Tải bản đầy đủ (.doc) (177 trang)

NGHIÊN cứu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO THỂ dục THỂ THAO BIỂN QUẦN CHÚNG ở MIỀN bắc VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.04 KB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

NGUYỄN THỊ THỦY

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO
THỂ DỤC THỂ THAO BIỂN QUẦN CHÚNG
Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

BẮC NINH - 2016


7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

NGUYỄN THỊ THỦY

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO
THỂ DỤC THỂ THAO BIỂN QUẦN CHÚNG
Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
Chuyên ngành: Giáo dục thể chất


Mã số: 62 14 01 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS Phạm Đình Bẩm
Hướng dẫn 2: TS Đàm Quốc Chính

BẮC NINH - 2016


8

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào.

Tác giả luận án


9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ABG
ANOC
E
ENE
ESE

HCB
HCĐ
HCV
IOC
Km2
Max
m
MOC
MOD
N
NE
NH
NNE
NNW
NW
NXB
OCA
S
SE
SSE
SSW
SW
TDTT
VĐV
W
WHO
WNW
WSW

: Đại hội thể thao bãi biển châu Á

: Ủy ban Olympic quốc gia
: Hướng Đông
: Hướng Đông Đông Bắc
: Hướng Đông Đông Nam
: Huy chương bạc
: Huy chương đồng
: Huy chương vàng
: Ủy ban Olympic quốc tế
: Kilomet vuông
: Lớn nhất
: Mét
: Lưu lượng tâm thu phút
: Thơng khí phổi phút
: Hướng Bắc
: Hướng Đông Bắc
: Nhiều hướng
: Hướng Bắc Đông Bắc
: Hướng Bắc Tây Bắc
: Hướng Tây bắc
: Nhà xuất bản
: Hội đồng Olympic châu Á
: Hướng Nam
: Hướng Đông Nam
: Hướng Nam Đông Nam
: Hướng Nam Tây Nam
: Hướng Tây Nam
: Thể dục thể thao
: Vận động viên
: Hướng Tây
: Tổ chức y tế thế giới

: Hướng Tây Tây Bắc
: Hướng Tây Tây Nam


10

MỤC LỤC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC...............................................................1
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC...............................................................7
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................8


11

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH
Thể
loại
Bảng

Số

Tiêu đề

Trang

1.1.

Các mơn thể thao biển hiện có ở các nước trên thế
giới


40

1.2.

Số lượng những quốc gia phát triển các môn thể thao
biển

41

1.3.

Các môn thể thao biển thành tích cao được phát triển
tại một số tỉnh, thành phố hiện nay ở Việt Nam

1.4.

Tổng hợp kết quả thi đấu của đoàn thể thao Việt Nam
tại các kỳ Đại hội thể thao bãi biển Châu Á

44

1.5.

Các môn thể thao biển quần chúng phát triển tại một
số tỉnh, thành phố hiện nay ở Việt Nam

46

3.1.


Tổng hợp thông tin về biển và đặc điểm khí hậu các
tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ

Sau 69

3.2.

Tổng hợp thông tin về lượng mưa, nắng và nhiệt độ
trong năm ở các tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ

Sau 69

3.3.

Thống kê đặc trưng các yếu tố khí tượng hải văn Bãi
Cháy, Thành phố Quảng Ninh năm 2013

3.4.

Thống kê đặc trưng các yếu tố khí tượng hải văn Cô
Tô, Thành phố Quảng Ninh năm 2013

Sau 70

3.5.

Thống kê đặc trưng các yếu tố khí tượng hải văn Hòn
Dấu Hải Phòng năm 2013

Sau 70


3.6.

Thực trạng các chỉ tiêu phát triển phong trào TDTT
biển quần chúng ở miền Bắc

Sau 75

3.7.

Kết quả điều tra những môn thể thao biển tại các bãi
biển vùng Duyên hải Bắc Bộ

Sau 76

3.8.

Kết quả điều tra tổ chức hoạt động thể thao biển tại
các bãi biển vùng Duyên hải Bắc Bộ

Sau 77

3.9.

Kết quả điều tra sân bãi tập luyện các môn thể thao
biển tại các bãi biển Duyên hải Bắc Bộ

Sau 43

Sau 70


Sau 78


12

Kết quả điều tra nhà nước đầu tư kinh phí để xây
dựng và phát triển phong trào TDTT biển quần chúng
vùng Duyên hải Bắc Bộ

79

3.11.

Kết quả điều tra sự định hướng, ưu tiên cho phát triển
TDTT biển quần chúng vùng Duyên hải Bắc Bộ

80

3.12.

Kết quả điều tra những khó khăn trong quá trình hoạt
động TDTT biển quần chúng tại các bãi biển vùng
Duyên hải Bắc Bộ

82

3.13.

Kết quả điều tra hoạt động lễ, hội tại các bãi biển

vùng duyên hải Bắc Bộ

82

3.14.

Kết quả điều tra các môn thể thao biển phù hợp với
kiện tự nhiên, khí hậu ở các địa bàn vùng Duyên hải
Bắc Bộ

Sau 83

3.15.

Kết quả phỏng vấn thu thập thông tin về TDTT biển
quần chúng

Sau 83

3.16.

Kết quả phỏng vấn thực trạng tập luyện các môn thể
thao biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam

Sau 85

3.17.

Kết quả phỏng vấn nhu cầu tập luyện các môn thể
thao biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam


Sau 86

3.18.

Kết quả phỏng vấn các giải pháp phát triển phong trào
TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam

Sau 100

3.19.

Thực trạng điều kiện tự nhiên, xã hội và hoạt động
TDTT biển quần chúng ở các địa bàn trước khi áp
dụng các giải pháp

Sau 118

Thanh thiếu niên tập luyện một số môn TDTT biển
thường xuyên ở các địa bàn trước và sau kiểm chứng
giải pháp

Sau 118

3.21.

