Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

thẩm định tín dụng về hoạt động cho vay trung và dài hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 41 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1.

Giới thiệu về nhóm

1.2.

Mô tả tóm tắt về hồ sơ vay vốn của công ty TNHH tư vấn và kiểm định xây

dựng

PHẦN II: QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH-CHO VAY
2.1. Thẩm định tư cách pháp lý và năng lực hành vi dân sự
2.2. Thẩm định uy tín của doanh nghiệp
2.3. Thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiỆp
2.4. Thẩm định phương án vay vốn
2.5. Thẩm định đảm bảo tiền vay
2.6. Phân tích và dự báo ảnh hưởng môi trường kinh doanh

PHẦN III: BỘ HỒ SƠ TÍN DỤNG
3.1. Hồ sơ do ngân hàng lập
3.2. Hồ sơ năng lực tài chính
3.3. Hồ sơ liên qua đến phương án vay vốn của khách hàng
3.4. Hồ sơ liên quan tới tài sản đảm bảo

PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ KẾT LUẬN


PHẦN I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. GIỚI THIỆU VỀ NHÓM


Nhóm gồm có 5 thành viên:
1. ĐỖ THỊ KIM : Giám Đốc
2. LÊ THỊ THU HÀ : Trưởng Phòng Kinh Doanh
3. NGUYỄN THỊ HUYỀN : Cán bộ tín dụng
4.

: Cán bộ tín dụng

5.

: Cán bộ tín dụng

1.2. MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ HỒ SƠ VAY VỐN CỦA CÔNG TY TNHH TƯ
VẤN VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG
•Giới thiệu sơ lược về công ty
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG
- Địa chỉ: Số 342 Phan Đình Phùng, Phường Chánh Lộ, TP Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng
Ngãi
- Người đại diện: Ông Nguyễn Tấn Đức, số CMND: 211175023 do CAT Quảng
Ngãi, Chức vụ: Giám Đốc
- Vốn điều lệ: 1.530.000.000 đồng ( Một tỷ năm trăm ba mươi triệu đồng )
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Khảo sát, lập dự án đầu tư, thiết kế và lập tổng dự toán, tập hồ sơ mời thầu và phân
tích đánh giá hồ sơ dự thầu.


+ Giám sát các công trình như xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông, thiết
bị công nghệ và tiết kế quy hoạch-hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, các khu chức
năng đô thị và nông thôn.
+ Thiết kế công trình điện năng, đường dây tải điện và trạm biến thế...

+ Quản lý và điều hành các dự án công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, cơ
sở hạ tầng kỹ thuật
+ Thẩm định thiết kế và tổng dự toán, kiểm định và đánh giá nguyên nhân sự cố công
trình
•Mục đích vay vốn: Bổ sung vốn lưu động phục vụ trong kinh doanh
•Thời hạn vay: 06 tháng kể từ ngày nhận tiền vay lần đầu
•Lãi suất vay: Theo quy định của ngân hàng Bưu Điện Liên Việt
•Phương thức và tài sản đảm bảo tiền vay: Thế chấp 01 xe ô tô đã qua sử dụng
Xe ô tô con, nhãn hiệu FORD EVEREST, giấy đăng kí xe ô tô số: 001517 do
phòng cảnh sát Giao thông – Công An tỉnh Quảng Ngãi cấp ngày 06/12/2011, biển
kiểm soát số: 76A—005.49

PHẦN II: QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH-CHO VAY
•Quy trình gồm có 6 bước:
- Bước 1: Thẩm định tư cách pháp lý và năng lực hành vi dân sự
- Bước 2: Thẩm định tính cách và uy tín của khách hàng
- Bước 3: Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng
- Bước 4: Thẩm định phương án vay vốn
- Bước 5: Thẩm định đảm bảo tiền vay
- Bước 6: Phân tích và dự báo ảnh hưởng môi trường kinh doanh
Chúng ta sẽ đi vào từng bước cụ thể như sau :
2.1. THẨM ĐỊNH TƯ CÁCH PHÁP LÝ VÀ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ


Trên cơ sở các hồ sơ do công ty cung cấp về tư cách pháp lý và năng lực hành vi dân
sự: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ, biên bản họp hội đồng thành viên.
Chuyên viên tín dụng đã đi đến công ty trực tiếp gặp giám đốc người đại diện cho
công ty để tìm hiểu một số thông tin như sau:
Doanh nghiệp có thuộc danh mục không được cho vay, cần hạn chế hoặc ngưng quan
hệ tín dụng?

