Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.99 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

NGUYỄN THỊ THỦY

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO
THỂ DỤC THỂ THAO BIỂN QUẦN CHÚNG
Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành

: Giáo dục thể chất

Mã số

: 60 14 01 03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

BẮC NINH – 2016


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh

Người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Phạm Đình Bẩm
Hướng dẫn 2: TS. Đàm Quốc Chính
Phản biện 1:



Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ tại:
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Vào hồi........giờ........ngày....tháng.... năm 2016

Có thể tìm luận văn tại:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam
2. Thư viện Trường Đại học TDTT Bắc Ninh


DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG BỐ
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Thủy (2015), Đặc điểm thời tiết và sóng biển hàng năm của các tỉnh
vùng duyên hải Bắc Bộ và việc phát triển các mơn thể thao biển; Tạp chí khoa
học: Đào tạo và Huấn luyện thể thao số 4/2015.
2. Nguyễn Thị Thủy (2015), Thực trạng các chỉ tiêu phát triển phong trào Thể dục
thể thao biển quần chúng vùng Duyên hải Bắc bộ; Tạp chí khoa học: Đào tạo và
Huấn luyện thể thao số 5/2015.


1

GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết: Trong sự phát triển chung của thể thao hiện đại hôm nay, thể thao
biển đóng vị trí quan trọng khi kết hợp hài hồ với cơng tác quảng bá du lịch, đất nước, con

người. Đó cũng là hướng đi mới trong tương lai gần của thể thao Việt Nam. Nước ta có bờ
biển dài 3.260 km với nhiều bãi biển nổi tiếng và danh lam thắng cảnh đẹp, nên có nhiều
tiềm năng về du lịch và thể thao biển. Chính vì vậy, ngày 09/02/2007, Bộ Chính trị đã ban
hành Nghị quyết số 09/NQ-TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó có
nhấn mạnh mục tiêu phát triển du lịch biển những năm tới. Đó chính những điều kiện cực
kỳ thuận lợi để Thể thao Việt Nam phát triển thể thao biển, một trong những động thái thúc
đẩy mạnh mẽ chính là việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đăng cai Đại hội Thể
thao Bãi biển châu Á (ABG) lần thứ 5 năm 2016 tại Việt Nam.
Qua khảo sát sơ bộ cho thấy, việc tập trung đầu tư phát triển các môn thể thao biển kết
hợp du lịch tại các địa phương miền Bắc cịn mang tính tự phát, thiếu sự đầu tư phát triển,
phong trào tập luyện trong quần chúng nhân dân phát triển chủ yếu mang tính tự phát, thiếu sự
quản lý và định hướng của Nhà nước. Việc định hướng phát triển các môn thể thao biển phù
hợp với đặc điểm, điều kiện, truyền thống văn hóa của mỗi địa phương, cũng như đầu tư cho
phong trào thể thao quần chúng biển phát triển chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy,
việc tiến hành "Nghiên cứu giải pháp bản nhằm phát triển phong trào thể TDTT biển
quần chúng ở miền Bắc Việt Nam" được xác định là vấn đề mang tính cấp thiết.
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phát triển phong trào
TDTT, đề tài lựa chọn và đề xuất những giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao biển
quần chúng ở miền Bắc, góp phần đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng ở các tỉnh, thành
trên cả nước. Đồng thời làm căn cứ cho việc thực hiện hoạch định chính sách của cơ quan quản
lý TDTT ở Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở
miền Bắc Việt Nam.
- Nhiệm vụ 2. Lựa chọn và đề xuất giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao
biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam.
NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Q trình nghiên cứu luận án đã khái quát hệ thống lý luận về phát triển phong
biển quần chúng, đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học để hình thành các giải pháp
phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam.

2. Luận án đã đánh giá được thực trạng phát triển phong trào TDTT biển quần chúng
ở miền Bắc Việt Nam trên cơ sở khảo sát thực trạng các yếu tố văn hoá, xã hội, đặc điểm
điều kiện tự nhiên vùng miền ảnh hưởng đến phong trào TDTT biển quần chúng.
3. Bằng phương pháp SWOT luận án đã xác định, mặc dù có những điểm yếu và thách
thức, song phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam có triển vọng phát triển cao.
Triển vọng phát triển TDTT biển cho mọi người nằm ở chính tiềm năng nhu cầu của xã hội và
của các cá nhân (người dân) ngày càng gia tăng về tập luyện, rèn luyện sức khỏe thông qua các
môn thể thao biển.
4. Quá trình nghiên cứu đã lựa chọn, đề xuất được 10 giải pháp khả thi trong việc
phát triển phong trào thể dục thể thao biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam. Qua kiểm
chứng khoa học, 9 giải pháp đã thể hiện tính hiệu quả sau 1 năm áp dụng thông các chỉ số
phát triển phong trào TDTT biển quần chúng như: Số người tập TDTT biển thường xuyên;


2

Số gia đình thể thao biển; Số câu lạc bộ TDTT biển; Số môn TDTT biển quần chúng; Số
hướng dẫn viên TDTT biển; Số trọng tài TDTT biển quần chúng.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận văn gồm 143 trang A4: Gồm các phần: Mở đầu; Chương 1 - Tổng quan vấn đề
nghiên cứu (53 trang); Chương 2 - Phương pháp tổ chức nghiên cứu (9 trang); Chương 3 –
Kết quả nghiên cứu và bàn luận (60 trang); Kết luận và kiến nghị. Luận án sử dụng 121 tài
liệu tham khảo, trong đó có 84 tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt, 6 tài liệu tiếng Anh, 15
tài liệu tiếng Nga, 16 Website; 3 phụ lục, 22 bảng số liệu, 4 biểu đồ, 1 sơ đồ và 1 hình.
A. NỘI DUNG LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về biển Việt Nam
Nước ta có bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, biển đảo luôn gắn
với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam. Những cơ sở

khoa học để xác định chủ quyền và diện tích biển của Việt Nam là: Nội thủy, đường cơ sở,
lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Biển có tiềm năng
to lớn về tài nguyên, chiếm vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh của
đất nước. Quản lý, sử dụng khai thác các vùng biển luôn là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng tới sự tồn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia.
1.2. Một số khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu
Trên cơ sở phân tính các các khái niệm: thể dục thể thao quần chúng (hay thể thao cho
mọi người), phong trào TDTT quần chúng, thể thao biển, thể dục thể thao giải trí, chúng tôi
nhận thấy mặc dù nội hàm và ngoại diên của những khái niệm này là không đồng nhất, song
chúng giúp hiểu rõ phong trào TDTT biển quần chúng. Đồng thời, những cơ sở lý luận
chung về giải pháp cũng đã chỉ ra những quan điểm và những hình mẫu để phát triển rõ
phong trào TDTT biển quần chúng ở nước ta.
1.3. Quan điểm phát triển TDTT quần chúng của Đảng và Nhà nước đến năm 2020
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác TDTT. Đặc biệt, công tác phát triển
TDTT quần chúng của Đảng và Nhà nước ta đến năm 2020 được cụ thể hóa tại Nghị quyết
số 08-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể
dục, thể thao đến năm 2020 và Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm
2020. Những quan điểm, mục tiêu và các giải pháp phát triển phát triển TDTT quần chúng
của Đảng và Nhà nước ta đến năm 2020 tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển TDTT quần
chúng nói chung và TDTT biển quần chúng nói riêng.
1.4. Đặc điểm vùng Duyên hải và những chiến lược phát triển vùng Duyên hải Bắc Bộ
đến năm 2025 tầm nhìn đến 2050
Vùng Duyên hải Bắc Bộ là vùng lãnh thổ Việt Nam ven vịnh Bắc Bộ. Vùng này bao
gồm các tỉnh ven biển là Quảng Ninh, Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định, và Ninh Bình.
Theo Quyết định số 865/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành năm 2008.
Vùng Duyên hải Bắc Bộ được định hướng sẽ trở thành vùng kinh tế quan trọng tầm quốc
gia và quốc tế. Mục tiêu là phát huy mọi tiềm năng lợi thế để phát triển vùng duyên hải Bắc
Bộ thành vùng kinh tế tổng hợp có vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của Việt Nam.
1.5. Vai trò của biển đối với sức khỏe con người và sự phát triển xã hội

Khoa học và thực tiễn chứng minh biển có vai trị hết sức quan trọng đối với sức khỏe
con người và sự phát triển kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng. Đặc biệt là vai trò của


3

biển trong việc tăng cường hồi phục, thư giãn phát triển thể lực thông qua việc luyện các
môn thể thao quần chúng biển. Khai thác triệt để các tiềm năng của biển sẽ phục vụ tích cực
cho phát triển cho TDTT quần chúng nói chung và TDTT biển quần chúng nói riêng.
1.6. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của hệ thống thi đấu thành tích cao và
phong trào quần chúng các môn thể thao biển
Thể thao biển Việt Nam hiện nay mới chỉ phát triển mang tính tự phát. Sự tham gia của
thể thao Việt Nam vào phong trào thể thao biển khu vực mới chỉ mang tính học hỏi và chủ
yếu tập trung vào các mơn thể thao trên bãi biển, cũng như chưa xác định những mơn thể
thao biển mang tính mũi nhọn. Đặc biệt các môn thể thao biển quần chúng chưa được quy
hoạch phát triển phù hợp với đặc điểm điều kiện của địa phương. Việc đầu tư cơ sở vật chất
và nguồn nhân lực cho thể thao biển quần chúng còn hạn nhiều chế. Điều này đòi hỏi các cơ
quan chức năng cần sớm xây dựng Chiến lược về phát triển thể thao biển và thể thao biển
quần chúng ở Việt Nam, coi đó là phương tiện hữu hiệu để năng cao thể chất cho nhân dân,
nhanh chóng thúc đẩy q trình hội nhập quốc tế thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao
và du lịch biển.
1.7. Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến thể thao biển quần chúng
Đề tài đã khảo sát được một số cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan
đến thể thao biển quần chúng, kết quả cho thấy những công trình nghiên cứu này đã đi sâu
nghiên cứu tác động của biển đến con người trong lĩnh vực y học, hoạt động du lịch và
TDTT, cũng như khai thác các tài nguyên biển. Tuy nhiên, việc nghiên cứu giải pháp pháp
triển phong trào thể thao biển quần chúng tại Việt Nam lại chưa được quan tâm nghiên cứu
đứng mức. Đặc biệt là việc phát triển phong trào thể thao biển quần chúng, cũng như việc
kết hợp nó với du lịch chưa tương xứng với những tiềm năng sẵn có của nước ta.
CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm: Phương
pháp quan sát: Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp quan trắc (gián tiếp: Phương
pháp dự báo: Phương pháp phân tích SWOT; Phương pháp kiểm chứng giải pháp; Phương
pháp toán học thống kê.
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Phong trào thể TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt
Nam.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các giải pháp phát triển phong trào thể TDTT biển
quần chúng thuộc 5 tỉnh vùng Duyên hải Bắc bộ: Quảng Ninh, Hải phịng, Nam Định, Thái
Bình, Ninh Bình.
Khách thể nghiên cứu của đề tài gồm 50 chuyên gia chuyên TDTT, các cán bộ quản lý
TDTT, đại diện các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ TDTT biển (trên địa bàn các tỉnh
miền Bắc) và 1663 người dân các tỉnh Duyên hải miền Bắc Việt Nam trong độ tuổi lao
động.
Các địa bàn điều tra, khảo sát của đề tài gồm:
- Tỉnh Quảng Ninh gồm: Thành phố Cẩm Phả, thành phố Hạ Long, thành phố Móng
Cái, các huyện: Hải Hà, Đầm Hà, Cô Tô, Tiên Yên, Vân Đồn, thị xã Quảng yên, thị trấn
Trới - Hoành Bồ, xã Hoàng Tân - Thị xã Quảng Yên.