Dân cư lao động tập luyện một số môn TDTT biển
thường xuyên ở các địa bàn trước và sau thực nghiệm

Sau 121


3.22.

Tổng hợp kết quả hoạt động TDTT biển quần chúng
các địa bàn sau thực nghiệm

Sau 122

3.1

Kết quả phỏng vấn các giải pháp phát triển phong trào

Sau 100

3.10.

3.20.

Biểu


13

TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam
Nhịp tăng trưởng số lượng thanh thiếu niên tập luyện
một số môn TDTT biển thường xuyên trước và sau
kiểm chứng giải pháp

Sau 118


Nhịp tăng trưởng dân cư lao động tập luyện một số
môn TDTT biển thường xuyên trước và sau kiểm
chứng giải pháp

Sau 121

3.4.

Nhịp tăng trưởng chỉ số phát triển phong trào TDTT
biển quần chúng trước và sau kiểm chứng giải pháp

Sau 122

3.1.

Kết quả phân tích SWOT về TDTT biển quần chúng ở
miền Bắc

88

1.1.

Bản đồ vùng Duyên hải Bắc Bộ Việt Nam

24

3.2.
đồ
3.3.


Sơ đồ
Hình

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết: Nghị quyết số 08-NQ-TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của
Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ
về thể dục, thể thao đến năm 2020 đã đề ra quan điểm phát triển TDTT quần


14

chúng của Đảng ta đến năm 2020: "Phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan
của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống
của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối
sống và mơi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn
dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời, là trách nhiệm của
các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân.
Các cấp ủy đảng có trách nhiệm thường xun lãnh đạo cơng tác TDTT, bảo
đảm cho sự nghiệp TDTT ngày càng phát triển." [6].
Đồng thời, Nghị quyết cũng nêu: "Mục tiêu phát triển TDTT quần chúng
trong thời gian tới là tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ TDTT; tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh
nghiên cứu khoa học, công nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững chắc
sự nghiệp TDTT..." [6].
Trên cơ sở đó, Nhà nước ta đã xác định "Phát triển thể dục, thể thao là
yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm
bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực, tầm vóc, tăng tuổi
thọ người Việt Nam và lành mạnh hóa lối sống của thanh thiếu niên. Phát triển
thể dục, thể thao là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể,
các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân; ngành thể dục, thể thao giữ vai trò nòng

cốt trong thực hiện các chính sách phát triển thể dục, thể thao của Đảng và Nhà
nước." [34].
Trước những yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, Chiến lược
phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2020 được xây dựng hướng tới việc phát
triển nền thể dục, thể thao nước nhà để nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và tăng tuổi thọ của người Việt Nam theo tinh thần vì sự
nghiệp "Dân cường, Quốc thịnh", hội nhập và phát triển. Tiếp tục mở rộng và đa
dạng hóa các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, thể dục, thể thao giải trí


15

đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội và tạo thói quen hoạt động, vận động hợp lý
suốt đời...[34].
Trong sự phát triển chung của thể thao hiện đại hôm nay, thể thao biển
đóng vị trí quan trọng khi kết hợp hài hồ với cơng tác quảng bá du lịch, đất
nước, con người. Đó cũng là hướng đi mới trong tương lai gần của thể thao Việt
Nam. Nước ta có bờ biển dài 3.260 km với nhiều bãi biển nổi tiếng và danh lam
thắng cảnh đẹp, nên có nhiều tiềm năng về du lịch và thể thao biển. Chính vì
vậy, ngày 09/02/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 09/NQ-TW về
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó có nhấn mạnh mục tiêu phát
triển du lịch biển những năm tới. Đó chính những điều kiện cực kỳ thuận lợi để
Thể thao Việt Nam phát triển thể thao biển, một trong những động thái thúc đẩy
mạnh mẽ chính là việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đăng cai Đại
hội Thể thao Bãi biển châu Á (ABG) lần thứ 5 năm 2016 tại Việt Nam (theo
Công văn 3401/VPCP-KGVX ngày 21/5/2010 của Văn phịng Chính phủ).
Thể thao biển là hoạt động rất có lợi cho thể chất thông qua việc tập luyện
và thi đấu được sử dụng môi trường biển làm nền tảng. Thể thao biển bao gồm
các môn được tổ chức tập luyện và thi đấu trên bờ biển, trên biển và trong lịng

biển. Mỗi nhóm thể thao được hình thành phụ thuộc vào thuộc tính của mơi
trường, phương thức giải trí và liên quan đến thiết bị, dụng cụ, phương tiện…
Nó khơng những phục vụ cho dân cư vùng biển, những người ham thích mà cịn
cho cả du khách. Nhìn từ góc độ này, thể thao biển là giải pháp hữu hiệu góp
phần làm nên sức hấp dẫn của du lịch biển. Bên cạnh đó, thể thao biển đã trở
thành hoạt động thi đấu định kỳ ở các giải trong nước và khu vực. Nhiều môn
thể thao biển đã trở thành những môn thể thao chuyên nghiệp thu hút động đảo
VĐV tham gia tập luyện và thi đấu. Đây cũng là ngành kinh doanh mà nhiều địa
phương như Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Vũng Tàu, Quảng
Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phịng… đã tập trung đầu tư và phát triển. Với
xu hướng đó, nhận thức về loại hình thể thao biển và trong tương lai cần phải có
kế hoạch cụ thể để tập trung phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tập luyện của


