Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị thắng lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.34 KB, 124 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế
quốc tế thì hoạt động xuất nhập khẩu trở thành một hoạt động kinh
tế quan trọng , có ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế của mỗi quốc
gia trên thế giới. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thì hoạt động
nhập khẩu đóng vai tró quan trọng đặc biệt đối với những nước có
nền kinh tế đang phát triển như nước ta. Năm 2007.Việt Nam đã trở
thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới-WTO mở ra
nhiều cơ hội đi kèm không ít thách thức đối với nền kinh tế nước ta.
Với mục tiêu công nghiệp hoá,hiện đại hoá nền kinh tế hướng
Việt Nam trở thành một nước công nghiệp mới thì hoạt động nhập
khẩu thiết bị khoa học công nghệ phục vụ cho nghiên cứu và sản
xuất mang ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên,hoạt động nhập khẩu
thiết bị khoa học công nghệ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tỷ giá hối
đoái. Sự biến động của tỷ giá hối đoái trong những năm trở lại đây
đã tác động không nhỏ đến quá trình nhập khẩu thiết bị khoa học
công nghệ vào Việt Nam. Do các thiết bị vật tư khoa học kỹ thuật
hiện đại chủ yếu được nhập từ những nước có công nghệ phát triển
như Mỹ Châu Âu và Nhật Bản nên sự biến động của đồng USD,
đồng EUR và đồng JPY có tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt
động nhập khẩu một cách sâu sắc.
1


Sự biến động mạnh và không ổn định của tỷ giá trong thời
gian qua đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình hoạt động và sản xuất
kinh doanh và gây thiệt hại không ít cho doanh nghiệp, đặc biệt là
các doanh nghiệp nhập khẩu, khi phần lớn trong số họ đều không có
được sự chuẩn bị tốt nhất để đối phó với các vấn đề này.
Công ty cổ phần thiết bị Thắng Lợi, một trong những nhà nhập


khẩu và phân phối thiết bị vật tư khoa học công nghệ lớn nhất Việt
Nam cũng đã chịu nhiều ảnh hưởng từ sự biến động của tỷ giá hối
đoái đến hoạt động kinh doanh của công ty. Với tư cách là nhà phân
phối độc quyền các sản phẩm thiết bị vật tư khoa học kỹ thuật của
các hãng nổi tiếng đến từ những nước có nền công nghệ hiện đại,
công ty đã phải nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm này từ phía đối tác
nước ngoài nên rủi ro tỷ giá là vấn đề khó tránh khỏi.
Do đó việc phân tích ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt
động nhập khẩu của công ty có ý nghĩa quan trọng để dựa vào đó
đưa ra những dự báo và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá. Vì
vậy, luận văn được chọn để nghiên cứu là “Ảnh hưởng của tỷ giá
hối đoái đến hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị
Thắng Lợi”
II. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích ảnh hưởng của
tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị
Thắng Lợi từ đó đưa ra những dự đoán biến động tỷ giá và giải pháp
2


nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá gây tác động tiêu cực tới hoạt động kinh
doanh của công ty.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tỷ giá hối đoái và các
ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh tại công ty
cổ phần thiết bị Thắng Lợi
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là ảnh hưởng của rủi ro tỷ
giá đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị Thắng
Lợi từ năm 2010 đến năm 2012.
IV. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng,
thống kê, so sánh, tổng hợp để phân tích những ảnh hưởng của rủi
ro tỷ giá đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị
Thắng Lợi.

3


V. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu,kết luận,danh mục tài liệu tham khảo
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tỷ giá và rủi ro tỷ giá trong hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Chương 2: Phân tích thực trạng tác động của tỷ giá đến hoạt
động kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị Thắng Lợi
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động
kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị Thắng Lợi