4

- Thành phố Hải Phòng gồm: Huyện Cát Hải, quận Hải An - Phù Liễn, Quận Dương
Kinh, Quận Đồ Sơn - Hòn Dấu, Quận Kiến Thụy, Quận Tiên Lãng), xã Đông Hưng, xã Tây
Hưng - huyện Yên Lãng, thị trấn Cát Bà - huyện Cát Hải; xã Tân Trào - huyện Kiến Thụy.
- Tỉnh Thái Bình gồm: Huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải.
- Nam Định gồm: Huyện Giao Thủy.

- Ninh Bình gồm: Huyện Kim Sơn.
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh và 5 tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ (Quảng Ninh, Hải phịng, Nam Định,
Thái Bình, Ninh Bình).
2.2.4. Cơ quan phối hợp nghiên cứu
Bộ Tài Nguyên và Môi trường; Cục Khí tượng Thủy văn quốc gia; Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Hải Phịng; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh; Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Nam Định; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình; Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Ninh Bình.
2.2.5. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng
12/2011 đến tháng 12/2015 và được chia làm 4 giai đoạn.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc
Việt Nam
3.1.1. Khảo sát thời tiết và sóng biển hàng năm của vùng Duyên hải Bắc Bộ
Để khảo sát thời tiết và sóng biển hàng năm của vùng Duyên hải Bắc Bộ, đề tài sử
dụng số liệu thống kê của Trung tâm mạng lưới khí tượng thủy văn và mơi trường - Trung
tâm Khí tượng thủy văn quốc gia. Các số liệu thống kê được trình bày ở bảng 3.1 đến 3.5.
Về độ sâu của biển: Độ sâu của biển đa phần ở các điểm khảo sát là 20m, cá biệt có
biển Thái Thụy (Thái Bình) có độ sâu 200 m.
Về độ cao của sóng biển: Độ cao trung bình của sóng biển ở các điểm khảo sát giao
động từ 0,21 m đến 0,41 m Cô Tô (Quảng Ninh), Bãi Cháy (Hạ Long), Hòn Dấu (Đồ Sơn Hải Phòng). Theo Luật lướt ván quốc tế thì sóng cao từ 0,2 m đến 5,6 m có thể tổ chức thi
đấu mơn thể thao này. Như vậy, với mức sóng biển này có thể phát triển được các mơn lướt
ván, lướt sóng và nhiều mơn thể thao thể thao biển khác.
Về số ngày nắng, mưa/năm: Số lượng ngày nắng chiếm tỷ lệ khá cao từ 64,6 % đến
75,6%. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân và khách du lịch tham gia các hoạt động thể
thao biển quần chúng tại địa phương.
Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong năm: Nhiệt độ cao nhất ở các điểm khảo sát giao
động từ 34,50 - 39,70, thường rơi vào các tháng 5, 6 và 9. Nhiệt độ thấp nhất giao động từ

4,30 đến 10,20, thường rơi vào tháng 1 và tháng 12. Như vậy, ngồi những tháng mùa hè có
nhiệt độ cao thuận lợi cho các môn thể thao dưới nước (đặc biệt là tháng 5, 6 và 9), thì
những tháng mùa đông (đặc biệt là tháng 1 và 12) là những tháng khơng thích hợp đối với
những mơn thể thao trên mặt biển và dưới nước biển
Như vậy, qua khảo sát đặc trưng các yếu tố khí tượng hải văn vùng Duyên hải Bắc Bộ
cho thấy, có nhiều tiềm năng để phát triển các môn thể thao biển quần chúng. Đặc biệt vùng
này có số ngày nắng cao, hướng gió cố định, tốc độ gió cao và dịng hải lưu hết sức thuận
lợi để phát triển các môn: Lướt ván, Thuyền rồng, Dù nước, Dù lượn, Thả diều... Đây là
những yếu tố hải văn quan trọng cần được quan tâm khai thác nhằm thúc đẩy phong trào
TDTT biển quần chúng vùng Duyên hải Bắc Bộ.


5

3.1.2. Thực trạng phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt
Nam (Bảng 3.6)
Bảng 3.6. Thực trạng các chỉ tiêu phát triển phong trào TDTT biển
quần chúng ở miền Bắc
W
Năm 2013
Năm 2014
STT
Chỉ tiêu
(%)
SL
%
SL
%
1 Hải Phòng
1.1 Số người tập TDTT thường xuyên

536.042 28,20 547.447 28,80 2,10
1.2 Số người tập TDTT biển thường xuyên
9.888 0,52 10.264 0,54 3,73
1.3 Số gia đình thể thao
61612 12,00 74.447 14,50 18,86
1.4 Số gia đình thể thao biển
2310
0,45
2567
0,50 10,53
1.5 Số câu lạc bộ TDTT
2216
4,90
2355
4,70 6,08
1.6 Số câu lạc bộ TDTT biển quần chúng
235
0,52
250
0,5
6,18
2 Nam Định
2.1 Số người tập TDTT thường xuyên
586062 29,0 592.124 29,3 1,02
2.2 Số người tập TDTT biển thường xuyên
8.891 0,44 9.700 0,48 8,70
2.3 Số gia đình thể thao
93.522 18,3 94.544 18,5 1,08
2.4 Số gia đình thể thao biển
1.635 0,32 1.686 0,33 3,07

2.5 Số câu lạc bộ TDTT
682
1,51
739
1,4 8,02
2.6 Số câu lạc bộ TDTT biển quần chúng
176
0,39
190
0,38 7,50
3 Ninh Bình
3.1 Số người tập TDTT thường xuyên
341851 27,0 348.181 27,5 1,83
3.2 Số người tập TDTT biển thường xuyên
4.431 0,35 4.684 0,37 5,55
3.3 Số gia đình thể thao
56.559 22,0 59.130 23,0 4,44
3.4 Số gia đình thể thao biển
1.054 0,41 1.156 0,45 9,23
3.5 Số câu lạc bộ TDTT
504
1,10
552
1,10 9,09
3.6 Số câu lạc bộ TDTT biển quần chúng
113
0,25
120
0,24 6,00
4 Quảng Ninh

4.1 Số người tập TDTT thường xuyên
295000 26,0 304.076 26,8 3,03
4.2 Số người tập TDTT biển thường xuyên
17.019 1,50 17.586 1,55 3,27
4.3 Số gia đình thể thao
175000 15,0 198.333 17,0 12,49
4.4 Số gia đình thể thao biển
4083
0,35 4.433 0,38 8,21
4.5 Số câu lạc bộ TDTT
1246
2,7
1300
2,6
4,24
4.6 Số câu lạc bộ TDTT biển quần chúng
366
0,81
402
0,80 9,37
5 Thái Bình
5.1 Số người tập TDTT thường xuyên
500.725 28,0 528.184 29,7 5,3
5.2 Số người tập TDTT biển thường xuyên
6.616 0,37 7.322 0,41 10,3
5.3 Số gia đình thể thao
95.701 18,5 100.356 19,4 4,4
5.4 Số gia đình thể thao biển
1551
0,30

1655
0,32 6,8
5.5 Số câu lạc bộ TDTT
1005
2,2
1057
2,3
5,4
5.6 Số câu lạc bộ TDTT biển quần chúng
135
0,30
146
0,29 7,82
Qua bảng 3.6 cho thấy:
- Số người tập TDTT biển thường xuyên năm 2013 chiếm tỷ lệ từ 0,35% đến 1,50%.
Số người tập TDTT biển thường xuyên năm 2014 cao hơn năm 2013 - chiếm tỷ lệ từ 0,37%
đến 1,55%. Trong khi đó số người tập TDTT thường xuyên năm 2013 chiếm tỷ lệ từ 26%


6

đến 29% và năm 2014 chiếm tỷ lệ từ 26,8% đến 29,7%. Như vậy, số người tập luyện các
môn thể thao biển thường xuyên chỉ chiếm tỷ lệ từ 1,42 % đến 5,21% so với tổng số người
tập TDTT thường xuyên.
- Số gia đình thể thao biển năm 2013 chiếm tỷ lệ từ 0,22% đến 0,45%. Số gia đình
thể thao biển năm 2014 chiếm tỷ lệ từ 0,32% đến 0,50%. Tỷ lệ này cũng thấp hơn nhiều so
với tỷ lệ gia đình thể thao năm 2013 và 2014. Số gia đình thể thao năm 2013 chiếm tỷ lệ từ
12% đến 22%. Số gia đình thể thao năm 2014 chiếm tỷ lệ từ 14% đến 23%. Từ đó cho thấy,
số gia đình thể thao biển chỉ chiếm tỷ lệ từ 1,83% đến 2,12% so với tổng số gia đình thể
thao.

