Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của một số tổ hợp lúa lai có triển vọng tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
========***=======

TRẦN ĐÌNH HÀ

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM
CHẤT CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LÚA LAI
CÓ TRIỂN VỌNG TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, NĂM 2007
1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
========***=======

TRẦN ĐÌNH HÀ

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT
TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA
MỘT SỐ TỔ HỢP LÚA LAI CÓ TRIỂN VỌNG
TẠI THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGHÀNH: TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN TRÍ HOÀN
2. PGS.TS. ĐẶNG VĂN MINH

THÁI NGUYÊN, NĂM 2007
2


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa học và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi còn nhận được sự dạy bảo của các thầy cô giáo và giúp đỡ của gia đình, các
tập thể và cá nhân, cùng bạn bè đồng nghiệp và các bạn sinh viên Trường
ĐHNL Thái Nguyên.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Trí Hoàn - Phó
Viện Trưởng Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm - Giám đốc Trung tâm
nghiên cứu và phát triển lúa, PGS.TS. Đặng Văn Minh - Trưởng Khoa Sau Đại
học là thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình, tâm huyết hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Ban lãnh đạo, các thầy cô giáo, cán bộ viên chức Trường ĐHNL Thái
Nguyên, các anh chị cán bộ Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa đã tận tình
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình học tập và đề tài.
Sự giúp đỡ của gia đình, các sinh viên Trường ĐHNL đã tham gia nghiên
cứu đề tài.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2007
Tác giả

Trần Đình Hà


3


LỜI CAM ĐOAN
Với tất cả lòng tự trọng và danh dự của mình, tôi xin cam đoan rằng mọi
kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong luận văn này hoàn toàn do bản thân
tôi thực hiện, mọi số liệu đảm bảo trung thực, khoa học và chưa hề được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin đảm bảo là mọi sự giúp đỡ để hoàn thành luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều được chú thích một cách cụ thể và chỉ rõ
nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2007
Tác giả luận văn

Trần Đình Hà

4


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Trang

1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………....

1


2. Mục tiêu của đề tài ……………………………………………………

3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài………………………………

3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài……………………………………………

4

1.2. Tổng quan về nghiên cứu và phát triển lúa lai trên thế giới…………

6

1.3. Nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Việt Nam………………………..

13

1.3.1. Kết quả nghiên cứu chọn tạo dòng bố mẹ…………………………

14


1.3.2. Kết quả nghiên cứu chọn thuần và nhân dòng bố mẹ……………..

16

1.3.3. Kết quả nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật sản xuất hạt lai F1….

17

1.3.4. Kết quả chọn tạo giống lúa lai nhập nội…………………………..

19

1.3.4.1. Các giống, tổ hợp lúa lai 3 dòng………………………………..

20

1.3.4.2. Các giống, tổ hợp lúa lai 2 dòng…………………………………

21

1.3.5. Tình hình phát triển và tiêu dùng lúa lai thương phẩm của Việt
Nam ………………………………………………………………………

22

1.3.5.1. Diện tích lúa lai của Việt Nam …………………………………

22

1.3.5.2. Năng suất lúa lai của Việt Nam …………………………………


24

1.3.5.3. Sản lượng lúa lai của Việt Nam …………………………………

26

1.3.5.4. Tiêu dùng lúa lai ở Việt Nam …………………………………...

27

1.3.6. Những khó khăn trong nghiên cứu và phát triển lúa lai ………….

28

1.3.7. Đinh hướng nghiên cứu và phát triển lúa lai trong thời gian tới….

29

5


1.4. Biểu hiện ưu thế lai ở con lai F1 ……………………………………

30

1.4.1. Ưu thế lai về một số chỉ tiêu sinh trưởng ………………………....

30


1.4.2. Ưu thế lai về một số chỉ tiêu sinh lý ………………………………

32

1.4.3. Ưu thế lai về khả năng chống chịu và thích ứng …………………

32

1.4.4. Ưu thế lai về thời gian sinh trưởng………………………………..

33

1.4.5. Ưu thế lai về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất………..

33

1.5. Các phương pháp khai thác và sử dụng ưu thế lai ở lúa…………….

35

1.5.1. Phương pháp chọn giống lúa lai hệ “ba dòng: ……………………

35

1.5.1.1. Dòng bất dục đực di truyền tế bào chất (CMS)………………….

36

1.5.1.2. Duy trì dòng bất dục (Maintainer – dòng “B”) ………………….


37

1.5.1.3. Dòng phục hồi phấn (Restorer) …………………………………

37

1.5.2. Chọn lúa lai hệ “hai dòng” ……………………………………......

38

1.5.2.1. Tiêu chuẩn của dòng EGMS tốt …………………………………

38

1.5.2.2. Các phương pháp chọn tạo dòng EGMS ……………………….

39

1.5.2.3. Xác định dòng phục hồi cho các dòng EGMS ……………….....

39

1.5.3. Phương pháp chọn tạo giống lúa lai một dòng ……………………

39

1.5.3.1. Phương pháp cố định ưu thế lai ở lúa……………………………

40


1.5.3.2. Một số kết quả nghiên cứu lúa vô phối ………………………….

40

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

42

2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………

42

2.1.1. Vụ Xuân 2006 ……………………………………………………..

42

2.1.2. Vụ Mùa 2006……………………………………………………..

43

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………..

43

6


2.2.1. Địa điểm ………………………………………………………......


43

2.2.2. Thời gian tiến hành ………………………………………………..

43

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ………………………………

44

2.3.1. Nội dung nghiên cứu ……………………………………………..

44

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………

44

2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ………………………………

45

2.4.1. Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng …………………………………

45

2.4.2. Một số chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng ........................................

45


2.4.3. Chỉ tiêu về tính trạng hình thái........................................................

46

2.4.4. Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và chống đổ ………………...

47

2.4.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết …………..

