Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

LUẬN VĂN THẠC SỸ: ĐÁNH GIÁ CÁCYẾUTỐ ẢNHHƯỞNG ĐẾN CHẤTLƯỢNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Ở TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 223 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KẾ TOÁN
____________________________________

NGUYỄN THỊ MAI SANG

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG
KIỂM SOÁT RỦI RO TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã ngành: 60 34 03 01

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11/2015


i

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KẾ TOÁN
__________________________________

NGUYỄN THỊ MAI SANG

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG


KIỂM SOÁT RỦI RO TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã ngành: 60 34 03 01
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11/2015


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS Hà Xuân Thạch, người đã định
hướng đề tài, nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn khoa học trong suốt thời gian tác giả
thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường đại học Tôn Đức
Thắng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt rất nhiều kiến thức quý báu cho bản thân
tác giả và cho khóa học cao học kế toán 02.
Tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Phòng sau đại học Trường đại
học Tôn Đức Thắng đã nhiệt tình và luôn giúp đỡ, hướng dẫn tác giả hoàn thành các
thủ tục trong quá trình học cũng như thủ tục liên quan đến luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cũng như các anh chị đang
công tác tại các doanh nghiệp xây dựng ở TP.HCM đã nhiệt tình, sẵn sàng tạo điều
kiện giúp đỡ tác giả trong việc hoàn thiện thang đo và phiếu khảo sát chính thức.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn Cha Mẹ, anh chị trong gia đình và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ và hỗ trợ tác giả trong suốt thời gian tác giả theo học chương
trình vừa qua.
Trong quá trình tác giả thực hiện nghiên cứu, tác giả đã cố gắng tham khảo
rất nhiều tài liệu, trao đổi đồng thời tiếp thu rất nhiều ý kiến quý báu của Thầy Cô,
bạn bè và những người đang công tác trong lĩnh vực xây dựng để hoàn thiện luận

văn. Một điều tác giả chắc chắn rằng, với vốn kiến thức và thời gian nghiên cứu có
giới hạn nên luận văn này sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót và hạn chế nhất định.
Tác giả hy vọng nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi hữu ích từ quý Thầy
Cô và các bạn đọc.
Trân trọng,
TP .Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 09 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Mai Sang


iii

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của Thầy PGS.TS Hà Xuân Thạch. Các nội dung nghiên cứu,
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố bất kỳ hình thức nào trước
đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường đại học Tôn Đức Thắng không
liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình
thực hiện (nếu có).
TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 11 năm 2015
Tác giả


Nguyễn Thị Mai Sang
Cán bộ hướng dẫn khoa học :

PGS.TS. Hà Xuân Thạch
Trường đại học Kinh Tế TP.HCM

Cán bộ phản biện 1:

TS. Lê Hữu Tịnh
Tổng công ty Tín Nghĩa Đồng Nai

Cán bộ phản biện 2:

TS. Lê Thị Mỹ Hạnh
Trường đại học Tôn Đức Thắng

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC
SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG, ngày 07 tháng 10 năm 2015 theo
Quyết định số 1365-2/2015/TĐT-QĐ-SĐH ngày 21/09/2015


iv

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Xuất phát từ việc thời gian qua đã có rất nhiều thông tin được đưa liên tiếp
về tai nạn, rủi ro xảy ra trong ngành xây dựng và hậu quả của nó vô cùng nghiêm
trọng, không chỉ gây thiệt hại cho chính doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến tính
mạng con người, đến đời sống xã hội và gây tổn thất rất lớn cho cả nền kinh tế.
Đồng thời, trong các DN XD ở TP.HCM chưa có nghiên cứu nào về chất lượng

quản lý KSRR theo chuẩn Báo cáo COSO năm 2004. Do đó, tác giả xem việc khảo
sát mức độ chất lượng quản lý KSRR tại các DN XD ở TP.HCM theo Báo cáo
COSO năm 2004 là cần thiết nhằm giúp các DN XD nâng cao chất lượng quản lý
KSRR theo chuẩn quốc tế.
Từ lý thuyết về Báo cáo COSO năm 2004, tác giả đã xây dựng một mô hình
nghiên cứu gồm 08 yếu tố tác động đến chất lượng quản lý KSRR của DN XD đó
là: Môi trường kiểm soát; Thiết lập các mục tiêu; Nhận dạng sự kiện tiềm tàng;
Đánh giá rủi ro; Phản ứng với rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền
thông; Giám sát.
Nghiên cứu này được thực hiện qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức. Nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính) với phương pháp phỏng vấn
trực tiếp gồm 5 đối tượng khảo sát và qua điện thoại những người đang làm việc
trong lĩnh vực xây dựng, bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ có biến độc lập là 8 yếu tố cấu
thành nên Báo cáo COSO năm 2004 nói trên (gồm 52 biến thành phần) và biến phụ
thuộc là chất lượng quản lý KSRR tại DN theo Báo COSO năm 2004 (gồm 01 biến
thành phần), theo cách chọn mẫu phi xác suất. Nghiên cứu chính thức (nghiên cứu
định lượng) được thực hiện với một mẫu gồm 130 quan sát bằng phương pháp
phỏng vấn trực tiếp, mail, hỗ trợ từ bạn bè người thân qua công cụ khảo sát là phiếu
khảo sát. Mô hình nghiên cứu có biến độc lập là 8 yếu tố cấu thành nên Báo cáo
COSO năm 2004 nói trên (gồm 44 biến thành phần) và biến phụ thuộc là chất lượng
quản lý KSRR tại DN theo Báo cáo COSO năm 2004 (gồm 01 biến thành phần).


