Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Quan hệ chính trị ASEAN liên bang nga dưới thời tổng thống medvedev ( 2008 2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------O0O-----------------

TRẦN HÙNG MINH PHƢƠNG

Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ

Mã số 60.31.02.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Nguyễn Văn Lịch

Hà Nội – 2015
0


Luận văn đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –
Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS Nguyễn Văn Lịch

Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Thuỷ

Phản biện 2: PGS. TS Ngô Minh Oanh

Luận văn đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận văn
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
Vào hồi: ……….….giờ…………ngày 31 tháng 12 năm 2015

.


1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của rất
nhiều ngƣời. Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy PGS. TS Nguyễn Văn Lịch. Bên cạnh sự nhiệt tình hƣớng dẫn và chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình tôi hoàn thành luận văn, Thầy cũng là ngƣời đã cho tôi những
bài học và kinh nghiệm quý báu về phƣơng pháp tiếp cận các vấn đề một cách
mạch lạc, khoa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy, cô giảng viên đã tham
gia giảng dạy của khoa Quốc tế học – Đại học KHXH&NV Hà Nội và khoa Quan
hệ quốc tế – Đại học KHXH&NV Tp.Hồ Chí Minh trong thời gian tôi là học viên
Cao học tại trƣờng. Nhờ các thầy, cô tôi có thể trau dồi tích luỹ kiến thức để hoàn
thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn học viên Cao học liên kết khoá III (QH2012-X); các thầy, cô, các đồng nghiệp tại cơ quan, những ngƣời đã nhiệt tình giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành khoá học một cách tốt đẹp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những ngƣời thân
yêu đã luôn sát cánh, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2015
Học viên

Trần Hùng Minh Phƣơng
2


MỤC LỤC
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. 6

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 8
1.Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 8
2.Mục đích nghiên cứu.............................................................................................. 9
3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 9
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 11
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................. 11
6.Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu .......................................................... 11
7.Bố cục................................................................................................................... 12
CHƢƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ THỰC TIỄN QUAN HỆ ASEAN – LIÊN BANG
NGA ........................................................................................................................ 13
1.1.Những nhân tố tác động đến quan hệ ASEAN – Liên bang Nga ..................... 13
1.1.1.Bối cảnh quốc tế và khu vực....................................................................... 13
1.1.2.Nƣớc Nga thời kỳ hậu Xô viết .................................................................... 17
1.1.3.ASEAN trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá .................................... 21
1.2.Khái quát chung quan hệ ASEAN – Liên bang Nga trƣớc năm 2008 .............. 23
1.2.1.Chính sách của Nga đối với ASEAN ......................................................... 23
1.2.2.Quan hệ chính trị của các nƣớc thành viên ASEAN – Liên bang Nga ...... 30
CHƢƠNG 2. QUAN HỆ CHÍNH TRỊ ASEAN – LIÊN BANG NGA GIAI
ĐOẠN 2008 -2012 .................................................................................................. 41
2.1.Tổng quan quan hệ ASEAN – Liên bang Nga giai đoạn 2008 – 2012 ............ 41
2.1.1.Vị trí của Liên bang Nga trong khu vực ASEAN....................................... 41
2.1.2.Quan hệ của Liên bang Nga với các nƣớc trong khu vực ASEAN ............ 44
2.1.3.Quan hệ chính trị của các nƣớc thành viên ASEAN – Liên bang Nga giai
đoạn 2008 – 2012 ................................................................................................. 47
2.1.4.Vấn đề đặt ra đối với hoạt động hội nhập của Liên bang Nga vào khu vực
ASEAN ................................................................................................................ 66
2.2.Quan hệ chính trị ASEAN – Liên bang Nga .................................................... 67
3



2.2.1.Quan điểm mới trong chính sách của Liên bang Nga ................................ 67
2.2.2.Chính sách hƣớng Đông của Liên bang Nga .............................................. 72
2.2.3.Khó khăn và thách thức đối với Liên bang Nga ......................................... 75
2.3.Vai trò của ASEAN trong quan hệ chính trị với Liên bang Nga ...................... 77
2.3.1.Chính sách của ASEAN đối với các đối tác ngoài ASEAN....................... 77
2.3.2.Lợi ích chiến lƣợc của ASEAN đối với Liên bang Nga ............................. 78
2.3.3.Khó khăn, thách thức đối với ASEAN ....................................................... 79
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ ASEAN – LIÊN BANG NGA TỪ 2008 –
2012 VÀ TRIỂN VỌNG ....................................................................................... 82
3.1.Những kết quả và những vấn đề đặt ra trong quan hệ ASEAN – Nga giai đoạn
2008 – 2012 ............................................................................................................. 82
3.1.1.Mặt đạt đƣợc ............................................................................................... 82
3.1.2.Mặt hạn chế ................................................................................................. 84
3.1.3.Triển vọng và giải pháp .............................................................................. 85
3.2.Ảnh hƣởng của Cộng đồng ASEAN trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng
................................................................................................................................. 86
3.2.1.Yếu tố kinh tế của ASEAN trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng ... 86
3.2.2.Môi trƣờng an ninh và sự cố kết chính trị khu vực ASEAN ...................... 87
3.2.3.Cơ sở cho những quyết sách lớn ................................................................. 91
3.2.4.Sự cạnh tranh ảnh hƣởng lợi ích đan xen khu vực ..................................... 92
3.3.Vai trò của Việt Nam trong quan hệ chính trị ASEAN – Nga ......................... 95
3.3.1.Quan hệ truyền thống Việt Nam – Nga ...................................................... 95
3.3.2.Vai trò cầu nối của Việt Nam ................................................................... 101
3.3.3.Chính sách phát triển quan hệ Việt Nam – Nga – ASEAN ...................... 103
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 111
I.Tiếng Việt ........................................................................................................... 111
II.Tiếng Anh .......................................................................................................... 117
III.Tiếng Nga ......................................................................................................... 118
4



IV.Báo chí, Internet ............................................................................................... 119
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................... 124
Speech at the Second ASEAN-Russia Summit .................................................... 124
PHỤ LỤC 2. HÌNH ẢNH HỢP TÁC NGA – ASEAN GIAI ĐOẠN 2008 -2012
............................................................................................................................... 128

