Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề cương ôn tập Môn kinh tế chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.33 KB, 9 trang )

1
Môn kinh tế chính trị
Câu 1: phân tích các thuộc tính của hàng hoá. Cách xác định lượng giá trị hàng hoá
và các nhân tố ảnh hưởng tới nó
Hàng hoá là sản phẩm của lao động thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào
tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán. Vì vậy, không phải bất kì vật phẩm nào cũng là
hàng hoá.
*Hai thuộc tính của hàng hoá
- Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người
Giá trị sử dụng của hàng hoá do thuộc tính tự nhiên của hàng hoá quy định, là nội dung
vật chất của của cải, vì vậy nó là một phạm trù vĩnh viễn. Giá trị sử dụng của hàng hoá
có đặc điiểm là: giá trị sử dụng không phải cho người trực tiếp sản xuất mà là cho người
khác, cho xã hội. giá trị sử dụng đến tay người khác - người tiêu dùng phải qua trao đổi
mua bán. Trong nền kinh tế hàng hoá giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
- Giá trị của hàng hoá
muốn hiểu được giá trị của hàng hoá phỉa đi từ giá trị trao đổi. GIá trị trao đổi là biểu
hiện quan hệ tỷ lệ về số lượng trao đổi lẫn nhau giữa các giá trị sử dụng khác nhau.
Thí dụ: 1m vải = 5kg thóc
Hai hàng hoá vải và thóc có gía trị sử dụng khấc nhau lại có thể trao đổi được với nhau
theo một tỷ lệ nhất định, vì chúng đều là sản phẩm của lao động, có vơ sở chung là sự
hao phí sức lao động của con người. Sự hao phí đó chính là giá trị của hàng hoá.
Vậy giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong
hàng hoá đó.
Do đó, giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của
giá trị.
GIá trị phản ánh mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá. Từ đó gía trị là một
phạm trù lịch sử nó chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá.
* Cách xác định lượng giá trị hàng hoá
Nếu giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng
hoá, thì lượng hàng hoá chính là lượng lao động xã hội hao phí để sản xuất ra hàng hoá
đó (bao gồm lao động vật chất và lao động sống). Trong sản xuất hàng hoá, hao phí lao


động cá biệt tạo thành giá trị cá biệt của hàng hoá. Trên thị trường, không thể dựa vào
gias trị cá biệt để trao dổi mà phải dựa vào giá trị của xã hội của hàng hoá.
Giá trị xã hội của hàng hoá được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất một loại hàng hoá nào đó. Đó là thời gian cần thiết để sản xuất một hàng hoá trong
điều kiện sản xuất bình thường của xã hội nghĩa là với trình độ kỹ thuật trung bình, trình
độ tay nghề trung bình và cường độ lao động trung bình. Thông thường là thời gian lao
động xã hội cần thiết của một loại hàng hoá nào đó gần sát với thời gian lao động cá biệt
của những người cung cấp đại bộ phận loại hàng hoá đó trên thị trường.
* Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hoá
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hoá:
- Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, có ảnh hưởng trực tiếp tới
lượng giá trị của hàng hoá. Năng suất lao động được đo bằng số lượng thời gian hao phí


2
để chế tạo ra một sản phẩm. Giá trị hàng hoá thay đổi tỷ lệ nghịch với năng suất lao
động. Còn năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ kỹ thuật của
người lao động, máy móc thiết bị, phương pháp tổ chức quản lý...
- Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị
thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.
Cường độ lao động phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư
liệu sản xuất, đặc biệt là nó phụ thuộc vào thể chất, tinh thần của người lao động.
- Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị của hàng
hoá. Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động phức tạp
và lao động giản đơn. Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị
hơn lao động giản đơn. Bởi vì lao động phức tạp thực chất là lao động giản đơn được
nhân lên. Trong quá trình trao đổi hàng hoá, mọi lao động phức tạp đều được quy đổi
thành lao động đơn giản trung bìn.
Cần phân biệt tăng năng suất lao động với tăng cường độ lao động.
Câu 2: phân tích quy luật giá trị. Biểu hịên của quy luật này qua hai giai đoạn phát

