Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Tư tưởng triết học chính trị ở việt nam thế kỷ XV qua đại việt sử ký toàn thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 212 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---***---

TRẦN MẠNH QUANG

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM
THẾ KỶ XV QUA ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ

<大 越 史 記 全 書>

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM

HÀ NỘI – 2011


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
2
1. Lý do chọn đề tài
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
7
3. Giới hạn của luận văn
9
4. Phương pháp nghiên cứu
9
5. Kết cấu của luận văn
9
B. NỘI DUNG
10


Chương 1: Dữ liệu về tư tưởng triết học chính trị Việt Nam thế kỷ XV
trong Đại Việt sử ký toàn thư
10
1.1. Dữ liệu giai đoạn nhà Hồ (1400 – 1407)
10
1.2. Dữ liệu giai đoạn Minh thuộc (1407 – 1427)
14
1.2.1. Nhà Hậu Trần
15
1.2.2. Khởi nghĩa Lam Sơn
20
1.3. Dữ liệu giai đoạn nhà Lê sơ (1428 – 1504)
27
1.3.1. Từ Lê Thái Tổ tới trước Lê Thánh Tông (1428 – 1460)
28
1.3.2. Thời kỳ Lê Thánh Tông (1460 – 1497)
57
1.3.3. Thời kỳ Lê Hiến Tông (1497 – 1504)
88
Chương 2: Những nhận định và đánh giá về nội dung tư tưởng triết
học chính trị Việt Nam thế kỷ XV qua Đại Việt sử ký toàn thư
97
2.1. Về đối nội
97
2.1.1. Biện chính cho quyền lực tối cao
97
2.1.2. Mô hình thiết chế hệ thống
105
2.1.3. Quan niệm về cấu trúc cư dân theo lãnh thổ và tầng lớp
124

2.1.4. Thái độ ứng xử của chính quyền đối với tôn giáo, tín ngưỡng 136
2.1.5. Quan niệm về nguồn lực
152
2.1.6. Học thuyết về quân sự
162
2.1.7. Vấn đề hình luật
173
2.2. Về đối ngoại
179
2.2.1. Chính sách ứng xử đối với Bắc triều
179
2.2.2. Chính sách ứng xử đối với các nước khác
184
C. KẾT LUẬN
189
Tài liệu tham khảo
194

1


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ở Việt Nam hiện nay bộ môn Chính trị học còn mới, trong bộ môn
đó có một lĩnh vực về triết học chính trị, tức lý thuyết về những phạm trù,
khái niệm chung, cơ bản nhất của chính trị. Các hệ đề tài đi vào nghiên cứu
vấn đề này, đặc biệt thông qua sử sách để tìm hiểu còn ít.
Lịch sử chính trị ở Việt Nam hiện còn tranh cãi, chưa rõ ràng về
từng mốc giai đoạn. Sự chuyển hóa từ các chế độ, các phương thức quản lý,
cai trị nhà nước, các chính sách đối với từng đối tượng, thành phần giai cấp,

tôn giáo… còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ cần được làm sáng tỏ thêm.
Trong lịch sử xã hội Việt Nam tuy bàn luận có nhiều ý kiến khác
nhau về số phận các hình thái và tên gọi của các thể chế, nhưng có một
điều không chối cãi là kể từ thế kỷ X (968 - nhà Đinh) trở đi cho đến
những năm đầu thế kỷ XX (1945 - kết thúc nhà Nguyễn) là thể chế quân
chủ chuyên chế. Tại sao lại chọn mốc 968 để bắt đầu cho thể chế này? Bởi
kể từ năm 968, thời Đinh, mới được 大 越 史 記 全 書/Đại Việt sử ký toàn
thư đưa vào phần “Bản kỷ”, còn khoảng thời gian 30 năm trước từ khi Ngô
Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng được đưa vào phần
“Ngoại kỷ”. Điều này không quá khó hiểu, bởi thời Ngô tuy đã giành được
độc lập nhưng thể chế nhà nước còn yếu, đây là hệ quả tất yếu của một đất
nước vừa vươn mình dậy sau gần 1000 năm Bắc thuộc đè nén. Mặt khác
quan trọng hơn, chỉ đến thời Đinh với sự kiện Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi lấy

2


hiệu là Đinh Tiên Hoàng, vị thế của một nhà nước quân chủ chuyên chế
phương Nam mới được đặt song hành với nhà nước quân chủ chuyên chế
phương Bắc trên bình diện phận vị là “Hoàng đế”. Sử gia của Đại Việt sử
ký toàn thư lấy mốc 968 để mở đầu cho phần “Bản kỷ” là vì sự tự tôn dân
tộc như vậy.
Thể chế chính trị ấy (quân chủ chuyên chế) của Việt Nam trước thế
kỷ XV tuy có những lúc thịnh suy, trải qua những triều đại lớn (Lý, Trần)
nhỏ (Đinh, Tiền Lê). Đến thời Lê sơ, đặc biệt triều đại Lê Thánh Tông với
hai niên hiệu Quang Thuận (1460 - 1469) và Hồng Đức (1470 - 1497) đã
đạt tới đỉnh cao, đó là tiêu thức mô hình chuẩn về thể chế nhà nước được
tích hợp từ kinh nghiệm của các đời trước1. Mà có lẽ, cho đến tận các triều
đại Trung hưng, Nguyễn về sau vẫn noi theo, lấy đó làm nền tảng, chuẩn
tắc2. Chính vì vậy, nghiên cứu thế kỷ XV mà trọng tâm là thời Lê Thánh

Tông có ý nghĩa về nhiều mặt, mà chúng tôi cụ thể ở đề tài là mặt tư tưởng
triết học chính trị.
Nền chính trị trong lịch sử Việt Nam từ trước năm 1945 (thời kỳ
trước khi nhà nước quân chủ bị xóa bỏ) không nhiều thì ít đều có gắn với
yếu tố tôn giáo, thần quyền, càng lùi dần về quá khứ thì yếu tố ấy càng

1

Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục (Viện Sử học dịch (2007), Nxb Văn hóa - Thông tin, tr.60) nhận
xét: “Nước Nam ta, triều nhà Lý có một loại chế độ, triều nhà Trần có một loại chế độ, đời Hồng Đức về
sau có một loại chế độ…đều tùy theo thời nghi, hợp với trị đạo”.
2
Cũng xin lưu ý thêm, mô hình chế độ quân chủ chuyên chế đó được lựa chọn và trải qua rất nhiều biến
cố lịch sử, xét từ hai phương diện chủ yếu: thứ nhất, khả năng kiến tạo một xã hội mạnh nhưng chấp
nhận được những sự phân tầng, giải quyết hoặc điều hòa được những mâu thuẫn xã hội. Thứ hai, tập hợp
được các lực lượng xã hội để đối phó hữu hiệu với các thế lực ngoại xâm, bất ổn hay xung đột tầm quốc
gia – dân tộc, trong đó đặc biệt là mối đe dọa thường trực từ phương Bắc, có ảnh hưởng tới sự tồn vong
của nhà nước Đại Việt.

