BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÃ NGUYỄN HÙNG LONG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHỌN LỰA NHÀ CUNG CẤP
THIẾT BỊ LIÊN LẠC VÔ TUYẾN NỘI BỘ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI TP.HCM VÀ CÁC TỈNH PHÍA NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TP. HỒ CHÍ MINH – 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÃ NGUYỄN HÙNG LONG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHỌN LỰA NHÀ CUNG CẤP
THIẾT BỊ LIÊN LẠC VÔ TUYẾN NỘI BỘ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI TP.HCM VÀ CÁC TỈNH PHÍA NAM
Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh
Mã số chuyên ngành : 603 405
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ THÀNH LONG
TP. HỒ CHÍ MINH – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp thiết bị liên
lạc vô tuyến nội bộ của các doanh nghiệp tại Tp.HCM và các tỉnh khu vực phía Nam” là
công trình do chính tác giả thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả xin cam đoan những nội dung nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2015
Người thực hiện
Lã Nguyễn Hùng Long
a
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn tất chương trình Cao học và viết luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được
rất nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại Học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh.
Trước tiên, tôi xin tỏ lòng tri ân đến quý thầy cô Trường Đại Học Mở Thành phố Hồ
Chí Minh, nhất là những thầy cô đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý báu trong quá trình học tập tại Trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Lê Thành Long. Thầy đã luôn
tận tình hướng dẫn, định hướng và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp này.
Nhân đây, tôi cũng xin cám ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Mở Thành phố
Hồ Chí Minh cùng quý thầy cô Khoa Đào Tạo Sau Đại Học, đặc biệt là thầy phụ trách Lý
Duy Trung, thầy TS.Nguyễn Mạnh Hà và cô TS.Hoàng Thị Phương Thảo đã luôn tạo cho
chúng tôi những điều kiện học tập tốt nhất trong suốt quá trình học tập tại Trường.
Đồng thời, tôi cũng xin trân trọng cám ơn các anh chị, các bạn hoc viên cao học đã
nhiệt tình giúp đỡ, động viên và chia sẻ những kiến thức cũng như kinh nghiệm quý giá
trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Sau cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Ban Giám Đốc, các anh chị em
thuộc bộ phận kinh doanh – phát triển thị trường Công ty CP Viễn Thông Thế Kỷ, Công ty
TNHH Vô Tuyến Điện Viễn Tín, Công ty TNHH Vô Tuyến Điện Viên Thông, Công ty Viễn
Thông Tiến Bảo, Công Ty Thông Tin Mạng Việt Nam và các Công ty đối tác đã hỗ trợ tôi
thực hiện phỏng vấn, cùng với bạn bè, gia đình đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi rất nhiều trong quá trình thu thập dữ liệu, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2015
Người thực hiện
Lã Nguyễn Hùng Long
b
TÓM TẮT
Lựa chọn nhà cung cấp luôn đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ các tổ chức.
Nghiên cứu này điều tra và xem xét yếu tố quyết định chọn nhà cung cấp và tầm quan trọng
của chúng đối với hoạt động thu mua của các doanh nghiệp; đặc biệt tập trung vào thị trường
thiết bị bộ đàm tại Việt Nam. Các nghiên cứu trước đây trong một số lĩnh vực khác đã tập
trung vào các tiêu chí như: chất lượng, giá cả, giao hàng, dịch vụ nhà cung cấp như là các
tiêu chí cơ bản trong việc chọn đơn vị cung cấp. Tuy nhiên tại Việt Nam, khá giới hạn
nghiên cứu đã khảo sát và đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu tố trong việc lựa chọn nhà
cung cấp đặc biệt là về thiết bị bộ đàm. Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn nhà cung cấp thiết bị liên lạc vô tuyến nội bộ (bộ đàm) của các doanh nghiệp tại
Tp.HCM và các tỉnh khu vực phía Nam” nhằm mục tiêu nhận dạng các yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng thiết bị và dịch vụ liên lạc bộ đàm phục vụ cho
công tác điều hành, hỗ trợ sản xuất kinh doanh của khách hàng tổ chức trên địa bàn thành
Tp.HCM và các tỉnh phía Nam. Từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm gia tăng cơ hội
được lựa chọn và sử dụng dịch vụ của các Nhà cung cấp trong lĩnh vực này.
Sau khi nghiên cứu cơ sở lý thuyết và tiến hành phỏng vấn các chuyên gia trong
ngành, một số giả thuyết đã được đưa ra và một mô hình nghiên cứu đã được đề xuất. Qua đó,
các tiêu chí bao gồm: chất lượng, chính sách bán hàng, giao hàng, dịch vụ và năng lực nhà
cung cấp được xem là các yếu tố chính tác động đến quyệt định chọn lựa nhà cung cấp của
doanh nghiệp. Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ (định tính)
với phương pháp thảo luận trực tiếp nhằm khám phá các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
khách hàng tổ chức trong việc lựa chọn sử dụng thiết bị bộ đàm và nghiên cứu chính thức
(định lượng) được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
Để đạt được một kết quả nghiên cứu sâu, mẫu khảo sát được thiết lập là các doanh
nghiệp đã sử dụng thiết bị bộ đàm tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam và đối tượng khảo sát
là các cá nhân có liên quan đến quá trình chọn lựa nhà cung cấp của các doanh nghiệp trên,
số lượng mẫu là 250. Bảng câu hỏi khảo sát được sử dụng là công cụ chính để thu thập dữ
liệu. Các câu hỏi chủ yếu liên quan với sự hiểu biết về nhà cung cấp và tiêu chí lựa chọn; dựa
c
trên các biến được sử dụng cho các mô hình nghiên cứu đề xuất. Dữ liệu sau khi khảo sát sẽ
được kiểm nghiệm bằng phần mềm SPSS. Các công cụ chủ yếu được sử dụng là thống kê mô
tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố
khám phá EFA để đánh thứ tự mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn nhà cung cấp. Ngoài ra, để tìm hiểu có sự khác biệt hay không giữa các loại hình doanh
nghiệp khác nhau cũng như các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau đối với từng yếu tố trên,
công cụ phân tích phương sai ANOVA cũng sẽ được sử dụng.
