Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Hoạt động xuất khẩu mặt hàng dầu thô của việt nam sang nhật bản từ năm 2008 tới 8 tháng đầu năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
BỘ MÔN KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

BÀI TẬP LỚN
MÔN: KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

Tên đề tài: Hoạt động xuất khẩu mặt hàng dầu thô của Việt Nam
sang Nhật Bản từ năm 2008 tới 8 tháng đầu năm 2015.

Giáo viên hướng dẫn:

Lê Thành Luân

Lớp:

N02-KTN54 ĐH3

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Ngọc

Hải Phòng, năm 2015
Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG..............................................................................................................2
Về kim ngạch xuất khẩu........................................................................................................................7
Bảng 2.Kim ngạch xuất khẩu dầu thô của nước ta cho tới năm 2007...........................................................7


Bảng 3- Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007 (Nguồn: Tổng cục
thống kê)......................................................................................................................................................9
Thị trường xuất khẩu:.........................................................................................................................10
4.ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN.............................................................................................11
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN 8
THÁNG ĐẦU NĂM 2015..............................................................................................................................13
Năm 2008...............................................................................................................................................13
Bảng 4 – Cơ cấu thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam (2008)..........................................................13
Bảng 5. Giá dầu bình quân giai đoạn 2001-2007........................................................................................16
Năm 2009-2010......................................................................................................................................16
Bảng 6. Cơ cấu thị trường xuất khẩu dầu thô năm 2009............................................................................18
Bảng 7. Cơ cấu thị trường xuất khẩu dầu thô năm 2010............................................................................19
Năm 2011-2012......................................................................................................................................20
Bảng 8. Biểu đồ sản lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang các thị trường......................................22
năm 2011-2012(đơn vị:Triệu tấn)...............................................................................................................22
Năm 2013...............................................................................................................................................23
Bảng 9. Cơ cấu thị trường xuất khẩu dầu thô năm 2013............................................................................24
Năm 2014 và 8 tháng đầu năm 2015......................................................................................................24
Bảng 10. Một số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất
khẩu Việt Nam 2014...................................................................................................................................26
Hình 11. Sản lượng khai thác dầu thô từ đầu năm 2014 đến nay. Nguồn: Bộ Công Thương......................27
Hình 12. Tình hình xuất khẩu dầu thô các tháng trong năm 2014. Nguồn: Tổng cục Hải quan...................28
Tổng kết giai đoạn 2008 đến 8 tháng đầu năm 2015..............................................................................30

Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


Ta có hình 13. Biểu đồ về kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong giai
đoạn này như sau (đơn vị: tỷ USD).............................................................................................................30
CHƯƠNG III. THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ KHI VIỆT NAM XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DẦU THÔ SANG THỊ

TRƯỜNG NHẬT BẢN...................................................................................................................................31

Danh mục các bảng biểu
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG..............................................................................................................2
Bảng 2.Kim ngạch xuất khẩu dầu thô của nước ta cho tới năm 2007...........................................................7
Bảng 3- Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007 (Nguồn: Tổng cục
thống kê)......................................................................................................................................................9
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN 8
THÁNG ĐẦU NĂM 2015..............................................................................................................................13
Bảng 4 – Cơ cấu thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam (2008)..........................................................13
Bảng 5. Giá dầu bình quân giai đoạn 2001-2007........................................................................................16
Bảng 6. Cơ cấu thị trường xuất khẩu dầu thô năm 2009............................................................................18
Bảng 7. Cơ cấu thị trường xuất khẩu dầu thô năm 2010............................................................................19
Bảng 8. Biểu đồ sản lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang các thị trường......................................22
năm 2011-2012(đơn vị:Triệu tấn)...............................................................................................................22
Bảng 9. Cơ cấu thị trường xuất khẩu dầu thô năm 2013............................................................................24
Bảng 10. Một số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất
khẩu Việt Nam 2014...................................................................................................................................26
Hình 11. Sản lượng khai thác dầu thô từ đầu năm 2014 đến nay. Nguồn: Bộ Công Thương......................27
Hình 12. Tình hình xuất khẩu dầu thô các tháng trong năm 2014. Nguồn: Tổng cục Hải quan...................28
Ta có hình 13. Biểu đồ về kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong giai
đoạn này như sau (đơn vị: tỷ USD).............................................................................................................30
CHƯƠNG III. THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ KHI VIỆT NAM XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DẦU THÔ SANG THỊ
TRƯỜNG NHẬT BẢN...................................................................................................................................31

Các nguồn tài liệu trích dẫn
• Tailieu.vn
Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3



• Nhandan.com.vn
• 123doc.vn
• Kinhdoanh.vnexpress
• Hiephoixangdau.org
• Kiemtailieu.com
• Vietbao.vn
• Congluan.vn
• customs.gov.vn
• tapchitaichinh.vn
và một số nguồn khác nữa….

Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


1

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế dã và đang diễn ra với tốc độ nhanh
chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ở cả cấp độ khu vực và thế giới, với sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia
ngày càng sâu sắc.
Việt Nam đã và đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước
đưa nền kinh tế hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới.Để thực hiện được đều này thì
hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng. Việt Nam luôn chú trọng phát
triển những mặt hàng xuất khẩu chủ lực xuất phát từ những thuận lợi, nguồn tài nguyên
sẵn có cuả nước nhà, phát triển thế mạnh nội lực của đất nước như xuất khẩu thủy sản,
cà phê, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, may mặc……và một mặt hàng không thể không nhắc
tới trong danh mục hàng xuất khẩu của nước ta chính là dầu thô. Từ khi nước ta mở rộng
quan hệ ngoại thương thông qua việc xuất khẩu hàng hóa thì ngành dầu khí hay dầu thô

đã gắn bó trong suốt một chặng đường dài và hàng năm mang lại một nguồn lợi đáng kể,
có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất nhập khẩu của đất nước ta, tạo nguồn vốn phát triển
đất nước. Nhất là việc xuất khẩu dầu thô sang thị trường Nhật Bản luôn khá ổn định và
có xu hướng chiếm tỷ lệ cao trong kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam. Dầu
mỏ( hay dầu thô) là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại,
thường dùng để sản xuất điện, là nhiên liệu của tất cả các phượng tiện giao thông vận
tải. Hơn nữa,nó còn được dùng trong công nghiệp hóa dầu. Vì thế dầu thô được ví như là
“vàng đen”của nước ta.
Mặc dù được sự giúp đỡ nhiệt tình từ thầy giáo hướng dẫn trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thành đề tài này, song với vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹp nên
không tránh khỏi những sai sót, vì vậy rất mong các bạn đọc, thầy giáo giúp đỡ và góp ý
thêm. Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


2

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THÔ
Cách mạng tháng Tám thành công đã đưa Việt Nam trở thành một nước độc lập.
Ngành địa chất và khai thác mỏ cũng nhanh chóng được Chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hòa tổ chức lại hoạt động. Tuy nhiên ,riêng trong lĩnh vực dầu khí giai đoạn 19451954 chưa có nhiều nghiên cứu.
Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng 1954, với sự giúp đỡ của các nước xã
hội chủ nghĩa đặc biệt là Liên Xô, một khối lượng to lớn các công trình khảo sát, tìm
kiếm thăm dò địa chất, khoáng sản trong đó có dầu khí đã được hoàn thành. Trong chuyến
thăm Liên Xô năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ ước muốn “Sau khi Việt Nam
kháng chiến thắng lợi, Liên Xô nói chung và Azerbaizan nói riêng phải giúp đỡ Việt Nam
xây dựng được những khu công nghiệp dầu khí mạnh như Ba Cu”.
Năm 1961, sau 2 năm khảo sát trên 11 tuyến với 25.000km lộ trình, công trình tổng
hợp báo cáo về địa chất và triển vọng dầu khí đầu tiên ở Việt Nam đã được hoàn thành.

Năm 1975, ngay sau ngày thống nhất hai miền Nam Bắc, ngày 3/9/1975 đã đánh
dấu một bước phát triển mới của ngành Dầu khí - Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam
được thành lập trên cơ sở Liên đoàn địa chất 36 và một bộ phận thuộc Tổng cục Hoá chất.
Một năm sau ngày thành lập, ngày 25/7/1976, ngành Dầu khí đã phát hiện dòng khí thiên
nhiên đầu tiên tại giếng khoan số 61 ở xã Đông Cơ - huyện Tiền Hải - Thái Bình.
Sau 5 năm kể từ khi phát hiện khí, dòng khí công nghiệp ở mỏ khí Tiền Hải đã
được khai thác để đưa vào phục vụ cho phát điện và công nghiệp địa phương tỉnh Thái
Bình. Ngày 19/06/1981, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro) được
thành lập.
Những nghiên cứu và khảo sát tìm kiếm vào tháng 5/1984 đã cho thấy có thể có
khả năng khai thác dầu thương mại trên các cấu tạo Bạch Hổ, Rồng. Ngày 6/11/1984 hạ
Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


3

thuỷ chân đế giàn khoan dầu khí đầu tiên của Việt Nam (MSP-1) tại mỏ Bạch Hổ và ngày
26/6/1986 đã đi vào lịch sử khai thác dầu khí Việt Nam khi Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí
Việt-Xô đã khai thác tấn dầu đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ từ giàn MSP-1 và đã có tên trong
danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô thế giới, khẳng định một tương lai
phát triển đầy hứa hẹn của cho ngành công nghiệp dầu khí đất nước.
Kể từ ngày 26/6/1986 đến hết tháng 10/2008, ngành Dầu khí đã khai thác được
trên 280 triệu tấn dầu thô và trên 45 tỷ mét khối khí, mang lại doanh thu gần 60 tỉ USD,
nộp ngân sách nhà nước trên 36 tỷ USD, tạo dựng được nguồn vốn chủ sở hữu trên 100
nghìn tỷ đồng.
2. LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NƯỚC TA TRONG VIỆC XUẤT KHẨU DẦU
THÔ
 Về mặt địa lý
Nước ta có diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông với nguồn tài

nguyên phong phú.
Trong số các nguồn tài nguyên biển, trước tiên phải kể đến dầu khí, một nguồn tài
nguyên mũi nhọn, có ưu thế nổi trội của vùng biển Việt Nam. Trên vùng biển rộng hơn 1
triệu km2 của Việt Nam, có tới 500.000 km2nằm trong vùng triển vọng có dầu khí.
Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trữ lượng
dầu dưới đáy Biển Đông. Có thể khai thác từ 30-40.000 thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít),
khoảng 20 triệu tấn/năm. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam
khoảng 10 tỉ tấn quy dầu.
Mặc dù so với nhiều nước, nguồn tài nguyên dầu khí chưa phải là thật lớn, song
đối với nước ta nó có vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế đi vào
Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