3


đậm nét. Vậy sự kết hợp giữa hoàng quyền và thần quyền cũng là một
trong những vấn đề về tư tưởng chính trị đề tài quan tâm.
Ở Việt Nam từ xưa ít có truyền thống “Kinh học” - tức những tác
phẩm chuyên biệt về tư tưởng. Lịch sử không để lại nhiều những công
trình mang màu sắc lý luận phản ánh những phương diện, tư tưởng thượng
tầng. Trong số tư liệu mà lịch sử để lại, có lẽ một trong những loại tài liệu
quan trọng nhất khi nghiên cứu về vấn đề tư tưởng chính là các bộ sử.
Chọn 大 越 史 記 全 書/Đại Việt sử ký toàn thư làm đối tượng khảo

sát của đề tài bởi:
Đây là bộ sử ra đời sớm (thế kỷ XV), có tính lâu dài, có trước hầu
hết các bộ thông sử Việt Nam khác (trừ 大 越 史 記/Đại Việt sử ký của Lê
Văn Hưu đã thất truyền, thực chất đã được Đại Việt sử ký toàn thư kế thừa).
Đây là bộ sử có tầm vóc lớn, được bổ sung qua nhiều thế hệ.
Đây là bộ sử được triều đình Lê sơ ra lệnh thực hiện (đời vua Lê
Thánh Tông năm 1479), có tính chất quan phương, chính thống, được các
triều đại về sau tiếp nối công nhận.
Đây là bộ sử do nhà trí thức đại Nho Ngô Sĩ Liên thực hiện, sau
được các nhà trí thức Nho sĩ khác bổ sung hoàn thiện thêm như Vũ Quỳnh,
Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy. Ngoài ra còn phải kể đến hai nhà đại trí
thức của hai bộ sử đã thất truyền mà Đại Việt sử ký toàn thư kế thừa, đó là
Lê Văn Hưu với Đại Việt sử ký và Phan Phu Tiên với 大 越 史 記 續 編
/Đại Việt sử ký tục biên.

4


Về mặt văn bản, tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm có một số
bản in Đại Việt sử ký toàn thư với kí hiệu lần lượt như sau: A.3/1-4;
A.2694/1-7; VHv.179/1-9; VHv.1499/1-9; VHv.2330-2336 3 . Trong đó,
bản A.3, A.2694, VHv.179, VHv.1499 có niên đại in vào đời Nguyễn. Bản
VHv.2330-2336 không rõ niên đại nhưng bị thiếu tới 8 quyển. Theo các
nhà nghiên cứu4, bản khắc in xưa nhất còn lưu giữ được của bộ Đại Việt sử
ký toàn thư tính đến thời điểm hiện nay chính là bản 內 閣 官 板/Nội các
quan bản. Đây là bản in khắc theo mộc bản năm Chính Hòa thứ 18 (1697),
do Trường Viễn Đông bác cổ ở Paris trao tặng cho Ủy ban Khoa học Xã
hội Việt Nam năm 19855. Sau đó, ngay lập tức, Ủy ban đã thành lập một
Hội đồng chỉ đạo việc nghiên cứu, phiên dịch bộ Đại Việt sử ký toàn thư
dựa trên bản in Nội các quan bản đó. Từ vi phim (MF), bản chụp nguyên

văn chữ Hán bản in Nội các quan bản đã được sao ra và in lại toàn văn
trong tập (IV) của công trình Đại Việt sử ký toàn thư, nhà xuất bản Khoa
học Xã hội, Hà Nội 1998. Chúng tôi mạnh dạn sử dụng bản Nội các quan
bản này để làm văn bản khảo sát trong luận văn.
Việc sử dụng nguyên bản chữ Hán văn bản Đại Việt sử ký toàn thư
có ý nghĩa: trước hết, đáp ứng yêu cầu của một luận văn chuyên nghành
Hán Nôm, dùng nguyên văn Hán Nôm của tác phẩm để tìm hiểu. Mặt khác,
với nội dung nghiên cứu của đề tài, việc diễn giải và phân tích ngữ nghĩa
3

Ngoài ra còn một số ký hiệu lưu trữ được chúng tôi ghi nhận trong quá trình khảo sát Di sản Hán Nôm
Việt Nam - Thư mục đề yếu ở thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm là Paris.SA.HM.2197, Paris.BN.A.31,
Paris.BN.A.102. Tuy nhiên đều không có văn bản thực tế tại thư viện.
4
Như Phan Huy Lê, Nguyễn Khánh Toàn, Hà Văn Tấn…
5
Bản trao tặng lưu trữ dưới dạng vi phim (MF), có ký hiệu PD.2310 tại Thư viện Hội Á châu, Paris.

5


nguyên văn chữ Hán Đại Việt sử ký toàn thư sẽ làm nổi bật lớp nghĩa triết
học chính trị có thể ẩn tàng sâu bên trong, mà nếu chỉ thông qua bản dịch
có sẵn thì không thể khai thác được. Ví dụ, câu nói của Hồ Nguyên Trừng:
臣 不 怕 戰,但 怕 民 心 之 從 違 耳 - Thần bất phạ chiến, đãn phạ dân
tâm chi tòng vi nhĩ. Trước nay thường được dịch là: “Thần không sợ đánh,
chỉ sợ lòng dân không theo!”6. Từ đó dẫn đến đánh giá chính trị nhà Hồ
quá thấp, để mất hẳn nhân tâm. Cần biết rằng chữ 違/Vi trong “民 心 之 從
違”còn có nghĩa là “lìa, lánh”, tinh ý sẽ nhận thấy ẩn ý bên trong là dân
chúng đối với nhà Hồ chưa có sự đồng nhất, có bộ phận theo, có bộ phận

không theo, có bộ phận thì lưỡng lự. Cho nên hiểu “lòng dân ly tán” thì
phù hợp hơn, sát với ngữ nghĩa hơn. Thêm một ví dụ nữa, về chính sách
hình pháp đời Lê Thái Tông định rõ: 凡 治 道 以 清 刑 爲 本 - Phàm trị
đạo dĩ thanh hình vi bản. Các bản dịch thành “Phép trị nước lấy hình pháp
gọn nhẹ làm gốc”7. Thực chất, 清 刑/Thanh hình còn hàm nghĩa chế độ
hình pháp giản lược mà rành mạch, tinh yếu mà đầy đủ. Những tư tưởng,
khái niệm ẩn tàng như thế nếu chỉ nhìn vào bản dịch sẵn sẽ không thể nào
nhận diện được, chỉ có thể đi từ chính nguyên bản chữ Hán để giải mã. Lý
do cần khảo sát nguyên văn chữ Hán văn bản Đại Việt sử ký toàn thư là
vậy.

6
7

Ngô Đức Thọ dịch (1998), Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb KHXH, Hà Nội, tr.211.
Nt, tr.318.