v
Kết quả đánh giá thang đo bằng công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và
phân tích nhân tố khám phá EFA giúp tác giả loại đi 9 biến thành phần do không đạt
tiêu chuẩn. Biến độc lập còn lại 36 biến thành phần, được rút trích thành 8 yếu tố
với tên gọi không đổi. Biến phụ thuộc gồm 01 biến thành phần.
Phân tích hồi quy đa biến cho thấy cả 8 yếu tố đều ảnh hưởng và biến thiên
cùng chiều với chất lượng quản lý KSRR tại DN theo Báo cáo COSO năm 2004.

Yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến chất lượng quản lý KSRR tại DN lần lượt là: Môi
trường kiểm soát, Thiết lập các mục tiêu, Đánh giá rủi ro, Phản ứng rủi ro, Nhận
dạng sự kiện tiềm tàng, Hoạt động kiểm soát, Giám sát. Yếu tố có mức tác động
thấp nhất đến chất lượng quản lý KSRR là: Thông tin và truyền thông. Mô hình
cũng chỉ ra rằng 8 yếu tố này giải thích được 79,3% biến thiên của Chất lượng quản
lý KSRR tại DN theo Báo cáo COSO năm 2004.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có sự khác biệt và có sự khác biệt về chất
lượng quản lý KSRR tại DN theo Báo cáo COSO năm 2004 theo biến định tính:
Vốn đầu tư của DN; Số lao động trong DN và Doanh thu năm 2014.
Nghiên cứu cũng đã cho thấy những điểm mạnh, những điểm hạn chế của
các DN XD ở TP.HCM đối với những từng yếu tố cũng như từng thành phần bên
trong đến chất lượng quản lý KSRR tại các DN XD này.


vi

MỤC LỤC
Trang phụ bìa .............................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Lời cam đoan ............................................................................................................. iii
Tóm tắt luận văn........................................................................................................ iv
Mục lục ...................................................................................................................... vi
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................ xii
Danh mục các bảng biểu ...........................................................................................xv
Danh mục hình vẽ ................................................................................................... xvi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3

5. Đóng góp mới của đề tài .........................................................................................4
6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu ................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................5
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã công bố............................5
1.1.1. Những công trình nghiên cứu trên thế giới ...................................................5
1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước......................................................8
1.1.2.1. Về bài báo khoa học ................................................................................9
1.1.2.2. Về luận văn đã công bố ........................................................................13
1.2. Kế thừa kết quả và khe trống nghiên cứu của đề tài ..........................................17
Kết luận chương 1 ...................................................................................................18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT RỦI RO .......19
2.1. Khái quát về rủi ro và kiểm soát rủi ro ..............................................................19
2.1.1. Khái quát về rủi ro .......................................................................................19
2.1.1.1. Khái niệm rủi ro ....................................................................................19
2.1.1.2. Phân loại rủi ro ......................................................................................20


vii
2.1.1.3. Đo lường mức độ nghiêm trọng của rủi ro ...........................................22
2.1.2. Một số vấn đề chung về kiểm soát rủi ro ....................................................22
2.1.2.1 Khái niệm kiểm soát rủi ro ...................................................................22
2.1.2.2. Lợi ích của kiểm soát rủi ro ..................................................................25
2.1.2.3. Hạn chế của kiểm soát rủi ro .................................................................25
2.2. Những yếu tố cấu thành nên hệ thống KSRR theo báo cáo COSO năm 2004 ..25
2.2.1. Môi trường kiểm soát ..................................................................................26
2.2.2. Thiết lập các mục tiêu .................................................................................28
2.2.3. Nhận dạng sự kiện tiềm tàng ......................................................................28
2.2.4. Đánh giá rủi ro .............................................................................................29
2.2.5. Phản ứng rủi ro ............................................................................................30
2.2.6. Hoạt động kiểm soát ...................................................................................31

2.2.7. Thông tin và truyền thông ...........................................................................31
2.2.8. Giám sát ......................................................................................................32
2.3. Mối quan hệ giữa KSRR với các bộ phận khác trong doanh nghiệp .................32
2.4. Khái niệm chất lượng quản lý hệ thống kiểm soát rủi ro ...................................33
Kết luận chương 2 ...................................................................................................33
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................34
3.1. Nghiên cứu sơ bộ (Nghiên cứu định tính)..........................................................35
3.1.1. Quy trình .....................................................................................................35
3.1.2. Kết quả ........................................................................................................35
3.2. Nghiên cứu chính thức (Nghiên cứu định lượng) ..............................................36
3.2.1. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ................................36
3.2.2. Lấy mẫu khảo sát và tiến trình thu thập dữ liệu ..........................................36
3.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ..........................................................................38
3.2.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .........40
3.2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis (EFA) .......40
3.2.3.3. Hệ số tương quan và phân tích hồi quy đa biến ...................................41
3.2.3.4. Kiểm định giả thuyết ...........................................................................41


viii
3.3. Mô hình nghiên cứu và phương trình nghiên cứu ..............................................42
3.3.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................42
3.3.2. Phương trình nghiên cứu .............................................................................42
Kết luận chương 3 ...................................................................................................43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................44
4.1. Thực trạng về hoạt động xây dựng ....................................................................44
4.1.1. Sự phát triển của ngành xây dựng ...............................................................44
4.1.1.1. Giới thiệu về tình hình ngành xây dựng...............................................44
4.1.1.2. Lợi thế địa điểm, lợi thế phát triển của ngành XD TP.HCM ...............46
4.1.2. Đặc điểm và quy mô hoạt động tại các DN XD ở TP.HCM ......................48

