Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm vật lí 9 chương trình điện và từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.06 KB, 26 trang )

Trắc nghiệm Vật lý 9

1.8. Khi đo hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn mắc vào nguồn điện 6V, ta nên chọn vôn kế nào
trong các vôn kế có giới hạn đo sau đây ?
A. > 6V
B. < 6V
C. = 6V
D. ≥ 6V
1.9. Nếu mắc ampe kế (hoặc vôn kế) sao cho dòng điện vào chốt âm (-) và ra chốt dương (+) thì
điều gì sẽ xảy ra ?
A. Máy đo sẽ hỏng.
B. Kim máy đo quay ngược.
C. Kim máy đo không quay.
D. Giá trị đo được, sai nhiều hơn khi mắc máy đo đúng cực.
1.10. Ba nhóm học sinh mắc mạch điện để khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I vào
hiệu điện thế U như hình 1.2. (Các) cách mắc nào là cách mắc đúng cho mục đích thí nghiệm ?
A. Cách 1.
B. Cách 2.
C. Cách 3.
D. Cả ba cách A,B,C.
Trong một thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I vào hiệu điện thế U,
phòng thí nghiệm đã bố trí sẵn mạch điện có sơ đồ như hình 1.3. Trong mạch có những đoạn để hở
có thể gắn ampe kế, vôn kế, đoạn dây dẫn hoặc khoá điện. Hãy trả lời các câu hỏi từ 1.11. đến 1.15
1.11. Một học sinh mắc đoạn dây dẫn vào (1). Vậy để có mạch điện đúng cho khảo sát thì cách
mắc nào sau đây phù hợp cho các bộ phận còn lại ?
A. Ampe kế mắc vào (4); vôn kế mắc vào (3); khoá điện mắc vào (2).
B. Ampe kế mắc vào (3); vôn kế mắc vào (2); khoá điện mắc vào (4).
C. Ampe kế mắc vào (2); vôn kế mắc vào (4); khoá điện mắc vào (3).
D. Một cách mắc khác A,B,C.
1.12. Một học sinh mắc đoạn dây dẫn vào (2). Để có mạch điện đúng thì (các) cách mắc nào sau
đây thích hợp cho các bộ phận còn lại ?


A. Khoá điện mắc vào (1); ampe kế mắc vào (3); vôn kế mắc vào (4).
B. Khoá điện mắc vào (3); ampe kế mắc vào (4); vôn kế mắc vào (1).
C. Khoá điện mắc vào (4); ampe kế mắc vào (1); vôn kế mắc vào (3).
D. Cả ba cách A, B, C.
1.13. Vẫn sử dụng giả thiết cho ở 1.11. (Các) vị trí thích hợp để mắc đoạn dây dẫn phục vụ cho thí
nghiệm là (các bộ phận khác mắc vào các vị trí còn lại):
A. Vị trí (1).
B. Vị trí (2).
C. Vị trí (3).
D. Các vị trí (1) và (2).
1.14. Tiếp câu 1.11. (Các) vị trí thích hợp để mắc ampe kế phục vụ cho thí nghiệm là (các bộ phận
khác mắc vào các vị trí còn lại):
A. Vị trí (1).
B. Vị trí (3).
C. Vị trí (4).
D. Các vị trí (3) và (4).
1.15. Tiếp câu 1.11. (Các) vị trí thích hợp để mắc vôn kế phục vụ cho thí nghiệm là (các bộ phận
khác mắc vào các vị trí còn lại):
A. Vị trí (1).
B. Vị trí (2).

-1-


Trắc nghiệm Vật lý 9

C. Vị trí (4).
D. Các vị trí (1) và (2).
1.16. Để khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I vào hiệu điện thế U, một học sinh mắc
mạch điện theo sơ đồ hình 1.4. Thầy giáo kiểm tra lại và cho biết mạch mắc sai và phải đổi chỗ hai

bộ phận cho nhau. Các bộ phận nào cần đổi chỗ ?
A. K và (V).
B. K và (A).
C. Dây dẫn và (V).
D. Dây dẫn và (A).
1.17. Kết quả thí nghiệm khảo sát I theo U có thể diễn tả thành công thức có dạng nào sau đây ?
A. I = KU
I
= không đổi.
B.
U
U
= không đổi.
C.
I
D. A, B, C đều đúng.
Xét các đồ thị có dạng sau:
1.18. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I theo U có dạng nào ?
A. Dạng của đồ thị (1).
B. Dạng của đồ thị (2).
C. Dạng của đồ thị (3).
D. Dạng khác A, B, C.
1.19. Tiếp câu 1.18. Trong một thí nghiệm vẽ đồ thị, một học sinh do nhầm lẫn đã vẽ đồ thị của U
theo I. Đồ thị của nhóm học sinh này có dạng nào ?
A. Dạng (1).
B. Dạng (2).
C. Dạng (3).
D. Khác các dạng đã cho.
1.20. Theo kết quả của bài học, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện theo thời
gian có dạng nào sau đây ?

A. Đồ thị A.
B. Đồ thị B.
C. Đồ thị C.
D. Khác với ba đồ thị A, B, C.
1.21. Sau buổi thí nghiệm, dựa trên các kết quả đo được của nhóm, bốn học sinh vẽ đồ thị biểu
diễn cường độ dòng điện I theo hiệu điện thế U như hình 1.7. (Các) đồ thị vẽ đúng là:
A. Đồ thị (1) và (4).
B. Đồ thị (2).
C. Đồ thị (3).
D. Đồ thị (4).
2.7. Có thể phát biểu như thế nào sau đây về đơn vị đo điện trở ?
A. Đơn vị điện trở có tên là Ôm (Ohm).
B. Ký hiệu của đơn vị điện trở là Ω (Ômêga)
1V
C. Về trị số ta có: 1Ω =
1A
D. A, B, C đều đúng.
2.8. Có thể phát biểu ra sao về điện trở của dây dẫn dưới đây ?
A. Điện trở biểu thị cho tác dụng cản trở dòng điện của dây dẫn.

-2-


Trắc nghiệm Vật lý 9

B. Điện trở có giá trị nhất định nếu dây dẫn tuân theo định luật Ôm.
C. Với hiệu điện thế U nhất định, điện trở của dây dẫn càng lớn thì cường độ dòng điện càng nhỏ.
D. A, B, C đều đúng.
2.9. Tương tự câu 2.8.
U

A. Điện trở của dây dẫn có thể tính theo công thức R =
I
B. Điện trở tỷ lệ thuận với hiệu điện thế U giữa hai đầu dây dẫn.
C. Điện trở của dây dẫn tỷ lệ nghịch với cường độ dòng điện I chạy qua dây dẫn.
D. A, B, C đều đúng.
Có ba đồ thị diễn tả sự phụ thuộc của đại lượng trên trục tung theo đại lượng trên trục
hoành như hình 2.2. Với các đồ thị này, hãy trả lời các câu hỏi từ 2.10 đến 2.12.
2.10. (Các) trường hợp trong đó vật dẫn tuân theo định luật Ôm gồm có:
A. (1).
B. (3).
C. (1) + (2) + (3).
D. Không có.
2.11. (Các) trường hợp trong đó vật dẫn không tuân theo định luật Ôm gồm có:
A. (1).
B. (2).
C. (1) + (2).
D. Không có.
2.12. Dây tóc của bóng đèn khi có dòng điện càng mạnh (I lớn) chạy qua thì nhiệt độ càng cao.
Điện trở của dây tóc tăng theo nhiệt độ. Đồ thị tương ứng với dây tóc bóng đèn là:
A. (1).
B. (2).
C. (3).
D. Không có trong số đã cho.
Cho đoạn mạch AB có sơ đồ như hình 3.1. hãy áp dụng định luật Ôm (Ohm) cho đoạn
mạch để trả lời các câu hỏi từ 3.12 đến 3.14 bên dưới.
3.12. Hệ thức nào sau đây biểu thị định luật Ôm áp dụng cho đoạn mạch ?
U1
A. I =
R1
U2

B. I =
R2
U
C. I =
R1 + R2
D. A, B, C đều đúng.
3.13. Hệ thức nào sau đây có thể coi là kết quả áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch ?
A. U1 = R1 I
B. U 2 = R2 I
C. U = ( R1 + R2 ) I
D. A, B, C đều đúng.
3.14. Khi áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch, có thể suy ra được kết quả nào sau đây
U1 R1
=
A.
U 2 R2