5


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AC

ASEAN Community

Cộng đồng ASEAN

AFAS

ASEAN Framework

Hiệp định khung về dịch vụ


Agreement on Service

ASEAN

ASEAN Free Trade Area

Khu vực thƣơng mại tự do

AFTA

ASEAN
ADC

Asia Dialogue Cooperation

Hợp tác đối thoại châu Á

ADMM

ASEAN Defence Ministers

Hội nghị Bộ trƣởng Quốc

Meeting

phòng các nƣớc ASEAN

ASEAN Investment Area

Khu vực đầu tƣ ASEAN


ASEAN Industrial

Hiệp định khung về hợp tác

Cooperation

công nghiệp ASEAN

ASEAN Ministerial Meeting

Hội nghị Bộ trƣởng Ngoại giao

AIA
AICO

AMM

ASEAN
Asia – Pacific Economic

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu

Cooperation

Á – Thái Bình Dƣơng

ARF

ASEAN Regional Forum


Diễn đàn khu vực ASEAN

AEC

ASEAN Economic

Cộng đồng kinh tế ASEAN

APEC

Community
ASCC

ARJCC

ASEM
EU
NAFTA

ASEAN Socio – Cultural

Cộng đồng văn hóa xã hội

Community

ASEAN

ASEAN – Russia Joint


Uỷ ban tƣ vấn hỗn hợp

Consulative Committe

ASEAN – Nga

Asia – Europe Meeting

Hội nghị Á – Âu

European Union

Liên minh châu Âu

North America Free Trade

Khu vực Thƣơng mại tự do Bắc

Area

Mỹ
6


PECC

SCO

Pacific Economic


Hội nghị Hợp tác kinh tế Thái

Cooperation Conference

Bình Dƣơng

Shanghai Cooperation

Tổ chức hợp tác Thƣợng Hải

Organization
SEANWFZ

TAC

Southeast Asia Nuclear

Khu vực Đông Nam Á không

Weapons Free Zone

có vũ khí hạt nhân

Treaty of Amity and

Hiệp ƣớc thân thiện và hợp tác

Cooperation in Southeast

ở Đông Nam Á


Asia

7


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Liên bang Nga là một quốc gia bao gồm hơn một trăm dân tộc ngƣời khác
nhau, cùng sinh sống trên một lãnh thổ rộng lớn trải dài trên hai châu lục và có
những nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú. Tại khu vực Châu Á- Thái
Bình Dƣơng đầu thế kỷ 21, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vẫn đƣợc thế giới
biết đến nhƣ một tổ chức khu vực thành công nhất của các nƣớc đang phát triển.
Quan hệ Liên bang Nga với các nƣớc Đông Nam Á là biểu hiện của hình thái quan
hệ giữa các nƣớc lớn với các nƣớc đang phát triển trong hoàn cảnh mới của so
sánh lực lƣợng trên thế giới.
Trong tƣơng lai, mối quan hệ ASEAN – Nga hoàn toàn có triển vọng và
chắc chắn sẽ có những bƣớc phát triển khả quan. Tiến trình thực thi các chƣơng
trình hợp tác đã soạn thảo cho phép hy vọng về một giai đoạn mới trong sự phát
triển quan hệ giữa Nga và Đông Nam Á.
Quan hệ ASEAN - Nga đã bắt đầu kể từ tháng 7 năm 1991 khi Phó Thủ
tƣớng lúc bấy giờ của Liên bang Xô Viết cũ tham dự phiên khai mạc của Hội nghị
Thƣơng mại ASEAN lần thứ 24 đƣợc tổ chức tại Kuala Lumpur với tƣ cách là
khách mời của Chính phủ Malaysia. Sau đó, Nga đã trở thành Đối tác Đối thoại
đầy đủ của ASEAN tại Hội nghị AMM lần thứ 29 vào tháng 7 năm 1996 tại
Jakarta.
Tháng 6 năm 2003, ASEAN và Nga đƣa ra một tuyên bố chung về Đối tác
vì Hòa bình, An ninh, Thịnh vƣợng và Phát triển đã tạo cơ sở cho sự phát triển
quan hệ ASEAN – Nga. Tháng 11 năm 2004, tại Hội nghị cấp cao ASEAN (Viêng
Chăn – Lào), Nga đã đƣợc mời tham gia vào Hiệp ƣớc hữu nghị và hợp tác trong

ASEAN.
Thập niên gần đây, Liên bang Nga đánh giá cao vai trò của ASEAN trong
khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng. Thực tế cho thấy, ASEAN không chỉ là trung
tâm chính của các nỗ lực hội nhập ở châu Á – Thái Bình Dƣơng, mà còn là nhân tố
quan trọng của các hoạt động liên kết rộng lớn và có uy tín nhƣ Diễn đàn khu vực
8


ASEAN (ARF) hay Diễn đàn Hợp tác Á – Âu, Hợp tác Đông Á…Vì vậy việc
nghiên cứu vấn đề hợp tác kinh tế, chính trị giữa ASEAN và Liên bang Nga là một
việc cần thiết.
2.Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về đề tài “Quan hệ chính trị ASEAN – Liên bang Nga dưới thời
Tổng thống Medvedev (2008-2012)” là nhằm làm rõ vai trò và ảnh hƣởng của Nga
đối với khu vực Đông Nam Á từ 2008 đến 2012. Từ đó, có thể có cách nhìn tổng
quát về mối quan hệ chính trị giữa ASEAN và Liên bang Nga. Quan hệ chính trị
giữa ASEAN và Nga có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng nhƣ
ổn định an ninh chính trị trong khu vực và trên thế giới.
Nghiên cứu, phân tích để thấy đƣợc quan hệ chính trị của ASEAN và Liên
bang Nga. Mục đích chính trị của ASEAN và Nga đều vì lợi ích riêng của từng
chủ thể quan hệ quốc tế. Xác định đƣợc quan hệ chính trị của ASEAN và Nga
nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ của ASEAN với các cƣờng quốc trên thế giới nói
chung và Liên bang Nga nói riêng đồng thời làm rõ những vấn đề trong quan hệ
quốc tế ở khu vực Đông Nam Á.
Kiến nghị một số giải pháp trong quan hệ chính trị giữa ASEAN và Nga
trong tƣơng lai, vai trò cầu nối của Việt Nam trong quan hệ với các nƣớc ASEAN
của Liên bang Nga. Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại
của Nga với khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng.
3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến hiện nay có một số công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa

ASEAN và Liên bang Nga nhƣ: “Quan hệ Nga – ASEAN trong những thập niên
đâu thế kỷ XXI”, của Nguyễn Quang Thuấn; “Hướng tới quan hệ phát triển toàn
diện Nga – ASEAN trong những thập niên đầu thế kỷ XXI”, của Nguyễn Quang
Thuấn; “Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga trong bối cảnh tăng cường sự hiện
diện của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”, của Nguyễn Quang Thuấn
trong tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 9 (144), 2012; “Quan hệ kinh tế Nga ASEAN”, của Hoàng Hải và Hoàng Xuân Hoà trong tạp chí Nghiên cứu Đông
9