triển của chủ nghĩa tư bản?
*Quy luật giá trị
Nội dung của quy luật giá trị:
Quy luật giá trị là qui luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hoá. Ở đâu có sản xuất
và trao đổi hàng hoá thì ở đó có qui luật giá trị hoạt động. Qui luật giá trị yêu cầu việc
sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết.
Sự hoạt động của quy luật giá trị được biểu hiện thông qua giá cả hàng hoá trên thị
trường. Giá cả hàng hoá biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.
trong sản xuất quy luật này yêu cầu thời gian lao động hao phí cá biệt để sản xuất hàng
hoá phải phù hợp với thời gian lao động cần thiết. Trong lưu thông (trao đổi) đối với
mỗi hàng hoá giá cả có thể bán cao hơn hoặc thấp hơn giá trị nhưng bao giờ cũng xoay
quanh giá trị. Đối với tổng hàng hoá qui luật này yêu cầu tổng giá cả sau khi bán phải
bằng tổng giá trị hàng hoá trong sản xuất. Như vậy, nhìn bề ngoài sản xuất và trao đổi
hàng hoá là công việc riêng của từng người, họ độc lập và hình như không chịu sự chi
phối nào, nhưng trên thực tế mọi người sản xuất và trao đổi hàng hoá đều chịu sự chi
phối của quy luật giá trị.
Tác dụng của quy luật giá trị:
trong nền sản xuất hàng hoá quy luật giá trị có 3 tác dụng sau:
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
+ nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy và lãi cao,
những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức
lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hoá khác cũng có thể chuyển sang sản
xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô
sản xuất càng được mở rộng.
+ nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó


3
buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang mặt
hàng khác làm hco tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác

lại có thể tăng lên.
Tác động điều tiết lưu thông hàng hoá của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng
hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, và do đó góp phần làm cho hàng hoá
giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành
sản phẩm.
Các hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện khác nhau, do đó có mức hao phí lao
động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hoá đều phải được trao đổi
theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Người sản xuất hàng hoá nào có mức hao
phí lao động nào thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ thu được nhiều
lãi và càng thấp hơn càng lãi. Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình sản
xuất diễn ra mạnh mễ hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm vậy thì cuối cùng sẽ dẫn
đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội
không ngừng giảm xuống.
- Phân hoá những người sản xuất hàng hoá
Sự tác động của quy luật giá trị bên cạnh mặt tích cực còn dẫn đến phân hoá những
người sản xuất hàng hoá thành kẻ giàu, người nghèo. Trong sản xuất hàng hoá dưới tác
động của quy luật giá trị và các quy luật khác, tất yếu dẫn đến kết quả là những người có
điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ cao, có kiến thức, trang bị kỹ thuật tốt, có vốn,..
sẽ phát tài và trở thành giàu có. Ngược lại, những người không có các điều kiện trên
hoặc gặp rủi ro, tai nạn sẽ dẫn đến mất vốn, phá sản. Tác dụng này của quy luật giá trị
một mặt đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển, mặt khác phân
hoá xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, tạo ra những điều kiện cho sự ra đời và phát triển
nên sản xuất hàng hoá lớn hiện đại đó là nền sản xuất hàng hoá TBCN.
* Biểu hiện của quy lật này qua hai giai đoạn phát triển của CNTB:
- Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh quy luật giá trị được biẻu hiện thành quy luật
giá cả sản xuất.
- Trong giai đoạn CNTB độc quyền qui luật giá trị được biểu hiện thành qui luật giá cả
độc quyền.
Câu 3: Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Vì sao phân tích hàng hoá sức