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ VÀ RỦI RO TỶ GIÁ
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Tổng quan về tỷ giá hối đoái
1.1.1. Khái niệm về tỷ giá và phân loại tỷ giá
Có thể kể ra nhiều quan niệm khác nhau về tỷ giá hối đoái như
sau:
Theo Frederic. S. Mishkin: Giá của một đồng tiền được biểu
thị bằng một đồng tiền khác gọi là tỷ giá.
Theo Alan C. Shapiro: Tỷ giá, một cách đơn giản, là giá của

một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác.
Theo Thomas P. Fitch: Tỷ giá là giá chuyển đổi một đồng
tiền này sang một đồng tiền khác.
Theo pháp lệnh về ngoại hối của Việt Nam được Quốc hội ban
hành ngày 13/12/2005: Tỷ giá của đồng Việt Nam là giá của một
đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.
Tóm lại, có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm tỷ giá,
nhưng tựu chung lại điểm chung nhất và được thừa nhận rộng rãi là:

5


Tỷ giá là quan hệ so sánh giữa hai đồng tiền của hai quốc gia,
hay nói cách khác nó là giá cả của một đồng tiền nước này được
biểu thị thông qua đơn vị tiền tệ nước khác.
1.1.2. Phân loại tỷ giá
1.1.2.1. Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá


Tỷ giá chính thức (Official Rate): là tỷ giá do Ngân hàng

trung ương công bố. Nó được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu
và một số hoạt động khác liên quan đến tỷ giá chính thức.
Tỷ giá chính thức là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường
ngoại tệ, được áp dụng làm cơ sở để các Ngân hàng thương mại xác
định tỷ giá kinh doanh trong biên độ cho phép.


Tỷ giá tại thị trường tự do (tỷ giá chợ đen) (Black


Market Rate): là loại tỷ giá được hình thành ngoài hệ thống ngân
hàng, do quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường tự do quyết định.


Tỷ giá cố định (Fixed Rate): là tỷ giá được Ngân hàng

trung ương công bố cố định trong một biên độ dao động rất hẹp.


Tỷ giá thả nổi tự do (Freely Floating Rate): là tỷ giá

được hình thành hoàn toàn do quan hệ cung cầu trên thị trường và
Ngân hàng trung ương không can thiệp.


Tỷ giá linh hoạt (tỷ giá thả nổi có điều tiết) (Managed

Floating Rate): là loại tỷ giá được thả nổi theo sát những biến động
trên thị trường nhưng có sự can thiệp của Ngân hàng trung ương để

6


điều chỉnh tỷ giá biến động theo mục tiêu đã đề ra và theo hướng có
lợi cho nền kinh tế.
1.1.2.2. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng
và thời điểm mua bán ngoại hối


Tỷ giá mở cửa (Opening Rate): là tỷ giá áp dụng cho hợp


đồng giao dịch đầu tiên trong ngày.


Tỷ giá đóng cửa (Closing Rate): là tỷ giá áp dụng cho

hợp đồng giao dịch cuối cùng trong ngày.


Tỷ giá giao nhận ngay (Spot Rate): là tỷ giá mua bán

ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ đựợc thực hiện chậm nhất
sau hai ngày làm việc.


Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn (Forward Rate): là tỷ giá

mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện
theo thời hạn nhất định ghi trong hợp đồng.
1.1.2.3. Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế


Tỷ giá chuyển khoản (Transfer Rate): là tỷ giá áp dụng

cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là các khoản tiền gửi ở ngân
hang.


Tỷ giá tiền mặt (Bank Note Rate): là tỷ giá áp dụng cho


các giao dịch mua bán ngoại tệ thanh toán bằng tiền mặt.


Tỷ giá séc: là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ.



Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay: là tỷ giá mua bán các loại

hối phiếu trả tiền ngay bằng ngoại tệ.
7




Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn: là tỷ giá mua bán các loại hối

phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ.
1.1.2.4. Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối
* Tỷ giá điện hối: là tỷ giá chuyển đổi ngoại hối bằng điện.
* Tỷ giá thư hối: là tỷ giá chuyển đổi ngoại hối bằng thư (loại
tỷ giá này không còn phổ biến).
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động tỷ giá
Có 5 nhân tố ảnh hưỏng tới sự biến động của TGHĐ. Đó là:
Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia, mức độ tăng giảm thu
nhập quốc dân, mức chênh lệch lãi suất, dự báo về TGHĐ và sự can
thiệp của chính phủ.
1.1.3.1. Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia
Nếu tỷ lệ lạm phát ở hai quốc gia khác nhau trong điều kiện
các nhân tố khác không đổi sẽ làm cho giá cả hàng hoá ở hai nước

có những biến động khác nhau, làm cho ngang giá sức mua của hai
đồng tiền của hai nước bị phá vỡ, tức là làm TGHĐ thay đổi.