• Doanh nghiệp có thuộc đối tượng cẩn thận trong xem xét cấp tín dụng (theo chỉ đạo
của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt hoặc chi nhánh không? )
• Xem xét doanh nghiệp trong mối quan hệ với 1 nhóm khách hàng liên quan (quan
hệ về sở hữu; quan hệ về quản trị điều hành thành viên / nhóm khách hàng mặc định)
• Mô hình hoạt động của doanh nghiệp
• Tư cách đạo đức / năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của doanh nghiệp/
chủ sở hữu / điều hành
• Quan hệ của doanh nghiệp với chủ nợ,với TCTD khác, quan hệ với các đối tác
kinh doanh (nhà cung cấp, phân phối, khách hàng…)
Trên cơ sở các hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp, Chuyên viên phân tích tín dụng đã
tìm hiểu được tư cách doanh nghiệp như có đủ năng lực dân sự, năng lực hành vi
dân sự , được thành lập và hoạt động có đúng quy định , người đại diện pháp nhân đã
đúng thẩm quyền ... và đối chiếu với các qui định của pháp luật hiện hành cho thấy :
Công ty TNHH TƯ VẤN VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG có đủ điều kiện về năng
lực pháp lý và hành vi dân sự
2.2. THẨM ĐỊNH UY TÍN CỦA DOANH NGHIỆP
Thông qua cuộc điều tra và khảo sát bên ngoài, chuyên viên tín dụng đã tìm hiểu
thông qua khách hàng và một số nhà đầu tư vào công ty thì biết được tư cách đạo
đức, trình độ và kinh nghiệm quản lý, các chức vụ, tác phong lãnh đạo và uy tín trong
quan hệ với các ngân hàng cũng như các đối tác khác trong quá trình kinh doanh
2.3. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP


Hồ sơ : Bảng cân đối kế toán.
Tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp đóng vai trò
rất quan trọng trong quyết định tài trợ vốn cho việc kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Nó không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của dự án, khả năng thực hiện dự
án mà còn ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Trong bước này, chuyên viên phải đi trực tiếp tới công ty để làm rõ một số vấn đề
sau: năng lực quản lý và trình độ chuyên môn về doanh nghiệp,về người đại diện

doanh nghiệp vay vốn, năng lực tài chính,mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính...
Để đánh giá về khả năng tài chính của doanh nghiệp, chuyên viên tín dụng đã tìm
hiểu các nội dung sau :
+ Đánh giá về độ chính xác, trung thực của các số liệu, báo cáo về tình hình tài chính
của công ty
+ Phân tích đánh giá các chỉ tiêu về tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của
công ty, các báo cáo kế hoạch hoạt động tương lai..
+ Phân tích doanh thu của công ty dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, để
phân tích sự tăng trưởng của doanh nghiệp qua các năm
+ Phân tích hiệu quả thông qua các chỉ tiêu : ROA, ROE, giá vốn hàng bán/doanh
thu, chi phí bán hàng/ doanh thu
+ Phân tích về mức độ độc lập tài chính như tỷ suất tài trợ, tỷ suất đầu tư, nguồn vốn
dài hạn, vốn chủ sở hữu, tài sản cố định
Tóm lại chuyên viên tín dụng đã tìm hiểu, tính toán các chỉ tiêu: tỷ số sinh lợi, tỷ số
thanh khoản, nhóm tỷ số hoạt động, hiệu suất sử dụng vốn... thông qua bảng cân đối
kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh do giám đốc công ty cung cấp.Trên cơ sở
các chỉ tiêu tài chính, chuyên viên thẩm định đã phân tích một cách hệ thống sự biến
động của các tỷ số tài chính qua các niên độ tài chính đang xem xét:
+ So sánh sự biến động của mỗi tỷ số theo thời gian và tìm nguyên nhân tăng
hoặc giảm


+ So sánh mỗi tỷ số tài chính với tỷ số tài chính tương ứng:
+ Của tất cả doanh nghiệp nói chung
+ Bình quân các công ty đại chúng
+ Của một công ty tương đương trong cùng ngành


