Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Mối quan hệ giữa các điều khoản hợp đồng tín dụng nghiên cứu thực nghiệm tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.16 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

TRẦN THỊ THẤM

Mối Quan Hệ Giữa Các Điều Khoản Hợp Đồng Tín Dụng:
Nghiên Cứu Thực Nghiệm Tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và
Phát Triển Việt Nam- Chi Nhánh Đông Sài Gòn

Chuyên ngành:Tài chính – Ngân hàng
Mã số chuyên ngành:60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Phú Quốc

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015

ii


TÓM TẮT
Luận văn này được thực hiện nhằm tìm hiểu liệu có sự tác động qua lại giữa
các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, đó là lãi suất vay, kỳ hạn vay, tỉ lệ tài sản
đảm bảo và giá trị khoản vay. Đồng thời, luận văn cũng khảo sát những yếu tố bên
ngoài hợp đồng, như nhóm yếu tố đại diện cho tính chất khách hàng vay, nhóm yếu
tố đại diện cho mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, hay yếu tố đại diện cho
kinh tế vĩ mô tác động đến các điều khoản trong hợp đồng.
Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu 1358 hợp đồng tín dụng được ký kết giữa
ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Đông Sài Gòn với đối


tượng khách hàng là doanh nghiệp trong giai đoạn từ 2011-2013. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn (2 stage OLS).
Luận văn đã tìm ra được mối quan hệ đồng biến giữa lãi suất vay và kỳ hạn
vay, mối quan hệ đồng biến giữa tỉ lệ tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay, giá trị khoản
vay và kỳ hạn vay có mối quan hệ đồng biến, giá trị khoản vay và tỉ lệ tài sản đảm
bảo có mối quan hệ đồng biến. Tuy nhiên, với bộ dữ liệu thu thập được, luận văn
chưa tìm thấy mối quan hệ giữa lãi suất vay và tỉ lệ tài sản đảm bảo, và cũng chưa
tìm thấy mối quan hệ giữa giá trị khoản vay và lãi suất vay. Nhưng kết quả này đúng
với thực tế nơi dữ liệu được thu thập.
Nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa các điều
khoản trong hợp đồng tín dụng chủ yếu dựa trên hai lý thuyết: thuyết thay thế (tradeoff) và thuyết bổ trợ (sorting by observed risk). Thuyết thay thế chỉ ra rằng các bên
tham gia hợp đồng phải chấp nhận một điều khoản bất lợi để đổi lấy một điều khoản
có lợi cho mình. Còn thuyết bổ trợ thì ngược lại. Người đi vay tốt sẽ được ngân hàng
cho hưởng nhiều ưu đãi, được nhiều điều khoản vay có lợi, còn người đi vay nhiều
rủi ro thì ngân hàng sẽ siết chặt các điều khoản vay, thậm chí còn từ chối cho vay.
Luận văn đã có những đóng góp tích cực cho nghiên cứu học thuật, nhà hoạch
định chính sách, ngân hàng và người đi vay. Đối với học thuật, luận văn cung cấp
bằng chứng cho thấy các điều khoản hợp đồng tín dụng hoàn toàn có thể xác định
đồng thời, xem xét được mối quan hệ giữa các điều khoản và xác định các yếu tố tác
động. Đối với nhà hoạch định chính sách, luận văn lưu ý rằng các điều khoản hợp

iii


đồng tín dụng có mối quan hệ với nhau. Do đó, nên có sự cân nhắc tất cả các điều
khoản khi đưa ra những quy định, chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng chứ
không đơn thuần xem trọng một điều khoản nào. Đối với ngân hàng, luận văn cung
cấp bằng chứng về mối quan hệ giữa các điều khoản hợp đồng tín dụng. Vì thế, khi
thương lượng hợp đồng tín dụng, ngân hàng nên xem xét tổng thể các điều khoản.
Hơn nữa, việc kết hợp những điều khoản lại với nhau có thể giúp ngân hàng nhận

diện được khách hàng vay, tạo sự ràng buộc người đi vay và giúp hạn chế rủi ro tín
dụng. Còn đối với người đi vay, họ hiểu rằng điều khoản kỳ hạn vay và giá trị khoản
vay tùy thuộc vào nhu cầu của họ. Dựa trên nhu cầu này, ngân hàng sẽ đưa ra các
điều kiện về lãi suất vay và tài sản đảm bảo. Khi hiểu được mối quan hệ này, người
đi vay có thể lựa chọn và quyết định để có được các điều khoản tốt nhất.

iv


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .............................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................ii
Tóm tắt .................................................................................................................... iii
Mục lục ...................................................................................................................... v
Danh mục bảng .................................................................................................... viii
Danh mục từ viết tắt ................................................................................................ix
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................ 1
1.1 Giới thiệu ................................................................................................ 1
1.2 Lý do nghiên cứu .................................................................................... 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 5
1.4 Mục tiêu nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu........................................ 7
1.5 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 8
1.5.1 Dữ liệu nghiên cứu..................................................................... 8
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................... 8
1.6 Kết cấu của luận văn ................................................................................ 8
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN ...................................................................................... 9
2.1 Giới thiệu ................................................................................................ 9
2.2 Lý thuyết và bằng chứng về mối quan hệ giữa các điều khoản hợp đồng

tín dụng .............................................................................................. 9
2.2.1 Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan đến mối
quan hệ giữa các điều khoản hợp đồng tín dụng ....................... 9
2.2.2 Cơ sở hình thành giả thuyết nghiên cứu .................................... 16
Chương 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 21
3.1 Giới thiệu ............................................................................................... 21

v


3.2 Dữ liệu ................................................................................................... 21
3.2.1 Nguồn dữ liệu............................................................................. 21
3.2.2 Cơ sở dữ liệu ............................................................................. 24
3.3 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 25
3.3.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................... 25
3.3.2 Phương pháp ước lượng ............................................................. 28
3.3.3 Giải thích các biến ..................................................................... 29
3.3.3.1 Các biến phụ thuộc.................................................................. 29
3.3.3.2 Các biến độc lập ...................................................................... 30
3.3.4 Tác động của các biến độc lập lên các biến phụ thuộc .............. 32
3.3.4.1 Tác động của biến loại tiền (CURRENCY) đến các biến phụ
thuộc ......................................................................................... 33
3.3.4.2 Tác động của nhóm chỉ tiêu đại diện cho hoạt động công ty lên
các biến phụ thuộc ................................................................... 35
3.3.4.3 Tác động của nhóm chỉ tiêu đại diện cho chất lượng tín dụng
của công ty lên các biến phụ thuộc .......................................... 36
3.3.4.4 Tác động của nhóm chỉ tiêu thu nhập lên các biến phụ thuộc
.................................................................................................. 37
3.3.4.5 Tác động của nhóm chỉ tiêu liên quan đến mối quan hệ giữa
công ty và ngân hàng lên các biến phụ thuộc .......................... 37