-3-


Trắc nghiệm Vật lý 9

U1 U 2
=
R1 R2
U
R
= 1+ 2
C.
U1

R1
D. A, B, C đều đúng.
Mạch điện có sơ đồ như hình 3.2. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là 12V, ba điện trở
đều bằng 5 Ω . Hãy trả lời câu hỏi 3.15 và 3.16 sau đây.
3.15. Hiệu điện thế giữa hai điểm P và Q bằng bao nhiêu khi K đóng.
A. 0V
B. 4V
C. 8V
D. 12V
3.16. Hiệu điện thế giữa hai điểm P và Q bằng bao nhiêu khi K mở.
A. 0V
B. 4V
C. 8V
D. 12V
Xét bốn mạch điện có sơ đồ như sau. Cho biết R1 < R2 . Hãy tìm hiểu số chỉ của ampe kế và
vôn kế mắc trên mạch điện để trả lời các câu hỏi bên dưới từ 3.17 đến 3.24.
3.17. Số chỉ của ampe kế bằng nhau ở các mạch điện có sơ đồ nào ?
A. Các sơ đồ (1) và (4).
B. Các sơ đồ (2) và (3).
C. Các sơ đồ (1), (2), (3) và (4).
D. Không có (số chỉ của ampe kế ở bốn sơ đồ trên đều khác nhau).
3.18. Số chỉ của ampe kế lớn nhất ở sơ đồ nào ?
A. Sơ đồ (1) và (4).
B. Sơ đồ (2).
C. Sơ đồ (3).
D. Không có (số chỉ của ampe kế bằng nhau ở cả bốn sơ đồ).
3.19. Số chỉ của ampe kế nhỏ nhất ở các mạch điện có sơ đồ nào ?
A. Các sơ đồ (1) và (4).
B. Sơ đồ (2).
C. Sơ đồ (3).

D. Không có (số chỉ của ampe kế như nhau ở 4 sơ đồ).
3.20. Số chỉ của vôn kế bằng nhau ở các mạch điện có sơ đồ nào ?
A. Các sơ đồ (1) và (2).
B. Các sơ đồ (3) và (4).
C. Cả hai trường hợp nêu ở A và C.
D. Không có (số chỉ của vôn kế khác nhau ở 4 sơ đồ).
3.21. Số chỉ của vôn kế lớn nhất ở (các) mạch điện có sơ đồ nào ?
A. Sơ đồ (1).
B. Sơ đồ (2).
C. Các sơ đồ (1) và (2).
D. Không có (số chỉ của vôn kế bằng nhau ở 4 sơ đồ).
3.22. Số chỉ của vôn kế nhỏ nhất ở (các) mạch điện có sơ đồ nào ?
A. Sơ đồ (3).
B. Sơ đồ (4).
C. Các sơ đồ (3) và (4).
B.

-4-


Trắc nghiệm Vật lý 9

D. Không có (số chỉ của vôn kế bằng nhau ở 4 sơ đồ).
3.23. Nếu giá trị của các điện trở chưa biết thì (các) cách mắc theo sơ đồ nào cho ta tính được điện
trở R1 nhờ áp dụng định luật Ôm ?
A. Cách mắc (3).
B. Cách mắc (4).
C. Các cách mắc (1) và (2).
D. Cả bốn cách mắc (1), (2), (3) và (4).
3.24. Nếu giá trị của R1 và R2 đã biết thì (các) cách mắc nào giúp ta nghiệm lại công thức tính

điện trở tương đương của R1 và R2 mắc nối tiếp ?
A. Cách mắc theo sơ đồ (1).
B. Cách mắc theo sơ đồ (2).
C. Các cách mắc theo sơ đồ (1) và sơ đồ (2).
D. Không có cách mắc nào trong số các sơ đồ đã cho.
Có hai điện trở R1 và R2 được mắc vào nguồn theo 3 sơ đồ hình 5.2. Hãy trả câu hỏi 5.15
và 5.16.
5.15. Trong (các) sơ đồ nào, hai điện trở R1 và R2 được mắc nối tiếp ?
A. Sơ đồ (1).
B. Các sơ đồ (2) và (3).
C. Các sơ đồ (1), (2) và (3).
D. Không có.
5.16. Trong (các) sơ đồ nào, hai điện trở R1 và R2 được mắc song song ?
A. Sơ đồ (1).
B. Các sơ đồ (2) và (3).
C. Các sơ đồ (1), (2) và (3).
D. Không có.
Xét các mạch điện có sơ đồ như hình 5.3. Giả sử R1 > R2 . Tìm hiểu số chỉ của các máy đo
để trả lời các câu hỏi sau đây từ 5.17 đến 5.22.
5.17. Số chỉ ampe kế bằng nhau ở các mạch điện có sơ đồ nào ?
A. Sơ đồ (1) và (4).
B. Sơ đồ (2) và (3).
C. Sơ đồ (3) và (4).
D. Không có (số chỉ của ampe kế khác nhau ở 4 sơ đồ).
5.18. Số chỉ của ampe kế lớn nhất ở mạch điện có sơ đồ nào ?
A. Sơ đồ (1).
B. Sơ đồ (2).
C. Sơ đồ (3).
D. Sơ đồ (4).
5.19. Số chỉ của ampe kế nhỏ nhất ở mạch điện có sơ đồ nào ?

A. Sơ đồ (1).
B. Sơ đồ (2).
C. Sơ đồ (3).
D. Sơ đồ (4).
5.20. Số chỉ của vôn kế bằng nhau ở các mạch điện có sơ đồ nào ?
A. Sơ đồ (1) và (3).
B. Sơ đồ (2) và (4).
C. Sơ đồ (1), (2), (3) và (4).
D. Không có (số chỉ của vôn kế khác nhau ở 4 sơ đồ).

-5-


Trắc nghiệm Vật lý 9

5.21. Số chỉ của vôn kế lớn nhất ở mạch điện có (các) sơ đồ nào ?
A. Sơ đồ (1) và (3).
B. Sơ đồ (2).
C. Sơ đồ (4).
D. Không có (số chỉ của vôn kế bằng nhau ở 4 sơ đồ).
5.22. Số chỉ của vôn kế nhỏ nhất ở mạch điện có (các) sơ đồ nào ?
A. Sơ đồ (1) và (3).
B. Sơ đồ (2).
C. Sơ đồ (4).
D. Không có (số chỉ của vôn kế bằng nhau ở 4 sơ đồ).
5.23. Hai điện trở R1 và R2 mắc song song vào nguồn có hiệu điện thế U. Đặt lần lượt
U1 , U 2 , I1 , I 2 là các hiệu điện thế và cường độ dòng điện tương ứng với từng điện trở. Ta có kết quả
nào dưới đây ?
A. R1 I1 = R2 I 2
I 2 R2

=
B.
I1 R1
C. U1 + U 2 = U
D. A, B, C đều đúng.
6.11. Xét mạch điện có sơ đồ như hình 6.6. Giả sử R1> R2> R3. Tìm kết luận đúng sau đây:
A. R123>R1>R23
B. I2>I3
C. U2=U3>U1
D. A, B, C đều đúng.
6.12. Xét mạch điện có sơ đồ như hình 6.7. Giả sử R2= R3A. R123>R1
B. I1C. U2=U3=U1/2
D. A, B, C đều đúng.
Có ba điện trở R1>R2>R3 được mắc với nhau thành một đoạn mạch điện. Đoạn mạch điện
này được nối vào nguồn hiệu điện thế U. Xét bốn trường hợp sau đây:
Đặt Un và In là hiệu điện thế và cường độ dòng điện chạy qua điện trở n (n=1,2,3). Hãy trả
lời các câu hỏi bên dưới từ 6.13 đến 6.20.
6.13. Nếu U1+ U2+ U3= U thì đoạn mạch điện có cách mắc như thế nào trong số các trường hợp
được nêu ?
A
B
C
D
6.14. Nếu có U1= U2= U3= U thì đoạn mạch điện có cách mắc nào trong số các trường hợp đã cho ?
A
B
C
D

6.15. Nếu U3= U= U1+U2 thì đoạn mạch điện có cách mắc nào trong số các trường hợp đã cho ?
A
B
C

-6-


Trắc nghiệm Vật lý 9

D
6.16. Nếu U1+U2= U1+U3= U thì đoạn mạch điện có cách mắc nào trong số các trường hợp đã
cho ?
A
B
C
D
6.17. Nếu có I1= I2= I3 thì đoạn mạch điện có cách mắc nào trong số các trường hợp đã cho ?
A
B
C
D
6.18. Nếu có I1A
B
C
D
6.19. Nếu I1= I2≠ I3 thì đoạn mạch điện có cách mắc nào trong số các trường hợp đã cho ?
A
B

