Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Đánh giá đặc tính nông sinh học của một số giống hoa cẩm chướng chùm (dianthus barbatus ) được nhập nội từ đài loan, trồng tại văn giang – hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.38 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Đánh giá đặc tính nông sinh học của một số giống hoa cẩm chướng
chùm (Dianthus Barbatus ) được nhập nội từ Đài Loan, trồng tại Văn
Giang – Hưng Yên

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Kim Lý
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhã
Lớp: KS.CNSH.0501

Hà Nội_2009

Viện Đại học Mở Hà Nội

2

Nguyễn Thị Nhã


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận này, em luôn nhận được sự giúp đỡ về
nhiều mặt của các cấp Lãnh đạo, các tập thể và các cá nhân.
Trước tiên với sự biết ơn sâu sắc và lòng kính trọng, em xin chân thành
cảm ơn TS. Nguyễn Thị Kim Lý đã hướng dẫn và tận tình chỉ bảo cho em
trong suốt thời gian thực tập để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Trung tâm Hoa cây cảnh – Viện
Di truyền Nông nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài nghiên cứu.


Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo cùng toàn thể các cán
bộ trong khoa Công nghệ sinh học – Viện đại học Mở Hà Nội đã nhiệt tình
giảng dạy và chỉ bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong
suốt 4 năm học.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã
luôn luôn ở bên động viên, chăm sóc và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể
hoàn thành tốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Thị Nhã

Viện Đại học Mở Hà Nội

3

Nguyễn Thị Nhã


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Diện tích trồng hoa ở các địa phương (năm 1995)............................20
Bảng 2: Các loại hoa trồng phổ biến ở Việt Nam...........................................22
Bảng 3: Các giống cẩm chướng tham gia thí nghiệm.....................................26
Bảng 4: Đặc điểm thực vật học của các giống cẩm chướng
tham gia nghiên cứu...........................................................................31
Bảng 5: Thời gian mọc và tỉ lệ nảy mầm
của các giống hoa cẩm chướng tham gia thí nghiệm..........................33
Bảng 6: Các thời kì sinh trưởng, phát triển của cây con
ở giai đoạn vườn ươm.........................................................................35
Bảng 7: Các thời kì sinh trưởng, phát triển của các giống tham gia

nghiên cứu vụ đông xuân 2008 – 2009 tại Văn Giang – Hưng Yên. .37
Bảng 8: Đặc điểm sinh trưởng của các giống cẩm chướng tham gia
nghiên cứu tại Văn Giang – Hưng Yên..............................................40
Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng của các giống cây cẩm chướng tham gia
nghiên cứu (theo dõi qua 20 ngày/ lần)..............................................42
Bảng 10: Đặc điểm về số lượng và chất lượng hoa
của các giống cẩm chướng tham gia thí nghiệm................................45
Bảng 11: Thành phần sâu bệnh hại cây hoa cẩm chướng...............................47
Bảng 12: Ảnh hưởng của giá thể tới tỉ lệ nảy mầm (%) của các giống
cẩm chướng tham gia nghiên cứu.......................................................51
Bảng 13: Ảnh hưởng của bấm ngọn tới khả năng ra cành
của các giống cẩm chướng tham gia nghiên cứu................................52
Biểu đồ 1: Thời gian ra hoa của các giống cẩm chướng.................................38

Viện Đại học Mở Hà Nội

4

Nguyễn Thị Nhã


MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU...........................................................................................7

I.1 Đặt vấn đề....................................................................................................7
I.2 Mục đích – yêu cầu của đề tài......................................................................9
I.2.1 Mục đích....................................................................................................9
I.2.2 Yêu cầu của đề tài.....................................................................................9
PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................10


II.1 Giới thiệu chung về cây cẩm chướng.......................................................10
II.1.1 Danh pháp,nguồn gốc và vị trí phân loại...............................................10
II.1.2 Đặc điểm thực vật và sinh trưởng, phát triển của cẩm chướng.............13
II.1.3 Yêu cầu ngoại cảnh của hoa cẩm chướng..............................................15
II.2 Tình hình sản xuất trong và ngoài nước...................................................17
II..2.1. Tình hình sản xuất hoa trên thế giới....................................................17
II.2.2 Tình hình sản xuất ở châu Á .................................................................19
II.2.3.Tình hình sản xuất tại Việt Nam............................................................20
PHẦN THỨ BA:VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......26

III.1. Vật liệu nghiên cứu................................................................................26
III.2. Nội dung nghiên cứu..............................................................................26
III.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................27
III.4. Các chỉ tiêu theo dõi...............................................................................27
III.4.1. Các chỉ tiêu về đặc điểm thực vật học.................................................27
III.4.2.Các chỉ tiêu về sinh trưởng...................................................................27
III.4.3. Chỉ tiêu về đặc điểm chất lượng hoa...................................................28
III.4.4. Các chỉ tiêu về điều tra thành phần sâu, bệnh hại...............................28
III.5. Kĩ thuật trồng và bảo vệ đối với cẩm chướng .......................................28
III.5.1.Kĩ thuật trồng........................................................................................28
III.5.2.Biện pháp chăm sóc..............................................................................29

Viện Đại học Mở Hà Nội

5

Nguyễn Thị Nhã


III.6. Địa điểm và thời gian thí nghiệm...........................................................29

III.7. Xử lí thống kê các kết quả thí nghiệm...................................................29
PHẦN THỨ TƯ: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................30

IV.1. Nghiên cứu, đánh giá các giống hoa cẩm chướng nhập nội...................30
IV.1.1. Đặc điểm thực vật học của các giống nghiên cứu...............................30
IV.1.2. Các thời kì sinh trưởng, phát triển của cây hoa cẩm chướng..............32
IV.1.3. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của các giống hoa
cẩm chướng tham gia nghiên cứu.......................................................39
IV.1.4. Đặc điểm về số lượng và chất lượng hoa
của các giống cẩm chướng tham gia nghiên cứu................................44
IV.1.5. Điều tra thành phần sâu, bệnh gây hại
trên các giống cẩm chướng tham gia nghiên cứu...............................45
IV.2. Ảnh hưởng của giá thể tới sự nảy mầm của hạt giống
và ảnh hưởng của biện pháp bấm ngọn tới khả năng phân cành
của một số giống cẩm chướng ..............................................................50
IV.2.1. Ảnh hưởng của giá thể tới sự nảy mầm của hạt giống........................50
IV.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp bấm ngọn tới khả năng phân cành
của một số giống cẩm chướng trong thí nghiệm................................52
PHẦN THỨ NĂM: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................54

