Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÀI TẬP LỚN THI PHÁP CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “TẤM VÁN PHÓNG DAO” CỦA MẠC CAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.82 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA: NGỮ VĂN – SỬ – ĐỊA

BÀI TẬP LỚN
THI PHÁP CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT “TẤM VÁN PHÓNG DAO” CỦA MẠC CAN

1


MỤC LỤC
Trang
I. Mở đầu:......................................................................................................2
II. Nội dung: .................................................................................................3
1. Cốt truyện:..............................................................................................3
2. Nhân vật:.................................................................................................6
2.1. Nhân vật anh Ba:..............................................................................6
2.2. Nhân vật anh Hai:............................................................................7
2.3. Nhân vật cô Tư:................................................................................8
2.4. Nhân vật ông Trần, bà Trần:..........................................................9
2.4.1. Nhân vật ông Trần:.........................................................................9
2.4.2. Nhân vật bà Trần:...........................................................................9
2.5. Các nhân vật khác:...........................................................................10
3. Người trần thuật trong tiểu thuyết “TVPD”:......................................10
III. Kết luận:.................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO:..........................................................................15

2


I. Mở đầu:


Nếu nhắc đến các tiểu thuyết có tiếng vang lớn thì ta có thế nói đến tiểu thuyết của
Mạc Can. Ông là một “Nhà văn trẻ” dù ông đã ngoài tuổi 65. Mạc Can bắt đầu viết văn
chưa lâu, tuy số lượng tác phẩm chưa đồ sộ nhưng những tác phẩm của ông được đánh
giá là một trong những tác giả có phong cách viết truyện độc đáo, tự nhiên, có những
đóng góp quý báu vào bức tranh phản ánh những phương diện khác nhau của hiện thực
xã hội, “một hiện tượng văn học mới mẻ, một tài hoa văn học bẩm sinh” (Viết Linh).
Ngòi bút của ông không tập trung khai thác những đề tài nóng bỏng để được nhiều đọc
giả mà nó chỉ xoay quanh những câu chuyện đời thường, những con người có cuộc sống
éo le, co cực. Ông đã dùng lối viết vô cùng giản dị mà sâu lắng chứa đầy chất thơ, thấm
đẫm màu sắc tự truyện để đưa những hình ảnh rất đỗi quen thuộc ấy vào văn chương của
ông để từ đó cho người đọc trải nghiệm nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.
Cái tài của Mạc Can là ở chỗ ông đã trải được lòng mình vào trong trang viết, phát
hiện ra những ngõ ngách sâu trong tâm hồn con người Nam Bộ bằng giọng văn hồn hậu,
hóm hỉnh nhưng đầy triết lý sâu xa. Trong cuộc thi viết tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt
Nam tổ chức năm 2005, Mạc Can với tiểu thuyết “Tấm ván phóng dao” đã đạt được giải
A. Đây cũng là tiểu thuyết giúp tác giả đạt những giải thưởng như Giải thưởng văn học
thành phố Hồ Chí Minh, Giải thưởng Văn hóa doanh nhân Việt nam 2005. Tiểu thuyết
này thể hiện một phong cách riêng mới lạ, hấp dẫn của tác giả Mạc Can. Câu chuyện
được kể không đơn điệu, không gây cảm giác nhàm chán nặng nề từ phía người đọc. Câu
chuyện cứ diễn ra tự nhiên như không hề có sự sắp đặt sẵn mà vẫn rất chân thật, dung dị
và đạt được hiệu quả nghệ thuật cao. Tác giả đã khai thác sâu sắc các bình diện thi pháp
như: kết cấu, không gian, thời gian, ngôn ngữ, cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết.
Nhưng cái làm nên tiếng vang cho tiểu thuyết nhiều nhất đó là hai yếu tố cốt truyện và
nhân vật. Hai yếu tố thi pháp này đã phần nào bổ sung cho nhau góp phần làm nên một
tác phẩm đặc sắc cũng như đầy ý nghĩa nhân văn và cuộc sống của người Nam Bộ trong
tác phẩm.