50

2.4.6. Năng suất thực thu ………………………………………………..

50

2.4.7. Chất lượng lúa gạo của các tổ hợp lúa lai ………………………...

50

2.4.8. Chất lượng cơm của các tổ hợp lúa lai ……………………………

51

2.5. Xử lý số liệu …...……………………………………………………

52

Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tình hình phát triển lúa lai tại Thái Nguyên

53
53

3.1.1. Một số đặc điểm chủ yếu về điều kiện đất đai, kinh tế xã hội tỉnh
Thái Nguyên ………………………………………………….................

53

3.1.2. Điều kiện thời tiết khí hậu tại Thái Nguyên………………………

53

3.1.3. Tình hình sản xuất lúa lai ở Thái Nguyên.......................................

56

3.2. Kết quả thử nghiệm một số tổ hợp lúa lai năm 2006 tại Thái Nguyên

58

3.2.1. Kết quả đánh giá một số tổ hợp lúa lai vụ xuân 2006 tại Thái
Nguyên.......................................................................................................
7

58


3.2.1.1. Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai vụ xuân 2006 ..............


58

3.2.1.2. Một số chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai

60

3.2.1.3. Đặc điểm về một số tính trạng hình thái của các tổ hợp lúa lai

62

3.2.1.4. Khả năng chống chịu của các tổ hợp lúa lai trong vụ Xuân 2006

63

3.2.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết ...............

66

3.2.1.6. Năng suất thực thu của các tổ hợp lúa lai vụ Xuân 2006 .............

68

3.2.1.7. Chất lượng lúa gạo của các tổ hợp lúa lai trong vụ mùa 2006......

70

3.2.1.8. Chất lượng cơm của các tổ hợp lúa lai trong vụ Xuân 2006 ........

73


3.2.2. Kết quả đánh giá 1 số tổ hợp lúa lai vụ mùa 2006 tại Thái
Nguyên...........................................................................................

75

3.2.2.1. Thời gian sinh trưởng một số tổ hợp lúa lai vụ mùa 2006 ..........

75

3.2.2.2. Một số chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai .

76

3.2.2.3. Đặc điểm về một số tính trạng hình thái của các tổ hợp lúa
lai................................................................................................................

78

3.2.2.4. Khả năng chống chịu của các tổ hợp lúa lai trong vụ mùa 2006

79

3.2.2.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết ...............

81

3.2.2.6. Năng suất thực thu của các tổ hợp lúa lai trong vụ mùa 2006 .....

83


3.2.2.7. Chất lượng lúa gạo của các tổ hợp lúa lai vụ mùa năm 2006.......

85

3.2.2.8. Chất lượng cơm của các tổ hợp lúa lai trong vụ mùa ..................

87

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

89

1. Kết luận

89

2. Đề nghị

90
TÀI LIỆU THAM KHẢO

91

PHỤ LỤC

98

8



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Dòng A:

Dòng bất dục đực tế bào chất

Dòng B:

Maintainer Dòng duy trì bất dục đực tế bào chất

Dòng R:

Restore: Dòng phục hồi hạt phấn

CMS:

Cytoplasmic Male Sterility
Bất dục đực tế bào chất

WA

Wild abortion: Bất dục đực tự nhiên

EGMS:

Environment-Sensitive Genic Male sterility
Bất dục đực di truyền nhân cảm ứng với môi trường

PGMS:


Photoperiodic Sensitive Genic Male Sterility
Bất dục đực di truyền nhân cảm ứng với quang chu kì

TGMS:

Thermo Sensitive Genic Male Sterility
Bất dục đực di truyền nhân cảm ứng với nhiệt độ

GA3:

Gibberellic Acid 3a

K-KI:

Iod Iodua Kali: Dùng để nhuộm màu hạt phấn

FAO:

Food Agriculture Organization
Tổ chức nông lương thực thế giới

IRRI:

International Rice research Institute
Viện nghiên cứu lúa Quốc tế

NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TCN:

Tiêu chuẩn ngành


Nh.Ư 838:

Nhị ưu 838

KD18

Khang dân 18

VL20:

Việt Lai 20

ƯTL

Ưu thế lai

TGST:

Thời gian sinh trưởng

Đ/c

Đối chứng

RCBD:

Randomized Complet Block Design
Khối ngẫu nhiên hoàn toàn


LSD:

Least Significant Difference
Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

CV:

Coefficienct of variance
Hệ số biến động

CS

Cộng sự
9


DANH MỤC CÁC BIỂU

TT Số biểu

Tên biểu

Trang

1. Biểu 1.1 Diện tích và cơ cấu diện tích lúa lai của Việt Nam
theo vụ sản xuất từ năm 1992 - 2005…………………

23

2. Biểu 1.2 Năng suất lúa lai và năng suất lúa bình quân của Việt

nam ...............................................................................

26

3. Biểu 1.3 Sản lượng và tỷ lệ lúa lai trong tổng sản lượng lúa của
Việt Nam......................................................................

27

4. Biểu 2.1 Các tổ hợp lúa lai được nghiên cứu trong vụ Xuân
2006 ..............................................................................

42

5. Biểu 2.2 Các tổ hợp lúa lai được nghiên cứu trong vụ Mùa
2006 ..............................................................................

43

6. Biểu 3.1 Đánh giá chất lượng cơm qua cảm quan của các tổ
hợp lúa lai trong vụ Xuân 2006 tại Thái Nguyên……..

74

7. Biểu 3.2 Đánh giá chất lượng cơm qua cảm quan của các tổ
hợp lúa lai trong vụ Mùa 2006 tại Thái Nguyên……...

10

88



DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Số bảng

Tên bảng

Trang

1. Bảng 3.1. Một số yếu tố khí hậu, thời tiết qua các tháng, trung
bình trong 3 năm (2004-2006)………………………..

54

2. Bảng 3.2. Tỷ lệ diện tích và năng suất lúa lai ở tỉnh Thái
Nguyên trong 3 năm (2004-2006) ………………….

57

3. Bảng 3.3. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của
các tổ hợp lúa lai vụ Xuân 2006………………………

59

4. Bảng 3.4. Sức sống của mạ, khả năng đẻ nhánh và chỉ số diện
tích lá của các tổ hợp lai trong vụ Xuân 2006 tại TN

61

5. Bảng 3.5. Một số đặc điểm về hình thái của các tổ hợp lúa lai

trong vụ Xuân 2006 tại Thái Nguyên ……………….