V.1. Kết luận ...................................................................................................54
V.2. Đề nghị....................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................56

Viện Đại học Mở Hà Nội

6

Nguyễn Thị Nhã



PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
I.1 Đặt vấn đề
Hoa chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần của con
người. Hoa là một sản phẩm đặc biệt vừa mang giá trị kinh tế lại vừa mang
giá trị tinh thần. Từ xa xưa con người đã biết sử dụng hoa cho nhiều mục đích
khác nhau như trang trí, làm thuốc chữa bệnh, … Ngày nay khi xã hội ngày
càng phát triển cuộc sống con người ngày càng được nâng cao, ngoài nhu cầu
về vật chất thì nhu cầu về tinh thần và thẩm mĩ đã và đang được đặc biệt quan
tâm, và nhu cầu về hoa ngày càng nhiều. Trong quá trình lịch sử phát triển
hoa, cây cảnh luôn gắn liền với tình cảm con người, tập quán và bản sắc dân
tộc. Hoa mang sắc thái riêng của từng vùng, từng nước trên thế giới. Châu Âu
và Bắc Mỹ thì coi tulip là nàng hoa xuân kiều diễm, là vẻ đẹp huy hoàng
trước phong ba bão táp. Hoa hồng là loài hoa được cả thế giới yêu thích,
tượng trưng cho sức mạnh của tình yêu sôi nổi và dịu dàng. Hoa cúc thì
không thể thiếu trong ngày hội đại hoàng của dân tộc Trung Hoa và Nhật
Bản, hoa tượng trưng cho chiến thắng, hạnh phúc, sự giàu sang và quyền quý.
Tuy nhiên, người Thái Lan lại đặc biệt yêu thích hoa lan – thứ hoa vừa đẹp,
vừa kiêu sa. Người Nga lại ưa chuộng hoa cẩm chướng, thứ hoa tượng trưng
cho tâm hồn cao quý, tình yêu thiêng liêng, may mắn và hạnh phúc. Đối với
người Hy Lạp và La Mã cổ đại thì cẩm chướng lại là loài hoa vô cùng quan
trọng vì hoa tượng trưng cho nền văn minh đỉnh cao của dân tộc
Nhân dân ta cũng như nhân dân trên thế giới rất yêu hoa, hoa được
dùng trong các dịp lễ tết,cưới xin, ma chay, các ngày kỉ niệm…., hoa đem lại
thứ thẩm mĩ cao quý mà không thứ quà tặng nào có được. Xét về mặt kinh tế
hoa là nghề đem lại lợi nhuận cao, do đó trong những năm gần đây, diện tích
hoa ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Các giống hoa thường trồng ở Việt
Nam là hồng, cúc, cẩm chướng, lan, layơn, loa kèn, …
Viện Đại học Mở Hà Nội


7

Nguyễn Thị Nhã


Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng
hoa ngày càng tăng nhanh. Hoa không những chỉ sử dụng trong ngày lễ tết mà
nhu cầu sử dụng hoa trong cuộc sống thường ngày của người dân cũng rất
lớn. Bên cạnh việc tăng nhanh nhu cầu về số lượng, vấn đề chất lượng hoa
được đặt ra và đòi hỏi ngày càng cao. Nhìn chung, sản xuất hoa ở trong nước
hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng hoa cho thị
trường nôi địa. Vì thế, các loại hoa chất lượng cao được nhập về khá lớn trên
thị trường chủ yếu từ Hà Lan, Pháp…và được tiêu thụ mạnh, nhất là ở các
thành phố lớn.
Hiện nay, trong các loài hoa được trồng, cẩm chướng đang là loài hoa
phổ biển. Cây cẩm chướng ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết đến
bởi sự đa dạng về màu sắc, đồng thời là loại hoa rất bền, thuận lợi cho việc
bảo quản và vận chuyển đi xa. Vấn đề lớn hiện nay của nghề trồng hoa nói
chung và cây cẩm chướng nói riêng là chất lượng hoa chưa đáp ứng được yêu
cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Nguyên nhân là do chưa
có giống mới chất lượng cao, biện pháp kĩ thuật còn theo lối canh tác cổ
truyền, dựa vào kinh nghiệm là chính. Trong những năm gần đây, trình độ
canh tác của người trồng hoa được nâng cao rõ rệt, đặc biệt là các vùng
chuyên canh như Tây Tựu, Mê Linh,…Do đó, vấn đề quan trọng và có tính
quyết định đến khả năng cạnh tranh trên thị trường là phải có giống tốt thích
nghi được với từng thời vụ trong năm, giống phải đa dạng có nhiều màu sắc
và phải đáp ứng được thị hiếu thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng. Tuy
nhiên, các giống cẩm chướng được trồng ở Việt Nam hiện nay còn ít, nhiều
giống năng suất, chất lượng hoa kém và đang dần bị thoái hóa, do nhân giống

vô tính trong một thời gian dài. Với mục đích tuyển chọn những giống hoa
cẩm chướng mới sinh trưởng phát triển tốt đáp ứng được yêu cầu của sản
xuất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

Viện Đại học Mở Hà Nội

8

Nguyễn Thị Nhã


“ Đánh giá đặc tính nông sinh học của một số giống hoa cẩm
chướng chùm (Dianthus Barbatus ) được nhập nội từ Đài Loan, trồng tại
Văn Giang – Hưng Yên”
I.2 Mục đích – yêu cầu của đề tài
I.2.1 Mục đích
Nghiên cứu, đánh giá sự sinh trưởng phát triển, và khả năng ra hoa của
các giống cẩm chướng nhập nội
Trên cơ sở đó tuyển chọn những giống mới có năng suất, chất lượng
cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước.
I.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi, đánh giá các đặc điểm hình thái,sự sinh trưởng phát triển,
khả năng ra hoa, chất lượng hoa của các giống tham gia nghiên cứu. Đề xuất,
giới thiệu những giống có triển vọng làm cơ sở cho việc tuyển chọn các giống
hoa mới
- Nghiên cứu một số biện pháp kĩ thuật làm tăng năng suất chất lượng
cho các giống được tuyển chọn.