Sơ đồ 1.1. Ảnh hưởng của mức chênh lệch lạm phát đến sự biến
động của tỷ giá hối đoái
8


USD/VND

S1

S0

D1

D0
QUSD

Giả sử ban đầu Việt Nam và Mỹ cùng duy trì một tỷ lệ lạm
phát thấp. Sau đó, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam tăng lên một cách
tương đối so với tỷ lệ lạm phát ở Mỹ. Cho nên giá cả hàng hóa, dịch
vụ nhập khẩu từ Việt Nam sẽ tăng lên. Bởi vậy nhu cầu của Mỹ về
các hàng hoá dịch vụ này sẽ giảm xuống, đồng thời, cầu về VND
giảm, cung USD cũng giảm. Do đó đường cung S0 dịch chuyển
sang trái tới S1.
Ngược lại, ở Việt Nam, nhu cầu về hàng hoá Mỹ tăng lên nên
cầu về USD trên thị trường này tăng, đường cầu D0 dịch chuyển
sang phải đến D1.
Sự tăng cầu USD trong khi cung USD giảm sẽ dẫn đến sự tăng

giá của USD, tức là TGHĐ sẽ tăng lên. Trong trường hợp ngược lại,
khi tỷ lệ lạm phát ở Mỹ tăng cao hơn so với tỷ lệ lạm phát ở Việt
Nam thì TGHĐ sẽ giảm xuống.
1.1.3.2. Mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân giữa các nước
9


Thu nhập quốc dân thay đổi trong điều kiện các nhân tố khác
không đổi, thì sẽ tác động làm thay đổi nhu cầu về hàng hoá và dịch
vụ nhập khẩu từ nước ngoài, do đó sẽ làm thay đổi nhu cầu về ngoại
hối và làm cho TGHĐ thay đổi.

10


Sơ đồ 1.2. Ảnh hưởng của mức độ tăng thu nhập quốc dân đến
sự biến động của tỷ giá hối đoái
USD/VN

S0

D

S1

D0
O

QUSD


Giả sử thu nhập quốc dân ở Mỹ tăng lên trong khi thu nhập
quốc dân ở Việt Nam không thay đổi.
Như vậy, ở Mỹ, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá dịch vụ từ Việt
Nam tăng lên, tức là cầu về VND tăng lên làm tăng cung USD.
Đường cung S0 dịch chuyển sang phải tới S1.
Trong khi đó ở Việt Nam thì thu nhập quốc dân không đổi,
nên nhu cầu nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ từ Mỹ cũng không đổi,
dẫn đến cầu về USD không đổi (D0).
Cung tăng trong khi cầu không đổi sẽ làm cho USD bị mất
giá, nên TGHĐ giữa USD và VND giảm.
Trong trường hợp thu nhập ở Việt Nam tăng lên, các biến đổi
trong cung cầu tiền tệ sẽ ngược lại.

11


1.1.3.3. Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước
Khi mức lãi suất ngắn hạn của một quốc gia thay đổi sẽ làm
thay đổi nguồn vốn đầu tư chảy vào trong nước, làm thay đổi cung
cầu về ngoại tệ trên thị trường và do đó làm TGHĐ biến đổi.
Sơ đồ 1.3. Ảnh hưởng của mức chênh lệch lãi suất đến sự biến
động của tỷ giá hối đoái

S1

USD/VND

S0

D1

D0
QUSD

Giả sử Mỹ nâng lãi suất tiền gửi ngắn hạn trong khi Việt Nam
vẫn gữ nguyên mức lãi suất cũ. Các nhà kinh doanh Mỹ muốn gửi
tiền ở ngân hàng nước mình hơn là đầu tư vào Việt Nam. Do vậy
cung về USD giảm trên thị trường hối đoái. Đường cung S0 dịch
sang trái, tới S1.
Đồng thời, các nhà đầu tư ở Việt Nam muốn mua tín phiếu
ngắn hạn ở Mỹ để được hưởng lãi suất cao hơn. Cầu USD trên thị
trường tăng để đổi lấy các tín phiếu ở Mỹ. Đường cầu D0 dịch sang
phải, tới D1.
12


Cung giảm trong khi cầu tăng, điều này đã làm TGHĐ giữa
USD và VND tăng lên..
Tương tự, TGHĐ sẽ giảm khi có sự giảm lãi suất tiền gửi của
USD so với VND.