62

6. Bảng 3.6. Một số sâu, bệnh hại chính và khả năng chống đổ của
các tổ hợp lúa lai trong vụ Xuân 2006 tại TN ……….

64

7. Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết
của các tổ hợp lúa lai trong vụ Xuân 2006…………..

67

8. Bảng 3.8. Năng suất thực thu của các tổ hợp lúa lai trong vụ
Xuân 2006 tại Thái Nguyên ..……………………….

69

9. Bảng 3.9. Năng suất thực thu của một số tổ hợp lúa lai được
khảo nghiệm vụ Xuân 2006 tại một số tỉnh phía Bắc

70

10. Bảng 3.10. Chất lượng lúa gạo của các tổ hợp lúa lai trong vụ
Xuân 2006 tại Thái Nguyên………………………….

72

11. Bảng 3.11 Thời gian các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của

các tổ hợp lúa lai trong vụ Mùa 2006 tại Thái Nguyên

11

75


12. Bảng 3.12. Sức sống của mạ, khả năng đẻ nhánh và chỉ số diện
tích lá của các tổ hợp lúa lai trong vụ Mùa 2006 tại
Thái Nguyên …………………………………………

76

13. Bảng 3.13. Một số đặc điểm về hình thái của các tổ hợp lúa lai
trong vụ Mùa 2006 tại Thái Nguyên…………………

78

14. Bảng 3.14. Một số sâu, bệnh hại chính và khả năng chống đổ của
các tổ hợp lúa lai trong vụ Mùa 2006 tại Thái Nguyên

80

15. Bảng 3.15. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết
của các tổ hợp lúa lai trong vụ Mùa 2006 tại TN ….

82

16. Bảng 3.16. Năng suất thực thu của các tổ hợp lúa lai trong vụ
Mùa 2006 tại Thái Nguyên …………………………


83

17. Bảng 3.17. Năng suất thực thu của một số tổ hợp lúa lai khảo
nghiệm trong vụ mùa 2006 tại một số tỉnh phía Bắc…

85

18. Bảng 3.18. Chất lượng thóc gạo của các tổ hợp lúa lai vụ Mùa
2006 tại Thái Nguyên ………………………………..

12

86


DANH MỤC CÁC HÌNH

TT Số hình

Tên hình

Trang

1. Hình 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng sản xuất hạt giống lúa
lai F1 ở Việt Nam từ 1992 - 2006 ……………………….

19

2. Hình 1.2: Diện tích lúa lai của Việt Nam giai đoạn 1992-2005…….


24

3. Hình 1.3: Diễn biến năng suất lúa lai của Việt Nam từ 1992-2004

25

4. Hình 1.4: Sản lượng lúa lai của Việt Nam từ 1992-2004 …………..

27

5. Hình 1.5: Sơ đồ sản xuất hạt giống lúa lai 3 dòng và 2 dòng ………

35

6. Hình 3.1: Diễn biến nhiệt độ qua các tháng, trung bình trong 3 năm
(2004 - 2006) ……………………………………………

55

7. Hình 3.2: Năng suất của các tổ hợp lúa lai trong vụ Xuân năm 2006
tại Thái Nguyên …………………………........................

69

8. Hình 3.3 Năng suất của các tổ hợp lúa lai trong vụ Mùa 2006 tại
Thái Nguyên ……………………………………………..

13


84


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lúa gạo là thực phẩm chính của hơn một nửa dân số quốc gia trên thế giới
(3 tỷ người), cung cấp hơn 20% nhu cầu năng lượng hấp phụ hàng ngày của
nhân loại và riêng 2 tỷ người châu Á, lúa gạo cung cấp khoảng 60 - 70% năng
lượng thực phẩm cho họ [8].
Sự phát triển của sản xuất lúa gạo trên thế giới, đạt được thành quả to lớn
bắt đầu từ cuộc cách mạng xanh trong thập niên 1970 – 1990, trong đó hàng loạt
giống lúa thuần thấp cây, năng suất cao thay thế giống lúa truyền thống cao cây,
năng suất thấp đã cải thiện cơ bản sự thiếu hụt lương thực cho các quốc gia đặc
biệt là nước đông dân. Tuy nhiên sau đó các giống lúa này đã thể hiện “kịch
trần” về năng suất, khó có thế nâng cao sản lượng trong điều kiện quỹ đất ngày
càng thu hẹp và sức ép dân số ngày càng tăng. Trước nhu cầu đảm bảo an ninh
lương thực toàn cầu và quốc gia, chọn tạo và phát triển các giống lúa mới có
năng suất cao, đặc biệt là sử dụng ưu thế lai được xem là một thành tựu khoa
học nông nghiệp nổi bật trong những năm cuối thế kỷ 20.
Năng suất lúa lai cao hơn lúa thuần khoảng 20 – 30% và Trung Quốc là
nước đầu tiên và thành công nhất trong việc đưa lúa lai vào sản xuất đại trà. Nhờ
mở rộng diện tích gieo cấy lúa lai một cách nhanh chóng (năm 2004 khoảng 15
triệu ha, năng suất bình quân 7 tấn/ha), do vậy cho dù diện tích lúa của Trung
Quốc giảm đi một cách rõ rệt từ 36,5 triệu ha năm 1975 xuống còn khoảng 30
triệu ha/năm 2004 nhưng sản lượng tăng lên đáng kể từ 128,726 triệu tấn (1975)
lên khoảng 190 triệu tấn (2004). Nhờ vậy Trung Quốc vẫn có thể nuôi hơn 1 tỷ
người và giữ vững an ninh lương thực quốc gia [22], [59].
Mặc dù, ở nước ta bắt đầu nghiên cứu và phát triển lúa lai từ những năm
1990, nhưng đến nay, Việt Nam có diện tích gieo trồng đứng thứ 2 trên thế giới
[3]. Đến năm 2005, diện tích lúa lai của nước ta đạt khoảng 600.000ha, năng