Nam Á, số 3 (28), 1997; “Đôi nét về quan hệ hợp tác Liên bang Nga và ASEAN
và quan hệ kinh tế Liên bang Nga – Việt Nam”, của Đinh Công Tuấn trong tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6 (57), 2002; “Nga – ASEAN: 10 năm hợp tác hiệu
quả”, tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số 7 (73), 2006 của V.V. Serafimov.
Ở nƣớc ngoài, đề tài nghiên cứu quan hệ ASEAN – Nga đƣợc nghiên cứu:
“ASEAN – Russia Relations”, Singapore: ISEAS. Symposium: ISEAS; “ASEAN
– Russia Relations”, In Chufrin, Gennady; Hong, Mark & Beng, Teo Kah (Eds.),
Singapore: ISEAS; “The Foreign Policy of Russia changing system, enduring
interests”, Robert H.Donaldson and Joseph L. Nogee. M.E. Sharpe Armonk, New
York; London, England;

“The International Politics of the Asia – Pacific”,

Michael Yahuda -2nd, London anh New York; Routledge Curzon, (2004);
“International relations: Politics and economics in the 21st century”, William
Nester – Belmont: Wadsworth, (2001); “The New Global Politics of the Asia –
Pacific”, Michael K.Connors, Rémy Darison, Jorn Dosch – London and New
York: Routledge Curzon, (2005).
Bên cạnh đó, hệ thống tƣ liệu điện tử thông qua các trang và các bài viết tạp
chí


nƣớc

ngoài:

ASEAN

Trade

by

Selected

PartnerCountry/Region,

2005−2009//ASEAN: offic. site.(URL: http://www. aseansec.org/stat/Table19.xls);
Foreign Direct Investment Net Inflow to ASEAN from Selected Partner
Countries/Regions (as of 15 July 2010) : Table 26// Association of Southeast
Asian Nations: offic. (URL: Ong
Keng Yong H. E, ASEAN-Russia: Partnership for Peace and Prosperity in Asia
Pacific (Moscow, 9 October 2006)//Association of Southeast Asian Nations: offic.
website.(URL: cung cấp kiến thức nền
cho việc nghiên cứu quan hệ ASEAN – Nga.
Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều khẳng định mối quan hệ giữa Liên bang
Nga và ASEAN đã có ảnh hƣởng rất lớn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng
và khu vực Đông Nam Á.

10


Những công trình nghiên cứu trên đã giải quyết những vấn đề cơ bản, chung

nhất mang tính khu vực và quốc tế. Riêng “Quan hệ chính trị ASEAN – Liên bang
Nga dưới thời Tổng thống Medvedev (2008-2012)” cho đến nay vẫn chƣa có một
công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách cụ thể, có hệ thống. Vì vậy, việc
nghiên cứu quan hệ chính trị giữa ASEAN và Nga còn là vấn đề mới mẻ và không
ít khó khăn.
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu cụ thể của luận văn là quan hệ chính trị ASEAN và
Liên bang Nga. Qua đó, luận văn khắc hoạ rõ nét quan hệ chính trị, ảnh hƣởng của
Liên bang Nga đến khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2012.
Thời điểm nghiên cứu là quan hệ chính trị của các chủ thể ASEAN và Liên
bang Nga từ những năm 2008 đến năm 2012. Đây là giai đoạn dƣới thời Tổng
thống Nga D. Medvedev. Quan hệ giữa ASEAN và Nga là quan hệ song phƣơng,
luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu quan hệ chính trị Liên bang Nga - ASEAN
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài góp phần cho mọi ngƣời hiểu hơn về quan hệ ASEAN và Nga, đây là
mối quan hệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng nhƣ
ổn định an ninh chính trị trong khu vực và trên thế giới. Mối quan hệ này có ý
nghĩa quan trọng, và đã có tác động tích cực đến quan hệ hợp tác ASEAN – Nga
sau khi Nga điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hƣớng cân bằng Đông – Tây
trong bối cảnh thế giới vào những năm đầu thế kỷ XXI.
6.Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
Để thực hiện đề tài này, luận văn thực hiện bằng các phƣơng pháp:
-Phƣơng pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế.
-Phƣơng pháp lịch sử và logic.
-Phƣơng pháp tổng hợp.
-Phƣơng pháp so sánh qua các tƣ liệu thu thập đƣợc từ trong và ngoài nƣớc.

11



7.Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn sẽ
chia thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1. Những cơ sở thực tiễn của quan hệ Asean – Liên bang Nga
Chƣơng 1 nêu lên những nhân tố tác động đến quan hệ ASEAN và Liên
bang Nga và khái quát chung quan hệ ASEAN – Nga trƣớc năm 2008
Chương 2. Quan hệ chính trị Asean – Liên bang Nga giai đoạn 2008 -2012
Chƣơng 2 nêu lên đƣợc quan hệ chính trị ASEAN – Liên bang Nga dƣới
thời Tổng thống Medvedev và vai trò của ASEAN trong quan hệ chính trị với Nga.
Chương 3. Đánh giá quan hệ Asean – Liên bang Nga từ 2008 – 2012
Chƣơng 3 tóm tắt những kết quả đạt đƣợc, mặt khó khăn và đề ra các giải
pháp trong quan hệ ASEAN – Nga giai đoạn 2008 – 2012 và trong tƣơng lai đồng
thời nêu bật vai trò cầu nối của Việt Nam trong quan hệ chính trị ASEAN – Nga

12


CHƢƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ THỰC TIỄN
QUAN HỆ ASEAN – LIÊN BANG NGA
1.1.Những nhân tố tác động đến quan hệ ASEAN – Liên bang Nga
1.1.1.Bối cảnh quốc tế và khu vực
Liên bang Nga là một quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới với 17.075.400
km2, chiếm 10% diện tích toàn cầu, trải dài trên hai lục địa Âu, Á và dân số 145,1
triệu ngƣời (thống kê 2003). Nƣớc Nga là quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo. Liên
bang Nga hiện có hơn 100 tộc ngƣời cùng sinh sống, trong đó ngƣời Nga chiếm
81,5%, ngƣời Tatar chiếm 3,8%, ngƣời Ukraina chiếm 3%. Ngoài ra còn gần 25
triệu ngƣời Nga sống ở các nƣớc cộng hòa trƣớc đây thuộc Liên Xô và gần 2 triệu
ngƣời ở các nƣớc khác trên thế giới. Đa số ngƣời Nga theo đạo Cơ đốc giáo Chính
thống. Tuy nhiên, một bộ phận dân số không nhỏ (khoảng 20 triệu ngƣời) theo
Islam giáo sống dọc biên giới phía nam và còn các tôn giáo khác nhƣ đạo Phật, Do