4

công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng
khoảng 3.000 tỉ m3/năm.
Ngoài dầu và khí, dưới đáy biển nước ta còn có nhiều khoáng sản quý như: thiếc,
ti-tan, đi-ri-con, thạch anh, nhôm, sắt, măng-gan, đồng, kền và các loại đất hiếm. Muối ăn
chứa trong nước biển bình quân 3.500gr/m2. Vùng ven biển nước ta cũng có nhiều loại
khoáng sản có giá trị và tiềm năng phát triển kinh tế như: than, sắt, ti-tan, cát thuỷ tinh và
các loại vật liệu xây dựng khác.
Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Ngoài
cá biển là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như tôm, cua,
mực, hải sâm, rong biển…
Biết tận dụng lợi thế của mình nước ta đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu địa chất
và lần lượt tìm ra những mỏ dầu lớn trên khu vực vùng biển Việt Nam, cụ thể có 6 mỏ
dầu hiện đang được khai thác:
Không chỉ thuận lợi về nguồn tài nguyên khoáng sản, vùng biển nước ta còn nằm
ở một vị trí chiến lược:

• Biển Đông là cửa ngõ thông ra thế giới, là “mặt tiền”, là nhân tố đảm bảo lợi thế
địa - chiến lược trọng yếu của nước ta, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc
tế. Biển Đông nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải, hàng không huyết mạch của thế
giới, thông thương giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, giữa châu Âu, châu
Phi, Trung Cận Đông với các nước Đông Nam á và Đông Bắc á. Biển Đông là con
đường biển nhộn nhịp vào loại thứ 2 trên thế giới, trung bình mỗi ngày có 250 300 tàu biển qua lại Biển Đông.

• Vùng biển Việt Nam có lợi thế là nằm ngay trên một số tuyến hàng hải chính của
quốc tế qua Biển Đông, trong đó có tuyến đi qua eo biển Malasca và Singapore, là
Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


5

một trong những tuyến có số tàu qua lại nhiều nhất trên thế giới. Mặt khác, bờ biển
nước ta rất gần các tuyến hàng hải nên thuận lợi trong việc phát triển thương mại
quốc tế. Căn cứ vào Công ước quốc tế và Luật Biển năm 1982, Nhà nước ta đã
công bố đường cơ sở để từ đó tính lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc
quyền kinh tế.
Đây chính là vị trí thuận lợi để Việt Nan có lợi thế cạnh tranh lớn khi có thể rút
ngắn con đường vận chuyển dầu thô sang các nước cần mặt hàng này, từ đó giảm chi phí
vận tải, làm giảm trực tiếp giá thành dầu thô của Việt Nam trên trường quốc tế.sau khi
khai thác dầu thô từ các mỏ có thể vận chuyển luôn sang các nước nhập khẩu mặt hàng
này.

 Về chất lượng dầu thô
Đặc điểm thành phần ở các mỏ hiện nay là như nhau, đặc trung là giàu hàm lượng
Parafin và hàm lượng lưu huỳnh chiếm khoảng 0,06-0,1%. Tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều so
với các loại dầu trên thế giới (tỷ lệ này trung bình 2-3%, thậm chí là 5% ở các nước có
sản phẩm dầu mỏ).

Bảng 1. Thành phần hóa lý cơ bản của dầu mỏ Bạch Hổ và Rồng
Stt

Chỉ tiêu

Bạch Hổ

Rồng

1

Tỷ trọng kg/m3

829-860

830-930

2

Hàm lượng tạp chất

0,064

0,06-0,4

3

Nhiệt độ đông đặc (0oC)

30-34


28-33

4

Độ nhớt ở:
500oC

6-14

8-63

700oC

6-4

5-30

5

Hàm lượng lưu huỳnh

0,065-0,1

0,013-0,13

6

Hàm lượng Parafin


20-25

11-21

Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


6

7

Hàm lượng nhựa đường

2,7-11,8

9,4-21,9

8

Nhiệt độ nóng chảy Parafin (0oC)

56-59

56-58

Đặc trưng này của dầu mỏ Việt Nam đã hấp dẫn đối với tất cả các khách hàng.
Ngày nay do quá trình sản suất công nghiệp ngày càng làm cho môi trường trở nên ô
nhiễm, công việc bảo vệ và làm sạch môi trường đã trở nên mang tính cấp bách, chiến
lược toàn cầu, cho nên sản phẩm dầu thô có chứa hàm lượng lưu huỳnh thấp ngày càng
trở nên có giá trị.

Hơn nữa dầu thô Việt Nam chứa hàm lượng Parafin cao (chuỗi Hydrocacbon)
nhiệt đọ đông đặc rất thấp 30-340oC đã đông đặc do đó rất khó khăn trong quá trình vận
chuyển cho nên dầu thô Việt Nam luông phải xử lý để nhiệt độ luôn ở mức 50-600 oC để
đảm bảo không bị đông đặc trong quá trình vận chuyển.
Xăng dầu được sản xuất ra từ dầu thô có chứa hàm lượng Parafin cao chứa ít độc
hại hơn xang dầu được sản xuất ra từ dầu thô chứa hàm lượng lưu huỳnh nhiều (do sản
xuất ra xăng pha chì, có hại cho môi trường). Bên cạnh đó, phải tốn kém chi phí rất lớn để
xử lý hàm lượng lưu huỳnh trong dầu thô và sản phẩm.
Như vậy không chỉ về mặt địa lý ủng hộ cho Việt Nam khai thác và xuất khẩu mặt
hàng này mà bản thân các tỷ lệ thành phần chứa trong nó cũng rất được các bạn hàng thế
giới ưa chuộng.
3. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM

Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


7

 Về kim ngạch xuất khẩu
Bảng 2.Kim ngạch xuất khẩu dầu thô của nước ta cho tới năm 2007.

