Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

đề cương ôn tập môn kinh tế chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.68 KB, 12 trang )

Câu 1: Hàng hóa và các thuộc tính của hàng hóa
Trả lời:
a) Khái niệm của hàng hóa:
- Hàng hóa: là sản phẩm của lao động có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người và được sản xuất ra để bán hoặc trao đổi.
b) Hai thuộc tính của hàng hóa
*giá trị sử dụng của hàng hóa:
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng, tính có ích của sản phẩm có khả năng thỏa
mãn nhu cầu nào đó của con người.
VD: cơm để ăn , áo để mặc… tức là thỏa mãn nhu cầu vật chất. Sách báo, phim ảnh phục
vụ nhu cầu tinh thần.
- Công dụng của vật phẩm do tự nhiên hay kết cấu của vật chất quyết định.
-Một vật phẩm có thể có một hoặc nhiều giá trị sử dụng. Số lượng giá trị sử dụng của vật
phẩm được phát hiện dần cùng với sự phát triển của đời sống, của lực lượng sản xuất và
mở rộng của khoa học kĩ thuật. Số lượng giá trị sử dụng ngày càng tăng, chất lượng ngày
càng cao và chủng loại ngày càng phong phú. Có những vật phẩm khác nhau nhưng có
giá trị sử dụng giống nhau.
Vd: Than xưa kia chỉ được dùng để đun, để sưởi , khi động cơ hơi nước xuất hiện thì than
đá được dùng làm nhiên liệu cho ô tô, tàu thủy, máy bay… ngày nay.
- Hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội bao gồm : hàng hóa
vạt thể và hàng hóa không mang hình thái vật thể (dịch vụ).
- Phạm trù giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh cửu.
* Giá trị hàng hóa
- Giá trị trao đổi: một vật phẩm có giá trị sử dụng thì có khả năng trao đổi với sản phẩm
khác theo một tỉ lệ nhất định. Giá trị trao đổi của một hàng hóa là tỉ lệ về mặt số lượng
giữa hai hàng hóa khác nhau trao đổi với nhau.
Vd: 1 mét vải = 5 kg thóc.
- hai hàng hóa khác nhau về giá trị sử dụng trao đổi với nhau nhất thiết giữa chúng phải
có cơ sở chung, nó không phải công dụng của sản phẩm mà chỉ có thể là hao phí lao động
để sản xuất hàng hóa.
- Giá trị hao phí lao động của người sản xuất ra kết tinh trong hàng hóa.


- Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của gía trị hàng hóa, còn giá trị hàng hóa là cơ sở ,
là giá trị bên trong của giá trị của trao đổi. KHi giá trị được biểu hiện bằng một số tiền
nhất định gọi là giá cả.
- Giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử vì chỉ trong kinh tế hàng hóa mới xét giá trị.
*Tóm lại đã là hàng hóa thì phải có đủ hai thuộc tính nói trên. Một vật có gía trị sử dụng
chưa chắc có giá trị nhưng một vật có giá trị thì phải có giá trị sử dụng.
c) Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa :Là mối quan hệ biện chứng , vùa
thống nhất, vừa mâu thuẫn lẫn nhau.
* Tính thống nhất của hai thuộc tính:
-Hai thuộc tính cùng tồn tại trong một hàng hóa.
-Cùng được tạo ra trong quá trình sản xuất hàng hóa.
* Tính mâu thuẫn của hai thuộc tính của hàng hóa:
- Xuất phát từ mục đích của người sản xuất( bán) và người tiêu dùng ( mua) hàng hóa
khác nhau:
+Người sản xuất hàng hóa: tạo ra hàng hóa để bán nên mục đích của họ là giá trị
+ Người tiêu dùng: rất cần giá trị sử dụng nên nhằm giá trị sử dụng của hàng hóa.
- Để thực hiện được giá trị sử dụng thì phải thực hiện được giá trị sử dụng. Giá trị được
thực hiện trước trên thị trường, giá trị sử dụng được thực hiện sau tiêu dùng. Nếu không
thực hiện được giá trị ( hàng hóa không bán được ) thì không thực hiện đuơcj giá trị sứ
dụng của hàng hóa. Việc thực hiện giá trị hàng hóa và giá trị sử dụng hàng hóa bị tách
biệt nhau về vả không gian lẫn thời gian. Giá trị chỉ thu được trong lưu thông hàng hóa,
giá trị sử dụng diễn ra ở sau hai lĩnh vực, nếu chỉ dùng cho tư liệu tư liệu sản xuất, nếu
dùng cho cá nhân thì là tư liệu sinh hoạt.
- Giả quyết mâu thuẫn nói trên làm cho kinh tế hàng hóa phát triển, sản xuất hàng hóa với
số lượng, chất lượng, giá thành của nó phù hợp với yêu cầu thị trường.
Câu 2: Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa và mâu thuẫn cơ bản của
nền kinh tế hàng hóa
Trả lời:
a) Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa:
* Lao động cụ thể:

-Lao động cụ thể là lao động có ích của một nghề chuyên môn nhất định dưới một hình
thức cụ thể.
- Có năm đặc điểm của một lao động cụ thể:
+ Có mục đích riêng
+ Có đối tượng lao động riêng
+Có công cụ riêng
+ Có phương pháp riêng
+Đạt kết quả riêng
- Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng cho hàng hóa do đó lao động cụ thể là phạm trù
vĩnh viễn.
-Lao động cụ thể ngày càng tăng
* Lao động trừu tượng:
-Là hao phí sức lực nói chung của người sản xuất hàng hóa( thần kinh, cơ bắp) không kể
tới hình thức cụ thể của sự hao phí đó.
- Lao động trừu tượng tạo ra giá trị cho hàng hóa. Sự hao phí càng lớn thì giá trị càng
cao.
- Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử vì chỉ trong xã hội có sản xuất hàng hóa
mới có.
b) Mâu thuẫn cơ bản của kinh tế hàng hóa
- Lao động cụ thể biểu hiện tính chất tư nhân, cá biệt của lao động sản xuất hàng hóa, sản
xuất hàng hóa bằng phương pháp nào là việc riêng của mối người
- Lao động trừu tượng biểu hiện tính chất xã hội của sản xuất hàng hóa.
- Giá trị của hàng hóa có được xã hội chấp nhận hay không phụ thuộc vào mức hao phí
lao động có phù hợp với khả năng thanh toán của xã hội hay không. Nếu hàng hóa bán
được thì tính chất tư nhân cá biệt và tính chất xã hội của lao động sản xuất phù hợp với
nhau. Ngược lại khi hàng hóa không bán được thì tính chất xã hội và tính chất tư nhân cá
biệt mâu thuẫn với nhau, biểu hiện ra mức hao phí lao động để sản xuất ra hàng hóa
không phù hợp với nhu cầu của xã hội, dẫn đến hàng hóa không bán được
- Giải quyết mâu thuẫn nói trên dẫn đến thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, vì vậy mâu
thuẫn giữa tính chất tư nhân và tính chất xã hội là mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất

hàng hóa
- Ý nghĩa của việc tìm ra mẫu thuẫn cơ bản của kinh tế hàng hóa
+ Giải thích hai thuộc tính của hàng hóa
+ Giải quyết những vấn đề lí luận và thực tiễn của hoạt động kinh tế.
Câu 3: Nguồn gốc và chức năng của tiền.
a) Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ
- Tiền là sản phẩm của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Tiền có một lịch sử ra đời hết sức
lâu dài trải qua bốn giai đoạn hình thái giá trị.
1. Giá trị giản đơn và ngẫu nhiên:
+ Ứng với thời kì chế độ công xã nguyên thủy đang tan rã, giá trị hàng hóa mang hình
thái giản đơn và ngẫu nhiên.
+ Phương trình trao đời: H – H.
+H ở bên trái phương trình chủ động trao đổi, H ở bên phải phương trình bị động trong
trao đổi, nó là hình thái ngang giá để đo lượng giá trị của H ở bên trái phương trình
+ Mỗi hàng hóa có hai thuộc tính, giờ đây , chúng ở hai cực của phương trình trao đổi và
mỗi cực chỉ mang trong mình một thuộc tính mà thôi.
2. Hình thái giá trị mở rộng và đầy đủ
- KHi số lượng hàng hóa nhiều hơn, trao đổi hàng hóa trở nên thường xuyên hơn thì giá
trị hàng hóa mang hình thái mở rộng hay đầy đủ , tức là giá trị của một hàng hóa này biểu
hiện ở giá trị sử dụng của nhiều hàng hóa hơn
- Hình thái giá trị tương đối giờ đây có nhiều hàng hoá khác nhau để làm hình thái vật
ngang giá, tỉ lệ trao đổi được cố định. Tuy nhiên ở hình thái giá trị mở rộng vẫn có những
hạn chế:
+ Các vật ngang giá trở thành chuỗi càng ngày càng nhiều hơn mà chúng lại không thể
trao đổi với nhau.
+ Nhiều phương trình biểu hiện giá trị khác nhau xuất hiện ở các vùng khác nhau hoặc
trong cùng một vùng , do đó rất khó khăn trong trao đổi.
3.Hình thái giá trị chung.
+ Khi phân công lao động xã hội và trao đổi hàng hó phát triển hơn thì giá trị mang hình
thái chung, tức là giá trị của các lợi hàng hóa khác nhau được biểu hiện ở giá trị sử

