Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá tác động môi trường dự án đường dây và trạm điện 110kV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 106 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIÊU VIẾT TẮT .........................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................................. v
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................... 1
1. Xuất xứ của dự án ............................................................................................................... 1
1.1. Hoàn cảnh ra đời của dự án ............................................................................................ 1
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư .............................................. 2
1.3. Mối quan hệ của dự án với quy hoạch phát triển tổng thể ............................................. 2
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM ..................................................... 2
2.1. Các văn bản pháp luật và quy chuẩn hiện hành ............................................................. 2
2.2. Các văn bản pháp lý có liên quan đến dự án .................................................................. 5
2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập ................................................................... 5
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường .............................................................. 6
3.1.Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM......................................... 6
3.2.Thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án ........................................... 6
4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường ..... 7

CHƯƠNG I ................................................................................................................................. 9
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN ........................................................................................................ 9
1.1. Tên dự án ......................................................................................................................... 9
1.2. Chủ dự án ......................................................................................................................... 9
1.3. Vị trí địa lý của dự án ...................................................................................................... 9
1.3.1. Vị trí của dự án ............................................................................................................. 9
1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của dự án .............................................................................. 11
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án .......................................................................................... 13
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án ........................................................................................... 13
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án ...................................... 13
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình
dự án...................................................................................................................................... 18


1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành .................................................................................... 25
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến.......................................................................... 26
1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án .................... 29
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án .............................................................................................. 31
-i-


1.4.8. Vốn đầu tư. .................................................................................................................. 32
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án ........................................................................... 32

CHƯƠNG II .............................................................................................................................. 35
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI...................................... 35
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên ...................................................................................... 35
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất ........................................................................................ 35
2.1.3. Điều kiện thủy văn/hải văn ......................................................................................... 39
2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môit rường đất, nước, không khí ................ 39
2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh vật................................................................................... 44
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................................... 45
2.2.1. Điều kiện về kinh tế ..................................................................................................... 45
2.2.2. Điều kiện xã hội ........................................................................................................... 46

CHƯƠNG III............................................................................................................................. 49
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN .................................... 49
3.1. Đánh giá và dự báo tác động ......................................................................................... 49
3.1.1. Đánh giá và dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của Dự án ..................... 49
3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án ................. 53
3.1.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn vận hành của Dự án ........................ 58
3.1.4. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án .......................... 64
3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá và dự báo ............... 66


CHƯƠNG IV ............................................................................................................................ 68
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG
NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN .............................................................. 68
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của Dự án ........................... 68
4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn
chuẩn bị ................................................................................................................................. 68
4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn
thi công xây dựng .................................................................................................................. 70
4.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn
vận hành ................................................................................................................................ 73
4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án............................ 77

4.3.Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường............... 81
CHƯƠNG V............................................................................................................................. 83
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG .................................... 83
5.1. Chương trình quản lý môi trường ................................................................................. 83
- ii -


5.1.1.Quản lý môi trường trong giai đoạn chuẩn bị, xây dựng Dự án ................................ 83
5.1.2.Quản lý môi trường trong giai đoạn hoạt động của Dự án......................................... 83
5.2. Chương trình giám sát môi trường ............................................................................... 87
5.2.1. Giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng ......................................................... 87
5.2.2. Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành ......................................................... 88

CHƯƠNG 6 ...............................................................................................................................90
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG......................................................................................90
6.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng....................................... 90
6.1.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn UBND cấp xã, các tổ chức chịu tác động
trực tiếp bởi dự án ................................................................................................................ 90

6.1.2. Tóm tắt về quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực
tiếp bởi dự án ........................................................................................................................ 90
6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng ........................................................................................ 90
6.2.1. Ý kiến của UBND cấp xã và tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án .................... 90
6.2.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án ................. 91
6.2.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu
của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn .............................................. 91

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT ..............................................................................93
1. Kết luận ............................................................................................................................. 93
2. Kiến nghị ........................................................................................................................... 93
3. Cam kết ............................................................................................................................. 93

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO .........................................................................95
PHẦN PHỤ LỤC .....................................................................................................................96

- iii -


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIÊU VIẾT TẮT
BAH

- Bị ảnh hưởng

BOD

- Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

COD


- Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

CTR

- Chất thải rắn

CTRSH

- Chất thải rắn sinh hoạt

DO

- Hàm lượng oxy hòa tan (Dissolved Oxygen)

ĐTM

- Đánh giá tác động môi trường

ĐTXDCT

- Đầu tư xây dựng công trình

HBAH

- Hộ bị ảnh hưởng

GPMB

- Giải phóng mặt bằng


TBA

- Trạm biến áp

MBA

- Máy biến áp

NMĐ

- Nhà máy điện

PCCC

- Phòng cháy chữa cháy

QCVN

- Quy chuẩn Việt Nam

QLDA

- Quản lý dự án

TCVN

- Tiêu chuẩn Việt Nam




- Quyết định

TDTT

- Thể dục thể thao

TNMT

- Tài nguyên Môi trường

TTg

- Thủ tướng

VLXD

- Vật liệu xây dựng

UBND

- Ủy ban nhân dân

XLNT

- Xử lý nước thải

CTR

- Chất thải rắn


CTNH

- Chất thải nguy hại

WHO

- Tổ chức Y tế Thế giới

VTTB

- Vật tư thiết bị

PCCC

- Phòng cháy chữa cháy
- iv -


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Danh sách những thành viên đơn vị tư vấn tham gia lập báo cáo ĐTM ..................... 7
Bảng 1.1. Bảng thống kê toạ độ ranh giới chiếm đất TBA .................................................... 10
Bảng 1.2. Bảng thống kê toạ độ móng cột đường dây 110kV ............................................... 10
Bảng 1.3. Diện tích đất sử dụng xây dựng TBA ................................................................... 12
Bảng 1.4 Tổng hợp khối lượng xây dựng TBA (tính /1 MBA) ............................................. 14
Bảng 1.5 Tổng hợp khối lượng xây dựng tuyến đường dây .................................................. 16
Bảng 1.6. Máy móc thiết bị thi công .................................................................................... 26
Bảng 1.7: Danh mục các máy móc, thiết bị điện................................................................... 26
Bảng 1.8: Danh mục máy móc, thiết bị hệ thống thông tin, điều khiển Scada và viễn thông . 28
Bảng 1.8. Nhu cầu sử dụng vật tư xây dựng ......................................................................... 30
Bảng 1.9. Tổng hợp khối lượng vật liệu xây dựng ................................................................ 30

