Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Nâng cao hiệu quả trong tiết dạy thí nghiệm thực hành của bộ môn vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.68 KB, 7 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả trong tiết dạy thí nghiệm thực hành của bộ
môn vật lý

PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU
Chương trình thay sách đã đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh
nhằm nâng cao năng lực thực hành ở tất cả các môn học nói chung và môn
vật lý nói riêng.
Mặc dù chương trình đã được thực hiện từ năm 2002 –2003 đối với lớp 6
cho đến nay năm học 2005 –2006 được thực hiện đến lớp 9 hết bậc trung
học cơ sở. Mà đặc trưng chủ yếu của môn vật lý là thực hiện đầy đủ thí
nghiệm và những bước thực hành thí nghiệm theo quy định trong chương
trình và sách giáo khoa. Trong quá trình thực hiện qua thực tiễn giảng dạy
bản thân tôi đã nhận thấy được những mặt thuận lợi và khó khăn khi làm các
thí nghiệm như sau:
I. THUẬN LỢI :
- Thiết bị được cung cấp đầy đủ và có tài liệu hướng dẫn cụ thể đối với
từng bài.
- Đa số các thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật .
- Trong qúa trình tiếp thu kiến thức mới học sinh hứng thú học tập hơn,
chất lượng môn học được nâng lên rõ rệt.
II. KHÓ KHĂN :
- Cơ sở vật chất không đáp ứng được yêu cầu ở các nhà trường chưa có
các phòng chức năng, phòng thực hành riêng cho từng bộ môn.
- Sĩ số học sinh trong từng lớp là quá đông từ 45 đến 55 học sinh.
- Khả năng thực hành thí nghiệm của một số học sinh còn yếu.
- Ơû các trường học hầu hết chưa có cán bộ chuyên môn về thiết bị dạy
học.
Từ những khó khăn trên để đảm bảo cho một tiết học thực hành thí
nghiệm đạt hiệu quả cao là một yêu cầu khó đối với giáo viên và học sinh.
Vì vậy bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn vật lý ở
trường trung học cơ sở, trong nhiều năm giảng dạy bản thân tôi xin trình bày


đề tài “Nâng cao hiệu quả trong tiết dạy thí nghiệm thực hành của bộ môn
vật lý”

PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:
- Thực hiện quy chế thiết bị giáo dục ban hành theo quyết định số
41/2000/QĐ/ BGD và ĐT ngày 24/3/2000 của bộ giáo dục và đào tạo “
Thiết bị giáo dục phải được sử dụng hiệu quả cao nhất đáp ứng các yêu cầu
nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục”.
Người viết : Trịnh Đình Chinh

Đơn vị công tác : Trường THCS Ngô Quyền


Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả trong tiết dạy thí nghiệm thực hành của bộ
môn vật lý

- Thực hiện đầy đủ các thí nghiệm, những bài thực hành quy định trong
chương trình và sách giáo khoa.
- Sử dụng thành thạo thiết bị giáo dục theo tài liệu hướng dẫn.
- Có kế hoạch chuẩn bị trước thiết bị cần sử dụng.
- Làm thử thuần thục thí nghiệm thực hành trước giờ lên lớp.
II. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI LÀM THÍ NGHIỆM
THỰC HÀNH.
- Cần nghiên cứu nội dung các thí nghiệm thực hành trong sách giáo
khoa. Tham khảo thêm ở sách giáo viên và sách hướng dẫn sử dụng
thiết bị thí nghiệm thực hành.
- Cần chuẩn bị trước các dụng cụ thí nghiệm cần làm trong tiết dạy.
- Cần chú ý đặc biệt đến những thí nghiệm khó thành công (Như : thí
nghiệm mà phụ thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ môi trường …).