1.1.3.4. Những dự đoán về tỷ giá hối đoái
TGHĐ không chỉ phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát,
mức tăng giảm thu nhập quốc dân hay mức độ chênh lệch lãi suất
giữa các quốc gia mà nó còn phụ thuộc vào những dự đoán về
TGHĐ. Khi những người tham gia thị trường ngoại hối cho rằng
thời gian tới đồng tiền của một quốc gia nào khác có xu hướng giảm
giá thì tất yếu những người đang nắm giữ đồng tiền này sẽ muốn
bán đi trước khi nó mất giá. Do đó cung ngoại tệ sẽ tăng lên. Đồng
thời cầu về đồng tiền này cũng giảm xuống. Cung tăng trong khi
cầu giảm sẽ làm TGHĐ giảm xuống.

Tương tự nếu những người tham gia vào thị trường dự đoán
đồng tiền nước nào đó sẽ tăng giá thì TGHĐ giữa đồng nội tệ và
đồng ngoại tệ đó sẽ tăng lên.
1.1.3.5. Sự can thiệp của chính phủ
Chính phủ can thiệp vào TGHĐ thông qua 3 con đường chủ
yếu là tác động tới chính sách TMQT, tác động vào chính sách
ĐTQT và can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối.
13


(1) Tác động tới chính sách TMQT
Sự can thiệp của Chính phủ nhằm khuyến khích xuất khẩu
hoặc hạn chế nhập khẩu. Để khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ áp
dụng một số biện pháp như trợ cấp xuất khẩu. Điều này làm cho
doanh nghiệp xuất khẩu nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cả.
Hoạt động xuất khẩu phát triển, làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ,
đồng thời tăng cầu về nội tệ để mở rộng sản xuất kinh doanh. Để
hạn chế nhập khẩu, Chính phủ có thể áp dụng thuế và hạn ngạch
nhập khẩu. Điều này sẽ làm tăng giá cả hàng nhập khẩu, làm nhu
cầu trong nước về hàng nhập khẩu giảm xuống và cầu về ngoại tệ
cũng giảm.
Các chính sách này đều làm ảnh hưởng tới cung cầu về tiền tệ
trên thị trường, do đó sẽ tác động tới TGHĐ.

(2) Tác động vào chính sách ĐTQT
Chính phủ có thể cấm đầu tư ra nước ngoài, hay hạn chế thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số ngành, lĩnh vực kinh tế.
Điều này làm thay đổi lượng ngoại tệ ra, vào quốc gia và do đó sẽ
làm thay đổi TGHĐ.
(3) Can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối:


14


Chính phủ có thể can thiệp bằng cách mua bán nội tệ trên thị
trường ngoại hối, thay đổi lượng cung tiền trên thị trường để điều
chỉnh TGHĐ theo những mục tiêu đã đặt ra.
TGHĐ biến động tăng hoặc giảm là do tác động của nhiều yếu
tố khác nhau. Do đó, để có một mức tỷ giá phù hợp cho từng thời
kỳ, chúng ta cần phải xác định được các yếu tố chủ quan, khách
quan; trực tiếp và gián tiếp tác động lên tỷ giá. Trên cơ sở đó, mà
đưa ra những quyết định chính sách đúng đắn trong việc điều hành
TGHĐ nhằm đạt các mục tiêu kinh tế cụ thể.
1.2. Tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, ngoại thương luôn
được các quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển quan tâm.
Khác hẳn với viện trợ kinh tế, đầu tư nước ngoài hay đầu tư gián
tiếp đều có thể mang lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế không
dưới hình thức này cũng dưới hình thức khác, hoạt động ngoại
thương thông qua xuất nhập khẩu đã từ lâu được xem là con đường
ngắn nhất góp phần tăng tích lũy của cải, giải quyết gánh nặng nợ
nần cho hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Tỷ giá có ảnh hướng tới mọi thành phần kinh tế khi hội nhập.
Việc giảm tỷ giá có thể làm cho những nhà sản xuất trong nước khó
khăn trong việc bán hàng của họ ở nước ngoài và có thể tăng sự
cạnh tranh của hàng nước ngoài tại nước ta vì giá hàng ngoại giảm
đi. Tuy việc giảm tỷ giá làm thiệt hại một số nhà kinh doanh trong
15