lao động là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn đó?
Mọi tư bản đều xuất hiện với một khối lượng tiền tệ nhất định và vận động theo công
thức T – H – T’, trong đó T’= T+t. Số tiền trội lên so với số tiền ứng ra ban đầu được
Mac gọi là giá trị thặng dư, ký hiệu là m. Đây là công thức chung của tư bản.
* Mâu thuẫn chung của công thức chung của tư bản:
Lý luận giá trị khẳng địng rằng giá trị hàng hoá là do lao động xã hội của người sản xuất
hàng hoá kết tinh trong hàng hoá, nghĩa là nó chỉ được tạo ra trong sản xuất. Nhưng mới
thoạt nhìn vào công thức chung ta lại có cảm giác giá trị thặng dư được tạo ra trong lưu
thông. Có phải lưu thông tạo ra giá trị thặng dư? Sự thật lưu thông thuần tuý dù trao đổi


4
ngang giá hay trao đổi không ngang giá cũng không hề làm tăng thêm giá trị.
+ Trường hợp trao đổi ngang giá, những người tham gia trao đổi chỉ có lợi về mặt giá trị
sử dụng chứ không có lợi về mặt giá trị, nên không tạo ra m. Trong trường hợp trao đổi
không ngang giá, người này được lợi trong mua và bán, thì người khác sẽ mất đi khi bán
và khi mua, còn xét trên phạm vi toàn xã hội thì đó chỉ là sự phân phối lại giá trị mà
thôi.
Sự phân tích trên cho thấy trong lưu thông không làm cho T lớn lên, nhưng nếu nằm
ngòai lưu thông ( tức là tiền tệ để trong két|) thì tiền tệ cũng không làm tăng thêm giá trị.
Như vậy, mâu thuẫn của công thức chung của rư bản biểu hiện ở chỗ: tiền tệ vừa lớn lên
trong lưu thông vừa không được tạo ra trong lưu thông. Đó chính là mâu thuẫn của công
thức chung của tư bản.
Để giải quyết mâu thuẫn này phải tìm trên thị trường một hàng hoá có khả năng tạo ra
giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. ĐÓ là hàng hoá sức lao động.
* Hàng hoá sức lao động
Sức lao động là toàn bộ thể lực, trí lực của con người, là khả năng lao động của con
người.
+ Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá
Người có sức lao động được tự do về thân thể được quyền làm chủ sức lao động của

mình để có thể đi làm thuê (bán sức lao động).
Họ không có tư liệu sản xuất và của cải khác trong điều kiện đó họ buộc phải đi làm
thuê tức là bán sức lao động của mình.
Việc sức lao động trở thành hàng hoá đánh dấu một bước ngoặt cách mạng trong
phương thức kết hợp người lao động với tư liệu sản xuất, là một bước tiến lịch sử so với
chế độ nô lệ và phong kiến. Sự bình đẳng về hình thức giữa người sở hữu sức lao động
với người sở hữu tư bản che đậy bản chất của chủ nghĩa tư bản - chế độ được xây dựng
trên sự đối kháng lợi ích kinh tế giữa tư bản và lao động.
+Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động
Hàng hoá sức lao động có hai thuộc tính như mọi hàng hoá thông thường, đó là giá trị và
giá trị sử dụng.
Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất
và tái sản xuất ra nó quyết định. Giá trị sức lao động được quy về giá trị của toàn bộ các
tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, để duy trì đời sống
của công nhân làm thuê và gia đình họ.
Giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu
tố tinh thần và yếu tố lịch sử, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời
kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được, vào điều kiện lịch sử hình thành giai
cấp công nhân và cả điều kiện địa lý, khí hậu.
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng sức lao động,
tức là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hoá, một dịch vụ nào đó. Trong quá
trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó,
phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động gọi là giá trị thặng dư. ĐÓ chính là đặc
điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động. ĐẶc điểm này là chìa khoá