- Số câu lạc bộ TDTT biển năm 2013 chiếm tỷ lệ từ 0,25 đến 0,81 so với tổng số câu
lạc bộ TDTT toàn quốc (45.000 CLB). Số câu lạc bộ TDTT biển năm 2014 chiếm tỷ lệ từ
0,24 đến 0,8 so với tổng số câu lạc bộ TDTT toàn quốc (50.000 CLB). Số câu lạc bộ TDTT
biển chỉ chiếm từ 9,2% đến 16,5% so với tổng số câu lạc bộ TDTT.
Như vậy, nhìn chung các chỉ số của phong trào TDTT biển quần chúng miền Bắc
năm 2014 so với năm 2013 có sự tăng trưởng cùng với phong trào TDTT nói chung, cụ thể
là: Số người tập TDTT biển thường xuyên tăng từ 3,27% đến 10,3%; Số gia đình thể thao
biển tăng từ 3,7% đến 10,53%; Số câu lạc bộ TDTT biển quần chúng tăng từ 0,6% đến
9,37%. Tuy nhiên, nhịp tăng trưởng các chỉ số này đa phần cao hơn hơn so với các chỉ số
của phong trào TDTT nói chung. Duy chỉ có số gia đình thể thao biển ở Hải phòng và
Quảng Ninh là thấp hơn so với số gia đình thể thao.
Với mục đích khảo sát thực trạng sự phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở
miền Bắc Việt Nam, đề tài tiến hành điều tra tại 10 địa phương có biển thuộc 5 tỉnh Duyên hải
Bắc Bộ, cụ thể là ở các xã: Đông Hưng, Tây Hưng (Yên lãng, Hải Phòng); Cát Bà (Cát Hải,
Hải Phòng); Tân Trào (Kiến Thụy, Hải Phòng); Quất Lâm (Giao Thủy, Nam Định); Kim Hải
(Kim Sơn Ninh Bình); Đại Bình (Đầm Hà Quảng Ninh); Thị trấn Trới (Hoành bồ Quảng Ninh);
Hồng Tân (Thị xã Quảng n Quảng Ninh), Đơng Minh (Tiền Hải Thái Bình). Quá trình khảo
sát được tiến hành từ tháng từ 11/2012 đến 8/2013.
Kết quả điều tra thực trạng phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc
Việt Nam được trình bày từ bảng 3.7 đến bảng 3.17.
Kết quả điều tra những môn thể thao biển tại các bãi biển vùng Duyên hải Bắc Bộ ở bảng

3.7 cho thấy:
- Ở nhóm các mơn thể thao trên bãi biển - có 10 mơn thể thao phục vụ giải trí và thi đấu
phong trào. Tuy nhiên, số lượng các giải đấu ở các địa điểm ít hơn so với các môn phong trào.
Các môn tổ chức trên cả 10 địa điểm khảo sát gồm: Bóng chuyền bãi biển; Bóng đá bãi biển; Cầu
mây bãi biển; Đi bộ bãi biển (kayaking); Thả diều bãi biển. Các mơn cịn lại được tổ chức ở 4 đến
8 địa điểm khảo sát là: Vật bài biển; Bóng ném bãi biển; Pencakcilat bãi biển; Bóng rổ 3 người ;
Trượt patanh (Roller skating); Kabaddi bãi biển.
- Ở nhóm các mơn thể thao trên mặt biển - có 11 mơn thể thao phục vụ giải trí và thi

đấu phong trào. Số lượng các giải đấu ở các địa điểm ít hơn so với các mơn phong trào từ 10
đến 40 % (ở mơn Lướt sóng, Lướt ván và Lướt ván diều (Kistunfing). Các môn tổ chức trên
cả 10 địa điểm khảo sát gồm: Dù nước; Dù lượn; Chèo thuyền; Câu cá thể thao; Mô tô
nước; Thuyền thúng. Các mơn cịn lại được tổ chức ở 4 đến 9 địa diểm khảo sát là: Thuyền
rồng; Lướt ván; Lướt ván buồm (Widsurfing); Lướt ván diều (Kistunfing); Lướt sóng.
- Ở nhóm các mơn thể thao dưới nước - có 2 mơn thể thao phục vụ giải trí và thi đấu
phong trào, đó là: Lặn biển (Diving) - 10 địa điểm khảo sát tổ chức phong trào, 5 địa điểm
tổ chức thi đấu các cấp; Bơi việt dã - 8 địa điểm khảo sát có tổ chức phong trào, 4 địa điểm
có tổ chức thi đấu các cấp.


7

Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy, hoạt động quản lý các môn thể thao biển quần chúng ở các tỉnh
miền Duyên hải Bắc Bộ tập trung ở 3 nhóm chính, cụ thể là:
- Doanh nghiệp Nhà nước - Tổ chức 7 môn: Mô tô nước, Thuyền rồng, Thuyền
thúng, Lướt sóng, Chèo thuyền, Câu cá thể thao và Vật bãi biển.
Đây là những mơn địi hỏi quy mơ tổ chức, cần có sự đầu tư và hậu thuẫn các điều
kiện, cũng như nguồn vốn Nhà nước.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi - Tổ chức 5 mơn: Dù nước, Dù lượn, Lướt ván,
Lướt ván buồm (Widsurfing), lướt ván diều. Đây là những môn thể thao biển khá phức tạp, địi
hỏi sự đầu tư lớn cả về tài chính và nhân lực của các doanh nghiệp nước ngoài hoặc sử dụng vốn
đầu tư nước ngoài.
- Doanh nghiệp tư nhân - Tổ chức 8 mơn: Bóng chuyền bãi biển, Bóng đá bãi biển,
Cầu mây bãi biển, Đi bộ bãi biển (kayaking), Bóng ném bãi biển, Pencakcilat bãi biển,
Bóng rổ 3 người, Thả diều bãi biển. Đây là những môn thể thao biển đầu tư khá đơn giản,
khơng địi hỏi nhiều vốn.
Nhìn chung, hoạt động tổ chức kinh doanh ở các môn thể thao biển của các doanh
nghiệp dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên của địa phương và đặc biệt là nhu cầu của người
dân địa phương và khách du lịch. Kết quả khảo sát thực tế

cũng cho thấy, những môn thể thao biển mang lại lợi nhuận thấp sẽ ít được các doanh
nghiệp quan tâm.
3.1.2.3. Thực trạng sân bãi tập 23 môn thể thao biển tại vùng Duyên hải Bắc Bộ
Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy, sân bãi tập luyện ở 23 môn thể thao biển tại các bãi biển
Duyên hải Bắc Bộ thuộc 3 nhóm: Các môn thể thao trên bãi biển, các môn thể thao trên mặt
biển và các môn thể thao dưới nước, cụ thể là:
- Sân bãi tập luyện nhóm các mơn thể thao trên bãi biển (10 mơn): Bóng chuyền bãi
biển, Bóng đá bãi biển, Cầu mây bãi biển, Đi bộ bãi biển (kayaking), Bóng ném bãi biển,
Pencakcilat bãi biển, Bóng rổ 3 người, Vật bãi biển, Thả diều bãi biển, Kabaddi bãi biển có
63 sân có chất lượng tốt và 37 sân có chất lượng khơng tốt.
- Sân bãi tập luyện các môn thể thao trên mặt biển (11 môn): Dù nước, Dù lượn,
Thuyền rồng, Lướt ván, Lướt ván buồm (Widsurfing), Lướt ván diều (Kistunfing), Lướt
sóng, Chèo thuyền, Câu cá thể thao, Mơ tơ nước, Thuyền thúng có 71 sân chất lượng tốt và
32 sân chất lượng không tốt.
- Bãi tập luyện các môn thể thao dưới nước (2 môn): Lặn biển (Diving) có 3 bãi chất
lượng tốt và 7 bãi chất lượng khơng tốt, Bơi có 7 bãi chất lượng tốt và 3 bãi chất lượng
không tốt.
Với thực trạng trên cho thấy, muốn phát triển tốt các môn thể thao biển quần chúng
phục vụ phong trào, cũng như hoạt động dịch vụ TDTT biển quần chúng đáp ứng nhu cầu
của người dân địa phương và khách du lịch, cần thiết phải nhanh chóng cải thiện các sân bãi
có chất lượng chưa tốt. Đồng thời tăng cường đầu tư thêm các sân bãi cho các môn thể thao
biển tại các địa phương vùng Duyên hải Bắc Bộ.
Qua bảng 3.10 cho thấy, kết quả điều tra đại diện kinh phí Nhà nước đầu tư kinh phí
để xây dựng và phát triển phong trào TDTT biển biển quần chúng vùng Duyên hải Bắc Bộ
giai đoạn 2011 - 2013 tại 10 xã, với tổng kinh phí là 258.300.000 đồng, trong đó kinh phí tổ
chức các giải phong trào chiếm tỷ lệ cao nhất là 49,17%, kế đến là kinh phí xây dựng cơ sở
vật chất chiếm tỷ lệ 30,62% và cuối cùng là kinh phí đào tạo cán bộ chiếm tỷ lệ 20,21%.
Mặc dù kinh phí đầu tư cho phong trào TDTT biển quần chúng ở các địa điểm khảo sát còn
thấp, song cũng cho thấy xu hướng tăng đầu tư kinh phí theo các năm ở nội dung xây dựng



8

cơ sở vật chất và đào tạo cán bộ. Còn kinh phí tổ chức các giải phong trào có chiều hướng
giảm đi.
Với xu thế phát triển và hội nhập quốc tế, phong trào TDTT biển nói chung và biển
quần chúng nói riêng, cần thiết phải đẩy mạnh đầu tư kinh phí hơn nữa cho TDTT biển quần
chúng các tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ. Tuy nhiên việc đầu tư cần có lộ trình và phải phù
hợp với chủ trương, cũng như định hướng phát triển được xác lập.
3.1.2.5. Định hướng chính cho phong trào TDTT biển quần chúng vùng Duyên hải
Bắc Bộ
Qua bảng 3.11 cho thấy, kết quả điều tra sự định hướng, ưu tiên cho phát triển TDTT
biển quần chúng vùng Duyên hải Bắc Bộ đã thể hiện tương đối rõ quan điểm, định hướng
của các địa phương vùng Duyên hải Bắc Bộ về phát triển phong trào TDTT biển quần
chúng.
Kết quả ghi nhận chỉ có 3/10 địa phương khảo sát có tầm nhìn và mục tiêu đến năm
2020 cho phát triển TDTT biển quần chúng. Tuy nhiên có 8/10 địa phương có định hướng,
ưu tiên cho phát triển TDTT biển và 9/10 địa phương xác định ưu tiên cho đào tạo cán bộ
phong trào TDTT biển quần chúng, ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất và ưu tiên xây dựng
phong trào tập luyện TDTT biển quần chúng.
Điều này cho thấy, mặc dù các địa phương có nhận thức được tầm quan trọng trong
việc phát triển phong trào TDTT biển quần chúng, cũng như đã có chủ trương ưu tiên cho
phát triển các yếu tố cấu thành của phong trào, song ở đây có thể nhận thấy thiếu sự điều tiết
ở tầm vĩ mô cho việc phát triển phong trào TDTT biển quần chúng cho các tỉnh vùng Duyên
hải Bắc Bộ nên dẫn đến phong trào TDTT biển quần chúng ở nhiều địa phương vẫn phát
triển chủ yếu là mang tính tự phát.
Qua khảo sát các địa phương việc xác định các môn thể thao biển được ưu tiên phát
triển cho thấy, các địa phương tập trung vào các mơn như: Bóng chuyền bãi biển, Bóng đá
bãi biển, Bóng rổ bãi biển, Đi bộ bãi biển (kayaking), Chạy trên bãi biển, Bóng ném bãi
biển, Đi xe trên bãi biển, Bơi. Đây là các môn thể thao biển quần chúng được người dân ưa