3.3.4.6 Tác động của biến đại diện yếu tố vĩ mô (GDP) đến các biến
phụ thuộc .................................................................................. 39
Chương 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................... 40
4.1 Thống kê mô tả và phân tích tương quan .............................................. 40
4.1.1 Thống kê mô tả .......................................................................... 40
4.1.2 Phân tích tương quan ................................................................. 44

vi


4.2 Kết quả nghiên cứu ................................................................................ 44
4.2.1 Nhận xét chung .......................................................................... 45
4.2.2 Kết quả kiểm tra sáu giả thuyết nghiên cứu............................... 47
4.2.3 Kết quả chạy mô hình đối với các biến độc lập ......................... 50
4.3 Kiểm tra tính vững của mô hình ............................................................ 54
4.3.1 Kiểm tra mô hình trong trường hợp khoản vay ngắn hạn .......... 54
4.3.2 Kiểm tra mô hình trong trường hợp công ty có tỉ lệ dư nợ tại
BIDV nhỏ hơn 1 ....................................................................... 55
Chương 5: KẾT LUẬN .......................................................................................... 57
5.1 Giới thiệu ............................................................................................... 57
5.2 Khái quát lại câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và kết quả tìm
được .................................................................................................. 57
5.3 Những đóng góp chính của luận văn ..................................................... 69
5.4 Những hạn chế của đề tài....................................................................... 60
5.5 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 62
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 70
PHỤ LỤC 1.............................................................................................................. 70
PHỤ LỤC 2.............................................................................................................. 73
PHỤ LỤC 3.............................................................................................................. 74

PHỤ LỤC 4.............................................................................................................. 75
PHỤ LỤC 5.............................................................................................................. 76
PHỤ LỤC 6.............................................................................................................. 79
PHỤ LỤC 7.............................................................................................................. 83

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa các điều khoản trong hợp đồng tín dụng ................... 11
Bảng 2.2: Tổng hợp những nghiên cứu về các điều khoản trong hợp đồng tín
dụng ............................................................................................................... 74
Bảng 2.3: Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .......................................... 19
Bảng 3.1: Nguồn thu thập dữ liệu ............................................................................ 22
Bảng 3.2: Kỳ vọng dấu của các biến độc lập ........................................................... 35
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến .......................................................................... 42
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan ......................................................................... 75
Bảng 4.3: Hệ số VIF ................................................................................................. 76
Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả chạy mô hình giai đoạn 1 ............................................ 77
Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả chạy mô hình giai đoạn 2 ............................................ 47
Bảng 4.5.1: Kết quả chạy mô hình giai đoạn 2 ......................................................... 78
Bảng 4.6: Tổng hợp câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết và kết quả nghiên cứu ............ 48
Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả chạy mô hình giai đoạn 2 cho khoản vay ngắn hạn .... 80
Bảng 4.7.1: Kết quả chạy mô hình giai đoạn 2 cho khoản vay ngắn hạn ................. 82
Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả chạy mô hình giai đoạn 2 cho khoản vay tỉ lệ dư nợ
<1 ................................................................................................................... 84
Bảng 4.8.1: Kết quả chạy mô hình giai đoạn 2 cho khoản vay tỉ lệ dư nợ tại BIDV
<1 ................................................................................................................... 86
Bảng 5.1: Tóm tắt quá trình nghiên cứu .................................................................. 58


viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BIDV
CIC

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (Credit Information
Center)

CIF

Mã số nhận diện khách hàng (Customer identified figure)

Ctg

Các tác giả

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

KH

Khách hàng

OLS

Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất thông thường


S–O–R

Thuyết bổ trợ (Sorting by observed risk)

TCTK

Tổng cục thống kê Việt Nam

TMCP

Thương mại cổ phần

T–O

Thuyết thay thế (Trade – off)

VIF

Nhân tố phóng đại phương sai (Variance Inflation factor)

ix


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa các điều khoản trong hợp
đồng tín dụng bằng cách sử dụng mô hình hệ phương trình đồng thời của Dennis,
Nandy, và Sharpe (2000).
Những điều khoản chính trong hợp đồng sẽ được giới thiệu trong phần 1.1,

bao gồm lãi suất vay, kỳ hạn vay, tài sản đảm bảo, các giao ước và giá trị khoản vay.
Lý do chọn đề tài sẽ được trình bày trong phần 1.2, phần 1.3 sẽ giới thiệu câu hỏi
nghiên cứu. Mục tiêu chính của bài cùng những giả thuyết đặt ra để trả lời cho câu
hỏi nghiên cứu sẽ được trình bày ở phần 1.4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
được sử dụng trong bài sẽ trình bày ở phần 1.5. Cuối cùng, kết cấu chính của luận
văn được thể hiện ở phần 1.6.
1.1 Giới thiệu
Đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, có thể nói rằng hoạt
động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu. Các báo cáo tài chính cho
thấy thu nhập từ lãi luôn lớn hơn thu nhập từ các nguồn khác. Tuy nhiên, hoạt động
tín dụng cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Và để hạn chế những rủi ro này, ngân hàng
thường chú trọng công tác thẩm định tín dụng. Công tác thẩm định tín dụng sẽ giúp
ngân hàng đánh giá năng lực tài chính cũng như uy tín của khách hàng, đánh giá chất
lượng dự án, từ đó quyết định có cho vay hay không. Nếu quyết định cho vay, ngân
hàng và khách hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng để ràng buộc trách nhiệm
pháp lý giữa các bên.
Hợp đồng tín dụng là thỏa thuận bằng văn bản giữa ngân hàng và khách hàng
vay, theo đó, ngân hàng ứng trước một số tiền cho khách hàng sử dụng trong một
thời hạn nhất định, theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (BIDV, 2009). Hợp đồng
tín dụng bao gồm điều khoản giá và điều khoản phi giá (Strahan, 1999; Gottesman,
2006). Các điều khoản giá bao gồm lãi suất vay và các khoản phí. Các điều khoản
phi giá bao gồm tài sản đảm bảo, kỳ hạn vay, các giao ước và giá trị món vay (Ball
và ctg, 2008).

1


Lãi suất vay chính là giá cả mua bán tiền vốn (Gottesman, 2006). Tài sản đảm
bảo tiền vay là tài sản của khách hàng vay, tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản
của bên thứ ba dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng (BIDV,

2009). Kỳ hạn vay là khoảng thời gian được tính từ khi ngân hàng và khách hàng ký
kết hợp đồng vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay, kỳ hạn vay sẽ bị cắt
giảm với những khách hàng rủi ro cao (Graham và ctg, 2008). Các giao ước trong
hợp đồng vay là những ràng buộc nhằm hạn chế những hoạt động của người đi vay
để bảo đảm an toàn vốn vay, bao gồm giao ước tài chính và giao ước chung. Giao
ước tài chính yêu cầu người đi vay phải duy trì số dư tài khoản hoặc duy trì mức
chuyển doanh thu vào tài khoản mở tại ngân hàng theo tỉ lệ yêu cầu (Graham và ctg,
2008). Các giao ước chung hạn chế người đi vay bằng những hành động cụ thể, ví dụ
như hạn chế mức chia cổ tức hoặc hạn chế sử dụng tài sản của họ làm tài sản đảm
bảo cho một người đi vay khác (Bessis, 2002). Giá trị khoản vay là số tiền tối đa mà
ngân hàng cho khách hàng vay và số tiền này sẽ bị cắt giảm để giảm thiểu rủi ro đối
với những khách hàng vay có rủi ro cao (Mark, 2001).
Hợp đồng tín dụng có nhiều điều khoản như đã kể trên. Trong số đó có những
điều khoản phụ thuộc vào chính sách tín dụng của ngân hàng nhưng cũng có những
điều khoản phụ thuộc vào chính sách sử dụng vốn của khách hàng (Phạm Thị Thu
Trà và Lensink, 2008). Ví dụ như chính sách tín dụng của ngân hàng sẽ đưa ra khoản
vay kỳ hạn nào tương ứng với lãi suất bao nhiêu, hay với đối tượng nào sẽ có mức tỉ
lệ tài sản đảm bảo tương ứng. Nhưng kỳ hạn vay và giá trị khoản vay lại phụ thuộc
vào nhu cầu vốn của khách hàng. Tùy vào nhu cầu của mình, khách hàng sẽ đề nghị
với ngân hàng kỳ hạn và khoản vay mà họ cần. Trên cơ sở đó, ngân hàng thẩm định
xem có cho vay được hay không. Nếu được, ngân hàng và khách hàng tiến hành
thương lượng mức lãi suất và kỳ hạn vay phù hợp.
Chính sách tín dụng của ngân hàng hay nhu cầu vốn của khách hàng không
phải chỉ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các bên mà còn chịu tác động của nhiều
yếu tố khác. Luận văn đi sâu nghiên cứu về tác động qua lại giữa các điều khoản
trong hợp đồng tín dụng. Đồng thời, luận văn dựa theo những nghiên cứu trước để
xác định tác động của các yếu tố bên ngoài hợp đồng lên các điều khoản trong hợp
đồng.