C
D
6.20. Nếu I2A
B
C
D
6.21. Mạch điện hình sao là mạch điện gồm ba điện trở mắc như hình 6.9. Giả sử R 1= R2= R3= R.
Nếu nối hai điểm A và B vào hai cực của nguồn (điểm C không nối vào đâu cả) thì điện trở tương
đương Rtđ của đoạn mạch có giá trị:
A. Rtđ = R
B. Rtđ = 2R
C. Rtđ = 3R
D. Không tính được vì phải biết điểm C nối vào đâu.
6.22. Tiếp câu 6.21, khi nối hai cực của nguồn điện lần lượt vào AB rồi CA thì điện trở tương
đương của các đoạn mạch này có tính chất nào kể sau:
A. Không thay đổi.
B. Tăng theo thứ tự đã nêu.
C. Giảm theo thứ tự đã nêu.
D. Không kết luận được vì thiếu yếu tố.
6.23. Tiếp câu 6.22 với cùng giả thiết đã cho thì cường độ của các dòng điện có tính chất nào kể
sau ?
A. Không thay đổi.
B. Tăng theo thứ tự đã nêu.
C. Giảm theo thứ tự đã nêu.
D. Không kết luận được vì thiếu yếu tố.
6.24. Mạch điện tam giác gồm ba điện trở mắc như hình 6.10. Giả sử R 1=R2=R3=R. Nếu nói hai
cực của nguồn điện vào hai điểm A, B (điểm C không nối vào đâu cả) thì điện trở tương đương R tđ
của mạch điện có giá trị:


-7-


Trắc nghiệm Vật lý 9

A. Rtđ = R
B. Rtđ = 2R
C. Rtđ = 3R
D. Rtđ ≠ A, B, C.
6.25. Tiếp câu 6.24 khi nối hai cực của nguồn điện lần lượt và hai điểm A và B; rồi B và C; rồi C
và A thì điện trở tương đương của các đoạn mạch này có tính chất nào kể sau ?
A. Không thay đổi.
B. Tăng theo thứ tự đã nêu.
C. Giảm theo thứ tự đã nêu.
D. Không kết luận được vì thiếu yếu tố.
6.26 Tiếp câu 6.25 với cùng giả thiết đã cho thì cường độ của các dòng điện có tính chất nào kể
sau ?
A. Không thay đổi.
B. Tăng theo thứ tự đã nêu.
C. Giảm theo thứ tự đã nêu.
D. Không kết luận được vì thiếu yếu tố.
Có đoạn mạch điện như hình 6.11. R1=2Ω, R2=3Ω, R3=5Ω, UAB=12V. Đặt I1, I2, I3 và U1,
U2, U3 lần lượt là các cường độ dòng điện chạy qua và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở, hãy
trả lời các câu hỏi sau đây từ 6.27 đến 6.31.
6.27. Dòng điện chạy qua điện trở R1 có cường độ là:
A. 6A
B. 2,4A
C. 1,2A
D. khác A, B, C.
6.28. Dòng điện chạy qua điện trở R3 có cường độ là:

A. 1,2A
B. 2,4A
C. 4A
D. khác A, B, C.
6.29. Dòng điện trong mạch chính của đoạn mạch có cường độ là:
A. 2,4A
B. 3,6A
C. 4,8A
D. Khác A, B, C.
6.30. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1, R2 và R3 có giá trị lần lượt là:
A. 6V; 6V; 12V
B. 4,8V; 7,2V; 12V
C. 12V; 12V; 12V
D. Khác A, B, C.
6.31. Điện trở tương đương RAB của đoạn mạch có giá trị là:
A. 10Ω
B. 5Ω
C. 2,5Ω
D. Khác A, B, C.
Cho đoạn mạch điện như hình 6.12. R 1=4Ω, R2=3Ω, R3=6Ω, UMN=18V. Hãy khảo sát đoạn
mạch đã cho để trả lời các câu hỏi bên dưới từ 6.32 đến 6.35.
6.32. Điện trở tương đương của đoạn mạch MP có giá trị là:
A. 9Ω
B. 3Ω

-8-


Trắc nghiệm Vật lý 9


C. 2Ω
D. Khác A, B, C.
6.33. Điện trở tương đương của đoạn mạch MN có giá trị là:
A. 13Ω
B. 9Ω
C. 6Ω
D. Khác A, B, C.
6.34. Cường độ dòng điện qua lần lượt các điện trở R1, R2, R3 là:
A. 3A; 2A; 1A
B. 4,5A; 6A; 3A
C. 3A; 3A; 3A
D. Khác A, B, C.
6.35. Các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở R1, R2 và R3 có giá trị lần lượt là:
A. 9V; 9V; 9V
B. 12V; 2V; 4V
C. 12V; 6V; 6V
D. Khác A, B, C
6.36. Có hai điện trở R1=6Ω, R2=3Ω mắc nối tiếp với nhau thành đoạn mạch điện như hình 6.13.
Đặt đoạn mạch điện vào hiệu điện thế UMN=36V. Khi đó các hiệu điện thế U1 và U2 lần lượt giữa
hai đầu các điện trở R1, R2 có giá trị là:
A. U1= U2= 18V
B. U1= 24V, U2= 12V
C. U1= 16V, U2= 20V
D. Khác A, B, C.
6.37. Tiếp câu 6.36, khi mắc thêm điện trở R 3 song song với R1 và có giá trị thích hợp như hình
6.14 thì được U1=U3=U2. Giá trị của điện trở R3 là:
A. 2Ω
B. 3Ω
C. 6Ω
D. Khác A, B, C.

6.38. Vẫn tiếp câu 6.36, người ta mắc lại đoạn mạch như hình 6.15 thì lại thấy U 1=U2=U4. Giá trị
của điện trở R4 là:
A. 2Ω
B. 3Ω
C. 6Ω
D. Khác A, B, C.
Người ta thực hiện một mạch điện có sơ đồ như hình 7.5.
MC: dây dẫn tiết diện đều, làm bằng vật liệu nhất định.
B: điểm tiếp xúc di chuyển được (con chạy).
Dây nối có điện trở rất nhỏ.
Nghiên cứu mạch điện và số chỉ của Ampe kế và Vôn kế để trả lời các câu hỏi bên dưới từ 7.10
đến 7.15.
7.10. Khi dời con chạy B sang phải thì số chỉ của ampe kế (A) sẽ:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không đổi
D. Không kết luận được vì thiếu yếu tố.
7.11. Khi dời con chạy B sang trái thì số chỉ của ampe kế (A) sẽ:
A. Tăng

-9-


Trắc nghiệm Vật lý 9

B. Giảm
C. Không đổi
D. Không kết luận được vì thiếu yếu tố.
7.12. Khi dời con chạy B sang phải thì số chỉ của vôn kế (V) sẽ:
A. Tăng

B. Giảm
C. Không đổi
D. Không kết luận được vì thiếu yếu tố.
7.13. Khi dời con chạy B sang trái thì số chỉ của vôn kế (V) sẽ:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không đổi
D. Không kết luận được vì thiếu yếu tố.
7.14. Khi con chạy B có vị trí tại ngay điểm M thì số chỉ của ampe kế (A) là:
A. 0
B. Rất lớn
C. Một giá trị khác A, B
D. Không kết luận được vì thiếu yếu tố.
7.15. Khi con chạy B có vị trí tại ngay điểm M thì số chỉ của vôn kế (V) là:
A. 0
B. Rất lớn
C. Một giá trị khác A, B
D. Không kết luận được vì thiếu yếu tố.
8.9. Điện trở của đoạn mạch với n đoạn dây mắc song song có biểu thức nào kể sau:
A. nR
R
B.
n
C. R n
D. Khác A, B, C.
8.10. Đặt I là cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn (chưa cắt) khi nối dây vào nguồn hiệu điện
thế. Nếu nối đoạn mạch n đoạn dây song song nối trên vào nguồn thì dòng điện mạch chính có
cường độ là:
A. I
B. nI

I
C.
n
D. khác A, B, C.
8.11. Vẫn xét giả thiết ở câu 8.10, dòng điện chạy qua mỗi đoạn dây mắc song song có cường độ
là:
A. nI
B. n2I
C. I n
D. Khác A, B, C.
8.12. Nếu dây là dây trần (không có lớp cách điện mỏng bao bọc) thì khi cắt làm n đoạn bằng nhau
và chập sát nhau, điện trở của đoạn mạch gồm n đoạn cắt ra mắc song song có biểu thức là:
A. nR
B. n 2 R

- 10 -


Trắc nghiệm Vật lý 9

R
n2
D. Khác A, B, C.
8.13. Xét tiếp đoạn mạch nêu ở câu 8.12 và vẫn đặt I là cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn
chưa cắt. Nếu nối đoạn mạch đang xét với nguồn hiệu điện thế thì cường độ dòng điện trong mạch
là:
A. I n
B. nI
C. n2I
D. Khác A, B, C.

Hai sợi dây dẫn cùng làm bằng một loại vật liệu có cùng khối lượng nhưng có chiều dài
khác nhau là l1, l2, đường kính tiết diện khác nhau là d1, d2. Đặt R1, R2 lần lượt là các điện trở của
hai dây và I1, I2 là cường độ dòng điện chạy qua khi nối mỗi dây vào hai nguồn cùng hiệu điện thế.
Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây từ 8.14 đến 8.15.
8.14. Giữa điện trở và đường kính tiết diện của hai dây có hệ thức liên lạc nào kể sau ?
A. R1d1 = R2 d 2
R1 R2
=
B.
d1 d 2
C.