d
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................................a
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................. b
TÓM TẮT ........................................................................................................................................c
MỤC LỤC ........................................................................................................................................e
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................................... h
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................................... j
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................................. 1
1.1 Cơ sở nghiên cứu.................................................................................................................... 1
1.2 Lý do chọn đề tài.................................................................................................................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 3
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 3
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 4
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................................... 5
1.7 Kết cấu của báo cáo nghiên cứu.............................................................................................. 6
Tóm tắt Chương 1 ........................................................................................................................ 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................................... 7
2.1 Tình hình thị trường viễn thông vô tuyến tại Việt Nam ........................................................... 7
2.1.1 Thị trường tăng trưởng liên tục ........................................................................................ 7
2.1.2 Đa dạng đối tượng khách hàng......................................................................................... 8
2.1.3 Đa dạng thương hiệu sản phẩm ........................................................................................ 8
2.1.4 Đa dạng kênh phân phối................................................................................................... 9
2.1.5 Những chính sách, quy định có liên quan của Chính phủ và Cơ quan hữu quan.............. 10
2.2 Tổng quan về việc lựa chọn nhà cung cấp ............................................................................. 11
2.3 Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) ............................................................................................ 12
2.4 Những phương thức mua sắm ............................................................................................... 12
2.4.1 Mua sắm thông qua chào hàng cạnh tranh ...................................................................... 13
2.4.2 Mua sắm thông qua đấu thầu.......................................................................................... 13
2.4.3 Mua sắm thông qua đàm phán trực tiếp .......................................................................... 14
2.4.4 Mua sắm trong trường hợp khẩn cấp .............................................................................. 15
2.4.5 Mua sắm trực tuyến (E-Procurement)............................................................................. 15
2.5 Giai đoạn lựa chọn Nhà cung cấp và phân loại mua sắm ....................................................... 16
2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Nhà cung cấp..................................................... 18
2.6.1 Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp liên quan đến yếu tố chất lượng sản phẩm..................... 22
2.6.2 Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp liên quan đến Dịch vụ của Nhà cung cấp....................... 23
2.6.3 Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp liên quan đến Khả năng giao hàng của nhà cung cấp ..... 24
2.6.4 Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp liên quan đến Chính sách bán hàng ............................... 24
2.6.5 Tiêu chí lựa chọn liên quan đến Năng lực nhà cung cấp ................................................. 25
2.7 Một số đề tài nghiên cứu nước ngoài có liên quan................................................................. 25
2.7.1 Nghiên cứu của Bharadwaj (2004) ................................................................................. 25
2.7.2 Nghiên cứu của Swift và Gruben (2000) ........................................................................ 26
2.7.3 Nghiên cứu của Rahim (2012) ....................................................................................... 27
2.8 Một số nghiên cứu trong nước khác có liên quan .................................................................. 27
e
2.9 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................................. 28
Tóm tắt Chương 2 ...................................................................................................................... 29
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU....................................................................................... 31
3.1 Qui trình nghiên cứu............................................................................................................. 31
3.2 Thiết kế thang đo sơ bộ......................................................................................................... 32
3.3 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................................. 33
3.3.1 Nghiên cứu định tính ..................................................................................................... 33
3.3.2 Nghiên cứu định lượng .................................................................................................. 39
3.4 Điều chỉnh thang đo.............................................................................................................. 40
3.5 Thiết kế bảng câu hỏi............................................................................................................ 42
Tóm tắt Chương 3 ...................................................................................................................... 43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 45
4.1 Thống kê mô tả về mẫu khảo sát và một số nhận định........................................................... 45
4.2 Mô tả đánh giá của các khách hàng về các yếu tố được khảo sát ........................................... 48
4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo .......................................................................................... 50
4.4 Phân tích nhân tố .................................................................................................................. 54
4.4.1 Kết quả phân tích nhân tố .............................................................................................. 54
4.4.2 Đặt tên và giải thích nhân tố........................................................................................... 56
4.5 Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố khám phá theo giá trị trung bình...................... 56
4.6 Kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm của mẫu khảo sát ....................................................... 57
4.6.1 Kiểm định sự khác biệt theo loại hình doanh nghiệp ...................................................... 58
4.6.2 Kiểm định sự khác biệt theo quy mô của doanh nghiệp .................................................. 60
4.6.3 Kiểm định sự khác biệt theo chu kỳ mua sắm thiết bị..................................................... 62
4.6.4 Kiểm định sự khác biệt đối với đối tượng ra quyết định cuối cùng chọn nhà cung cấp.... 64
4.6.5 Kiểm định sự khác biệt đối với vị trí công tác đảm trách của đối tượng được phỏng vấn 65
4.6.6 Kiểm định sự khác biệt đối với thâm niên công tác của đối tượng được khảo sát............ 65
4.7 Tóm tắt kết quả kiểm định sự khác biệt theo các đặc điểm của mẫu khảo sát ........................ 66
4.7.1 Điều kiện giao hàng của nhà cung cấp ........................................................................... 67
4.7.2 Điều kiện về giá của nhà cung cấp ................................................................................. 68
4.7.3 Điều kiện chất lượng thiết bị của nhà cung cấp .............................................................. 69
4.7.4 Điều kiện bán hàng của nhà cung cấp............................................................................. 70
4.7.5 Điều kiện dịch vụ của nhà cung cấp ............................................................................... 71
4.7.6 Điều kiện năng lực của nhà cung cấp ............................................................................. 72
Tóm tắt Chương 4 ...................................................................................................................... 73
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.............................................................................................................. 74
5.1 Kết quả nghiên cứu............................................................................................................... 74
5.2 Ý nghĩa thực tiễn đối với nhà quản trị................................................................................... 76
5.2.1 Xây dựng mối quan hệ kinh doanh................................................................................. 76