2



1.2 Lý do nghiên cứu
Như đã đề cập ở trên, hợp đồng tín dụng là thỏa thuận bằng văn bản giữa ngân
hàng và khách hàng trong việc chuyển quyền sử dụng vốn. Hợp đồng tín dụng khi
được ký kết sẽ có giá trị pháp lý đối với các bên tham gia, buộc họ phải thực hiện các
cam kết trong hợp đồng. Mọi sự vi phạm đều bị xử lý theo pháp luật. Như vậy, hợp
đồng tín dụng rất quan trọng đối với cả ngân hàng và khách hàng. Tác động cụ thể
của hợp đồng tín dụng thể hiện qua các điều khoản trong hợp đồng. Do đó, hiểu được
mối quan hệ giữa các điều khoản trong hợp đồng và tác động của các yếu tố bên ngoài
lên các điều khoản này sẽ giúp cả ngân hàng và khách hàng thỏa thuận được những
điều khoản tốt nhất và hạn chế rủi ro.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về những yếu tố tác động lên các điều
khoản trong hợp đồng tín dụng. Người đi vay và người cho vay sẽ thương lượng
những điều khoản trong hợp đồng của họ thành một gói để chứa những điều khoản
tối ưu (Melnik và Plaut, 1986). Điều này làm nảy sinh ý tưởng nghiên cứu là xác định
ảnh hưởng của điều khoản này lên các điều khoản khác trong một hợp đồng ( Dennis
và ctg, 2000). Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào ba điều khoản là lãi suất
vay, kỳ hạn vay và tài sản đảm bảo, còn những điều khoản khác như các giao ước và
giá trị khoản vay thì không được nghiên cứu.
Những nghiên cứu sau này cũng đã ý thức được việc xác định đồng thời các
yếu tố trong hợp đồng vay bằng cách sử dụng mô hình phương trình đồng thời (như
nghiên cứu của Phạm Thị Thu Trà và Lensink, 2008; Brick và Palia, 2007), hoặc
kiểm tra bằng những thử nghiệm (như thử nghiệm của Wittenberg- Moerman, 2009;
Bharath và ctg, 2011). Tuy nhiên, hầu hết họ chỉ tập trung vào ba điều khoản chính
là lãi suất vay, kỳ hạn vay và tài sản đảm bảo. Một số nghiên cứu khác có đề cập đến
mối quan hệ giữa lãi suất vay, kỳ hạn vay, tài sản đảm bảo với điều khoản các giao
ước và giá trị khoản vay như tìm hiểu mối quan hệ giữa lãi suất và các giao ước
(Vasvari, 2008); lãi suất vay, các giao ước và kỳ hạn vay (Brav và ctg, 2009); lãi suất
vay, các giao ước và giá trị khoản vay (Champagne và Kryzanowski, 2009). Tuy

nhiên, những nghiên cứu này cũng chỉ đề cập đến một số trong những điều khoản

3


chính của hợp đồng chứ chưa nghiên cứu đồng thời mối quan hệ giữa các điều khoản
trong hợp đồng.
Tuy đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố trong hợp đồng tín dụng
nhưng kết quả nghiên cứu của họ lại không thống nhất. Có nghiên cứu cho rằng với
những khoản vay dài hạn, ngân hàng phải chịu rủi ro kỳ hạn cao nên sẽ yêu cầu mức
tài sản đảm bảo cao hơn, nhưng có nghiên cứu lại cho rằng với những khoản vay dài,
ngân hàng ít tốn chi phí trong việc thẩm định và quản lý tài sản đảm bảo hơn những
khoản vay ngắn hạn nên sẽ yêu cầu ít tài sản đảm bảo hơn. Trong mối quan hệ giữa
lãi suất vay và kỳ hạn vay cũng có những quan điểm trái chiều. Có nghiên cứu cho
rằng với những khoản vay dài, ngân hàng sẽ yêu cầu mức lãi suất cao để bù đắp cho
rủi ro kỳ hạn. Nhưng lại có quan điểm cho rằng chỉ những công ty có uy tín mới được
cho vay kỳ hạn dài và do đó cũng được hưởng ưu đãi về lãi suất.
Ở Việt Nam, có lẽ mối quan hệ giữa các điều khoản trong hợp đồng tín dụng
chưa được chú trọng. Bởi theo hiểu biết của tác giả, chỉ mới có một nghiên cứu tìm
hiểu về mối quan hệ giữa lãi suất vay, kỳ hạn vay và tài sản đảm bảo thực hiện tại
ngân hàng TMCP Á Châu (Phạm Thị Thu Trà và Lensink, 2008). Nghiên cứu này
chỉ xem biến giá trị khoản vay là biến độc lập tác động đến ba biến kể trên chứ chưa
xem xét tác động trở lại của ba biến đó đến giá trị khoản vay. Bên cạnh đó, nghiên
cứu cũng chỉ khảo sát biến tài sản đảm bảo như một biến giả, tức là xem xét khoản
vay có tài sản đảm bảo hay không chứ không xem xét khoản vay đó được đảm bảo ở
mức độ bao nhiêu.
Trong thực tế, nhiều người cho rằng có tài sản đảm bảo thì ngân hàng sẽ cho
vay, miễn là giá trị tài sản đảm bảo đủ bù đắp giá trị khoản vay khi người đi vay
không trả được nợ. Nếu hiểu như thế thì hoạt động tín dụng của ngân hàng chẳng
khác gì hoạt động của một tiệm cầm đồ. Trong khi thẩm định khách hàng vay, chính

bản thân cán bộ tín dụng cũng coi trọng nhất là yếu tố tài sản đảm bảo, các điều khoản
còn lại chỉ là phụ. Họ chưa nhận thức được tác động qua lại giữa các điều khoản này.
Do đó, khi lập hợp đồng tín dụng, cả ngân hàng và khách hàng chưa đạt được những
điều khoản tốt nhất.