2
2
C. R1d1 = R2 d 2
D. Khác A, B, C.
8.15. Giữa chiều dài và đường kính tiết diện của hai dây có hệ thức liên lạc nào kể sau ?
l1
l2
A. 2 = 2
d1
d2
2
2
B. l1d1 = l2 d 2
C. l1d 2 = l2 d1
D. Khác A, B, C.

l
.

S
Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây từ 9.9 đến 9.11.
9.9. Có hai dây dẫn cùng làm bằng một loại vật liệu (đồng chất) nhưng chiều dài, tiết diện và điện
trở khác nhau. Ta có hệ thức nào diễn tả mối quan hệ giữa các đại lượng này ?
R1S1 R2 S 2
=
A.
l1
l2
B. R1S1l2 = R2 S 2l1
R1 l1S 2
=
C.
R2 l2 S1
D. A, B, C, đều đúng.
9.10. Có hai dây dẫn cùng chiều dài nhưng tiết diện, điện trở khác nhau vì làm bằng hai vật liệu
khác nhau. (Các) hệ thức nào sau đây diễn tả đúng mối quan hệ giữa các đại lượng khác nhau của
hai dây này ?
ρ1
ρ
= 2
A.
R1S1 R2 S 2
B. ρ1S2 R2 = ρ 2 S1 R1
Xét công thức tính điện trở: R = ρ

- 11 -


Trắc nghiệm Vật lý 9


R1 S1 ρ 2
=
R2 S2 ρ1
D. A, B, C đều đúng.
9.11. Vẫn xét hai dây dẫn cho ở câu 9.10 nhưng có cùng tiết diện S còn chiều dài, điện trở và vật
liệu thì khác nhau. (Các) hệ thức nào sau đây diễn tả đúng mối quan hệ giữa các đại lượng khác
nhau này ?
R2
R
= 1
A.
ρ 2l2 ρ1l1
R2 ρ 2l2
=
B.
R1 ρ1l1
C. R2l1 ρ1 = R1l2 ρ 2
D. A, B, C đều đúng.
9.12. Vẫn xét hai dây dẫn cho ở câu 9.10. Hai dây này có điện trở bằng nhau còn chiều dài, tiết
diện và vật liệu thì khác nhau. (Các) hệ thức nào sau đây diễn tả đúng mối quan hệ giữa các đại
lượng khác nhau này ?
S1
S
= 2
A.
ρ1l1 ρ 2l2
B. S1 ρ 2l2 = S 2 ρ1l1
S 2 ρ 2l2
=

C.
S1 ρ1l1
D. A, B, C đều đúng.
Cho các đồ thị như hình 9.2 diễn tả sự phụ thuộc của đại lượng y theo đại lượng x. Hãy trả
lời các câu hỏi bên dưới từ 9.13 đến 9.15 liên quan đến điện trở của dây đồng chất, tiết diện đều.
9.13. Dây dẫn làm bằng vật liệu nhất định, có tiết diện đều nhất định nhưng chiều dài l thay đổi
được. Sự phụ thuộc của chiều dài l theo điện trở R có đồ thị dạng nào ? (y = l, x = R)
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. Khác A, B, C.
9.14. Dây dẫn làm bằng vật liệu nhất định, có chiều dài nhất định nhưng tiết diện khác nhau. Sự
phụ thuộc của tiết diện S vào điện trở R có đồ thị dạng nào ? (y = S, x = R)
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. Khác A, B, C.
9.15. Tương tự câu 9.14. Sự phụ thuộc của đường kính tiết diện d vào điện trở R có đồ thị dạng
nào ? (y = d, x = R)
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. Khác A, B, C.
10.12. Biến trở dây quấn được cấu tạo bởi (các) bộ phận nào kể sau ?
A. Con chạy
B. Cuộn dây dẫn
C. Các chốt nối.
D. Các bộ phận A, B, C.
C.


- 12 -


Trắc nghiệm Vật lý 9

10.13. (Các) ký hiệu sơ đồ nào sau đây là ký hiệu của biến trở ?
A.
B.
C.
D. Các ký hiệu A, B, C.
10.14. Khi di chuyển con chạy của biến trở loại dây quấn, ta làm thay đổi điện trở bằng cách làm
thay đổi yếu tố nào ?
A. Chiều dài dây dẫn.
B. Tiết diện dây dẫn.
C. Chất liệu làm dây dẫn.
D. Một yếu tố khác A, B, C.
Một biến trở có cấu tạo như sơ đồ hình 10.2. Hãy nghiên cứu hoạt động của biến trở để trả
lời các câu hỏi sau từ 10.15 đến 10.18.
10.15. Để có thể làm thay đổi cường độ dòng điện trong mạch thì biến trở phài mắc vào mạch điện
bởi các chốt nối vào ?
A. A và B
B. A và N
C. A và M
D. A và M hoặc A và N
10.16. Nếu biến trở được mắc vào mạch điện bởi các chốt A và N thì đoạn điện trở được xen vào
mạch điện là:
A. đoạn AC
B. đoạn CB
C. đoạn CN
D. toàn thể đoạn AB

10.17. Nếu biến trở được mắc vào mạch điện bởi các chốt A và M thì đoạn điện trở được xen vào
mạch điện là:
A. đoạn AC
B. đoạn CM
C. đoạn AB
D. Không có
10.18. Nếu biến trở được mắc vào mạch điện bởi các chốt A và B thì đoạn điện trở được xen vào
mạch điện là:
A. đoạn AB
B. đoạn MN
C. đoạn AB và đoạn MN song song
D. Không có
10.19. Một biến trở được mắc vào mạch điện theo sơ đồ hình 10.3. Con chạy C được di chuyển từ
trái sang phải. Tìm kết luận sai kể sau:
A. Điện trở của biến trở được xen vào mạch điện tăng.
B. Hiệu điện thế UMC không đổi.
C. Cường độ dòng điện trong mạch giảm.
D. A, B, C đều đúng.
Nhận định đúng sai:
12.12. Số oát càng lớn thì bóng đèn càng toả sáng mạnh.
12.13. Số vôn càng lớn thì bóng đèn cũng toả sáng càng mạnh.
12.14. Khi hoạt động không đúng giá trị định mức thì dụng cụ điện sẽ bị hỏng.

- 13 -


Trắc nghiệm Vật lý 9

12.15. Theo công thức P = RI 2 =


U2
ta suy ra công suất P vừa tỷ lệ thuận vừa tỷ lệ nghịch với
R

điện trở R.
12.16. Bóng đèn tròn có dây tóc 60W và đèn ống 60W có cùng công suất nên độ chiếu sáng bằng
nhau.
12.17. Có thể kết luận như thế nào sau đây về hoạt động của đèn và hiệu điện thế của nó:
A. Nếu hiệu điện thế của đèn bằng hiệu điện thế định mức thì đèn sáng bình thường.
B. Nếu hiệu điện thế của đèn lớn hơn hiệu điện thế định mức thì đèn sáng mạnh hơn bình thường
và mau bị hỏng.
C. Nếu hiệu điện thế của đèn nhỏ hơn hiệu điện thế định mức thì đèn sáng yếu hơn bình thường.
D. Các kết luận A, B, C đều đúng.
12.18. Một bóng đèn có điện trở R đang cháy sáng dưới hiệu điện thế U và cường độ dòng điện I.
Biểu thức nào kể sau là biểu thức công suất điện của bóng đèn ?
A. UI
B. RI2
U2
C.
R
D. Các biểu thức A, B, C đều thích hợp.
Có 3 bóng đèn Đ1, Đ2, Đ3 có các hiệu điện thế định mức là U 1= U2= U3= U. Với các giá trị
thích hợp của hiệu điện thế U’ của nguồn người ta bố trí được cả 3 đèn cháy sáng bình thường với
3 cách mắc như sau:
Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây từ 12.19 đến 12.24 liên quan đến cách mắc đèn.
12.19. Nếu U’= U thì cách mắc đèn thích hợp là:
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. Một cách khác A, B, C

12.20. Nếu có U’=2U thì cách mắc đèn thích hợp là:
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. Một cách khác A, B, C
12.21. Nếu có U’=3U thì cách mắc đèn thích hợp là:
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. Một cách khác A, B, C
12.22. Xét cách mắc (1) cho ở trên. Giữa các điện trở R 1, R2, R3 của các đèn, có hệ thức liên lạc
nào sau đây ?
A. R1= R2= R3
B. R1> R2= R3
C. R1= R2< R3
D. không có hệ thức liên lạc nào.
12.23. Xét cách mắc (2) cho ở trên. Giữa các điện trở R 1, R2, R3 của các đèn, có hệ thức liên lạc
nào sau đây ?
A. R1= R2= R3
B. R1> R2= R3
C. R1= R2< R3

- 14 -


Trắc nghiệm Vật lý 9

D. không có hệ thức liên lạc nào.
12.24. Xét cách mắc (3) cho ở trên. Giữa các điện trở R 1, R2, R3 của các đèn, có hệ thức liên lạc
nào sau đây ?