dụngcuar một lơaij hầng hóa được tách ra làm vật ngang giá chung. Nó trở thành phương
tiện cho trao đổi hàng hóa là hình thái phôi thai của tiền tệ.
- Từ đó việc trao đổi hàng hóa không trực tiếp mà phải qua một trung gian là vật ngang
giá chung, nhưng mỗi vùng lại có một vật ngang giá khác nhau nên gây khó khăn cho
trao đổi hàng hóa.
4. Hình thái tiền
- Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn, thị trường mở rộng đòi hỏi phải có
một vật ngang giá chung thống nhất giữu các vùng thì hình thái tiền tệ của giá trị sản
xuất. Vật ngang giá chung thống nhất đó đóng vai trò tiền tệ và cuối cùng nó cố định ở
vàng.
- Tiền là một hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung, đo lường giá trị
của các hàng hóa khác. Tiền là biểu hiện trực tiếp của hao phí lao động xã hội và phản
ánh mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa.
- KHi hình thái vật ngang giá không gắn với hình thái tự nhiên của vàng thì vàng không
phải là tiền.
b) Chức năng của tiền: có 5 chức năng
1. Chức năng thước đo giá trị của hàng hóa:
- Tiền dùng để đo lường và thể hiện lượng giá trị của hàng hóa khác vì bản thân tiền cũng
chứa đựng giá trị, giá trị vốn có của tiền tệ là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất ra vàng. Do đó tiền tệ làm thước đo giá trị phải là tiền vàng.
- Đơn vị tiền tệ được xác định bằng lượng vàng do nhà nước đó và có tên riêng. Hàm
lượng vàng của tiền thay đổi khi khả năng sản xuất vàng của nước đó thay đổi.
- Đơn vị tiền tệ là tiêu chuẩn giá cả, nó không phụ thuộc vào sự thay đổi giá cả của vàng.
- Không phải người ta dùng tiền vàng để trực tiếp đo giá trị của hầng hóa , mà ở đây chỉ
là sự so sánh tưởng tượng giữa giá trị hàng hóa với vàng trên cơ sở thời gian lao động xã
hội cần thiết để sản xuất ra chúng
2. Chức năng phương tiện lưu thông
- Thực chất của quá trình này là tiền trở thành môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa
theo công thức H-T-H do đó quá trình trao đổi trở nên gián tiếp hơn , trong khi trao đổi
tiền nhất thiết phải là tiền thật.

Lúc đầu tiền xuất hiện dưới hình thức là tiền đúc( thỏi , nén) vì vậy trong quá trình trao
đổi vàng bị hao mòn dần làm tách rời giá trị thật với giá trị danh nghĩa do đó để tránh
hao mòn tiền vàng các quốc gia phát hành tiền giấy.
- Tiền giấy là kí hiệu của tiền vàng, là đại biểu cho giá trị của một lượng vàng cần thiết
cho lưu thông hàng hóa, tiền giấy không có giá trị như tiền vàng, các quốc gia phát hành
tiền giấy và buộc xã hội phải công nhận và lưu hành trên thị trường.
-Có tiền việc mua và bán hàng tách biệt nhau về cả không gian, thời gian, khác với khi
chưa có tiền quá trình mua và bán diễn ra đồng thời.
3.Phương tiện lưu trữ
-Thực chất của chức năng này là tiền vàng rút khỏi lưu thông , cất trữ trở lại để chi tiêu
trong tương lai, có hai hình thức cất trữ:
+Chôn cất: Tiền này phải đủ giá trị
+ Cho vay: Tiền cất trữ cho vay nhằm mang lại khoản thu nhập thêm cho người cất trữ.
- Chức năng này của tiền tạo điều kiện cho việc đáp ứng tự phát nhu cầu về số lượng tiền
cần thiết cho lưu thông hàng hóa.
- Khi quỹ tín dụng và ngân hàng phát triển, người có tiền cất trữ thường gửi vào ngân
hàng vừa có lợi cho người cất trữ tiền vừa có lợi cho xã hội.
4 . Chức năng làm phương tiện thanh toán.
- Thực chất của chức năng này là dùng tiền để thanh toán các khoản như trả nợ, trả công,
nộp tô, nộp thuế…
- Chức năng này xuất hiện như đánh dấu một bước phát triển cao hơn của nền sản xuất
hàng hóa, tiền được sử dụng một cách phổ biến, quan hệ T-H phát triển một cách cao
hơn.
-Tiền làm phương thức thanh toán làm nảy sinh cá nhân tố gây khủng hoảng kinh tế vì
một khâu nào đó trong dây chuyền thanh toán không còn khả năng thanh toán thì toàn bộ
dây chuyền có thể bị phá vỡ. Dây chuyền cầng lớn thì càng dễ gây ra khủng hoảng hay
suy thoái nền kinh tế.
5. Chức năng tiền tệ thế giới.
- Tiền được sử dụng trong việc thanh toán các hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư giữa
các nước, di chuyển của cải từ nước này sang nước khác.