14


suất bình quân 63 tạ/ha (tăng 15 tạ/ha so với lúa thuần), sản lượng đạt 3,75 triêu
tấn thóc và sản lượng thóc tăng lên do lúa lai khoảng 0,8-1,0 triệu tấn/năm [34].
Tuy nhiên so với nhu cầu sản xuất lúa lai, Việt Nam vẫn còn một số bất
cập: Bộ giống trong nước chưa phong phú đa dạng, phần lớn lượng hạt giống
cung ứng cho sản xuất (80%) chủ yếu nhập nội từ Trung Quốc. Hơn nữa hạt
giống lúa lai nhập nội thường có giá thành cao, trồng lúa lai trong vụ Mùa
thường bị bệnh bạc lá nặng, tâm lý sùng giống lúa lai ngoại của nhân dân vẫn
còn phổ biến.
Cũng như các địa phương khác, Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền
núi phía Bắc có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi trồng lúa lai, một số giống lúa
lai đã được sử dụng gieo trồng ở địa phương trong thời gian qua chủ yếu có
nguồn gốc từ Trung Quốc đã cho năng suất cao hơn lúa thuần từ 15 - 20%. Tuy
nhiên, tỷ lệ diện tích gieo trồng lúa lai của Thái Nguyên còn thấp (gần 6%) do
người dân vẫn còn tâm lý ngại đầu tư thâm canh cao, sợ rủi ro, chất lượng cơm
gạo luá lai Trung Quốc còn thấp hơn lúa thuần.
Vì vậy để từng bước giải quyết các vấn đề bất cập nêu trên và đảm bảo
mục tiêu phát triển lúa lai bền vững, Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa
thuộc Viện cây lương thực thực phẩm, Trường Đại học nông nghiệp I - Hà Nội...
đã nghiên cứu chọn tạo thành công được một số tổ hợp lúa lai mới, có triển
vọng, đáp ứng về năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu và giá thành sản
xuất hạt lai, phù hợp với điều kiện sản xuất của Việt Nam.
Với mục tiêu nhanh chóng xác định được những tổ hợp lúa lai mới, có
triển vọng, được chọn tạo trong nước phù hợp với điều kiện Thái Nguyên để đưa
vào sản xuất thì việc thử nghiệm đánh giá tính thích ứng của chúng tại địa
phương là hết sức cần thiết. Đây là cơ sở không chỉ để Thái Nguyên tìm ra được
tổ hợp lúa lai tốt phù hợp mà còn từng bước chủ động trong sản xuất và cung
ứng hạt giống lúa lai F1.


15


Với những lý do trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá khả
năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của một số tổ hợp lúa
lai có triển vọng tại Thái Nguyên”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá tình hình sản xuất lúa lai ở Thái Nguyên.
- Xác định được tổ hợp lúa lai mới, có triển vọng, được chọn tạo tại Việt
Nam có các ưu điểm về khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất
lượng, phù hợp trồng vụ Xuân, vụ Mùa ở Thái Nguyên và các vùng khác có điều
kiện tương tự.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Từ việc đánh giá các tổ hợp lai, chọn lọc và đề xuất được tổ hợp mới
không chỉ có ưu thế về tiềm năng cho năng suất mà còn tính chống chịu và chất
lượng (khắc phục được một số hạn chế của các giống lúa lai đang trồng) phù
hợp với cơ cấu Xuân muộn Mùa sớm, nhằm phục vụ việc mở rộng diện tích
trồng lúa lai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .
- Từ việc đánh giá tình hình sản xuất lúa lai ở Thái Nguyên, chỉ ra tính ưu
việt của tổ hợp lúa lai mới được tạo ra trong nước, góp phần mở rộng diện tích
lúa lai, nâng cao trình độ thâm canh lúa, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, đảm
bảo an ninh lương thực, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng và
Mùa vụ tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích.
- Từ kết quả đề tài, chọn ra tổ hợp tốt tiếp tục đánh giá trong điều kiện
trồng quy mô diện tích lớn để xem xét công nhận giống và khu vực hoá đối với
các tổ hợp lúa lai mới được tạo ra ở Việt Nam.
- Kết quả của thí nghiệm là cơ sở để xác định tổ hợp tốt, tiến tới chủ động
trong sản xuất hạt lai F1.


16


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Giống là một nhóm cây trồng có đặc điểm kinh tế, sinh học và các tính
trạng hình thái giống nhau, cho năng suất cao, chất lượng tốt ở các vùng sinh
thái khác nhau và điều kiện kỹ thuật phù hợp [12].
Giống cây trồng là một tư liệu sản xuất đặc biệt, có vai trò hết sức quan
trọng trong việc nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng. Một giống tốt cần
thoả mãn một số yêu cầu:
- Tính di truyền và biến dị nhất định.
- Sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện đất đai, khí hậu và điều kiện
canh tác tại địa phương.
- Cho năng suất lúa cao, ổn định qua các năm khác nhau trong giới hạn của
biến động thời tiết.
- Có tính chống chiu tốt với sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận
- Có chất lượng đáp ứng với yêu cầu sử dụng.
Việc tạo ra tổ hợp lúa lai mới trước khi công nhận giống và đưa ra sản
xuất đại trà, cần phải qua thử nghiệm, khảo nghiệm đánh giá khách quan, chính
xác ở các vùng sinh thái khác nhau để xác định vùng thích nghi. Nội dung đánh
giá là tính khác biệt, độ đồng đều, độ ổn định, khả năng thích ứng, chống chịu
điều kiện bất thuận hay là sâu bệnh hại, năng suất, chất lượng và hiệu quả của
giống mới.
Để đánh giá tính ưu việt của tổ hợp lúa lai (Sử dụng dòng bất dục đực
làm mẹ) nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, người ta so sánh các tổ hợp mới được
chọn tạo với giống chuẩn, tức là giống tốt hiện đang dùng phổ biến tại địa
phương, sự biểu hiện UTL được xác định theo chỉ tiêu UTL chuẩn (Standard
17