16

người dân, của khách du lịch; đồng thời, tích cực tham gia và đăng cai tổ chức
sự kiện quốc tế về thể thao biển ở Việt Nam.
Hiện nay, khu vực có tiềm năng và cơ sở vật chất lẫn điều kiện tốt nhất để
phát triển du lịch thể thao biển là bãi biển Mũi Né - Phan Thiết, tại đây phát
triển 2 môn Lướt ván buồm, Lướt ván diều đã thu hút nhiều ngơi sao thể thao
thế giới tìm đến đây để tập luyện và thi đấu. Khu du lịch Biển Đông ở Bà Rịa Vũng Tàu và là một trong hai khu du lịch của cả nước phối hợp với Công ty
Global Water Sport của Nga tổ chức các môn thể thao Lướt ván nghệ thuật,
Lướt ván diều và Lướt ván buồm. Ở Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) trước
đây đã phát triển các hình thức du lịch thể thao như Đi bộ dã ngoại, Chèo
thuyền, Lặn biển, thu hút khách du lịch ở trong nước và nước ngoài. Các vùng
biển khác như Hạ Long - Quảng Ninh, Sầm Sơn - Thanh Hoá vốn là những địa
danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam, trong những năm gần đây bắt đầu phát
triển một số môn thể thao biển (chủ yếu phục vụ khách du lịch) như: Môtô
nước, Dù nước, Bóng chuyền bãi biển; khu du lịch Tuần Châu - Hạ Long đã

thường xuyên đăng cai các giải thi đấu quốc gia và quốc tế mơn Bóng chuyền
bãi biển.
Vùng ven biển tập trung gần 30% dân số cả nước, đây cũng là nguồn tài
nguyên vô giá để hướng tới việc phát triển thể thao biển. Với lợi thế trên, thể
thao biển ở Việt Nam đã hình thành các hoạt động tập luyện và thi đấu ở các
khu du lịch ven biển. Nhiều môn thể thao được tổ chức tập luyện và thi đấu như:
Bóng chuyền bãi biển, Bóng đá bãi biển, Thả diều, Ba môn phối hợp hiện đại,
Lướt sóng, Lướt ván, Lướt ván buồm, Lướt ván dù, Dù lượn, Thuyền buồm, Mô
tô nước, Câu cá, Lặn biển… Đây là các môn đã được tổ chức tập luyện và thi
đấu thu hút nhiều người tham gia, đặc biệt là khách du lịch. Tuy nhiên, thể thao
biển chưa được tập trung phát triển, chưa có kế hoạch cụ thể cho từng môn thể
thao, các địa phương mới chỉ bắt đầu tập trung phát triển loại hình thể thao biển
kết hợp du lịch. Do đặc điểm địa lý vùng biển ở mỗi địa phương khác nhau,
nhưng chưa có quy hoạch cụ thể vùng biển nào phát triển môn thể thao biển nào


17

cho phù hợp. Mặt khác, với việc xác định tiềm năng du lịch kết hợp phát triển
các môn thể thao biển hiện nay, nhưng hầu như chưa có các cơng trình nghiên
cứu thực trạng phát triển phong trào TDTT biển mang tính quần chúng, từ đó
thúc đẩy phong trào tập luyện trong nhân dân, nâng cao thể chất người tập để
tìm ra các hạt giống cho làng thể thao biển Việt Nam...
Việc tập trung đầu tư phát triển các môn thể thao biển kết hợp du lịch tại các
địa phương cịn mang tính kinh doanh, thiếu sự quan tâm đầu tư phát triển phong
trào tập luyện trong quần chúng nhân dân Việt Nam vùng biển; một số môn thể
thao biển được phát triển tự do, thiếu sự quản lý và định hướng.
Theo kế hoạch xin đăng cai đã được trình lên OCA (Uỷ ban Olympic
châu Á), thì Đại hội thể thao bãi biển châu Á (ABG) lần thứ 5 năm 2016 tại Việt
Nam tổ chức tại Đà Nẵng gồm 14 môn với 22 phân môn. Bao gồm: Thể thao

dưới nước (bơi marathon và bóng nước), Kabaddi, Bóng đá bãi biển, Bóng
chuyền bãi biển, Bóng ném bãi biển, Bóng rổ 3x3, Cầu mây bãi biển, Võ thuật
bãi biển (a. Vật, Sambo, Jujitsu, Krurash; b.Pencak Silat, Vovinam, Muaythai,
Đối kháng Võ cổ truyền Việt Nam); Đá cầu bãi biển, Bi sắt bãi biển, Thể hình
bãi biển, Bóng gỗ, Đua thuyền trên biển và Điền kinh.
Thực trạng trên cho thấy thể thao biển ở Việt Nam bước đầu hình thành,
nhưng mới chỉ để đáp ứng cho việc tham gia hoạt động thể thao châu Á. Do đó,
một trong những điều kiện để đăng cai tổ chức thành cơng Đại hội, phát triển
thành tích thể thao về các mơn này thì việc quan tâm đầu tư, định hướng phát
triển sâu rộng phong trào các môn thể thao biển phù hợp với đặc điểm, điều kiện
của mỗi địa phương là hết sức cần thiết.
Qua khảo sát sơ bộ cho thấy, việc tập trung đầu tư phát triển các môn thể
thao biển kết hợp du lịch tại các địa phương miền Bắc cịn mang tính tự phát, thiếu
sự đầu tư phát triển, phong trào tập luyện trong quần chúng nhân dân phát triển chủ
yếu mang tính tự phát, thiếu sự quản lý và định hướng của Nhà nước. Việc định
hướng phát triển các môn thể thao biển phù hợp với đặc điểm, điều kiện, truyền


