Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luận môn Kế hoạch hóa: kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cướikinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.08 KB, 21 trang )

Tiểu luận: Kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Nền kinh tế xã hội của đất nước muốn phát triển với tốc độ cao và tăng trưởng
bền vững cần phải đầu tư phát triển. Công cuộc đầu tư phải tiến hành trong thời gian
khá dài và chứa đựng những yếu tố rủi ro. Trong thời gian chuẩn bị đầu tư, khâu lập
kế hoạch đầu tư là hết sức quan trọng. Nếu đầu tư sai, không đúng mục đích sẽ gây
lãng phí các nguồn lực, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế xã hội đất nước; ngược
lại, đầu tư đúng mục đích, hiệu quả sẽ góp phần vào sự phát triển nền kinh tế đất
nước, các vấn đề xã hội cũng được giải quyết. Trong quản lý đầu tư và lập kế hoạch
đầu tư, việc tuân thủ các nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư cần phải được quán triệt và
tuân thủ nghiêm túc nhằm phát triển một nền kinh tế đúng hướng và bền vững.
Kế hoạch hoá là một hoạt động không thể thiếu đối với tất cả các ngành kinh tế xã hội. Đó là một công cụ quan trọng, giúp người quản lý chủ động trù liệu trước tình
hình, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để điều hành công việc, nhằm đạt được mục tiêu
hoạt động trong từng thời kỳ một cách hiệu quả nhất.
Sau khi học tập và nghiên cứu chuyên đề, tôi chọn cho mình đề tài: “Kế hoạch
đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Giả thuyết:
Đầu năm 2016, sau hơn 20 năm tiết kiệm thì tôi có được 5 tỷ đồng quỹ nhàn rỗi.
Sau khi cân nhắc trong việc sử dụng số tiền đó, tôi quyết định đầu tư xây dựng
và quản lý nhà hàng tiệc cưới tại thị trấn A Lưới. Mục tiêu tôi đặt ra là năm đầu
thu được lợi nhuận là trên 1,5 tỷ đồng, các năm kế tiếp ít nhất bằng 1,3 lần năm
kế trước đó(tăng >=30%). Đến năm 2021, tổng lãi thu được là trên 15 tỷ đồng.
PHẦN II: NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
a) Dự báo:
1
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Tiểu luận: Kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới


Theo nhà dự báo và kinh tế học người Mỹ E.Janch: Dự báo là “sự khẳng định
mang tính xác suất về tương lai của đối tượng dự báo”.
Theo các nhà khoa học Liên Xô(V.Gluskov, M.Gvishiani, V.Lishishkin,...):
Dự báo là một giả thuyết gồm nhiều phương án về các kết quả khả dĩ, các con đường
phát triển trong tương lai, cũng như các nguồn lực và các biện pháp tổ chức cần thiết
để đạt được các phương án đó.
Trong cuốn thuật ngữ về dự báo của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô(1977) thì
coi “ Dự báo là một phán đoán có cơ sở khoa học về các tình trạng có thể có của đối
tượng trong tương lai và con đường, thời hạn để đạt tới tình trạng đó”.
Tuy nhiên, để phân biệt với các khái niệm khác trong lĩnh vực hoạt động nhận
thức của con người về tương lai, cần nhận rõ khái niệm dự báo bao gồm các nội dung
đặc trưng sau:
-Đó là kết quả hoạt động nhận thức của con người về tương lai của đối tượng
được dự báo, trong một thời gian và không gian nhất định.
- Kết quả có luận cứ khoa học;
- Có nhiều phương án;
- Chỉ ra được kết quả hoặc trạng thái của đối tượng trong tương lai;
- Chỉ ra được các con đường, các biện pháp, phương tiện và điều kiện để đạt tới
kết quả.
- Lường trước, chỉ ra được các ảnh hưởng đến những đối tượng liên quan trong
quá trình đối tượng dự báo chuyển trạng thái đến tương lai.
*Các cấp độ dự báo:
- Giả thuyết: là sự tiên đoán khoa học ở cấp độ lý luận chung, mang nặng tính định
tính nhiều hơn và trong khoảng một thời gian tương đối dài.
- Dự báo: kết quả mang tính xác định, độ tin cậy cao hơn giả thuyết, không chỉ có
nhiều tính định tính mà hàm lượng định lượng cũng cao hơn. Dự báo là sự tiên đoán
khoa học ở cấp độ ứng dụng cụ thể.
2
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV



Tiểu luận: Kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới
- Kế hoạch hóa: kết quả của hoạt động này chính xác, chi tiết hơn, với những mục
tiêu rất cụ thể. Không chỉ dự báo kết quả, mà còn đưa ra các giải pháp, các cân đối
điều kiện để đảm bảo việc thực hiện và đưa đến kết quả.
* Sự lựa chọn kết quả trong dự báo:
Một trong những đặc trưng quan trọng của dự báo là kết quả có nhiều phương án.
Vấn đề đặt ra là sẽ lựa chọn phương án nào? Trách nhiệm của người làm dự báo là
phải chỉ ra phương án có độ sai lệch ít nhất, trên cơ sở phân tích yếu tố ảnh hưởng
trong các trạng thái phát triển trung gian của đối tượng. Sự phối hợp các khoa học để
phân tích , lựa chọn kết quả là rất phức tạp. Tuy vậy, có thể tiếp cận sự lựa chọn theo
các phương pháp sau:
-

Phương pháp tối ưu hóa: trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng, loại trừ dần
các phương án có độ tin cậy thấp, từ đó tập trung các điều kiện để tối ưu hóa
phương án đã chọn.