3



II. Nội dung:
1. Cốt truyện:
“Tấm ván phóng dao” cơ bản là câu chuyện được trần thuật từ một nhân vật xưng
“tôi” - người kể chuyện trong tác phẩm. Gọi là kể chuyện, nhưng câu chuyện không dựa
trên một cốt truyện rõ ràng no đan xen giữa hiện tại và quá khứ với nhau. Nên khi tóm tắt
kể lại thì rất khó, nhưng có thể nói đến các chi tiết như sau: Câu chuyện này xoay quanh
một gánh xiếc gia đình lưu diễn từ miền tây sang miền đông Nam Bộ, trong những năm
năm mươi. Ông chủ gánh là một người đam mê nghệ thuật sân khấu, nhưng nóng nảy.
Con người vô lo lại may mắn lấy được bà vợ gốc Miến Điện lai Hoa vui vẻ, biết xoay sở.
Buổi đầu, ông đưa vợ con trôi giạt làng này qua làng nọ trên chiếc ghe ngược xuôi sông
nước, hành nghề bán thuốc dán và làm ảo thuật ở những phiên chợ quê. Sau đó, nhờ tiền
dành dụm của vợ, ông Trần lập được gánh hát xiếc lưu diễn trên đất liền bằng xe tải, với
diễn viên chính là ba đứa con của mình. Đó cũng là bộ ba nhân vật của bi kịch. Người kể
lại vở kịch, cậu Ba, đứa con trai thứ nhì oặt ẹo, giữ nhiệm vụ đứng sau đỡ tấm ván cho
cậu Hai, người anh cả dáng vóc hào hoa biểu diễn trò phóng dao mà "vật thế thân" đứng
trước tấm ván không ai khác hơn cô Tư, đứa em gái bé nhỏ của họ.
Ông Ba là người đứng ra kể về cuộc đời, số kiếp của ông cùng với những người
trong gia đình hay nói rõ hơn là một gánh xiếc rong hành nghề ở các tỉnh miền Đông,
miền Tây Nam Bộ những năm tạm chiếm. Trong chương trình biểu diễn của gánh xiếc
này có một tiết mục được coi là hấp dẫn nhất người xem đó chính là màn phóng dao của
ba vai diễn: Nhân vật tôi – là người đứng sau tấm ván có nhiệm vụ giữ tấm ván cho vững,
cô em gái còn nhỏ tuổi đứng áp lưng vào mặt trước của tấm ván và một người anh trai cả
trong vai phóng dao cầm 12 lưỡi dao sáng loáng phóng trực diện lần lượt cắm xung
quanh khuôn mặt người em gái. Sau nhiều đêm thành công, có một đêm, do người phóng
dao bị phân tâm, cô em gái đã bị nạn. Cũng từ đêm kinh hoàng đó cô gái trở thành một
phế nhân mang triệu chứng bệnh tâm thần, gánh xiếc cũng tan vỡ, gia đình ly tán, mỗi
người một số phận đau buồn theo những cách khác nhau... Đây là một tiểu thuyết với
những suy tư, chiêm nghiệm, day dứt, nghiền ngẫm về số kiếp con người. Tất cả các sự
việc cứ diễn ra theo một mạch của nó và đã hoà kết, cộng hưởng lại, tạo cho tác phẩm
một ám ảnh lớn.

Mạc Can đã tái hiện lại cốt truyện của tiểu thuyết hết sức sống động bằng thủ pháp
đồng hiện. Đồng hiện hai tuyến: Tuyến thứ nhất là tuyến các sự kiện xoay quanh các
4


nhân vật và tuyến thứ hai là theo dòng hồi ức của nhân vật. Tuyến sự kiện mở ra một câu
chuyện thế sự về cuộc đời của những con người trôi dạt phiêu linh về cơm áo ở Nam Bộ
một thời. Rồi đan xen vào tuyến sự kiện chính là những dòng hồi ức tâm tình đầy xúc
cảm bất chợt từ phía người kể - một người sớm già trước tuổi khi ông phải chứng kiến
quá nhiều nỗi đau thương của gia đình, của người thân trên con đường mưu sinh. Hai
tuyến cốt truyện này hòa quyện, đan xen không theo một trật tự nào. Sự kiện, biến cố đã
khơi gợi những hồi ức suy tư miên man không dứt và trong dòng hồi ức suy tư ấy, sự
kiện lại hiện về chắp nối quá khứ với hiện tại và góp phần dẫn dắt câu chuyện. Câu
chuyện cứ thế mà dần dần được mở ra.
Trong tiểu thuyết các sự kiện cứ diễn ra nhưng xen vào nó là những dòng hồi ức về
một quá khứ cứ ùa về chen ngang dòng tự sự. Vì thế giữa các đoạn không có tính liên
tục, liền kề, kết dính về mặt trình tự theo tính nhân quả. Cũng chính vì vậy mà tác giả
không sắp xếp câu chuyện theo trình tự trước sau mà để câu chuyện cứ tự nhiên chảy trôi
theo dòng hồi ức của nhân vật. Toàn bộ sự kiện đã được khúc xạ qua cái nhìn, cách cảm
nhận chủ quan và đã được chắt lọc qua tâm hồn đa cảm, đầy suy tư của người kể câu
chuyện. Qua màn sương tâm tình của người kể, người đọc hiểu được những cảm xúc, suy
tư và những trăn trở của nhân vật về kiếp người. Có lúc dòng chảy nội tâm đã trở thành
đối tượng chính cho việc trần thuật và câu chuyện đã được dẫn dắt theo mạch độc thoại
nội tâm trữ tình, lắng đọng chất suy tư. Sự kiện cũng được kể lại từ đó. Các sự kiện đã
gắn kết với nhau từ những mảnh ghép rải rác suốt câu chuyện, trong đó có sự kiện được
nói tới trong những cuộc đối thoại về sau của hai anh em, trong hồi tưởng của anh Ba và
cả những mảnh hồi ức vụn vặt khi nhớ khi quên của cô đào phóng dao khi về già phải
sống như “một đứa trẻ già cỗi suy dinh dưỡng héo hắt, gầy nhom”. Như ở đoạn kể về cái
đêm biểu diễn cuối cùng trước khi cô em bị nạn do anh mình phân tâm trong khi phóng
dao, tác giả hoàn toàn không giải thích nguyên nhân trước đó điều gì làm cho người anh

phân tâm. Điều này chỉ được nói đến trong cuộc trò chuyện của hai anh em khi đã về già.
Người đọc chỉ hiểu được nguyên nhân khi đọc đoạn đối thoại của Bà Tư nói với anh Ba
của mình:“Anh đâu có biết, tối hôm đó trước khi mở màn, chị Phương cho anh Hai biết
tin chị có thai, cha chị nói chị phải về nhà ngay lập tức. Ông muốn gả chị cho người
khác một cách gấp rút, anh Hai mình phân tâm là đúng, nhưng tức cười…sự phân tâm
này lại ảnh hưởng nặng nề tới nhiều người khác…”