4


Với những kết luận chưa thống nhất về mặt nghiên cứu học thuật và quan điểm
như trên tồn tại trong thực tế, đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa các điều khoản
hợp đồng tín dụng: nghiên cứu thực nghiệm tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam- chi nhánh Đông Sài Gòn” là hết sức cần thiết và khả thi để thực
hiện.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Các điều khoản trong hợp đồng tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc
thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các
điều khoản trong hợp đồng tín dụng và những yếu tố nào tác động đến các điều khoản
này ngày càng được chú trọng. Bằng chứng là trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu
tìm hiểu về các điều khoản trong hợp đồng tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến
những điều khoản này. Tuy nhiên, kết quả đưa ra vẫn chưa có sự thống nhất.
Ví dụ về mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và lãi suất vay, có quan điểm cho
rằng mối quan hệ này là nghịch biến (Bester, 1985). Với những khách hàng có năng
lực tài chính kém, tài sản đảm bảo ít thì họ sẵn sàng chấp nhận chịu lãi suất cao để
vay được vốn. Còn với những khách hàng có tình hình tài chính tốt, họ muốn cung
cấp tài sản đảm bảo nhiều hơn để được hưởng lãi suất ưu đãi. Trong khi đó lại có
quan điểm phản biện rằng các ngân hàng đồng thời yêu cầu tài sản đảm bảo và tính
lãi suất vay cao đối với những khách hàng tiềm ẩn rủi ro cao (Pozzolo, 2002). Hơn
nữa, quan điểm này cũng cho rằng các doanh nghiệp nhỏ bị coi là có rủi ro cao hơn
các doanh nghiệp lớn, do đó ngân hàng sẽ đòi hỏi tài sản đảm bảo và lãi suất vay cao.
Mối quan hệ giữa kỳ hạn vay và lãi suất vay trong các nghiên cứu trước cũng

còn khá mơ hồ. Một vài tác giả theo lý thuyết thay thế cho rằng khoản vay có kỳ hạn
dài thường kéo theo lãi suất vay cao để bù đắp cho rủi ro cao. Vì vậy, kỳ hạn vay và
lãi suất vay có mối quan hệ đồng biến (Coleman và ctg, 2002). Tuy nhiên, các tác giả
khác lại phản biện rằng có mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất vay và kỳ hạn vay,
vì với những khách hàng vay có tiềm ẩn rủi ro cao thì ngân hàng thường cho vay với
lãi suất cao và chỉ cho vay với kỳ hạn ngắn để nhanh chóng thu hồi vốn, giảm nguy
cơ thất thoát vốn ( Strahan, 1999; Dennis và ctg, 2000).

5


Còn về mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay cũng có những quan
điểm trái chiều. Thuyết thay thế cho rằng có mối quan hệ đồng biến giữa tài sản đảm
bảo và kỳ hạn vay (Myers, 1977; Smith và Warner, 1979; Chan và Thakor, 1987). Lý
do là với những khoản vay có kỳ hạn dài thường đầu tư vào những dự án lớn và tìm
ẩn rủi ro cao, đồng thời ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro lãi suất khi cấp tín
dụng cho những khoản vay này. Do đó, người cho vay thường đòi hỏi tài sản đảm
bảo cao để bù đắp rủi ro trong trường hợp khách hàng vay không trả được nợ. Trái
lại, theo thuyết bổ trợ, mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay là nghịch
biến. Vì kỳ hạn vay càng dài thì càng tốt cho khách hàng vay, trong khi tài sản đảm
bảo càng cao thì không có lợi cho họ. Với những khách hàng vay có năng lực tài
chính kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro thì người cho vay chỉ cung cấp những khoản vay kỳ
hạn ngắn, đồng thời yêu cầu người vay cung cấp nhiều tài sản đảm bảo để có thể ít
nhất là đủ bù đắp khoản vay. Theo quan điểm này có thể kể đến nghiên cứu của Scott
và Smith (1986), Boot và ctg (1991).
Giá trị khoản vay cũng là một trong số những điều khoản quan trọng của hợp
đồng vay. Một vài nghiên cứu xem giá trị khoản vay như một biến độc lập tác động
đến các yếu tố khác của hợp đồng vay (Berger và Udell, 1990; Boot và ctg, 1991;
Harhoff và Korting, 1998; Elsas và Krahnen, 1998; Gonas và ctg, 2004; Phạm Thị
Thu Trà và Lensink, 2008). Nhưng những nghiên cứu khác lại cho thấy giá trị khoản

vay cũng bị tác động trở lại bởi những điều khoản trong hợp đồng vay. Do đó, các
nghiên cứu này xem giá trị khoản vay như một biến phụ thuộc trong hệ thống các
điều khoản chính của hợp đồng (Midle và Riley, 1988; Bae và Goyal, 2009; Santos,
2011).
Từ những kết luận chưa có sự thống nhất như trên và liên hệ với tình hình thực
tế tại nơi tác giả công tác đã làm nảy sinh câu hỏi nghiên cứu:
RQ1: Các điều khoản hợp đồng tín dụng như lãi suất vay, kỳ hạn vay, giá trị
khoản vay và tài sản đảm bảo có mối quan hệ với nhau không?
RQ2: Nếu có thì mối quan hệ đó là thay thế hay bổ trợ cho nhau?

6


1.4 Mục tiêu nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên hai câu hỏi nghiên cứu của phần 1.3, luận văn mong muốn đạt được
mục tiêu xác định mối quan hệ giữa bốn điều khoản trong hợp đồng tín dụng (lãi suất
vay, kỳ hạn vay, tỉ lệ tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay). Và để trả lời cho hai câu
hỏi nghiên cứu này, các giả thuyết sau được đặt ra:
Những khoản vay dài hạn được cho là có rủi ro cao hơn nên ngân hàng thường
yêu cầu lãi suất cao hơn, đồng thời doanh nghiệp sẽ chấp nhận trả lãi suất cao khi họ
được vay kỳ hạn dài. Vì thế, mối quan hệ giữa lãi suất vay và kỳ hạn vay được kiểm
tra bằng giả thuyết H1: Lãi suất vay và kỳ hạn vay có mối quan hệ đồng biến.
Lãi suất vay và tài sản đảm bảo được xem là hai điều khoản nhận diện rủi ro
khách hàng vay. Nếu khách hàng có năng lực tài chính tốt, uy tín sẽ chọn cách cung
cấp nhiều tài sản đảm bảo hơn để được vay lãi suất thấp. Ngược lại, khách hàng có ít
tài sản đảm bảo hoặc năng lực tài chính kém hơn sẽ chấp nhận vay lãi suất cao và
cung cấp ít tài sản đảm bảo hơn. Vì vậy, mối quan hệ giữa hai biến này được kiểm
tra bằng giả thuyết H2: Lãi suất vay và tỉ lệ tài sản đảm bảo có mối quan hệ nghịch
biến.
Với những khoản vay kỳ hạn dài, ngân hàng gặp rủi ro nhiều hơn, nên họ cần

tỉ lệ tài sản đảm bảo cao hơn. Ngược lại, với những khoản vay ngắn, thời gian thu hồi
vốn nhanh, ngân hàng sẽ yêu cầu ít tài sản đảm bảo hơn. Quan điểm này sẽ được
kiểm tra bằng giả thuyết H3: Tỉ lệ tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay là đồng biến.
Khi vay những khoản vốn lớn, doanh nghiệp cần thời gian dài hơn để thu hồi
vốn và trả nợ. Đồng thời, khi vay vốn dài hạn, lượng vốn vay thường có giá trị lớn.
Giả thuyết về mối quan hệ giữa giá trị khoản vay và kỳ hạn vay như sau: H4: Giá trị
khoản vay và kỳ hạn vay là đồng biến.
Nếu ngân hàng đánh giá năng lực tài chính của khách hàng tốt, là đối tượng
khách hàng quan trọng cần mở rộng mối quan hệ, ngân hàng sẽ chấp nhận cho vay
món vay giá trị lớn với lãi suất ưu đãi. Tác giả kỳ vọng mối quan hệ giữa giá trị khoản
vay và lãi suất vay như sau: H5: Giá trị khoản vay và lãi suất vay có mối quan hệ
nghịch biến.
Khi ngân hàng cho vay món lớn, họ phải chịu rủi ro thất thoát vốn nhiều hơn
so với khi cho vay món nhỏ. Vì vậy, họ cần được đảm bảo nhiều hơn. Về phía khách

