể chỉ chống lại một loại kháng nguyên có thể dùng phƣơng pháp hấp
phụ loại kháng thể không cần thiết hoặc phƣơng pháp tách kháng nguyên
trƣớc khi gây miễn dịch, tuy vậy đây là các phƣơng pháp phức tạp, tốn kém
và kháng thể thu đƣợc thực ra vẫn là một hỗn hợp nhiều loại kháng thể, mỗi
loại sẽ chống lại một quyết định kháng nguyên nhất định trên phân tử kháng
nguyên. Theo lí thuyết của Burnet mỗi lympho bào có khả năng nhận diện
một loại quyết định kháng nguyên và sẽ biệt hoá, sinh sản thành một dòng tế
bào chỉ sản xuất ra một loại kháng thể chống lại quyết định kháng nguyên đó.
Kháng thể đơn dòng là loại kháng thể đồng nhất về mặt cấu trúc và tính chất,
do một dòng tế bào lai (lympho và myeloma) sản xuất để chống lại một loại
quyết định kháng nguyên nhất định.
6. Phản ứng kháng nguyên – kháng thể
Phản ứng kháng nguyên – kháng thể là phản ứng cơ bản nhất của miễn
dịch học. Phản ứng nói lên sự kết hợp kháng nguyên – kháng thể là một
trƣờng hợp cụ thể của sự tác động tƣơng hỗ - tƣơng ứng của kháng nguyên và
kháng thể. Khả năng chính xác của phản ứng này rất cao, nó có thể phân biệt
đƣợc các protein gần nhau về chủng loại, cũng nhƣ các hóa chất giống nhau
về hình dạng, về phân tử lƣợng hoặc phát hiện đƣợc ở tỷ lệ kháng thể vô cùng
nhỏ (ở tỷ lệ pha loãng 10-4). Với khả năng chính xác đó, phản ứng huyết thanh
có ý nghĩa lớn trong thực tiễn.
6.1. Phản ứng của kháng thể với các kháng nguyên hữu hình
Kháng nguyên hữu hình là các kháng nguyên có kích thƣớc lớn nhƣ hồng
cầu và tế bào ví sinh vật. Kháng nguyên hữu hình có các epitop bề mặt có thể
liên kết chéo với các kháng thể tạo thành từng cụm có thể nhìn thấy bằng mắt
thƣờng. Kháng thể trong phản ứng này gọi là kháng thể gây ngƣng kết. Phản


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ứng ngƣng kết có độ nhạy cao hơn phản ứng kết tủa nên đƣợc dung để định
tính và bán định lƣợng kháng thể trong huyết thanh [8].
Phƣơng pháp cải tiến gọi là phƣơng pháp ngƣng kết gián tiếp hay ngƣng
kết thụ động, có thể gây ngƣng kết các kháng nguyên hòa tan nhƣng trƣớc đó
đã gắn nó trên bề mặt các chất trơ hữu hình nhƣ hồng cầu hoặc hạt latex. Các
hạt này đƣợc kháng nguyên hòa tan bao bọc sẽ phản ứng nhƣ thể chính chúng
mang tính đặc hiệu của kháng nguyên phủ bên ngoài.

Có nhiều kĩ thuật thực hiện phản ứng ngƣng kết nhằm các mục đích
nghiên cứu khác nhau, trong đó phổ biến nhất là phản ứng ngƣng kết định
tính để xác định một kháng nguyên chƣa biết bằng một kháng thể đã biết. Ví
dụ: phản ứng xác định nhóm máu ABO bằng kháng huyết thanh mẫu (kĩ thuật
Simon).
6.2. Phản ứng với kháng nguyên hoà tan (phản ứng kết tủa
Ouchterlony)
Khi cho kháng thể đặc hiệu phản ứng với kháng nguyên hòa tan ở liều
lƣợng chuẩn sẽ xuất hiện kết tủa có thể nhìn thấy bằng mắt thƣờng. Phản ứng
này đƣợc dung phổ biến để phát hiện đƣợc kháng nguyên khi đã có sẵn kháng
thể đặc hiệu hoặc để phát hiện kháng thể khi đã có sẵn kháng nguyên hòa tan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

đặc hiệu. Phản ứng kháng thể bị ức chế khi có quá thừa kháng nguyên hoặc
kháng thể. Sự kết tủa tối ƣu khi có nồng độ kháng nguyên – kháng thể thích

hợp [2].

Khi cho kháng thể vào một dung dịch kháng nguyên, các phân tử kháng
thể sẽ kết hợp với các phân tử kháng nguyên theo kiểu tay ba, gắn kết các
phân tử kháng nguyên thành một mạng lƣới, thấy đƣợc dƣới dạng kết tủa màu
trắng.
7. Tình hình nghiên cứu kháng huyết thanh nƣớc ngoài và ở Việt Nam
7.1. Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài
- Miễn dịch học có lịch sử phát triển hơn 200 năm. Năm 1978, Edward
Jenner đã nghiên cứu sản xuất vacxin đậu bò; năm 1880, Louis Pasteur đã
nghiên cứu về vacxin phòng bệnh tả...
- Năm 1980, Kitasato Shibasaburo đã nghiên cứu về kháng thể chống độc
tố uốn ván tetanus... Nhƣng thuật ngữ Kháng thể (antibody) lần đầu tiên đƣợc
Paul Ehrlich sử dụng vào năm 1981 trong bài viết của mình. Trong nghiên
cứu của mình, Kitasato đã đƣa ra khái niệm về miễn dịch dịch thể và giả
thuyết rằng có một chất môi giới nào đó trong huyết thanh có thể phản ứng
đƣợc với một kháng nguyên lạ, nó đã có tác động đễn Paul Ehrlich để đƣa ra
học thuyết về sự tác động giữa kháng nguyên và kháng thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

×