5


Cũng chính những dòng hồi ức mà người đọc mới có thể hiểu được hết các sự việc
xảy ra trong đêm diễn kinh hoàng và nỗi đau của người phải dùng tính mạng của mình
đánh đổi cho cuộc mưu sinh nhọc nhằn: “…Em cúi mặt xuống nhìn mảnh ván dưới sân
khấu, biết bao lần em vẫn nhìn xuống chân mình để khỏi thấy những lưỡi dao. Lần này
em nhìn máu của em nhỏ xuống đó, một lưỡi dao chém vào bả vai, ban đầu em không
thấy đau…mà ngạc nhiên, bởi vì em đâu có ngờ như vậy. Sau đó trộn lẫn với cái đau và
những giọt máu mới cảm thấy mình buồn rầu làm sao. Trên thế gian này chắc chỉ có
mình em là có được nỗi buồn đó anh ơi…”
Trong đoạn truyện này, những sự kiện, chi tiết không được sắp xếp theo trình tự tự
nhiên mà xáo trộn, đảo lộn thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Người đọc phải
kết nối các sự kiện trong dòng hồi ức của nhân vật thì mới biết được sự việc đã xảy ra.
Nghệ thuật kể chuyện thật sinh động tạo cho người đọc cảm giác căng thẳng hồi hộp như
đang xem một bộ phim có nhiều kịch tính. Khi đang căng thẳng khi người anh phóng dao
thì lại chen vào sự kiện “Điệp bị đám du côn vây đánh, hình ảnh Phương ngồi ở hàng ghế
khán giả đàng sau là người đàn ông lạ…” Các chi tiết này tuy làm cho người đọc phân
tán sự chú ý nhưng lại có tác dụng gia tăng sự hồi hộp chờ đợi kết cục câu chuyện khi sự
việc đang ở cao trào. Chen vào đó là dòng tâm lý cũng đang diễn ra căng thẳng của chính
người kể, người anh Ba đứng sau tấm ván đang hồi hộp lo âu cho số phận của em gái và
dự đoán có điều bất thường sắp xảy ra. Đó không phải là những biểu hiện tâm lý đơn giản
mà là một phức hợp những sắc thái cảm xúc đan xen: hồi hộp, lo lắng, đau đớn, phẫn uất

như điên cuồng muốn đập phá một cái gì đó để giải tỏa, thậm chí anh đã nắm lấy cán con
dao làm cá của người mẹ mà anh luôn giắt sau tấm ván…
Màn phóng dao trong thực tế có lẽ chỉ diễn ra trong vài phút nhưng lại được tác giả
kể lại đến khoảng 15 trang. Nhịp điệu trần thuật như được kéo giãn ra chậm chạp chứ
không đi nhanh đến kết thúc do nhiều lần sự việc bị cắt ngang bởi dòng suy tư miên man
không dứt của nhân vật. Và phần kết thúc đoạn truyện đầy kịch tính này không phải kể về
màn phóng dao của người anh thành công hay không mà là suy tư của nhân vật “tôi” với
câu hỏi muôn thuở “tại sao” đầy trăn trở, day dứt: “Tôi vẫn hay ngồi một mình, khó nhất
khi người ta còn có mỗi một mình, tôi hết sức cố gắng làm cho tôi hiểu được, tại sao tôi
sinh ra, rồi một ngày nào đó như hôm nay tôi lại muốn chết đi. Một sự xếp đặt trước rất
ngẫu nhiên gặp gỡ một con người khác, sau đó nhân lên, trong vô số ngộ nhận, tôi là
một hình thành tệ hại nhứt, trong chuỗi di truyền của dòng họ tôi”.
6


“Tấm ván phóng dao” chính là một thể nghiệm đau đớn. Khi tác giả xây dựng hai
tình huống đối lập khiến cho người đọc phải suy ngẫm. Khi một bên đang háo hức vào
mua những tấm vé để được xem màn phóng dao điêu luyện. Nhưng có ai hiểu được đứng
bên tấm ván ấy một đứa em đang từng giờ hồi hộp. Nó giống như một người tử tội đang
chờ hình phạt. Đó là sự tương phản tột cùng với một bên phấn khởi chờ xem thì trên sân
khấu ấy lại căng thẳng hồi hộp bấy nhiêu. Thế rồi trong sự phân tâm ấy anh đã phóng vào
chính người em của mình. Lúa này người anh Ba dường như con người bản năng ở anh
đã trổi dậy. Anh điên cuồng và với ý tưởng là sẽ đâm anh của mình. Có thể thấy ngòi bút
của tác giả khá tinh tế trong việc lột tả những sắc thái cảm xúc phức tạp trong thế giới nội
tâm nhân vật. Nhà văn đã cùng lúc tái hiện kiếp sống mòn mỏi mưu sinh của một lớp
người một thời vừa phản ánh được một hiện thực khác cũng phức tạp không kém – hiện
thực tâm hồn – với mọi cung bậc cảm xúc, suy tư của con người. Sự theo dõi, chú ý của
người đọc vì thế cũng liên tục di chuyển từ những sự kiện xảy ra bên ngoài đến những bí
ẩn bên trong thế giới nội tâm nhân vật.
Tác phẩm là một câu chuyện mang đầy triết lý. Tính triết lý này không có trên lời