A. R1= R2= R3
B. R1> R2= R3
C. R1< R2= R3
D. một hệ thức khác A, B, C
12.25. Một bóng đèn có ghi (120V-60W). Khi đèn cháy sáng bình thường thì cường độ dòng điện
qua bóng đèn là:
A. 2A
B. 1,2A
C. 0,5A
D. Khác A, B, C
12.26. Tiếp câu 12.25, điện trở của đèn có giá trị nào sau đây ?
A. 240Ω
B. 360Ω
C. 720Ω
D. Khác A, B, C
12.27. Vẫn tiếp câu 12.25. Cho biết điện trở của đèn có giá trị không đổi, nếu mắc đèn vào hiệu
điện thế 96V thì công suất của đèn là:
A. 60W
B. 75W
C. 38,4W
D. Khác A, B, C
Nhận định đúng hoặc sai:
13.11. Khi trong mạch có dòng điện thì ắt là có sự chuyển hoá điện năng.
13.12. Các thiết bị biến đổi điện năng thành nhiệt năng cũng điều có hiệu suất < 1.
13.13. Công của dòng điện được tính bởi công thức: A= UIt= U.q
13.14. Công suất của một nhà máy điện được tính ra kW hay MW. Sản lượng điện hàng năm của
nhà máy điện được tính ra kWh hay MWh.
13.15. Số chỉ bởi công tơ điện cho biết công suất đã tiêu thụ tính ra kW.
13.16. Trên một công tơ điện, chênh lệch chỉ số giữa hai tháng là 877kWh. Ý nghĩa của số này là:
A. Công suất tiêu thụ là 877kW.

B. Điện năng tiêu thụ là 877kWh.
C. Thời gian sử dụng điện là 877 giờ.
D. Khác với A, B, C.
13.17. Phần điện năng hao phí là phần điện năng chuyển hoá thành dạng năng lượng nào ?
A. Cơ năng.
B. Hoá năng.
C. Nhiệt năng.
D. A hoặc B hoặc C tuỳ thiết bị.
Xét các biểu thức cho sau đây (các ký hiệu có ý nghĩa thường dùng):
U2
(1) UIt
(2)
(3) U.q
t
R
Hãy trả lời các câu hỏi bên dưới từ 13.18 đến 13.20 về biểu thức tính điện năng.
13.18. (Các) biểu thức tính điện năng sử dụng nào áp dụng được cho mọi đoạn mạch điện ?
A. (1)
B. (1) + (2)
C. (1) + (3)

- 15 -


Trắc nghiệm Vật lý 9

D. (1) + (2) + (3)
13.19. (Các) biểu thức tính điện năng sử dụng nào chỉ áp dụng được cho đoạn mạch có điện trở ?
A. (1)
B. (2)

C. (1) + (2)
D. (1) + (2) + (3)
13.20. (Các) biểu thức nào áp dụng được để tính điện năng hao phí ?
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (1) + (2) + (3)
13.21. Một người đang dùng bóng đèn tròn dây tóc 75W. Người này thay bằng bóng đèn ống 60W.
Trung bình mỗi ngày thắp đèn sáng 10h. Số đếm của công tơ giảm bớt bao nhiêu mỗi tháng ?
A. 15kWh
B. 4,5kWh
C. 1,5kWh
D. Một kết quả khác A, B, C.
13.22. Một máy lạnh có công suất 1,5HP (1 ngựa rưỡi). Người sử dụng muốn hạn chế điện tiêu thụ
trong phạm vi 100kWh mỗi tháng. Trong điều kiện đó, mỗi ngày người này chỉ có thể sử dụng
máy lạnh trong thời gian nào ? (Cho 1HP=736W, 1 tháng = 30 ngày)
A. 1h30phút
B. 2h30phút
C. 3h
D. Thời gian khác A, B, C.
14.9. Trong sơ đồ mạch điện như hình 14.5, hai bóng đèn giống nhau được mắc song song vào
nguồn điện có hiệu điện thế không đổi, cả hai bóng đèn Đ 1 và Đ2 đều phát sáng. Nếu bóng Đ 1 được
gỡ ra khỏi “đui” thì bóng đèn Đ2 sẽ như thế nào ?
A. Tắt
B. Sáng hơn
C. Vẫn sáng như cũ
D. Sáng yếu hơn.
14.10. Một điện trở R1 tiêu thụ công suất P khi mắc vào giữa hai điểm A, B có hiệu điện thế không
đổi. Nếu mắc thêm một điện trở R 2 nối tiếp với R1 vào giữa hai điểm A, B thì công suất tiêu thụ
bởi R1 sẽ ra sao ?

A. Tăng
B. Giảm
C. Như cũ
D. Có thể tăng hoặc giảm hoặc như cũ tuỳ theo giá trị của R1 và R2.
14.11. Điện trở 10Ω và 20Ω mắc song song vào giữa hai điểm A và B của mạch điện. Nếu công
suất tiêu thụ ở điện trở 10Ω là P thì công suất tiêu thụ ở điện trở 20Ω là ?
A. P/4
B. P/2
C. P
D. 2P
14.12. Trong sơ đồ mạch điện đã cho như hình 14.6, công suất tiêu thụ ở điện trở 5Ω là 10W. Vậy
công suất tiêu thụ ở điện trở 4Ω là:
A. 1W
B. 2W
C. 3W

- 16 -


Trắc nghiệm Vật lý 9

D. 4W
14.13. Hai bóng đèn Đ1 và Đ2 có các điện trở R1, R2 được mắc vào mạch điện như hình 14.7. Biết
rằng cả hai đèn đều sáng bình thường. Trong điều kiện đó, mối quan hệ giữa các điện trở là:
A. R1= R2
B. R1>R2
C. R1D. Không xác định được vì thiếu yếu tố.
14.14. Có 3 bóng đèn Đ1, Đ2, Đ3 có các công suất định mức P 1, P2, P3. Bố trí 3 bóng đèn như hình
14.8. Trong điều kiện đó giữa các công suất của đèn có mối quan hệ nào sau đây ?

A. P1= P2= P3
B. P1+ P2= P3
C. P1= P2+ P3
D. Một quan hệ khác A, B, C.
14.15. Giữa hai điểm A và B của mạch điện, hiệu điện thế 12V có mắc nối tiếp một điện trở (48Ω 1,2W) và một ampe kế sử dụng thang đo (0 – 1A). Trường hợp nào sau đây sẽ xảy ra ?
A. Ampe kế chỉ 0,5A.
B. Ampe kế chỉ 0,25A.
C. Ampe kế chỉ 0,5A nhưng trong một thời gian ngắn điện trở bị cháy hỏng.
D. Ampe kế chỉ 0,25A nhưng trong một thời gian ngắn điện trở bị cháy hỏng.
Nhận định đúng hoặc sai:
16.15. Định luật Jun-Lenxơ không áp dụng được cho trường hợp chỉ có một phần điện năng được
biến đổi thành nhiệt năng.
16.16. khi thay đổi cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn có điện trở không đổi thì nhiệt
lượng toả ra trên mỗi giây đồng hồ tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện.
16.17. Trong thực tế, hiệu điện thế của mạng điện trong nhà là U=220V không đổi nên bếp điện có
công suất nhiệt càng lớn thì điện trở càng nhỏ.
U2
16.18. Công suất của định luật Jun-Lenxơ còn có thể viết: Q =
t
R
16.19. Khi dòng điện đổi chiều nhưng cường độ có hía trị như cũ thì nhiệt lượng toả ra trên điện
trở đang xét trong mỗi giây không thay đổi.
Sơ đồ mạch điện như hình 16.1. Xét các biểu thức sau đây (các ký hiệu có ý nghĩa thường
dùng).
U2
(1) RI2 (t=1s)
(2)
(3) UIt
t
R

Hãy trả lời các câu hỏi bên dưới từ 16.20 đến 16.22 liên quan đến nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn.
16.20. (Các) biểu thức nào diễn tả định luật Jun-Lenxơ ?
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (1), (2) và (3).
16.21. (Các) biểu thức nào là biểu thức của nhiệt lượng toả ra ?
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (1), (2) và (3).
16.22. (Các) biểu thức nào tính điện năng hao phí ?
A. (2)
B. (3)