5.2.2 Xây dựng những chính sách và tiêu chuẩn về chất lượng: .............................................. 77
5.2.3 Xây dựng chính sách giá và phương thức thanh toán linh hoạt ....................................... 78
5.2.4 Tăng cường các hoạt động hỗ trợ về dịch vụ và giao hàng.............................................. 79
5.2.5 Nâng cao hình ảnh và thương hiệu của nhà cung cấp đối với khách hàng ....................... 81
5.3 Hạn chế và hướng phát triển của đề tài ................................................................................. 82
Tóm tắt Chương 5 ...................................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. i
PHỤ LỤC ...................................................................................................................................... vii
f
Phụ lục 1: Giới thiệu về thiết bị bộ đàm...................................................................................... vii
Phụ lục 2: Các giải pháp ứng dụng liên lạc bộ đàm...................................................................... ix
Phụ lục 3: Đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ bộ đàm tại Việt Nam..................................... xii
Phụ lục 4: Kết quả nghiên cứu của Tam và Tummala (2001) ..................................................... xiii
Phụ lục 5: Kết quả nghiên cứu của Bharadwaj, 2004 ................................................................. xiv
Phụ lục 6: Dàn bài thảo luận...................................................................................................... xiv
Phụ lục 7: Bảng khảo sát .......................................................................................................... xvii
Phụ lục 8: Đặc điểm của mẫu khảo sát....................................................................................... xix
Phụ lục 9: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo............................................................................... xxi
Phụ lục 9.1: Kiểm định độ tin cậy thang đo chất lượng thiết bị .............................................. xxi
Phụ lục 9.2: Kiểm định độ tin cậy thang đo dịch vụ của nhà cung cấp.................................. xxiii
Phụ lục 9.3: Kiểm định độ tin cậy thang đo chính sách bán hàng của nhà cung cấp............. xxvii
Phụ lục 9.4: Kiểm định độ tin cậy thang đo khả năng giao hàng của nhà cung cấp ............... xxix
Phụ lục 9.5: Kiểm định độ tin cậy thang đo năng lực của nhà cung cấp..................................xxx
Phụ lục 10: Phân tích nhân tố khám phá (EFA)........................................................................ xxxi
Phụ lục 10.1: Phân tích nhân tố............................................................................................ xxxi
Phụ lục 10.2: Kiểm định độ tin cậy thang đo nhân tố mới: Điều kiện bán hàng của nhà cung cấp
........................................................................................................................................... xxxii
Phụ lục 10.3: Kiểm định độ tin cậy thang đo nhân tố mới: Điều kiện giá của nhà cung cấp xxxiii
Phụ lục 11: Giá trị trung bình của các yếu tố sau khi loại biến ................................................xxxiv
Phụ lục 12: Đánh giá thứ tự mức độ quan trọng của các yếu tố được rút trích ..........................xxxv
Phụ lục 13: Kiểm định sự khác biệt dựa trên đặc điểm của mẫu khảo sát .................................xxxv
Phụ lục 13.1: Kiểm định sự khác biệt theo loại hình doanh nghiệp.......................................xxxv
Phụ lục 13.2: Kiểm định sự khác biệt theo quy mô của doanh nghiệp ............................... xxxvii
Phụ lục 13.3: Kiểm định sự khác biệt theo chu kỳ mua sắm thiết bị của doanh nghiệp ............ xli
Phụ lục 13.4: Kiểm định sự khác biệt đối với đối tượng ra quyết định cuối cùng chọn nhà cung
cấp ....................................................................................................................................... xliv
Phụ lục 13.5: Kiểm định sự khác biệt đối với vị trí công tác đảm trách của đối tượng được
phỏng vấn.............................................................................................................................. xlv
Phụ lục 13.6: Kiểm định sự khác biệt với thâm niên công tác của đối tượng được phỏng vấn
............................................................................................................................................ xlvii
g
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1
:
Hình 2.2
:
Vấn đề đa tiêu chuẩn trong lựa chọn nhà cung cấp bao gồm cả hai yếu tố định
tính và định lượng (Nguồn: Yang and Chen, 2006) .......................................... 20
Mô hình nghiên cứu của tác giả Swift và Gruben (2000) .................................. 26
Hình 2.3
:
Mô hình nghiên cứu đề xuất ..............................................................................
Hình 3.1
:
Trình tự tiến hành nghiên cứu ............................................................................ 31
h
29
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1
:
Tổng thể thị phần cho thiết bị bộ đàm đầu cuối năm 2010 ......................................
Bảng 2.2
:
Danh sách tổng hợp các tiêu chí lựa lựa chọn nhà cung cấp bao gồm cảc định tính
và định lượng (Nguồn: S.Sen và cộng sự, 2008)......................................................
Mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nhà cung cấp
tổng hợp từ các nghiên cứu trước .............................................................................
Cơ sở lý thuyết về lựa chọn nhà cung cấp từ những nghiên cứu trước đây..............
Thang đo sơ bộ - Tổng hợp từ các nghiên cứu trước ...............................................
Tổng hợp các thang đo được xây dựng cho các yếu tố ảnh hưởng đến quết định
chọn lựa nhà cung cấp thiết bị bộ đàm .....................................................................
Tổng hợp các thông tin thống kê có liên quan đến doanh nghiệp được khảo sát ....
Đặc điểm của mẫu khảo sát ......................................................................................
Nguồn thông tin cơ sở tham khảo của doanh nghiệp................................................
Giá trị trung bình của các yếu tố ..............................................................................
Kiểm định độ tin cậy của các thang đo lần thứ nhất ................................................
Kiểm định độ tin cậy của các thang đo lần thứ hai ..................................................
Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo yếu tố dịch vụ của nhà cung cấp ................
Tóm tắt kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo ...........................................
Kết quả phân tích EFA với 5 nhân tố được đề xuất .................................................
Kết quả các nhân tố rút trích được sau khi tiến hành phân tích nhân tố ..................
Xếp hạng vai trò quan trọng của các nhân tố được đánh giá ...................................
Khác biệt trong đánh giá giữa những loại hình doanh nghiệp đối với chính sách
chất lượng thiết bị của Nhà cung cấp (bằng kiểm định Turkey) ..............................
Khác biệt trong đánh giá giữa những doanh nghiệp có quy mô khác nhau đối với
chính sách dịch vụ của Nhà cung cấp (bằng kiểm định Turkey) .............................
Khác biệt trong đánh giá giữa những doanh nghiệp có quy mô khác nhau đối với
chính sách chất lượng thiết bị của Nhà cung cấp (bằng kiểm định Tamhane’s T2 và
Kruskal-Wallis) ...................................................................................................
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Bảng 4.12 :
Bảng 4.13 :
Bảng 4.14 :
Bảng 4.15 :
Bảng 4.16 :
Bảng 4.17 :
Bảng 5.1
08
19
22
28
32
41
42
47
48
48
50
52
53
54
55
56
57
59
60
61
Khác biệt trong đánh giá giữa những doanh nghiệp có chu kỳ mua sắm khác nhau
đối với chính sách giá của Nhà cung cấp (bằng kiểm định Turkey) ...............
Khác biệt giữa những doanh nghiệp có chu kỳ mua sắm khác nhau trong đánh giá
chính sách chất lượng thiết bị của Nhà cung cấp (bằng kiểm định Tamhane’s T2 và
Kruskal-Wallis) ...................................................................................................
Khác biệt giữa những đối tượng khảo sát có thâm niên khác nhau trong đánh giá
đối với chính sách giao hàng của Nhà cung cấp (bằng kiểm định Turkey) .............
Tóm tắt kết quả kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm mẫu khảo sát ......................
64
Tổng hợp và so sánh kết quả nghiên cứu với những nghiên cứu trước .........
75
i
63
66
66
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Phân tích phương sai
ANOVA
:
Analysis of Variance
APEC
:
Asia-Pacific Economic Cooperation Tổ chức kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
AVL
:
Automatic Vehicle Locating
Tự động định vị phương tiện giao thông
B2B
:
Business to Business
Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
B2C
:
Business to Consumer
Doanh nghiệp với Khách hàng cá nhân
DMR
:
Digital Migration Radio
Bộ đàm chuyển đổi kỹ thuật số
EFA
:
Exploratory Factor Analysis
Phân tích nhân tố khám phá
FM
:
Factory Mutual
Quy định chung cho sản xuất
GPS
:
Global Position System
Hệ thống định vị toàn cầu
GTTB
:
KMO
:
MIL_STD :
Giá trị trung bình
Kaiser – Mayer - Olkin
Hệ số Kaiser – Mayer - Olkin
Military Standard
Tiêu chuẩn quân đội
NCC
:
Nhà Cung Cấp
PTT
:
Push to Talk
Nhấn để phát
RFP
:
Request for Proposal
Yêu cầu chào thầu
Sig.