Viện Đại học Mở Hà Nội


9

Nguyễn Thị Nhã


PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
II.1 Giới thiệu chung về cây cẩm chướng
Hoa cẩm chướng còn có tên gọi là hoa phăng là nhóm hoa cắt cành phổ
biến không kém hoa hồng, hoa cúc trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới có
khoảng hơn 300 loài và có rất nhiều giống lai khác nhau. Đa số hoa cẩm
chướng cho hoa đẹp vớ nhiều màu rực rỡ. Chúng thường ra hoa vào mùa xuân
hay mùa hè, có khi đến tận mùa đông nếu thời tiết không quá lạnh. Cẩm
chướng có hai loại là cẩm chướng đơn là loại cẩm chướng chỉ có một bông/
cây, còn cẩm chướng chùm là loại cẩm chướng có nhiều bông trên cành. Trên
thị trường thế giới hiện nay đang rất ưa chuộng cẩm chướng chùm vì hoa bền
có nhiều màu để trang trí, có thể cắt cành hoặc trồng chậu.
II.1.1 Danh pháp,nguồn gốc và vị trí phân loại
II.1.1.1 Danh pháp
- Tên Việt Nam : Cẩm chướng
- Tên tiếng Anh : Carnation
- Tên khoa học : Dianthus spp.
- Chi

: Dianthus

- Họ

: Caryophyllaceae.


- Bộ

: Sentropemea

II.1.1.2 Nguồn gốc
Hoa cẩm chướng có nguồn gốc từ Địa Trung Hải.Thế kỉ thứ III hoa
cẩm chướng xuất hiện nhiều ở Châu Âu, sau đó phát triển sang Châu Á và
Châu Mỹ. Hoa được nhập vào Việt Nam từ những năm đầu của thế kỉ XX.
Tuy nhiên, có một số tài liệu cho rằng hoa cẩm chướng được phát hiện đầu
tiên ở vùng Viễn Đông và một số tài liệu khác lại cho rằng cẩm chướng có
nguồn gốc từ Châu Âu, một vài loài tìm thấy ở Châu Phi và khu vực Bắc

Viện Đại học Mở Hà Nội

10

Nguyễn Thị Nhã


Mỹ.Tất cả các giống hoa cẩm chướng hiện có ở nước ta đều được nhập nội từ
Hà Lan, Pháp, Trung Quốc…
II.1.1.3 Phân loại
Cẩm chướng là loài thực vật gồm có 33 họ, 692 chi và 11153 loài.
Có nhiều cách để phân loại cẩm chướng
- Theo mục đích sử dụng:
+ Trồng chậu, trồng thảm
+ Dùng làm hoa cắt cành
- Phân loại theo số hoa trên cành
+ Hoa chùm: có nhiều bông trên một cành
+ Hoa đơn: chỉ có một bông trên một cành

- Chia theo độ lớn của hoa
+ Hoa to: đường kính hoa 8 – 9cm
+ Hoa trung bình: đường kính hoa 5 – 7cm
+ Hoa nhỏ: đường kính hoa < 4cm
Có tài liệu lại chia cẩm chướng thành 2 loại
- Thân đứng
- Thân bò
- Loại cẩm chướng vườn (carnation). Loài này còn có tên là hồng
đinh hương (clove pink), màu đỏ đậm như nhung. Các loài này đều là cây đa
niên, sống lâu năm (perennaials). Được chia thành hai loài là cẩm chướng
trồng bồn (border carnation) và cẩm chướng cắt cành (florist carnations).
Loại cẩm chướng trồng bồn, thường mọc thành lùm bụi, dày đặc hơn loài cẩm
chướng cắt cành. Cao 30-35cm. Hoa to rộng 5-7cm, thơm, hoa mọc nhiều cỏ
bụi, trồng lẫn lộn với các loài trồng bồn khác hay cả trong thùng, trong chậu.
Còn loài cẩm chướng cắt cành thường trồng trong nhà kính (green house) hay
ngoài vườn ở những nơi khí hậu mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm (mild
winter), không có tuyết. Chúng mọc cao khoảng 1,2m, có hoa thơm, tuy
nhiên, đối với những giống hoa to, chỉ lên để lại một hoa trên một cây, còn lại
Viện Đại học Mở Hà Nội

11

Nguyễn Thị Nhã


bấm ngắt hết tất cả mầm trên thân đến đốt thứ 5 vì dưới đốt này, các thân cho
hoa khác mới tiếp tục phát triển.
- Loài Sweet William, (D.barbatus). Thuộc loại cây lâu năm. Thân
cứng cáp, cao 25-50cm. Lá dẹp, màu xanh lợt hay xanh đậm, dài 3-7cm. Hoa
mọc thành chùm khít nhau, rộng 1-2cm, màu trắng, hồng đỏ, tím hay hai màu

giữa các lá bắc khá to, mùi thơm nhẹ. Trồng bằng hạt cuối xuân để cho hoa
vào năm tới. Các hoa dép thân lùn (thân cao 20-25cm) thường trồng bằng hạt.
Đặc biệt, các giống Wee Willie (10cm) và Summer Beauty trồng vào đầu mùa
xuân và ra hoa vào đầu mùa hè.
- Loài Hồng trinh nữ Maiden Pink, (D.deltoides) là loài cẩm chướng
duy nhất mọc tốt được khi ít ánh nắng mặt trời, nửa ngày bóng râm; cũng chịu
lạnh khá giỏi và là loài đa niên. Thân có hoa cao chừng 12-30cm, lá ngắn.
Hoa rộng 2cm, mọc ở thân xẻ nhiều cành, bìa cánh hoa răng cưa nhọn, màu
sắc hồng nhạt đến hồng đậm, hoặc màu tím hay trắng lốm đốm màu sắc nhạt
khác
- Loài cheddar Pink, D.gratinanopolitanus (D.caesius) đa niên, mọc
thành bụi nhỏ, dày, lá màu xanh dương, thân chia nhánh, mảnh mai, dài
30cm, mọc thẳng đứng. Hoa thơm ngào ngạt, màu hồng, cánh hoa răng cưa.
- Dianthus “Little Joe” là một cẩm chướng đa niên trồng ở vườn cảnh
rất tốt. Cụm cây cao khoảng 10-12cm, lá xanh dương xám đậm, rộng 15cm.
Hoa đơn trên thân cây, màu đỏ thắm. Trồng xen kẽ với hoa chuông trên vườn
cho hiệu quả trang trí cao.
- Loài hồng đá – Rock Pink, Dianthus pavonius (D.neglectus), là cây
cẩm chướng vườn cảnh nhỏ nhất, đa niên. Đôi khi được xem như là một
giống của loài D.glacialis, một loài cẩm chướng hồng đá khác nhưng phát
triển mạnh và trường cửu trong vườn cảnh. Lá hẹp, xanh lục, dài 2-5cm, kết
thành cụm nhỏ. Hoa đơn trên thân cao 15cm, màu hồng đỏ thắm, rộng khoảng
2-3cm

