Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề HSG Sinh 9 Cấp tỉnh Nam Định 2015 - 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.16 KB, 7 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: SINH HỌC – Lớp: 9
Thời gian làm bài: 150 phút
Đề thi gồm: 02 trang

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1: (1,0 điểm)
Khoảng năm 1860, Menđen đã cho cây đậu hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây đậu hoa trắng
thuần chủng thu được F1 100% hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được F2 với kiểu hình phân li
theo tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
a. Để giải thích kết quả thí nghiệm, Menđen đã đưa ra những giả thuyết gì?
b. Bằng cách nào để kiểm chứng cho những giả thuyết trên của Menđen?
Câu 2: (2,0 điểm)
Một bạn học sinh đã lấy các cây lúa Tám Hải Hậu được tạo ra từ công nghệ nuôi cấy tế bào, rồi
đem trồng vào các chậu đất bùn. Các chậu này có lượng phân bón khác nhau nhưng các yếu tố khác tác
động lên các cây lúa cũng như số cây trong một chậu là như nhau. Sau một thời gian lúa trổ bông và kết
hạt, bạn tiến hành đếm hạt trên một bông ở mỗi cây.
a. Hãy cho biết mục đích của việc làm trên là gì?
b. Hãy dự đoán kết quả mà bạn học sinh thu được và cho biết cơ sở khoa học của dự đoán này.
c. Nếu bạn học sinh lấy các hạt của cây lúa đem gieo và tiến hành các bước tương tự như trên
thì có đạt được mục đích không? Tại sao?
Câu 3: (2,0 điểm)
Ở một loài thực vật, cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định, gen trội là trội hoàn toàn.
Cho lai 2 cây đều dị hợp tử về 2 cặp gen với nhau thu được F 1. Trong trường hợp không xảy ra đột
biến, hãy xác định tỉ lệ kiểu hình của F1?
Câu 4: (2,0 điểm)


Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng; gen B quy định quả tròn, gen b
quy định quả dài. Các gen này phân li độc lập với nhau. Cho giao phấn giữa hai cây cà chua, ở F 1 thu
được 37,5% số cây quả vàng, tròn.
a. Xác định kiểu gen của hai cây cà chua đó?
b. Cây có quả đỏ, tròn ở F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 5: (2,0 điểm)
a. Các nhà khoa học cho rằng: ADN có ưu thế hơn ARN trong việc làm vật chất di truyền. Hãy
đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho nhận định này.
b. Nguyên tắc bán bảo toàn trong quá trình tự nhân đôi ADN được thể hiện như thế nào? Nếu
quá trình tự nhân đôi ADN không diễn ra theo nguyên tắc này thì cấu trúc của 2 phân tử ADN con có
đặc điểm gì?
Câu 6: (2,5 điểm)
a. Cho biết bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
Gen → mARN → Prôtêin → Tính trạng.
b. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong quá trình tự nhân đôi ADN, quá trình
tổng hợp ARN và quá trình hình thành chuỗi axit amin?
1


Câu 7: (2,0 điểm)
Một tế bào sinh tinh có kiểu gen

AB
ab

Dd thực hiện giảm phân, cho biết các gen di truyền liên

kết.
a. Xác định các loại giao tử thực tế được tạo ra từ quá trình giảm phân bình thường của tế bào
trên.

b. Nếu cặp NST mang hai cặp gen (Aa, Bb) không phân li ở kì sau của giảm phân I, còn cặp
NST mang cặp gen Dd phân li bình thường thì tế bào nói trên tạo ra những loại giao tử nào? Giải thích.
Câu 8: (2,0 điểm)
Cho các bệnh di truyền sau: bệnh Đao, bệnh Tớcnơ, bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh.
a. Hãy cho biết nguyên nhân phát sinh mỗi loại bệnh di truyền trên.
b. Bệnh di truyền có phải là bệnh luôn được di truyền cho thế hệ sau không? Tại sao?
c. Hãy đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế phát sinh bệnh di truyền.
Câu 9: (2,0 điểm)
Một bệnh ở người do một gen nằm trên NST thường quy định. Cho sơ đồ phả hệ sau:

a. Hãy xác định kiểu gen của những người trong phả hệ? Những người nào trong phả hệ chưa
biết chắc chắn kiểu gen?
b. Nếu người IV.20 kết hôn với người không bị bệnh trên thì xác suất sinh ra con bị bệnh trên là
bao nhiêu?
Câu 10: (2,5 điểm)
a. Phân biệt NST thường và NST giới tính?
b. Tại sao ở đa số các loài mà một giới là giới dị giao tử thì tỉ lệ đực và cái xấp xỉ 1 : 1?
c. Tại sao một cặp vợ chồng vẫn có thể sinh ra toàn con gái hoặc toàn con trai?

----------------------------HẾT---------------------------

Họ và tên thí sinh:……………………………
Số báo danh:…………………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH

Họ, tên và chữ kí của GT1:…………………….
Họ, tên và chữ kí của GT2:…………………….
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI


2


NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: SINH HỌC – Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút
Đề thi gồm: 02 trang

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu

1

2

3

Nội dung
Điểm
Khoảng năm 1860, Menđen đã cho cây đậu hoa đỏ thuần chủng giao phấn với
1,0
cây đậu hoa trắng thuần chủng thu được F 1 100% hoa đỏ. Tiếp tục cho F 1 tự
điểm
thụ phấn thu được F2 với kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
a. Dựa vào kết quả thí nghiệm, Menđen đã đưa ra giả thuyết gì?
b. Bằng cách nào để kiểm chứng cho giả thuyết trên của Menđen?
a. Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định.
0,25 đ

Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền
0,25 đ
phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
b. Cho cơ thể F1 lai phân tích (lai với cây hoa trắng)
0,25 đ
Nếu tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 1 đỏ : 1 trắng thì sẽ khẳng định các giả
0,25 đ
thuyết trên là đúng.
Một bạn học sinh đã lấy các cây lúa Tám Hải Hậu được tạo ra từ công nghệ
nuôi cấy tế bào, rồi đem trồng vào các chậu bùn. Các chậu này có lượng phân
bón khác nhau nhưng các yếu tố khác tác động lên các cây lúa cũng như số cây
trong một chậu là như nhau. Sau một thời gian lúa trổ bông và kết hạt, bạn
tiến hành đếm hạt trên một bông ở mỗi cây.
2,0
a. Hãy cho biết mục đích của việc làm trên là gì?
điểm
b. Hãy dự đoán kết quả mà bạn học sinh thu được và cho biết cơ sở khoa học
của dự đoán này.
c. Nếu bạn học sinh lấy các hạt của cây lúa đem gieo và tiến hành các bước
tương tự như trên thì có đạt được mục đích thí nghiệm không? Tại sao?
a. Để đánh giá sự ảnh hưởng của lượng phân bón đến tính trạng hạt/bông hoặc để 0,25 đ
kiểm tra tính trạng hạt/bông có phải là tính trạng số lượng không?
+ Những cây lúa Tám được tạo ra từ công nghệ nuôi cấy tế bào nên đều có kiểu gen
0,25đ
giống nhau.
+ Đem trồng trong các chậu bùn khác nhau về lượng phân bón nhưng các yếu tố
khác tác động lên các cây lúa là không thay đổi. Sau đó tiến hành đếm hạt trên một 0,25đ
bông ở mỗi cây => để đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón đến số hạt/bông của
1 kiểu gen.
b. Số hạt/bông nhiều nhất sẽ thu được từ cây lúa mọc trên đất có lượng phân bón 0,25 đ

nhiều và hợp lí.
0,25 đ
Số hạt/bông ít nhất sẽ thu được từ cây lúa mọc trên đất có lượng phân bón ít.
* Cơ sở khoa học: tính trạng số hạt/bông là tính trạng số lượng, chịu ảnh hưởng 0,25đ
nhièu của điều kiện trồng trọt.
Không, vì các cây lúa mọc từ hạt sẽ có kiểu gen khác nhau nên không đạt được mục
0,5đ
đích.
Ở một loài thực vật, cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định, gen trội
2,0
là trội hoàn toàn. Cho lai 2 cây đều dị hợp tử về 2 cặp gen với nhau thu được điểm
F1. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, hãy xác định tỉ lệ kiểu hình của
3