:
Observed Significance Level
Mức ý nghĩa quan sát
SMC
:
Supply Chain Management
Quản lý chuỗi cung ứng
SPSS
:
Statistical Pakage for Social
Sciences
Phần mềm xứ lý thống kê dùng trong các
ngành khoa học xã hội.
TETRA
:
Terrestrial Trunked Radio
Bộ đàm trung kế mặt đất
TDMA
:
Time Division Multi Access
Truy cập đa phân chia khe thời gian
Tp.HCM
:
UHF
:
Ultra Hight Frequency
Tần số siêu cao
VHF
:
Very Hight Frequency
Tần số rất cao
Thành Phố Hồ Chí Minh
j
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Trọng tâm của nghiên cứu này là đạt được sự hiểu biết về các tiêu chí quan trọng ảnh
hưởng đến tổ chức khi lựa chọn các nhà cung cấp trong lĩnh vực viễn thông nói chung và
thiết bị liện lạc vô tuyến nội bộ (bộ đàm) nói riêng tại Việt Nam. Ngày càng nhiều các tổ
chức kinh doanh xem các nhà cung cấp như phần mở rộng không chính thức của công ty họ
và khi thực hiện việc này, họ vô hình đã gia tăng đáng kể sự phụ thuộc vào nhà cung cấp của
mình. Vì vậy, sự hiểu biết và xác định các tiêu chí trong lựa chọn nhà cung cấp đang ngày
càng quan trọng đối với việc mua sắm của các công ty cũng như các nhà nghiên cứu. Do đó,
mục đích chính của nghiên cứu này nhằm điều tra và đánh giá vai trò quan trọng ảnh hưởng
của các tiêu chí đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp thiết bị liên lạc bộ đàm tại thị trường
Việt Nam. Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về cơ sở nghiên cứu, tổng quan thị trường bộ
đàm tại Việt Nam, từ đó nêu bật lý do chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu cũng như đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu
của đề tài.
1.1 Cơ sở nghiên cứu
Hiện nay, các tổ chức doanh nghiệp ngày càng đánh giá cao tầm quan trọng của hoạt
động mua sắm hàng hóa/ dịch vụ cùng với những ảnh hưởng của nó đến định hướng và mục
tiêu của tổ chức. Đấu thầu hay thu mua là một phần quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng
mà với một số doanh nghiệp thành công họ đã phát triển các chiến lược hợp tác với những
nhà cung ứng trở nên toàn diện và liên kết mục tiêu kinh doanh với việc gia tăng hiệu quả
sản xuất của công ty trong dài hạn.
Việc quản lý và gắn kết các hoạt động cung ứng của tổ chức được gọi chung là quản
lý chuỗi cung ứng (SCM). Mục đích chính của quản lý chuỗi cung ứng là nhằm đạt được
hiệu quả trong hoạt động cung ứng về lựa chọn và hợp tác với nhà cung cấp. Nếu không có
sự phối hợp hiệu quả giữa các bên, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những thiệt hại nhất định.
Hiểu được những mục tiêu chính của SCM, bộ phận mua sắm có trách nhiệm quản lý quy
trình mua sắm và hiệu quả cung ứng (Stock và cộng sự, 2009; Monczka, 2011). Điều này có
thể đạt được thông qua việc lựa chọn đúng đắn và đánh giá các nhà cung cấp phù hợp với các
1
tiêu chuẩn quy định, đáp ứng yêu cầu của tổ chức. Đồng thời, duy trì một phạm vi và mức độ
cạnh tranh hợp lý giữa những nhà cung cấp giúp các tổ chức tận dung các tài nguyên của họ.
Mục tiêu quan trọng tiếp theo là nhằm xây dựng một mối quan hệ làm việc chặt chẽ giữa các
bộ phận chức năng trong một tổ chức. Khi một hoạt động mua sắm có sự tham gia của nhiều
phòng ban, mối quan hệ liên kết, tinh thần đồng đội mạnh mẽ sẽ hình thành và góp phần
nâng cao hiệu suất công ty. Phản hồi từ các bộ phận liên quan nêu trên về hiệu suất nhà cung
cấp cũng sẽ giúp cho bộ phận mua sắm cải thiện tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp của công ty
(Theodorakioglu, Gotzamani và Tsiolvas, 2006).
Trong đó, quá trình lựa chọn nhà cung cấp thường được coi là một vấn đề nhiều khía
cạnh cần được xem xét, dựa trên các tiêu chí cả hữu hình và vô hình (Dickson, 1966). Giá cả,
tiêu chuẩn nhà cung cấp, độ tin cậy của sản phẩm và thời gian giao hàng là những yếu tố
thường đóng một vai trò cấp thiết khi nói đến lựa chọn nhà cung cấp. Kết quả là việc tìm
kiếm các nhà cung cấp lý tưởng có thể đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp đôi khi là một
thước đo thương mại hướng đến sự cân bằng giữa các tiêu chí nêu trên.
1.2 Lý do chọn đề tài
Một hệ thông thông tin liên lạc thông suốt, thống nhất, thuận tiện và tức thời hỗ trợ tối
đa công tác điều hành, kết nối các bộ phận, đồng bộ các khâu trong quy trình sản xuất, giảm
thiểu thời gian chờ và các chi phí phát sinh, nâng cao hiệu suất làm việc... là nhu cầu vô cùng
cần thiết và quan trọng. Trong đó, giải pháp liên lạc vô tuyến nội bộ, (sau đây trong nghiên
cứu gọi là bộ đàm) đã trở thành công cụ ứng dụng hết sức thiết thực, gần gũi và song hành
cùng với doanh nghiệp trong cả sản xuất lẫn dịch vụ.
Ngày nay, máy bộ đàm được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như Cảng – Sân bay,
Cao ốc – Khách sạn, Trường học, Bệnh viện, Nhà máy sản xuất, Dịch vụ bảo vệ... Tuy nhiên,
các thông tin về sản phẩm, công nghệ và tính năng của máy bộ đàm hiện nay khá hạn chế,
khó tiếp cận. Mặt khác, thị trường bộ đàm Việt Nam có sự góp mặt của rất nhiều thương hiệu
từ nổi tiếng thế giới như Motorola, Kenwood, Icom, Hytera... đến các thương hiệu vô danh
đến từ Trung Quốc (Baofeng, FDX...). Tất cả được phân phối thông qua một hệ thống kênh
2
cung ứng hết sức đa dạng, từ các nhà phân phối chính hãng, công ty viễn thông, công ty điện
tử, cửa hàng kim khí - điện máy, đến các gian hàng kinh doanh trực tuyến... Vậy làm cách
nào để Nhà cung cấp thiết bị tìm được chỗ đứng trên thị trường và trong lòng khách hàng?