chuộng vì điều kiện tập luyện khá đơn giản, khơng địi hỏi khắt khe về trang thiết bị tập
luyện, ít tốn kém. Tuy nhiên, nếu chỉ duy trì phát triển những mơn thể thao này thì sẽ hạn
chế việc khai thác các dịch vụ, cũng như khơng đáp ứng được nhu cầu tập luyện, giải trí của
người dân và khách du lịch.
Như vậy, với nhận thức và điều kiện cơ sở vật chất hiện tại đã có những tác động
nhất định đến việc định hướng, ưu tiên cho phát triển TDTT biển quần chúng ở các địa
phương khảo sát. Song khi có chiến lược phát triển rõ ràng, được quan tâm đầu tư phát triển,
thì chắc rằng các địa phương sẽ có những định hướng ưu tiên rõ ràng hơn, không chỉ ở việc
phát triển các môn thể thao biển đáp ứng người dân địa phương, mà cịn ưu tiên cho những
mơn thể thao biển phục vụ khách du lịch, tăng cường khai thác dịch vụ mang lại những lợi
ích kinh tế thiết thực cho địa phương.
Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy, những khó khăn cơ bản trong quá trình hoạt động TDTT
biển quần chúng tại các bãi biển vùng Duyên hải Bắc Bộ được xác định là: 90% các cơ sở thiếu
chủ trương, cơ sở pháp lý, cụ thể như: Thiếu định hướng chiến lược phát triển TDTT biển quần
chúng, khơng có Quy hoạch phát triển TDTT hoặc có Quy hoạch, song lại khơng có nội dung
TDTT biển quần chúng...; 80% các cơ sở thiếu đội ngũ cán bộ; 50% các cơ sở thiếu cơ sở vật và
100% các cơ sở thiếu kinh phí cho hoạt động TDTT biển quần chúng.
Như vậy, vấn đề then chốt ở đây là phải tạo ra được những cơ sở pháp lý cần thiết để
phát triển phong trào TDTT biển quần chúng. Trên cơ sở đó, trung ương và các địa phương
sẽ xác lập được lộ trình đầu tư cho việc dự toán ngân sách, đào tạo cán bộ, cũng như tăng


9

cường cơ sở vật chất nhằm dần từng bước tháo gỡ những khó khăn trong q trình hoạt
động TDTT biển quần chúng.
3.1.2.6. Một số yếu tố về lễ hội, các môn thể thao, thông tin cần về phát triển TDTT
biển
Qua bảng 3.13 cho thấy, hoạt động lễ, hội tại các bãi biển vùng Duyên hải Bắc Bộ
còn hạn chế: Số hội/năm và số lần quảng bá các hoạt động thể thao, du lịch quy mơ lớn/năm

trung bình là 2 lần - chiếm tỷ lệ 20%. Tuy nhiên số lễ/năm là 8 lần – chiếm tỷ lệ 80%. Đây
cũng là cơ hội tốt để thúc đẩy du lịch thể thao biển phát triển.
Kết quả điều tra các môn thể thao biển phù hợp với kiện tự nhiên, khí hậu ở các địa
phương vùng Duyên hải Bắc Bộ ở bảng bảng 3.14 cho thấy, có 23 mơn thể thao biển có thể
phát triển với mục đích giải trí ở các bãi biển Vùng Dun hải Bắc Bộ. Tuy nhiên, các mơn
có thể tổ chức giải thi đấu ở các cấp độ khác nhau; Trong đó có 4/23 mơn chiếm tỷ lệ từ
30% đến 50%, đó là: Cầu mây bãi biển, Lướt ván, Thuyền thúng, Bơi việt dã. Điều này cho
thấy tiềm năng phát triển các mơn thể thao biển quần chúng nói riêng và thể thao biển nói
chung là rất lớn cần được quan tâm khai thác. Tuy nhiên, đối với từng địa phương cần xác
định các môn thể thao biển nổi trội, cần ưu tiên phát triển.
Để thu thập các thông tin cần thiết để phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở
miền Bắc Việt Nam, đề tài tiến hành phỏng vấn và 1663 người dân các tỉnh Duyên hải miền
Bắc Việt Nam trong độ tuổi lao động tại các tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ như: Hải Phòng,
Nam Định, Ninh Bình; Quảng Ninh và Thái Bình. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại
bảng 3.15, 3.16 và 3.17.
Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy:
- Về tầm quan trọng của việc phát triển các mơn thể thao biển: Có 21,04% ý kiến cho
rằng, việc phát triển các môn thể thao biển là rất quan trọng, 39,33% ý kiến đánh giá ở mức
độ quan trọng. Tuy nhiên, có 36,63% cho rằng việc phát triển các môn thể thao biển là
không quan trọng.
- Về nhận thức về ý nghĩa, tác dụng của việc tập luyện thể thao biển: 44,13% ý kiến
cho rằng, tập luyện TDTT biển có tác dụng nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất; 41,61% ý
kiến tập luyện TDTT biển là phương tiện giải trí, sử dụng thời gian nhàn rỗi lành mạnh, tích
cực; 19,84 % ý kiến cho rằng tập luyện TDTT biển có ý nghĩa và tác dụng duy trì bản sắc
văn hóa của địa phương, dân tộc; 7,21% ý kiến cho rằng tập luyện TDTT biển hỗ trợ cho
việc phát triển du lịch thể thao.
- Về mức độ hứng thú và tham gia tập luyện các môn thể thao biển: 48,40% ý kiến không
hứng thú với tập luyện TDTT biển, 30,12% hứng thú với tập luyện TDTT biển và 17,25% rất
hứng thú khi tập luyện TDTT; 47,38% (788/1663) đối tượng được phỏng vấn có tham gia tập
luyện các môn thể thao biển và 52,62% ý kiến trả lời không tham gia tập luyện các môn thể thao

biển; Lý do không tham gia tập luyện TDTT biển được xác định gồm: 3,60% - do không sắp xếp
được thời gian, 4,93% - do khơng có kinh phí để tham gia, 13,89% - do khơng có người hướng
dẫn, 15,33% - do không biết các môn thể thao biển, 12,14% - do khơng có sân bãi để tập, 7,27% do khơng có dụng cụ để tập, và 3,36% khơng tham gia tập luyện TDTT biển với các lý do khác.
- Thời điểm và thời gian tập luyện TDTT biển: 15,27 % đối tượng phỏng vấn tập TDTT
biển từ 5-7 giờ; 12,50% - tập TDTT biển từ 17-19 giờ, 9,74 % - tập TDTT biển từ 20-22 giờ;
1,92% - tập TDTT biển vào các giờ khác; 16,29 % đối tượng phỏng vấn dành thời gian cho mỗi
lần tập TDTT biển dưới 30 phút, 17,85% - dành thời gian tập TDTT biển mỗi ngày từ 30 phút
đến dưới 60 phút - 4,02% - dành thời gian tập TDTT biển mỗi ngày từ 60 phút đến 120 phút,
1,26% - dành thời gian tập TDTT biển mỗi ngày trên 120 phút.


10

- Về thông tin tuyên truyền về thể thao biển: Có 28,98% đối tượng phỏng vấn được
tuyên truyền về lợi ích của việc tập luyện TDTT biển và 70,02% đối tượng phỏng vấn
khơng được tun truyền về lợi ích của việc tập luyện TDTT biển. Trong đó các đối tượng
phỏng vấn đã xác định rõ các nguồn thông tin về TDTT biển được tiếp cận như: báo 5,23%, đài - 7,51%, tivi - 11,91%, thông tin xã, khu phố - 3,01%, và qua các nguồn khác 1,32%.
3.1.2.7. Thực trạng nhu cầu tập luyện theo môn thể thao
Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy, thực trạng tập luyện các môn thể thao biển quần chúng ở
miền Bắc Việt Nam được tập trung ở 3 nhóm với 23 mơn, cụ thể là:
- Nhóm các mơn thể thao trên bãi biển, gồm 10 mơn: Bóng chuyền bãi biển, Bóng đá bãi
biển, Cầu mây bãi biển, Đi bộ bãi biển, Pencaksilat bãi biển, Vật, , Bóng rổ 3 người, Bóng ném
, Thả diều, Kabaddi bãi biển. Tỷ lệ người tập mỗi môn chiếm tỷ lệ từ 1,32% đến 15,03%.
- Nhóm các mơn thể thao trên mặt biển, gồm 11 môn: Dù nước, Dù lượn, Lướt ván,
Lướt ván buồm (Widsurfing), Lướt ván diều (Kistunfing), Lướt sóng, Chèo thuyền, Mơ tơ
nước (Jetski), Câu cá thể thao, Thuyền rồng, Thuyền thúng. Tỷ lệ người tập mỗi môn chiếm
tỷ lệ từ 1,26% đến 13,8%.
- Nhóm các mơn thể thao dưới nước, gồm 2 môn: Lặn biển (Diving) – tỷ lệ người tập
chiếm 1,08%, Bơi – tỷ lệ người tập chiếm 12,32%.
Như vậy, nhìn chung tỷ lệ người tham gia tập luyện các môn thể thao biển ở các tỉnh

vùng Duyên hải Bắc Bộ còn thấp so với số người được phỏng vấn. Những mơn có tỷ lệ
người tập trên 10% trong tổng số 1663 người được phỏng vấn tập trung ở các mơn, đó là:
Bơi - 12,32%, Đi bộ bãi biển (kayaking) – 12,08% và Bóng đá bãi biển – 11,54%, Câu cá
thể thao – 13,8%, Vật bãi biển – 11,42% . Do vậy, cần thiết phải có những giải pháp phù
hợp tăng số lượng người dân tham gia tập luyện, cũng như đa dạng hóa các mơn thể thao
biển đáp ứng phong TDTT biển quần chúng ở khu vực miền Bắc nói chung và vùng Duyên
hải Bắc Bộ nói riêng.
Kết quả phỏng vấn nhu cầu tập luyện các môn thể thao biển quần chúng ở miền Bắc
Việt Nam ở bảng 3.17 cho thấy, nhu cầu của người dân thể hiện 47 mơn thể thao biển thuộc
3 nhóm ( mà trên thế giới đã có), bao gồm:
- Nhóm các môn thể thao trên bãi biển gồm 26 môn, cụ thể là: Bóng chuyền bãi biển,
Bóng đá bãi, biển, Cầu mây bãi biển, Bóng chuyền hơi bãi biển, Đi bộ bãi biển (kayaking),
Bóng ném bãi biển, Pencaksilat bãi biển, Thể hình bãi biển, Bóng gỗ bãi biển, Bóng rổ 3
người, Trượt patanh (Roller skating), Khúc côn cầu bãi biển, Thả diều bãi biển, Đua xe
buồm, Bóng bầu dục bãi biển, Vật bãi biển, Cờ tướng bãi biển, Bóng chày (Softbal), Bóng
bầu dục (Rugby union), Bóng ném (Handball), Cử tạ bãi biển, Wushu, Bóng quần (Squash),
Ba mơn thể thao phối hợp: Chạy - đua xe – bơi (Triathlon), Kabaddi bãi biển, Bắn cung.
- Nhóm các mơn thể thao trên mặt biển gồm 16 môn, cụ thể là: Dù nước, Dù lượn,
Thuyền rồng, Lướt ván, Lướt ván buồm (Widsurfing), Lướt ván diều (Kistunfing), Lướt
sóng, Chèo thuyền, Câu cá thể thao, Thuyền thợ săn (Kayak), Đua thuyền canoe, Lướt ván
trượt (Wakeboarding), Mô tô nước (Jetski), Ca nô dù kéo (Parasailing), Thuyền thúng,
Bananaboat (Phao chuối).
Nhóm các mơn thể thao trên mặt biển gồm 5 mơn, đó là: Lặn biển (Diving), Bóng
nước (Water Polo), Bơi lội xếp hình (Synchronire Swimming), Nhảy cầu, Bơi.
3.1.3. Triển vọng phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt
Nam
Ở nước ta TDTT là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước rất quan tâm chăm lo phát
triển. Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp độ (quốc gia,