Bảng 2.1. Kết quả phân tích chất lượng không khí, bụi và tiếng ồn ...................................... 40
Bảng 2.2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án ......................................... 41
Bảng 2.3. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực dự án ...................................... 43
Bảng 2.4. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất ........................................................ 44
Bảng 3.1: Khối lượng đền bù khi thực hiện Dự án................................................................ 49
Bảng 3.2: Hệ số phát thải bụi từ hoạt động thi công Dự án .................................................. 50
Bảng 3.3: Tải lượng các chất ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường ................................... 51
Bảng 3.4: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình vận chuyển ......................... 51
Bảng 3.5: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình vận chuyển ......................... 53
Bảng 3.6: Tải lượng chất ô nhiễm trong trong nước thải sinh hoạt........................................ 54
Bảng 3.7: Khối lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ............................ 55
Bảng 3.8. Mức ồn của các phương tiện vận chuyển, thiết bị thi công.................................... 57
Bảng 3.9 : Thành phần khí thải của các phương tiện giao thông ........................................... 59
Bảng 3.10: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện.................. 59
Bảng 3.11: Kết quả phân tích điện từ trường trạm 110kV Hậu Lộc ...................................... 62
Bảng 4.1: Kế hoạch đền bù giải phóng mặt bằng.................................................................. 68
Bảng 4.2: Các thông số của hệ thống thoát nước .................................................................. 75
Bảng 4.3. Dự toán kinh phí thực hiện công tác bảo vệ môi trường........................................ 81
Bảng 5.1. Chương trình quản lý môi trường ......................................................................... 84

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Bản đồ vệ tinh xác định vị trí trạm trong khu vực ................................................. 11
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức quản lý dự án ................................................................................. 33
Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải, nước mưa chảy tràn tổng thể của Dự án
............................................................................................................................................ 75

-v-




MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1. Hoàn cảnh ra đời của dự án
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung và
huyện Văn Lãng nói riêng, thì nhu cầu sử dụng điện của các phụ tải không ngừng gia
tăng (bao gồm phụ tải các ngành Công nghiệp - xây dựng, nông lâm - thủy sản, thương
mại - dịch vụ, quản lý - tiêu dùng dân cư và hoạt động khác). Theo “Quy hoạch phát
triển điện lực tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015 có xét đến 2020” công suất cực đại
năm 2020 của toàn tỉnh Lạng Sơn là khoảng 325MW (huyện Văn Lãng là
25,497MW). Trong đó, đến năm 2020 trên địa bàn huyện xuất hiện thêm rất nhiều phụ
tải công nghiệp lớn như KT đá vôi Lũng Vặm, KTCB quặng sắt Lũng Hỏa, KTCB đá
vôi Tân Mỹ, KTMDV Khỏ Đa - Nam Mèo, KTMDV Cửa khẩu Cốc Nam, KTMDV
Cửa khẩu Tân Thanh, TTTM TT Na Sầm. Nguồn điện cấp cho huyện Văn Lãng giai
đoạn này vẫn được cấp từ 110kV Lạng Sơn (E13.2), hiện mang tải 84%.
Với việc phụ tải điện tăng cao trong tương lai, nguồn điện hiện tại không đáp
ứng được thì việc đầu tư xây dựng trạm 110kV Đồng Đăng với quy mô 2x40MVA
(giai đoạn đến 2015 xây dựng MBA T1 – 40MVA) phù hợp với Quy hoạch phát triển
điện lực tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015 có xét đến 2020 tại quyết định số
6341/QĐ.BCT ngày 02/12/2010 là rất cần thiết để đảm bảo cấp điện an toàn cho khu
vực và ổn định cho các phụ tải, đồng thời giảm tổn thất điện năng cho lưới điện trung
thế trung khu vực.
Căn cứ các điều kiện như trên, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc quyết định phê
duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình "Đường dây và trạm biến áp 110kV Đồng
Đăng" nhằm giải quyết các vấn đề sau:
+ Góp phần tăng sản lượng điện cả nước, tăng sản lượng công nghiệp của tỉnh,
tạo công ăn việc làm mang lại lợi ích cho người lao động doanh nghiệp và Nhà nước.
+ Sau khi được xây dựng, công trình sẽ đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục và
ổn định cho các phụ tải hiện có, các phụ tải huyện Cao Lộc, huyện Văn Lãng.
+ Công trình đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng và độ tin cậy cung
cấp điện khu vực.