Thái, Thiên chúa giáo La Mã…
Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, cùng với thất bại của công cuộc cải tổ ở
Liên Xô, Tổng thống M. Gorbachov mất dần quyền lực chính trị và ngày 25-121991 đã phải tuyên bố từ chức. Ngày 12 tháng 6 năm 1991, Yeltsin thắng 57% số
phiếu bầu trong cuộc bầu cử tổng thống của nhà nƣớc cộng hòa Nga, đánh bại ứng
cử viên đƣợc Gorbachev hậu thuẫn là Nikolai Ryzhkov. Ngày 30-12-1991 lá cờ đỏ
búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống, chấm dứt sự tồn tại của Liên bang
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô. Cùng với sự kiện này là sự tan vỡ hàng loạt các nƣớc xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu. Đây là mốc kết thúc của thời kỳ trật tự thế giới hai cực và kết
thúc thời kỳ của Chiến tranh lạnh. Môi trƣờng quốc tế này vừa tạo ra những cơ
hội, vừa tạo ra những thách thức đối với Liên bang Nga.
Đầu tiên, Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ
quốc tế. Mặc dù trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh vẫn đang trong quá trình
13


chuyển động mạnh mẽ, song có thể thấy xu hƣớng đối thoại, hợp tác đang thay thế
dần xu hƣớng đối đầu trƣớc kia. Đây là điều kiện thuận lợi để Liên bang Nga với
vị thế địa chính trị của một nƣớc lớn nhất thế giới nằm vắt ngang Âu – Á dễ dàng
mở rộng quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực với tất cả các nƣớc trên thế giới, đặc
biệt là các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa.
Thứ hai, sự chấm dứt trật tự thế giới hai cực đã đƣa thế giới bƣớc vào thời
kỳ không ổn định với một siêu cƣờng còn lại giữ vai trò chủ đạo trong các công
việc quốc tế. Tuy nhiên, một trật tự thế giới mới đƣợc hình thành sẽ không hoàn
toàn là một thế giới một cực bởi vì thực lực của Mỹ - siêu cƣờng còn lại cũng suy
yếu tƣơng đối, trong khi vị thế của Tây Âu, Nhật Bản ngày càng gia tăng, cạnh
tranh với Mỹ và sự trỗi dậy của một số nƣớc đang phát triển nhƣ Trung Quốc, Ấn
Độ với vai trò độc lập hơn trong quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến
Liên bang Nga với mong muốn giành lại địa vị siêu cƣờng kế thừa Liên Xô mà
chỗ dựa chủ yếu là vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, giai đoạn đầu sau khi Liên Xô tan rã, tƣơng
quan lực lƣợng nghiêng hẳn về phía các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây với ƣu thế thuộc
về Mỹ. Mỹ đã trở thành siêu cƣờng duy nhất trên thế giới xét về sức mạnh tổng
hợp của quốc gia ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Giới
cầm quyền Mỹ cũng nhƣ một số nƣớc phƣơng Tây vẫn xem Liên bang Nga là một
trong những đối thủ lớn trong cuộc chạy đua giành vị trí bá quyền thế giới. Mỹ và
các nƣớc phƣơng Tây vẫn chú trọng đến tầm cỡ của Liên bang Nga với tƣ cách là
nƣớc kế thừa chủ yếu Liên Xô. Vì thế, các nƣớc này sẵn sàng ủng hộ Liên bang
Nga cải cách để Liên bang Nga thực sự gần gũi và sớm hòa nhập vào trật tự kinh
tế - chính trị quốc tế mới do Mỹ đứng đầu với chính sách vừa thân thiện vừa kiềm
chế. Trong hoàn cảnh Liên Xô tan rã, nƣớc Nga đang gặp rất nhiều khó khăn do
đấu tranh chính trị giữa các phe phái và khủng hoảng kinh tế trầm trọng cả về thể
chế lẫn cơ cấu. Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây nhanh chóng thay đổi thái độ với Liên
bang Nga từ đối đầu trong thời kỳ Chiến tranh lạnh sang hòa bình thân thiện với
chủ trƣơng duy trì một nƣớc Nga tƣơng đối ổn định không có nội chiến lớn làm
14


tan rã chính quyền có thể tạo ra làn sóng ngƣời tỵ nạn tràn sang các nƣớc Tây Âu
gây mất ổn định ở đây. Bên cạnh đó, các nƣớc này cũng tìm cách hạn chế ảnh
hƣởng của Liên bang Nga trong không gian hậu Xô viết với các kế hoạch Đông
Tiến của NATO và EU. Riêng đối với Mỹ, việc hợp tác, giúp đỡ Nga trong hoàn
cảnh này còn để đạt đƣợc mục đích duy trì một nƣớc Nga tƣơng đối ổn định làm
nhân tố quan trọng nhằm kiềm chế tham vọng thống trị châu Âu của một số cƣờng
quốc Tây Âu, muốn cạnh tranh vai trò lãnh đạo của Mỹ ở khu vực này. Tuy nhiên,
Mỹ cũng hạn chế thế mạnh của Nga bằng cách giảm thiểu tiềm lực hạt nhân của
Nga và ngăn chặn việc rò rỉ nguyên liệu, kỹ thuật hạt nhân ở Nga sang các nƣớc
khác trên thế giới, nhất là tránh để rơi vào tay các nƣớc ở Trung Cận Đông và lực
lƣợng khủng bố quốc tế, cũng nhƣ thu hẹp phạm vị ảnh hƣởng tại các khu vực
truyền thống của Liên bang Nga.