Hay khác hơn, làm thế nào để các Doanh nghiệp có thể chọn lựa được đối tác cung cấp phù
hợp cho đơn vị mình?
Từ vai trò quan trọng của chính sách lựa chọn nhà cung cấp đối với mục tiêu kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp đã nêu, xét trong bối cảnh thị trường bộ đàm tại Việt Nam, đề
tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp thiết bị bộ đàm của các
doanh nghiệp tại Tp.HCM và các tỉnh khu vực phía Nam” được hình thành nhằm tìm hiểu và
xác định các yếu tố tác động cũng như mức độ quan trọng của chúng đến quyết định chọn
đơn vị cung cấp thiết bị bộ đàm của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho
những doanh nghiệp cung ứng trong ngành viễn thông vô tuyến nói chung và bộ đàm nói
riêng nắm bắt được những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc khách hàng chọn mua thiết
bị, dịch vụ do đơn vị mình cung cấp. Từ đó, có những giải pháp cải thiện khả năng đáp ứng
nhu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra các chiến
lược phát triển thị trường trong tương lai.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu:
o Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nhà cung cấp thiết bị bộ đàm
đối với các khách hàng doanh nghiệp.
o Qua đó, đánh giá thứ tự tầm quan trọng của những yếu tố được khám phá nói trên
đối với quyết định chọn nhà cung cấp của khách hàng.
o Đồng thời, đánh giá sự khác biệt tồn tại giữa các doanh nghiệp cũng như các đối
tượng được khảo sát đối với các tiêu chí chọn lựa nhà cung cấp thiết bị bộ đàm.
o Đề xuất các kiến nghị có liên quan đến các yếu tố đã phân tích đối với lĩnh vực
kinh doanh bộ đàm cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp.
3
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
o Những yếu tố chính nào ảnh hưởng đến quyết định chọn nhà cung cấp thiết bị bộ
đàm của các khách hàng doanh nghiệp tại Tp.HCM các tỉnh phía Nam?
o Các yếu tố đã khám phá ở trên có thứ tự tầm quan trọng đối với quyết định chọn
nhà cung cấp của khách hàng như thế nào?
o Có sự khác biệt hay không tồn tại giữa các doanh nghiệp được khảo sát đối với các
tiêu chí chọn lựa nhà cung cấp thiết bị bộ đàm?
o Có những đề xuất hay giải pháp gì liên quan đến các yêu tố đã được xác định giúp
những doanh nghiệp trong ngành bộ đàm cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này chỉ tập trung đến các vấn đề sau đây:
o Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn nhà cung cấp thiết bị bộ đàm của các khách hàng doanh nghiệp tại thị
trường Tp.HCM và các tỉnh phía Nam.
o Phạm vị nghiên cứu: Đối tượng được chọn phỏng vấn theo phương pháp thuận
tiện, có thể là người mua, người ra quyết định hoặc người có ảnh hưởng đến quyết
định chọn nhà cung cấp thiết bị bộ đàm của các doanh nghiệp đã sử dụng bộ đàm tại
thị trường Tp.HCM và các tỉnh phía Nam. Với số mẫu khảo sát là 250.
o Việc điều tra chọn mẫu để thu thập dữ liệu đươc thực hiện tại thị trường Thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam từ Khánh Hòa trở vào từ tháng 10/2014 –
04/2015.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực thông qua hai bước, (1) nghiên cứu sơ bộ định tính và (2)
nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng.
Nghiên cứu sơ bộ: Trên cơ sở tổng hợp lý thuyết, giúp xác định các yếu tố chính tác
động đến quyết định chọn lựa nhà cung cấp. Từ đó, thiết kế dàn bài thảo luận để trao đổi với
các chuyên gia trong ngành và một số khách hàng. Quá trình nghiên cứu sơ bộ được tiến
4
hành thông qua phương pháp thảo luận trực tiếp (từ 7 đến 10 khách hàng doanh nghiệp
chính) và trao đổi với các chuyên gia trong ngành (5 đại diện kinh doanh của những Nhà
phân phối, Công ty viễn thông cung cấp thiết bị bộ đàm), qua đó xác định các yếu tố phù hợp
từ cơ sở lý thuyết và khám phá các yếu tố mới tại thị trường Việt Nam.
Từ các thông tin đã thu thập, tác giả thiết lập bảng câu hỏi khảo sát. Sau đó, tiến hành
nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng: Đầu tiên, bảng câu hỏi sẽ được khảo
sát thử nghiệm với 30 khách hàng để điều chỉnh về ngôn từ, những điều làm người đọc nhầm
lẫn... Nghiên cứu được tiếp tục thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp kết hợp với gửi
email bảng câu hỏi khảo sát (nhờ sự hỗ trợ của 5 Nhà phân phối thiết bị bộ đàm) đến những
đối tượng là người phụ trách liên hệ với nhà cung cấp, phụ trách thu mua, ra quyết định hay
người có ảnh hưởng đến quyết định mua của những doanh nghiệp đã và đang sử dụng bộ
đàm trên địa bàn Tp.HCM và một số tỉnh phía Nam từ Khánh Hòa trở vào.
Sau khi nghiên cứu định lượng và phân tích các dữ liệu đã thu thập được, xác định các
yếu tố và vai trò quan trọng của chúng đối với quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ.
Đồng thời, tìm kiếm sự khác biệt trong tiêu chí đánh giá giữa các nhóm khách hàng. Từ đó
đưa ra những kết luận và kiến nghị hợp lý.
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần mang lại một vài ý nghĩa thực tiễn cho những nhà nghiên cứu, các
doanh nghiệp kinh doanh, tiếp thị lĩnh vực viễn thông và đặc biệt là những nhà cung cấp thiết
bị bộ đàm, bộ phận nghiên cứu - phát triển thị trường của các thương hiệu bộ đàm đang và sẽ
góp mặt tại thị trường Việt Nam, như sau:
o Góp phần xác định những yếu tố quan trọng tác động đến quyết định lựa chọn nhà
cung cấp của các doanh nghiệp.
o Góp phần giúp các nhà quản trị và nghiên cứu thị trường nắm bắt được thứ tự
quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp thiết bị bộ
đàm cũng như các thang đo đo lường các yếu tố trên. Qua đó, góp phần hoàn thiện,
nâng cao chất lượng dịch vụ cho các đơn vị cung cấp trong ngành, cũng như xây dựng
5
các chính sách bán hàng, chương trình phát triển thị trường đúng hướng cho đúng đối
tượng khách hàng.