- Ban đầu dùng tiền vàng, khi tiền giấy càng mởi rộng đòi hỏi phải có sự thay đổi quy mô
tiền giấy giữa các nước thông qua tỉ giá hối đoái, đó là tỷ lệ đồng tiền giữa các nước, trên
cơ sở ngang bằng về hàm lượng vàng của một đơn vị tiền giấy đại biểu( tỷ giá hối đoái
chế độ bản vị vàng)
- Sau năm 1997 , đồng USD trở thành đòng tiền ổn định có phạm vi kinh tế quốc tế. Các
đòng tiền phải quy đổi ra đo la Mĩ trước khi tính toán tỉ giá hối đoái giữa hai đòng tiền
hai quốc gia( Tỷ giá hối đoái bản vị đo la).
-Tỷ giá hối đoái thả nối: tính toán tỉ giá hối đoái giữa hai đòng tiền căn cứ vào sức mua
của hai đồng tiền và quan hệ cung cầu trên thị trường.
Câu 4. Lượng giá trị của hàng hóa
1. Lượng giá trị của hàng hóa
*Khái niệm chung: Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động của người sản xuất hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa ấy, được đo bằng thời gian lao động sống ( hiện tại ) và quá
khứ
* Lượng giá trị hàng hóa cá biệt của từng người sản xuất hàng hóa là lượng lao động
hao phí cá biệt của từng người sản xuất hàng hóa, được đo bằng thời gian lao động cá
biệt. Thời gian đó của từng người khác nhau do trình độ lao động và tay nghề khác nhau .
Khi trao đổi hàng hóa trên thị trường không căn cứ vào lượng giá trị cá biệt của hàng hóa
vì nếu như vậy người sản xuất ra hàng hóa với lượng giá trị cao thì có lợi cho nên người
ta căn cứ vào lượng giá trị xã hội của hàng hóa. Khi đề cập đến lượng giá trị của hàng
hóa là đề cập đến lượng giá trị xã hội của hàng hóa
* Lượng giá trị của hàng hóa là lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra
hàng hóa
* Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa
trong điều kiện bình thường của xã hội , tức là với một trình độ kĩ thuật trung bình , trình
độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất
định
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
a) Năng suất lao động
-Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động được tính bằng số lượng sản phẩm

sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một
đơn vị hàng hóa
-Năng suất lao động càng tăng , thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng
hóa càng giảm nên lượng giá trị của hàng hóa càng ít. Ngược lại năng suất lao động càn
giảm thì thời gian lao động xã hội càng nhiều dẫn đến lượng giá trị của hàng hóa tăng.
Lượng giá trị cảu hàng hóa của mỗi đơn vị sản phẩm tỉ lệ thuận với số lượng lao động kết
tinh và tỉ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội. Vậy muốn giảm lượng giá trị của một
đơn vị hàng hóa thì phải tăng năng suất lao động xã hội
- Năng suất lao động xã hội phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: trình độ khéo léo cảu
người lao động, trình độ khoa học –kĩ thuật , sự kết hợp xã hội của sản xuất và các điều
kiện tự nhiên
* Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương , là sự căng thẳng mệt
nhọc của người lao động. Vì vậy khi cường độ lao động tăng lên thì lượng lao động hao
phí trong cùng đơn vị thời gian cũng tăng lên và lượng sản phẩm cũng tăng lên tương ứng
còn lượng giá trị của hàng hóa đó không đổi. Xét về bản chất thì tăng cường độ lao động
thực chất là tăng thời gian lao động.
b) Mức độ phức tạp của lao động.
Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng phần nào đếnsố lượng giá trị của hàng
hóa
Theo mức độ phức tạp của lao động chia lao động thành hai loại: lao động phức tạp và
lao động giản đơn.
-Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kì một người bình
thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được
- Lao động phức tạp đòi hỏi lao động phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động lành
nghề.
c) Cấu thành lượng giá trị của hàng hóa
- Để sản xuất ra hàng hóa cần phải chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ tồn tại
trong các yếu tố tư liệu sản xuất như máy móc, công cụ , nguyên vật liệu và lao động
sống hao phí trong quá trình để chế biến tư liệu sản xuất thành sản phẩm mới. Trong sản
xuất, lao động cụ thể của người sản xuất có vai trò bảo tồn và di chuyển giá trị của tư liệu