-

Các phương pháp lựa chọn không tối ưu hóa, gồm: Thử nghiệm; mô phỏng;
dựa theo ý kiến lãnh đạo; phương pháp dựa theo truyền thống; lựa chọn theo
thói quen; lựa chọn theo linh cảm.
Lựa chọn luôn luôn là một hoạt động khó khăn. Người quản lý phải tính toán, tìm

cách để lựa chọn được cách lựa chọn tốt nhất cho các tình huống dự báo. Có như vậy
mới tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và quan trọng là chớp được thời cơ khi ra các
quyết định quản lý. Làm được như vậy, nghĩa là đã tiết kiện được tư duy, theo như
cách gọi của J.B. Nugent.
b) Quy trình kế hoạch hóa

Quy trình kế hoạch hóa là một cấp độ của dự báo, mức độ dự báo các trạng thái
sẽ giảm dần về thời gian, tăng dần về tính chủ thể của các chỉ tiêu và biện pháp.
Kế hoạch hóa là một trạng thái hoạt động của con người, bao gồm các bước tiến
hành và công việc cụ thể.
Quy trình kế hoạch hóa được thực hiện qua sơ đồ:
Chiến lược phát triển->Quy hoạch phát triển->kế hoạch phát triển
3
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Tiểu luận: Kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới
c) Chiến lược phát triển
Chiến lược: Là để chuyển hệ thống từ trạng thái ban đầu A qua các trạng thái trung
gian Ai(i=1,2,3,...n) để đến trạng thái mục tiêu B(trạng thái tương lai), mà B luôn là sự
phát triển từ A.
Chiến lược phát triển:
Theo nghĩa rộng: Chiến lược phát triển là việc xây dựng các chiến thuật mưu lược
để đưa hệ thống đang quản lý đạt đến mục tiêu đã định.
Các định nghĩa về chiến lược phát triển:
Chiến lược phát triển là một hình thức của chính sách, nhằm xác định mục tiêu cơ
bản, lâu dài của sự phát triển và các phương tiện để thực hiện mục tiêu đó.
Chiến lược phát triển là sự tiền định về trạng thái tương lai, các trạng thái chuyển
tiếp; động lực và cơ chế chuyển hóa để đưa sự vật từ trạng thái này qua trạng thái
khác, đến trạng thái cuối cùng.
Chiến lược phát triển là một “chuỗi mục tiêu”, “chuỗi biện pháp” liên kết với
nhau như một “chuỗi nhân quả”, trong đó “quả cuối cùng” là cái đích của sự phát
triển.
Theo nghĩa hẹp: được xây dựng để đưa một sự vật, hiện tượng hay một hệ thống
đến trạng thái mong muốn.
Chiến lược phát triển đặt ra mục tiêu phát triển cho hệ thống và lấy nó làm kim

cho mọi hoạt động.
Chiến lược phát triển chỉ ra cách làm, cách tháo gỡ, chỉ rõ các điều kiện cân đối
để triển khai các hoạt động, làm cho các trạng thái hiện tại chuyển dịch dần và đạt đến
trạng thái tương lai.
Theo J.B. Nugent, trình độ phát triển kinh tế được hình thành bởi các yếu tố: trình
độ tích lũy vốn, nguồn lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên và công nghệ. Hệ
thống các yếu tố đó có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ , theo phương
trình:
F = f(K,L,R,T)
4
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Tiểu luận: Kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới
Trong đó:
F: trình độ phát triển;
K: tích lũy vốn;
L: nguồn lao động;
R: nguồn tài nguyên;
T: công nghệ
Các hàm chi phối song trùng:
K = f(Y/N, T): vốn phụ thuộc vào lợi tức trên vốn(Y/N) và công nghệ(T);
L = f(Y/N, K, T): lao động phụ thuộc vào lợi tức trên vốn, vốn và công nghệ);
T = f(Y/N, K. Tr): công nghệ lần lượt phụ thuộc vào lợi tức trên vốn, vốn,
thương mại và sự trao đổi lại phụ thuộc lẫn nhau.
d) Quy hoạch phát triển
Quy hoạch phát triển là bước cụ thể hóa của chiến lược phát triển. Nó thống nhất
với chiến lược về mục đích, yêu cầu và là căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển. So
với chiến lược thì tính định lượng của mục tiêu, các giải pháp chi tiết, tính cân đối của
quy hoạch được tính toán chặt chẽ hơn, cụ thể, có bước đi, kết quả rõ ràng hơn chiến