11

ngành, địa phương, cơ sở) đều có phần đề cập tới hoạt động TDTT và Thủ tướng Chính phủ
cũng đã phê duyệt Chiến lược Phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 (ban hành theo
Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010) trên cả 2 lĩnh vực: TDTT cho
mọi người và thể thao chun nghiệp.
Nhìn từ góc độ kinh tế - xã hội thì TDTT biển là lĩnh vực kinh doanh và thể thao với
nhiều tiềm năng phát triển ở nước ta bởi cả 3 lý do, đó là:
Một là, TDTT biển là một trong những cách thức tốt nhất để chăm lo, rèn luyện và nâng cao
sức khỏe của dân tộc cũng như chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, luôn nằm trong mối quan tâm
phát triển và quản lý phát triển quốc gia.
Hai là, TDTT biển nói riêng cũng như TDTT nói chung là hoạt động với nhu cầu xã
hội ngày càng tăng, có thể kinh doanh, tạo việc làm, thu nhập cả cho kinh doanh TDTT và
cả cho kinh doanh “ăn theo” TDTT (Ví dụ, dịch vụ nhà hàng, du lịch thể thao...).
Ba là, TDTT biển nói riêng cũng như TDTT nói chung có sự hội nhập quốc tế cầu
ngày càng mở rộng với các chuỗi sản phẩm, dịch vụ toàn cầu tạo nhiều cơ hội và có sức hút
mạnh các khả năng kinh doanh, từ đó tạo nền tảng đề xuất các giải pháp phát triển phong
trào TDTT biển quần chúng.
Trước khi đi vào phân tích các lĩnh vực phát triển tiềm năng (thế mạnh) trong hoạt
động TDTT, đề tài sẽ cung cấp một cái nhìn tổng qt thơng qua phân tích SWOT về kinh
tế thể thao tại Việt Nam.
Để có thể thấy rõ triển vọng phát triển chiến lược của phong trào TDTT biển quần chúng,
đề tài tiến hành phân tích phân tích SWOT (Điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức) về
TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam (Sơ đồ 3.1)
Điểm mạnh
Điểm yếu
1. Công tác quản lý TDTT biển quần 1. Kết quả tập luyện TDTT biển quần
chúng ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam vẫn chúng một cách thành cơng của các tỉnh
duy trì, song chủ yếu vẫn dựa vào điều vùng biển miền Bắc Việt Nam cịn thấp hơn
kiện tự nhiên và văn hóa ở mỗi vùng.

so với Trung bình chung người tập TDTT
thường xuyên của cả nước.
2. Số lượng môn thể thao biển quần chúng 2. Nhận thức của nhân dân vùng Duyên hải
(trên 80 mơn) là nguồn lực q để phát cịn thấp về TDTT biển quần chúng.
triển các môn TDTT biển quần chúng.
3. Nhu cầu tập luyện TDTT biển quần 3. Cơ sở vật chất, dụng cụ phục vụ tập
chúng ở vùng duyên hải rất đa dạng, luyện các môn TDTT quần chúng biển cịn
phong phú.
thấp, thiếu ở vùng Dun hải.
4. Mơi trường sống và hoạt động TDTT 4. Chưa biết khai thác đặc điểm văn hóa,
quần chúng ở vùng Duyên hải phần lớn phong tục mỗi địa phương
phong tục gắn với biển và phong tục mỗi
địa phương ở biển
Cơ hội
Thách thức
1. Thể dục thể thao biển quần chúng có 1. Khơng biết khai thác nguồn lực và các
điều kiện phát triển khi thực hiện chiến yếu tố phát triển TDTT quần chúng thì mất
lược biển và chiến lược TDTT Việt Nam cơ hội đầu tư của các chiến lược biển.
đến năm 2020.
2. Khi chỉ tiêu người tập TDTT thường 2. Biết khai thác các môn TDTT biển quần
xuyên được coi là chỉ tiêu kế hoạch và chúng đúng với điều kiện tự nhiên và văn
phấn đấu cao (33%) thì chỉ tiêu TDTT hóa, phong tục mỗi địa phương cần phải có
quần chúng biển là thành phần quan trọng người dám nghĩ, dám làm.


12

của chỉ tiêu người tập TDTT thường
xuyên.
3. Được nhà nước sẵn sàng đầu tư cho 3. Khi cán bộ TDTT ở vùng Duyên hải

những đề án hướng đến biển, bảo vệ vùng không biết tận dụng sự đầu tư của Nhà
biển
nước ở vùng biển thì cơ hội đầu tư sẽ qua
đi.
4. Hạ tầng văn hóa là nền tảng để phát 4. Mỗi người lãnh đạo ngành TDTT phải
triển TDTT nói chung, TDTT quần chúng biết khai thác những truyền thống văn hóa,
biển nói riêng
những nó rất khó, phức tạp.
Sơ đồ 3.1. Kết quả phân tích SWOT về TDTT biển quần chúng ở miền Bắc
Từ những phân tích ở trên cho thấy, mặc dù còn nhiều thách thức, song triển vọng
phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam là rất khả quan. Triển
vọng phát triển TDTT biển cho mọi người nằm ở chính tiềm năng nhu cầu của xã hội (phát
triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng...) và của các cá nhân (người
dân) ngày càng gia tăng về tập luyện, rèn luyện sức khỏe thông qua các môn thể thao biển.
3.1.4. Bàn luận về thực trạng phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt
Nam
Duyên hải Bắc Bộ là vùng lãnh thổ Việt Nam ven vịnh Bắc Bộ, với chiều dài 518 km
bờ biển, bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hải Phịng và 4 tỉnh: Quảng Ninh,
Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình với diện tích tự nhiên khoảng 12.005,93 Km2 và dân số
hiện nay khoảng 8,65 triệu người. Đây là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các khu vực
liên quan đến phát triển không gian kinh tế - xã hội của Vùng trong tương lai.
Theo Quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến
năm 2050, vùng Duyên hải Bắc Bộ được định hướng sẽ trở thành vùng kinh tế quan trọng
tầm quốc gia và quốc tế. Mục tiêu là phát huy mọi tiềm năng lợi thế để phát triển vùng
Duyên hải Bắc Bộ thành vùng kinh tế tổng hợp có vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Chính vì vậy, Nhà nước đã đầu tư và khai thác mọi tiềm
năng lợi thế để phát triển Vùng Duyên hải Bắc Bộ thành vùng kinh tế tổng hợp (công
nghiệp, du lịch và dịch vụ…) có vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước, đặc biệt là chiến lược kinh tế biển Việt Nam. Phát huy vai trò vùng cửa ngõ
hướng biển của miền Bắc Việt Nam trên cơ sở xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng

cấp vùng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, kết hợp phát
triển kinh tế với quốc phòng an ninh, bảo đảm phát triển bền vững cho toàn Vùng.
Vùng Duyên hải Bắc Bộ là vùng kinh tế quan trọng tầm quốc gia và quốc tế, có vị
thế ảnh hưởng đặc biệt với Vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế Nam Trung Quốc và vành
đai kinh tế vịnh Bắc Bộ, là một vùng trọng điểm của chiến lược biển Việt Nam. Là khu vực
phát triển năng động, có mơi trường đầu tư thuận lợi, chất lượng sống đô thị nông thôn cao.
Đồng thời là trung tâm văn hóa – lịch sử, đào tạo nguồn nhân lực và là trung tâm du lịch lớn
của cả nước.
Với tiềm năng du lịch dồi dào, một số địa danh trên có thể đầu tư để thành trung tâm
du lịch cấp quốc gia. Đồng thời, hệ thống giao thông vận tải cũng được cũng được chú
trọng đầu tư, xây dựng nhằm kết nối một cách đồng bộ, thuận lợi giữa các địa phương và
các tỉnh phía Nam Trung Quốc, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh trong
vùng. Theo số lượng khách du lịch có chiều hướng gia tăng, yếu tố này thuận lợi cho việc
phát triển du lịch thể thao và khai thác các dịch vụ đi kèm.
Đa phần người dân Vùng Duyên hải Bắc Bộ có mức chi tiêu cho đời sống bình qn
chung của khu vực thành thị và nơng thơn thì người dân đạt trên mức trung bình. Đây là một


13

trong trong những yếu tố thuận lợi để người dân tham gia các hoạt động phong trào TDTT
nói chung và phong trào TDTT biển quần chúng nói riêng.
Vùng Duyên hải Bắc Bộ có các yếu tố khí tượng hải văn thuận lợi để phát triển các
môn thể thao biển biển quần chúng như: có số ngày nắng cao, hướng gió cố định, tốc độ gió
cao và dịng hải lưu hết sức thuận lợi để phát triển các môn thể biển quần chúng, đặc biệt là
các môn: Lướt ván, Thuyền rồng, Dù nước, Dù lượn.
Những yếu tố văn hoá, xã hội, đặc điểm điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến
phong trào TDTT biển quần chúng vùng Duyên hải Bắc Bộ. Đây là cơ sở quan trọng để xây
dựng và phát triển bền vững phong trào TDTT biển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
Vùng.