Viện Đại học Mở Hà Nội

12

Nguyễn Thị Nhã



- Loài hồng thôn dã- Cottage Pink, Dianthus plumatus. Đây là loài
cẩm chướng diễm kiều, đã trồng nhiều ở thế kỷ ở Âu Mỹ và được chọn làm
giống để lai thành nhiều giống khác nhau.Trước đây, loài hoa này dùng làm
hoa cắt bó rất nổi tiếng. Thân cho hoa cao 25-50cm, hoa thơm mùi gia vị, đơn
hay kép, cánh hoa tua viền, hồng hay trắng.
- Loài Chén Hồng- Rose Bowl đa niên. Lá rất hẹp, màu xanh lục,
trồng làm thảm cao 5-8cm. Hoa rất thơm, màu hồng, đường kính hoa 2,5cm.
Hoa sẽ nở suốt năm nếu ngắt hết hoa tàn.
- Loài Hồng Ngọc tí xíu – Tiny Rubies, đa niên. Cây mọc từng cụm,
cao 7cm, lan xa 10cm. Hoa nhỏ, cánh kép, có mùi thơm màu đỏ hồng ra hoa
vào đầu mùa hè. Loài này cũng như các loài dianthus lùn, độ bền dài và rất
hấp dẫn để trồng vườn cảnh cho cây tươi tốt quanh năm.
II.1.2 Đặc điểm thực vật và sinh trưởng, phát triển của cẩm chướng
- Rễ: Cẩm chướng có bộ rễ chùm,nhiều nhánh, ăn nông, phân bố không
rộng. Rễ dài khoảng 15 – 20cm. Một số ít ăn sâu tới 40 – 50cm ( Có tài liệu
cho rằng bộ rễ của cẩm chướng phát triển ở các dạng khác nhau là do cách
nhân giống: Gieo hạt thì cây sẽ có rễ cọc, nếu giâm cành thì cây sẽ có rễ
chùm), khi vun gốc, cây cẩm chướng sẽ ra rễ phụ ở các đốt thân. Rễ phụ cùng
với rễ chính tạo thành bộ rễ khỏe mạnh để giữ cây và hút nước giúp cây tươi
tốt.
Nếu đất có quá nhiều phân, nước hay nhiệt độ quá cao cũng làm cho rễ
sinh trưởng phát triển không tốt.
- Thân: thân thảo, nhỏ, mảnh mai, trên thân có nhiều đốt, mỗi đốt
mang một mắt, trên mắt mang một đôi lá và mầm nách. Trên thân cây có một
lớp phấn trắng ngoài tác dụng hạn chế sự thoát hơi nước thì lớp phấn còn có
tác dụng chống lại sự xâm nhập của một số loài sâu bệnh. Thân cây màu xanh
nhạt do đó cùng với lá nó cũng làm nhiệm vụ quang hợp. Cao khoảng 50 –
80cm, mỗi đốt dài khoảng 4 – 8cm đối với giống cẩm chướng cao, còn đối
Viện Đại học Mở Hà Nội


13

Nguyễn Thị Nhã


với giống cẩm chướng thấp có chiều cao từ 30 – 50cm, thì thường mọc thành
bụi, các đốt thân dài 2 – 4cm.( Có tài liệu cho rằng thân cẩm chướng được
chia thành hai dạng thân là thân đứng và thân bò. Thân bò không duy trì được
tư thế thẳng đứng nên phải làm giàn chống đỡ dể cây có thể vươn cao và cho
hoa bình thường, thân thường cao 20 – 100cm).
- Lá: Lá kép hình thuôn dài mềm mại,lá mọc xiên gọn hay ngang xòe
tùy theo từng giống, lá mọc đối xếp đều đặn từ gốc tới ngọn. Phiến lá dày
hình lưỡi mác,mặt lá nhẵn, không có độ bóng, cặp lá cuối cùng nhở hơn khi
cây ra nụ. Trên mặt lá có một lớp phấn trắng, mỏng và mịn. Cũng như trên
thân, lớp phấn có tác dụng làm giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện khô
hạn.
Tốc độ sinh trưởng của lá phụ thuộc vào thời tiết: nếu như vào mùa
xuân, hè thì sẽ ra lá nhanh hơn là mùa thu, đông. Những đôi lá sát gốc có
mầm nách ở trạng thái sinh dưỡng, những đôi lá ở trên sẽ cho ra hoa.
- Hoa: Có 2 dạng là hoa chùm và hoa đơn. Hoa đơn mọc một hoa trên
một cành, còn đối với hoa chùm thì có nhiều bông trên cùng một cành hoa.
Cánh hoa cũng được chia làm 2 loại là hoa cánh đơn và hoa cánh kép. Hoa có
nhiều màu sắc, ngay cả trên hoa cẩm chướng đơn cũng có 2 – 3 màu sắc khác
nhau. Hoa đẹp tự nhiên, có mùi thơm thoang thoảng. Mùi thơm này có khả
năng hấp dẫn côn trùng tạo điều kiện cho thụ phấn chéo được thuận lợi đó là
nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng của họ cẩm chướng. Sau khi có 10 – 20 đôi
lá sẽ xuất hiện nụ hoa trên đỉnh ngọn. Hoa có ở trên đỉnh ngọn và mầm nách
từ đôi lá thứ 15 - 18.
Cẩm chướng đơn có đường kính hoa to từ 8 – 10cm, còn cẩm chướng

chùm có đường kính hoa từ 2 – 3.5cm, có nhiều màu sắc, trên cùng một bông
cũng có thể có nhiều màu sắc khác nhau, mùi thơm dịu.
Quá trình phân hóa hoa có thể hình thành trong vòng 30 ngày, chia làm
6 bước gồm thời kì sinh trưởng sinh dưỡng; thời kì phân hóa hoa; thời kì hình