III. NHỮNG KĨ NĂNG CẦN LƯU Ý TRONG KHI LÀM THÍ
NGHIỆM THỰC HÀNH.
1. Kỹ năng quan sát: Bước đầu cần định hướng cho học sinh biết quan
sát một cách có mục đích, có kế hoạch. Trong một số trường hợp có
thể để học sinh tự vạch ra kế hoạch quan sát chứ không tùy tiện, ngẫu
nhiên. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trao đổi kĩ trong nhóm về
mục đích và kế hoạch quan sát rồi mới quan sát.
2. Kỹ năng thu thập và sử lý thông tin thu được từ quan sát thí
nghiệm: Cần chú trọng ghi chép các thông tin thu được lập thành biểu
bảng một cách trung thực.
3. Kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho học sinh: Người giáo viên cần chú
trọng kỹ năng này và yêu cầu học sinh sử dụng những ngôn từ thuật
ngữ khoa học để giải thích các hiện tượng, các quy trình rèn luyện kĩ
năng diễn đạt rõ ràng, chính xác bằng ngôn ngữ của vật lý học qua
việc thảo luận nhóm và việc trình bày các kết quả quan sát nghiên cứu
để tạo điều kiện cho các em được nói nhiều ở nhóm, ở lớp.
4. Các bước cần lưu ý trong quá trình tổ chức tiết dạy thí nghiệm thực
hành.
+ Tổ chức tình huống:
- Đặt câu hỏi nghiên cứu.
- Nêu dự đoán trước khi thực hành thí nghiệm.
- Đề ra giả thuyết.
+ Thu thập thông tin:
- Quan sát các hiện tượng, sự kiện.
- Tìm thêm các thông tin từ sách báo.
- Lập kế hoạch thí nghiệm ( thiết kế thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ thí
nghiệm , chỉ ra đại lượng cần đo).
Người viết : Trịnh Đình Chinh

Đơn vị công tác : Trường THCS Ngô Quyền



Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả trong tiết dạy thí nghiệm thực hành của bộ
môn vật lý

- Tiến hành thí nghiệm ( bố trí lắp đặt dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, thực
hiện thí nghiệm theo hướng dẫn, thay đổi phương án thí nghiệm nếu
kết quả thí nghiệm không phù hợp với vấn đề đặt ra).
- Ghi các kết quả thí nghiệm ( Đọc các giá trị đo được lập bảng kết quả
biểu diễn bằng sơ đồ, bằng đồ thị).
+ Sử lý thông tin:
- Phân tích những số liệu , dữ liệu thu được và nêu ý nghĩa của chúng.
- Phân loại các dấu hiệu giống nhau, khác nhau , nhận biết các dấu hiệu
bản chất của nhóm đối tượng để quan sát,
- So sánh , phân tích tổng hợp dữ liệu để rút ra kết luận.
+ Thông báo kết quả làm việc:
- Mô tả lại thí ngiệm đã làm.
- Trìng bày, giải thích những việc đã làm.
- Nêu kết luận đã rút được ra từ thí nghiệm.
+ Kết luận:
- Phải tạo điều kiện cho đa số học sinh được sử dụng thiết bị, dụng cụ
thí nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Giáo viên phải chuẩn bị trước và làm thành thạo các thí nghiệm thực
hành.
- Phải hướng dẫn học sinh thực hiện đúng nội quy thực hành an toàn thí
nghiệm.
- Cần có đánh giá và cho điểm kết quả thực hành , kỹ năng làm thí
nghiệm của môic học sinh.

PHẦN III. VÍ DỤ CỤ THỂ CÁCH THỰC HIỆN

TIẾT DẠY THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM.
Bài 11 : THỰC HÀNH NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY
ÁC – SI – MÉT VẬT LÝ 8
I. Xác định mục tiêu của bài:
- Làm quen với việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm như lực kế, bình
chia độ để làm thí nghiệm.
- Nắm được các phương án thí nghiệm để kiểm chứng lại độ lớn của
lực đẩy Aùc – si – mét.
- Rèn luyện kỹ năng làm thí ngiệm thực hành.
- Giáo dục ý thức học tập , ham mê bộ môn cho học sinh.
II. Chuẩn bị :
- Lực kế có GHĐ 2N, ĐCNN 0,02N có hiệu chỉnh được.
- Lực kế có GHĐ 5N, và ĐCNN 0,05N.
Người viết : Trịnh Đình Chinh

Đơn vị công tác : Trường THCS Ngô Quyền


Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả trong tiết dạy thí nghiệm thực hành của bộ
môn vật lý

- Khối nhôm hình trụ đường kính 40mm, cao 40mm có móc treo, thể
tích khoảng 50cm3.
- Bình chia độ trong suốt hình trụ dung tích 200ml.
- Giá đỡ để treo lực kế.
- Mỗi nhóm chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành.
III. Tiến hành thí nghiệm:
1. Bố trí thí nghiệm như trong SGK.
2. Tiến hành thí nghiệm.
a) Đo lực đẩy Aùc – si – mét.