lược.
e) Kế hoạch phát triển
Kế hoạch phát triển là tập hợp các hoạt động cần thiết để đạt được tập hợp các
mục tiêu đề ra.
Trong nội hàm của khái niệm kế hoạch, các “thuộc tính” thành phần được hiểu là:
Mục tiêu: là những gì mong muốn đạt được.
Chỉ tiêu: là một thành phần cụ thể của mục tiêu.
Mục tiêu được coi là hoàn thành khi tất cả các chỉ tiêu của mục tiêu đó đều được thực
hiện thành công.
Hoạt động là việc cần làm để đạt được mục tiêu..
Biện pháp là cách làm để đạt mục tiêu.
Giải pháp là cách tháo gỡ một vướng mắc.
5
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Tiểu luận: Kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới
2.1.2. Hai cách tiếp cận cơ bản trong khoa học dự báo
- Cách thứ nhất: tiếp cận dự báo nghiên cứu(thăm dò – khảo sát)
- Cách thứ hai: tiếp cận dự báo định mức(tiếp cạn theo mục tiêu)
2.1.3. Một số lý luận chung về đầu tư từ quỹ nhàn rỗi
a) Mục địch đầu tư: Nhằm sinh lời, đảm bảo lợi ích xã hội.
b) Một số nguyên tắc đầu tư:
* Phải đảm bảo an toàn khi đầu tư
Việc đầu tư cần phải chú ý đến 3 yếu tố sau đây:
+ Xác định xác suất có thể xảy ra trong quá trình đầu tư.
+ Tính toán chặt chẽ khả năng sinh lời.
+ Xác định lợi ích xã hội của việc đầu tư.
Để đánh giá xác suất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đầu tư, đòi hỏi phải có
những thông tin đầy đủ về các dự án đã được đầu tư trong lĩnh vực dự định đầu tư.

Trên cơ sở đó, trong quá trình đầu tư có thể lựa chọn phương án đầu tư an toàn nhất.
Mặc dù sinh lời ít nhưng an toàn phải được đặt lên hàng đầu.
* Phải có sinh lời
Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, nếu không có sinh lời thì không một nhà
đầu tư nào bỏ tiền ra để đầu tư. Do đó, xét trên giác ngộ kinh tế, sinh lời cũng là mục
tiêu và rất quan trọng.
Để thực hiện được nguyên tắc này, trước hết phải có chiến lược đầu tư tổng thể và
có lộ trình đầu tư trên cơ sở xác định được danh mục đầu tư, các lĩnh vực đầu tư chủ
yếu.
* Đảm bảo lợi ích xã hội
Song song với các yêu cầu hiệu quả về kinh tế nhằm tăng trưởng quỹ, phải đạt
hiệu quả về mặt xã hội, đảm bảo được lợi ích về mặt xã hội.
Đầu tư phải gắn liền với các chính sách xã hội như dân số, lao động, việc làm, cải
thiện môi trường lao động,...
6
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Tiểu luận: Kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới
Các dự án đầu tư phải là động lực cho phát triển kinh tế xã hội và phục vụ đông
đảo người lao động, phải nhằm mục đích nâng cao cuộc sống cho người dân.
2.2. Nội dung kế hoạch hóa cho bài toán đầu tư
2.2.1. Các phương án đầu tư
Phương án 1: Đầu tư khai thác các khu di tích lịch sử và khu sinh thái thác Anor,
thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phương án 2: Mở trường THPT tư thục đạt chất lượng cao tại Thị trấn A Lưới.
Phương án 3: Mở nhà hàng tiệc cưới có quy mô lớn nhất tại A Lưới.
2.2.2. Phân tích các phương án đầu tư
* Phương án 1: Đầu tư khai thác các khu di tích lịch sử và khu sinh thái thác Anor,
thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nội dung: Đầu tư khai thác các khu di tích thời kháng chiến chống Mỹ, bao gồm
các địa điểm: Sân bay A So; Sân bay Ar Lau; Đồi A Bieh; các hầm trú ẩn ở điah bàn
xã Hồng Bắc. Đồng thời xây dựng nhà hàng kiểu truyền thống ngay ở gần thác Anor.
Ưu điểm:
Bảo tồn khu di tích lịch sử; tạo môi trường nghỉ mát lành mạnh.
Khơi dậy lòng tự hào, truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam nói chung và
các dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới nói riêng(Dân tộc: Pa cô, Tà ôi, Ka tu, Pa hy).
Đảm bảo môi trường;
Có thể tạo thu nhập cho người dân bản xứ;
Lợi nhuận cao.
Nhược điểm:
Nhiều rủi ro, thể hiện:
Lượng khách du lịch tham quan, nghỉ mát sẽ biến động(khó kiểm soát, khó dự báo);
Khu vực sinh thái Thác Anor chỉ hoạt động trong mùa hè;
Lợi nhuận phụ thuộc vào mùa, vụ.
* Phương án 2: Mở trường THPT tư thục đạt chất lượng cao tại Thị trấn A Lưới.
7
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Tiểu luận: Kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới
Nội dung: Đầu tư mở trường THPT tư thục ngay tại trung tâm thị trấn A Lưới,
trường có quy mô vừa nhưng cơ sở vật chất được trang bị hiện đại, đội ngũ giáo viên
và quản lý giỏi.
Ưu điểm:
Tạo điều kiện và cơ hội cho học sinh giỏi được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức; tạo
nguồn cho các trường đại học.
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; nâng cao vị thế của huyện nhà.
Lợi nhuận bền vững.
Nhược điểm:

Số lượng học sinh có điều kiện còn ít; lượng học sinh học giỏi còn hạn chế nên khó
có thể thu hút được học sinh đăng ký vào.
Nguồn vốn còn hạn chế.
* Phương án 3: Mở nhà hàng tiệc cưới có quy mô lớn nhất tại A Lưới.
Nội dung: Mở nhà hàng tiệc cưới ngay ở trung tâm thị trấn A Lưới, nhà hàng gồm
hai tầng. Tầng trệt cho thuê cưới, hỏi, hội nghị,...; tầng hai gồm 10 phòng Karaoke.
Ưu điểm:
Ít sự cạnh tranh(Vì các nhà hàng tiệc cưới ở A Lưới hiện nay đều có quy mô nhỏ,
các phòng Karaoke cũng chưa đạt theo nhu cầu của khách hàng);
Lợi nhuận cao và có tính bền vững;
Kinh doanh lành mạnh nên không ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Nhược điểm:
Khi chạy theo lợi nhuận thì có thể dẫn đến kinh doanh không lành mạnh.
2.2.3. Lựa chọn phương án đầu tư
Sau khi đối chiếu ưu điểm, nhược điểm của các phương án trên, tôi quyết định
chọn phương án 3, tức là quyết định đầu tư xây dựng nhà hàng tiệc cưới có quy mô
lớn nhất A Lưới, cơ sở trang bị hiện đại, chất lượng cao. Ở tầng hai gồm 10 phòng
karaoke với dàn âm thanh tốt nhất.
8
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Tiểu luận: Kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới
Địa điểm xây dựng: ngay ở trung tâm thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Tên dự án: “Nhà hàng tiệc cưới Huyền My”
2.2.4. Phân tích bối cảnh thị trường
a) Bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội
Ngày nay nhân loại đang từng bước sử dụng tri thức cho phát triển và đang hình
thành nền kinh tế dựa vào tri thức, đứng trước thời cơ như vậy, Việt Nam tìm cách để

tận dụng một cách tốt nhất những cơ hội có được nhằm đưa ta trở thành một nước
công nghiệp theo hướng từng bước hiên đại. Thực tế cho thấy, kinh tế nước ta đang
phát triển với mức tăng trưởng khá cao, đời sống người dân được nâng lên rõ rêt, từ
đó kéo theo nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao hơn. Chẳng hạn, để tổ chức một đám
cưới, lễ đính hôn, sinh nhật,...thì họ đều tìm cho mình một không gian rộng, chất
lượng phục vụ tốt, giá cả phải chăng. Để tìm nơi giải trí sau bữa tiệc, họ thường tìm
đến các phòng karaoke với dàn âm thanh chất lượng để hát cho nhau nghe, giao lưu,
gặp gỡ....
Nhà hàng tiệc cưới kết hợp với việc kinh doanh Karaoke là lĩnh vực kinh doanh
mới mẻ và đầy tiềm năng, hiện tại chưa có nhà đầu tư nào ở A Lưới làm theo mô hình
này.
b) Thị trường mà dự án hướng tới
Dự án hướng tới thị trường cung cấp dịch vụ cưới, hỏi và giải trí ca hát. Ở A
Lưới, hình thức kinh doanh nhà hàng tiệc cưới, quán karaoke cũng xuất hiện từ khá
lâu, nhưng quy mô và chất lượng không đảm bảo. Còn dự án sẽ chú ý nhiều đến nhu
cầu ngày càng cao của khách hàng, vì vậy dự án hướng tới việc đầu tư trang thiết bị
chất lượng tốt, kiểu mới lạ, chất lượng phục vụ tốt nhất.
Thị trường mà dự án hướng tới là tất cả khách hàng ở A Lưới, tuy nhiên trọng
điểm vẫn là khách hàng có điều kiện về kinh tế, sẵn sàng bỏ ra tiền để đáp ứng nhu
cầu.
c) Đối thủ cạnh tranh
9
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Tiểu luận: Kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới
Nhà hàng Bình Minh; Nhà hàng Nhật Minh.
d) Nguy cơ rủi ro
Về chính trị: không có rủi ro, vì hoạt động của nhà hàng không tác động tới chính
trị.