7


hàng, họ sẽ chấp nhận cung cấp nhiều tài sản đảm bảo để được vay món lớn hơn. Do
đó, mối quan hệ giữa giá trị khoản vay và tài sản đảm bảo được kỳ vọng như sau: H6:
Giá trị khoản vay và tỉ lệ tài sản đảm bảo có mối quan hệ đồng biến.
1.5 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Phần này sẽ giới thiệu về dữ liệu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng
để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
1.5.1 Dữ liệu nghiên cứu
Bộ dữ liệu nghiên cứu gồm 1358 quan sát, mỗi quan sát là một hợp đồng tín
dụng mà công ty ký kết với ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi
nhánh Đông Sài Gòn từ năm 2011 đến 2013. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ
nhiều nguồn, bao gồm hợp đồng tín dụng, tờ trình đề xuất tín dụng, báo cáo tổng hợp
tín dụng cuối kỳ, Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) và trang

web Tổng cục thống kê.
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu những yếu tố tác động đến các điều khoản trong hợp đồng
tín dụng bằng cách đặt ra sáu giả thuyết nghiên cứu (H1 đến H6). Để kiểm tra sáu giả
thuyết này, luận văn xây dựng mô hình dựa trên mô hình hệ phương trình đồng thời
của Dennis và ctg (2000) và phương pháp chạy mô hình ước lượng bình phương nhỏ
nhất hai giai đoạn (2 stage OLS).
1.6 Kết cấu của luận văn
Các phần chính của luận văn được xây dựng gồm 5 chương. Chương 1 giới
thiệu tổng quan về luận văn. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và điểm qua những
công trình nghiên cứu trước có liên quan làm nền tảng nghiên cứu cho luận văn.
Chương 3 trình bày dữ liệu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn.
Chương 4 chạy mô hình và phân tích kết quả nghiên cứu, so sánh nó với những nghiên
cứu trước và đối chiếu với tình hình thực tế tại nơi công tác. Chương 5 trình bày
những kết luận rút ra từ nghiên cứu, những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên
cứu tiếp theo.

8


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN
2.1 Giới thiệu
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan các vấn đề sẽ được đề cập trong luận văn
này và đưa ra câu hỏi nghiên cứu liên quan đến lý do chọn đề tài. Chương này sẽ tổng
hợp những nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tìm ra những khe hở
nghiên cứu từ các công trình trước đây, đồng thời cũng dựa trên kết quả các nghiên
cứu đã có để phát triển giả thuyết nghiên cứu, kiểm định nhằm trả lời các câu hỏi
nghiên cứu.

2.2 Lý thuyết và bằng chứng về mối quan hệ giữa các điều khoản hợp đồng tín
dụng
Phần này sẽ đề cập đến cơ sở hình thành câu hỏi nghiên cứu, bao gồm hai phần
nhỏ: phần 2.2.1 sẽ giới thiệu về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan
đến các điều khoản hợp đồng tín dụng để cho thấy sự cần thiết nghiên cứu đề tài này,
phần 2.2.2 sẽ dựa trên các công trình nghiên cứu trước đây để phát triển giả thuyết
nghiên cứu nhằm kiểm định và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
2.2.1 Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan đến mối quan hệ giữa
các điều khoản hợp đồng tín dụng
Các điều khoản trong hợp đồng tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc
ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia. Các điều khoản này ở những hợp đồng
khác nhau sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên, khi xét về vai trò thì chúng giống nhau. Các
điều khoản trong hợp đồng tín dụng giúp chuyển tải thông tin của người đi vay ra thị
trường (Bester, 1985), giúp ngân hàng quản lý được người vay (Diamond, 1984) và
cũng giúp người đi vay có thể cung cấp thông tin về chính bản thân họ thông qua việc
lưạ chọn các điều khoản trong hợp đồng (Bester, 1985), ví dụ như đánh đổi giữa các
điều khoản vay để có được lợi ích tối ưu (Melnik và Plaut, 1986).

9


Như đã đề cập trong phần 1.1, trong số những điều khoản hợp đồng tín dụng
sẽ có những điều khoản phụ thuộc vào chính sách tín dụng của ngân hàng (như lãi
suất vay, tỉ lệ tài sản đảm bảo), nhưng cũng có những điều khoản phụ thuộc vào nhu
cầu vốn của khách hàng (như giá trị khoản vay, kỳ hạn vay). Đã có nhiều nghiên cứu
trước đây tìm hiểu về mối quan hệ giữa các điều khoản trong hợp đồng tín dụng. Nhìn
chung, họ dựa trên hai lý thuyết chính, đó là thuyết thay thế (trade-off) và thuyết bổ
trợ (sorting by observed risk) (Dennis và ctg, 2000; Gottesman, 2006). Thuyết thay
thế đề cập đến việc người đi vay chấp nhận một điều khoản bất lợi để đổi lấy một
điều khoản có lợi hơn cho họ. Ngược lại, thuyết bổ trợ lại yêu cầu đồng thời hai điều

khoản bất lợi đối với người đi vay tiềm ẩn rủi ro cao (Dennis và ctg, 2000). Mối quan
hệ giữa các điều khoản hợp đồng tín dụng theo hai lý thuyết này được thể hiện cụ thể
qua bảng 2.1.
Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa các điều khoản trong hợp đồng tín dụng
Bảng này tổng hợp mối quan hệ giữa mỗi điều khoản trong hợp đồng với các
điều khoản còn lại theo quan điểm của hai lý thuyết: Trade-off (T-O), Sorting by
observed risk (S-O-R)
Chỉ tiêu

Lãi suất vay
T-O

S-O-R

Kỳ hạn vay

(+)

(-)

Tỉ lệ tài sản đảm bảo

(-)

Giá trị khoản vay

(+)

Kỳ hạn vay
T-O


S-O-R

(+)

(+)

(-)

(-)

(-)

(+)

Tỉ lệ tài sản đảm bảo
T-O

S-O-R

(+)

(-)

Nguồn: tác giả tổng hợp
Khi xem qua hai lý thuyết trên thì tưởng chừng chúng đối nghịch nhau hoàn
toàn nhưng thật ra chúng hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong việc giải thích hành vi lựa
chọn những điều khoản trong hợp đồng tín dụng của các bên tham gia. Với những
khách hàng có năng lực tài chính tốt, họ sẵn sàng cung cấp tỉ lệ tài sản đảm bảo cao
để được hưởng những ưu đãi về lãi suất vay, kỳ hạn vay và giá trị khoản vay như họ