6


Từ những vấn đề nêu trên, việc chọn lựa đề tài này vừa là một sự
đóng góp thêm cho ngành chính trị học Việt Nam nói chung cũng như góp
phần tìm hiểu thêm về lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Về góc độ cá nhân, bản thân là người làm trong lĩnh vực tôn giáo, lại
học cao học Hán Nôm, người thực hiện đề tài mong muốn có sự gắn kết
giữa công việc thực tế với chuyên môn đào tạo: bằng việc thông qua văn
bản 大 越 史 記 全 書/Đại Việt sử ký toàn thư - là một thư tịch cổ Hán
Nôm, để tìm hiểu về tư tưởng triết học chính trị Việt Nam - mà có một
phần trong đó là những tư tưởng về tôn giáo.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Như đã biết, thế kỷ XV là thế kỷ có tính bước ngoặt trong lịch sử
Việt Nam, từ sự sụp đổ của nhà Hồ; sự áp bức đô hộ của ngoại bang (nhà
Minh - Trung Quốc); khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi dựng nên triều Lê;
Nho giáo bước lên vũ đài chính trị với vị thế cao nhất; Phật giáo sau giai
đoạn tham gia triều chính Lý - Trần cực thịnh đã lùi dần về dân gian. Bởi
thế, việc nghiên cứu thế kỷ này đã được nhiều học giả đặt ra. Với hướng
giải quyết về tư tưởng triết học chính trị trong giai đoạn này của đề tài,
chúng tôi quan tâm tới những công trình có nội dung thuộc về lĩnh vực đó.
Ngay từ thế kỷ XVIII đã có Lê Quý Đôn (1726-1784) với 見 聞 小
錄/Kiến văn tiểu lục, 雲 薹 類 語/Vân đài loại ngữ, Phan Huy Chú (17821840) với 歷 朝 憲 章 類 誌/Lịch triều hiến chương loại chí đều có đề cập
tới một số mặt tiêu biểu về chế độ, quan chức, hình luật, khoa mục, binh

7


chế, văn tịch, bang giao... của những đời vua trong giai đoạn này. Tuy vậy,
các tác phẩm chủ yếu nặng về công việc kê cứu lược thuật, có chăng thêm
đôi lời bàn luận.
Sang thời hiện đại, việc nhìn nhận và đánh giá về thế kỷ XV được đề
cao với những tác phẩm mang tính chất tư tưởng rõ rệt như Đại cương triết
học Việt Nam của Nguyễn Hùng Hậu8 có dành một mục để khái quát về tư
tưởng triết học giai đoạn Lê sơ. Đáng chú ý, GS.TS Lê Văn Quán9 với tác
phẩm Lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Việt Nam từ Bắc thuộc đến thời kỳ
Lý-Trần mặc dù chỉ đề cập tới những giai đoạn tư tưởng chính trị-xã hội
Việt Nam trước thế kỷ XV nhưng công trình này rất có ý nghĩa và giá trị
tham khảo, bởi tư tưởng là một quá trình, việc nhìn nhận các giai đoạn tư
tưởng trước sẽ góp phần nhận diện cho giai đoạn tư tưởng về sau.
Đáng tiếc số lượng các công trình nghiên cứu chuyên biệt về tư
tưởng triết học chính trị thời kỳ này còn ít, đặc biệt là nghiên cứu qua dữ
liệu nguyên bản chữ Hán của 大 越 史 記 全 書/Đại Việt sử ký toàn thư.

Khảo sát kho luận văn, luận án của thư viện trường Đại học Khoa học Xã
hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và một số thư viện khác như
thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Sử học, Viện Triết học chúng
tôi chưa thấy đề tài nào có hướng tìm hiểu này. Thiết nghĩ đây là một trong
những hướng tiếp cận qua văn bản Hán Nôm rất quan trọng để có thể nhận
diện tư tưởng triết học chính trị Việt Nam thế kỷ XV, mà các nhà nghiên
8

Nguyễn Hùng Hậu (2005), Đại cương triết học Việt Nam, Nxb Thuận Hóa.
Lê Văn Quán (2008), Lịch sử tư tưởng chính trị-xã hội Việt Nam từ Bắc thuộc đến thời kỳ Lý-Trần, Nxb
Chính trị Quốc gia.
9

8


cứu xưa nay chưa có sự quan tâm đúng mức. Vậy nên, với suy nghĩ ấy,
chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn và thực hiện đề tài này, hy vọng có thể bổ
sung thêm vào mặt khuyết thiếu đó của các nghiên cứu trước.
3. Giới hạn của luận văn:
Luận văn không có tham vọng tìm hiểu, hệ thống hóa tất cả hay mọi
biểu hiện có tính chất chính trị của Việt Nam thế kỷ XV qua ghi chép trong
大 越 史 記 全 書/Đại Việt sử ký toàn thư. Mà phạm vi giới hạn của đề tài
thực hiện là chỉ đi vào những vấn đề, dữ liệu chính trị có tính chất triết học
đó là những khái niệm, những phạm trù, những vấn đề có tính khái quát.
Một lưu ý thêm về giới hạn đề tài luận văn là tìm hiểu tư tưởng triết
học chính trị Việt Nam chỉ trong phạm vi một thế kỷ - thế kỷ XV, tức từ
thời Hồ (1400) đến hết thời Lê Hiến Tông (1497 – 1504)10.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành như lịch

sử, triết học, văn bản học, thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích tư liệu…
5. Kết cấu của luận văn:
Luận văn gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận. Trong đó phần
nội dung được chia làm hai chương lớn như sau:
Chương 1: Dữ liệu về tư tưởng triết học chính trị Việt Nam thế
kỷ XV trong Đại Việt sử ký toàn thư
10

Sở dĩ chúng tôi tính hết cả thời kỳ Lê Hiến Tông, có phần vượt qua mốc thế kỷ XV đôi chút, bởi trong
5 năm ngắn ngủi đó (1500 – 1504) những tư tưởng, đường lối của nhà Lê sơ thực chất vẫn là sự tiếp nối
của giai đoạn vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV). Sau khi Lê Hiến Tông mất, triều Lê sơ bắt đầu suy thoái.