4.1.2.1. Đặc điểm kinh doanh và quy mô hoạt động của các DN XD ở
TP.HCM ....................................................................................................................48
4.1.2.2. Quy mô hoạt động của các DN XD tham gia khảo sát ở TP.HCM .....49
4.2. Xử lý dữ liệu của mẫu nghiên cứu .....................................................................49
4.2.1. Mã hóa biến định tính của các DN XD tham gia khảo sát ở TP.HCM.......49
4.2.2. Phân loại mẫu khảo sát................................................................................50
4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo .......................................................................55
4.3.1. Đánh giá độ tin cậy các thang đo ảnh hưởng đến chất lượng quản lý của hệ
thống KSRR tại các DN XD ở TP.HCM bằng Cronbach’s Alpha ...........................55
4.3.1.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Môi trường kiểm soát ..........56
4.3.1.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Thiết lập mục tiêu ................57
4.3.1.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Nhận dạng rủi ro ..................57
4.3.1.4. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Đánh giá rủi ro .....................59
4.3.1.5. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Phản ứng với rủi ro ..............59
4.3.1.6. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Hoạt động kiểm soát ............60
4.3.1.7. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Thông tin và truyền thông ...61
4.3.1.8. Đánh giá độ tin cậy thang đo của yếu tố Giám sát ...............................62
4.3.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA .........................62
4.4. Thống kê mô tả kết quả nghiên cứu ...................................................................65


ix
4.4.1. Yếu tố 1: Môi trường kiểm soát ..................................................................66
4.4.2. Yếu tố 2: Thiết lập các mục tiêu .................................................................67
4.4.3. Yếu tố 3: Nhận dạng rủi ro .........................................................................68
4.4.4. Yếu tố 4: Đánh giá rủi ro ............................................................................70
4.4.5. Yếu tố 5: Phản ứng rủi ro ............................................................................71
4.4.6. Yếu tố 6: Hoạt động kiểm soát ...................................................................72
4.4.7. Yếu tố 7: Thông tin và truyền thông ...........................................................73
4.4.8. Yếu tố 8: Giám sát ......................................................................................74

4.5. Phân tích hồi quy bội..........................................................................................74
4.5.1. Ma trận hệ số tương quan............................................................................75
4.5.2. Phân tích mô hình hồi quy và kiểm định giả thuyết ...................................76
4.5.2.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy ..........................................76
4.5.2.2. Kết quả phân tích hồi quy bội ..............................................................79
4.6. Một số phân tích khác cho các biến định tính ảnh hưởng đến Chất lượng quản
lý KSRR tại DN theo Báo cáo COSO năm 2004 ......................................................80
4.6.1. Phân tích cho biến Vốn đầu tư của DN.......................................................81
4.6.2. Phân tích cho biến Số lao động trong DN ..................................................83
4.6.3. Phân tích cho biến Doanh thu năm 2014 của DN .......................................83
4.7. Thảo luận kết quả ...............................................................................................84
4.7.1. Yếu tố 1: Môi trường kiểm soát ..................................................................84
4.7.2. Yếu tố 2: Thiết lập các mục tiêu .................................................................85
4.7.3 Yếu tố 3: Nhận dạng sự kiện tiềm tàng........................................................86
4.7.4 Yếu tố 4: Đánh giá rủi ro .............................................................................88
4.7.5 Yếu tố 5: Phản ứng rủi ro .............................................................................90
4.7.6. Yếu tố 6: Hoạt động kiểm soát ...................................................................91
4.7.7. Yếu tố 7: Thông tin và truyền thông ...........................................................92
4.7.8. Yếu tố 8: Giám sát ......................................................................................93
Kết luận chương 4 ...................................................................................................94
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................96


x
5.1. Kết luận ..............................................................................................................96
5.1.1. Kết luận chung .............................................................................................96
5.1.2. Kết luận riêng cho từng yếu tố ....................................................................96
5.1.2.1. Yếu tố 1: Môi trường kiểm soát ............................................................96
5.1.2.2. Yếu tố 2: Thiết lập các mục tiêu ...........................................................97
5.1.2.3. Yếu tố 3: Nhận dạng sự kiện tiềm tàng .................................................97