18

thống văn hóa của mỗi địa phương, cũng như đầu tư cho phong trào thể thao quần
chúng biển phát triển chưa được quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở
miền Bắc Việt Nam".
Kết quả của đề tài sẽ là một trong những cơ sở lý luận khoa học và thực
tiễn, trực tiếp phục vụ cho thực hiện chiến lược phát triển TDTT đến năm
2020 của Chính phủ cũng như góp phần vào sự phát triển du lịch, kinh tế - xã
hội Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phát triển

phong trào TDTT, đề tài lựa chọn và đề xuất những giải pháp phát triển phong trào
thể dục thể thao biển quần chúng ở miền Bắc, góp phần đẩy mạnh phong trào
TDTT quần chúng ở các tỉnh, thành trên cả nước. Đồng thời làm căn cứ cho việc
thực hiện hoạch định chính sách của cơ quan quản lý TDTT ở Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để giải quyết mục đích nêu trên, đề tài xác định 2
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng phát triển phong trào TDTT biển quần
chúng ở miền Bắc Việt Nam.
- Nhiệm vụ 2. Lựa chọn và đề xuất giải pháp phát triển phong trào thể
dục thể thao biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam.
Giả thuyết nghiên cứu: Đề tài đặt giả thuyết rằng, sự phát triển phong
trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc có chiều hướng tốt, đáp ứng yêu cầu
mới về phát triển TDTT quần chúng. Tuy nhiên, chất lượng phong trào TDTT
biển quần chúng còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân cơ bản ảnh
hưởng đến sự phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt
Nam là chưa có những giải pháp khoa học, việc xây dựng đúng các giải pháp
phát triển phong trào thể dục thể thao biển quần chúng phù hợp với điều kiện
thực tiễn ở miền Bắc Việt Nam sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc phát triển
phong trào thể dục thể thao biển ở Việt nam; Thúc đẩy nhanh quá trình hội


19

nhập Quốc tế của thể thao Việt Nam, góp phần đạt được mục tiêu chiến lược
biển mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Giá trị khoa học: Quá trình nghiên cứu luận án đã khái quát hệ thống lý
luận về phát triển phong trào TDTT biển quần chúng, đồng thời cung cấp
những luận cứ khoa học để hình thành các giải pháp phát triển phong trào
TDTT biển quần chúng ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam.
Giá trị thực tiễn: Luận án đã đánh giá được thực trạng phát triển phong

trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam trên cơ sở khảo sát thực trạng
các yếu tố văn hoá, xã hội, đặc điểm điều kiện tự nhiên vùng miền ảnh hưởng
đến phong trào TDTT biển quần chúng. Đồng thời, xác định được triển vọng
phát triển phong trào TDTT quần chúng biển ở miền Bắc Việt Nam. Qua đó đề
xuất được 10 giải pháp khả thi trong việc phát triển phong trào thể dục thể thao
biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


20

1.1. Khái quát về biển Việt Nam
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa
chính trị và địa kinh tế rất quan trọng khơng phải bất kỳ quốc gia nào cũng
có. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27
trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới.
Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01
(nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1km bờ biển). Trong 63 tỉnh, thành phố của
cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại
các tỉnh, thành ven biển. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ
nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của
đất nước và con người Việt Nam [120].
Việt Nam phê chuẩn công ước 1982 (Công ước của Liên Hợp quốc về
Luật biển) vào năm 1994. Theo công ước này, một nước ven biển có năm (05)
vùng biển: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế,
vùng thềm lục địa. Như vậy theo công ước 1982, phạm vi vùng biển của nước ta
được mở rộng ra một cách đáng kể từ vài chục nghìn km đến gần một triệu km
với năm vùng biển có phạm vi và chế độ pháp lý khác nhau. Nước Việt Nam

khơng cịn thuần túy có hình dạng hình chữ S nữa mà mở rộng ra đến biển,
khơng chỉ có biên giới biển chung với Trung Quốc, Campuchia mà cả với hầu
hết các nước trong khu vực Đông Nam Á như Philippin, Malaysia, Indonesia,
Thái Lan [113].
Nội thủy: Là vùng biển nằm ở phía trong đường cơ sở để tính chiều rộng
lãnh hải. Vùng nước thuộc nội thủy có chế độ pháp lý như lãnh thổ trên đất liền,
đặt dưới chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia Việt Nam [120].
Đường cơ sở: Là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngồi của
nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với Công
ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của
các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Đây là đường dùng làm
căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác [120].


21

Lãnh hải: Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng
12 hải lý (01 hải lý tương đương 1.852m) ở phía ngồi đường cơ sở nối liền các
điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của
nước ta tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra, có chế độ pháp lý tương
tự như lãnh thổ trên đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc
gia trên biển. Trong lãnh hải tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng
quyền qua lại không gây hại và thường đi theo tuyến phân luồng giao thông
biển của nước ven biển [120].
Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển rộng 12 hải lý tiếp giáp và tính từ ranh
giới ngoài của lãnh hải. Trong vùng biển tiếp giáp, nước ven biển có quyền quy định
biện pháp ngăn chặn và trừng trị các hành vi vi phạm đối với luật lệ về nhập cư, thuế
khóa, kinh tế xảy ra trong lãnh thổ hay lãnh hải của mình [120].
Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (trừ
lãnh hải thì chiều rộng là 188 hải lý. Trong vùng biển này, nước ven biển có

quyền chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế
nhằm khai thác sử dụng các tài nguyên thiên nhiên đó, có quyền tài phán với các
hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển xây dựng và lắp đặt các
công trình và thiết bị nhân tạo. Các nước khác có quyền tự do bay, tự do hàng hải,
đặt dây cáp và ống dẫn ngầm [120].
Thềm lục địa: là vùng đáy và vùng đất đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải
của nước ven biển trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra đến bờ
ngoài của lục địa ở khoảng cách gần hơn. Tuy nhiên bề rộng tối đa của thềm lục
địa tính theo rìa lục địa dù thế nào cũng không được vượt quá 350 hải lý tính từ
đường cơ sở lãnh hải, hoặc khơng vượt q 100 hải lý bên ngoài đường đẳng sâu
2500m. Đối với thềm lục địa, nước ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài
phán quốc gia tương tự như trong vùng đặc quyền kinh tế. Tuy nhiên, quyền chủ
quyền của nước ven biển trên thềm lục địa là đương nhiên, không phụ thuộc vào
việc tuyên bố hay không [120].