nói hay cái triết lý trữ tình ngoại đề mà nó tỏa ra từ những suy nghiệm đau buồn, từ cách
nghĩ, cách tưởng tượng, từ những câu nói có vẻ ngẩn ngơ của người tàn tật tâm hồn, từ
những dày vò, tra vấn đời sống một cách ráo riết, từ đáy sâu tinh thần nhân vật... Hay nói
khác hơn là ý nghĩa triết lý có thể được sinh ra từ máu và những nỗi thống khổ của kiếp
người. Tác phẩm kết thúc rất thê thảm. Hầu hết các nhân vật đi vào tàn lụi, hoặc tâm
thần, cô độc, hoặc biệt vô tăm tích, hoặc tù tội, hoặc chết sớm. Tất cả đều bị những thế
lực hữu hình vô hình nào đó tàn phá không thương tiếc. Thực ra khi đọc tác phẩm sau
một đôi chương, người đọc tinh ý sẽ đoán trước ít nhiều những điều diễn biến. Nhưng
càng về sau chúng ta thấy nhà văn Mạc Can đã dựng nên câu chuyện có pha trộn giữa
thực tại và hồi tưởng khéo léo, cùng cách hành văn nhiều đoạn huyền ảo đã làm nên một
tiểu thuyết hết sức đặc sắc và có sức lôi cuốn, hấp dẫn người đọc cao. Đây quả là một tác
phẩm văn chương thật sự xứng đáng vừa phần nào phản ánh được cuộc sống thực tại vừa
mang giá trị nhân văn, triết lý sâu sắc, khiến cho ai đọc cũng phải suy ngẫm.
2. Nhân vật:
2.1. Nhân vật anh Ba:
Đây cũng là nhân vật “tôi” - nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết thông qua dòng suy
nghĩ và diễn biến tâm lí của anh Ba trong những ngày gắn bó cùng gánh xiếc của gia đình
7


anh. Ngoại hình anh không giống mọi người: lưng gù, tay phải dài hơn tay trái nỗi đau
tinh thần về thân phận con người cứ dày dò trái tim anh: “Mỗi năm tôi thêm một tuổi, mà
vóc hình vẫn vậy, gần như người lùn, cằn cội, xác xơ. Tôi ốm nhom, cổ tay đầy gân xanh,
nhỏ xíu, người ngợm trơ xương xườn”. Anh ngủ cũng khác mọi người là phải có vải che
đôi mắt lúc đó anh sẽ thất được ngon hơn. Do ngoại hình anh không giống mọi người nên
anh thường bị chọc phá: “Ê ê thằng hề hộc máu, thằng hề con lưng gù”. Tuy bất hạnh,
đáng thương nhưng anh Ba có tấm lòng nhân hậu, lương thiện. Anh biết yêu thương
những người thân trong gia đình như đứa em gái tội nghiệp của mình,... và thương cho số
phận đồng cảnh ngộ như: chú Tài “say”, chú Tư, chú Thành….
Trong tâm hồn Anh Ba vẫn âm ỉ một tình yêu cháy bỏng, ước mơ và khát vọng về

tương lai tươi đẹp. Anh ước mơ có thể thay đổi cuộc sống thực tại để có thể giải thoát
cho dứa em gái tội nghiệp của mình. Anh đã sống bằng hồi tưởng về kỉ niệm gắn bó giữa
hai anh em: Anh Ba và Cô Tư. Đó là những buổi chiều tàn bên bờ sông Tân Hiệp, hai anh
em ngồi bên nhau chia sẽ những ước mơ xa mờ. Anh Ba khổ nhục đứng sau tấm ván và
lắng nghe được từng nhịp đập dồn dập, lỗi nhịp trong trái tim em gái, hay đó cũng chính
là nhịp đập thổn thức, bất thường trong trái tim Anh Ba. “Em ít nói dần và chỉ nghĩ một
ngày nào đó lưỡi dao sẽ xuyên qua người em, tim em đập mạnh những lần nhìn lưỡi dao
bay tới, rồi khi không có biểu diễn, tim em vẫn đập khác thường, cơ thể em yếu dần, em
thấy những oan hồn vẫy gọi em”. Ông là một người anh hết mực thương đứa em gái tội
nghiệp của mình. Và anh còn có ý định đâm cả anh mình khi đã phân tâm nên phóng dao
vào đứa em tội nghiệp của mình. Đây cũng là điều mà anh lo lắng bấy lâu nay.
Mạc Can đã tái hiện một nhân vật anh Ba là con người từng trải qua bao cay đắng,
thăng trầm, không lấy một ngày vui sướng hay hạnh phúc, với những chuỗi ngày trôi dạt
cùng gánh xiếc nghèo nhưng trong tâm hồn anh rất giàu liên tưởng, giàu cảm xúc, tâm
hồn mơ mộng, nhạy cảm. Thông qua cuộc đời Anh Ba giống như thướt phim cuộc đời và
phán ánh nỗi đau của những con người khốn khổ trong xã hội lúc bấy giờ đã được phơi
bày bằng lời văn mộc mạc, cảm động và ngòi bút độc đáo của Mạc Can.
2.2. Nhân vật anh Hai "Hoàng tử":
Với mọi người và ngay cả nhân vật “tôi” người anh hai là một người đẹp như một vị
hoàng tử”. Đây là nhân vật chịu trách nhiệm phóng 12 con dao sắc bén đầy điệu nghệ và
tài hoa vào một tấm ván mà ở đó có đứa em gái nhỏ của mình. Chính công việc như thế
phải đòi hỏi anh không thể mất tập trung.
8