5.1.2.4. Yếu tố 4: Đánh giá rủi ro.......................................................................99
5.1.2.5. Yếu tố 5: Phản ứng rủi ro ......................................................................99
5.1.2.6. Yếu tố 6: Hoạt động kiểm soát ............................................................100
5.1.2.7. Yếu tố 7: Thông tin và truyền thông ...................................................100
5.1.2.8. Yếu tố 8: Giám sát...............................................................................101
5.1.3. Kết luận kiểm định sự khác biệt ...............................................................101
5.2. Kiến nghị một số chính sách nhằm nâng cao chất lượng quản lý KSRR tại các
DN XD ở TP.HCM .................................................................................................101
5.2.1. Yếu tố 1: Môi trường kiểm soát................................................................102
5.2.2. Yếu tố 2: Thiết lập các mục tiêu ...............................................................106
5.2.3. Yếu tố 3: Nhận dạng sự kiện tiềm tàng ....................................................109
5.2.4. Yếu tố 4: Đánh giá rủi ro ..........................................................................118
5.2.5. Yếu tố 5: Phản ứng rủi ro ..........................................................................121
5.2.6. Yếu tố 6: Hoạt động kiểm soát .................................................................122
5.2.7. Yếu tố 7: Thông tin và truyền thông .........................................................123
5.2.8. Yếu tố 8: Giám sát ....................................................................................124
5.3. Hạn chế của đề tài ............................................................................................124
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................124
Kết luận chương 5 .................................................................................................124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................126
PHỤ LỤC ............................................................................................................... xvi
Phụ lục 1: Nghiên cứu tình huống.......................................................................... xvi
Phụ lục 2: Danh sách đối tượng tham gia phỏng vấn sơ bộ .................................. xxiv


xi
Phụ lục 3: Bảng khảo sát sơ bộ (nghiên cứu định tính) ..........................................xxv
Phục lục 4: Phiếu khảo sát ................................................................................... xxxii
Phụ lục 5: Danh sách các công ty khảo sát ....................................................... xxxviii
Phụ lục 6: Thống kê đặc điểm mẫu khảo sát.......................................................... xliv

Phụ lục 7: Kết quả đánh giá thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý
KSRR theo báo cáo COSO năm 2004 tại các DN XD Ở TP.HCM ....................... xlvi
Phụ lục 8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................ lviii
Phụ lục 9: Thống kê mô tả kết quả nghiên cứu ....................................................... lxx
Phụ lục 10: Kết quả phân tích hồi quy bội .......................................................... lxxxii
Phụ lục 11: Kết quả phân tích phương sai anova cho các biến định tính ảnh hưởng
đến chất lượng quản lý KSRR tại doanh nghiệp theo báo cáo COSO năm 2004
........................................................................................................................... lxxxvii


xii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAA

American Accounting Association
(Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ)

AICPA

American Institute of Certified Public Accountants
(Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ)

CIC

Credit Information Center
(Trung tâm thông tin tín dụng)

COSO


Committee of Sponsoring Organization
(Ủy ban các tổ chức tài trợ Treadway)

CP

Cổ phần

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

KSNB

Kiểm soát nội bộ

KSRR

Kiểm soát rủi ro

RR

Rủi ro

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


XD

Xây dựng

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

GDP

Tổng thu nhập quốc dân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

QLRR

Quản lý rủi ro

QTRR

Quản trị rủi ro

EFA


Exploratory Factor Analysis
(Phân tích nhân tố khám phá)

ERP

Enterprise Resource Planning
(Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp)

FEI

Financial Executives Institute


xiii
(Hiệp hội Quản trị viên tài chính)
IMA

Institute of Management Accountants
(Hiệp hội Kế toán viên quản trị)

IIA

Institute of Internal Auditors
(Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ)

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences
(Phân tích dữ liệu trong khoa học xã hội)


Sig.

Observed significance level
(Mức ý nghĩa quan sát)

VIF

Variance inflation factor
(Hệ số nhân tố phóng đại phương sai)


xiv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tổng kết số phiếu khảo sát gửi đi và thu về .............................................38
Bảng 3.2: Bảng tổng kết số phiếu khảo sát trả lời hợp lệ .........................................39
Bảng 4.1: Doanh thu năm 2014 các DN XD tham gia khảo sát ở TP.HCM ............50
Bảng 4.2: Vốn đầu tư của các DN XD tham gia khảo sát ở TP.HCM......................51
Bảng 4.3: Số lao động của các DN XD tham gia khảo sát ở TP.HCM ....................53
Bảng 4.4: Loại hình DN của các DN XD tham gia khảo sát ở TP.HCM .................53
Bảng 4.5: Chức danh của người tham gia khảo sát trong DN XD ở TP.HCM .........54
Bảng 4.6: Kết quả đánh giá thang đo yếu tố Môi trường kiểm soát bằng Cronbach's
Alpha .........................................................................................................................56
Bảng 4.7: Kết quả đánh giá thang đo của yếu tố Thiết lập mục tiêu bằng Cronbach's
Alpha .........................................................................................................................57
Bảng 4.8: Kết quả đánh giá thang đo của yếu tố Nhận dạng rủi ro bằng Cronbach's
Alpha .........................................................................................................................58
Bảng 4.9: Kết quả đánh giá thang đo của yếu tố Đánh giá rủi ro bằng Cronbach's
Alpha .........................................................................................................................59

