Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.25 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***-------INCLUDEPICTURE " \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
" \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE " \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
" \* MERGEFORMATINET

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐA DẠNG HÓA SẢN
PHẨM ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên
: Mai Thị Hà Thanh
Mã sinh viên
: 1001040052
Lớp
: Anh 3
Khóa
: 49
Người hướng dẫn khoa học : TS. Đinh Thị Thanh Bình


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1..............................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM ĐẾN KẾT QUẢ KINH


DOANH CỦA DOANH NGHIỆP..........................................................................5
1.1 Khái quát chung về sản phẩm..................................................................................................5
1.1.1 Khái niệm sản phẩm.........................................................................................................5
1.1.2 Cấu trúc của sản phẩm.....................................................................................................5
1.1.3 Hệ thống thứ bậc của sản phẩm.......................................................................................7
1.1.4 Danh mục sản phẩm.........................................................................................................8
1.2 Khái quát chung về đa dạng hóa sản phẩm.............................................................................9
1.2.1 Bản chất đa dạng hóa sản phẩm.......................................................................................9
1.2.2 Động cơ thúc đẩy đa dạng hóa sản phẩm.......................................................................11
1.2.3 Phân loại đa dạng hóa sản phẩm....................................................................................15
1.3 Tổng quan tài liệu phân tích ảnh hưởng của đa dạng hóa sản phẩm đến kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp........................................................................................................................17
1.3.1 Tổng quan các tài liệu nước ngoài...................................................................................17
1.3.2 Tổng quan các nghiên cứu ở trong nước........................................................................19

CHƯƠNG 2............................................................................................................ 21
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨN ĐẾN KẾT
QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT
NAM.......................................................................................................................21
2.1 Khái quát về các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.......................................................21
2.1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ - SMEs...................................................................................21
2.1.2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam..........................................................................24
2.2 Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam..................................................................................................29
2.2.1 Các nhân tố khách quan..................................................................................................29
2.2.2 Các nhân tố chủ quan nội tại của doanh nghiệp.............................................................32
2.3 Mô hình đánh giá tác động của đa dạng hóa sản phẩm đến kết quả kinh doanh của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.......................................................................................35
2.3.1 Mô hình nghiên cứu........................................................................................................35



2.3.2Các biến số của mô hình..................................................................................................35
2.3.3 Kết quả ước lượng mô hình............................................................................................42

CHƯƠNG 3............................................................................................................46
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI
VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ĐA DẠNG HÓA
SẢN PHẨM............................................................................................................46
3.1 Cơ hội và thách thức của đa dạng hóa sản phẩm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Việt Nam......................................................................................................................................47
3.2 Các hạn chế và khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.............................51
3.2.1 Hạn chế về tiếp cận nguồn vốn.......................................................................................51
3.2.2 Hạn chế về công nghệ.....................................................................................................52
3.2.3 Hạn chế về hiệu quả sản xuất, kinh doanh......................................................................53
3.2.4 Hạn chế về chất lượng lao động và trình độ quản lý.......................................................53
3.2.5 Hạn chế về sự tiếp cận các chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế.............................54
3.3 Một số kiến nghị về đa dạng hóa sản phẩm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam 55
3.3.1 Xây dựng chiến lược đa dạng hóa phù hợp với khả năng của doanh nghiệp..................55
3.3.2 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường làm cơ sở phát triển đa dạng hóa.............57
3.3.3 Quảng bá : Chiến lược đa thương hiệu...........................................................................58

KẾT LUẬN............................................................................................................62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................64
PHỤ LỤC...............................................................................................................66


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PD

: Product Diversification – Đa dạng hóa sản phẩm


P

: Performance – Hoạt động kinh doanh

SMEs : Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
WB

: World bank – Ngân hàng thế giới

EU

: Europe Union – Liên minh Châu Âu

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Cấu trúc sản phẩm ( 5 product levels)
Bảng 1.1. Tóm tắt một số nghiên cứu định lượng tác động của PD tới P
Bảng 2.1. Định nghĩa SMEs theo WB
Bảng 2.2. Định nghĩa SMEs theo EU
Bảng 2.3. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia
Bảng 2.4. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu SMEs tại Việt Nam giai đoạn 2006-2011 (đơn vị %)
Biểu đồ 2.2. Sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam 2006-2011
Bảng 3.1. Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính
Bảng 3.2. Thống kê mô tả biến
Bảng 3.3. Ma trận tương quan giữa các biến của mô hình
Bảng 3.4. Kết quả hồi quy của mô hình
Bảng 3.5. Kết quả hồi quy robust của mô hình



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến lớn.
Mặc dù đã phải trải qua cuộc khủng hoảng tương đối nghiệm trọng từ năm 2008
nhưng với sự nhạy bén và linh hoạt của các chủ thể kinh tế, cùng với các sự kiện
kinh tế nổi bật như gia nhập WTO, một cách tổng quan, Nền kinh tế Việt Nam đang
thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Sự chuyển hướng phát triển nền kinh tế
còn là một điều kiện vô cùng quan trọng và thuận lợi giúp các tập đoàn và doanh
nghiệp trong nước có cơ hội tăng trưởng và phát triển đem lại nguồn lợi lớn cho
quốc gia.
Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) là
loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Trong những năm
vừa qua, loại hình doanh nghiệp này đã đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển
của nền kinh tế, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy
động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Tuy nhiên,
trước sức mạnh của nhà đầu tư nước ngoài đang không ngừng bị thu hút về Việt
Nam hay các tập đoàn lớn mạnh trong nước, những doanh nghiệp vừa và nhỏ không
thể cạnh tranh trong cuộc đua giá cả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, thị
trường hiện nay đang không ngừng rộng mở với thị hiếu và nhu cầu thay đổi liên
tục của những khách hàng đang trở nên khó tính hơn. Cũng như thị phần trong lĩnh
vực sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp đang có nguy cơ thu nhỏ lại khi các
đối thủ cạnh tranh đang dần lớn mạnh và nhiều doanh nghiệp đang xâm lấn vào lĩnh
vực thu lợi nhuận lớn. Câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là làm thế
nào để gia tăng giá trị, chiếm lĩnh thị trường, mở rộng phạm vi kết nối, để ứng phó
khôn khéo với đối thủ cạnh tranh?
Câu trả lời có thể nằm ở nhiều chiến lược cạnh tranh và chiến lược marketing,
chiến lược quản trị… phụ thuộc vào khả năng và tình trạng của bản thân từng doanh