Từ năm 1991, Việt Nam được xếp hàng các nước xuất khẩu dầu thô do kim ngạch
xuất khẩu dầu thô lớn hơn kim ngạch nhập khẩu xăng dầu đã qua chế biến. Giá xuất khẩu
dầu thô tăng sẽ góp phần vào tăng trưởng GDP của Việt Nam, làm tăng nguồn thu ngoại
tệ, phần nào khiến cung cầu ngoại tệ diễn biến theo chiều hướng tích cực, từ đó tác động
đến tỷ giá, làm cho tỷ giá giữa VND và USD được giữ ở mức tương đối ổn định. Như
vậy, giá dầu thế giới tăng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, với tư cách nước xuất
khẩu dầu thô.
Với sản lượng 19,36 triệu tấn dầu và khí năm 2002, xuất khẩu 16,9 triệu tấn dầu
thô; Việt Nam đang đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về khai thác và xuất khẩu dầu

thô. Bên cạnh việc tăng tốc khai thác, xuất khẩu dầu thô, những năm gần đây, ngành công
nghiệp khí và hoá dầu Việt Nam đã bắt đầu hình thành và đang phát triển mạnh. Riêng
Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


8

năm 2002, ngành công nghiệp này đã cung cấp 147.000 tấn condensate và 349.000 tấn
khí hoá lỏng (LPG) cho sản xuất và tiêu dùng trong nước thay thế hàng nhập khẩu. Theo
dự kiến, sản lượng dầu thô quy đổi của Việt Nam dự kiến sẽ đạt khoảng 30-32 triệu tấn
vào năm 2010. Ngoài việc tăng ngoại tệ từ xuất khẩu dầu thô, những dự án khí và hoá dầu
nếu được triển khai đúng tiến độ sẽ nâng cao giá trị của ngành dầu khí, phục vụ tốt hơn
cho các ngành năng lượng và sản xuất công nghiệp trong nước.
Dầu thô là mặt hàng có kim ngạch liên tục đứng đầu, chiếm tới 22,7% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam; tốc độ tăng bình quân trong 5 năm đạt 16,1%, trong đó do
giá tăng 12,6%, do lượng tăng 3,1% nhưng chủ yếu là từ 2001- 2004, còn từ năm 2005
đến nay có xu hướng giảm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
Kim ngạch xuất khẩu dầu thô Việt Nam năm 2005 trong 11 tháng đầu năm gần
16,5 triệu tấn dầu thô trị giá 6,8 tỉ đô la. Lượng dầu bán ra tuy giảm 7,6% nhưng kim
ngạch tăng 30,3% vì giá dầu tăng vọt trên thị trường thế giới. Tổng lượng dầu thô xuất
khẩu giai đoạn 2001-2005 đạt khoảng 90 triệu tấn, trị giá đạt 23,2 tỷ USD. Tốc độ tăng
kim ngạch bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt trên 16%/năm. So với mục tiêu của Chiến
lược xuất khẩu giai đoạn 2001-2010, lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu tăng 12,5%.
Năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô (khai thác từ các mỏ Bạch Hổ,
Rồng, Đại Hùng, PM3, Cái Nước, Rạng Đông, Ruby và Sư Tử Đen) đạt mức rất cao, gần
8,3 tỷ USD.
Cơn sốt nhiên liệu thế giới thời gian qua đã giúp Việt Nam tăng kim ngạch xuất
khẩu dầu thô và cải thiện cán cân thương mại. 8 tháng đầu năm 2007, cả nước xuất được
hơn 13 triệu tấn, đạt gần 3,5 tỷ USD, tăng 25% về lượng và 70% về trị giá, đã tăng 960
triệu USD so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nếu tính riêng tháng 8, xuất khẩu dầu thô chỉ đạt

1,7 triệu tấn, trị giá 493 triệu USD, tăng 14,3% về lượng và 38% về trị giá so với tháng 8
năm ngoái. Theo Bộ Thương mại, sự tăng lên của kim ngạch dầu thô trong tháng 7 chủ
Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


9

yếu do tăng lượng xuất, còn giá đã bắt đầu xu hướng giảm dần (giảm gần 3 USD/thùng).
Dự kiến từ nay đến cuối năm, Việt Nam chỉ xuất thêm 4,5 triệu tấn với giá 38 USD/thùng.
Như vậy, kim ngạch trong những tháng cuối năm chỉ đạt 1,2 tỷ USD, tức là bình quân
mỗi tháng đạt 300 triệu USD, giảm khoảng 195 triệu USD so với tháng 8 và giảm 135
triệu USD so với bình quân tháng của 8 tháng đầu năm

Bảng 3- Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Năm 2008, mặc dù lượng giảm nhưng do giá bình quân tăng 33,6% nên kim ngạch
xuất khẩu dầu thô cả năm 2008 đạt 10,36 triệu USD, tăng 22% so với năm 2007.
Tính đến hết tháng 12/2009, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt 13.4 triệu
tấn, giảm 2.8% so với năm 2008. Đơn giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh 38.5% so với
năm trước (tương ứng giảm 290 USD/tấn) nên kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này cả
năm chỉ đạt 6.19 tỷ, giảm 40.2%.

Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


10

Năm 2010, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt gần 8 triệu tấn, giảm 40,4% và
kim ngạch đạt 4,96 tỷ USD, giảm 20% so với năm 2009.