- 17 -


Trắc nghiệm Vật lý 9

C. (2) và (3)
D. Không có hoặc tất cả.
Có một động cơ điện, điện trở R được mắc vào mạch điện như sơ đồ hình 16.2. Xét các
biểu thức sau: (các ký hiệu có ý nghĩa thường dùng)
U2
(1) UIt
(2) RI2t
(3)
t
R

Hãy trả lời các câu hỏi bên dưới từ 16.23 đến 16.25 liên quan đến điện năng tiêu thụ và nhiệt lượng
toả ra trên mạch.
16.23. Biểu thức nào là biểu thức của điện năng tiêu thụ bởi động cơ ?
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. Không có trong số (1), (2), (3).
16.24. (Các) biểu thức nào tính nhiệt lượng toả ra trong động cơ ?
A. (1)
B. (1) và (2)
C. (2) và (3)
D. Không có trong số (1), (2), (3).
16.25. (Các) biểu thức nào tính điện năng hao phí ?
A. (1)
B. (1) và (2)
C. (2) và (3)
D. Không có trong số (1), (2), (3).
16.26. Tiếp câu 16.24. Cho biết U=200V, I=5A. Hiệu suất của động cơ là 90%. Nhiệt lượng toả ra
bởi động cơ mỗi phút có giá trị nào ?
A. 100J
B. 3000J
C. 6000J
D. Một giá trị khác A, B, C.
16.27. Vẫn tiếp câu 16.24. Điện trở của động cơ có giá trị nào kể sau ?
A. 4Ω
B. 40Ω
C. 1000Ω
D. Giá trị khác A, B, C.
16.28. Trong cùng một thời gian, dụng cụ đốt nóng bằng điện A toả nhiều nhiệt hơn dụng cụ đốt
nóng bằng điện B. Kết luận chính xác về A và B là:

A. Dụng cụ A có điện trở lớn hơn dụng cụ B.
B. Dòng điện qua A lớn hơn dong điện qua B.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ A lớn hơn hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ B.
D. Công suất điện của A lớn hơn công suất điện của B.
16.29. Bốn bóng đèn dây tóc Đ 1 (220V-25W), Đ2 (220V-50W), Đ3 (220V-75W), Đ4 (220V-100W)
mắc nối tiếp vào nguồn điện 220V. Nhiệt lượng toả ra trong cùng một khoảng thời gian ở bóng đèn
nào là lớn nhất ?
A. Đèn Đ1
B. Đèn Đ2
C. Đèn Đ3
D. Đèn Đ4
19.1. Hiệu điện thế dưới 40V đặt lên cơ thể người thì hiện tượng gì xảy ra ?
A. Không tạo ra dòng điện qua cơ thể.

- 18 -


Trắc nghiệm Vật lý 9

B. Tạo ra dòng điện nhưng không chạy qua cơ thể.
C. Tạo ra dòng điện qua cơ thể nhưng không gây ra tác động nào.
D. Tạo ra dòng điện qua cơ thể nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.
19.2. Nhận định nào sau đây sai ?
A. Dòng điện có cường độ 70mA trở lên đi qua cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập.
B. Dòng điện có cường độ trên 25mA đi qua ngực gây tổn thương tim.
C. Dòng điện có cường độ dưới 25mA đi qua cơ thể, ta không nhận biết được.
D. Dòng điện có cường độ thích hợp đi qua cơ thể người có tác dụng chữa một số bệnh.
19.3. Cầu chì có tác dụng gì khi mắc vào mạch điện ?
A. Khi bị điện giật, cầu chì tự động ngắt điện.
B. Không xảy ra hoả hoạn khi đoản mạch.

D. Không nguy hiểm tính mạng khi sơ ý chạm tay vào dây dẫn.
D. Tất cả 3 tác dụng trên.
Với quy ước:
(1) Tiết kiệm điện.
(2) An toàn khi sử dụng điện.
(3) Tiết kiệm điện và an toàn khi sử dụng điện.
(4) Không liên quan đến tiết kiệm điện và an toàn khi sử dụng điện.
Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây từ 19.4 đến 19.8.
19.4. Ngắt điện khi đi ra khỏi nhà hoặc tắt bếp điện, bàn là điện khi không sử dụng nữa là một biện
pháp:
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
19.5. Học sinh làm thí nghiệm với nguồn điện là pin, acquy là một biện pháp:
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
19.6. Dùng các dụng cụ và thiết bị điện có công suất phù hợp là một biện pháp:
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
19.7. Không sử dụng điện để sản xuất nấu ăn, giặt ủi là một biện pháp:
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
19.8. Ngắt điện trước khi sửa chữa điện trong nhà là một biện pháp:

A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
19.9. Sử dụng tiết kiệm điện năng có lợi ích nào sau đây ?
A. Máy phát điện hoạt động ít hơn, kéo dài tuổi thọ.
B. An toàn tính mạng vì không sử dụng điện.
C. Giảm bớt chi phí mua thiết bị điện.

- 19 -


Trắc nghiệm Vật lý 9

D. Dành điện năng tiết kiệm cho các công việc cần thiết khác của xã hội.
U
20.1. Hệ thức của định luật Ohm I =
chỉ áp dụng cho đoạn mạch điện nào sau đây ?
R
A. Đoạn mạch có một dây dẫn.
B. Đoạn mạch chỉ gồm dây dẫn có điện trở không đổi.
C. Đoạn mạch bất kỳ nào.
D. Đoạn mạch khác A, B, C nêu trên.
U
20.2. Hệ thức tính điện trở R =
chỉ áp dụng cho đoạn mạch điện nào sau đây ?
I
A. Đoạn mạch có một dây dẫn.
B. Đoạn mạch trong đó có điện trở không đổi.
C. Đoạn mạch trong đó có điện trở bất kỳ.

D. Đoạn mạch khác A, B, C nêu trên.
20.3. Điện trở tương đương của hai điện trở bằng nhau mắc song song bằng:
A. Tổng hai điện trở.
B. Hiệu hai điện trở.
C. Một nửa của một điện trở.
D. Một trị số khác.
20.4. Có bao nhiêu đoạn mạch được tạo ra từ ba điện trở giống nhau ?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
20.5. Một dây dẫn đồng chất, tiết diện đều, có điện trở R. Chập đôi dây này lại thì điện trở của dây
dẫn mới là bao nhiêu ?
A. 2R
B. 4R
C. R/2
D. R/4
20.6. Một biến trở con chạy có ghi (50Ω-2A) được mắc vào 2 điểm A và B, hiệu điện thế 12V.
Nhận xét nào sau đây sai ?
A. Hiệu điện thế 12V không thể làm hỏng biến trở.
B. Điện trở lớn nhất của biến trở là 50Ω.
C. Cường độ lớn nhất cho phép qua biến trở là 2A.
D. Điện trở nhỏ nhất của biến trở được sử dụng là 6Ω.
20.7. Công suất điện của một dây dẫn có điện trở không đổi:
A. Tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện qua dây dẫn.
B. Tỷ lệ nghịch với điện trở dây dẫn.
C. Tỷ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
D. Tuỳ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
20.8. Khi hai bóng đèn Đ1 (220V-60W), Đ2 (220V-75W) hoạt động ở hiệu điện thế 220V. Nhận
xét nào sau đây sai ?

A. Đèn Đ2 sáng hơn đèn Đ1.
B. Điện trở đèn Đ2 lớn hơn điện trở đèn Đ1.
C. Cường độ dòng điện qua đèn Đ2 lớn hơn cường độ dòng điện qua đèn Đ1.
D. Đèn Đ1, Đ2 sáng bình thường.
20.9. Thiết bị nung nóng bằng điện A toả ra nhiều nhiệt hơn thiết bị nung nóng bằng điện B. Nhận
xét nào sau đây là đúng ?
A. Công suất điện của A lớn hơn công suất điện của B.
- 20 -


Trắc nghiệm Vật lý 9

B. Điện trở của A lớn hơn điện trở của B.
C. Cường độ dòng điện qua A lớn hơn cường độ dòng điện qua B.
D. Các nhận xét trên đều sai.
20.10. Nối vỏ kim loại của thiết bị dùng điện với đất bằng một dây dẫn kim loại sẽ an toàn cho
người sử dụng vì:
A. Khi có dòng điện qua vỏ kim loại thì dóng này sẽ có cường độ rất nhỏ, không nguy hiểm.
B. Dòng điện không thể chạy qua vỏ thiết bị.
C. Khi có dòng điện chạy qua vỏ kim loại, dòng điện sẽ theo dây dẫn kim loại chạy xuống đất,
dòng điện qua người không đán kể nếu chạm vỏ.
D. Khi có dòng điện chạy qua vỏ kim loại, dòng điện sẽ bị triết tiêu, không gây nguy hiểm cho
người nếu chạm vào vỏ.
Nhận định đúng sai:
21.9. Một nam châm hình cầu vẫn có hai cực Nam - Bắc ở hai vị trí đấu xứng nhau qua tâm.
21.10. Hai cực của một nam châm có thể tách rời riêng biệt nhau.
21.11. Hướng Bắc – Nam của kim nam châm tự do khi đặt xa các nam châm khác hay các dòng
điện là do ảnh hưởng của Trái Đất.
21.12. Hai cực của cùng một nam châm khác tên thì hút nhau.
21.14. Các kim loại thuộc nhóm vật liệu từ khi đặt gần nam châm thì bị nam châm:

A. Hút
B. Hút hoặc đẩy tuỳ theo kim loại
C. Đẩy
D. Không hút và cũng không đẩy
Quy ước:
A. Hút nhau
B. Đẩy nhau
C. Hút hoặc đẩy nhau
D. Không hút và không đẩy
Quan sát các hình ở 23.1 trên để trả lời các câu hỏi từ 21.15 đến 21.18.
21.15. Đặt hai thanh nam châm như hình 1 thì hai thanh này sẽ tác dụng lẫn nhau ra sao ?
A.
B.
C.
D.
21.16. Đặt hai thanh nam châm như hình 2 thì hai thanh này sẽ tác dụng lẫn nhau ra sao ?
A.
B.
C.
D.
21.17. Đặt một thanh nam châm và một thanh đồng như hình 3 thì hai thanh này sẽ tác dụng lẫn
nhau ra sao ?
A.
B.
C.
D.
21.18. Đặt hai thanh nam châm chưa xác định được cực như hình 4 thì hai thanh nam châm này sẽ
tác dụng lẫn nhau ra sao ?
A.
B.

C.
D.
Xét các tính chất kể sau của cực nam châm:
(1) Hút được vụn sắt.
(2) Đẩy lẫn nhau.
(3) Hút lẫn nhau
Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây từ 21.19 đến 21.23.
21.19. Muốn nhận biết xem một thanh kim loại có phải là nam châm hay không, ta có thể dựa vào
tính chất nào của các cực ở hai đầu của thanh kim loại đó ?
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. Bất kỳ tính chất nào trong số (1), (2), (3).
21.20. Hai cực cùng màu của thanh nam châm có (các) tính chất nào trong số nêu trên ?
A. (1)
B. (2)
C. (1) + (2)
D. (1) + (3)
21.21. Hai cực khác màu của hai thanh nam châm có (các) tính chất nào trong số kể trên ?
A. (1)
B. (2)
C. (1) + (2)
D. (1) + (3)
21.22. Hai cực của cùng một nam châm có màu khác nhau nên có (các) tính chất nào trong số đã
nêu ở trên ?

- 21 -


Trắc nghiệm Vật lý 9


A. (1)

B. (2)
C. (1) + (2)
D. (1) + (3)
Nhận định đúng sai:
22.6. Tác dụng hút, đẩy giữa các cực của nam châm là biểu hiện của lực từ.
22.7. Lực từ có chiều khác nhau tuỳ theo tác dụng lên cực Bắc hay cực Nam của kim nam châm.
22.8. Mọi lực tác dụng lên thanh nam châm đều là lực từ.
22.9. Tai một nơi, nếu có lực từ thì ắt là nơi đó có từ trường. Ngược lại tại nơi đó có từ trường thì
ắt là có lực từ.
22.10. Trong thí trình bày ở hình 22.2 bên dưới, khi đóng công tắc K thì tác dụng kết hợp của từ
trường dòng điện và từ trường Trái Đất đã làm kim nam châm quay.
22.11. Đưa một kim nam châm lại gần một dây điện. Nếu kim nam châm luôn có một vị trí cân
bằng nhất định thì dây điện có dòng điện chạy qua.
22.12. Kim nam châm dùng để phát hiện từ trường cũng tạo ra xung quanh nó một từ trường.
22.13. Cũng có thể dùng dòng điện để phát hiện ra từ trường.
22.14. Trong thí nghiệm mô tả ở hình 22.2, khi công tắc K mở và bố trí để dây dẫn song song với
kim nam châm tự do thì dây dẫn có phương nào ?
A. Bắc – Nam
B. Đông – Tây
C. Bất kỳ nằm ngang
D. Khác A, B, C
22.15. Tiếp theo câu 22.14, nếu trong thí nghiệm mặc dù cho đóng hay mở công tắc, kim nam
châm tự do vẫn không bị lệch thì có thể kết luận như thế nào dưới đây ?
A. Từ trường của dòng điện bị triệt tiêu bởi Trái Đất.
B. Từ trường của dòng điện có cùng hướng với từ trường Trái Đất.
C. Không có dòng điện trong dây dẫn khi đóng công tắc K.
D. Trường hợp này không thể xảy ra.

22.16. Vẫn tiếp câu 22.14 về thí nghiệm ở hình 22.2. Khi làm thí nghiệm, một học sinh quan sát
thấy kim nam châm quay lệch khỏi vị trí ban đầu và cân bằng ở vị trí khác. Chuyển động quay đó
là do tác dụng của (các) từ trường nào ?
A. Từ trường của dòng điện.
B. Từ trường của Trái Đất.
C. Từ trường kết hợp của dòng điện và Trái Đất.
D. Từ trường của dòng điện hoặc từ trường của Trái Đất.
22.7. Vật nào kể sau đây tạo ra từ trường xung quanh nó ?
A. Nam châm
B. Trái Đất
C. Dòng điện
D. Các vật liệu nêu ở A, B, C.
22.8. Muốn xuất hiện lực từ phải có (các) yếu tố nào ?
A. Từ trường
B. Kim nam châm
C. Từ trường + kim nam châm
D. Từ trường + kim nam châm + Trái Đất
Nhận định đúng sai:
23.9. Khi vẽ một số khá nhiều các đường sức từ của một nam châm ta được từ phổ của nam châm
đó.
23.10. Chiều của đường sức từ là chiều quy ước do các nhà vật lý quy định chọn.
23.11. Ở nơi có đường sức từ thưa thì từ trường yếu, ở nơi các đường sức từ sát nhau thì từ trường
mạnh.
23.12. Tại mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ đi qua.

- 22 -


Trắc nghiệm Vật lý 9


Có 3 đường sức từ dạng như sau:
Hãy trả lời các câu hỏi bên dưới từ 23.13 đến 23.15 về dạng đường sức từ của các nam châm.
23.13. Đường sức từ của nam châm thẳng ở chính giữa nam châm có dạng nào ?
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. Dạng khác A, B, C.
23.14. Đường sức từ của nam châm hình chữ U ở giữa hai từ cực có dạng nào ?
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. Dạng khác A, B, C.
23.15. Đường sức từ của nam châm thẳng về một bên của nam châm có dạng nào ?
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. Dạng khác A, B, C.
Xét các vị trí xung quanh nam châm thẳng được ghi số như sau:
Một kim nam châm nhỏ quay tự do quanh trục thẳng đứng có thể đặt tại các vị trí ghi số. Hãy trả
lời các câu hỏi bên dưới từ 23.16 đến 23.18 về hướng của kim nam châm này.
23.16. Ở (các) vị trí nào thì khi cân bằng, kim nam châm nhỏ song song với nam châm NS ?
A. (1)
B. (3)
C. (1) và (2)
D. (3) và (4)
23.17. Ở (các) vị trí nào thì kim nam châm nhỏ có cực bắc hướng về phía nam châm NS ?
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (2)
D. (3) và (4)

23.18. Ở (các) vị trí nào thì kim nam châm nhỏ có cực nam hướng về phía nam châm NS ?
A. (1)
B. (3)
C. (1) và (2)
D. (3) và (4)
Xét một nam châm thẳng NS. Các vị trí xung quanh được ghi số như hình 23.5. Hãy trả lời
các câu hỏi bên dưới từ 23.19 đến 23.21 về hướng của một kim nam châm nhỏ quay tự do quanh
trục thẳng đứng đặt tại các vị trí này và nằm yên cân bằng. Đặt quy ước trả lời như sau:
A. Song song với nam châm NS.
B. Vuông góc với nam châm NS.
C. Hướng cực bắc về phía nam châm NS.
D. Hướng cực nam về phía nam châm NS.
23.19. Khi đặt tại các vị trí (1) và (2) thì kim nam châm có phương nào ?
A.
B.
C.
D.
23.20. Khi đặt tại vị trí (3) thì kim nam châm có phương nào ?
A.
B.
C.
D.
23.21. Khi đặt tại vị trí (4) thì kim nam châm có phương nào ?
A.
B.
C.
D.
23.22. Xét các vùng ở gần một nam châm chữ U được ghi số như hình 23.6. Trong (các) vùng nào,
đường sức từ song song với nhau ?
A. (1)

B. (2)
C. (3) và (4)
D. (1) và (2)
Nhận định đúng sai:
24.8. Một ống dây có dòng điện sẽ nằm yên theo hướng Bắc – Nam nếu được tự do quay.
24.9. Khi thay đổi chiều dòng điện chạy qua ống dây thì chiều đường sức từ đảo ngược lại.
24.10. Quy tắc “nắm tay phải” giúp ta tìm được chiều đường sức từ khi biết chiều dòng điện trong
ống dây và ngược lại.
24.11. Chỉ xét bên ngoài ống dây thì ống dây có dòng điện tương đương với một nam châm thẳng.
24.12. Dạng các đường sức từ bên trong lòng ống dây điện và giữa hai cực của nam châm hình chữ
U giống nhau.
Có một ống dây điện. Hai đầu của ống dây có thể coi là hai từ cực. hãy trả lời các câu hỏi
24.13 và 24.14 bên dưới về các từ cực này ?
24.13. Đầu nào của ống dây kể sau là từ cực nam ?