Về pháp lý: không có rủi ro, vì dự án được thành lập hợp pháp.
Về văn hóa: không có rủi ro, vì các hoạt động đều lành mạnh, tuyệt đối không đưa
vào các hình thức kinh doanh không lành mạnh.
2.2.5. Mô tả dự án
a) Quy mô dự án
Dự án hướng tới quy mô khá lớn với trang thiết bị hiện đại, chất lượng kết hợp với
không gian giải trí karaoke nhằm phục vụ cho đông đảo khách hàng có nhu cầu ca hát.
b) Dịch vụ thực hiện
Dịch vụ cưới, hỏi: Các món ăn đặc sản; các món ăn là sự kết hợp có chọn lọc giữa
hải sản biển, cá suối, với món ăn đặc sản của người đồng bào A Lưới; Nước uống thì
theo yêu cầu của khách hàng. Sân khấu được thiết kế theo phong cách Hàn, hiện đại,
dàn âm thanh chất lượng.
Dịch vụ karaoke: Phòng hát được trang trí phù hợp cho các lứa tuổi, dàn âm thanh
tốt nhất, menu bài hát được cập nhật thường xuyên. Ở mỗi phòng hát sẽ bố trí các loại
snack, nước uống, bia Huda dựa trên nhu cầu của từng khách hàng.
Nhân viên phục vụ tận tình chu đáo, hết lòng vì khách hàng.
c) Các bên đối tác
Các nhà phân phối hải sản tươi ở Huế; những nhà cung cấp khác.
Tiệm kinh doanh điện máy Duy Hiền ở A Lưới.
MC, nhạc công, ca sĩ , nhóm múa ở A Lưới.
d) Chiến lược và triển vọng
Khi nhà hàng đi vào hoạt động ổn định sẽ đem lại những lợi ích về kinh tế nhất
định và thương hiệu sẽ được biết đến rộng rãi hơn, từ đó dự án sẽ tiếp tục triển khai
10
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Tiểu luận: Kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới
nhân rộng mô hình này ở những nơi khác với quy mô và chất lượng ngày càng cao,
đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng.

e) Điểm lại cơ hội, thách thức
* Cơ hội:
Hiện nay, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao kéo theo sự
đáp ứng nhu cầu cao là điều không thể thiếu được.
Việc đầu tư xây dựng một nhà hàng chất lượng hiện đại, cung cách phục vụ
chuyên nghiệp, chu đáo, đảm bảo “Khách hàng là thượng đế” đang là một lĩnh vực
tiềm năng tại Việt Nam nói chung, và ở A Lưới nói riêng.
Sự khác biệt của mô hình này so với nhũng mô hình mà các nhà đầu tư ở A Lưới
đã làm là ở chỗ: Sự khác biệt nằm ở ngay trong không gian, sản phẩm, dịch vụ, và
hình thức kinh doanh còn khá mới mẻ.
* Thách thức: Người đầu tư chưa có kinh nghiệm trong cạnh tranh.
f) Vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư là 5 tỷ đồng.
g) Thị trường trọng tâm
Đối tượng khách hàng là những người có điều kiện về kinh tế, những người có nhu
cầu cao về giải trí, sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ.
h) Lợi thế sản phẩm dịch vụ
Sản phẩm dịch vụ mà nhà hàng cung cấp đều nhằm thỏa mãn được nhu cầu của
những khách hàng tới đó, đồng thời giúp khách hàng có một không gian lý tưởng,
thoải mái nhất để thưởng thức, trải nghiệm các món ăn ngon, hấp dẫn với dàn âm
thanh, ánh sáng hoành tráng.
Nhà hàng cũng luôn chú trọng trong việc tạo ra sự mới mẻ bằng cách thêm những
món mới vào thực đơn; trang phục nhân viên phục vụ, cách trang trí hội trường cũng
thay đổi thường xuyên,...Điều này có thể duy trì được khách hàng thường xuyên và
tiếp cận đến với những đối tượng khách hàng mới.
i)

Giá cả
11
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV



Tiểu luận: Kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới
Bảng 1: Bảng giá một số sản phẩm
Đơn vị: Đồng
STT

Tên sản
phẩm

1

Karaoke

2

Tiệc

Đơn vị
Giờ(h)
Suất

Giá/phòng

Ghi chú

70,000
80,000
100,000
115,000

130,000
145,000

02 phòng nhỏ
04 phòng vừa
02 phòng rộng
Phụ thuộc món ăn khách
hàng chọn

Nước uống, snack, trái
3

cây,...giá cả phụ thuộc
vào từng loại.

j) Mục tiêu yêu cầu hướng tới
- Cung cấp dịch vụ phải phong phú, đa dạng, có chất lượng và luôn luôn được
cập nhật.
- Đào tạo nhân viên phục vụ trẻ trung, nhiệt tình, với phong cách phục vụ
chuyên nghiệp tạo cảm giác sự gần gũi, thoải mái và ấm cúng cho khách hàng.
- Nhà hàng nỗ lực để trở thành một điểm lý tưởng bậc nhất ở A Lưới. Dự án sẽ
xây dựng các tiêu chí riêng của mình để tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng đối với
mọi sản phẩm dịch vụ mà nhà hàng cung cấp.
- Mục tiêu về lợi nhuận:
Phấn đấu chiếm lĩnh được thị trường bởi vì khả năng cạnh tranh cao so với các
loại hình dịch vụ khác; mức độ sinh lời ngày càng tăng
Phấn đấu đạt được lợi nhuận ngay từ năm đầu hoạt động.
2.2.6. Kế hoạch marketing
- Lựa chọn hình thức tiết kiệm , kinh tế nhưng mang lại hiệu quả cao. Cụ thể là:
Quảng cáo, đăng tin rộng rãi trên các trang web của các cơ quan, doanh nghiệp trên