Anh là một người sống nội tâm nên ít nói và khó hiểu và không giàu tưởng tượng
nên ít có được giấc mơ như Anh Ba. Nhưng ở anh cũng có một ước mơ một tương lai tốt
đẹp hơn. Với một tình yêu với Phương - con gái ông chủ rạp chiếu bóng. Nhung chính
cái sang hèn đã ngăn cản hai người đến với nhau. Cha Phương đã ngăn cản và gả phuong
cho người khác. Cũng chính điều này đã làm ảnh hưởng đến anh, khiến anh không thể tập

trung khi phóng con dao vào thân thể Cô Tư với bao thẫn thờ, đau đớn. Chính cái bi kịch
tình yêu, bi kịch của sự phân biệt sang hèn mà đã dẫn đến điều hối tiếc là đứa em mình.
Đó là cái bất hạnh trong xã hội, người nghèo luôn là tầng lớp bị mọi người khinh ghẻ. Và
đây cũng là thông điệp của nhà văn Mạc Can muốn gửi đến cho mọi người Chỉ vì sang
hèn mà họ bị ngăn cắm.
2.3. Nhân vật cô Tư:
Đây là nhân vật hiện thân cho số phận những con người hàng ngày phải đem thân
mình để làm vật hy sinh, hứng chịu những mũi dao oan nghiệt, luôn luôn phải đối diện
với nguy hiểm. Do cuộc mưu sinh của gia đình, ngay từ nhỏ cô đã đứng trước tấm ván:
“Em tôi từ nhỏ đã đứng trước tấm ván, lúc đó chúng tôi còn là gánh hát rong bán thuốc
nhức răng, ở tuổi nó, một đứa con gái nhỏ bé chơi trò chơi búp bê, cột võng đưa en, nấu
ăn, hay nói chuyện với những bông hoa thì em tôi cứ phải nhìn những lưỡi dao bay về
phía nó” và cho tới khi đã qua hết thời con gái. Thường xuyên đứng trước nguy hiểm,
nên hình thể cô bé “khô cằn, không ra dáng thiếu nữ, ở tuổi mười bốn, mười lăm, những
đứa con gái khác đã trổ mã nhưng nó vẫn như đứa trẻ con, lại có vẻ “già” trước tuổi”.
Công việc đã làm cho cô gái chỉ có đôi mắt là cử động như đang trông chừng những lưỡi
dao xé gió lướt về mình, còn toàn thân thì bất động: “Ở em chỉ có đôi mắt là cử động,
còn toàn thân bất động, nó hay ngồi liền một lúc chỉ nột nơi, đôi mắt như muốn nói gì
nhưng không dám nói, không nói được, đôi khi nó cứ ngậm hoài một ngón tay, cứ vậy.”.
Cô đã trở thành một cô đào cho một màn biểu diễn nguy hiểm đến tính mạng do chính
anh hai thực hiện. Thường xuyên đứng trước nguy hiểm, cô gái cũng biết sợ nhưng cô gái
tội nghiệp ấy biết không ai thay đổi vị trí – như đang chờ đợi tử hình – của cô hàng đêm
dưới ánh đèn sân khấu. Mọi chuyện rồi cũng sẽ trở thành thói quen, chỉ có người trong
cuộc mới hiểu thấu nỗi khổ, nỗi lo sợ hàng đêm của mình mỗi lần tới màn biểu diễn
phóng dao. Điều lo sợ đã xảy ra, cô đã bị lưỡi dao oan nghiệt chém vào sau gáy, nơi chứa
nhiều ký ức, nhiều suy nghĩ nhất nên về già những ký ức đó khi còn khi mất, phải sống
cô đơn với bộ não trẻ con. Ngậm ngùi khi thấy em mình về già trông giống như “một đứa
9



già cỗi suy dinh dưỡng, héo hắt, gầy nhom” và đặc biệt là vẫn có bản năng né tránh mũi
dao tưởng tượng có thể hướng về mình: “Bà chợt ngã người như né tránh những lưỡi
dao từ cõi xa xăm nào đó bay trở lại sáng lập lòe như những con đom đóm trong mắt bà.
Tai bà nghe tiếng rè, tiếng kèn văng vẳng. Bà Tư run rẩy đưa hai bàn tay ốm nhom đầy
gân xương tới đàng trước. Như là bà xua đuổi những lưỡi dao. Ông Ba cầm bàn tay em
của ông, nó lạnh như một xác chết”. Nỗi lo sợ hàng ngày đã làm nên những thói quen
trong sinh hoạt của cô khiến cô gái lúc nào cũng ngồi trong bóng tối với xâu chuỗi cầu
kinh. Đó là nỗi đau lớn hơn nhiều, nỗi đau trong tâm hồn, với câu hỏi mãi mãi nằm sâu
trong cõi im lặng mà nhiều lần muốn hỏi nhưng cô đã không dám hỏi mẹ: “Sao em là
con gái của Mẹ mà Mẹ không nói một lời với Cha đừng để con mình đứng trước tấm ván
phóng dao, em không hiểu?” chỉ có người anh ba mới tháu hiểu em gái mình. Qua nhân
vật cô Tư tác giả cho ta thấy hòan cảnh sống đáng thương, bi kịch của một kiếp người
nhỏ bé họ phải gánh chịu của xã hội.
2.4. Nhân vật Ông Trần, Bà Trần:
2.4.1. Nhân vật Ông Trần:
Ông Trần là nghệ sĩ cầu toàn và ông là người đánh trống để biểu diễn màn phóng
dao, là cha của nhân vật “tôi” - là một ông bầu gánh hát mang tên Nghệ Tinh, nhưng mãi
cũng không được thân vinh, cuối cùng phải sống bằng nghề nhổ răng dạo. Trong suy nghĩ
của Anh Ba, Cha anh là một người đáng kính, một nghệ sĩ xiếc tài ba được nhiều người
ngưỡng mộ. Ông Trần rất nhân hậu nhưng đôi khi cũng rất nóng tính và vô lo: “Nếu
trong lu của cha tôi chiều nay còn chút gạo, ngày mai hẵng tính, gạo chợ nước sông,
trên bến dưới thuyền, cá mắm tôm cua vùng lục tỉnh Nam Bộ bên cạnh con người”.
Chính vì nóng tính, nghiêm khắc, ít quan tâm, gần gũi con cái nên các con ông không
dám đến gần và bày tỏ những suy nghĩ của mình về sự day dứt, lo lắng, bất an trước hình
ảnh cô em gái nhỏ bé, đáng thương phải làm hình nhân sống cho màn phóng dao - một
tiết mục đặc sắc nhất thu hút được đông đảo khán giả nhất trong mỗi đêm biểu diễn.
2.4.2. Nhân vật Bà Trần:
Bà Trần là mẹ của nhân vật “tôi” - là một người phụ nữ đảm đang và tháo vát bởi mẹ
anh rất giỏi nội trợ và có tài ăn nói. Bà Luôn lo nghĩ về tương lai của gia đình, lúc nào bà
cũng chắt chiu, dành dụm những đồng tiền nhỏ để bỏ vào con heo đất phòng khi gánh hát