2

nghiệp. Nhưng trong để tài này,tác giả tập trung phân tích chiến lược xu hướng hiện
nay và có khả năng linh hoạt đối mặt với sự thay đổi không ngừng của thị trường,
đó là chiến lược đa dạng hóa sản phẩm - một trong những phương thức phổ biến
nhất. Điều này gần như tuân theo một quy luật cổ điển của Wall Street: “Đừng bao
giờ bỏ hết trứng vào một giỏ”. Đa dạng hoá sản phẩm là một khuynh hướng
phát triển ngày càng phổ biến của doanh nghiệp công nghiệp và là điều kiện để
doanh nghiệp thích ứng và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy biến động.
Tuy nhiên, đa dạng hóa sản phẩm như thế nào là đúng? Như thế nào là đủ? Liệu với
khả năng hiện tại của doanh nghiệp thì chiến lược đa dạng hóa sản phẩm có là phù
hợp? Nhiều doanh nghiệp như Vinamilk, Kinh Đô hay Hòa Phát đã áp dụng thành
công chiến lược đa dạng hóa và mang lại uy tín cũng như lợi ích to lớn cho sự phát
triển của doanh nghiệp nhưng với tình hình thực tế trước mắt của nhiều doanh
nghiệp phải chịu thua lỗ và sự sụt giảm uy tín. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
của chính doanh nghiệp Vinamilk đối với sản phẩm cà phê và bia là một ví dụ điển
hình khi kế hoạch thất bại chỉ sau vài năm thực hiện và mang lại chi phí tương đối
lớn cho Vinamilk. Đa dạng hóa sản phẩm có thể sẽ giúp hỗ trợ cho việc kinh doanh,
tìm kiếm các thị trường mới hoặc phân tán bớt rủi ro nhưng việc đa dạng hóa sản
phẩm không có ĐÚNG – SAI, không có THỰC HIỆN – KHÔNG THỰC HIỆN,
các doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ lưỡng tới yếu tố "chiến lược phù hợp". Đây
là một vấn đề thực tiễn được quan tâm chú ý nghiên cứu trong nhiều năm trở lại
đây, đặc biệt là những nghiên cứu cụ thể của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Chính vì vậy, xuất phát từ nhu cầu cấp bách của thực tiễn, tác giả đã quyết định
chọn đề tài “Phân tích ảnh hưởng của đa dạng hóa sản phẩm đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu của bài
luận văn có thể cung cấp một cái nhìn rõ nét hơn về tác động của chiến lược đa
dạng hóa sản phẩm đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa

và nhỏ tại Việt Nam trong một cái nhìn khách quan và toàn diện. Qua đó, luận văn


3

cũng đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm tìm ra phương thức và chính sách phù
hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng thành công chiến lược đa dạng hóa
sản phẩm để nâng cao kết quả kinh doanh như mong đợi.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Để phân tích làm rõ yếu tố sản phẩm và chiến lược đa dạng hóa sản phẩm đối
với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, tác giả nghiên
cứu với mục tiêu như sau. Thứ nhất, làm rõ yếu tố sản phẩm và bản chất của hoạt
động đa dạng hóa sản phẩm. Thứ hai, phân tích các đặc điểm và tính chất của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam và cuối cùng là đề xuất giải pháp áp dụng
chiến lược một cách phù hợp với khả năng doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và sự ảnh
hưởng của nó đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong năm 2011 của 2552 doanh
nghiệp vừa và nhỏ khảo sát được ở các tỉnh: Hà Nội, Phú Thọ, Hải Phòng, Nghệ
An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh và Long An.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, bao gồm:
- Nghiên cứu tại bàn qua các tài liệu thứ cấp như các đề tài nghiên cứu khoa học,
các bài đăng tạp chí, các nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
nhằm thu thập các cơ sở lý luận về sản phẩm và chiến lược đa dạng hóa sản phẩm.
Tác giả cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây và tham khảo một số trường
hợp đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ để tăng cường cơ sở khoa
học, lý thuyết thực nghiệm và hiểu biết cần thiết cho công việc nghiên cứu.
- Dựa trên lý thuyết nghiên cứu ở trên, đề tài sử dụng phương pháp OLS để phân

tích định lượng ảnh hưởng của việc đa dạng hóa sản phẩm đến kết quả kinh doanh
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
5. Tình hình nghiên cứu


4

Qua hoạt động nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả thấy rằng hoạt động đa dạng hóa
sản phẩm đã được chú ý đến và nghiên cứu trong nhiều thập kỷ, đặc biệt là các
nghiên cứu về ảnh hưởng của chiến lược đa dạng hóa sản phẩm đến kết quả kinh
doanh của các doanh nghiệp của các nhà nghiên cứu nước ngoài. Các nghiên cứu
trong nước cũng đề cập đến vấn đề này trong nhiều bài tổng quan về tình hình kinh
doanh của một doanh nghiệp nhất định. Đây là cơ sở nền tảng cơ bản xây dựng nên
nội dung bài luận văn này.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, danh mục bảng, biểu, hình vẽ, tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm ba chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đa dạng hóa sản phẩm và ảnh hưởng
của đa dạng hóa sản phẩm đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích ảnh hưởng của đa dạng hóa sản phẩm đến kết quả kinh
doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Chương 3: Một số khuyến nghĩ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
trong việc thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐA DẠNG HÓA SẢN
PHẨM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐA DẠNG HÓA SẢN

PHẨM ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1 Khái quát chung về sản phẩm
1.1.1 Khái niệm sản phẩm
Trước khi nhắc đến đa dạng hóa sản phẩm, chúng ta phải làm rõ khái niệm của
“sản phẩm” trong một doanh nghiệp. Định nghĩa của một sản phẩm phụ thuộc vào
loại hình kinh doanh của doanh nghiệp và dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau.
Khái niệm này mang tính chất khá phức tạp do mỗi sản phẩm đều có những đặc tính
riêng về thiết kế bên ngoài, mục đích sử dụng, đối tượng khách hàng hướng đến…
đáp ứng vô số các nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên, khái niệm ‘’sản phẩm” lần đầu
tiên được sử dụng bởi Adam Smith dưới góc độ kinh tế và thương mại, về sau được
phát triển theo xu hướng đi lên của nhân loại, của các nền kinh tế hàng hóa, của các
quan hệ trao đổi mua bán - được coi là khái niệm tổng quát mà rõ ràng nhất.
“Sản phẩm (product) là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý,
mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn. Nó có
thể là những vật thể, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức và ý tưởng.”
1.1.2 Cấu trúc của sản phẩm
Để cho ra đời một sản phẩm. trước tiên mỗi doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về
cấu trúc của sản phẩm, đây cũng được coi như là các bước nghiên cứu và phát triển
một sản phẩm nhất định – quả trứng vàng của doanh nghiệp và cũng là lời hứa của
các doanh nghiệp đối với khách hàng và người tiêu dùng.
Cấu trúc của sản phẩm, hay còn gọi là 5 mức độ sản phẩm được đưa ra bởi bậc
thầy kinh tế và marketing Philip Kotler. Đối với ông thì sản phẩm không chỉ là một
hàng hóa hữu hình mà còn mang những giá trị trừu tượng nhằm đáp ứng nhu cầu