5
để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.
Câu 4: Thế nào là giá trị thặng dư? Giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tương
đối, giá trị thặng dư siêu ngạch? So sánh sự giống và khác nhau của giá trị thặng dư

tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối.
1. Giá trị thặng dư, giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng
dư siêu ngạch
Giá trị thặng dư: là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do người công nhân
làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt.
giá trị thặng dư phản ánh bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa - quan hệ bóc
lột của nhà tư bản đối với lao động làm thuê.
Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa. Vì vậy, các nhà tư bản
dùng nhiều phương pháp để tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư. Khái quát lại có
hai phương pháp chủ yếu để đạt được mục đích đó là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt
khỏi giới hạn thời gian lao động cần thiết. Ngày lao động kéo dài trong khi thời gian lao
động cần thiết không thay đổi, do đó thời gian lao động thặng dư tăng lên.
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là cơ sở chung của chế độ TBCN. Phương pháp này
được áp dụng phổ biến trong giai đoạn đầu của CNTB, khi lao động còn ở trình độ thủ
công và năng suất lao động còn thấp.
Với lòng tham vô hạn, nhà tư bản tìm mọi thủ đoạn để kéo dài ngày lao động, nâng cao
trình độ bóc lột lao động làm thuê. Nhưng một mặt, do giới hạn tự nhiên của sức lực con
người; mặt khác do đấu tranh quyết liệt của giai cấp công nhân đòi rút ngắn ngày lao
động, cho nên ngày lao động không thể kéo dài vô hạn. Tuy nhiên, ngày lao động cũng
không thể rút ngắn đến mức chỉ bằng thời gian lao động tất yếu. Một hình thức khác của
sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là tăng cường độ lao động, vì tăng cường độ lao động
cũng giống như kéo dài thời gian lao động trong ngày, trong khi thời gian lao động tất
yếu không thay đổi.
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất
yếu và tăng tương ứng thời gian lao động thặng dư với độ dài ngày lao động không thay
đổi, dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội. Việc tăng năng suất lao động xã hội,
trước hết ở các ngành sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng, sẽ làm cho giá trị lao động giảm
xuống, do đó làm giảm thời gian lao động cần thiết. Khi độ dài ngày lao động không

thay đổi, thời gian lao động cần thiết giảm sẽ làm tăng thời gian lao động thặng dư - thời
gian lao động để sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối cho nhà tư bản để giành ưu thế
trong cạnh tranh. Để thu được nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản đã áp dụng những
tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, cải tiến tổ chức sản xuất, hoàn thiện phương pháp
quản lý kinh tế, nâng cao năng suất lao động. Kết quả là, giá trị cá biệt của hàng hoá
thấp hơn giá trị xã hội, nhà tư bản nào thực hiện điều đó thì khi bán hàng hoá của mình
sẽ thu được một số giá trị thặng dư trội hơn so với các nhà tư bản khác.
Phần giá trị thặng dư thu được trội hơn giá trị thặng dư bình thường của toàn xã hội


6
được gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch. Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng
dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá
biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường của nó. Khi số đông các xí nghiệp đều đổi
mới kỹ thuật và công nghệ một cách phổ biến thì giá trị thặng dư siêu ngạch của doanh
nghiệp đó sẽ không còn nữa.
Xét từng đơn vị sản xuất tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm
thời, cục bộ. Nhưng xét trên phạm vi toàn bộ xã hội tư bản, giá trị thặng dư siêu ngạch là
hiện tượng tồn tại thường xuyên. Vì vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch là một động lực
mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản ra sức cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động.
Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng
suất lao động. Cái khác nhau là ở chỗ giá trị thặng dư tương đối thì dựa trên cơ sở tăng
năng suất lao động xã hội; còn giá trị thặng dư siêu ngạch thì dự trên cơ sở tăng năng
suất lao động cá biệt.
2. So sánh sự giống và khác nhau của giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương
đối.
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối có cái
chung giống nhau về mục đích là làm cho thời gian lao động thặng dư được kéo dài ra.
Nhưng giữa chúng vẫn có sự khác nhau:
Giá trị thặng dư tuyệt đối

- Thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu
- Năng suất lao động không thay đổi
- Giá trị sức lao động không thay đổi
- Thời gian lao động tất yếu không thay đổi
Giá trị thặng dư tương đối
- Thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu
- Năng suất lao động tăng
- Giá trị sức lao động giảm
- Độ dài ngày lao động và cường độ lao động không thay đổi