+ Ổn định lưới điện giúp cho các doanh nghiệp hiện có trong khu vực yên tâm
và có phương án sản xuất nâng cao hiệu suất, tăng cường giờ hoạt động.
+ Giảm được bán kính cấp điện và san tải cho trạm biến áp trên địa bàn huyện
Văn Lãng. Tăng khả năng vận hành linh hoạt lưới điện, giảm thiểu thời gian mất điện
cho các phụ tải, đáp ứng nhu cầu phụ tải dự báo như đã thống kê và phân tích ở trên,
đáp ứng được nhu cầu cung cấp điện cho các phụ tải hiện tại và tương lai.
-1-


+ Tạo điều kiện cho chính quyền địa phương kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư.
Như vậy dự án “Đường dây và trạm biến áp 110kV Đồng Đăng“ là dự án xây
dựng mới, thuộc mục số 28 về nhóm các dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ và là
dự án xây dựng tuyến đường dây và trạm điện có cấp điện áp 110kV. Do đó phải lập
báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và trình UBND tỉnh Lạng Sơn thẩm
định và phê duyệt.
Khi Dự án đầu tư xây dựng công trình "Đường dây và trạm biến áp 110kV
Đồng Đăng" triển khai sẽ nảy sinh các tác động đến môi trường tự nhiên (môi trường
nước, môi trường không khí, môi trường đất, ...) và môi trường kinh tế - xã hội trong
khu vực dự án. Dự án lập báo cáo ĐTM theo quy định của Nghị định số 18/2015/NĐCP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về Quy hoạch bảo vệ môi
trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo
vệ môi trường. Như vậy, việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án là
yêu cầu bắt buộc tuân thủ theo quy định của pháp luật.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Tổng công ty Điện lực Miền Bắc là chủ dự án có thẩm quyền Phê duyệt Dự án
đầu tư xây dựng công trình “Đường dây và trạm biến áp 110kV Đồng Đăng” đặt tại
xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
1.3. Mối quan hệ của dự án với quy hoạch phát triển tổng thể
Việc đầu tư xây dựng dự án “Đường dây và trạm biến áp 110kV Đồng Đăng” là
phù hợp với một số quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, phát triển điện lực, quy hoạch
các ngành tại địa phương, để đồng bộ hóa hệ thống hạ tầng, đảm bảo cung cấp điện tin

cậy và an toàn trong vận hành:
- “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020”
được phê duyệt tại Quyết định số 545/QĐ-TTg ngày 09/5/2012 của Thủ tướng chính
phủ;
- “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015 có xét
đến 2020” được phê duyệt tại quyết định số 6341/QĐ.BCT ngày 02/12/2010 của Bộ
Công Thương.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1. Các văn bản pháp luật và quy chuẩn hiện hành
Các văn bản pháp luật:
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2005/QH11 ngày 26/06/2006;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 01/01/2013;
-2-


- Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12 ngày
17/06/2010;
- Luật Phòng cháy và Chữa cháy sửa đổi và bổ sung số 40/2013/QH13 ngày
22/11/2013;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật điện lực sửa đổi bổ sung số 24/2012/QH13 ngày 01/07/2013;
- Luật Xây dựng số 50/2014 QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 01/01/2015;
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về Quy hoạch
xây dựng;
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung
về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/04/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ

sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về
Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ
môi trường với nước thải;
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ về Quy định
chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 của Chính phủ quy định về
giá đất;
- Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định về
điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 6/01/2015 của Chính phủ Quy định về xác
định thiệt hại đối với môi trường.
-3-


- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về
quản lý chất thải và phế liệu;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư 05/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/03/2014 của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động.
- Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 của Bộ Công Thương quy
định chi tiết một số nội dung về an toàn điện;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế
hoạch bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày 05/01/2014 của UBND tỉnh Lạng
Sơn Ban hành Quyết định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;
- Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 14/02/2015 của UBND tỉnh Lạng
Sơn quyết định ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai và nghị
đỊnh số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Quyết định số 16/2015/QĐ-UBND ngày 21/04/2015 của UBND tỉnh Lạng
Sơn Ban hành đơn giá xây dựng nhà mới, công trình và vật kiến trúc áp dụng trong
công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;
- Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Chính phủ về quy định
về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ.
- Hướng dẫn của EVN số 2623/CV-EVN - KHCN & MT, ngày 28 tháng 5 năm
2007 về quản lý và phòng ngừa ô nhiễm và tiếp xúc với PCBs.
Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng trong báo cáo ĐTM
- QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép
của kim loại nặng trong đất;
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh;
-4-



- QCVN 06:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh;
- QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại;
- QCVN 08:2008/BTNMT: QC kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT: QC kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
- QCVN 14:2008/BTNMT: QC kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 26:2010/BNTMT: Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BNTMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc Gia về độ rung;
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT, ngày 10/02/2002 của Bộ Y tế về việc ban
hành 21 Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
- TCXDVN 33:2006 - Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình tiêu
chuẩn thiết kế;
- TCVN 7957:2008 - Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu
chuẩn thiết kế.
- QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại
đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;
2.2. Các văn bản pháp lý có liên quan đến dự án
- Điện lực Miền Bắc về việc “Duyệt bổ sung danh mục ĐTXD năm 2014 cho
Ban quản lý dự án phát triển điện lực Dự án: Đường dây và TBA 110kV Đồng Đăng”.
- Văn bản số 360/UBND-KTN ngày 25/4/2015 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lạng
Sơn về việc “Chấp thuận vị trí đặt trạm biến áp và hướng tuyến đường dây 110kV”.
- Quyết định số 2072/ QĐ-EVN NPC ngày 03/07/2015 của Công Tổng Công ty
Điện lực Miền Bắc về việc “Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự
án Đường dây và TBA 110kV Đồng Đăng”.
2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập
Báo cáo ĐTM xây dựng trên cơ sở các luật môi trường liên quan, quy định và
tiêu chuẩn Việt Nam, quy định và tài liệu quy hoạch của tỉnh Lạng Sơn, hiệp ước ký
kết của Chính phủ Việt Nam về môi trường quốc tế và kỹ thuật chuyên ngành… Trong
-5-