22

1.2. Một số khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Thể dục thể thao quần chúng (hay thể thao cho mọi người)
Thể dục thể thao quần chúng là hoạt động tập luyện và thi đấu của nhân
dân với mục đích rèn luyện thể lực, tăng cường sức khỏe, phục vụ trực tiếp công
tác, học tập, lao động sản xuất, sẵn sàng chiến đấu và chữa bệnh, nghỉ ngơi giải
trí của các đối tượng mầm non đến người có tuổi. Đối tượng của TDTT quần
chúng là tất cả mọi người (kể cả người tàn tật).
Khác với thể thao thành tích cao là lĩnh vực dành riêng cho một số người có
tài năng đặc biệt, TDTT quần chúng là hình ảnh TDTT ở mỗi quốc gia, là một hoạt
động rộng rãi, thu hút đông đảo quần chúng tham gia tập luyện. Sản phẩm của nó là
một trong các chỉ tiêu về dân trí, hạnh phúc của người dân và sự phồn vinh của xã
hội [71]. Trên thế giới và ở Việt Nam có xuất hiện khái niệm thể thao cho mọi

người (Sport for all). Xét về nội hàm của khái niệm này thì có thể nói nó thực chất
là khái niệm TDTT quần chúng [70].
1.2.2. Phong trào thể dục thể thao quần chúng
Theo Matveev L.P., Macximenko A.M., Xuxlov Ph.V., Kholodov Z.K
thì để có thể hiểu rõ “thể thao cho mọi người”, cũng như “p hong trào TDTT
quần chúng", cần thiết phải bắt đầu từ khái niệm thể thao và những khái niệm
liên kết với nó [93],[95],[96],[97],[100],[101].
Khi đề cập đến khái niệm thể thao cần xem xét theo nghĩa hẹp (nghĩa đen)
và nghĩa rộng của nó. Nói một cách ngắn ngọn, thể thao theo nghĩa hẹp là một
hoạt động thi đấu theo đúng nghĩa của nó. Đây là hoạt động mang tính lịch sử
được hình thành và tách ra dưới dạng các cuộc tranh tài như một hình thức
đặc biệt chủ động giành thành tích, biểu hiện trong những điều kiện tranh
đua được quy định rõ và hướng đến việc hiện thực hoá tối đa những khả
năng đạt được của cá nhân (thể lực, năng khiếu, kỹ năng), trong sự tách biệt
chuyên môn dành cho những dạng hoạt động này cùng với việc đánh giá
khách quan các kết quả đạt được. Với những nét cơ bản, những hình thức và
điều kiện tổ chức hiện nay của hoạt động như vậy, hoàn toàn định rõ đặc
tính dấu hiệu đặc thù của mình [97].


23

Toàn bộ những dấu hiệu liệt kê trong sự thống nhất tổ chức vốn có chỉ ở
thể thao, đưa đến những cơ sở chỉ có thể gọi nó là hoạt động thể thao theo đúng
nghĩa của nó, mặc dù điểm này hay điểm khác của quan hệ thi đấu biểu hiện
trong phạm vi nào đó và ở nhiều dạng và lĩnh vực hoạt động khác nhau (thi
tuyển trong nghệ thuật, đua tranh trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá v.v…).
Tuy nhiên, hồn cảnh sau cùng khơng đưa ra bất kỳ cơ sở nghiêm túc nào để kết
hợp thể thao với những hiện tượng khác theo bản chất.
Sự quan niệm rộng về thể thao. Định nghĩa cấu thành khái niệm “thể

thao” theo nghĩa hẹp như một hoạt động thể thao khơng tận dụng hết theo đúng
nghĩa của nó, ngụ ý muốn nói bản chất của nó như một hiện tượng xã hội đa
diện, hữu cơ bao trùm trong hệ thống rộng lớn của quan hệ giữa các cá nhân,
giữa các tập thể và giữa con người với con người trên tồn thế giới. Theo
nghĩa rộng (nhưng khơng q mở rộng), thuật ngữ "thể thao" bao trùm lên hoạt
động thi đấu đặc biệt, quá trình chuẩn bị cho việc giành thành tích, cũng như
mối quan hệ giữa các cá nhân và những chuẩn mực hành vi phát sinh trên cơ sở
hoạt động này [97].
Một số khái niệm xuất phát có sự trùng lặp cục bộ. Với sự phát triển của
thực tiễn thể thao và phản ánh lý luận nảy sinh tổ hợp rộng lớn những khái
niệm, sự trùng lặp cục bộ với phạm trù “thể thao” hoặc các dẫn xuất của nó.
Để nhận được định nghĩa chặt chẽ hơn hoặc kém, họ đưa vào khái niệm bộ
máy lý luận thể thao. Một số trong số đó là nguyên tắc định nghĩa đầu vào.
Trong trường hợp này các chuyên gia đã phân biệt một ngoại diên tương đối
rộng thường được sử dụng, song trong các tài liệu chuyên môn tạm thời chưa
định nghĩa thống nhất hồn tồn hoặc khách thể có sự sai lệch lớn. Đó là về
các khái niệm "hoạt động thể thao", "đào tạo vận động viên" và "trình độ
chuẩn bị thể thao", "phong trào thể thao".
Trên cơ sở thực tiễn phát triển thể thao trong xã hội xuất hiện và mở rộng
gắn liền với trào lưu xã hội được gọi là "phong trào thể thao”. Ngày nay nó là