nước nhưng người tiêu dùng lại được lợi vì hàng ngoại rẻ đi, người
dân có thể sử dụng được sản phẩm dịch vụ tốt, chất lượng của hàng
nước ngoài với giá rẻ hơn.
Đối với các cá nhân hoặc tổ chức kinh tế nắm giữ ngoại tệ,
kinh doanh ngoại tệ, nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu luôn
luôn phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. Khi tỷ giá tăng các doanh nghiệp
nhập khẩu sẽ phải mua ngoại tệ với giá đắt hơn nên chi phí tăng làm
giảm lợi nhuận, còn các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ nhận được ngoại
tệ với giá trị lớn hơn, lợi nhuận tăng lên.
Tác động vào tỷ giá sẽ tác động vào xuất nhập khẩu, nên sẽ
làm tăng nguồn ngoại tệ hoặc hút nguồn ngoại tệ của thị trường
ngoại hối. thông qua tỷ giá ta có thể làm cân bằng thị trường ngoại
hối. Đối với những cá nhân, tổ chức tham gia thị trường ngoại hối
với mục đích kiếm lời thông qua chênh lệch tỷ giá, nếu tỷ giá biến
động mạnh và khó lường sẽ làm cho họ bị tổn thất khiến cho hoạt
động kinh doanh ngoại tệ của các chủ thể kinh tế giảm, nếu tình
trạng trên kéo dài sẽ dẫn tới thị trường ngoại hối kém phát triển, vì
thế một tỷ giá ổn định sẽ làm cho thị trường ngoại hối phát triển.
Tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến hoạt động ngoại
thương cụ thể như sau:


Tác động tỷ giá lên kim ngạch xuất khẩu:

Khi tỷ giá giảm, lượng ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu
sẽ giảm xuống, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tính ra nội tệ bị
16


thu hẹp, xuất khẩu không được khuyến khích hay xu thế chung

thường gặp là một sự sút giảm trong hoạt động xuất khẩu.


Tác động tỷ giá lên cơ cấu hàng xuất khẩu:

Đối với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng nông sản,
nguyên liệu thô nhạy cảm hơn đối với mọi biến động tăng, giảm của
tỷ giá hối đoái so với các mặt hàng như máy móc, thiết bị , xăng
dầu…Lý do được đưa ra nhằm giải thích cho vấn đề này đó là độ co
giãn của các mặt hàng nông sản, nguyên liệu thô đối với giá xuất
khẩu hoặc tỷ giá hối đoái áp dụng là rất cao, do đây là các mặt hàng
có thể thay thế được trong khi độ co giãn của các mặt hàng máy
móc, thiết bị toàn bộ, các mặt hàng không thể thay thế được như
xăng, dầu … là rất thấp. Tỷ giá hối đoái giảm xuống khiến giá hàng
xuất khẩu bị đắt tương đối, các mặt hàng dễ bị thay thế là danh mục
đầu tiên bị loại ra khỏi danh sách sử dụng của người tiêu dùng nước
ngoài và các mặt hàng này cũng sẽ mất dần trong cơ cấu các mặt
hàng xuất khẩu.


Tác động tỷ giá lên tính cạnh tranh của xuất khẩu:

Đối với cạnh tranh về giá hàng xuất khẩu, một sự giảm xuống
của tỷ giá nước này so với các nước khác sẽ khiến hàng hóa xuất
khẩu nước này trở nên kém tính cạnh tranh do giá cả đắt hơn, ngược
lại nếu tỷ giá tăng sẽ khiến giá hàng xuất khẩu trở nên rẻ tương đối,
tính cạnh tranh về giá tăng lên.