10


mong muốn. Hay nói cách khác, mối quan hệ giữa tỉ lệ tài sản đảm bảo và lãi suất
vay là nghịch biến, giữa tỉ lệ tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay là đồng biến, và giữa tỉ
lệ tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay là đồng biến. Điều này đúng với thuyết thay
thế. Tuy nhiên, thuyết bổ trợ thì hoàn toàn ngược lại. Hoạt động tín dụng luôn ẩn
chứa rủi ro và ngân hàng thì luôn muốn hạn chế rủi ro tới mức tối thiểu trong mỗi
mức lợi nhuận mong muốn tương ứng. Vì thế, nhằm bảo đảm an toàn vốn, ngân hàng
sẽ thương lượng sao cho vừa tính tỉ lệ tài sản đảm bảo cao, vừa tính lãi suất vay cao,
đồng thời cho vay với kỳ hạn ngắn và giá trị món vay nhỏ. Hay nói cách khác, mối
quan hệ giữa tỉ lệ tài sản đảm bảo và lãi suất vay là đồng biến, giữa tỉ lệ tài sản đảm
bảo và kỳ hạn vay là nghịch biến, giữa tỉ lệ tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay là
nghịch biến.
Giải thích tương tự cho mối quan hệ giữa các điều khoản còn lại. Theo thuyết
thay thế, khách hàng chấp nhận kỳ hạn vay ngắn để được hưởng lãi suất vay thấp,
hoặc nếu muốn vay kỳ hạn dài thì họ chấp nhận trả lãi suất cao. Nếu muốn vay vốn
giá trị lớn thì khách hàng chỉ được vay trong kỳ hạn ngắn, còn nếu muốn vay kỳ hạn
dài thì chỉ vay được khoản vay giá trị nhỏ. Nghĩa là mối quan hệ giữa kỳ hạn vay và
lãi suất vay là đồng biến, giữa kỳ hạn vay và giá trị khoản vay là nghịch biến. Ngược
lại, thuyết bổ trợ giải thích rằng để giảm thiểu rủi ro tín dụng, đặc biệt khi cho vay
những khách hàng tiềm ẩn rủi ro cao, ngân hàng luôn muốn cho vay kỳ hạn ngắn
đồng thời tính lãi suất cao và cho vay những món giá trị nhỏ. Tức là theo thuyết này,
mối quan hệ giữa kỳ hạn vay và lãi suất vay là nghịch biến, giữa kỳ hạn vay và giá
trị khoản vay là đồng biến. Mối quan hệ giữa lãi suất vay và giá trị khoản vay theo
hai lý thuyết này cũng trái ngược nhau. Theo thuyết thay thế, khách hàng muốn vay
lãi suất thấp thì chỉ vay những khoản vay nhỏ, còn nếu muốn khoản vay giá trị lớn
thì phải trả lãi suất cao. Mối quan hệ giữa hai điều khoản này là đồng biến. Theo
thuyết bổ trợ, ngân hàng vừa muốn cho vay lãi suất cao vừa muốn cho vay những

món nhỏ, do đó mối quan hệ giữa hai điều khoản này là nghịch biến.
Như đã đề cập ở trên, đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa
các điều khoản trong hợp đồng vay. Các nghiên cứu này đưa ra các kết luận trái chiều
nhau nhưng nhìn chung họ đều dựa trên hai lý thuyết là thuyết thay thế và thuyết bổ
trợ. Tiếp theo, luận văn sẽ điểm qua những công trình nghiên cứu có liên quan đến

11


các điều khoản trong hợp đồng vay và những kết luận chưa thống nhất của họ (phụ
lục 2).
Theo thuyết thay thế, lãi suất vay và tài sản đảm bảo có mối quan hệ nghịch
biến. Những người đi vay có năng lực tài chính tốt sẽ chấp nhận cung cấp thêm tài
sản đảm bảo để được hưởng mức lãi suất thấp. Còn những khách hàng có năng lực
tài chính kém, họ chỉ có thể cung cấp ít tài sản đảm bảo và chấp nhận mức lãi suất
cao (Phạm Thị Thu Trà và Lensink, 2008). Ngược lại, thuyết bổ trợ lại cho rằng
những người đi vay có rủi ro cao vừa phải cung cấp nhiều tài sản đảm bảo vừa phải
chịu mức lãi suất cao, vì tài sản đảm bảo không đủ bù đắp rủi ro họ mang lại cho
người cho vay (Pozzolo, 2002). Vì vậy, theo thuyết này lãi suất vay và tài sàn đảm
bảo có mối quan hệ đồng biến. Những nghiên cứu trước vẫn chưa thống nhất quan
điểm về mối quan hệ giữa hai điều khoản này. Một số người ủng hộ theo thuyết thay
thế (Berger và Udell, 1995; Strahan, 1999; Dennis và ctg, 2000; Pozzolo, 2002), trong
khi một số khác lại ủng hộ thuyết bổ trợ (John và ctg, 2003).
Mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay vẫn còn gây tranh cãi. Theo
thuyết thay thế, mối quan hệ này là đồng biến (Dennis và ctg, 2000). Với những
khoản vay kỳ hạn càng dài thì người cho vay càng gặp rủi ro, có thể là rủi ro kỳ hạn,
rủi ro lãi suất hoặc rủi ro thu hồi nợ. Bên cạnh đó, khoản vay kỳ hạn dài cũng có thể
tạo điều kiện cho khách hàng chuyển vốn vay sang những dự án kinh doanh rủi ro
hơn để thu lợi nhiều hơn. Ngân hàng luôn giám sát mục đích sử dụng vốn vay của
khách hàng, tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng thực hiện đúng những điều

mà họ cam kết. Và để hạn chế rủi ro cho mình, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng
cung cấp nhiều tài sản đảm bảo hơn. Những khoản vay kỳ hạn ngắn rủi ro tín dụng ít
hơn nên ngân hàng sẽ yêu cầu ít tài sản đảm bảo hơn. Ngược lại, thuyết bổ trợ lại cho
rằng tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay có mối quan hệ nghịch biến, vì cả kỳ hạn vay và
tài sản đảm bảo đều có thể sử dụng để xác định người đi vay rủi ro (Gottesman, 2006).
Với những khách hàng năng lực tài chính kém, họ thường mong muốn vay kỳ hạn
dài để hạn chế áp lực thanh khoản và cung cấp ít tài sản đảm bảo để giảm chi phí.
Tuy nhiên, về phía ngân hàng, chỉ cho vay kỳ hạn ngắn và yêu cầu nhiều tài sản đảm
bảo để hạn chế rủi ro với những khách hàng bị đánh giá là rủi ro cao. Nếu ngân hàng
đánh giá khách hàng là tốt và để tăng tính cạnh tranh với những ngân hàng khác, ngân

12


hàng sẽ ưu tiên cho nhóm khách hàng này vay với kỳ hạn dài và cung cấp ít tài sản
đảm bảo, thậm chí có thể cho vay tín chấp. Những nghiên cứu thực nghiệm được tìm
thấy về mối quan hệ này cũng chưa thống nhất. Một vài nghiên cứu thì ủng hộ quan
điểm tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay có mối quan hệ đồng biến (Degryse và Van
Cayseele, 2000; Dennis và ctg, 2000; Voordeckers và Steijvers, 2006), một số khác
lại ủng hộ quan điểm mối quan hệ này là nghịch biến (Scott và Smith, 1986; Boot và
ctg, 1991). Nhưng cũng có những nghiên cứu lại ủng hộ cả hai quan điểm, tùy theo
góc độ là ngân hàng hay khách hàng vay. Nếu đứng trên góc độ của ngân hàng, để
hạn chế rủi ro, ngân hàng vừa muốn cho vay kỳ hạn ngắn, vừa muốn khách hàng
cung cấp nhiều tài sản đảm bảo, vì vậy mối quan hệ này là nghịch biến. Nếu đứng ở
góc độ của khách hàng vay, khách hàng muốn cung cấp nhiều tài sản đảm bảo để
được vay kỳ hạn dài. Còn nếu khách hàng chỉ muốn vay kỳ hạn ngắn thì họ sẽ cung
cấp ít tài sản đảm bảo. Vì vậy, mối quan hệ này là đồng biến (Phạm Thị Thu Trà và
Lensink, 2008).
Mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay cũng có thể là đồng
biến hoặc nghịch biến theo quan điểm của thuyết thay thế hoặc thuyết bổ trợ. Theo