F1?
Nếu 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thì kiểu gen của P: AaBb x AaBb

0,25 đ
0,25 đ

Quy ước gen và viết sơ đồ lai → F1: 9 : 3 : 3 :1
Trong trường hợp: 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST, P:

AB
ab

x

0,25 đ


AB
ab

Quy ước gen và viết sơ đồ lai → F1: 3 :1

0,25 đ
0,25 đ

Ab
Ab
Trong trường hợp: 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST, P:
x
aB
aB

Quy ước gen và viết sơ đồ lai → F1: 1: 2 :1

0,25 đ
0,25 đ

Ab
AB
Trong trường hợp: 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST, P:
x
aB
ab

4


Quy ước gen và viết sơ đồ lai → F1: 1: 2 :1

0,25 đ

Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng; gen B quy định
quả tròn, gen b quy định quả dài. Các gen này phân li độc lập với nhau. Cho
giao phấn giữa hai cây cà chua, ở F1 thu được 37,5% số cây quả vàng, tròn.
a. Xác định kiểu gen của hai cây cà chua đó?
b. Cây quả đỏ, tròn ở F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

2,0
điểm

* Trường hợp 1:
+ từ 50% quả vàng (50% aa)
+ từ 75% quả tròn (75% B-)

5

0,25đ

a. Theo đề bài, các gen phân li độc lập với nhau nên ở F1:
*
Trường hợp 1: 37,5% quả vàng, tròn = 50% vàng x 75% tròn
(37,5% aaB-)
= 50% aa x 75% BHoặc trường hợp 2: 37,5% quả vàng, tròn = 75% vàng x 50% tròn (Loại)
(37,5% aaB-)
= 75% aa x 50% B-

Dựa vào phép lai phân tích


Theo quy luật phân li
của Menđen

P: Aa x aa
P: Bb x Bb

0,25đ

(1)
(2)

0,25đ
0,25đ

0,25đ
Từ (1) và (2) → Kiểu gen của P : AaBb (quả đỏ, tròn) x aaBb (quả vàng, tròn)
b. P : AaBb (quả đỏ, tròn) x aaBb (quả vàng, tròn)
+ P: Aa x aa → F1: 1/2 đỏ
0,25đ
+ P: Bb x Bb → F1: 3/4 tròn
0,25đ
=> đỏ, tròn F1 chiếm 3/8 = 37,5%
0,25đ
a. Các nhà khoa học cho rằng ADN có ưu thế hơn ARN trong việc làm vật chất
di truyền. Hãy đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho nhận định này.
2,0
b. Nguyên tắc bán bảo toàn trong quá trình tự nhân đôi ADN được thể hiện
điểm
như thế nào? Nếu quá trình tự nhân đôi ADN không diễn ra theo nguyên tắc

này thì cấu trúc của 2 phân tử ADN con có đặc điểm gì?
a. ADN có cấu trúc 2 mạch, ARN có cấu trúc 1 mạch → chỉ cần thay đổi 1 nuclêôtit 0,5đ
đã làm thay đổi cấu trúc của ARN.
Trong khi cấu trúc của ADN thay đổi khi có sự thay đổi 1 cặp nuclêôtit. ADN bảo 0,5đ
quản thông tin di truyền tốt hơn ARN.
- ADN có cấu trúc 2 mạch → tự nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo toàn và bổ sung 0,25đ
nên truyền thông tin di truyền chính xác hơn.
4


6

7

b. Trong ADN con có 1 mạch cũ và mạch còn lại được tổng hợp mới
Nếu quá trình tự nhân đôi ADN không diễn ra theo nguyên tắc này thì:
+ Trường hợp 1: 1 phân tử ADN con sẽ mang toàn bộ 2 mạch của ADN mẹ và 1
phân tử con mà cả 2 mạch sẽ được tổng hợp mới.
+ Trường hợp 2: cả 2 phân tử ADN con, mỗi phân tử đều sẽ mang các đoạn ADN cũ
và đoạn ADN mới xen lẫn
a. Cho biết bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
Gen → mARN → Prôtêin → Tính trạng.
b. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong quá trình tự nhân đôi
ADN, quá trình tổng hợp ARN và quá trình hình thành chuỗi axit amin?
a. Trình tự các Nu trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các Nu trên mạch
ARN
Trình tự các Nu trên mạch ARN quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1
của prôtêin.
Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu
hiện thành tính trạng.