Tác động của tỷ giá hối đoái lên hoạt động nhập khẩu:

17


Phần còn lại của ngoại thương chính là hoạt động nhập khẩu.
Có người cho rằng để ngoại thương phát triển cần tăng cường xuất
khẩu, hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu làm tổn hại nền kinh tế, làm
tiêu tốn ngoại tệ dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại. Quan niệm
này chưa chính xác bởi chính hoạt động nhập khẩu lại góp phần
thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu là động lực của xuất khẩu và đến
lượt xuất khẩu lại cung cấp vốn cho nhập khẩu. Những ảnh hưởng
của biến động tỷ giá hối đoái lên ngoại thương do đó cần phải xét cả
trên hoạt động nhập khẩu.


Tác động của tỷ giá lên kim ngạch nhập khẩu:

Trên phương diện kim ngạch nhập khẩu, xu hướng chung
thường thấy là khi tỷ giá giảm, nhập khẩu sẽ được khuyến khích do
giá nhập khẩu trở nên rẻ tương đối, chi phí nhập khẩu giảm, lượng
nhập khẩu tăng lên dẫn đến sự tăng lên trong kim ngạch nhập khẩu.


Tác động của tỷ giá lên cơ cấu nhập khẩu:

Trên phương diện cơ cấu nhập khẩu, khi tỷ giá hối đoái giảm
sẽ khiến các nhà quản lý cân nhắc xem sẽ phải nhập khẩu những
mặt hàng gì, những mặt hàng như nông sản có thể sẽ bị hạn chế, các
mặt hàng như xăng, dầu, máy móc, thiết bị có thể sẽ chiếm tỷ trọng
lớn trong danh mục nhập khẩu (điều này đặc biệt đúng với các nước
đang phát triển hướng về xuất khẩu).



Tác động của tỷ giá lên tính cạnh tranh của hàng nhập

khẩu:
18


Xét về tính cạnh tranh nhập khẩu, không một quốc gia nào
muốn sản phẩm nhập khẩu lại có tính cạnh tranh cao hơn sản phẩm
trong nước, khi tỷ giá giảm, sản phẩm nhập khẩu có lợi thế trong
khi sản phẩm trong nước lại bất lợi về giá, khi tỷ giá tăng, cạnh
tranh về giá của sản phẩm nhập khẩu không còn, việc tỷ giá tăng
tương đương với việc đánh thuế lên hàng nhập khẩu do đó hàng
nhập khẩu trở nên đắt hơn, nếu tình trạng này kéo dài, hàng hóa
nhập khẩu từ thị trường này có thể được thay thế bằng hàng hóa thị
trường khác hoặc sản phẩm trong nước.
Xuất khẩu và nhập khẩu là hai bộ phận vô cùng quan trọng
trong hoạt động ngoại thươnng, tuy nhiên tác động của tỷ giá hối
đoái lên hai hoạt dộng then chốt này lại vận động nguợc chiều nhau,
nếu tỷ giá có lợi cho xuất khẩu sẽ hạn chế nhập khẩu còn nếu tỷ giá
vận động theo chiều huớng có lợi cho nhập khẩu sẽ kìm hãm xuất
khẩu. Việc sử dụng công cụ tỷ giá nhằm thúc dẩy hoạt động ngoại
thương chú ý phải hài hòa đuợc lợi ích cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu,
phải được xây dựng dựa trên tác động của tỷ giá hối đoái lên tổng
thể hoạt động ngoại thương. Thông thuờng, tác động của tỷ giá lên
ngoại thương được xem có hiệu quả nếu nó đem lại thặng dư cán
cân thương mại và kém hiệu quả khi cán cân thương mại thâm hụt.
Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp dến giá cả hàng hóa xuất
nhập khẩu của quốc gia. Nếu tỷ giá có sự sụt giảm, có nghĩa nội tệ

tăng giá sẽ làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu làm cán cân
19