thuyết thay thế, những khoản vay giá trị càng lớn thì ngân hàng càng gặp rủi ro, do
đó, ngân hàng sẽ yêu cầu nhiều tài sản đảm bảo hơn. Mối quan hệ giữa tài sản đảm
bảo và giá trị khoản vay là đồng biến. Còn theo thuyết bổ trợ, ngân hàng chỉ cho vay
khoản vay giá trị lớn đối với những công ty lớn, hoạt động kinh doanh hiệu quả và
có uy tín cao. Khi ngân hàng đánh giá khách hàng là tốt và để thu hút khách hàng
giao dịch nhiều hơn với ngân hàng, ngân hàng sẽ cho khách hàng hưởng ưu đãi về tỉ
lệ tài sản đảm bảo. Đối với những khách hàng nhỏ hoặc khách hàng mà ngân hàng
đánh giá rủi ro cao, ngân hàng chỉ cho vay khoản vay giá trị nhỏ và yêu cầu tỉ lệ tài
sản đảm bảo cao hơn, có khi tài sản này phải đủ đảm bảo cho 100% giá trị khoản vay.
Vì vậy, mối quan hệ giữa hai điều khoản này là nghịch biến. Về mối quan hệ này, có
nghiên cứu ủng hộ quan điểm giữa chúng là đồng biến (Leeth và Scott, 1989), có
nghiên cứu lại ủng hộ quan điểm mối quan hệ nghịch biến (Gottesman, 2006).
Mối quan hệ giữa kỳ hạn vay và lãi suất vay theo thuyết thay thế là đồng biến
(Goss và Roberts, 2011). Khoản vay càng dài, người cho vay càng phải đối mặt với
nhiều rủi ro. Chính vì thế mà ngân hàng muốn cho vay những kỳ hạn ngắn để hạn

13


chế rủi ro cho nguồn vốn của mình. Ngân hàng chỉ giải ngân những khoản vay kỳ
hạn dài cho những khách hàng được đánh giá là ít rủi ro và sẽ tính lãi suất cao sao
cho lãi suất vay đủ bù đắp rủi ro kỳ hạn của khoản vay (Phạm Thị Thu Trà và Lensink,
2008). Nếu khách hàng muốn vay kỳ hạn ngắn, rủi ro cho ngân hàng thấp hơn nên sẽ
tính lãi suất thấp hơn. Ngược lại, thuyết bổ trợ lại cho rằng có mối quan hệ nghịch
biến giữa kỳ hạn vay và lãi suất vay (Booth và Booth, 2006). Thuyết này phản biện
rằng đối với những người đi vay có rủi ro cao thì ngân hàng chỉ cung cấp những
khoản vay kỳ hạn ngắn, thu hồi vốn nhanh đồng thời tính lãi suất cao để bù đắp rủi
ro của nhóm khách hàng này. Còn đối với những khách hàng ít rủi ro hơn, ngân hàng
sẽ cho vay kỳ hạn dài hơn và người đi vay sẽ được ưu đãi lãi suất hơn (Gottesman,
2006). Như vậy, người đi vay ít rủi ro hơn vừa được vay kỳ hạn dài hơn, vừa được

hưởng lãi suất thấp hơn người đi vay có rủi ro cao . Những nghiên cứu trước đây về
mối quan hệ giữa hai điều khoản này cũng chưa có sự thống nhất. Một vài tác giả ủng
hộ quan điểm của thuyết thay thế (Coleman và ctg, 2002; Bharath và ctg., 2011), số
khác lại theo thuyết bổ trợ (Strahan, 1999; Dennis và ctg., 2000; Gottesman và
Roberts, 2007; Wittenberg- Moerman, 2009). Nhưng cũng có nghiên cứu lại ủng hộ
cả hai quan điểm, ví dụ như nghiên cứu của Phạm Thị Thu Trà và Lensink (2008).
Họ lập luận rằng nếu đứng trên góc độ của khách hàng vay, khách hàng muốn vay kỳ
hạn dài và chỉ muốn trả lãi suất thấp. Mối quan hệ này là nghịch biến giống quan
điểm của thuyết bổ trợ. Còn nếu đứng trên góc độ của ngân hàng, ngân hàng chỉ cho
vay kỳ hạn dài với lãi suất cao để bù đắp rủi ro kỳ hạn. Do đó mối quan hệ này là
đồng biến theo thuyết thay thế.
Mối quan hệ giữa kỳ hạn vay và giá trị khoản vay cũng chưa đi đến thống nhất
trong các nghiên cứu trước. Theo thuyết thay thế, mối quan hệ này là nghịch biến.
Được vay kỳ hạn dài với giá trị lớn là hai điều có lợi cho người đi vay. Vì nếu được
như vậy, họ vừa giải quyết được nhu cầu vốn của mình, vừa không bị áp lực trả nợ.
Tuy nhiên, trong thương lượng hợp đồng, họ chỉ được chọn một trong hai. Nếu chọn
kỳ hạn dài, thì chỉ được vay giá trị nhỏ và ngược lại, vì ngân hàng không thể nhận
hết rủi ro về phần mình. Theo quan điểm này có nghiên cứu của Boot và ctg (1991),
Lee (2004). Tuy nhiên, thuyết bổ trợ lại cho rằng khách hàng cần khoản vay giá trị
lớn cho những dự án lớn hoặc những hợp đồng lớn, mà những dự án hoặc hợp đồng

14


này cần phải có thời gian dài để sản xuất, tiêu thụ mới thu hồi vốn được. Nếu như
ngân hàng chấp nhận cho vay những khoản vay này, và tất nhiên phải là khách hàng
ít rủi ro thì ngân hàng mới cho vay, ngân hàng sẽ cho vay kỳ hạn dài. Những khoản
vay giá trị nhỏ chủ yếu là để bổ sung nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, do đó
vòng quay vốn sẽ nhanh và ngân hàng sẽ cho vay kỳ hạn ngắn. Vì vậy, mối quan hệ
giữa kỳ hạn vay và giá trị khoản vay là đồng biến. Theo quan điểm của thuyết này có

thể kể đến nghiên cứu của Strahan (1999), Cressy và Toivanen (2001).
Mối quan hệ giữa lãi suất vay và giá trị khoản vay cũng giống như những mối
quan hệ giữa các điều khoản trên, đều chưa có sự thống nhất trong các nghiên cứu
trước có liên quan. Theo thuyết thay thế, mối quan hệ này là đồng biến. Khoản vay
giá trị lớn sẽ chứa nhiều rủi ro hơn cho ngân hàng so với khoản vay giá trị nhỏ, nếu
xảy ra vỡ nợ, thiệt hại cũng lớn hơn. Do đó, ngân hàng sẽ tính lãi suất cao cho những
khoản vay lớn để bù đắp rủi ro. Nếu khách hàng có năng lực tài chính tốt và họ muốn
trả lãi suất vay thấp, họ có thể vay món nhỏ (Milde và Riley, 1988). Trong trường
hợp này, nếu khách hàng tiếp tục có nhu cầu vay vốn, họ có thể thanh toán khoản vay
trước và vay lại món mới. Thuyết bổ trợ lại cho rằng mối quan hệ này là nghịch biến.
Vì món vay giá trị lớn chỉ cung cấp cho những khách hàng quy mô lớn, hoạt động
kinh doanh tốt và thông tin minh bạch (Strahan, 1999). Những khách hàng này sẽ có
nhiều ngân hàng muốn chào mời, vì vậy, để tăng tính cạnh tranh, ngân hàng cho vay
với lãi suất ưu đãi. Đối với những khách hàng nhỏ, hoặc những khách hàng có rủi ro
cao, ngân hàng chỉ cho vay khoản vay nhỏ và tính lãi suất cao để bù đắp rủi ro. Hơn
nữa, bản thân nhóm khách hàng này ít có cơ hội tiếp cận nhiều nguồn vốn vay, do
đó, khi ngân hàng chấp nhận cho họ vay, họ sẽ đồng ý trả lãi suất cao (Grunert và
Norden, 2012). Đa số các nghiên cứu có liên quan được tìm thấy ủng hộ quan điểm
mối quan hệ giữa lãi suất vay và giá trị khoản vay là nghịch biến (Berger và Udell,
1990; Booth, 1992; Cressy và Toivanen, 2001; Beatty và ctg, 2002; Ivashina, 2009;
Wittenberg-Moerman, 2009), nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng mối quan hệ này
là đồng biến (ví dụ nghiên cứu của Melnik và Plaut, 1986).
Tóm lại, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu về mối quan hệ giữa
các điều khoản trong hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên cho đến nay những kết luận mà
họ đưa ra vẫn chưa có sự thống nhất. Vậy ở Việt Nam mối quan hệ này có tồn tại hay