Sau khi tìm hiểu tất cả những điều trên, chuyên viên tín dụng biết được tình


hình tài chính của công ty, khả năng tài chính của công ty tốt,làm ăn có lãi, đủ khả
năng đảm bảo trả nợ vay cho ngân hàng và ngày càng phát triển hơn trong tương lai.
2.4. THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN VAY VỐN
Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị vay vốn và Phương án vay vốn
Với tư cách là đơn vị tài trợ vốn cho việc kinh doanh, ngân hàng cần thẩm định dự án
vay vốn rất kỹ, phải xem xét trên toàn bộ các khía cạnh, nội dung của việc kinh
doanh, kinh doanh có đạt hiệu quả, khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Do vậy khi thẩm định cho vay, Chuyên viên phân tích tín dụng xem xét đối tượng
cho vay đó có tạo ra hiệu quả trực tiếp (ví dụ như chi phí hoa hồng, môi giới, lệ phí
hải quan, tiền phạt...) hay không , là chi phí thực mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi thực
hiện phương án kinh doanh và nằm trong lĩnh vực mà Ngân hàng cho vay .
* Đối với các phương án kinh doanh :


Các yếu tố đầu vào được thể hiện qua các hợp đồng, báo giá, biên bản xét

thầu. Trên cơ sở hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp kết hợp với tìm hiểu trên thị trường,
Chuyên viên phân tích tín dụng phải đánh giá số lượng, chủng loại, chất lượng sản
phẩm hàng hoá, điều khoản về thời hạn giao hàng và phương thức thanh toán của
Hợp đồng nhằm phát hiện những điều kiện bất lợi trong hợp đồng để tư vấn cho
doanh nghiệp phương án tối ưu, hoặc những trường hợp tăng/giảm chi phí một cách
giả tạo.




Để làm được điều này, nhân viên tín dụng đã tiến hành tìm hiểu các nội dung

sau:
- Cơ sở pháp lý của việc kinh doanh

- Về nguồn cung cấp đầu vào cho kinh doanh
- Về vấn đề đó trên thị trường như thế nào
- Kế hoạch vay vốn để làm gì
- Các thuận lợi và rủi do có thể xảy ra đối với việc kinh doanh và các biện pháp giảm
thiểu rủi ro
2.5. THẨM ĐỊNH ĐẢM BẢO TIỀN VAY
Hồ sơ: Giaays chứng nhận đăng ký xe ô tô.
Chuyên viên đến công ty gặp giám đốc và tìm hiểu một số thông tin trên thị trường để
biết được giá trị đảm bảo của tài sản có đúng như ghi trong giấy đề nghị giải ngân
kiêm khế ước nhận nợ.
Công ty và chuyên viên cùng nhau thực tìm hiểu một số thông tin sau để biết được
giá trị của tài sản tiền vay :
- Xác định tổng quát về tài sản ( xe ô tô ) cần thẩm định giá và xác định giá trị thị
trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thầm định giá
- Lập kế hoạch thẩm định giá
- Khảo sát hiện trường, thu nhập thông tin
- Phân tích thông tin
- Xác định giá trị tài sản cần thẩm định
Để xác định được hết các thông tin thu thập từ nguồn : khảo sát thực địa, những giao
dịch mua bán tài sản, chuyên viên thông qua phỏng vấn các công ty kinh doanh tài
sản, nhà thầu, ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng thông qua báo chí của địa phương
, trung ương và cơ quan uản lý tài sản đảm bảo.... và các thông tin khác do giám đốc
cung cấp thì cho thấy giá trị tài sản ‘ xe ô tô ‘ đủ để đảm bảo cho khoản tiền vay


2.6. PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
•Những nhân tố khách quan
- Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách nhà nước
Đây là những nhân tố thuộc về môi trường kinh tế, pháp luật, xã hội, tự nhiên…
Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án và các tổ

chức tín dụng chỉ có thể khắc phục được một phần.
Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước, nhân tố này đóng vai trò là
khuôn khổ định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có các
các tổ chức tín dụng phục vụ mục tiêu chung của xã hội. Những khuyết điểm trong
tính hợp lý, tính đồng bộ hay tính tiêu cực của các văn bản pháp lý, chính sách quản
lý của Nhà nước đều có thể gây khó khăn, tăng rủi ro đối với kết quả hoạt động của
dự án cũng như với hoạt động thẩm định của các tổ chức tín dụng. Một số bất cập
chính do hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý của Nhà nước thường gặp là:
+ Với các dự án đầu tư trong và ngoài nước liên quan đến nhiều chính sách mà các
chính sách này chưa được hoàn thiện đầy đủ, ổn định, thường thay đổi liên tục dẫn
đến tâm lý không an tâm, tin tưởng của các nhà đầu tư.
+ Hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ còn khá nhiều kẽ hở và bất cập làm phát
sinh những rủi ro và hạn chế nguồn thông tin chính xác đến các tổ chức tín dụng.
- Tác động của lạm phát:
Lạm phát là yếu tố bất định có ảnh hưởng tới việc thẩm định tài chính dự án. Lạm
phát gây nên sự thay đổi về giá cả theo thời gian. Do vậy, nó làm biến đổi dòng tiền
kỳ vọng và tỷ lệ chiết khấu khi đánh giá tài chính dự án đầu tư. Mức lạm phát không
thể dự đoán một cách chính xác vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy luật
cung cầu, thu nhập và tâm lý người tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Các
biến số tài chính trong dự án, các yếu tố đầu vào của các chỉ tiêu như NPV, IRR…
đều chịu tác động của lạm phát. Do vậy, đánh giá tính hiệu quả của một dự án nào đó,
cần phải xác định chính xác, hợp lý giá cả của các yếu tố cấu thành chi phí hay doanh