Câu 5: Thế nào là tuần hoàn và chu chuyển của tư bản?Những biện pháp làm tăng
tốc độ chu chuyển của tư bản?
1. Tuần hoàn của tư bản
Mọi tư bản sản xuất trong quá trình vận động đều trải qua ba giai đoạn, tồn tại dưới ba
hình thức và thực hiện ba chức năng.
Giai đoạn 1: tư bản mang hình thức tiền tệ, thực hiện các chức năng mua các yếu tố sản
xuất tư liệu sản xuất và sức lao động, tức là biến tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất.
Quá trình lưu thông được biểu hiện như sau:
SLĐ
T–H
TLSX


7
Giai đoạn 2: tư bản mang hình thức sản xuất, thực hiện các chức năng sản xuất ra hàng
hoá và tạo ra giá trị thặng dư. Trong quá trình sản xuất, công nhân hao phí sức lao động,
tạo ra giá trị hàng hoá mới còn nguyên liệu được chế biến, máy móc hao mòn thì giá trị
của chúng được bảo tồn và chuyển dịch vào sản phẩm mới. Quá trình sản xuất kết thúc,
lao động của công nhân làm thuê đã tạo ra những hàng hoá mới mà giá trị của nó lớn
hơn giá trị các yếu tố sản xuất mà nhà tư bản đã mua lúc ban đầu, vì trong đó có giá trị

thặng dư do công nhân tạo ra. Kết thúc của giai đoạn thứ hai là tư bản sản xuất chuyển
hoá thành tư bản hàng hoá.
Sự vận động của tư bản ở giai đoạn này được biểu thị như sau:
SLĐ
H
...SX...H’
TLSX
Giai đoạn 3: tư bản mang hình thức hàng hoá với chức năng thực hiện giá trị và giá trị
thặng dư. Nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán hàng. Hàng hoá của nhà
tư bản được chuyển hoá thành tiền. Kết thúc giai đoạn 3, tư bản hàng hoá chuyển hoá
thành tư bản tiền tệ. Đến đây mục đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay
trở lại hình thái ban đầu trong tay chủ của nó nhưng với số lượng lớn hơn trước.
Công thức vận động của tư bản ở giai đoạn này biểu thị như sau:
H’ –T’
Tổng hợp quá trình vận động của tư bản trong cả ba giai đoạn:
SLĐ
T–H
...SX...H’ – T’
TLSX
Trong công thức này, với tư cách là một giá trị, tư bản đã trải qua một chuỗi biến hoá
hình thái có quan hệ với nhau, quy định lẫn nhau. Trong các giai đoạn đó, có hai giai
đoạn thuộc lĩnh vực lưu thông và một giai đoạ thuộc lĩnh vực sản xuất. Vậy tuần hoàn tư
bản là sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái, thực
hiện ba chức năng rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị không chỉ được bảo tồn mà còn
tăng lên. Sự vận động tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục không ngừng, đồng
thời là sự vận động đứt quãng không ngừng.
Phù hợp với ba giai đoạn tuần hoàn của tư bản có ba hình thái của tư bản công nghiệp:
tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hoá. Ba hình thái của tư bản không phải là
ba loại tư bản khác nhau mà là ba hình thái của một tư bản công nghiệp biểu hiện trong
quá trình vận động của nó.

2. Chu chuyển của tư bản
Nghiên cứu tuần hoàn của tư bản là nghiên cứu mặt chất của sự vận động tư bản, còn
nghiên cứu chu chuyển tư bản là nghiên cứu mặt lượng hay nghiên cứu tốc độ vận động
của tư bản. Mặc dù có sự khác nhau nhưng cả hai cùng nghiêng sự vận động của tư bản.
Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới diễn ra liên tục và
lặp đi lặp lại không ngừng, thì gọi là sự chu chuyển của tư bản. Chu chuyển tư bản phản
ánh tốc độ vận động nhanh hay chậm của tư bản. Thời gian chu chuyển của tư bản laf
khoảng thời gian từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thức nhất định đến khi nó trở về