1.7 Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
Bố cục của Báo cáo nghiên cứu này bao gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu - Giới thiệu tổng quan về cơ sở nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu,
nêu bật lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu cũng như đối tượng và phạm vi
nhiên cứu, phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận - Chương này giới thiệu tổng quan thị trường bộ đàm tại
Việt Nam và những cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó xây dựng thang đo
và mô hình nghiên cứu đề xuất.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu - Chương này tập trung vào việc xây dựng các bước
trong quá trình thực hiện nghiên cứu định tính và định lượng.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và các đề xuất - Trình bày việc phân tích các dữ liệu
thu thập về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp thiết bị liên lạc bộ
đàm của các khách hàng doanh nghiệp và một số nhận định, đề xuất.
Chương 5: Kết luận - Chương này tập trung trình bày một số các kết luận, và khả
năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường dịch
vụ bộ đàm đối với các khách hàng doanh nghiệp, cũng như một số định hướng nghiên cứu
tiếp theo.
Tóm tắt Chương 1
Chương 1 trình bày về Cơ sở nghiên cứu là giá trị của quy trình quản lý chuỗi cung
ứng (SCM) và tầm quan trọng của quyết định chọn nhà cung ứng đối với năng lực cạnh tranh
của một doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến lý do chọn đề tài, đặc biệt đối với lĩnh vực cung ứng
thiết bị liên lạc vô tuyến. Qua đó thể hiện mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu cũng như
đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 1 cũng trình bày khái quát về kết hợp giữa nghiên
cứu định tính và định lượng trong phương pháp nghiên cứu, khái quát kết cấu của báo cáo
nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong bức tranh kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, ứng
dụng giải pháp thông tin liên lạc hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian chờ, chủ
động trong công việc, đồng bộ giữa nhân sự và các dây chuyền sản xuất, cải thiện năng suất
lao động cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh. Chương 2 sẽ giới thiệu tổng quan về thị
trường viễn thông và bộ đàm tại Việt Nam.
Ngoài ra, Chương này cũng trình bày một số định nghĩa và khái niệm có liên quan
được sử dụng trong nghiên cứu, bao gồm: quản lý chuỗi cung ứng, mua sắm và phạm vi mua,
định nghĩa và đặc điểm của các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp dựa trên cơ sở lý thuyết và
các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Trọng tâm là việc xem xét tài liệu về các tiêu chí lựa
chọn và mức độ quan trọng của chúng đến việc lựa chọn nhà cung cấp. Từ đó, giúp kiểm tra
các nội dung của nghiên cứu có liên quan đến các tiêu chí và yếu tố ảnh hưởng trong việc lựa
chọn nhà cung cấp như: Chất lượng, Giá, Giao hàng, Dịch vụ hay Năng lực của nhà cung
cấp...
2.1 Tình hình thị trường viễn thông vô tuyến tại Việt Nam
Thiết bị liên lạc vô tuyến nội bộ (walkie-talkie) hay vẫn thường được gọi là bộ đàm,
là loại máy thu phát vô tuyến hai chiều liên lạc thoại. Bộ đàm thường dùng để liên lạc thoại
giữa một máy với một hoặc nhiều máy khác bằng truyền sóng vô tuyến (theo tạp chí New
York Times (2000), Radio Communications, Families and Family Life). Được ứng dụng lần
đầu tiên trong quân sự từ Thế chiến thứ 2 (tham khảo phụ lục 1: Giới thiệu về thiết bị bộ
đàm), ngày nay bộ đàm đã trở thành một công cụ hỗ trợ hữu ích ( phụ lục 2: Các giải pháp
ứng dụng liên lạc bộ đàm) và được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực.
2.1.1 Thị trường tăng trưởng liên tục
Theo Cục Tần Số Vô Tuyến Điện Việt Nam - RFD (08/2014) về thị trường viễn thông
vô tuyến tại Việt Nam, tính đến tháng 06/2009, số lượng thuê bao vô tuyến di động là hơn 80
triệu thiết bị, gấp gần 8 lần số thuê bao cố định hữu tuyến. Số lượng các tuyến viba truyền
dẫn dùng cho các mạng viễn thông vô tuyến nội bộ cũng tăng 10 lần so với năm 2004. Bên
7
cạnh đó, các hệ thống bộ đàm cho hàng hải, sân bay, taxi, xây dựng, siêu thị, khách sạn...,
đặc biệt từ sau năm 2000, phát triển hết sức nhanh chóng về các phương diện như mật độ sử
dụng, hội tụ công nghệ truyền phát cũng như sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp tham gia
vào lãnh vực này (www.rfd.gov.vn).
Dựa trên số liệu thông kê của Tổng cục Hải Quan về xuất nhập khẩu trong 3 năm từ
năm 2010 – 2012, giá trị nhập khẩu của nhóm hàng hóa viễn thông (bao gồm điện thoại, thiết
bị liên lạc vô tuyến và linh kiện) liên tục gia tăng từ 1.5 tỷ USD năm 2010, 2.59 tỷ USD năm
2011 lên 5.04 tỷ USD năm 2012, với tốc độ tăng trưởng lần lượt qua các năm là 73.4% (năm
2011 so với 2010) và 85.3% (năm 2012 so với 2011). Ngoài ra, nhóm hàng hóa viễn thông
liên tục nằm trong nhóm 10 ngành có tỷ trọng nhập khẩu nhiều nhất vào Việt Nam
(www.customs.gov.vn).
2.1.2 Đa dạng đối tượng khách hàng
Bộ đàm với những tính năng chuyên biệt, thiết thực và hữu dụng cho rất nhiều hoạt
động sản xuất, kinh doanh, điều hành... Vì vậy, đối tượng khách hàng sử dụng rất đa dạng
như: khách sạn, nhà hàng, đội ngũ cứu hộ, các ngành công nghiệp nặng như xây dựng, dầu
khí, dịch vụ an ninh công cộng, cảng, sân bay, cao ốc … Thậm chí, ở những sự kiện đặc biệt
để đảm bảo an ninh an toàn. (tham khảo Phụ lục 3: Đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ
bộ đàm tại Việt Nam).
2.1.3 Đa dạng thương hiệu sản phẩm
Trong báo cáo tổng kết về số lượng bộ đàm chính hãng được giao tại khu vực Đông
Nam Á, trong đó Việt Nam là 1 trong 3 thị trường trọng điểm bên cạnh Thái Lan và
Indonesia, vào tháng 9 năm 2011. IMS Research - đơn vị nghiên cứu thị trường và tư vấn
độc lập cho ngành công nghiệp điện tử toàn cầu - công bố thị trường bộ đàm năm 2010, nhìn
chung được chi phối bởi ba thương hiệu hàng đầu là Motorola (51.6%), Hytera (12.6%),
Kenwood (8.40%). Phần còn lại được chia xẻ bởi các thương hiệu như Rohder & Schwarz
Icom, Uniden, Kirisun... (www.hytera.com)
Bảng 2.1: Tổng thể thị phần cho thiết bị bộ đàm đến cuối năm 2010
8
Ước tính thị phần tổng thể thiết bị đầu cuối - 2010
Dựa trên hàng hóa được giao
Tỷ lệ thị phần - 2010
Công ty
1.