thu của dự án. Việc tính đến yếu tố lạm phát sẽ làm cho quá trình thực hiện dự án
được dễ dàng hơn, hiệu quả thẩm định dự án cao hơn.
•Những nhân tố chủ quan
- Nhận thức của lãnh đạo các tổ chức tín dụng về công tác thẩm định tài chính
dự án: điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì nếu lãnh đạo các tổ chức tín dụng
cho rằng công tác thẩm định tài chính dự án là không cần thiết đối với các tổ chức tín

dụng thì sẽ không có việc thẩm định tài chính dự án trước khi ra quyết định đầu tư.
Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư chỉ thực sự được quan tâm và nâng cao khi
các nhà lãnh đạo các tổ chức tín dụng nhận thức được ý nghĩa của công tác này đối
với hoạt động đầu tư.
- Trình độ cán bộ thẩm định dự án: năng lực của người tham gia thẩm định dự án
có vai trò rất quan trọng vì kết quả thẩm định tài chính được dựa trên các kết quả
nghiên cứu, phân tích về kỹ thuật, thị trường, tổ chức sản xuất,… Năng lực của cán
bộ thẩm định dự án ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả mà họ đảm trách. Do vậy, trong
mọi trường hợp, muốn hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án thì trước hết
bản thân chất lượng của cán bộ thẩm định phải không ngừng được nâng cao. Họ phải
đáp ứng được những đòi hỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững các văn bản pháp
luật, chế độ chính sách của Nhà nước. Ngoài ra, tư cách phẩm chất đạo đức của cán
bộ thẩm định cũng là điều kiện không thể thiếu.
- Quy trình nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án: Quy trình có
ảnh hưởng rất lớn tới công tác thẩm định tài chính dự án. Một quy trình, nội dung và
phương pháp phù hợp,. khách quan khoa học và đầy đủ là cơ sở đảm bảo thực hiện
tốt công tác thẩm định tài chính dự án. Ngược lại, một quy trình, nội dung và phương
pháp thẩm định bất hợp lý, sơ sài chắc chắn sẽ dẫn tới kết quả thẩm định tài chính dự
án không cao và các tổ chức tín dụng khó có thể dựa vào đó để ra quyết định đầu tư
chính xác.


- Thông tin là cơ sở cho những phân tích, đánh giá: là "nguyên liệu" cho quá trình
tác nghiệp của cán bộ thẩm định. Nguồn thông tin quan trọng nhất trước hết là từ hồ
sở dự án. Nếu thông tin trong hồ sơ dự án thiếu hoặc không rõ ràng, cán bộ thẩm định
có quyền yêu cầu những người lập dự án cung cấp thêm hoặc giải trình những thông
tin đó. Bên cạnh các thông tin về dự án, để việc thẩm định được tiến hành một cách
chủ đông, có những đánh giá khách quan, chính xác hơn thì khả năng tiếp cận, thu
thập các nguồn thông tin khác và khả năng xử lý thông tin của cán bộ thẩm định đóng
vai trò quyết định.

- Tổ chức điều hành: Thẩm định tài chính dự án đầu tư là tập hợp nhiều hoạt động
có liên quan chặt chẽ với nhau và với các hoạt động khác. Kết quả thẩm định sẽ phụ
thuộc nhiều vào công tác tổ chức quản lý điều hành, sự phối hợp nhịp nhàng của cán
bộ trong quá trình thẩm định. Khác với các nhân tố khác, việc tổ chức điệu hành tác
động một cách gián tiếp tới công tác thẩm định. Công tác tổ chức điều hành được
thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học và sẽ khai thác tối đa mọi nguốn lực phục vụ
hoạt động thẩm định dự án.