6

của người tiêu dùng. Với lý do đó, Kotler đưa ra cấu trúc sản phẩm dưới góc nhìn
của các khách hàng – nhóm người mang lại lợi ích chính cho các doanh nghiệp.

Hình 1.1. Cấu trúc sản phẩm ( 5 product levels)

- Mức độ cơ bản - Giá trị cốt lõi (Core Benefits) : lợi ích cơ bản đem lại cho
khách hàng và cũng là mục đích chính của sản phẩm. Chẳng hạn đối với một chiếc
áo đi mưa, khách hàng mua “sự khô ráo”; đối với một lọ nước hoa, khách hàng mua
“một niềm hy vọng”; đối với một chuyến du lịch thiên nhiên, khách hàng mua “sự
thư giãn và bầu không khí trong lành”. Nhà kinh doanh phải xem mình là người
cung ứng lợi ích.
- Sản phẩm chung (Basic Product) : mức độ này đưa ra mọi đặc trưng cơ bản
của một sản phẩm. Chẳng hạn đối với chiếc áo ấm cung cấp giá trị cốt lõi là làm ấm
cho người mặc thì sản phẩm chung còn là về sự vừa vặn, chất liệu, khả năng chống
thấm… của chiếc áo đó.
- Sản phẩm kỳ vọng (Expected Product) : là tập hợp những thuộc tính và điều
kiện mà người mua thường mong đợi và chấp thuận khi họ mua sản phẩm đó. Một


7

chiếc áo không chỉ là để giữ ấm, chống lại giá lạnh của thời tiết mà còn phải thuận
tiện để người dùng có thể vận động thoải mái, ví dụ như khi đi xe đạp.
- Sản phẩm hoàn thiện (Augmented Product): là mức độ thứ tư, nhà kinh
doanh chuẩn bị một sản phẩm hoàn thiện thêm, tức là một sản phẩm bao gồm cả
những dịch vụ và lợi ích phụ thêm làm cho sản phẩm của doanh nghiệp khác với
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Chiếc áo ấm có kiểu cách không? Có thời trang
không? Có phải nhãn hiệu nổi tiếng không? Điều đó làm nên sự khác biệt của doanh
nghiệp.
- Sản phẩm tiềm ẩn (Potential Product): là những sự hoàn thiện và biến đổi mà
sản phẩm đó có thể có được trong tương lai. Trong khi sản phẩm hoàn thiện thể
hiện những gì đã được đưa vào sản phẩm hiện nay, thì sản phẩm tiềm ẩn chỉ nêu ra
hướng phát triển có thể của nó. Vì thế các doanh nghiệp tích cực tìm kiếm những

cách thức mới để thỏa mãn khách hàng và tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của
mình. Chẳng hạn như chiếc áo ấm trong tương lai có thể được dệt may từ loại sợi
bền nhẹ mà rẻ hơn hơn áo lông vũ?
Đối với các doanh nghiệp thì điều quan trọng là đưa được sản phẩm của mình từ
vị trí giá trị cốt lõi để đi dần lên sản phẩm hoàn thiện, và nghiên cứu phát triển thêm
để có tiềm năng đi lên mức độ cao nhất của sản phẩm.
Mỗi sản phẩm được lên mức độ là được thêm giá trị cho khách hàng. Các doanh
nghiệp càng nỗ lực ở mọi mức độ thì họ càng có khả năng được nhận biết và thu
được nhiều lợi lớn. Để như vậy, họ có thể tăng thêm giá trị cho sản phẩm bằng các
dịch vụ, các điều khoản, các thay đổi trong bản thân sản phẩm. Điều này không chỉ
là việc làm hài lòng khách hàng mà còn là làm họ ngạc nhiên. Trong một danh sách
dài các sản phẩm thì đa dạng hóa sản phẩm được coi là một giải pháp hiệu quả.
1.1.3 Hệ thống thứ bậc của sản phẩm
Các sản phẩm đều có quan hệ với nhau và tạo thành một hệ thống thứ bậc trải ra
từ những nhu cầu cơ bản đến những mặt hàng cụ thể dùng để thỏa mãn những nhu
cầu đó.
- Họ nhu cầu : Nhu cầu cơ bản là nền tảng của họ sản phẩm.


8

- Họ sản phẩm : bao gồm tất cả các lớp sản phẩm có thể thỏa mãn một nhu cầu
cốt lõi với hiệu quả nhất định.
- Lớp sản phẩm : là một nhóm sản phẩm trong cùng một họ sản phẩm đưọc
thừa nhận là có quan hệ gắn bó nhất định về mặt chức năng.
- Loại sản phẩm : là một nhóm sản phẩm trong cùng một lớp sản phẩm có
quan hệ chặt chẽ với nhau vì chúng hoạt động giống nhau hay được bán cho cùng
một nhóm khách hàng, hoặc được bán tại cùng một kiểu thị trường, hay nằm trong
cùng một thang giá.
- Kiểu sản phẩm : là những mặt hàng trong một loại sản phẩm có một trong số