Heterosis): “Biểu thị tính ưu việt của con lai trên tính trạng nghiên cứu so với
giống thường dùng tốt nhất ở một vùng nhất định” [9].
Quá trình nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Việt Nam trong những năm
qua cho thấy: Lúa lai có tính ưu việt đặc biệt là cho năng suất cao, thời gian sinh
trưởng ngắn, khả năng thích ứng rộng từ các tỉnh đồng bằng, trung du miền núi
phía Bắc cho đến các tỉnh ven biển miền Trung và Tây Nguyên. Số tỉnh gieo cấy
lúa lai ngày càng nhiều với tỷ lệ 63,5% số tỉnh trong cả nước, ở các vùng sinh
thái khác nhau. Hiện tại có 93,5% diện tích lúa lai được trồng ở các tỉnh phía
Bắc, trong đó trung du miền núi phía Bắc 25,6%. Vùng có năng suất cao là miền
núi phía Bắc và Bắc Trung bộ; vùng thích nghi là đồng bằng sông Hồng; vùng
có triển vọng là Tây nguyên và nam Trung bộ [29]. Ngoài vai trò góp phần đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia, lúa lai làm tăng lợi tức của các nông hộ liên
hệ, tạo thêm việc làm ở nông thôn qua khâu sản xuất hạt giống F1 và để dành đất
đai cho hoạt động sản xuất khác có lợi ích cao hơn [8].
Thực tế đã chứng minh lúa lai không chỉ cho ưu thế lai ở trong vùng có
điều kiện khí hậu đất đai thuận lợi, có công trình thuỷ lợi, tưới tiêu chủ động; mà
trong điều kiện bất thuận như hạn úng, đất đai có vấn đề thì lúa lai vẫn cho năng
suất cao hơn đáng kể. Lúa lai có vai trò quan trọng đối với các tỉnh miền núi,
diện tích cấy lúa ít, khó khăn về thuỷ lợi, vùng thiếu lương thực. Ở các vùng núi
cao, lúa lai làm giảm bớt sức ép trồng lúa nương, hạn chế chặt phá rừng. Đồng
bào H’ Mông ở huyện Trạm Tấu (Yên Bái) gieo cấy 1 ha lúa lai sẽ giảm bớt phá
1 ha rừng để làm nương [22].
Hiện nay, các cơ quan nghiên cứu như Trung tâm nghiên cứu và phát
triển lúa, Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội…, đã chọn tạo ra các tổ hợp
lúa lai mới đã được thử nghiệm đánh giá là có triển vọng. Các tổ hợp này không
chỉ có thời gian sinh trưởng ngắn, có tiềm năng năng suất cao mà còn góp phần
nâng cao chất lượng cơm gạo, đây là một yếu tố cơ bản nhằm giải quyết hạn chế
của các giống lúa lai được trồng trước đây.


18


Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện và tiềm năng phát
triển lúa lai. Do đó, việc đánh giá khả năng thích ứng của các tổ hợp lúa lai mới
có triển vọng được chọn tạo ra trong nước, để tìm ra tổ hợp tốt đáp ứng nhu cầu
sản xuất của địa phương là cần thiết trong thời gian hiện nay và sắp tới.
1.2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LÚA LAI TRÊN
THẾ GIỚI
Ưu thế lai (heterosis) là một thuật ngữ để chỉ tính hơn hẳn của con lai F1
so với các bố mẹ chúng về các tính trạng hình thái, khả năng sinh trưởng, sức
sống, sức sinh sản, khả năng chống chịu và thích nghi, năng suất và chất lượng
hạt và các đặc tính khác [22].
Việc ứng dụng rộng rãi ưu thế lai vào sản xuất đã góp phần làm tăng năng
suất nhiều loại giống cây trồng, đặc biệt là các cây lương thực và cây thực phẩm,
làm tăng thu nhập và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Kể từ thập niên 20 của thế kỷ XX, lúa lai đã trở thành vấn đề thời sự
được nhiều nhà khoa học quan tâm. Có nhiều phát minh khoa học và công trình
nghiên cứu đã được ghi nhận. Đi đầu trong lĩnh vực này là J.W. Jones (Nhà
thực vật học người Mỹ), năm 1926 báo cáo về sự xuất hiện ưu thế lai trên những
tính trạng số lượng và năng suất lúa. Tiếp sau đó có nhiều nghiên cứu xác nhận
sự xuất hiện ưu thế lai về năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất
(Anonymous, 1977; Li, 1977; Lin và Yuan, 1980), về sự tích luỹ chất khô (Rao,
1965; Jenning, 1967; Kim, 1985), về sự phát triển bộ rễ (Anonymous, 1970), về
cường độ quang hợp, diện tích lá (Lin và Yuan, 1980; Deng, 1980, M. C. Donal
và cs, 1971) [22].
Vấn đề sản xuất hạt giống lai F1 để mở rộng sản xuất lúa lai thương phẩm
được nhiều nhà khoa học nghiên cứu khá sớm như các nhà khoa học Ấn Độ
(Kadam, 1937; Amand và Murti, 1968; Ricsharia, 1962; Swaminathan và cộng