PHẦN III: BỘ HỒ SƠ TÍN DỤNG
3.1. HỒ SƠ DO NGÂN HÀNG LẬP
NGÂN HÀNG TMCP
BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
Chi nhánh: DUNG
QUẤT-PGD HÙNG
VƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngày......tháng.......năm 200.....


BÁO CÁO
THẨM ĐỊNH VÀ ĐỀ NGHỊ DUYỆT CHO DOANH NGHIỆP VAY
VỐN
I. Thông tin cơ bản, tư cách và năng lực của doanh nghiệp
- Tên công ty: Công ty tư vấn và kiểm định xây dựng
- Tên nước ngoài: CONTRUCTION CONSULTING AND VERFING CO,LTD
- Tên viết tắt: CCVC, LTD
- Đại diện: Ông NGUYỄN TẤN ĐỨC

- Chức danh :

Giám đốc

Quốc tịch :

VIỆT NAM

- CMND số:

211175023

Cấp ngày : 9-6-2009 tại CA

Tỉnh Quảng Ngãi
- Hộ khẩu thường trú: Tổ 9 Phường Quảng Phú- TP Quảng Ngãi
- Hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn cho phép hoạt
động hợp đồng giao khoán, hợp đồng thuê đất, hợp đồng đấu thầu : số 97/ĐKMD/T5
- Giấy phép kinh doanh: số 4300315978 do sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi
đăng kí lần đầu ngày cấp 17-1-2003, thay đổi lần thứ 8 ngày 25-2-2014
- Doanh nghiệp có đủ năng lực thực hiện thành công phương án: Có
- Quan hệ tín dụng của doanh nghiệp:

Tốt

- Nợ quá hạn trên 6 tháng, nợ khó đòi đối với Ngân hàng:

Không

- Địa điểm sản xuất kinh doanh: 272 Hai Bà Trưng, phường Lê Hồng Phong, TP

Quảng Ngãi
Doanh nghiệp có năng lực vay vốn:



II. Tình hình khả năng tài chính của doanh nghiệp
1.

Tình hình sản xuất kinh doanh:


Tổng thu:........................................Tổng chi:..............................................
Chênh lệch thu chi (tổng thu – tổng chi):.....................................................
1.

Tình hình tài sản:

3. Tình hình công nợ:
-Nợ phải trả: 0 đồng
Trong đó: + Dư nợ vay của NH...................đ, Quá hạn:...........................đ
+ Dư nợ của các TCTD:.................đ, Quá hạn:...........................đ
+ Dư nợ của các đối tượng khác....đ, Quá hạn:...........................đ
- Nợ phải thu:..............................................đồng
Trong đó: + Nợ khó thu...............................đ
4. Nhận xét:
Khách hàng có khả năng tài chính: Có
III. Mục đích vay vốn
1. Mục đích sử dụng tiền vay: Bổ sung vốn lưu động phục vụ trong kinh doanh
2. Mục đích vay vốn có hợp pháp:
IV.




Phương án vay vốn

1. Thẩm định tính khả thi về mặt kỹ thuật của dự án, phương án SXKD.
a. Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào và sự bảo đảm các yếu tố kỹ thuật của dự
án, phương án SXKD.....................................................................................
b. Khả năng tiêu thụ sản phẩm:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện tại và tương lai loại sản phẩm dự án, phương án
SX ra .............
Dự án, phương án có tính khả thi về mặt kỹ thuật:



2. Thẩm định về mặt tài chính của dự án, phương án SXKD.
- Đối với những phương án có số tiền vay nhỏ thì sử dụng những chỉ tiêu sau:
+ Tổng thu:........... đồng


+ Tổng chi:........... đồng
Thu nhập thuần:.................đồng. (tổng thu – tổng chi).
- Đối với những dự án có số tiền vay lớn hơn thì sử dụng những chỉ tiêu sau để đánh
giá:
+ NPV:...............................IRR......................Tỷ lệ thu nhập/chi phí............
Nhận xét:...........................
Dự án, phương án có tính khả thi về mặt tài chính: Có
3.Tổng nhu cầu vốn: 1.630.000.000 đồng
Trong đó:
+ Vốn tự có: 1.530.000.000 đồng

+ Nhu cầu vay: 100.000.000 đồng
4. Vốn đề nghị vay NH: 100.000.000 đồng.
- Lãi suất 9.5%
- Thời hạn vay: 6 tháng
5. Kế hoạch trả nợ (phân kỳ hạn nợ) :
+ Trả nợ gốc : Gốc trả vào cuối kỳ
+ Trả lãi : Lãi trả vào ngày 24 hàng tháng. Nếu ngày trả lãi là ngày nghỉ , lễ thì sẽ
chuyển sang ngày làm việc kế tiếp.
V. Thẩm định về môi trường
1. Dự án có ảnh hưởng đến môi trường:
2.