dạng có thể có của sản phẩm.
- Nhãn hiệu : là tên gắn liền với một hay nhiều mặt hàng trong loại sản phẩm
đó, được sử dụng để nhận biết nguồn gốc hay tính chất của mặt hàng.
- Mặt hàng : là một đơn vị riêng biệt trong một nhãn hiệu hay loại sản phẩm có
thể phân biệt được theo kích cỡ, giá cả, hình thức hay thuộc tính nào đó. Mặt hàng
còn được gọi là đơn vị lưu kho hay một phương án sản phẩm.
Ví dụ, nhu cầu “hy vọng” làm xuất hiện một họ sản phẩm là đồ trang điểm và
một lớp sản phẩm trong họ sản phẩm đó là mỹ phẩm. Trong lớp mỹ phẩm có một
loại sản phẩm là son môi với nhiều kiểu khác nhau, như son có ánh nhũ và không có
ánh nhũ, trong đó có nhãn hiệu Chanel với năm mặt hàng khác nhau về màu sắc.
1.1.4 Danh mục sản phẩm
Một danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả những loại sản phẩm và mặt hàng
mà một người bán cụ thể đưa ra để bán cho người mua. Danh mục sản phẩm của
một doanh nghiệp sẽ có chiều rộng, chiều dài, chiều sâu và một mật độ nhất định:
- Chiều rộng danh mục sản phẩm thể hiện doanh nghiệp có bao nhiêu loại sản
phẩm khác nhau.
- Chiều dài danh mục sản phẩm là tổng số mặt hàng của doanh nghiệp.
- Chiều sâu danh mục thể hiện có bao nhiêu phương án của mỗi sản phẩm
trong một loại.
- Mật độ của danh mục sản phẩm thể hiện mối quan hệ mật thiết đến mức độ
nào giữa các loại sản phẩm khác nhau xét theo cách sử dụng cuối cùng, thiết bị sản
xuất hay kênh phân phối nào khác.


9

Bốn chiều này của danh mục sản phẩm tạo nên những căn cứ để xây dựng chiến
lược sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể khuyếch trương doanh
nghiệp của mình theo nhiều cách. Doanh nghiệp có thể mở rộng danh mục sản
phẩm bằng cách bổ sung những sản phẩm mới. Doanh nghiệp có thể kéo dài từng

loại sản phẩm. Doanh nghiệp có thể bổ sung thêm các phương án sản phẩm cho
từng sản phẩm và tăng chiều sâu của danh mục. Cuối cùng doanh nghiệp có thể tiếp
tục tăng hay giảm mật độ của loại sản phẩm tùy theo ý đồ của doanh nghiệp muốn
có uy tín vững chắc trong một lĩnh vực hay tham gia vào nhiều lĩnh vực.
Việc lập kế hoạch danh mục sản phẩm chủ yếu tùy thuộc vào trách nhiệm của
những người hoạch định chiến lược của doanh nghiệp căn cứ vào những thông tin
do người làm công tác marketing của công ty cung cấp. Họ phải đánh giá những
loại sản phẩm cần phát triển, cần duy trì, cần thu hoạch và cần loại bỏ.
1.2 Khái quát chung về đa dạng hóa sản phẩm
1.2.1 Bản chất đa dạng hóa sản phẩm
Trong hệ thống mục tiêu của mỗi doanh nghiệp có hai mục tiêu được coi là cơ
bản. Một là tạo tiền đề cho các mục tiêu khác đó là việc tạo ra sản phẩm với chất
lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường và xã hội; hai là việc đạt được lợi
nhuận tối đa sau mỗi chu kỳ kinh doanh trên cơ sở nâng cao hiệu quả của các hoạt
động sản xuất kinh doanh. Để thực hiện có hiệu quả hệ thống mục tiêu nói chung và
hai mục tiêu nói riêng, mỗi doanh nghiệp phải xác định được cơ cấu sản phẩm hợp
lý của mình. Tính hợp lý của mỗi cơ cấu sản phẩm chỉ thích ứng với những điều
kiện nhất định trong mỗi kỳ kinh doanh do đó khi những điều kiện ấy có sự thay đổi
thì cơ cấu sản phẩm cũng phải thay đổi để đạt tính hợp lý mới điều đó có nghĩa là
cơ cấu sản phẩm của công ty phải mang tính " động " để thích ứng với nền kinh tế
thị trường cạnh tranh sôi động. Sự hoàn thiện và đổi mới cơ cấu sản phẩm của
doanh nghiệp được thực hiện theo nhiều cách khác nhau như :
- Thu hẹp danh mục sản phẩm bằng cách loại bỏ những sản phẩm lỗi thời,
những sản phẩm kém sức cạnh tranh và những sản phẩm không có khả năng tạo ra
lợi nhuận cho doanh nghiệp.


10

- Giữ nguyên chủng loại sản phẩm đang sản xuất nhưng cải tiến, hoàn thiện

những sản phẩm ấy về hình thức, về nội dung, tạo thêm nhiều kiểu dáng và thế hệ
sản phẩm mới .
- Bổ sung thêm vào danh mục sản phẩm những sản phẩm mới phù hợp với nhu
cầu thị trường và xu hướng phát triển của khoa học, công nghệ.
- Chuyển hoá vị trí các sản phẩm trong cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp,
đưa những sản phẩm ở vị trí hàng thứ lên vị trí hàng đầu hoặc ngược lại bằng cách
thay đổi định lượng sản xuất mỗi loại.
Trong thực tế, các hướng trên đây được thực hiện xen kẽ lẫn nhau. Nếu cơ cấu
sản phẩm của doanh nghiệp thay đổi theo hướng thu hẹp lại, đảm bảo sự tập trung
cao hơn về sản xuất thì doanh nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hoá.
Ngược lại cơ cấu sản phẩm được mở rộng ra, doanh nghiệp phát triển theo hướng
đa dạng hoá... Trong những thời kì nhất định và trên một thị trường nhất định doanh
nghiệp có thể thực hiện đa dạng hoá thông qua hình thức cải tiến, hoàn thiện sản
phẩm đã có hoặc là đưa ra những sản phẩm mới hoàn toàn có thể cùng loại hoặc
khác biệt so với những sản phẩm cũ nhưng doanh nghiệp cũng có thể kết hợp cả hai
hình thức trên nhằm thỏa mãn đáp ứng cao nhất nhu cầu của thị trường.
Như vậy đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp là một chiến lược mở rộng
danh mục sản phẩm, nó gắn liền với quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản
phẩm, mang những sản phẩm mới tiến nhập thị trường nhằm đảm bảo doanh
nghiệp thích ứng được với sự biến động của môi trường kinh doanh (theo
và lý thuyết đa dạng hóa của Igor Ansoff). Đa dạng
hoá sản phẩm là một nội dung chiến lược cụ thể của đa dạng hoá sản xuất và đa
dạng hoá kinh doanh. Mối quan hệ giữa đa dạng hoá sản phẩm và kế hoạch hoá sản
xuất - kinh doanh được thể hiện ở chỗ khi xác định phương án đa dạng hoá sản
phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định rõ chủng loại sản phẩm, khối lượng sản
phẩm của mỗi loại, thị trường tiêu thụ, khả năng đảm bảo các yếu tố đầu vào, khả
năng huy động vốn đầu tư và dự kiến lợi nhuận sẽ đạt được.