Viện Đại học Mở Hà Nội

14

Nguyễn Thị Nhã


thành đài hoa; thời kì hình thành cánh hoa; thời kì hình thành nhị đực nhị cái;
thời kì hình thành phấn hoa.
- Quả: hình trụ có một đầu nhọn, dẹt, hơi cong. Quả dài 1 – 2cm, chứa
rất nhiều hạt.
- Hạt: Hạt cẩm chướng nhỏ, nằm trong quả. Mỗi quả có chứa khoảng
300 – 600 hạt.
II.1.3 Yêu cầu ngoại cảnh của hoa cẩm chướng
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây
cẩm chướng, trong đó ánh sáng, nước, nhiệt độ, không khí đất, và dinh dưỡng
là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát dục của cây.
Không thể thiếu một yếu tố nào và chúng cũng không thể thay thế lẫn nhau.
Các yếu tố này tác động tương hỗ và tác động tổng hợp đến sự sinh trưởng và
phát dục của cây cẩm chướng.
II.1.3.1 Ánh sáng
Ánh sáng là một trong những yếu tố sinh thái quan trọng nhất đối với
hoạt động sống của cây, là nguồn năng lượng chủ yếu cho quá trình quang
hợp và là điều kiện tất yếu để tạo thành diệp lục tố.
Cẩm chướng là loại cây ưa sáng và thích hợp với thời gian chiếu sáng

dài ngày. Thời gian chiếu sáng trong ngày càng dài thì cây càng nhanh phân
hóa hoa, hoa nở đều, chất lượng tốt. Tuy nhiên, ánh sáng mạnh thì cánh hoa bị
nhạt màu và cháy cánh. Do đó ảnh hưởng không tốt đến chất lượng hoa.
Ánh sáng thích hợp: 1500 – 3000 lux
Ánh sáng tốt nhất : 2000 – 2500 lux
Nếu cường độ ánh sáng cao (>3000 Lux) cây sẽ ra hoa sớm, nếu cường
độ ánh sáng thấp (<1500 Lux) thì quá trình ra nụ, nở hoa muộn.
II.1.3.2 Nhiệt độ
Là loại cây ôn đới, nên thích hợp với khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ thích
hợp của cây từ 15 – 250 C. Nhiệt độ tối ưu là từ 19 – 21 0C. Nếu nhiệt độ
>300C thì cây sinh trưởng kém, thân, lá, hoa nhỏ, sản lượng, chất lượng hoa
Viện Đại học Mở Hà Nội

15

Nguyễn Thị Nhã


giảm, tuổi thọ hoa ngắn. Nếu nhiệt độ < 10 0C thì cây sinh trưởng kém, sản
lượng giảm rõ rệt.
Thông thường chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn cây sinh trưởng tốt,
tuy nhiên, sự chênh lệch nhiệt độ khoảng 100C là tố nhất. Nếu vượt quá
ngưỡng này chất lượng hoa kém.
II.1.3.3 Nước
Nước là dung môi của nhiều chất dinh dưỡng, là nguyên liệu quang hợp
cho cây, ngoài ra nước còn điều tiết nhiệt độ: Khi ít nước thì nhiệt độ tăng,
hay nước nhiều thì nhiệt độ sẽ giảm.
Tưới nước cho cẩm chướng là khi đất ở mức khô tới hạn, tưới vào lúc
chiều mát là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu tưới nhiều quá, tức là độ ẩm lớn thì sẽ
ảnh hưởng đến cây vì độ ẩm đất và độ ẩm không khí ảnh hưởng trực tiếp tới

quá trình quang hợp và hô hấp của cây. Nếu độ ẩm ổn định sẽ tạo điều kiện
cho cây hút chất dinh dưỡng và muối khoáng một cách thuận lợi, năng suất và
phẩm chất hoa cao.
Độ ẩm thích hợp cho cẩm chướng là 60 – 70%, và độ ẩm tối thích là
70%.
II.1.3.4 Độ thông thoáng
Cẩm chướng ưa khí hậu mát mẻ và thông thoáng do đó nếu trồng ở nơi
có độ ẩm cao, kém gió cây sẽ bị bệnh nhiều.
Mật độ trồng thích hợp tạo sự thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho cây
sinh trưởng, phát triển.
Bổ xung CO2 làm cho cẩm chướng sinh trưởng nhanh, tăng chất lượng
hoa.
II.1.3.5 Đất đai
Cẩm chướng ưa đất thịt nhẹ, độ thoáng cao, thoát nước tốt. Nếu đất
chặt, bí thì có thể bổ xung thêm mùn, rơm hoặc trấu hun. Cũng có thể trộn
than bùn vào để tăng độ rỗng cho đất.

Viện Đại học Mở Hà Nội

16

Nguyễn Thị Nhã


Cẩm chướng thích hợp với đất có độ chua thích hợp ở pH 6 – 6,5. Nếu
đất luôn trồng cẩm chướng thì phải khử trùng, tiêu độc hoặc luân canh vì đất
có nhiều vi sinh vật gây bệnh.
II.1.3.6 Chất dinh dưỡng
Trạng thái dinh dưỡng của cây thường được biểu thị bằng phần trăm
nguyên tố dinh dưỡng và chất khô trong lá. Để đạt được năng suất, cao, chất

lượng tốt cần phải đảm bảo thành phần và hàm lượng dinh dưỡng trong đất ở
mức độ thích hợp nhất.
II.2 Tình hình sản xuất trong và ngoài nước
II..2.1. Tình hình sản xuất hoa trên thế giới
Trong những năm gần đây, hoa đang là sản phẩm nông nghiệp mang lại
lợi nhuận cao trên thế giới, đặc biệt các nước đang phát triển. Do đó, sản xuất
hoa không ngừng phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh các nước có truyền thống sản
xuất và xuất khẩu hoa từ lâu như Hà Lan, Mỹ, Pháp, thì một loạt các nước
khác cũng đang phát triển sản xuất hoa với tốc độ nhanh như Thái Lan, Trung
Quốc, Malaysia, Singapore,… Theo Soetatwo Hadiwigeno, đại diện FAO tại
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản là nước có tốc độ tăng trưởng
giá trị hoa xuất khẩu nhanh nhất thế giới. Giai đoạn từ 1991-1995, giá trị xuất
khẩu hoa của Nhật Bản tăng 162%.
Trong các nước xuất khẩu hoa nhiều trên thế giới thì Hà Lan là nước
xuất khẩu nhiều loại hoa nhất: Hồng, cúc, cẩm chướng, đồng tiền, huệ, phong
lan, layơn, Anyhurium.
Colombia: cẩm chướng, cúc, hồng
Israel: xem hoa kiểng là một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất
nông nghiệp, với 2.800 ha (chiếm 0,65% diện tích canh tác nhưng tỷ trọng lại
chiếm 8% tổng thu nhập của ngành), xuất khẩu hoa mỗi năm 240 triệu USD
(chiếm 20% tỷ trọng xuất khẩu nông sản).
Israel xuất khẩu: Cẩm chướng, layơn, đồng tiền.
Ý: Cẩm chướng, hồng
Viện Đại học Mở Hà Nội