Thứ ba, trật tự thế giới hai cực sụp đổ cũng có nghĩa là sự phân định rõ ràng
giới tuyến Đông – Tây giữa hai phe không còn nữa và các quốc gia đều phải tính
toán các lợi ích và địa vị của mình trong những diễn biến mới của quan hệ quốc tế.
Theo đó, các nƣớc, các tổ chức khu vực và quốc tế đều tìm cách phát huy vai trò
của mình trên các lĩnh vực để giải quyết vấn đề hòa bình và tiến bộ xã hội. Không
còn sự chi phối bởi cuộc đối đầu chính trị, tƣ tƣởng, quân sự giữa hai trận tuyến,
giờ đây các quốc gia có điều kiện tập trung sức lực vào phát triển kinh tế, khoa học
kỹ thuật để giành vị trí có lợi trên trƣờng quốc tế. Vì thế, xu thế chung của các
quốc gia sau Chiến tranh lạnh là đều có sự điều chỉnh, sửa đổi thể chế, cải cách cơ
cấu kinh tế theo hƣớng tăng cƣờng phát triển khoa học kỹ thuật, giáo dục và cải
cách xã hội theo hƣớng dân chủ hóa. Sự phát triển của Liên bang Nga cũng không
thể nằm ngoài xu thế chung này.
Bên cạnh những biến chuyển mang tính đột phá của quan hệ quốc tế, sự
phát triển nhƣ vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, sự tăng tốc của quá
trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa – một xu thế khách quan có tác động nhiều mặt,
ngày càng gia tăng và để lại hậu quả rõ rệt đối với các nƣớc, trong đó có Liên bang
Nga. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là cuộc cách mạng trong lĩnh
15


vực công nghệ thông tin đang thúc đẩy nền kinh tế thế giới bƣớc vào giai đoạn
thông tin hóa, tin học hóa và tạo ra sự thay đổi kỳ diệu trong các khâu của quá
trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa gia tăng
mạnh mẽ với sự phát triển lớn mạnh của Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định buôn
bán tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn
hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng (APEC)…Điều này, không chỉ làm thị
trƣờng toàn cầu rộng mở, lƣu thông tiền tệ, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên quy
mô toàn cầu gia tăng, các công ty đa quốc gia mở rộng trên phạm vi toàn thế giới,
quá trình chuyển giao khoa học và công nghệ đƣợc thúc đẩy trên toàn cầu mà còn
làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau của các nƣớc trên tất cả các lĩnh vực. Sự phụ

thuộc đó thực sự đã mang tính chất toàn cầu và làm cho hệ thống quan hệ quốc tế
trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Xét một cách khách quan, sự phát triển của
khoa học kỹ thuật và quá trình toàn cầu hóa không chỉ đặt ra thách thức mà còn tạo
cơ hội để các nƣớc, đặc biệt là những nƣớc đang chuyển đổi nhƣ Liên bang Nga có
thể đẩy nhanh sự phát triển, hiện đại hóa nền kinh tế, hệ thống tài chính và giải
quyết các vấn đề xã hội.
Tuy Chiến tranh lạnh chấm dứt, song những mâu thuẫn sắc tộc, dân tộc, tôn
giáo lại bùng lên làm xuất hiện chủ nghĩa ly khai, thậm chí chủ nghĩa khủng bố.
Đặc biệt, quá trình phát triển tôn giáo, nhất là Islam giáo đang đƣợc triển khai rộng
khắp đã làm thay đổi địa chính trị thế giới. Nổi bật nhất là phạm vi ảnh hƣởng của
Islam giáo không chỉ ở những khu vực truyền thống nhƣ Trung Đông mà còn mở
rộng ra cả vùng Trung Á, đây là khu vực ảnh hƣởng truyền thống của Nga hay
vùng Capcadơ…Điều này cũng tác động sâu sắc đến quá trình xây dựng, phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia và xác lập vị thế quốc tế của Liên bang
Nga.
Ngoài ra, trong thập niên 90 của thế kỷ XX, nhiều quốc gia trong không
gian hậu Xô viết hoặc các nƣớc xã hội chủ nghĩa có hoàn cảnh tƣơng đồng với
xuất phát điểm kinh tế - xã hội bằng hoặc thấp hơn Liên bang Nga đã và đang bắt
đầu thực hiện quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang
16


kinh tế thị trƣờng. Vì vậy, công cuộc cải cách, chuyển đổi kinh tế ở Liên bang Nga
không phải là quá trình khai phá, tìm đƣờng mà nó đƣợc tiến hành trong xu thế vận
động chung. Những thành công hoặc thất bại của công cuộc chuyển đổi mô hình
kinh tế - xã hội ở các nƣớc trong xu thế chung đó sẽ là kinh nghiệm có ý nghĩa cho
các nhà hoạch định chính sách ở Liên bang Nga.
1.1.2.Nƣớc Nga thời kỳ hậu Xô viết
Quá trình vận động, phát triển của Liên bang Nga sau khi Liên Xô tan rã
không thể tách khỏi xu hƣớng phát triển của thế giới thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh.

Tuy nhiên, nhân tố có ý nghĩa quan trọng hơn cả, tác động sâu sắc đến quá trình
này là đặc điểm, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Liên bang Nga. Trên đống
đổ nát, hoang tàn của nền kinh tế, chính trị, xã hội sau khi Liên Xô sụp đổ, dƣờng
nhƣ những thuận lợi trở nên hết sức mờ nhạt trƣớc những khó khăn chồng chéo
đối với quá trình xây dựng và tái thiết Liên bang Nga.
Thực tế, với tƣ cách là nƣớc kế thừa chính của Liên Xô, Liên bang Nga đã
có những thuận lợi hơn hẳn các nƣớc cộng hòa khác trƣớc đây thuộc Liên Xô.
Ngoài việc đƣợc thừa hƣởng vị trí Ủy viên thƣờng trực Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc và các vị trí Đại sứ quán, Lãnh sự quán của Liên Xô ở tất cả các nƣớc, Liên
bang Nga còn đƣợc hƣởng phần lớn tiềm năng và gia sản của Liên Xô: 70% lãnh
thổ, 61% dân số, 70% ngoại thƣơng, 60% công nghiệp, 90% dầu khí, 70% lực
lƣợng quân sự, 80% vũ khí hạt nhân và 10/17 nhà máy điện hạt nhân. Thêm vào
đó, Liên bang Nga còn đƣợc kế thừa hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật rất hùng hậu
với kết cấu hạ tầng (hệ thống đƣờng, phƣơng tiện giao thông, thông tin liên lạc,
nhà máy, xí nghiệp…) khá cao so với thế giới và một nền khoa học kỹ thuật phát
triển cao, nhất là khoa học cơ bản. Trình độ khoa học cơ bản của Liên Xô nói
chung và Liên bang Nga nói riêng đã từng đạt đến đỉnh cao của nền khoa học thế
giới, là một trong những thành tựu lớn và là thế mạnh của Liên Xô. Đây là những
thuận lợi lớn, tạo điều kiện và cơ sở tiềm lực cho Liên bang Nga chuyển sang một
thời kỳ phát triển mới với trình độ tƣơng đối cao. Nhờ đó, Liên bang Nga có