15


không? (RQ1), mà nếu tồn tại thì các điều khoản này bổ sung hay thay thế nhau?

(RQ2).
2.2.2 Cơ sở hình thành giả thuyết nghiên cứu
Có nhiều bằng chứng cho thấy các điều khoản trong hợp đồng tín dụng có tác
động qua lại lẫn nhau. Năm 1985, Bester đã nghiên cứu về sự đánh đổi giữa lãi suất
vay và tài sản đảm bảo. Khách hàng chủ động cung cấp thêm tài sản đảm bảo để được
hưởng lãi suất vay thấp. Tuy nhiên, nghiên cứu này không chỉ ra được cách mà người
cho vay và người đi vay thương lượng để đạt được hai điều khoản này. Năm 1986,
Melnik và Plaut lại cho rằng các điều khoản trong hợp đồng vay được thiết kế chung
với nhau và không thể thương lượng một cách riêng biệt.
Về sau, có những tác giả đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa các điều khoản
trong hợp đồng vay bằng phương trình đơn biến (Leeth và Scott, 1989; Petersen và
Rajan, 1994; Guedes và Opler, 1996). Tuy nhiên, cách nghiên cứu này sẽ gặp vấn đề
vì những điều khoản còn lại cũng cần được xác định đồng thời (Dennis và ctg, 2000).
Và để giải quyết vấn đề này, Dennis và ctg (2000) đã thực hiện ước lượng bằng mô
hình hồi quy hai giai đoạn. Tác giả ước lượng mối quan hệ giữa lãi suất vay, kỳ hạn
vay và tài sản đảm bảo bằng hệ phương trình đồng thời, sau đó mang kết quả này so
sánh với những nghiên cứu trước sử dụng mô hình hồi quy đơn biến. Tác giả này
phát hiện ra kết quả sẽ bị sai lệch nếu chỉ sử dụng phương pháp đơn biến mà không
sử dụng phương pháp ước lượng bằng hệ phương trình đồng thời. Mô hình hệ phương
trình đồng thời sau này được sử dụng khá rộng rãi (ví dụ như trong các nghiên cứu
của Phạm Thị Thu Trà và Lensink, 2008; Brick và Palia, 2007; Brav và ctg, 2009;
Bharath và ctg, 2011; Li và ctg, 2011).
Một hợp đồng tín dụng chuẩn sẽ bao gồm năm điều khoản chính: lãi suất vay,
kỳ hạn vay, tài sản đảm bảo, các giao ước và giá trị khoản vay (Lummer và
McConnell, 1989; Strahan, 1999; Gottesman, 2006; Ge và ctg, 2012). Tuy nhiên, ở
Việt Nam, các ngân hàng thường không chú ý đến các giao ước, và điều khoản các
giao ước không được đưa vào hợp đồng (phụ lục 1). Do đó, hợp đồng tín dụng chỉ
còn bốn điều khoản chính là lãi suất vay, kỳ hạn vay, tài sản đảm bảo và giá trị khoản
vay.


16


Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa các điều
khoản này. Chẳng hạn như mối quan hệ giữa lãi suất vay, kỳ hạn vay và tài sản đảm
bảo được xác định bằng hệ phương trình đồng thời (Dennis và ctg, 2000; Phạm Thị
Thu Trà và Lensink, 2008; Bharath và ctg, 2011; Li và ctg, 2011). Lãi suất vay cũng
được xác định đồng thời với kỳ hạn vay và giá trị khoản vay (Champagne và
Kryzanowski, 2009). Theo tìm hiểu của tác giả, chưa có nghiên cứu nào xác định mối
quan hệ đồng thời giữa cả bốn điều khoản lãi suất vay, kỳ hạn vay, tỉ lệ tài sản đảm
bảo và giá trị khoản vay. Ở Việt Nam, hiện chỉ có nghiên cứu của Phạm Thị Thu Trà
và Lensink (2008) tìm hiểu về mối quan hệ giữa ba điều khoản trong hợp đồng vay,
đó là lãi suất vay, kỳ hạn vay và tài sản đảm bảo bằng phương pháp xây dựng hệ
phương trình đồng thời. Nghiên cứu này chỉ xem xét yếu tố giá trị khoản vay như
một biến độc lập tác động đến ba điều khoản lãi suất vay, kỳ hạn vay và tài sản đảm
bảo chứ chưa xem xét được sự tác động trở lại của ba điều khoản đến giá trị khoản
vay. Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Trà và Lenksink (2008) cũng như những nghiên
cứu trước có liên quan chỉ sử dụng biến tài sản đảm bảo là biến giả, tức là chỉ xem
xét khoản vay có tài sản đảm bảo hay không chứ không xác định được tài sản đảm
bảo là bao nhiêu. Về mặt nào đó có thể nói đây là một hạn chế của những nghiên cứu
trước. Vì không phải lúc nào và không phải với khách hàng nào, khoản vay nào thì
ngân hàng cũng yêu cầu tỉ lệ tài sản đảm bảo như nhau. Một khoản vay có tỉ lệ tài
sản đảm bảo 40% sẽ rất khác với khoản vay đòi hỏi tỉ lệ tài sản đảm bảo là 90% 100%. Mặc dù vậy, có thể nói rằng những nghiên cứu kể trên cho thấy mối quan hệ
giữa bốn điều khoản chính trong hợp đồng tín dụng (lãi suất vay, kỳ hạn vay, tỉ lệ tài
sản đảm bảo và giá trị khoản vay) hoàn toàn có thể được xác định bằng phương pháp
xây dựng hệ phương trình đồng thời.
Như đã đề cập ở phần trên, ngân hàng ở Việt Nam chưa chú trọng đến điều
khoản các giao ước, vì thế các giao ước này không thấy thể hiện trên hợp đồng. Do
đó, tác giả không thể thu thập được dữ liệu về biến này. Nghiên cứu sẽ còn lại bốn
biến: lãi suất vay, kỳ hạn vay, tỉ lệ tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay. Trong nghiên

cứu này, tác giả sử dụng biến tài sản đảm bảo là biến liên tục chứ không phải là biến
giả như các nghiên cứu kể trên. Dựa vào những nghiên cứu trước, trong đó chủ yếu

17


×