địa bàn.
12
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Tiểu luận: Kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới
Phát tờ rơi;
Các hình thức khác: tuyên truyền, in ấn trên bao bì, khuyến mãi, quà tặng,..
Giảm giá nhân dịp các ngày lễ lớn.
2.2.7. Phân tích cạnh tranh
a) Lợi thế
Hiện nay ở huyện A Lưới có vài nhà hàng và nhiều quán karaoke. Tuy nhiên các
nhà hàng đều có quy mô nhỏ, không gian hẹp, dịch vụ chưa đảm bảo,...Còn quán
karaoke mọc ở nhiều nơi, nhưng hình thức kinh doanh còn lạc hậu, phong cách phục
vụ không chuyên nghiệp, dàn âm thanh, phòng ốc chất lượng thấp.
Trong khi “Nhà hàng huyền My” lại có quy mô hơn hẳn, chất lượng dịch dụ vượt trội
bởi tất cả nhân viên đều phải trải qua lớp đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.
b) Điểm yếu
Chưa có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, trong khi đối thủ lại có lợi thế về
kinh nghiệm kinh doanh, lượng khách quen,...
2.2.8. Kế hoạch nhân sự
a) Người quản lý và kế toán
Số lượng: 02 người.
01 người quản lý, điều hành nhân viên và làm kế toán trưởng.
01 người làm kế toán kinh doanh karaoke.
Yêu cầu: chuyên nghiệp, có uy tín.
b) Nhân viên kỹ thuật
Số lượng: 02 người.
Nhiệm vụ: Phụ trách về kỹ thuật tại hội trường và các phòng karaoke.
c) Nhân viên phục vụ

Đây là những người trực tiếp tiếp xúc và phục vụ khách hàng, vì vậy việc lựa chọn
họ phải dựa vào các tiêu chí: có khuôn mặt ưa nhìn; luôn biết đặt khách hàng là trung
tâm; phục vụ khách hàng với thái độ tận tình và chu đáo nhất; biết tạo ấn tượng cho
khách hàng.
13
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Tiểu luận: Kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới
Số lượng: 12 người, trong đó: 10 nhân viên được hợp đồng theo ngày; 02 nhân viên
hợp đồng dài hạn.
d) Đầu bếp, nhân viên chế biến
Số lượng: 04 người, trong đó: 01 hợp đồng dài hạn, còn lại hợp đồng theo ngày.
e) Bảo vệ
Số lượng: 02 người.
Nhiệm vụ: bảo đảm trật tự và tài sản khách hàng tại khu vực bên ngoài nhà hàng,
đồng thời có trách nhiệm bảo vệ của cải vật chất bên trong nhà hàng.
2.2.9. Dự báo tài chính
a) Mua đất và xây dựng nhà hàng
Tổng: 2.500.000.000 đồng.
b) Chi phí đăng ký kinh doanh
Tổng: 15.000.000 đồng.
c) Mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất
Bảng 2: Bảng tính mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất
Đơn vị: triệu đồng
STT
Tên thiết bị
1
Máy chiếu
Dàn âm thanh cho

2
hội trường
3
4

5
6
7
8
9

Đơn vị
Bộ

Số lượng
02

Đơn giá
39

Thành tiền
78

Bộ

01

85

85


Dàn karaoke
Bàn ghế tròn
Bàn ghế vuông dài

Bộ
Bộ
Bộ

10
100
02

40
6
12

400
600
24

Bàn ghế vuông vừa
Bàn ghế vuông nhỏ
Máy phát điện
Máy điện thoại nội

Bộ
Bộ
cái


04
05
01

7
5
10

28
25
10

cái

12

0.3

3.6

cái
Bộ
cái

14
02
04

5.5
10

7

77
20
28

bộ
Máy điều hòa
Máy vi tính, máy in
Tủ lạnh

14
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Tiểu luận: Kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới
10
11

Bếp gas, nồi điện,

100

chén, bát,...
Chi phí khác
Tổng 1(T1):

20
1,498.6


d) Chi phí nhân công, marketing, sinh hoạt phí
- Chi phí nhân công
Bảng 3: Bảng lương nhân viên trong 01 năm
Đơn vị: triệu đồng
STT

Chức danh
Người quản lý kiêm

1
2
3

kế toán trưởng
Kế toán karaoke
Nhân viên kỹ thuật
Nhân viên phục vụ
cố định
Nhân viên phục vụ
hợp đồng
Đầu bếp

4

Bếp trưởng

5

Bảo vệ
Chi phí phát sinh

Tổng 2(T2):
- Chi phí marketing: 5,000,000 đồng.