11


Đa dạng hoá sản phẩm là một khuynh hướng phát triển ngày càng phổ biến
trong các doanh nghiệp công nghiệp. Các tổ chức kinh tế lớn như tập đoàn kinh
doanh thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, kinh doanh đa ngành và đa lĩnh vực hoạt
động. Số lượng và chủng loại hàng hoá lưu thông trên thị trường thực chất cũng là
một chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như của nền
kinh tế nói chung. Nhiều doanh nghiệp độc lập với các quy mô khác nhau cũng thực
hiện đa dạng hoá sản phẩm và trong thực tế việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm đã
không những giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh tế và phi kinh tế như
lợi nhuận hay thế lực trên thị trường mà còn đóng góp rất lớn vào sự phát triển của
toàn xã hội nhờ tạo ra nhiều loại hàng hoá mang lại lợi ích và thỏa mãn tốt nhất nhu
cầu của người tiêu dùng.
1.2.2 Động cơ thúc đẩy đa dạng hóa sản phẩm
Nhu cầu thị trường ngày càng phong phú, đa dạng và thường xuyên biến đổi
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, đời sống xã hội cũng
ngày càng được nâng cao về nhiều mặt. Trong cuộc sống ngày nay, nhu cầu của con
người không chỉ bó gọn ở mức độ thấp như ăn no mặc ấm mà phải là ăn ngon mặc
đẹp. Bên cạnh đó còn là nhiều nhu cầu khác như nhu cầu tinh thần là vui chơi, giải
trí hay là các nhu cầu thẩm mĩ. Như vậy, so với trong thời kì kế hoạch hoá tập trung
tự cung tự cấp trước kia, giờ đây nhu cầu của người tiêu dùng mới là nhân tố thực
sự quyết định sự vận động của thị trường. Các sản phẩm không thể đáp ứng được
nhu cầu của thị trường khi chúng chỉ mang " ích lợi cốt lõi " đơn thuần mà còn phải
mang nhiều giá trị khác ở các mức độ sản phẩm cao hơn như tính thẩm mĩ và sự
phong phú về chủng loại. Việc một loại sản phẩm có cùng giá trị sử dụng nhưng có
thêm một số đặc tính khác để thoả mãn từng đoạn thị trường nhất định chính là một
biểu hiện của hoạt động đa dạng hoá sản phẩm. Đa dạng hoá sản phẩm tạo ra nhiều
mặt hàng mới phong phú với chất lượng cao tăng phương án sản phẩm để người
tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn. Theo quy luật tất yếu, thị trường luôn vận động
và biến đổi không ngừng làm nảy sinh những nhu cầu mới cao hơn, phong phú hơn



12

tạo ra những thách thức và cũng đồng thời mang đến những cơ hội kinh doanh cho
doanh nghiệp.
Trong môi trường kinh doanh sôi động mà người thành công là người biết "Biết
được thời cơ để nắm lấy các cơ hội", doanh nghiệp phải luôn bám sát các diễn biến
của quan hệ cung cầu trên thị trường, xây dựng cơ cấu sản phẩm tối ưu để thích ứng
và đuổi kịp sự linh hoạt của thị trường. Thực tế cho thấy hiện nay các doanh nghiệp
luôn cố gắng làm mới và mở rộng danh mục sản phẩm của mình dựa trên sự hoàn
thiện không ngừng các sản phẩm hiện có (mức độ 4) song song với việc đưa vào
sản xuất những mặt hàng mới đón đầu nhu cầu thị trường (mức độ 5), tạo thế chủ
động của doanh nghiệp trên thương trường. Sự phong phú và biến đổi không ngừng
của thị trường đã đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động sáng tạo trong việc tạo
ra một cơ cấu sản phẩm " động " thông qua hoạt động đa dạng hoá sản phẩm mới có
thể tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.
Do tiến bộ của khoa học công nghệ nên chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn
Ngày nay, các cuộc cách mạng khoa học công nghệ và kỹ thuật đang diễn ra với
tốc độ nhanh như vũ bão. Một khối lượng đồ sộ các phát minh sáng chế ra đời đã
tạo ra ngày càng nhiều công nghệ, máy móc thiết bị và nguyên liệu mới. Điều đặc
biệt là hàm lượng tri thức với các công nghệ mới này là rất lớn chính, vì vậy thời
gian tồn tại của các công nghệ này rất ngắn và điều này cũng đồng nghĩa với việc
sản phẩm của doanh nghiệp bị đào thải nhanh hơn. Cứ nghĩ đến từng dòng iPhone
vừa sản xuất ra đã nhanh chóng thay thế bởi dòng iPhone mới hơn chứ chưa kể đến
các nhãn hiệu công nghệ khác.
Chu kỳ sống của một sản phẩm được chia ra 4 pha: bắt đầu - phát triển - bão hoà
- suy thoái. Các thành tựu khoa học công nghệ được áp dụng ngày càng rộng rãi vào
sản xuất làm cho giai đoạn bão hoà và suy thoái của một sản phẩm đến nhanh hơn.
Sự lạc hậu nhanh chóng của công nghệ và sản phẩm không cho phép doanh nghiệp
tự hài lòng với những gì hiện có mà phải tranh thủ nắm bắt kịp thời những thành

tựu mới nhất của khoa học công nghệ và sử dụng những thành tựu ấy như một lợi
thế cạnh tranh. Vì vậy doanh nghiệp phải luôn xem xét, đánh giá sản phẩm đang ở