Năm 2011, lượng dầu thô xuất khẩu năm 2011 đạt 8,24 triệu tấn, tăng 3,3% và trị
giá đạt 7,24 tỷ USD, tăng 46,1% so với năm 2010. Đơn giá xuất khẩu bình quân đạt 879
USD/tấn (khoảng 115 USD/thùng), tăng 41.4% so với năm trước.
Năm 2012, dầu thô: lượng xuất khẩu trong tháng là 613 nghìn tấn, giảm 31,8%, trị
giá là 525 triệu USD, giảm 30,2% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2012, lượng
dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 9,28 triệu tấn, tăng 12,7% và trị giá đạt 8,23 tỷ USD,
tăng 13,6% (tương đương tăng 987 triệu USD) so với năm 2011.
Tính đến hết tháng 11/2013, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 7.76 triệu
tấn, giảm 10,5% và kim ngạch đạt 6,7 tỷ USD, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong 11 tháng của năm 2014 tăng 9,4% so
với cùng kỳ năm ngoái. lên khoảng 8,46 triệu tấn, theo dữ liệu của Chính phủ.
Tính lũy kế 11 tháng, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 8.35 triệu tấn, giảm
1.2% và kim ngạch đạt 3.48 tỷ USD, giảm 49% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, trong
tháng 11/2015, lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam đạt 668 nghìn tấn, trị giá 221 triệu
USD, giảm 12.3% về sản lượng và giảm 20% về giá trị so với tháng trước.
 Thị trường xuất khẩu:
Hiện có khoảng 10 nước nhập khẩu dầu thô của Việt Nam, trong đó có các bạn
hàng lớn là Australia (trên dưới 30%), Trung Quốc, Singapore (đều trên dưới 20%). Dầu
thô là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang Trung Quốc. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhu cầu nhập
Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


11

khẩu dầu thô của Trung Quốc khoảng 40 – 50 triệu tấn/năm, cộng với yếu tố giá cả trên
thị trường thế giới của mặt hàng này trong thời gian tới vẫn sẽ có lợi cho xuất khẩu. Xuất
khẩu dầu thô của Việt Nam sang Trung Quốc chắc chắn sẽ giữ được mức ổn định và tăng
về giá trị. Trong 6 tháng đầu năm 2007, các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia
có kim ngạch tăng bao gồm: dầu thô xuất khẩu 838 ngàn tấn, trị giá 371,2 triệu USD

(tăng 11,7% về lượng và 0,75% về trị giá);
Hiện nay, thị trường tiêu thụ dầu thô Việt Nam chủ yếu là khu vực châu Á – Thái
Bình Dương như: Trung Quốc, Singapore, Australia, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản…
Các khách hàng mua dầu chủ yếu là các hãng và tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới như:
Shell, BP (Anh quốc); Exxon Mobil, Chevron (Mỹ); Chinaoil, Sinopec, Sinochem…
(Trung Quốc); Sumitomo, Sojitz, Mitsubishi (Nhật Bản)…
Bên cạnh các khách hàng mua dầu truyền thống, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
đã và đang thiết lập các mối quan hệ hợp tác kinh doanh dầu thô với các khách hàng mới
trong và ngoài khu vực.
4. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
Nước Nhật được thế giới biết đến vì có nền kinh tế cực kỳ phát triển chỉ trong một
thời gian ngắn, mặc dù đất nước này với điều kiện tự nhiên không nhiều thuận lợi, nghèo
nàn về tài nguyên khoáng sản,kèm theo đó là động đất, sóng thần….
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi
dân số thì quá đông (ước tính 128 triệu người), phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập
khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp,
kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973).
Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có
nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai
trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ), GDP trên đầu người là 36.217 USD (1989). Cán cân
Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


12

thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra
nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới.
Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ
là: đồng yên Nhật.
Nhiều người nói rằng thị trường Nhật Bản khó tiếp cận vì nó được bảo hộ rất chặt

chẽ và có những rào cản bên cạnh hệ thống thuế và những qui chế, luật lệ...Nhưng trên
thực tế, so với châu Âu và Mỹ, thuế nhập khẩu của Nhật Bản thấp hơn nhiều so với mức
thuế trung bình của các nước này và có rất nhiều danh mục được miễn thuế nhập khẩu.
Các danh mục hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản cũng ít hơn. Có thể nói thị trường Nhật
Bản khá mở. Tuy còn có một số điểm hạn chế trong các qui chế nhưng những hạn chế đó
đang được xóa bỏ. Thi trường Nhật Bản đã và đang được rộng mở.

Hiện nay Nhật Bản đang phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn năng lượng nhập
khẩu.
Nhật Bản được coi là một trong những thị trường đòi hỏi cao về chất lượng sản
phẩm. Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật bắt nguồn từ truyền thống văn hóa và điều kiện
kinh tế. Nhìn chung họ có óc thẩm mỹ cao, tinh tế do có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại
hàng hóa dịch vụ trong và ngoài nước.

Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


13

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ SANG THỊ TRƯỜNG
NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2015.
Nhận Bản là bạn hàng lâu năm và uy tín với Việt Nam,là một trong những thị
trường xuất khẩu chủ lực mà Việt Nam hướng tới,kim ngạch xuât khẩu sang thị trường
Nhật Bản hàng năm luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu,và một
trong những mặt hang xuất khẩu chủ lực sang thị trường Nhật Bản chính là dầu thô, tuy
nhiên trong giai đoạn từ năm 2008 tơi nay đã có không ít biến động trong việc xuất nhập
khẩu mặt hàng này.
 Năm 2008
Trong năm 2008 kim ngạch xuất khẩu dầu thô cả năm 2008 đạt 10,36 triệu USD,
tương ứng với 13,78 triệu tấn, tăng 22% so với năm 2007.