9


Chương 2: Những nhận định và đánh giá về nội dung tư tưởng
triết học chính trị Việt Nam thế kỷ XV qua Đại Việt sử ký toàn thư

B. NỘI DUNG
Chương 1: Dữ liệu về tư tưởng triết học chính trị Việt Nam
thế kỷ XV trong Đại Việt sử ký toàn thư
1.1. Dữ liệu giai đoạn nhà Hồ (1400 – 1407)
Nhà Hồ do Hồ Quý Ly (1336 – 1407) dựng nên kế nghiệp nhà Trần
đã suy vi từ cuối thế kỷ XIV. Tuy thời gian tồn tại ngắn ngủi chưa đầy 10
năm11 nhưng nhà Hồ đã để lại một số dấu ấn đáng ghi nhận về tư tưởng
triết học chính trị trong lịch sử Việt Nam. Tiếc rằng những cải cách thời kỳ
này còn chưa phát huy được giá trị thì Đại Việt đã phải đương đầu với
cuộc xâm lăng của nhà Minh (Trung Quốc). Từ đó dẫn đến sự lụn bại và
tan rã của chế độ thống trị nhà Hồ (1407). Những dữ liệu có liên quan tới
tư tưởng triết học chính trị giai đoạn này được 大 越 史 記 全 書/Đại Việt

sử ký toàn thư ghi nhận lại như sau:
1)六 月, 季 犛 自 稱 國 祖 章 皇, 服 蒲 黃 色, 居 仁 壽 宫, 依 太 子 例
出 入, 用 黃 盖 十 二 柄. 子 漢 蒼 稱 攝 太 傅, 居 皇 元 殿 之 右. 元
11

Nếu tính cả thời gian Hồ Quý Ly tham chính ở triều Trần (khoảng gần 30 năm – từ thời vua Trần Nghệ
Tông (1370 – 1372) thì đã thực hiện được một số cải cách quan trọng, tiêu biểu như phép hạn điền, phát
hành tiền giấy…

10


澄 為 司 徒. 榜 文 曰 奉 攝 政 國 祖 章 皇, 但 稱 予 而 未 敢 稱 朕.
[VIII-35a]
PA:
Lục nguyệt, Quý Ly tự xưng Quốc Tổ Chương Hoàng, phục bồ
hoàng sắc, cư Nhân Thọ cung, y thái tử lệ xích nhập, dụng hoàng cái thập
nhị bính. Tử Hán Thương xưng Nhiếp thái phó, cư Hoàng Nguyên điện chi
hữu. Nguyên Trừng vi tư đồ. Bảng văn viết Phụng Nhiếp Chính Quốc Tổ
Chương Hoàng, đãn xưng “dư” nhi vị cảm xưng “trẫm”.
DN:
(Kiến Tân năm thứ 2 (1399)12. Tháng 6, Quý Ly tự xưng là Quốc Tổ
Chương Hoàng, mặc áo màu bồ hoàng, ở cung Nhân Thọ, ra vào theo lệ
thái tử, dùng 12 chiếc lọng vàng. Con là Hán Thương xưng là Nhiếp thái
phó, ở bên hữu điện Hoàng Nguyên. Nguyên Trừng làm tư đồ. Bảng văn
thì đề là Phụng Nhiếp Chính Quốc Tổ Chương Hoàng, chỉ xưng là "dư"
mà chưa dám xưng "trẫm". (biện chính)
2)季 犛 遣 三 館 属 官, 祇 候 內 人, 內 寢 學 生 分 行 各 路, 潛 訪 官
吏 得 失 民 間 利 病 以 為 黜 降, 永 為 定 式 .自 此 轉 易 守 令. [VIII37b]
PA:

Quí Ly khiển tam quán thuộc quan, chi hậu nội nhân, nội tẩm học
sinh phân hành các lộ. tiềm phỏng quan lại đắc thất dân gian lợi bệnh dĩ vi
truất giáng, vĩnh vi định thức. Tự thử chuyển dịch thủ lệnh.
DN:
(Kỷ Mão, năm 1399) Quý Ly sai thuộc quan ở tam quán, chi hậu nội
nhân, nội tẩm học sinh chia nhau đi các lộ, bí mật dò hỏi kẻ hay người dở
trong quan lại, việc lợi việc hại ở dân gian để tiến hành việc giáng truất,
quy định thành thể thức lâu dài. Từ đó, các chức thú lệnh mới thay đổi
luôn. (đường lối cai trị - tuyển chọn quan lại)

12

Năm 1399 là năm Hồ Quý Ly bức vua Trần Thuận Tông xuất gia, bắt đầu cho việc phế truất nhà Trần,
lập nên nhà Hồ một năm sau (1400). Vì tính chất “bản lề”, quan trọng đó nên chúng tôi dẫn thêm một vài
tư liệu năm 1399 để có cái nhìn bao quát hơn về tư tưởng triết học chính trị nhà Hồ.

11


3)辛 巳 (...) 夏 ,四 月,漢 蒼 攢 造 天 下 户 籍 ,許 註 胡 氏 族 演 州 清
化 二 派 . 籍 人 口 二 歲 以 上 並 以 現 在 為 實 ,不 許 流 亡 而 猶 有
籍 者 .[VIII-39a]
PA:
Tân Tỵ (...) Hạ, tứ nguyệt, Hán Thương toàn tạo thiên hạ hộ tịch,
hứa chú Hồ thị tộc Diễn Châu Thanh Hóa nhị phái. Tịch nhân khẩu nhị tuế
dĩ thượng tịnh dĩ hiện tại vi thực, bất hứa lưu vong nhi do hữu tịch giả.
DN:
Tân Tỵ, (1401), (Hồ Hán Thương Thiệu Thành năm thứ 1, Minh
Kiến Văn năm thứ 3) (…) Mùa hạ, tháng 4, Hán Thương sai làm sổ hộ tịch
trong cả nước, cho ghi họ Hồ có hai phái ở Diễn Châu và Thanh Hóa.

Biên hết vào sổ những nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên và lấy số hiện tại làm
thực số, không cho phép người lưu vong mà vẫn biên tên trong sổ (đường
lối cai trị - cấu trúc cư dân)
4)置 市 監, 放 抨 尺 升 斗 ,定 鈔 價 ,使 相 貿 易. [VIII-43a]
PA:
Trí thị giám, phóng bình xích thăng đấu, định sao giá, sử tương mậu
dịch.
DN:
(Tân Tỵ, năm 1401. Tháng 2) Đặt chức thị giám, ban hành cân,
thước, thưng, đấu, định giá tiền giấy, cho cùng đưa vào giao dịch. (đường
lối cai trị)
5)漢 蒼 命 誅 方 術 人 陳 德 輝 . [VIII-43a]
PA:
Hán Thương mệnh tru phương thuật nhân Trần Đức Huy.
DN:
(Tân Tỵ, năm 1401. Tháng 2) Hán Thương sai giết người phương
thuật là Trần Đức Huy. (ứng xử Đạo giáo)