13

giai đoạn nào trong chu kỳ sống. Nếu sản phẩm đang ở giai đoạn bão hoà thì doanh
nghiệp nên tìm cách cải tiến sản phẩm đó để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm hoặc
chuẩn bị nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu phong phú của thị
trường. Sự xuất hiện của các ngành công nghệ mới vừa tạo điều kiện vừa thúc đẩy
doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm mới, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm như một
phương thức phát triển của doanh nghiệp.
Xu hướng chuyên môn hoá kết hợp với đa dạng hoá trong sản xuất kinh doanh
Việc nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản
phẩm của doanh nghiệp công nghiệp là cơ sở để xác định đúng đắn con đường,
phương hướng và điều kiện phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tương ứng.
Về hình thức, khi mức độ đa dạng hoá sản phẩm càng cao thì trình độ chuyên
môn hoá sản xuất của doanh nghiệp càng thấp. Nhưng nếu xét về nội dung thì đó
không phải là hai quá trình độc lập mà ngược lại, chúng có mối quan hệ ràng buộc
lẫn nhau. Thứ nhất, bản thân sản phẩm chuyên môn hoá của doanh nghiệp cũng
phải được hoàn thiện, cải tiến về hình thức và nội dung, tăng thêm kiểu cách, mẫu
mã để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Theo nội dung này, sản phẩm
chuyên môn hoá của doanh nghiệp được đa dạng theo hình thức biến đổi chủng
loại. Thứ hai, với nhiều doanh nghiệp việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn hoá
thường không sử dụng hết các nguồn lực sẵn có. Bởi vậy trong khi coi nâng cao
một cách hợp lý trình độ chuyên môn hoá là phương hướng chủ đạo của phát triển
doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn cần mở rộng danh mục sản phẩm để tận dụng các
nguồn lực sản xuất. Với nội dung này, đa dạng hoá sản phẩm tạo thành " tuyến sản
phẩm " hỗ trợ quan trọng cho phát triển chuyên môn hoá. Thứ ba, có rất nhiều
phương thức thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nhưng đa dạng hóa sản phẩm dựa trên

cơ sở nền tảng các điều kiện vật chất kĩ thuật của chuyên môn hoá ban đầu mang
lại, sẽ giảm bớt được nhu cầu đầu tư. Đây chính là ràng buộc của chuyên môn hoá
đến việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp.
Như vậy, để xây dựng cơ cấu sản phẩm động mang tính linh hoạt thì bản thân
sản phẩm chuyên môn hoá của doanh nghiệp cũng phải được đa dạng hoá và đây


14

được coi là xu hướng tất yếu đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững trong môi
trường kinh doanh thiên biến vạn hoá.
Phân tán rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh
Mục tiêu chính của các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh là lợi
nhuận nhưng trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, sự thành công của
doanh nghiệp bị đe dọa bởi rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Một cơ hội
kinh doanh có khả năng thu lợi càng lớn thì mức độ rủi ro kinh doanh xảy ra đối với
doanh nghiệp càng cao. Các nguyên nhân gây ra rủi ro có thể đến từ các yếu tố nội
tại của doanh nghiệp như máy móc thiết bị không đồng bộ, công nghệ lạc hậu, thiếu
vốn...hay từ môi trường kinh doanh như sự thay đổi đột ngột nhu cầu, chính sách
kinh tế của nhà nước, thiên tai...Rủi ro kinh doanh xảy ra có thể gây thiệt hại rất lớn
cho doanh nghiệp về nhiều mặt vì vậy khi xây dựng các phương án kinh doanh,
doanh nghiệp rất quan tâm đến việc ngăn ngừa rủi ro đảm bảo độ an toàn cao nhất
cho doanh nghiệp.
Một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro là thực
hiện đa dạng hoá sản phẩm để tạo ra các tuyến sản phẩm với nhiều thang, dòng bổ
sung lẫn nhau thay vì chỉ tập trung sản xuất một sản phẩm khi các yếu tố khách
quan biến động có thể dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp.
Đa dạng hoá góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát
triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong quá

trình tái sản xuất nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh. Một hiện tượng có tính
phổ biến tồn tại trong các doanh nghiệp hiện nay là các nguồn lực không được tận
dụng hết mức sản xuất thực tế mà thường nằm dưới đường giới hạn khả năng sản
xuất. Sự lãng phí nguồn lực có thể do: đầu tư không đúng mục đích, đọng vốn lớn,
không sử dụng hết công suất thiết bị máy móc hay không tận dụng hết chất có ích
của nguyên liệu...Việc đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở các nguồn lực sẵn có cho
phép doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất, đạt được lợi nhuận tối đa ngoài ra còn
tăng thêm thu nhập cho người lao động, giải quyết việc làm và các mục tiêu xã hội
khác.


15

Tóm lại, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm được coi là một xu hướng tất yếu
khách quan đối với các doanh nghiệp công nghiệp giúp doanh nghiệp tồn tại, phát
triển vững chắc trong nền kinh tế thị trường hiện hay.
1.2.3 Phân loại đa dạng hóa sản phẩm
Trong quá trình đa dạng hóa sản phẩm, các doanh nghiệp có thể thực hiện theo
nhiều hình thức khác nhau. Có nhiều cách để phân loại các hình thức này xét theo
nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ:
Xét theo sự biến đổi danh mục sản phẩm, doanh nghiệp có thể biến đổi chủng
loại – hoàn thiện và cải tiến các sản phẩm đã có; đổi mới chủng loại – thêm vào
danh mục những sản phẩm mới với doanh nghiệp hoặc/và mới với thị trường và loại
bỏ các sản phẩm cũ; hay doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hỗn hợp cả hai
phương thức trên.
Xét theo tính chất của nhu cầu sản phẩm, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa theo
chiều sâu - tăng thêm kiểu cách, mẫu mã của cùng một loại sản phẩm; đa dạng hoá
theo bề rộng - thoả mãn đồng bộ một số nhu cầu có liên quan với nhau của một đối
tượng tiêu dùng( ví dụ như doanh nghiệp không chỉ sản xuất kem đánh răng mà còn
sản xuất bàn chải đánh răng); hay theo một con đường hoàn toàn mới là đa dạng

hoá theo hướng thoát ly sản phẩm gốc và đưa sản phẩm mới vào danh mục của
doanh nghiệp.
Nói chung, mặc dù việc phân loại đa dạng hóa phụ thuộc nhiều vào góc độ
nghiên cứu và chúng ta mới chỉ nhắc đến một số góc nhìn nhưng trong bài luận này,
chúng ta tập trung chủ yếu vào mối liên hệ giữa đa dạng hóa sản phẩm và kết quả
kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì thế, tôi chỉ xin đưa ra cách phân loại phổ biến
theo mô hình ma trận chiến lược marketing của Ansoff dựa vào việc xác định mức
độ khác biệt của sản phẩm/thị trường mới. Cách phân loại này chính là các chiến
lược thích hợp với các hãng không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng trong ngành
công nghiệp hiện thời với các sản phẩm và thị trường đang kinh doanh.
1.2.3.1 Đa dạng hóa đồng tâm
Các doanh nghiệp hướng đến tăng trưởng thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm
hướng tới các sản phẩm mới nhưng vẫn nằm trong hệ sản xuất và marketing với các