thương mại có thể xấu đi. Nguợc lại, nếu tỷ giá hối đoái có sự gia
tăng, có nghĩa nội tệ giảm giá sẽ làm tăng xuất khẩu và giảm nhập
khẩu, từ đó cán cân thương mại sẽ được cải thiện. Một số quốc gia
đang phát triển phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu các sản phẩm thô,
các sản phẩm này thuờng hay bị sốc về chu kỳ giá và nguồn cung
thực tế trong nuớc. Các nhà kinh tế cho rằng nếu một quốc gia đang
phát triển có mức độ mở cửa giao thương cao và thả nổi đồng tiền
của họ với một đối tác lớn, biến động trong tỷ giá hối đoái rất có thể
dẫn đến biến động trong giá mậu dịch bằng dồng tiền trong nuớc.
Việc này gây ra sự thay đổi đáng kể trong giá cả, có thể làm suy yếu
nội tệ, dẫn đến khả năng thay thế tiền tệ và tháo chạy dòng vốn.
Ðiều này giải thích tại sao sự thay thế tiền tệ phổ biến ở các nuớc
đang phát triển với mức lạm phát cao, biến động và có chính sách
tiền tệ không chắc chắn trong tương lai.
Phần lớn những nhà kinh tế thuờng đồng nhất cân bằng ngoại
với sự cân đối trong tài khoản vãng lai của một nuớc. Vì vậy mục
tiêu của cân đối bên ngoài là một cán cân vãng lai cho phép thực
hiện được những lợi ích quan trọng mà không phải mạo hiểm. Thực
tế, thuờng không biết chính xác mức thâm hụt hay thặng dự cán cân
vãng lai này nên các quốc gia thuờng cố gắng tránh thâm hụt hoặc
dư thừa quá lớn.

20


1.3. Rủi ro tỷ giá

1.3.1. Khái niệm về rủi ro tỷ giá
Cho đến nay vẫn chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi
ro, những trường phái khác nhau, tác giả khác nhau đưa ra những
định nghĩa rủi ro khác nhau. Những định nghĩa này rất đa dạng
phong phú nhưng tóm lại có thể chia thành hai trường phái chính.
Theo trường phái truyền thống, rủi ro là sự không may mắn,
sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không tốt, bất
ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay sự giảm sút lợi nhuận
thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất
trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của
doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một
doanh nghiệp.
Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất
mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn
hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường
được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể
mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể
mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi
ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế
những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt
đẹp cho tương lai.
21


Có nhiều cách để phân loại rủi ro. Tuy nhiên, nhìn chung, rủi
ro được phân làm 8 dạng như sau:
Rủi ro do môi trường thiên nhiên
Rủi ro do môi trường văn hóa.
Rủi ro do môi trường xã hội.

Rủi ro do môi trường chính trị.
Rủi ro do môi trường luật pháp.
Rủi ro do môi trường kinh tế.
Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức.
Rủi ro do nhận thức của con người.
Trong giới hạn của đề tài này chỉ đề cập đến rủi ro kinh tế.
Một môi trường kinh tế, nơi thường xuyên có khủng hoảng, lạm
phát triền miên, giá cả thất thường, cung cầu bất ổn, tỷ giá thay đổi
chóng mặt, hàng hóa dịch vụ khan hiếm (thật và giả), độc quyền
không kiểm soát được, cạnh tranh công bằng chỉ nằm trên giấy...
được coi là những rủi ro lớn cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, rủi ro
tỷ giá là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm
ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro này có thể
phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng cũng như
của doanh nghiệp. Mọi hoạt động mà dòng tiền thu vào phát sinh
22


bằng một loại đồng tiền trong khi dòng tiền chi ra lại phát sinh bằng
một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá.
Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập là loại rủi ro thường
xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các doanh nghiệp có
hoạt động xuất nhập khẩu mạnh. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với
nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi ngoại
tệ trong tương lai khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị
ảnh hưởng đáng kể, thậm chí bị đảo lộn.
1.3.2. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
Trong hoạt động xuất khẩu, vì lý do cạnh tranh và nhiều lý do
khác khiến DN thường xuyên bán hàng trả chậm trong một khoảng