sản xuất vào sản phẩm, đây là bộ phận giá trị cũ trong sản phẩm(kí hiệu là c), còn lao
động trừu tượng biểu hiện ở sự hao phí lao động trong quá trình sản xuất ra sản phẩm có
vai trò làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm, đây là bộ phận giá trị mới trong sản phẩm
(v+m).Vì vậy, cấu thành lượng giá trị hàng hóa bao gồm hai bộ phận giá trị cũ tái hiện và
giá trị mới. Kí hiệu W= c+v+m.
Câu 5: Nội dung , tác dụng của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu có sản
xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị
1. Tính khách quan của quy luật giá trị
Đây là quy luật kinh tế quan trọng nhất cảu sản xuất và trao đổi hàng hóa. Ở đâu có sản
xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự xuất hiện và hoạt động của quy luật giá trị. MỌi
hoạt động của các chủ thể kinh tế trong sản cuất và lưu thông hàng hóa đều chịu sự tác
động và chi phối của quy luật này.
2. Nội dung của quy luật giá trị
Quy luật giá trị đòi hỏi việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ cở hao phí lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
- Trong sản xuất hàng hóa: hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa phải phù
hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa. Vì:
+ Người sản xuất hàng hóa với hao phí lao động cá biệt lớn cao hơn so với hao phí lao
động xã hội cần thiết thì hoặc hàng hóa không bán được thua lỗ, nếu tình trạng này kéo
dài sẽ dẫn đến phá sản.
+Người sản xuất hàng hóa với hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn ( càng thấp hơn càng tốt)
so với hao phí lao động xã hội cần thiết thì hàng hóa bán được, mở rộng sản xuất do đó
thu được lợi nhuận lớn
- Trong trao đổi hàng hóa :
+ Phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết tức là phải tuân theo nguyên tắc
ngang giá, hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau nhưng có lượng giá trị bằng nhau thì
phải trao đổi ngang nhau.
- Quy luật giá trị buộc những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân theo yêu cầu
hay đòi hỏi của nó thông qua giá cả thị trường.

- Tuy nhiên trong thực tế, trên thị trường, do tác động của những quy luật kinh tế khác
nhau, nhất là quy luật cung cầu, giá cả thường xuyên tách rời giá trị nhưng sự tách rời này
chỉ xoay quanh trục giá trị nên xát trong khoảng thời gian đủ lớn, phạm vi đủ rộng thì
tổng giá trị bằng tổng giá cả.
3. Tác dụng của quy luật giá trị
* Quy luật giá trị có tác dụng điều tiết và lưu thông hàng hóa
- Điều tiết sản xuất tức là điều hòa , phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh
vực của nền kinh tế. Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả
hàng hóa trên thị trường dưới sự tác động của quy luật cung cầu. Nếu ở ngành nào đó khi
cung nhỏ hơn cầu thì giá cả của hàng hóa sẽ cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy , lãi cao
thì ngưới sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Do đó tư liệu sản xuất và sức lao động được
dịch chuyển vào ngành ấy tăng lên. Ngược lại khi cung vượt quá cầu thì hàng hóa sẽ dư
thừa , sản xuất giảm xuống hàng hóa bán không chạy và có thể lỗ vốn. Tình hình ấy buộc
nhà sản xuất phải thu hẹp sản xuất lại hoặc dịch chuyển sang ngành khác có giá cả cao
hơn.
- Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị trường. Sự biến
động của giá cả trên thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá thấp đến
nơi giá cao, do đó làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt.
Như vậy sự biến động của giá cả không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà còn có
tác động điều tiết nền sản xuất hàng hóa.
* Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất tăng năng suất lao động , thúc đẩy lực
lượng sản xuất lao động phát triển
-Người sản xuất hàng hóa đều phải tìm cách hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hóa bằng
cách cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động cá biệt của hàng hóa bằng cách cải tiến kĩ
thuật, tăng năng suất lao động cá biệt do đó toàn bộ nền kỹ thuật của xã hội và năng suất
lao động của xã hội tăng lên.
* Phân hóa người sản xuất, kinh doanh thành kẻ giàu và người nghèo
+ Người sản xuất đáp ứng được những yêu cầu của quy luật giá trị thì trở nên giàu có do
đó có thể mở rộng sản xuất.
+ Người sản xuất hàng hóa không đáp ứng được những yêu cầu của quy luật giá trị thì sẽ