17

Nguyễn Thị Nhã



Tây Ban Nha:Cẩm chướng, hồng,
Thái Lan: Phong lan, hồng.
Philippin: Hồng, huệ, Anyhurium, layơn, đồng tiền.
Malaixia: Phong lan, hồng, cúc, cẩm chướng
Về tình hình nhập khẩu hoa trên thế giới thì đứng đầu trong các nước
nhập khẩu là Đức với 36% thị trường thế giới, Mỹ đứng thứ hai với 21,9%,
nhập hồng, cẩm chướng, cúc, đồng tiền,lưỡi đòng, loa kèn… Tuy nhiên, xét
về mức tiêu thụ hoa bình quân đầu người thì Hà Lan đứng số 1, bỏ xa các
nước khác đứng vị trí tiếp theo như Bỉ và Áo. Có thể nói Hà Lan là một trong
những nước sản xuất hoa lớn nhất thế giới, đây là vừa là thị trường tiêu thụ
vừa là nơi cung cấp xuất khẩu hoa. Hiện Hà lan là nước nhập khẩu lượng lớn
các sản phẩm hoa từ các quốc gia châu Âu không thuộc khối EU, chiếm trên
1/2 lượng nhập khẩu. Một phần lớn lượng hoa nhâp khẩu này của Hà Lan là
để tái xuất sang các nước khác, như nước Đức, Anh…. Việc Hà Lan tiến hành
tái xuất hoa và các sản phẩm hoa trang trí nói trên là một trong những yếu tố
chính đưa Hà Lan trở thành nước cung cấp hoa lớn cho các nước khác. Trong
số các loài hoa, hoa cẩm chướng là loài được trồng rộng rãi, phổ biến ở Châu
Âu, Châu Á, Châu Mỹ. Các nước trồng hoa nhiều đều trồng hoa cẩm chướng.
Các nước Châu Phi cũng đang đẩy mạnh phát triển ngành hoa kiểng:
Tanzania năm 1997 xuất khẩu sang thị trường Châu Âu 11,5 triệu USD/năm,
tăng 75% so với những năm trước đó; tại Kenya ngành trồng hoa đạt doanh số
cao hơn cả du lịch, trồng cà phê. Năm 2001, Kenya xuất khẩu hoa kiểng đạt
110 triệu USD, chủ yếu là sang thị trường Châu Âu. Ở Kenya, diện tích trồng
cẩm chướng chủ yếu tập trung ở Rift Valley. Cây cẩm chướng được trồng
ngoài đồng không cần bảo vệ ở độ cao khoảng 1800m và cẩm chướng cũng
được trồng trong nhà plastic ở độ cao 2700m so với mặt nước biển. Ở
Colombia, hoa cẩm chướng là cây quan trọng nhất, chiếm tỉ lệ 40% tổng
lượng hoa xuất khẩu, với điều kiện khí hậu tốt, cây cẩm chướng đã phát triển
trên 25 năm, năm 1986, đã có diện tích gần 1.000 ha cẩm chướng được trồng
Viện Đại học Mở Hà Nội


18

Nguyễn Thị Nhã


trong nhà che plastic. Ở Thổ Nhĩ Kì, hoa cẩm chướng được trồng rộng rãi từ
năm 1925, hiện nay diện tích hoa cẩm chướng chiếm 21%, đứng thứ hai sau
hoa hồng (24%). Còn ở Úc, cẩm chướng cũng phát triển mạnh từ 10 năm nay.
do được trồng trong nhà che, nên hoa có chất lượng cao và được đánh giá là
có nhiều tiềm năng để xuất khẩu sang khu vực Thái Bình Dương trong 10
năm tới.
II.2.2 Tình hình sản xuất ở châu Á
Châu Á – Thái Bình Dương có diện tích hoa khoảng 134.000 ha, chiếm
gần 60% diện tích hoa trên thế giới, tuy nhiên tỷ lệ hoa thương mại của Châu
Á nhỏ. Thị trường hoa của các nước đang phát triển chỉ chiếm 20% trên thế
giới do các nước Châu Á có diện tích trồng hoa được bảo vệ thấp, hoa thường
được trồng trong điều kiện tự nhiên của đồng ruộng nên chỉ phục vụ thị
trường nội địa là chủ yếu. Tuy nhiên mấy năm gần đây thị trường hoa trên thế
giới xuất hiện nhiều nước mới trong đó có các nước ở Châu Á như Thái Lan,
Đài Loan, Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ…
Nghề trồng hoa của Châu Á có từ lâu đời, nhưng trồng hoa thương mại
chỉ mới phát triển mạnh từ những năm 80 của thế kỉ XX. Khi các nước Châu
Á mở cửa, tăng cường đầu tư, đời sống của nhân dân được nâng cao, nhu cầu
hoa cho khách sạn, du lịch lớn nên thị trường hoa phát triển. Một số nước ở
Châu Á có diện tích trồng hoa lớn như: Trung Quốc (30.000 ha), Ấn Độ
(65.000 ha), Malaysia (1.218 ha). Ngành trồng hoa của Đài Loan cũng đang
tăng nhanh với tốc độ 15 – 20%, hiện nay, Đài Loan đã có diện tích trồng hoa
là 10.172ha, đạt doanh thu hàng năm 293 triệu USD.
Xuất khẩu hoa của Thái Lan năm 1991 đạt 80 triệu USD thì nay đã

đưa doanh số xuất khẩu lên 200 triệu USD/năm.
Ở Philippin, xuất khẩu nhiều loại hoa như Layơn, hồng, lyli, lan, nhưng
hoa cẩm chướng thì được trồng rất ít và phải nhập từ các nước khác.
Tại Srilanka, hoa được trồng từ lâu và bắt đầu trồng hoa công nghiệp
vào năm 1970. Trong số các cây ôn đới, cẩm chướng cây quan trọng nhất.
Viện Đại học Mở Hà Nội

19

Nguyễn Thị Nhã


Hoa cẩm chướng được dùng chủ yếu để xuất khẩu, còn các loại hoa khác chỉ
tiêu thụ được ở nội địa. Hai giống cẩm chướng Châu Mĩ và cẩm chướng Địa
Trung Hải của Srilanka rất nổi tiếng trên thị trường thế giới vì phần lớn diện
tích cẩm chướng đều được trồng trong môi trường bảo vệ hoàn toàn.
Năm 1993 và 1994, Thái Lan là nước xuất khẩu hoa lớn thứ tư trên thế
giới với 65,37 triệu đôla năm 19993 và tăng lên 68,2 triệu đô vào năm 1994.
Trong số các loại hoa thì hoa lan là thế mạnh của Thái Lan chiếm 36,16%
tổng sản lượng hoa cả nước. Năm 1994, Thái Lan xuất khẩu 11.897 tấn hoa
lan cắt cành tới Nhật Bản, Italia, Mĩ…
Các loài hoa được trồng ở Châu Á chủ yếu gồm 2 nhóm: nhóm các
giống hoa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới gồm các loài như lan (orchidacea),
Anthurium, hoa đồng tiền(Gerbera ),…Nhóm hoa có nguồn gốc từ vùng ôn
đới như hoa hồng ( Rosa sp.), cúc (Chrysanthemum sp.), layơn (Gladiolus),
cẩm chướng (Dianthus Caryophyllus).
II.2.3.Tình hình sản xuất tại Việt Nam
Bảng 1: Diện tích trồng hoa ở các địa phương (năm 1995)
STT
1