Biện pháp xử lý môi trường:

Điều kiện môi trường của dự án có đảm bảo: Có
VI.Tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh
1. Tên Tài sản thế chấp: Xe ô tô con loại EVEREST
2. Gía trị Tài sản thế chấp: 550.000.000 đồng


Hồ sơ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu Tài sản thế chấp (có đầy đủ và hợp pháp
không): Có đầy đủ giấy tờ và hợp pháp
3.

Điều kiện đảm bảo nợ vay có bảo đảm: Có

VII. Kết luận và kiến nghị của Cán bộ tín dụng.
1.


Sau khi thẩm định tôi không đồng ý cho vay, vì lý do: hồ sơ đảm bảo được

tính hợp lệ hợp pháp, đảm bảo được khả năng trả nợ cũng như các yếu tố khác.
2.

Tôi đồng ý cho vay, đề nghị Gám đốc xét duyệt:

•Số tiền cho vay: 100.000.000 đồng
•Lãi suất cho vay: 9.5%
• Thời hạn cho vay: 6 tháng
• Phương thức cho vay: Từng lần
•Phân kỳ trả nợ
+ Trả nợ gốc : Gốc trả vào cuối kỳ
+ Trả lãi : Lãi trả vào ngày 24 hàng tháng. Nếu ngày trả lãi là ngày nghỉ , lễ thì sẽ
chuyển sang ngày làm việc kế tiếp.
3.

Kiến nghị khác : Trả lãi 3 tháng 1 lần

Cán bộ tín dụng
Huyền
Nguyễn thị huyền

VIII. Ý kiến trưởng phòng kinh doanh
1.

Sau khi nghiên cứu lại hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định của CBTD tôi

đồng ý cho vay vì: Hồ sơ hợp lệ , hợp pháp đầy đủ



2. Tôi chấp thuận ý kiến thẩm định của CBTD, đề nghị Gám đốc xét duyệt:
- Số tiền cho vay: 100.000.000 đồng
- Lãi suất cho vay: 9.5%
- Thời hạn cho vay: 6 tháng
- Phương thức cho vay: Cho vay từng lần
- Phân kỳ trả nợ:
+ Trả nợ gốc : Gốc trả vào cuối kỳ
+ Trả lãi : Lãi trả vào ngày 24 hàng tháng. Nếu ngày trả lãi là ngày nghỉ , lễ thì sẽ
chuyển sang ngày làm việc kế tiếp.
3- Kiến nghị khác: Trả lãi 3 tháng 1 lần
Quảng Ngãi, ngày 20 tháng 05 năm 2015
Trưởng phòng kinh doanh

Lê thị Thu Hà


IX. Quyết định của Giám đốc
1.

Chấp thuận cho vay vì: hồ sơ đầy đủ , hợp lệ hợp pháp

2. Duyệt cho vay:
- Số tiền cho vay: 100.000.000 đồng
- Lãi suất cho vay: 9.5%
- Thời hạn cho vay: 6 tháng
- Hạn trả nợ cuối cùng: 24-09-2015
- Phân kỳ trả nợ:
+ Trả nợ gốc : Gốc trả vào cuối kỳ

+ Trả lãi : Lãi trả vào ngày 24 hàng tháng. Nếu ngày trả lãi là ngày nghỉ , lễ thì sẽ
chuyển sang ngày làm việc kế tiếp.
- Phương thức giải ngân: Tiền mặt
3- Kiến nghị khác: Trả lãi 3 tháng một lần

Quảng Ngãi, ngày 20 tháng 05 năm 2015
Giám đốc NHTM CP Bưu điện liên việt
Kim
Đỗ Thị Kim
3.2 HỒ SƠ DO DOANH NGHIỆP LẬP
3.2.1. Hồ sơ Chứng minh năng lực pháp lý
- Bao gồm các hồ sơ về : Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ, kế toán
trưởng,biên bản họp hội đồng thành viên
+ Giấy chứng nhận kinh doanh




+ Điều lệ








×