nghèo, mất tư liệu sản xuất.
Câu 7. Hàng hóa sức lao động
1. Khái niệm và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
* Khái niệm: Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người , là khả năng lao
động của con người được con người vận dụng để tạo ra của cải. Nó là yếu tố cơ bản nhất
của mọi quá trình sản xuất.
* Sức lao động trở thành hàng hóa trong điều kiện:
-Người lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sực lao động của bản thân
mình và có quyền bán sức lao động của mình như một thứ hàng hóa.
- Người lao động phải bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, họ trở thành
người vô sản, để tồn tại người lao động buộc phải bán sức lao động, nếu có tư liệu sản
xuất và sinh hoạt họ sẽ dùng nó để sản xuất ra của cải vật chất và bán sản phẩm do mình
tạo ra.
2. Hai thuộc tính của hàng hóa
* Giá trị hàng hóa sức lao động
- Cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động
quyết định. Thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động saex được
quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra những tư liệu sản xuất ấy;
hay nói cách khác giá trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những
tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động.
-Quá trình sản xuất và quá trình tái sản xuất ra hàng hóa sức lao động được thông qua
tiêu dùng cá nhân của người lao động do đó: giá trị hàng hóa sức lao động được đo bằng
giá trị tư liệu tiêu dùng cần thiết cho người công nhân và gia đình họ, các chi phí đào tạo
để có một tay nghề, trình độ chuyên môn nhất định, lao động có độ phức tạp càng cao,
được đào tạo càng nhiêug thì giá trị càng cao.
-Giá cả hàng hóa sức lao động ( tiền lương ) là biểu hiện bằng tiền của hàng hóa sức lao
động, nó phụ thuộc giá trị hàng hóa sức lao động, quan hệ cung cầu, sự đấu tranh của giai
cấp công nhân.
-Gía trị hàng hóa phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khí hậu,tập quán thói quen tiêu dùng,
trình độ văn minh…

* Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động.
- Là công dụng tính có ích nào đó có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của người mua.
Người mua hàng hóa sức lao động là nhà tư bản ,nhà đầu tư nhu cầu của họ là tạo ra giá
trị thặng dư cho nên giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động phải là giá trị sử dụng đặc
biệt, tạo ra mọt lượng giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó.
- Nhờ giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hóa sức lao động mà hàng hóa sức lao động là
chìa khóa giải quyết mâu thuẫn chung chủ nghĩa tư bản hàng hóa. Cho nên trở thành tư
bản khi nó được sư dụng để mua hàng hóa sức lao động nhằm thu về giá trị thặng dư.
* Kết luận: Hàng hóa sức lao động là nhân tố, là nguồn gốc của giá trị thặng dư và nó
chính là nguồn gốc để giải quyết mâu thuẫn chung của CNTB
Câu 8. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng trong xã hội tư bản.
1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.
- Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị
thặng dư, hơn nữa cũng không phải là giá trị đơn thuần là giá trị thặng dư. Nhưng trước
hết muốn tạo ra giá trị thặng dư phải tạo ra lượng giá trị một giá trị sử dụng nào đó; vì giá
trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi và giá trị thặng dư.
- Vậy quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá
trị sử dụng và giá trị thặng dư.
- Quá trình sản xuất trong xí nghiệp tư bản đồng thời là quá trình nhà tư bản tiêu dùng
sức lao động của công nhân làm thuê và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản đã mua về nên nó
có đặc điểm sau
+ Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản , lao động cảu anh ta thuộc về
nhà tư bản như bất cứ một yếu tố sản xuất nào khác và được nhà tư bản sử dụng sao cho
có ích nhất.
+ Sản phẩm do người công nhân tạo ra nhưng nó không thuộc sở hữu của công nhân mà
nó thuộc sở hữu của nhà tư bản.
-Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công
nhân làm thuê tạo ra mà bị nhà tư bản chiếm đoạt không công. Quá trínhanr xuất ra giá trị
thặng dư thực chất chỉ là sự kéo dài qua cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư
bản trả được hoàn trả lại bằng một vật ngang giá mới

-Ngày lao động của người công nhân bao giờ cũng chia làm hai phần : phần ngày lao
động mà người công nhân làm ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của
mình gọi là thời gian lao động cần thiết và lao động trong thời gian đó được gọi là lao
động cần thiết. Phần còn lại cảu ngày lao động là thời gian lao động thặng dư và lao động
trong khoảng thời gian này là lao động thặng dư.
-Giải quyết được công thức mâu thuẫn chùng của tư bản chủ nghíawj chuyển biến của
tiền thành tư bản diễn ra trong lưu thông , mà đồng thời không phải trong lưu thông. Chỉ
trong lưu thông nhà tư bản mới mua được thứ hàng hóa đặc biệt đó là hàng hóa sức lao
động. Sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hóa đặc biệt đó trong sản xuất, tức là ngoài lĩnh
vực lưu thông để tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Do đó tiền của nhà tư bản mới
chuyển thành tư bản.
2. Bản chất của tư bản. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả
biến
a) Bản chất tư bản
-Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi chúng trở thnahf tài sản của nahf tư bản và
được dùng để bóc lột lao động làm thuê. Khi tư bản bị xóa bỏ thì tư liệuu sản xuất không
còn là tư bản nữa. Như vậy tư bản không là một vật mà là một quan hệ sản xuất xã hội
nhất định giữa người với người trong quá trình sản xuất, nó có tính chất tạm thời trong
lịch sử
- Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của
công nhân làm thuê. Bản chất tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội trong đó giai cấp
tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư của công nhân làm thuê.
b) Tư bản bất biến và tư bản khả biến
* Tư bản bất biến
- Xét bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất có nhiều
loại, có loại được sử dụng trong toàn bộ quá trình sản xuất, nhưng chỉ hao mòn dần dần,
do đó chuyển dần từng phần giá tị của nó vào sản phẩm như nhà xưởng, máy móc thiết
bị…, có loại khi đưa vào sản xuất thì chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm tỏng một lần sử
dụng như nguyên , nhiên liệu. Song giá trị của bất kì tư liệu sản xuất nào cũng đều nhờ có
lao động cụ thể của người công nhân làm thuê mà được bảo toàn và di chuyển vào sản