- 23 -


Trắc nghiệm Vật lý 9

A. Ở đó các đường sức từ đi vào ống dây.
B. Nhìn thẳng vào ống dây, ta thấy dòng điện chạy theo chiều ki đồng hồ.
C. Theo chiều dòng điện, có thể viết thành chữ S
D. A, B, C đều đúng.
24.14. Đầu nào của ống dây kể sau là từ cực bắc ?
A. Ở đó các đường sức từ ra khỏi ống dây.
B. Nhìn thẳng vào đầu ống dây, ta thấy dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ.
C. Theo chiều dòng điện, có thể viết thành chữ ~
D. A, B, C đều đúng.
Người ta làm thí nghiệm về từ trường của một ống dây và tác dụng của nó lên một kim nam

châm nhỏ như hình 24.3. Kết quả của thí nghiệm được trình bày ở bốn sơ đồ dưới đây. Hãy trả lời
các câu hỏi bên dưới về chiều dòng điện và từ cực của các ống dây. (Sợi dây được quấn theo chiều
kim đồng hồ từ P – Q).
24.15. (Các) ống dây có từ cực Bắc là đầu P của ống gồm:
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (2)
D. (3) và (4)
24.16. (Các) ống dây có từ cực Nam là đầu P của ống gồm:
A. (1)
B. (1) và (2)
C. (3) và (4)
D. không có ống nào
24.17. (Các) ống dây có dòng điện chạy từ P – Q gồm:
A. (1)
B. (1) và (2)
C. (3) và (4)
D. không có ống nào
24.18. (Các) ống dây có dòng điện chạy từ Q – P gồm:
A. (1)
B. (1) và (2)
C. (3) và (4)
D. không có ống nào
24.19. (Các) ống dây không có dòng điện chạy qua gồm:
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (2)
D. (3) và (4)
Nhận định đúng sai
25.6. Các vật liệu sắt từ khi đặt trong từ trường tạo bởi nam châm thì cũng bị nhiễm từ.

25.7. Lực từ của nam châm điện chỉ phụ thuộc cường độ dòng điệnqua ống dây mà không phụ
thuộc hiệu điện thế giữa hai đầu ống dây.
25.8. Sắt non được dùng trong nam châm điện để khi ngắt dòng điện thì nó mất hết từ tính (khử từ)
do đó ngừng tác dụng lực.
25.9. Các vật liệu sắt từ gồm có: sắt, thép, côban, niken.
25.10. Đồng, nhôm là vật liệu rất thường dùng trong ngành điện vì tính dẫn điện. Chúng đều là
những vật liệu không bị nhiễm từ.
Xét các vật liệu kể sau:
(1) Nhôm
(2) Niken
(3) Đồng
(4) Thép
Hãy trả lời ba câu hỏi từ 25.11 đến 25.13 bên dưới về tính sắt từ.
25.11. (Các) vật liệu sắt từ gồm có:
A. (2)
B. (4)
C. (2) + (3)
D. (2) + (4)
25.12. (Các) vật liệu không bị nhiễm từ gồm có:
A. (1)
B. (3)
C. (1) + (3)
D. (1) + (2) + (3)
25.13. (Các) vật liệu nào trong số cho trên có thể dùng để chế tạo nam châm điện ?
A. (1)
B. (2) + (4)
C. (1) + (3)
D. Không vật liệu nào
Cho sơ đồ sau đây của thí nghiệm nêu ở hình 25.1, trong đó B là ống dây, ns là kim nam
châm nhỏ quay tự do quanh trục. D1, D2, D3, D4 là các hướng mà kim nam châm nằm theo trong thí

nghiệm khi có điều kiện thích hợp. Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây từ 25.16 đến 25.18 về vị trí
của kim nam châm. (Sợi dây quấn theo chiều kim đồng hồ từ N – M).
25.16. Khi chưa có dòng điện chạy qua ống dây B thì ns nằm theo D 1. Đóng Khoá để dòng điện
chạy từ N – M. Kim nam châm sẽ có vị trí cân bằng mới theo đường nào ?
A. D2
B. D3
C. D4
D. Không xác định được vì thiếu yếu tố.
25.17. Đảo chiều dòng điện trong ống dây B thì kim nam châm ns sẽ nằm theo hướng nào ?

- 24 -


Trắc nghiệm Vật lý 9

A. D2
B. D3
C. D4
D. Không xác định được vì thiếu yếu tố.
25.18. Nếu khi đóng hay mở khoá (trong ống dây B có thể có hay không có dòng điện) mà ns
không thay đổi vị trí thì ống dây được bố trí theo đường nào ?
A. D2
B. D3
C. D4
D. Không thể có trường hợp này xảy ra.
Xét các bộ phận chính kể sau của một loa điện:
(1) nam châm
(2) ống dây
(3) màng loa
Hãy trả lời các câu hỏi bên dưới từ 26.4 đến 26.6 về các hoạt động của các bộ phận này.

26.4. (Các) bộ phận dao động khi loa điện phát âm gồm có:
A. (1)
B. (2)
C. (2) và (3)
D. (1), (2) và (3)
26.5. (Các) bộ phận trực tiếp gây ra âm là:
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (2) và (3)
26.6. Bộ phận nằm yên của loa điện là:
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. Không có
Nhận định đúng sai:
26.7. Loa điện biến đổi chuyển động tới lui của ống dây (dao động) thành âm thanh.
26.8. Trong loa điện, màng loa là bộ phận trực tiếp phát âm thanh.
26.9. Ba bộ phận chính của loa điện là: nam châm - ống dây – màng loa.
26.10. Cấu tạo của rơle điện từ luôn gồm một nam châm điện.
26.11. Rơle điện từ phải có hai mạch điện: mạch có nam châm điện và mạch làm việc.
26.12. Dùng rơle điện từ để điều khiển một mạch làm việc thì khi nam châm điện hoạt động bao
giờ mạch chính cũng đóng.
Cho sơ đồ mạch điện dùng rơle điện từ như hình 26.3 để điều khiển sự đóng mở của một
đèn điện. Các vị trí ghi số (1), (2), (3) là những vị trí cần mắc bộ phận thích hợp được hỏi dưới đây
từ câu 26.13 đến câu 26.16.
26.13. Nam châm điện có lõi sắt non phải được mắc vào vị trí nào ?
A. (1)
B. (2)
C. (3)

D. Bất kỳ vị trí nào trong số (1), (2), (3).
26.14. Nguồn điện để tạo ra nam châm điện được mắc vào vị trí nào ?
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (2) hoặc (3).
26.15. Khoá điện để đóng, mở mạch nam châm điện được mắc vào vị trí nào ?
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (2) hoặc (3).
26.16. Lò xo ở mạch đèn điện có chức năng gì ?
A. Cản không cho thanh A đụng vào B.
B. Kéo thanh A rời B khi nam châm điện ngừng hút.
C. Chỉ để thanh A chạm nhẹ vào thanh B.
D. Một chức năng khác A, B, C.
Nhận định đúng sai:
27.5. Lực do một dòng điện tác dụng lên một dòng điện khác cũng là lực điện từ.
27.6. Vì dòng điện là dòng dịch chuyển của các hạt mang điện nên lực điện từ thực ra là do từ
trường tác dụng lên hạt mang điện chuyển động.
27.7. Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều của đường sức từ, chiều của dòng điện và chiều của lực
điện từ luôn vuông góc với nhau từng đôi một.
27.8. Một dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường thì luôn chịu tác dụng của lực điện từ.
27.9. Đảo chiều đồng thời dòng điện và từ trường thì chiều của lực điện từ tác dụng vào một đoạn
dây điện sẽ không đổi.
27.10. Lực nào kể sau là lực điện từ ?
A. Lực do nam châm tác dụng lên dây điện có dòng điện.
B. Lực do ống dây có dòng điện tác dụng lên một dây dẫn khác có dòng điện.

- 25 -



×