12


6) 乙 酉 . 春 , 二 月 (...) 明 遣 使 求 割 諒 山 禄 州 之 地 . 季 犛 命 行
遣 黃 晦 卿 為 割 地 使 . 晦 卿 以 古 楼 等 村 凡 五 十 九 村 還 之.
[VIII-48a] 季 犛 責 辱 晦 卿 以 所 還 數 多.凡 彼 所 置 土 官 密 令 土
人 以 毒 之.
PA:
Ất Dậu. Xuân, nhị nguyệt (...) Minh khiển sứ cầu cát Lạng Sơn Lộc
Châu chi địa. Quý Ly mệnh hành khiển Hoàng Hối Khanh vi cát địa sứ.
Hối Khanh dĩ Cổ Lâu đẳng thôn phàm ngũ thập cửu thôn trí chi. Quý Ly
trách nhục Hối Khanh dĩ sở hoàn sổ đa. Phàm bỉ sở trí thổ quan mật lệnh

thổ nhân dĩ độc chi.
DN:
Ất Dậu, (1405), (Hán Thương Khai Đại năm thứ 3). Mùa xuân,
tháng 2 (…) Nhà Minh sai sứ sang đòi cắt đất Lộc Châu ở Lạng Sơn. Quý
Ly sai hành khiển Hoàng Hối Khanh làm cát địa sứ. Hối Khanh đem các
thôn như Cổ Lâu, gồm cả thảy 59 thôn trả cho nhà Minh. Quý Ly trách
mắng, lăng nhục Hối Khanh vì trả lại đất nhiều quá. Những thổ quan do
bên kia đặt, (Quý Ly) đều bí mật sai thổ nhân ở đó đánh thuốc độc giết đi.
(quan hệ bang giao)
7)九 月,漢 蒼 命 試 吏 員. 漢 蒼 定 南 北 班 軍 分 為 十 二 衛. [VIII48b]
PA:
Cửu nguyệt, Hán Thương mệnh thí lại viên. Hán Thương định Nam
Bắc ban quân phân vi thập nhị vệ.
DN:
(Ất Dậu, năm 1405) Tháng 9, Hán Thương lệnh thi xét lại viên. Hán
Thương định quân Nam ban và Bắc ban chia thành 12 vệ. (khảo xét quan
lại - quân sự)
8)左 相 國 澄 曰 : 臣 不 怕 戰 , 但 怕 民 心 之 從 違 耳. [VIII-49b]
PA:

13


Tả tướng quốc Trừng viết: Thần bất phạ chiến, đãn phạ dân tâm chi
tòng vi nhĩ.
DN:
(Ất Dậu, năm 1405) Tả tướng quốc Trừng nói: "Thần không sợ đánh,
chỉ sợ lòng dân ly tán mà thôi!". (biện chính)
9)史 臣 吳 士 連 曰: 天 命 在 乎 民 心. 澄 之 言 深 得 [VIII-50a] 其 要.
不 可 以 胡 氏 故 廢 澄 之 言.

PA:
Sử thần Ngô Sĩ Liên viết: Thiên mệnh tại hồ dân tâm. Trừng chi
ngôn thâm đắc kỳ yếu. Bất khả dĩ Hồ thị cố phế Trừng chi ngôn.
DN:
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Mệnh trời là ở lòng dân. Câu nói của
Trừng hiểu được điều cốt yếu đó. Không thể vì cớ là họ Hồ mà bỏ câu nói
của Trừng. (biện chính)
10)史 臣 吳 士 連 曰:(…)胡 氏 弑 陳 順 宗 而 篡 其 國, 陳 沆, 陳 渴
真 諸 人 謀 誅 之 而 不 能 克 身 死 之 . 後 七 八 年 間, 無 有 能 再 舉
者. 自 謂 國 人 無 敢 誰 何. 然 乱 臣 賊 子 人 人 得 而 誅 之 而 天 討
之 在 天 下 不 容 一 日 捨 也. [IX-7b]
PA:
Sử thần Ngô Sĩ Liên viết: (…) Hồ thị thí Trần Thuận Tông nhi soán
kì quốc, Trần Hãng, Trần Khát Chân chư nhân mưu tru chi nhi bất năng
khắc thân tử chi. Hậu thất bát niên gian, vô hữu năng tái cử giả. Tự vị quốc
nhân vô cảm thùy hà. Nhiên loạn thần tặc tử nhân nhân đắc nhi tru chi nhi
thiên thảo chi tại thiên hạ bất dung nhất nhật xả dã.
DN:
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: (...) Họ Hồ giết Trần Thuận Tông mà cướp
lấy nước, những người như Trần Hãng, Trần Khát Chân mưu giết mà
không được. Sau khi họ chết, trong khoảng 7, 8 năm, không còn ai có thể
làm được việc ấy nữa. (Họ Hồ) tự cho là người trong nước không còn ai
dám làm gì nữa. Nhưng bọn loạn thần tặc tử thì ai ai cũng có thể giết chết

14


chúng được và trời cũng không một ngày nào tha trừng phạt chúng dưới
gầm trời này. (biện chính – tính chính thống)
1.2. Dữ liệu giai đoạn Minh thuộc (1407 – 1427)

Nhà Minh (Trung Quốc) sau khi tiêu diệt triều Hồ đã từng bước thiết
lập nền đô hộ Đại Việt. Dưới chính sách cai trị hà khắc cả về kinh tế, chính
trị, văn hóa của chúng, nhân dân Đại Việt phải chịu cảnh lầm than, cơ cực.
Trong bài 告平吳/Cáo bình Ngô Nguyễn Trãi đã vạch rõ:
狂 明 伺 隙 ,因 以 毒 我 民
焮 蒼 生 於 虐 焰 ,陷 赤 子 於 禍 坑
Cuồng Minh tứ khích

(Quân Minh cuồng bạo gây oán

Nhân dĩ độc ngã dân

Thừa cơ hãm hại dân ta

Hân thương sinh ư ngược diệm

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Hãm xích tử ư họa khanh

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai họa)

Trước tình cảnh đó, người dân Đại Việt đã không chịu khuất phục,
vùng lên đấu tranh đánh đuổi quân xâm lược. Nổi bật có sự quật khởi của
tôn thất nhà Trần do Trần Ngỗi, con Trần Nghệ Tông, tự xưng là Giản
Định Đế và Trần Quý Khoáng, cháu nội Nghệ Tông, tự xưng là Trùng
Quang Đế, được sử sách gọi là nhà Hậu Trần. Kế đến là cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn vĩ đại của người anh hùng áo vải Lê Lợi. Khi tìm hiểu về tư
tưởng triết học chính trị Việt Nam thế kỷ XV không thể bỏ qua những tư
tưởng manh nha giai đoạn này. Đây có thể coi là bước đệm chuyển tiếp