Như vậy, thông qua prôtêin, gen và tính trạng có mối liên hệ mật thiết với nhau, cụ
thể gen quy định tính trạng.
b. Trong quá trình tự nhân đôi ADN: các Nu ở mạch khuôn liên kết với các Nu tự
do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T và ngược lại, G liên
kết với X và ngược lại.
Các Nu trên mạch khuôn của gen liên kết với các Nu tự do của môi trường theo
nguyên tắc: A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X và ngược lại.
Các Nu trên mARN liên kết với các Nu của tARN: A liên kết với U, U liên kết với
A, G liên kết với X và ngược lại.
AB
Một tế bào sinh tinh có kiểu gen
Dd thực hiện giảm phân, cho biết các gen
ab
di truyền liên kết.
a. Xác định các loại giao tử thực tế được tạo ra từ quá trình giảm phân bình
thường của tế bào trên.
b. Nếu cặp NST mang hai cặp gen (Aa, Bb) không phân li ở kì sau của giảm
phân I, còn cặp NST mang cặp gen Dd phân li bình thường thì tế bào nói trên
tạo ra những loại giao tử nào? Giải thích.
a. Ở kì sau của giảm phân I, NST kép mang gen A và B phân li cùng với NST kép
mang gen D về một cực của tế bào và NST kép mang gen a và b phân li cùng với
NST kép mang gen d về cực còn lại
→ kì cuối của giảm phân II cho 2 loại giao tử là AB D và ab d.
Hoặc ở kì sau của giảm phân I, NST kép mang 2 gen A và B phân li cùng với NST
kép mang gen d về một cực của tế bào và NST kép mang gen a và b phân li cùng
với NST kép mang gen D phân li về cực còn lại
→ kì cuối của giảm phân II cho 2 loại giao tử là AB d và ab D.
(Học sinh có thể vẽ hình để giải thích cũng cho điểm tối đa)

5


0,25đ
0,25đ
0,25đ
2,5
điểm

0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25 đ

0,25 đ
0,25 đ

2,0
điểm

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ


8

b. Ở kì sau của giảm phân I, cặp NST kép mang 2 cặp gen Aa và Bb phân li cùng
với NST mang gen D về một cực của tế bào và NST kép mang gen d về cực còn lại
→ kì cuối của giảm phân II cho 2 loại giao tử là AB ab D và d.

Hoặc ở kì sau của giảm phân I, cặp NST kép mang 2 cặp gen Aa và Bb phân li cùng
với NST mang gen d về một cực của tế bào và NST kép mang gen D phân li về cực
còn lại
→ kì cuối của giảm phân II cho 2 loại giao tử là AB ab d và D.
(Học sinh có thể vẽ hình để giải thích cũng cho điểm tối đa)
Cho các bệnh di truyền sau: bệnh Đao, bệnh Tớcnơ, bệnh bạch tạng, bệnh câm
điếc bẩm sinh
a. Hãy cho biết nguyên nhân phát sinh mỗi loại bệnh di truyền trên.
b. Bệnh di truyền có phải là bệnh luôn được di truyền cho thế hệ sau không?
Tại sao?
c. Hãy đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế phát sinh bệnh di truyền.
a. Bệnh Đao do trong cơ thể người bệnh có bộ NST 2n + 1 (thừa 1 NST 21)
Bệnh Tớcnơ do trong cơ thể người bệnh có bộ NST 2n - 1 (chỉ có 1 NST giới tính
X)
Bệnh bạch tạng do một đột biến gen lặn gây ra
Bệnh câm điếc bẩm sinh do một đột biến gen lặn gây ra
b. Không
Vì những người bị bệnh do đột biến NST gây ra (bệnh Đao) thường không có khả
năng sinh con nên không truyền những biến đổi NST cho thế hệ sau.
c. Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các
hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng đúng cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh
- Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây tật, bệnh di truyền
hoặc hạn chế sinh con của các vợ chồng trên