16

sản phẩm đã có, là các sản phẩm mới có liên quan đến sản phẩm hiện tại. Ví dụ,
trên dây chuyền sản xuất đã có, với các thiết bị đã có, doanh nghiệp sản xuất thêm
các loại nước ép trái cây mới.
Loại hình đa dạng hóa sản phẩm này phù hợp với các doanh nghiệp đang chậm
tăng trưởng hoặc tăng trưởng không rõ do môi trường cạnh tranh khá khốc liệt và
các sản phẩm đang có của doanh nghiệp đang có xu hướng bị suy thoái và việc tăng
sản phẩm mới sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu rõ rệt. Chẳng hạn trường hợp
của Kinh Đô đối với loại bánh mặn AFC, lúc đầu loại bán mặn này được thị trường
khá hoan nghênh nhưng sau một thời gian, phong trào dường như bị giảm xuống
với sự cạnh tranh lớn mạnh từ các nhãn hiệu khác và doanh thu không còn như ban
đầu khiến cho sản phẩm này đang dần đi vào giai đoạn cuối. Tuy nhiên, Kinh đô đã
lựa chọn chiến lược đa dạng hóa đồng tâm, dựa vào các hệ thông dây chuyền sản
xuất và điều kiện truyền thông cũng như marketing sẵn có, Doanh nghiệp này đã

mở rộng sản xuất thêm nhiều sản phẩm cùng loại khác. Và kết quả mang lại vô
cùng khả quan.
1.2.3.2 Đa dạng hóa ngang – đa dạng hóa sản phẩm liên quan
Các doanh nghiệp lựa chọn tăng trưởng bằng cách hướng vào thị trường với các
sản phẩm mới không có sự liên hệ nào với các sản phẩm đang có. Có nghĩa là sản
phẩm mới với công nghệ mới ở một thị trường không mới tại cấp độ ngành hiện tại,
bổ sung sản phẩm dịch vụ mới cho các đối tượng khách hàng hiện tại của doanh
nghiệp.
Chiến lược này được sử dụng khi doanh thu từ các sản phẩm hiện tại sẽ có khả
năng bị ảnh hưởng nếu đưa vào sản xuất các sản phẩm không liên quan do các
doanh nghiệp, mặc dù sản xuất sản phẩm mới, nhưng vẫn sử dụng các kênh phân
phối đang có đến với các khách hàng đang có. Ví dụ trong trường hợp của TH True
Milk với sản phẩm chính ban đầu là sữa tươi. Do doanh thu của doanh nghiệp khi
chỉ tập trung vào sữa tươi là không cao với sự cạnh tranh gay gắt, TH True Milk đã
phải ra quyết định sản xuất ra sản phẩm mới mà vẫn có thể sử dụng những gì doanh
nghiệp đang có và không gây ảnh hưởng đến sản phẩm chính là sữa tươi. Bên cạnh


17

đó, điều quan trọng là sản phẩm mới này có thể là một công cụ vừa mang lại doanh
thu cho doanh nghiệp, vừa giúp tăng trưởng doanh số bán hàng cho sản phẩm hiện
tại là sữa tươi. Do đó, sữa chua TH True Milk ra đời.
1.2.3.3 Đa dạng hóa dọc
Là khi các doang nghiệp quyết định tiến vào lĩnh vực kinh doanh mà trước kia
phụ thuộc vào nhà cung cấp hay khách hàng của tổ chức đó.
Khi doanh nghiệp mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình theo hướng xuôi hay
ngược của một quy trình sản xuất thì không những doanh nghiệp có thể thu được lợi
nhuận lớn cùng với cắt giảm chi phí mà còn có thể kiểm soát các công nghệ bổ sung
như trong trường hợp công ty điện lực mở rộng kinh doanh Internet trên trục cáp

quang.
1.2.3.4 Đa dạng hóa tổ hợp – đa dạng hóa sản phẩm không liên quan
Các doanh nghiệp hướng vào thị trường hoàn toàn mới với sản phẩm mới, ngành
nghề mới. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần có sự vững mạnh về khả
năng quản lý lần khả năng tài chính để có thể gánh vác được mức độ “rủi ro” khi rơi
vào vị trí non trẻ trong một thị trường mới nhưng không kém sự cạnh tranh.
Tuy nhiên, chiến lược này cũng được coi là bổ sung thêm hoạt động kinh doanh
mới không liên quan đến hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
1.3 Tổng quan tài liệu phân tích ảnh hưởng của đa dạng hóa sản phẩm đến
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1 Tổng quan các tài liệu nước ngoài
Bắt đầu từ bài viết của Gort năm 1962 Đa dạng hóa và hội nhập các ngành tại
Mỹ, đã có rất nhiều nghiên cứu từ các góc nhìn khác nhau về mối quan hệ giữa đa
dạng hóa sản phẩm và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều thập kỷ
qua và rất khó để có thể tổng quát hết tất cả các nghiên cứu này. Tuy vậy, kết quả
của các bài nghiên cứu còn có nhiều tranh cãi và không thể đưa đến một kết luận
thống nhất.
Nhiều bài nghiên cứu áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để đưa ra các bài
kết quả khác nhau và khó kết luận. Để xét về mối quan hệ giữa đa dạng hóa sản