Hoạt động quản lý các môn thể thao biển quần chúng ở các tỉnh miền Dun hải Bắc
Bộ tập trung ở 3 nhóm chính là: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi và doanh nghiệp tư nhân. Nhìn chung, hoạt động tổ chức kinh doanh ở các môn thể
thao biển của các doanh nghiệp dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên của địa phương và đặc biệt
là nhu cầu của người dân địa phương và khách du lịch. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chỉ
quan tâm đến những môn thể thao biển mang lại lợi nhuận cao.
Qua khảo sát sân bãi tập luyện ở 23 môn thể thao biển tại các bãi biển Dun hải Bắc
Bộ thuộc 3 nhóm: Các mơn thể thao trên bãi biển, các môn thể thao trên mặt biển và các
môn thể thao dưới nước, cụ thể là:
- Sân bãi tập luyện nhóm các mơn thể thao trên bãi biển (10 mơn): Bóng chuyền bãi
biển, Bóng đá bãi biển, Cầu mây bãi biển, Đi bộ bãi biển (kayaking), Bóng ném bãi biển,
Pencakcilat bãi biển, Bóng rổ 3 người, Vật bãi biển, Thả diều bãi biển, Kabaddi bãi biển có
63 sân có chất lượng tốt và 37 sân có chất lượng khơng tốt.
- Sân bãi tập luyện các môn thể thao trên mặt biển (11 môn): Dù nước, Dù lượn,
Thuyền rồng, Lướt ván, Lướt ván buồm (Widsurfing), Lướt ván diều (Kistunfing), Lướt
sóng, Chèo thuyền, Câu cá thể thao, Mơ tơ nước, Thuyền thúng có 71 sân chất lượng tốt và
32 sân chất lượng không tốt.
- Bãi tập luyện các môn thể thao dưới nước (2 môn): Lặn biển (Diving) có 3 bãi chất
lượng tốt và 7 bãi chất lượng khơng tốt, Bơi có 7 bãi chất lượng tốt và 3 bãi chất lượng
không tốt.
Do vậy, muốn phát triển tốt các môn thể thao biển quần chúng phục vụ phong trào,
cũng như hoạt động dịch vụ TDTT biển quần chúng đáp ứng nhu cầu của người dân địa
phương và khách du lịch, cần thiết phải nhanh chóng cải thiện các sân bãi có chất lượng
chưa tốt. Đồng thời tăng cường đầu tư thêm các sân bãi cho các môn thể thao biển tại các
địa phương vùng Duyên hải Bắc Bộ.
Nhà nước đầu tư kinh phí để xây dựng và phát triển phong trào TDTT biển quần
chúng vùng Duyên hải Bắc Bộ giai đoạn 2011 - 2013 với tổng kinh phí là 258.300.000
đồng, trong đó kinh phí tổ chức các giải phong trào chiếm tỷ lệ 49,17%, kinh phí xây dựng
cơ sở vật chất chiếm tỷ lệ 30,62%, kinh phí đào tạo cán bộ chiếm tỷ lệ 20,21%. Nhìn chung
kinh phí đầu tư cho phong trào TDTT biển quần chúng cịn thấp, song xu hướng đầu tư kinh

phí ở nội dung xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo cán bộ đã tăng lên. Cịn kinh phí tổ chức
các giải phong trào có chiều hướng giảm đi.
Mặc dù các địa phương có nhận thức được tầm quan trọng trong việc phát triển
phong trào TDTT biển quần chúng, cũng như đã có chủ trương ưu tiên cho phát triển các
yếu tố cấu thành của phong trào, song thiếu sự điều tiết ở tầm vĩ mô cho việc phát triển
phong trào TDTT biển quần chúng cho các tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ nên dẫn đến phong
trào TDTT biển quần chúng ở nhiều địa phương vẫn phát triển chủ yếu là mang tính tự phát.


14

Những khó khăn cơ bản trong q trình hoạt động TDTT biển quần chúng tại các bãi
biển vùng Duyên hải Bắc Bộ được xác định là: 90% các cơ sở thiếu chủ trương, cơ sở pháp
lý, cụ thể như: Thiếu định hướng chiến lược phát triển TDTT biển quần chúng, khơng có
quy hoạch phát triển TDTT hoặc có quy hoạch, song lại khơng có nội dung TDTT biển quần
chúng...; 80% các cơ sở thiếu đội ngũ cán bộ; 50% các cơ sở thiếu cơ sở vật chất và 100%
các cơ sở thiếu kinh phí cho hoạt động TDTT biển quần chúng.
Kết quả điều tra các môn thể thao biển phù hợp với kiện tự nhiên, khí hậu ở các địa
phương vùng Dun hải Bắc Bộ cho thấy, có 23 mơn thể thao biển có thể phát triển với mục
đích giải trí ở các bãi biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ. Tuy nhiên, các mơn có thể tổ chức giải
thi đấu ở các cấp độ khác nhau; Trong đó có 4/23 mơn chiếm tỷ lệ từ 30% đến 50%, đó là:
Cầu mây bãi biển, Lướt ván, Thuyền thúng, Bơi việt dã. Điều này cho thấy tiềm năng phát
triển các môn thể thao biển quần chúng nói riêng và thể thao biển nói chung là rất lớn cần
được quan tâm khai thác. Tuy nhiên, đối với từng địa phương cần xác định các môn thể thao
biển nổi trội, cần ưu tiên phát triển.
Qua phỏng vấn 1663 người dân tại các tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ cho thấy, đa số
người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển các môn thể thao biển. Tuy
nhiên, nhận thức về ý nghĩa, tác dụng của việc tập luyện thể thao biển của người dân còn
nhiều hạn chế, cần phải được tăng cường. Tỷ lệ người dân không hứng thú và không tập
luyện TDTT biển cịn chiếm tỷ lệ cao (48,40% khơng hứng thú, 52,62% không tập luyện

TDTT biển). Lý do không tham gia tập luyện TDTT biển của người dân chủ yếu do khơng
có người hướng dẫn, khơng biết các mơn thể thao biển và do khơng có sân bãi và dụng cụ
để tập luyện. Thời điểm tập luyện TDTT biển của người dân chủ yếu từ 5-7 giờ (15,27%),
từ 17-22 giờ (12,50%). Thời gian dành thời gian tập TDTT biển mỗi ngày của người dân
chủ yếu là dưới 30 phút (16,29 %) và từ 30 đến 60 phút (17,85%). Đảm bảo thời gian tập
luyện TDTT từ 30 phút trở lên là cơ sở để xác định tập luyện TDTT thường xuyên nên cần
tăng tỷ lệ người tập thể thao từ 30 phút trở lên mỗi ngày. Đặc biệt, người dân được tuyên
truyền về lợi ích của việc tập luyện TDTT biển chủ yếu qua các nguồn thông tin như: báo,
đài, tivi và thông tin xã, khu phố. Tuy nhiên, số này chỉ chiếm tỷ lệ thấp (28,98%).
Như vậy, nhìn chung tỷ lệ người tham gia tập luyện các môn thể thao biển ở các tỉnh
vùng Duyên hải Bắc Bộ còn thấp so với tổng số dân cư. Những mơn có tỷ lệ người tập trên
10% trong tổng số 1663 người được phỏng vấn tập trung ở các mơn, đó là: Bơi - 12,32%, Đi
bộ bãi biển (kayaking) – 12,08% và Bóng đá bãi biển – 11,54%, Câu cá thể thao – 13,8%,
Vật bãi biển – 11,42%. Do vậy, cần thiết phải có những giải pháp phù hợp tăng số lượng
người dân tham gia tập luyện, cũng như đa dạng hóa các môn thể thao biển đáp ứng phong
TDTT biển quần chúng ở khu vực miền Bắc nói chung và vùng Duyên hải Bắc Bộ nói
riêng.
Nhu cầu tập luyện các mơn thể thao biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam khá đa
dạng với tổng số 31/47 môn thể thao biển. Trong đó, có 14 mơn thể thao trên bãi biển – có
nhu cầu từ 0,72% – 17,25%, 14 mơn thể thao trên biển – nhu cầu từ 1,08% – 3,90%, 3 môn
thể thao dưới – nhu cầu từ 1,20% – 16,47%. Các mơn có nhu cầu cao trên 10% bao gồm:
Bóng đá bãi biển, Đi bộ bãi biển (kayaking) và Bơi... Đây là một trong những cơ sở quan
trọng để phát triển phong trào TDTT biển miền Bắc Việt Nam.
Từ phân tích SWOT cho thấy, mặc dù có những điểm yếu và thách thức, song triển
vọng phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam là lớn. Triển vọng
phát triển TDTT biển cho mọi người nằm ở chính tiềm năng nhu cầu của xã hội và của các
cá nhân (người dân) ngày càng gia tăng về tập luyện, rèn luyện sức khỏe thông qua các môn
thể thao biển.



15

3.1.5. Kết luận về thực trạng phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt
Nam
Từ những kết quả nghiên cứu ở phần 3.1 nêu trên, cho phép đi đến một số kết luận sơ
bộ sau:
- Miền Bắc Việt Nam có 518 km bờ biển thuộc 5 tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ [113].
Đây là vùng kinh tế tổng hợp có vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước, đặc biệt là chiến lược kinh tế biển Việt Nam, với các điều kiện về văn hóa,
xã hội và tự nhiên hết sức thuận lợi cho việc phát triển phong trào TDTT biển quần chúng.
Đặc biệt là vùng này có số ngày nắng cao, hướng gió ổn định, tốc độ gió cao nên đặc biệt
thuận lợi cho tập luyện môn Lướt ván, Thuyền rồng, Dù nước, Dù lượn. Đây là những môn
thể thao biển có u cầu khắt khe về điều kiện khí hậu, thủy văn [5],[113],[120]..
- Quản lý hoạt động TDTT biển quần chúng ở miền Bắc tập chung ở các doanh
nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và doanh nghiệp tư nhân. Mục
đích hoạt động chính là thu lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh doanh dịch vụ TDTT
biển.
- Kết quả TDTT biển quần chúng ở miền Bắc được thể hiện là qua các chỉ tiêu như:
Người tập TDTT biển thường xuyên, gia đình thể thao biển, số câu lạc bộ TDTT biển còn
chiếm tỷ lệ thấp so với các chỉ tiêu phát triển TDTT quần chúng nói chung. Tuy nhiên, các
chỉ số của phong trào TDTT biển quần chúng năm 2014 so với năm 2013 có sự tăng trưởng
cùng với phong trào TDTT nói chung trong khoảng từ 3,7% đến 10,53%.
- Các môn thể thao biển ở miền Bắc khá đa dạng, gồm 23 môn thể thao biển phục vụ
tập luyện TDTT giải trí và thi đấu ở vùng Duyên hải Bắc Bộ. Trong đó có 10 mơn thể thao
trên bãi biển, 11 mơn thể thao trên mặt nước biển và 2 môn thể thao trên mặt nước biển.
- Nhận thức về ý nghĩa, tác dụng của việc tập luyện thể thao biển của người dân miền
Bắc còn thấp (7,21% – 44,13%);. Đây là một trong những yếu tố dẫn đến việc số lượng
người dân tham gia tập luyện TDTT biển còn thấp. Tuy nhiên, nhu cầu luyện các môn thể
thao biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam đa dạng, với các môn thể thao trên bãi biển,
trên biển và dưới nước biển.