8
cũng dưới hình thức đó nhưng có kèm theo giá trị thặng dư. Thời gian của tư bản cũng là
thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn. Tuần hoàn tư bản bao gồm quá
trình sản xuất và quá trình lưu thông, vậy để chu chuyển một vòng, tư bản phải trải qua
hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất. Thời gian chu chuyển của tư bản cũng
bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
Thời gian sản xuất = thời kỳ lao động + thời kỳ gián đoạn lao động + thời kỳ dự trữ sản
xuất.
Cả thời kỳ gián đoạn lao động và thời kỳ dự trữ sản xuất đều không tạo ra giá trị sản
phẩm. Sự tồn tại hai thời kỳ này là không tránh khỏi. Nhưng nói chung thời gian của
chúng càng dài thì hiệu quả hoạt động của tư bản càng thấp. Rút ngắn thời gian này có
tác dụng quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản.
Thời gian lưu thông là thời kỳ tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Thời kỳ này bao
gồm thời gian mua, thời gian bán, kể cả thời gian vận chuyển.
Tốc đọ chu chuyển của tư bản là số vòng (lần) chu chuyển của tư bản trong một năm,
khái niệm này dùng để chỉ sự vận động nhanh hay chậm của tư bản ứng trước. Công
thức tính tốc độ chu chuyển của tư bản là:
CH
N=
Ch

Trong đó: N là tốc độ chu chuyển; CH là thời gian tư bản vận động trong 1 năm; Ch là
thời gian của một vòng chu chuyển tư bản.
Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỉ lệ nghịch với thời gian chu chuyển một lần của
tư bản. Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời
gian lưu thông của nó.
* Những nhân tố và biện pháp nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản
Theo công thức trên tốc độ chu chuyển của tư bản phụ thuộc vào thời gian chu chuyển
của tư bản. Nói cách khác, phụ thuộc vào những nhân tố ảnh hưởng đến thời gian sản
xuất và thời gian lưu thông.
Thời gian sản xuất dài, ngắn phụ thuộc vào các nhân tố sau:
+ Đặc điểm của từng ngành sản xuất
+ Tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ
+ Trình độ tổ chức phân công lao động
+ Trình độ dịch vụ các yếu tố gắn với đầu vào của sản xuất
+ Trình độ tổ chức phân công lao động
+ Trình độ dịch vụ các yếu tố gắn với đầu vào của sản xuất
Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và nền kinh tế thị trường hiện
đại cho phép sử dụng những thành tựu kỹ thuật và công nghệ sản xuất mới, việc tổ chức
sản xuất và dịch vụ sản xuất một cách khoa học..., đã rút ngắn đáng kể thời kỳ gián đoạn
lao động, thời kỳ dự trữ sản xuất, để tăng thời kỳ lao động và do đó làm tăng hiệu quả
hoạt động tư bản.
Thời gian lưu thông dai hay ngắn phụ thuộc vào nhiều nhân tố như:
+ Tình hình thị trường (cung - cầu, giá cả...)


9
+ Khoảng cách từ sản xuất đến thị trường
+Trình độ phát triển của giao thông vận tải...
Sự tồn tại thời gian lưu thông là tất yếu và có vai trò quan trọng đối với thời gian sản
xuất, song rút ngắn thời gian lưu thông sẽ làm cho tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông

giảm xuống, tăng lượng tư bản đầu tư cho sản xuất, tạo ra nhiều giá trị, giá trị thặng dư
hơn, nên làm tăng hiệu quả hoạt động tư bản.
Tóm lại, do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nên thời gian chu chuyển của các tư bản
khác nhau trong cùng một ngành và ở các ngành khác nhau là rất khác nhau. Để nâng
cao hiệu quả sử dụng tư bản, các nhà tư bản thường tìm mọi cách khai thác mặt thuận lợi
và hạn chế mặt không thuận lợi của những nhân tố trên để nâng cao tốc độ chu chuyển
tư bản.



×