Bảng 4 – Cơ cấu thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam (2008)
Từ biểu đồ cơ cấu ta thấy Nhật Bản trong năm 2008 là nước lớn thứ 2 trong việc
nhập khẩu dầu thô từ Việt Nam chiếm 21% dầu thô xuất khẩu tương đương với 2,95 triệu
tấn và khoảng 2,2 triệu USD.
Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


14

Trong 8 tháng đầu năm 2008, sản lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam giảm so
với cùng kỳ năm trước, chưa đạt đúng tiến độ đã đề ra.
Cụ thể,trong quý I-2008, Petro Việt Nam đạt tổng sản lượng khai thác 5,64 triệu
tấn quy dầu. Trong đó, lượng dầu thô xuất khẩu là 3,67 triệu tấn, riêng 2 tháng đầu năm là
2,27 triệu tấn. Con số này nằm trong dự kiến 14,92 triệu tấn mà Việt Nam dự kiến khai
thác trong năm 2008 so với 15,8 triệu tấn đã khai thác được trong năm 2007.
Tháng 4 năm 2008, sản lượng dầu thô khai thác 4 tháng ước tính đạt 5,02 triệu tấn,
giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp đó theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, 5 tháng đầu năm sản lượng
xuất khẩu dầu thô ước đạt 5,7 triệu tấn, bằng 81,8% 5 tháng đầu năm 2007.
Tổng kết 2 quý đầu năm 2008, sản lượng xuất khẩu dầu thô đạt 6,7 triệu tấn.
Tháng 7 nước ta đã khai thác được hơn 1 triệu tấn dầu thô, giảm 3,7% so với tháng
6, do đó làm tổng sản lượng xuất khẩu 7 tháng đầu năm giảm 6% so với năm trước. Theo
thống kê của Bộ công thương, 7 tháng đầu năm 2008 Việt Nam đã xuất khẩu được 7,8
triệu tấn dầu thô, chiếm 53,5% kế hoạch năm.Cho tới cuối năm 2008 , sản lượng dầu thô
xuất khẩu cũng chỉ đạt 13,78 triệu tấn ,bằng 92,4% kế hoach đề ra.
Mặc dù lượng giảm nhưng do giá bình quân tăng 33,6% nên kim ngạch xuất khẩu
dầu thô cả năm 2008 đạt 10,36 triệu USD, tăng 22% so với năm 2007.Hơn nữa, thị trường
Nhật Bản đã nhập khẩu sản lượng dầu thô trong năm 2008 tăng 72% so với năm 2007.
Có sự biến động khác thường trên là do:

 Giai đoạn 2001-2007 chứng kiến diễn biến căng thẳng về giá dầu thế giới:
• Vào năm 2001, nền kinh tế Mỹ yếu đi và sự gia tăng sản lượng của các nước ngoài
OPEC đã gây áp lực giảm giá dầu. Giá dầu thế giới lúc này là 25USD/Thùng. Ở
Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


15

trong nước thời điểm này giá dầu bình quân là 187USD/tấn tương đương
27USD/Thùng.
• Từ năm 2004, nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới giai đoạn này là rất lớn (trên 80
triệu thùng/ngày) là nguyên nhân chính dẫn tới việc giá dầu vượt quá khoảng giá
40-50 USD/thùng. Một vài yếu tố quan trọng khác dẫn tới sự tăng lên của giá dầu
đó là sự suy yếu của đồng USD và sự phát triển liên tục và nhanh chóng của các
nền kinh tế châu á đi liền với sự tiêu thụ dầu của các quốc gia này.Các trận bão
nhiệt đới năm 2005 đã gây nên tổn thất cho hệ thống lọc dầu của Mỹ và các nước
khác, cộng với việc chuyển từ việc sử dụng hỗn hợp Ête, Butila và Metal sang sử
dụng công nghệ ethanol cũng đóng góp vào sự tăng giá dầu
• Một trong những lý do quan trọng nhất dẫn tới sự tăng lên của giá dầu đó là mức
dự trữ dầu ở Mỹ và các nước tiêu thụ dầu khác
• Một lý do mà OPEC cắt giảm sản lượng vào tháng 11/2006 và 2/2007 đó là việc
dự trữ dầu của các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế..Giai đoạn này
giá dầu thế giới dao động trong khoảng 60-70USD/Thùng trong khi đó giá dầu thô
Việt Nam đạt mức trung bình 523USD/Tấn tương đương 73USD/Thùng.

Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


16


Bảng 5. Giá dầu bình quân giai đoạn 2001-2007
Như vậy từ năm 2001-2007 giá dầu đã tăng 180%, với tốc độ tang nhanh chóng
như vậy làm các nước đang nhập khẩu mặt hang này phải cân nhắc kỹ khi nhập khẩu.Và
sự tang giá đó vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2008, làm cho sản lượng dầu thô xuất khẩu
tuy giảm nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu vẫn tang.
Với một nước phụ thuộc gần như hoàn toàn vào năng lượng nhập khẩu như Nhật
Bản thì việc tang giá dầu thô chóng mặt như vậy đã làm cho tình hình nhập khẩu bị chững
lại trong năm 2007.Làm quen với sự biến động đó và để đáp ứng nhu cầu về năng lượng
trong nước, tới năm 2008 Nhật Bản đã ổn định được thị trường và tiếp tục nhập khẩu mặt
hang dầu thô từ Việt Nam.
 Năm 2009-2010
Trong giai đoạn này không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đã chịu ảnh hưởng bởi sự
tụt dốc của giá dầu tới mức không thể ngờ.
Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


17

Ngày 27/11/2009, Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên Tổ chức Các nước xuất
khẩu dầu mỏ (OPEC) đã có cuộc họp quan trọng nhất trong nhiều năm trở lại đây, trong
bối cảnh giá dầu thô sụt giảm gần 30% kể từ tháng 6 đến nay. Hiện giá dầu thô đã giảm
xuống mức 74 USD/thùng. Tuy nhiên, tại cuộc họp ở thủ đô Vienna (Áo) các nước OPEC
đã quyết định giữ nguyên sản lượng khai thác dầu 30 triệu thùng/ngày.

Lý giải về việc OPEC giữ nguyên sản lượng dầu trong bối cảnh giá dầu đang giảm
và còn có thể giảm thêm nhưng các nước OPEC vẫn giữ nguyên sản lượng khai thác:
 Một là, để tăng cường tính cạnh tranh của OPEC với các đối thủ, nhất là các công ty
Mỹ và các nước khác đang thăm dò, khai thác, chế biến dầu từ đá phiến, vì với giá
xung quanh 70 USD thì các công ty đó không có lãi, hoặc có lãi nhưng ở mức thấp.
 Hai là, Arab Saudi là thành viên OPEC có sản lượng dầu lớn nhất khối nhưng nước

này không muốn cắt giảm sản lượng, do lo ngại ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách
 Ba là, OPEC dù muốn hay không cũng buộc phải tôn trọng quy luật cung - cầu, mặc
dù tham vọng của tổ chức này độc quyền để tối đa hóa lợi nhuận
Sự may mắn của ngành dầu mỏ Mỹ đã khiến người tiêu dùng có mức giá xăng rẻ
nhất kể từ năm 2009 và khiến các nước xuất khẩu dầu mỏ như Nga và Venezuela chao
đảo với sự khủng hoảng kinh tế. Đồng Rúp của Nga đã giảm 19% kể từ ngày 16/12 xuống
mức thấp kỷ lục 80 Rúp/USD trước khi hồi phục lại ở mức 68 Rúp/USD, thị trường trái
phiếu và chứng khoán Nga cũng giảm mạnh. Tại Venezuela, việc giá dầu giảm mạnh đã
khiến những lo ngại nước này không đủ ngoại tệ để trả nợ và giao dịch thương mại quốc
tế là chắc chắn, do đó tình trạng vỡ nợ sắp xảy ra.

Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


18

Với tình hình giá dầu thế giới như vậy đã làm giá trị kim ngạch xuất khẩu dầu thô
trong năm 2009, 2010 giảm mạnh.
Tính đến hết tháng 12/2009, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt 13.4 triệu
tấn, giảm 2.8% so với năm 2008. Đơn giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh 38.5% so với
năm trước (tương ứng giảm 290 USD/tấn) nên kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này cả
năm chỉ đạt 6.19 tỷ, giảm 40.2%.
Trong năm năm 2009, dầu thô của nước ta chủ yếu được xuất khẩu sang Ôxtrâylia
với 3.33 triệu tấn, giảm 20,1% so với năm 2008; sang Singapore là 2,25 triệu tấn, tăng
9,5%; sang Malaysia là 1,79 triệu tấn, tăng 50,2%; sang Nhật Bản là 1.67 triệu tấn, giảm
43,4%; sang Hoa Kỳ là 1,06 triệu tấn, giảm 27,5% so với năm 2008…

Bảng 6. Cơ cấu thị trường xuất khẩu dầu thô năm 2009.
Tới hết năm 2010, giá dầu thô vẫn tiếp tục giảm.Lượng dầu thô xuất khẩu của
nước ta đạt gần 8 triệu tấn, giảm 40,4% và kim ngạch đạt 4,96 tỷ USD, giảm 20% so với

năm 2009.
Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


19

Dầu thô của nước ta trong năm 2010 chủ yếu được xuất sang Ôxtrâylia với 2,9
triệu tấn, giảm 13%; sang Malaysia: 1,3 triệu tấn, giảm 28%; sang Singapore: 997 nghìn
tấn, giảm 56%; sang Hàn Quốc: 875 nghìn tấn, tăng 4,3%; sang Hoa Kỳ: 594 nghìn tấn,
giảm 44%, sang Nhật Bản 455 nghìn tấn.

Bảng 7. Cơ cấu thị trường xuất khẩu dầu thô năm 2010
Từ hai biểu đồ trên ta thấy trong 2 năm 2009-2010 sản lượng nhập khẩu dầu thô
của Nhật Bản liên tục giảm mạnh: năm 2009 giảm 43.4% so với năm 2008 và năm 2010
giảm 73% so với năm 2009.
Cũng không khó lý giải khi Nhật Bản đã trải qua cuộc “khủng hoảng kép” xảy ra
vào cuối tháng 8 đầu tháng 9/2008,cuộc khủng hoảng kinh tế xuất phát từ Mỹ ,được coi là
cuộc khủng hoảng “hàng trăm năm mới có một lần”.Sau nhiều động thái, đến tận cuối
năm 2009, khu vực đồng tiền chung châu Âu tuyên bố EU, trừ Hy Lạp và Tây Ban Nha,
đã thoát khỏi suy thoái. Các nền kinh tế khác như Nhật Bản, Singapore, Hong Kong
(Trung Quốc), Đức, Pháp cũng cho biết đã ra khỏi thời kỳ đen tối nhất.Hơn nữa Nhật Bản
Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