Bảng 4.10: Kết quả đánh giá thang đo của yếu tố Phản ứng với rủi ro bằng
Cronbach's Alpha ......................................................................................................60
Bảng 4.11: Kết quả đánh giá thang đo của yếu tố Hoạt động kiểm soát bằng
Cronbach's Alpha ......................................................................................................60
Bảng 4.12: Kết quả đánh giá thang đo của yếu tố Thông tin và truyền thông bằng
Cronbach's Alpha ......................................................................................................61
Bảng 4.13: Kết quả đánh giá thang đo của yếu tố Giám sát bằng Cronbach's Alpha
...................................................................................................................................62
Bảng 4.14: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo 08 yếu tố cấu
thành nên hệ thống KSRR theo Báo cáo COSO năm 2004 ......................................64
Bảng 4.15: Thống kê mô tả các giá trị của thang đo .................................................66
Bảng 4.16: Ma trận hệ số tương quan .......................................................................75


xv
Bảng 4.17: Kiểm định tính phù hợp của mô hình .....................................................77
Bảng 4.18: Kết quả phân tích phương sai .................................................................77
Bảng 4.19: Kết quả hệ số hồi quy .............................................................................79
Bảng 4.20: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai.................................................82
Bảng 4.21: Phân tích phương sai ANOVA ...............................................................82
Bảng 4.22: Kiểm định về sự khác biệt kết quả Chất lượng quản lý KSRR tại DN
theo biến Vốn đầu tư của DN hậu ANOVA .............................................................82
Bảng 4.23: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai.................................................83
Bảng 4.24: Phân tích phương sai ANOVA ...............................................................83
Bảng 4.25: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai.................................................84
Bảng 4.26: Phân tích phương sai ANOVA ...............................................................84


xvi


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Các thành phần của hệ thống quản trị rủi ro .............................................26
Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................................34
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức ................................................................42
Hình 4.1: Doanh thu 2014 của các DN XD tham gia khảo sát ở TP.HCM ..............51
Hình 4.2: Vốn đầu tư của các DN XD tham gia khảo sát ở TP.HCM ......................52
Hình 4.3: Số lao động của các DN XD tham gia khảo sát ở TP.HCM .....................53
Hình 4.4: Loại hình DN của các DN XD tham gia khảo sát ở TP.HCM ..................54
Hình 4.5: Chức danh của những người tham gia khảo sát ........................................55
Hình 4.6: Biểu đồ tần số Histogram Chất lượng quản lý KSRR tại DN theo Báo cáo
COSO năm 2004 .......................................................................................................78


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các doanh nghiệp hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực nào, quốc gia nào cũng có thể
xảy ra rủi ro, KSRR là yêu cầu tất yếu khách quan đối với các doanh nghiệp hoạt
động trong nền kinh tế nói chung. Vì vậy các tổ chức nghề nghiệp trên thế giới đã
nghiên cứu, tổng kết và phát triển hệ thống quản trị theo hướng KSRR. Báo cáo
COSO với tiêu đề: Quản trị rủi ro doanh nghiệp – khuôn khổ tích hợp được công bố
vào tháng 08 năm 2004, đã xác định những tiêu chuẩn làm cơ sở đánh giá rủi ro
cũng như đề xuất xây dựng quy trình hệ thống kiểm soát rủi ro hữu hiệu và hiệu quả
cho công tác quản lý, nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp có thể “đi tắt đón đầu” với
những thách thức trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
Ngành xây dựng thường xuyên xảy ra rủi ro, bất kỳ một thiếu sót nào trong
khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, sự thay đổi tỷ giá hoặc lãi suất, sai sót trong
khâu quản lý của công ty... đều có thể xảy ra rủi ro. Thời gian qua ở nước ta, một số

doanh nghiệp xây dựng đã để xảy ra rủi ro tai nạn trong khi thi công và hậu quả của
nó vô cùng nghiêm trọng, không chỉ gây thiệt hại cho chính doanh nghiệp mà còn
ảnh hưởng đến tính mạng con người, đến đời sống xã hội và gây tổn thất rất lớn cho
cả nền kinh tế. Cho nên, các doanh nghiệp xây dựng của Việt Nam muốn tồn tại và
phát triển bền vững, thì yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các doanh nghiệp này là phải
xây dựng được một hệ thống kiểm soát rủi ro hữu hiệu và hiệu quả nhằm giúp
doanh nghiệp nhận diện được những rủi ro, ứng phó và xử lý kịp thời với rủi ro có
thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố năng động nhất cả
nước, các doanh nghiệp xây dựng đa dạng về quy mô đều có hoạt động tại đây với
những công trình lớn nhỏ đang xây dựng tấp nập. Vì vậy việc nhận diện, đánh giá
trung thực các yếu tố cấu thành ảnh hưởng đến chất lượng quản lý của hệ thống
KSRR tại các DN này là một nghiên cứu nghiêm túc, một yêu cầu cấp thiết phục vụ
cho hoạt động ngành xây dựng tại TP .HCM.
Tên đề tài LVThS: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh
nghiệp xây dựng ở TP.HCM


2
Để giải quyết vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp xây dựng ở
TP.HCM” có ý nghĩa chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu của các yếu tố cấu thành ảnh
hưởng đến chất lượng quản lý của hệ thống KSRR tại các DN XD ở TP.HCM, từ đó
có cơ sở đề xuất các kiến nghị cần thiết nhằm khắc phục mặt hạn chế và phát huy
tối đa những mặt làm được trong hệ thống, giúp các DN XD sử dụng được nguồn
lực quản lý một cách hiệu quả nhất, tránh rủi ro, tổn thất trong xây dựng và tăng
hiệu suất kinh doanh tối ưu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt được 03 mục tiêu cơ bản sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống KSRR trên thế giới.