thời gian nhất định. Ở thời điểm ký kết hợp đồng, tỷ giá ngoại tệ so
với nội tệ đã biết. Nhưng đến thời điểm thanh toán, tỷ giá như thế
nào DN chưa biết. Đơn giản là vì điều này chưa xảy ra. Chính sự
chưa biết rõ tỷ giá này tiềm ẩn rủi ro tỷ giá. Trường hợp giá trị
ngoại tệ lựa chọn tăng giá thì người xuất khẩu sẽ kiếm được lợi
nhuận và ngược lại sẽ bị tôn thất nếu giá trị ngoại tệ lựa chọn giảm
giá
Trong hoạt động NK, vì lý do thiếu hụt vốn và nhiều lý do
khác khiến DN thường xuyên NK hàng trả chậm trong một khoảng
thời gian nhất định. Ở thời điểm ký kết hợp đồng, tỷ giá ngoại tệ so
với nội tệ đã biết. Nhưng đến thời điểm thanh toán, tỷ giá như thế
nào DN chưa biết. Đơn giản là vì điều này chưa xảy ra. Chính sự
23


chưa biết rõ tỷ giá này tiềm ẩn rủi ro tỷ giá. Trong trường hợp ngoại
tệ lựa chọn tăng giá thì người nhập khẩu sẽ chịu tổn thất và ngược
lại sẽ thu được thêm lợi nhuận nếu giá trị ngoại tệ lựa chọn giảm giá
Tóm lại: Xét trên 1 hợp đồng, sự rủi ro mà cụ thể ở đây là thiệt
hại có thể chấp nhận được, bởi con số này không lớn. Nhưng xét
trong toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có rất nhiều
hợp đồng như vậy hoặc có những hợp đồng có giá trị lớn hơn thì
thiệt hại sẽ lớn hơn rất nhiều. Như thế sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận,
thậm chí đảo ngược kết quả kinh doanh (doanh nghiệp có thể bị lỗ).
1.3.3. Quản trị rủi ro tỷ giá
Cho đến nay chưa có khái niệm thống nhất về quản trị rủi ro.
Có nhiều trường phái nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro, đưa ra
những khái niệm về quản trị rủi ro rất khác nhau, thậm chí mâu
thuẫn trái ngược nhau. Tuy nhiên quan điểm được biết đến và chấp
nhận nhiều nhất là quan điểm: “Quản trị rủi ro là tiếp cận rủi ro

một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng kiểm
soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh
hưởng bất lợi của rủi ro”.
Rủi ro tỷ giá đang được đánh giá là một trong 5 áp lực chính
mà DN phải đối mặt trong kinh doanh bên cạnh chính sách thuế,
môi trường cạnh tranh, năng lực vốn, biến động thị trường. Do đó
quản trị rủi ro tỷ giá là vấn đề quan trọng đối với các DN.

24


Quản trị rủi ro tỷ giá là xác định mức độ rủi ro do tỷ giá gây
nên mà doanh nghiệp mong muốn, nhận diện được mức độ rủi ro
mà doanh nghiệp đang phải chịu đựng và sử dụng các biện pháp để
điều chỉnh mức độ rủi ro theo mong muốn (có thể chấp nhận và chịu
đựng được). Quản trị rủi ro tỷ giá bao gồm các nội dung: nhận dạng,
phân tích, đo lường rủi ro, kiểm soát phòng ngừa rủi ro, tài trợ rủi ro
khi nó xảy ra.
1.3.3.1. Nhận dạng rủi ro tỷ giá
Để quản trị rủi ro trước hết phải nhận dạng được rủi ro.
Nhận dạng rủi ro tỷ giá là quá trình xác định liên tục và có hệ thống
rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
DN. Hoạt động nhận dạng nhằm phát triển các thông tin về
nguồn gốc rủi ro tỷ giá, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng
của rủi ro tỷ giá và các loại tổn thất. Bao gồm các công việc: theo
dõi các hợp đồng XNK; xem xét, nghiên cứu sự biến động của tỷ
giá để dự báo và đánh giá mức độ thiệt hại, phát hiện thêm những
nguy cơ rủi ro trong hoạt động của DN
1.3.3.2. Phân tích rủi ro tỷ giá
Đây là bước tiếp theo để xác định được những nguyên nhân

gây ra rủi ro tỷ giá. Trên cơ sở đó mới có thể tìm ra các biện pháp
phòng ngừa. Đây là công việc phức tạp bởi vì không phải rủi ro tỷ
giá chỉ là do một nguyên nhân gây ra mà do nhiều nguyên nhân
trong đó có nguyên nhân trực tiếp như cung cầu ngoại tệ, lạm phát,
25


×