20

vốn đã chật vật với bài toán tiêu dùng trong nước lại không may khi phải hứng chịu thảm
họa kép động đất - sóng thần ập vào bờ biển phía đông bắc Nhật Bản hôm 11/3/2010 sau
cơn địa chấn mạnh nhất trong hơn một thế kỷ qua.
Chuỗi suy giảm kinh tế hình thành tại Nhật Bản. Sự giảm sút của sản xuất dẫn đến

giảm số lượng việc làm và tiêu dùng, và những hệ quả này lại kéo theo sự sụt giảm hơn
nữa trong sản xuất. Nhìn từ quy mô các cơ sở của ngành công nghiệp xuất khẩu có thể
thấy ảnh hưởng là rất lớn. Sự tập trung điều chỉnh tuyển dụng sang hình thức việc làm
không thường xuyên gia tăng là kết quả tất yếu trong giai đoạn tăng trưởng thấp.Sau sự
khủng hoảng nghiêm trọng đó Nhật Bản cần thời gian để hồi phục lại nền kinh tế nước
nhà.
Hơn nữa vào tháng 2/2009 nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động thử. Tính
từ thời điểm bắt đầu chạy thử đến hết tháng 12/2010, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã tiếp
nhận khoảng 8,3 triệu tấn dầu thô, chế biến và cung cấp cho thị trường 7,2 triệu tấn sản
phẩm các loại.chình vì vậy sản lượng dầu thô Việt Nam khi thác được không còn dành
100% xuất khẩu nữa mà một phần cung cấp cho nhà máy lọc dầu này làm sản lượng xuất
khẩu dầu thô trong giai đoạn này giảm đáng kể.
 Năm 2011-2012
Giai đoạn này sản lượng dàu thô xuất khẩu có xu hướng tăng đều đặn, nền kinh tế
thế giới và cả Việt Nam đang dần phục hồi.
Lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam năm 2011 đạt 8,24 triệu tấn, tăng 3,3% và
trị giá đạt 7,24 tỷ USD, tăng 46,1% so với năm 2010. Đơn giá xuất khẩu bình quân đạt
879 USD/tấn (khoảng 115 USD/thùng), tăng 41.4% so với năm trước.
Các nhà khảo sát trên đã phỏng vấn 550 giám đốc tài chính trực thuộc các công ty
năng lượng trên thế giới, và kết quả cho thấy 32% giám đốc dự kiến giá dầu thô năm 2011
sẽ tăng lên 121-130 USD/thùng; 1/3 giám đốc dự đoán giá dầu sẽ cao hơn, trong đó 17%
Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


21

dự đoán giá dầu đạt khoảng 131-140 USD/thùng; 9% dự đoán từ 141-150 USD/thùng và
6% dự đoán giá dầu thô có thể tới 151 USD/thùng vào cuối năm 2011.
Để lý giải tại sao giá dầu thô toàn cầu liên tục tăng đến cuối năm 2011, bên cạnh
những nguyên nhân đáng chú ý như tình hình rối loạn chính trị đang lan tràn khắp khu

vực Trung Đông và Bắc Phi; động đất và sóng thần tại Nhật Bản; động đất ở New
Zealand; lũ lụt ở bang Queensland của Australia... còn do một số nguyên nhân trực tiếp
khác:
 Chính quyền Iraq sẽ cắt giảm một nửa mục tiêu sản xuất dầu mỏ: Gần đây Chính
phủ Iraq loan báo, từ năm 2017 mỗi ngày Iraq chỉ khai thác 6,5-7 triệu thùng dầu,
thấp hơn so kế hoạch khai thác ban đầu là 12 triệu thùng dầu/ngày.Iraq là nguồn
cung dầu mỏ hàng đầu cho thị trường thế giới và trong những năm gần đây,nhiều
nước, trong đó có Mỹ và phương Tây, luôn tìm cách ký các hợp đồng khai thác
dầu với Iraq.
 Sản xuất dầu mỏ của Arập Xêút không thể bù đắp lượng dầu mỏ thiếu hụt của
Libya để cung cấp cho thị trường quốc tế: Libya là nước sản xuất dầu lửa lớn thứ
17 trên thế giới, đứng thứ ba ở châu Phi và có lượng dầu lửa dự trữ lớn nhất lục địa
"Đen." Nhưng từ khi rơi vào cuộc nội chiến tháng 2/2011, Libya nhanh chóng cắt
giảm một nửa lượng dầu sản xuất mỗi ngày, trước đó ở mức 1,6 triệu thùng.

Lượng dầu thô của Việt Nam trong năm 2011 chủ yếu được xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản: 1.82 triệu tấn, tăng gấp 4 lần, sang Ôxtrâylia: 1.44 triệu tấn, giảm
50.5%; sang Trung Quốc: 1.25 triệu tấn, tăng 111%; sang Malaixia: 1.09 triệu tấn, giảm
16.1% so với năm trước.
Năm 2012, lượng xuất khẩu trong tháng 12 là 613 nghìn tấn, giảm 31,8%, trị giá
là 525 triệu USD, giảm 30,2% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2012, lượng dầu
Nguyễn Thị Ngọc-KTN54 ĐH3


×