+ Đo trọng lượng của vật ở ngoài không khí.
- Dùng lực kế loại có GHĐ 2N và ĐCNN 0,02N (hiệu chỉnh lực kế).
Móc vật nặng vào lực kế đo trọng lượng P của vật từ 1 đến 3 lần lấy giá trị
trung bình ghi vào bảng báo cáo.
+ Đo trọng lượng của vật khi nhúng chìm trong nước.
- Bố trí thí nghiệm như hình 11.2 SGK.
- Móc vật nặng vào lực kế thả vật từ từ vào trong cốc đựng nước đo 3
lần, lấy giá trị trung bình ghi vào trong bảng kết quả.
b) Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật.
- Để đo thể tích của vật ta đo thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm
chỗ.
- Dùng bình chia độ ta đo thể tích V1 của nước khi nhúng vật vào.
- Đo được thể tích V2 của chất lỏng sau khi nhúng vật vào.
- Thể tích của vật V được tính bằng: V = V2 – V1.
+ Đo trọng lượng của chất lỏng có thể tích băng thể tích của vật.
- Dùng lực kế loại có GHĐ 5N và ĐCNN 0,05N , hiệu chỉnh lực kế
móc lực kế vào giá, đầu kia móc móc treo của cốc.
- Đo trọng lượng P1 của cốc nước khi chưa nhúng vật vào ( đo 3 lần lấy
giá trị trung bình ghi vào bảng kết quả).
- Đổ phần nước vào cốc bằng mức nước khi nhúng vật nặng ta đo được
trọng lượng P2. (đo 3 lần lấy giá trị trung bình ghi vào bảng kết quả).
+ Trọng lượng của phần nước mà bị vật chiếm chỗ là:
PN = P2 – P1.
3.Những điều cần chú ý khi cho học sinh tiến hành thí nghiệm.
+ Khi làm thí nghiệm cần điều chỉnh lực kế có phương thẳng đứng.
+ Hiệu chỉnh lực kế về số 0 trước khi tiến hành đo.
+ Chọn lực kế có thang đo thích hợp cho từng phép đo để có kết quả
chính xác hơn.
+ Khi treo vật hay móc cốc vào lực kế cần làm nhẹ nhàng để nước
trong cốc không dao động mạnh.

+ Khi thả vật cần thả nhẹ tránh làm nước bắn ra ngoài.
Người viết : Trịnh Đình Chinh

Đơn vị công tác : Trường THCS Ngô Quyền


Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả trong tiết dạy thí nghiệm thực hành của bộ
môn vật lý

+ Khi đọc kết quả đo cần nhìn theo hướng vuông góc với cạnh của
cốc.

PHẦN IV: NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Với cách tổ chức và thực hiện tiết thực hành như trên kết quả đạt được
là:
* Về tổ chức : Học sinh hầu hết được tham gia quan sát và làm thí
nghiệm. Các em tập trung làm thí nghiệm, có ý thức say mê trong công
việc.
* Về kiến thức: Qua kết quả kiểm tra 100% các em đã hiểu được mục
đích của thí nghiệm, qua thí nghiệm kiểm tra này các em đã hiểu và nắm
chắc được lực đẩy Aùc – si – mét. Rèn luyện được kĩ năng thực hành,
thao tác nhanh gọn, chính xác các bước tiến hành thí nghiệm.
+ Kết quả chung : Khi học sinh học song tiết học thực hành.
a) Kết quả khi học song lý thuyết. Học sinh ở lớp 8A4 kiểm tra tổng
số 40 em học sinh như sau.
- Điểm 4 là 4 em đạt tỷ lệ 10%.
- Điểm 5, 6 là 20 em đạt tỷ lệ 50%.
- Điểm 7, 8 là 4 em đạt tỷ lệ 10%.
- Điểm 9 là 8 em đạt tỷ lệ 20%.
- Điểm 10 là 4 em đạt tỷ lệ 10%.