15


cho thời kỳ nhà Lê sơ huy hoàng về sau với những chuyển biến bước ngoặt
cả về thể chế và đường lối cai trị đất nước.
1.2.1. Nhà Hậu Trần (1407 – 1414)
Nhà Hậu Trần bắt đầu ngay sau quân Minh áp đặt bộ máy thống trị
lên Đại Việt (1407). Chỉ tồn tại được 6 năm, điều nhà Hậu Trần làm được
chủ yếu là tổ chức các trận đánh giành lại lãnh thổ với quân xâm lược chứ
không có thời gian thực hiện việc chỉnh trị đất nước. Tuy vậy nhà Hậu
Trần cũng kịp để lại nhiều bài học quý báu về cách thức vận dụng tư tưởng
chính trị quân sự vào công cuộc giữ nước, thể hiện qua những ghi chép
trong 大 越 史 記 全 書/Đại Việt sử ký toàn thư như sau:
Giản Định Đế (1407 – 1409)
11)誅 偽 官 陳 叔 瑤, 陳 日 昭 及 其 下 六 百 餘 人. 初,明 人 以 陳 氏
宗 室 陳 叔 瑤 (陳 元 旦 子 也) 守 演 州,舊 軍 陳 日 昭 守 乂 安 . 至
是 帝 即 位, 以 不 先 奉 迎 誅 之 . 史 臣 吳 士 連 曰: 天 下 大 乱, 乂
演 之 人 民 未 知 [IX-9b] 真 主. 叔 瑤 宗 室 子, 日 昭 舊 軍, 授 明 官
爵, 守 其 土, 統 其 民, 民 能 無 從 乎? 誅 叔 瑤 日 昭 可 也, 其撫 而
用 之, 無 感 恩 乎? 乃 多 殺 戮 , 何 以 為 仁 義 之 師 哉?
PA:
Tru ngụy quan Trần Thúc Giao, Trần Nhật Chiêu cập kì hạ lục bách
dư nhân. Sơ, Minh nhân dĩ Trần thị tông thất Trần Thúc Giao (Trần
Nguyên Đán tử dã) thủ Diễn Châu, cựu quân Trần Nhật Chiêu thủ Nghệ
An . Chí thị đế tức vị, dĩ bất tiên phụng nghênh tru chi. Sử thần Ngô Sĩ
Liên viết: Thiên hạ đại loạn, Nghệ Diễn chi nhân dân vị tri chân thiển.
Thúc Giao tông thất tử, Nhật Chiêu cựu quân, thụ Minh quan tước, thủ kì
thổ, thống kì dân, dân năng vô tùng hồ? Tru Thúc Giao, Nhật Chiêu khả dã,


16


kì phủ nhi dụng chi, vô cảm ân hồ? Nãi đa sát lục, hà dĩ vi nhân nghĩa chi
sư tai?
DN:
(Hưng Khánh năm thứ 1 (1407). Tháng 12. Giết bọn nguỵ quan
Trần Thúc Giao, Trần Nhật Chiêu và thuộc hạ hơn 500 người. Trước đây,
người Minh lấy tôn thất họ Trần là Trần Thúc Giao (là con Trần Nguyên
Đán) giữ đất Diễn Châu, cựu tướng quân Trần Nhật Chiêu giữ đất Nghệ
An. Đến đây, vua lên ngôi, vì họ không đón rước trước nên bị giết. Sử thần
Ngô Sĩ Liên nói: Thiên hạ đại loạn, nhân dân Nghệ An, Diễn Châu biết ai
là chân chúa. Thúc Giao là con người tôn thất, Nhật Chiêu là tướng quân
cũ, nhận quan tước của nhà Minh, giữ đất, trị dân, dân không theo có
được không? Giết Thúc Giao và Nhật Chiêu là phải, còn bọn thuộc hạ nên
vỗ về mà dùng, thì chúng không cảm kích ơn đức đó hay sao? Thế là lại
giết nhiều như vậy, sao gọi là quân nhân nghĩa được? (biện chính – đường
lối cai trị)
12)帝 謂 諸 軍 曰: 乘 破 竹 之 勢 ,席 卷 長 驅, 疾 雷 不 及 掩 耳, 進
攻 東 関 城 破 之 必 矣 . [IX-11a]
PA:
Đế vị chư quân viết: Thừa phá trúc chi thế, tịch quyển trường khu,
tật lôi bất cập yểm nhĩ, tiến công Đông Quan thành phá chi tất hĩ.
DN:
(Hưng Khánh năm thứ 2 (1408). Tháng 12) Vua bảo các quân rằng:
"Hãy thừa thế chẻ tre, đánh cuốn chiếu thẳng một mạch, như sét đánh
không kịp bịt tai, tiến đánh thành Đông Quan thì chắc chắn phá được
chúng". (quân sự)
13)潘 孚 先 曰: 鄧 悉 但 知 行 軍 之 爲 急 而 不 知 救 [IX-11b] 東 都
之 尤 急 . 東 都 國 之 形 勢. 據 東 都 則 諸 路 無 不 應, 而 中 州 豪

傑 皆 在 焉 . 舍 此 不 圖 , 分 軍 散 處, 所 以 號 令 不 一 卒 至 傾 頹
宜 哉!
PA:

17


Phan Phu Tiên viết: Đặng Tất đãn tri hành quân chi vi cấp nhi bất tri
cứu Đông Đô chi vưu cấp. Đông đô quốc chi hình thế. Cứ Đông Đô tắc
chư lộ vô bất ứng, nhi trung châu hào kiệt giai tại yên. Xá thử bất đồ, phân
quân tán xứ, sở dĩ hiệu lệnh bất nhất tốt chí khuynh đồi nghi tai!
DN:
Phan Phu Tiên nói: Đặng Tất chỉ biết hành quân là gấp mà không
biết cứu Đông Đô còn gấp hơn. Đông Đô có tầm hình thế của cả nước.
Chiếm được Đông Đô thì các lộ không đâu không hưởng ứng, hơn nữa hào
kiệt trung châu đều ở cả đó. Bỏ nơi ấy mà không lo đánh chiếm, lại chia
quân phân tán đi các xứ, vì thế hiệu lệnh không thống nhất, rốt cuộc đi đến
sụp đổ là đáng lắm! (quân sự)
14)史 臣 吳 士 連 曰: 帝 幸 脱 險 陷 之 中, 求 濟 國 家 之 難, 得 悉 父
子 將 才, 景 真 父 子 謀 畧, 足 以 興 恢 復 之 功, 成 中 興 之 業 . 逋
姑 之 捷, 國 勢 復 振. 乃 聽 豎 子 讒 間 之 言, 一 朝 殺 二 輔 臣,自 剪
其 股 胘 羽 翼, 事 何 由 濟! 故 君 德 貴 乎 剛 明. 剛 則 [IX-13a] 斷,明
則 能 察.
PA:
Sử thần Ngô Sĩ Liên viết: Đế hạnh thoát hiểm hãm chi trung, cầu tể
quốc gia chi nan, đắc Tất phụ tử tướng tài, Cảnh Chân phụ tử mưu lược,
túc dĩ hưng khôi phục chi công, thành trung hưng chi nghiệp. Bô Cô chi
tiệp, quốc thế phục chấn. Nãi thính thụ tử sàm gian chi ngôn, nhất triêu sát
nhị phụ thần, tự tiễn kì cổ huyền vũ dực, sự hà do tế! Cố quân đức quý hồ
cương minh. Cương tắc đoán, minh tắc năng sát.