Motorola
51.60%
2.
Hytera (HYT)
12.60%
3.
Kenwood
8.40%
4.
Khác
27.40%
Nguồn: www.hytera.com
Theo ghi nhận của tác giả, tại thị trường Việt Nam cũng có rất nhiều thương hiệu thiết
bị bộ đàm từ những thương hiệu có đẳng cấp thế giới như Motorola, Icom, Kenwood, HYT
(Hytera), Rohder & Schwarz đến một số thương hiệu nhỏ lẻ từ Trung Quốc như Baofeng,
Kirisun, FDX... Khảo sát của AC Nielsen tại thị trường Việt Nam năm 2012 cho thấy bộ đàm
Motorola hiện chiếm vị trí dẫn đầu với gần 40% thị phần. Trong khi đó, theo thống kê của
tác giả dựa trên kinh nghiệm thực tế và phỏng vấn một số đơn vị phân phối chính thức của
các thương hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đến tháng 12/2013, thì thị phần bộ
đàm trong nước ước tính như sau: Motorola (30%), Kenwood (24%), Icom (17%), HYT –
Hytera (14%), các thương hiệu khác (15%).
2.1.4 Đa dạng kênh phân phối
Các thương hiệu thiết bị bộ đàm trên thị trường Việt Nam hiện nay được phân phối
thông qua một hệ thống cung ứng hết sức đa dạng: từ những Nhà phân phối chính hãng,
Công ty viễn thông, đến các Công ty điện tử, Cửa hàng điện máy, thậm chí các gian hàng
kinh doanh trực tuyến... với các mức độ về tính chuyên nghiệp, khả năng đáp ứng, năng lực
kinh nghiệm, năng lực tài chính, năng lực dịch vụ... cũng hết sức khác nhau.
Trong khi các thông tin liên quan đến bộ đàm như: Thông tin về các hãng sản xuất, hệ
thống phân phối, các tiêu chuẩn, công nghệ, tính năng kỹ thuật, các ứng dụng, xuất xứ... khá
hạn chế và không phổ biến như điện thoại di động. Các khách hàng doanh nghiệp khi có nhu
cầu chủ yếu vẫn dựa vào tư vấn của các đơn vị cung cấp mà họ cho là tiềm năng để chọn
9
mua. Do vậy, luôn tồn tại không ít rủi ro cho khách hàng khi chọn lựa đối tác cung ứng trong
môi trường cạnh tranh cao và rất nhiều đơn vị bán hàng như hiện nay.
Có thể kể tên một số đơn vị cung cấp có uy tín và thương hiệu trên thị trường như
sau: Đại diện cho thương hiệu bộ đàm Motorola tại Việt Nam là Công ty Viễn thông Thế Kỷ,
đơn vị vừa nhận được giải thưởng Nhà phân phối xuất sắc nhất khu vực Đông Nam Á, và lần
thứ 4 liên tiếp là Nhà phân phối xuất xắc nhất ở Việt Nam của Motorola cho nỗ lực tăng
trưởng gần 100% mà công ty đạt được trong năm qua tại hội nghị thường niên Motorola diễn
ra vào tháng 03/2011 ở Bắc Kinh (Trung Quốc) (www.thekyjsc.vn). Không thể bỏ qua
thương hiệu bộ đàm Kenwood cùng các Nhà phân phối đại diện tại Việt Nam là Công ty Vô
tuyến điện Viên Thông, Công ty Viễn thông Việt Nam, Công ty Viễn thông Thăng Long.
Với hơn 10 năm gia nhập thị trường, Kenwood kỳ vọng doanh số bán hàng trong hai năm tới
tăng trưởng ít nhất gấp hai lần so với doanh số hiện tại (dantri.com.vn). Ngoài ra, còn có thể
kể đến Công ty Viễn Thông Tiến Bảo (Nhà phân phối thương hiệu HYT – Hytera), Công ty
Viễn thông Hải Đăng (Nhà phân phối thương hiệu Icom), Công ty Viễn thông Nhật Minh
(Nhà phân phối thương hiệu Kirisun). Bên cạnh đó là một số thương hiệu nhỏ lẻ khác, cùng
với rất nhiều mạng lưới cung cấp từ công ty điện tử - viễn thông, cửa hàng điện máy, đến các
gian hàng kinh doanh trực tuyến...
2.1.5 Những chính sách, quy định có liên quan của Chính phủ và Cơ quan hữu quan
Thấy được tầm quan trọng và tốc độ phát triển của lĩnh vực vô tuyến điện, Chính phủ
Việt Nam đã ban hành quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 do Thủ Tướng phê
duyệt, về việc quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia. Thủ tướng giao Bộ Thông tin –
Truyền thông chủ trì, kết hợp với Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An và các ban ngành liên quan
định hướng, xây dựng các quy định phù hợp với xu hướng phát triển quốc tế, đáp ứng nhu
cầu thông tin phục vụ phát triển đất nước, theo hướng hiện đại, đồng bộ và lâu dài. Đây cũng
là cơ sở để các ngành, các tổ chức, cá nhân định hướng trong các hoạt động nghiên cứu, phát
triển, khai thác các thiết bị viễn thông vô tuyến trên lãnh thổ Việt Nam (www.cuctanso.vn).
10
2.2 Tổng quan về việc lựa chọn nhà cung cấp
Ngày nay, trong khi các tài liệu học thuật đã tương đối toàn diện, việc đánh giá hiệu
quả và lựa chọn các nhà cung cấp vẫn tiếp tục được thử nghiệm trong nhiều ngành công
nghiệp khác nhau. Trong bối cảnh này, các nghiên cứu trước đây cho thấy các doanh nghiệp
sử dụng giá cả và một số khía cạnh khác như chất lượng, tính linh hoạt, giao hàng và dịch vụ
như là tiêu chí quyết định lựa chọn nhà cung cấp (Dickson, 1966; Hirakubo và Kublin, 1998;
Wilson, 1994).
Các tài liệu rộng hơn về lựa chọn nhà cung cấp cũng thảo luận về các thuộc tính có
giá trị hàng đầu được xem xét trong quá trình ra quyết định để lựa chọn nhà cung cấp
(Ellram, 1990; Weber và cộng sự, 1993; Cook, 1992, Choi và Hartley, 1996). Đầu tiên, các
tiêu chí có thể phân tích định lượng và định tính, đôi khi chúng có thể xung đột với nhau; bất
kỳ cách tiếp cận nào để giải quyết các vấn đề lựa chọn nhà cung cấp cũng nên xem xét nhiều
tiêu chí. Thứ hai, việc đưa ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp là sự tham gia của một số cá
nhân, bộ phận khác nhau của tổ chức. Thứ ba, trong thực tế, việc quyết định thường bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố không chắc chắn; ngày càng nhiều những quyết định về nhà cung cấp
có thể được mô tả như là một sự linh động, không có cấu trúc, vì những tình huống thay đổi
nhanh chóng và việc quyết định thường rất khó hoặc không thể đo lường (Cook 1992).