sự, 1972); các nhà khoa học Mỹ (Stansel và Craijmile, 1966; Cranahan và cộng
sự, 1972); nhà khoa học Nhật bản như (Shijnyo và Omura, 1966); các nhà khoa
học viện nghiên cứu lúa Quốc tế (Athwal và Virmani, 1972). Tuy nhiên các
19


công trình nghiên cứu đều không thành công vì gặp khó khăn và chưa tìm ra
phương pháp thích hợp sản xuất hạt lai F1 [22].
Dân số và an ninh lương thực là vấn đề nan giải trong nhiều năm, đặt ra
cho nhà nước và các nhà khoa học Trung Quốc cần quan tâm đầu tư cho lĩnh
vực nghiên cứu lúa lai. Qua nhiều năm nghiên cứu, Trung Quốc đã tìm ra
phương pháp và cách sản xuất hạt lai thành công ở diện rộng.
Năm 1964, Yuan Long Ping đã phát hiện ra nguồn gốc bất dục đực đột
biến đầu tiên trên giống Indica chín muộn ở khu vực đồng lúa Dong - Jing -Xian
[45].
Năm 1970 Libihu đã phát hiện ra cây lúa dại bất dục đực tự nhiên, cây lúa
này có hạt phấn thui chột (Ký hiệu là WA - Wild Abortion), trên đảo Hải Nam.
Đây là khám phá mang tính chất quyết định, là công cụ quan trọng để nghiên
cứu và phát triển lúa lai [43].
Năm 1973, Yuan L.P. bằng phương pháp lai trở lại (back cross) đã thành
công trong việc chuyển gen bất dục đực kiểu hoang dại (WA) vào lúa trồng, tạo
ra các dạng bất dục đực di truyền tế bào chất tương đối ổn định, mở đường cho
công tác khai thác ưu thế lai thương phẩm sau này [63].
Năm 1974, Các nhà khoa học Trung Quốc đã cho ra đời những tổ hợp lai
có ưu thế thế lai cao, đồng thời quy trình kỹ thuật sản xuất hạt lai “3 dòng” được
hoàn thiện và đưa vào sản xuất năm 1975, đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc nói riêng và trên toàn thế giới nói
chung [15]. Những giống lúa ưu thế lai thuộc thế hệ đầu tiên lúa lai ba dòng có
năng suất cao hơn 15 - 20% so với những giống lúa thuần cải thiện có cùng thời
gian sinh trưởng [5].

Năm 1976, Trung Quốc đã sản xuất được một lượng lớn hạt lúa lai F1 và
đưa vào sản xuất đại trà gieo cấy tới 133,3 ngàn ha. Do có ưu thế lai cao về năng
suất, nên diện tích lúa lai đã không ngừng được mở rộng, đến năm 2001 diện
tích gieo trồng 15,5 triệu ha, chiếm 50%, năng suất bình quân lúa lai đạt 6,9
20


tấn/ha cao hơn 1,5 tấn so với lúa thuần. Diện tích sản xuất hạt lai F1 là 0,14 triệu
ha, năng suất trung bình là 2,5 tấn/ha, Yuan L. P., 2002 [22]
Tính đến năm 2001, qua hơn 30 năm nghiên cứu, Trung Quốc đã tạo ra
hơn 600 dòng CMS (A) và dòng duy trì (B) tương ứng, hơn 3000 dòng phục hồi
để tạo ra nhiều tổ hợp lai trong đó có hơn 200 tổ hợp lai ba dòng được gieo
trồng trong sản xuất. Ngoài hệ thống lúa lai ba dòng vẫn đang giữ vai trò chủ
lực trong sản xuất, tuy nhiên qua nhiều năm sản xuất bộc lộ một số hạn chế nhất
định: Sản xuất hạt lai cồng kềnh và việc sử dụng nó chỉ giới hạn với những vật
liệu giàu nguồn duy trì và phục hồi. Sử dụng bất dục đực di truyền tế bào chất
liên tục sẽ gặp trở ngại về khả năng chống đỡ với các tác nhân sinh học do sự
nghèo nàn về đa dạng di truyền [22]. Khoảng 85% dòng CMS sử dụng lai tạo
hiện nay thuộc kiểu "WA" bất dục đực hoang dại [68].
Việc tìm ra dòng bất dục đực di truyền nhân mẫn cảm với môi trường
(Environment - Sensitive Genic Male sterility - EGMS) gồm hai dạng: Bất dục
đực di truyền nhân cảm ứng với quang chu kì (Photoperiodic Sensitive Genic
Male sterility - PGMS) và bất dục đực di truyền nhân cảm ứng với nhiệt độ
(Thermo Sensitive Genic Male Sterility - TGMS) vào năm 1973. Shi M.S. phát
hiện thấy ở quần thể lúa Nong Ken 58S thuộc loài phụ Japonica [49]. Năm
1989, Yang và cộng sự [22] đã tạo ra dòng PGMS 5460PS từ giống lúa IR54.
Qua nghiên cứu các nhà khoa học Trung Quốc kết luận dạng bất dục đực của lúa
nêu trên là do gen lặn trong nhân điều khiển và ký hiệu là pms. Dạng bất dục
đực di truyền nhân nhạy cảm với nhiệt độ (TGMS) được Maruyama K. và cộng
sự nghiên cứu và phát hiện ra ở dòng Anongs năm 1988 và quần thể Norin PC12 năm 1991 thông qua quá trình đột biến [48]. Dòng Anongs là dòng TGMS

được phát hiện và sử dụng đầu tiên ở Trung Quốc, dòng này thuộc loại hình
Indica, bất dục đực nếu thời kỳ phân chia tế bào mẹ hạt phấn gặp nhiệt độ >
270C và hữu dục nếu nhiệt độ < 240C. Các tác giả trên đều cho rằng, tính trạng
bất dục dạng TGMS đều do những gen lặn trong nhân quy định và ký hiệu là
tms.
21