b) Kết quả khi học song thực hành.
- Điểm 5, 6 là 8 em đạt tỷ lệ20%.
- Điểm 7,8 là 12 em đạt tỷ lệ 30%.
- Điểm 9 là 10 em đạt tỷ lệ 25%.
- Điểm 10 là 10 em đạt tỷ lệ 25%.
* Về giáo dục tư tưởng : Giáo dục cho các em ý thức bảo vệ thiết bị an
toàn trong thí nghiệm , không gây đổ vỡ làm mất trật tự trong nhóm cũng
như trong lớp.
- Như vậy kết quả rút ra từ thực tiễn tổ chức dạy tiết thực hành như bản
thân tôi đã thực hiện và trình bày như trên thì kết quả đạt được của
học sinh được nâng cao rõ rệt.
- Tôi rất mong các bạn đồng nghiệp hãy tham khảo và thực hiện tốt tiết
học thực hành.

PHẦN V: KẾT LUẬN

Người viết : Trịnh Đình Chinh

Đơn vị công tác : Trường THCS Ngô Quyền


Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả trong tiết dạy thí nghiệm thực hành của bộ
môn vật lý

Qua quá trình thực tiễn giảng dạy những giờ thực hành thí nghiệm
môn vật lý bản thân tôi đã rút ra kết luận chung để nâng cao hiệu quả của tiết
học.
1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
- Chuẩn bị về kiến thức , tham khảo các tài liệu cần thiết như SGK,
Sách giáo viên, sách sử dụng đồ dùng.

- Sự chuẩn bị về dụng cụ, chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ kiểm tra sự
chính xác của các dụng cụ thí nghiệm.
- Giáo viên phaỉ thực hiện thí nghiệm kiểm tra thành thạo trước khi lên
lớp.
2. Sự chuẩn bị của học sinh:
- Tổ chức nhóm hợp lý, cử nhóm trưởng , thư ký nhóm.
- Chuẩn bị những báo cáo theo mẫu sẵn.
- Chuẩn bị bàn ghế không kê lệch phải đảm bảo chắc chắn.
- Phòng học có đủ ánh sáng cần thiết.
- Tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

PHẦN VI: NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.
-

+ Với lãnh đạo ban giám hiệu nhà trường:
Tham mưu xây dựng được phòng thực hành cho từng bộ môn.
Dành khoản kinh phí mua sắm bổ sung những thiết bị hư hỏng.
+ Về công tác tổ chức:
Có cán bộ thiết bị có chuyên môn về sử dụng thiết bị.
Tổ chức lớp: sĩ số học sinh không quá 40 em / lớp..

Người viết : Trịnh Đình Chinh

Đơn vị công tác : Trường THCS Ngô Quyền


Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả trong tiết dạy thí nghiệm thực hành của bộ
môn vật lý

MỤC LỤC :

PHẦN I : LỜI NÓI ĐẦU
I.
Thuận lợi.
II.
Khó khăn:
PHẦN II : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I.
Những vấn đề chung.
II.
Những điểm cần lưu ý trước khi làm thí nghiệm thực hành.
III. Những kỹ năng cần lưu ý trước khi làm thí nghiệm thực hành.
IV. Các bước cần lưu ý trong qua trình tổ chức tiết dạy thí nghiệm thực
hành.
PHẦN III: VÍ DỤ CỤ THỂ CÁCH THỰC HIỆN TIẾT DẠY THỰC
HÀNH THÍ NGHIỆM.
PHẦN IV : NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
PHẦN V: KẾT LUẬN
PHẦN VI: NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.

Người viết : Trịnh Đình Chinh

Đơn vị công tác : Trường THCS Ngô Quyền



×