phẩm, nên giá trị của nó không thể lớn hơn giá trị của tư liệu sản xuất dã bị tiêu dùng để
tạo ra sản phẩm. Cái bị tiêu dùng của tư liệu sản xuất là giá trị sử dụng, kết quả của việc
tiêu dùng đó là tạo ra giá trị sử dụng mới. Giá trị của tư liệu sản xuất đuwcj bảo taonf
dưới một giá trị sử dụng mới chứ không phải được sản xuất ra.
Bọ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và chuyển vào sản
phẩm, tức là không thay đổi về lượng giá trị của nó. Gọi đó là tư bản bất biến kí hiệu là C
* Tư bản khả biến.
Một bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động.
- Một mặt giá trị của nó biến thành tư liệu sinh hoạt của người công nhân và biến đi trong
tiêu dùng của người công nhân
- Mặt khác trong quá trình lao động, bằng sức lao động trừu tượng công nhân tạo ra giá
trị mới lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng với
giá trị thặng dư. Như vậy bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động đã không ngừng
chuyển hóa từ đại lượng bất biến thành đại lượng khả biến tức là đã tăng lên về lượng
trong quá trình sản xuất.
Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra , nhưng thông qua lao động
trừu tượng của người công nhân làm thuê mà tăng lên tức là biến đổi về lượng gọi là tư
bản khả biến Kí hiệu V
Kết luận: tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất ra
giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó, vì nó
chính là bộ phận tư bản lớn lên
Câu 9: Sự hình thành các tổ chức độc quyền
a) Nguyên nhân hình thành:
-Có 6 nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện chủ nghĩa độ quyền
 Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác dụng của khoa học kĩ thuật đã đẩy
nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô
lớn
 Thành tựu khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ 19 một mặt làm xuất hiện các ngành sản
xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn; đồng thời nó dẫn đến tăng năng
suất lao động dẫn đến tăng khả năng tích lũy tư bản , thúc đẩy phát triển sản xuất

lớn.
 Sự tác động của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư vbanr như quy luật giá trị
thặng dư, quy luật tích lũy… ngày càng mạnh mẽ làm biến đổi cơ cấu kinh tế của
xã hội tư bản theo hướng tập trung theo quy mô lớn
 Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kĩ thuật , tăng quy
mô tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh.
 Khủng hoảng kinh tế dân đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có sức cạnh
tranh bị phá sản đồng thời các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số tư bản tập
trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn
 Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh mẽ
thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần tạo tiền
đề cho hình thành các tổ chức độc quyền
b) Khái niệm tổ chức độc quyền
Tổ chức độc quyền là một xí nghiệp hay liên minh các xí nghiệp lớn nắm giữ toàn bộ
hoặc tuyệt đại bộ phận việc sản xuất, tiêu dùng hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận
độc quyền cao
-Một hàng hóa chỉ có một chủ thể nắm giữ sản xuất, tiêu thụ hàng hóa đó nên có khả
năng định ra giá cả độc quyền:
+ Giá cả độc quyền thấp là khi các nhà độc quyền mua hàng hóa
+ GIá cả độc quyền cao là khi các nhà độc quyền bán hàng hóa
c) Các hình thức độc quyền
1. Cacten
- Là hình thức liên minh giữa các xí nghiệp cùng thỏa thuận về giá cả hàng hóa và
phân chia thị trường
-Đặc điểm: các doanh nghiệp vẫn độc lập trong việc sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Họ chỉ cam kết với nhau về một số điều khoản và thực hiện các điều khoản ấy và bị
phạt nếu không thực hiện. Hình thức này kém bền vững
2.Xanhđica
- Là liên minh các xí nghiệp cùng ngành trong đó toàn bộ việc lưu thông hàng hóa do một
ủy ban đứng lên điều hành và quản lí