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ


2,0
điểm

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25 đ
Đúng

cho
0,25đ
Đúng
2/3 ý:
0,5đ

Một bệnh ở người do một gen nằm trên NST thường quy định. Cho sơ đồ phả
hệ sau:

2,0
điểm
9
a. Hãy xác định kiểu gen của những người trong phả hệ? Những người nào
trong phả hệ chưa biết chắc chắn kiểu gen?
b. Nếu người IV.20 kết hôn với người không bị bệnh trên thì xác suất sinh ra
con bị bệnh trên là bao nhiêu?
a. Từ 12 (bị bệnh) x 13 (bị bệnh) sinh ra con 18 và 19 không bị bệnh → bệnh do gen
trội quy định (A), bệnh do gen lặn quy định (a).
Những người không bị bệnh (1), (3), (7), (8), (9), (11), (14), (15), (16), (18), (19) có

6

0,25đ
0,25đ


kiểu gen aa
Người số (2), (4), (12), (13) bị bệnh nên trong kiểu gen có mang gen A, họ sinh ra
con không bị bệnh → kiểu gen của họ Aa
Người số (5), (6) bị bệnh nên trong kiểu gen có mang gen A, họ là con của người số
(1) không bị bệnh (kiểu gen aa) nên họ nhận gen a từ người số (1) → kiểu gen của
người số (5), (6) là Aa
Người 17, 20 có thể thuộc về kiểu gen AA hoặc Aa và chưa đủ cơ sở để xác định
chính xác kiểu gen của họ
b. (12) Aa x (13) Aa → con: 1 AA : 2 Aa : 1 aa
Người số 20 bị bệnh nên kiểu gen của họ có thể là 1/3AA hoặc 2/3 Aa
P: (20) 1/3AA : 2/3 Aa
x
aa
G: 2/3 A: 1/3 a
1a
=> Khả năng sinh con bị bệnh (Aa) = 2/3. 1 = 2/3

10

0,5đ
0,25đ

0,25đ


0,25đ

0,25đ

a. Phân biệt NST thường và NST giới tính?
b. Tại sao ở đa số các loài mà một giới là giới dị giao tử thì tỉ lệ đực và cái xấp
2,5
xỉ 1 : 1?
điểm
c. Tại sao một cặp vợ chồng vẫn có thể sinh ra toàn con gái hoặc toàn con trai?
a.
NST thường
NST giới tính
Có số lượng nhiều (n - 1) cặp trong tế Có số lượng là 1 cặp hoặc 1 chiếc trong
bào 2n, trong đó n là bộ NST đơn bội tế bào 2n

của loài
đầu,
Luôn tồn tại thành cặp NST tương đồng Có thể tồn tại thành cặp NST tương
mỗi ý
ở tế bào 2n
đồng (XX) hoặc cặp không tương đồng
0,25đ;
(XY) ở tế bào 2n
ý4
Luôn giống nhau ở 2 giới
Luôn khác nhau ở 2 giới
cho
Chỉ mang gen quy định các tính trạng Mang gen quy định các tính trạng liên
0,5đ

không liên quan tới giới tính (tính trạng quan (tính trạng giới tính như gen SRY)
thường).
hoặc không liên quan tới giới tính (tính
trạng thường như gen quy định bệnh
máu khó đông)
b. Cơ thể thuộc giới dị giao tử, khi giảm phân, sẽ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang 0,25đ
nhau.
Cơ thể thuộc giới đồng giao tử, khi giảm phân, sẽ cho 1 loại giao tử.
0,25đ
Trong quá trình thụ tinh, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái sẽ
tạo ra 2 loại hợp tử phát triển thành cơ thể đực và cái với tỉ lệ 1 : 1.
0,25đ
c. Tỉ lệ con trai và con gái ở giai đoạn sơ sinh xấp xỉ tỉ lệ 1 : 1 nghiệm đúng khi:
0,25đ
+ Số lượng trẻ để tìm hiểu giới tính phải đủ lớn (quần thể), trong khi đó số con của
một cặp vợ chồng quá ít.
0,25đ
+ Quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.

7



×