quá trình xây dựng báo cáo này, các tài liệu sau đã được tham khảo và sử dụng:
- Dự án đầu tư: “Đường dây và trạm biến áp 110 kV Đồng Đăng”. (Nguồn cung
cấp: Công ty Cổ phần đầu tư điện và xây dựng công trình)
- Các số liệu đo đạc, khảo sát, quan trắc và phân tích hiện trạng chất lượng môi
trường đất, nước và không khí nơi thực hiện dự án do Trung tâm phân tích và công
nghệ môi trường – Viên nghiên cứu Da Giày - Bộ Công Thương thực hiện.
- Các tài liệu của WHO, WB, ADB, ESCAP hướng dẫn lập báo cáo ĐTM.
- Các tài liệu có liên quan khác liên quan đến dự án.
Quá trình nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật trên cho thấy các tài liệu này đều có
độ chính xác cao, nguồn gốc và thời gian thực hiện rõ ràng, cụ thể được tin cậy và sử
dụng cho quá trình lập báo cáo ĐTM.
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
3.1. Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM
Chủ dự án: Ban quản lý dự án phát triển điện lực - Tổng Công ty Điện lực Miền
Bắc
Chủ dự án phối hợp với Cơ quan tư vấn thực hiện lập báo cáo ĐTM là: …..
Và sự giúp đỡ của các đơn vị: UBND, UBMTTQ xã Tân Mỹ, Huyện Văn Lãng,
tỉnh Lạng Sơn; Sở Tài nguyên và môi trường Lạng Sơn.
3.2. Thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án
……….

-6-


Bảng 1. Danh sách những thành viên đơn vị chủ dự án và tư vấn tham gia lập báo cáo
ĐTM
TT


Họ và tên

Chức
danh

Chuyên
Ngành

Nội dung

Chứng
chỉ/Bằng cấp

Chữ


Chủ dự án
1.
2.
3.
Đơn vị tư vấn
1.
2.
3.
4.
5.

4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi
trường
Nội dung và các bước thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường này tuân

thủ theo hướng dẫn của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày
14/02/2015, Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 29/05/2015 c ủa Bộ TNMT.
* Các phương pháp ĐTM
- Phương pháp so sánh: Dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết
quả phân tích trong phòng thí nghiệm và kết quả tính toán theo lý thuyết so sánh với
tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam nhằm xác định chất lượng môi trường tại khu vực
xây dựng dự án.
- Phương pháp chập bản đồ:Dùng các bản đồ xác định vị trí dự án, phạm vi và
mức độ ảnh hưởng.
- Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Assessment)
do tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất, được áp dụng cho các trường hợp sau:
+ Đánh giá tải lượng ô nhiễm trong khí thải và nước thải của dự án;
+ Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống ô nhiễm.
* Các phương pháp khác
+ Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê trong công tác thu
thập và xử lý các số liệu quan trắc về điều kiện tự nhiên, số liệu điều tra xã hội học
trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương.
+ Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát thực địa để thu thập mẫu môi
trường, các số liệu, quan sát hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội.
-7-


+ Phương pháp phòng thí nghiệm: Phân tích chất lượng các mẫu môi trường
đã thu thập làm cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường.

-8-


CHƯƠNG I
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Tên dự án
Dự án đầu tư xây dựng “Đường dây và trạm biến áp 110kV Đồng Đăng”
Đặt tại xã Tân Mỹ, Huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn
1.2. Chủ dự án
Chủ dự án: Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc
Đại điện chủ dự án: Ban quản lý dự án phát triển điện lực
Giám đốc

: Ông Vũ Thế Nam

Địa chỉ liên hệ

: Số 03, An Dương, quận Tây Hồ, TP Hà Nội.

Điện thoại

: 04.22131341

Fax : 04.37168000

1.3. Vị trí địa lý của dự án
1.3.1. Vị trí của dự án
Địa điểm dự án “Đường dây và trạm biến áp 110kV Đồng Đăng” tại xã Tân
Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Phù hợp với các Quy định và các quy hoạch
ngành đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt như “Văn bản số 360/UBND-KTN ngày
25/4/2015 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lạng Sơn về việc “Chấp thuận vị trí đặt trạm
biến áp và hướng tuyến đường dây 110kV”; Quyết định số 2072/ QĐ-EVN NPC ngày
03/07/2015 của Công Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc về việc “Phê duyệt Báo cáo
nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án Đường dây và TBA 110kV Đồng Đăng”.
Ngoài ra dự án phù hợp với Nghị Quyết 09/NQ-CP về Quy hoạch sử dụng đất đến

năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của tỉnh Lạng Sơn; Quyết định
số 1353/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 về Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển
giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Cụ thể
như sau:
Hạng mục 1: Trạm biến áp 110kV Đồng Đăng
Địa điểm dự kiến xây dựng trạm biến áp được xây dựng dự kiến nằm trên khu
đất đồi trồng thông và cây ăn quả thôn Ma Mèo, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh
Lạng Sơn (gần trạm kiểm dịch động vật).
Vị trí địa lý cụ thể của trạm như sau:
+ Phía Đông: giáp khu ruộng lúa;
+ Phía Nam: giáp khu ruộng lúa;
+ Phía Bắc: giáp trạm kiểm dịch cách ly động vật vùng Lạng Sơn;
+ Phía Nam: giáp vườn trồng cây ăn quả nhà ông Hoàng Văn Cảnh.
Thống kê tọa độ các mốc giới theo hệ tọa độ VN-2000 kinh tuyến trục 107015’
múi chiếu 300 như sau:
-9-


Bảng 1.1. Bảng thống kê toạ độ ranh giới chiếm đất TBA
STT

Tọa độ

Số hiệu điểm
X (m)

Y (m)