ế ẩm nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh nghèo. Bà Trần là người giàu tưởng tượng, bà
luôn thuyết phục được người xem bói bằng cách nói chuyện khéo léo và tình cảm nên ai
10


cũng cảm thấy được bà quan tâm, an ũi. Trong cảm nhận của Anh Ba, mẹ thương Anh
Hai nhiều nhất bởi anh ấy là một thanh niên tuấn tú, có tài phóng dao tuyệt luân và là
niềm ao ước của nhiều cô gái quê. Bà Trần chưa hiểu được anh Ba nhiều, bà hay gọi anh
là “ người cõi trên”. Có lẽ thế mà Anh cảm thấy buồn bởi “ Mẹ tôi cứ tưởng tôi bị tâm
thần hay ma ám, Mẹ đâu có biết con rơi nước mắt vì những điều khổ tâm quá sức, người
Mẹ bình thường nầy đâu đã biết mình sinh ra một con người dị tật, nó có một trái tim quá
lớn”. Dù biết thế nhưng trong lòng anh hình ảnh của Mẹ vẫn hiện lên sáng chói, ấm áp và
thiêng liêng
2.5. Các nhân vật khác:
Ngoài ra, trong tiểu thuyết “Tấm ván phóng dao”, còn có những nhân vật phụ góp
phần làm nổi bật câu chuyện, tạo nên thành công cho tiểu thuyết khi Mạc Can xây dựng
hình ảnh họ độc đáo và khó quên như khi kể về cuộc đời của họ như: chú Tài “say”, chú
Thành, chú Tư Trắng, Điệp…để người đọc có thể hiểu thêm nhiều góc khuất của xã hội
thông qua từng nhân vật. Ngoài cách viết giản dị với những từ ngữ bình dân, mang màu
sắc địa phương thì Mạc Can có cách viết thật lạ với lối tự truyện của nhân vật thể hiện
được nội tâm phong phú của từng nhân vật với việc xâu chuỗi các sự kiện làm người đọc
bất ngờ và kết cục của họ cũng buồn thảm, không có gì sáng lạn và tươi đẹp, có chăng đó
là một sự giải thoát khỏi cuộc đời trần tục và lắm muộn phiền này.
3. Người trần thuật trong tiểu thuyết “Tấm ván phóng dao”:
Trong “Tấm ván phóng dao”, bằng cái tôi tự thuật, người kể chuyện không chỉ cung
cấp các sự kiện của chuyện kể mà còn tự bộc lộ về bản thân - đưa những “chuyện” của
thời quá khứ kéo dài đến thời hiện tại. Toàn bộ cuốn tiểu thuyết là những mảnh kí ức
chắp nối của nhân vật tôi – là người kể chuyện, một thành viên trong một gánh xiếc rong
gia đình, về những năm tháng hành nghề với biết bao thăng trầm, thành công, thất bại.
Truyện chủ yếu được kể theo cái “tôi” trãi nghiệm đó là ngôi thứ nhất một cách chân

thật. Ở ngôi kể này người kể chuyện là người trong cuộc có thể kể những gì mình biết,
chứng kiến và tự do bộc lộ tâm tư tình cảm của mình. Nhân vật Tôi - ông Ba, vừa là
người kể chuyện vừa là nhân vật chính trong tiểu thuyết. Mạc Can đã sử ngay ở phần đầu
khi kể về cuộc đời của nhân vật xưng “tôi” từ lúc còn là phôi thai trong bụng mẹ, lời gián
tiếp của người kể đã mang một đặc điểm riêng, đó là “lời gián tiếp phong cách hóa”, tức
là “ lời gián tiếp phỏng theo một lời nào đó, một ý thức nào đó”. Đó là ý thức của một
đứa trẻ chỉ mới là cái bào thai trong bụng mẹ cho đến khi nó tiếp nhận một thế giới khác.
11