- Khảo sát và đánh giá thực trạng các yếu tố cấu thành tác động như thế nào
đến chất lượng quản lý của hệ thống KSRR tại các DN XD ở TP.HCM. Nhận diện
những nhân tố rủi ro trong lĩnh vực xây dựng.
- Kết luận về sự ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến chất lượng quản lý
hệ thống KSRR tại các DN XD ở TP.HCM, từ đó có kiến nghị phù hợp nhằm khắc
phục những điểm hạn chế và phát huy tốt những mặt tích cực để nâng cao chất
lượng quản lý của hệ thống KSRR.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
-Đề tài nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng tích hợp quản trị
rủi ro – COSO 2004 (gọi chung là hệ thống kiểm soát rủi ro).
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến chất lượng quản lý
của hệ thống KSRR.
Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện tại các doanh nghiệp xây dựng ở TP.HCM
- Thời gian khảo sát dữ liệu: Năm 2014

Tên đề tài LVThS: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh
nghiệp xây dựng ở TP.HCM


3
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng. Cụ thể:
- Về tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận: Tác giả chủ yếu dùng phương
pháp định tính như phương pháp quan sát tại bàn, tổng hợp và hệ thống hóa.
- Về nghiên cứu thực trạng và bàn luận kết quả nghiên cứu: Đây là đề tài
nghiên cứu khám phá, nên tác giả chia làm 2 bước nghiên cứu gồm nghiên cứu sơ
bộ và nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ:
Được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính. Tác giả
thực hiện phỏng vấn thử một số người đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng để
xác định khả năng có thể hiểu được của mỗi câu hỏi để bổ sung điều chỉnh thang đo
cho các yếu tố nghiên cứu.
Nghiên cứu chính thức:
- Được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Sau khi bảng
khảo sát được điều chỉnh từ ngữ phù hợp, tác giả tiến hành gửi qua mail (100
phiếu), nhờ bạn bè người thân hỗ trợ (100 phiếu) và tự bản thân tác giả đến trực tiếp
khảo sát và phỏng vấn tại các DN XD ở TP.HCM (100 phiếu), đặc biệt trong số
những doanh nghiệp khảo sát thì Công ty CP Thiết Kế Xây Dựng HƯNG THỊNH
được chính tác giả trực tiếp đến quan sát thực tập trong thời gian thực hiện nghiên
cứu đề tài này, tác giả chọn mẫu theo phương pháp mẫu thuận tiện, phi xác suất.
- Xử lý số liệu nghiên cứu: Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần
mềm SPSS 18.0 và Microsoft Office Excel 2007. Thang đo được kiểm định bằng hệ
số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích hồi quy đa
biến nhằm xác định mức độ tác động của từng yếu tố trong hệ thống KSRR ảnh
hưởng đến chất lượng quản lý KSRR tại DN XD theo Báo cáo COSO năm 2004.
Bàn luận kết quả nghiên cứu.
- Đề xuất kiến nghị: Phương pháp quy nạp được vận dụng dựa trên kết quả
nghiên cứu để đề xuất các kiến nghị hợp lý.
Tên đề tài LVThS: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh
nghiệp xây dựng ở TP.HCM


4
5. Đóng góp mới của đề tài
- Đánh giá thực trạng các yếu tố cấu thành ảnh hưởng như thế nào đến chất
lượng quản lý của hệ thống KSRR tại các DN XD ở TP.HCM.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản lý của hệ thống

KSRR tại các DN XD ở TP.HCM, đặc biệt là về nhận diện rủi ro, phòng ngừa rủi ro
và ứng phó với rủi ro.
6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của luận văn được chia thành 05 chương,
cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu đã công bố: chương này giới thiệu về
các công trình nghiên cứu đã công bố trên thế giới và tại Việt Nam trong thời gian
gần đây, từ đó tìm các kết quả có thể kế thừa và khe trống cho nghiên cứu của đề tài
mà tác giả theo đuổi.
Chương 2: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát rủi ro: chương này trình bày lý
luận về KSNB theo hướng tích hợp quản trị rủi ro làm nền tảng cho việc nghiên cứu
hệ thống KSRR. (Kèm theo chương này là phụ lục một số bài học kinh nghiệm về
KSRR thông qua các sự kiện thực tế đã xảy ra trong ngành xây dựng trên thế giới
cũng như ở Việt Nam).
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: chương này trình bày mô hình nghiên
cứu đề tài và cách thức thiết kế mô hình nghiên cứu, cách lựa chọn phương pháp
nghiên cứu thích hợp để giải quyết mục tiêu của đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận: chương này trình bày tổng quát về
tình hình xây dựng tại các DN XD ở TP.HCM và xử lý dữ liệu thực trạng từ mẫu
nghiên cứu, phân tích, bàn luận các kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 4 để
kết luận đề tài nghiên cứu, từ kết luận tác giả có căn cứ đề xuất một số kiến nghị đối
với các nhà quản lý tại các DN XD ở TP.HCM nhằm nâng cao chất lượng quản lý
của hệ thống KSRR.