24

một xu hướng xã hội rộng, diễn ra việc tiếp xúc với thể thao, mở mang, điều
chỉnh và phát triển nó. Ngày nay phong trào thể thao đã mở rộng trên phạm vi
toàn cầu, trở thành một phong trào quốc tế của lồi người (phong trào Olympic
và các hình thức khác của phong trào thể thao quốc tế, trong số đó một bộ phận
hoạt động "Thể thao cho mọi người" được tổ chức dưới sự bảo trợ của
UNESCO). Đồng thời trong các hình thức của phong trào thể thao khu vực

không bị mất đi bản sắc của các nền văn hóa quốc gia và được phát triển tuỳ
theo đặc điểm của sự hình thành xã hội. Sự tác động qua lại của quốc gia và
quốc tế là một trong những nguồn gốc của sự tiến bộ trong thể thao [93],[96],
[97].
Theo Nguyễn Tốn, Phạm Danh Tốn (2006) thì thể thao là một bộ phận
nổi bật, khá lớn và tương đối chuyên biệt hơn của TDTT [70].
So với các thành phần khác trong TDTT, thể thao đòi hỏi cao và điều kiện
cạnh tranh mạnh mẽ nhất phát triển những năng lực thể chất của mình. Từng
mơn thể thao đều có thể trở thành đối tượng chun mơn hố rất cao. Ngày nay
khơng thể có những nhà vơ địch thể thao quốc tế trên nhiều mơn, cự ly thi đấu
mang tính chất khác hẳn nhau.
Trong tập luyện và thi đấu thể thao, con người luôn phấn đấu đạt tới những
đỉnh cao của thành tích, vượt qua những giới hạn về năng lực thể chất đã có. Bởi
vậy, đặc trưng và chức năng chính đó địi hỏi vận động viên thể thao đỉnh cao phải
được đào tạo có hệ thống, khoa học trong những điều kiện nghiêm ngặt và cao về
nhiều mặt (hệ thống thi đấu với trình độ ngày càng cao; hệ thống tập luyện, ni
dưỡng, chăm sóc sức khoẻ; hệ thống khen thưởng...).
Bên cạnh thể thao đỉnh cao, thể thao cơ sở (quần chúng) lại chỉ đạt trình độ
phổ thơng “phong trào”, chủ yếu để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, thể lực chung và
giải trí, hồi phục, phục vụ cho hoạt động chính - lao động, học tập quân sự. Nếu chỉ
tập ở mức độ thể thao “phong trào” thì rất khó có thành tích cao.
Tuy nhiên, trong Luật Thể dục, Thể thao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam (năm 2006) sử dụng thuật ngữ thể dục, thể thao cho mọi người


25

(Chương II); Thể dục, thể thao quần chúng (Mục 1); Phong trào thể dục, thể
thao quần chúng (Điều 12); Thi đấu thể thao quần chúng (Điều 13). Điều này
cho thấy, thuật ngữ TDTT quần chúng trong các tài liệu lý luận và phương

pháp TDTT và văn bản luật ở nước ta chưa có sự thống nhất. Thực sự chúng
ta chưa có các cơng trình nghiên cứu sâu về lý luận TDTT nên chưa có những
kiến giải xác đáng để phân định thuật ngữ và khẩu ngữ thông thường trong
đời sống. Thậm chí ngay trong cả từ điển tiếng Việt (năm 2008) cũng khơng
có cụm từ “Thể dục thể thao”, mà chỉ có từ “Thể dục” và “Thể thao”. Chính
vì vậy văn bản luật phải sử dụng một cụm từ hay một thuật ngữ chính thống
cũng là lẽ đương nhiên [57].
Luật thể dục, thể thao quy định “Nhà nước phát động phong trào thể dục,
thể thao quần chúng nhằm động viên, khuyến khích mọi người tham gia tập
luyện thể dục, biểu diễn và thi đấu thể thao, hình thành thói quen rèn luyện thân
thể cho mọi người” [57, tr.34].
“Phong trào thể dục, thể thao quần chúng được đánh giá bằng chỉ tiêu số
người tập luyện thường xuyên và gia đình thể thao. Việc tổ chức, đánh giá
phong trào thể dục, thể thao quần chúng tại địa phương được thực hiện theo
hướng dẫn của Uỷ ban Thể dục thể thao (nay là Tổng cục TDTT)” [57, tr.63].
Thực chất cụm từ “Thể dục thể thao” mà chúng ta sử dụng khi dịch ra
tiếng nước ngồi khơng thể dịch được theo lối cắt nghĩa ghép từ thể dục và thể
thao lại, mà phải dịch là văn hóa thể chất và thể thao (Chẳng hạn, dịch ra tiếng
Nga là: “Физической культуры и спорт”). Như vậy có thể nhận thấy, trên thế
giới chỉ tồn tại thuật ngữ văn hóa thể chất, thể thao chứ khơng sử dụng thuật ngữ
“Thể dục thể thao” như chúng ta đang dùng. Đồng thời không tồn tại thuật ngữ
“Thể dục thể thao quần chúng” cũng như “Thể dục, thể thao quần chúng”. Tuy
nhiên, theo chúng tơi để chuẩn hóa và thống nhất các thuật ngữ này với thế giới
cần phải có thời gian, công sức của các nhà lý luận TDTT, các nhà ngôn ngữ
học. Trong thời điểm hiện tại chúng ta vẫn mặc nhiên chấp nhận sử dụng cụm từ
“Thể dục thể thao quần chúng” và “Phong trào thể dục thể thao quần chúng”.