17


những điều kiện hơn hẳn các nƣớc cộng hòa khác trƣớc đây thuộc Liên Xô đang
trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, Liên bang Nga còn là quốc gia rộng lớn về lãnh thổ nên đặc điểm
nổi bật đó là sự phân chia hành chính rất phức tạp, gồm nhiều chủ thể liên bang,
nƣớc cộng hòa tự trị, nhiều vùng, miền, lãnh thổ tự trị. Các đơn vị hành chính này
nhìn chung mang tính tự trị cao đã khiến cho quá trình quản lý hành chính, kinh tế,

chính trị, xã hội từ Trung ƣơng xuống địa phƣơng trở nên phức tạp, khó khăn hơn
bao giờ hết. Liên bang Nga còn là quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có lịch sử, văn
hóa, truyền thống, ngôn ngữ riêng và với tác động của sự kiện Liên Xô sụp đổ đã
làm gia tăng khuynh hƣớng phân lập, tách ra khỏi Liên bang Nga. Cho nên quá
trình phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga luôn gặp phải những khó khăn nhƣ
sự thiếu thống nhất quyền lực giữa Trung ƣơng và địa phƣơng, xu hƣớng ly khai,
chia tách. Những khó khăn này sẽ cản trở nhiều trong việc thống nhất và hệ thống
hóa đƣờng lối, chính sách của Liên bang, nhất là chính sách phát triển kinh tế - xã
hội.
Bên cạnh những thuận lợi, Liên bang Nga đối mặt với rất nhiều khó khăn,
thử thách trên mọi mặt của thời kỳ hậu Xô viết
Về chính trị, tình hình chính trị diễn ra phức tạp và mất ổn định sau khi Liên
bang Xô viết tan rã. Các đảng phái và phe nhóm chính trị ở Liên bang Nga nổi lên
tranh giành quyền lực và ảnh hƣởng. Không thể không kể đến cuộc đấu tranh,
tranh giành giữa một bên là Tổng thống B.Yelstin với chủ trƣơng thiết lập thể chế
nhà nƣớc Cộng hòa tổng thống và bên kia là Phó Tổng thống A.Ruskoi và Chủ
tịch Xô viết tối cao R. Khasbulatov chủ trƣơng thiết lập thể chế nhà nƣớc Cộng
hòa nghị viện. Tháng 9 năm 1993, Tổng thống B.Yeltstin ra Sắc lệnh đặc biệt về
quyền điều hành đất nƣớc. dùng bạo lực để trấn áp sự chống đối của phe đối lập,
sau đó giải tán cơ quan Xôviết tối cao. Phe B.Yeltstin giành thắng lợi và Hiến
pháp năm 1993 đƣợc thông qua. Một chế độ chính trị mới – cộng hòa tổng thống
ra đời ở Nga. Nhƣng mâu thuẫn giữa các lực lƣợng chính trị vẫn còn tồn tại trong
lòng nƣớc Nga trong suốt những năm cuối thế kỷ XX, chủ yếu là mâu thuẫn giữa
18


Tổng thống và Quốc hội về các vấn đề liên quan đến chính sách đối nội và đối
ngoại của Liên bang Nga.
Cuối năm 1999, để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình sau khi mãn
nhiệm kỳ tổng thống, Yeltsin đã tiến cử Putin trở thành ngƣời kế nhiệm của mình.

Bằng cách từ chức sớm, Yeltsin đã giúp Putin chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng
thống năm 2000.
Trong 8 năm, Putin đã giành đƣợc những thành tích nổi bật trong vai trò
điều hành nƣớc Nga, sức mạnh và địa vị trên trƣờng quốc tế của Liên bang Nga
đƣợc tăng cƣờng mạnh mẽ. Putin luôn giành đƣợc sự ủng hộ cao của dân chúng
Liên bang Nga, giúp ông có đƣợc vốn chính trị và biện pháp khống chế cục diện
chính trị hơn Yeltsin.
Trƣớc khi đƣợc Tổng thống Nga Putin chỉ định vào vị trí Thủ thƣớng,
Dmitry Medvedev đã khiến công luận phải khâm phục trƣớc những bƣớc tiến vƣợt
bậc của ông để chứng tỏ quyền lực và tầm ảnh hƣởng của mình. Từ năm 2000 tới
2002, Medvedev liên tục giữ các ghế Phó Chủ tịch và Chủ tịch Ban giám đốc Tập
đoàn dầu khí Gazprom có quy mô lớn nhất nƣớc Nga. Tháng 10 năm 2003, ông
thay thế Alexander Voloshin trở thành Chủ tịch Văn phòng Tổng thống Nga.
Tháng 11 năm 2005, ông đƣợc Tổng thống Vladimir Putin chỉ định làm Phó Thủ
tƣớng thứ nhất, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng thực thi các dự án ƣu tiên quốc gia
Nga trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga, và Chủ tịch Hội đồng Tổng thống.
Dmitry Medvedev lúc này không còn là vị luật sƣ trẻ dƣới chƣớng Putin năm nào
mà đã trở thành ngƣời cộng sự đắc lực - cánh tay phải của ngài Tổng thống.
Ngày 10 tháng 12 năm 2007, đích thân ông Putin đã thông báo rằng
Medvedev là ngƣời kế tục đƣợc ông ƣa thích. Ngày 7 tháng 5 năm 2008, Dmitry
Medvedev tuyên thệ trở thành Tổng thống thứ ba của Liên Bang Nga trong một
buổi lễ đƣợc tổ chức tại Điện Kremlin.
Về kinh tế, sự giải thể của Hội đồng tƣơng trợ kinh tế (SEV) cùng với sự
sụp đổ của Liên bang Xô viết cộng với sự trì trệ, khủng hoảng kinh tế - xã hội ở
những thập niên 80 của thế kỷ XX do ảnh hƣởng của mô hình kinh tế kế hoạch hóa
19


tập trung đƣợc xây dựng và tồn tại trong nhiều thập kỷ đã có những tác động sâu
sắc đến quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội ở Nga trong thập niên 90 của thế kỷ