- Mặc dù còn nhiều thách thức, song triển vọng phát triển phong trào TDTT biển
quần chúng ở miền Bắc Việt Nam là khá lớn với nhiều cơ hội từ việc khai tiềm năng điều
kiện tự nhiên, xã hội và hội nhập quốc tế.
3.2. Lựa chọn và đề xuất giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao biển quần
chúng ở miền Bắc Việt Nam
3.2.1. Những nguyên tắc lựa chọn giải pháp phát triển phong trào TDTT biển
quần chúng ở miền Bắc Việt Nam
Trên cơ sở các nguồn tư liệu trong và ngoài nước cùng với các nguyên tắc quản lý và
phát triển phong trào TDTT trong điều kiện thực tiễn ở nước ta, đề tài xác định 3 nguyên tắc
cần tuân thủ trong việc lựa chọn giải pháp phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở
miền Bắc Việt Nam.
• Nguyên tắc 1: Giải pháp phải phù hợp với thực tiễn
• Ngun tắc 2: Giải pháp mang tính khả thi
• Nguyên tắc 3: Các giải pháp được lựa chọn một cách có chọn lọc miền Bắc Việt
Nam
Trên cơ sở kết quả phân tích SWOT cho thấy những điểm mạnh, điểm yếu, những thách
thức và cơ hội của sự phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam, cùng với
việc tuân thủ các nguyên tắc lựa chọn giải pháp, đề tài xác định sơ bộ được 10 giải pháp cơ bản
nhằm phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, để đảm bảo


16

cơ sở khoa học cho việc lựa chọn giải pháp, đề tài tiến hành phỏng vấn chuyên gia nhằm
trưng cầu ý kiến lựa chọn giải pháp phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền
Bắc Việt Nam.
Số lượng chuyên gia được lựa chọn gồm 50 người, đây là các cán bộ quản lý TDTT ở các
tỉnh miền Bắc và các cán bộ quản lý thuộc Tổng cục TDTT. Số phiếu phát ra là 50, số phiếu thu
về là 41 - chiếm tỷ lệ 82%.
Các giải pháp trong mỗi phiếu hỏi được đánh giá theo quy ước: 5 điểm - Giải pháp

rất quan trọng, khả thi; 4 điểm - Giải pháp rất quan trọng, không khả thi; 3 điểm - Giải pháp
quan trọng, khả thi; 2 điểm - Giải pháp quan trọng, không khả thi; 1 điểm - Giải pháp khơng
quan trọng.
Sau khi phân tích và xử lý các thơng tin thu được từ các chuyên gia, các giải pháp
được sắp xếp theo mức độ quan trọng từ cao xuống thấp (dựa vào giá trị trung bình mỗi giải
pháp). Kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia được trình bày ở bảng 3.18 và biểu đồ 3.1.
Kết quả ở bảng 3.18 và biểu đồ 3.1 cho thấy, cả 10 giải pháp phát triển phong trào
TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam đều được các chuyên gia đánh giá ở mức độ
quan trọng, với giá trị trung bình đạt từ 3,68 điểm đến 4,90 điểm. Trong đó giải pháp được
đánh giá cao nhất là Tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của TDTT biển và 2 giải pháp được
đánh giá thấp nhất là Liên kết hệ thống thi đấu TDTT biển của Việt Nam với quốc tế và Mở
rộng các môn TDTT biển.
Như vậy, cả 10 giải pháp này bước đầu đã có những cơ sở khoa học cần thiết để phát
triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miềm Bắc Việt Nam.
• Giải pháp 1. Tuyên truyền về ý nghĩa, vai trị của TDTT biển
Mục đích: Tun truyền về ý nghĩa, vai trò của TDTT biển, nâng cao nhận thức của
người dân về ý nghĩa, tác dụng của TDTT biển trong việc nâng cao sức khỏe, hoàn thiện thể
chất cho con người, góp phần việc phát triển kinh tế và giữ vững chủ quyền biển đảo và
đóng góp.
Nội dung: Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cần phối hợp với đoàn thanh
niên, các cơ quan truyền thông trung ương và địa phương tuyên truyền, quảng bá về TDTT
biển. Kết hợp giáo dục truyền thống dân tộc với TDTT biển quần chúng.
Tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của TDTT biển trong việc nâng cao sức khỏe, hoàn
thiện thể chất cho con người. Đặc biệt là ở khu vực miền Duyên hải Bắc Bộ, các tỉnh có vị
trí địa lý thuận lợi để phát triển TDTT biển.
Phát động các phong trào TDTT biển, tổ chức Festivan TDTT biển, trại hè TDTT
biển v.v… Từ đó nhận thức của người dân về TDTT biển được nâng lên, góp phần thúc đẩy
phong trào thể thao biển phát triển ngày càng lớn mạnh.
Tăng cường quảng bá về TDTT biển, du lịch biển của Việt Nam giới thiệu các hình
ảnh hoạt động TDTT biển trong nước, khu vực và thế giới thơng qua các phóng sự, phim tài

liệu, sách báo, tranh ảnh... về phong trào TDTT biển.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về hoạt động TDTT biển. Đặc biệt là trong tầng lớp
thanh, thiếu niên học sinh, sinh viên.
Xây dựng, tun dương những cá nhân điển hình hoạt động tích cực trong việc
hưởng ứng phong trào TDTT biển của địa phương (tham gia tập luyện, tổ chức dịch vụ, tài
trợ...).
Cách tổ chức thực hiện: Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với
đoàn thanh niên, các cơ quan truyền thông địa phương và trung ương tuyên truyền về lợi ích
và hoạt động TDTT biển quần chúng.


13

Bảng 3.18. Kết quả phỏng vấn các giải pháp phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam (n=41)

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Các giải pháp
Tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của
TDTT biển

Tạo cơ sở pháp lý cần thiết để phát triển
TDTT biển quần chúng
Phát triển TDTT biển phù hợp với văn
hoá, kinh tế - xã hội của địa phương
Phát triển TDTT biển quần chúng theo
hướng xã hội hóa
Tạo nguồn cán bộ phát triển phong trào
TDTT biển quần chúng
Phát triển du lịch thể thao biển
Phát triển hệ thống thi đấu TDTT biển
quần chúng
Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất
phục vụ phong trào TDTT biển quần
chúng
Liên kết hệ thống thi đấu TDTT biển của
Việt Nam với quốc tế
Mở rộng các môn TDTT biển

Rất quan
trọng, khả thi
n
Điểm

Rất quan trọng,
không khả thi
n
Điểm

Quan trọng,Quan trọng, khơng Khơng quan
Điểm

Tổng
khả thi
khả thi
trọng
trung
điểm
bình
n
Điểm
n
Điểm
n
Điểm

39

195

-

-

2

6

-

-


-

-

201

4,90

36

180

2

8

3

9

-

-

-

-

197


4,80

35

175

-

-

6

18

-

-

-

-

193

4,70

34

170


-

-

6

18

-

-

1

1

189

4,60

32

160

-

-

9


27

-

-

-

-

187

4,56

30

150

4

16

5

15

1

2


1

1

183

4,46

25

125

4

16

10

30

1

2

1

1

174


4,24

15

75

6

24

17

51

4

8

-

-

158

3,85

15

75


6

24

15

45

2

4

3

3

151

3,68

20

100

2

8

10


30

4

8

5

5

151

3,68


17

Nội dung cụ thể của 9 giải pháp còn lại được trình bày cụ thể trong luận án.
3.2.3. Ứng dụng và kiểm chứng hiệu quả một số giải pháp phát triển phong trào
TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam
Để phát triển phong trào TDTT biển sâu rộng trong quần chúng nhân dân vùng ven biển
phụ thuộc vào rất nhiều giải pháp khác nhau, nhưng trong phạm vi đề tài này, chỉ đề cập đến một
số giải pháp cơ bản chủ yếu mang tính chiến lược trên đối tượng là các tỉnh Duyên hải Bắc Bộ.
Tuy nhiên trong khuôn khổ thời gian thực hiện luận án, đề tài chỉ kiểm chứng 9/10 giải pháp, đó
là:
- Tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của TDTT biển.
- Tạo cơ sở pháp lý cần thiết để phát triển TDTT biển quần chúng.
- Phát triển TDTT biển phù hợp với văn hoá, kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phát triển TDTT biển quần chúng theo hướng xã hội hóa.
- Tạo nguồn cán bộ phát triển phong trào TDTT biển quần chúng.

- Phát triển du lịch thể thao biển.
- Phát triển hệ thống thi đấu TDTT biển quần chúng.
- Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất phục vụ phong trào TDTT biển quần chúng.
- Liên kết hệ thống thi đấu TDTT biển của Việt Nam với quốc tế.
- Mở rộng các mơn TDTT biển;
Cịn giải pháp liên kết hệ thống thi đấu TDTT biển của Việt Nam với quốc tế đề tài
chưa thể kiểm chứng được, vì giải pháp này cần có sự phối hợp từ các Bộ, Ngành trung
ương, cũng như Tổng cục TDTT và các tổ chức thể thao quốc tế mới có thể thực hiện được.
Với mục đích xác định hiệu quả các giải pháp đã lựa chọn, đề tài tiến hành kiểm
chứng 9 giải pháp đã xác định trong giai đoạn từ 9/2013 đến 9/2014 tại các xã: Tân Trào
(huyện Kiến Thụy - Hải Phòng); thị trấn Cát Bà (huyện Cát Hải - Hải Phòng); xã Quất Lâm
(huyện Giao Thủy - Nam Định); xã Đông Minh (huyện Tiền Hải – Thái Bình). Việc kiểm
chứng các giải pháp được sự phối hợp giúp đỡ của chính quyền các địa phương và phịng
văn hóa thể thao ở các điểm áp dụng thử nghiệm các giải pháp.
Kết quả thống kê thực trạng điều kiện tự nhiên, xã hội và hoạt động TDTT biển quần
chúng trước khi áp dụng các giải pháp ở các địa điểm kiểm chứng, cũng như kết kiểm
chứng các giải pháp phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam
được trình bày ở các bảng 3.19, 3.20, 3.21, 3.22 và các biểu đồ 3.2, 3.3 và 3.4.
Thực trạng điều kiện tự nhiên, xã hội và hoạt động TDTT biển quần chúng trước khi
áp dụng các giải pháp ở bảng 3.19 cho thấy:
- Xã Tân Trào (huyện Kiến Thụy - Hải Phịng) có tổng diện tích là 9,27 km², trong
đó đất sử dụng cho TDTT là 1,82 m2/người: Tổng dân số toàn huyện là 7.692 người; Mật độ
dân của huyện là 895 người/km², với 2.232 hộ gia đình; Số người tập TDTT biển thường
xuyên là 663 người – chiếm tỷ lệ 8,33%, trong đó có 40 gia đình tập luyện thể thao biển –
chiếm tỷ lệ 1,79%; có 2 câu lạc bộ TDTT biển 2; có 5 mơn TDTT biển quần chúng; 2
hướng dẫn viên TDTT và 3 trọng tài TDTT biển quần chúng.
- Thị trấn Cát Bà (huyện Cát Hải - Hải Phòng) có tổng diện tích là 59,2 km², trong đó
đất sử dụng cho TDTT là 1,82 m2/người: Tổng dân số toàn huyện là 8.392 người; Mật độ
dân của huyện là 141,8 người/km², với 2.098 hộ gia đình; Số người tập TDTT biển thường
xuyên là 729 người – chiếm tỷ lệ 8,68%, trong đó có 42 gia đình tập luyện thể thao biển –

chiếm tỷ lệ 2%; có 2 câu lạc bộ TDTT biển 3; có 8 mơn TDTT biển quần chúng; 3 hướng
dẫn viên TDTT và 4 trọng tài TDTT biển quần chúng.