26


Như vậy từ những kiến giải nêu trên cho thấy, thể thao là một bộ phận
của TDTT xã hội thực hiện chức năng mở rộng giới hạn khả năng GDTC và tinh
thần con người. Trong xã hội thể thao gồm hai bộ phận là thể thao thành tích
cao (thể thao đỉnh cao) và thể thao cho mọi người và đây cũng chính là “thể thao
quần chúng” và thường được gọi là “Thể dục thể thao quần chúng”. Còn phong
trào TDTT quần chúng chính là phong trào TDTT chủ yếu để giữ gìn và nâng
cao sức khoẻ, thể lực chung và giải trí, hồi phục, phục vụ cho hoạt động chính
(lao động, học tập, qn sự...), hình thành thói quen rèn luyện thân thể cho mọi
người [70],[71],[97]...
1.2.3. Thể thao biển
Xuất phát từ khái niệm thể thao, thể thao biển chỉ những hoạt động thể
thao gắn với biển, bao gồm các hoạt động thể thao diễn ra trên bãi biển, trên mặt
biển và dưới nước biển. Trong thực tiễn hoạt động thể thao biển cũng có thể
diễn ra trong mơi trường biển, bãi biển nhân tạo [73],[98].
Theo nghĩa hẹp thể thao biển trước hết, đó là một hoạt động trị chơi (trình
độ khác nhiều so với các trị chơi thơng thường, đơn giản), một hình thức thi đấu
đặc biệt, chủ yếu và phần nhiều bằng sự vận động thể lực trên bãi biển, mặt biển
và dưới nước biển nhằm phát huy những năng lực chuyên biệt, đạt những thành
tích cao, cao nhất, được so sánh trực tiếp và công bằng trong những điều kiện
chun mơn như nhau. Thể thao biển cịn là một hoạt động phục vụ cho lợi ích
xã hội, thực hiện chức năng giáo dục, huấn luyện và giao tiếp. Đặc trưng của thể
thao biển là hoạt động thi đấu gắn với môi trường biển. Thông qua thi đấu các
môn thể thao biển con người phô diễn, so sánh khả năng về thể chất và tinh thần.
Bản chất của thể thao biển khơng chỉ giới hạn là thành tích thể thao thuần
t mà cịn là hoạt động tác động tồn diện tới con người.
Thể thao biển hiểu theo nghĩa rộng bao gồm hoạt động thi đấu là sự chuẩn
bị tập luyện đặc biệt cho thi đấu thể thao biển, là mối quan hệ đặc biệt giữa
người với người cùng với ý nghĩa xã hội và thành tích thi đấu góp chung lại.



27

Thể thao biển luôn thể hiện khát vọng của con người khơng ngừng mở
rộng khả năng giới hạn của mình được thực hiện thông qua nhiệm vụ đặc
biệt, tham gia thi đấu gắn liền với khắc phục khó khăn ngày càng tăng. Thể
thao biển là thế giới cảm xúc do thắng lợi hay thất bại mang lại. Nó cịn là
lĩnh vực tiếp xúc độc đáo giữa người với người trong thi đấu trong mơi
trường biển [73],[91], [98]...
Thể thao biển cịn có ý nghĩa sâu sắc hơn thế nữa, nó là một hình thức vận
động của xã hội, của thời đại, là tổng hợp quan hệ phức tạp giữa người với
người, là một hình thức hoạt động của thời đại mang tính đại chúng [90].
Như vậy, thể thao biển khơng chỉ là hoạt động thi đấu, biểu diễn đặc biệt
mà còn là sự chuẩn bị cho nó cùng những quan điểm, chuẩn mực, những thành
tựu đạt được trong hoạt động động này gắn với môi trường biển.
1.2.4. Phong trào thể dục thể thao biển quần chúng
Khi hoạt động TDTT gắn với môi trường biển trong xã hội xuất hiện và
mở rộng gắn liền với trào lưu xã hội được gọi là “phong trào TDTT biển quần
chúng”. Đây là một xu hướng xã hội rộng, diễn ra việc tiếp xúc với thể thao
biển, mở mang, điều chỉnh và phát triển nó. Đặc biệt là sự mở rộng mang tính
tồn cầu của phong trào thể thao biển hiện nay đã nằm trong chương trình hoạt
động của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), Ủy ban Olympic châu Á (OCA); Ủy
ban Olympic quốc gia (ANOC) [109],[110], [115].
Từ những phân tích, kiến giải về khái niệm “thể thao”, “thể thao cho mọi
người”, “phong trào TDTT”, và “thể thao biển” như trên, hồn tồn có cơ sở để
cho rằng, “phong trào TDTT biển quần chúng” chính là phong trào TDTT quần
chúng, là phong trào TDTT gắn với môi trường biển (trên bãi biển, mặt biển và
dưới nước biển) chủ yếu để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, thể lực chung và giải
trí, hồi phục, phục vụ cho hoạt động chính (lao động, học tập...), hình thành thói
quen rèn luyện thân thể cho mọi người.
Thể dục thể thao quần chúng là khái niệm bao trùm lên khái niệm "phong

trào thể dục thể thao biển quần chúng", TDTT biển quần chúng mang thuộc tính
của TDTT quần chúng khi gắn nó với mơi trường biển.


28

1.2.5. Cơ sở lý luận chung về giải pháp
1.2.5.1. Các quan điểm tiếp cận các giải pháp
Trong các tài liệu chính thống về quản lý TDTT ở nước ta và nước ngoài
chưa đề cập một cách đầy đủ, rõ ràng các giải pháp. Tuy nhiên, trong các văn
bản của Đảng, Nhà nước về TDTT có đề cập nhưng cũng chưa được hệ thống
hóa đầy đủ các giải pháp mà chỉ nhấn mạnh các giải pháp cấp bách, quan
trọng. Vấn đề đặt cho đề tài cần hệ thống hóa phân loại trên cơ sở khoa học và
kinh nghiệm quản lý (kinh nghiệm từ quá trình áp dụng các giải pháp vào thực
tiễn) đây là đóng góp của đề tài làm phong phú thêm cơ sở lý luận quản lý
TDTT ở nước ta.
Trong nhiều tài liệu quản lý các tác giả mới đề cập đến ứng dụng các
phương pháp quản lý vào quá trình quản lý vì phương pháp mới chỉ định hướng
chưa nói lên cách thức cụ thể là làm như thế nào, làm bằng cách nào? Giữa
phương pháp và thực tiễn quản lý cịn có khoảng cách. Phương pháp giúp cho
lựa chọn các giải pháp đúng hướng, đúng quy luật, nguyên tắc quản lý nêu ở
trên. Do đó, mỗi phương pháp có nhóm giải pháp. Việc lựa chọn giải pháp nào
phù hợp do các yếu tố sau đây quyết định [12]:
Yếu tố tình thế là yếu tố hiện trạng của quá trình quản lý khác đây là tình
trạng nội lực, ngoại lực (hay khách quan, chủ quan) trong quản lý.
Yếu tố mục tiêu quản lý cần đạt ở mức độ, phạm vi nhất định.
Sự thông minh, sáng tạo của người quản lý (chủ thể) đây thuộc lĩnh vực
quản lý.
Để có thể tiếp cận cơ sở lý luận các giải pháp quản lý trước tiên ta phải
xác định, tìm hiểu phạm trù của giải pháp quản lý.