Tương tự như vậy, Zhou và cộng sự (1988, 1991), Virmani và Voc
(1991), Wu và cộng sự (1991) cũng đã phát hiện ra các dòng bất dục di truyền
nhân nhạy cảm với nhiệt độ, các dòng này trở lại hữu dục một phần hoặc toàn
phần dưới một dải nhiệt độ nào đó [22], [54], [57].
Từ những phát hiện bất dục đực di truyền nhân nhạy cảm với môi trường,
Yuan Long Ping (1987) đã đề ra chương trình tạo giống lúa lai không cần dòng
duy trì bất dục đực mà chỉ cần dòng bất dục đực và dòng cho phấn được gọi là
hệ thống lúa lai hai dòng. Cũng theo Yuan Long Ping (1997) [66] lúa lai hai
dòng có một số ưu điểm hơn lúa lai ba dòng: Một là, không cần dòng duy trì bất
dục đực; Hai là khả năng tìm dòng cho phấn tốt là rất lớn; Ba là năng suất của
dòng mẹ (EGMS) luôn cao hơn dòng CMS và bốn là không chịu tác động xấu
của hiện tượng nghèo nàn di truyền như các dòng CMS. Hơn thế nữa năng suất
của lúa lai hai dòng cao hơn lúa lai ba dòng do có thể tiến hành lai xa huyết
thống hoặc lai xa địa lý. Do đó việc nghiên cứu và phát triển lúa lai hai dòng đã
và đang mang lại thành công to lớn ở Trung Quốc góp phần làm tăng năng suất
và sản lượng. Năm 1995, lúa lai hai dòng được đưa vào sản xuất đại trà ở Trung
Quốc và sau đó tăng rất nhanh đến năm 2002 đạt 2,6 triệu ha (chiếm 18% tổng
diện tích lúa lai), năng suất bình quân cao hơn lúa lai 3 dòng từ 5 -10% [67].
Theo Mahabub Hossain (2004), diện tích trồng lúa lai chiếm 50% đóng
góp 60% sản lượng lúa Trung Quốc, trong khi 50% diện tích lúa thuần đóng góp
40% sản lượng [47].
Chiến lược nghiên cứu phát triển lúa lai ở Trung Quốc đã xác định theo

trình tự ba bước: 3 - 2 -1 (Ba dòng - 2 dòng -1dòng) với những công nghệ khai
thác ưu thế lai thể hiện 3 mức độ tiềm năng cho năng suất tăng dần: Khai thác
ưu thế lai cùng loài phụ, ưu thế lai khác loài phụ của cặp bố mẹ indica/japonica,
ưu thế lai xa nhờ sử dụng công nghệ di truyền [68].
Chương trình tạo giống lúa lai siêu năng suất (Super hybrid rice) của
Trung Quốc bắt đầu từ năm 1996, tiến hành theo theo trình tự pha I (1996-2000)
22


với mục tiêu đạt năng suất: 10 tấn/ha vào năm 2000, pha II (2001-2005) đạt
năng suất 12 tấn/ha vào năm 2005, pha III (2005-2010) đạt năng suất 13,5 tấn/
ha vào năm 2010. Phương pháp chọn giống lúa lai 2 dòng bằng lai xa mẹ, bố
khác loài phụ đã tạo ra tổ hợp lai xa năng suất siêu cao, triển vọng nhất là các tổ
hợp lai giữa Indica/Japonica mở ra giai đoạn phát triển lúa lai mới ở Trung
Quốc (Pha II). Tuy nhiên lai giữa hai loài phụ có khó khăn trong sản xuất hạt lai
F1 là khả năng kết hạt thấp, con lai giữa hai loài phụ này có nhược điểm là tỷ lệ
bất dục đực cao. Để khắc nhược điểm này người ta đã sử dụng gen tương hợp
rộng (WC - Wide compatibility) đưa vào dòng bố, mẹ. Thực nghiệm đã chứng
minh tổ hợp lúa lai 2 dòng khác loài phụ tăng năng suất cao hơn lúa lai 3 dòng
có bố mẹ cùng loài phụ khoảng 20%. Ví dụ, năm 2000 tổ hợp P64S/9311 cho
năng suất trung bình 10,5 tấn/ha tại 20 điểm thử nghiệm, tổ hợp P64S/E32 cho
năng suất thử nghiệm đạt 17,1 tấn năm 1999 và 17,95 tấn vào năm 2001 [67],
[68].
Những thành tựu của pha I và II đã mở ra triển vọng lớn cho chương trình
lúa lai năng suất siêu cao ở nước này. Năm 2000, diện tích siêu lúa lai gieo trồng
240 ngàn ha, năng suất bình quân 9,6 tấn/ha đến năm 2002 diện tích đã tăng lên
1,4 triệu ha, năng suất trung bình 9,1 tấn/ha [67].
Tính đến năm 2005 diện tích lúa lai Trung Quốc đạt 15 triệu ha, chiếm
50% tổng diện tích trồng lúa, năng suất trung bình 7 tấn/ha, cao hơn lúa thuần
1,4 tấn/ha, năng suất hạt lai, năng suất sản xuất hạt lai F1 đạt trung bình 2,75

tấn/ha. Với việc tăng năng suất của lúa lai làm cho sản lượng lương thực tăng
lên đủ nuôi thêm 60 triệu dân như hiện nay [58].
Với việc thử nghiệm 3 tổ hợp lúa lai mới 2 dòng indica/japonica có triển
vọng nhất vào vụ Đông Xuân năm 2001 tại đảo Hải Nam cho kết quả 2 tổ hợp
đạt năng suất 13,5 và 15 tấn/ha. Với những kết quả này, Yuan Long Ping khẳng
định, năng suất siêu lúa lai ở Trung Quốc có thể đạt được 12 tấn /ha vào năm
2005 theo kế hoạch. Nếu diện tích trồng siêu lúa lai đạt 13 triệu ha, với năng
23