XX.
Liên bang Xô viết tan rã và sự xuất hiện các quốc gia độc lập đã làm đảo lộn
một chỉnh thể kinh tế thống nhất đƣợc xây dựng trong một thời gian dài. Sự giải
thể của khối SEV đã phá vỡ quan hệ kinh tế đối ngoại quan trọng giữa Liên Xô và
các quốc gia thành viên cũ, thiết lập quan hệ kinh tế quốc tế mới. Từ đó, có thể
thấy việc phát triển kinh tế ở Liên bang Nga thời kỳ hậu Xô viết gặp rất nhiều khó
khăn.
Trong 70 năm tồn tại của Liên Xô, sự phân bố sản xuất đã xác định trên cơ
sở các nhân tố chính trị hơn là các nhân tố kinh tế. Sự phân bố này dù không hiệu
quả nhƣng nền kinh tế vẫn vận hành bình thƣờng khi nó đƣợc củng cố bằng sự dồi
dào nguồn nhân lực và hệ thống quản lý cứng rắn. Những năm đầu thập niên 90,
nguồn lực dồi dào đã cạn kiệt và hệ thống vận hành đã bị phá vỡ bởi sự tan rã của
Liên Xô thành 15 nƣớc cộng hòa riêng biệt, nhƣng hệ thống quản lý mới chƣa
đƣợc xây dựng. Sự tan rã của khối SEV và sự sụp đổ của Liên bang Xô viết với tƣ
cách là một thực thể kinh tế thống nhất và sự tồn tại quá lâu dài, dai dẳng của mô
hình quản lý kinh tế - xã hội theo kiểu kế hoạch hóa tập trung đã dự báo một quá
trình chuyển đổi kinh tế - xã hội ở Liên bang Nga nhiều khó khăn và phức tạp.
Về xã hội, cuộc khủng hoảng sâu sắc trên các lĩnh vực và sự sụp đổ của
Liên Xô thực sự đã tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần, tạo nên sự phân hóa
sâu sắc trong thái độ, tƣ tƣởng của ngƣời dân Nga. Nói chung, ngƣời dân mất dần
niềm tin vào những ngƣời lãnh đạo đất nƣớc và vào thể chế nhà nƣớc. Bên cạnh
đó, những ngƣời từng sống và làm việc ở thời kỳ Liên bang Xô viết đã quá quen
thuộc với cơ chế quản lý, phƣơng thức làm việc cũ, mặc dù phải đối mặt với
những khó khăn, hạn chế song cũng đƣợc hƣởng rất nhiều lợi ích từ tính ƣu việt
của chế độ Xô viết trƣớc đây. Ngoài ra. Liên bang Nga là quốc gia rộng lớn, đa
dân tộc với lịch sử, văn hóa phong phú, đa dạng, để duy trì một trật tự xã hội ổn
định trên toàn Liên bang sau hàng loạt những biến động chính trị, xã hội cuối thập
20



niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX là hết sức khó khăn. Các mâu thuẫn chủ
yếu về dân tộc, tôn giáo… sẽ là nguy cơ tiềm ẩn để chủ nghĩa ly khai xuất hiện và
ảnh hƣởng trực tiếp đến an ninh, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang
Nga.
1.1.3.ASEAN trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá
Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm 11 quốc gia là: Brunei, Campuchia,
Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam
và Đông Timor. Nằm trên bờ đông nam của dải lục địa Á –Âu, tiếp giáp trực tiếp
Thái Bình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng, Đông Nam Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú và các con đƣờng hàng hải huyết mạch của thế giới. Khu vực Đông
Nam Á đƣợc xem là nơi giao thoa, đan xen lợi ích chiến lƣợc của các nƣớc lớn
nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ... Do những lợi thế về vị
trí địa chiến lƣợc và các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khác, nên khu vực này
từ rất sớm trong lịch sử luôn là địa bàn tranh giành ảnh hƣởng của nhiều cƣờng
quốc.
Hiện nay, khi Chiến tranh lạnh kết thúc, sự đối đầu Đông – Tây không còn
tồn tại; trong xu thế hợp tác và phát triển của thế giới, Đông Nam Á vẫn tiếp tục là
một khu vực có tiềm năng, triển vọng về tốc độ phát triển kinh tế, cũng nhƣ duy trì
môi trƣờng hòa bình, ổn định, liên kết và hợp tác khu vực. Với vai trò địa – kinh
tế, địa – chính trị quan trọng, khu vực này vẫn là nơi các nƣớc lớn luôn quan tâm,
tìm cách có mặt nhằm duy trì, bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của họ. Trong vài thập kỷ
gần đây, vị trí và vai trò của Đông Nam Á trên đƣờng quốc tế ngày càng đƣợc
nâng lên. Trong những năm tới, Đông Nam Á sẽ trở thành một trung tâm buôn bán
và phát triển của khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng và thế giới.
Nói đến vai trò của khu vực đối với nền chính trị thế giới trƣớc hết cần nhấn
mạnh vai trò của tổ chức ASEAN. Sau hơn bốn thập kỷ tồn tại và phát triển,
ASEAN không ngừng củng cố và tăng cƣờng sức mạnh. Mặc dù có điều kiện lịch
sử và thể chế chính trị khác nhau, nhƣng với mục tiêu vì một khu vực hòa bình, ổn
định và phát triển, các nƣớc ASEAN đã thực hiện nguyên tắc “thống nhất trong đa
21



dạng”, đã tìm những điểm “đồng thuận” để giải quyết khá thành công nhiều vấn đề
phức tạp và nhạy cảm trong quan hệ nội khối cũng nhƣ quan hệ với bên ngoài.
Hiện nay, hoạt động của ASEAN đƣợc mở rộng và bao hàm những lĩnh vực kinh
tế chủ chốt, kể cả thƣơng mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ, công nghiệp và nông
nghiệp, vận tải, năng lƣợng…Các nƣớc thành viên đang thúc đẩy sự liên kết kinh
tế của Hiệp hội, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên và giúp các
thành viên mới, đặc biệt là tăng cƣờng hợp tác thƣơng mại trong ASEAN và thu
hút đầu tƣ nƣớc ngoài trong bối cảnh sự cạnh tranh thƣơng mại quốc tế trở nên gay
gắt.
Hiện nay, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) một diễn đàn quan trọng nhất
về hợp tác an ninh ở châu Á. ARF bao gồm 25 quốc gia có cùng mối quan tâm đến
an ninh khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng. Đó là 10 quốc gia thành viên
của ASEAN; 10 nƣớc đối tác đối thoại của ASEAN (gồm Úc, Canada, Trung
Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Hoa Kỳ), một quan
sát viên của ASEAN (Papua New Guinea), cùng với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Triều Tiên, Mông Cổ và Pakistan. Đông Timo đƣợc kết nạp vào ARF vào năm
2005. ARF tiếp tục là diễn đàn thúc đẩy chính sách ngoại giao phòng ngừa và xây
dựng sự tin cậy giữa các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng.
Những cố gắng của ARF đã đi vào chiều sâu với thủ thuật né tránh những bất đồng
với những nƣớc lớn mà vẫn giữ đƣợc tinh thần độc lập, tự chủ của mình. Việc
ASEAN đang thúc đẩy sự liên kết kinh tế, tăng cƣờng hội nhập với bên ngoài và
đã thiết lập, duy trì đƣợc một diễn đàn an ninh chứng tỏ rằng Đông Nam Á, một
khu vực từng là thuộc địa, chịu sự chi phối của chủ nghĩa thực dân, đã chấm dứt sự
đối đầu và chia rẽ để cùng nhau giải quyết các thách thức nhằm vƣơn lên phát triển
bền vững.
Một thành công nữa của ASEAN là chủ động tạo lập đƣợc sự gắn kết giữa
hai lục địa Á – Âu thông qua Hội nghị cao cấp Á - Âu (ASEM). Với ASEM, quan
hệ hai châu lục đã trở thành một cạnh của tam giác quan hệ mang tính toàn cầu