Theo “Từ điển quản lý xã hội” của tác giả Nguyễn Tuấn Dũng, Đỗ Minh
Hợp có đề cập đến khái niệm giải pháp quản lý xã hội như sau: “Giải pháp quản
lý xã hội là phương tiện, hành vi thực hiện sự tác động bằng quản lý;
phương thức biểu thị các mối quan hệ quản lý. Xét về bản chất của mình,
giải pháp quản lý xã hội là dự án được xây dựng, thông qua và ghi nhận về


29

mặt hình thức – dự án, về những cải tạo xã hội về sự điều tiết chung trong
điều kiện lịch sử cụ thể” [44].
Như vậy các giải pháp bản chất là những phương pháp, phương tiện,
hành vi, công cụ được tác động sử dụng thông qua quản lý theo một lộ trình
quy định. Các phương tiện, hành vi, cơng cụ này thể hiện ở hình thức là các
chương trình và dự án được thực hiện trong một phạm vi lộ trình xác định để
đạt được mục tiêu quản lý. Như vậy, nói một cách dễ hiểu các giải pháp là
những chương trình, dự án được sử dụng như một phương pháp quản lý để
đạt mục tiêu quản lý đề ra.
Trên cơ sở quan điểm nêu trên, đề tài xác định khái niệm các giải pháp
như sau: Giải pháp là những phương pháp cụ thể, là cách thức thực hiện các
phương pháp. Giải pháp là cụ thể hóa các phương pháp hay ứng dụng các
phương pháp vào thực tiễn quản lý. Trong một phương pháp có nhiều giải pháp
cụ thể, mặt khác một giải pháp cụ thể có thể đại diện cho nhiều phương pháp
khác nhau. Như vậy, giữa phương pháp và giải pháp có sự tương đồng nhưng
khơng phải đồng nghĩa với nhau. Một nhóm giải pháp cụ thể tổng hợp thành
phương pháp quản lý.
Theo quan điểm phân tích hệ thống các giải pháp quản lý hợp thành một
hệ thống các giải pháp. Trong một giải pháp lớn có cả hệ thống giải pháp con
(hệ thống con) hay giải pháp thành phần. Cả hệ thống giải pháp con tác động để
hình thành và phát triển thành giải pháp lớn [12],[13].

1.2.5.2. Phân loại các giải pháp
Theo cách tiếp cận phân loại các giải pháp quản lý xã hội của tác giả Nguyễn
Tuấn Dũng, Đỗ Minh Hợp việc phân loại các nhóm giải pháp (Một số tác giả còn gọi
là phương pháp quản lý như đã nêu ở trên) quản lý xã hội như sau [44]:
- Trong phương pháp quản lý hành chính có nhóm giải pháp hành chính.
- Trong phương pháp quản lý kinh tế có nhóm giải pháp kinh tế.
- Trong phương pháp quản lý đạo đức có nhóm giải pháp đạo đức.
• Nhóm giải pháp hành chính (vận dụng phương pháp quản lý hành chính:


30

Đây là nhóm giải pháp mang tính chất bắt buộc có tính cưỡng chế, là
mệnh lệnh dựa trên cơ sở pháp lý được pháp luật thừa nhận. Đây là nguyên lý
cấp dưới phục tùng cấp trên, người dân sống và làm việc theo pháp luật. Nhóm
giải pháp này bao gồm các giải pháp cụ thể sau:
Giải pháp tổ chức (Hình thành các loại hình tổ chức trong xã hội).
Luật, các văn bản dưới luật, nghị định, thông tư, chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch.
Thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt.
• Nhóm giải pháp kinh tế (vận dụng phương pháp quản lý kinh tế):

Đây là nhóm giải pháp vận dụng các quy luật kinh tế để áp dụng vào quá
trình quản lý xã hội.
Quy luật kinh tế cơ bản nhất gồm có: Lợi nhuận vì lợi ích kinh tế, các
hoạt động xã hội đều lấy lợi ích, lợi nhuận kinh tế để làm thước đo, đánh giá
hiệu quả và mục đích hoạt động; Quy luật về phân phối lợi ích, sản phẩm xã hội;
Quy luật cung cầu; Quy luật kinh tế thị trường và các quy luật khác.
• Nhóm các giải pháp kinh tế gồm các giải pháp sau:
Hệ thống chế độ chính sách và khen thưởng vật chất.
Hệ thống lương và phụ cấp ngồi lương.

Đa dạng hóa các loại hình sở hữu trong quản lý điều hành phát triển xã
hội. Sở hữu nhà nước (cơng lập) và ngồi sở hữu nhà nước (ngồi cơng lập) gồm
có bán cơng, dân lập, tư nhân, liên doanh.
Giải pháp xã hội hóa để động viên, khai thác tiềm lực của quần chúng
nhân dân, của xã hội.
• Nhóm giải pháp đạo đức (Vận dụng phương pháp quản lý đạo đức):
Đây là nhóm giải pháp về con người, xây dựng đào tạo bồi dưỡng con
người có đủ nhân cách để thực hiện các mục tiêu, nhiêm vụ quản lý. Đạo đức ở
đây là xây dựng và hình thành nhân cách con người trong hệ thống quản lý. Con
người vừa là chủ thể vừa là khách thể quản lý. Đạo đức con người trong hệ
thống quản lý là nhân tố quan trọng mang tính thành cơng hay thất bại của quá
trình quản lý.


×