18

phẩm và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu đã chọn ra một
chỉ số khá phổ biến để đo lường là lợi nhuận công ty theo kỳ nhất định.
Trong bài nghiên cứu của Weston và Mansinghka năm 1971, nghiên cứu của
Christensen và Montgomery năm 1981, và của Montgomery năm 1985 đều cho
rằng không có mối liên hệ đáng kể giữa hai yếu tố này mặc dù họ đã sử dụng nhiều
thông số lợi nhuận ròng của hơn 500 doanh nghiệp.
Những bài viết đưa ra tác động tích cực của đa dạng hóa đến lợi nhuận của công

ty cho thấy rằng đa dạng hóa sản phẩm là một biến tích cực góp phần tăng trưởng
lợi nhuận và thoát ra khỏi tình trạng trì trệ hiện tại của doanh nghiệp . Ví dụ như
Michel và Shaked đã đưa ra kết quả ảnh hưởng tích cực trong bài nghiên cứu năm
1984.
Trong khi đó, kết quả Berger và Ofek đưa ra năm 1995 và bài viết của Denis và
A.Sarin trong tạp chí tài chính kinh tế năm 1997 cho rằng đó là ảnh hưởng tiêu cực.
Đầu tư cho đa dạng hóa sản phẩm không đúng cách được coi là nguyên nhân chính
dẫn đến tác động tiêu cực đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, bài nghiên cứu về các doanh nghiệp của quốc gia đang phát triển của
L.Nachum năm 2004 cùng bài về các hãng sản xuất quốc gia Anh của Grant và
Jammine và Thomas năm 1988 đưa ra mô hình của mối quan hệ là đồ thị dạng chữ
U ngược. Đây được coi là cái nhìn rõ ràng và chính xác hơn cả, được nhiều người
thừa nhận. Theo đó, kết quả kinh doanh của công ty sẽ tăng dần cho đến mức tối ưu
có thể, phụ thuộc vào các yếu tố khác như trình dộ quản lý, công nghệ kỹ thuật,
mức vốn đầu tư…, và rồi bắt đầu giảm dần do chi phí kiểm soát và hợp tác cũng
như cơ hội sụt giảm để đạt được mức quy mô kinh tế.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang không ngừng cố gắng tìm hiểu về
mối quan hệ bản chất giữa đa dạng hóa nói chung cũng như đa dạng hóa sản phẩm
nói riêng và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn là nỗ lực
nghiên cứu các nhân tố tác động phụ khác có thể ảnh hưởng đến bản chất sự tác
động này.


19

1.3.2 Tổng quan các nghiên cứu ở trong nước
Các nhà nghiên cứu trong nước hiểu được rằng đa dạng hóa sản phẩm có đóng
một vai trò nhất định đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nên đã có một số
nghiên cứu nhưng vẫn chưa đưa ra một kết quả thống nhất và tổng quan cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam mà chỉ đưa ra các mô hình phù hợp với một

công ty hay doanh nghiệp nhất định. Các bài viết chủ yếu là các khóa luận của các
sinh viên nghiên cứu về đa dạng hóa sản phẩm ở một chuyên ngành nhất định như
ngân hàng, bảo hiểm, du lịch hay về chiến lược đa dạng hóa sản phẩm như một giải
pháp cho một số doanh nghiệp cụ thể như Apple, tập đoàn Sony, nước ép trái cây
Công ty Cổ phần Thăng Long, Công ty Tân Hồng Hà…Phương pháp nghiên cứu
được sử dụng chủ yếu là các phương pháp định tính, nghiên cứu rõ tình hình công
ty và áp dụng một số các bài học lịch sử về đan dạng hóa để đưa ra các giải pháp
phát triển phù hợp.
Mọi kết quả đều cho thấy nếu các doanh nghiệp có chính sách thích hợp về định
vị danh mục sản phẩm của mình cùng với hiểu biết nhất định về các yếu tố trong và
ngoài doanh nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm là một chiến lược có tính hiểu quả để áp
dụng, mang đến phần tăng doanh thu và lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp.


20

Bảng 1.1. Tóm tắt một số nghiên cứu định lượng tác động của PD tới P
Tác giả
J.F. Weston & S.K. Mansinghka

H. K. Christensen and C. A. Montgomery

Thời gian
1971

1981

C. A. Montgomery

1985


A. Michel and I. Shaked

1984

P. G. Berger and E. Ofek

1995

D. J. Denis, D. K. Denis, and A. Sarin

1997

R. M. Grant, A. P. Jammine, and H. Thomas

1988

L. Nachum

2004

Jonas Lindgren and Fredrik Persson

2005

Đề tài
Tests of the efficiency performance of
conglomerate firms
Corporate
economic

Diversification

strategy

Không có kết quả

performance:
versus

market Không có kết quả

structure
Product-market diversification and market
power
Does business

Kết quả

diversification

Không có kết quả

affect

Tác động dương
performance?
Diversification's effect on firm value
Tác động âm
Agency problems, equity ownership, and
Tác động âm

corporate diversification
Diversity, diversification, and profitability Tác động chữ U
among british manufacturing companies
ngược
Geographic and industrial diversification Tác động chữ U
of developing country firms

ngược

Diversification and Performance

Tác động dương

Nguồn : Tác giả tự tổng hợp


21

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨN
ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM
2.1 Khái quát về các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Trước tiên, để hiểu rõ về vai trò của đa dạng hóa sản phẩm đối với kết quả kinh
doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, chúng ta cần phải có một hiểu biết
nhất định về khái niệm các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung cũng như quy định về các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam nói riêng.
2.1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ - SMEs
Hiện nay, mỗi tổ chức đều có các khái niệm khác nhau về SMEs cũng như các
quốc gia có quy định khác nhau về SMEs. Dựa theo quy mô có thể phân loại doanh

nghiệp thành doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Trong đó, việc xác định
các tiêu chí và định mức để đánh giá quy mô của một SME – định nghĩa khái niệm doah
nghiệp vừa và nhỏ có sự khác biệt ở các tổ chức và quốc gia trên thế giới. Đối với các
quốc gia có trình độ phát triển cũng như thể chế kinh tế-xã hội riêng biệt trong từng giai
đoạn cụ thể thì các quy định về SMEs khó có nhiều điểm tương đồng. Ngay trong cùng
một quốc gia, những tiêu chí này cũng có thể được thay đổi theo thời gian vì sự phát triển
của doanh nghiệp, đặc điểm nền kinh tế hay tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia đó...
Bên cạnh đó, mỗi ngành nghề khác nhau cũng có các tiêu chí phân loại khác nhau. Việc
đưa ra các chỉ tiêu rõ ràng để định nghĩa khái niệm SMEs một cách hợp lý là rất quan
trọng vì nó không chỉ trợ giúp cho công tác quản lý và môi trường hoạt động của thành
phần kinh tế này điều mà còn hỗ trợ chính phủ và xã hội có những chính sách và hoạt
động đóng góp to lớn đến sự phát triển của SMEs. Các tiêu chí phổ biến nhất được nhiều
quốc gia sử dụng là: số lượng lao động bình quân mà doanh nghiệp sử dụng trong năm,
tổng mức vốn đầu tư của doanh nghiệp, tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp.
Và sau đây là một số định nghĩa cũng được coi là tiêu chí phân loại doanh nghiệp
của một số tổ chức thế giới tiêu biểu về SMEs:


×