TBA 110kV Đồng Đăng
1


M1

2430799.77

440344.86

2

M2

2430763.79

440287.55

3

M3

2430746.71

440289.34

4

M4

2430743.10

440275.83


5

M5

2430723.78

440280.98

6

M6

2430727.34

440294.35

7

M7

2430699.21

440313.07

8

M8

2430698.81


440331.51

9

M9

2430713.02

440360.62

10

M10

2430730.26

440380.72

11

M11

2430746.01

440389.42

12

M12


2430787.44

440353.65

13

M13

2430814.52

440372.12

14

M14

2430846.57

440384.54

14

M15

2430876.89

440444.11

15


M16

2430890.63

440441.80

16

M17

2430879.49

440404.03

17

M18

2430859.69

440372.37

18

M19

2430824.63

440358.21


Nguồn: DAĐT-Công ty Cổ phần đầu tư điện và xây dựng công trình, tháng 5/2015
Hạng mục 2: Đường dây 110kV cấp điện cho TBA 110kV Đồng Đăng
- Tuyến đường dây 110kV cấp điện cho trạm 110kV Đồng Đăng dài 125m,
tuyến đi trên khu vực đồi trồng thông, các ruộng lúa. Đấu vào cột số 53b xây dựng mới
giữa khoảng cột 52 và 53 đường dây 110kV hiện có của đường dây 110KV mạch đơn
Lạng Sơn – Cao Bằng, điểm cuối là poóc tích 110 kV TBA Đồng Đăng.
Bảng 1.2. Bảng thống kê toạ độ móng cột đường dây 110kV
STT

Số hiệu điểm

Tọa độ
- 10 -


X (m)

Y (m)

1

ĐĐ

2430765.93

440165.23

2


G1

2430736.01

440288.06

Nguồn: DAĐT-Công ty Cổ phần đầu tư điện và xây dựng công trình, tháng 5/2015
b. Các đối tượng tự nhiên trong khu vực
Đường giao thông chính trong khu vực là tuyến đường QL 1A, đường liên xã.
Khu vực đường vào TBA đi sát taluy kè đường quanh trạm kiểm dịch cách ly động vật
khu vực tỉnh Lạng Sơn. Xung quanh dự án có ít dân cư ở, cạnh trạm biến áp có trạm
kiểm dịch động vật và đồi trồng thông. Và các ruộng lúa nước của người dân.
Vị trí của trạm và đường dây thuận tiện cho quá trình vận chuyển máy móc
thiết bị vào trạm, cách đường tỉnh lộ 233 (km 4+78) khoảng 300m. Đường chính vào
trạm là đường quốc lộ 233, do đó các xe cộ ra vào trạm không gây ảnh hưởng đến giao
thông trong khu vực. Khu vực này dân cư không tập trung, khoảng cách gần nhất đến
nhà dân khoảng 1km, nên phạm vi ảnh hưởng không lớn.
Dự án thuộc khu đất đồi trồng thông và cây ăn quả sẽ có cao độ san nền 238,50.
Nền trạm được san phần đỉnh đồi trồng thông và cây ăn quả. Để đảm bảo việc thoát
nước tự nhiên, nền trạm được thiết kế với độ dốc 0,1% từ hướng tây sang hướng đông.
Cao hơn so với nền đường giao thông tỉnh lộ 233 và đường liên xã, đảm bảo an toàn
cho trạm khi mùa mưa và mùa lũ xảy ra ở tỉnh Lạng Sơn.

Hình 1.1: Bản đồ vệ tinh xác định vị trí trạm trong khu vực
1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của dự án

- 11 -


Phần TBA 110kV Đồng Đăng: Khu vực dự kiến xây dựng trạm thuộc đất đồi trồng

thông và cây ăn quả (gia đình Ông Tợ) xã Tân Mỹ, Huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Tình hình sử dụng đất tại vị trí xây dựng TBA:
+ Đất đồi trồng thông và cây ăn quả 0,854ha chiếm 100% diện tích xây dựng
TBA (trong đó Đất đồi trồng thông khoảng 0,63ha chiếm 74% chiều dài tuyến; Trồng
cây ăn quả 0,224ha chiếm 26% chiều dài tuyến).
Chi tiết về tình hình sử dụng đất của Dự án được liệt kê trong bảng sau:
Bảng 1.3. Diện tích đất sử dụng xây dựng TBA
TT

Hạng mục

Đơn vị

Diện tích

I

Toàn trạm

m2

8.542,25

1

Khuôn viên TBA

m2

3.782


2

Nhà ĐK và phân phối

m2

520,50

3

Nhà nghỉ ca

m2

192,60

4

Đường trong TBA

m2

442,54

5

Đường ngoài TBA

m2


1.313,44

6

Sân bê tông

m2

690,75

7

Diện tích rải đá

m2

1.265,90

8

Diện tích khác

m2

334,52

Nguồn: DAĐT-Công ty Cổ phần đầu tư điện và xây dựng công trình, tháng 5/2015
Riêng phần đất ngoài TBA (khoảng 1.313,44m2 là đất tính từ TBA đến điểm
đấu nối vào TL233, phần đất này thuộc đts trông thông của hộ dân (thuộc phần đất đền

bù) dự án. Hiện được quản lý bởi UBND xã Tân Mỹ. Đường ngoài trạm được đắp đất
(dùng đất san gạt phần trạm) có hệ số đầm chặt k=0.98. Cốt phần đầu đường bằng cốt
đường tỉnh lộ 233, cốt phần cuối đường bằng cốt san nền trạm (238,50). Chiều rộng
đường vận chuyển có kích thước 5,0m, hai bên lề đường đặt các thanh vỉa bằng bê
tông M150.
Phần đường dây 110kV Đồng Đăng: Khu vực dự kiến xây dựng đường dây
thuộc đất đồi trồng thông, lúa và cây ăn quả xã Tân Mỹ, Huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng
Sơn.
Tình hình sử dụng đất trên tuyến đường dây đi qua:
+ Đất đồi trồng thông 84,3m chiếm 56% chiều dài tuyến.
+ Lúa 35,9 chiếm 23,9% chiều dài tuyến.
+ Trồng cây ăn quả 30,2m chiếm 21,1% chiều dài tuyến.
- 12 -