Mức

Mức

lương/tháng

lương/năm

01

5

60

01
02

3
2.8

36
67.2

02

3.2


76.8

10

2.2

264

03

4.5

162

01
02

5
2.5

60
60
2.5
788.5

Số lượng

- Chi các khoản sinh hoạt phí:
Bảng 4: Bảng các khoản chi về điện, nước, thông tin liên lạc,
vệ sinh môi trường

Đơn vị: Triệu đồng
STT
Tên khoản chi phí
1 Tiền điện
2 Tiền nước

01 tháng
5
1.1

01 năm
60
13.2
15

Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Tiểu luận: Kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới
3
4
5
6

Tiền internet
Tiền vệ sinh môi trường
Tiền điện thoại
Chi phí phát sinh thêm
Tổng 3(T3)
f) Nộp thuế


0.33
0.18
0.2

3.96
2.16
2.4
3
84.72

Trung bình: 500,000đ/tháng; 6,000,000đ/năm
e) Chi phí nguyên vật liệu
Bao gồm các khoản chi cho nhiên liệu, nguyên liệu chế biến,...
Chi phí không dự kiến được vì luôn biến động.
f) Các chi phí không dự kiến
Được sử dựng trong các trường hợp rủi ro, bất trắc hoặc sữa chữa máy móc thiết bị,
những phát sinh bất ngờ xảy ra trong hoạt động của nhà hàng. Đó cũng có thể là các
khoản chi thưởng cho nhân viên vào dịp tết, lễ.
Ước tính: 5,000,000đ/tháng; 60,000,000đ/năm.
*Vậy, ước tính tổng chi nhân công, marketing, sinh hoạt phí,...: 933,220,000đ/năm.
2.2.10. Dự báo doanh thu
a) Dự báo doanh số
Dịch vụ thuê hội trường: Trung bình 16 lần/tháng; 500 khách/lần.
Dịch vụ karaoke: thời gian hát trung bình 2.2 giờ/phòng/ngày; 660 giờ/10
phòng/tháng.
Lãi từ phục vụ đồ ăn, đồ uống ngày càng tăng.
b) Dự báo doanh thu
Doanh thu từ riêng dịch vụ cho thuê hội trường:
96,000,000đ/tháng; 1,152,000,000đ/năm.

Doanh thu từ karaoke(tính riêng phần giờ hát):
52,800,000đ/tháng; 633,000,000đ/năm.
Lãi từ phục vụ đồ ăn, đồ uống:
90,000,000đ/tháng; 1,080,000,000đ/năm.
16
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Tiểu luận: Kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới
Tổng doanh thu năm thứ nhất: 2,859,000,000đ
Số tiền lời: 1,925,780,000đ
Dự báo tổng doanh thu từ năm thứ 2 trở đi bằng 135% tổng doanh thu năm kế trước.
2.2.11. Thẩm định dự án
Tổng vốn bỏ ra mua đất, thủ tục kinh doanh, tiền xây dựng nhà hàng, cơ sở trang
thiết bị:
T0 = 2,500,000,000 + 15,000,000 + 1,498,600,000 = 4,013,600,000 (đồng)
Số tiền vốn còn lại:
Tv = 5,000,000,000 - T0 = 986,400,000 (đồng)
* Dự tính hoạt động năm thứ nhất:
Số tiền Tv dùng để chi trả nhân công, công tác phí,...
Tổng chi phí nhân công, marketing, sinh hoạt phí trong một năm:
T4 = T2 + T3 + 60,000,000 +6,000,000 = 939,220,000 (đồng)
Riêng tiền chi mua thức ăn, đồ uống và chi phí liên quan khác thì được tính như sau:
Tiền chi phục vụ cho lần sau được trích từ số tiền thu được của lần trước.
Tiền lời ước tính trong 01 tháng là:
10,000,000(từ karaoke) + 16*5,000,000(từ nhà hàng) = 90,000,000 (đồng)
Trong 01 năm sẽ là: DT(1) = 12*90,000,000 =1,080,000,000 (đồng)
Doanh thu từ karaoke(tính riêng phần giờ hát):
Có tất cả 10 phòng karaoke, trung bình số giờ hát 2.2(h)/phòng, mỗi giờ khách hàng
phải trả trung bình 03 loại phòng là 80,000 (đồng). Vậy mỗi tháng thu được là:

[2,2(h)*10(phòng)*30(ngày)]*80,000(đồng) = 52,800,000 (đồng);
Cả năm thu được là: DT(2) = 12*52,800,000 = 633,600,000 (đồng).
Doanh thu từ thuê hội trường:
Ước tính mỗi tháng được 16 lần thuê, mỗi lần thuê trung bình 500 khách, mỗi ghế có
giá cho thuê là 12,000 (đồng).
Mỗi tháng thu được: 16*500*12,000 = 96,000,000 (đồng);
Cả năm thu đươc: DT(3) =12*96,000,000 = 1,152,000,000 (đồng);
17
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Tiểu luận: Kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới
Tổng doanh thu cả năm:
(DT1 +DT2 + DT3 ) – T4 = 1,926,380,000 (đồng);
Riêng tiền gốc(vốn) vẫn còn 986,400,000 (đồng);
Sau năm thứ nhất, khi kinh nghiệm kinh doanh được tích lũy dần thì có thể lợi
nhuận thu được năm sau sẽ tăng nhiều so với năm trước. Tuy nhiên do có sự biến
động về nhân viên, lượng khách hàng,...theo từng năm là khác nhau nên doanh thu các
năm sau sẽ tăng không giống nhau. Nhưng ước tính trung bình lợi nhuận thu được từ
năm thứ hai trở đi sẽ bằng 135% so với năm kế trước. Cụ thể:
Bảng 5: Lợi nhuận qua các năm(Từ 2016 đến 2021)
Đơn vị: Đồng
Năm
thứ
1
2
3
4
5
Tổng