Tên đề tài LVThS: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh
nghiệp xây dựng ở TP.HCM


5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã công bố
1.1.1. Những công trình nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu về vấn đề rủi ro là một chủ đề thời sự hiện nay khi mà thế giới
đang ngày càng phải đối mặt với nhiều yếu tố rủi ro, thời gian qua đã có rất nhiều
tác giả nghiên cứu về đề tài này chẳng hạn như:
- Bon – Gang Hwang, Xianbo Zhao, Li Ping Toh (2014), “Quản trị rủi ro
trong các dự án xây dựng nhỏ ở Singaore: Tình trạng thực hiện, những rào cản và
tác động” [23].
Nghiên cứu này điều tra vấn đề quản lý RR trong các dự án nhỏ tại
Singapore về tình hình thực hiện hiện nay, rào cản và những tác động của quản lý
RR đến việc thực hiện dự án. Những kết quả phân tích cho thấy rằng một nữa trong
số các công ty được khảo sát có chỉ số thực hiện quản lý RR dưới 50%. Bên cạnh
đó việc thực hiện quản lý RR của các công ty này đang ở mức tương đối thấp (cụ
thể chỉ số thực hiện quản lý RR = 45,4%). Ngoài ra, trong số 668 dự án từ 34 công
ty được khảo sát, đa số là các dự án nhỏ, các dự án công cộng thì quản lý RR về cải
thiện bổ sung dự án có chỉ số thực hiện quản lý RR chiếm tỷ lệ cao hơn những dự
án tư nhân và xây dựng mới. Ngoài ra, ít hơn 50% số dự án nhỏ được khảo sát có
thực hiện quản lý RR, trong đó khẳng định rằng thực hiện quản lý RR trong các dự
án nhỏ ở Singapore là tương đối thấp. Với nỗ lực để điều tra nguyên nhân làm cho
việc thực hiện quản lý RR ở mức độ thấp, và kết quả khảo sát cho thấy" thiếu thời
gian", "thiếu kinh phí", "tỷ suất lợi nhuận thấp", và "không kinh tế" là những rào
cản nổi bật cần được khắc phục từ các chuyên gia đánh giá cao lợi ích của quản lý
RR trong các dự án nhỏ. Đối với các tác động nhận thức của thực hiện quản lý RR
vào dự án, tiết kiệm chi phí và thời gian là cao hơn so với việc nâng cao chất lượng
và giá trị chỉ số thực hiện quản lý RR tích cực liên quan đến thực hiện cải tạo dự án.
Tên đề tài LVThS: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh
nghiệp xây dựng ở TP.HCM



6
Một số các nhà thầu vừa và nhỏ chỉ nhấn mạnh các chi phí liên quan đến thực hiện
cải tạo dự án nhưng lại bỏ qua những lợi ích tiềm năng mà thực hiện quản lý RR
mang lại. Trên thực tế, về lâu dài, thực hiện quản lý RR trong dự án nhỏ sẽ mang lại
lợi ích lớn hơn chi phí.
- Xianbo Zhao, Bon – Gang Hwang và Sui Pheng Low (2014)‚ “Những yếu
tố thành công quan trọng về quản trị rủi ro doanh nghiệp tại các công ty xây dựng ở
Trung Quốc” [34].
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định các yếu tố thành công quan trọng
trong KSRR và xem xét mối quan hệ giữa những yếu tố thành công quan trọng
trong các công ty xây dựng ở Trung Quốc. Để đạt được mục tiêu này, nghiên cứu đã
được tiến hành với 16 yếu tố thành công quan trọng đã được xác định thông qua
nghiên cứu tài liệu một cách toàn diện với 89 phiếu trả lời hợp lệ được chọn. Các
kết quả phân tích ngụ ý rằng tất cả 16 yếu tố thành công quan trọng đã được xác
định từ việc xem xét tài liệu liên quan có ý nghĩa quan trọng dẫn đến thành công
trong KSRR tại các công ty xây dựng ở Trung Quốc. Các kết quả phân tích cho thấy
rằng ba nhóm yếu tố thành công quan trọng nhất đó là: “sự cam kết của hội đồng
quản trị và quản lý cấp cao”, “xác định RR, phân tích và phản ứng” và “thiết lập
mục tiêu”. Ngoài ra, ba nhóm yếu tố thành công quan trọng tiếp theo gồm: (1) thực
hiện và hội nhập; (2) truyền thông và sự hiểu biết; và (3) cam kết và sự tham gia của
cấp lãnh đạo. Điều này phù hợp với những kết quả từ nghiên cứu tài liệu liên quan
đến những yếu tố thành công quan trọng cho việc KSRR trong các ngành xây dựng
khác nhau. Đại diện những yếu tố thành công quan trọng hàng đầu trong các bộ
phận quan trọng của một quy trình KSRR thành công. Do hạn chế về nguồn lực nên
việc phân bổ nguồn lực quản lý chỉ tập trung vào những khu vực quan trọng nhất
chứ không phải phân bổ ở tất cả các khu vực then chốt.
Những tác động của cấp quản lý có thể được rút ra từ nghiên cứu này bao
gồm những điều sau đây:


Tên đề tài LVThS: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh
nghiệp xây dựng ở TP.HCM


7
(1) Cấp quản lý phải nhìn thấy và cam kết thực hiện liên tục KSRR đồng
thời tham gia thực hiện KSRR, đây là yếu tố quan trọng của KSRR đối với những
khu vực còn lại.
(2) Ban quản lý nên áp dụng một cách nhất quán và thực hiện chính thức một
quá trình KSRR trong cả công ty.
(3) Ban quản lý cần xác định và đề ra các mục tiêu rõ ràng cho tất cả các cấp
độ, đồng thời thường xuyên đánh giá kế hoạch thực hiện so với mục tiêu đã đề ra để
phát hiện sai lệch.
(4) Công ty nên có một chuyên gia cao cấp điều hành, hoặc thiết lập một bộ
phận độc lập hoặc một ban quản lý riêng chịu trách nhiệm về KSRR để thực hiện
KSRR.
(5) Cấp quản lý cần kết hợp tất cả các quy trình quản lý KSRR hàng ngày
đồng thời xem xét nhất quán các thông tin rủi ro, khả năng đối phó rủi ro và chiến
lược phản ứng lại rủi ro trong tất cả các quyết định cho các hoạt động, đặc biệt là
trong chiến lược sản xuất.
(6) Cấp quản lý nên phân bổ đủ nguồn lực cho việc thực hiện quy trình
KSRR ở những khu vực then chốt.
Mặc dù, mục tiêu đã đạt được tuy nhiên kết quả được rút ra có những hạn
chế sau: Thứ nhất, những yếu tố thành công quan trọng được xác định trong nghiên
cứu này có thể không đầy đủ theo thời gian. Thứ hai, những khó khăn trong việc
xây dựng khuôn mẫu này do nghiên cứu này sử dụng mẫu phi xác suất. Tuy có hạn
chế về phương pháp chọn mẫu, nghiên cứu này vẫn có thể được sử dụng để có được
một mẫu đại diện (Patton, 2001), đồng thời đã được công nhận là phù hợp khi được
hỏi đã không lựa chọn ngẫu nhiên từ toàn dân, nhưng lựa chọn đã được thay thế dựa

trên những người sẵn sàng tham gia nghiên cứu (Wilkins, 2011). Ngoài ra, những
dữ liệu thu thập được từ các chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức liên quan về
KSRR trong các công ty xây dựng ở Trung Quốc, các kết quả phân tích được đảm
bảo trình bày một cách tổng quát.

Tên đề tài LVThS: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh
nghiệp xây dựng ở TP.HCM


8
Nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào các lý thuyết giữa những yếu tố
thành công quan trọng và KSRR dựa trên một cách thích hợp lựa chọn số lượng
hoặc phân tích định tính. Hơn nữa, các yếu tố thành công quan trọng mô tả ở những
khu vực then chốt nên được liên kết với các chỉ số hiệu quả (Hwang và Lim, 2013)
và nghiên cứu trong tương lai nên phát triển tập hợp những số liệu để đo lường hiệu
quả KSRR dựa trên những yếu tố thành công quan trọng đã được xác định. Chính
thông điệp này, tác giả tiếp tục nghiên cứu, phân tích vừa áp dụng phương pháp
định lượng kết hợp với phân tích định tính, đồng thời tác giả xác định thêm nhiều
yếu tố liên quan đến rủi ro có thể xảy ra ở các DN XD, do nghiên cứu này chỉ mới
xây dựng khuôn mẫu về KSRR trên ba nhóm yếu tố là “sự cam kết của hội đồng
quản trị và quản lý cấp cao”, “xác định RR, phân tích và phản ứng” và “thiết lập
mục tiêu”. Ngoài ra, ba nhóm yếu tố thành công quan trọng tiếp theo gồm: (1) thực
hiện và hội nhập; (2) truyền thông và sự hiểu biết; và (3) cam kết và sự tham gia của
cấp lãnh đạo với 16 yếu tố được đề xuất nhưng chưa dựa trên KSRR theo một
khuôn mẫu nhất định. Do đó, tác giả sẽ nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện về
KSRR theo 08 yếu tố của Báo cáo COSO năm 2004 nhằm đánh giá các yếu tố cấu
thành ảnh hưởng đến chất lượng quản lý KSRR tại các DN XD ở TP.HCM được
hoàn chỉnh hơn.
- Ahmad Rizal Razali và Izah Mohd Tahir (2011), “Nhận định các tài liệu về
quản trị rủi ro doanh nghiệp” [22].

Bài viết này nhằm mục tiêu thảo luận về các định nghĩa của QTRR doanh nghiệp
và sự phát triển của nó trong thời gian qua. Nghiên cứu này thảo luận, xem xét sử
dụng cả hai dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp của các nghiên cứu trước đây. Trong
nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp tập trung vào các công ty sản xuất công nghiệp,
chủ yếu là thu thập từ các báo hàng năm của những công ty.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước
Vấn đề rủi ro xảy ra trong XD đã được công bố rất nhiều. Đặc biệt trong
thời gian gần đây, số lượng luận văn nghiên cứu về đề tài KSRR theo Báo cáo

Tên đề tài LVThS: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh
nghiệp xây dựng ở TP.HCM


×