1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
Công trình “Đường dây và trạm biến áp 110kV Đồng Đăng” tỉnh Lạng Sơn
được xây dựng nhằm: Đáp ứng nhu cầu phụ tải trong khu vực huyện Văn Lãng và một
phần các khu vực lân cận huyện; góp phần đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho khu
vực trong giai đoạn 2015 – 2020, có xét đến năm 2025. Tạo mối liên kết linh hoạt và
tin cậy trong lưới điện khu vực nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung.
+ Góp phần tăng sản lượng điện cả nước, tăng sản lượng công nghiệp của tỉnh,
tạo công ăn việc làm mang lại lợi ích cho người lao động doanh nghiệp và Nhà nước.
+ Sau khi được xây dựng, công trình sẽ đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục và
ổn định cho các phụ tải hiện có, các phụ tải huyện Cao Lộc, huyện Văn Lãng.
+ Công trình đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng và độ tin cậy cung
cấp điện khu vực.
+ Ổn định lưới điện giúp cho các doanh nghiệp hiện có trong khu vực yên tâm
và có phương án sản xuất nâng cao hiệu suất, tăng cường giờ hoạt động.

+ Giảm được bán kính cấp điện và san tải cho trạm biến áp trên địa bàn huyện
Văn Lãng. Tăng khả năng vận hành linh hoạt lưới điện, giảm thiểu thời gian mất điện
cho các phụ tải, đáp ứng nhu cầu phụ tải dự báo như đã thống kê và phân tích ở trên,
đáp ứng được nhu cầu cung cấp điện cho các phụ tải hiện tại và tương lai.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
1.4.2.1. Các hạng mục công trình chính
Hạng mục 1: Phần TBA 110kV Đồng Đăng
- Công suất: 2x40MVA
- Tổ đấu dây: Y0/∆/Y0-11-12 với tỷ lệ công suất là 100%/100%/100%.
- Cấp điện áp: 110/35/22kV.
- Sơ đồ nối điện chính:
+ Phía 110kV: thiết kế theo sơ đồ cầu đủ, trong giai đoạn này lắp đặt 2 ngăn
đường dây, ngăn cầu và ngăn MBA T1.
+ Phía 35kV: thiết kế theo sơ đồ 1 hệ thống thanh cái có phân đoạn. Trong
giai đoạn này lắp đặt 01 phân đoạn với 9 tủ: 01 tủ máy cắt tổng, 01 tủ đo lường, 1 tủ
dao cắm, 1 tủ tự dùng và 5 tủ máy cắt lộ đi.
+ Phía 22kV: thiết kế theo sơ đồ 1 hệ thống thanh cái có phân đoạn. Trong
giai đoạn này lắp đặt 01 phân đoạn với 5 tủ: 01 tủ máy cắt tổng, 01 tủ đo lường kiêm
- 13 -


dao cắm, 1 tủ dao cắm và 2 tủ máy cắt lộ đi.
- Kiểu trạm: nửa trong nhà, nửa ngoài trời. Các thiết bị nhất thứ phía 110kV
được lắp đặt ngoài trời, các tủ điều khiển và phân phối 35kV, 22kV được lắp đặt trong
nhà.
- Toàn bộ trạm biến áp 110kV Đồng Đăng chiếm diện tích 8.542,25 m 2 sẽ được
đầu tư trong giai đoạn này, trong đó khuôn viên trạm chiếm diện tích 3.782m2 , Nhà
nghỉ ca chiếm diện tích 192,60m2, đường vào trạm chiếm diện tích 1.313,44m2, sân bê
tông chiếm diện tích 690,75 m2, đường trong trạm chiếm diện tích 434,54m2, Diện tích
rải đá chiếm diện tích 1265,90m 2.

- Hệ thống viễn thông và SCADA: Thiết lập hệ thống viễn thông thông tin cho
điều độ, thông tin cho hệ thống rơle bảo vệ, truyền dữ liệu SCADA/EMS của HTĐ
Miền Bắc và tham gia thị trường điện lực trong tương lai.
Hạng mục 2: Phần đường dây 110kV Đồng Đăng
- Số mạch: 02 mạch.
- Điểm đầu (ĐĐ): 53b xây dựng mới giữa khoảng cột 52 và 53 đường dây
110kV hiện có của đường dây 110KV mạch đơn Lạng Sơn – Cao Bằng.
- Điểm cuối: Poóc tích trạm biến áp 110 kV Đồng Đăng.
- Chiều dài: 125m
- Dây dẫn: ACSR-185/29.
- Dây chống sét : Dây cáp quang kết hợp chống sét OPGW-57/12.
- Cách điện: Cách điện treo (Sứ hoặc thuỷ tinh);
- Cột: Cột thép hình mạ kẽm.
- Móng: Móng khối bê tông cốt thép.
Bảng 1.4 Tổng hợp khối lượng xây dựng TBA (tính /1 MBA)
Stt

Tên thiết bị

Đơn vị

Khối
lượng

Máy

1

Biến đổi điện thế


Mới 100%

Đặc tính kỹ thuật

Tình
trạng

Thiết bị 110kV
1

MBA 110kV –
40MVA

2

Máy cắt điện 3
pha-123kV1250A-31,5kA/3s

bộ

3

Đóng, cắt dòng điện khi xảy ra sự cố

Mới 100%

3

Dao cách ly 3
pha-123kV-


bộ

3

Dùng để đóng, mở trung tính của
MBA và các điện áp 3 pha

Mới 100%

- 14 -


Tình
trạng

Đơn vị

Khối
lượng

4

Dao cách ly 3
pha-123kV1250A-31,5kA/3s
-1TĐ

bộ

5


Dùng để đóng, mở trung tính của
MBA và các điện áp 3 pha

Mới 100%

5

Biến điện áp
123kV 1 pha

bộ

8

Biến đổi điện thế

Mới 100%

3

Máy biến dòng dùng để biến đổi dòng
điện xoay chiều có trị số lớn thành
dòng xoay chiều có trị số đo được
bằng các dụng cụ đo lường tiêu
chuẩn hoặc cung cấp cho mạch bảo
vệ rơle.