2
3
4
5
6
7
8
9

Tên tỉnh
Diện tích
Hà Nội
1000
Hải Phòng
400
Tp. Hồ Chí Minh
800
Đà Lạt
200
Hà Nam
390
Vĩnh Phúc
300
Quảng Ninh
70
Hải Dương
60
Các tỉnh khác
280
Tổng cộng

3500
Diện tích trồng hoa ở Việt Nam rất khiêm tốn, chiếm khoảng 0,02%
diện tích đất đai. Hoa là cây trồng được nhân dân ta trồng từ lâu đời. Diện tích
trồng hoa tập trung ở các vùng trồng hoa truyền thống ở thành phố, khu công
Viện Đại học Mở Hà Nội

20

Nguyễn Thị Nhã


nghiệp, khu du lịch, nghỉ mát như Ngọc Hà, Quảng An, Nhật Tân,Tây Tựu
(Hà Nội ), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng
Ninh), Thành phố Hồ Chí Minh….Với tổng diện tích khoảng 3500 ha vào
năm 1995 nhưng đến năm 2008 thì diện tích trồng hoa cây cảnh đã tăng lên
gần 3 lần khoảng 12.000 ha
Theo điều tra ở các vùng sinh thái nông nghiệp, Việt Nam có các loại
hoa chính được trồng trong sản xuất là:
Bảng 2: Các loại hoa trồng phổ biến ở Việt Nam
Tên thường gọi

Tên khoa học

Hoa hồng

Rosa sp

Hoa cúc

Chrysanthemum sp


Hoa cẩm chướng

Diathus caryofullus

Hoa layơn

Gladiolus communis

Hoa thược dược

Dahlia pinnata cav

Hoa lan

Orchidaceae

Hoa trà mi

Camellia japonica nois

Trong các loại hoa thì hoa hồng có tỉ lệ cao: 35 – 40%, hoa cúc: 25%,
layơn: 15%, và các loại hoa khác: 20 – 25%
Việt Nam, cũng như các nước Châu Á khác có các điều kiện thuận lợi
cho sản xuất hoa là:
- Có nguồn gen cây hoa phong phú, đa dạng
- Khí hậu nhiệt đới
- Lao động dồi dào, giá lao động thấp
- Hiện nay, Chính phủ khuyến khích đầu tư phát triển hoa. Hoa hiện
đang là cây trồng được khuyến khích phát triển trong chủ trương chuyển đổi

cơ cấu cây trồng

Viện Đại học Mở Hà Nội

21

Nguyễn Thị Nhã


Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì chúng ta cũng có những khó
khăn trong sản xuất:
-Thiếu giống hoa đẹp, chất lượng cao, các giống hoa thường phải nhập
từ bên ngoài.
- Chưa đủ kĩ thuật sản xuất, chế biến thương mại
- Thiếu vốn đầu tư ban đầu
- Cơ sở hạ tầng cho việc chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu còn
hạn chế.
- Thông tin thị trường chưa đầy đủ
- Thiếu vốn đầu tư cho nghiên cứu, đào tạo cán bộ.
- Thuế cao, kiểm dịch khắt khe của các nước nhập khẩu
Kỹ thuật sản xuất hoa – cây cảnh ở Việt Nam chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm truyền thống, nhân giống hoa chủ yếu áp dụng phương pháp nhân
giống cổ truyền, phương pháp này có nhược điểm là chất lượng giống không
cao, cây hoa trồng lâu dễ bị thoái hóa giống, bệnh virut có nhiều khả năng lan
truyền và phát triển, từ đó làm giảm phẩm chất hoa.
Bên cạnh đó điều kiện bảo vệ trong sản xuất hoa ở Việt Nam còn hạn
chế. Phần lớn hoa ở Việt Nam hiện nay còn trồng ở điều kiện tự nhiên ngoài
đồng ruộng, không có điều kiện che chắn bảo vệ cây hoa. Chỉ có một diện tích
rất nhỏ thí nghiệm, vườn ươm,… là được che chắn bằng nilon, tre, nứa…để
bảo vệ cây hoa tránh mưa, bão, nắng, sương muối….Trồng trong điều kiện tự

nhiên có ưu điểm là giá thành thấp, nhưng người dân không chủ động và
phẩm chất hoa do ảnh hưởng của mưa nắng, sương giá làm giảm chất lượng.
Trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiện nay, hoa được
người nông dân đặc biệt quan tâm bởi hiệu quả kinh tế của nó. Hoa có ý nghĩa
to lớn trong nền kinh tế. Các vùng trồng hoa thường có đời sống cao hơn các
vùng khác. Qua điều tra ở tất cả các vùng sản xuất cho thấy trồng hoa có hiệu
quả cao hơn hơn trồng các cây khác. So với lúa, hiệu quả trồng hoa thường
cao hơn từ 5 – 10 lần.
Viện Đại học Mở Hà Nội

22

Nguyễn Thị Nhã


Theo điều tra sản xuất hoa tại Hà Nội, năm 1995 cho thấy, tuy Hà Nội
chưa có xuất khẩu hoa, hoa mới trồng để cung cấp cho thị trường trong nước
nhưng diện tích hoa của Hà Nội đã hơn 500ha. Nếu so với sản xuất 2 vụ lúa
và 1 vụ màu thì sản xuất hoa có giá trị sản lượng tăng 6,2 lần, chi phí tăng 2,5
lần nhưng lợi nhuận tăng 11,8 lần.
Sản xuất hoa đã làm giàu nhanh cho các vùng trồng hoa, vì vậy diện
tích trồng hoa đã tăng lên nhanh chóng. Diện tích hoa của Hà Nội năm 1995
tăng 12,8 lần so với năm1990,năm 1996 tăng 30,6 lần so với năm 1995. Các
vùng hoa
ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Hải Phòng, Quảng Ninh cũng đem lại hiệu
quả kinh tế cao, diện tích hoa ngày càng mở rộng.
Ở Việt Nam, hoa cẩm chướng được trồng rộng rãi ở Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh. Các vùng chuyên trồng hoa như: An
Hải (Hải Phòng), Tây Tựu, Phú Thượng (Hà Nội), trồng nhiều hoa cẩm
chướng. Trước đây, cẩm chướng phải nhập từ nước ngoài vào mùa hè, nhưng