suất tăng thêm 2,25 tấn/ha thì sản lượng thóc hàng năm tăng thêm được 30 triệu
tấn, đủ lương thực nuôi thêm 75 triệu dân trên một năm [68].
Trong pha III, những thành tựu mới về lúa lai đạt được rất quan trọng:
Với sự trợ giúp của công nghệ sinh học, các nhà chọn giống lúa lai của Trung
Quốc đã nghiên cứu phận lập 2 loại gen kiểm soát tính trạng cho năng suất cao
(QTLs), mỗi nhóm làm tăng năng suất 18%, ở lúa hoang (O. rufipogon L.), một
trong 2 gen trên đã được đưa vào dòng bố Q611 và

tổ hợp lai của nó

J23A/Q611 cho năng suất siêu cao, vượt đối chứng 35% so với ruộng vụ muộn
năm 2001. Gen C4 từ ngô đã được phân lập, nhân bản và đang được đưa vào
siêu lúa lai. Trên cơ sở này siêu lúa lai phấn đấu đạt năng suất 13,5 tấn/ha trên
diện rộng vào năm 2010 [22], [68].
Ngoài việc nghiên cứu và phát triển lúa lai hai dòng, Trung Quốc còn
nghiên cứu và phát triển lúa lai thuần, đặc biệt là con đường khám phá tính năng
lúa vô phối để chọn lúa lai một dòng hay còn gọi lúa lai thuần và cố định ưu thế
lai [69].
Để đạt mục tiêu chiến lược về lúa lai trong thời gian tới, nhà nước Trung
Quốc và tư nhân có kế hoạch đầu tư 84,6 tỷ đô la Mỹ cho nghiên cứu và phát

triển để phát triển những ngành kỹ thuật trong năm năm tới gồm: Công nghệ
thông tin, Godson Computer Chip, lúa lai và nghiên cứu về vũ trụ (Rice News,
source-CNET-Read the story).
Sau những thành công to lớn của Trung Quốc đã làm nhiều nước phải
thay đổi và quan tâm nghiên cứu phát triển lúa lai. Ở Ấn Độ, lúa lai được triển
khai nghiên cứu khá sớm bắt đầu vào thập niên 1970, đã xây dựng được mạng
lưới nghiên cứu lúa lai gồm Viện nghiên cứu và 12 trung tâm nghiên cứu. Năm
1995, gieo cấy được 10.000 ha lúa lai, nhiều công trình khoa học rất có giá trị
được ghi nhận, đặc biệt việc tạo dòng CMS mới lai xa giữa lúa trồng và lúa dại.
Năm 2000, diện tích trồng lúa lai đạt 150.000 ha và tăng lên đạt 560.000 ha
trong năm 2004, năng suất trung bình đạt 5,5 tấn/ha. Bên cạnh đó năng suất hạt
24


lai bình quân đạt 1,6 tấn/ha [37], [56]. Ngoài ra chương trình nghiên cứu lúa lai
Ấn Độ còn chú ý đến lai tạo giống indica với japonica nhiệt đới, lúa lai Basmati
thơm, lúa lai cho vùng không có tưới tiêu và vùng ngập mặn.
Ở Philppin, Viện nghiên cứu lúa Philippin bắt đầu thực hiện dự án lúa lai
vào năm 1989, đạt được một số kết quả nhất định. Đã xác định được 2 dòng
CMS tốt của viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) là IR58025A và IR62829A có
độ bất dục ổn định và khả năng thích ứng cao. Gần đây các dòng CMS như kiểu
Dian, STB và ZTB được du nhập từ Trung Quốc. Một tổ hợp lúa lai mang tên
Magát đã được phóng thích bởi công ty Cargil vào đầu thập niên 1990, tổ hợp
lai có triển vọng có ưu thế lai chuẩn về năng suất cao vượt trội so với giống đối
chứng Magát (16,4% trong Mùa mưa, 26,9% trong Mùa khô) là IR62884
(IR58025A/IR3486-179-1-2-1R) [25, tr.38]. Năm 2003, diện tích lúa lai của
Philppin là 103.000ha, tăng lên 200.000 ha vào năm 2004, tuy nhiên năng suất
hạt lai mới chỉ đạt 900kg/ha [55].
Bangladesh bắt đầu nghiên cứu lúa lai từ năm 1993 tại viện nghiên cứu
lúa Bangladesh, kết quả đã xác định được một số dòng CMS ổn định và thích

ứng như: IR6768A, IR68281A và IR66707, tỷ lệ nhận phấn ngoài đạt: 2243,4%, đồng thời đã xác định một số dòng R tốt [22]. Về sản xuất hạt giống lúa
lai, Bangladesh cũng đạt được tiến bộ nhất định, với tổ hợp IR69690H cho năng
suất 2,3 tấn/ha, tổ hợp IR68877H cho năng suất 1,67 tấn ha. Tuy nhiên, năng
suất trung bình sản xuất hạt lai F1 vẫn còn thấp: 0,8 tấn/ha, do vậy nguồn cung
ứng hạt giống lúa lai chủ yếu được nhập trực tiếp từ Ấn Độ và Trung Quốc. Đến
năm 2004 lúa lai ở Bangladesh được trồng 40.000ha [8], [39], [55].
Ở Mỹ, nghiên cứu và phát triển lúa lai bắt đầu từ năm 1993 với việc một
công ty của Mỹ là RiceTec ký hợp đồng với Trung tâm Nghiên cứu lúa lai Hồ
Nam để được tiếp cận liên tục nguồn gen và công nghệ lúa lai 2, 3 dòng mới
của Trung Quốc và hợp tác lai tạo các tổ hợp lúa lai 2, 3 dòng ngay tại trên đất
Mỹ. Sau hơn 12 năm thực sự bắt tay vào nghiên cứu với sự cố gắng, RiceTec đã
cho ra đời 9 tổ hợp lúa lai có sức thuyết phục thị trường lúa gạo tại Mỹ: XL6,
25


×