Lựa chọn nhà cung cấp thường có xu hướng liên quan đến tập hợp các tiêu chuẩn, sự
kết hợp của các mô hình quyết định khác nhau, quyết định nhóm và các yếu tố không chắc
chắn. Đầu tiên, để xác định các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất, có những lĩnh
vực khác nhau hoặc các vấn đề cần được xem xét trước các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp.
Những vấn đề này có thể bao gồm: (1) Các phương thức mua sắm, ví dụ: mua trực tiếp hoặc
mua khẩn cấp, (2) việc mua hay bỏ qua sản phẩm, ví dụ việc mua / sản phẩm mua quan trọng
hoặc không quan trọng và (3) giai đoạn mua hàng ví dụ: mua mới hoặc mua tiếp theo. Ba
vấn đề trên sẽ được thảo luận và trình bày trong phần 2.4 của chương này.
Xem xét các quan điểm trên, có vẻ như với thị trường cạnh tranh hiện nay là không
thể sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao với chi phí thấp mà không cần quan tâm đến nhà
cung cấp thích hợp có được lựa chọn hay không. Vì vậy việc lựa chọn nhà cung cấp đủ năng
11
lực và phù hợp là một trong những quyết định mua hàng quan trọng nhất, cũng như việc duy
trì mối quan hệ với các nhà cung cấp (Weber và cộng sự, 1993).
2.3 Quản lý chuỗi cung ứng (SCM)
Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) và quy trình lựa chọn nhà cung cấp, đã trở thành đề
tài quan tâm trong cơ sở lý thuyết về quản trị vận hành suốt hơn 30 năm qua (Stock và cộng
sự, 2009). Hơn nữa, việc quản lý nhà cung cấp ngày càng quan trọng hơn trong những năm
gần đây do sự mở rộng chia sẻ thông tin trong các chuỗi cung ứng (Fine, 2000; Handfield,
1999) và các nhà quản lý cũng dần nhận ra vai trò của các nhà cung cấp đối với lợi ích của
hoạt động kinh doanh (Flynn và cộng sự, 1994;. Choi và Hartley, 1996; Vonderembse và
Tracey, 1999; Gonzalez và cộng sự , 2004).
Bên cạnh những chức năng chính như tổ chức, lập kế hoạch và quản lý các hoạt động
liên quan đến việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho tổ chức, SCM còn bao gồm sự hợp tác
và phối hợp với các đối tác trong chuỗi cung ứng như nhà cung ứng, các nhà cung cấp dịch
vụ của bên thứ ba và khách hàng. Ngoài ra, SCM cũng giữ vai trò gắn kết tổ chức và hoạt
động bằng cách duy trì một mối quan hệ hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các phòng ban nhằm
tạo ra hệ thống giá trị tiêu chuẩn cao và cung cấp cho những người tham gia một lợi thế cạnh
tranh lâu dài (Handfield, 1999). Tuy nhiên, ba vấn đề quan trọng từ quản lý chuỗi cung ứng
bao gồm mục đích quản lý cung ứng, việc kiểm soát chi phí và chất lượng dịch vụ cung cấp
cho khách hàng .
Một chuỗi cung ứng sẽ phản ánh quá trình từ nhà cung cấp đến khách hàng đầu cuối.
Các bên liên quan tham gia vào quản lý chuỗi cung ứng là công ty mua, nhà cung cấp, nhà
sản xuất, nhà phân phối và khách hàng đầu cuối.
2.4 Những phương thức mua sắm
Vai trò của mua sắm đã mở rộng, không đơn thuần chỉ là tìm nguồn cung ứng các sản
phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu nội bộ tổ chức (Cousins và Lawson, 2007). Trong môi
trường kinh doanh ngày nay, mua sắm đã thực hiện một vai trò chiến lược (Tassabehji và
Moorhouse, 2008), bên cạnh tiết giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh và hành chính, các
12
tổ chức mua cũng được dự kiến sẽ bổ sung các giá trị cho tổ chức bằng cách cải thiện chất
lượng sản phẩm, dịch vụ và có được những nhà cung cấp chất lượng (Degraeve và
Roodhooft, 2000).
Có vô số phương thức mà tổ chức mua sắm có thể lựa chọn để đạt được hiệu quả mua
sắm, chúng phụ thuộc rất nhiều vào các mục tiêu và chính sách của công ty.
2.4.1 Mua sắm thông qua chào hàng cạnh tranh
Trong lĩnh vực kinh doanh bộ đàm ở Việt Nam, phương pháp chào hàng cạnh tranh
thường được sử dụng cho việc mua sắm hàng hóa / dịch vụ / công trình bằng cách yêu cầu
báo giá từ chủ đầu tư, doanh nghiệp với ngân sách từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng, hoặc với các
gói mua sắm thường xuyên không quá 200 triệu đồng (Luật đấu thầu Việt Nam 2013, Nghị
định 63/2014/NĐ-CP). Phương pháp này thường được sử dụng trong ngắn hạn, các tình
huống mà có sự thiếu hụt hoặc bất kỳ yêu cầu đặc biệt cần được xử lý. Khi sử dụng phương
pháp này, công ty cần phải đảm bảo rằng các quyết định mua sắm được thực hiện vì lợi ích
tốt nhất của công ty, cân nhắc tất cả các yếu tố liên quan đến tài chính, chất lượng, kinh
nghiệm cung cấp, đối tượng sử dụng và thời gian cung cấp.
Sẽ có một hội đồng bao gồm đại diện từ các phòng ban kỹ thuật và thương mại sẽ
đánh giá các báo giá được đệ trình và đưa ra khuyến nghị dựa trên nguyên tắc "đáp ứng kỹ
thuật với giá tốt nhất".
2.4.2 Mua sắm thông qua đấu thầu
Mua sắm thông qua đấu thầu được định nghĩa là một phương pháp mua sắm hàng hóa,
dịch vụ hoặc công trình đối với gói thầu có trị giá từ 500 triệu đồng (hay 1 tỷ đồng) trở lên
(Luật đấu thầu Việt Nam 2013, Nghị định 63/2014/NĐ-CP), có thể thay đổi tùy theo chính
sách của mỗi công ty. Có hai hình thức đấu thầu: Đấu thầu công khai và Đấu thầu hạn chế.
Đấu thầu công khai là một đề nghị mua sắm được thực hiện công khai thông qua quảng cáo
trên báo, ấn phẩm thương mại có liên quan. Đấu thầu hạn chế là một đề nghị mua sắm được
thực hiện đối với một danh sách hạn chế những nhà cung cấp/ nhà thầu do đặc thù công nghệ,
đảm bảo tính bảo mật...
13