giờ đây thì cẩm chướng từ Đà Lạt, Lào Cai đang chiếm ưu thế trong thị
trường trong nước.
Các loài cẩm chướng thường trồng phổ biến ở Việt Nam hiện nay gồm
3 loài là Dianthus barbatus L., Dianthus chinensis L. và Dianthus
caryophyllus L.. Cây hoa cẩm chướng trồng ở các vùng có độ cao khác nhau,
chất lượng hoa sẽ khác nhau. Vì vậy, tùy thuộc vào đặc điểm của từng loài
hay từng giống để có cách trồng cho phù hợp.
Hiện nay, nước ta còn có một số giống cẩm chướng mới được du nhập
từ Califocnia: Đó là các giống Dianthus Amazon trồng ngoài vườn hay trong
nhà plastic. Cây cao, thân cứng cáp, lá bóng láng, hoa viền, màu sắc tươi
thắm, cành hoa cắm trong bình rất lâu so với các loài khác, từ 12-14 ngày. Hai
giống Amazon Cherry và Neon Purple, rất thích hợp trồng ở nơi có khí hậu
mát hay ở vùng núi cao nước ta, cánh hoa màu tím nhung. Giống Magic tam
sắc, mầu hoa tím hay hồng đậm ngay trên một đỉnh thân. Giống Bó h oa Tím (
Viện Đại học Mở Hà Nội

23

Nguyễn Thị Nhã


Bouquet Purple) có hoa màu tím, cây cao mảnh khảnh. Thường cắt cành làm
thành bó hoa để bán. Hoa đẹp, có mùi hương thơm dịu, được trồng ở trong
bồn, thích hợp cho các mùa khác nhau.
Hiện nay, nhà nước ta đã đề ra những phương hướng sản xuất hoa ở
nước ta dựa vào những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất hoa là:
- Cần đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển hoa ở Việt Nam để
khai thác hợp lí, tận dụng tiềm năng, khắc phục hạn chế khó khăn đem lại
hiệu quả cao cho sản xuất hoa ở Việt Nam.
- Tăng cường đào tạo cán bộ về hoa, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật

sản xuất, chế biến hoa của thế giới vào điều kiện sản xuất của vùng.
Tập trung nghiên cứu, cải tiến giống, đầu tư, phát triển các loài hoa
nhiệt đới quý, đẹp, có khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên của các
vùng. Phát triển các loại hoa ôn đới theo mùa và các vùng thích hợp.
- Tạo cơ sở vật chất kỹ thuật sản xuất, chế biến, bảo quản hoa như nhà
lưới, nhà kính, nhà che cho hoa…
- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ hoa

PHẦN THỨ BA
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Viện Đại học Mở Hà Nội

24

Nguyễn Thị Nhã


III.1. Vật liệu nghiên cứu
- Gồm 8 giống cẩm chướng chùm được nhập nội từ Đài Loan:
Lấy giống DB1 là giống được trồng phổ biến ở Việt Nam làm giống đối
chứng.
Bảng 3: Các giống cẩm chướng tham gia thí nghiệm
STT
1
2
3
4
5
6


Kí hiệu giống
DB1
DB2
DB3
DB4
DB5
DB6

Tên khoa học
Dianthus barbatus Emily
Dianthus barbatus Red lulu
Dianthus barbatus Egon
Dianthus barbatus Goya
Dianthus barbatus Light pink
Dianthus barbatus Mey

Màu sắc
Trắng
Đỏ
Đỏ hồng
Tím
Hồng
Đỏ trắng

DB7
DB8

cheng
Dianthus barbatus Mey fu

Dianthus barbatus Cremona

Hồng trắng
Tím trắng

7
8

- Giá thể sử dụng
+ Đất
+ Trấu hun
+ Vụn xơ dừa
III.2. Nội dung nghiên cứu
III.2.1. Đánh giá đặc tính nông sinh học của các giống hoa cẩm chướng nhập
nội
- Theo dõi đặc điểm thực vật học của các giống cẩm chướng nhập nội
- Nghiên cứu các thời kì sinh trưởng và phát triển và khả năng ra hoa
của các giống cẩm chướng
- Đặc điểm về chất lượng hoa của các giống cẩm chướng
- Điều tra thành phần sâu bệnh hại trên các giống hoa cẩm chướng.
III.2.2. Ảnh hưởng của giá thể tới sự nảy mầm của hạt giống và ảnh hưởng
của biện pháp bấm ngọn tới khả năng phân cành của một số giống cẩm
chướng.
Viện Đại học Mở Hà Nội

25

Nguyễn Thị Nhã



- Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến tỉ lệ nảy mầm của các giống
cẩm chướng
- Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp bấm ngọn tới khả năng phân
cành của một số giống cẩm chướng trong thí nghiệm.
III.3. Phương pháp nghiên cứu
- Ở nội dung nghiên cứu 1, thí nghiệm được bố trí theo phương pháp
tuần tự một lần không nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm cho mỗi công thức
là 20m2
- Ở nội dung nghiên cứu 2, thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên
nhắc lại 3 lần. Mỗi lần nhắc là 10m2.
- Ở các thí nghiệm, theo dõi đo đủ 30 cây/ giống thí nghiệm, sau lấy kết
quả trung bình.
III.4. Các chỉ tiêu theo dõi
III.4.1. Các chỉ tiêu về đặc điểm thực vật học:
Đặc điểm hình thái cơ bản của các giống bao gồm các đặc điểm về
thân, lá, hoa.
III.4.2.Các chỉ tiêu về sinh trưởng:
- Tỉ lệ nảy mầm (%):
+ Theo dõi thời gian hạt bắt đầu mọc
+ Theo dõi thời gian có 10% hạt mọc
+ Theo dõi thời gian khi hạt nảy mầm 90%
Tính tỉ lệ nảy mầm khi thời gian nảy mầm kết thúc:

Số hạt nảy mầm
Tỷ lệ nảy mầm =

x 100%
Tổng số hạt gieo

- Chiều cao của cây (cm): Được đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng

- Số lá trên cây (lá/cây): được đếm toàn bộ số lá từ gốc đến ngọn/số cây
Viện Đại học Mở Hà Nội

26

Nguyễn Thị Nhã


×