Câu chuyện được kể theo điểm nhìn và dòng ý thức ngây thơ của đứa trẻ, thậm chí là của
cái bào thai, làm cho người đọc có cảm giác như đang trực tiếp chứng kiến câu chuyện
xảy ra và cũng dễ có sự đồng cảm với những cảm xúc ngây ngô, chân thật của đứa trẻ:
“Đầu tiên, sau khi tôi là một phôi thai, tôi là một trái tim nhỏ, lo lắng, hồi hộp, tự thân
tôi không thể nghe được nhịp đập của tôi, mà là mẹ tôi. Lần hồi trong một thời gian khá
dài tôi mới cảm biết được rằng tôi đang sống trong một thế giới nào đó chật hẹp. Rồi…
một hôm tôi lắng nghe tiếng thì thầm, tiếng người ở một thế giới khác sinh động hơn,
nhưng tôi không hiểu họ nói gì, cho tới một buổi chiều, tôi thoát ra khỏi nơi đó, ngay lập
tức tôi khóc, vì một vết cắt đau nhói nơi nào trên thân thể tôi, tôi liền mang một vết sẹo
để đời, có thể gọi là xấu, mà tôi lại vô tội…”
Mạc Can cho nhân vật nhìn từ điểm nhìn bên trong, câu chuyện cũng chính hồi ức
của nhân vật tôi – một người cõng trên lưng tấm ván phóng dao suốt cả quãng đời thơ trẻ
và người đàn ông cô độc trong hiện tại, luôn bị ám ảnh bởi quá khứ. Nhưng tác giả đã
tránh lối kể chuyện một điểm nhìn từ đầu đến cuối. Dẫu tôi tham gia kể chuyện, nhưng
lối trần thuật từ điểm nhìn bên trong đôi lúc có hạn chế, ở chỗ tôi không phải là đấng toàn
năng, vì vậy để đi vào tâm trạng của nhân vật khác, người kể chuyện luân chuyển điểm
nhìn. Có lúc câu chuyện về cuộc đời tôi và có khi là gia đình tôi được kể từ điểm nhìn
toàn tri. Những đoạn kể về hiện tại thường là từ điểm nhìn này, với lời kể: “Bà Tư khéo
chọn một chỗ ở hoàn toàn không giống ai…”; “Ông Ba đạp chiếc xe mini, mà lại đội
nón an toàn, cái nón lớn như một nồi cơm điện…” Có nhiều lúc điểm nhìn trượt sang

nhân vật. Đó là lúc nhân vật người em gái - bà Tư xưng “em” kể về mình (thường là hồi
ức). Từ điểm nhìn bên trong của người kể chuyện - xưng em, câu chuyện về một gia đình
gánh xiếc rong mở ra một chiều sâu mới. Thế giới tâm hồn của cô gái nhỏ ngày ngày
đứng trước tấm ván phóng dao, hứng chịu những mũi dao vun vút quanh mình, bộc lộ rõ
(mà người kể chuyện ông Ba, hay kể cả người kể chuyện toàn tri cũng không nhìn thấy
hết). Đây chính là hiệu quả của nghệ thuật kể chuyện luân phiên điểm nhìn. Câu chuyện
không dừng lại ở số phận của một con người mà đậm nhạt những thân phận, những mảnh
đời đầy đau thương. Dẫu bị cuộc sống tàn phá đến không thương tiếc, các nhân vật của
“Tấm ván phóng dao” vẫn không mất đi khát vọng được sống, dù phải sống nhờ những
hoài vọng từ quá khứ. Nhân vật ông Ba, trong vai trò người kể chuyện đã khẳng định
rằng không có gì sung sướng cho bằng khi được sống trên trần gian, dù cho có người
đang sống lại từ bỏ nó. Những suy tư của người kể chuyện cũng chính là những trăn trở
12


khôn nguôi của con người về ý nghĩa của sự sống, về những số phận người. Ẩn trong
điểm nhìn bên trong của nhân vật - người kể chuyện, quan niệm của Mạc Can thật giản dị
mà thấm đẫm giá trị nhân văn.
Nhưng điều đặc biệt là câu chuyện không hoàn toàn dùng lối kể ở ngôi thứ nhất mà
có lúc nhân vật này lùi ra phía sau câu chuyện hóa thân thành người kể ẩn mình để thực
hiện nhiệm vụ trần thuật. Đã có một sự gián cách giữa người kể và nhân vật. Với vai trò
là một người ngoài cuộc, người kể ẩn mình thể hiện sự quan sát và cái nhìn khách quan
hơn đối với nhân vật. Lúc này nhân vật “tôi” lại trở thành đối tượng được kể. Điểm nhìn
đã được dịch chuyển từ điểm nhìn của nhân vật trong truyện sang điểm nhìn khách quan
của người kể giấu mình đứng bên ngoài câu chuyện. Ở ngôi kể khách quan này, người kể
không phải là người biết hết để ban phát thông tin mà có khi phải đi theo dòng suy nghĩ
của nhân vật để dõi theo câu chuyện. Nhưng tác giả không nói thay nhân vật mà để cho
nhân vật tự bộc lộ suy tư của mình bằng ngôn ngữ của chính mình. Lúc này lời trần thuật
của người kể chuyện dường như đã hòa nhập với lời nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện mang
ý thức và ngữ điệu của nhân vật. “Những ngày sau đó, ban ngày Phương cố tới gần cô

gái nhỏ đứng trước tấm ván, ban đêm Phương lại lẻn vô hậu trường nhìn cô gái xanh
xao được ông hề già tô son điểm phấn. Vẻ chịu đựng của cô nhỏ khi người ta hóa trang
cho mình cũng không thua gì khi cô đứng trước tấm ván, đó là một con người ư, khác
hẳn. Dù cho đó là một con người bằng xương bằng thịt nhưng hoàn toàn khác và xa
cách, không thân thiện, nghi ngại, hầu như với cô bé, lòng tốt, sự tử tế không có trên cõi
đời này, đồng thời cô nhỏ tỏ ra quá nhạy cảm…”. Trong trường hợp này, lời của người
trần thuật, lời của nhân vật cùng tồn tại và thấm nhuần trong một lời nói – lời nửa trực
tiếp. Không có sự phân biệt giữa lời người kể với lời nhân vật mà có sự thâm nhập lẫn
nhau, từ đó dòng ý thức của nhân vật được phơi bày.
Có khi độc thoại nội tâm của nhân vật đã được “đối thoại hóa”, nghĩa là độc thoại
trong hình thức đối thoại. Những đoạn đối thoại của bà Tư, cô đào phóng dao năm xưa
với gió, với con mèo già, với cả chiếc lá vàng rơi trong cuộc sống cô độc thực chất là
những lời độc thoại nội tâm nhưng điều đặc biệt là ở chỗ nếu độc thoại là hình thức tự nói
với mình thì ở đây nhân vật lại như đang hướng tới đối tượng khác – người anh Ba “cõi
trên” của mình. Hình ảnh gió, con mèo già, chiếc lá vàng rơi chỉ là đối tượng nhân vật
mượn để giãi bày suy nghĩ, cảm xúc. Đối tượng chủ yếu hướng tới lại chính là người anh
cho nên việc xưng hô cũng chuyển đổi theo. Ở những đoạn văn như vậy, đối tượng được
13