DN:
(Hưng Khánh năm thứ 3 (1409), (từ tháng 3 trở đi là Trùng Quang
Đế năm thứ nhất, Minh Vĩnh Lạc năm thứ 7). Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Vua
may thoát khỏi vòng vây hãm nguy hiểm, cầu người cứu giúp nạn nước,
được cha con Đặng Tất có tài làm tướng, cha con Cảnh Chân giỏi tài mưu
lược, đủ để lập được công khôi phục, dựng được nghiệp trung hưng. Với
trận thắng Bô Cô, thế nước lại nổi. Thế mà nghe lời gièm pha ly gián của
bọn hoạn quan, một sớm giết hại hai người bề tôi phò tá mình, thì làm sao
nên việc được! Cho nên đức của người làm vua quý ở chỗ cương quyết,

18


sáng suốt. Cương quyết thì có thể xử đoán được, sáng suốt thì có thể xét rõ
được. (đường lối cai trị)
15)三 月,十 七 日,帝 御 位 於 支 羅, 改 元 重 光.[IX-13a]
PA:
Tam nguyệt, thập thất nhật, đế ngự vị ư Chi La, cải nguyên Trùng
Quang.
DN:
(Kỷ Sửu, năm 1409) Tháng 3, ngày 17, vua lên ngôi ở Chi La, đổi
niên hiệu là Trùng Quang. (biện chính)
Trùng Quang Đế (1409 – 1414)
16)諱 季 曠,愍 王 锷 之 庶 子,藝 宗 之 孫,簡 定 帝 之 姪 也 ,在 位 五
年. 帝 遭 時 板 蕩,勵 志 圖 回,天 不 佑 陳,飲 恨 以 死,悲 夫! [IX-15a]
PA:
Húy Quý Khoáng, Mẫn Vương Ngạc chi thứ tử, Nghệ Tông chi tôn,
Giản Định Đế chi điệt dã, tại vị ngũ niên. Đế tao thời bản đãng, lệ chí đồ
hồi, thiên bất hữu Trần, ẩm hận dĩ tử, bi phù!
DN:

Tên húy là Quý Khoáng, con thứ của Mẫn Vương Ngạc, cháu nội
Nghệ Tông, cháu gọi Giản Định Đế bằng chú, ở ngôi 5 năm. Vua gặp thời
loạn lạc, gắng chí mưu việc khôi phục, nhưng vì trời không giúp nhà Trần
nữa, nuốt hận mà chết, thương thay! (biện chính)
17)庚 寅,重 光 二 年 (…) 清 潭 黎 康,長 安 杜 檜,阮 囂 亦 擁 眾 拒 敵.
但 節 制 不 一,軍 無 統 攝,後 皆 潰 散. [IX-15b]

PA:
Canh Dần, Trùng Quang nhị niên (…) Thanh Đàm Lê Khang,
Trường An Đỗ Cối, Nguyễn Hiêu diệc ủng chúng cự địch. Đãn tiết chế bất
nhất, quân vô thống nhiếp, hậu giai hội tán.

19


DN:
Canh Dần, Trùng Quang năm thứ 2 (1410), (Minh Vĩnh Lạc năm
thứ 8)(…) Lê Khang ở Thanh Đàm, Đỗ Cối, Nguyễn Hiệu ở Trường Yên
cũng họp quân chống giặc. Nhưng vì hiệu lệnh không thống nhất, quân đội
không có chỉ huy chung, nên sau đều tan vỡ cả. (quân sự)
18)辛 卯, 三 年 (…) 史 臣 吳 士 連 曰:直 臣 之 言 非 利 於 身 而 利 於
國 .然 庸 君 不 以 為 利 而 欲 害 之 者. [IX-18a]
PA:
Tân Mão, tam niên (…) Sử thần Ngô Sĩ Liên viết: Trực thần chi
ngôn phi lợi ư thân nhi lợi ư quốc. Nhiên dung quân bất dĩ vi lợi nhi dục
hại chi giả.
DN:
Tân Mão, (Trùng Quang) năm thứ 3 (1411), (Minh Vĩnh Lạc năm
thứ 9) (…) Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Lời nói của bề tôi ngay thẳng không
phải lợi cho thân mình mà lợi cho nước. Nhưng các vua chúa tầm thường

thì không hay coi đó là lợi mà cứ muốn hại người ta. (đường lối cai trị)
19)壬 辰,四 年 (…) 史 臣 吳 士 連 曰: 臨 兵 制 勝 之 道 在 乎 協 同 心
力.向 使 帥 等 與 容 同 心 力 戰 容 輔 未 知 誰 勝 負.盖 天 不 佑 陳
也! [IX-20a]
PA:
Nhâm Thìn, tứ niên (…) Sử thần Ngô Sĩ Liên viết: Lâm binh chế
thắng chi đạo tại hồ hiệp đồng tâm lực. Hướng sử Súy đẳng dữ Dung đồng
tâm lực chiến Dung Phụ vị tri thùy thắng phụ. Cái thiên bất hữu Trần dã!
DN:
Nhâm Thìn, (Trùng Quang) năm thứ 4 (1412), (Minh Vĩnh Lạc năm
thứ 19) (…) Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Đạo cầm quân chế thắng cốt ở đồng
tâm hiệp lực. Giả sử bọn Súy và Dị một lòng quyết đánh thì Dung và Phụ
cũng chưa biết ai được ai thua. Đó là vì trời không giúp họ Trần vậy!
(quân sự - biện chính)
1.2.2. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

20


Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh
nhiều cuộc khởi nghĩa chống quân Minh bị đàn áp một cách dã man, đặc
biệt khi nhà Hậu Trần vừa quật khởi cũng bị chúng dìm trong biển máu,
khủng bố rất tàn khốc. Tinh thần người dân Đại Việt lúc này vừa căm phẫn
vừa sợ hãi trước sự độc ác của kẻ thù. Nguyễn Trãi đã thốt lên hoàn cảnh
khó khăn buổi ban đầu của nghĩa quân rằng: 人才 秋 葉,俊 傑 晨 星 Nhân tài thu diệp, tuấn kiệt thần tinh - Nghĩa là: “Nhân tài như lá mùa thu,
tuấn kiệt như sao buổi sớm”. Suốt 10 năm kháng chiến, với những kinh
nghiệm đúc rút trong quá trình chiến đấu, trưởng thành, cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm về tư tưởng triết học chính trị,
nhất là ứng xử về đường lối binh pháp, quân kỷ, ngoại giao. 大 越 史 記
全 書/Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép về những dữ liệu đó như sau:

20)帝 之 用 兵 能 以 柔 制 剛, 以 弱 制 彊, 多 致 克 捷. [X-2a]
PA:
Đế chi dụng binh năng dĩ nhu chế cương, dĩ nhược chế cường, đa trí
khắc tiệp.
DN:
Phép dùng binh của vua là biết lấy mềm đánh cứng, lấy yếu thắng
mạnh, cho nên phần nhiều đều dẫn tới thắng lợi. (quân sự)
21)帝 會 諸 將 謀 曰: 彼 眾 我 寡, 彼 勞 我 逸, 兵 法 所 謂 勝 敗 在
將 不 在 乎 眾 寡, 今 彼 軍 雖 眾 而 吾 以 逸 待 勞, 破 之 必 矣. [X-8a]
PA:

21


Đế hội chư tướng mưu viết: Bỉ chúng ngã quả, bỉ lao ngã dật, binh
pháp sở vị thắng bại tại tướng bất tại hồ chúng quả, kim bỉ quân tuy chúng
nhi ngô dĩ dật đãi lao, phá chi tất hĩ.
DN:
(Tân Sửu, năm 1421. Mùa đông, tháng 11) Vua họp các tướng bàn
rằng: "Quân giặc nhiều, quân ta ít, nhưng quân giặc mệt, quân ta nhàn.
Binh pháp có nói được hay thua là ở tướng chứ không phải ở quân nhiều
hay ít, nay quân giặc tuy nhiều, nhưng ta đem quân nhàn đợi đánh quân
mệt mỏi, chắc chắn sẽ đánh bại chúng". (quân sự)
22)帝 令 軍 中 曰: 彭 以 降, 秋 毫 勿 犯, 必 赦 其 罪, 不 戮 一 人. [X14a]
PA:
Đế lệnh quân trung viết: Bành dĩ hàng, thu hào vật phạm, tất xá kì
tội, bất lục nhất nhân.
DN:
(Giáp Thìn, năm 1424. Tháng 12) Vua ra lệnh cho quân rằng: "Cầm
Bành đã đầu hàng, chớ có mảy may xâm phạm, tha tội cho tất cả, không

được giết một người nào". (quân sự - quân nhân nghĩa)
23)帝 令 諸 將 曰: 民 苦 於 虐 政 久 矣 . 凡 所 至 州 縣, 秋 毫 無 犯.
非 偽 官 之 牛 榖, 雖 甚 饑 困 不 得 濫 取.[X-16a]
PA:
Đế lệnh chư tướng viết: Dân khổ ư ngược chính cửu hĩ. Phàm sở chí
châu huyện, thu hào vô phạm. Phi ngụy quan chi ngưu cốc, tuy thậm cơ
khốn bất đắc lạm thủ.
DN:
(Ất Tỵ, năm 1425. Mùa xuân, tháng Giêng) Vua ra lệnh cho các
tướng rằng: "Dân chúng khổ về chính sách bạo ngược của giặc đã lâu rồi.
Những châu huyện nào chúng ta đi tới, không được mảy may xâm phạm
của dân. Nếu không phải là trâu bò, thóc lúa của bọn nguỵ quan, thì dẫu
đói khát khốn khó đến đâu cũng không được lấy bậy". (đường lối cai trị thân dân)

22


24)謂 諸 將 曰: 古 之 善 將 者 捨 堅 攻 瑕,避 實 擊 虚, 則 用 力 半
而 攻 倍. [X-17b]
PA:
Vị chư tướng viết: Cổ chi thiện tướng giả xả kiên công hà, tị thực
kích hư, tắc dụng lực bán nhi công bội.
DN:
(Ất Tỵ, năm 1425. Mùa thu, tháng 7) Vua bảo các tướng: "Người
làm tướng giỏi ngày xưa bỏ chỗ rắn đánh chỗ mềm, tránh chỗ mạnh đánh
chỗ yếu, như thế chỉ dùng một nửa sức mà nên công gấp đôi". (quân sự)
25)諸 將 推 尊 [X-18b] 帝 爲 代 天 行 化. 自 是, 榜 諭 多 以 此 四 字
稱 之.
PA:
Chư tướng thôi tôn đế vi “Đại thiên hành hóa”. Tự thị, bảng dụ đa dĩ

thử tứ tự xưng chi.
DN:
(Ất Tỵ, năm 1425) Các tướng suy tôn vua là "Đại thiên hành hóa".
Từ đó, các mệnh lệnh, dụ văn, phần nhiều lấy bốn chữ ấy để xưng. (biện
chính)
26)凡 士 庶 人 民, 來 詣 軍 營 帝 皆 卑 辞, 厚 禮 以 待 之, 各 隨 其 才
高 下 以 布 眾 職.礪 之 以 爵 賞 使 人 勸 鰌 之, 以 刑 罰 使 人 自 懲.
[X-24a]
PA:
Phàm sĩ thứ nhân dân, lai nghệ quân doanh đế giai ti từ, hậu lễ dĩ đãi
chi, các tùy kì tài cao hạ dĩ bố chúng chức. Lệ chi dĩ tước thưởng sử nhân
khuyến thu chi, dĩ hình phạt sử nhân tự trừng.
DN:
Từ kẻ sĩ tới dân chúng, hễ ai đến quân doanh, vua đều dùng lời lẽ
khiêm tốn, dùng nghi lễ trang trọng để tiếp đãi, rồi tùy theo tài năng hơn
hay kém của từng người để bố trí các chức vụ khác nhau. Lấy ban thưởng

23


để khích lệ khiến người người đều hăng hái, dùng hình phạt mà răn đe,
nên ai ai cũng giữ gìn. (đường lối cai trị)
27)帝 分 東 部 頭 諸 路 鎮 爲 四 道. 置 内 外 文 武 僚 属 海 門 各 處
巡 檢. [X-24a]
PA:
Đế phân Đông Bộ Đầu chư lộ trấn vi tứ đạo. Trí nội ngoại văn vũ
liêu thuộc hải môn các xứ tuần kiểm.
DN:
(Ất Ty, năm 1425) Vua chia các lộ trấn ở Đông Bộ Đầu thành bốn
đạo. Đặt quan lại văn võ trong ngoài và tuần kiểm ở các xứ cửa biển. (cấu

trúc lãnh thổ)
28)十 二 月, 禁 剪 花 果, 木 樹, 刧 掠 財 産 者. [X-24b]
PA:
Thập nhị nguyệt, cấm tiễn hoa quả, mộc thụ, kiếp lược tài sản giả.
DN:
(Ất Tỵ, năm 1425) Tháng 12, cấm chặt phá hoa quả, cây cối và cướp
bóc của dân. (đường lối cai trị - thân dân)
29)帝 曰: 此 言 固 合 我 意. 且 兵 所 謂 不 戦 而 屈 人 兵 計 之 善 者
也. [X-25a]
PA:
Đế viết: Thử ngôn cố hợp ngã ý. Thả binh sở vị bất chiến nhi khuất
nhân binh kế chi thiện giả dã.
DN:
(Ất Tỵ, năm 1425. Tháng 12. Bọn Vương Thông, Sơn Thọ nhà Minh
sai người đưa thư xin hòa) Vua nói: "Câu đó đúng hợp ý ta. Vả lại, binh
pháp không đánh mà khuất phục được quân của người là kế hay hơn cả."
(quân sự - quân nhân nghĩa)

24


×