18

Bảng 3.19. Thực trạng điều kiện tự nhiên, xã hội và hoạt động TDTT biển quần chúng
ở các địa bàn trước khi áp dụng các giải pháp
TT
Tân
Quất
Đông
Các chỉ số
Cát Bà
Trào
Lâm
Minh
1.
Diện tích Tổng diện tích (km²)
9,27
59,2
7,59
8,34
tự nhiên Đất sử dụng cho TDTT
2.
1,82
1,65
1,97
1,74
(km²)

(m2/người)
3.
Tổng dân số (người)
7.965
8.392
9.726
8.422
4.
Số hộ gia đình
2.232
2.098
2.732
2.365
Dân số
Mật
độ
dân
5.
1.805
141,8
1.281
1.009,8
(người/km²)
Số người tập TDTT
6.
663
729
906
705
biển thường xuyên

Tỷ lệ người tập TDTT
8,33
8,68
9,31
8,37
7.
biển thường xuyên (%)
Số gia đình tập luyện
8.
40
42
51
48
thể thao biển
Hoạt
Tỷ lệ gia đình TDTT
9.
1,79
2,00
1,85
2,02
động
biển (%)
TDTT Số câu lạc bộ TDTT
2
3
1
3
10.
biển

biển
Số môn TDTT biển
11.
5
8
7
6
quần chúng
Số hướng dẫn viên
2
3
5
3
12.
TDTT biển
Số trọng tài TDTT biển
13.
3
4
2
2
quần chúng
Xã Quất Lâm (huyện Giao Thủy - Nam Định); có tổng diện tích là 7,59 km², trong đó
đất sử dụng cho TDTT là 1,97 m2/người: Tổng dân số toàn huyện là 9.726 người; Mật độ
dân của huyện là 1.281 người/km², với 2.732 hộ gia đình; Số người tập TDTT biển thường
xuyên là 906 người – chiếm tỷ lệ 9,31%, , trong đó 51 gia đình tập luyện thể thao biển –
chiếm tỷ lệ 1,85%; có 2 câu lạc bộ TDTT biển 3; có 8 mơn TDTT biển quần chúng; 5
hướng dẫn viên TDTT và 2 trọng tài TDTT biển quần chúng.
- Xã Đơng Minh (huyện Tiền Hải – Thái Bình) có tổng diện tích là 8,34 km², trong
đó đất sử dụng cho TDTT là 1,74 m2/người: Tổng dân số toàn huyện là 8.422 người; Mật độ

dân của huyện là 1.009,8 người/km², với 2.365 hộ gia đình; Số người tập TDTT biển thường
xuyên là 705 người – chiếm tỷ lệ 8,37%, trong đó 48 gia đình tập luyện thể thao biển –
chiếm tỷ lệ 2,02%; có 3 câu lạc bộ TDTT biển; có 6 môn TDTT biển quần chúng; 3 hướng
dẫn viên TDTT và 2 trọng tài TDTT biển quần chúng. Nhìn chung, những điều kiện tự
nhiên và xã hội và hoạt động TDTT biển quần chúng ở các địa phương là thuận lợi để áp
dụng các giải pháp pháp phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam
mà đề tài đã xác định.


Bảng 3.20. Thanh thiếu niên tập luyện một số môn TDTT biển thường xuyên ở các địa phương
trước và sau kiểm chứng giải pháp

TT

Các môn thể
thao biển

Tân Trào
Trước Sau
W
kiểm kiểm
(%)
chứng chứng

Cát Bà
Trước Sau
kiểm Kiểm
chứng chứng

Quất Lâm

Đông Minh
Trước Sau
Trước Sau
W
W
W
kiểm kiểm
kiểm kiểm
(%)
(%)
(%)
chứng chứng
chứng chứng

1.

Bóng chuyền bãi
biển

38

50

27,27

24

44

58,82


40

68

51,85

41

72

54,86

2.

Bóng đá bãi biển

52

72

32,25

56

74

27,69

64


87

30,46

42

66

44,44

3.

Bóng ném bãi
biển

16

20

22,22

14

19

30,30

20


26

26,08

24

28

15,38

4.

Pencakcilat bãi
biển

17

21

21,05

15

22

37,83

14

19


30,30

20

23

13,95

5.

Bóng rổ 3 người

12

16

28,57

15

17

12,5

12

15

22,22


18

23

24,39

6.

Thả diều bãi biển

40

54

29,78

46

57

21,35

38

54

34,78

44


56

24,0

7.

Chạy

55

67

19,67

61

72

16,54

58

62

6,66

48

59


20,56

8.

Đi bộ

60

71

16,79

74

85

13,83

84

102

19,35

50

68

30,50


9.

Bơi

72

92

24,39

77

96

21,96

80

104

26,08

62

83

28,96



19

Như vậy, sau khi kiểm chứng các giải pháp phát triển phong trào TDTT biển quần
chúng ở các địa phương có sự tăng trưởng rõ rệt ở 9 mơn thể thao bãi biển, cụ thể là:
- Bóng chuyền bãi biển - tăng trưởng từ 27,27% đến 58,82%;
- Bóng đá bãi biển - tăng trưởng từ 27,69% đến 44,44%;
- Bóng ném bãi biển - tăng trưởng từ 15,38% đến 30,3%;
- Pencakcilat bãi biển - tăng trưởng từ 13,95% đến 37,83%;
- Bóng rổ 3 người - tăng trưởng từ 12,5% đến 28,57%;
- Thả diều bãi biển - tăng trưởng từ 21,35% đến 34,78%;
- Chạy - tăng trưởng từ 6,66% đến 20,56%;
- Đi bộ - tăng trưởng từ 13,83% đến 30,50%;
- Bơi - tăng trưởng từ 21,96% đến 28,96%.
Điều này khẳng định các giải pháp phát triển phong trào TDTT biển quần chúng đã
tác động rõ rệt đến tầng lớp thanh thiếu niên ở các địa phương được lựa chọn kiểm chứng
giải pháp.
Kết quả ở bảng 3.21 cũng cho thấy, sự tăng trưởng rõ rệt ở số lượng dân cư lao động
tập luyện một số môn TDTT biển thường xuyên ở các địa phương trước và sau kiểm chứng
giải pháp. Điều này được thể hiện ở nhịp tăng trưởng ở 9 môn thể thao bãi biển tại Tân
Trào, Cát Bà, Quất Lâm và Đơng Minh:
- Bóng chuyền bãi biển: Tân Trào - 25%; Cát Bà - 48,1%; Quất Lâm - 27,16%; Đông
Minh - Đơng Minh 40%;
- Bóng đá bãi biển: Tân Trào - 23,15%; Cát Bà - 16%; Quất Lâm - 32,09%; Đông
Minh 35,89%;
- Bóng ném bãi biển: Tân Trào - 28,57%; Cát Bà - 20,68%; Quất Lâm - 12,5%; Đông
Minh - 20%;
- Pencakcilat bãi biển: Tân Trào - 40%; Cát Bà - 37,03%; Quất Lâm - 50%; Đơng
Minh - 38,09%;
- Bóng rổ 3 người: Tân Trào - 28,57%; Cát Bà - 22,22%: Quất Lâm -50%; Đông
Minh - 28,57;

- Thả diều bãi biển: Tân Trào - 24,56%; Cát Bà - 18,86%; Quất Lâm -32%; Đông
Minh - 15,38%;
- Chạy: Tân Trào - 30%; Cát Bà -30,13%; Quất Lâm - 10%; Đông Minh - 25,88%;
- Đi bộ: Tân Trào - 26,08%; Cát Bà - 26,26%; Quất Lâm - 32,38%; Đông Minh 33,33%;
- Bơi: Tân Trào - 42,30%; Cát Bà - 37,16%; Quất Lâm - 42,99%; Đông Minh 33,96%.
Như vậy, chứng tỏ các giải pháp phát triển phong trào TDTT biển quần chúng đã tác
động tích cực không chỉ đến tầng lớp thanh thiếu niên, mà cịn tác động tích cực đến dân cư
lao động niên ở các địa phương được lựa chọn kiểm chứng giải pháp.


Bảng 3.21. Dân cư lao động tập luyện một số môn TDTT biển thường xuyên ở các địa phương
trước và sau thực nghiệm

TT

Các môn thể
thao biển

Tân Trào
Trước Sau
W
kiểm kiểm
(%)
chứng chứng

Cát Bà
Trước Sau
kiểm Kiểm
chứng chứng


Quất Lâm
Đông Minh
Trước Sau
Trước Sau
W
W
W
kiểm kiểm
kiểm kiểm
(%)
(%)
(%)
chứng chứng
chứng chứng

1.

Bóng chuyền bãi
biển

35

45

25,0

30

49


48,10

35

46

27,16

32

48

40,0

2.

Bóng đá bãi biển

42

53

23,15

46

54

16,0


34

47

32,09

32

46

35,89

3.

Bóng ném bãi
biển

12

16

28,57

13

16

20,68

15


17

12,5

18

22

20,0

4.

Pencakcilat bãi
biển

8

12

40,0

11

16

37,03

9


15

50,0

17

25

38,09

5.

Bóng rổ 3 người

9

12

28,57

12

15

22,22

9

15


50,0

12

16

28,57

6.

Thả diều bãi biển

25

32

24,56

24

29

18,86

21

29

32,0


24

28

15,38

7.

Chạy

34

46

30,0

31

42

30,13

38

42

10,0

37


48

25,88

8.

Đi bộ

40

52

26,08

43

56

26,26

44

61

32,38

35

49


33,33

9.

Bơi

41

63

42,30

46

67

37,16

42

65

42,99

44

62

33,96



×