nói tới trong cuộc giao tiếp với gió – được nhân vật cô em gái gọi là “anh” – không còn ở
ngôi thứ ba … mà trở thành người trực tiếp trò chuyện trong tâm thức của cô gái. Người
đọc có cảm tưởng như nhân vật đang trực tiếp đối thoại, đàm tâm với người anh qua đó
có thể hiểu câu chuyện, hiểu nhân vật trong từng góc khuất của thế giới nội tâm nhân vật.
Chẳng hạn, đây là đoạn độc thoại của cô em, với hình thức trò chuyện với con mèo già:
“Khi ba anh em còn nhỏ, anh Ba là người gần em nhứt, anh cõng em qua những vũng
nước mưa, anh hái cho em những trái bần xanh và những bông hoa lục bình, em thường
nhìn anh nói chuyện với tấm ván, bạn thân nhứt của anh, nó cũng khổ như anh và em.
Anh nói: tấm ván ơi mầy khổ quá, đúng là tấm ván khổ suốt bao năm trên thân mày hằn
bao vết dao, không khác tấm thớt…”

Tính cách người anh Ba hiện ra rõ ràng hơn qua cái nhìn, cách đánh giá của cô em
gái. Đây là một đặc điểm trong bút pháp xây dựng nhân vật của tác giả. Qua việc tự bộc
lộ, tự kể của nhân vật xưng ‘tôi”, người đọc có thể hiểu được tính cách nhân vật. Nhưng
chân dung nhân vật sẽ hiện ra hoàn chỉnh hơn khi được soi rọi qua cái nhìn, lời nhận xét
mang tính khách quan của nhân vật khác và lúc này người kể ẩn mình đi.
Câu chuyện có sự luân phiên các hình thức trần thuật với ngôi kể vừa lộ diện ra với
ngôi thứ nhất vừa ẩn mình đi khi xuất hiện ngôi kể thứ ba. Điều này phù hợp với cấu trúc
của cốt truyện: vừa kể sự kiện vừa đi vào từng ngõ ngách sâu kín của thế giới nội tâm
nhân vật. Khi người kể lộ diện với ngôi thứ nhất xưng “tôi”, người đọc có thể thấy được
cận cảnh tâm hồn nhân vật với mọi sắc thái cảm xúc phức tạp đan xen trong dòng hồi ức.
Trần thuật với hình thức người kể giấu mình tạo nên một sự gián cách giữa người kể và
câu chuyện. Nhân vật được đặt trong nhiều mối quan hệ, trong một bối cảnh rộng hơn
trong đó không chỉ có nhân vật “tôi” mà còn nhiều số phận khác. Tính cách nhân vật
cũng được soi rọi ở nhiều góc độ nên sẽ chân thật hơn, khách quan hơn. Sắp xếp các
phương thức trần thuật linh hoạt như thế làm cho câu chuyện được kể không đơn điệu,
không gây cảm giác nhàm chán nặng nề từ phía người đọc. Câu chuyện cứ diễn ra tự
nhiên như không hề có sự sắp đặt sẵn mà vẫn rất chân thật, dung dị và đạt được hiệu quả
nghệ thuật.

14


III. Kết luận:
Nói tóm lại, tiểu thuyết “Tấm ván phóng dao” là câu chuyện thật vừa cảm động vừa
mang lại sự suy ngẫm cho người đời về kiếp nhân sinh đầy đau khổ của con người chịu
kiếp nghèo. Vì mưu sinh mà họ có thể hi sinh cả máu và thịt của mình để có được cái ăn,
…. Tuy nhà văn Mạc Can không chuyên nghiệp như nhiều nhà văn khác nhưng những
trang viết của ông vô cùng sâu sắc. Từ tiểu thuyết “Tấm ván phóng dao” chúng ta sẽ thấy
rõ tài năng của Mạc Can. Trong tiểu thuyết ông đã nêu lên thân phận của con người. Hấp
dẫn người đọc nhờ nhân vật xuất hiện lạ nhưng rất thật chứ không phải lạ vì nhà văn bịa

ra. Ông viết tiểu thuyết bằng cả trái tim, bằng cảm xúc chân thật của mình. Ngoài những
sự kiện trong tiểu thuyết thì nhà văn đã ẩn náu trong đó đầy những ý nghĩa triết lý sâu xa
mà người đọc được nó không khỏi bồi hồi suy nghĩ về nó. Đây quả là tác phẩm văn
chương thực sự. Một tiểu thuyết đã góp phần làm vang bóng của nhà văn Mạc Can.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mạc Can, Tiểu thuyết Tấm ván phóng dao, Nhà xuất bản văn hóa Sài Gòn
(2006)
2. Thư viện sách nói_online
3. Trần Đình Sử (Chủ biên ) ( 2008), Lý luận văn học (tập 2), Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm, Hà Nội
3. Trần Đình Sử (2005), Dẫn luận Thi pháp học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội.
4. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

16



×