- Đặc đểm: các doanh nghiệp thành viên vân được độc lập về sản xuất nhưng mất độc lập
trong lưu thông do đó bền vững hơn cácten
3. Tôrot
- là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn 2 hình thức trên . Là hình thức liên minh giữa
các xí nghiệp cùng ngành hoặc khác ngành nhưng liên quan với nhau về mặt kĩ thuật dưới
hình thức góp cổ phần
- Có một ban điều hành và quản lí chung sẽ đúng lên điều hành và quản lí mọi hoạt động
của tổ chức cả trong lĩnh vực lưu thông và sản xuất. Lợi nhuận sẽ được phân chia theo
căn cứ vào cổ phần
- Tơrot theo chiều ngang là liên minh các xí nghiệp cùng ngành
-Tơrot theo chiều dọc là liên minh các xí nghiệp khác ngành nhưng có mối quan hệ về
mặt kĩ thuật
- Các xí nghiệp mất độc lập cả về sản xuất và tiêu thụ do đó rất bền vững
4.Công-xooc-xiom
- Là liên minh công nghiệp lớn, các tổ chức độc quyền của các ngành khác nhau không
liên quan gì với nhau về mặt kĩ thuật công nghệ mà chỉ liên quan với nhau về mặt tài
chính.
d) Mối liên hệ giữa độc quyền và cạnh tranh
- Độc quyền ra đời là kết quả của cạnh tranh nhưng không thủ tiêu được cạnh tranh, thậm
chí còn làm cạnh tranh trở nên gay gắt và quyết liệt hơn, đa dạng hơn
-Cạnh tranh dưới chủ nghĩa độc quyền có các hình thức:
 Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau chiếm nơi đầu tư
 Cạnh tranh giữa các xí nghiệp thành viên của một tổ chức độc quyền( hay cạnh
tranh trong nội bộ tổ chức độc quyền) nhằm chiếm thị phần, chiếm vị trí khống
chế hoặc là vị trí xí nghiệp chủ
 Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền hoặc cạnh tranh giữa các tổ chức độc
quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền và những người sản xuất nhỏ
 cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, xí nghiệp ngoài độc quyền
Câu 9: Nền kinh tế nhiều thành phần
1. Tính tất yếu khách quan : bắt nguồn từ hai lí do

a). Xét về mặt lịch sử
- Khi bước vào tiếp quản nèn kinh tế, chúng ta tiếp nhận nền kinh tế khi đó có nhiều
thành phần. Đó là :
+ Thành phần kinh tế tư bản tư nhân gồm tư bản mại bản và tư bản dân tộc
+Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ: nông dân cá thể, thợ thủ công cá thể, tầng lớp tiểu
thương
- Trong quá trình cải tạo và xây dựng nền kinh tế đã xuất hiện những thành phần kinh tế
mới:
+ Thành phần kinh tế nhà nước do quá trình quốc hữu hóa, do nhà nước xây dựng mới.
+ Thành phần kinh tế tập thể: hợp tác xã , tập đoàn sản xuất chủ yếu trong lĩnh vực nông
nhiệp , một số trong lĩnh vực thủ công nghiệp và dịch vụ thương nghiệp.
Thành phần kinh tế tư bản nhà nước xuất hiện dưới hình thức liên kết nhà nước ta với nhà
nước tư sản.
b) Xét về mặt hiệu quả kinh tế xã hội:
- Nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần phù hợp với tình trạng thực tiễn của nền kinh tế
nước ta và đáp ứng với nhu cầu được yêu cầu phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả của
nền kinh tế quốc dân.
- Mặc dù mỗi thành phần kinh tế có ưu nhược điểm khác nhau nhưng chúng đều tạo ra
sản phẩm đóng góp vào nền kinh tế quốc dân từ đó tạo điều kiện nâng cao đời sống vật
chất tinh thần của nhân dân và tích lũy để mở rộng sản xuất
+ Sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần tạo điều kiện để thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ trọng yếu trong thời kì quá độ là xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại cho nền
kinh tế quốc dân.
+ Tạo điều kiện để khôi phục cơ sở kinh tế cho nền kinh tế hàng hóa phát triển vì đẩy
mạnh phân công lao động xã hội tạo ra tính độc lập về mặt kinh tế giữa các thành phần
kinh tế, tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh.
+ Tạo điều kiện sử dụng sức mạnh tổng hợp trong nước đồng thời đa dạng hóa, đa
phương hóa trong việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ tối đa hóa các
nguồn lực bên ngoài như vốn, kinh nghiệm quản lí…
+Tạo điều kiện để mở rộng các hình thức kinh tế quá độ để chuyển nền kinh tế nước ta từ

sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn.
*Tóm lại : chính sách kinh tế nhiều thành phần của Đảng và nhà nước ta hoàn toàn
đúng đắn


×