Mới 100%


6

Máy biến dòng dùng để biến đổi dòng
điện xoay chiều có trị số lớn thành
dòng xoay chiều có trị số đo được
bằng các dụng cụ đo lường tiêu
chuẩn hoặc cung cấp cho mạch bảo
vệ rơle.

Mới 100%

3

Thiết bị chống sét hoàn hảo nhất dùng
để bảo vệ cho trạm biến áp, trạm phân
phối và các máy điện khác

Mới 100%

bộ

1

Thiết bị chống sét hoàn hảo nhất dùng
để bảo vệ cho trạm biến áp, trạm phân
phối và các máy điện khác

Mới 100%

Máy


1

Biến đổi điện thế

Mới 100%

1
Dùng nối các thiết bị điện

Mới 100%

Dùng nối các thiết bị điện

Mới 100%

Dùng nối các thiết bị điện

Mới 100%

Stt

Tên thiết bị

Đặc tính kỹ thuật

1250A-31,5kA/3s
-2TĐ

6


Biến dòng điện
123kV 1 pha
200-400-600800/1/1/1/1A

7

Biến dòng điện
123kV 1 pha
400-600-10001200/1/1/1/1A

8

Chống sét van 1
pha 110kV

9

Chống sét van 1
pha 72kV

bộ

bộ

bộ

Thiết bị 35kV
1


Máy biến áp tự
dùng 100kVA

tủ

2

Tủ máy cắt lộ
tổng 24kV1250A-25kA/3s

tủ

3

Tủ máy cắt lộ đi
24kV-630A25kA/3s

tủ

4

Tủ cầu dao+cầu
chì (cấp cho
máy biến áp tự

2

1

- 15 -



Stt

Đơn vị

Khối
lượng

Tủ biến điện áp
đo lường kiêm
dao cắm 22kV

bộ

1

Chống sét van 1
pha 22kV

bộ

Tên thiết bị

Tình
trạng

Đặc tính kỹ thuật

dùng)

5

6

3

Dùng nối các thiết bị điện

Mới 100%

Thiết bị chống sét hoàn hảo nhất dùng
để bảo vệ cho trạm biến áp, trạm phân
phối và các máy điện khác

Mới 100%

Biến đổi điện thế

Mới 100%

Dùng nối các thiết bị điện

Mới 100%

Dùng nối các thiết bị điện

Mới 100%

Thiết bị 22kV
1


Máy biến áp tự
dùng 100kVA

Máy

1

tủ

1

2

Tủ máy cắt lộ
tổng 35kV1600A-25kA/3s

tủ

3

Tủ máy cắt lộ đi
35kV-630A25kA/3s

4

Tủ biến điện áp
đo lường

tủ


1

bộ

3

5

Chống sét van
35kV ( kèm ghi
sét cho đầu cực
MBA )

5

Dùng nối các thiết bị điện

Thiết bị chống sét hoàn hảo nhất dùng
để bảo vệ cho trạm biến áp, trạm phân
phối và các máy điện khác

Nguồn: DAĐT-Công ty Cổ phần đầu tư điện và xây dựng công trình, tháng 5/2015
Bảng 1.5 Tổng hợp khối lượng xây dựng tuyến đường dây
TT

Tên thiết bị vật liệu

Đơn vị


Số lượng

m

125

Phần dây dẫn
1

Dây dẫn AC185/29

2

Dây cáp quang OPGW-57/12

Km

0.330

2

Dây chống sét TK-50

tấn

0.000

Phần cách điện, phụ kiện
1


Tạ chống rung dây dẫn CR4-22

bộ

12

2

Chống rung cáp quang CR-CQ

bộ

2

- 16 -


TT

Tên thiết bị vật liệu

Đơn vị

Số lượng

bộ

2

3


Chống rung dây chống sét TK-50: CR2-9

4

Chuỗi cách điện đỡ đơn 110kV : ĐD-1

Chuỗi

6

5

Chuỗi cách điện néo đơn 110kV : ND-1

Chuỗi

18

6

Hộp nối cáp quang 2 đầu vào OPB-2

hộp

1

7

Hộp nối cáp quang 3 đầu vào OPB-3


hộp

1

8

Kẹp cáp quang vào cột KCQ-1

bộ

24

9

Khóa néo NQ-1

bộ

6

10

Cặp cáp CC-185

Cái

12

Nguồn: DAĐT-Công ty Cổ phần đầu tư điện và xây dựng công trình, tháng 5/2015

1.4.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ
a. Giao thông vận tải
Đường giao thông chính trong khu vực là tuyến tỉnh lộ 233 (km4+78), đường
liên xã. Khu vực đường vào TBA đi sát taluy kè đường quanh trạm kiểm dịch cách ly
động vật khu vực tỉnh Lạng Sơn.
b. Thoát nước mưa
- Phương án thoát nước: Nước mặt nền trạm và mặt đường theo độ dốc san nền sẽ
được dồn vào các hố ga thu nước, sau đó thoát ra ngoài vào hệ thống thoát nước chung
của Trạm bằng ống bê tông đúc sẵn Φ200.
- Giải pháp thoát nước: Nước mưa thoát trực tiếp qua hệ thống hố ga thu nước,
sau đó thoát ra ngoài vào hệ thống thoát nước chung của trạm qua hệ thống ống bê
tông D200. Hướng thoát nước từ Đông Nam sang Tây Bắc theo độ dốc tự nhiên và đấu
nối vào mương thoát nước tự nhiên phía Tây Bắc trạm.
c. Thoát nước và xử lý nước thải
Phương án thoát nước: Hệ thống thoát nước thải được thiết kế riêng, biệt lập với
hệ thống thoát nước mưa. Mạng lưới tuyến thu gom và thoát nước thải trong trạm sử
dụng hệ thống cống PVC D100, 60.
+ Nước thải tắm rửa, vệ sinh cá nhân được thu gom bằng đường ống PVC D60,
qua hệ thống hố gas thu cặn và thải trực tiếp vào môi trường.
d. Giải phóng mặt bằng