vốn còn bỏ ngỏ. Nhƣ vậy, ngoài sự liên kết Đại Tây Dƣơng đang ngày càng tăng
22


cƣờng và mạng lƣới xuyên Thái Bình Dƣơng cũng đang đƣợc thực hiện bởi APEC
thì sự xuất hiện của ASEM đã làm cho tam giác quan hệ mang tính toàn cầu đƣợc
khép kín. Đặc biệt, từ năm 2010, ASEAN là thành viên chính thức của Hội nghị
G20 (bao gồm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới), đƣợc tham gia bàn bạc và quyết
định những vấn đề trọng đại của thế giới1.
Kỷ niệm 42 năm ngày thành lập ASEAN (8/8/1967-8/8/2009) với chủ đề
"Châu Á Xanh", Ủy ban ASEAN tại Seoul (ACS) đã có thông cáo báo chí cho biết
ASEAN đặt mục tiêu tăng cƣờng liên kết khu vực, thúc đẩy giao lƣu nhân dân và
thắt chặt trao đổi giữa các đối tác. ASEAN tiếp tục chú trọng thúc đẩy quan hệ đối
thoại với 10 đối tác gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Canada,
Liên minh châu Âu, Ấn Độ, New Zealand, Nga và Mỹ2.
Nhƣ vậy, Đông Nam Á là một khu vực chiến lƣợc cả về kinh tế, chính trị và
an ninh. Các nƣớc trong khu vực đang phấn đấu để xây dựng một khu vực hòa
bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; là một đối tác quan trọng của khu vực châu
Á – Thái Bình Dƣơng và trên thế giới.
1.2.Khái quát chung quan hệ ASEAN – Liên bang Nga trƣớc năm 2008
1.2.1.Chính sách của Nga đối với ASEAN
Liên bang Nga quan tâm thiết thực đến một thế giới hòa bình, ổn định và
phồn thịnh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng nói chung và ASEAN nói riêng.
Mục tiêu chủ yếu của Nga trong chính sách Châu Á là nhằm phát triển khu vực
phía đông của mình, và nâng cao vai trò của Nga tại khu vực này. Vì vậy, vấn đề
quan tâm của Nga không chỉ là phát triển các mối quan hệ kinh tế mà cả các mối
quan hệ về an ninh, chính trị.
So với nhiều nƣớc lớn khác, lịch sử quan hệ của Liên bang Nga với khu vực
Đông Nam Á đƣợc bắt đầu khá muộn màng và trải qua những giai đoạn phát triển
1


Trong các ngày từ 26-27/6/2010, theo lời mời của Thủ tƣớng Canada Stephen Harper, Chủ tịch Hội
nghị Thƣợng đỉnh G20, Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Hội nghị Thƣợng đỉnh lần
thứ 4 tại Toronto (Canada) với tƣ cách Chủ tịch ASEAN (nguồn:
/>2

www.vietnamplus.vn/ngày 08-8-2009.
23


thăng trầm phức tạp. Tuy vậy, bằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao của Liên xô
với các nƣớc Đông Dƣơng và với một số nƣớc Đông Nam Á khác kể từ đầu thập
niên 50, ảnh hƣởng của nƣớc Nga với khu vực đã đƣợc xác lập, củng cố và mở
rộng rất đáng kể.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, quan hệ Liên Xô - Đông Nam Á chịu sự chi
phối mạnh mẽ của mâu thuẫn Đông - Tây và tính chất gay gắt của cuộc đối đầu Xô
- Mỹ. Liên Xô chú trọng phát triển quan hệ toàn diện với các đồng minh trên bán
đảo Đông Dƣơng nhằm nâng cao vai trò của mình trong cán cân so sánh lực lƣợng
ở Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dƣơng.
Đến thời kỳ Liên Xô tiến hành cải tổ, quan hệ Liên Xô - ASEAN đƣợc cải
thiện một bƣớc do chính sách giảm đối đầu của các siêu cƣờng thế giới và chủ
trƣơng giảm cam kết quốc tế của Liên Xô với các đồng minh tại khu vực. Mặc dù
vậy, sự cải thiện quan hệ chính trị và ngoại giao giữa Liên xô với các nƣớc
ASEAN lúc đó, do nhiều nguyên nhân đã không góp phần tạo ra đƣợc những tiến
bộ đáng kể trên lĩnh vực hợp tác kinh tế - thƣơng mại. Tỷ trọng kim ngạch buôn
bán của Liên Xô với ASEAN thời kỳ cải tổ rất nhỏ bé, chỉ chiếm từ 0,3%-0,4%
tổng kim ngạch ngoại thƣơng của Liên Xô.
Sau khi Liên Xô tan rã (tháng 12-1991), Liên bang Nga tuyên bố kế thừa tƣ
cách pháp lý quốc tế của Liên Xô, cam kết tôn trọng và thực hiện các thỏa thuận,
các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng mà Liên Xô trƣớc đó tham gia hoặc ký

kết với các nƣớc, trong đó có các nƣớc ASEAN. Tuy nhiên Liên bang Nga do phải
đối diện trƣớc những khó khăn kinh tế - xã hội to lớn ở trong nƣớc; mặt khác trong
chính sách đối ngoại lại quá chú trọng quan hệ với phƣơng Tây; cho nên chƣa xác
định đƣợc một chính sách thỏa đáng, cụ thể với các nƣớc Đông Nam Á. Thực tế
cho thấy, từ 1991 đến 1993 chính sách của Nga ở Châu Á - Thái Bình Dƣơng và
Đông Nam Á về cơ bản vẫn tiếp tục dựa trên nền tảng tƣ duy đối ngoại trƣớc đây
do phía Nga bận nhiều việc đối nội, củng cố nội bộ. Trong khi các nƣớc lớn nhƣ
Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Tây Âu đều tích cực điều chỉnh chính sách đối với
Đông Nam Á nhằm giành lợi thế so sánh và mở rộng ảnh hƣởng ở đây thì vai trò
24


×