Lợi nhuận
1,926,380,000
2,600,613,000
3,510,828,000
4,739,618,000
6,398,484,000
19,175,923,000

Sau khi trừ tiền vốn xây dựng, mua thiết bị, đăng ký kinh doanh thì lợi nhuận thu
được sau 5 năm là:
19,175,923,000 - T0 = 15,162,323,000 (đồng)
Như vậy, dự án rất khả thi.
2.2.12. Kế hoạch hành động
Xây dựng danh mục các món ăn, nước uống, danh mục liên quan;
Xây dựng thực đơn;
Xây dựng giá thành;
Liên hệ và ký hợp đồng với các nguồn cung cấp nguyên vật liệu;
Tuyển chọn nhân viên;
18
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Tiểu luận: Kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới
Đào tạo nhân viên: thống nhất phong cách và thái độ phục vụ, thực hiện đúng nội
quy và đáp ứng tiêu chuẩn nhà hàng đặt ra;
Tổ chức quảng cáo trên các phương tiện;
Khai trương nhà hàng.
2.2.13. Ý nghĩa của dự án
a) Ý nghĩa kinh tế

Tạo ra lợi nhuận từ nguồn vốn nhàn rỗi của chủ đầu tư.
b) Ý nghĩa xã hội
Nhà hàng khi đi vào hoạt động, bước đầu sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho
những người thất nghiệp trên địa bàn huyện.
Với hình thức kinh doanh như trên sẽ tạo cơ hội cho khách hàng có môi trường giải
trí lành mạnh, không gian thoải mái tiện nghi, góp phần thỏa mãn nhu cầu ngày càng
cao của người dân trên địa bàn huyện A Lưới.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuât- công nghệ phát triển nhanh và đang
trở thành lực lượng sản xuất chính cho xã hội, kéo theo mức sống người dân được
nâng lên rõ rệt. Khi mức sống cao thì kéo theo nhu cầu được thỏa mãn ngày càng cao
hơn. Đó là chuyển từ được thỏa mãn nhu cầu cơ bản(nhu cầu sinh học) lên đến nhu
cầu tự khẳng định(muốn được làm việc mình thích), đúng như nhà tâm lý học Maslow
đã đề cập trong Thuyết nhu cầu. Ý tưởng của dự án cũng xuất phát từ những nhu cầu
thiết thực đó.
Với sự hướng dẫn của thầy Lê Khánh Tuấn cùng với nỗ lực của bản thân, tôi tin
rằng dự báo và kế hoạch hóa được lập ra khá chặt chẽ, khá chi tiết, dự án có tính khả
thi, đồng thời sẽ hứa hẹn sẽ đem lại những lợi ích nhất định, góp phần phát triển kinh
tế xã hội trên địa bàn huyện nhà./.

19
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Tiểu luận: Kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Lê Khánh Tuấn, Dự báo và kế hoạch hóa trong quản lý giáo dục, ĐHSP Huế;
2/ Nguyễn Bạch Nguyệt,Từ Quang Phương, Giáo trình kinh tế đầu tư, Đại học Quốc
dân.


20
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV


Tiểu luận: Kế hoạch đầu tư vào nhà hàng tiệc cưới
MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu.................................................................................
Phần II: Nội dung.............................................................................
2.1. Cơ sở lý luận........................................................
2.1.1. Một số khái niệm liên quan....................................................
2.1.2. Hai cách tiếp cận cơ bản trong khoa học dự báo....................
2.1.3. Một số lý luận chung về đầu tư từ quỹ nhàn rỗi.....................
2.2. Nội dung kế hoạch hóa cho bài toán đầu tư..............................
2.2.1.
Các
phương
án
đầu

1
1
1
1
6
6
7
7

tư.............................................................

2.2.2. Phân tích các phương án đầu tư.............................................
2.2.3. Lựa chọn phương án đầu tư....................................................
2.2.4. Phân tích bối cảnh thị trường.................................................
2.2.5.

tả
dự

7
9
9
10

án.............................................................................
2.2.6. Kế hoạch marketing...............................................................
2.2.7. Phân tích cạnh tranh...............................................................
2.2.8. Kế hoạch nhân sự...................................................................
2.2.9. Dự báo tài chính.....................................................................
2.2.10. Dự báo doanh thu.................................................................
2.2.11.
Thẩm
định
dự

13
13
13
14
17
17


án...................................................................
2.2.12. Kế hoạch hành động.............................................................
2.2.13.
Ý
nghĩa
của
dự

19
19

án.................................................................
Phần III: Kết luận.............................................................................

20

21
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa XXIV



×