- 17 -


Trong quá trình triển khai dự án, chủ dự án tiến hành cắm mốc ranh giới đo đạc
diện tích cần được giải phóng. Tính toán và phân loại các loại hình đền bù theo quy
định của pháp luật và giá đất hiện hành của địa phương thực hiện dự án.
e. Bể chứa dầu sự cố
Bể chứa dầu sự cố có kích thước (7,5x2,4x3,6)m. Thành bể xây gạch, đáy đổ bê
tông cốt thép M150 và M200 và nắp đổ tấm đan bê tông cốt thép M150 và M200. Đáy

bể chứa dầu sự cố bằng bêtông M100, đá 2x4 dày 100 được tạo dốc về phía đặt ống
thoát dầu.
- Dầu sự cố (nếu có) sẽ chảy ngay theo đường ống thoát dầu bằng thép d = 200
đến bể chứa dầu sự cố đặt trong trạm.
f. Cấp nước
- Phương án cấp nước: Nước sinh hoạt lấy từ giếng khoan ngầm, bơm lên bể
chứa dung tích 1,5m3 đặt trên mái hiên trước khu vệ sinh và xử lý qua hệ thống lọc
nước khi cung cấp tới điểm sử dụng.
- Giải pháp cấp nước: Nước thô sau khai thác từ các giếng khoan được bơm về
bể chứa nước sạch bằng đường ống PVC, dài 35m. Nước sạch sau xử lý chứa trong bể
có khối tích 1,5m3 đặt trên mái và từ đây đi đến các điểm tiêu thụ nước bằng đường
ống PVC D32, 20.
g. Cấp điện
- Phương án cấp điện: Nguồn điện thi công được lấy từ lưới điện địa phương
gần với khu vực xây dựng dự án hoặc hoặc máy phát điện hay điêzen. Đến giai đoạn
vận hành được lấy từ các trạm biến áp tự dụng tại trạm (trạm 35/0,4kV và 22/0,4kV).
- Giải pháp cấp điện: thiết kế các đường dây điện hạ thế đến các thiết bị điện,
chiếu sáng (cáp Cu/XLPE/PVC-2x6mm 2).
h. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn
Phương án thu gom, xử lý:
+ Phế thải không độc hại và chất thải rắn sinh hoạt (rất ít) được thu gom tại
nguồn phát sinh, tập kết trong các thùng nhựa. Sau đó được trạm hợp đồng với đơn vị
thu gom rác trên địa bàn đến thu gom và đưa đi xử lý cùng với chất thải rắn sinh hoạt
trong khu vực.
+ Chất thải nguy hại như ắc quy, dầu thải, giẻ lau dính dầu được thu gom riêng, bảo
quản riêng biệt theo quy định hiện hành tại kho chứa chất thải được xây dựng tại TBA.
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục
công trình dự án
- 18 -



Giữa trên các cơ sở thiết kế, quy phạm điện, các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành về
trạm điện, Công nghệ sản xuất vận hành của dự án tuân thủ nghiêm ngặt các quy định
trên.
1.4.3.1. Công tác san nền
Căn cứ theo số liệu điều tra khảo sát thủy văn, căn cứ theo cốt các công trình
hiện tại xung quanh khu vực trạm biến áp 110KV Đồng Đăng sẽ có cao độ san nền
238,50. Nền trạm được san phần đỉnh đồi trồng thông và cây ăn quả. Để đảm bảo việc
thoát nước tự nhiên, nền trạm được thiết kế với độ dốc 0,1% từ hướng tây sang hướng
đông.
1.4.3.2. Xây dựng các công trình
1. Nhà điều khiển phân phối:
* Phần khung kết cấu:
- Khung, dầm, giằng tường bằng bê tông M200 cốt thép AI và AII.
- Tường nhà xây gạch M75 vữa xi măng M50, trát dày 1,5. Tường trong bả
matit sơn nước màu trắng, tường ngoài nhà sơn chống thấm màu beige.
- Móng nhà: bằng BTCT M200, cổ móng xây gạch đặc M75 vữa xi măng M50,
giằng móng BTCT M200.
- Mái nhà: Lớp mái bê tông cốt thép M200 dày 100mm, mặt trên mái dán ngói
đỏ tươi.
- Phòng vệ sinh phải ốp tường xung quanh đến cao độ + 2m bằng gạch men
kính trắnmàu ghi xám nhạt loại 250x400mm.
- Xây mương cáp trong phòng điều khiển, phân phối, phần còn lại của nền nhà
lát gạch Granit nhân tạo màu vàng sẫm 400x400mm.
- Trần thạc cao dạng trần thả, xương thép. Cửa đi, cửa sổ khung nhựa uPVC lõi
thép gia cường, kính trắng an toàn dày 6.38mm, cửa khu vệ sinh kính mờ (kính an toàn
dày 6.38mm). Cửa ra vào láp bản lề xoay 180 0 để thuận tiện cho công tác quản lý vận
hành và xử lý sự cố. Thiết bị vệ sinh sử dụng thiết bị liên doanh sản xuất trong nước.
Cấp nước: Nước sinh hoạt lấy từ giếng khoan ngầm, bơm lên bể chứa dung tích
1,5m3 đặt trên mái hiên trước khu vệ sinh và xử lý qua hệ thống lọc nước khi cung cấp

tới điểm sử dụng.
2. Trạm biến áp
- Móng được thiết kế cho loại máy biến áp 110/35/22kV- 40MVA, tổng khối
lượng máy 108 tấn, trong đó khối lượng dầu chiếm 15 tấn. Máy đặt trực tiếp lên bệ đỡ
máy.
- 19 -


×